QUẢ BÁO
Diệt Phật và quả báo bi thảm của những kẻ cầm quyền trong lịch sử Trung Hoa
- Ngày đăng 02-07-2016
- Đại Kỷ Nguyên
Ở thời đại nào cũng vậy, kiểm soát đức tin luôn là một trong những
ưu tiên hàng đầu của nhà cầm quyền. Một khi nỗ lực kiểm soát ấy bất
thành, họ cũng chẳng ngại dùng những thủ đoạn bạo lực nhất để đàn áp,
răn đe, để thể hiện ý chí, vương quyền với Thần, Phật. Nhưng thực tế
lịch sử đã chứng minh đó đều là những lựa chọn sai lầm.
Ảnh minh họa
Trung Quốc từ lâu đã được mệnh danh là mảnh đất “Thần Châu”, xứ sở của
Thần. Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất, có ảnh hưởng nhất ở
quốc gia này nhưng cũng là đức tin phải gánh chịu nhiều kiếp nạn nhất,
sử cũ gọi là 4 lần “Pháp nạn”.
Phật giáo du nhập vào Trung Quốc từ thế kỉ thứ 2, dưới thời Hán Minh Đế
Lưu Trang. Sau một đêm nằm mộng thấy Thần Phật bay khắp cung điện, ông
đã cử sứ đoàn 12 người sang tận Ấn Độ mang tượng Thích Ca Mâu Ni và kinh
sách Phật giáo về. Ở kinh đô Lạc Dương, Hán Minh Đế còn dựng ngôi chùa
đầu tiên của Trung Quốc có tên là Bạch Mã. Nhưng không phải vị hoàng đế
nào cũng thành tâm kính Phật như vậy.
Bắc Ngụy Thái Vũ Đế phá chùa, đốt tượng Phật
Thái Vũ Đế tên húy là Thác Bạt Đảo, là ông vua thứ ba của triều Bắc Ngụy
(386-534). Ông có công lớn trong việc thống nhất miền Bắc Trung Quốc.
Nhưng bản tính hung hãn, ưa chuộng chém giết, binh đao của ông vua này
đã đẩy Phật giáo thời ấy vào kiếp nạn đầu tiên.
Thôi Hạo, một sủng thần của Thái Vũ Đế, vốn là người rất sùng bái Đạo
giáo. Ông đã dùng ảnh hưởng của mình thuyết phục Thái Vũ Đế bãi bỏ Phật
giáo, độc tôn Đạo giáo. Thái Vũ Đế tin lời, ra lệnh đàn áp Phật giáo
trên quy mô lớn, thảm sát tăng sư, phá hủy chùa chiền, đập tượng Phật,
đốt kinh sách. Chỉ qua vài năm, Bắc Ngụy đã không còn lại một ngôi chùa
nào.
Nhưng quả báo đã đến sau đó không lâu. Thôi Hạo đắc tội với Thái Vũ Đế,
bị tống giam. Trước khi bị đem ra xử tử, Thôi Hạo bị nhốt vào trong cũi
để quân lính tiểu tiện vào mặt rồi bị diễu ngoài đường phố, thị uy với
dân chúng. Toàn bộ gia tộc họ Thôi cũng bị khép tội liên đới, xử tử toàn
bộ. Còn bản thân Thái Vũ Đế, vài năm sau cái chết của Thôi Hạo cũng bị
một hoạn quan tên là Tông Ái ám sát.
Bắc Chu Vũ Đế tuyên chiến với Phật giáo
Ông tên húy là Vũ Văn Ung là hoàng đế triều Bắc Chu (557-581). Trong
thời gian trị vì của Vũ Đế, đạo Phật rất hưng khởi ở Bắc Chu. Cả nước có
hàng trăm vạn tăng lữ, hơn một vạn tu viện, chùa chiền. Điều này khiến
binh lực của triều đình ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là khi đang phải
dồn sức cho cuộc chiến Nam Bắc triều. Vũ Đế ra lệnh cấm chỉ Phật giáo và
Đạo giáo.
Năm 574, ông ra chiếu bãi bỏ Phật giáo, bắt các nhà sư trở về hoàn tục,
xung quân. Chùa chiền trở thành phủ đệ của các vương hầu, dân chúng cũng
bị cấm thờ Phật. Vũ Đế còn tịch thu đất đai, tượng đồng, tài sản của
các ngôi chùa để sung vào quân nhu.
Bắc Chu Vũ Đế. Ảnh: Internet.
Chỉ đúng 4 năm sau ngày ra lệnh đàn áp Phật giáo, năm 578, Chu Vũ Đế lâm
trọng bệnh trong cuộc hành quân tấn công Đột Quyết, mất ở tuổi 36. Thái
tử Vũ Văn Uân lên nối ngôi, tức Bắc Chu Tuyên Đế. Chu Tuyên Đế ăn chơi
sa đọa rồi chết khi mới 21 tuổi. Chỉ 3 năm sau, nhà Bắc Chu cũng mất về
tay Dương Kiên, người sau này sáng lập ra cơ nghiệp cho nhà Tùy.
(581-619).
Đường Vũ Tông diệt Phật
Các hoàng đế đời Đường đều rất tôn sùng Phật giáo, ngay cả một người nổi
tiếng tàn nhẫn như Võ Tắc Thiên. Nhưng Đường Vũ Tông (814-846) thì lại
là một ngoại lệ. Khi lên ngôi trị vì, ông có ác cảm rất xấu với Phật
giáo, luôn tìm cách đàn áp tôn giáo này.
Đường Vũ Tông rất tôn sùng Đạo giáo, mê mẩn thuật trường sinh bất tử,
từng cho triệu một đạo sĩ có tên là Triệu Quy Chân vào cung luyện thuốc
trường sinh cho mình. Quy Chân nhiều lần khuyên Đường Vũ Tông nên phế bỏ
đạo Phật.
Đường Vũ Tông. Ảnh: Internet.
Năm 842, Đường Vũ Tông ra lệnh mỗi nơi chỉ được xây một ngôi chùa, buộc
các nhà sư hoàn tục. Sang năm 845, cuộc đàn áp diễn ra với quy mô rộng
lớn hơn. Chỉ trong một năm có tới hơn 260.000 tăng lữ bị bắt phải hoàn
tục, nộp thuế như bình dân. Đã có hơn 4600 ngôi chùa bị phá hủy. Đất đai
nhà chùa bị tịch thu, tượng Phật bị nung chảy để đúc đồng. Sử cũ gọi là
“Hội Xương diệt Phật”.
Ít lâu sau áp dụng những cuộc tàn sát, bức hại trên quy mô lớn với Phật
giáo, Đường Vũ Tông đã phải gánh chịu những nghiệp quả của mình. Cuối
năm 845, ông lâm trọng bệnh. Chỉ một năm sau, Đường Vũ Tông qua đời ở
tuổi 32. Nhà Đường sau đó cũng nghiêng ngả vì những cuộc khởi nghĩa nông
dân.
Giang Trạch Dân và tay sai bức hại Pháp Luân Công
Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm chính quyền từ năm 1949. Chỉ trong chưa
đầy 1 thế kỉ, những cảnh tượng khủng khiếp như thời “Pháp nạn” của Phật
giáo lại được tái diễn. Dưới thời “Cách mạng văn hóa” (1966-1976), dưới
khẩu hiệu “Diệt Bốn cái cũ” của Mao Trạch Đông, tất cả những gì liên
quan tới tôn giáo, tín ngưỡng, đức tin đều bị lực lượng Hồng vệ binh
thẳng tay ngược đãi. Nhiều chùa chiền, nhà thờ, tu viện Hồi giáo, các
nghĩa trang đều bị đóng cửa, đập phá. Nền văn hóa thần truyền 5000 năm
của dân tộc Trung Hoa đã bị phá hủy nặng nề.
Một bức tượng Phật tại Chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu, Trung Quốc bị dán các dòng chữ “Đả cựu” và “Kiến tân”. Ảnh: AP
Gần đây hơn, những năm cuối thập kỷ 90, cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang
Trạch Dân đã đưa Phật giáo Tây Tạng và đặc biệt là Pháp Luân Công – môn
tu luyện Phật gia vào danh sách đàn áp, bức hại. Bởi niềm tin vào Thần
Phật, vào tín ngưỡng truyền thống mà các học viên Pháp Luân Công bị coi
như kẻ thù địch ngay tại chính quê hương mình.
Những thủ đoạn tàn nhẫn nhất từ tra tấn thể xác, khủng bố tinh thần đến
làm kiệt quệ thanh danh, vắt kiệt tài chính đều được Phòng 610, một tổ
chức an ninh hoạt động không khác nào xã hội đen áp dụng đối với các học
viên Pháp Luân Công. Một trong những hành động tàn ác, không còn tính
người nhất chính là mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công ngay khi họ
đang còn sống.
Từ trái sang phải: Chu Vĩnh Khang, Giang Trạch Dân, Bạc Hy Lai,
những kẻ đứng đầu trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ảnh: Internet.
Giang Trạch Dân và bè lũ tay sai đàn áp đức tin vào Thần Phật của các
học viên Pháp Luân Công đã và đang phải nhận những bản án phán xét của
pháp luật và Thiên lý cho tội ác diệt chủng của mình. Bạc Hy Lai, Chu
Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, Lệnh Kế Hoạch, Tô Vinh… là những
quan chức tai to, mặt lớn, thăng tiến sự nghiệp vù vù sau khi trực tiếp
tham gia vào những cuộc khủng bố Pháp Luân Công.. đều đã không thoát
khỏi lưới trời lồng lông, tuy thưa mà khó thoát.
Hiện nay, tất cả đều đã phải trả giá. Bạc Hy lai, Chu Vĩnh Khang bị bỏ
tù chung thân. Từ Tài Hậu ốm chết. Quách Bá Hùng, Lệnh Kế Hoạch, Tô Vinh
đang hoang mang chờ ngày phán quyết. Cuối cùng, “Con hổ già” Giang
Trạch Dân, kẻ cầm đầu cuộc bức hại tàn ác suốt 17 năm qua, cũng đang cảm
thấy sợi dây thòng lọng ngày càng thít chặt lấy cổ mình. Đó đều là quả
báo mà những kẻ gieo rắc tội ác, tang thương phải lĩnh nhận. Thiện ác
báo ứng – là Thiên lý bất biến của Đất Trời.
BIỂN ĐÔNG
Ba sự kiện có thể làm nóng Đông Nam Á trong mùa hè này
(Ảnh của ASEAN qua Shutterstock.com)
Website The Diplomat, ngày 06/07/2016, có bài nêu ra ba sự kiện quan trọng diễn ra trong mùa hè 2016 này, có thể làm thay đổi cảnh quan khu vực Đông Nam Á trong mùa hè này.
1. Phán quyết của Tòa Án Trọng Tài về tranh chấp ở Biển Đông. Tòa Án
Trọng Tài Thường Trực La Hay sẽ công bố các phán quyết vào ngày
12/07/2016 liên quan đến trường hợp Philippines kiện các “hoạt động bất
hợp pháp” của Trung Quốc tại Biển đông (mà Manila gọi là biển Tây
Philippines)
Ngay cả khi Trung Quốc không thừa nhận thẩm quyền của Tòa, bất kỳ phán
quyết nào trong vụ kiện này chắc chắn có ảnh hưởng đến mối quan hệ của
Trung Quốc không chỉ với Philippines mà còn cả với các nước đang có
tranh chấp về Trường Sa. Một phán quyết thuận lợi cho Philippines sẽ
gián tiếp thúc đẩy lòng tin của những nước khác trong vùng Đông Nam Á.
