Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Saturday 29 March 2014

LÊ THIÊN ++ HỌA NGA TÀU XÂM LƯỢC

Bài học Ukraina – Nước ta trước họa Tàu Nga

Lê Thiên (Danlambao) - Sau một thời gian quốc gia độc lập Ukraina rơi vào những rối loạn về chính trị vì thái độ khinh dân cùng hành vi bạo lực và tham nhũng của Tổng thống Viktor Yanukovych, ngày 22/2/2014, Quốc hội Ukraina đã bỏ phiếu truất quyền tổng thống của ông này.
Nga xâm lăng Ukraina.
Sau mấy hôm lẩn trốn, Yanukovych đến được nước Nga. Tổng thống Vladimir Putin của Nga lập tức mở ra một cuộc tập trận thị uy ngay vùng sát biên giới Nga-Ukraina. Đồng thời Putin công khai bộc lộ ý đồ xua quân xâm lăng Ukraina, bắt đầu từ khu tự trị Crimea của quốc gia Ukraina, nằm trên Biển Đen (Hắc Hải).
Để hợp thức hóa hành động xâm lăng này, Putin tung ra nhiều chiêu rất là bài bản mà khối Cộng sản quốc tế đã từng sử dụng trước đây. Quốc Hội Nga thông qua một nghị quyết “cho phép sử dụng biện pháp quân sự” để “bảo vệ kiều bào Nga” cư ngụ trên lãnh thổ Crimea. 
Trong khi đó một thứ đội quân “vô chủ, vô hình” mang mặt nạ, vận quân phục Nga nhưng không mang phù hiệu, lại được trang bị vũ khí Nga và xe tăng thiết giáp Nga, mở cuộc “tổng tiến công” khu tự trị Crimea này. 
Cùng lúc đó, ngày 03/3/2014, trong cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Đại sứ Nga Churkin đã đọc bức thư, nói là của ông Tổng thống Yanukovych bị lật đổ gửi Tổng thống Nga Putin, “đề nghị” người đứng đầu nước Nga sử dụng lực lượng quân sự tại Ukraina để “tái lập luật pháp và trật tự” tại nước Ukraina này. 
Bức thư của Yanukovych có đoạn: “Người dân đang bị bức hại vì những lý do ngôn ngữ và chính trị. Vì vậy, trong thư này, tôi kêu gọi Tổng thống Nga, ông Putin, đề nghị ông sử dụng lực lượng vũ trang Liên bang Nga để tạo dựng tính hợp pháp, tái lập luật pháp, hòa bình, trật tự, ổn định và bảo vệ người dân Ukraina”.
Putin vốn là tay tình báo lão luyện của Liên Xô cũ, từng đứng đầu cơ quan tình báo Liên Bang Xô Viết KGB hồi cuối thế kỷ 20. Đầu óc Putin luôn mang nặng những thủ đoạn đen tối, mưu mô gian trá cùng những ý đồ và tham vọng bành trướng của một đế quốc Liên Xô vĩ đại thuở nào với giấc mơ đứng đầu “thế giới đại đồng”. 
Điều này khiến người ta nghi ngờ rằng, sau 19 năm cầm quyền, Putin đang bước dài bước chân xâm lược hòng tái thôn tính các nước chư hầu cũ trong cái gọi là Liên Bang Xô Viết đã tan rã cách đây hơn hai mươi năm (1991), một hành động tái diễn trò xâm lược của Liên Xô đánh vào Hunggary năm 1953 và vào Tiệp Khắc năm 1968. Từ đó, Putin sẽ tái chiếm các chư hầu cũ của Liên Xô đề làm bàn đạp tấn công các quốc gia Đông Âu Cộng sản cũ, lập lại thế đối đầu với Tây Phương trong cuộc chiến mệnh danh là Chiến Tranh Lạnh.
CSVN tung hê Nga và Putin.
Ngay từ giai đoạn khởi đầu Nga mở cuộc xâm lăng Crimea, báo chí lề đảng Việt Nam đã tung hê đàn anh Putin một cách lố bịch đến nỗi hãng thông tấn BBC ngày 03/3/2014 đã nhận ra ngay thái độ của báo chí Hà Nội và lên tiếng báo động: “Các báo chí chính thống ở Việt Nam do chính quyền quản lý đã có những bài bình luận và phân tích thể hiện sự ủng hộ Nga và chỉ trích người biểu tình Ukraine trong cuộc khủng hoảng hiện nay”.
Bài báo của BBC ngày 03/3/2014 dưới nhan đề “Báo chí VN ủng hộ Nga về Ukraina?” đưa ra vài dẫn chứng, như báo CAND dẫn lời ông Putin: “nước Nga có quyền bảo vệ lợi ích của người dân Nga và những người nói tiếng Nga” và “Nga sẽ hành động trong khuôn khổ luật pháp cho phép”. 
BBC còn vạch mặt “một số báo Việt Nam không nói rõ Crimea thuộc Ukraine mà chỉ gọi chung chung là 'Cộng hòa tự trị Crimea'”. Hoặc “trang mạng của Đài Tiếng nói Việt Nam hôm 3/3 chạy tiêu đề ‘Hàng vạn người tuần hành ủng hộ Nga đưa quân sang Ukraine.’”….
Quả vậy, từ đầu đến cuối Tháng Ba 2014, nếu chúng ta chịu khó mỗi ngày chỉ lướt qua vài cái tít trên báo chí lề đảng về những diễn biến tại Crimea và Ukraina, tất thấy ngay cái xu hướng CSVN tung hê Putin và Nga nó lộ liễu đến mức nào! 
Người ra rêu rao: Đó là một cuộc chiến chính nghĩa! Nhân dân Crimea nói riêng và nhân dân một số nước thuộc Liên Bang Xô Viết cũ đồng thanh đứng về phía Nga, đi với Nga, sống chết với Nga, yêu cầu được sáp nhập vào Nga. Vỡ mặt Hoa Kỳ và Tây Phương! Tất thắng ắt về Nga và Putin! Vân vân và vân vân!
Cung cách bầy đàn kiểu phe ta trẻ con ấy thực ra chỉ là trò hề quen thuộc của CSVN thời kỳ thành trì chủ nghĩa cộng sản còn được cho là “bách chiến bách thắng”. Bổn cũ soạn lại đấy thôi.
Giấc mơ CSVN: Khôi phục địa vị siêu cường của Liên Xô.
Vào ngày 27/3/2014, người ta lại đọc thấy trên Đất Việt của CSVN một bài báo của tác giả Thiên Nam dưới nhan đề “Putin và cuộc họp tuyệt mật về Crimea của ‘Bộ Tứ KGB’”. 
Không rõ bài báo nhằm mục đích gì, nhưng đã là báo lề đảng, tờ Đất Việt không thể đi ra khỏi cái lề “tuyên truyền” do Bộ Thông Tin-Tuyên Truyền của CSVN đã chỉ ra. 
Phải chăng bằng cách đưa ra thông tin mang dáng dấp vô tư, bài báo làm công việc quảng bá KGB, “cơ quan tình báo hàng đầu của thế giới” thời Liên Xô? Bài báo nêu rõ: “Quyết định thu hồi Crimea bằng mọi giá đã được ông Putin đưa ra trong một cuộc họp tuyệt mật của ‘Bộ tứ KGB’ cùng 3 cố vấn thân cận nhất.” 
Sự kiện này chứng tỏ Liên Bang Xô Viết tuy đã sụp đổ, nhưng cái cơ quan tình báo KGB từng một thời làm mưa làm gió thì vẫn còn, ẩn mình dưới cái tên FSB – Cục Anh Ninh Liên Bang Nga! Nhân sự cao cấp của nó được cài vào trong hệ thống tình báo ấy. “Bộ Tứ KGB” được tờ “Thời báo New York” (The New York Times) nêu đích danh là: Vladimir Putin (Tổng thống Nga), Sergei Ivanov (Chánh văn phòng Tổng thống), Nikolai Patrushev (Thư ký Hội đồng An ninh) và Alexander Bortnikov (Cục trưởng Cục An ninh Liên bang Nga (FSB). Chính bộ tứ ác ôn này đã “nhất trí khôi phục quyền kiểm soát” của Liên bang Nga đối với Crimea.
Theo Đất Việt, “vào những thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước, họ [ba nhân vật đằng sau Putin] đều là các cựu điệp viên của KGB, những đồng nghiệp thân thiết làm việc cùng với ông Putin tại thành phố quê hương ông là St Petersburg.” 
Tờ Đất Việt còn dẫn lời nhận xét của Ông Andrew Kuchins, Chủ nhiệm Dự án Nga của Viện nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế: “Cũng giống như ông Putin, họ đều là các cựu nhân viên tình báo dày dạn kinh nghiệm nhất của Liên bang Xô viết, cùng đồng tâm nhất trí khôi phục lại địa vị siêu cường của Liên Xô”.
Số phận của Criméa đã được hoạch định từ trước tại Moscow.
Cuộc truất phế Tổng Thống Viktor Yanukovych của Ukraina chỉ là cái cớ cho Putin xâm lăng Crimea. Bởi vì “ngay từ 2 tuần trước khi nhân dân Crimea trưng cầu dân ý quyết định độc lập và sát nhập vào Nga, Tổng thống Nga V. Putin đã có quyết định thu hồi Crimea bằng mọi giá, kể cả là dùng vũ lực” sau khi “bộ tứ” có “cuộc họp bí mật vào đêm 25 hay 26 Tháng Hai bàn về Ukraine và vấn đề thu hồi Crimea.” 
Bài báo tiết lộ: “Cuộc họp này diễn ra bí mật đến nỗi, ngay cả cánh tay phải thân tín của ông Putin là Ngoại trưởng Sergei Lavrov cũng không được biết và tham dự.”
Phần kết luận của tác giả bài báo, mới đọc qua tưởng là “khách quan”, nhưng ngẫm lại “ngậm đắng nuốt cay thế nào” như dưới đây:
Sau khi “cựu” Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych đào thoát khỏi Kiev vẻn vẹn 3 ngày, quyết định thu hồi Crimea đã được “Bộ tứ KGB” này đưa ra một cách nhanh chóng. Đó cũng chính là thời điểm, quốc hội Ukraine phê chuẩn quyết định thành lập một nội các mới tại Kiev.
Sau đó 1 tuần, ông Putin vẫn khẳng định trước cộng đồng quốc tế là Nga không hề có ý định sáp nhập Crimea vào nước Nga, nhưng sau hậu trường, các hoạt động chuẩn bị cho “ngày trở về” của Crimea được khẩn trương tiến hành. 
Sau khi Ukraine tuyên bố thành lập chính phủ mới, 150.000 binh lính Nga được đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất. 
Chỉ 1 ngày sau, các toán vũ trang “lạ” đã chiếm lĩnh trụ sở quốc hội và tòa nhà chính quyền Crimea, hạ cờ Ukraine và thay bằng quốc kỳ Nga. Ngay sau đó, 2 sân bay lớn nhất ở Crimea bị phong tỏa.
Cuối cùng, Crimea đã li khai Ukraine và trở về với Nga một cách không thể đơn giản hơn. Và đóng vai trò quyết định trong “cuộc chơi lớn” ở Crimea chính là “Bộ tứ KGB”!
Chiến thắng của KGB: Khát vọng của CSVN được đáp trả.
Cuộc xâm lăng của Liên Bang Nga do Putin cầm đầu rõ ràng vừa gây phẫn nộ, vừa gây bàng hoàng cho lương tri loài người, cho quyền dân tộc tự quyết. Nhưng cuộc xâm lăng thô bạo ấy lại được chào đón bằng những cái vỗ tay vô liêm sỉ như vậy đó của những con người đang mơ giấc mơ hồi phục cái chủ nghĩa đã từng lấy dối trá và bạo lực làm cứu cánh hầu thẳng tay sát hại hàng triệu sinh linh vô tội. 
Thế nên người Việt Nam không ai ngạc nhiên về sự mở cờ của nhà cầm quyền csvn trước những bước tiến “oai hùng oanh liệt” của phía Nga và Putin đánh vào một quốc gia nhỏ bé hơn gấp bội về mọi mặt, mà công đầu thuộc về KGB của Liên Bang Xô Viết! 
Người ViệtNam chân chính có lòng thương yêu Dân Tộc, thương yêu Tổ Quốc mình không thể giữ mãi thái độ thờ ơ hay bàng quan trước cái ý đồ cổ võ sự hồi sinh của thứ chủ nghĩa phi nhân đã bị nhân loại chôn vùi từ hơn 20 năm qua – chủ nghĩa cộng sản. 
Cái ý đồ ấy được bộc lộ chẳng những qua mấy thông tin bóp méo sự thật của hàng loạt báo chí lề đảng, mà còn được cổ võ mạnh mẽ bởi những lời bộc bạch của những tay Cộng sản gạo cội trong nước, điển hình là của một “nhà chiến lược” CSVN qua một cuộc phỏng vấn gần đây. 
“Nhà chiến lược ấy” được giới thiệu là Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến Lược Bộ Công An CSVN
Khi ông trả lời cho VTC News trong cuộc phỏng vấn ngày 03/03/2014, Lê Văn Cương dõng dạc tuyên bố: “Sau những biến động chính trị ở Kiev, cuộc chính biến Ukraine đã lan rộng và đe dọa đến tính mạng cũng như cuộc sống thường ngày của những người dân ở Crưm. Vì vậy Nga có trách nhiệm bảo vệ công dân của mình và hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế.

