Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday 30 June 2014

WALMART

Wal-Mart mở chiến dịch dùng hàng ‘Made in America’

27 June 2014 
 
Kalynh Ngô/Người Việt

WESTMINSTER, Calif. (NV) - Sau hơn một thập kỷ áp dụng chiến lược cạnh tranh giá bằng cách sử dụng nguồn lực nhân sự từ các nước thứ ba, đầu năm nay, Walmart đang bắt đầu vận dụng kế hoạch “Made in America,” với cam kết đầu tư $250 tỷ cho các mặt hàng được sản xuất tại Mỹ.






Wal-Mart Westminster (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
Điều này được xem như chính thức đánh dấu thời kỳ phục hưng cho nền công nghiệp Mỹ đang bắt đầu chuyển mình từ lý thuyết sang thực tế. Và đối với xã hội Mỹ nói chung, chiến lược “Made in America” của Walmart có thể nói là một trong những phương cách gia tăng công việc làm cho người dân Mỹ. Chiến lược này được Walmart thể nghiệm ở Orlando vào năm ngoái, và vào tháng Tám này, Denver là nơi thứ hai sẽ áp dụng “Made in America.”
Nhưng bên cạnh đó, đối với người Việt Nam ở Mỹ, cũng như người Việt trên toàn thế giới nói riêng, “Made in America” của Walmart còn có một ý nghĩa khác.


Từ một tháng nay, trong quận Cam, và nhất là tại Little Saigon, người dân gặp rất nhiều xe lưu thông trên đường dán sticker có dòng chữ “BOYCOTT MADE IN CHINA – BUY AMERICA MADE – SAVE AMERICA JOBS.” Đây là một trong những hoạt động của tổ chức VietUSA Hope Foundation, một tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 2013 tại California. Sticker này nằm trong chiến dịch kêu gọi không dùng hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thay vào đó, dùng sản phẩm Mỹ, để bảo vệ việc làm cho người dân Mỹ.
Và để tìm hiểu suy nghĩ của người tiêu dùng gốc Việt, chúng tôi đến Walmart Westminster, siêu thị có khá nhiều người Việt mua sắm.


“Sẽ không dùng nữa. Nếu là món ăn thì…nhịn, không ăn!!!”, chị Huệ, người phụ nữ cương quyết không dùng hàng Trung Quốc (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
Một phụ nữ còn trẻ, có lẽ chưa đến 40, dáng người nhanh nhẹn đang lấy những món hàng trong xe đẩy để lên quầy tính tiền. Nhìn thoáng qua giỏ hàng, chúng tôi thấy đó là các đồ dùng trong gia đình và thực phẩm. Biết chắc chị là người Việt Nam, chúng tôi đến làm quen, và được biết chị cùng gia đình đi Walmart mỗi tuần. “Mình ở thành phố Westminster. Mình đã có cái nhìn không tốt về Trung Quốc từ lâu rồi. Mình phản đối mạnh hàng tiêu dùng của Trung Quốc. Đi mua bất cứ món hàng nào, việc đầu tiên là nhìn xem có chữ Made in China không. Nếu có, là bỏ xuống ngay.”
Khi được hỏi nếu tìm không thấy món hàng mình cần mà không phải là Made in China thì sao? Rất cương quyết và rất thẳng thắn, chị trả lời ngay: “Sẽ không dùng nữa. Nếu là món ăn thì… nhịn, không ăn!”
Có vẻ như vẫn chưa “thỏa nỗi lòng,” chị nói thêm: “Trước đây mình mua gạo Thái Lan cho gia đình dùng, nhưng từ khi nghe nói là gạo Thái Lan cũng do Trung Quốc nhập qua, mình đã chuyển sang gạo của Mỹ, tuy mắc hơn một chút nhưng chấp nhận. Mình còn mong sao tất cả mọi nơi đều ngăn cấm không cho bán hàng xuất xứ từ Trung Quốc.”
“Tuy từng người sẽ không làm được gì to lớn, nhưng nếu tất cả chúng ta đồng lòng thì chắc chắn Trung Quốc sẽ không còn đàn áp mình được nữa. Mình rất mong muốn chúng ta, là những người đang sống trên xứ sở tự do, thì phải nói lên tiếng nói chung. Tại sao không? Người dân mình ở Việt Nam không được lên tiếng. Nhưng chúng ta được quyền nói, thì chúng ta phải nói.”
Vì không muốn trở ngại cho những người đang chờ phía sau, chị vội bước nhanh ra khỏi khu vực tính tiền. Chúng tôi chỉ kịp biết chị là Huệ.
Ngay phía sau chị Huệ là một bác lớn tuổi, chúng tôi chưa kịp mở lời thì bác đã nói ngay: “Tôi cũng tẩy chay hàng Trung Quốc. Đây, tôi đang mua xà bông dùng cho gia đình, tôi không bao giờ chọn cái nào có chữ Made in China.”
Tuy không quyết liệt như chị Huệ, một người mẹ khác, tên Nhã Trần, cũng là cư dân của Westminster thì có một suy nghĩ nhẹ nhàng hơn khi được hỏi về những sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc. Chị nói: “Riêng về thức ăn thì tuyệt đối tôi không mua, nhất là thức ăn cho con mình, tôi càng lựa chọn kỹ hơn. Đồ chơi cũng thế, vì qua truyền thông, tôi được biết những sản phẩm đồ chơi nhập từ Trung Quốc như thú bông, bong bóng nước có rất nhiều chất độc hại nên tôi không bao giờ mua. Nhưng có những loại như đồ chơi xếp hình Lego thì tôi cũng an tâm, vì tôi thấy đó là một hãng có tên tuổi.”


Hai mẹ con chị Nhã, người tin rằng “không hàng Trung Quốc là một cách để chúng ta phản ứng” (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
Khi chúng tôi nói cho chị nghe về dự án “Made in America” của Walmart, chị rất phấn khởi: “Nếu như thế thì chúng ta không phải lo ngại nữa. Mong sao những vật dụng nhỏ hàng ngày trong gia đình cũng sẽ được sản xuất ở Mỹ. Tuy tôi không biết gì nhiều về các chuyện lớn, nhưng tôi cũng nghĩ rằng nếu tất cả chúng ta không dùng hàng Trung Quốc nữa thì đó cũng là một cách để chúng ta phản ứng.”
Chúng tôi hiểu “chuyện lớn” mà người mẹ này muốn nói đến ở đây là gì. Cũng lại là hình ảnh một người phụ nữ nhỏ bé, nhưng niềm tin và tinh thần của chị đã vượt ra khỏi giới hạn “chân yếu tay mềm” dành cho người phụ nữ.
Với kế hoạch “Made in America” của Walmart, chắc chắn trong tương lai không xa, những khách hàng như chị Nhã sẽ không chỉ là “cũng an tâm” thôi. Họ sẽ có niềm tin tuyệt đối vào món hàng mình mua, vì lúc đó trên bao bì của Lego không còn là Made in China.
Có thể nói, tâm lý “không dùng hàng Made in China” hơn bao giờ hết, ngay lúc này có thể ví như một một con tàu lớn đang lướt nhanh cùng chiều gió, trên đó có rất nhiều cộng đồng người Việt ở Mỹ đang cùng chung một tâm nguyệm, từ một người dân thường, nam, nữ, cho đến những người xuất gia.
Ni cô Diệu Hạnh, một người xuất gia từ nhỏ, hiện đang tu ở tịnh thất Garden Grove cho biết: “Mình quá bé nhỏ để nói về việc chính trị. Điều ni cô quan tâm và lo lắng nhất là sức khỏe của chúng sinh. Ngay cả đồ chơi cho trẻ con cũng có những chất độc hại. Thực phẩm cho con người thì không được đảm bảo, dễ gây ra bệnh.”

Thế nhưng, đó không phải là quan điểm chung của những người thường xuyên mua sắm ở Walmart. Điều này cũng là một vấn đề tự nhiên, tâm lý con người thường không chọn lựa những gì khác khi mà “cái có trong hiện tại vẫn còn chấp nhận được.”
Đó là sự chọn lựa của cô Hương Lê dành cho những mặt hàng tiêu dùng trong gia đình. Đối với cô, nếu món hàng đó sử dụng được, và không yêu cầu phải đáp ứng một chất lượng tối ưu, thì cô vẫn dùng sản phẩm Made in China. Một điều đơn giản, giá rẻ, và chất lượng chấp nhận được. “Tôi vẫn thường mua hàng ở dollar store, hoặc 99 cent. Những món hàng đó phần nhiều là nhập từ Trung Quốc. Tôi biết hàng Trung Quốc thì chất lượng kém, nhưng vì yêu cầu dành cho món hàng đó không cao, nên tôi nghĩ mình không cần bỏ ra chi phí cao hơn để mua món hàng đó từ những thương hiệu khác của Mỹ.”
***
Walmart, một trong những siêu thị bán lẻ lớn nhất nước Mỹ, là địa chỉ mua sắm thường xuyên của người dân Hoa Kỳ, trong đó, đương nhiên, người Việt Nam chiếm một số lượng không nhỏ. Wal-Mart cung cấp đủ loại mặt hàng, từ sản phẩm tiêu dùng cho đến thực phẩm ăn uống. Những sản phẩm đó, hơn mười năm qua, được sản xuất chủ yếu từ Trung Quốc. Chính do đó, giá cả của những sản phẩm này dễ dàng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Thế nhưng, một lần nữa, chiến lược “Made in America” tự nhiên trở thành sự hỗ trợ cho người Việt Nam chúng ta trong bối cảnh hiện tại của nước nhà.