Động thái này có thể gợi ý cho nhiều nhóm nước kêu gọi “Chexit” tức là
Trung Quốc cần chấm dứt hiện diện tại các thực thể đang có tranh chấp.
Dự tính là Philippines sẽ thắng kiện, tổng thống Rodrigo Duterte gợi ý
đối thoại với Trung Quốc để giải quyết hồ sơ này.
2. Trưng cầu dân ý về Hiến Pháp của Thái Lan. Hai năm sau khi tiến hành
đảo chính, quân đội Thái Lan đã soạn dự thảo Hiến Pháp nhằm tái lập sự
lãnh đạo của chính quyền dân sự ở nước này. Cuộc trưng cầu dân ý được dự
trù vào ngày 07/08 có mục đích thông qua hoặc bác bỏ dự thảo Hiến Pháp.
Nếu như có ít thông tin trên các website đặt tại Thái Lan về dự thảo
Hiến Pháp, đó là vì chính quyền quân sự cấm mọi cuộc thảo luận có thể
tác động đến quyết định của người dân Thái Lan bỏ phiếu thuận hoặc chống
tại văn bản này. Trong những tuần lễ gần đây, cảnh sát đã bắt các nhà
hoạt động bị cáo buộc phân phát truyền đơn nói về Hiến Pháp.
Một số nhóm ủng hộ dân chủ cho rằng bản Hiến Pháp sẽ củng cố vai trò của
quân đội thay vì việc thiết lập nền dân chủ tại Thái Lan. Ít có khả
năng xẩy ra khủng hoảng chính trị do cuộc trưng cầu dân ý mà khi lên nắm
quyền vào năm 2014, quân đội đã hứa là sẽ tổ chức. Do Thái Lan đang đối
mặt với viễn cảnh bất ổn nghiêm trọng, kinh tế của nước này có thể tiếp
tục bị tổn hại và điều này cũng có thể tác động đến số phận của những
người lao động nhập cư đến từ các quốc gia láng giềng trong khu vực.
3. Tiến trình hòa bình và hòa giải của Miến Điện. Hơn 60 năm sau khi
giành được độc lập, nhiều sắc tộc thiểu số vẫn tiếp tục tiến hành chiến
tranh chống lại chính phủ trung ương. Năm ngoái, thỏa thuận ngừng bắn
trên phạm vi toàn quốc đã được ký kết nhưng không phải tất cả các nhóm
vũ trang đều tham gia sáng kiến này. Thắng lợi áp đảo của đảng dân chủ
của bà Aung San Suu Kyi đã làm nẩy sinh hy vọng là cuối cùng thì tiến
trình hòa bình và hòa giải sẽ được hoàn tất tại Miến Điện. Để hỗ trợ cho
mục tiêu này, tân chính phủ đề nghị tổ chức một đại hội toàn quốc vào
tháng tới, theo mô hình hội nghị hòa bình mà cha của bà Aung San Suu
Kyi đã tổ chức năm 1947.
Hội nghị Panglong thế kỷ 21 hy vọng tập hợp được tất cả các sắc tộc
thiểu số và thuyết phục được các nhóm vũ trang ủng hộ lịch trình tái lập
hòa bình và hòa giải của chính phủ. Có một vài thách thức phải vượt qua
như sự bùng phát của Phật Giáo cực đoan, tư tưởng bài Hồi Giáo trong số
các phần tử dân tộc chủ nghĩa cực đoan và việc quân đội tiếp tục có vai
trò ảnh hưởng, do đã nắm quyền lãnh đạo đất nước từ năm 1962 đến tận
năm nay. Tuy nhiên, thành công của Hội nghị Panglong có thể hỗ trợ cho
tiến trình chuyển đổi của Miến Điện hướng tới hiện đại hóa nền dân chủ
qua việc thực hiện trên quy mô lớn các cải cách kinh tế. Tiến trình hòa
bình của Miến Điện cũng có thể được dùng làm mô hình cho các nước khác
như Philippines, nơi vẫn xẩy ra các cuộc chiến tranh cục bộ và các phong
trào đòi ly khai.
Mỹ -Trung xung đột sau phán quyết vụ kiện Biển Đông ?
Liệu có đụng độ Mỹ- Trung tại Biển Đông ? Ảnh minh họa.CNN.com
Đúng vào ngày Trung Quốc bắt đầu cuộc tập trận ở Hoàng Sa, tờ Hoàn Cầu
Thời Báo đăng bài xã luận cho rằng nước này phải chuẩn bị sẵn sàng cho
một cuộc đối đầu quân sự.
Tuy Hoàn Cầu Thời Báo không nói rõ là đối đầu quân sự với ai, nhưng chắc
là tờ báo này ám chỉ Hoa Kỳ. Vào lúc hải quân và không quân Trung Quốc
huy động nhiều chiến hạm và phi cơ tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa,
một lực lượng của hải quân Mỹ, trong đó có cả hàng không mẫu hạm USS
Ronald Reagan đã di chuyển đến khu vực Biển Đông. Theo lời một tư lệnh
của Mỹ, nhiệm vụ của lực lượng này là bảo đảm quyền tự do hàng hải cho
mọi người trong vùng Biển Đông.
Vào tuần trước, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc cho rằng việc Hoa Kỳ huy động lực lượng nói trên là một « hành động quân sự hóa Biển Đông và gây nguy hại cho hòa bình và ổn định khu vực ».
Phát ngôn viên này cho rằng phía Mỹ đang tính toán sai lầm và khẳng
định quân đội Trung Quốc không bao giờ lùi bước trước các lực lượng bên
ngoài. Ngày 01/07/2016, trong bài diễn văn kỷ niệm 95 năm ngày thành lập
đảng Cộng sản Trung Quốc, chủ tịch Tập Cận Bình cũng đã tuyên bố :
Trung Quốc « sẽ không bao giờ thỏa hiệp trên vấn đề chủ quyền ».
Nếu Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ngày 12/07/2016 ra phán quyết bất lợi
cho Trung Quốc như dự đoán của nhiều chuyên gia, nguy cơ xung độ quân sự
Mỹ-Trung sẽ gia tăng. Quân đội Hoa Kỳ sợ rằng Bắc Kinh sẽ đáp trả phán
quyết của tòa bằng cách tuyên bố thiết lập một vùng nhận dạng phòng
không ở Biển Đông, tương tự như vùng mà họ tuyên bố thiết lập năm 2013 ở
vùng biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền biển đảo với
Nhật Bản.
Cả Hoa Kỳ lẫn Nhật Bản đều đã không công nhận vùng nhận dạng phòng không
ở biển Hoa Đông và đã đưa phi cơ quân sự bay vào vùng này. Washington
được dự đoán là sẽ có phản ứng như vậy với vùng nhận dạng phòng không ở
Biển Đông. Tháng 2/2016, Bắc Kinh đã đặt hai dàn tên lửa phòng không với
tầm bắn 200 km trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa.
Phải chăng là để cảnh cáo trước Hoa Kỳ đừng xâm phạm vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông ?
Thật ra thì kịch bản nói trên có thể không xảy ra, vì trước hết Bắc Kinh
sẽ bác bỏ phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực và phán quyết đó
sẽ không có tác dụng gì trên thực tế. Hơn nữa tòa án La Haye cũng không
có cơ chế để bắt buộc Bắc Kinh phải thi hành phán quyết. Như vậy, Trung
Quốc có thể sẽ không cần sử dụng đến lực lượng quân sự để bảo vệ những
đòi hỏi chủ quyền của họ, mà Hoa Kỳ cũng không cần dùng đến sức mạnh ở
Biển Đông.
Cho tới nay, tuy thỉnh thoảng có những lời lẽ rất hiếu chiến, Bắc Kinh
vẫn chủ trương tránh mọi đối đầu quân sự với các cường quốc, cho đến khi
nào nước này đủ mạnh về kinh tế để nắm chắc phần thắng trong tay.
Vấn đề là hiện nay kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại, nguy cơ
rối loạn xã hội trong nước gia tăng. Tình hình này có thể sẽ khiến chế
độ Bắc Kinh nghĩ đến chuyện kéo dư luận trong nước sang hướng khác, bằng
một hành động ở bên ngoài. Một cuộc đối đầu quân sự có giới hạn với Hoa
Kỳ và các đồng minh có thể sẽ là một giải pháp vừa đáp ứng tinh thần
dân tộc, vừa tạo sự ủng hộ mới cho chế độ.
Có điều tại một vùng đang là một trong những điểm nóng nhất thế giới,
xung đột quân sự dù ở quy mô nhỏ cũng có thể leo thang thành xung đột
lớn hơn. Tuy không phải là một trong những quốc gia có tranh chấp chủ
quyền, nhưng Hoa Kỳ đã tỏ cho thấy là họ sẽ không để Trung Quốc độc
chiếm Biển Đông, gây phương hại đến những lợi ích cốt lõi của Mỹ ở vùng
này. Phán quyết mà Tòa sẽ đưa ra ngày 12/07/2016 sẽ đánh dấu một bước
mới đến gần nguy cơ xung đột Mỹ-Trung ở vùng này.
Mỹ sẽ gia tăng tuần tra Biển Đông sau phán quyết của Tòa quốc tế?
Việt Hà, phóng viên RFA
2016-07-09
2016-07-09
Phán quyết sẽ nghiêng về Philippines?
Việt Hà: Thưa ông vào ngày 12 tháng 7 tới, Tòa thường trực trọng tài quốc tế sẽ ra phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc liên quan đến tranh chấp tại Biển Đông, ông đánh giá thế nào về khả năng phán quyết mà toà sẽ đưa ra, liệu sẽ có nhiều khả năng phán quyết nghiêng về phía có lợi cho Philippines hay không?Tuy Tòa chưa ra phán quyết nhưng đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng phán quyết sẽ bất lợi cho Trung Quốc.GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tuy Tòa chưa ra phán quyết nhưng đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng phán quyết sẽ bất lợi cho Trung Quốc, bởi vì khó có thể đưa ra được luận cứ vững chắc để chứng minh rằng đường lưỡi bò mà Trung Quốc đơn phương vạch ra phù hợp với công ước luật biển năm 1982.
-GS Nguyễn Mạnh Hùng
Việt Hà: Trong trường hợp phán quyết có lợi cho philippines thì điều này có ý nghĩa gì với các nước đang có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là Việt Nam?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Phán quyết của Tòa trọng tài chỉ liên quan đến Trung Quốc và Philippines, nhưng nó có thể là một tiền lệ cho các vụ kiện khác và cũng có thể tạo căn bản cho việc giải quyết tranh chấp về chủ quyền và hải phận, nếu các quốc gia tương tranh muốn.
Việt Hà: Việt Nam cần phải chuẩn bị gì trước phán quyết của tòa? Việt Nam có nên cân nhắc kiện Trung Quốc nếu phán quyết là có lợi cho philippines?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Nhiều chuyên viên người Việt ở trong và ngoài nước cho rằng Việt Nam nên kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế. Trước kia, cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng tuyên bố chính phủ đã chuẩn bị hồ sơ kiện cho Bộ Chính trị đảng CSVN quyết định. Kiện hay không kiện cũng chỉ là một trong nhiều phương thức để đạt đươc mục tiêu của mình, bảo vệ quyền lợi quốc gia.