Đây được xem là hành động bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nga tại Crưm nói riêng và Ukraine nói chung. Đây không phải là hành động ‘gây sự’ của Nga như chính quyền mới của Ukraine cáo buộc, mục đích của Nga công khai và đúng luật.” Bài phỏng vấn có tiêu đề là “Tướng Lê Văn Cương: Cảnh báo Mỹ đến Crum [Criméa], Nga không đùa”.
Người Việt Nam không khỏi giật mình về “tư tưởng chiến lược” của viên tướng được cho là chuyên gia bậc thầy về chiến lược trong hệ thống đảng cầm quyền tại nước ta. 
Ông tướng Công an lại công khai cổ võ cho hành động xâm lược, coi đó là “hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế”, một kiểu đánh giá phù hợp với đường lối chủ trương cố hữu của CSVN: bán nước với bất cứ giá nào và ngụy biện dưới bất kỳ hình thức nào, vào bất cứ cơ hội nào! 
Chỉ tội là tội cho tiền đồ bất hạnh của quốc gia dân tộc mình nếu có một ngày nào đó bị nước lớn lân bang xua quân vượt biên giới đánh chiếm, nhân danh bảo vệ lợi ích hợp pháp kiều dân của họ sống trên lãnh thổ nước ta, mà nhóm lãnh đạo đương quyền thì cứ hô hào đó là một hành động “công khai và đúng luật, không phải là hành động gây sự!” 
Bài phỏng vấn cho thấy ông tướng CACS Lê Văn Cương còn “nổ” ra nhiều lời phát biểu khác nữa, nhưng tựu trung các lời phát biểu khác ấy cũng chỉ nhai đi nhai lại cái luận điệu xuẫn động trên mà thôi. Kỳ thực, ông Cương chẳng có ý tưởng gì riêng, mà chỉ lặp lại nguyên văn lời biện bạch của Putin cho hành động cá lớn nuốt cá bé của y.
Dù vậy, những lời phát biểu của tướng Cương cũng đã để lộ “chiến lược” của CSVN làm nhụt khí tinh thần đấu tranh của người dân Việt Nam cho chủ quyền quốc gia và quyền tự quyết của dân tộc. Nguy cơ xâm lược của ngoại bang đối với Việt Nam và họa mất nước đang cận kề.
Họa phương bắc.
Về mối nguy xâm lược từ phương bắc, lịch sử đã chứng minh. Những hình thái vết dầu loang đáng ngờ và các sự kiện lấn đất, chiếm đảo, những gặm nhấm các phần lãnh thổ và lãnh hải nước ta đã diễn ra và hãy còn tiếp tục diễn ra là những bằng chứng không thể chối cãi.
Một số các tỉnh thành bị “xâm thực” đã được báo chí nêu ra. Từ Quảng Ninh đến Ninh Bình, từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi, từ Cao Nguyên Miền Trung đến Bình Dương, vân vân đều tràn ngập người Tàu từ Trung Quốc nhập cư chính thức cũng có mà nhập cư bất hợp pháp cũng dẫy đầy. Họ chiếm lĩnh thị trường lao động trong các nhà máy, ãng xưởng, trong khi nguồn lao động trong nước lại bị loại bỏ vất vưởng hoặc bị sử dụng như món hàng rẻ tiền bán ra nước ngoài dưới danh nghĩa “xuất khẩu lao động”. Còn người lao động Trung Quốc (hợp pháp hay không hợp pháp) thì hiên ngang sống phè phởn, hiên ngang dựng phố, lập làng và hiên ngang tạo ra những biệt lệ khiến “phép vua thua lệ làng”. 
Đó là chưa kể tới những hoạt động tình báo và phá hoại đủ kiểu của họ, một mặt ngấm ngầm tinh vi, mặt khác thì cố tình để lộ như để thách thức, thị uy. Mọi hoạt động của họ đều vô cùng nguy hiểm cho sự sống của con người hiện tại cũng như cho sự tồn vong của dân tộc. 
Chiêu thức tình báo dĩ nhiên là thiên hình vạn trạng chẳng biết đâu mà lường. Còn về mặt phá hoại thì cũng muôn màu muôn sắc, từ kinh doanh tới sản xuất, từ thành thị tới thôn quê đến tận hang cùng ngõ hẻm, vào sâu trong các rừng rậm núi cao hay các vịnh nước màu mỡ dọc miền duyên hải… vừa để thu lợi vừa nhằm hủy diệt môi sinh.
Từ thực phẩm đến áo quần và cả đồ chơi trẻ con, từ phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc “giữ xanh” hoa quả, thuốc làm tươi thịt cá… Đều do Trung Quốc đưa vào Việt Nam, nhằm mục đích đầu độc dân Việt, không phải giết ngay tức khắc mà là cấy bệnh nan y vào cơ thể để con người đau đớn, chết dần chết mòn! 
Đó là chưa nói tới những đầu độc về văn hóa, Hán hóa não trạng cũng như lối sống của các thế hệ người Việt Nam. 
Thoáng nhìn về quá khứ.
Những hành động tự tung tự tác của người Tàu trên đất nước ta ngày nay khiến chúng tôi nhớ thời đệ nhất VNCH, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ban hành một sắc lệnh cấm cửa 11 ngành nghề đối người Hoa kiều, trừ những kiều dân người Hoa nhập quốc tịch Việt Nam. TT Ngô Đình Diệm là chiến hữu chống cộng của Tổng thống Tưởng Giới Thạch bên Đài Loan. Tình bạn giữa hai người rất thắm thiết. Việc làm của Tổng Thống Ngô Đình Diệm làm phật lòng Tổng Thống họ Tưởng không ít. Nhưng không vì tình bạn và đồng lý tưởng chống cộng mà nhà lãnh đạo quốc gia Việt Nam thời bấy giờ chối từ trách nhiệm của mình đối với dân, với nước và sự tồn vong của dân tộc. Ông Ngô Đình Diệm dứt khoát không nhượng bộ họ Tưởng, cương quyết không thu hồi quyết định cấm 11 nghề đối với người Tàu trên đất Việt, mặc kệ Tưởng Giới Thạch yêu sách và ra điều kiện này nọ.
Ngày nay thì sao? Cả nước đều rõ. Làm gì có một nhà lãnh đạo có được cái bản lãnh và khí phách ấy đối với ngoại bang? 
Rồi tới thời Đệ nhị VNCH. Khi Quân đội Hoa Kỳ được phép đóng quân trên lãnh thổ Việt Nam, họ được phép lập căn cứ, các Công ty Dân sự Mỹ được phép đấu thầu xây dựng cầu đường cùng một số công thự, nhưng công nhân phải là người Việt Nam, tuyệt đối không được dùng lao động người Hoa Kỳ hay người của bất cứ người nước nào, dù lúc bấy giờ tại Miền Nam Việt Nam đang có mặt nhiều nhóm người nước ngoài khác như Úc, Tân Tây Lan, Đại Hàn, Đài Loan, Thái Lan, Phi LuậtTân. Họ rất mong được tuyển dụng vào các việc này. Nhưng không được. Thậm chí, cả trong các căn cứ của quân đội Mỹ, chỉ có quân lính Mỹ trú đóng, việc phục vụ và mọi thứ dịch vụ trong đó cũng cho giao phó cho công nhân người Việt. Họ làm việc thoải mái, không hề chịu một áp lực hay áp bức nào. 
Chính nhờ đó mà mức sống và kiến thức của người dân Miền Nam Việt Nam được nâng cao, con cái học hành đến nơi đến chốn; từ thành thị tới thôn quê, không một người nước ngoài nào có thể nhảy vào cạnh tranh, giành giực. 
Đặc biệt, trong hoàn cảnh ấy, người Việt Nam, kể cả phụ nữ và trẻ, không ai bị xuất cảng lao động, không ai bị bán ra nước ngoài… như ta thấy đầy dẫy trong nước ta hiện nay, cái thời đại gọi là thời xã hội chủ nghĩa vinh quang! Một chuyện nhỏ này thôi cũng cho thấy sự khác biệt giữa xưa cà nay trong xã hội Việt Nam: Hồi đó, người Mỹ có mặt khắp Miền Nam Việt Nam, nhưng số phụ nữ Việt Nam lấy chồng Mỹ chỉ là thiểu số cực nhỏ. Và thật là hiếm hoi thấy có người đàn bà Việt Nam lấy chồng là người Đài Loan, Đại Hàn, Thái Lan, Phi Luật Tân…!
Khi một chế độ suy tôn Đảng lên bậc thống trị tuyệt đối đứng trên cả Tổ Quốc và Dân Tộc thì cái chế độ ấy không còn là chế độ phụng sự Quốc Gia-Dân Tộc mà chỉ là tập hợp của một nhóm “phe đảng” lấy bạo lực làm sức mạnh, một mặt đè nén dân, một mặt cam tâm làm nô lệ cho ngoại bang núp dưới danh nghĩa hữu nghị 4-tốt-16-chữ-vàng! Cứ cái ôm lấy tốt cái vàng vẽ trên giấy này thì một ngày nào đó Việt Nam thế nào cũng sẽ chứng kiến cái cảnh cá lớn nuốt cá bé trong khi đám sai nha nước nhỏ thì cứ một mực tung hô hành động xâm lăng của nước lớn, cho đó là “hành động bảo vệ lợi ích hợp pháp”, là hành động “công khai và đúng luật”, “không phải là hành động ‘gây sự’”.
Mối họa từ giấc mơ Nga. 
Giấc mơ Mỹ là một thực tế. Nhưng người CSVN sau 1975 gán cho cụm từ một ý nghĩa đầy châm biếm nhạo cười mai mỉa dành cho người Việt của Miền Nam Việt Nam thời trước 1975. Bây giờ tại Việt Nam, khát vọng về một “giấc mơ Nga” đang trổi dậy mạnh mẽ trong lòng đám cầm quyền CSVN. Họ mơ về một nước Nga hùng cường làm sống lại chế độ CS quốc tế đã bị chính nhân dân Nga nguyền rủa và đập tan. 
Nước Nga hay Liên Bang Nga hiện là một thực thể thay thế Liên Bang Xô Viết đã sụp đổ. Có điều khác giữa Liên Bang Nga và Liên Bang Xô Viết là Nga ngày nay không còn nữa 13 nước chư hầu bao bọc xung quanh để bảo vệ “thành trì xhcn” như trước nữa. Nhưng với Việt Nam thì khác. Nhà cầm quyền CSVN lúc nào cũng coi Nga như là một Liên Xô hùng mạnh của thuở nào. CSVN luôn mơ tưởng về sự phục hồi của Liên Bang Xô Viết từ trong lòng Liên Bang Nga. Cho nên, mỗi lần nói lên mối quan hệ Việt-Nga là mỗi lần CSVN coi Nga như là “đàn anh”, là “người bạn thiết cốt”, là “anh em con một tổ”, là “đồng chí” giống như Liên Bang Xô Viết thuở nào.
Nếu với CSVN, Trung Quốc được tôn vinh là “người anh em thắm thiết môi liền môi”, thì Nga cũng được tung hô là người “ân nhân vĩ đại” mà Việt Nam có “nghĩa vụ” phải “đáp đền” và đáp đền một cách cụ thể xứng đáng: Cảng Cam Ranh và Điện Hạt Nhân Ninh Thuận là hai địa chỉ đã được khoanh vùng. Người Nga đã từng hùng cứ Cam Ranh sau Tháng Tư 1975 và đã chia tay nó, nay lại quay về và lạicó thêm Ninh Thuận tạo thế liên hoàn. 
Khi Cam Ranh trở thành cảng sửa chữa tàu bè do Nga quản lý, thì việc người Nga, binh lính Nga và tàu chiến Nga hiện diện ở đó sẽ là chuyện “bình thường” thôi. Hơn nữa, 6 chiếc tàu ngầm quân sự của Nga đã bán cho Việt Nam mà Nga có trách nhiệm bảo trì tu bổ thì cũng là cơ hội cho Nga tha hồ tăng cường nhân sự về mặt quân sự trên cái bán đảo đầy màu mỡ này. Từ đó quân đội Nga đương nhiên có quyền “bảo vệ” thành phần chuyên viên tinh hoa của họ ở tỉnh Nnh Thuận đang phụ trách xây dựng, vận hành các Nhà máy điện hạt nhân ở đó mà Nga đã là chủ đầu tư! Rồi mói đây, Nga lại phụ trách xây dựng nhà máy nguyên tử tại Đà Lạt lớn gấp 30 lần Nguyên Tử Lực Cuộccủa thời VNCH. Cho nên vùng hoạt động của Nga chắc chắn sẽ bao trùm trọnkhu vực ba tỉnh Khánh Hòa-Ninh Thuận và Lâm Đồng! Một diện tích không nhỏ có sự tập trung lâu dài của người Nga trên đất nước Việt Nam! Vấn đề dân sinh ở khu vực này chắc chắn sẽ không đơn giản một khi Nga đòi thiết lập làng chuyên gia của họ ở đó. Trong thực tế, phía Nga và phía chính quyền địa phương Ninh Thuận đã cùng đi khảo sát khu vực lựa chọn để tiến hành dự án xây dựng cơ ngơi cho người Nga rồi!
Ai học được chữ ngờ?
Câu hỏi đặt ra ở đây một lần nữa: Nếu trong nước nổ ra một biến động bất thường, như một cuộc biểu tình đòi hỏi thay đổi nhân sự chằng hạn, thì nhà cầm quyền CSVN sẽ làm gì nếu phía Nga và Tàu viện cớ “bảo vệ lợi ích hợp pháp” của người Nga, người Tàu như là một hành động “công khai và đúng luật”, dứt khoát đó “không phải là hành động ‘gây sự’” để đưa quân tới những điểm nóng?
Chúng tôi chưa bàn tới việc Trung Cộng hay Nga Cộng đã cài sẵn tình báo, ngụy tạo một biến động nào đó để chơi trò tầm ăn dâu trên khắp đất nước Việt Nam! 
Người Việt Nam trong nước không quên hình ảnh khá “lạ lùng” xảy ra xung quanh khu tượng đài Lý Thái Tổ Hà Nội nhân kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới Việt-Hoa năm 1979. 
Hôm ấy một số nhân sĩ và thanh niên yêu nước tổ chức lễ tưởng niệm các chiến sĩ VN tử trận trong cuộc chiến chống quân xâm lược phương bắc năm 1979. Lễ tưởng niệm tôn nghiêm vừa tiến hành với một nhúm nhỏ trí thức và thanh niên ye nước, bỗng một đám đông người ăn mặc khác thường gồm đàn ông đàn bà kéo nhau ra chiếm cứ khu tượng đài, nhảy múa kệch cỡm theo nhịp một bài nhạc Trung Hoa mở hết công xuất rất ồn ào! 
Người ta nghi ngờ hành động này là một tín hiệu thách thức nhà cầm quyền Việt Nam có dám dập tắt bài ca Trung Quốc không, hay buộc phải giải tán những người dự lễ tưởng niệm!
Cuối cùng CSVN tuân theo chỉ thị ngầm của đàn anh, ngoan ngoãn thẳng tay giải tán người dự lễ tưởng niệm. Còn đám đông ồn ào kia thì ung dung nhảy múa theo điệu nhạc xập xình xon-đố-mì cho đến khi không còn bóng dáng một người nào trong nhúm nhỏ dự lễ tưởng niệm!
Giả sử, nếu một ngày nào đó vở kịch nham nhở kia lại tái diễn với những màn biểu diễn khác do bọn tình báo Nga-Hoa dàn dựng và kích động, thì chẳng biết số phận đất nước ta sẽ đi về đâu! Có lẽ giải pháp mà Vladimir Putin đã chọn cho Crimea và Ukraina sẽ là phuơng thức giải quyết tối ưu dành cho Việt Nam chăng? Rồi thì lý lẽ sẽ thuộc về kẻ mạnh, đàn anh nước lớn? Họ “hành động bảo vệ lợi ích hợp pháp?”. Đó “không phải là hành động ‘gây sự’, và đó là “mục đích công khai và đúng luật?” 
Bấy giờ “nhà chiến lược” Lê Văn Cương và các “đồng chí” của ông sẽ nghĩ gì? Nói gì? Làm gì? Hay sẽ vỗ tay hoan hô đoàn quân chiến thắng mang vinh quang về cho “Đảng ta”? 
30/3/2014

Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN++TẤN CÔNG TỬ HUYỆT KINH TẾ NGA

TẤN CÔNG TỬ HUYỆT KINH TẾ NGA
VÀ UKRAINE KHÁNG CHIẾN

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 27.03.2014

Putin dùng sức mạnh quân sự để cưỡng chiếm Crimea. Phản ứng của Tây phương Liên Au và Hoa kỳ không sử dụng sức mạnh quân sự để phản công vì việc chạm trán quân sự có thể lan rộng sang việc tàn phá lớn như Thế chiến thứ III với sức mạnh nguyên tử có sẵn từ hai phía. Tây phương chỉ nhằm đánh vào tử huyệt Tài chánh/Thương mại/Kinh tế Nga đang suy trầm.
Việc phản ứng quân sự để dành cho Ukraine dưới dạng KHÁNG CHIẾN bảo vệ lãnh thổ với sự yểm trợ của NATO cho Ukraine. Như vậy nếu có đụng độ quân sự với Nga, thì chiến tranh hạn hẹp lại  giữa KHÁNG CHIẾN Ukraine và XÂM LĂNG Nga.

Những phản công Tây phương mới nhất về Tài chánh
và những hệ quả đang diễn ra cho  Kinh tế Nga

Phản công của Tây phương theo từng đợt từ nhẹ đến nặng theo thái độ còn tiếp tục leo thang quân sự của Putin hay không. Những phản công từ đầu cho đến những cuộc họp thượng đỉnh của Liên Au và mới đây giữa Hoa kỳ và Liên Au như sau:

*       Phong tỏa Tài sản và không cho Visa:
=>       "Danh sách đen" gồm 8 nhà lãnh đạo Crimea :
(1)       Thủ tướng Sergei Aksyonov ,
(2)       Quốc hội loa Vladimir Konstantinov ,
(3)       Phó Thủ tướng Rustam Temirgaliyev ;
(4)       Tư lệnh Hải quân Denis Berezovsky tại Crimean ;
(5)       Thị trưởng thành phố Sevastopol Alexei Chalyi ;
(6)       An ninh trưởng Pyotr Zima ;
(7)       Yuri Zherebtsov , phát ngôn nhân, cố vấn của Hội đồng Nhà nước ( Quốc hội ) tại Crimean.
(8)       Sergei Tsekov , lãnh đạo cộng đồng Nga tại Crimea.
=>       Danh sách bao gồm 13 người Nga :
(1)       Viktor Zero, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng Hội đồng Liên bang Nga ;
(2)        Vladimir Dzhabarov , Phó chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Hội đồng Liên bang về các vấn đề quốc tế;
(3)       Andrei Klishas , người đứng đầu Ủy ban Pháp chế Hiến Pháp - Hội đồng Liên bang Nga ;
(4)       Nikolai Ryzhkov , một đại diện của khu vực Belgorod của Nga tại Hội đồng Liên bang ;
(5)       Evgeny Bushmin , Phó ngôn nhân của Hội đồng Liên bang Nga ;
(6)        Alexander Totoonov , một thành viên của Ủy ban Hội đồng Liên bang Khoa học , Giáo dục, Chính sách Văn hóa và Thông tin Nga;
(7)        Oleg Panteleyev , Phó chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Liên đoàn hội đồng Quy chế Tổ chức và Hoạt động Quốc hội Nga;
(8)        Sergei Mironov , lãnh đạo của đảng Chính Đảng Nga tại Duma Quốc gia Nga của Hội đồng Liên bang Nga ;
(9)       Sergei Zheleznyak, Phó phát ngôn nhân tại Duma;
(10)     Leonid Slutsky, người đứng đầu Ủy ban Duma Quốc gia cho CIS ngoại giao.
(11)     Phó Đô đốc Alexander Vitko , chỉ huy Hạm đội Biển Đen của Nga ;
(12)     Tư Lệnh Quân Quận Tây Anatoly Sidorov và Tư lệnh các huyện phía Nam
(13)     Alexander Galkin chỉ huy quân sự biên giới Ukraine.
Tất cả các quan chức trong danh sách trừng phạt đã bị cấm vào lãnh thổ Liên Au và Hoa kỳ trong sáu tháng. Liên minh châu Âu cũng đang có kế hoạch đóng băng các tài khoản ngân hàng của họ tại các ngân hàng châu Âu.
Hội đồng EU đã thông báo cho các quan chức nói trên phải chịu trách nhiệm cá nhân về những hành động nhằm phá hoại toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
*          Cuộc Họp thượng đỉnh G7 tại La Haye tuần này quyết định loại Nga khỏi G8. Cuộc Họp G8 tại Sotchi như đã định trước sẽ chuyển đi nơi khác vào tháng 6 tới và không có Nga. Đây là biện pháp mang tầm ảnh hưởng quốc về việc “cơ đơn hóa“ Nga trong cộng đồng Thế giới. Việc này tác hại lên những quyết định của những Tổ chức đầu tư.
*          Hệ quả mới nhất về Tài chánh và Kinh tế Nga
            Theo nhật báo Le Monde, Pháp, ngày 24.03.2014,  dưới đầu đề LES CAPITAUX FUIENT MASSIVEMENT LA RUSSIE (VỐN CHẠY TỪNG LOẠT KHỎI NGA), đăng những tin như sau:
=>       Phó Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Nga, Andrẹ Klepatch, tuyên bố: «Le refroidissement des relations avec l'Occident apparaỵt comme un facteur négatif important pour la croissance économique» (Việc lạnh lùng đi về những liên hệ với Tây phương được coi như yếu tố quan trọng tiêu cực cho đà phát triển kinh tế)            
=>       Chính ông Phó Chủ tịch Andrẹ Klepatch này đã cho biết : “ La fuite des capitaux s'est même accélérée en mars, pour atteindre 45 à 50 milliards d'euros, soit plus que sur l'ensemble de l'année 2013.” (Việc chạy thoát vốn đã tăng cường mạnh vào tháng ba, đạt tới 45 tới 50 tỉ Euro tương đương với cả năm 2013)
=>       Theo ông German Gref, Tổng Giám đốc ngân hàng lớn  Sberbank: “25 milliards d'euros ont été retirés de Russie sur les seuls deux premiers mois de l'année “ (25 tỉ Euro rút ra khỏi Nga chỉ trong hai tháng đầu của năm)
=>       Theo ngân hàng trung ương Nga, tổng nợ nước ngoài của Nga cuối năm 2013 là 732 tỷ USD, tăng gần 200 tỷ USD trong 2 năm. Trong đó, 160 tỷ USD là khoản vay của doanh nghiệp và nhà băng nước này.
=>       Tuần này, đại gia khai khoáng Metalloinvest cũng cho biết đang đàm phán vay 1,1 tỷ USD với một nhóm ngân hàng, trong đó có các đại gia như Deutsche Bank (Đức), UniCredit (Italy), ING (Hà Lan), Credit Suisse (Thụy Sĩ) và Bank of Tokyo Mitsubishi (Nhật Bản). Metalloinvest thuộc quyền kiểm soát của Alisher Usmanov - người được cho là giàu nhất Nga và thân cận với Tổng thống Vladimir Putin.
=>       Tổng nợ nước ngoài của Nga cuối năm 2013 là 732 tỷ USD.
=>       Chỉ số chứng khống nước Nga đang tụt dần mỗi ngày. Theo tờ báo về thị trường kinh tế Tass cho biết là khoảng 33 tỉ đơ của các nhà đầu từ đã rời bỏ thị trường Nga và đầu tháng Giêng và tháng Hai. Dự trù con số nầy sẽ tăng lên 55 tỉ sau cuộc bầu cử tại Crimea.

KINH TẾ NGA SUY TRẦM &TÂY PHƯƠNG TRỪNG PHẠT
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 20.03.2014

Cuộc khủng hoảng Chính trị của Ukraine đứng trước hai chủ trương giải quyết : (i) một phía, Nga sử dụng biện pháp quân sự trấn át ; (ii) phía kia, Tây phương Hoa kỳ và Liên Au tấn công Nga bằng những biện pháp Ngoại giao, Tài chánh, Kinh tế.
Hãng Thông Tấn AFP, ngày 17.03.2014, nhận định tổng quát về tình hình Kinh tế Nga như sau :
«MOSCOU,  17 mars 2014 (AFP) - Quelles que soient les sanctions mises enplace par les occidentaux, la Russie se prépare au pire pour son économie, qui souffre déjà des conséquences de la crise ukrainienne et risque désormais la récession.
            Avec le risque de sanctions et de fuite de capitaux étrangers, les économistes craignent désormais un choc difficile à supporter pour l'économie russe.
            "Une récession est difficilement évitable", ont résumé lundi les analystes de la banque publique VTB Capital «
            (MẠC TƯ KHOA, 17.03.2014 (AFP) – Dù với những trừng phạt nào Tây phương đưa ra áp dụng, Nga phải sửa soạn một trường hợp bi đát cho Kinh tế của họ đã đang phải chịu đựng những hệ quả từ cuộc khủng hoảng Ukraine và từ đấy đang đi vào nguy hiểm suy trầm nặng nề.
Với nguy hiểm của những trừng phạt và của việc thoát vốn ra của nuớc ngoài, những kinh tế gia lo sợ từ đây đang có cú « sốc «  khó lòng chịu đựng nổi cho kinh tế Nga.
« Một cuộc suy trầm Kinh tế như rất khó lòng tránh nổi « , đó là lời tóm lại của những nhà phân tích của Ngân Hàng công VTB Capital.
            Thứ Hai 17/03/2014, Đài Phát thanh RFI (Radio France Internationale) phỏng vấn chúng tôi về tình trạng nguy ngập của Kinh tế Nga. Chúng tôi xin đăng lại bài Phỏng vấn của Ký giả TÚ ANH. Bài trả lời bằng tiếng nói, vì vậy chúng tôi muốn viết ra đây những nhận định trích dẫn từ những Bản Văn của Báo Chí Quốc tế để quý vị đọc và theo rõi phần trả lời bằng tiếng nói của chúng tôi.

Trích dẫn những nhận định
từ Báo chí quốc tế

            Chúng tôi tuần tự theo những câu hỏi mà Ký giả TÚ ANH đặt ra :

Putin thẩm định quá cao về biện pháp quân sự và
khinh thường những phản ứng của Tây phương
Hai Tác giả Frédéric LILIEVRE và Pierre-Alexandre  SALLIER, trong nhật báo LE TEMPS Thụy sĩ ngày 14.03.2014, viết về sự quá thẩm định sức mình của Putin như sau:
“Venons-en aux sanctions. C’est avant tout ceux qui veulent les imposer qui doivent en mesurer les conséquences”, prévenait Vladimir Poutine lors de sa conférence de presse du 4 mars, après l’irruption de troupes russes en Crimée. “Dans un monde interconnecté et interdépendant, causer des dommages à un pays reste [certes] possible, mais d’autres pays seront affectés par des dégâts mutuels”, ajoutait alors le président russe.”
(Chúng ta trở lại những trừng phạt. Trước tiên những người muốn đặt để những trừng phạt phải biết đo lường những hậu quả đến cho mình, ông Vladimir PUTIN đã báo trước như vậy trong một cuộc họp báo ngày 4.03.2014, sau khi đã cho quân đội vào bán đảo Crimea. Trong một thế giới nối kết với nhau và tùy thuộc lẫn nhau, việc gây thiệt hại cho một nước có thể làm được, tuy nhiên những nước khia có thể bị ảnh hưởng bởi những thiệt hại tương đồng, Tổng thống Nga thêm câu này vào)

Phục hồi Kinh tế Nga và đà xuống dốc
On ressemble à la crise de la fin des années 1990. La situation se prépare au pire pour son économie.
Or, le manque d'investissements a été désigné par les économistes comme la principale raison de l'essoufflement de la croissance en Russie (1,3% en 2013 contre 3,4% en 2012 et 4,3% en 2011). Le pays avait profité au début des années 2000 de la remise en marche de capacités de production datant de l'URSS.”
(Dường như nó giống như cuộc khủng hoảng vào cuối những năm 1990. Tình trạng sửa soạn cho một sự tàn tệ của Kinh tế.
Vậy, sự thiếu thốn những đầu tư được nhìn nhận bởi những nhà Kinh tế như lý do chính cho sự đi xuống của đà tăng trưởng của Nga (1,3% năm 2013, 3.4% năm 2012 và 4.3% năm 2011). Nước Nga đã lợi dụng ở đầu những năm 2000 để cho hoạt động lại những khả năng sản xuất thuộc về thời Liên Xô.)

Trừng phạt Tài chánh và hệ quả lên Kinh tế Nga       
"Les crédits contractés par nos entreprises à l'étranger s'élèvent à 700 milliards de dollars actuellement. Aujourd'hui, cela commence à se réduire du fait que de nombreuses lignes de crédit seront supprimées, certains projets communs vont être stoppés, et cela a même déjà commencé"
(Những tín dụng đã cam kết bởi những công ty phía chúng ta hiện giờ lên tới 700 tỉ đola. Ngày nay, những cam kết này bắt đầu giảm vì nhiều những đường tín dụng sẽ phải hủy bỏ, những dự án chung sẽ bị ngừng, và việc này đã bắt đầu.)

Dầu lửa và Khí đốt
La balance pétrolière mondiale ne représente qu’un à deux millions de barils. Ce qui signifie que les pays du cartel de l’OPEP pourraient compenser l’absence de la Russie grâce à leur capacité de production excédentaire. En clair, le monde peut se passer du pétrole russe.
Même constat. L’Ukraine est le principal acheteur international de gaz russe, historiquement à parité avec l’Allemagne. Interrompre le flux de Gazprom reviendrait pour la Russie à scier la branche sur laquelle elle est assise. Alors même que les recettes gazières sont le principal stabilisateur social du pays.
(Bảng cân bằng dầu lửa thế giới cho thấy khoảng cách từ một tới hai triệu barils mỗi ngày. Điều đó có nghĩa là những nước thuộc OPEP có thể thay thế sự vắng mặt của Nga nhờ khả năng sản xuất thặng dư. Như vậy rõ ràng là vấn đề dầu lửa hoàn toàn được giải quyết.
Cùng một nhận định. Ukraine là nước mua dầu chính yếu của Nga giống như Đức. Cắt đứt dòng cung cấp của Gazprom sẽ trở ngược lại Nga như cưa đứt nhành cây mà mình đang ngồi trên đó. Đồng thời Nga cũng phải biết rằng những thu nhập về khí đốt chính là yếu tố chính cân bằng xã hội của Nga