BÙI BẢO TRÚC ** QUẢ ĐẠI PHÁO CUỐI CÙNG

Quả đại pháo cuối cùng
Bùi Bảo Trúc

Ông là một cựu quân nhân thuộc pháo binh biệt động quân (Liên Ðoàn 9) quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Trong bức hình chụp gia đình còn giữ, ông mặc một chiếc jacket da màu nâu, không phải là quân phục biệt động quân nên không rõ ông cấp bậc ra sao. Nhưng theo bản cáo phó, thì ông là một hạ sĩ quan pháo binh. Ông ra đời tại Huế năm 1942. Như vậy, khi ra đi, ông đã qua được cái tuổi cổ lai hy được một năm.

Ông quyết định cho sự ra đi ấy sau khi dặn dò bà ngoại của mấy đứa cháu coi chừng mấy đứa cháu còn bé. Ông nói với bà câu cuối rằng, “Tôi đi nghe.”
 
unnamed

Rồi ông đi sáng Thứ Sáu, 20 tháng 6. Ông cầm theo một chiếc thùng nhựa màu đỏ đựng mấy lít xăng. Ông đến trước một bức tường ở lối vào khu chúng cư Silver Lake, tự tưới xăng lên người rồi châm lửa. Lúc ấy là đúng 11 giờ 15 sáng. Hai người Mỹ tình cờ đi qua trông thấy đã chạy lại tìm cách dập tắt ngọn lửa đang bốc cháy dữ dội. Ông nói bằng tiếng Anh với họ: “I want to die. Let me die.” Hai người dùng nước đổ lên người ông và dùng một tấm vải cố dập ngọn lửa. Nhưng ông đã bị phỏng rất nặng. Trực thăng đưa ông vào bệnh viện Tampa, ba ngày sau thì ông qua đời lúc 6 giờ sáng Thứ Hai, 23 tháng 6.

Một tấm bìa có bút tự của ông nguyên văn: “Hai Yang 981 phải rời khỏi V-N hải phận. Anh hùng tử, chí hùng nào tử.” Ông ký tên ở dưới: Thu Hoàng.

Hai Yang 981 là giàn khoan Hải Dương số 981 mà Bắc kinh đã ngang ngược kéo tới vùng biển của Việt Nam hôm 1 tháng 5. Ông Hoàng Thu đã đi như lời cuối ông dặn dò bà ngoại các cháu.

Câu từ biệt mà ông đã nói nhiều lần với bà khi còn là người lính pháo binh biệt động quân trước những chuyến hành quân thời còn trẻ, thì lần này, sáng Thứ Sáu, 20 tháng 6, lại là lời chào vĩnh biệt ông gửi bà.

Ông biết ông không làm gì hơn được trong vụ giàn khoan Hải Dương.
Người lính già ấy không còn khẩu 150 ly, hay khẩu 155 ly, hay khẩu 175 ly mà ông đã từng có thời vào sinh ra tử với chúng ngoài chiến trường. Ông đã phải giã từ những cỗ đại pháo yêu quí ấy từ tháng 5 năm 1975.

Ông đem gia đình chạy từ Huế vào Sài Gòn, rồi bị đưa đi kinh tế mới ở Ðồng Xoài, một địa danh mà những năm trong quân ngũ cũng đã có lần ông đi qua. Người lính già ấy đã phải làm tất cả những gì có thể làm được bằng sức chân tay để sống, cho tới năm 2008, tức là 33 năm sau ông mới đến nước Mỹ để bắt đầu một đời sống mới. Ông và bà đến sống với gia đình con gái ở Tampa, Florida.

Nhưng không một ngày nào ông không nghĩ tới miền Nam mà ông đã phải bỏ đi vì không thể tiếp tục ở lại trên chính đất nước của mình nữa. Ông rời đất nước nhưng đất nước vẫn là đất nước, vẫn là quê hương của ông. Ðất nước ấy không thể để mất vào tay bọn giặc phương Bắc suốt mấy ngàn năm qua không một lúc nào ngưng dòm ngó đất nước Việt Nam.

Ông không còn trong tay những khẩu đại pháo của những năm chinh chiến nữa. Ông cũng không còn có thể có mặt trên chiếc HQ 10 bên dàn đại pháo để bắn đi những quả đạn cuối cùng trước khi cùng ở lại tầu chết cùng với Thiếu Tá Ngụy Văn Thà và các chiến sĩ hải quân khác hôm 17 tháng 1 năm 1975.

Người lính già Hoàng Thu đã chết ở Florida. Nhưng thực ra, ông đã chết ở Hoàng Sa cùng với những người lính hải quân trên hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10.

Tuy thế, ông lại không chết trong lòng của những người Việt.

Ông đã bắn được quả đạn cuối cùng từ khẩu đại pháo mà ông vẫn có bên mình từ khi nó im tiếng sau tháng 4 năm 1975. Quả đạn đại pháo đã bắn trực xạ vào bọn cướp biển Bắc Kinh.

Cái giàn khoan Hải Dương 981 vẫn còn ở nguyên chỗ cũ. Lại mới có thêm một cái khác đang được kéo vào vùng biển Việt Nam. Có thể hai cái khác cũng sắp được đưa tới gần đó. Việc ông làm không ngăn được những chuyện ngang ngược bất hợp pháp của bọn hải tặc phương Bắc. Ông cũng biết rất rõ điều đó.

Nhưng không phải vì thế mà ông không chọn lấy cho ông cách ra đi như ông đã làm. Việc ông làm có thể là nhỏ, nhỏ vì không đuổi được nhưng chiếc tầu của cướp biển, nhưng không vì việc đó nhỏ mà không làm cũng như không phải thấy việc ác nhỏ mà không tránh.

Quả đạn được bắn đi làm bùng lên ngọn lửa được xác thân của ông làm cháy lên rừng rực.

Vĩnh biệt ông. Ông đã ra đi như một người lính anh dũng bảo vệ quê hương Việt Nam.

Tuesday 24 June 2014

TRỌNG NGHĨA PHỎNG VẤN BÀ VALÉRIE NIQUET

Căng thẳng ở Biển Đông thể hiện sự mong manh của chế độ Trung Quốc

Tàu tuần dương Trung Quốc (màu trắng) cản mũi tàu cảnh sát biển Việt Nam trong vùng biển của Việt Nam (ảnh chụp ngày 14/05/2014)
Tàu tuần dương Trung Quốc (màu trắng) cản mũi tàu cảnh sát biển Việt Nam trong vùng biển của Việt Nam (ảnh chụp ngày 14/05/2014)
REUTERS

Trọng Nghĩa
Trung Quốc trong thời gian gần đây đã gây căng thẳng với hầu hết các láng giềng, từ Nhật Bản cho đến Việt Nam, Philippines. Trả lời nhật báo Công giáo La Croix ngày 16/06/2014, chuyên gia Pháp Valérie Niquet, đứng đầu bộ phận châu Á của Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược FRS (Fondation pour la Recherche stratégique) nhận định : Chế độ Bắc Kinh - bị suy yếu từ bên trong - đã sử dụng chủ nghĩa dân tộc và tham vọng bá quyền trên biển để lấy lại tính chính đáng. Chiến lược này, theo bà, không phải là không có rủi ro.