Việt Hà: Trung Quốc đã nói là sẽ không chịu phán quyết của tòa
và họ cũng đã nói là dù phán quyết thế nào đi chăng nữa thì điều này
cũng không ảnh hưởng đến hành động và chủ quyền của họ ở Biển Đông. Theo
ông, sau phán quyết, các nước cần tiên liệu trước những hành động nào
có thể có từ Trung Quốc?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Nhiều người lo ngại Trung Quốc sẽ tuyên bố
thiết lập vùng nhận diện phòng không hoặc xây lấp trên Scarborough Shoal
hay tiến chiếm một số đảo khác để củng cố vị thế của mình. Điều dễ làm
nhất là tiếp tục gây chia rẽ các nước trong khối ASEAN. Chính vì thế mà
Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Colin Willett cảnh báo Trung Quốc không nên
có thêm những hành động khiêu khích hoặc lập vùng nhận diện phòng không,
đồng thời cũng khuyến cáo ASEAN ra tuyên bố chung ủng hộ phán quyết của
tòa án trọng tài quốc tế. Mặt khác, Mỹ đã điều động hai hàng không mẫu
hạm, John Stennis va Ronald Reagan đến vùng biển này để tạo áp lưc răn
đe.
Mỹ có thể gia tăng hoạt động quân sự ở Biển Đông?
Việt Hà: Đối với Mỹ thì phán quyết này có ý nghĩa gì? Điều này có làm thay đổi chương trình tự do hàng hải và các hoạt động quân sự khác của Mỹ trong khu vực hay không?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Nếu Tòa án trọng tài quôc tế phán quyết rằng
đường lưỡi bò không phù hợp với luật biển, và Scarborough Shoal nằm
trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, phán quyết ấy làm suy yếu
lập trường và vị thế của Trung Quốc, ít nhất cũng về phương diện pháp lý
và tinh thần. Ngoài ra khi phán quyết một số cấu trúc không phải là đảo
có quyền có lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, và thềm lục địa, nó có
hậu quả thu hẹp vùng Trung Quốc có quyền kiểm soát. Do đó, tàu chiến Mỹ
có thể tuần tra sâu hơn vào vùng Trung Quốc đòi kiểm soát. Chính vì lo
sợ việc này xảy ra nên mới đây Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gọi
điện thoại cho Ngoại trưởng Mỹ John Kerry yêu cầu Mỹ giữ cam kết không
bênh bên nào, phải cẩn trọng trong lời nói và việc làm, và không xâm
phạm đến chủ quyền và quyền lợi an ninh của Trung Quốc.
Khi phán quyết một số cấu trúc không phải là đảo có quyền có lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, và thềm lục địa, nó có hậu quả thu hẹp vùng Trung Quốc có quyền kiểm soát. Do đó, tàu chiến Mỹ có thể tuần tra sâu hơn vào vùng Trung Quốc đòi kiểm soát.
-GS Nguyễn Mạnh Hùng
Việt Hà: Tổng thống tân cử của Philippines cũng đã lên tiếng
nói rằng sẽ không gây sức ép với Trung Quốc khi phán quyết có lợi cho
nước này và sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc. Theo ông nếu Philippines
thực sự đi theo hướng này thì điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến hiện
trạng ở Biển Đông? Điều này có ảnh hưởng thế nào tới Việt Nam?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Khi tranh cử Tổng thống, ông Rodrigo Duterte
đã có những tuyên bố trái nghịch nhau. Khi thì ông ấy bảo sẽ đem cờ cắm
trên Scarborough Shoal khi thi ông ấy nói sẵn sàng đàm phán trực tiếp
với Trung Quốc. Sau khi thành Tổng thống, ông tuyên bố tiếp tục theo
đuổi vụ kiện Trung Quốc trước tòa án trọng tài cho đến khi có phán
quyết; rồi sau đó ông ấy sẽ tham khảo ý kiến các chuyên viên của ông ấy.
Điều này có nghĩa là quyết định của Phi sẽ không có tính cách bốc đồng
mà đặt trên căn bản của suy tính theo lý trí. Nếu Trung Quốc không làm
những nhân nhượng cụ thể căn cứ trên phán quyết của tòa án trọng tài thì
ít có triển vọng Philipines bằng lòng đàm phán suông vơi Trung Quốc
theo tinh thần “ăn mảnh,” đào sâu thêm chia rẽ vốn có giữa các nước
ASEAN, và có thể với đồng minh quan trọng là Mỹ.
Việt Hà: Có ý kiến cho rằng dường như có sự đồng thuận hơn
trong ASEAN thể hiện qua Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN hồi tháng
trước, theo ông phán quyết của tòa lần này có ý nghĩa thế nào với ASEAN?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Đó là cuộc họp ở Côn Minh giữa ASEAN và
Trung Quốc. Không có tuyên bố chung ASEAN. Tuy trong tuyên bố riêng,
Việt Nam, Indonesia, và Mã Lai nói ASEAN đã đạt được đồng thuận về mối
quan tâm chung trước những hành động gây căng thẳng ở Biển Đông, nhưng
Campuchia và Lào lại tuyên bố không dính vào tranh chấp. Có thể có một
số nước sẽ ra tuyên bố ủng hộ phán quyết của tòa án trọng tài, nhưng ít
có triển vọng có tuyên bố chung ASEAN.
Việt Hà: Xin cảm ơn giáo sư đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.Biển Đông: Chiến hạm Mỹ lại tuần tra gần các đảo Trung Quốc kiểm soát
Chiến hạm USS Stethem của Hoa Kỳ.Wikipédia
Tờ Navy Times hôm nay, 07/07/2016, trích dẫn một quan chức quốc phòng Mỹ, cho biết là các khu trục hạm của hải quân Hoa Kỳ trong hai tuần qua đã tuần tra gần các đảo do Trung Quốc kiểm soát ở Biển Đông. Các cuộc tuần tra này được tiến hành vào lúc Tòa Án Trọng Tài Thường Trực chuẩn bị ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc về hồ sơ Biển Đông.
Cụ thể, ba khu trục hạm Stethem, Spruance và Momsen đã tuần tra ở những
khu vực cách bãi cạn Scarborough và quần đảo Trường Sa từ 14 đến 20 hải
lý. Khoảng cách này cho thấy đây không phải là những cuộc tuần tra nhằm
bảo đảm quyền tự do hàng hải. Theo Navy Times, một cuộc tuần tra bảo
đảm tự do hàng hải, trong phạm vi 12 hải lý chung quanh các đảo, phải có
sự chấp thuận của cấp cao hơn.
Ngày 20/06 vừa qua, hải quân Mỹ đã loan báo là ba khu trục hạm nói trên
đang tiến hành các chiến dịch ở Biển Đông nhằm bảo đảm an ninh hàng hải
và ổn định cho toàn bộ các quốc gia, nhưng không nói rõ địa điểm hoạt
động.
Đối với Bắc Kinh, mọi cuộc tuần tra của chiến hạm Mỹ trong phạm vi 12
hải lý là một sự xâm phạm lãnh hải. Theo các chuyên gia quân sự, tuần
tra bên ngoài phạm vi này sẽ không có nhiều nguy cơ đụng độ, nhưng cũng
là hình thức bày tỏ quyết tâm của Washington đối với Trung Quốc và các
đồng minh của Mỹ, vào lúc Tòa Án Trọng Tài Thường Trực vào ngày 12/07
tới sẽ ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc về hồ sơ Biển
Đông.
Các quan chức Mỹ khẳng định các cuộc tuần tra mới của ba khu trục hạm
nói trên và của đội hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan ở Biển Đông là
nằm trong khuôn khổ sự hiện diện bình thường của hải quân Mỹ ở vùng tây
Thái Bình Dương. Nhưng các cuộc tuần tra này diễn ra vào lúc quân đội
Trung Quốc đang tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa từ ngày
05/07 đến 11/07/2016.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160707-bien-dong-chien-ham-my-lai-tuan-tra-gan-cac-dao-trung-quoc-kiem-soat Phán quyết về Biển Đông ảnh hưởng VN ra sao?
- 7 tháng 7 2016Image copyrightNOEL CELIS AFP Getty Images
Ngày 12/7 tới, Tòa trọng tài quốc tế sẽ ra phán quyết cho vụ Philippines kiện Trung Quốc về yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.
Tuy không tham gia vụ kiện, nhưng Việt Nam cũng gửi tuyên bố về chủ
quyền của mình và yêu cầu tòa cân nhắc lợi ích và quyền lợi pháp lý của
Việt Nam. Trong khi đó Trung Quốc tuyên bố không chấp nhận vụ kiện và
sẽ không thừa nhận phán quyết.
Thực chất vụ kiện này là như thế nào và phán quyết đưa ra sẽ ảnh hưởng
thế nào tới quyền lợi của Việt Nam ở Biển Đông, mời các bạn theo dõi Bàn tròn thứ Năm của BBC tiếng Việt với các khách mời là chuyên gia và nhà quan sát về quan hệ quốc tế và các vấn đề biên giới.
Thảo luận được phát trực tiếp lúc 19h30 (giờ Việt Nam), hôm 07/07. Xem tại: http://bit.ly/29pK8S5
Hôm 22/1/2013: Philippines nộp bản Thông báo và Tuyên bố khởi kiện
Trung Quốc trước Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc về “Thẩm quyền trên các
vùng biển của Philippines đối với Biển Tây Philippines”.
Tây Philippines là tên mà Philippines đặt cho vùng biển tranh chấp,
Việt Nam gọi là Biển Đông, Trung Quốc gọi là Nam Hải, trong khi tên gọi
quốc tế tiếng Anh là South China Sea (Biển Nam Trung Hoa).
Ngày 19/2/2013: Trung Quốc nộp note verbale “Quan điểm của Trung Quốc
đối với các vấn đề ở Nam Hải”, từ chối tham gia vụ kiện và trả lại
thông báo của Philippines.
Tuy nhiên theo điều 9 Phụ lục VII UNCLOS, việc một bên từ chối không
tham gia không thể là rào cản cho Tòa Trọng tài tiến hành xét xử.
Đơn kiện của Philippines nói yêu sách 'đường chín đoạn', hay 'đường
lưỡi bò' mà Trung Quốc dùng để khoanh vùng chủ quyền của mình ở Biển
Đông, là trái với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển mà cả Trung Quốc
và Philippines đều là thành viên ký kết.
Xem Bàn tròn thứ Năm tại: http://bit.ly/29pK8S5
http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/07/160707_scs_philippines_china_hangout
Mỹ đáp trả hăm doạ “đao to búa lớn” của Trung Quốc về Biển Đông
- Ngày đăng 09-07-2016
- ...
Tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 6.7 cảnh báo rằng Mỹ sẽ phải
trả giá nếu “điều mấu chốt” của Trung Quốc về Biển Đông bị vi phạm. Lầu
Năm Góc đã đáp trả về những lời lẽ đao to búa lớn này.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Peter Cook.
Tờ Nhân dân Nhật báo đăng xã luận viết rằng nếu Mỹ chọn cách hành xử là
gây áp lực và hăm dọa nước khác, sẽ chỉ có một kết cục và Mỹ sẽ phải
chịu mọi trách nhiệm về việc căng thẳng có thể gia tăng.
Từ Lầu Năm Góc, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Peter Cook đã phát biểu về những lời lẽ đao to búa lớn gần đây của Trung Quốc.
Ông Cook nói bất cứ điều gì làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông đều
phản tác dụng. Ông cho biết Washington đã chỉ ra con đường ngoại giao để
giải quyết tranh chấp hàng hải.
