Tuesday, July 5, 2016
PHANCYRIL KONGO
Họa sĩ gốc Việt vẽ graffity ở đồng hồ Richard Mille RM 68-01
ngoại, được xem như là ‘sư trưởng’ của Trường Phái “graffiti street art ~ vẽ
tường”, và cũng là trưởng tử của TS Phan Văn Song, hiện đang định cư tại
Pháp.
Hổ Phụ Sinh Hổ Tử!
Lê Bá Hùng, Canada, sưu tầm và chuyển ngữ
http://lehung14.wordpress.com/about/
http://vietenglishtranslation.wordpress.com/
https://lehung14.wordpress.com/
Bons Baisers de Paris martyrisé
(Bức tranh KONGO Cyril Phan vẽ
nhân khi Ba-lê bị khủng bố cuối năm 2015)
1
Richard Mille RM 68-01 là mẫu đồng hồ được đóng góp chế tác bởi nghệ sĩ đường phố gốc Việt - Tourbillon Cyril Kongo.
Phan Cyril Kongo khởi đầu sự nghiệp với tranh vải nhỏ và tranh
graffiti vào năm 1986 tại Paris. Đầu những năm 1990, ông thành công với
những bức tranh lớn bằng sơn xịt lộ thiên tại trung tâm Paris cùng những
bức vẽ cho nhà y phục thời trang haute couture - Couturier Paco
Rabanne.
Chân dung nghệ sỹ Phan Cyril Kongo. |
Sau những triển lãm gây tiếng vang tại Strasbourg (Pháp), Hong Kong,
Tokyo (Nhật Bản) và nhiều nước khác, năm 2011, Phan Cyril Kongo làm việc
cùng thương hiệu thượng lưu Hermes. Lúc này, các bức tranh của ông được
đưa vào bộ sưu tầm khăn choàng vuông - Carré d’Hermès. Đây là sản phẩm
dành cho nữ giới với tên gọi Graff. Cyril đã đưa Graff thành một trong
những bộ sưu tập được ưa thích nhất của thương hiệu Hermes.
Chỉ trong vài năm, Cyril Phan đã trở thành một ngôi sao sáng, đưa nghệ thuật graffiti lên một tầm cao mới, không chỉ trên đường phố mà còn cả nghệ thuật xa xỉ của giới thượng lưu.
Kongo chia sẻ: “Trường học dạy tôi vẽ, những thứ còn lại tôi học được ngoài trường đời. Graffiti đối với tôi như một thứ ngôn ngữ, nó cũng những quy luật riêng. Graffiti là một cách thể hiện ý tưởng qua những con chữ, những biểu tượng trên các bề mặt khác nhau, bất kể đó là một tấm vải thô hay là một bức tường”.
RM 68-01 thể hiện mong muốn của Richard Mille là kết hợp nghệ thuật đương đại vào bên trong một chiếc đồng hồ. Quá trình hoàn thiện kỹ thuật sơn của Kongo kéo dài hơn một năm. Đội ngũ của ông đã nghiên cứu và phát triển loại sơn airbrush để có thể phun từng giọt, một cách tỉ mỉ nhất có thể.
Hình ảnh đồng hồ Richard Mille 68-01 Cyril Kongo |
Căn phòng nơi Phan Cyril Kongo sáng tác. |
Kỹ thuật sản xuất này khiến người nghệ sĩ có thể vẽ nên những đường thẳng mỏng mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, tính chất phức tạp khiến nó không thể dùng tay để thực hiện, kể cả khi sử dụng những loại bút có phần ngòi tinh xảo.
Cận cảnh Phan Cyril Kongo sáng tác những chi tiết của RM 68-01. |
Richard Mille nhận xét: “Anh ấy đã đẩy kỹ thuật chế tác đồng hồ tới mức cực hạn. Đây chính là điều mà tôi mong đợi - đem chất Kongo vào bên trong một chiếc đồng hồ. Anh sẽ không bao giờ hài lòng với việc chỉ phun sơn lên mọi thứ. Thay vào đó, người nghệ sĩ này tạo nên tác phẩm nghệ thuật từ bộ chuyển động tới cỗ máy tourbillon và cả trong hình dáng của đồng hồ”.
Mặt sau của RM 68-01 Cyril Kongo. |
Mặt sau đồng hồ là bộ chuyển động Tourbillon, đem lại cảm giác cho người dùng như một mảng màu bị ném mạnh vào bức tường. Ở mặt trước, cầu nối của bộ chuyển động lại phóng ra các phía khác nhau như những vệt sơn trên bức họa đường phố. RM 68-01 có bộ vỏ làm bằng NTPT carbon, viền đồng hồ ceramic. Thiết kế vỏ theo phong cách bất đối xứng được làm thuôn ở 2 phần, mỏng dần ở phía 9 tới 3 giờ và cao dần ở phía 12 tới 6 giờ.
Sự kết hợp giữa kỹ thuật cơ khí đương đại và nghệ thuật thị giác đã đem tới cho ngành đồng hồ của thế kỷ 21 một sản phẩm độc đáo. RM 68-01 được sản xuất giới hạn 30 chiếc trên toàn thế giới.
