BIỂN ĐÔNG
Ông Obama sẽ kêu gọi Trung Quốc “có trách nhiệm” ở Biển Đông
Tổng thống Mỹ Obama hôm thứ Bảy, 3/9, đã đến Trung Quốc để tham gia hội
nghị thượng đỉnh G-20. Ông Obama có kế hoạch nói với Bắc Kinh rằng "sẽ
có hậu quả" đối với những động thái của Trung Quốc về lãnh thổ ở khu vực
tranh chấp. Ông đã nói như vậy trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với
CNN sẽ được phát sóng vào Chủ nhật (4/9).
Ông nói: "Nếu quý vị ký một hiệp ước kêu gọi phân xử trọng tài quốc tế về các vấn đề trên biển, với thực tế là quý vị lớn hơn Philippines hay Việt Nam hay các nước khác ... đó không phải là một lý do để quý vị đi nơi này nơi kia và khoe khoang sức mạnh. Quý vị phải tuân theo luật pháp quốc tế".
Ông Obama nói rằng Trung Quốc cần phải có trách nhiệm, và rằng ông dự định nói với Chủ tịch Tập Cận Bình rằng ông ấy nên coi Hoa Kỳ như một ví dụ về một quốc gia duy trì được quyền lực của mình một phần là nhờ tự kiềm chế.
Ông nói: "Khi chúng tôi ràng buộc mình vào một loạt các chuẩn mực và luật lệ quốc tế, đó không phải vì chúng tôi buộc phải như vậy, đó là vì chúng tôi nhận thấy rằng về dài hạn, xây dựng một trật tự quốc tế vững mạnh là vì lợi ích của chúng tôi".
Ông Obama cũng đề cập rằng thương mại công bằng và tự do và các chính sách kinh tế là những lĩnh vực mà Trung Quốc phải cải thiện.
Bắc Kinh đã tức giận về phán quyết mới đây của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ông nói: "Nếu quý vị ký một hiệp ước kêu gọi phân xử trọng tài quốc tế về các vấn đề trên biển, với thực tế là quý vị lớn hơn Philippines hay Việt Nam hay các nước khác ... đó không phải là một lý do để quý vị đi nơi này nơi kia và khoe khoang sức mạnh. Quý vị phải tuân theo luật pháp quốc tế".
Ông Obama nói rằng Trung Quốc cần phải có trách nhiệm, và rằng ông dự định nói với Chủ tịch Tập Cận Bình rằng ông ấy nên coi Hoa Kỳ như một ví dụ về một quốc gia duy trì được quyền lực của mình một phần là nhờ tự kiềm chế.
Ông nói: "Khi chúng tôi ràng buộc mình vào một loạt các chuẩn mực và luật lệ quốc tế, đó không phải vì chúng tôi buộc phải như vậy, đó là vì chúng tôi nhận thấy rằng về dài hạn, xây dựng một trật tự quốc tế vững mạnh là vì lợi ích của chúng tôi".
Ông Obama cũng đề cập rằng thương mại công bằng và tự do và các chính sách kinh tế là những lĩnh vực mà Trung Quốc phải cải thiện.
Bắc Kinh đã tức giận về phán quyết mới đây của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
http://www.voatiengviet.com/a/ong-obama-se-keu-goi-trung-quoc-co-trach-nhiem-o-bien-dong/3492372.html
Mỹ: Sẽ có hậu quả nếu Trung Quốc vi phạm luật lệ quốc tế
Hoa Kỳ cảnh báo sẽ có hậu quả nếu Trung Quốc vi phạm các luật lệ và quy tắc của quốc tế.
Trong cuộc phỏng vấn đặc biệt với CNN phát sóng hôm 4/9, Tổng thống Barack Obama khẳng định: ‘Nói tới các vấn đề liên quan đến an ninh, khi anh đã ký một hiệp ước kêu gọi sự phân xử trọng tài quốc tế xung quanh các vấn đề hàng hải thì chuyện anh lớn hơn các nước như Philippines hay Việt Nam không phải là lý do để anh thoái thác và giương oai diễu võ.’ ‘Anh phải tuân thủ luật quốc tế,’ ông Obama nhấn mạnh.
Nhà lãnh đạo Mỹ nói trước việc Trung Quốc vi phạm luật lệ và quy tắc quốc tế, như trong các trường hợp ở Biển Đông, hoặc trong cách hành xử của Trung Quốc về chính sách kinh tế, Hoa Kỳ đã tỏ lập trường cứng rắn. Ông Obama nói ‘Chúng tôi đã chỉ rõ cho họ thấy rằng sẽ có hậu quả.’
Tổng thống Obama nói thêm rằng ông đã cố gắng truyền tải thông điệp tới Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc rằng một phần trong sức mạnh Hoa Kỳ chính là sự tự chế.
Đáp câu hỏi về số phận của thỏa thuận Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP giữa bối cảnh cả hai ứng viên Tổng thống thuộc lưỡng đảng Dân chủ và Cộng hòa là Hillary Clinton và Donald Trump lẫn Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan đều chống đối, ông Obama nói các yếu tố chính trị xung quanh vấn đề thương mại luôn luôn phức tạp, và theo ông, một số chỉ trích về TPP là sai trái.
Trong cuộc phỏng vấn với CNN trước chuyến công du cuối cùng của ông Obama tới châu Á, nhà lãnh đạo Hoa Kỳ cũng nói rằng Washington muốn Bắc Kinh đảm trách trách nhiệm lớn hơn ‘không chỉ đối với người dân của họ, mà còn đối với các vấn đề và các xung đột quốc tế, cho dù đó là vấn đề biến đổi khí hậu hay cứu trợ thảm họa hoặc đối phó với các vấn đề như Ebola.’
Theo CNN, PTI
Trong cuộc phỏng vấn đặc biệt với CNN phát sóng hôm 4/9, Tổng thống Barack Obama khẳng định: ‘Nói tới các vấn đề liên quan đến an ninh, khi anh đã ký một hiệp ước kêu gọi sự phân xử trọng tài quốc tế xung quanh các vấn đề hàng hải thì chuyện anh lớn hơn các nước như Philippines hay Việt Nam không phải là lý do để anh thoái thác và giương oai diễu võ.’ ‘Anh phải tuân thủ luật quốc tế,’ ông Obama nhấn mạnh.
Nhà lãnh đạo Mỹ nói trước việc Trung Quốc vi phạm luật lệ và quy tắc quốc tế, như trong các trường hợp ở Biển Đông, hoặc trong cách hành xử của Trung Quốc về chính sách kinh tế, Hoa Kỳ đã tỏ lập trường cứng rắn. Ông Obama nói ‘Chúng tôi đã chỉ rõ cho họ thấy rằng sẽ có hậu quả.’
Tổng thống Obama nói thêm rằng ông đã cố gắng truyền tải thông điệp tới Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc rằng một phần trong sức mạnh Hoa Kỳ chính là sự tự chế.
Đáp câu hỏi về số phận của thỏa thuận Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP giữa bối cảnh cả hai ứng viên Tổng thống thuộc lưỡng đảng Dân chủ và Cộng hòa là Hillary Clinton và Donald Trump lẫn Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan đều chống đối, ông Obama nói các yếu tố chính trị xung quanh vấn đề thương mại luôn luôn phức tạp, và theo ông, một số chỉ trích về TPP là sai trái.
Trong cuộc phỏng vấn với CNN trước chuyến công du cuối cùng của ông Obama tới châu Á, nhà lãnh đạo Hoa Kỳ cũng nói rằng Washington muốn Bắc Kinh đảm trách trách nhiệm lớn hơn ‘không chỉ đối với người dân của họ, mà còn đối với các vấn đề và các xung đột quốc tế, cho dù đó là vấn đề biến đổi khí hậu hay cứu trợ thảm họa hoặc đối phó với các vấn đề như Ebola.’
Theo CNN, PTI
Mỹ kêu gọi Australia có lập trường mạnh hơn về Biển Đông
Đại tá Tom Hanson, Trợ lý Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Lục quân Mỹ ở Thái
Bình Dương, mới đây đề nghị Australia có lập trường mạnh mẽ hơn chống
lại sự bành trướng quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi Việt Nam cũng
đòi chủ quyền và có nhiều tranh chấp.
Theo các hãng tin Australia, phát biểu trên ABC Radio National, Đại tá Hanson cho rằng Australia cần lựa chọn giữa liên minh lâu năm với Mỹ và mối quan hệ kinh tế với Bắc Kinh. Ông nói sẽ khó đi dây giữa hai điều kể trên và sẽ đến lúc phải có quyết định về điều nào quan trọng sống còn hơn đối với lợi ích quốc gia của Australia.
Viên đại tá Mỹ cũng kêu gọi Australia ra một tuyên bố để thể hiện cam kết của nước này đối với việc duy trì ổn định ở Đông Nam Á.
Hải quân Australia đều đặn tiến hành tuần tra vì tự do hàng hải ở vùng biển tranh chấp, nhưng không giống như Mỹ, Australia không điều tàu đi vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc.
Đại tá Hanson nhận xét: “Rõ ràng Trung Quốc tin rằng họ có cơ hội và họ cảm thấy được trao sức mạnh để coi thường hoạt động đó, vì vậy một sự thể hiện của Australia sẽ được hoan nghênh”.
Đáp lại lời ông Hanson, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop nói: “Chúng tôi đang cân bằng các mối quan hệ giữa đồng minh chiến lược lớn nhất của chúng tôi và đối tác thương mại lớn nhất của chúng tôi với hoạt động ngoại giao khéo léo, sự nhất quán và tính thực dụng.”
Theo Reuters, ông Hanson đã có những phát biểu kể trên sau khi Quốc hội Australia phát hành một cuốn sách cảnh báo các nhà lập pháp nước này cần cảnh giác về những ý đồ của Trung Quốc ở khu vực.
Theo Ibtimes.co.uk, Abc.net.au
http://www.voatiengviet.com/a/my-keu-goi-australia-co-lap-truong-manh-hon-ve-bien-dong/3489619.html
Theo các hãng tin Australia, phát biểu trên ABC Radio National, Đại tá Hanson cho rằng Australia cần lựa chọn giữa liên minh lâu năm với Mỹ và mối quan hệ kinh tế với Bắc Kinh. Ông nói sẽ khó đi dây giữa hai điều kể trên và sẽ đến lúc phải có quyết định về điều nào quan trọng sống còn hơn đối với lợi ích quốc gia của Australia.
Viên đại tá Mỹ cũng kêu gọi Australia ra một tuyên bố để thể hiện cam kết của nước này đối với việc duy trì ổn định ở Đông Nam Á.
Hải quân Australia đều đặn tiến hành tuần tra vì tự do hàng hải ở vùng biển tranh chấp, nhưng không giống như Mỹ, Australia không điều tàu đi vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc.
Đại tá Hanson nhận xét: “Rõ ràng Trung Quốc tin rằng họ có cơ hội và họ cảm thấy được trao sức mạnh để coi thường hoạt động đó, vì vậy một sự thể hiện của Australia sẽ được hoan nghênh”.
Đáp lại lời ông Hanson, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop nói: “Chúng tôi đang cân bằng các mối quan hệ giữa đồng minh chiến lược lớn nhất của chúng tôi và đối tác thương mại lớn nhất của chúng tôi với hoạt động ngoại giao khéo léo, sự nhất quán và tính thực dụng.”