Trung Quốc hiện đang thực hiện tập trận quân sự kéo dài một tuần
quanh quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam trước một phán
quyết của Tòa trọng tài quốc tế tại The Hague, dự kiến sẽ đưa ra hôm
12.7, về một khiếu nại của Philippines thách thức tuyên bố chủ quyền của
Trung Quốc.
Hôm 5.7, tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte kêu gọi đối thoại,
chứ không phải là chiến tranh, với Trung Quốc về phán quyết mà Bắc Kinh
nói họ sẽ không công nhận.
Nhà phân tích Steven Rood thuộc Quỹ Châu Á nhận định với VOA rằng, ông
Duterte không rút lui khỏi hành động pháp lý do chính phủ trước đây của
ông Aquino nộp lên tòa, mà chỉ là thay đổi chiến thuật.
Ông Rood nói mọi dấu hiệu cho thấy Tòa trọng tài sẽ phán quyết có lợi
cho Manila, nhưng vì còn nhiều điều không chắc chắn về ý nghĩa sâu xa
của phán quyết, ông tiên liệu rằng sẽ có một loạt các cuộc họp riêng và
công khai để đánh giá tác động của phán quyết.
VÙNG TRỜI ĐEN TRUNG CỘNG
09/07/2016
Bình luận Bắc Kinh lo, Hà Nội sợ
Ngô Nhân Dụng
Trước ngày Tòa Trọng tài Quốc tế công bố quyết định về vụ Biển Đông, Cộng sản Trung Quốc đã vận động ngoại giao, biểu diễn vũ lực, đồng thời chỉ trích Mỹ can thiệp.
Trung cộng còn khoe đã được nhiều quốc gia ủng hộ, nhưng sự thật hoàn
toàn trái ngược. Tất cả chứng tỏ giới lãnh đạo Bắc Kinh đang lo sợ dư
luận thế giới.
Ông Đới Bỉnh Quốc (Dai Bingguo, 戴秉国) Cựu Phó thủ tướng
Trung Quốc đặc trách ngoại giao qua thăm Mỹ một tuần trước ngày Tòa
Trọng tài tuyên án. Khi còn tại chức, Đới Bỉnh Quốc từng nói rằng Trung
Quốc không bao giờ có tham vọng bá quyền trong suốt lịch sử; một lời dối
trá trắng trợn. Hiện đang làm Viện trưởng Đại học Tế Nam, Đới Bỉnh Quốc
đã lập lại, ở một viện nghiên cứu tại Washington, rằng Bắc Kinh không
chấp nhận thẩm quyền của Tòa Trọng tài xử vụ Biển Đông do Philippines
kiện. Ông ta lại mạnh miệng mô tả phán quyết của Tòa án Quốc tế ở Hòa
Lan chỉ là “một mảnh giấy vô giá trị”.
Đới Bỉnh Quốc còn khẳng định, “dù Chính phủ Mỹ có gửi 10 hàng không mẫu hạm tới Nam Hải”
Trung cộng cũng không sợ! Và ông đe dọa: “Mỹ sẽ vô tình bị lôi vào cuộc
tranh chấp và sẽ phải trả một giá đắt vô lường”. Cùng thời gian đó, tờ Hoàn Cầu Thời báo (Global Times) của Cộng sản Trung Quốc lại đăng một bài quan điểm kêu gọi cả nước phải sẵn sàng biện pháp quân sự.
Nhưng chính tờ báo này lại thú nhận rằng, về mặt quân sự, “Dù Trung
Quốc không đủ sức đương đầu với Mỹ trong ngắn hạn, chúng ta sẽ bắt nước
Mỹ phải trả một giá rất đắt nếu đem quân can thiệp”. Ngắn hạn là bao
lâu? Chắc khoảng 20 đến 30 năm! Hoàn Cầu Thời báo kích thích tự
ái chủng tộc của độc giả bằng lời đe dọa: “Những ai nghĩ rằng Trung Quốc
sẽ cam chịu nuốt viên thuốc đắng nhục nhã này là họ quá ngây thơ!”.
Cộng sản Trung Quốc đang tự mâu thuẫn. Nếu họ bất chấp Tòa Trọng tài,
coi bản phán quyết vô giá trị, thì tại sao họ phải lên tiếng trước, yêu
cầu Mỹ đừng can thiệp? Tại sao họ lại đưa hải quân ra tập trận ở ngay
vùng quần đảo Hoàng Sa, một tuần lễ trước ngày phán quyết, để hăm dọa và
chặn trước phản ứng của các nước Đông Nam Á? Hơn nữa, tại sao trong
tuần trước họ vẫn ồn ào khoe rằng lập trường của mình đã được 60 quốc gia trên thế giới ủng hộ?
Thái độ hung hăng phản đối cùng chiến dịch đe dọa và tấn công ngoại giao
chỉ chứng tỏ rằng Bắc Kinh thực sự đang lo sợ. Lo lắng phản ứng của thế
giới sẽ ra sao, không thể tính trước được, cho nên sinh hoảng hốt. Như
một người tâm thần bất định, Bắc Kinh đã hành động bất nhất, nói những
lời tự mâu thuẫn, rồi ăn gian nói dối, nhưng không đánh lừa được ai.
Trước khi Tòa tuyên án vào Thứ Ba tới ở Den Hagg (The Hague trong tiếng
Anh, La Haye tiếng Pháp), suốt mấy tháng Trung cộng luôn luôn tự mâu
thuẫn với chính mình. Một mặt họ khẳng định không tôn trọng phán quyết
của Tòa Trọng tài; lấy cớ Công ước Luật Biển Liên Hiệp Quốc UNCLOS)
không có giá trị đối với vấn đề chủ quyền ở Biển Đông. Trong khi đó, lúc
cần tranh cãi với Nhật Bản về quần đảo Okinotorishima, thì Bộ Ngoại giao Bắc Kinh lại viện dẫn UNCLOS để phản đối Nhật!
Ai cũng biết dù Tòa Trọng tài phán ra sao, bản án cũng không có một cơ
quan quốc tế nào bắt buộc được ai phải thi hành, như ở các tòa án thường
có cảnh sát thi hành án lệnh. Nếu Tòa phán có lợi cho Philippines thì Chính phủ Phi cũng không thể đem quân đánh đuổi các tầu hải giám của Trung cộng.
Cho nên mối lo sợ của Bắc Kinh không có lý do cụ thể, tất cả chỉ là sợ
hãi dư luận. Họ sợ những chiến dịch tuyên truyền mồm năm miệng mười của
họ để mị hoặc thế giới sẽ trôi tuột ra biển hết!
Mục tiêu của Trung cộng là chiếm trọn vùng biển đảo trong vòng chữ U
“Cửu đoạn tuyến”. Họ vừa xâm lấn các nước Đông Nam Á, vừa quả quyết
“không có tham vọng đế quốc” như Đới Bỉnh Quốc từng rêu rao! Một bản
phán quyết đứng về phía Phi Luật Tân sẽ khiến bộ máy tuyên truyền khó ăn
nói. Trước tình trạng đáng lo đó, họ bắt đầu ăn nói thất thường! Giống
như một anh Chí Phèo đang khoa chân múa tay đe dọa, “Tao không sợ! Tao
bất chấp nó nói gì thì nói!” Cùng lúc đó, Chí Phèo ta vẫn chạy tới từng
nhà năn nỉ, “Đồng ý với ngộ không? Ủng hộ tớ không nào? Cả làng đã nhất trí với ngộ rồi nghe!”.
Cảnh hoảng hốt phơi bầy rõ nhất khi Bắc Kinh khoe khoang đã có 60 quốc gia ủng hộ lập trường của họ,
tức là bác bỏ thẩm quyền Tòa Trọng tài. Trong con số 60 đó họ kể tên
những nước Nga, Ấn Độ, Ba Lan, Sudan, Pakistan, Belarus, vân vân.
Nhưng cho tới nay, chỉ mới có tám trong số 60 nước được nêu tên chịu tuyên bố nhất trí với Trung cộng:
Afghanistan, Gambia, Kenya, Niger, Sudan, Togo, Vanuatu và Lesotho.
Trong tám nước này, Afghanistan (Á châu) và Lesotho (Phi châu) là hai
nước không hề có biển, cũng chẳng làm ăn gì với vùng Biển Đông nước ta.
Gambia, Kenya, Niger và Sudan đều ở châu Phi, riêng Gambia thì mới được
hối lộ để bỏ Đài Loan theo Bắc Kinh. Còn Vanuatu là một đảo quốc tít mù
khơi trong Thái Bình Dương.
Một số nước được nêu danh đã công khai cải chính: Fiji, Ba Lan,
Slovenia, Bosnia & Herzegovina. Đa số, 45 nước còn lại thì lờ đi,
không hề xác nhận ủng hộ Trung cộng; hoặc chỉ tuyên bố đồng ý với Bắc
Kinh trên một vấn đề khác. Thí dụ, chính phủ Nga đồng ý với Trung cộng
là không nên quốc tế hóa cuộc tranh chấp trong vùng Biển Đông. Đáng ngạc
nhiên hơn cả là nhiều nước nhỏ, đã được viện trợ và đầu tư rất nhiều
nhưng cũng không theo Trung cộng. Từ tháng Tư, Trung cộng đã loan báo
được ba nước ASEAN là Lào, Camphuchia và Brunei ủng hộ. Tới nay cả ba
nước vẫn không nói một lời nào. Phát ngôn viên chính phủ Camphuchia còn
cải chính bản tin nói Camphuchia và Tàu đã ký kết một thỏa ước.
Chính phủ Ấn Độ hoàn toàn không ủng hộ lập trường của Trung cộng, như Bắc Kinh từng khoe. Tháng Ba vừa qua, nhật báo Manila Times
đã loan tin Đại sứ Ấn Độ Shri Lalduhthlana Ralte tuyên bố chính phủ ông
hoàn toàn ủng hộ Công ước Luật biển Liên Hiệp Quốc và dùng hệ thống
trọng tài để giải quyết các xung đột. Ông còn khuyến cáo các nước phải
tôn trọng luật lệ quốc tế trong các cuộc tranh chấp.
Đối nghịch với tám nước đứng ra ủng hộ Trung cộng, 40 nước khác công
khai chống, trong đó có 28 nước trong Liên hiệp Châu Âu. Họ kêu gọi
Trung Quốc và Philippines hãy tôn trọng và tuân thủ phán quyết của Tòa
Trọng tài. Họ minh xác rằng quyết định của Tòa có tính cách bắt buộc chứ
không phải chỉ là lời khuyến cáo. Tất cả bẩy nước kinh tế lớn nhất, nhóm G-7 nằm trong số này. Nghĩa là cả thế giới loài người văn minh, tiến bộ muốn Trung cộng phải tuân thủ luật pháp quốc tế.
Tháng trước, Bộ ngoại giao Trung cộng khoe có 40 quốc gia đồng ý lập
trường của họ. Một tuần sau, họ tăng lên thành số 47, trong tuần lễ tiếp
theo, đã vọt lên thành 60. Chiến dịch tuyên truyền leo thang này thất
bại, chỉ gây phản ứng ngược. Nếu không bị Trung cộng nêu đích danh thì
những nước ở xa xôi như Ba Lan, Slovenia, Bosnia & Herzegovina không
cần công khai lên tiếng bác bỏ lý luận của Bắc Kinh. Ngay một nước nhỏ
vẫn được Bắc Kinh mua chuộc như Campuchia cũng vì bị ép ghi tên vào danh
sách mà phải đính chính. Trên hết, những cuộc leo thang bằng miệng trên
cuối cùng lộ nguyên hình là bịa đặt, gian dối! Nếu Trung cộng muốn
chinh phục cảm tình và tạo ảnh hưởng trong thế giới, họ đã thất bại thê
thảm. Có nhà bình luận Tây phương còn viện dẫn cả Tôn Tử để chứng minh
rằng từ hơn 2000 năm trước Hán tộc vẫn quen “đi đánh nhau thì cứ dối
trá” (binh bất yếm trá). Người ta còn nêu thí dụ sử gia Ngư Hoạn (Yu
Huan, 魚豢) từ thế kỷ thứ ba đã khẳng định Phật Thích Ca chính là Lão Tử
từ Tàu đi sang Tây Vực, cho nên đạo Phật chính là hậu thân của đạo Lão!
