TIẾNG NÓI CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM QUỐC NỘI VÀ HẢI NGOẠI TRANH ĐẤU CHO ĐỘC LẬP, TỰ DO & DÂN CHỦ
Search This Blog
Hoi Nghi Dien Hong
Monday 30 December 2019
Thù địch, phản động là ai?
Đỗ Thành Nhân (Danlambao)
- Từ nhiều năm nay, đài báo cứ tuyên truyền các thế lực “thù địch, phản
động” đang diễn biến hoàn bình, âm mưu lật đổ chính quyền của đảng cộng
sản lãnh đạo.
Mới đây, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư cũng nhấn mạnh
“Tuyên giáo phải là lực lượng nòng cốt, kết nối lực lượng, đấu tranh
kịp thời với các luận điệu chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù
địch, phần tử phản động, cơ hội chính trị,...” (1) trong phát biểu
kết luận tại hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2019 và
triển khai nhiệm vụ năm 2020 ngày 23.12.
Rồi tiếp đến, nghe ông Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam nói: đấu tranh với thế lực thù địch phản động "đấu tranh một mất một còn, quyết liệt, nóng bỏng, cấp bách và không khoan nhượng." (2)
Nghe các quan tướng này nói hùng hổ quá, tôi là nhân dân với truyền
thống đã 3 đời "chống ngoại xâm" cũng muốn xông ra trận tiêu diệt quân
thù.
Nhưng ngặt cái: không biết thế lực thù địch phản động là ai?
Đường đường là các quan tướng chính danh mà không nói rõ ràng thì dân
làm sao phân biệt địch ta, phản động để mà cùng với quân đội bảo vệ đất
nước.
Kính thưa các vị tuyên giáo, cờ đỏ, dư luận viên; cứ nói đến quyết tâm
tiêu diệt thế lực thù địch phản động, nhưng thù địch phản động thực sự
là ai, ở đâu thì dân đen ít người biết. Vậy xin hỏi mấy câu.
1. Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tên là Donald Trump đã nhiều lần lên
án chủ nghĩa xã hội, tuyên bố chống chủ nghĩa cộng sản và quyết tâm
tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.
Vậy ông Donald Trump có phải THÙ ĐỊCH không?
Và, những kẻ xum xuê đón tiếp ông Trump để xin được mua vũ khí, để được
làm ăn, để được công nhận kinh tế thị trường,... Những kẻ đó có phải
PHẢN ĐỘNG không?
2. Tổng bí thư đảng cộng sản, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Tập Cận Bình đưa quân đội chiếm giữ biển đảo Việt Nam, nói thẳng ra là
xâm lược Việt Nam.
Vậy tên Tập Cận Bình kia có phải THÙ ĐỊCH không?
Và, những kẻ nhận Trung Quốc là anh em láng giềng hữu nghị với "16 chữ
vàng, 4 tốt", liếc mắt đưa tình lúng liếng, mở toang cửa cho Trung Quốc
tự do ra vào. Những kẻ đó có phải PHẢN ĐỘNG không?
3. Thế lực tham nhũng, phá hoại tài nguyên, nguồn lực của đất nước đến hàng ngàn ngàn tỷ có phải thế lực PHẢN ĐỘNG không?
Thế lực mang rác thải, công nghệ cũ vào Việt Nam đầu độc cả dân tộc, hủy
hoại môi trường hàng trăm năm sau chưa khắc phục được, có phải thế lực
PHẢN ĐỘNG không?
...
Kết luận:
Các cơ quan tuyên giáo, công an, lực lượng 47, hội cờ đỏ các tỉnh thành
nào cũng có, thêm đám dư luận viên suốt ngày ra rả trên mạng chống lại
các thế lực thù địch, phản động.
Nhưng thế lực thù địch, phản động là ai?... thì không có định nghĩa rõ ràng nên không ai được biết cụ thể!
Bài viết này mong muốn định danh tường minh thế lực "thù địch, phản động
là ai?". Tác giả sẵn sàng đối thoại với ông Trưởng ban Tuyên giáo trung
ương và bất kỳ cơ quan chức năng chuyên môn nào để làm rõ phạm trù các
khái niệm này.
Còn bây giờ, kính thưa các vị:
- thế lực nào đã xâm lược, chiếm đoạt chủ quyền đất đai, biển đảo thiêng liêng của ông cha để lại.
- thế lực nào đã đẩy hàng triệu người dân Việt Nam phải rời bỏ tổ quốc tìm đường mưu sinh ô nhục ở nước ngoài.
- thế lực nào đã hủy hoại tài nguyên môi trường, làm suy yếu sức mạnh
dân tộc, làm nhu nhược tinh thần nhân dân; làm cản trở tiến trình phát
triển của đất nước.
Đó mới chính là thế lực THÙ ĐỊCH, PHẢN ĐỘNG thực sự của dân tộc Việt
Nam; lịch sử ngàn đời nguyền rủa và nhân dân sẽ quyết tâm tiêu diệt đến
cùng.
Chú thích:
28.12.2019
Bác đòi ra khỏi chùa?
Cu Tèo (Danlambao)
- Đêm khuya. Đang ngủ ngon, bỗng tiếng đập cửa dồn dập tới tấp làm em
giật mình ngồi bật dậy. Chuyện gì đây? Em dụi mắt chạy vội lại cửa. Vừa
nhìn qua lỗ khóa, em vừa bực mình lẩm bẩm: Ai mà đến nhà mình giữa đêm
hôm khuya khoắt và cấp bách thế này? Hóa ra là: Bác (1)!
Tưởng ai, chứ Bác thì em không ngạc nhiên. Nhờ rút kinh nghiệm, đã từ
nhiều năm qua, hễ có chuyện gì “bức xúc”, là Bác tìm đến em giữa đêm
khuya giãi bày tâm sự (2).
Nếu có ai thắc mắc: Cớ sao Bác không tìm đến các cháu ngoan LTCM (Lão
thành cách mạng) đang sờ sờ cả đống giữa Hà Nội, nhan nhản nơi Thành Hồ
kia, mà lại lia chia tìm đến Cu Tèo ở chốn đèo heo hút gió, từng là một
cu quàng khăn đỏ nhưng đã bỏ Bác chạy lấy người xuống tàu há mồm,“ri cư”
vô Nam rồi lại còn cầm súng chống lại Bộ đội cụ Hồ, ngoan cố đến phút
cuối cùng để khỏi bị phỏng hai hòn nhưng chẳng may, vận cu đã đến rồi,
nhà tù dựng khắp nơi (3)? Thì Bác trả lời: là bởi vì chính Bác cũng đã
chán ngấy bầy cháu do bác “trồng” nên (trăm năm trồng người); chẳng
những chán, mà còn hận chúng nữa. Cụ thể, Bác đã từng than với em nhiều
chuyện. Chẳng hạn như:
Chuyện chúng đã trắng trợn phản động di chúc của Bác: Không được thiêu
nên chết cả nửa thế kỷ rồi mà Bác vẫn không yên: thể phách thì ngày ngày
cứ bị quay lên quay xuống cho thiên hạ tứ phương tham quan, lâu lâu lại
bị bọn ướp xác Liên Xô lột trần để xử lý; thể “tinh” thì lãnh đủ những
lời nguyền rủa nhiếc móc ngày một thê thảm, khi Sự thật về Hồ Chí Minh
bị lột trần nốt và treo lơ lửng trên mạng Anh-tẹc-nét (https://youtu.be/1egdsbYxI70)
Chuyện chúng cưỡng chế Bác vào chùa ngồi: Thấy Bác nằm trong lăng bị
chửi chưa đủ, chưa đã sao, mà chúng lại còn viện cớ đưa Bác vào chùa
ngồi để bá tánh học đạo đức Bác, khiến Bác phát cáu lên nói thẳng nói
thật: “Tau có đạo đách chi mà học!” Thế mà bất chấp lời Bác dạy, chúng
cứ đẩy Bác vô chùa ngồi hết nơi này đến nơi khác... cho thiên hạ lườm
nguýt xỉ vả... Thật là đến cơ khổ.
Chuyện...
Ấy chết, em cứ lo kể lại những chuyện Bác tâm sự trước đây mà suýt nữa
thì quên mất “chính đề” bài mổ hôm nay, là chuyện Bác vừa mới đến “bức
xúc” với em hồi đêm:
Do mối “thâm” giao giữa Cu-Bác, Bác-Cu, mặc ai chửi Bác thì chửi, em rất
“weo-com”/welcome Bác vô nhà. Em vừa mở cửa vừa hồ hỡi phấn khởi lên
tiếng:
“Chào Bác, Bác có lạnh không?”.
Bác chà chà đôi dép râu xuống bục cửa mấy cái, rồi nói:
“Không sao, Bác đã quen cái giá trong lăng, cái lạnh trong chùa rồi! Tèo khỏi lo, đã có nhà nước lo, à quên, đã có Bác lo!”
Nghe bác nói không lạnh, “đã có Bác lo”, em chợt bừng con mắt dậy, thấy
mình đúng là đồ vô duyên, đi làm chuyện “lo bò trắng răng”: Em quên mất
bài học thầy cô dạy rằng, ngày xưa đi làm bồi bàn ở bên Tây, Bác khắc
phục cái lạnh bằng cách sáng sáng Bác đem cục gạch quăng vào lò nướng
bánh mì hừng hực lửa cả ngày, rồi chiều chiều hết giờ làm việc, Bác khều
cục gạch nung nóng ra, đặt lên giấy báo, cuộn gói lại rồi kẹp nách ôm
về nhà để dưới lưng nằm ngủ, mà con cu Bác vẫn còn nguyên (không bị
phỏng) để sau này về hang Pác Bó, mần mò mấy o Mường, o Nùng, Bác mới
còn “có khả năng” sản xuất ra một lô những cu Mạnh, cu Trung v.v... chứ
bộ.