Theo Reuters, ông Hanson đã có những phát biểu kể trên sau khi Quốc hội Australia phát hành một cuốn sách cảnh báo các nhà lập pháp nước này cần cảnh giác về những ý đồ của Trung Quốc ở khu vực.
Theo Ibtimes.co.uk, Abc.net.au
http://www.voatiengviet.com/a/my-keu-goi-australia-co-lap-truong-manh-hon-ve-bien-dong/3489619.html
Ấn Độ cung cấp thêm 500 triệu đô la Mỹ tín dụng quốc phòng cho Việt Nam
RFA
Việt Nam được Ấn Độ đồng ý cung cấp thêm 500 triệu đô la Mỹ tín dụng
quốc phòng nhân chuyến thăm của ông Narendra Modi, chuyến công du đầu
tiên của một thủ tướng Ấn Độ đến Việt Nam trong vòng 15 năm qua.
Thủ tướng Narendra Modi của Ấn Độ công du chính thức Việt Nam trước khi đến dự hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu, Trung Quốc.
Khoản tín dụng quốc phòng 500 triệu đô la mà Ấn Độ cấp cho Việt Nam như
vừa nêu là thỏa thuận an ninh mới nhất giữa New Dehli và Hà Nội khi mà
hai phía đang phải đối phó với hành động quyết đoán giễu võ, giương oai
của Bắc Kinh tại khu vực Biển Đông.
Thống kê cho thấy chừng 50% hàng hóa buôn bán của Ấn Độ đi qua tuyến
hàng hải Biển Đông. Đây là nơi mà trong thời gian gần đây, Trung Quốc
gấp rút tiến hành cải tạo những đá chiếm được thành những đảo nhân tạo
và xây dựng những công trình kiên cố trên đó. Theo quan sát của giới
chuyên môn thì những công trình đó có khả năng hỗ trợ cho hoạt động quân
sự giúp Trung Quốc kiểm soát khu vực này.
Đối tác chiến lược toàn diện
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc của Việt Nam lên tiếng khen ngợi mối quan hệ
hữu nghị giữa New Dehli và Hà Nội, cho biết ông và người tương nhiệm
thảo luận những vấn đề liên quan đến Biển Đông. Người đứng đầu chính phủ
Việt Nam nói thêm tất cả các bên phải giải quyết tranh chấp tại vùng
biển này một cách hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế.
Cũng dịp này hai nước đồng ý nâng quan hệ đối tác chiến lược lên thành đối tác chiến lược toàn diện.
Khoản tín dụng quốc phòng mà thủ tướng Narendra Modi đưa ra hôm nay
(3/9/2016) ở Hà Nội là tiếp theo khoản 100 triệu đô la Mỹ mà Ấn Độ cung
cấp cho Việt Nam vào năm 2014 để mua tàu tuần tra của Ấn Độ.
Khi công bố khoản tín dụng 500 triệu đô la tín dụng quốc phòng cho Việt
Nam lần này, thủ tướng Narendra Modi không nói rõ chi tiết; tuy nhiên
thông thường khi nhận khoản tín dụng đó phía Việt Nam buộc phải ký hợp
đồng với các công ty Ấn Độ.
Việt Nam và Ấn Độ bắt tay 'đương đầu' với Trung Quốc?
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi công du tới Việt Nam cuối tuần này, và
theo các nhà quan sát, biển Đông và Trung Quốc nhiều khả năng sẽ nằm cao
trong nghị trình.
Tiến sĩ Ngô Xuân Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á,
cho VOA Việt Ngữ biết rằng hiện có hai luồng ý kiến về chuyến thăm của
ông Modi.
Giới phân tích nhận định rằng trong chuyến thăm, người đứng đầu chính
quyền New Delhi sẽ thảo luận với lãnh đạo cấp cao nước chủ nhà về một
loạt các vấn đề quan trọng như thương mại, quốc phòng và an ninh.
Ngoài ra, theo các nhà quan sát, đôi bên cũng có thể bàn thảo về khả
năng Ấn Độ tăng cường thăm dò dầu khí ở Việt Nam, nơi công ty ONGC
Videsh Limited, có tham gia vào các dự án dầu khí trong nhiều thập kỷ
qua.
Sau Việt Nam, ông Modi sẽ lên đường đi Hàng Châu, Trung Quốc, để dự hội
nghị thượng đỉnh của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20)
diễn ra từ ngày 4 tới 5/9.
Giáo sư Doe Muni từ Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng ở New Delhi
nói rằng Hà Nội và Ấn Độ “duy trì quan hệ gần gũi kể từ giữa những năm
50”, và biển Đông sẽ là một trong các vấn đề “nổi bật” trong chuyến công
du của Thủ tướng Modi.
Ông nói thêm: “Chuyến thăm của ông Narendra Modi cho thấy Ấn Độ thực sự
muốn chứng tỏ quan hệ bạn hữu, đồng chí và đoàn kết với Việt Nam, nhất
là khi Việt Nam đang đối mặt với áp lực lớn từ Trung Quốc”.
Ông Muni nói thêm rằng bất kỳ nước nào chịu áp lực cũng phải “tìm kiếm và vận động hậu thuẫn từ nhiều nguồn nhất có thể”.
Giáo sư từng là đại sứ và đặc phái viên ở nhiều nước Đông Nam Á cho rằng
“nhu cầu tăng cường quốc phòng của Việt Nam hiện tăng lên”, và Ấn Độ
“có thể không thể giúp đáp ứng mọi nhu cầu về khía cạnh đó”.
Tuy nhiên, ông nghĩ rằng Ấn Độ “sẽ không do dự, và sẽ làm hết sức trong khả năng của mình để giúp Việt Nam củng cố an ninh”.
Ông nói thêm: “Cũng có người nói rằng trước khi tham dự hội nghị G-20 là
một thông điệp cho thấy Ấn Độ rất coi trọng quan hệ với Việt Nam, và
một chỉ dấu nói với người Trung Quốc rằng Việt Nam là một trụ cột trong
chính sách phương Đông của Ấn Độ. Điều đó có nghĩa là Ấn Độ tiếp tục
quan tâm tới Việt Nam, biển Đông, và những vấn đề liên quan. Nhưng cũng
có người cho rằng thuận đường thì ông ấy đi thôi. Trung Quốc là một đối
tác lớn của Ấn Độ trên các phương diện, và cũng là một nhà cạnh tranh
với Ấn Độ. Cho nên câu chuyện ông ấy ghé thăm Việt Nam có tác động gì
không, có thông điệp gì không với phía Trung Quốc tôi nghĩ là ít ý
nghĩa”.
Ông Bình cho biết thêm rằng quốc phòng là một trong những khía cạnh quan
trọng trong quan hệ giữa hai nước, và rằng đôi bên lâu nay đã “quyết
tâm thúc đẩy hợp tác quốc phòng”.
Các nhà quan sát dự báo, trong thời gian ông Modi ở Việt Nam, đôi bên có
thể ký thỏa thuận mua bán tên lửa BrahMos, vốn từng khiến quân đội
Trung Quốc bày tỏ lo ngại.
Giáo sư Muni cho biết rằng Hà Nội và New Delhi đã bàn thảo về tên lửa
hành trình này hai tới ba năm qua, nhưng vẫn chưa đi tới đâu. Hiện chưa
rõ là đôi bên có đi tới đồng thuận gì về BrahMos hay không.
Cuối tháng trước, Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ lo ngại sau khi có tin
cho biết Ấn Độ tính triển khai loại tên lửa mà nước này sản xuất cùng
Nga lên trên khu vực tranh chấp biên giới với Trung Quốc.
Trong một diễn biến khác có liên quan, trang tin India Today hôm 1/9 dẫn
lời Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay nói rằng chính quyền Manila
“biết ơn” vì sự hậu thuẫn của Ấn Độ trong vấn đề biển Đông,nhất là vụ
kiện Trung Quốc tại Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc.
Quan chức ngoại giao này đồng thời nói thêm rằng Tân Tổng thống
Philippines Duterte sẽ lần đầu tiên gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi
bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Lào ngày 6/9.
Mỹ, Ấn kêu gọi TQ tôn trọng phán quyết về Biển Đông, Philippines hoan nghênh
Hôm thứ Tư, 31/8, trong tuyên bố chung sau cuộc Đối thoại Chiến lược và
Thương mại lần thứ hai giữa Mỹ và Ấn Độ, hai nước đã cùng nhau đề nghị
Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế để giải quyết những tranh chấp ở
Biển Đông, nơi cả Mỹ lẫn Ấn Độ đều có lợi ích chiến lược và thương mại.
Cuộc đối thoại do hai ngoại trưởng của Mỹ và Ấn Độ đồng chủ tọa. Trong một sự kiện riêng rẽ, khi phát biểu tại Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT), Ngoại trưởng Mỹ Kerry nói Mỹ tiếp tục kêu gọi Trung Quốc và Philippines tuân theo phán quyết mới đây của tòa trọng tài về Biển Đông.
Báo India Today hôm 1/9 đưa tin Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay nói với báo này rằng chính phủ Philippines “cảm ơn” Ấn Độ ủng hộ Philippines liên quan đến phán quyết hồi tháng 7 về Biển Đông.
Cuộc đối thoại do hai ngoại trưởng của Mỹ và Ấn Độ đồng chủ tọa. Trong một sự kiện riêng rẽ, khi phát biểu tại Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT), Ngoại trưởng Mỹ Kerry nói Mỹ tiếp tục kêu gọi Trung Quốc và Philippines tuân theo phán quyết mới đây của tòa trọng tài về Biển Đông.
Báo India Today hôm 1/9 đưa tin Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay nói với báo này rằng chính phủ Philippines “cảm ơn” Ấn Độ ủng hộ Philippines liên quan đến phán quyết hồi tháng 7 về Biển Đông.
Ngoại trưởng Yasay phát biểu: “Chúng tôi rất vui mừng về sự ủng hộ của
Ấn Độ đối với hành động của Philippines tiến hành khiếu nại với tòa
trọng tài quốc tế và giải quyết tranh chấp của chúng tôi với Trung Quốc.
Về điều đó, chúng tôi rất cảm kích”.
Lời phát biểu của ông Yasay được đưa ra ngay trước khi Thủ tướng Ấn Độ
Narendra Modi lên đường đi thăm Việt Nam, Trung Quốc và Lào. Việt Nam,
cũng như Philippines, có những tranh chấp lớn với Trung Quốc ở Biển
Đông. Cho đến hết ngày 1/9, không có tin tức gì trên báo chí Việt Nam về
phản ứng của bộ ngoại giao hay chính phủ Việt Nam về các tuyên bố của
hai ngoại trưởng Mỹ, Ấn hay về chuyến thăm của ông Modi.
Theo India Today, Ngoại trưởng Philippines Yasay cho biết tân tổng thống
nước này sẽ gặp Thủ tướng Ấn lần đầu tiên vào ngày 6/9 tại Hội nghị
Thượng đỉnh Đông Á ở Lào, và đó là “một diễn biến đáng mừng”, từ đó hai
nước “có thể bàn về hợp tác hơn nữa và làm sâu sắc bản chất của sự hợp
tác này”.