Sau đây là toàn văn bài phỏng vấn :
La Croix : Yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông có chính đáng hay không ?
Valérie Niquet : Vấn đề chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc tại Biển Đông hay biển Hoa Đông đã được không chỉ các nước láng giềng của Bắc Kinh (Việt Nam, Philippines,Nhật Bản) mà cả cộng đồng quốc tế nêu lên bởi vì Trung Quốc chỉ đơn thuần giải thích các tuyên bố chủ quyền của họ bằng nguyên nhân lịch sử.
Lập luận của Trung Quốc là gì ? Là kể từ thời Hán - hơn hai thế kỷ trước Công nguyên - các thủy thủ Trung Quốc đã nhận biết khu vực này, và trên cơ sở đó Bắc Kinh đòi chủ quyền trên toàn bộ biển bao quanh Trung Quốc. Nếu như vậy, thì Hy Lạp cũng có thể đòi chủ quyền trên toàn bộ biển Địa Trung Hải...
Vấn đề thứ hai là những tuyên bố chủ quyền khá mới mẻ đó lại không được Trung Quốc xác định rõ ràng như Philippines và Việt Nam đã yêu cầu. Ngày nay, Bắc Kinh dựa trên một đường chín đoạn đã được chính quyền Trung Hoa vẽ ra một cách thô thiển và nhanh chóng vào năm 1948, để đòi chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông.
Nhưng người ta không biết là Trung Quốc đòi chủ quyền trên các đảo với các khu vực đặc quyền kinh tế và lãnh hải xung quanh hay là họ muốn toàn bộ Biển Đông mà không dựa vào một vùng lãnh thổ cụ thể nào.
La Croix : Các hành động của Trung Quốc - sự hiện diện của các tàu tuần duyên, việc cắm các giàn khoan dầu... - có thể gây nên hay không một cuộc chiến tranh cục bộ hay rộng lớn hơn, lôi kéo Nhật Bản và Hoa Kỳ nhập cuộc ?
Valérie Niquet : Kể từ cuối những năm 2000 và cuộc khủng hoảng kinh tế, Bắc Kinh đã thay đổi chiến lược trên Biển Đông và quyết định thử sức phản ứng và quyết tâm đáp trả của các nước láng giềng và Hoa Kỳ. Mục tiêu của Trung Quốc là tạo ra một tình huống để phân tích quan hệ quyền lực trong khu vực chứ không phải là một cộng đồng quốc tế được tổ chức hài hòa.
Phải đối mặt với chiến lược thử sức đó, các nền dân chủ như Nhật Bản hay Hoa Kỳ không muốn Trung Quốc đi quá xa, nhưng cũng không sẵn sàng lao vào một cuộc xung đột trực diện Bắc Kinh. Nhưng nguy cơ sự cố đáng tiếc xảy ra không phải là không có : Từ đầu năm đến nay, tại Biển Hoa Đông, Nhật Bản đã cho phi cơ cất cánh hơn 400 lần do các sự cố với Trung Quốc.
Tại Biển Đông, tình hình khác hơn, và có thể xấu đi một cách nhanh chóng. Ở đó, Bắc Kinh đang phải đối mặt với các quốc gia kém dân chủ hơn, chẳng hạn như Việt Nam. Khi Trung Quốc hạ đặt một giàn khoan dầu ở vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, chúng ta không nên quên là nhiều cuộc biểu tình bạo động nhắm vào các cơ sở của Trung Quốc hay Đài Loan đã xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam vào tháng trước.
Trung Quốc hiện nay như đang cho rằng họ ở một thế mạnh và có thể đẩy quân cờ của mình về phía trước. Ta hoàn toàn có thể lo ngại rằng đó là một tính toán sai lầm và cuối cùng Trung Quốc sẽ phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ Việt Nam, Nhật Bản hay Hoa Kỳ.
La Croix : Giới hạn mà Trung Quốc không được vượt quá là gì ?
Valérie Niquet : Tại vùng Biển Đông, rất khó mà xác định điều này. Trung Quốc từ lâu đã hiện diện trên quần đảo Hoàng Sa. Và Hoa Kỳ, dù đã tăng cường sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực với Philippines, Malaysia và Việt Nam, nhưng chưa sẵn sàng đối đầu với Bắc Kinh để bảo vệ hai hoặc ba hòn đảo do Manila và Hà Nội tuyên bố chủ quyền.
Một trong những lằn ranh mà Mỹ đã đề cập đến trong vấn đề Biển Đông là việc Bắc Kinh thiết lập một vùng nhận dạng phòng không như họ đã làm tại vùng Biển Hoa Đông.
Ngược lại, ở trên Biển Hoa Đông, Bắc Kinh sẽ vượt quá giới hạn nếu dùng võ lực chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản quản lý. Điều đó sẽ dẫn đến một phản ứng từ phía Hoa Kỳ. Chỉ mới gần đây thôi, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn tuyên bố rằng quần đảo đó được che chở bằng thỏa thuận quân sự giữa Washington với Tokyo.
La Croix : Những mối căng thẳng đó liệu có cơ may giảm bớt hay không ?
Valérie Niquet : Tình hình chỉ có thể thay đổi với sự chuyển biến của chính quyền Trung Quốc. Thật vậy, chế độ Bắc Kinh dù mở cửa về kinh tế, nhưng vẫn kiểm soát chặt chẽ về chính trị. Và ngày nay nó xây dựng tính chính đáng trên nền tảng chủ nghĩa đân tộc, điều được gọi là thực hiện giấc mơ về một nước Trung Quốc được phục hưng.
Những tham vọng về một nước lớn đó dùng để bảo vệ tính chính đáng của Đảng Cộng sản giải thích tại sao Trung Quốc rất hung hăng với các láng giềng sát cạnh mình, để cố gắng áp đặt mình vào vị trí một cường quốc không thể tranh cãi và lãnh đạo châu Á.
Các vấn đề tài nguyên, lãnh thổ, năng lượng và thủy sản chỉ là cái cớ. Chúng ta đang phải đối mặt với một cường quốc bị suy yếu từ bên trong và dựa trên chủ nghĩa dân tộc và tham vọng bành trướng để tìm lại tính chính đáng của mình.

Bà Valérie Niquet, Chuyên gia Pháp về Châu Á
 24/06/2014
More
 
 

CHỨNG TÍCH HOÀNG SA

Học giả quốc tế ấn tượng mạnh trước chứng cứ chủ quyền Hoàng Sa của VN

Một trong những tư liệu gây ấn tượng là bản sao giấy chứng sinh của bà Mai Kim Quy sinh năm 1939 tại đảo Pattle (Hoàng Sa) do phái đoàn của Cộng hòa Pháp thuộc nước An Nam tại đảo Hoàng Sa (thuộc quần đảo Hoàng Sa) cấp.
Các học giả, nhà nghiên cứu quốc tế đến Đà Nẵng tham dự hội thảo “Hoàng Sa – Trường Sa: Sự thật lịch sử” đã ấn tượng mạnh khi xem triển lãm “Hoàng Sa – Trường Sa: Phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam”.
Sáng 21/6, các đại biểu trong và ngoài nước dự hội thảo quốc tế “Hoàng Sa – Trường Sa: Sự thật lịch sử” đã cùng tham dự khai mạc triển lãm “ Hoàng Sa – Trường Sa: phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam” do Bảo tàng Đà Nẵng phối hợp với Đại học Đà Nẵng, trường Đại học Phạm Văn Đồng và Hội Khoa học lịch sử Đà Nẵng tổ chức.
alt
Cắt băng khai trương cuộc triển lãm “Hoàng Sa – Trường Sa: Phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam” (Ảnh: HC)


Hơn 200 bản đồ, tư liệu, hình ảnh, hiện vật và 04 cuốn Atlas đã được đưa ra trưng bày tại cuộc triển lãm lần này. Trong đó có nhiều tư liệu, hiện vật lần đầu tiên được công bố, là những bằng chứng lịch sử khẳng định Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách hòa bình, liên tục từ nhiều thế kỷ nay.
Đây là khối lượng lớn các tư liệu có giá trị lịch sử, pháp lý cao, chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa do các tổ chức, cá nhân Việt Nam ở trong nước và ngoài nước sưu tầm, tập hợp gửi về nước để góp phần đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc Việt Nam.
Ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng nhấn mạnh, đây là sự kiện hết sức có ý nghĩa, bởi đây là lần đầu tiên một cuộc triển lãm về những bằng chứng lịch sử và pháp lý khẳng định Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách hòa bình, liên tục từ nhiều thế kỷ nay được đón hàng chục người xem là các học giả, nhà nghiên cứu quốc tế với những nhìn nhận khách quan, đầy lương tri và trách nhiệm khoa học.
“Theo tôi, riêng sự có mặt của đông đảo các học giả, các nhà nghiên cứu quốc tế ở triển lãm lần này cũng đã là một nội dung sống động và đầy thuyết phục góp phần khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là phần lãnh thổ không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam” – ông Bùi Văn Tiếng nhấn mạnh.

alt
Ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng mở tấm bản đồ Việt Nam cỡ lớn được đặt trước cửa phòng triển lãm


Ông cho rằng, ý nghĩa của cuộc triển lãm lần này còn thể hiện ở thời điểm tổ chức – “thời điểm mà Đà Nẵng một lần nữa lại đang ở trên tuyến đầu Tổ quốc” - khi ngày khai mạc triển lãm cũng là ngày thứ 52 từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, nhằm hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò” sai trái của họ.
“Tôi hy vọng triển lãm lần này không chỉ góp phần vào cuộc đấu tranh ngoại giao và pháp lý để yêu cầu Trung Quốc phải rút ngay không điều kiện giàn khoan Hải dương 981 – và có khả năng sẽ tiếp tục là giàn khoan Nam Hải 09 – cùng các tàu vũ trang, tàu hộ tống quân sự ra khỏi vùng biển Việt Nam, mà còn góp phần vào việc tranh luận học thuật nhằm vạch trần, bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” và rộng hơn là ý đồ của nhà cầm quyền Trung Nam Hải muốn độc chiếm hầu như toàn bộ biển Đông cả về tài nguyên lẫn tự do hàng hải!” – ông Bùi Văn Tiếng bày tỏ.

alt
Các học giả, các nhà nghiên cứu quốc tế...