Biện pháp CẤM VẬN THƯƠNG MẠI:
Scénario làm Putin sợ hãi nhất       
"Nous sommes entrés dans un jeu qui n'est plus seulement politique, mais aussi économique. Cela montre que la Russie est prête aux sanctions les plus sévères: le scénario à l'iranienne" avec gel des avoirs et embargo commercial entraỵnant pénuries et inflation, a commenté le quotidien économique Vedomosti.
(Chúng ta đi vào lãnh vực mà không phải chỉ nguyên là chính trị, nhưng còn là kinh tế nữa. Điều đó chứng tỏ rằng Nga sẵn sàng cho những trừng phạt khắc nghiệt hơn nữa: Đó là Scénarion theo kiểu Iran với việc phong tỏa những tài sản và CẤM VẬN THƯƠNG MẠI kéo theo việc khan hiếm hàng hóa và vật giá tăng vọt, Nhật báo Kinh tế VEDOMOSTI bình luận như vậy.)          
Khi vật giá tăng vọt, điều này là nguồn nổi dậy của quần chúng chống lại Putin

Kinh tế, tài chính Nga
trước nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng
Tú Anh

Kinh tế Nga đang trả giá vì cuộc khủng hoảng tại Ukraina sẽ không tránh được suy thoái vì các biện pháp trừng phạt của Tây phương. Mỗi ngày nhà nước phải chi ra 10 tỷ đô la để trợ giá cho đồng rúp, doanh nghiệp nợ vốn nước ngoài 700 tỷ đô la, trong khi trữ lượng ngoại tệ Nga chỉ có 500 tỷ. Ngân hàng nhà nước VTB Capital nhận định kinh tế Nga không chịu đựng nổi cú « sốc » trừng phạt.
AFP cho rằng kinh tế Nga đứng trước tình hình tồi tệ nhất trong khi nhật báo Le Temps của Thụy Sĩ , nơi mà các đại gia Nga cất giấu 60% tài sản dự báo một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng tại Nga. Từ Genève, giáo sư kinh tế Nguyễn Phúc Liên phân tích :
« Ông Putin xem thường Tây phương và thẩm định quá cao khả năng trả đũa của ông ấy….»
XIN QUÝ ĐỌC GIẢ BẤM VÀO LINK DƯỚI ĐÂY:

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 27.03.2014

NGUYỄN THƯỢNG LONG++ DÂN CHỦ HÓA

Nguyễn Thượng Long – Trò chuyện cùng cụ Lê Hồng Hà về quá trình dân chủ hóa đất nước

Posted by ttxcc6 on 30/03/2014

Rate This

Nguyễn Thượng Long

“…Có lẽ là nhờ có nhân duyên mà từ những ngày tết 2014 đến gần đây, tôi đã có nhiều lần được trò chuyện cùng cụ Lê Hồng Hà, lại được cụ tin cẩn trao gửi tôi lưu giữ nhiều bản thảo đã công bố và cả chưa công bố của cụ. Bài phỏng vấn này là một tóm tắt không đầy đủ sau những đối thoại có ghi chép gần đây giữa tôi và cụ.
Buồn thay hai năm trước, tại thành phố biển Đà Nẵng -“Nơi đáng sống nhất hành tinh này” (NBT), bệnh tật và tuổi tác đã quật ngã cụ Trần Lâm (1925), Nguyên Thẩm Phán Toà Án nhân dân tối cao và những tai ương đó, lại diễn ra tại phòng cấp cứu Bệnh viện hữu nghị Việt Xô Hà Nội với cụ Lê Hồng Hà (1926), nguyên Chánh Văn Phòng, nguyên uỷ viên Đảng Đoàn Bộ công an.
Biết rằng chẳng một ai nằm ngoài vòng “Luân Hồi Sinh Tử”, tôi vẫn ngày đêm nguyện cầu cho những người thầy, người bạn vong niên của tôi là cụ Trần Lâm và cụ Lê Hồng Hà vượt qua được những khắc nghiệt đang đến. Mong sao những gì mà các cụ để lại không phải là những tia chớp loé cuối cùng của những “Ngọn Hải Đăng”đã từng kiêu hãnh trước đêm đen đầy bất công, bất trắc và đau khổ này”
(Trích trong “Những nỗi buồn Mã đáo” 2014 – NTL)

“Đánh giá đúng tình hình, phân tích thấu đáo tình hình đất nước và tìm con đường tiến lên là một vấn đề cực kỳ phức tạp, khó khăn. Công việc này đòi hỏi một sự lao động trí óc bền bỉ, nghiêm túc của mọi người. Nếu ai ai cũng xác định được ý thức công dân của mình, sẵn sàng nói lên những gì mà mình muốn nói, thì hố sâu ngăn cách giữa mọi người …kể cả chia rẽ đến thế nào, rồi cũng có thể được lấp đầy…”. (LHH)
Lập luận này cụ Hà vẫn thường nói với tôi trong những lần tôi đàm đạo cùng cụ. Và lần đó tôi đã mạo muội đặt trước cụ một số câu hỏi liên quan tới đất nước, tới thời cuộc …như thế này:
NGUYỄN THƯỢNG LONG (NTL): Không chỉ là một chứng nhân, cụ còn là người trực tiếp can dự vào những biến cố trọng đại suốt từ cuộc cách mạng tháng 8 đến nay, nếu cần một cái nhìn xuyên suốt, một sự ngoái lại cần thiết, cụ có thể bầy tỏ những điều gì?


LÊ HỒNG HÀ (LHH): Tôi nghĩ rằng, khi truyền thống yêu nước của dân tộc trong lịch sử được phát huy đúng lúc… nhân dân ta đã làm thành công cách mạng tháng 8 và thống nhất được đất nước. Công lao này trước hết thuộc về nhân dân, trong đó có sự đóng góp quan trọng của các nhà yêu nước, đặc biệt là ĐCS việt Nam, đứng đầu là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Chúng ta phải biết ơn nhân dân, các nhà yêu nước, khi họ nói tiếng nói của người dân, nghĩ những gì mà người dân hằng nghĩ, lo những gì mà người dân đã lo và dám làm những gì mà người dân muốn làm.


Nhưng, do vội vã lựa chọn học thuyết Mác Lê, một học thuyết không tưởng…lại chỉ dựa vào những phiên bản méo mó của Stalin và Mao Trạch Đông, do quá ảo tưởng về con đường xây dựng XHCN để tiến đến “Thiên Đường Cộng Sản”, do quá sai lầm khi chọn “Chuyên Chính Vô Sản” và “Đấu Tranh Giai Cấp” làm kim chỉ nam cho các động thái cải biến xã hội như: Cải Cách Ruộng Đất – Cải Tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh – Trấn áp phong trào Nhân Văn Giai Phẩm của trí thức văn nghệ sĩ – Đàn áp một cách bất công và tàn bạo cái gọi là “Nhóm xét lại chống Đảng” – Vu vơ trong cuộc đấu tranh ai thắng ai? – Nhầm lẫn khi lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo – Tập thể hoá cưỡng bức nông nghiệp và thủ công nghiệp…nên ĐCS đã hoàn toàn thất bại.
Những hệ luỵ của những sai lầm không đơn giản chỉ là những thất bại, mà còn là sự tiêu diệt làm biến mất những phẩm chất tinh hoa, truyền thống của giống nòi, thay vào đó lại làm xuất hiện những thói quen, những trạng thái tinh thần thấp kém và xa lạ. Đất nước đang ngày càng lún sâu vào những lụn bại vô phương cứu chữa.


Năm 1986, do sức ép của tình hình, đã có sự đổi mới lần thứ nhất, nhưng đó chỉ là sự đổi mới nửa vời, còn nói chung vẫn là kiên định chủ nghĩa Mác Lê, vẫn kiên trì CNXH…nên đến nay, đất nước vẫn đi theo con đường sai lầm, đất nước vẫn tiếp tục tụt hậu so với các nước xung quanh.
Mấy năm gần đây, do hậu quả của những sai lầm nói trên cùng với những biến động bất lợi của tình hình thế giới…đất nước đang rơi vào “Giai đoạn khủng hoảng toàn diện” liên quan tới mọi lĩnh vực (Kinh Tế – Chính Trị – Đạo Đức – Văn Hoá Xã Hội – Niềm tin của người dân…). Diễn biến xấu đó là ngày càng trầm trọng, xuất hiện nhu cầu phải có một sự đổi mới căn bản, một chuyển biến tất yếu không thể đặng đừng.


NTL: Có người nói: “Cái bất hạnh lớn nhất đối với người Việt Nam là ở cái vị thế Địa – Chính Trị của đất nước là chẳng ra gì. Từ ngày lập quốc cho đến nay, mảnh đất nhỏ hẹp này là nơi tranh hùng, hơn thua của các cường quốc, các nước lớn (Tầu, Pháp, Nhật, Mĩ, Nga, lại Tầu…) . Họ đến rồi họ ra đi, chỉ để lại xứ sở này những ám ảnh u buồn về những thực nghiệm cái thì thất bại, cái thì dang dở, cái thì chẳng ra gì, lại có cái mà đến hết thế kỷ này vẫn chưa biết là nó sẽ thế nào. Những ngày này, nói về Việt Nam trong bàn cờ quốc tế, cụ muốn nói điều gì?


LHH: Tôi nghĩ rằng, sau khi thời kỳ chiến tranh lạnh chấm dứt, các nước lớn đều chú trọng tới việc đẩy mạnh sự phát triển và điều chỉnh chiến lược phát triển, đã tạo ra một tình thế thế giới rất đa sắc mầu và rất phức tạp.
Nhật Bản, Hàn Quốc dù vẫn còn những mâu thuẫn, vẫn tiếp tục khẳng định liên minh chiến lược với Mỹ, vẫn đang đoàn kêt để trở thành một lực lượng mạnh ở Đông Bắc Á.
Nước Nga thời Putin vẫn khẳng định mình là vị thế cường quốc trong các vấn đề của thế giới và khu vực.
Ấn Độ, Nam Phi cùng các nước lớn ở Nam Mĩ cũng đang phấn đấu để trở thành những quốc gia phát triển mạnh.


Trung Quốc đã vươn lên đứng hàng thứ 2 thế giới về tổng sản phẩm kinh tế, đang tiến hành bành trướng ráo riết, xâm nhập kinh tế bằng mọi cách, thực thi quyền lực mềm ở các châu lục trong đó phải kể tới nhiều vùng đất cùng Biển Đông của Việt Nam. Họ luôn nhất quán với đường lối bá quyền, bành trướng đối với Việt Nam. Mục tiêu lâu dài là tiếp tục đặt Việt Nam vào thế mất ổn định, qua các biện pháp lấn chiếm về đất đai trên bộ, đánh chiếm Hoàng Sa và 1 phần Trường Sa, áp đảo về kinh tế, xâm lược về văn hoá, bòn rút tài nguyên, âm thầm và lén lút đưa người vào các địa phương, các địa bàn trọng yếu, biến họ trở thành lực lượng ngầm cho mưu toan đưa Việt Nam trở lại thời kỳ Bắc thuộc mới.