Ông Yasay nói Philippines tin rằng họ đang ở vào vị thế mạnh hơn sau khi
có phán quyết về Biển Đông song họ vẫn muốn tiếp tục tiếp xúc song
phương với Trung Quốc. Ông phát biểu: “Chúng tôi cảm thấy cần cho Trung
Quốc có khoảng không gian để ngẫm nghĩ lại về quan điểm của họ. Chúng
tôi biết rằng sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đã gây sức ép buộc Trung
Quốc phải ngẫm nghĩ lại về quan điểm của họ, và nếu họ cứ khăng khăng
không công nhận một hệ thống dựa trên luật lệ về giải quyết tranh chấp
một cách hòa bình, họ sẽ bị cô lập. Họ sẽ mất nhiều hơn”.
Theo India Today, New Indian ExpressLãnh đạo VN ‘ca ngợi’ quan điểm của Ấn Độ về biển Đông
Báo chí Ấn Độ hôm nay, 3/9, dẫn lời các nguồn tin đưa rằng các lãnh đạo
cấp cao của Việt Nam đã “ca ngợi” quan điểm của New Delhi về biển Đông,
đồng thời bày tỏ mong muốn rằng quốc gia Nam Á hợp tác trong lĩnh vực
dầu khí của nước Đông Nam Á.
Indian Express dẫn các nguồn tin cho biết rằng Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã nói với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi như vậy khi hai quan chức này gặp nhau ở Hà Nội.
Tờ báo đưa tin rằng ông Trọng nói với ông Modi rằng đôi bên “phải tăng cường phối hợp trên các diễn đàn khu vực và đa phương”.
Đáp lại, theo Indian Express, ông Modi nói rằng New Delhi đã “luôn sát cánh với Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử”.
Tờ báo này cũng dẫn các nguồn tin cho biết thêm rằng ông Trọng đồng ý rằng “quan hệ Ấn Độ và Việt Nam đã được thử thách qua thời gian và vẫn rất bền vững”.
Tổng bí thư Việt Nam cũng được trích lời nói rằng ông đã tới thăm Ấn Độ hai lần năm 2010 và 2013 và rằng cả hai chuyến công du “đã để lại các ấn tượng tốt đẹp”.
Ông Trọng cũng được trích dẫn nói rằng “việc nâng cấp lên Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện là một chỉ dấu cho thấy tầm quan trọng mà Việt Nam đặt vào Ấn Độ”.
Ấn Độ bấy lâu nay “ủng hộ tự do hàng hàng, tự do bay ngang” qua khu vực biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế.
New Delhi cũng bày tỏ hậu thuẫn về việc “giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tránh đe dọa và sử dụng vũ lực”.
Trong tuyên bố chung, Việt Nam và Ấn Độ “ghi nhận Phán quyết ngày 12 tháng 7 năm 2016 của Tòa Trọng tài được thành lập theo phụ lục VII của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), hai bên nhấn mạnh sự ủng hộ đối với hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, và thương mại không bị cản trở, trên cơ sở các nguyên tắc của Luật pháp quốc tế, đặc biệt là các nguyên tắc được phản ánh trong UNCLOS.
Trước khi rời Việt Nam sang Trung Quốc dự hội nghị thượng đỉnh G20, Thủ tướng Ấn Độ hôm nay, 3/9, thông báo cấp cho Việt Nam khoản tín dụng mới trị giá nửa tỉ đôla để “tăng cường hợp tác quốc phòng”.
Thủ tướng Ấn Độ nói thêm rằng mối quan hệ giữa hai nước sẽ “đóng góp vào ổn định, an ninh và thịnh vượng của khu vực”.
Theo Indian Express, VOA
http://www.voatiengviet.com/a/lanh-dao-viet-nam-ca-ngoi-quan-diem-cua-an-do-ve-bien-dong/3492463.html
Indian Express dẫn các nguồn tin cho biết rằng Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã nói với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi như vậy khi hai quan chức này gặp nhau ở Hà Nội.
Tờ báo đưa tin rằng ông Trọng nói với ông Modi rằng đôi bên “phải tăng cường phối hợp trên các diễn đàn khu vực và đa phương”.
Đáp lại, theo Indian Express, ông Modi nói rằng New Delhi đã “luôn sát cánh với Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử”.
Tờ báo này cũng dẫn các nguồn tin cho biết thêm rằng ông Trọng đồng ý rằng “quan hệ Ấn Độ và Việt Nam đã được thử thách qua thời gian và vẫn rất bền vững”.
Tổng bí thư Việt Nam cũng được trích lời nói rằng ông đã tới thăm Ấn Độ hai lần năm 2010 và 2013 và rằng cả hai chuyến công du “đã để lại các ấn tượng tốt đẹp”.
Ông Trọng cũng được trích dẫn nói rằng “việc nâng cấp lên Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện là một chỉ dấu cho thấy tầm quan trọng mà Việt Nam đặt vào Ấn Độ”.
Ấn Độ bấy lâu nay “ủng hộ tự do hàng hàng, tự do bay ngang” qua khu vực biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế.
New Delhi cũng bày tỏ hậu thuẫn về việc “giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tránh đe dọa và sử dụng vũ lực”.
Trong tuyên bố chung, Việt Nam và Ấn Độ “ghi nhận Phán quyết ngày 12 tháng 7 năm 2016 của Tòa Trọng tài được thành lập theo phụ lục VII của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), hai bên nhấn mạnh sự ủng hộ đối với hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, và thương mại không bị cản trở, trên cơ sở các nguyên tắc của Luật pháp quốc tế, đặc biệt là các nguyên tắc được phản ánh trong UNCLOS.
Trước khi rời Việt Nam sang Trung Quốc dự hội nghị thượng đỉnh G20, Thủ tướng Ấn Độ hôm nay, 3/9, thông báo cấp cho Việt Nam khoản tín dụng mới trị giá nửa tỉ đôla để “tăng cường hợp tác quốc phòng”.
Thủ tướng Ấn Độ nói thêm rằng mối quan hệ giữa hai nước sẽ “đóng góp vào ổn định, an ninh và thịnh vượng của khu vực”.
Theo Indian Express, VOA
http://www.voatiengviet.com/a/lanh-dao-viet-nam-ca-ngoi-quan-diem-cua-an-do-ve-bien-dong/3492463.html
Obama nói chuyện Biển Đông với TQ
- 5 giờ trước
Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi Trung Quốc tuân thủ Công ước Liên
Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) trong cuộc nói chuyện với Chủ tịch
Tập Cận Bình hôm 3/9.
Phán quyết tháng Bảy của tòa trọng tài quốc tế ở Hague liên quan vụ
Philippines kiện Trung Quốc là một trong các chủ đề trong cuộc gặp.
Ông Obama gặp ông Tập Cận Bình ở Hàng Châu trước lúc khai mạc hội nghị G20.
Thông cáo của Nhà Trắng nói ông Obama đã nhấn mạnh Trung Quốc, là nước
tham gia UNCLOS, cần tuân thủ các ràng buộc theo công ước này.
Theo thông cáo, Tổng thống Obama cũng khẳng định cam kết của Mỹ về an ninh cho các đồng minh.
Ông Obama khẳng định Mỹ sẽ hợp tác với tất cả các nước trong vùng để “duy trì các nguyên tắc luật pháp quốc tế”.
Ông kêu gọi các bên “giảm căng thẳng và tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết tranh chấp trong hòa bình”.
Trong khi đó, Tân Hoa Xã của Trung Quốc nói ông Tập Cận Bình trong cuộc
gặp đã kêu gọi Mỹ đóng “vai trò xây dựng” để duy trì hòa bình và ổn định
ở Biển Đông.
Ông Tập Cận Bình nói Trung Quốc sẽ tiếp tục “bảo vệ” chủ quyền lãnh thổ, quyền và lợi ích hàng hải ở Biển Đông.
Friday, July 8, 2016
NGUYỄN TẤN ICH * BÉ MUỘN
Bé Muộn
Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích Tác giả chân thành cảm ơn cô LD đã kể chuyện này như một chứng nhân.
Cái vòi nước công cộng nằm bên lề đường Lê Văn Duyệt thuộc xóm đình Hòa
Hưng không lúc nào vắng người lấy nước. Từ tờ mờ sáng đến nửa đêm, đủ
các loại thùng hứng nước sắp hàng dài ngoằn nghèo như con rắn lượn trên
khoảng lề đường quanh vòi nước.
Ðám gánh nước thuê chuyên nghiệp trở thành chủ quản cái vòi nước ấy. Con
cái họ thay nhau đặt thùng xếp hàng chiếm hầu hết thời gian ưu tiên
hứng nước.
Bé Muộn vừa học hết lớp đệ ngũ thì ông bố bị tai nạn chết trong lúc làm
công việc bốc vác ở bến cảng Sài Gòn. Bé Muộn đành nghỉ học đi gánh nước
thuê kiếm tiền phụ giúp mẹ nuôi hai đứa em còn nhỏ dại. Với số tuổi
mười bốn mười lăm, vóc dáng tiểu thư làm sao tranh nổi với mụ đàn bà nạ
dòng phục phịch như con hà mã. Bé Muộn chịu dưới trướng của mụ "Tư Cai
Thầu" đổ nước mướn cho từng nhà ăn chia.
Nhìn chiếc quần bà ba đen bó sát người ướt đẫm nước suốt ngày cùng đôi
mông đồ sộ của mụ rung rinh đánh nhịp theo từng bước chân đi là đủ biết
mụ làm việc xông xáo đến mức nào. Khuôn mặt núng nính những mỡ là mỡ thế
mà mụ khỏe như con trâu nước. Ðã có nhiều lần các nhóm "cai thầu" khác
đến tranh chấp dành mối đã bị mụ tả xông hữu đột bằng chiếc đòn gánh như
một tay võ hiệp múa côn. Nếu chiếc đòn gánh bị giật mất thì mụ quay qua
đánh xáp lá cà dùng chiêu kéo quần, xé áo, nắm tóc. Ðối phương bị lột
trần ngoài đường phố đành tháo lui. Có lần đối thủ kia bị xé rách cả áo
để phơi bộ ngực trần mà vẫn tiếp tục chiến đấu. Mụ Tư càng hăng tiết
xông vào cứ nhằm cặp vú mướp của đối phương mà cắn mà nhay. Lần nào mụ
cũng đạt được phần thắng.
Cuối cùng, mưu đồ dành chỗ lấy mối của nhóm "cai thầu" khác đành nhượng bộ cho mụ làm chủ quản cái lãnh địa béo bở này.
Cuối cùng, mưu đồ dành chỗ lấy mối của nhóm "cai thầu" khác đành nhượng bộ cho mụ làm chủ quản cái lãnh địa béo bở này.
Ðôi vai nhỏ nhắn của bé Muộn ngày ngày trĩu nặng hai thùng nước đầy dưới
cơn nắng đốt. Ánh mặt trời không làm cho màu da mịn màng của bé sạm đen
như những đứa bé khác. Mỗi ngày lớn lên, da bé càng bóng hồng tươi mát.
Khuôn mặt tròn trịa lại thêm nụ cười duyên dáng bày ra hai hàm răng
trắng đều đặn đã khiến cho các cậu quí tử của các chủ nhà đổ nước mê
mẩn.