Sau khi xem triển lãm, ông Andreas Menras Hồ Cương Quyết, tác giả phim “Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát” nhận xét, cuộc triển lãm đã trưng bày những tư liệu rất có giá trị cả về mặt lịch sử và pháp lý khẳng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo ông, các đại biểu đến với hội thảo quốc tế “Hoàng Sa – Trường Sa: Sự thật lịch sử” cũng như đến với cuộc triển lãm lần này đều là những người có trình độ rất cao.
“Đó là những chuyên gia nổi tiếng, nắm chắc vấn đề. Họ là những nhà nghiên cứu trung lập, độc lập nhưng đều tỏ ý ủng hộ chính nghĩa của Việt Nam và sẽ tiếp tục nghiên cứu để công lý, luật pháp có thể được tôn trọng. Và nếu luật pháp quốc tế được tôn trọng thì Việt Nam sẽ có lợi vì Trung Quốc có nghĩa vụ phải thực hiện theo công pháp quốc tế.

alt
ký tên lên tấm bản đồ thể hiện sự ủng hộ, công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa


Qua tiếp xúc với họ, tôi đã học rất nhiều điều chưa biết về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, đặc biệt là vấn đề pháp lý từ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trên vùng biển Việt Nam. Tôi đã đặt quan hệ với nhiều chuyên gia quốc tế để tiếp tục liên lạc, nghiên cứu chung với nhau. Đây là một cơ hội đoàn kết để quốc tế có thể ủng hộ Việt Nam một cách hiệu quả!” - ông Andreas Menras Hồ Cương Quyết nói.
GS Erik Franckx (Đại học Tự do Brussel - Bỉ; thành viên Tòa trọng tài thường trực) nhận định: “Không chỉ những bản đồ ở đây có giá trị quan trọng mà cuộc trưng bày này còn chứng tỏ sự quan tâm của nhân dân và nhà nước Việt Nam về vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Chỉ riêng bản thân điều đó cũng đã phần nào có giá trị pháp lý!”.

alt
TS Nguyễn Nhã ghi vào sổ lưu niệm của Bảo tàng Đà Nẵng những cảm tưởng sau khi xem triển lãm


Trong khi đó, TS Nguyễn Nhã ghi vào sổ lưu niệm của Bảo tàng Đà Nẵng:: “Tôi rất ấn tượng về sự đầy đủ, phong phú tại triển lãm lần này, nhất là các văn bản nhà nước rất quan trọng về mặt pháp lý quốc tế để đấu tranh đòi chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và giữ vững Trường Sa. Tôi rất mong các trường học từ phổ thông đến cao đẳng, đại học tổ chức cho HS-SV tham quan cuộc triển lãm này, bởi nó là chất men làm tăng thêm lòng yêu nước và quyết tâm xây dựng đất nước thành cường quốc biển trong tương lai”.
Dưới đây là những hình ảnh đặc biệt PV Infonet ghi nhận được tại cuộc triển lãm:

alt
Trong khi chờ đợi giờ khai mạc, họ đã sôi nổi trao đổi với nhau về nội dung cuộc triển lãm
alt
TS sử học Trần Đức Anh Sơn (trái) cung cấp cho các đại biểu những thông tin ban đầu về cuộc triển lãm
alt

Nhiều người tỏ ra rất ấn tượng và ghi lại tư liệu đặc biệt được trưng bày dưới chân tượng danh tướng Nguyễn Tri Phương, ngay ở cổng vào di tích Thành Điện Hải...
alt


Đó là bản sao (làm tại đảo Pattle, tức Hoàng Sa, ngày 28/6/1940) giấy chứng sinh số 666 của bà Mai Kim Quy (con ông Mai Xuân Tập, nhân viên khí tượng, và bà Nguyễn Thị Thắng, nội trợ), sinh lúc 15h ngày 7/12/1939 tại đảo Pattle (Hoàng Sa) do phái đoàn của Cộng hòa Pháp thuộc nước An Nam tại đảo Hoàng Sa (thuộc quần đảo Hoàng Sa) cấp, với hai người làm chứng trên đảo là Nguyễn Tăng Chuẩn (bác sĩ Đông Dương) và Đỗ Đức Mùi (Giám đốc Đài phát thanh).

alt

Andreas Menras Hồ Cương Quyết, tác giả phim “Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát” cảm ơn TS Trần Đức Anh Sơn vì đã được chứng kiến một tư liệu cho thấy không chỉ có người Việt Nam được cử ra Hoàng Sa thực thi công vụ mà còn có cả những người Việt Nam được sinh ra ngay trên quần đảo này. Đây là những bằng chứng vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị pháp lý góp phần khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam!

alt

Các vị khách quốc tế chăm chút xem bản đồ do Thủ tướng Vương quốc Hà Lan MARKRUTTE tặng Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (29/9/2011)



alt
alt
alt
alt
alt
alt

Monday 23 June 2014

VIỆT TÂN


Câu chuyện có thật về một đứa trẻ
Tức hiện tượng người chết 15 năm mới cho chết, kẻ sinh ra sau 22 năm mới cho mở mắt.
 
  ĐỖ HOÀNG GIA

Mấy chục năm qua, đã có hàng ngàn người viết nói về MT, tiền thân của Việt Tân. Ðầy đủ thông tin với bằng chứng sống, cụ thể chi tiết về thời gian, không gian và những kết luận có giá trị thuyết phục. Có một thời gian dài tổ chức này gắn liền với một món ăn truyền thống dân giã là “phở”. Phở kháng chiến. Thực ra, trước là phở họ đã là ma rồi. Kháng chiến ma. Song song với ma, họ lại được ưu ái gắn thêm một thương hiệu gangster truyền thống của dân Ý vùng Sicily là “mafia”. Kháng chiến mafia

 Ðỗ Hoàng Gia

Trên diễn đàn, có một vị hỏi rằng: trên đời này, có ai sinh ra mà mãi 22 năm sau mới mở mắt ?
Thưa có. Ðó là tổ chức kinh doanh chính trị Việt Tân. Ðẻ ra trong hoang tưởng để rồi 22 năm sau, biết mở mắt chào đời. Một thứ quái thai thời đại. Quái nhân này không phải là sản phẩm âm phủ của giới thày bói hay cô đồng nhưng nó lại là sản phẩm của một số lái buôn chính trị chuyên nghiệp bằng chiêu bài yêu nước, mà mức độ gian manh chỉ đứng sau tập đoàn Cộng sản trong nước. Quý ông, quý bà ở hải ngoại, ai cũng biết rồi. Nói mãi. Có khi nhàm. Nhưng hôm nay, cần thiết phải nói thêm.
Từ ma đến phở
Mấy chục năm qua, đã có hàng ngàn người viết nói về MT, tiền thân của Việt Tân. Ðầy đủ thông tin với bằng chứng sống, cụ thể chi tiết về thời gian, không gian và những kết luận có giá trị thuyết phục. Có một thời gian dài tổ chức này gắn liền với một món ăn truyền thống dân giã là “phở”. Phở kháng chiến. Thực ra, trước là phở họ đã là ma rồi. Kháng chiến ma. Song song với ma, họ lại được ưu ái gắn thêm một thương hiệu gangster truyền thống của dân Ý vùng Sicily là “mafia”. Kháng chiến mafia.

Mọi người có thể dễ dàng tìm thấy thông tin ba chiều về “tội ác và trò bịp bợm” của tổ chức này trong hồi ký Một Ðời Người của cụ Nguyễn Ngọc Lũy, hồi ký Trả Ta Sông Núi của ông Phạm văn Liễu, cuốn mini bách khoa, Lột Mặt Nạ MTQGTNGPVN của Ls Hoàng Duy Hùng. Cuốn Di Sản của nhà văn Nguyễn Ðạt Thịnh xuất bản vào năm 1986 nói về đề đốc Kịch và đại tá Cớm và hậu truyện. Nỗi lòng cay đắng qua Dòng Tâm Tư Nước Mắt và Thư ngỏ công bố tội ác MT của anh Phạm Văn Thành tháng tháng 5-1999. Các bài báo của cụ Nguyễn Duy Xuyên, Ts Vũ Ngự Chiêu, Ls. Nguyễn Văn Chức, Gs Cao Thế Dung, nhà văn Ðào Vũ Anh Hùng, nhà văn Ðại Dương& các nhà báo Tú Rua, Tú Gàn, Lão Móc, Thế Phương, Kim Âu Hà văn Sơn, thi sĩ Hồ Công Tâm...

Không biết bao nhiêu mẩu tin chiến sự quốc nội, Mặt Trận HCM đánh nhau với bộ đội Việt cộng cấp đại đội, tiểu đoàn& trên tờ Kháng Chiến và đài phát thanh Kháng Chiến. Mặt Trận luôn toàn thắng, thỉnh thoảng chỉ để lại vài vết máu và thu được vài khẩu súng AK47&cho đến khi không còn kiếm ăn được nữa, bèn tập trung lực lượng vào mặt trận Phở, thì ngưng hẳn tiếng súng.
Tại sao quái thai này được cho mở mắt vào năm 22 tuổi ?
Thực ra, như đã nói ở trên, vì là sản phẩm hoang tưởng, nên nó không có tuổi thì đúng hơn.

Nếu ra đời từ năm 1982, nó phải chết ngay. Hoàn cảnh người Việt hải ngoại và bối cảnh sinh hoạt chính trị lúc bấy giờ mà lập ra tổ chức canh tân thì quả là người có óc vượn. Chủ nhân của Việt Tân tại long trọng khai sinh cho nó 22 tuổi, thực ra họ muốn dọn đường để được chia sẻ quyền lực.

“Riêng đảng Việt Tân, chúng tôi long trọng khẳng định là những đảng viên Việt Tân, trong điều kiện và hoàn cảnh của mình, sẵn sàng đặt dưới sự lãnh đạo của lực lượng, tổ chức khác đang chủ động tiến hành những chương trình kế hoạch cụ thể có lợi cho công cuộc đấu tranh chung” ( Phát biểu của ông Nguyễn Ngọc Ðức, Chuơng trình hành động).

Tổ chức khác là tổ chức nào ? Trong nuớc, có đảng cộng sản Việt Nam. Tổ chức này hiện nay đang nắm quyền lực. Họ có súng đạn. Có nhà tù. Có sức mạnh tiền bạc. Tạm thời là chủ nhân ông của một quốc gia có chủ quyền.
Ờ hải ngoại, có ai ? Có rất nhiều tổ chức, đại đa nguyên thành ra vô tổ chức. Có thể phân chia ra nhiều loại nhưng không thể thống kê cho hết được. Thí dụ như có tổ chức gọn nhẹ gồm vài chính khứa ăn không ngồi rồi, bàn chuyện đấu tranh bên ly cà phê đen.