Em chưa kịp mời Bác ngồi và hỏi Bác đến nhà em lần này vì chuyện gì, thì Bác đã nói:
“Báo cáo Cu Tèo, phen này Bác ra khỏi chùa đây”.
Nghe Bác nói ra khỏi chùa, em hơi bị ngạc nhiên, hỏi lại Bác:
“Bác bị nhà chùa đuổi à?”. Bác lắc đầu huơ hai tay:
“Làm gì có chuyện đó; Còn Công an, Còn Bác Hồ mà. Bác tự nguyện tự giác rời chùa thôi”. Em càng thắc mắc, hỏi lại:
“Ủa, Phật vì chịu không thấu cảnh chung chạ với Bác nên Phật đã phải bỏ
chùa mà đi rồi. Nay chỉ mình Bác làm vua một cõi, Bác cũng đòi ra khỏi
chùa, nghĩa là mần răng?”. Bác nói:
“Trước đây, lúc chùa còn có Phật ngự, người ta đến chùa là để cúng
dường, niệm Phật là chính; chửi Bác là chuyện phụ, mà Bác đã quá đau khổ
rồi, khiến Bác đã nhiều khi muốn chuồn đi, nhưng sợ các đồng chí ấy
không chấp thuận, nên bác kết cỏ ngậm vành chịu trận...”
“...Nhưng từ ngày Phật bỏ đi, người ta đến chùa là để chửi Bác; trong
khi oãn nải của cúng dường bị cấm vận trăm phần trăm, chả thấy đâu, chỉ
thấy người ta mang toàn là đồ bẩn đồ dơ đến ném tới tấp ngập mặt
Bác...Hỏi Tèo, Bác chịu sao thấu...”
Nghe Bác “Hỏi Tèo, Bác chịu sao thấu”, em động não tư duy: năm xưa ra đi
tìm đường cứu đói, phải làm bồi bếp, Bác đã khắc phục được cục gạch
nung đang nóng hừng hừng để qua khỏi những mùa đông giá rét nơi đất
khách quê người. Thế mà nay trên quê hương nước nhà, Bác không thể khắc
phục được, không chịu thấu những lời nguyền rủa phẫn uất, căm hận, oán
trách của dân Việt dành cho Bác; không khắc phục được “bức xúc”... Như
thế là Bác đang bị lâm vào tình trạng “cực kỳ bức xúc” phải “xử lý khẩn
trương”.
Nghĩ đến đó, Tèo cũng chịu không thấu với Bác, liền nhắm mắt lại, la lên
“Ơ ớ”. Mở mắt ra: Bác đã biến mất; chỉ thấy Cái Hĩm nằm bên cạnh vẫn
khò khò đều nhịp.
Ghi chú:
(1) Xin được miễn dấu ngoặc kép cho bác (nên “bác” phải viết hoa: Bác để ai cũng hiểu đó là “cha già DT”).
(2) Xin xem loạt bài “Đêm qua em mơ gặp bác Hồ” trên Net, và “Bác cháu ta lên mạng” (hơn 150 bài) trên Vietnam Exodus.
(3) Bắt chước câu “vận nước đã đến rồi, bình minh chiếu khắp nơi” trong bài hát GPMN).
31.12.2019
Tập Cận Bình tái lập chủ trương tự thần tượng cá nhân!
Âu Dương Thệ (Danlambao) - Trong thời gian gần đây trên các cơ quan báo chí do ĐCS Trung quốc (TQ) kiểm soát xuất hiện loạt bài “Kể chuyện Tập Cận Bình”.
Đặc điểm của loạt bài này là ca tụng và thần thánh hóa cá nhân và cả
gia đình họ Tập. Để thực hiện mục tiêu này nên các bài đã ca tụng hết
mình Tập Cận Bình được coi là lãnh tụ đang dẫn dắt TQ thực hiện giấc mơ
vĩ đại của thời đại, quyết phục hưng TQ trở thành một siêu cường trên
thế giới. Họ Tập đang ru ngủ nhân dân TQ dùng khẩu hiệu tái lập đế quốc
với “Thực hiện giấc mơ vĩ đại” của Đại Hán bằng cách tăng cường
ngân sách quốc phòng chỉ đứng sau Mỹ, hiện đại hóa không quân và hải
quân để biến biển Đông thành cái ao của TQ!
Trong đó cá nhân Tập Cận Bình được thêu dệt như một người từ đạo đức tới
trí tuệ vẹn toàn từ thuở nhỏ. Đặc điểm nữa là ca tụng lòng yêu nước của
họ Tập tuyệt cao. Từ đó cố tạo ra một ấn tượng, Tập Cận Bình là một
người vẹn toàn theo Khổng giáo: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên
hạ!
Dụng tâm đưa ra loạt bài “Kể chuyện Tập Cận Bình” họ Tập muốn
thực hiện tham vọng trở thành lãnh tụ suốt đời như các thời đại phong
kiến trước đây ở TQ. Ngay thời Mao Trạch Đông, sau khi nắm được lục địa
1949, Mao cũng tự thần thánh hóa mình nên đã thủ tiêu ngay cả các đồng
chí đối thủ trong ĐCS và cầm quyền tới khi chết (1976). Trong thời gian
cai trị trên 1/4 thế kỉ Mao đã giết hại bao nhiệu triệu người TQ qua
chính sách “Cải cách ruộng đất”, “Phong trào nhảy vọt” tới “Cách mạng
Văn hóa”...!
Trong số loạt bài “Kể chuyện Tập Cận Bình” có những bài dưới đây
đã được phổ biến trên các đài phát thành, truyền hình và báo chí TQ, kể
cả các đài TQ phát thanh ra nước ngoài, như:”Hiếu thảo với cha mẹ,
tận trung với nước, hiểu về yêu nước yêu nhà của đồng chí Tập
Cận Bình”, “ Tình “kính lão” của Chủ tịch Tập Cận Bình”, “
Ông Tập Trọng Huân trở thành “ông lão cứng đầu”, là vì ai? “ Ai
là anh hùng trong lòng Tổng Bí thư Tập Cận Bình?”, “Câu nói
của Tổng Bí thư Tập Cận Bình khiến cô giáo suýt rơi nước
mắt”, “ Kỳ tích Trung Quốc dựa vào cái gì? Tổng Bí thư, Chủ
tịch nước Tập Cận Bình đưa ra ba cụm từ then chốt”, “Chủ tịch
Tập Cận Bình: Tấm gương của thanh niên”, “Tư tưởng Tập Cận Bình
về Văn minh sinh thái dẫn dắt việc xây dựng “Trung Quốc tươi
đẹp”, “Người theo đuổi giấc mơ, Trung Quốc 2019”…
Chủ trương tự thần thánh hóa của Tập Cận Bình - Nguyễn Phú Trọng đã từng
nhận là “Bạn”- cũng giống hệt như Hồ Chí Minh. Sau khi chiếm được chính
quyền, lấy tên giả là Trần Dân Tiên, họ Hồ đã viết loạt bài “Những mẩu
chuyện hoạt động của Hồ Chủ tịch” tự kể và tự đề cao gọi HCM là “cha già
của dân tộc”!!! Các nhà độc tài đều có điểm giống nhau là tự thần thánh
hóa! Khi nắm độc quyền trong tay họ trở thành tự kiêu tự đại, coi dân
chỉ như cục đất sét nhào nắn thế nào cũng được!
Dưới đây là một số bài tiêu biểu “Kể chuyện Tập Cận Bình” đã được Đài Phát thanh TQ phổ biến bằng tiếng Việt:
Ai là anh hùng trong lòng Tổng Bí thư Tập Cận Bình?
(Đài Trung quốc tiếng nước ngoài (CRI), phần tiếng Việt 26-11-2019)
Những người nào khiến Tổng Bí thư Tập Cận Bình tôn kính, thậm
chí cảm động đến mức rơi nước mắt? Những người đã có ảnh
hưởng rất lớn đến Tổng Bí thư Tập Cận Bình trong thời thanh
niên, thậm chí thiếu niên, và nhiều lần được Tổng Bí thư đề
cập. Nói khái quát đặc trưng của những nhân vật này, có thể
dùng từ “anh hùng” để định nghĩa. Hai chữ này có trọng lượng
hết sức lớn trong lòng Tổng Bí thư Tập Cận Bình.
Tổng Bí thư Tập Cận Bình rất tôn sùng Nhạc Phi và Thích Kế
Quang, coi tận trung báo quốc là mục tiêu theo đuổi suốt cuộc
đời.
Sinh ra trong gia đình quân nhân cách mạng, Tổng Bí thư Tập Cận
Bình sùng bái các anh hùng dân tộc chinh chiến tại chiến
trường như Nhạc Phi, Thích Kế Quang, Phùng Tử Tài, v.v..., trong
lòng hướng tới Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, sau khi tốt
nghiệp đại học, đồng chí Tập Cận Bình đã làm việc tại Văn
phòng Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Tổng Bí thư Tập Cận Bình đề cập đến Thích Kế Quang trong
nhiều trường hợp. Tháng 4 năm 2014, khi thị sát công tác tại Sở
Công an thành phố Kashgar, Tân Cương, đồng chí Tập Cận Bình
dùng câu chuyện Thích Kế Quang đánh giặc Oa Nhật Bản lộng hành
ở vùng duyên hải để khích lệ cảnh sát. Đồng chí nói: “Nhìn
thấy cây gậy của các bạn, thì tôi nghĩ đến Thích Kế Quang đời
nhà Minh làm thế nào huấn luyện quân đội đánh giặc Nhật Bản.
Thích Kế Quang rót nhọn tre bương, tre rất dài, một nhóm từ 5
đến 7 người. Trước tiên dùng gậy tre bương chặn giặc Oa Nhật
Bản, khiến chúng không thể tiếp cận được. Rồi binh sĩ cầm
khiên xông lên đánh giặc, rất hiệu quả. Chúng ta cũng cần phải
có binh pháp tốt và vũ khí hữu hiệu”.