Ngày nay, những lời quả quyết của Trung cộng về chủ quyền ở Biển Đông
cũng theo truyền thống dối trá đó!
Sở dĩ Trung cộng lo hoảng trước về phán quyết của Tòa Trọng tài là vì,
nếu Philippines thắng, hậu quả sẽ không thể đoán trước được. Trước hết,
một phán quyết bác bỏ chủ quyền của Trung Quốc trên những bãi đá và hòn
đảo của Phi sẽ mở cửa cho Mỹ, Nhật Bản, Australia và các nước khác thi
thố hải quân, xác định quyền lưu thông tự do trong vùng Biển Đông. Họ sẽ
không ngần ngại tạo thêm áp lực, dựa trên luật pháp quốc tế.
Thứ hai, những nước khác đang bị Trung cộng lấn áp sẽ mạnh dạn hơn khi
đối đầu với Bắc Kinh; nhiều nước sẽ đệ đơn kiện về các vụ tranh chấp
khác. Indonesia đã bầy tỏ thái độ cứng rắn. Malaysia đang noi theo. Chỉ
còn có Việt Nam là Trung cộng có thể đã nắm được đầu thôi.
Điều đáng buồn cho cả dân tộc Việt Nam là chính quyền cộng sản sẵn sàng để cho Bắc Kinh nắm đầu. Trong bài phát biểu ngày 1 tháng 7 năm 2016,
Phát ngôn viên ngoại giao Lê Hải Bình đã nói lập lờ nước đôi. Thứ nhất,
Cộng sản Việt Nam kêu gọi Tòa Trọng tài hãy đưa ra một phán quyết “công
bằng và khách quan”. Một tòa án uy tín lâu đời như vậy, đâu cần ai
khuyên nhủ họ phải “công bằng và khách quan”? Kêu gọi như vậy là một
cách kín đáo ủng hộ những lời xuyên tạc của Bắc Kinh, nói rằng tòa án
quốc tế này chỉ là một công cụ của Chính phủ Mỹ và Philippines trong âm
mưu cô lập hóa Trung cộng!
Thứ hai, bản tuyên bố của chính quyền cộng sản ở Hà Nội không hề nói một
lời nào yêu cầu hai nước Philippines và Trung Quốc phải tôn trọng và
tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế. Đây là một né tránh có
tính cách chiến lược, hoàn toàn đứng về phía Cộng sản Trung Quốc!
Tháng trước, mục này
đã bàn về mục đích chuyến đi Hà Nội của Dương Khiết Trì, người kế nhiệm
Đới Bỉnh Quốc. Họ Dương muốn chuyển thông điệp nào cho Đảng Cộng sản
Việt Nam? Chắc chắn các đòi hỏi của họ đều liên can đến phán quyết sắp
ra của Tòa Trọng tài. Trung cộng muốn gì? Chỉ cần dạy bảo Nguyễn Phú
Trọng hai điều: Một, phải tỏ ý nghi ngờ Tòa Trọng tài thiên vị. Hai, hãy
coi phán quyết của Tòa không có giá trị nào hết, ai muốn theo thì theo!
Nguyễn Phú Trọng đã làm đúng những yêu cầu của Dương Khiết Trì! Trong
lịch sử nước ta chưa có một chính quyền nào ở Hà Nội sợ Bắc Kinh đến như
vậy!
N.N.D.
Trung Quốc sẽ làm gì trước phán quyết bất lợi ở Biển Đông?
Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague
vào năm 2013 về những hoạt động bồi đắp đất và những tuyên bố chủ quyền
của Bắc Kinh ở Biển Đông. Ngay từ đầu, Trung Quốc đã bác bỏ thủ tục tố
tụng này, nói rằng tòa án không có thẩm quyền phán quyết về điều mà
Trung Quốc gọi là lãnh thổ có chủ quyền của mình.
Tuần vừa qua, Trung Quốc tiến hành những cuộc tập trận quân sự, dự kiến
sẽ kết thúc một ngày trước khi tòa án công bố phán quyết vào ngày 12
tháng 7. John Blaxland, nhà nghiên cứu cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu
Chiến lược và Quốc phòng thuộc Đại học Quốc gia Úc, nói rằng thời điểm
tập trận của Trung Quốc không phải là trùng hợp ngẫu nhiên.
Ông Blaxland nói: "Có những việc như cuộc tập trận theo dự tính sẽ hoàn
tất một ngày trước phán quyết, và báo chí Trung Quốc trong mấy ngày qua
quyết liệt và thường xuyên lên án lập trường Tòa án Trọng tài Thường
trực rằng họ không có thẩm quyền pháp lý để đưa ra phán quyết ở Biển Nam
Trung Hoa (tức Biển Đông). Tất cả những điều này là những chỉ dấu cho
thấy có nhiều phần chắc tòa sẽ ra phán quyết như vậy."
Bắc Kinh khẳng định cách tốt nhất để giải quyết tranh chấp là đàm phán
song phương, điều mà Tổng thống Philippines mới đắc cử Rodrigo Duterte
đã gợi ý là khả dĩ, tùy thuộc vào kết quả phán quyết của tòa án.
Nhiều nhà phân tích dự đoán Tòa án Trọng tài Thường trực sẽ đứng về phía
Philippines. Trung Quốc, qua những tuyên bố trước đó, tỏ ý cho thấy sẽ
phớt lờ bất kỳ phán quyết nào chống lại họ và tiếp tục khẳng định chủ
quyền của mình. Điều này đặt ra câu hỏi, "Bắc Kinh sẽ làm gì?"
Trả lời trên chương trình phát thanh Asia Weekly của VOA, Harry
Kazianis, nhà nghiên cứu cao cấp cho Chính sách Quốc phòng tại Trung tâm
Lợi ích Quốc gia, nêu ra ba hành động Bắc Kinh có thể làm theo sau phán
quyết của tòa.
Lựa chọn đầu tiên là ‘Trung Quốc không làm hơn những gì họ đã làm,’ mà
theo ông Kazianis vốn đã khá nhiều rồi. ‘Chúng ta thấy đó, Bắc Kinh đang
quân sự hóa tất cả những hòn đảo nhân tạo mà họ xây lên trong vài năm
qua ở Biển Đông, và điều đơn giản mà họ có thể làm đó là chỉ có thể quân
sự hóa thêm nữa các đảo này mà thôi.’ Nhà nghiên cứu này cũng lưu ý
rằng Trung Quốc có thể thiết đặt các phi đạn ‘diệt hạm’ hay đặt thêm các
thiết bị đối không.
Lựa chọn thứ hai, lựa chọn khả dĩ nhất theo quan điểm của ông Kaszianis, “là Trung Quốc tuyên bố một khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ). Ông lưu ý đây là thông điệp mà Bắc Kinh đã gửi đi trong những tháng gần đây, nếu không phải là mấy năm qua.
Trung Quốc trước đó đã tuyên bố thành lập một ADIZ bên trên Biển Đông
Trung Hoa và có một sự đồng thuận chung rằng khu vực này không "có tính
răn đe quân sự mạnh lắm. Biển Nam Trung Hoa thực sự là khu vực lớn hơn
nhiều để làm việc này. Vì thế liệu Trung Quốc sẽ có thể làm được hay
không vẫn còn là một câu hỏi để ngỏ ... nhưng chỉ riêng hành động tuyên
bố ADIZ thôi cũng sẽ là diễn biến làm thay đổi cục diện," ông Kazianis
nói.
Lựa chọn khả dĩ thứ ba mà ông Kazianis chỉ ra là một lựa chọn mà ông gọi
là "làm càn," nghĩa là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể gây thêm
áp lực lên khu vực, giống như ở Biển Đông Trung Hoa. Tuy nhiên, ông
Kazianis nói điều "rất đáng lo ngại là lối phát biểu gần đây của Trung
Quốc cho thấy họ không ngại rắc rối khi nói tới Biển Nam Trung Hoa."
Nhưng đâu là con đường tốt nhất tiến về phía trước nếu Trung Quốc không chấp nhận quyết định và thẩm quyền của tòa án?
Ông Kazianis xem đó là "câu hỏi 5 ngàn tỉ đôla." Ông cho rằng Mỹ và
những quốc gia khác nên nỗ lực dựng lên những rào chắn cản đường Trung
Quốc. Một trong những rào cản này, theo lời ông Kazianis, sẽ là công bố
chi tiết những tổn hại về môi trường mà Trung Quốc gây ra ở Biển Đông
trong khi nước này tiếp tục xây dựng đảo nhân tạo. Về bản chất, cố gắng
làm cho Trung Quốc mất mặt đến mức họ phải dừng những hành động của mình
lại bằng việc phơi bày những tổn hại mà họ đang gây ra đối với môi
trường.
Dù phán quyết của Tòa án ra sao đi nữa trong vụ kiện này, chưa rõ tác động tức thì của nó sẽ như thế nào.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã nói ông "vẫn lạc quan là tòa
án sẽ đứng về phía chúng tôi," và nói thêm rằng nếu phán quyết không có
lợi thì Philippines sẽ chấp nhận và tuân thủ.
Vụ kiện Biển Đông : Trung Quốc thông báo với Mỹ không thừa nhận thẩm quyền của Tòa
Ngoại
trưởng Mỹ John Kerry (T) và đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi)
tại Thượng đỉnh Đông Á lần thứ 5, Kuala Lumpur, Malaysia, 06/08/2015REUTERS/Olivia Harris/File Photo
Bắc Kinh gia tăng nỗ lực ngoại giao ít ngày trước phán quyết của Tòa
Trọng Tài Thường Trực, có trụ sở tại La Haye, trong vụ Philippines kiện
Trung Quốc về Biển Đông. Hôm qua, 06/07/2016, ngoại trưởng Trung Quốc có
cuộc điện đàm với đồng nhiệm Hoa Kỳ, tái khẳng định sẽ không thừa nhận
thẩm quyền của Tòa. Lo ngại xung đột bùng phát, tổng thư ký Liên Hiệp
Quốc kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình.
Theo Tân Hoa Xã, ngoại trưởng Vương Nghị (Wang Yi) đã nhắc lại với đồng
nhiệm Mỹ John Kerry lập trường của Bắc Kinh, bất luận phán quyết của Tòa
thế nào, Trung Quốc cũng sẽ « kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền tự do hàng hải hợp pháp, cũng như bảo vệ an toàn và ổn định » tại khu vực này. Ngoại trưởng Trung Quốc khuyến cáo Hoa Kỳ «
tôn trọng cam kết không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền,
thận trọng trong hành động và lời lẽ, và không có các hành động xâm
phạm chủ quyền và an ninh của Trung Quốc ».
Bộ Ngoại Giao Mỹ đã xác nhận với hãng thông tấn Reuters về cuộc điện đàm nói trên, nhưng không đưa thêm bất cứ thông tin nào.