Có vài ba tổ chức chính trị nghiêm túc, có lịch sử đấu tranh ngoan cường nhưng hậu duệ lại chia năm xẻ bảy, chạy sau bánh xe lịch sử, thỉnh thoảng chỉ còn đủ sức tung ra vài ba quyết định khai trừ nhau và vài ba nhận định, kiến nghị gửi vào cõi hư không.
Có rất ít tổ chức đứng đắn, có mục tiêu đấu tranh tiến bộ và dự án chính trị có sức thuyết phục cao, nhưng thiếu yếu tố quần chúng. Ðây là những tập hợp dân chủ đối trọng, đặc biệt cần thiết cho việc vận dụng đấu tranh dân chủ hiện nay mà cả trong tương lai. Bởi họ có mục tiêu đấu tranh tiến bộ, dân chủ đa nguyên và chống lại sự ngu dân, nghèo đói, áp bức, độc tài, bất công, phân hoá.

Màu sắc cải lương nhất hiện nay là đảng Dân Tộc Việt Nam của thủ tướng Nguyễn Hữu Chánh. Họ có cương lĩnh hẳn hoi như cứu nước, ổn định và xây dựng nước dù nhiều người ái mộ cho họ là đoàn cải lương tân cổ. Dù gì họ cũng là một thực thể, hiện hữu trong giòng sinh hoạt chính trị đa nguyên.

Vậy có hai khả năng đảng kinh doanh chính trị Việt Tân sẽ “sẵn sàng đặt dưới sự lãnh đạo”. Một là, chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam của đảng Cộng Sản Việt Nam. Hai là, chính phủ Lâm Thời Việt Nam Tự Do của đảng Dân Tộc Việt Nam.

Nói một cách giản dị, tổng bí thư Lý sẽ sẵn sàng đặt dưới sự lãnh đạo của tổng bí thư Nông hay tổng bí thư Nguyễn ? Theo nguyên tắc kinh doanh sơ đẳng, không ai dại gì bắt tay với người đã hay sắp phá sản, tức ông Chánh. Trái lại ông Chánh không khoái bắt tay ông Lý. Cả hai ông tổng bí thư ở hải ngoại thích bắt tay với kẻ vừa có tiền và có quyền.

Có thể nói rằng sự hé mắt của bé 22 tuổi ngày 19.09.2004 là một hưởng ứng gián tiếp nhưng tích cực nhất đối với nghị quyết 36 của đảng CS qua con đường chia sẻ quyền lực. Chế độ cộng sàn Việt Nam đã và đang biến chất, hình thành một giai tầng thống trị với đặc quyền đặc lợi và bên dưới, đại đa số nguời dân bị trị, thấp cổ bé miệng. 

Không có chế độ nào trên trái đất này tồn tại “muôn năm” được. Vấn đề là hai tay lái buôn có tin nhau hay không lại là chuyện khác.
Nhưng ông Lý lại khẳng định tuyên bố: không chủ trương nắm quyền. Vậy ông Lý và công ty Việt Tân muốn nắm gì?

Lần nữa, ông Lý lộ rõ bản chất lái buôn chính trị. Một tổ chức đấu tranh chính trị chuyên chính, tức khác với tài tử, phải hướng đến chuyện nắm cho đuợc quyền lực để thực hiện đường lối chính trị xã hội của tổ chức mình. Nhóm Việt Tân muốn làm chuyện canh tân đất nước mà không chủ trương nắm quyền, thì họ chỉ là tổ chức kinh doanh chính trị đơn thuần. Việc đấu tranh mà không nắm quyển lực mới là chuyện không bình thường. Họ tranh đấu và canh tân cho ai ?

Tờ Thông Luận số 185 tháng 10/2004 có đăng nhận xét của ông Nguyễn Văn Huy về chuyện khai tử MT và ra đời Việt Tân. Ông Huy có đưa ra vấn nạn, việc “ra mắt Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Ðảng và giải thể Mặt Trận Hoàng Cơ Minh là có mục đích xí xóa những tai tiếng của mặt trận”?

Ðiều này đúng nhưng chưa đủ. Ngoài mục đích chính chia sẻ quyền lực theo nghị quyết 36 như đã đề cập, việc làm giấy khai tử và giấy khai sinh đứa bé 22 tuổi, họ cũng giải quyết được luôn bế tắc nhức nhối: trống vắng lãnh tụ từ năm 1987. Chẳng lẽ cứ phải để cho lãnh tụ chỉ đạo kháng chiến quốc nội và gửi thư chúc Tết từ cõi âm ?
 
Chủ tịch nghị viện liên bang Việt Nam tại Mỹ
 
Nếu đã đề cập đến 3 ông tổng bí thư trên mà không nhắc sơ qua đến giáo sư Nguyễn Ngọc Bích là điều thiếu sót.
Ông Bích đã “nhân danh Nghị hội Toàn quốc Người Việt tại Hoa kỳ, tôi xin đem những lời chào mừng nồng nhiệt nhất đến từ bên kia bờ Ðại tây dương” nhân buổi ra đời của công ty Việt Tân tại Berlin. Vậy Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt là tổ chức nào ?

Nghị hội sao lại còn toàn quốc người Việt ? Có phải đại diện cho toàn thể cử ti người Việt tại Hoa Kỳ? Hay đại diện liên bang cho toàn thể các hội nghị tiểu bang của người Việt bên đó không ?

Nhiều người từ bên Mỹ xác nhận, giáo sư Bích là chủ tịch quốc hội liên bang Việt Nam tại Mỹ, đúng như tên gọi và chủ tịch Bích đại diện cho bà Ðào Thị Hợi và tay chân của Mặt Trận HCM. Bà nghị Hợi và các nghị tay chân Mặt Trận HCM cử chủ tịch nghị viện Bích sang Berlin để nhân danh toàn nghị “tô điểm” cho nhau và với nhau. Chủ tịch nghị viện Liên Bang Nguyễn Ngọc Bích gọi ngày mở mắt của quái thai trên là một bước ngoặt.

Có thật là bước ngoặt hay không, nhiều người bàn tới rồi, bài này chỉ nhắc qua đến nguyên nhân cá nhân ông Bích phải bám lấy lưng quần của Mặt Trận HCM mà tham dự trò mở mắt cho dị nhân Việt Tân.

Dư luận cho rằng MT HCM đã gián tiếp giúp ông khử được cái gai Lê Triết. Còn cái gai Lê Triết trong con ngươi, ông không bao giờ được ngủ yên trên cánh đồng biển dâu. Ơn này, ông có thể đập đầu vào đá để trả. Nay được dàn dựng làm một con phỗng, đứng lên ba hoa “từ bên bờ Ðại tây dương” chào mừng sự mở mắt muộn màng của đứa bé Việt Tân, là nhất ông rồi.

Khi Lê Triết gục ngã dười lằn đạn oan nghiệt, ông Bích đã hân hoan tuyên bố một câu xanh mãi biển dâu: “cho đáng đời”. Một người như giáo sư Bích lẽ ra không nên thốt ra một câu vô lại đối với một người đã xuôi tay nằm xuống.

Trong thâm tâm chủ tịch Bích, ông biết rõ hơn ai MT/VT là một tổ chức lái buôn chính trị. Nhưng ông lỡ mang ơn chúa, thì ông phải múa dài dài.

 
Lột Xác hay Thay Áo

 
Bài Lột Xác hay Thay Áo của ông Tú Gàn là một bài yếu nhất trong tất cả các bài viết của ông từ trước đến nay. Không phải ông lụn nghề mà ông lúng túng trong lý luận, điều mà rất ít khi thấy trong các bài viết khác. Thường thì bài viết của ông sắc như dao thái phở. Có một cái gì lấn cấn, miễn cưỡng đấm đấm xoa xoa trong bài viết này.

Ông vừa làm công việc của ký giả săn tin, vừa đảm đang công việc tuyên truyền của một đoàn viên MT, bao luôn công việc của người phê phán thời cuộc, pha một chút châm biếm hài hước và cuối cùng, cố vấn thương mại, tức giảng sư cho đám lái buôn Việt Tân. Thí dụ, ông Nguyễn Kim thì bảo MT chưa bao giờ chủ trương quân sự. Còn ông thì lại cho biết: đã quyết định từ bỏ giai đoạn đấu tranh bằng quân sự, tức bằng bạo lực, tiến qua giai đọan đấu tranh chính trị cho nó hợp với “thời trang”. Ai lại ví von chuyện đấu tranh với thời trang hả ông Tú Gàn ?

Ông Tú biết rõ họ chẳng có giai đoạn quân sự, giai đoạn đấu tranh chính trị gì nên ông mới gọi chuyện đổi tên của họ là thay áo để hợp với thời trang. Ông Kim nói gà. Ông Tú nói vịt.

Tổ chức lái buôn chính trị này có nhiều thành tích trịch thượng, mánh khoé với cộng đồng. Tự đặt mình bước lên trên tổ quốc qua việc tự ban ra ngày quốc khánh cho mọi người Việt Nam.

Tự ý xoá bỏ ý nghĩa ngày 30.04 và ngang nhiên dự trù ngày 30.04 sẽ là ngày tự do. Khi bị phản đối rát mặt quá, thấm đòn mới chịu im. Ðấy là họ còn đang là ma, nếu họ nắm quyền, cỡ như ông Tú Gàn nhất định phải vào tù sớm hơn chúng tôi.

Ông Kim, ông Lý là giới con buôn, khi mà nói láo và nói xạo đã thành văn hoá ăn vào trong máu, thì chẳng bao giờ có chuyện lột xác.
Do đó, ông Tú Gàn đã đi trên mây khi ông thao thao dậy họ bài thuốc gia truyền chữa bệnh dị ứng của đồng bào. Ông làm cái việc gần như impossibe là dạy tú bà hoàn luơng.
 