Tháng Tư năm Bảy Lăm, Sài Gòn đổi tên, đổi chủ và đảo lộn luôn trật tự
xã hội. Giai cấp nghèo khó được "chính quyền cách mạng" bơm hơi nâng lên
làm chủ xã hội. Mụ "Tư Cai Thầu" gánh nước thuê thẳng thừng từ chối cái
chức trưởng ban phụ nữ xóm. Mụ bảo:
- " Tôi có được mấy chữ mà đề cử tôi làm cán bộ. Khả năng của tôi là
gánh nước đổ cho bà con xài. Ðứa nào đến đây dành chỗ cơm gạo của tôi
thì tay này sẵn sàng thí mạng."
Sáu tháng sau, mụ "Tư Cai Thầu" bị chính quyền cách mạng cấm hẳn việc
gánh nước thuê với lý do: "Xã Hội Chủ Nghĩa không có người làm thuê gánh
mướn, không có cảnh người bóc lột người. Ðảng lãnh đạo, nhà nước quản
lý, nhân dân làm chủ". Mất chén gạo nuôi con, mụ Tư tức ấm ức. Ngày đêm
mượn gà, mượn chó mà chửi khéo mấy tên cán bộ trong phường. Gặp chó là
mụ lấy cây phang vào lưng chửi đổng: "Ðồ chó má, chén cơm của con tao
mầy cũng liếm sạch". Gặp ga, bà cầm chổi xua đuổi, mồm bô bô: "Mầy chỉ
được cái tiếng gáy còn thì chuyên bươi móc, ăn dơ, ỉa bậy." Hàng xóm
nghe mụ chửi bịt miệng cười. Người từng trải thì lo cho mụ có ngày chúng
nó tìm cách ghép tội: "Vi phạm nếp sống mới, gây rối an ninh trật tự
công cộng" rồi đẩy vào tù để cho mấy đứa trẻ bơ vơ.
Riêng bé Muộn thuộc thành phần công nhân ba đời nên được tuyển vào phụ
trách công việc chị nuôi cho một cơ quan không tên, không phô trương
bảng hiệu. Họ chỉ dùng ám hiệu T4, T2 gì đó nhưng việc kiểm soát người
ra vào rất chặt chẽ. Cái nhóm khách thường xuyên của cơ quan này phần
lớn có gương mặt lạnh lùng, kín đáo. Họ thường dùng kiến đen, xách cặp
da ngoại nhập.
Ông thủ trưởng là dân ở miệt ngoài. Người ta không phân biệt được giọng
nói của ông ta thuộc đia phương nào. Cũng không biết đã có gia đình hay
chưa, chỉ thấy ông ăn ở ngay tại cơ quan. Màu da ngăm đen vàng tái chứng
tỏ ông đã trải qua bao năm tháng trên rừng già. Trầm ngâm ít nói, nhưng
cặp mắt ông khi nhìn ai như xoáy sâu vào ý nghĩ của kẻ đối diện. Ánh
mắt đa nghi và quyết đoán.
Ðịa điểm làm việc nguyên là ngôi biệt thự của một cơ quan cũ của Mỹ có
bốn bức tường gạch xây bao quanh kiên cố. Căn nhà có hai tầng lầu. Tầng
dưới bao gồm các phòng làm việc, tầng trên có nhiều phòng ngủ dành cho
nhân viên của cơ quan. Sân thượng có một phần mái che, là nơi để tổ chức
những tối vui chơi cuối tuần cho nhân viên nghe nhạc và khiêu vũ. Nơi
góc cuối sân thượng, có đặt chiếc container chở hàng của quân đội Mỹ.
Người cán bộ cách mạng có thói quen tận dụng những khoảng trống đất đai
để tăng gia sản xuất. Ngay cả trên sân thượng của các căn nhà lầu họ
cũng đổ đất trồng rau hoặc nuôi gia súc. Cái container bỏ trống thật phí
phạm vì vậy cán bộ thay nhau gánh đất đổ đầy rồi trồng rau lang trên
đó. Ngọn rau lang luộc chấm mắm nêm là món ăn cải thiện cho bữa ăn đầy
hấp dẫn. Cứ lớp này còi đi thì thay vào đợt dây lang mới.
Hồi chín năm kháng chiến ở vùng liên khu 5 của Việt Minh, lương thực
thiếu thốn trầm trọng. Họ phát động phong trào toàn dân thi đua sản
xuất. An Tân, Tiên Ðỏa là vùng đất khô cằn cát trắng thuộc tỉnh Quảng
Nam. Cát lấn từng ngày vào thôn xóm ruộng đồng.
Không biết sáng kiến từ thời nào mà người dân vùng này có kinh nghiệm
trồng khoai lang trong những chiếc bồ đan bằng tre, đổ đất thịt trộn cát
và phân ủ lá cây rừng. Trong mỗi bồ người ta cắm dây lang theo từng
tầng qua những kẽ hở dọc theo thành ngoài mặt bồ. Thoạt trông như chơi
cây cảnh nhưng đến mùa thu hoạch ta mới ngạc nhiên trước những cũ khoai
to mập màu da bóng lưởng. Trong dân gian thời đó có câu: "Ðậu phụng Ðồng
Dinh, khoai lang Tiên Ðỏa". Loại khoai lang này khá giàu tinh bột.
Người dân vùng này chế biến ra các loại bánh tráng khoai lang ngọt có
thể ăn sống hoặc nướng phồng lên. Bánh để được lâu và dễ di chuyển. Nhất
là giúp cho bộ đội hoặc dân công tiếp vận ăn loại bánh tráng này trên
đường đi hay ngay cả trên chiến trường. Người phát minh phương pháp
trồng khoai lang trong bồ nghe đâu được tuyên dương anh hùng lao động.
" Cơm cơ quan, sàng tập thể" bé Muộn mỗi ngày mỗi căng da, dài tóc. Cơ
thể săn chắc, mượt mà. Bộ ngực vun đầy, căng tròn của tuổi mười tám là
tụ điểm của bao ánh mắt đàn ông. Mùi thơm con gái tỏa hương làm ngây
ngất biết bao đấng nam tử ngoài đời lẫn trong cơ quan. Từ một chức vụ
chị nuôi, Muộn được đặc cách lên giữ công tác văn thư. Ðó là điều hợp lý
dành cho cô gái có trình độ lớp đệ ngũ. Nàng không còn ở nơi phòng ngủ
tập thể nữa mà hưởng quy chế của một nhân viên có phòng riêng. Và nghe
phong phanh nàng được đưa vào danh sách dự bị đoàn viên Thanh niên Cộng
Sản Hồ Chí Minh. Bà Bảy, mẹ nàng rất vui mừng khi nhận được tin tức này.
Từ ngày nhận công tác mới, có lẽ vì bận rộn với công việc nên Muộn ít
khi về thăm mẹ và em. Dù vậy, mẹ nàng vẵn yên lòng đặt hết niềm tin vào
tương lai của đứa con gái đầu lòng. Vừa đẹp người đẹp nết, biết đâu con
bà lại lấy được người chồng cán bộ của chế độ hiện giờ.
Thời gian thấm thoát trôi qua hơn nửa năm. Thấy con gái không về thăm
nhà, bà Bảy, mẹ bé Muộn nóng lòng đường đột đến cơ quan hỏi thăm. Vị thủ
trưởng đích thân tiếp bà với thái độ rất thân tình nhưng tỏ ra sửng sốt
khi bà Bảy muốn được gặp mặt người con gái. Ông lấy chiếc kính trắng
gọng vàng đang đeo đặt trên mặt bàn, quan sát bà Bảy một chặp lâu rồi
bảo:
- Ðồng chí Muộn xin nghỉ việc cách đây đã sáu tháng rồi thưa bà.
Ông thủ trưởng liếc mắt nhìn qua khung cửa lớn rồi đột nhiên quay lại hỏi:
- Thế cô Muộn đi theo chồng không báo cho bà biết sao?
Bà mẹ không trả lời câu hỏi ông thủ trưởng mà chỉ để rơi những giọt nước
mắt trách hờn con gái mình. Bà ngỏ lời cám ơn vị thủ trưởng tử tế rồi
vội vã choàng chiếc khăn rằn lên đầu quày quả ra cửa,.
Nguồn tin bé Muộn vượt biên trốn ra nước ngoài được truyền đi từ đó. Bà con láng giềng trong xóm lại thì thầm với nhau.
- "Mụ Bảy xem thế mà kín miệng đáo để. Con gái thoát được mà không hề hé răng."
- "Bà ấy khỏe rồi. Chẳng còn bao lâu nữa con Muộn gởi hàng ngoại quốc về tha hồ mà tiêu xài."
- "Này, tớ còn nghe nói là Muộn đi với thằng chồng tương lai nữa đấy."
Một đồn mười, mười đồn trăm. Bà Bảy chẳng biết ất giáp gì nhưng đã bị
mấy lần lên đồn công an phường viết tờ khai báo về sự vắng mặt của con
gái. Người thân tình cờ hỏi thăm, bà chỉ ậm ừ cười cho qua chuyện.
Giai đoạn này người đi vượt biên, vượt biển xảy ra hà rầm. Ðám em trai
của thầy giáo Hai xóm trên, cha con lão Tư xóm dưới được sở Mỹ đưa ra
hạm đội trước ngày 30 tháng 4. Giờ đây các gia đình đó cứ nằm nhà mà chờ
thùng quà từ Mỹ. Họ hết bận tâm xếp hàng mua từng chai nước mắm ôi hay
chút tiêu chút bột ngọt trộn đường cát gói sẵn. Ôi, đời sống con người
dưới xã hội chủ nghĩa sao giống như bầy vịt cho ăn từng bữa, đếm từng
hột.
Căn phòng của nữ đồng chí cán bộ Trần Thu Muộn trở thành phòng ngủ dành
cho cán bộ cùng ngành công tác từ xa về tạm trú trong đêm. Phòng tuy hẹp
nhưng được trang trí sáng sủa, tiện nghi. Cán bộ nào được ngủ qua đêm
một lần là thế nào lần tới cũng xin đăng ký căn phòng đó. Tuy cơ quan
còn ba phòng tạm trú khác nhưng anh cán nào cũng muốn dành cho được căn
phòng ấy. Có điều gì xảy ra hàng đêm mà họ yêu thích cái căn phòng này
đến thế. Cái gì thuộc thế giới vô hình, người Cộng Sản luôn luôn bài bác
cho là mê tín dị đoan. Khi họ chứng nghiệm được thì người nào cũng giấu
kín trong lòng. Họ sợ phê bình kiểm điểm và tai hại hơn cả là bị nâng
hàng quan điểm đánh mất niềm tin Duy Vật của ông tổ Các-mác. Cây kim lâu
ngày trong bọc cũng phải lòi ra.
Chuyện đó xảy ra thế này: Hàng đêm, sau 12 giờ khuya, một người con gái
rất đẹp, thân thể trần truồng xuất hiện trong phòng ngủ của bé Muộn. Mái
tóc dài buông xõa che một phần bộ ngực trắng ngần căng đầy nữ tính. Cô
gái ngồi xuống giường người đàn ông đang ngủ âu yếm, vuốt ve, kích thích
khiến cho họ hứng khởi đến khi hoàn toàn mất tự chủ. Sau cùng cô gái
nằm đè lên người. Một sức nặng lạ lùng vừa êm ái vừa kích thích. Người
nào có thần tính mạnh mẽ thì choàng tỉnh. Nhưng đa phần cô gái nắm chủ
động đến khi người đàn ông xuất tinh. Cứ như thế lập đi lập lại nhiều
lần trong đêm. Sáng dậy, quần lót của khách ngủ trọ ướt nhẹp một chất
nước nhờn. Thân thể bải hoải, tâm trí ngu muội. Tình dục như loại kích
thích tố. Một lần, hai lần thành nghiện, lâu ngày đâm nhớ. Họ thì thầm
truyền miệng cho nhau, vì vậy căn phòng ngủ ấy trở thành đắt khách.