Hôm nay, trong một cuộc họp báo với ngoại trưởng Trung Quốc tại Bắc
Kinh, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh rằng, các tranh
chấp tại Biển Đông cần phải được giải quyết bằng con đường hòa bình.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160707-vu-kien-bien-dong-trung-quoc-thong-bao-voi-my-khong-thua-nhan-tham-quyen-cua-toa
Bộ Ngoại Giao Mỹ đã xác nhận với hãng thông tấn Reuters về cuộc điện đàm nói trên, nhưng không đưa thêm bất cứ thông tin nào.
Tham vọng chủ quyền trên gần trọn Biển Đông của Trung Quốc, đặc biệt với yêu sách « đường 9 đoạn » (còn gọi là « đường Lưỡi Bò ») bị
các nước láng giềng Đông Nam Á, như Philippines hay Việt Nam, bác bỏ.
Căng thẳng dâng cao trước ngày 12/07, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La
Haye sẽ ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc về chủ quyền
Biển Đông. Theo các chuyên gia, Trung Quốc liên tục gia tăng các nỗ lực
ngoại giao để tranh thủ sự ủng hộ của nhiều quốc gia trên thế giới, kể
cả những nước vốn không có quyền lợi liên quan trực tiếp đến Biển Đông,
do sợ rằng phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye, có lợi
cho Philippines, sẽ khiến Bắc Kinh bị cô lập trong hồ sơ này.
Trong một phát biểu tại Việt Nam cuối tháng 5/2016, tổng thống Hoa Kỳ
Barack Obama khẳng định Washington cam kết bảo vệ quyền tự do lưu thông
tại Biển Đông, và nhấn mạnh không chấp nhận để cho nước lớn bắt nạt nước
nhỏ, cho dù không trực tiếp nhắc đến tên Trung Quốc.
Việc hải quân Mỹ liên tục tiến hành các cuộc tuần tra « bảo vệ tự do hàng hải »
trong phạm vi 12 hải lý của một số thực thể địa lý, do Trung Quốc kiểm
soát tại Biển Đông, trong những tháng gần đây, khiến Bắc Kinh giận dữ.
Hôm thứ Ba, 05/07, một tờ báo chính thống của Trung Quốc cảnh báo sẵn
sàng « đối đầu quân sự » với Hoa Kỳ tại Biển Đông. Nhiều chuyên
gia dự đoán Trung Quốc có thể có các hành động đơn phương tại Biển Đông,
như lập vùng nhận dạng hàng không ADIZ, việc Trung Quốc từng làm vào
năm 2013 tại biển Hoa Đông.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160707-vu-kien-bien-dong-trung-quoc-thong-bao-voi-my-khong-thua-nhan-tham-quyen-cua-toa
Báo cáo mới nhất về tội ác diệt chủng tại TQ: 1.5 triệu người bị sát hại
- Ngày đăng 28-06-2016
- ...
Khoảng 1,5 triệu người đã bị chính quyền Trung Quốc giết để lấy nội
tạng, chủ yếu trong số đó là các học viên Pháp Luân Công. Đây là kết quả
điều tra mới được công bố hôm 22/6 của ba nhân sỹ tiên phong trong nỗ
lực phơi bày tội ác diệt chủng tại Trung Quốc, bao gồm cựu Quốc vụ khanh
Canada David Kilgour, nhà báo điều tra Ethan Gutmann và luật sư nhân
quyền David Matas.
Họp báo Báo cáo điều tra mới về tội ác mổ cướp nội tạng (Ảnh: Lisha/Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).
Trước đó, Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG)
ước tính có trên 2 triệu học viên Pháp Luân Công đã bị mổ cướp nội
tạng. Các cuộc điều tra rất khó có thể tìm được chính xác con số nạn
nhân đã bị giết do chính quyền Trung Quốc luôn tìm đủ mọi cách để phong
tỏa các thông tin liên quan. Tuy nhiên, cả hai báo cáo trên đều cho
thấy số người bị chính quyền Trung Quốc mổ cướp nội tạng là một con số
kinh hoàng, với mức độ tàn bạo vượt xa những tội ác khủng khiếp nhất
trong lịch sử nhân loại.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên, luật sư nhân quyền David Matas cho
biết: “Số ca cấy ghép nội tạng tăng mạnh cùng thời gian thực hiện chính
sách bức hại Pháp Luân Công”.
“Từ chính sách bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, đến năm 2001 số ca
cấy ghép nội tạng đã tăng mạnh. Thời điểm đó có thể dễ dàng lần theo dấu
vết những số liệu này, vì chưa bị che giấu một cách có hệ thống như
hiện nay. Ví dụ như trước đây chúng tôi còn thấy được số liệu đăng ký
cấy ghép nội tạng gan, hiện nay không có”.
“Theo báo cáo điều tra lần này, số ca cấy ghép nội tạng nhiều nhất là
ghép thận. Nếu như bạn hiến tim hoặc phổi thì bạn sẽ thiệt mạng. Nhưng
mỗi người có hai quả thận, vì thế nếu bị lấy mất một quả thận thì bạn
vẫn sống bình thường”.
“Nhưng điểm đáng chú ý là chúng ta không thấy bất cứ người hiến thận nào
còn sống, nghĩa là ‘người hiến’ bị lấy mất cả hai quả thận. Còn nhiều
căn cứ khác nữa, đây chỉ là một trong số đó”.
Nhà báo điều tra Ethan Gutmann nói: “Hãy tưởng tượng số trung tâm cấy
ghép nội tạng đã được đăng ký hoạt động tại Bộ Y tế Trung Quốc, mỗi
trung tâm có 3–4 đội cấy ghép nội tạng và từ 30–40 giường bệnh. Những
trung tâm này thực hiện phẫu thuật cấy ghép nội tạng hàng ngày. Có 146
trung tâm, thậm chí còn nhiều hơn nữa, nếu chúng ta tính theo yêu cầu
tối thiểu của Bộ Y tế Trung Quốc đưa ra để những trung tâm này duy trì
hoạt động cấy ghép nội tạng, vậy thì những trung tâm này phải thực hiện
từ 80.000–90.000 ca cấy ghép nội tạng hàng năm. Đây là phép tính rất đơn
giản”.
“Hàng năm, Trung tâm Cấy ghép Nội tạng số 1 Thiên Tân có thể thực hiện
5.000 lượt phẫu thuật cấy ghép là chuyện bình thường. Bệnh viện 309 của
Giải phóng quân Trung Quốc ở Bắc Kinh cũng dễ dàng đạt đến con số này”.
“Những bệnh viện kiểu này có rất nhiều, đây là phần nội dung mới trong
báo cáo lần này. Việc những bệnh viện này có thể thực hiện hàng ngàn ca
cấy ghép nội tạng hàng năm là con số vô cùng kinh sợ”.
Ông Ethan cho biết: “Ông Hoàng Khiết Phu thường xuyên lên tiếng sẽ thực
hiện cải cách về hệ thống cấy ghép nội tạng, thậm chí còn khẳng định từ
năm 2015 là chỉ cấy ghép nội tạng từ những người hiến tặng tự nguyện,
chấm dứt tình trạng dùng nội tạng tù nhân. Về vấn đề này, Thời báo New
York từng nghi ngờ ông ta tuyên bố với truyền thông Tây phương không
nhất quán với truyền thông Trung Quốc, tôi cho rằng điều này là đúng”.
“Hoạt động cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc không có dấu hiệu thay đổi.
Lợi nhuận khổng lồ của nó đang giúp các bệnh viện phát triển. Tôi không
biết chính quyền Trung Quốc đang theo đuổi thứ gì, không thể hiểu nổi
đầu óc của giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc. Để che giấu tội ác, họ tìm
mọi cách để bịt miệng những người lên tiếng”.
“Điều này giải thích tại có có đến 500 học viên Pháp Luân Công bị đưa đi
kiểm tra sức khỏe trong một ngày. Tại sao học viên Pháp Luân Công bị
bắt kiểm tra sức khỏe ở ngay tại nhà của họ chứ chưa nói đến ở trong
tù”.
Ông Ethan cho biết, tính toán đưa ra trước đây về số học viên Pháp Luân
Công bị mổ cướp nội tạng thấp hơn nhiều so với con số thực tế.“Ông David
dự tính có 415.000 học viên Pháp Luân Công bị lấy nội tạng từ năm 2000
đến 2005. Tôi dự tính từ năm 2000–2008 có khoảng 65.000 học viên Pháp
Luân Công bị mổ cướp nội tạng. Chúng tôi đều cho rằng con số này còn quá
thấp so với thực tế”.
“Rõ ràng, qua báo cáo này, số học viên Pháp Luân Công bị thiệt mạng vì
mổ cướp nội tạng cao hơn nhiều so với tính toán của chúng tôi trước đây…
Có thể nói đây chính là tội ác diệt chủng”.
Luật sư nhân quyền David Matas cho rằng cá nhân những bác sĩ tham gia cấy ghép nội tạng đã phạm tội ác diệt chủng.
Ông nói: “Cách bào chữa điển hình của bác sĩ thời Đức Quốc xã trước tòa
án là: Tôi không biết, tôi chỉ làm việc của tôi. Một cơ thể người dâng
đến trước mắt tôi, tôi không biết anh ta (cô ta) là ai, không biết họ
đến từ đâu”.
“Trong quá trình tìm hiểu chúng tôi nghe thấy nhiều bác sĩ và nhân viên y
tế nói điều này, trong đó có cả ông Hoàng Khiết Phu, người phụ trách
hoạt động. Tôi gọi là ‘nhìn mà không thấy’. Đây không phải không biết,
mà là không quan tâm đến chuyện biết hay không”.
hững ai từng chứng kiến hoạt động tuyên truyền nhắm vào Pháp Luân Công
có thể nhận rõ trong đó là âm mưu xúi giục thù hận vô cùng nham hiểm.
Đối với người ngoài cuộc, đây là hành vi ma quỷ hút máu, là hành vi điên
loạn. Vì bị tuyên truyền, những cai ngục Trung Quốc không xem học viên
Pháp Luân Công như con người, vì thế họ sẵn sàng thực hiện mọi tội ác,
trong đó có mổ cướp nội tạng”.
“Tôi muốn nói, tội ác diệt chủng không nhất định phải là do bàn tay của
một tên sát thủ, có thể là người trong hệ thống này (của Trung Quốc)”.
Cựu Quốc vụ khanh Canada phụ trách khu vực châu Á–Thái Bình Dương, ông
David Kilgour, cho biết xưa nay chính quyền Trung Quốc đưa ra nhiều giải
thích không nhất quán về nguồn gốc nội tạng.
Ông David Kilgour cho rằng tội ác mổ cướp nội tạng này không khác gì tội
ác tàn sát người Do Thái trước đây. Những quốc gia tôn trọng pháp luật
trên thế giới không nên tiếp tục buôn bán làm ăn với Trung Quốc.
Ông kiến nghị các quốc gia hãy học theo Đài Loan, đưa ra quy định cấm du
lịch cấy ghép nội tạng, cấm công dân nước mình đến Trung Quốc cấy ghép
nội tạng.
Báo cáo điều tra của 3 vị chuyên gia này được đăng tải trên trang: www.endorganpillaging.org
Ngày 23/6 vừa qua, Hạ viện Mỹ đã họp thu thập ý kiến về tội ác mổ cướp
nội tạng tù nhân lương tâm và học viên Pháp Luân Công. Đây là buổi thu
thập ý kiến lần thứ 3 kể từ năm 2006 đến nay.