CHÚNG NÓ ĂN CHẶN GẦN HAI TỶ MỸ KIM VỀ VỤ FORMOSA!
Friday, July 01, 2016:
VietPress USA (01/7/2016):
Một Nhật báo Hoa văn xuất bản tại Hong Kong số ra ngày 01/7/2016 như
bản chụp trên đây đã tiết lộ rằng tập đoàn Formosa của Đài Loan đã đầu
tư nhà máy Thép tại Nghệ Tĩnh với tống vốn đầu tư là 300 Tỷ tiền Đài
Loan nhưng chưa hoạt động được gì thì đã bị dân chúng biểu tình và sau
các cuộc thương thuyết thì nay Formosa đã bồi thường số tiền 16.1 Tỷ
đồng Yuan là tiền Nhân Dân Tệ của Trung Quốc.
Bản
tin ghi rõ khoản tiền đầu tư nhà máy là 300 Tỷ tiền Đài-Loan; trong khi
nói rõ tiền bồi thường sau các thu xếp là 16.1 Tỷ tiền Yuan là tiền
Trung Quốc có mệnh giá cao hơn tiền Đài Loan. Xin vào Link sau đây để
đọc nguyên bản của Báo Hong Kong vụ Formosa bồi thường 16.1 Tỷ Yuan tức
tương đương 2.4 Tỷ USD:
Xin
xem phần hoa văn mà VietPress USA copy ra nguyên văn bên dưới để đọc
giả có thể đưa vào Google dịch thuật sẽ thấy rõ bản tin phân biệt tiền
Đài-Loan cho vốn đầu tư nhà máy Formosa và tiền 16.1 Tỷ Yuan bồi thường
cho đảng và nhá nước CsVN về vụ xả độc làm cá chết và hủy hoại môi
trường Biển các tỉnh Miề Trung Việt Nam.
台塑賠越南161億元 幕後原因曝光
台塑集團斥資3000多億台幣,在越南河靜省投資鋼鐵廠,還沒投產,得先賠161億元。
今日出刊的《蘋果》報導,越南政府昨召開記者會,指發生在今年4月河靜海域的死魚事件,禍首為台塑廠排放廢水;台塑上月28日已承認,同時願賠償。
這個被越南政府形容為「史無前例的環境污染」,引來當地民眾抗議,且帶給台塑極大困擾,原定上月25日首支高爐點火,由於越方不肯核發運轉執照,點火時程延宕至今。
今日出刊的《聯合報》報導,台塑集團總裁王文淵與副總裁王瑞華上周飛抵越南處理點火延宕一事,沒想到越南官方禁止兩人離境,施壓台塑必須為死魚事件負責。
為了讓已投資3000多億元的鋼鐵廠順利點火,台塑被迫接受越南官方調查結果。對於媒體詢問相關疑點,台塑一律以「尊重調查結果」6字帶過。(王嘉慶/綜合報導)
【看了這則新聞的人,也看了……】
比一比:人類精子與抹香鯨有什麼不同
【是姦情】超強正宮 當街扒光小三衣服逼露奶
【更新】全美首例自駕車死亡車禍!司機看《哈利波特》失神
有話要說 投稿「即時論壇」
Theo mệnh giá chuyển đổi từ tiền Nhân Dân Tệ Yuan qua Đô-la Mỹ trong ngày hôm nay thì 1 Yuan bằng 0.15 USD
(https://www.google.com/search?sourceid=chrome-psyapi2&ion=1&espv=2&ie=UTF-8&q=1%20CNY%20to%20USD&oq=money%20converter&aqs=chrome..69i57j0l5.5412j0j8).
(https://www.google.com/search?sourceid=chrome-psyapi2&ion=1&espv=2&ie=UTF-8&q=1%20CNY%20to%20USD&oq=money%20converter&aqs=chrome..69i57j0l5.5412j0j8).
Như
vậy tổng số tiền mà tập đoàn Formosa bồi thường cho CsVN về vụ gây ô
nhiểm môi trường tại Nghệ Tĩnh và các tỉnh Miền Trung sau các thương
thuyết mật dàn xếp đã được trả là 16.1 Tỷ Yuan x 0.15 USD/Yuan = 2.4 Tỷ
USD.
Mệnh giá chuyển đổi 1 đồng Yuan Trung Quốc bằng 0.15 USD theo thời giá hiện nay |
Thế
mà chiều 30/6/2016, các Bộ Trưởng, ban bệ chính quyền CsVN họp báo nói
dong dài và công bố số tiền Formosa bồi thường chỉ có 500 Triệu USD mà
thôi.
Vậy VietPress USA công bố Bản tin chính thức của báo Hong Kong đăng theo tiết lộ của Tập đoàn Formosa xác nhận đã bồi thường 16.1 Tỷ Yuan tương đương 2.4 Tỷ Đô-la Mỹ (USD) để nhân dân Việt Nam được biết.
Vậy xin hỏi ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và tập đoàn Cầm Q, CsVN hãy trả lời cho dân biết ai đã ăn chia số tiền 1.9 Tỷ USD (1.900 Triệu USD) mà Formosa đã bồi thường?