Nhân một chuyến công tác của nữ đồng chí cùng ngành từ trung ương vào
thành phố Hồ Chí Minh thanh tra. Ðồng chí được cơ quan này dành cho căn
phòng của bé Muộn tạm trú trong mấy ngày công tác. Bà ta rất vừa ý có
được căn phòng đầy đủ tiện nghi. Vừa đặt lưng xuống chiếc giường nệm lò
xo của quân đội Mỹ, chợt bà cán bộ cảm thấy có điều gì đó bất an trong
bầu không khí yên ắng. Không có tiếng động, nhưng cái giường thỉnh
thoảng chao nghiêng như chiếc thuyền con trên sóng nước. Bà mở mắt ngồi
dậy thì chiếc giường trở lại bình thường.
Nhưng khi nằm xuống thì giường lại lắc lư. Bà đứng lên đóng cửa sổ, bật
đèn sáng quan sát trong tủ đựng quần áo, trong các ngăn hộc bàn. Tất cả
đều ở trạng thái bình thường. Bà cán bộ nghĩ có lẽ là do mệt mỏi vì phải
ngồi xe con từ Hà Nội vào đây mất một ngày hai đêm. Cuối cùng thì đồng
chí cán bộ cũng rơi vào cơn mê thiếp. Chợt một tiếng động khẽ khàng, bà
giật mình thức giấc. Một người con gái toàn thân không có mảnh vải che
thân, tóc rối bời đứng dưới đuôi giường nắm chân bà như muốn kéo đi. Bà
vùng ngồi dậy, đến bàn uống một ly nước lấy lại bình tĩnh. Nữ cán bộ là
một đảng viên cao cấp, là cán bộ đã từng trải qua những tình huống bất
ngờ trong các hoạt động bí mật đầy hiểm nguy. Trong đầu bà đặc sệt học
thuyết Mác Lê. Bà không tin thần thánh, ma quỷ. Trên cõi đời này chỉ có
vật chất là tồn tại. Ðó chẳng qua là giấc mơ.
Ðêm thứ nhì, đồng chí nữ cán bộ lại chứng kiến cảnh người con gái trần
truồng nắm chân bà kéo. Lần này có tiếng khóc nỉ non, như van xin cầu
khẩn một điều gì. Bà cán bộ vội vàng nhảy ra khỏi giường để chộp lấy
người con gái, nhưng bóng ma lẹ làng đi qua cửa. Bà cán bộ lập tức đi
theo. Bóng người con gái ra sân thượng rồi biến mất trong thùng
container.
Suốt đêm không ngủ, bà cán bộ nghĩ lẩn quẩn hoài cái hiện tượng lạ lùng
mà cả cuộc đời làm cách mạng của bà chưa gặp phải. Thế rồi thói quen
nghề nghiệp khiến bà suy luận đến âm mưu của địch. Chúng nó có ý đồ dọa
dẫm trấn áp tinh thần đối phương chăng? Ðây là một trong những hình thức
dùng tâm linh của bọn ma mãnh. Bà quyết định lần sau sẽ nã đạn vào bóng
ma giả dạng đó.
Ðã hai đêm mất ngủ, tâm trí rối mù, bà cán bộ không còn sáng suốt để làm
việc trong ngày cuối cùng. Cơm tối qua loa, bà cần lấy lại sức lực bằng
giấc ngủ để ngày mai dự cuộc họp tổng kết với cơ quan. Trước khi đặt
lưng xuống giường, bà cán bộ không quên lên đạn khẩu K59, loại súng bỏ
túi của Liên Xô sản xuất do trung ương cấp cho nhân viên quan trọng để
phòng vệ bản thân.
Giấc ngủ vừa chập chờn thì cái giường bắt đầu lắc lư. Cùng lúc người con
gái xuất hiện bên chân giường. Bà cán bộ chụp khẩu súng hướng về bóng
ma bóp cò nhưng lạ thay đạn không lên nòng. Con ma vừa quay mặt ra đến
cửa, bà vùng ngồi dậy đuổi theo. Bà đi như người mộng du ra sân thượng
đến bên chiếc container. Gió đêm thổi lồng lộng làm ngả nghiêng ngọn cây
cổ thụ ở cuối vườn, quét bóng đen trên nền sân xi-măng khiến bà cán bộ
sực tỉnh thấy mình đứng bên chiếc thùng sắt vuông mọc đầy lá rau lang
xanh rờn rợn tràn ra khỏi miệng thùng. Mặt trăng tròn vành vạnh tỏa ánh
sáng lành lạnh trên sân thượng của tòa building. Bà cán bộ chợt rùng
mình sợ toát mồ hôi lạnh. Hai chân bà run lẩy bẩy, tê cứng không bước đi
được. Khuôn mặt đờ đẫn, miệng lưỡi đớ ra không thể lên tiếng gọi cầu
cứu. Bà cán bộ cấp trung ương đành phải bò bằng hai tay trên mặt sàn
xi-măng vào đến giường thì thiếp đi. Sáng ngày hôm sau, bà lập tức gọi
điện thoại hủy bỏ cuộc họp, rời khỏi phòng. Chưa kịp dùng điểm tâm, bà
đã thúc dục tài xế lên đường trở về Hà Nội,
Quãng đường dài từ Nam ra Bắc, bà cán bộ ngủ thiếp trên xe suốt một ngày
một đêm.Về đến nhà, bà lên cơn sốt nằm liệt giường. Sau khi xuất viện,
tinh thần bà suy kiệt. Dù được bệnh viện cấp cao điều trị, bệnh tâm thần
của bà cán bộ mỗi ngày mỗi nặng.
* * *
Ðã hơn mười năm rồi. Tin đồn bé Muộn vượt biên dần dần đi vào lãng quên.
Bà Bảy, mẹ bé Muộn cũng hết còn trông mong gì đến quà cáp của con gái
bà từ ngoại quốc gởi về. Bà nghĩ, có lẽ chiếc tàu nó đi đã bị bão tố
đánh chìm. Mỗi lần nghĩ tới con là nước mắt bà trào ra. Bà lại trách móc
con mình dại khờ, nghe lời xúi bậy của ai đó bỏ cơ quan đang làm, một
tương lai đầy hứa hẹn.
Trung tâm T4 thành phố Hồ Chí Minh, nay cũng được chuyển đến một ngôi
biệt thự cao tầng, biệt lập, có bề thế hơn. Cơ quan cũ của Mỹ trước đây
giao cho Hội Phụ Nữ thành phố. Những người mới trong cơ quan quyết định
dọn dẹp sạch sẽ những vật dụng không cần thiết, trong đó có cả chiếc
container trồng rau lang tự túc trên sân thượng. Ðầu tiên, họ đổ hết đất
đựng bên trong trước khi cho xe cẩu mang xuống tầng trệt. Bất ngờ, một
bộ xương người hiện ra nằm sâu dưới đáy thùng. Người ta đoán biết bộ
xương đó là của một phụ nữ vì những sợi tóc dài chưa tiêu hết. Ðặc biệt
hơn cả là một củ khoai lang to bằng đầu người đã được nuôi lớn bằng thịt
người hóa mùn thành phân. Cái củ khoai lang nặng trên 10 ký lô. Xưa nay
chưa có ai nhìn tận mắt được loại củ lang to đến như vậy. Ðây có thể
nói là thành tích vô địch trong công cuộc cải tiến sản xuất. Thời kháng
chiến chống Pháp, người dân Tiên Ðỏa Quảng Nam nổi tiếng trồng khoai
lang trong bồ đan bằng tre nứa. Người sáng kiến phương pháp trồng lang
đó được nhận huy chương anh hùng lao động, nhưng chưa bao giờ đạt được
thành quả cao về trọng lượng như vậy. Chi bộ đảng hội phụ nữ thành phố
Hồ Chí Minh họp khẩn cấp để chọn quyết định nên gởi củ khoai đi dự thi
lấy thành tích sản xuất hay gởi củ khoai lang này lên trung ương chúc
mừng đại hội phụ nữ toàn quốc sắp tới?
Bàn tới tính lui, cuối cùng chi bộ quyết định gởi cái củ khoai lang đạt
trọng lượng cao nhất từ trước đến nay lên trung ương để chào mừng Ðại
Hội Hội Phụ Nữ Việt Nam sắp khai mạc tại thủ đô.
Vị thủ trưởng cơ quan T4 thành phố Hồ Chí Minh được bầu làm đại biểu
tham dự Ðại Hội Phụ nữ toàn quốc. Nhân dịp này, ông thủ trưởng ghé thăm
bà cán bộ đang nằm điều trị bệnh tại Hà Nội. Thời chiến tranh hai người
cùng ngành làm chung trong một cơ quan cấp tỉnh. Từng hoạt động với nhau
trong mật khu. Khi đất nước thống nhất, mỗi người được phân bổ đi một
nơi. Ông vào Nam giữ chức trung tâm trưởng trung tâm T4 khu Nam, bà ra
Hà Nội phục vụ tại trung ương.
Khi ông thủ trưởng bước vào nhà, bất ngờ bà cán bộ vùng đứng lên chỉ vào mặt ông ta quát:
"Ta là bé Muộn, nhà ngươi có nhớ không? Chính mầy đã cưỡng hiếp tao cho
đến khi có thai rồi giết tao bỏ xác vào thùng container đặt trên sân
thượng của cơ quan. Hồn tao đã về báo mộng cho rất nhiều người. Dựa vào
thế lực mạnh nên mầy đã bịt kín đầu mối, ngăn chận mọi dư luận xôn xao
trong quần chúng. Mười năm rồi, đã đến lúc mầy phải đền tội. Cái củ
khoai lang to bằng đầu người trồng trong container là vật chứng đủ tố
cáo tội lỗi của mầy trước trung ương".
Nói đến đây, bà cán bộ nằm vật xuống gường, thở phì phò, nước dãi chảy đầy mồm.
Ông thủ trưởng ôm đầu hét lên:
- "Ðồ điên, đồ điên!", rồi vội vàng chạy ra xe.
Xe đang phóng nhanh qua cầu Long Biên, đột nhiên ông thủ trưởng ra lệnh
tài xế dừng xe lại. Một hành động khá bất ngờ. Ông thủ trưởng lao nhanh
ra khỏi xe rồi tung mình qua thành cầu phóng người xuống sông. Anh tài
xế hoàn toàn bị động chỉ biết gào lên cầu cứu.
Vài ngày sau, báo chí Hà Nội đăng tin: "Một đại biểu từ Miền Nam về tham
dự đại hội Phụ Nữ đã bị nước cuốn trôi khi tắm dưới gầm cầu Long Biên.
Qua mấy ngày tìm kiếm vẫn không thấy xác của vị đại biểu thuộc thành phố
Hồ Chí Minh" .
Tác giả chân thành cảm ơn cô LD đã kể chuyện này như một chứng nhân.