Trong những năm qua, Việt Nam qua hội nhập với quốc tế đã mở rộng được quan hệ về các mặt, rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và các mặt khác nói chung. Nhưng, riêng với Trung Quốc, nhất là từ Hội Nghị Thành Đô (1991), các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nhất quán áp dụng một đường lối nhượng bộ, thoả hiệp, thậm chí là nhẫn nhục đầu hàng, rất có hại cho đất nước, làm mọi người nghĩ đến hiện tượng Lê Chiêu Thống đã từng xẩy ra trong lịch sử.
Lúc này vấn đề đặt ra cho đât nước là:
Đi đôi với vấn đề đấu tranh để dân chủ hoá đất nước, loại trừ chế độ độc tài đảng trị, chấm dứt sự thống trị của chủ nghĩa Mác – Lê, chấm dứt con đường XHCN… thì vẫn phải kiên trì đấu tranh để bảo vệ chủ quyền, độc lập của Tổ Quốc.
Đây là vấn đề rất khó, rất phức tạp vì cùng một lúc phải giải quyết hai nhiệm vụ chiến lược trọng đại, khó khăn. Vấn đề này chưa một lần được làm rõ đối với nhân dân và các lực lượng dân chủ trong nước.


NTL: Dư luận trong và ngoài nước chưa quên, cụ là lý thuyết gia số một về “Quá Trình Tự Vỡ” của Đảng Cộng Sản Việt Nam, cụ còn tiên đoán “Phải đến 2016” mới có biến cố chính trị làm đổi hướng đi cho Việt Nam!”. Vì sao lại phải chờ lâu như thế? Cụ nói gì về điều này?
LHH: Dưới đây tôi thử nêu vài suy nghĩ cá nhân, ngõ hầu giải đáp một vài câu hỏi đang là nỗi niềm trăn trở của nhiều người:
Vì sao vẫn chưa xẩy ra sự chuyển biến tự vỡ?
Đó là vì các lực lượng dân chủ đối lập tuy đã hình thành nhưng còn quá yếu so với tình hình. Vì vậy tới đây, một mặt phải ủng hộ việc thành lập các tổ chức dân sự, mặt khác phải hợp đồng phối hợp các tổ chức đó theo một chương trình hành động phối hợp, sớm tạo nên sức mạnh tổng hợp, bỏ qua những khác biệt để cùng hướng tới mục tiêu chung.


Do đó, phải phát hiện, tôn vinh các nhân vật có uy tín, các nhân vật xuất sắc xuất hiện trong quá trình tự phát đấu tranh trong những năm qua. Phải tránh các quan niệm nghi ngờ, hẹp hòi, đố kỵ.
Đến bao giờ có thể xẩy ra chuyển biến?
Về vấn đề này có nhiều ý kiến khác nhau. Có người sốt sắng cho rằng, có thể xẩy ra ngay trong 2014 này! Lại có người bi quan lắc đầu cho rằng, còn lâu lắm, phải 5,7, thậm chí phải 10…năm nữa ! Theo tôi, Xã hội Việt Nam đang hồn nhiên tích đọng những yếu tố để trong vài 3 năm tới (2014 – 2015 – 2016) sẽ có những biến cố có thể làm căn bản chính trị đổi hướng rất bât ngờ.
Sự chuyển biến đó sẽ diễn ra như thế nào? Sẽ là bạo động hay bất bạo động? Tính chất của chuyển biến đó?


Theo tôi, chuyển biến đó không phải là một cuộc đảo chính, không phải là một cuộc chính biến, càng không phải là một cuộc khởi nghĩa vũ trang mà mọi việc phải giải quyết triệt để bằng súng đạn như đã từng xẩy ra trong lịch sử. Nó chỉ có thể là một cuộc đổi mới về cơ bản hệ thống chính trị, nghĩa là chuyển đổi hoà bình.
Mục đích của chuyển đổi đó chỉ là loại bỏ sự cai trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam mà vẫn giữ nguyên sự tồn tại của các cơ quan Chính Phủ và Quốc Hội.


Sẽ vĩnh viễn chôn vùi cái thể chế song trùng quyền lực giữa cơ quan Đảng và cơ quan chính quyền, không còn chế độ CÁC CẤP UỶ lãnh đạo chỉ huy các UỶ BAN HÀNH CHÍNH, các HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN các cấp. Không còn chế độ Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư …các VUA TẬP THỂ này điều khiển Chính Phủ và Quốc Hội. Không còn chế độ đặt Cương Lĩnh Đảng lên trên Hiên Pháp. Không còn chế độ Quốc Hội, Chính Phủ phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Chính Phủ và quốc Hội sẽ được độc lập hoạt động theo Hiến Pháp. Việc cải thiện nhân sự trong Chính Phủ – Quốc Hội sẽ được tiến hành từng bước theo thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm, chứ không phải theo kiểu lật đổ.
Đến kỳ bầu cử quốc hội, cần huỷ bỏ chế độ hiệp thương trước đây, không cho phép gạt những người không phải là đảng viên, phải bầu một cách dân chủ, bầu ra một Quốc Hội của nhân dân chứ không phải là một Quốc Hội của Đảng. Theo tôi, tới đây trong Quốc Hội và Hội Đồng Nhân Dân các cấp, sơ Đảng viên không nên quá 50% đại biểu.


Theo tôi, phải giữ nguyên các cơ quan Chính Phủ – Quốc Hội là để đảm bảo các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội… được đảm bảo bình thường.
Mọi chế độ bảo hiểm xã hội, hưu trí, lương bổng cho mọi đối tượng trong xã hội vẫn bình thường, không để xẩy ra xáo trộn, đình trệ…


NTL: Từ nay đến những ngày mà Việt Nam sẽ có những đổi hướng quan trọng để hoà nhập vào thế giới văn minh, theo cụ chúng ta sẽ phải làm gì?
LHH: Theo tôi, dựa vào việc toàn dân phải thi hành nghiêm chỉnh Hiến Pháp mới vừa được Quốc Hội thông qua, trong đó có nhiều chương điều khẳng định các quyền cơ bản của nhân dân, nhất là quyền lập hội, quyền tự do tư tưởng…khuyến khích và ủng hộ việc thành lập càng nhiều càng tốt các Hội Đoàn thuộc xã hội dân sự như: Hội Dân Oan, Hội bầu bí tương thân, Hội báo chí độc lập, Văn Đoàn Việt Nam Độc Lập (Văn Việt). Chú ý nên chọn những tên gọi mộc mạc, bình dân nhanh chóng và dễ được quần chúng tiếp nhận.
Dựa vào các bậc lão thành có nhiều kinh nghiệm, uy tín như cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, các nhân vật mới nổi như: Tống Văn Công, Phạm Đình Trọng, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Huệ Chi, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thuỵ, Nguyễn Xuân Diện, Lê Hiền Đức…làm hạt nhân để liên hiệp, quy tụ, phối hợp hoạt động của các Hội Đoàn thành một liên minh thống nhất, tạo nên sức mạnh chung…chấm dứt tình trạng lẻ tẻ, rời rạc mang tính tự phát bởi sự lúng túng khi không vượt qua được những dị biệt.
Từng bước đấu tranh đòi sửa sai, thanh minh, khôi phục danh dự, quyền lợi cho các vụ án oan sai trong quá khứ như vụ Nhân Văn Giai Phẩm, vụ án xét lại chống Đảng, các vụ oan sai trong Cải Cách Ruộng Đất, Chỉnh đốn tổ chức, Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Giải quyết những tồn căn này là không thể nóng vội, nhưng không thể không làm.
Phát động đấu tranh kể cả vận động các tổ chức quốc tế cùng tham gia đòi giải phóng cho tất cả các tù nhân lương tâm, các tù nhân bị kết án sai trái vì Điều 258, Điều 88 của Bộ Luật Hình Sự vẫn còn đang bị giam giữ. Sự tồn tại của những điều này là sự vi phạm Hiến Pháp rất nghiêm trọng.
Tổ chức thăm nom, an ủi, giúp đỡ các tù nhân lương tâm đã mãn hạn tù đang sống ở các địa phương, có thông tin tuyên truyền rộng rãi.
Khuyến khích các nhà lý luận viết bài phê phán chủ nghĩa Mác – Lê, phê phán những ảo tưởng về bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Phải giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi những lý thuyết không tưởng, những tà thuyết đó đã bị thế giới văn minh vứt bỏ.


Tổ chức phê phán một cách có hệ thống các sai lầm, tội ác mà Đảng Cộng Sản đã gây ra cho dân tộc Việt Nam trong mấy chục năm qua (Từ Cải cách ruộng đất, Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, Hợp tác hoá nông nghiệp – thủ công nghiệp, Trấn áp Nhân Văn Giai Phẩm, Đàn áp vô lối cái gọi là “Xét lại chống Đảng”, quá ảo tưởng về cái gọi là “Con Đường Quá Độ”)… để nhân dân thấy được bên cạnh những thất bại không thể chối cãi như sự tụt hậu thảm hại của Việt Nam với khu vực và quốc tế, sự lệ thuộc cũng là thảm hại của Việt Nam trước Trung Quốc…thì những thắng lợi, thành công nếu có từ cách mạng tháng 8 đến nay… thì trước hết là do những truyền thống quý báu có từ ngàn đời của dân tộc đã được phát huy đúng lúc, đúng cách… là do sự hy sinh của biết bao thế hệ người Việt Nam yêu nước ở trong Đảng Cộng Sản, ngoài Đảng Cộng Sản… những ngày họ nói tiếng nói của nhân dân, lo cùng nỗi lo của nhân dân, những ngày cảm hứng Tổ Quốc thực sự được họ đặt lên trên hết. Làm sao để nhân dân ý thức được những thành tích hạn chế đạt được từ cách mạng tháng 8 đến nay hoàn toàn không phải là nhờ Mác – Lê cùng bất cứ một giáo điều ngoại lai xa lạ nào khác.


NTL: Sau những bể vỡ thê thảm về niềm tin của người dân vào cuộc chiến chống tham nhũng qua NQ 4 của ĐCS, điển hình là sự chững lại đến bất ngờ của đại án Dương Chí Dũng liên quan đến ông lớn Phạm Quý Ngọ Thứ Trưởng bộ công an, cứ như thế này thì lý thuyết về sự “TỰ VỠ” của cụ có thể trở thành hiện thực. Vậy theo cụ, cần có một kịch bản nào cho ngày đó?


LHH: Nói đến sự “Tự Vỡ” mà không nói gì đến vai trò chủ động của lực lượng tranh đấu cho xã hội Việt Nam có một chuyển đổi trọng đại là chưa hiểu hết về quá trình “Tự Vỡ”. “Tự vỡ” và những cuộc vận đông trong xã hội có liên quan hữu cơ với nhau. Theo tôi, để tránh những xáo trộn không cần thiết, rất cần có những định hướng căn bản, mà trước hết cần hướng tới các mục tiêu sau:
- Xoá bỏ sự cai trị độc tài của Đảng Cộng Sản
- Xoá bỏ điều 4 trong Hiến Pháp.
- Xoá bỏ sự cai trị của các cấp uỷ từ trung ương qua các địa phương thuộc tỉnh, thành, quận, huyện, xã, phường…
Chuyển biến căn bản trên diễn ra trong bối cảnh toàn bộ chế độ bảo hiểm xã hội như: Lương bổng, Hưu trí, phụ cấp cho mọi đối tượng trong xã hội vẫn tiến hành bình thường, không gián đoạn.
Đảng Cộng Sản trong 1 – 2 năm tới phải tự sống bằng kinh phí của đảng viên, không thể tuỳ tiện sử dụng ngân sách nhà nước.