Trò khỉ

Lại một trò nhố nhăng mới : đảng viên quốc nội VT, bí danh Tâm Anh tại Hà Nội được ký giả Na Uy, Anne Fredikstad của “đài truyền hình quốc gia Na Uy” phỏng vấn và chụp hình. Phát ngôn viên VT Ðặng Thanh Chi ... hí hửng tung lên xa lộ internet thành tích động trời này.

Ðây là trò chơi con nít, chơi dại lấy tiếng. Nếu hình ảnh này xuất hiện cách đây 22 năm, còn ăn tiền chứ vào năm 2004 thì lỗi thời. Bs Nguyễn Ðan Quế của Cao Trào Nhân Bản mấy chục năm nay, công khai hoạt động có cần bịt mặt đâu. Ai cũng biết rằng, nhiều tổ chức đấu tranh khác đang có rất nhiều thành viên quốc nội hoạt động công khai, bán công khai khắp Trung Nam Bắc, trong nhiều lãnh vực nhưng họ không hay chưa phải lúc “ móc nối kỳ thú, dàn dựng bịt mặt phỏng vấn”.

Theo sự tìm hiểu riêng và có kiểm chứng với thân hữu láng giềng bên Na Uy, TV2 là một đài truyền hình thương mại ( TV2, en kommersiell TV- kanal. Tạm dịch ra tiếng Anh, a commercial TV-channel ) nhưng mà mấy cái tay lái buôn VT cứ phải thêm vào chữ ịtruyền hình quốc gia để tạo uy tín. Cô Mỹ Linh mylinhng@aol.com còn cả gan bốc phét là thiếu nữ bịt mặt trên truyền hình quốc tế  Có mỗi cái chuyện nhỏ này mà còn bịp bợm thì nói chi chuyện quốc nội bí mật !

Ðài truyền hình quốc gia chính thức của Na Uy là đài NRK ( Norsk rikskringkasting, tiếng Anh như sau Norwegian Broadcasting Corporation ).
Sau này thiết lập thêm đài quốc gia thứ hai gọi là NRK2. Ðài NRK này có một ban Việt Ngữ riêng, làm việc rất có uy tín và trọng nể.

Ai cũng có thể vào www.nrk.no hay info@nrk.no đối với đài NRK (ngay cả hỏi chuyện trực tiếp với Ban Việt Ngữ). Còn đài TV2, xin vào trang www.tv2.no hay email info@tv2.no.

Cho rõ chuyện, công luận khắp nơi, có thể dễ dàng gửi ngay email cho info@tv2.no để hỏi chuyện trực tiếp với cô Anne Fredrikstad cho ra chuyện (có thể viết bằng tiếng Anh, Pháp, Ðức). Ðề nghị quí vị nào bên Mỹ, có sẵn hồ sơ cụ thể bằng tiếng Anh gửi thẳng cho đài truyền hình thương mại TV2 cho họ biết bộ mặt thực của băng đảng Mặt Trận Việt Tân.

Vai trò ký giả Na Uy Anne Fredikstad được dựng lên, hao hao vai trò giáo sư Nhật, Teruo Tonooka, cách đây 5 năm. Theo lời tường thuật của ông Lý Thái Hùng, giáo sư Teruo Tonooka là người ngoại quốc đầu tiên đến thăm chiến khu, xác nhận có gặp lại và đàm đạo thân mật ông Hoàng Cơ Minh năm 1999 ( nguồn tin, nhà văn Kiêm Ái, từ đài Saigon Radio Hải Ngoại, Thời Báo số 2776, thứ ba 14.12.1999). Tức gíáo sư Teruo đón Honda ôm xuống âm phủ trà đạo với ông HCM rồi lại phóng lên dương thế để ông Lý Thái Hùng trò chuyện phòng vấn. Cô Anne Fredikstad của Na Uy làm sao mà hiểu được trò bịt mắt bắt dê của bọn lái buôn.

Ngay thủ tướng Chánh cũng đã về quốc nội, nói chuyện tay đôi với Phan văn Khải. Ông Chánh mặc veston, cravat chứ không bịt mặt. Ðã thế còn lừa VC một mớ tiền tươi về gây quỹ nuôi đoàn quân khất thực ở biên thuỳ Ðông dương. Ông cho biết hiện nay vẫn thường xuyên về quốc nội hoạt động như đi chợ. Riêng khoản này, thủ tướng Chánh trình diễn xuất xắc hơn mấy ông Việt Tân.

Lại trò khỉ

Khi bài viết này sắp xong, tôi được tin VT ra mắt một số nơi, đặc biệt tại Na Uy, Bắc Âu qua mạng lưới của họ. Ðọc và xem hình xong, tôi đã liên lạc ngay với anh em bên Na Uy và được thông báo 7 điểm như sau :

Thứ nhất, TT Mục Vụ Công Giáo tại Oslo có hiện diện buổi ra mắt không ? Họ cho biết đã liên lạc với linh mục Huỳnh Tấn Hải, quản nhiệm. Ngài không có đi và cũng không cử ai đại diện cho TT Mục Vụ. Ngài tá hoả tam tinh khi nghe tin ị với sự hiện diện của TT Mục vụ tại Oslo Ể. Mấy cái anh Việt Tân ở Na Uy, đặc biệt hai ông Nguyễn Ðức Thọ, ông Lý Thài Hùng nên chính thức công khai xin lỗi TT Mục Vụ và Lm Huỳnh Tấn Hải.

Thứ hai, ai đại diện chùa Khuông Việt ? Ðề nghị VT Na Uy cho biết ai, đại diện chùa Khuông Việt ( lúc này chưa phối kiểm xong ).

Ðến người tu hành các ông VT cũng không tha. Mấy ông ma VT hãy để cho các vị tu hành yên, đừng mang nhà thờ, chùa chiền ra để đánh bóng cho chuyện làm ăn vặt vãnh của ông. Sao các ông cứ thích làm những chuyện dối trá mà không biết hổ thẹn ?

Thứ ba, ai đại diện cho Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH ở Oslo ăn bánh ngọt đầy tháng cái tổ chức lái buôn VT ? Ðề nghị VT Na Uy cho biết qúy danh đại diện Hội Cựu Quân Nhân (chưa phối kiểm xong).

Thứ tư, Hội Bạn đọc sách của nhà thơ Nguyễn Hữu Nhật. Thi sĩ NHN, đại diện Hội bạn đọc sách Việt Ngữ tại Bắc Âu có lên diễn đàn chào mừng. Tôi có thấy hình ông NHN trên net. Thi sĩ NNH đã từng lãnh giải VHNT của Mặt Trận trao ban. Hội Bạn Ðọc Sách Bắc Âu của ông Nhật chỉ có hai hội viên. Hội viên Nguyễn Hữu Nhật và hội viên Nguyễn Thị Vinh, vợ ông. Hai ông bà lập Hội này để đọc sách của nhau và cho nhau. Tiện thể, xin trợ cấp vì đọc là sách của nhau cũng là hoạt động văn hoá. Giá như ông NHN đại diện cho chính ông thì không ai có ý kiến.

Thứ năm, bà Lê Thị Bảy, hội trưởng muôn năm Hội Phụ Nữ VN Tỵ Nạn Oslo do các chiến sĩ Mặt Trận lập ra giao cho phu nhân của họ điều hành việc ẩm thực.

Thứ sáu, ở Oslo, có một tổ chức chung của cộng đồng gọi là Hội Người Việt Tỵ Nạn Oslo và Hội này đã không có mặt để đánh bóng buổi ăn bánh đầy tháng Việt Tân.

Thứ bảy, Na Uy có khoảng trên 12 000 đồng bào Việt Nam (Thống kê chính thức năm 2002 ), đa số là người tỵ nạn, do tàu Na Uy vớt. Riêng khu vực Oslo có khoảng 5 000 và tham dự buồi ra mắt VT không quá 65.
 Bất kỳ ở đâu, họ cũng diễn rất nhiều trò khỉ và hành tung mờ ám, hở ra là gian dối kỳ quặc.

Một câu chuyện tử tế khác 
Lẽ ra, ngày 19.9.2004 tại Berlin, những kẻ kinh doanh lòng yêu nước khi khai tử Mặt Trận cũng nên là lúc thực hiện mấy việc tử tế như sau :
1. Thành kính thắp hương tưởng nhớ và tạ tội đến vong hồn những người đã nằm xuống bởi MT vì lý do này hay lý do khác.
2. Thành thật xin lỗi đồng bào hải ngoại.
3. Công bố việc thanh lý của cải, tiền bạc của đồng bào đóng góp trước đây, đưa vào một quỹ tranh đấu tranh chống chế độ CS độc tài và phát triển dân chủ cho đất nước.
Với quá khứ chuyên lừa dối và lường gạt, MT đẻ ra thêm Việt Tân là một việc vô tích sự, rối ren cho tiến trình chung hướng về dân chủ.
 
Bên sông Liim fjord, ngày 22.11.2004.
Ðỗ Hoàng Gia
 

Ăn Thây Ma
Nguyễn Ðạt Thịnh
 


Thây ma nuôi mập bọn nhà quàn; nhà quàn có lương tâm cũng thẳng tay “sạc” tang gia vô tội vạ: chúng đòi bạc ngàn cho vài tiếng đồng hồ sử dụng căn phòng rộng trên dưới 100 thước vuông làm chỗ cho người sống đến tiễn biệt người chết, bạc ngàn nữa cho cuốc xe trên dưới 10 miles đưa linh cữu người quá cố đi chuyến viễn du cuối cùng.