NGUYỄN PHAN NGỌC AN * MỘT CHUYẾN VƯỢT BIỂN
Nguyễn Phan Ngọc An
Từ
trong khu nghĩa địa trên đường Alumrock và Capitol Avenue, Dung băng
qua lộ đến chỗ parking lot lấy xe, đứng tựa mình vào hông xe ngẩn ngơ
nhìn bầu trời xanh đang gợn chút mây hồng, đẹp như bức tranh thủy mạc,
tự dưng lòng Dung thấy nao nao buồn, nỗi nhớ mẹ cha canh cánh bên lòng,
nỗi xót xa cho thân phận, nỗi thương người yêu bạc phước nên lòng buồn
rười rượi… Mới đó mà thắm thoát đã 3 năm Tùng nằm yên dưới lòng đất
lạnh, Tùng ơi, anh vẫn sống mãi trong em, em đã hứa một đời sống bên anh
thì âm dương cách trở cũng không làm cho em thay lòng đổi dạ…Ba năm rồi
anh biết đó, không một ngày nào Dung không đến thăm anh, than thở, tâm
tình với anh, anh không trả lời em như những ngày yêu nhau xưa cũ nhưng
em biết anh nghe những gì em nói, em biết anh đang nhìn em tha thiết, và
anh buồn khi em từ giã ra về… Cuộc đời em còn sống gượng nơi đây là chỉ
mong chờ một ngày tìm gặp được mẹ cha bên nửa vòng địa cầu xa thẳm,
cũng như hàng ngày đến thăm anh, nhìn anh nằm yên ngủ, một giấc ngủ dài
thiên thu không trở dậy! Đang miên man với những suy tư nhung nhớ về
quá khứ trong lòng, Dung chợt giật mình vì phía trước có tiếng gọi: Ba
Mẹ chờ con với…và một cô bé tuổi chừng 10 tuổi tíu tít chạy lại bên Cha
Mẹ; ông bà hôn hít cô bé ẵm lên xe với nụ cười rạng rỡ trên môi …tâm hồn
Dung chùng xuống và quay quắt nhớ đến mẹ cha nơi quê hương vạn dặm,
không biết còn sống hay đã vĩnh viễn chia xa!
Hồi ức Dung sống dậy như chuyện mới hôm qua, hồi đó Dung cũng có Mẹ có
Cha, năm 12 tuổi nàng cũng sống cảnh êm đềm hạnh phúc bên gia đình thân
thương. Cha Mẹ nàng lúc nào cũng nuông chiều yêu thương nàng. Bỗng một
ngày không ai ngờ trước được, chiến tranh lan tràn thôn xóm, Dung thất
lạc mẹ cha, chạy theo đoàn người tị nạn chiến tranh, trôi dạt về vùng
đất khô cằn, sỏi đá sống nhờ vào tình thương của những người cùng chạy
nạn với nàng. Từ đó cuộc đời Dung như không còn ý nghĩa, năm năm trời
vất vả gian nan Dung đã lớn khôn trong sự tủi hờn, nghèo đói, trong nỗi
cô đơn cùng cực, và vào một đêm mưa to gió lớn Dung nghe có tiếng người
chạy rần rật bên ngoài, họ ào vào nhà kéo tuột Dung ra khỏi nhà, nói gấp
gáp:
– Đi, đi mau lên!
Dung ấm ớ:
– Đi đâu hả bác Ba, cô Tám?
– Đi vượt biên – Bác Ba trả lời
Dung lo sợ:
– Cháu không đi đâu, cháu sợ lắm, hơn nữa cháu không có tiền để trả họ.
Cô Tám ngắt lời:
– Tiền bạc gì mà lo, có ông bà chủ Tài Ngân và hai cậu con trai lo tất cả rồi, đi mau đi em…
Dung đưa mắt ái ngại nhìn ông bà chủ Tài Ngân và hai người con trai đang
tươi cười gật đầu chào thân thiện với nàng, trong lòng thấy vững tin,
nàng lên tiếng cảm ơn và thu xếp vài bộ áo quần theo chân họ. Một
chuyến đi bất ngờ, một chuyến đi định mệnh… Lần cuối nhìn lại quê hương
trong màn đêm dày đặc, nơi đó cha mẹ nàng không biết sống chết ra sao vì
từ 5 năm trôi dạt, nàng không tìm được một tin tức gì về mẹ cha nàng!
Nước mắt Dung tự nhiên tuôn trào như một lần vĩnh biệt người thân yêu,
vĩnh biệt quê hương yêu dấu …
Một bàn tay nắm nhẹ vào cánh tay Dung kéo vội đi, một giọng nói nhẹ nhàng trầm ấm:
– Cô đừng lo, Cha Mẹ tôi là tỷ phú nơi đây, chuyến đi này có
quan chức địa phương lo hết rồi, cô cứ yên tâm theo chúng tôi…
– Xin cảm ơn anh thật nhiều, nói xong Dung thoăn thoắt theo
chân người thanh niên là con trai ông bà Tài Ngân và đúng lúc ấy một
loạt súng nổ liền 3 phát, trước mắt Dung là 2 chiếc ghe nhỏ chờ sẵn –
Đoàn người khoảng 25 người tranh nhau leo lên 2 chiếc ghe nhỏ, tách bờ
ra khơi….Trong ánh đèn mờ mờ của chiếc ghe, Dung nhìn lén mặt người
thanh niên, với sống mũi cao, gương mặt vuông chữ điền, biểu lộ tính
hiên ngang trung thực và đầy nghị lực, tự nhiên mọi lo lắng tiêu tan
trong lòng Dung, nàng e lệ mĩm cười vì thoáng qua trong hồn một cảm tình
vương vấn nhẹ nhàng như mặt hồ đang gợn sóng li ti, nàng mơ ước chuyến
đi định mệnh này sẽ đưa nàng đến một chân trời đầy hương hoa rực rỡ.
Chiếc tàu lớn đang đợi sẵn, từng người tuần tự lên như không sợ hãi một
ai bắt bớ, đúng là có sự bảo vệ an toàn cho chuyến vượt biên này. Dung
yên tâm ngồi xuống và nhắm mắt lại thả hồn về cha mẹ, con xin Mẹ Cha tha
lỗi cho con, nếu trời thương con đến được bến bờ tự do, con sẽ trở về
tìm ra Cha Mẹ và chúng ta sẽ đoàn tụ với nhau! Những ngày lênh đênh
trên biển, người thanh niên con ông bà chủ luôn kề cận và săn sóc nàng,
lo cho nàng từng miếng ăn thức uống, không ngớt hỏi han an ủi nàng.
Dung cảm thấy một tình cảm thương yêu đang nẩy nầm trong tim, nàng cầu
xin mau chóng đến bến bờ để ước mơ thành sự thật…
Tàu chạy được bảy ngày đêm ròng rã thì gặp hải tặc Thái Lan, chúng bắn
súng thị oai bảo tàu dừng lại, bọn người tị nạn trên tàu hốt hoảng không
biết phải làm sao? Bọn hải tặc ép sát tàu chỉa súng vào mọi người,
trên tàu không có vũ khí chống đỡ, đàn ông bị bọn hải tặc vứt xuống
biển, đàn bà bị chúng hiếp dâm, xé toang quần áo, cảnh tượng hỗn loạn
thô bỉ xãy ra trước mắt Dung…lúc đó mọi người chạy tán loạn, mạnh ai lo
mạng sống của mình, bọn hải tặc đứng ngay trước mặt, không ai còn có thể
giúp đỡ ai được nữa…Dung sực nhớ cái miệng khoang thuyền, nơi hàng đêm
người thanh niên lo sẵn một chiếc chăn ấm đưa nàng vào đó ngủ qua đêm,
Dung chạy vội đến miệng khoang thuyền chui nhanh vào, tim nàng như muốn
ngừng đập khi bàn tay chạm phải một người đang ngồi trốn trong đó, Dung
chồm người định chạy ra ngoài nhưng người ngồi trong đó đã kéo nàng ngồi
lại và đưa tay bịt miệng nàng khi nàng hoảng hốt định la bởi trong lỗ
hang miệng khoang thuyền tối tăm không nhìn thấy gì cả…Dung hồi hộp lẫn
lo sợ đến chết điếng, lo lắng lũ hải tặc bước đến miệng khoang tàu thì
tính mạng chẳng ai còn.
Điều lo sợ ấy cũng không tránh khỏi, chúng la hét ầm ĩ tìm đến miệng
khoang tàu lôi nàng và người đàn ông ra, người đàn ông té xấp xuống mạn
thuyền , bọn hải tặc nả liên hồi những phát đạn vào ông ta, còn Dung thì
chúng chồm đến xé toang quần áo, đè xuống khoang thuyền hãm hiếp, thõa
mãn xong thú tính chúng cầm dao mã tấu rạch nát bộ ngực trắng hồng của
Dung, lúc ấy người đàn ông tỉnh dậy vung đôi tay dựt con dao mã tấu văng
khỏi tay tên hải tặc và ông gục xuống bởi vết thương hai chân quá nặng,
bọn ác ôn một lần nữa dùng con dao đó chặt đứt đôi cánh tay của ông!
Dung rú thêm thãm thiết vì vừa nhận ra người đàn ông đó chính là người
con trai của ông bà chủ Tài Ngân, người đã dìu dắt lo lắng săn sóc nàng
bao ngày qua trên đường vượt biển! Đôi ngực máu đỏ tuôn tràn nhưng Dung
không đau đớn bằng nhìn người thanh niên kia ngất lịm trên vũng máu với
hai tay bị chặt đứt nằm lăn lóc bên cạnh – Dung không còn khóc được nữa,
máu ra nhiều quá và nàng cũng ngất lịm đi…
Khi Dung tỉnh dậy, ngơ ngác nhìn bốn bề xung quanh, thấy người anh cả
con ông bà chủ Tài Ngân và là anh trai của người thanh niên bị bắn và bị
chặt đôi cánh tay trên khoang thuyền đêm qua, nàng mường tượng thời
gian vì không còn biết là đã mấy ngày qua rồi, người anh bước lại gần
Dung khóc nức nở và thuật lại sự việc xãy ra trên tàu cho nàng biết cặn
kẽ:
– Cô Dung, cô tỉnh lại tôi mừng lắm, chuyến tàu vượt biên đầy
máu và nước mắt này đã khiến tôi thành kẻ mồ côi, em trai tôi thành tàn
phế nặng nề, cô thì tàn một đời hoa! Ôi đau đớn quá cô ơi!
Dung lặng người không nói được, lát sau nàng cố gượng hỏi người anh:
– Trời ơi! ông bà chủ…trời ơi, em trai của anh…còn bao nhiêu người trên tàu?