Tại Hội nghị Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học và Viện Công trình
Trung Quốc diễn ra tháng 5 năm 2018, Tổng Bí thư Tập Cận Bình
dùng câu thơ của Thích Kế Quang như sau: “Phồn sương tận thị tâm
đầu huyết, sái hướng thiên phong thu diệp đan” (sương thu phủ
khắp muôn ngọn núi, lá gặp sương thu, màu đỏ hơn cả hoa tháng
hai, giống như tâm huyết của mình khiến ngọn núi và lá cây
chuyển sang màu đỏ), để ca ngợi tình cảm yêu nước sâu đậm của
nhà khoa học các thế hệ. Tháng 6 năm 2018, khi khảo sát tại
tỉnh Sơn Đông, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đội mưa leo đến lầu
chính Bồng Lai Các, nghe giới thiệu về Thích Kế Quang huấn
luyện lực lượng hải quân, bảo vệ biên giới trên biển, Tổng Bí
thư nhấn mạnh: “Lịch sử cổ đại, cận đại và hiện đại của
nước ta hình thành bức tranh lịch sử trọn vẹn của dân tộc
Trung Hoa. Cán bộ lãnh đạo phải đọc nhiều sách lịch sử, hấp
thu dinh dưỡng tinh thần từ lịch sử”.
Ngoài Thích Kế Quang ra, Nhạc Phi cũng là một anh hùng dân tộc
gây ảnh hưởng rất lớn đến Tổng Bí thư Tập Cận Bình, Tổng Bí
thư Tập Cận Bình nhấn mạnh: “Trong các giá trị quan cốt lõi
xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa yêu nước nằm ở tầng sâu nhất, căn
bản nhất và vĩnh viễn nhất”. Tổng Bí thư Tập Cận Bình nói
bài thơ “Mãn Giang Hồng” của Nhạc Phi và bài văn “Trung Quốc
đáng yêu” của Phương Chí Mẫn thể hiện “tấm lòng quê nhà”, “tăng
cường chí khí và niềm tin của người Trung Quốc”.
Năm 5-6 tuổi, bà Tề Tâm, mẹ của đồng chí Tập Cận Bình đưa con
đi mua sách, hồi đó, trong bộ sách “Nhạc Phi truyện” có một
cuốn mang tên “Mẹ của Nhạc Phi xăm chữ lên lưng con”, còn có một
cuốn sách kể câu chuyện tận trung báo quốc, bà Tề Tâm đã mua
hai cuốn sách này. Bà Tề Tâm đọc những sách này, kể câu
chuyện tận trung báo quốc, mẹ của Nhạc Phi xăm chữ lên lưng con
cho Tập Cận Bình nghe. Từ đó, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã
khắc ghi bốn chữ “Tận trung báo quốc”, và coi đó là mục tiêu
theo đuổi suốt cuộc đời.
Tổng Bí thư Tập Cận Bình rơi nước mắt vì Tiêu Dụ Lộc, trong
lòng có Đảng, có dân, có trách nhiệm, có kỷ luật.
Ngoài người thời cổ đại ra, Tổng Bí thư Tập Cận Bình thường
nhớ đến và hai lần rơi nước mắt vì một Bí thư Huyện ủy,
người này là Tiêu Dụ Lộc. Mối liên hệ giữa Tổng Bí thư Tập
Cận Bình và Tiêu Dụ Lộc có thể khái quát bằng một cuốn
sách, hai lần rơi nước mắt và 3 chuyến khảo sát.
Trước tiên là một cuốn sách, cuốn sách chuyên đề đầu tiên của
Tổng Bí thư Tập Cận Bình sau Đại hội Đảng lần thứ 18 là “Làm
Bí thư Huyện ủy như đồng chí Tiêu Dụ Lộc”, thể hiện vị trí
đặc biệt của Tiêu Dụ Lộc trong lòng Tổng Bí thư.
Tổng Bí thư Tập Cận Bình hai lần rơi nước mắt vì Tiêu Dụ Lộc,
lần đầu tiên xảy ra vào năm 13 tuổi. Tổng Bí thư Tập Cận Bình
nhớ lại rằng: “Ngày 6/2/1966, tờ ‘Nhân Dân nhật báo’ đăng bài
phóng sự dài ‘Tấm gương của các Bí thư Huyện ủy—Tiêu Dụ Lộc’
do đồng chí Mục Thanh và các đồng chí khác viết, hồi đó tôi
đang học lớp 7, giáo viên môn học Chính trị họ Trương đã đọc
bài phóng sự này cho chúng tôi, chúng tôi nhiều lần khóc nức
nở, nhất là khi đọc đến phần đồng chí Tiêu Dụ Lộc kiên trì
làm việc khi bệnh ung thư gan tới giai đoạn cuối, dùng cây gậy
chống ở vị trí của gan, bên phải của ghế mây bị chọc thủng
một lỗ lớn, tôi rất cảm động. Tinh thần Tiêu Dụ Lộc gây ảnh
hưởng rất lớn đến tôi”. Lần thứ 2 rơi nước mắt là tờ “Nhân Dân
nhật báo” số ra ngày 9/7/1990 đăng bài “Nhân dân kêu gọi Tiêu Dụ
Lộc” trên đầu trang, đồng chí Tập Cận Bình lúc đó đảm nhiệm
Bí thư Thành ủy Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến khóc nức nở sau khi
đọc xong bài báo này, đêm cùng ngày đã viết một bài từ “Niệm
nô kiều”. Bài viết này đăng trên tờ “Buổi tối Phúc Châu” số ra
ngày 16/7/1990, bày tỏ tình cảm tôn kính đồng chí Tiêu Dụ
Lộc, cũng như niềm tin kiên định yêu dân, vì dân, có tinh thần
trách nhiệm của đồng chí Tập Cận Bình.
Về ba chuyến khảo sát, tháng 4 năm 2009, đồng chí Tập Cận Bình
lúc đó đảm nhiệm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Chủ
tịch nước đặc biệt đến vườn kỷ niệm Tiêu Dụ Lộc, chiêm ngưỡng
đài kỷ niệm Tiêu Dụ Lộc, đặt vòng hoa trước ngôi mộ Tiêu Dụ
Lộc. Tháng 3 năm 2014, Tổng Bí thư Tập Cận Bình lần thứ hai
đến Lan Khảo, nơi làm việc của Tiêu Dụ Lộc. Lúc đó, đồng chí
Tập Cận Bình trên cương vị Tổng Bí thư chỉ rõ rằng: “Tôi sở
dĩ lựa chọn Lan Khảo là điểm liên hệ, một nguyên nhân quan
trọng là Lan Khảo là nơi bắt nguồn của tinh thần Tiêu Dụ Lộc”.
Tháng 5 năm 2014, Tổng Bí thư Tập Cận Bình lần thứ ba đến Lan
Khảo, tham gia hội nghị sinh hoạt dân chủ chuyên đề của ban lãnh
đạo ủy viên thường vụ Huyện ủy Lan Khảo, khẳng định cách làm
của huyện Lan Khảo triển khai hoạt động giáo dục và thực
tiễn với việc tôn vinh tinh thần Tiêu Dụ Lộc là manh mối
chính...
Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã đề cập Tiêu Dụ Lộc tại nhiều
trường hợp. Sau đó, bất kể là tới vùng nông thôn, học đại học
hay nhập ngũ, đặc biệt là sau khi làm Bí thư Huyện ủy, Bí thư
Thành ủy, trong đồng chí Tập Cận Bình luôn có bóng dáng Tiêu
Dụ Lộc. Với tâm trạng nhìn thấy người hiền tài thì muốn noi
theo học tập, Tổng Bí thư Tập Cận Bình luôn noi gương Tiêu Dụ
Lộc, đối chiếu bản thân.
Tháng 1 năm 2015, khi tọa đàm với các học viên lớp đào tạo của
trường Đảng Trung ương dành cho các Bí thư Huyện ủy, Tổng Bí
thư Tập Cận Bình đề xuất phải làm Bí thư Huyện ủy như Tiêu Dụ
Lộc, thực hiện trong lòng có Đảng, có nhân dân, có trách
nhiệm, có kỷ luật.
Tổng Bí thư Tập Cận Bình còn đề cập nhiều anh hùng liệt sĩ:
cá nhân như Dương Tịnh Vũ, Triệu Thượng Chí, Tả Quyền, v.v; tập
thể như “5 tráng sĩ núi Lang Nha” của Bát Lộ Quân, “Đại đội
Lưu Lão Trang” của Tân Tứ Quân, 8 nữ chiến sĩ của Liên quân
chống Nhật Đông Bắc, cũng như “800 tráng sĩ” của quân đội Quốc
Dân Đảng.
Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhiều lần nhấn mạnh: một dân tộc có
hy vọng không thể không có anh hùng, một quốc gia có tiền đồ
không thể không có tiên phong. Dân tộc Trung Hoa là dân tộc tôn
kính anh hùng và có rất nhiều anh hùng, trong thời đại hòa
bình cũng cần có tấm lòng anh hùng.
Người Trung Quốc cần phải ghi nhớ mọi anh hùng đóng góp cho dân
tộc Trung Hoa và nhân dân Trung Quốc, tôn kính anh hùng, bảo vệ
anh hùng, học tập anh hùng, quan tâm anh hùng.
Ông Tập Trọng Huân trở thành “ông lão cứng đầu”, là vì ai?
(CRI 25-10-2019)
Các bạn thân mến, tiết mục “Kể chuyện Tập Cận Bình” hôm nay
sẽ giới thịêu với các bạn câu chuyện giao lưu giữa phụ thân
của Chủ tịch Tập Cận Bình - ông Tập Trọng Huân và quần chúng
nhân dân ở cơ sở.