Bọn nhà quàn vô lương tâm còn “ăn” tiền hoả thiêu, không đốt từng xác chết, mà chờ nhiều xác rồi hoả thiêu một lượt cho đỡ sở hụi; chúng trao cho tang gia những hũ tro hỗn tạp đó để giữ gìn, thờ cúng như hình ảnh thân nhân.

Nhưng nhà quàn cũng chưa vô lương tâm đến mức tranh nhau “ăn” thây ma như hai phân bộ của đảng Việt Tân đang tranh dành ảnh hưởng của đảng trưởng Hoàng Cơ Minh.
Nhiều năm trước, thời phó đề đốc Hoàng Cơ Minh còn sinh tiền, và còn viết chuyện giả tưởng “Chiến Khu Quốc Nội”, tôi đã làm bổn phận của một người cầm bút: vạch trần điều man trá của ông.

Ông công bố quân kháng chiến của ông đánh và chiếm quận Thiện Ngôn, mở kho gạo phát cho đồng bào trong quận. Tôi đố ông hai điều: điều thứ nhất là địa điểm của “quận” Thiện Ngôn nằm ở mô? Vì không làm gì có một quận nào của Việt Nam tên là Thiện Ngôn; đó chỉ là tên của một tiền đồn nằm trong lãnh thổ tỉnh Tây Ninh.

Ðiều thứ nhì tôi đố ông là, nếu quả thật có quận Thiện Ngôn, và “quận” này có một kho gạo để ông lấy gạo phân phối cho nhân dân thì việc làm của ông sai lầm chỗ nào?
Dĩ nhiên phó đề đốc Minh không trả lời. Và cũng dĩ nhiên đồng bào hải ngoại nhìn rõ kịch tính của ông qua những màn “khải hoàn trở về Mỹ từ chiến khu cuốc nội” với cảnh sát Mỹ rầm rộ chạy mô tô ét cọt.

Sau khi sự thật được tái lập, tôi ngưng hẳn không viết về ông nữa, dù tôi biết con bọ cạp chết, cái nọc vẫn còn, nhưng tôi không ước lượng đúng cái nọc Việt Tân lại quái đến thế.
Tối nay, Thứ Bẩy 15 tháng Bẩy, tôi đọc bài tường thuật của phóng viên tờ Tuần Báo Nam Úc, mô tả cuộc họp của hai mảnhViệt Tân, tố cáo những sai lầm của mảnh kia. Mảnh kia là mảnh Hoàng Cơ Long + Trần Xuân Ninh, và mảnh này là mảnh Hoàng Cơ Ðịnh.

Bài tường thuật viết, mảnh này tổ chức một phiên hội thảo “Vào tối Thứ Sáu 7/7/2006 vừa qua tại trụ sở Cộng đồng người Việt Tự Do Nam Úc ở Athol Park, đã có 42 người tới tham dự. Hội thảo mang chủ đề “Tình hình nóng bỏng tại VN và những phương hướng hành động”.
Trước khi bắt đầu chương trình là phần chiếu video về những hình ảnh đấu tranh và những cảnh lầm than, đàn áp bóc lột ở quê nhà. Sử dụng võ chiếu video, mảnh Hoàng Cơ Ðịnh hát lại bổn cũ “chiến khu 9 nút, quân số 10,000” của Hoàng huynh Cơ Minh.
“Sau phần mở đầu chào mừng đồng hương, ông Ðỗ Ðăng Liêu, ủy viên trung ương Ðảng 5 giới thiệu hai đại diện của đảng Việt Tân là cô Bích Trâm trình bày tình hình hiện nay, và cô Bảo Châu đưa ra một số phương hướng hoạt động cụ thể của đảng VT.”
Sử dụng hai thiếu nữ là sáng kiến mới của Hoàng đệ Cơ Ðịnh, cải tiến những sinh hoạt thời Chủ Tịch Hoàng huynh Cơ Minh. Có lẽ ông Ðịnh nhận ra là khán giả dễ tha thứ một cô đào thương ca trật nhịp, trong lúc họ khắt khe với những kép độc hát lố bộ.

“Trong phần trình bày về tình hình hiện nay, cô Bích Trâm tóm tắt những diễn biến xảy ra ở quốc nội liên quan đến việc công nhân đình công ở bên nhà, sự ra đời của tuyên ngôn dân chủ 8406 của linh mục Nguyễn Văn Lý, những phong trào đấu tranh cho dân chủ khác, cùng những thành qủa đấu tranh của đồng bào hải ngoại như chống VTV4, Duyên Dáng Việt Nam, phong trào đòi trả lại tên Saigon do linh mục Nguyễn Hữu lễ đề xướng, những nỗ lực đáng kể trên những địa hạt ngoại vận, thông tin và củng cố tinh thần chống cộng v.v...

 Cô Bích Trâm khéo léo vơ vào là mọi việc sở dĩ hình thành được cũng do công Việt Tân tích cực hỗ trợ. Một điểm khác là cô ráng khẳng định đường lối của VTân vẫn trước sau như một, không hề thay đổi như Hoàng đệ Cơ Long viết sách tố cáo là VTân soay như chong chóng.

“Tiếp theo là phần trình bày của cô Bảo Châu về đường lối của VTân, những nhận định của VT về các nhà đối kháng, và những phương hướng hoạt động cụ thể của VTân để ăn có tình hình.

Cô Châu cũng khẳng định rằng đường lối của VT vẫn trước sau như một : có nghiã là chủ trương tiến hành 1 cuộc cách mạng bằng chính sức mạnh của “kháng chiến” đấu tranh chấm dứt chế độ độc tài CSVN rồi mới canh tân đất nước.

Cô Châu nói đại hội 10 của đảng cộng sản vào tháng 4/2006, sự mạnh dạn lên tiếng của những nhà đối kháng ở VN, thái độ thân thiện của toà đại sứ Mỹ với những nhà đấu tranh cho dân chủ, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng và sự gia tăng trao đổi liên đới giữa đồng bào trong và ngoài nước, là những thuận lợi của VTân.

Ðể khai thác tình hình, cô đưa ra 4 phương hướng:
1.     Hỗ trợ những tiếng nói phản kháng về tinh thần lẫn vật chất. Cô Châu cũng đã giới thiệu cha cô có mặt trong phòng này đang vận động bạn bè của ông ủng hộ tài chánh hỗ trợ cho những nhà đối kháng, (bảo đảm tiền thu được không dùng để mở tiệm phở).
2.   Ðẩy mạnh những nỗ lực đấu tranh quần chúng
3.   Ðẩy mạnh những nỗ lực ngoại vận
4.   Ðẩy mạnh sự hình thành Liên Minh Dân Tộc.”
Phần trình bầy trơn như bài học thuộc lòng nên không có gì trục trặc, nhưng phần thảo luận gặp khó khăn, vì cử toạ không đồng ý với Việt Tân.

Một nữ hội thảo viên - cô Nam Dao– cho là VTân quả có trước sau bất nhất. Cô viện dẫn những câu trả lời của ông Tổng bí thư Lý Thái Hùng trong phần hỏi đáp đăng lên trang webb của VT xác nhận rằng : “...chúng ta không thể ngồi chờ đảng CSVN ra đi rồi mới bắt đầu canh tân... Cho nên nói rằng VT thay đổi chủ trương cũng đúng...”.

“Bắt đầu canh tân” trước khi đánh tan cộng sản có nghĩa là trở về nước ứng cử vào quốc hội như phong trào Dân Chủ đang đòi hỏi bầu cử tự do và đa đảng.

Cô Nam Dao đưa ra một thí dụ cụ thể là VT đã hợp tác với bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi ngay từ lúc ban đầu để thành lập phong trào dân chủ của ông Trần Khuê - là người đã bị Linh mục Nguyễn Văn Lý gạch ra khỏi danh sách tuyên ngôn 8406 vì linh mục Lý không đồng ý với quan điểm đấu tranh cho dân chủ của ông Trần Khuê thiếu dứt khoát khi ông ta chủ trương tham gia vào quốc hội 2007, không lật đổ chính quyền CSVN.

“Ông Ủy Viên Liêu, thay vì trả lời những điều cô Nam Dao trình bày thì lại nói rằng cô Nam Dao không có quyền lên tiếng, vì cô không còn là đảng viên VT, và VT chủ trương không nói xấu những hội đoàn khác (chỉ bắn chết vợ chồng ký giả Lê Triết vì ông này chỉ trích Hoàng huynh Cơ Minh).
Không muốn kéo dài một buổi hội thảo có lắm ý kiến rắc rối, ông Ủy Viên Liêu đúc kết và chấm dứt bằng một câu chuyện phiếm về sự kỳ diệu của tô phở.

Ông nói nấu phở và ăn phở là một sinh hoạt dân chủ; trước nhất những người vào tiệm phở không ai gọi và ăn giống nhau, hiện tượng khác khẩu vị này là đa nguyên, đa dạng. Thế nhưng tô phở là món ăn phổ thông làm giàu cho biết bao nhiêu người (trong số có huynh đệ Hoàng tộc).

Ông nghĩ nếu mọi người hiểu tinh thần đó và áp dụng trong đấu tranh thì mỗi cá nhân cứ ăn cái món mà mình muốn và đừng nên ép người khác ăn giống mình. Ông mong rằng VT là chủ tiệm phở và sẽ làm cho anh chị em bát phở nào họ thích ăn.”