Hình trích từ Video của Báo Hoa Văn Hong Kong vụ Cá Chết tại Miề Trung. |
Tiền Đài-Loan (Taiwanese Money - Đài Tệ) |
Tiền Yuan của Trung Quốc (Chinese Yuan - Nhân dân Tệ) |
www.Vietpressusa.com
TRẦN TIẾN DŨNG * SÀIGÒN
May mà Việt Nam còn có Sài Gòn
6 Tháng 9 2012 lúc 16:48Người Sài Gòn từ thời hộ khẩu đến kinh tế thị trường
Khi có ý đi tìm người
Sài Gòn, không hiểu sao khi chưa ra khỏi nhà tôi đã biết có đi phỏng vấn
đến tết Congo cũng không ai người Sài Gòn tự nhận mình là người Sài Gòn
gốc 3 đời hoặc mấy chục đời cả. Chắc rằng mọi người sẽ hỏi lại tôi, sao
hỏi chi cái chuyện tào lao, tầm phào hết sức vậy cha nội, kiếm sống
được ở Sài Gòn, là người Sài Gòn rồi.
Thật ra trên khắp thế giới, phần căn cước của một người ít ai phân biệt
dân tỉnh lẻ hay dân thủ đô và đó là văn minh dân quyền căn bản nhất.
Riêng ở Việt Nam thì khác. Dưới chế độ cộng sản, việc phân biệt dân thủ
đô, dân thành phố lớn hay dân tỉnh lẻ, nông thôn, dân kinh tế mới,... là
chuyện căn bản. Ai cũng biết sự phân biệt đối xử của chế độ hộ khẩu là
khắc nghiệt, vấn nạn đó lâu ngày tạo nên cả một gói “tự hào” về địa vị
chính trị, kinh tế, văn hóa... dành cho dân có hộ khẩu thủ đô, thành phố
trước phần dân cư còn lại của cả nước.
Khi nền kinh tế mở cửa, dù chế độ hộ khẩu vẫn không thay đổi nhưng những
yếu tố kinh tế thị trường tư bản đã phá vỡ toàn bộ những công dụng
chuyên chế của chế độ hộ khẩu. Theo nhu cầu mưu sinh và nhu cầu nhân lực
của kinh tế thị trường, dân tỉnh lẻ, nông thôn tràn về đô thị bất chấp
chuyện họ sống đời không hộ khẩu hoặc chỉ có cái gọi là chứng nhận KT3
(một loại giấy tạm trú).
Theo thời gian, đội quân nhập cư tăng theo cấp số nhân và cả người nhập
cư thành đạt, người kiếm sống qua ngày trở thành nguồn dân số bá chủ.
Chính nguồn dân số và chất lượng dân số bùng nổ này đã dồn những ai tự
huyễn hoặc cho mình dân thủ đô gốc, dân thành phố cố cựu vào hội chứng
yếu đề kháng, trở thành những kẻ thất bại.
Nếu ai còn tự cho mình
là dân Hà Nội gốc, thật ra đó là lối nghĩ của dân được bảo hộ bởi chế độ
hộ khẩu thiếu dân quyền. Họ có thể trưng ra lý do là ông bà cha mẹ sống
ở Hà Nội trước chế độ cộng sản và họ thừa kế cái gốc người Hà Nội. Cơ
sở lý lẽ này là không minh bạch, vì trong lịch sử cận đại Việt Nam, theo
tìm hiểu, trước thời cộng sản nắm quyền không có chuyện độc đoán khoanh
tròn mực đỏ dân Hà Nội điểm tối ưu, và phần dân còn lại chỉ có điểm
trung bình kém.
Người Hà Nội trước thời cộng sản đủ khỏe mạnh tinh thần và trí thức để
rộng tay đón nhận tất cả các nguồn dân cư như đón nhận dòng máu mới,
cũng như đủ ứng xử văn minh để biết rằng cực đoan địa phương tính là ngớ
ngẩn. Chuyện dân thủ đô được tôn trọng kính nể... đó là do phẩm chất
người, chất lượng từ những công việc phục vụ cộng đồng, quốc gia và được
cộng đồng xác nhận trong chuẩn giá trị văn hóa chung, chứ không phải
một dạng đặc quyền đặc lợi do một thể chế độc tài chỉ đạo.
Người Hà Nội đủ văn hóa để nhìn thấu rằng hiện trạng hư hỏng của xã hội
Việt Nam đều có nguyên nhân do thiếu nhân quyền. Cả dân tộc, không phân
biệt bất kỳ ai, vùng miền nào đều phải gánh chịu hiện trạng xã hội hư
hỏng tệ hại này.
Một giáo sư sinh ra ở Hà Nội di cư vào Nam muốn giấu tên đã nói thật với
chúng tôi rằng: “Chỉ thời đại này mới có kiểu tự tôn bệnh hoạn địa
phương thượng đẳng.”