Trước đó, Hạ viện Mỹ đã biểu quyết thông qua Nghị quyết 343 yêu cầu
chính quyền Trung Quốc lập tức chấm dứt mổ cướp nội tạng và đàn áp các
học viên Pháp Luân Công
Thực hư đằng sau cuốn sách "bằng chứng sở hữu Biển Đông" của TQ
- Ngày đăng 21-06-2016
- ...
Tháng trước, Nhân dân Nhật báo đã đưa tin về cuốn sách 600 năm tuổi
của một ngư dân tỉnh Hải Nam, và gọi đó là "bằng chứng sở hữu Biển Đông"
của Trung Quốc (!?).
Hình ảnh cuốn sách thuộc sở hữu của ngư dân Su Chengfen do Nhân dân Nhật báo đăng tải.
Để thu thập thông tin về cuốn sách mà phía Trung Quốc nói rằng "có chứa
bằng chứng cực kì quan trọng về chủ quyền quốc gia" này, nhóm phóng viên
do trưởng đại diện BBC tại Bắc Kinh John Sudworth dẫn đầu đã tìm đến
cảng Đàm Môn, phía đông đảo Hải Nam.
Theo bài báo do Nhân dân Nhật báo đăng tải tháng trước, một ngư dân về
hưu có tên Su Chengfen đang giữ cuốn sách này, trong đó có chứa chỉ dẫn
mà tổ tiên ông Su khi xưa dựa vào đó mà di chuyển tới các đảo đá ở quần
đảo Trường Sa (chủ quyền Việt Nam).
Truyền thông Trung Quốc cũng vin vào cuốn sách này để dựng lên luận điệu
theo kiểu "chúng tôi là người đến đó đầu tiên", đồng thời gọi cuốn sách
là "bằng chứng thép" cho quyền sở hữu của Trung Quốc trên Biển
Đông (!?).
Tại cảng Đàm Môn, nhóm phóng viên BBC đã tìm được đến nhà nhà ông Su, chỉ cách bờ biển vài phút đi bộ.
Phóng viên John Sudworth của BBC phỏng vấn ông Su Chengfen
Khi được hỏi về cuốn sách, ông Su đáp: "Nó được truyền lại từ thế hệ này
qua thế hệ khác. Từ ông tôi, đến cha tôi, rồi giờ đến tôi.
Cuốn sách chủ yếu hướng dẫn chúng tôi cách di chuyển trên biển, đi ra
quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa (chủ quyền Việt Nam - PV) rồi
trở lại đảo Hải Nam".
Nhưng khi phóng viên Sudworth xin phép được xem cuốn sách mà chỉ mới
tháng trước còn xuất hiện trên khắp các trang thông tin của Trung Quốc,
thì ông Su nói rằng giờ nó... không còn nữa.
"Cuốn sách đúng là quan trọng thật, nhưng tôi vứt nó đi rồi, vì nó không
còn dùng được nữa. Các trang sách được giở đi giở lại quá nhiều lần.
Nước biển mặn trên tay ngư dân đã làm mòn sách. Rốt cục thì không đọc
nổi nữa nên tôi vứt đi rồi" - ông Su cho biết.
Không rõ nội dung cuốn sách ra sao, nhưng việc vứt đi một tài liệu 600
tuổi "có chứa bằng chứng cực kì quan trọng về chủ quyền quốc gia" thì
quả là khó hiểu, BBC nhận định.
Hãng tin này cũng cho rằng, kể cả khi ông Su có còn giữ cuốn sách, thì
nó cũng chỉ cho thấy rằng khi xưa ngư dân Trung Quốc từng ra Biển Đông,
chứ không thể là bằng chứng khẳng định "quyền sở hữu" như những gì
truyền thông Bắc Kinh hô hào.
Ngoài ra, rất nhiều quốc gia khác cũng có thể trình bày bằng chứng tương
tự về truyền thống đánh bắt cá trên Biển Đông của ngư dân nước mình.
Nhóm phóng viên BBC rời khỏi nhà ông Su, và theo sau họ trên từng bước
chân trên đảo Hải Nam là một đoàn xe của chính phủ Trung Quốc. Đoàn xe
này bám sát ông Sudworth và cộng sự mỗi khi họ phỏng vấn ngư dân, nói
chuyện với thương nhân ở chợ cá, và chỉ rời đi khi các phóng viên đã về
đến khách sạn.
Nhưng theo BBC, việc bám sát này có vẻ không thật sự cần thiết, bởi gần
như chẳng mấy ai trên đảo chịu nói gì với các phóng viên, hoặc nếu có
thì cũng chỉ lặp lại luận điệu của chính phủ rằng "người Trung Quốc đã
đến trước".
Thậm chí, ngay sau khi BBC phỏng vấn một thuyền trưởng, cảnh sát đã lập tức đến bắt người thuyền trưởng này về tra hỏi.
Theo BBC, một trong những lý do dẫn tới việc nhóm phóng viên bị kiểm
soát nghiêm ngặt như vậy là vì họ đã hỏi quá nhiều về lực lượng "dân
quân biển" trên đảo Hải Nam.
Việc Trung Quốc huấn luyện quân sự cho ngư dân từ lâu đã được biết đến,
nhưng trong vài năm trở lại đây, số lượng dân quân có mặt trên các
thuyền đánh cá của Trung Quốc đã tăng lên đáng kể, như một phần của tham
vọng bành trướng và khẳng định chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh trên các
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Dưới lớp vỏ bọc tàu cá dân sự, nhóm dân quân này làm nhiệm vụ giám sát,
có lúc còn quấy nhiễu tàu thuyền nước khác, hay thậm chí có thể được
dùng để đánh chiếm lãnh thổ trên biển.
Trên những con tàu đánh cá của Trung Quốc không chỉ có ngư dân. Ảnh: Reuters
Nhóm dân quân này thậm chí còn có "đại bản doanh" riêng bên trong tòa
thị chính trên đảo Hải Nam, và được đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình đến thăm vào năm 2013.
Dù phóng viên BBC đã rất cố gắng gạn hỏi, song không một ai trên đảo Hải
Nam dám hé lộ bất kì thông tin gì về vai trò của nhóm dân quân biển
này.
Ông Sudworth và các cộng sự khép lại chuyến công tác tại thành phố Tam
Á, phía nam đảo Hải Nam. Tại đây, một chiếc du thuyền đang chuẩn bị rời
cảng để đi đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, hiện Trung Quốc đang
chiếm đóng trái phép.
Đây là chặng khởi điểm của một tour du lịch 5 ngày do Trung Quốc ngang
nhiên thiết lập vào năm 2013, và chỉ dành riêng cho khách trong nước.
BBC đánh giá, đây quả thật là một ý tưởng du lịch quái gở - lênh đênh
trên biển nhiều ngày chỉ để ngắm đảo đá không người ở. Nhưng đó chính là
minh chứng rõ nhất cho luận điệu xuyên tạc về Hoàng Sa và Trường Sa mà
Trung Quốc đã và đang nhồi nhét vào đầu người dân nước này.
Phóng viên BBC hỏi một người phụ nữ trước khi lên thuyền, rằng tại sao
bà lại dành những ngày nghỉ phép quý giá của mình để đi du lịch trên các
đảo đá không người ở giữa biển khơi.
"Chúng tôi không đến đó để tận hưởng. Chúng tôi đã được giáo dục từ lúc
lọt lòng, rằng đó là lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc (!?). Nghĩa vụ
của chúng tôi là phải đến đó" - bà đáp.
http://www.biendong.net/goc-khuat-trung-hoa/7276-thuc-hu-dang-sau-cuon-sach-bang-chung-so-huu-bien-dong-cua-tq.html
Sông ngòi Trung Quốc đầy thuốc kháng sinh gây nguy cơ dịch bệnh
- Ngày đăng 09-07-2016
- Đâị Kỷ Nguyên
Một nghiên cứu kéo dài 10 năm về thuốc kháng sinh trong môi
trường ở Trung Quốc đã được phát hành gần đây, kết luận rằng một lượng
lớn các hóa chất đang được thải ra môi trường, tạo ra một loạt các nguy
cơ tiềm ẩn lâu dài đối với sức khỏe của người dân.
Người dân chơi trên sông Hải Hà bị đóng băng vào ngày 26 tháng 1
năm 2009 tại Thiên Tân, Trung Quốc. (China Photos / Getty Images)
Viện Địa hóa học Quảng Châu, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, đã
kiểm tra 58 khu vực thoát nước khắp Trung Quốc, cho thấy nồng độ cao
của các thuốc kháng sinh trong nước. Tại các khu vực đông dân cư gần
sông Hải Hà và lưu vực sông Châu Giang, phát hiện thấy hơn 450 pound
(204 kg) thuốc kháng sinh lắng đọng trên mỗi dặm vuông.
Nghiên cứu cho biết Trung Quốc là nước sản xuất và sử dụng kháng sinh
lớn nhất trên thế giới, với hơn 162.000 tấn tiêu thụ trong năm 2013.
Trong đó, con người tiêu thụ 48%, còn lại là cho thú y.
Nghiên cứu đã phát hiện 36 loại thuốc kháng sinh thông dụng được sử
dụng và thải ra ở Trung Quốc, trong số đó phổ biến nhất là amoxicillin.
Những hóa chất này gây ảnh hưởng chính đến hệ thống cấp nước, bởi
vì chúng được thải qua phân và nước tiểu mà rốt cục lại đi vào môi
trường.
Trung Quốc không có hệ thống giám sát việc sản xuất và xả thải thuốc
kháng sinh. “Toàn bộ cách sử dụng thuốc kháng sinh là một bí ẩn ở
nước ta, bởi vì không có một dữ liệu được ủy quyền nào từ cấp nhà
nước”, Tiêu Vĩnh Hồng, giáo sư y khoa tại Đại học Y khoa Chiết Giang
cho biết, theo tờ Thời báo Cuộc sống do nhà nước quản lý.
Đầu năm 2008, giáo sư Tiêu và nhóm nghiên cứu của bà đã cho thấy tổng
lượng sử dụng thuốc kháng sinh vào thời điểm đó là trong khoảng giữa
150.000 đến 200.000 tấn mỗi năm ở Trung Quốc. Một báo cáo nghiên cứu
khác được phát hành bởi trường Đại học Khoa học và Công nghệ Phương
Đông Trung Quốc vào tháng 5 năm 2014 cho thấy rằng bề mặt nước ở
Trung Quốc có chứa 68 loại thuốc kháng sinh.
Một trong những tác động liên quan lớn nhất đến sự gia tăng của các
loại thuốc kháng sinh là vấn đề kháng thuốc. Theo Đài Phát thanh Quốc
tế Trung Quốc do nhà nước quản lý (CRI), hơn 80.000 người chết mỗi
năm ở Trung Quốc do kháng thuốc, và con số có thể lên đến 1 triệu vào
năm 2050, theo báo cáo CRI.
Đại học Phục Đán tại Thượng Hải đã kiểm tra hơn 1.000 trẻ em từ 8 đến 11
tuổi trong tháng 4 này, thấy rằng hơn 58 phần trăm em có kháng sinh
trong nước tiểu của chúng. Hơn một phần tư trẻ đã có hơn hai loại
kháng sinh, trong khi đó một số trẻ có sáu loại – ở cả con người
lẫn các loại thú chăn nuôi.