Trường đảng trung ương nên sáp nhập với Đại học hành chính quốc gia.
- Các ban ngành của đảng nên sáp nhập vào các cơ quan tương ứng bên chính quyền.
- Các uỷ viên cấp uỷ các cấp nên chuyển sang Hội đồng nhân dân và ứng cử vào các cấp uỷ ban.
- Các cán bộ về hưu bên đảng sẽ được coi như là cán bộ về hưu của viên chức nhà nước hiện nay.
Đảng Cộng Sản trở thành một Đảng tham chính, một tổ chức thuộc xã hội dân sự thông thường.
Xã hội vẫn sẽ hoạt động bình thường, không có đàn áp, trả thù, bắtt bớ. Trong thời điểm diễn ra chuyển đổi… Quân Đội Nhân Dân VN được đặt trong tình trạng trung lập với chức năng duy nhất là bảo vệ lãnh thổ, vùng trời, vùng biển. Lực lượng công an chỉ có duy nhất nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự trong xã hội.
Tất nhiên Đảng Cộng Sản không dễ mà chấp nhận những chuyển đổi này… nhưng, nếu họ còn nghĩ tới việc đặt quyền lợi của Tổ Quốc, của Dân Tộc lên trên hết thì họ không dễ mà ngăn trở được.
NTL: Xin cám ơn cụ đã có những bầy tỏ công khai và đầy tinh thần trách nhiệm. Kính chúc cụ sức khoẻ và trường thọ. Cầu mong cho đất nước sớm có những thay đổi theo chiều hướng tiến bộ của thế giới văn minh mà cụ hằng mong muốn. Kính chào cụ./.
Hà Nội 10 – 3 – 2014.
Nguyễn Thượng Long
Nơi ở: Đường Văn La – Phường Phú La – Hà Đông – Hà Nội.
ĐT: 01652323836 & 043352166

VĂN ĐOẢN ĐỘC LẬP

VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP, MỘT BƯỚC TIẾN CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ (Kính Hòa - RFA)




Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-03-06
Sự chuyển mình của xã hội VN
Xã hội dân sự Việt nam lại có một bước tiến mới khi ngày 3/3 vừa qua một nhóm các nhà văn, nhà thơ Việt nam tuyên bố vận động thành lập Văn đoàn độc lập. Việc này sẽ có khó khăn gì hay không?
Ngày 3/3/2014 một nhóm các nhà văn, nhà thơ Việt nam ra tuyên bố tiến hành một cuộc vận động để thành lập Văn đoàn độc lập.
Theo tuyên bố này thì Văn đoàn có những việc làm cụ thể như sau:
-Đoàn kết tương trợ giữa những người viết văn tiếng Việt trong và ngoài nước;
-Tạo điều kiện nâng cao về nghề nghiệp, thúc đẩy sáng tạo cá nhân, khuyến khích đổi mới trong sáng tác và nghiên cứu phê bình văn học và ngôn ngữ;
-Bảo vệ mọi quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng, hợp pháp của hội viên, đặc biệt là quyền tự do sáng tác và công bố tác phẩm, cũng như quyền tự do tiếp cận tác phẩm văn học của mọi người.
Tuyên bố này cũng khẳng định:
 “Văn đoàn độc lập Việt Nam là một tổ chức của xã hội dân sự, ái hữu nghề nghiệp, hoàn toàn độc lập đối với mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong và ngoài nước.”

Như vậy tiếp nối những chuyển biến của xã hội dân sự trong năm 2013, đây lại là một bước tiến mới trong sự chuyển mình của xã hội Việt Nam. Nhất là khi tính chất nghề nghiệp của Văn đoàn đã vượt ra ngoài không gian “giới hạn” của internet khi những người đầu tiên tán thành cuộc vận động này là những nhà thơ, nhà văn đã và đang sáng tác, đã từng có các tác phẩm, thậm chí đoạt giải thưởng của tổ chức văn học nghệ thuật do đảng cộng sản chi phối. Và trong tương lai Văn đoàn sẽ đương đầu với cuộc sống thực ngoài không gian ảo, với những vấn đề như xuất bản, bảo vệ quyền tiếp cận văn học… như trong tuyên bố cuộc vận động đã nêu.
Anh Nguyễn Quang Thạch, người tiến hành thành công một phong trào dân sự tên gọi là Sách hóa nông thôn trong mấy năm qua cho biết:
“Trong này toàn là những cây viết có chính kiến cả, toàn là những người có tâm huyết với đất nước. Về mặt nào đó lập hội ngoài nhà nước là để định danh xã hội dân sự cho rõ ràng hơn. Những cây bút như thế mà ngồi lại với nhau thì biết đâu được là họ sẽ có những sản phẩm hay, sản phẩm tốt, tác phẩm để đời cho đất nước mình.”
Cuộc gặp của nhóm Văn đoàn Việt Nam tại Sài Gòn hồi tháng 1 năm 2014. Courtesy FB Phạm Đình Trọng.
Anh Nguyễn Quang Thạch cũng nói rằng theo anh thì việc thành lập những hội như vậy là chuyện bình thường.
Nhà thơ Bùi Chát, người có tiếng với những bài thơ không nằm trong hệ thống văn chương của nhà nước, và từng được một giải thưởng quốc tế, cũng là một thành viên trong nhóm vận động thành lập Văn đoàn độc lập. Anh cũng cho rằng nhà nước Việt Nam nên quen dần với việc thành lập những hội dân sự như vậy.
Anh nói với chúng tôi:
“Xã hội dân sự thì tốt. Thứ nhất nó tránh được cái bộ máy cồng kềnh tiêu tốn nhiều tiền thuế của dân quá. Và không hiệu quả, mà khi không hiệu quả thì sẽ sinh ra các thứ rất là tệ. Cho nên là nhà nước, chính quyền phải tập dần đi, coi sự tồn tại của nó là hiển nhiên. Và bớt sự băn khoăn về vấn đề này vì trước sau gì cũng có sự thay đổi mà.”
Gặp khó khăn?
Theo thông tin chúng tôi thu thập được thì đã có một số các thành viên tham gia vào việc vận động thành lập Văn đoàn độc lập đã được mời làm việc với cơ quan an ninh. Như vậy là sự nghi ngại về các tổ chức dân sự vẫn thường trực trong tâm trí những người cầm quyền tại Việt nam hiện nay.
Nhà văn Phạm Đình Trọng cho chúng tôi biết:
 “Tôi chắc chắn là nhà nước không muốn có những tổ chức như vậy, thành ra khi vấn đề đặt ra thì người ta cũng bối rối, những người không muốn có những tổ chức như vậy, nó thêm việc và nó thêm phiền phức ra.”
Nhà văn Phạm Đình Trọng cho biết thêm là việc thành lập Văn đoàn độc lập chỉ mới trong giai đoạn vận động. Theo ông thì sự thành lập hội đoàn như vậy, ngoài việc có trở ngại từ sự e ngại của nhà cầm quyền thì về mặt pháp lý cũng có khó khăn.
Ông nói:
“Hiến pháp cho phép việc thành lập hội, nhưng mà Luật tổ chức hội vẫn chưa có, vẫn bị treo, là do nhà nước chưa muốn các hội có tổ chức hoạt động hay sao đó.”
Nhưng nhà văn Phạm Đình Trọng vẫn ghi tên vào nhóm vận động thành lập Văn đoàn độc lập, và ông cho biết rằng nhóm vận động đang tiến hành những bước đi về pháp lý, với sự trợ giúp của luật sư để tiến hành thành lập Văn đoàn độc lập.
Việc ngành lập pháp đi theo sau những nhu cầu phát triển của xã hội là một điều hiển nhiên và bình thường. Nhưng việc đề xuất cho ra đời luật về thành lập Hội đã được nêu lên rồi bỏ đó qua nhiều lần họp Quốc hội ở Việt Nam là chuyện không bình thường.
Hai ngày sau khi văn bản Tuyên bố tiến hành cuộc vận động thành lập Văn đoàn độc lập được đưa lên mạng, tất cả các cơ quan truyền thông của đảng cầm quyền đều im lặng, không có một dòng tin nào về việc này, dù rằng những thành viên tham gia vào việc vận động này đều là những gương mặt làm nên bộ mặt của văn học Việt nam hiện nay, trên một khía cạnh nào đó họ là đại diện cho tinh thần của đất nước Việt nam trong thời điểm hiện tại.
---------------------------
Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam
Nguoi Viet    5-3-2014
BBC  4-3-2014 

TƯỞNG NĂNG TIẾN++ VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến 

– Hội Nhà Văn & Văn Đoàn Độc Lập

Posted by ttxcc6 on 30/03/2014

Rate This

Tác giả gửi Dân Luận

hsp.png
Hà Sĩ Phu
“TS Nguyễn Xuân Tụ không đơn độc. Sự an toàn của anh sẽ được mọi người có lương tri theo dõi và góp sức bảo vệ.”
Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự
Tôi vừa nhận được một món quà nho nhỏ, gửi qua đường bưu điện: Trọn bộ Chuyện Kể Năm Hai Ngàn (ấn bản đặc biệt, không bán, tái bản năm 2013) của Bùi Ngọc Tấn. Xin được trân trọng gửi lời cảm ơn đến vị ân nhân ẩn danh.
Nơi bìa sau cuốn sách, ngoài những tác phẩm chính đã xuất bản của tác giả, còn có in tựa bản thảo “những sáng tác bị công an tịch thu” (gồm ba cuốn tiều thuyết, hai tập thơ, một tập truyện ngắn, và một kịch bản phim truyện) khi họ đến bắt ông tại nhà – vào năm 1968.
Gần nửa thế kỷ qua, Hội Nhà Văn Việt Nam chưa bao giờ đặt câu hỏi về chuyện giam giữ Bùi Ngọc Tấn, và những sáng tác bị tịch thu (vĩnh viễn) kể trên. Trong bài tham luận, đọc tại thành phố Hải Phòng, vào ngày 25/11/2005, Bùi Ngọc Tấn đã kết luận bằng một “đề nghị” nhỏ:

“Vấn đề cuối cùng tôi muốn nói ở đây là ý kiến về Hội Nhà văn. Hội Nhà văn là một hội chính trị, nghề nghiệp như điều lệ Hội đã định rõ. Việc bảo vệ hội viên của mình nằm trong trách nhiệm của Hội. Giờ đây bộ tiểu thuyết Chuyện kể năm 2000 của tôi ra đời và bị thu hồi tiêu huỷ đã được hơn năm năm, một thời gian đủ để có thể thẩm định về nó.
Tôi đề nghị Hội Nhà văn đứng ra tổ chức hội thảo về quyển tiểu thuyết của tôi, để có một đánh giá chuẩn xác hơn về mặt chính trị cũng như nghệ thuật, minh oan cho một vụ án sách oan sai. Một vụ án người oan sai có thể bị lãng quên, nhưng một vụ án sách oan sai thì đời đời còn đó.”
Tuy “đề nghị” nhỏ xíu và giản dị vậy thôi nhưng rõ ràng vẫn cứ (quá) lớn đối với chức năng vô cùng khiêm tốn Hội Nhà Văn Việt Nam. Sự nhu nhược của cái hội này, cùng với thái độ ngang ngược cố hữu của nhà đương cuộc Hà Nội – phần nào – giải thích được nguyên do khiến cho tác giả Bùi Ngọc Tấn (cùng sáu mươi đồng nghiệp khác) đã đứng tên trong danh sách của những người cầm bút “Tuyên Bố Thành Lập Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam.
Xin ghi lại toàn văn để rộng đường dư luận:
Sau năm 1975, kết thúc một thời kỳ lịch sử kéo dài hơn trăm năm, đất nước cần một cuộc phục hưng dân tộc căn bản, mà nền tảng là phục hưng văn hóa. Tiếc thay công cuộc cần thiết và nghiêm trang ấy đã không diễn ra như mong đợi. Trái lại văn hóa Việt Nam ngày càng suy thoái nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị nhân bản căn cốt nhất, uy hiếp đến cả sự tồn vong của dân tộc.
Những người viết văn tiếng Việt không thể nói rằng mình hoàn toàn không có phần trách nhiệm về thực trạng đó. Một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học là thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội. Trong bước ngoặt lớn này của lịch sử, văn học Việt Nam đã không làm đúng được vai trò của mình.
Văn chương Việt Nam yếu kém có nguyên nhân chủ quan trước tiên thuộc chính người cầm bút là sự thờ ơ đối với trách nhiệm xã hội, vô cảm trước thời cuộc, quan trọng hơn nữa là thiếu độc lập tư duy, từ đó mà tự hạn chế năng lực sáng tạo. Về mặt khách quan, một xã hội như chúng ta đang có, trong đó các quyền tự do cơ bản của con người thực tế bị vi phạm trầm trọng, đương nhiên đè nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút, làm mờ nhạt và tắt lụi các tài năng. Quyền tự do sáng tác và tự do công bố tác phẩm đang là đòi hỏi sống còn của từng nhà văn và của cả nền văn học. Không có những quyền tự do tối thiểu đó thì không thể có một nền văn học đàng hoàng.
Một thể chế tổ chức đời sống văn học nặng tính quan liêu và bao cấp càng làm nặng nề thêm tình hình, đồng thời lại không tạo được mối liên kết lành mạnh giữa những người viết để nâng đỡ và thúc đẩy nhau trong công việc, hỗ trợ nhau trong khó khăn.
Trước tình cảnh kéo dài và nay đã trở nên cấp bách đó, chúng tôi, những người cầm bút ký tên dưới đây, quyết định vận động thành lập một tổ chức độc lập của các nhà văn viết bằng tiếng Việt ở trong nước và ngoài nước, lấy tên là Văn đoàn độc lập Việt Nam , với mong muốn góp phần tích cực xây dựng và phát triển một nền văn học Việt Nam đích thực, nhân bản, dân chủ, hiện đại, hội nhập với thế giới, có thể đóng vai trò tiền phong đúng như nó phải có trong sự nghiệp phục hưng văn hóa, phục hưng dân tộc mà lịch sử đang đòi hỏi.
Hoạt động của Văn đoàn độc lập Việt Nam nhằm vào những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
  • Đoàn kết tương trợ giữa những người viết văn tiếng Việt trong và ngoài nước.
  • Tạo điều kiện nâng cao về nghề nghiệp, thúc đẩy sáng tạo cá nhân, khuyến khích đổi mới trong sáng tác và nghiên cứu phê bình văn học và ngôn ngữ.
  • Bảo vệ mọi quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng, hợp pháp của hội viên, đặc biệt là quyền tự do sáng tác và công bố tác phẩm, cũng như quyền tự do tiếp cận tác phẩm văn học của mọi người.
Văn đoàn độc lập Việt Nam là một tổ chức của xã hội dân sự, ái hữu nghề nghiệp, hoàn toàn độc lập đối với mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong và ngoài nước.
Điều lệ và Chương trình hành động cụ thể của Văn đoàn sẽ được hình thành và công bố trong quá trình vận động. Mọi liên lạc xin gửi về email: nhavandoclap@gmail.com.
Hà Nội ngày 3 tháng 3 năm 2014
TM Ban vận động Nguyên Ngọc.
Sự kiện khá bất ngờ này đã được đón nhận với không ít hân hoan bởi rất nhiều người, trong cũng như ngoài nước. Phóng viên Kính Hoà, Mặc Lâm (RFA) coi đây như là “một bước tiến của xã hội dân sự” hay là một hình thức “khôi phục nền văn học tự do.” Nhà báo Nguyễn Mộng Hoài, dù đã bước vào tuổi tám mươi, chợt có cảm tưởng “mình như được trẻ lại.”
Cùng lúc, cũng có người không dấu được sự thất vọng não nề:
Sáng nay 4/3/2014 khi lên mạng thấy cái đầu để to đùng “Tuyên bố thành lập Văn Đoàn độc lập Việt Nam” trên các trang Anh Ba sàm, Bô-Xít, thì mình mừng rơn lao đầu vào đọc, đọc đi, đọc lại, đọc cả bản tiếng Anh (xem có đến nỗi tệ như bản dịch đĩa hát chào mừng 1.000 năm Thăng Long của cái Hội táp nham âm nhạc Xè-Gòn không!?) và theo dõi 61 cái tên “lừng danh” (một thời) để rồi.. …thất vọng tràn trề …:
- không có một chữ nào lên án ai? đường lối nào, nghị quyết nào đã “chuyên chính vô sản” tư tưởng tình cảm con người,
- không có một chữ nào nêu tên ai đã chỉ đạo cả ăn, ở, yêu, ghét, theo đúng lập trường đảng bảo là phải yêu, phải ghét,
- không có một chữ nào nêu tên ai đã cầm tù không án nhà văn, cấm nhà văn cầm bút, cấm phổ biến tác phẩm, …

và ai, cho đến nay vẫn đã thà chết chứ không bỏ quyền lãnh đạo toàn diện cái mặt trận tư tưởng này! Một chữ cũng không(!?)
Nghĩa là rất “có võ”, tránh hết mọi động chạm đến những bộ máy chuyên chính văn nghệ, những cá nhân vua, quan, thượng thư…… đã cấm chỉ báo chí, cấm xuất bản tự do, đã bỏ tù những ai viết sai đường lối của bất cứ một anh chị, cha căng, chú kiếc nào đó được giao chăn dắt lữ “trí thức khó bảo nhất” trong xã hội bầy đàn này!
Những câu phê phán về nguyên nhân của một nền văn học đang đi xuống hố chỉ là:
…Về mặt khách quan, một xã hội như chúng ta đang có, trong đó các quyền tự do cơ bản của con người thực tế bị vi phạm trầm trọng, đương nhiên đè nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút, làm mờ nhạt và tắt lụi các tài năng. Quyền tự do sáng tác và tự do công bố tác phẩm đang là đòi hỏi sống còn của từng nhà văn và của cả nền văn học. Không có những quyền tự do tối thiểu đó thì không thể có một nền văn học đàng hoàng.Một thể chế tổ chức đời sống văn học nặng tính quan liêu và bao cấp càng làm nặng nề thêm tình hình, đồng thời lại không tạo được mối liên kết lành mạnh giữa những người viết để nâng đỡ và thúc đẩy nhau trong công việc, hỗ trợ nhau trong khó khăn…
RỒI HẾT!
(Tô Hải – Nhật ký mở lần thứ 80: NIỀM HỨNG KHỞI CUỐI ĐỜI CỦA MÌNH ĐANG BAY BỖNG GIỮA TRỜI BỖNG…“XÌ HƠI”!)
Tôi hoàn toàn chia sẻ cái tâm cảm “bỗng xì hơi” của nhạc sĩ Tô Hải. Tuy nhiên, theo thiển ý, sự việc mới bắt đầu chứ không phải là “rồi hết” đâu.Và vạn sự khởi đầu nan. Ngôn ngữ mềm mỏng (hơi quá mức cần thiết) trong bản Tuyên Bố Thành Lập Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam hẳn đã được cân nhắc kỹ, và tất phải có lý do.
Tưởng cũng nên nhắc lại – trước đây chưa lâu, vào ngày 20 tháng 10 năm 2006 – cũng đã có một số nhân vật “Tuyên Bố Thành Lập Công Đoàn Độc Lập Việt Nam.” Số phận của họ ra sao chắc mọi người còn nhớ: hai mươi ba năm tù cho Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, và Nguyễn Tấn Hoành.
Lê Trí Tuệ thì đột nhiên “biến mất.” Theo bản tin của HRW, đọc được vào hôm 4 tháng 5 năm 2009: “Người ta nghĩ rằng công an Việt Nam đã bắt cóc ông Lê Trí Tuệ, một trong những sáng lập viên của Công đoàn Độc Lập Việt Nam. Ông Lê Trí Tuệ mất tích vào tháng Năm năm 2007 sau khi đào thoát sang Căm-Bốt để xin tị nạn. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã long trọng ghi nhận trong bản báo cáo 2008 về tình trạng nhân quyền Việt Nam rằng: ‘ông Lê Trí Tuệ hiện vẫn biệt tích… và theo một số lời đồn mật vụ của chính quyền Việt Nam đã giết ông ta.”
Không cần phải là thầy bói, ai cũng có thể đoán được trước là việc thành lập Văn Đoàn Độc Lập Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam (rồi ra) cũng sẽ khó mà thuận buồm xuôi gió. Bởi vậy, cách diễn đạt quan điểm của Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam ra sao không phải là điều quan trọng lắm. Vấn đề chính là ở thái độ của những thành viên của hội, khi phải trực diện với những lực cản (chắc chắn) sẽ xuất hiện trong tương lai gần – bằng mọi hình thức và mọi thủ đoạn, kể cả những thủ đoạn đê tiện nhất – từ nhà nước toàn trị XHCNVN.
Và mọi người không phải chờ lâu. Công Luận vừa biết đến Thư Khước Từ “Làm Việc” của ông Hà Sĩ Phu, một thành viên của Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam, với phần mở đầu như sau:
“Ngày 20-3-2014 tôi lại nhận được “Giấy mời” của cơ quan An ninh điều tra, “mời” nhưng YÊU CẦU phải có mặt đúng giờ (mời đến lần thứ 3 chắc chuyển sang Triệu tập?) . Trong hơn 20 năm nay tôi không thể nhớ được đây là “Giấy mời” lần thứ bao nhiêu nữa?
Tôi vốn không muốn kể những tai họa mà cá nhân mình phải chịu đựng, dù rất vô lý, nhưng nay tôi đã già yếu, 75 tuổi với đủ thứ bệnh tật, tôi buộc phải có thái độ dứt khoát để yêu cầu chấm dứt những phiền toái vô lý kéo dài hết năm này đến năm khác như vậy…”

giaymoi.png 
Tình trạng cá nhân của Hà Sĩ Phu, với hơn bốn trăm lần hỏi cung và làm việc với công an trong hai mươi năm qua – xem ra – còn tệ hại hơn của Bùi Ngọc Tấn hồi cuối thế kỷ trước rất nhiều. Tuy nhiên, thế kỷ trước đã qua. Thời vàng son của chuyên chính vô sản cũng đã qua luôn rồi. Thời đó mà còn không bẻ gẫy được chiếc đũa Nguyễn Xuân Tụ thì nay còn hơi sức đâu mà “vơ” nguyên nắm đũa là Văn Đoàn Độc Lập mà ông sĩ phu Bắc Hà chỉ là một thành viên.