Dân hào hiệp và dân nhập cư
Mỗi tháng tôi đều đến một tiệm hớt tóc của một ông chủ trẻ trên đường Hồ
Bá Kiện. Tuổi chưa đến bốn mươi, anh có tổng cộng ba tiệm hớt tóc. Lần
này anh mời tôi hớt tóc, lấy ráy tai, ở một tiệm mới khai trương. Cô gái
lấy ráy tai cho tôi nói: “Ổng vài bữa nữa là sắm thêm xe hơi.”
Tôi hỏi thẳng ông chủ
tiệm là anh có mấy chiếc xe hơi rồi, anh chàng nói giọng miền Nam lơ lớ:
“Tính mua thêm một chiếc nữa là bốn. Xe tôi mua cho cơ quan công ty
thuê, họp đồng tính theo năm.”
Rồi anh kể: “Năm 1980, anh từ Huế vô Sài Gòn làm phụ hồ, khổ trơ xương,
ba năm không biết mùi bún bò, mì quảng là gì.” Tôi hỏi anh: “Anh thấy
người Sài Gòn thế nào?” Mặt anh ngạc nhiên như người từ sao Hỏa xuống:
“Rứa, lúc mới vào tôi cũng có nghĩ người trong này ăn ngon, chơi bạo
khác người quê tôi, nhưng chỉ ở vài tháng là tôi thấy chỉ người có tiền
là khác.”
Cái anh chàng chủ tiệm hớt tóc này cũng như hàng triệu người từ nhiều
thế hệ đã nhìn thấy Sài Gòn là một nơi kiếm sống, kiềm tiền làm giàu.
Ðối với mọi người Việt Nam, tính cả dân thủ đô Hà Nội, Sài Gòn là vùng
đất hứa, là một kiểu giấc mơ Mỹ của người Việt Nam.
Một trí thức người Bắc
di cư kết luận: “Sài Gòn là đất Phật.” Nhiều người bạn ông bàn thêm:
“Giá trị rõ nhất của đất Phật trước tiên đây là nơi chốn bình yên, bình
yên cả trong chiến tranh, thiên tai và những vấn nạn đáng sợ khác có
nguyên nhân từ con người. Sài Gòn không có chuyện phân biệt đối xử vùng
miền, văn hóa và chủng tộc...”
Nhà báo hải ngoại TG. có lần nói: “Chỉ cần vô Sài Gòn, có một cái bơm
xe, ngồi ở vỉa hè Sài Gòn cũng sống được, cũng thoát khổ mà tính chuyện
khởi nghiệp.” Họa sĩ Trịnh Cung có lần kể: “Trước 1975, thi sĩ Nguyễn
Ðức Sơn và cố nhà văn Nguyễn Thụy Long có thời ăn cơm cháy, uống trà đá,
ngồi xỉa răng ở một quán cơm xã hội.”
Mỗi người, trong hàng triệu người từ nhiều thế hệ đều có riêng cho mình
những kỷ niệm sâu sắc về sự rộng lòng của đất và người Sài Gòn. Có người
còn nói nửa đùa nửa thật rằng, nếu ai có chí, dám đứng le lưỡi cho
người ta dán tem ở bưu điện thành phố chắc chắn không thiếu khách hàng.
Nhưng Sài Gòn cũng có
bất công. Ðiều bất công này không phải do Sài Gòn gây ra mà chính là do
không ít người đến với Sài Gòn gây ra. Có thể thông cảm hiện trạng lúc
nào họ cũng thương nhớ ca ngợi nguyên quán xuất thân của họ. Và Sài Gòn
cũng dễ quên không chấp khi có những người nhập cư thành đạt, nên cơ
nghiệp, chỉ nhận họ là người thành phố này, tỉnh nọ.
Sài Gòn không hề chỉ là Sài Gòn của nơi kiếm tiền, chỉ là một nơi tạm
trú, bởi đa phần người nhập cư đã hoặc sẽ có khoảng đời sống ở thành phố
này dài hơn so với lúc họ sống ở nguyên quán sinh ra. Hãy đến các nghĩa
trang, các chùa có để cốt mà xem, hàng triệu người tứ xứ thuộc nhiều
dân tộc, nhiều thế hệ đã chọn gởi lại cho Sài Gòn nắm xương tàn.
Nhưng người Sài Gòn anh là ai? Có người nói ngày nay muốn tìm người Sài
Gòn thì qua tiểu bang Cali ở Mỹ hoặc các cộng đồng người Việt lưu vong
trên khắp thế giới. Nhưng chúng tôi vẫn muốn tìm người Sài Gòn ở Sài
Gòn.
Một cô bạn của chúng tôi
sinh ra ở một nhà bảo sanh trên đường Gò Công quận 6, có ông bà nội là
người Hoa Minh Hương, ông bà ngoại là dân sanh ra ở bến Mễ Cốc quận 8.
Cô nói: “Nếu muốn biết ai là người Sài Gòn thì chỉ cần nhìn cách họ đón
tiếp đối xử với bà con cô bác ở quê lên thăm hoặc lên kiếm việc làm. Bà
ngoại tôi mỗi lần gặp bà con là mừng lắm, tấm lòng của người tha hương
mà. Ai cũng có họ hàng dây mơ rễ má, chớ có phải ở đất nẻ chui lên đâu.”