Dân tộc Trung Hoa xưa nay luôn coi trọng gia đình, coi trọng tình
thân. Phẩm chất tốt đẹp của gia đình truyền thống dân tộc Trung
Hoa đã in sâu trong lòng người Trung Quốc, ông Tập Cận Bình
cũng vậy, được sinh ra và lớn lên trong một gia đình đầm ấm và
hài hòa. Ông Tập Trọng Huân cần kiệm chăm lo gia đình, dạy con
nghiêm khắc, cho rằng là cán bộ cấp cao của Đảng, nghiêm chỉnh
tác phong của Đảng, trước hết phải thực hiện từ bản thân và
người nhà của bản thân. Trong những ngày cuối đời, ông Tập
Trọng Huân nhiều lần nói với các con rằng: “Bố chẳng để lại
cho các con tài sản gì, nhưng bố đã để lại cho các con một
danh tiếng tốt.”
Khi tiếp xúc với quần chúng nhân dân ở cơ sở, ông Tập Trọng
Huân luôn luôn bình đẳng thân thiết, tràn đầy nhiệt tình, do vậy
ông được người dân hết sức yêu mến. Tiết mục hôm nay sẽ chia
sẻ với các bạn câu chuyện giao tiếp giữa ông Tập Trọng Huân và
công nhân thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
Tháng 5 năm 1975, ông Tập Trọng Huân được điều động xuống cơ sở
Lạc Dương, “thay đổi môi trường để nghỉ ngơi và dưỡng bệnh.” Ở
Nhà máy Vật liệu chịu lửa Lạc Dương, ông Tập Trọng Huân sinh
hoạt rất có quy luật. Việc cần làm hàng ngày chính là tập
thể dục, tắm rửa và đọc sách báo. Khoảng 5 giờ sáng ông đã
dậy và đi bộ dọc đập thôn Nam, sau bữa sáng, liền đi tắm ở bể
tắm công cộng của nhà máy, rồi về nhà đọc sách báo. Ông có
trí nhớ rất tốt, trên đường gặp ai ông đều có thể gọi ra tên
của họ, chào hỏi và trò chuyện.
Trong quãng thời gian này, ông Tập Trọng Huân “không phải là đảng
viên, cũng không có việc làm”, nhưng trong bài hồi ký của phu
nhân Tề Tâm, “quãng thời gian này là những ngày Trọng Huân cảm
thấy thoải mái nhất”.
Bên cạnh đó, ông Tập Trọng Huân vẫn quan tâm đến quần chúng công
nhân và nông dân, đã nhận được sự tin cậy và yêu mến của mọi
người với nhân cách độc đáo và hấp dẫn. Sau khi khôi phục công
việc, ông Tập Trọng Huân từng hai lần viết thư cho công nhân Nhà
máy Vật liệu chịu lửa Lạc Dương Đinh Căn Hỷ, thể hiện đầy đủ
quan hệ gắn bó máu thịt giữa ông và quần chúng công nhân.
Ngày 22/2/1978, theo yêu cầu của Trung ương, ông Tập Trọng Huân
đáp tàu hỏa về Bắc Kinh. Tháng 4 năm 1978, ông Tập Trọng Huân
xuống miền Nam đến tỉnh Quảng Đông, thành lập Đặc khu kinh tế
Thâm Quyến và Châu Hải, đã viết nên trang sử thời đại về Cải
cách mở cửa Trung Quốc.
Bức thư đầu tiên là sau nửa năm rời khỏi Nhà máy Vật liệu
chịu lửa Lạc Dương, ông Tập Trọng Huân đã đảm nhiệm Bí thư thứ
hai Tỉnh ủy Quảng Đông, ông gửi thư cho ông Đinh Căn Hỷ, nói về
nỗi nhớ sau khi tạm biệt.
Đồng chí Đinh Căn Hỷ:
Xin chào Đồng chí.
Công việc của đồng chí có bận không? Tháng 2 tôi vội vã rời
khỏi Lạc Dương, tháng 4 lại rời khỏi Bắc Kinh đến Quảng Đông,
sau đó rất bận, nên không có thời gian viết thư cho đồng chí,
rất xin lỗi, tin rằng đồng chí chắc sẽ thông cảm.
Nhân dịp đồng chí Hồ Thế Hậu của Học viện Máy móc Nông
nghiệp về Lạc Dương, tôi gửi thư cho đồng chí, tình hình cụ
thể của tôi, đồng chí ấy sẽ kể với đồng chí, ở đây tôi không
nhắc lại nữa. Đồng chí có việc gì, thì gửi thư cho tôi, nếu
có dịp đến Quảng Đông công tác, tôi chắc chắn sẽ tiếp đón
nhiệt tình, chúc an khang tốt đẹp. Xin gửi lời hỏi thăm chị
Trí cũng như các cháu Đinh Tuấn, Đinh Mẫn, Đinh Hồng.
Tôi biết đồng chí là đồng chí tốt tặng than trong tuyết, chứ
không phải người dệt gấm thêu hoa, mong đồng chí viết thư cho tôi
chia sẻ tình hình của đồng chí.
Tập Trọng Huân
Ngày 9/10/1978
Ngày 9/11/1982, khi đảm nhiệm Bí thư Ban Bí thư Trung ương, dù
bận trăm công nghìn việc, ông Tập Trọng Huân vẫn tranh thủ thời
gian viết thư cho ông Đinh Căn Hỷ rằng: Lâu ngày không gặp, rất
nhớ đồng chí. Các cháu Đinh Hồng, Đinh Mẫn, Đinh Tuấn học tập
và công việc vẫn tốt chứ? Các cháu đều là thanh thiếu niên
thông minh tài giỏi, có chí tiến thủ. Chúc các cháu mạnh
khỏe, trưởng thành, công tác và học tập thuận lợi. Chúc đồng
chí và đồng chí Trí Vinh Hoa hạnh phúc an khang.
Có rất nhiều câu chuyện về ông Tập Trọng Huân quan tâm quần
chúng nhân dân, nhưng có một việc khiến công nhân Nhà máy Vật
liệu chịu lửa Lạc Dương đến nay vẫn rất khó quên.
Hồi đó, khi thấy công nhân rất khó lên xe buýt công cộng giờ tan
làm, ông Tập Trọng Huân liền chen lên xe buýt đến Thành ủy
phản ánh vấn đề. Trước cổng Thành ủy, khi nhân viên trực ban
từ chối yêu cầu gặp lãnh đạo Thành ủy, ông nói thẳng rằng:
Tôi là Tập Trọng Huân, muốn phản ánh vấn đề với lãnh đạo
Thành ủy. Ông cứ làm thế mới được gặp Bí thư Thành ủy, nói
rõ tình hình, yêu cầu tăng thêm xe, giải quyết vấn đề khó lên
xe buýt công cộng khi đi làm và tan làm.
Do ông đứng ra “cầu cho dân”, khiến vấn đề được giải quyết rất
nhanh. Công nhân Nhà máy Vật liệu chịu lửa Lạc Dương đều rất
cảm động vì tinh thần của ông, gọi ông là “ông lão cứng đầu”,
“ông lão tốt bụng”.
Các công nhân trẻ trong nhà máy cũng thường xuyên giúp ông Tập
Trọng Huân mua bột mì, thợ cạo định kỳ cắt tóc cho ông, bác
sĩ cũng chủ động đưa thuốc đến nhà ông. Cứ đến ngày lễ, rất
nhiều công nhân đều mời ông đến nhà ăn cơm, ông Tập Trọng Huân
cũng mời các công nhân đến nhà ông ăn cơm và trò chuyện.
Công nhân Nhà máy Vật liệu chịu lửa Lạc Dương không những
thường xuyên viết thư cho Tập Trọng Huân, mà còn đi thăm ông nhân
dịp họ đến Bắc Kinh công tác, trò chuyện tâm sự với ông.
Thợ cạo từng cắt tóc cho ông Tập Trọng Huân tìm đến Trung Nam
Hải ở Bắc Kinh thăm ông, nhưng bị nhân viên công tác chặn ngoài
cổng, sau khi được biết, ông Tập Trọng Huân đã phê bình nhân viên
công tác một cách nghiêm khắc rằng: “Đừng làm khó chịu với
quần chúng nhân dân”. Sau đó, ông Tập Trọng Huân cứ tiếp thợ
cạo này, và nhờ ông gửi lời hỏi thăm tới tất cả công nhân.
Từ đó, miễn là cán bộ và quần chúng cơ sở đến Bắc Kinh thăm,
đều được ông Tập Trọng Huân tiếp đón nhiệt tình.
Mọi người thường nói, “Gia đình là lớp học đầu tiên trong cuộc
đời, cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái”. Chính trong
lớp học này, Chủ tịch Tập Cận Bình đã được hưởng sự giáo
dục suốt đời từ bố mẹ. Chủ tịch Tập Cận Bình từng nói, “tôi
đã kế thừa và hấp thu rất nhiều phẩm chất cao cả từ phụ
thân”. Khi nói về tầm ảnh hưởng của phụ thân, Chủ tịch Tập
Cận Bình từng viết thư cho ông Tập Trọng Huân rằng: “Bố đã ảnh
hưởng những người xung quanh bằng tình yêu thương bác ái, bố
giống như con bò già, lặng lẽ cày cấy vì nhân dân Trung Quốc.
Điều này cũng khích lệ con tập trung hết sinh lực cả đời vào
sự nghiệp phục vụ nhân dân, đền ơn đáp nghĩa đất nước tươi đẹp
và bà con Trung Quốc đã nuôi dạy con.”
Hiếu thảo với cha mẹ, tận trung với nước, hiểu về yêu nước yêu nhà của đồng chí Tập Cận Bình
(CRI 02-12-2019)
Cổ nhân nói: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Trong
mắt đồng chí Tập Cận Bình, “muôn vàn gia đình đều sống tốt,
đất nước mới hưng thịnh, dân tộc mới lớn mạnh”.