Triết lý ăn phở và nấu phở của ông Liêu nghe ngộ nghĩnh và đúng với nội tình của đảng Việt Tân. Ông Hoàng Cơ Ðịnh, chủ tiệm phở Việt Tân, khéo tay nêm nếm và cũng khéo chiều khẩu vị của thực khách.

Nhưng thực khách thời đại mới tinh lắm: họ chê tô phở nấu bằng thịt lãnh tụ, nên ngay khi ông trịnh trọng bưng tô phở dũng sĩ Phương Nam Ðỗ Nam Hải lên bàn, kỹ sư Hải bịt mũi, lắc đầu không đụng đũa vào, rồi bảo ông bưng sang bàn bên cạnh mời những thanh niên trẻ và khỏe, vừa chạy marathon về, đói bụng có lẽ không khảnh ăn lắm.

Nhóm thanh niên trẻ này lại cũng từ chối, xin ông bưng đi bán rao nơi khác. Thất vọng về tính khảnh ăn của thực khách, nhưng ông Ðịnh vẫn nuôi “chí lớn” về Việt Nam ứng cử quốc hội 2007; ông đang trình bày giải “dũng sĩ” như một sáng kiến ăn khách. Xác xuất đắc cử của ông rất lớn, vì cử tri quốc nội là một địa bàn mới toanh cho ông lừa dối, chứ không nhạy mồm nhạy miệng như nhà văn Hải Bằng.

Ông nhà văn này tố giác ông Ðịnh đem ảnh vợ ông đi bán như một “goá phụ vá cờ”, và hỏi vặn ông Ðịnh xem có ai gọi bà Ðịnh là goá phụ không, ngày nào ông Ðịnh còn sờ sờ ngồi đó.
Hoàng đệ Cơ Ðịnh mới chỉ ăn một nửa xác chết Hoàng huynh Cơ Minh, nửa kia trong tay Hoàng đệ Cơ Long và đại thần Trần Xuân Ninh. Hai ông này viết ra quyển sách “Những ưu tư về Việt Tân chệch hướng” rồi cũng họp, cũng trình bày, tố cáo là Hoàng đệ Cơ Ðịnh trật đường rầy.

Ông Ủy Viên Liêu, trung thần của Hoàng đệ Cơ Ðịnh phản đối; ông nói “tôi rất ngạc nhiên khi mà với một cái chủ trương như vậy Bs Ninh và Ls Long lại cho ra 1 cái cuốn sách ở trên bàn kia. Ðó là điều thứ nhất. Cái điều thứ hai đó là Bs Ninh nói tới đây không phải là tranh cãi, thì tôi nghĩ là các qúy vị ở đây đã nghe 90% phần trình bày của bs Ninh và của Ls Long là đều nói về đảng VNCTânCMạngÐảng, và chỉ trích là cái tổ chức đó đang chệch hướng. Cái điều thứ 3 là Bs Ninh nói là trong 1 cái tổ chức là khơi khơi ai muốn đuổi ai thì đuổi và do đó ông chủ tịch đã ký sắc lệnh đuổi Bs Ninh ra ngoài.”

Ông Liêu thua 2 ông Long và Ninh ngay trong cách ông ăn nói; câu ông ấp a, ấp úng nói là nguyên văn ghi âm, nhưng ông vẫn là người thay mặt Hoàng đệ Cơ Ðịnh để ăn thua đủ với phe bên kia.

Tư cách này khiến ông phải nói dù nói không ra lời, “Tôi nghĩ tất cả các đồng hương ở đây chúng ta đều có trí thông minh để hiểu Bs Ninh đã từng là 1 cái người điều khiển lãnh đạo VNCTCMÐ từ khi ra (gia?) nhập cho đến khi rời tổ chức. Tôi không nghĩ là Bs Ninh có thể ở trong 1 cái tổ chức mà điều lệ do chính ông đặt ra nó lại có thể vô lý như vậy. Ðó là cái điều thứ 3. Nhưng mà thôi để trở lại cái điểm chính mà tôi chưa trình bày cho qúy vị. Cái chủ đề của buổi hôm nay là để trình bày về cuốn sách dày 502 trang để trên kia. Tôi đã có cơ hội đọc cuốn sách đó rồi. Tôi không biết là qúy vị nào đã có cơ hội đọc cuốn sách đó hay chưa. 

Tôi không khuyến khích nhưng chắc tôi nghĩ là tôi đang quảng cáo cuốn sách đó đây. Tôi có 2 điểm tôi muốn nhận xét về cuốn sách đó. Thứ nhất là trên phương diện đấu tranh và bảo mật, theo quan niệm của tôi sau khi đọc cuốn sách này thì đây là một cái món quà cực kỳ qúy báu mà những người chủ trương của cuốn sách này đã tặng cho CSVN. Lý do là những dữ kiện nằm trong cuốn sách này không phải là những dữ kiện lịch sử mà nó là những dữ kiện, những chi tiết, những thông tin nó liên quan trực tiếp đến cuộc đấu tranh nó đang diễn ra từng giờ từng ngày nó đang nằm trong cuốn sách đó. 

Các qúy vị đọc sẽ thấy. Ðó là điều thứ nhất. Ðiều thứ hai là điều cuối cùng mà tôi muốn trình bày là trên phương diện văn hoá và đạo đức của con người VN thì khi mà tôi cầm cuốn sách đó và đọc cuốn sách đó thì thưa qúy vị tôi có cái cảm giác nó giống như là 1 cái người vợ sau khi mà ly dị với chồng của mình thì nhận được cuốn sách mà trong đó người chồng đã viết tất cả những điều kín đáo mà nó xảy ra chỉ có nên hai vợ chồng biết mà thôi.”

Ông Liễu không nói lên được niềm thất vọng của cô Yến Vỹ đối với người tình cũ. Chàng và nàng ngày còn yêu nhau, đã cùng nhau đóng tuồng con heo, ngày anh đi đường anh, tui đường tui, chàng bèn đem bán cuồng video (khu chiến ái tình) khiến cả thế giới được chiêm ngưỡng cơ thể và sức mạnh dục tình của người nữ ca sĩ khả ái.

“Thưa qúy vị, khi qúy vị đọc cái cuốn sách đó tôi nghĩ là mỗi người sẽ có cái cảm quan riêng. Nhưng mà cá nhân cuả tôi thì tôi cho đó là một điều cực kỳ đáng xấu hổ,” ông Liêu nói lên niềm xấu hổ Yến Vỹ. “Ðó là cái chia xẻ của tôi muốn trình bày đến qúy vị và cám ơn qúy vị đã lắng nghe”.

Hoàng đệ Cơ Long đã ngỏ lời cám ơn ông Liêu về nhận xét của riêng ông về tác phẩm của Hoàng đệ, “Ông Liêu nói ông rất xấu hổ sau khi đọc cuốn này,” Cơ Long nói. “Thì tôi đã thưa với qúy vị ngay từ lúc đầu tiên tại làm sao mà ông Ðỗ Ðăng Liêu xấu hổ; tại vì ở trong này đã nói ra những điều mà các lãnh tụ VNCTCMÐ tức là Việt Tân đã cố tìm cái lý do bảo mật để che đậy. Vậy thì khi đưa ra cái này thì đó là cái điều làm cho họ xấu hổ lắm. Ðó là vấn đề mà tôi xin thưa để và cũng để xác nhận với ông Liêu là ông thú nhận như vậy là đúng. Cho nên tôi phải đưa cái này ra để cho mọi người thấy là công việc làm của các lãnh tụ thật là đáng xấu hổ.”

Một hội thảo viên, ông Nguyễn Hữu Ba cho biết ông rất buồn khi thấy 1 tổ chức đấu tranh lớn bị rạn nứt. Qua sự trình bày của LSư HCLong hay BSĩ TXNinh thì ai mà chả muốn lật đổ CSVN. Nhưng trên thực tế một khi trong tay mình không có thực lực thì làm sao lật đổ được CSVN. Cho nên nếu như trong trường hợp CSVN bị sự áp lực của Mỹ phải cho đa đảng, ông Ba muốn biết đảng Cách Mạng Việt tân (CMVT) có về VN ứng cử vào chính quyền hay không hay là đảng CMVT chờ lật đổ xong CSVN rồi mới về.
Cả ông Long lẫn ông Ninh đều không có câu trả lời, và đang lúng túng không có lối thoát. Ðem 10,000 quân về cuốc nội để xin tiền lập tiệm phở đã trở thành tuồng cũ, không ăn khách nữa, mà về nước ứng cử quốc hội 2007 lại chậm chân hơn Hoàng đệ Cơ Ðịnh, không kịp bắt mối với Nguyễn Xuân Ngải.
Xin góp ý kiến (free) với bác sĩ Ninh và luật sư Long: ngoài cái tật của người Việt Nam nghiện phở đã bị ông Ðịnh chiếm độc quyền, người Việt hải ngoại cũng còn thích bánh cuốn lắm; tổ chức một hệ thống tiệm bánh cuốn kháng chiến có thể cũng ăn khách đấy.
Cần rì xíp pi tráng bánh cuốn cho thật mỏng? Hỏi cô Nam Dao.
Nhưng đừng quên bí kíp quan trọng bậc nhất là phải dấu tiệt, đừng cho khách hàng biết sở dĩ nhân bánh cuốn ngon là nhờ dùng thịt Thầy.
 Nguyễn Ðạt Thịnh

__._,_.___