Theo một ông già từng là lính VNCH, nay chạy xe ôm ở quận Tân Bình, “đất
Sài Gòn trước tiên là đất của những tay hảo hớn, bởi chỉ có những người
mạnh mẽ từ tâm hồn đến thể xác mới quyết định bỏ xứ ra đi đến đất mới,
cũng chính họ mở đường cho con cháu mưu cầu sự sống mới và tự do. Tánh
hảo hớn và phóng khoáng là máu huyết căn cơ của người Sài Gòn.”
Ở góc đường Cao Thắng và
Phan Thanh Giản cũ (nay là Ðiện Biên Phủ) có một cái miếu lớn gọi là
Thành Hoàng Bổn Cảnh. Nơi đây hàng ngày hàng đêm vẫn nghi ngút hương
khói tưởng nhớ những vong linh của tướng quân Lê Văn Khôi (con nuôi Tả
quân Lê văn Duyệt) và các nghĩa binh bị xử chém, vùi xác ở quanh khu Kỳ
Hòa, thành Gia Ðịnh dưới thời vua Minh Mạng. Một nhà nghiên cứu lịch sử
miền Nam có lần nói với tôi: “Không rõ lắm những nghĩa quân này có phải
là người Sài Gòn không, nhưng tôi tin chắc khi họ chết, anh linh họ là
người Sài Gòn.”
Và sẽ không tìm thấy một người Sài Gòn nào nếu tiếp tục nhìn lịch sử
theo lối độc quyền và thiển cận. Người Sài Gòn chỉ có một khi lịch sử
được minh bạch rằng, người Sài Gòn hôm nay chính là những người nhận
được cơ hội từ những người từng đến, sống và chết từ Sài Gòn-Gia Ðịnh
trong xuyên suốt các triều đại phong kiến, những anh linh tử sĩ VNCH,
những vong linh người vượt biển vì tự do và cả những nạn nhân khác của
bóng tối lịch sử.
Chỉ từ cách nhìn nhận này mới sáng rõ đúng nghĩa tánh hảo hớn-hào hiệp vì tự do và công bằng của người Sài Gòn.
May mà còn có Sài Gòn
Gia đình bên ngoại tôi có một người anh họ, anh tên là Ba V. Trước 1975
anh là lính sư đoàn 7 Bộ Binh VNCH đồn trú ở Gò Công. Quê anh ở ở một xã
heo hút dù không xa Sài Gòn nhưng rất nghèo... Sau biến cố 1975, anh và
gia đình càng lâm cảnh nghèo tệ hại hơn. Sài Gòn với anh là một thiên
đường tại thế, có lần anh nói với tôi: “Tao phục mày quá, sống được ở
Sài Gòn ngon thấy mẹ.” Lời anh đơn giản nhưng chí lý, người Sài Gòn thời
nào cũng rất bảnh trong cách nhìn của người địa phương khác.
Có người sẽ phản bác tôi rằng, người Sài Gòn ngày nay không còn sang
trọng nữa. Nhưng trường hợp gia đình anh họ tôi thì lại đồng ý với tôi.
Sau 1975 cả bảy đứa con của anh họ tôi đều không đủ ăn đến xanh mặt. Khi
Sài Gòn vào thời kinh tế thị trường cả năm đứa con trai, con gái của
anh đều trở thành người Sài Gòn, anh chỉ giữ lại được đứa con gái và đứa
con trai út làm người Gò Công cày cấy trên nửa mẫu ruộng hương hỏa.
Ðiều đáng nói là những người con Sài Gòn của anh, dù chỉ làm thợ hồ và
nấu bếp ở Sài Gòn nhưng đã đem lại một cuộc cách mạng kinh tế, lối sống
văn minh cho cả gia đình anh. Chất nông dân cố cựu của anh không còn như
trước, ở anh ngày càng rõ ra cái chất thị dân Sài Gòn do con anh truyền
bá.
Có hàng triệu gia đình ở
Việt Nam hôm nay giống như anh, người ta không thể thống kê hết những
thay đổi theo kiểu Sài Gòn. Nhưng có một điều người ta chắc chắn là văn
hóa thị dân Sài Gòn hình thành từ tinh hoa thể chế thực dân và ánh sáng
của nền dân chủ tự do Ðệ Nhất và Ðệ Nhị Cộng Hòa, ánh sáng này đủ mạnh
để dung chứa mọi cách sống và để truyền bá những điều tốt đẹp.
Tôi có dịp nói chuyện với cô gái người Hà Nội, cô vào Sài Gòn làm nghề
báo. Tôi không biết cô có phải là người Hà Nội gốc hay không, cô nói:
“Khi mắng cái dân thiếu văn minh ngoài đấy, em có Sài Gòn để chứng minh
là trong này người ta không ai làm việc xấu hổ thế.”