1. Hiếu thảo với cha mẹ: nền nếp gia đình là cốt lõi tinh
thần của gia đình, cũng là hình ảnh thu nhỏ giá trị của xã
hội.
“Từ mẫu thủ trung tuyến, Du tử thân thượng y. Lâm hành mật mật phùng, Ý
khủng trì trì quy. Thuỳ ngôn thốn thảo tâm, Báo đắc tam xuân huy. ”
Tạm dịch nghĩa:
“Sợi chỉ trong tay mẹ hiền, Nay đang ở trên áo người đi xa. Lúc mới lên
đường, mẹ khâu kỹ càng, Có ý sợ con chậm trễ trở về. Ai dám nói rằng tấm
lòng của một tấc cỏ, Lại có thể báo đáp được ánh nắng của ba xuân?”
Đồng chí Tập Cận Bình từng ngâm bài thơ “Du Tử Ngâm” này tại buổi liên hoan mừng xuân Ất Mùi 2015.
Trong văn phòng của đồng chí, những tấm ảnh về đời sống gia
đình đầm ấm chụp ở thời gian khác nhau được đặt ở vị trí
nổi bật; đồng chí đẩy xe lăn cho phụ thân tuổi cao, dắt tay mẫu
thân tản bộ, chụp chung với phu nhân Bành Lệ Viên, đạp xe chở
con gái bé nhỏ đi chơi... hiếu thảo với cha mẹ, thương yêu vợ
con, tuy bận trăm công nghìn việc, không thể ở bên người thân
thường xuyên, nhưng đồng chí không bao giờ quên trách nhiệm như
vậy.
“Gia đình là tế bào cơ bản của xã hội, là trường học đầu
tiên của đời người” “nền nếp gia đình là hạt nhân tinh thần
của một gia đình, cũng là một hình ảnh thu nhỏ về giá trị
xã hội”. Theo đồng chí Tập Cận Bình, hạnh phúc gia đình không
phải là một việc nhỏ bình thường chỉ liên quan đến một gia
đình. Đồng chí nhiều lần nhấn mạnh, “Gia đình hòa thuận thì
xã hội ổn định, gia đình hạnh phúc thì xã hội hài hòa, gia
đình văn minh thì xã hội văn minh” “Không có hạnh phúc trọn vẹn
của muôn vàn gia đình, thì không có phồn vinh phát triển của
đất nước”.
Đồng chí coi trọng xây dựng nền nếp gia đình, kế thừa nền nếp
gia đình tốt đẹp lấy mình làm gương, từng khuyến cáo đông đảo
Đảng viên cán bộ tại nhiều trường hợp, “cán bộ lãnh đạo cần
phải đặt xây dựng nền nếp gia đình ở vị trí quan trọng”.
Đồng chí nêu rõ, nền nếp gia đình của cán bộ lãnh đạo, không
phải là chuyện nhỏ cá nhân, việc riêng của gia đình, mà là
biểu hiện quan trọng của tác phong cán bộ lãnh đạo.
“Bất kể thời đại thay đổi ra sao, bất kể cuộc sống thay đổi
thế nào, chúng ta đều phải coi trọng xây dựng nền nếp gia
đình, chú trọng gia đình, chú trọng gia giáo, chú trọng nền
nếp gia đình”. Lời nói của đồng chí Tập Cận Bình thấm sâu,
vang vọng bên tai.
2. Tận trung với nước: Bốn chữ “Tinh Trung Báo Quốc” là mục tiêu theo đuổi cả cuộc đời của tôi”.
Ngày 2/5/2018, khi tọa đàm với thầy trò Đại học Bắc Kinh, đồng
chí Tập Cận Bình nêu rõ, “yêu nước, là tình cảm sâu sắc
nhất, lâu bền nhất của đời người, là cội nguồn lập nên đạo
đức, nguồn gốc lập nên công trạng của một người”, sự bộc lộ
tình cảm mộc mạc chất phác này liên quan chặt chẽ với sự
từng trải và trưởng thành của đồng chí Tập Cận Bình.
Đồng chí Tập Cận Bình từng nhớ: “Khi tôi còn rất bé, khoảng
5-6 tuổi, mẹ dắt tôi đi mua sách.” “Tôi lười không muốn đi bộ,
mẹ cõng tôi, đến mua truyện tranh về Nhạc Phi.” “Sau khi mua về,
mẹ kể cho tôi nghe câu chuyện Tinh Trung Báo quốc, mẹ của Nhạc
Phi xăm chữ lên lưng con trai. Tôi nói, xăm chữ trên lưng, phải đau
lắm đấy. Mẹ tôi bảo, đau thật, nhưng trong lòng ghi nhớ. Bốn
chữ ‘Tinh Trung Báo Quốc’, tôi luôn nhớ đến bây giờ, cũng là
mục tiêu theo đuổi của cả cuộc đời tôi”.
Từ khi xuống nông thôn ở Diên An, Thiểm Bắc, đến Chính Định,
Ninh Đức, Hạ Môn...trên đường đi, tận tụy phục vụ nhân dân và
đất nước, luôn là tấm lòng không thay đổi của đồng chí Tập
Cận Bình.
Kể từ khi giữ chức Tổng Bí thư, tại nhiều trường hợp khác
nhau, đồng chí Tập Cận Bình đều nhấn mạnh tầm quan trọng của
tinh thần chủ nghĩa yêu nước đối với đất nước, dân tộc. Đồng
chí nêu rõ, “tinh thần chủ nghĩa yêu nước ăn sâu bén rễ trong
tâm thức dân tộc Trung Hoa, là gien tinh thần của dân tộc Trung
Hoa, “yêu nước, không thể chỉ nói suông, mà phải gắn bó chặt
chẽ giữa lý tưởng của mình với tiền đồ của tổ quốc, cuộc
đời mình với mệnh vận của dân tộc, mọc rễ từ nhân dân, cống
hiến cho đất nước”.
Lời nói chắc như đinh đóng cột, nói ra nguyện ước ban đầu và tấm
lòng của đồng chí Tập Cận Bình, càng là nguyện vọng thiết
tha của Đảng và Nhà nước đối với đông đảo thanh niên.
3. Thống nhất yêu nhà với yêu nước: gia đình là nước nhỏ nhất, nhà nước là sự tập hợp của muôn vàn gia đình
Gia đình là nước nhỏ nhất, nước là sự tập hợp của môn vàn
gia đình. Trong phổ hệ văn minh tinh thần của người Trung Quốc,
đất nước và gia đình, xã hội và cá thể là cộng đồng không
thể chia tách.
“Khá giả hay không, mấu chốt ở bà con”. Đây là lời nói luôn ở
cửa miệng của đồng chí Tập Cận Bình. Khi khảo sát tại Tôn
Nghĩa, Quý Châu, đồng chí Tập Cận Bình nhấn mạnh, “Chính sách
do Trung Ương Đảng xây dựng tốt hay không, cần phải xem bà con
khóc hay cười”. Khi khảo sát tại quận Định Hải, thành phố Châu
Sơn, Chiết Giang, đồng chí Tập Cận Bình nêu rõ, “chén vàng
chén bạc không bằng lời khen của bà con”.
Một mặt, muôn vàn gia đình đều tốt, đất nước mới hưng thịnh,
dân tộc mới mạnh. Đất nước giàu mạnh, dân tộc phục hưng, nhân
dân hạnh phúc, không phải trừu tượng, rốt cuộc đều cần phải
thể hiện ở muôn vàn gia đình hạnh phúc trọn vẹn, thể hiện ở
cuộc sống nhân dân không ngừng cải thiện.
Mặt khác, đất nước hưng thịnh, dân tộc mạnh, gia đình mới tốt.
Chỉ có thực hiện giấc mơ Trung Quốc phục hưng vĩ đại dân tộc
Trung Hoa, giấc mơ của mỗi một gia đình mới có nền tảng vững
chắc. Lấy lịch sử làm tấm gương, mọi người mới có thể hiểu
về đạo lý sâu sắc đất nước và gia đình là thống nhất, cùng
chung vận mệnh.
Bởi vậy, hiếu thảo với cha mẹ, tận trung với nước không những
là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Trung Hoa, cũng thể hiện
sự thống nhất giữa “yêu nhà” và “yêu nước” của tình yêu nước
nhà. Như sáng kiến đồng chí Tập Cận Bình đề xuất nhân dịp năm
mới, “Chúng ta cần phải ra sức tôn vinh tấm lòng yêu nước yêu
nhà trong toàn xã hội, vun đắp và thực hiện giá trị quan cốt
lõi chủ nghĩa xã hội, tôn vinh tinh thần chủ nghĩa yêu nước,
chủ nghĩa tập thể, tinh thần chủ nghĩa xã hội, đề xướng
thống nhất yêu nhà và yêu nước, để mỗi người, mỗi gia đình
đều đóng góp cho đại gia đình các dân tộc Trung Hoa”.
Tình yêu nước yêu nhà của đồng chí Tập Cận Bình không ngừng
viết tiếp trong hành động “Nói suông hại nước, làm việc thực
chấn hưng đất nước”. Mỗi một người đều là người theo đuổi
giấc mơ, đều có một trách nhiệm và đảm đương đối với đất
nước. Tôn vinh tình yêu nước yêu nhà, tức phải hội tụ trí tuệ,
sức mạnh và nhiệt tình của hơn 400 triệu gia đình, hơn 1,3 tỷ
dân, chung sức chung lòng, nỗ lực đảm đang vì trách nhiệm này,
phấn đấu vì cuộc sống tươi đẹp hơn, phấn đấu vì tương lai tươi
đẹp hơn của tổ quốc.
24.12.2019
Việt Nam có tự do hơn gấp vạn lần các nước tư bản giãy chết!
Nguyễn Dư (Danlambao)
- Các nước tư bản giãy chết rất khắt khe và quá coi trọng về vấn đề
luật pháp quốc gia. Mọi người phải sống trong khuôn khổ thượng tôn pháp
luật. Nêu ra vài ví dụ để chúng ta so sánh với Việt Nam.