– Không còn một ai, chúng xô cả xuống biển sâu kể cả những đàn
bà bị chúng hãm hiếp, tôi may mắn thoát chết là vì tôi có mặc theo mình
chiếc áo phao, khi tình thế hỗn loạn tôi cặp theo bờ thuyền núp dưới
nước nên thoát được …tôi không thấy được hết những gì xãy ra trên tàu
chỉ nghe tiếng người rớt xuống biển và tiếng khóc la vang dậy, một lát
sau có chiếc chiến hạm đến và lũ hải tặc vội vàng lên ghe của chúng chạy
hết. Tôi mon men leo lên tàu, trước mắt tôi chỉ còn hai xác chết nằm
bất động, cô và em trai tôi – Tôi khóc ngất lên khi biết cha mẹ và tất
cả đã chìm dưới lòng đáy biển, em trai đã chết không toàn thây và cô
cũng đã chết! Tôi la gào thật to, tôi khóc thật to… chiến hạm đã dừng
sát chiếc tàu và vài người nhảy qua hỏi tôi tự sự, tôi run rẩy thuật lại
sự việc xãy ra, họ vội đến bên hai xác người, lật ra và bế xốc lên
chiến hạm, đồng thời kéo tôi cùng lên chiến hạm của họ – Họ bảo tôi yên
tâm, họ sẽ cứu mạng hai người sắp chết này và cho tôi ăn mẫu bánh m ,
uống một ly sữa bảo tôi nhắm mắt ngủ, họ cho tôi bộ quần áo để thay, đắp
cho tôi tấm chăn thật ấm vì tôi đã ngâm mình dưới nước suốt hai giờ
liền – Họ rất tốt, họ đã cứu sống cô và em trai tôi, nhưng đau đớn quá
cô ơi, em tôi chỉ còn là một khúc cây biết nói biết khóc mà thôi!
Dung đau lòng tột độ, nàng biết người thanh niên tốt bụng kia đã vì nàng
mà ra nông nỗi, nếu nàng không chui vào chỗ ẩn nấp của anh ấy thì dễ gì
ai phát hiện ra, nếu không vì lương tâm đạo đức khi đang nằm trên vũng
máu đào vẫn hiên ngang dựt con mã tấu trên tay tên hải tặc thì anh đâu
phải mất đôi cánh tay – tất cả quá lớn lao cho cuộc đời nàng, quá ân
sũng cho cuộc đời nàng, Dung phải làm sao đây để đền đáp … Nàng chỉ biết
khóc và khóc thật nhiều, cuộc đời nàng đau thương gian khổ đã nhiều
nhưng chưa bao giờ tàn khốc như ngày hôm nay. Một khúc cây chỉ biết
khóc, trời ơi, trời ơi …
Bốn tuần sau Dung được xuất viện và được người anh chăm sóc cẩn thận –
nàng đã hồi phục sức khỏe, người anh và nàng được chu cấp hai phòng kế
bên nhau trong một gian nhà 40 căn dành cho gia đình binh sĩ chiến hạm
Hoa Kỳ – Điều mong ước đầu tiên của Dung là xin người anh cho nàng đến
thăm người em đang còn nằm bệnh viện – trên đường đến bệnh viện Dung hỏi
tên người anh và tên người em để tiện bề xưng hô khi gặp mặt người em –
nàng được biết người anh tên Thông, người em tên Tùng – Đến nơi Dung
lảo đảo tưởng như sắp quỵ xuống nền gạch, Tùng chỉ còn là một khúc cây
với đôi mắt đẫm lệ! Dung ôm chặt lấy Tùng hứa với chàng suốt cuộc đời
còn lại Dung sống cho Tùng, chăm sóc Tùng, thương yêu Tùng vì chỉ có
Tùng mới là lẽ sống cho Dung, một người phụ nữ vô phần và bất hạnh!!!
Thắm thoát rồi Tùng cũng đến ngày xuất viện, tám tháng qua không ngày
nào Dung không đến thăm Tùng, nước mắt khổ đau của hai người đã chan hòa
cho nhau, họ đã thật sự hiểu và thương yêu nhau – Tám tháng qua, nhiều
lần Thông bày tỏ tình yêu thương Dung nhưng đều bị nàng từ chối, tâm hồn
Dung quả là một thiên thần, tình cảm Dung là một tấm gương sáng ngời
nhân thế. Ngày mai chuẩn bị cho Tùng về nhà, Thông nhẹ nhàng nói với
Dung:
– Dung à! anh thật tình yêu Dung, thời gian gần gũi anh không
thể dấu lòng, em đừng mặc cảm gái hư rồi vì hải tặc – tai họa chứ nào
phải tại em? Thương em không hết mà Dung, anh và em sẽ chăm lo cho Tùng
chu đáo và cả ba chúng ta sống nơi đây một thời gian nữa, chính phủ Hoa
Kỳ sẽ nhận chúng ta vào Mỹ.
Dung trả lời thẳng thắn:
– Không đâu anh Thông – Dung đã nguyện một đời sống chết bên
Tùng – ân tình anh ấy dành cho em lớn hơn cả núi non – cao hơn cả mọi
thứ trên đời – em yêu anh ấy ngay từ khi gặp gỡ ban đầu trên chuyến vượt
biên – xin anh hiểu cho em – chỉ có Tùng mới là nguồn sống của em, anh
hai ơi, xin anh nhận nơi em một lạy này gọi là đền đáp ân tình của anh,
một lạy này nữa để xin từ chối tình yêu của anh. Em luôn quý trọng anh,
xin anh giữ mạng sống cho Tùng, anh hiểu mà, Tùng sẽ chết khi không còn
có em bên cạnh. Em mong đến ngày vào Mỹ chúng em sẽ tổ chức đám cưới,
chàng rể ngồi trên chiếc xe lăn và cô dâu đứng sau lưng ôm choàng chàng
rể, em tin chắc chưa có một đám cười nào như thế, hãnh diện cho em, sao
ta không làm những việc mà thiên hạ không làm được hở anh hai?
Thông nghẹn ngào không dám nói gì nữa, lặng lẽ cùng Dung lái xe đến bệnh
viện đón Tùng về. Tùng được cấp một xe lăn loại rất tối tân nên chàng
xê dịch qua lại rất dễ dàng – Dung dành được ở bên Tùng chăm lo, Thông ở
phòng bên kia – Đêm đêm Thông qua phòng Tùng ở đến gần sáng, những ánh
mắt, những ngôn từ bóng gió cùng những cử chỉ tha thiết ân cần của Thông
dành cho Dung không qua được cặp mắt của Tùng, chàng đau khổ âm thầm và
chỉ biết khóc những lúc Thông đã về phòng riêng và Dung mệt mỏi ngủ say
bên cạnh chàng.
“Anh có còn gì đâu mà làm khổ đời em, Dung ơi”…lời nói nhẹ như hơi gió
thoảng, nước mắt Tùng tuôn trào ướt đẫm khuôn mặt Dung, nàng giật mình
tỉnh dậy hoảng hốt ôm lấy Tùng, an ủi chàng mọi lẽ vì cho rằng chàng đau
đớn cho tấm thân tàn phế thảm thương kia chứ nào biết đâu từ tận cùng
sâu thẳm trái tim đang rướm máu từng cơn. Dung đâu biết là Tùng đã hiểu
chuyện tình cảm của Thông dành cho Dung – còn gì để anh sống nữa Dung
ơi, thân anh không còn là con người, tim anh đang dãy chết…Tùng gục
xuống bên Dung nghẹn ngào tức tưởi!
Một tháng sau cả ba người được chính phủ Hoa Kỳ làm thủ tục nhận vào
nước Mỹ, được chính phủ cấp cho một căn nhà 3 phòng tại vùng Bắc Cali.
Thông đi làm cho một hãng tiện, Dung đi làm cho một hãng điện tử – mỗi
tối sau khi đi làm về họ thay phiên nhau săn sóc cho Tùng – Ban ngày
Tùng được chính sách ưu đãi của chính quyền Hoa Kỳ giúp người tật
nguyền, Tùng được một y tá đến thăm bệnh săn sóc hàng ngày, chàng được
chu cấp nhiều thuốc men và sữa hộp, thịt hộp cả ba anh em dùng không
hết. Hôm nào Tùng khó chịu trong người là y tá ở lại trực suốt đêm
không ngủ chăm lo cho Tùng. Mỗi đầu tháng là Tùng nhận check tiền từ cơ
quan bảo trợ người thương tật, so với Tùng 1200 mỹ kim mỗi tháng là số
tiền dư ăn dư để, lòng Tùng ngậm ngùi mỗi khi nhận lương hàng tháng …
Lòng Tùng xót xa nghĩ đến thân phận tật nguyền đã làm gì cho đất nước
Hoa Kỳ mà lại nhận lãnh sự đền đáp ân huệ lớn lao cho cuộc đời mình.
Từ khi đặt chân lên đất nước này, gia đình ba người của Tùng đã nhận
không biết bao nhiêu là ân huệ: Anh Thông được cho đi học Anh Văn và
nghề nghiệp miễn phí lại còn mỗi tháng được lãnh tiền trợ cấp đều đều,
Dung người yêu của chàng lại còn may mắn hơn, nàng được ông bà người Mỹ
giàu có nhận làm con gái nuôi, cho nàng tiền bạc học nghề học chữ trở
thành bác sĩ, kỹ sư nhưng Dung vì tình yêu của Tùng chỉ nhận ở cha mẹ
nuôi tiền bạc họ cho và nàng tự lập học nghề điện tử và đi làm để hàng
ngày được chăm sóc kề cận người yêu bạc phận. Nghĩ đến lòng bao la nhân
đạo của Hoa Kỳ dành cho dân tị nạn các sắc dân và chính bản thân chàng,
Tùng cảm nhận một sự biết ơn tràn ngập óc tim… Trời ơi … phải chi Tùng
không là kẻ tật nguyền, chắc chắn chàng sẽ là một công dân ưu tú, đem
kiến thức và tài năng vun bồi đất nước tự do đầy nhân đạo này. Tất cả
là định số, Tùng phải chấp nhận để vượt qua mà sống cho xong cái kiếp
khổ đau…
Một hôm Tùng lâm trọng bệnh, cơn sốt hoành hành thân xác, chờ mãi cũng
không thấy anh và vợ về như mọi ngày – đã 9 giờ đêm Tùng suy nghĩ mãi
không hiểu vì sao cả hai không về như thường lệ, đầu óc quay cuồng không
còn tỉnh táo… Tùng cố xê dịch chiếc xe đến bên tủ thuốc, chàng lắp
chiếc tay giả vào mà từ khi được cấp đến nay chàng không hề xử dụng bởi
bất tiện vì chàng không thể lắp vào một mình, chàng gắn sơ cánh tay mặt
vào rồi với tay lên tủ thuốc lấy nguyên típ thuốc an thần của Dung uống
cạn. Tùng viết lại mấy dòng nguệch ngoạc trước khi lìa xa cõi trần đau
thương, lìa xa Dung yêu quý và anh Thông người anh một mực kính thương
của Tùng…viết xong Tùng bỏ chiếc tay giả ra và nước mắt tuôn trào!