Tất nhiên, không có vùng rộng của lối sống văn minh nào lại không có mặt
tệ nạn, nhưng cộng đồng thị dân Sài Gòn không có kiểu hí hởn cả tập thể
hùa nhau hái hoa Anh Ðào của Nhật Bản triển lãm về làm của riêng, cũng
không có những vấn nạn không thể tưởng tượng được như chiếm thang máy
chung cư, cho thang máy chạy lên chạy xuống liên tục để vỗ con và đút
cơm cho con mình ăn ngon miệng.
Và không có cái kiểu
nghĩ và hành xử như một cô ca sĩ trẻ mà tôi quen. Cô này từ Hà Nội vào
Sài Gòn tìm cơ hội thành “sao.” Trong thời điểm Hà Ðông có quyết định
sáp nhập vào Hà Nội, cô luôn miệng tục tằn gay gắt với những người “đời
đời kiếp kiếp” cô không nhận là người Hà Nội, dù hàng ngày đang cùng
thở, cùng sống ở không gian Hà Nội mở rộng với cô.
Chính từ những cách nhìn
kỳ thị kiểu này đã xác lập một thứ ranh giới mà ở đó người ta tự cho Hà
Nội như mình đây là tốt đẹp, phần còn lại là tệ hại vì không phải là Hà
Nội. Có gì đáng buồn cười và xấu hổ cho bằng kiểu kỳ thị “địa phương
thượng đẳng” đó. Và chính đó mới là mầm mống, là nguyên nhân của vô số
vấn nạn xã hội.
Vấn đề không phải Sài Gòn không có người nhập cư quê mùa kém cỏi, nhưng
cái chính là văn minh Sài Gòn đủ mạnh để hướng mọi người đến phẩm chất
tôn trọng lợi ích cộng đồng và tự trọng trong lối sống cá nhân.
Ở phạm vị rộng hơn, nhiều bậc thức giả chiêm nghiệm rằng, không phải năm
1975 “giải phóng Sài Gòn” mà chính là biến cố đó đem đến cơ hội giải
phóng toàn diện xã hội miền Bắc.
Hơn ba mươi năm qua, những ai công tâm sẽ nhìn thấy những dòng người
không thể thống kê hết từ miền Bắc vào Sài Gòn để mưu cầu cuộc sống tốt
hơn, qua từng cá nhân, họ hàng, thôn làng vào Sài Gòn vào miền Nam rồi
về thăm quê đã đưa về, đã truyền bá lối sống văn minh vật chất và tinh
thần Sài Gòn.
Bạn tôi, nhà thơ, là một người Hà Nội sang trọng, anh vào và chọn Sài
Gòn để sống và cũng có thể coi anh là người tị nạn văn hóa ở Sài Gòn.
Anh có những kỷ niệm vui buồn sâu sắc dành cho Hà Nội, nên mỗi lần về
quê trở vào là anh nói: “Mình đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất là
thấy nhẹ người.” Tất nhiên cũng trùng hợp, người biết và chia sẻ tâm
trạng “nhẹ người” này là những Việt kiều lưu vong mỗi khi rời Việt Nam
bay trở lại đất nước bao dung mình.
Và từ những năm đen tối nhất của lịch sử cho đến thời tạm dễ thở, không
một nơi chốn nào của đất nước này được hàng triệu triệu người Việt đồng
tâm tin rằng: May mà Việt Nam còn có Sài Gòn!
Trần Tiến Dũng
VƯỜN THƠ
TÌM ĐÂU
SƠN TRUNG
Người cô đơn thương đời hiu quạnh,
Buổi đông hàn tiếc nuối nắng xuân tươi.
Thương Hằng Nga ngàn đời cung Quảng lạnh,
Xót Tiêu Tương ai mãi đợi chờ ai.
Mây trắng bay đi không bao giờ trở lại,
Nước sông ra bể bất phục hồi.
Muôn dặm sơn khê ruột gan đòi đoạn
Ngàn năm ai mãi nhớ thương ai,
Em đã đi ngày tháng bỗng sô gai.
Em ở nơi đâu, đất Phật hay cõi trời,
Muôn trùng xa cách em đi vào dĩ vãng.
Anh luôn luôn tìm lại lối Thiên Thai,
Nhưng hạc trắng lầu xưa đêm nguyệt thực.
Anh là đạo sĩ giữ lửa điện u hoài.
Đây cựu y vẫn đượm nồng hương người ngọc,
Cõi người băng đảo biết tìm đâu!
SƠN TRUNG
Ngày 12-7-2016
CÚC CỐ NHÂN
Anh về, yêu lại màu hoa cúc
Rực rỡ bình minh lộng lẫy xuân
Cúc đỏ, cúc vàng chen chúc nở
Phương trời như thiếu cúc tri âm
Anh giữ trên tay hoa cúc trắng
Một cành đơn độc giữa phù vân
Mây, hoa cùng thấy lòng hoang vắng
Từ thưở người đi đã cách ngăn
Cố nhân cột tóc bằng nơ tím
Áo tím làm xuân chợt thoáng buồn
Chiếc nón bài thơ quai lụa tím
Hiên chùa cúc tím nhuộm hoàng hôn
Ảo giác say hoa xưa bát ngát
Chao ôi, ngày tháng cứ xa dần
Hương gây mùi nhớ, thơm ngào ngạt
Thanh sắc nào thay cúc cố nhân
CAO MỴ NHÂN
OLD CHRYSANTHEMUM
Back home, I resume my love of chrysanthemums.