Trường hợp thứ nhất: Một bác sĩ khi hành nghề thì tuyệt đối không được
tiết lộ bệnh án của bệnh nhân. Nếu bị lộ có bằng chứng là do bác sĩ,
người bệnh có quyền kiện ra tòa, tùy theo mức độ vụ việc, có thể bác sĩ
sẽ bị bồi thường và tước giấy phép hành nghề. Thế cho nên trong hồ sơ
bệnh án có đính kèm giấy cam kết của bệnh nhân ký tên: hoặc là cho phép
bác sĩ được quyền trao đổi với các phân khoa: phân tích, báo cáo về bệnh
lý để tìm phương cách điều trị; hay ngược lại, người ta có quyền từ
chối tiết lộ bệnh án. Nhưng phần đông các bệnh nhân đều tin tưởng, "thí
mạng cùi" của mình cho các bác sĩ. Thường những người sống ở những xứ sở
nầy đều tin tưởng tuyệt đối vào bệnh viện hoặc các bác sĩ gia đình. Ký
tên, cho phép chỉ là thủ tục.
Thứ hai: Trong trường hợp như tiết lộ đời tư người khác, với mục đích tư
thù hay gì đi chăng nữa thì pháp luật cũng nghiêm cấm. Tùy theo mức độ,
có thể dẫn đến "đáo tụng đình". Chuyện của xứ tư bản giãy chết cư xử
rất rạch ròi, không lẫn lộn giữa tình và lý. Không có cái chuyện có công
thì giảm nhẹ hình phạt và nếu có tội thì cũng không ai có quyền lôi đời
tư của người ta ra mà xỉ vả.
Thứ ba: Khi một người phạm tội, ra trước vành móng ngựa, các phóng viên
đưa hình ảnh lên các phương tiện truyền thông phải xóa nhòa, làm mờ đi
khuôn mặt kẻ phạm tội. Mặc dầu đã bị tuyên án, thì các phóng viên, báo
đài truyền thông cũng không ai được quyền bới móc đời tư họ ra trước
công chúng.
Chúng ta thấy cộng sản hiện nay còn xử nhiều vụ trọng án, họ dán bích
chương, thông báo ngày và giờ đem phạm nhân ra pháp trường để tập trung
những người dân hiếu kỳ đứng xung quanh xem quan tòa đọc bản án luận
tội. Bọn người rừng rú nầy muốn mọi người xem gọi là để răn đe, lấy đó
là một bài học làm gương.
Mấy ngày qua trên mạng có một tên Nguyễn Sin nào đó tự nhận là hiệp sĩ
mà hắn không hiểu hai chữ hiệp sĩ là gì cho nên mới lạm dụng danh xưng
nầy. Nói cho hắn biết: Hiệp sĩ là người bênh vực kẻ yếu, giúp người hoạn
nạn chứ không phải đem tất cả đời tư từ già, trẻ, lớn, bé của tịnh thất
Bồng Lai ra phơi bày tự do truớc mọi phương tiện truyền thông. Một tên
vô lại dốt nát như hắn mà xưng danh hiệp sĩ để làm chuyện trái pháp luật
quốc gia. Thế mà công an để yên không lên tiếng, không "mời lên đồn làm
việc"! Thật là hết biết!
Thế thì ai đứng đàng sau chống lưng, đồng lõa, xúi giục, dựng chuyện,
cung cấp đời tư của người khác cho tên dốt nát nầy? Là một người dân
thường, một tên sớm đầu tối đánh như hắn thì chắc chắn không đủ khả năng
và không có tư cách điều tra. Làm cái công việc bới móc đời tư gọi là
điều tra đó với mục đích gì khi mà chẳng có liên quan hay lợi lộc tới
bản thân hắn!
Như thế thì quá rõ ràng: Ở Việt Nam mọi người có quyền tự do - kể cả
công an - muốn sống như thế nào, dùng mọi thủ đoạn gì thì tùy thích,
không cần tuân thủ luật pháp quốc gia.
Nếu thật sự những người của tịnh thất Bồng Lai có phạm tội như những lời
đồn trên mạng thì đó cũng không phải là yếu tố để kết tội họ trong lúc
nầy. Bởi lẽ, mỗi sự việc xảy ra trong mỗi thời gian, nhiều giai đoạn
khác nhau, thì các cấp có trách nhiệm, có thẩm quyền từ xã, huyện tỉnh
và tòa án lúc đó đang ở đâu, làm gì? Và nếu không ai đá động gì trong
thời điểm đó, thì không phải cho đến bây giờ mới đem ra đấu tố. Chuyện
nào cũng cần phải cho ra chuyện đó.
Sự việc xảy ra trong mấy ngày qua, những người trong tịnh thất rõ ràng
là nạn nhân. Một điều quái gở là mọi người không truy tìm hung thủ mà đi
luận tội nạn nhân! Thừa lúc "giậu đổ, bìm leo" thì cái bọn bần cố nông
cộng với cái bọn giả danh luật sư, lập luận rất ngây ngô - chứng tỏ ta
đây có hiểu biết về luật pháp - xúm vào lôi nạn nhân ra đấu tố.
Chúng ta thấy rõ, đây là một màn đấu tố có chủ đích như thời cải cách ruộng đất cách nay hơn sáu mươi năm.
Qua những nhân chứng sống kể lại thời cải cách ruộng đất, cán cộng ở
tỉnh, huyện chia nhau về địa phương huấn luyện cho các thành phần bần cố
nông để chuẩn bị đấu tố. Trong màn đấu tố, bần cố nông mắng nhiếc địa
chủ: nào là có bao nhiêu vợ, bao nhiêu con rơi, hiếp dâm người làm, ăn ở
thất đức và làm toàn những chuyện loạn luân... Đấu tố xong, cuối cùng,
người ta lôi người bị tố đem ra xử bắn. Y chang như thời nay, họ đấu tố
ông Lê Tùng Vân ("thầy Ông Nội") xong, rồi tịnh thất Bồng Lai cũng sẽ
chuẩn bị xóa sổ.
Thành phần đứng ra đấu tố, có khi toàn là những người thất học, không
sống bằng bộ óc của chính mình; chỉ biết hùa theo những cán cộng sắp đặt
chỉ tiêu là phải diệt bao nhiêu địa chủ trong xã. Lệnh hành quyết đã
định sẵn. Số phận tịnh thất Bồng Lai rồi sẽ ra sao!?
Hãy dừng tay lại đi! Tội ác đảng của các người đã gieo cho đến hiện nay
đạo đức dân tộc đã băng hoại đến tột cùng trên đất nước nầy rồi. Những
kẻ giấu mặt bây giờ lại muốn triệt phá tịnh thất, tội ác càng chất chồng
thêm, lòng người ly tán là tạo thời cơ thuận lợi để ngoại bang dễ dàng
"xâm thực", chia năm xẻ bảy quốc gia, đè đầu cỡi cổ người dân để thôn
tính; lúc đó vợ chồng, con cái, cha mẹ, ông bà của các người sẽ gặt lấy
hậu quả thảm hại khôn lường.
Các người là kẻ gieo gió thì cả dân tộc nầy sẽ gặt bão, trong đó có dòng họ của các người. Nhớ đấy!
28.12.2019
Vui buồn đêm chưa ngủ
Ls Đặng Thanh Chi (Danlambao) - Viết về người Thầy đã hướng dẫn tôi về phương thức đấu tranh bất bạo động.
Những cánh đồng tuyết phủ lướt nhanh bên ngoài cửa kính xe. Trời đông cô
tịch, mây xám thấp, buồn vắng những ngày cuối năm. Thỉnh thoảng vài căn
nhà lác đác với những dây đèn xanh đỏ chớp tắt trên những cây thông
trước nhà như cố giữ chút không khí Giáng Sinh đã qua. Lần cuối tôi đến
thăm thầy, trời vào hè với những cây dogwood đầy hoa trắng, hồng mọc dại
hai bên đường. Mặt nước hồ lấp lánh trăm nghìn mảnh gương vỡ chói lòa
dưới nắng ấm. Lần ấy đến thăm ông tôi đi cùng người bạn đồng hành chung
lý tưởng hơn hai thập niên. Lần này quay lại thăm ông, những cành
dogwood khẳng khiu trơ lá, mặt hồ đóng băng và tôi vượt đường xa một
mình.
Xe vừa ngừng trước nhà, tôi chưa bước ra khỏi xe đã thấy ông mở cửa bước
ra khỏi nhà như đã chờ đợi từ lâu qua khung cửa sổ. Nhìn ông râu trắng
bạc nhưng vẫn còn khỏe mạnh, tôi không kềm được xúc động. Ôm tôi thật
chặt, ông hỏi “Con có mệt không”? Ông nguyên là Đại Tá R. H. của quân
đội bộ binh Hoa Kỳ. Trong suốt 30 năm phục vụ ông từng tham chiến nhiều
năm ở Đại Hàn. Khi chiến trường Việt Nam sôi bỏng, ông tình nguyện xin
nhiều lần để được thuyên chuyển đến Việt Nam và cuối cùng ông được toại
nguyện nhờ sự ủng hộ của 1 viên chức cao cấp tại Ngũ Giác Đài. Từ đó,
ông sát cánh cùng các sư đoàn bộ binh của quân lực Việt Nam Cộng Hòa,
trong vai trò cố vấn quân sự Mỹ. Ông làm việc gắn bó với các đội cảm tử,
trinh sát và viễn thám trong đó có đại đội Hắc Báo, cũng như các đơn vị
chủ lực thuộc Quân Đoàn 1 và Quân Khu 1. Ông có mặt suốt những năm khói
lửa tàn khốc nhất của chiến tranh Việt Nam: Quế Sơn, Khe Sanh, Đông Hà,
Quảng Trị, Thừa Thiên, Huế (1968)... Sau khi J., vợ ông chết trẻ ở tuổi
32 vì ung thư, để lại hai con nhỏ, ông đã quyết định rời cuộc sống binh
nghiệp mà ông mơ ước từ lúc mới 12 tuổi và đồng ý về làm việc ở Ngũ
Giác Đài (Pentagon) cho đến khi về hưu. Ông cũng từng giữ chức tùy viên
phòng thủ quân sự Hoa Kỳ tại Đại sứ quán Mỹ ở Rangoon, Miến Điện.