“Dung yêu quý! anh đi đây, điều anh mong ước duy nhất là em đừng khóc để
anh đi được nhẹ nhàng, em ơi ở đời đâu ai khen một cặp rể dâu tật
nguyền mà đẹp đôi, mà xứng lứa, anh mong sau khi anh đi rồi em hãy cùng
anh Thông có một đám cưới và chung sống bên nhau thật hạnh phúc”. Tùng
khóc nức nở và lịm dần vào cõi hư vô…bên ngoài có tiếng xe cứu thương
ngừng ở cửa, họ dìu Thông vào nhà, chàng sơ ý trong lúc làm việc nên bị
máy tiện dập đứt một bàn tay đã băng bó xong từ bệnh viện Basscom trở
về. Thông bước lần đến kêu Tùng dậy, chàng ngỡ ngàng khóc ngất, lá thư
tuyệt mệnh của Tùng, trời ơi, em tôi!!! Tùng đã chết, tim đã ngừng
đập, nước mắt còn ướt đẫm trên má trên mi, chan hòa trên ngực áo… Dung
từ ngoài bước nhẹ vào như những lần nàng đi làm về sợ phá giấc ngủ của
Tùng. Hôm nay là lần đầu tiên nàng làm thêm giờ overtime vì hãng có
nhiều hàng cần gấp. Dung nhìn thấy anh Thông đứng chết sững, Tùng thì
nằm bất động, nước mắt ràn rụa trên thân người lạnh ngắt! Lá thư kia…
Dung chết lặng, xung quanh nàng bầu trời tối xẫm lại, nàng té xuống nền
gạch và không còn biết gì nữa…
Nguyễn Phan Ngọc An – California
Wednesday, July 6, 2016
TRẦN TRUNG ĐẠO * SUY NGHĨ
Suy nghĩ bên đèn đỏ ở Nara
Trần Trung Đạo (Danlambao) - ...Những
hiện tượng bất nhân, độc ác giữa người và người đang thấy tại Việt Nam
chỉ là quả chứ không phải là cây và do đó hái dăm trái thối hay thậm chí
hái hết trái trên cây đi nữa sang mùa khác chúng sẽ được sinh ra. Tội
ác sẽ không bao giờ xóa được khi các nguyên nhân gây ra tội ác vẫn còn
tồn tại.
Và nguyên nhân chính của mọi thảm trạng trên đất nước ngày nay là cơ
chế độc tài CS. Do đó, thay đổi mà Việt Nam cần là thay đổi cơ chế CS
đang thống trị Việt Nam bằng một chế độ tự do dân chủ làm tiền đề cho
công cuộc phục hưng toàn diện Việt Nam...
*
Hai tuần trước trên đường từ cố đô Nara về lại Kyoto, chiếc xe bus du
lịch dừng trước đèn đỏ của một ngã tư. Một toán học sinh Nhật khoảng lớp
sáu hay lớp bảy băng qua đường. Nhật Bản đang vào mùa hè và học sinh
còn nghỉ học nhưng các em hình như đang trở về từ một sinh hoạt tập thể
nên đều mặc đồng phục áo trắng quần xanh.
Đèn bắt đầu chớp. Ba em cuối cùng trong toán cố vượt theo bạn dù tiếng
chuông trên trụ đèn đã báo sắp hết giờ dành cho người đi bộ. Dĩ nhiên xe
bus tiếp tục dừng để các em đi qua hết. Ba em cuối cùng băng nhanh qua
đường nhưng thay vì chạy theo cùng các bạn, các em dừng lại, sắp hàng
ngang nghiêm chỉnh hướng về phía xe bus và cúi gập người xuống để xin
lỗi và cám ơn anh tài xế.
Nhìn học sinh Nhật, người viết chợt nhớ thế hệ mình ngày xưa. Học trò
miền Nam được dạy không chỉ cúi đầu thôi mà còn vòng tay để chào, cám ơn
hay xin lỗi các bậc trưởng thượng. Trên đường, khi gặp một đám tang đi
qua, chúng tôi được dạy phải đứng nghiêm trang và dở mũ xuống nếu đội
mũ, cúi đầu kính tiễn biệt người quá cố cho đến khi xe tang qua hẳn mới
tiếp tục đi. Khi thầy hay cô vào lớp, chúng tôi được dạy cả lớp phải
đứng dậy chào và chờ cho đến khi thầy hay cô ngồi xuống, chúng tôi mới
được ngồi. Khi có người lớn tuổi đến nhà, chúng tôi được dạy phải vòng
tay cúi chào thưa theo đúng thứ bậc so với cha hay so với mẹ. Dù đang đi
đâu, khi nghe tiếng Quốc Ca cất lên, từ một trại lính hay một công sở
nào đó, chúng tôi được dạy phải đứng lại nghiêm chỉnh để chào cho đến
khi bài Quốc Ca chấm dứt. Mỗi sáng thứ Hai trên bảng đen trong lớp học
bao giờ cũng bắt đầu bằng một câu châm ngôn đầu tuần thắm đậm tình dân
tộc như "uống nước nhớ nguồn", "ăn trái nhớ kẻ trồng cây" hay
tương tự và chúng tôi được dạy phải dành vài phút đầu tuần để học về ý
nghĩa của câu châm ngôn đó. Trong giờ Công Dân Giáo Dục, chúng tôi được
dạy trung thành với tổ quốc Việt Nam chứ không phải với riêng một đảng
phái nào. Trên tường của trường Trần Quý Cáp ở Hội An nơi người viết học
và hầu hết trường trung học, tiểu học ở miền Nam đều có hàng chữ chạy
dài "Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời". Và rất nhiều lễ nghi, phép tắc đạo lý đáng quý, đáng giữ gìn khác.
Hôm trước, Nguyễn Hồng Quốc, một bạn học lớp đệ Tam (lớp 10) ở Trung Học Trần Quý Cáp kể lại trên Facebook "Qua
Trần Trung Đạo mình có được thông tin về thầy Phan Đình Trừng sau 44
năm không gặp, thầy dạy sử và công dân mình thời trung học đệ nhị cấp,
thầy có giọng nói hùng hồn đầy tự tin nghe thầy giảng bài thật thú vị...
năm Đệ Tam vào giờ công dân thầy kêu mình lên dò bài, thầy đặt trên bàn
lá Quốc kỳ thầy bắt mình tay phải đặt lên lá cờ, tay trái đặt lên ngực
đọc lời tuyên thệ "Tôi là công dân VNCH nguyện tuyệt đối trung thành với
Tổ quốc Xin thề. Xin thề". Mình đọc thật to và dõng dạc được thầy cho
20 điểm trên 20... Thấm thoát đã 44 năm rồi từ một đứa học trò hồn nhiên
vô tư ngày nào giờ đây tóc đã hoa râm".
Câu chuyện rất bình thường của 44 năm trước nhưng kể lại cho các thế hệ hôm nay nghe giống như chuyện cổ tích.
Miền Nam phải chịu đựng chiến tranh và tàn phá nhưng vẫn cố gắng hết sức
để duy trì và phát huy các giá trị nhân bản trong chừng mực còn phát
huy được. Từ những hố hầm bom đạn, bông hoa tự do dân chủ vẫn cố nở ra,
vẫn cố vươn lên. Nhựa nguyên nuôi dưỡng thân cây non đó là Hiến pháp
VNCH.
Hiến pháp VNCH do chủ tịch Quốc hội Lập hiến Phan Khắc Sửu ký ngày 18 tháng 3 năm 1967 ghi rõ: “Ý
thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân, độc tài và
chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý
chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập
một chánh thể cộng hòa của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đoàn kết
dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm Độc lập Tự do Dân chủ trong công
bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau.”
Những yếu tố nào làm cho người Nhật ngày nay được nhân loại khắp năm châu kính nể?
Câu trả lời dễ dàng và nhanh chóng mà ai cũng có thể đáp là nhờ nền tảng
văn hóa Nhật. Thật ra câu trả lời đó chỉ đúng một phần. Nền văn hóa của
một đất nước chỉ xứng đáng được kính trọng khi nền văn hóa đó không chỉ
là kết tụ giá trị văn hóa riêng của dân tộc mà còn phải phù hợp với giá
trị văn minh chung của thời đại.
Không ai phủ nhận Đức là quốc gia có nền văn hóa cao nhất tại Châu Âu.
Trước năm 1945, Đức là một trong ba quốc gia được nhiều giải Nobel nhất.
Bao nhiêu triết gia, khoa học gia, văn sĩ, thi sĩ nổi tiếng thế giới đã
sinh ra ở Đức. Nhưng chế độ Quốc Xã Hitler do chính nhân dân Đức bầu
lên lại là một trong vài kẻ giết người tàn bạo nhất trong lịch sử loài
người và chà đạp lên mọi giá trị văn minh của nhân loại.
Nhật Bản trước năm 1945 cũng vậy. Nhật Bản có giá trị văn hóa cao, một
dân tộc có kỷ luật nghiêm khắc nhưng không phải là một nước văn minh
nhân bản. Bước chân của đạo quân Nhật đi qua cũng để lại những điêu tàn,
thảm khốc từ Mãn Châu, sang Triều Tiên, xuống Mã Lai, Singapore, Việt
Nam không khác gì vó ngựa của đạo quân Mông Cổ đi qua trong nhiều trăm
năm trước. Cơ quan mật vụ Nhật tại Singapore tàn sát khoảng 50 ngàn
người dân Singapore một cách không phân biệt. Chính sách đồng hóa thay
tên đổi họ đối với Triều Tiên là một bằng chứng tội ác khó quên. Nạn đói
tại Việt Nam năm 1945 với hàng triệu đồng bào miền Bắc chết thảm thương
một phần là do chính sách ác độc tịch thu thóc để nuôi ngựa của quân
đội Nhật.
Do đó, câu trả lời chính xác, chính hiến pháp dân chủ 1946 đã làm cho
nước Nhật hoàn toàn thay đổi, giúp cho người Nhật biết kính trọng con
người, không chỉ riêng con người Nhật như trước đây, và tôn trọng luật
pháp mà chính họ đặt ra.
Phần nhập đề của Hiến Pháp 1946 khẳng định chính phủ do dân và vì dân
của Nhật Bản sẽ hợp tác hòa bình với tất cả các quốc gia trên thế giới
trong ánh sáng tự do dân chủ, đặt chủ quyền của nhân dân làm căn bản cho
hiến pháp và kính trọng sâu sắc của Nhật về quyền của con người được
sống trong tự do và không sợ hãi. Tóm lại, cơ chế chính trị thời đại
chuyên chở trong Hiến Pháp Nhật 1946 hội nhập hài hòa với văn hóa Nhật
và làm cho dân tộc Nhật khác đi trong nhãn quan thế giới.
Việt Nam cần thay đổi gì?
Con thuyền Việt Nam đang phải chở một cơ chế chính trị độc tài, lạc hậu
về mọi mặt so với đà tiến của văn minh nhân loại, một nền giáo dục hủy
diệt mọi khả năng sáng tạo, một xã hội tham nhũng thối nát trong đó giới
lãnh đạo thờ ơ trước đòi hỏi bức thiết của nhân dân và nhân dân không
có niềm tin nơi giới lãnh đạo.
Việt Nam cần thay đổi. Ai cũng có thể đồng ý như vậy, nhưng thay đổi gì
trước? Đổi mới kinh tế? Cải cách giáo dục? Chống tham nhũng? Nới lỏng
chính trị? Không. Một mảnh ván, một lớp sơn không làm chiếc thuyền chạy
nhanh hơn.
Như người viết đã viết trong bài trước, những hiện tượng bất nhân, độc
ác giữa người và người đang thấy tại Việt Nam chỉ là quả chứ không phải
là cây và do đó hái dăm trái thối hay thậm chí hái hết trái trên cây đi
nữa sang mùa khác chúng sẽ được sinh ra. Tội ác sẽ không bao giờ xóa
được khi các nguyên nhân gây ra tội ác vẫn còn tồn tại.
Và nguyên nhân chính của mọi thảm trạng trên đất nước ngày nay là cơ chế
độc tài CS. Do đó, thay đổi mà Việt Nam cần là thay đổi cơ chế CS đang
thống trị Việt Nam bằng một chế độ tự do dân chủ làm tiền đề cho công
cuộc phục hưng toàn diện Việt Nam.
07.07.2016
No comments:
Post a Comment