Red tansies, yellow tansies, do bloom as a whole
With their colors so radiant as when spring comes;
But this place seems to lack the flower of my soul.
I hold a white nice chrysanthemum in my hand,
The poor solitary blossom in this ephemeral state:
Clouds and flowers appear fallen in a forlorn land
Since my sweetheart and me are already separate.
The old lover used a purple tie to bind her hair rap;
Her violet dress suddenly caused spring to frown;
The poem-woven conical hat with purple silk strap
And the pagoda purple tansies imbrued the sundown.
So vast was my fancy addiction to this flower kind!
Alas, time has passed further and further, it by rolled.
The fragrance excites the recollections in my mind.
Which hue could replace my chrysanthemum of old?
Translation by THANH-THANH
QUAND LES ANS S'ADDITIONNENT
Le coin de la rue est deux fois
plus loin qu’auparavant !
Et ils ont ajouté une montée que
je n’avais jamais remarquée.
J’ai dû cesser de courir après l’autobus,
Parce qu’il démarre bien plus vite qu’avant.
Je crois que l’on fait les marches
d'escaliers bien plus hautes
que dans notre temps !
L’hiver le chauffage est beaucoup
moins efficace qu’autrefois !
Et avez-vous remarqué les petits caractères
que les journaux se sont mis à employer ?
Les jeunes eux-mêmes ont changé !
ils sont bien plus jeunes que
lorsque j’avais leur âge !
Et d’un autre côté les gens de mon âge
sont bien plus vieux que moi.
L’autre jour je suis tombée sur
une vieille connaissance; elle avait
tellement vieilli qu’elle ne
me reconnaissait pas !
Tout le monde parle si bas qu’on
ne comprend quasiment rien !
On vous fait des vêtements si serrés,
surtout à la taille et aux hanches,
que c’est désagréable !
Je réfléchissais à tout ça
en faisant ma toilette ce matin.
Ils ne font plus d’aussi bons miroirs
qu’il y a 40 ans …
(Auteur inconnu)
(Bản dịch tiếng Việt 1)
CHỢT THẤY TUỔI GIÀ
Góc đường đó, mỗi ngày tôi qua lại
Bỗng hôm nay sao thấy xa lạ thường
Xa gấp đôi còn thêm một con dốc
Con dốc này ai đắp từ bao giờ?
Chuyến xe buýt hôm nay sao vội vã
Tôi ngẩn ngơ không kịp chuyến xe chờ
Những cầu thang hình như cao hơn trước
Cao rất nhiều so với buổi hôm qua
Mùa đông giá năm nay sao rét quá
Lò sưởi không còn đủ ấm tấm thân
Tờ nhật báo giờ đây sao khó đọc
Hàng chữ nhạt nhòa nhỏ xíu lăng quăng
Những thanh niên bây giờ trông thanh lịch
Họ trẻ hơn tôi so với tuổi cùng thời
Và những người cùng trang lứa với tôi
Trông lẩm cẩm và già hơn số tuổi
Bỗng một hôm gặp người yêu dấu cũ
Rất sững sờ khi gặp lại người xưa
Em nhìn tôi như nhìn người xa lạ
- Hai đứa ngỡ ngàng ngơ ngác xót xa
Xung quanh mình ai cũng thầm nói khẽ
Cố lắng nghe không hiểu họ nói gì?
Áo quần bây giờ mỗi ngày mỗi chật
Bệnh béo phì chậm chạp đến thăm tôi
Sáng nay, soi mặt trong gương
Thấy mình không phải là mình năm xưa
40 năm trước xuân thì
Bây giờ ta đã nhạt nhòa như sương
(Tôn Thất Phú Sĩ - phỏng dịch)
Bản dịch tiếng Việt 2
TUỔI ÐỜI CHỒNG CHẤT
Góc đường đó tới lui quen thuộc lắm,
Sao hôm nay thăm-thẳm gấp mấy lần.
Lại thêm con dốc ác độc nó hành.
Ðã lâu lắm, mình bao giờ để ý.
Chuyến xe buýt hụt rồi, chạy chẳng kịp,
Dường xe nào cũng phóng vội hơn xưa.
Những bậc thang cao nghệu thật khó ưa,
Nhớ lúc trước làm gì cao quá vậy!
Mùa đông giá năm nay run lẩy-bẩy,
Lò sưởi nầy không đủ ấm hay chăng?
Báo hằng ngày chữ nhỏ-rức lăn tăn,
Thật khó đọc, hình như thay mẫu mới?
Những người trẻ hôm nay trông phơi-phới,
Trẻ hơn tôi so với tuổi đồng thời.
Còn những người, xấp-xỉ với tuổi tôi,
Nom lụ khụ, già hơn tôi thấy rõ.
Bỗng ngày nọ gặp người em thuở nhỏ,
Em quá già, tôi thật khó nhận ra.
Em nhìn tôi xa-lạ chẳng thiết tha.