Chính những năm sống gần gũi, tìm hiểu dân tình, văn hóa và lịch sử
chiến tranh Việt Nam và Miến Điện và chứng kiến cảnh mất mát, nhà tan
máu đổ của dân lành vô tội mà ông đã không ngừng truy tìm, nghiên cứu
những biện pháp đấu tranh ôn hòa, thay vì sử dụng vũ khí và bạo lực của
chiến tranh quân sự nhằm đạt các thay đổi chính trị thay thế các thể chế
độc tài. Khi đã về hưu, ông xin học bổng nghiên cứu của đại học Harvard
và đã sang Nga, Ukraine, Miến Điện, Tây Tạng, Iraq, Serbia, Sudan... và
ông đã cùng Tiến Sĩ Gene Sharp trao đổi, bàn luận và triển khai lý
thuyết đấu tranh bất bạo động của Tiến Sĩ Gene Sharp. Trong những năm
đầu thập niên 90, ông đã từng di chuyển trên 15 chuyến đi xuyên biên
giới Thái-Miến Điện để gặp gỡ, trao đổi, và huấn luyện trong nhiều năm
tháng cho khoảng 500 thành viên của Liên Hiệp Hội Đồng Quốc Gia Miến
điện về phương pháp đấu tranh bất bạo động. Trong những khóa huấn luyện
này có Tướng Bo Mya của the Karen National Liberation Army, thành viên
của Karen National Union. Những hướng dẫn tận tâm của ông với các nhà
đấu tranh và lãnh đạo Miến Điện suốt những năm bà Aung San Suu Kyi bị
quản thúc đã góp phần đưa đến sự thành công của cuộc đấu tranh quần
chúng Miến Điện. Năm 2000, với sự tài trợ của Viện Cộng Hòa Quốc Tế của
Hoa Kỳ, ông cũng được đề nghị bay sang Serbia để đích thân huấn luyện và
giảng dạy cho 12 sinh viên lãnh đạo phong trào Otpor lúc bấy giờ. Ông
đã giúp họ lượng duyệt các yếu điểm và các trụ cột hỗ trợ quyền lực của
thể chế độc tài và đề xuất các ước tính chiến lược với kết quả là sự
thành công của phong trào dân chúng tại Serbia với ngày tàn của nhà độc
tài Milosevic. Năm 2004, sách của ông về đấu tranh bất bạo động đã được
Viện Albert Einstein của Tiến Sĩ Gene Sharp xuất bản. Những ai đã từng
đọc và tìm hiểu về các phương thức đấu tranh bất bạo động hẳn quen thuộc
với những từ ngữ như “trụ cột hỗ trợ (quyền lực)” (“pillars of
support”) v.v... đây là những từ do chính ông đặt tên để giúp diễn đạt ý
tưởng trong các khóa huấn luyện cho người học dễ nắm bắt hơn. Trước khi
qua đời vào năm ngoái, Ts Gene Sharp có lần đã hỏi ông từ đâu mà ông đã
nghĩ đến những “phát minh từ ngữ” và cách diễn đạt dễ hiểu, giúp “giản
dị hóa” thuyết đấu tranh bất bạo động của Ts Gene Sharp như vậy, và ông
đã trả lời đơn giản rằng vì kinh nghiệm đi huấn luyện cho ông thấy những
học viên muốn học về phương pháp đấu tranh bất bạo động thì Anh ngữ
thường là ngôn ngữ thứ hai hay thứ 3 của họ vì đa số họ đến từ những
quốc gia đang phát triển.
Lần này gặp lại ông, tôi đã tường thuật chi tiết những gì đang xẩy ra
trên đất nước Việt Nam, những gì đang tiến triển một cách chậm chạp,
những gì có vẻ đang bế tắc, và những gì tôi đang theo đuổi, đang làm và
muốn làm. Tôi cũng đã hỏi và lắng nghe ông giảng dạy thêm về những điều
tôi tưởng mình đã nắm bắt sau hơn mười mấy năm cố gắng học hỏi về đấu
tranh bất bạo động nhưng thực tế vẫn có những điều tôi còn hoang mang,
muốn đào sâu hơn vào thực tế đất nước mình.
Đêm cuối cùng, chúng tôi đồng ý đã bàn thảo tạm đủ những điều liên quan
tới đấu tranh và những việc cần cải thiện, những dự án có thể tiến hành
tốt hơn... Chúng tôi dành thời gian còn lại của đêm để kể nhau nghe
những vui buồn trong đời sống. Ông chia sẻ những cơn ác mộng ông thường
trải qua những năm gần đây. Ông vẫn thường tự nhủ mình may mắn hơn các
bạn đồng binh chủng vì ông không hề bị những triệu chứng của bệnh rối
loạn tâm thần sau khi giải ngũ. Đây gần như là phép lạ vì trong suốt 30
năm chiến đấu, ông được nhiều giải thưởng, thăng cấp nhanh chóng với
những lần vào sinh ra tử, bị thương tích nhiều lần, sống trong rừng rậm
mà cây xanh bao phủ khiến khí nóng và chướng khí không bay thoát lên
được, và những mùa mưa thì ướt đẫm quần áo trận đến không khô nổi, và
những lần chứng kiến đồng đội chết ngay cạnh mình, trước mắt mình và
những tiếng động cơ trực thăng, tiếng bom nổ, tiếng súng vang rền, tiếng
gọi báo trên đài liên lạc, tiếng chuột rúc suốt đêm ở căn cứ hỏa lực và
tiếng nổ của mìn claymor trong nhiều năm làm ảnh hưởng đến thính giác
của ông... Khi ông liên lạc với tôi tuần lễ trước Giáng Sinh, lúc ấy
những cơn ác mộng thường xuyên kéo về. Ông kể có lần ông bị ám ảnh về
cái chết của anh lính dưới quyền Spc 4, Reeder, 1 tay súng cừ khôi của
tiểu đoàn. Đêm ấy do quyết định sai lầm của vị chỉ huy ra lệnh tấn công
dù tin thám báo cho biết phía trước có địch đang phục kích. Mưa tầm tã
và quần áo trận của cả hai phe ướt đẫm đồng màu không thể nhận diện ra
được ai là ta và ai là địch. Khi 1 toán lính phía trước di chuyển vào vị
trí mà tin tình báo cho biết là có địch quân phục kích, ông đã nổ súng
khi thấy có người di động, chỉ khi chiếc mũ sắt trên đầu người bị bắn
rơi xuống, ông thoáng thấy trong tia chớp sấm sét màu tóc đỏ và màu da
của người lính. Ông nghĩ chính mình đã bắn nhầm đồng đội, một tay súng
cự phách của tiểu đoàn đã chết vì chính đạn của phe mình, mà người nổ
súng là ông. Và ông đã căm thù chiến tranh. Bất cứ bạn hay địch ngã
xuống, cuối cùng thì đó vẫn là sinh mạng của 1 con người đã vĩnh viễn ra
đi.
Ông cũng kể về những cái chết của dân vô tội. Ông kể về những lần đi vào
làng ở Việt Nam, thăm hỏi những nông dân sống quanh làng. Một phần là
để thu thập tin tức về các hoạt động của phe địch, phần khác là để gần
gũi học hỏi thêm về nếp sống, văn hóa, thói quen của dân địa phương. Và
có lần, ông nói 1 ông lão dân làng ông vừa thăm hỏi và chia tay, thì 1
giờ sau đó, vị sĩ quan chỉ huy quân đoàn báo trên đài liên lạc là vừa hạ
1 địch quân nằm vùng nơi ông vừa rời khỏi. Ông đã bàng hoàng lập tức
quay trở lại làng để kiểm chứng linh tính của mình thì quả thật người
vừa chết đúng là ông lão nông dân mà ông vừa chia tay. Và ông biết chắc
là nạn nhân vô tội, chỉ vì mặc trên người bộ đồ bà ba đen mà đã bị tay
chỉ huy sư đoàn quyết đoán là quân địch nằm vùng. Tôi nhìn ông đang ngồi
trước mặt, nay ở tuổi 80 và gần 4 thập niên đã trôi qua mà ông vẫn mang
trong lòng nỗi dày vò của những hệ quả chiến tranh không thể tránh
khỏi, tôi chỉ biết nắm tay ông im lặng, chia xẻ trong sự tôn trọng nỗi
đau riêng của ông. Và tôi hiểu vì sao một sĩ quan đại tá, lăn lộn trên
chiến trường suốt 30 năm, sau khi giải ngũ lại bôn ba khắp nơi để nghiên
cứu và truyền bá phương pháp đấu tranh bất bạo động nhằm mưu tìm hòa
bình, tự do, dân chủ nơi độc tài vẫn tiếm quyền.