Buồn man-mác hai tâm hồn tri-kỷ.
Thấy thiên hạ quanh tôi luôn lí-nhí,
Vểnh lỗ tai chẳng hiểu họ nói gì?
Áo quần tôi chật cứng bởi béo phì,
Thật bực bội xác to cùng bụng phệ.
Sáng nay sớm soi gương như thường lệ,
Thấy ai kia sao chẳng giống chút nào.
Bốn mươi năm thân xác đã bèo-nhèo,
plus loin qu’auparavant !
Et ils ont ajouté une montée que
je n’avais jamais remarquée.
J’ai dû cesser de courir après l’autobus,
Parce qu’il démarre bien plus vite qu’avant.
Je crois que l’on fait les marches
d'escaliers bien plus hautes
que dans notre temps !
L’hiver le chauffage est beaucoup
moins efficace qu’autrefois !
Et avez-vous remarqué les petits caractères
que les journaux se sont mis à employer ?
Les jeunes eux-mêmes ont changé !
ils sont bien plus jeunes que
lorsque j’avais leur âge !
Et d’un autre côté les gens de mon âge
sont bien plus vieux que moi.
L’autre jour je suis tombée sur
une vieille connaissance; elle avait
tellement vieilli qu’elle ne
me reconnaissait pas !
Tout le monde parle si bas qu’on
ne comprend quasiment rien !
On vous fait des vêtements si serrés,
surtout à la taille et aux hanches,
que c’est désagréable !
Je réfléchissais à tout ça
en faisant ma toilette ce matin.
Ils ne font plus d’aussi bons miroirs
qu’il y a 40 ans …
(Auteur inconnu)
CHỢT THẤY TUỔI GIÀ
Góc đường đó, mỗi ngày tôi qua lại
Bỗng hôm nay sao thấy xa lạ thường
Xa gấp đôi còn thêm một con dốc
Con dốc này ai đắp từ bao giờ?
Chuyến xe buýt hôm nay sao vội vã
Tôi ngẩn ngơ không kịp chuyến xe chờ
Những cầu thang hình như cao hơn trước
Cao rất nhiều so với buổi hôm qua
Mùa đông giá năm nay sao rét quá
Lò sưởi không còn đủ ấm tấm thân
Tờ nhật báo giờ đây sao khó đọc
Hàng chữ nhạt nhòa nhỏ xíu lăng quăng
Những thanh niên bây giờ trông thanh lịch
Họ trẻ hơn tôi so với tuổi cùng thời
Và những người cùng trang lứa với tôi
Trông lẩm cẩm và già hơn số tuổi
Bỗng một hôm gặp người yêu dấu cũ
Rất sững sờ khi gặp lại người xưa
Em nhìn tôi như nhìn người xa lạ
- Hai đứa ngỡ ngàng ngơ ngác xót xa
Xung quanh mình ai cũng thầm nói khẽ
Cố lắng nghe không hiểu họ nói gì?
Áo quần bây giờ mỗi ngày mỗi chật
Bệnh béo phì chậm chạp đến thăm tôi
Sáng nay, soi mặt trong gương
Thấy mình không phải là mình năm xưa
40 năm trước xuân thì
Bây giờ ta đã nhạt nhòa như sương
(Tôn Thất Phú Sĩ - phỏng dịch)
Bản dịch tiếng Việt 2
TUỔI ÐỜI CHỒNG CHẤT
Góc đường đó tới lui quen thuộc lắm,
Sao hôm nay thăm-thẳm gấp mấy lần.
Lại thêm con dốc ác độc nó hành.
Ðã lâu lắm, mình bao giờ để ý.
Chuyến xe buýt hụt rồi, chạy chẳng kịp,
Dường xe nào cũng phóng vội hơn xưa.
Những bậc thang cao nghệu thật khó ưa,
Nhớ lúc trước làm gì cao quá vậy!
Mùa đông giá năm nay run lẩy-bẩy,
Lò sưởi nầy không đủ ấm hay chăng?
Báo hằng ngày chữ nhỏ-rức lăn tăn,
Thật khó đọc, hình như thay mẫu mới?
Những người trẻ hôm nay trông phơi-phới,
Trẻ hơn tôi so với tuổi đồng thời.
Còn những người, xấp-xỉ với tuổi tôi,
Nom lụ khụ, già hơn tôi thấy rõ.
Bỗng ngày nọ gặp người em thuở nhỏ,
Em quá già, tôi thật khó nhận ra.
Em nhìn tôi xa-lạ chẳng thiết tha.
Buồn man-mác hai tâm hồn tri-kỷ.
Thấy thiên hạ quanh tôi luôn lí-nhí,
Vểnh lỗ tai chẳng hiểu họ nói gì?
Áo quần tôi chật cứng bởi béo phì,
Thật bực bội xác to cùng bụng phệ.
Sáng nay sớm soi gương như thường lệ,
Thấy ai kia sao chẳng giống chút nào.
Bốn mươi năm thân xác đã bèo-nhèo,
Ta thấm thía đời người sao chóng thế! !
No comments:
Post a Comment