Ông cũng kể tôi nghe về tình đồng đội. Từ ông, tôi cảm nhận được sợi dây
thiêng liêng liên kết thủy chung những con người vào sinh ra tử cùng
nhau, và họ tin tưởng tuyệt đối rằng khi gặp hiểm nguy, đồng đội sẵn
sàng hy sinh bảo vệ họ và ngược lại. Ông kể tôi nghe về người bạn thân,
C. Krohn, tình bạn gần 50 năm. Tuy không thường gặp được nhau do tuổi
tác giới hạn di chuyển, nhưng họ vẫn giữ liên lạc, thăm hỏi nhau thường
xuyên. Và ông hỏi tôi về những người bạn đấu tranh cũ. Khi biết về những
mất mát, những người bỏ cuộc, những người đã ngoảnh mặt quay lưng và
những người không còn nhìn nhau dù lý tưởng vẫn còn đó... Nhìn tôi buồn
rầu, bằng giọng đanh thép ông nói: “Con hãy nhớ cảm giác lẻ loi này của
con. Nó sẽ giúp con nhận thức ra 1 điều mà trước nay con có thể không
nhận thấy: từ nay, con biết con không cần lệ thuộc vào bất cứ ai. Khi
cần phải độc hành, con sẽ biết được khả năng thực sự của con. Hãy tin
vào chính mình. Con thừa khả năng để hoàn tất những việc cần làm. Ta tin
vào trí tuệ và ý chí của con”. Trước sự tin tưởng ấy của người Thầy,
tôi bất chợt cảm thấy mình nhỏ bé và yếu đuối hơn bao giờ hết. Tôi nắm
chặt hai tay ông mà rơi nước mắt.
Chúng tôi nói với nhau về những người lãnh đạo. Tôi hỏi ông những đức
tính cần thiết để có thể lãnh đạo tốt. Ông kể tôi nghe 1 câu chuyện xẩy
ra khi ông trở lại phục vụ ở Việt Nam lần thứ hai vào năm 1967. Lúc ấy
lẽ ra ông được đưa vào 1 chức vụ “nhàn và an toàn” ở hậu phương nhưng
ông đã tranh đấu bằng mọi giá để được đưa trở lại chiến trường. Cuối
cùng may mắn 1 người bạn tốt nghiệp cùng khóa và cùng phục vụ với ông ở
Đại Hàn, giúp ông thuyên chuyển về 1 đại đội có tỉ lệ cao những người
chỉ huy tiền nhiệm hy sinh nhanh chóng và cần người mới thay thế. Khi
đến nơi, ông gặp vị chỉ huy tiền nhiệm trước khi ông này rời căn cứ; sau
lưng ông ở khoảng cách không xa là tiểu đoàn lính dưới quyền ông ấy.
Ông ta nói to với thầy tôi: “Ông có thể thừa hưởng những thằng khốn
này”. Qua những báo cáo, ông được biết vị sĩ quan này vốn không đủ khả
năng, lại thêm nhiều tính xấu, nếu không bị rút về chẳng sớm thì muộn,
thuộc hạ của ông cũng sẽ tìm cách hạ người lãnh đạo bất xứng ấy. Ông bảo
đêm đầu tiên, ông xem qua lịch trình các phiên canh thấy chỉ ghi trong
sổ 1 cách sơ sài gồm 4 ca trực. Ông chờ đến phiên canh tối, khi màn đêm
buông xuống là bắt đầu rảo chân kiểm tra vòng đai. Ông nói nếu đêm đó
căn cứ bị tấn công thì chắc cả đại đội đã chết hết. Các lính canh gác đã
không làm đúng những gì họ cần làm. Ông gọi người tiểu đoàn trưởng,
R.Lowe vào hỏi: “Anh tốt nghiệp trường nào? Khóa nào? Tôi muốn biết họ
đã đào tạo các anh ra sao?”. Người thuộc hạ ấp úng, cuối cùng anh ta hỏi
xin thầy tôi quay trở lại trong 10-15 phút có được không?. Thầy tôi bỏ
đi. Mười lăm phút sau, ông quay lại. Ông nói trước mắt ông tất cả đã
hoàn toàn khác hẳn. Ông nói ông tưởng mình đang đứng trước một mô hình
mẩu mực được dùng để huấn luyện khi còn ở quân trường. Tất cả quá chuẩn.
Ông hỏi R. Lowe: “Cái gì đã xẩy ra ở đây vậy? Rõ ràng là anh thừa khả
năng để làm tốt nhiệm vụ của anh. Vậy thì tại sao anh không làm?” R.
Lower trả lời: “Thưa vì trước nay chưa từng có vị chỉ huy nào quan tâm
đủ để đi thanh tra ban đêm. Ông là người đầu tiên”. Sau đó ông kể tôi
nghe cũng ở tiền đồn ấy, có 1 anh lính không bao giờ đội mũ sắt, dù đó
là luật của quân đội khi hành quân. Một hôm, trong lúc tiểu đoàn di
chuyển băng ngang qua ruộng lúa, ông nhìn thấy có anh lính đội chiếc mũ
vải thể thao trên đầu. Ông kêu to bảo anh lính dừng lại, và kêu anh tháo
mũ ra và nhìn xuống ruộng lúa. Tất cả tiểu đoàn quay nhìn anh lính. Anh
ta tháo mũ và nhìn xuống ruộng xăm xắp nước. Thầy tôi lại bảo: “Bây giờ
anh hãy bỏ mũ xuống ruộng, và lấy giầy sô của anh đạp lên chiếc mũ anh
đi”. Cả tiểu đoàn phá lên cười rồi cùng hô to ủng hộ anh lính hãy làm
theo lệnh. Anh lính tuân thủ trong tiếng cổ vũ của đồng đội. Tinh thần
liên kết và tình đồng đội của tiểu đoàn được nâng cao và anh lính cũng
học được bài học của mình. Từ hai câu chuyện trên, ông nói với tôi:
“Người lãnh đạo trước nhất là phải có kiến năng. Không đủ khả năng thì
sớm muộn gì thuộc hạ dưới quyền cũng sẽ nhìn ra sự bất tài của lãnh đạo.
Thứ hai là phải có lòng quan tâm đến những cộng sự viên của mình. Họ
cần biết rằng khi họ gặp khó khăn, nguy hiểm, lãnh đạo sẽ luôn có mặt để
giúp họ, giải nguy cho họ, cùng họ vượt qua khó khăn thử thách.”
Tôi cũng chia xẻ với ông về niềm tin vào lãnh đạo. Đối với tôi, người
lãnh đạo cần biết truyền cảm hứng và xây dựng niềm tin. Muốn gầy dựng
được niềm tin thì người đầu đàn cần có nhân cách và khả năng. Nhân cách 1
người bao gồm tính chính trực, động cơ và ý định của bạn khi bạn đến
với mọi người. (Tôi không muốn nói đến đạo đức vì đạo đức thì còn tùy
vào những lăng kính khác nhau tùy tôn giáo và văn hóa). Còn khả năng là
bao gồm cả kiến thức, kỹ năng lẫn những kết quả và quá trình thành công
trong công việc bạn trách nhiệm. Cả hai yếu tố nhân cách và khả năng đối
với tôi trong lãnh đạo đều quan trọng như nhau. Một người anh đầu đàn
có thể chân thành, thậm chí trung thực, nhưng bạn có thể sẽ không tin
tưởng hoàn toàn vào người ấy nếu họ không mang lại được kết quả đáng kể
nào trong nhiều năm tháng lãnh đạo. Cũng thế, nếu một người có kỹ năng,
tài năng tuyệt vời với những kết quả thành công tốt nhưng lại thiếu tính
trung thực, lời nói và hành động không đi đôi, bạn cũng sẽ không thể
tin cậy được vào người ấy.
Đêm gần sáng, tôi kể ông nghe lời một người cộng sự viên cũ trong nước
gần đây liên lạc trở lại và nói với tôi: “Ước gì em có can đảm rũ bỏ tất
cả...”. Tôi nói với ông điều này. Ông bảo: “Tuy chúng ta đấu tranh bất
bạo động, nhưng các con phải xem nó không khác gì 1 trận chiến. Những kẻ
bỏ cuộc sẽ chết.” Tôi đã trải qua nhiều mất mát trong suốt hơn thập
niên qua. Và tôi biết ông nói đúng. Tôi không thể cho phép mình bỏ cuộc.
Cảm giác mất mát hôm nay sẽ không thể khiến tôi bỏ cuộc. Không phải vì
tôi, kẻ bỏ cuộc sẽ chết, nhưng vì nếu mỗi người chúng ta bỏ cuộc thì cả
dân tộc sẽ chết. Đất nước tôi sẽ bị sáp nhập thành lãnh thổ của Tàu
cộng. Tôi sẽ thực sự là kẻ mất quê hương. Tôi biết tôi phải mạnh mẽ hơn
lên để tiếp tục đi tới, dù có phải độc hành trên con đường trước mặt.
Tôi nhắc lại với ông câu nói mà bố của ông đã từng nói: “Hạnh phúc là
làm được tốt những điều cần làm”. Ông cười to và xoa đầu khen trí nhớ
tôi tốt. Bất chợt tôi không còn thấy mình lẻ loi nữa. Ông như gốc đại
thụ giúp tôi thêm sức mạnh để tiếp tục con đường đã chọn.
Buổi sáng, khi chia tay, ông nói: “Chi, con là người bạn favorite của
ta. Ta tin tưởng tuyệt đối con sẽ hoàn thành tốt những việc cần làm, và
con sẽ tìm được hạnh phúc. Con xa ta nhưng con luôn hiện hữu trong lòng
ta. Hãy nhớ lấy điều ấy để con không cảm thấy cô đơn trong lý tưởng của
con”. Trên đường trở về, tôi quyết định dừng xe lại dọc đường. Nhìn vọng
ra mặt hồ xưa, tôi chợt nhớ câu nói: “không ai có thể tắm hai lần cùng 1
giòng sông”. Nước đã trôi đi không bao giờ trở lại. Vẫn cảnh cũ nhưng
người xưa giờ đã đổi thay không còn. Hai bên đường những hàng cây
dogwood vô tình bỏ lại tôi một mình buổi sáng đông giá lạnh... Mưa bắt
đầu rơi, những giọt mưa tiễn đưa những ngày cuối năm. Tôi trở vào xe,
nhìn con đường trước mặt, tôi biết tôi sẽ cần phải làm gì trong những
ngày mới của năm 2020.
31.12.2019
Subscribe to:
Posts (Atom)