Tiến sĩ Trung Nam Sơn, nhà nghiên cứu hàng đầu về các bệnh hô
hấp Trung Quốc nói với truyền thông Trung Quốc hồi đầu năm nay rằng ông
sẽ không ăn “cá mà trông thực sự to” do những bận tâm về thuốc kháng
sinh. “Tôi lo ngại rằng nó đã tăng trưởng quá lớn vì nó đã ăn quá nhiều
thuốc kháng sinh. Tôi thà ăn cá nhỏ còn hơn “, ông Trung nói.
http://www.biendong.net/doc-bao-viet/7645-song-ngoi-trung-quoc-day-thuoc-khang-sinh-gay-nguy-co-dich-benh.html
Bàn về thảm họa suy sụp môi trường tại Trung Cộng
Vào tháng Mười Hai năm 2015, hãng thông tấn Reuter đã loan báo ngân hàng phát triển Á Châu – Asian Development Bank, gọi tắt là ADB đã phải cho Trung Cộng mượn một khoản nợ 300 triệu Mỹ kim để quốc gia này có thêm chi phí cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí. Trung Cộng lúc nào cũng khoe khoang có cả ngàn tỷ Mỹ kim tiền mặt thặng dư mà phải đi mượn nợ vỏn vẹn có 300 triệu làm kinh phí cho các hoạt động khắc phục môi trường cho xứ sở của mình khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên. Trên thực tế, thảm họa suy sụp môi trường tại Trung Cộng nặng nề đến mức đã vượt ra khỏi ngoài khả năng khắc phục của Cộng đảng cầm quyền và đã đến lúc Bắc Kinh cần cộng động thế giới ra tay trợ giúp.
Thảm họa môi trường thật sự bấy lâu đã luôn đè nặng lên nên kinh tế Trung Cộng. Vào năm 2010, Bắc Kinh đã phải thừa nhận suy sụp môi trường làm quốc gia này tổn thất gần 227 tỷ Mỹ kim, tức là khoảng 3.5 % tổng giá trị sản phẩm quốc dân GDP của đất nước này; một con số mà giới chuyên gia cho rằng chỉ có tính tượng trưng. Thực tế, sự tổn thất về kinh tế do thảm họa môi trường gây ra tại xứ sở này ước tính cao hơn rất nhiều. Những gì Cộng Sản loan báo thì đâu ai tin cũng là một chuyện đương nhiên chẳng có gì làm lạ.
Bắc Kinh cũng thừa nhận buộc phải chi ra 275 tỷ Mỹ kim để làm kinh phí chống đỡ tình trạng ô nhiễm không khí cũng như 333 tỷ Mỹ kim kinh phí cho khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước trong tài khóa 5 năm 2014-2018. Bắc Kinh buộc phải chi ra số tiền khổng lồ như thế để chống đỡ thảm họa môi trường cho thấy hai điều quan trọng:
Một là thảm họa môi trường tại Trung Cộng trầm trọng đến mức không những gây thiệt hại nặng nề về kinh tế mà bắt đầu đe dọa đến an ninh chính trị của Cộng đảng cầm quyền. Đơn giản là vì tính mạng và sức khỏe của cả tỷ dân Trung Quốc đang bị đe dọa trực tiếp ngày một rõ hơn bởi sự suy sụp môi trướng- nhất là ô nhiễm nguồn nước và không khí. Điều này khiến cả xã hội Trung Hoa nổi giận và trút hết mọi sự bực tức lên Cộng đảng cầm quyền. Đây là điều mà Bắc Kinh muốn tránh né. Hơn thế nữa, tình trạng ô nhiễm không khí tại trên dưới 367 thành phố nặng nề đến mức không ai có thể thở nỗi khiến cả xã hội gần như tê liệt. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước trầm trọng tại quốc gia này cũng tác động đến xã hội tương tự như ô nhiễm không khí- tức là buộc người dân lâm vào cảnh sống bế tắt bệnh tật hoảng sợ do phải dùng nguồn nước đã bị nhiễm độc. Bắc Kinh hết đường lựa chọn mà buộc phải có tỏ thái độ đang hành động gấp rút để giải quyết tình hình nhằm giảm bớt phẩn nộ đang ngày một làn tràn khắp xã hôi Trung Cộng.
Bị đe dọa đến đường cùng về tính mạng trước tình trạng nước và không khí bị nhiễm độc nặng nề khiến cả người dân Trung Hoa không còn sợ họng súng của Cộng đảng cầm quyền nữa. Chết vì đạn bắn từ họng súng đàn áp của Cộng đảng cầm quyền vẫn êm ái nhẹ nhàng hơn là không thể thở được và chết quặn quại khi bị ngộ độc nước uống.
Nổi loạn đã bộc phát mạnh mẽ khắp nơi tại Trung Quốc vì bực tức phẩn nộ trước tình trạng an sinh xã hội môi trường suy sụp ô nhiễm nghiêm trọng. Tại Quảng Đông vào tháng giữa tháng Mười năm 2015 chẳng hạn, hàng ngàn người lao ra đường chọi thẳng với lực lượng công an của Cộng đảng bất chấp sự hoảng sợ hay ám ảnh vụ tàn sát Thiên An môn vốn có bấy lâu trong lòng hay trong suy nghĩ người dân Trung Quốc. Cuộc bạo loạn vì môi trường này thật sự làm rúng động giới cầm quyền từ trung ương đến địa phương.
Sau sự cố Thiên An Môn, người dân Trung Quốc gần như không dám biểu tình nữa vì sợ bị xử bắn không cần tòa án. Trước thảm họa suy sụp môi trường đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng, nổi sợ hãi đó trong lòng của người dân bấy lâu đã không còn nữa. Những người biểu tình đã không còn đứng ngoài đường phố mà tràn thẳng vào trụ sở chính quyền tại thành phố Thanh Viễn tại Quảng Đông bất chấp Công An đàn áp bằng mọi hình thức kể cả dùng lựu đạn cay, để phản đối dự án xây khu vực thải rác ô nhiễm tại đây. Hàng trăm người tham gia bạo loạn đã bị thuơng chưa tính thuơng vong phía bên lực lượng công an của Cộng đảng được huy động để đàn áp.
Đương nhiên các cuộc bạo loạn không dừng lại tại tỉnh Quảng Đông khi sự phẩn nộ trước tình trạng môi trường suy sụp lan tràn khắp mọi ngã ngách xã hội Trung Quốc. Riêng tại thành phố Thuợng Hải, được coi là New York của Trung Cộng, hàng trăm ngàn người đã tràn ra khắp mọi ngã đường phản đối dự án xây thêm nhà máy hóa chất tại thành phố này vào cuối tháng Sáu năm ngoái. Khí thải ô nhiễm từ các nhà máy ở thành phố Thuợng Hải đã làm cho không khí ở nơi này không còn có thể thở nổi được nữa. Cả thành phố bực tức nỗi loạn vì bế tắt không lối thoát trước vấn nạn ô nhiễm không khí thở đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng.
Tại Côn Minh, giới chức cầm quyền hết sức lo lắng khi người dân bắt đầu sử dụng các trang mạng để kêu gọi bạo loạn chống lại chính phủ trước tình trạng môi trường bị suy sụp do khí thải công nghiệp. Lần đầu tiên, người dân Trung Quốc dám cả gan chạm trán công khai với viên chức chính phủ tại nơi này, cũng như hình thành tự lập các nhóm vận động bảo vệ môi trường bất chấp đe dọa của các viên chức tại đại phương.
Cộng đảng tại Trung Hoa duy trì quyền lực của mình bấy lâu nay dựa trên sự sợ hãi để rồi buộc người dân phục tùng. Nay bực tức dâng cao trước sự sống ngày càng bị bế tắt đe dọa bởi suy sụp môi trường khiến sự sợ hãi sẵn có bấy lâu này tan biến hoàn toàn thì rõ ràng suy sụp môi trường đang đe dọa trực tiếp đến nền tảng tồn tại chính trị của Cộng đảng. Sự đe dọa này khác với những kiểu cách đe dọa chính trị khác vì Cộng đảng không thể dùng họng súng để dẹp bỏ mà buộc phải chấp nhận cải cách toàn diện cách thức quản trị an sinh xã hội và môi trường, vốn bị coi rẽ bấy lâu.
Cái khó cho Bắc Kinh là, suy sụp môi trường cần thời gian cả thập kỷ để phục hồi trong khi đời sống của người dân đang bị đe dọa nặng nề bởi ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhất là ô nhiễm nước uống và không khí thở, khiến bực tức phẩn nộ của người dân cứ tăng lên mỗi ngày. Liệu Bắc Kinh có né kịp cơn thịnh nộ bộc phát ngày mỗi mạnh, mỗi nhanh này của cả xã hội hay không vẫn còn là nghi vấn cho giới phân tích gia hiện nay. Hầu hết, ai ai cũng bi quan. Các cuộc bạo loạn chống chính phủ vì bực tức trước tình trạng môi trường suy sụp ngày càng mạnh mẽ lan rông hơn với cả trăm ngàn người tham dự và kéo dài nhiều ngày như cuộc biểu tình ở Thuợng Hải vào năm ngoái chẳng hạn chứ không ít ỏi vài trăm người như trước đó. Con số các cuộc bạo loạn vì môi trường cũng gia tăng mạnh dù Bắc Kinh che giấu và kiểm soát chặt chẽ thông tin. Riêng năm 2013, có khoảng trên 700 vụ bạo loạn được giới truyền thông quốc tế ghi nhận- một con số kỷ lục so với những năm trước đó.
Điều thứ hai mà mọi người có thể nhìn thấy ngay thông qua ngân sách khổng lồ cho tài khóa 2014-2018 với 275 tỷ Mỹ kim để làm kinh phí chống đỡ tình trạng ô nhiễm không khí cũng như 333 tỷ Mỹ kim kinh phí cho khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước, là tình trạng môi trường suy sụp tại Trung Cộng không còn ở mức báo động mà ở mức suy sụp quá trầm trọng gần như khó có thể cứu vãn được liền ngay. Nói một cách ngắn gọn, phục hồi môi trường tại Trung Cộng đòi hỏi một ngân sách lớn hơn ngân sách hiện tại rất nhiều. Không phải vô cớ mà Bắc Kinh cần mượn thêm nợ từ ngân hàng ADB như đề cập ở trên để hà hơi tiếp sức vì bị đuối về tài chánh khi cưu mang nổ lực cải thiện môi trường. Bắc Kinh thật sự đang bị đuối về tài chánh khi phải dồn toàn bộ tài lực của mình để vãn hồi khủng hoảng tài chánh và suy thoái kinh tế nên tổn phí lớn lao dành cho khắc phục môi trường lại càng đè nặng lên ngân sách.
Hầu hết giới khoa học điều thừa nhận kinh phí để vãn hồi môi trường của Bắc Kinh không cân xứng với tình hình thực tế suy sụp môi trường tệ hại trầm trọng của đất nước này. Một thí dụ cụ thể là theo thừa nhận của thị trưởng Bắc Kinh Wang Anshun vào năm 2013, kinh phí cần chỉ để vãn hồi làm sạch dòng sông cung cấp nước ngọt cho 23 triệu cư dân thành phố Thuợng Hải không thôi, dòng sông mà vốn đang bị ô nhiễm nặng nề với gần hơn 16 ngàn xác con heo chết trôi trên dòng sông này do bị nhiễm siêu vi khuẩn (hay còn gọi là virus) Porcine circovirus (PCV), cũng đã phải cần đến 16 tỷ Mỹ kim là ít nhất. Đó chỉ là chi phí nạo vét và làm sạch lòng sông chứ chưa tính đến chi phí phục hồi môi trường sống của các sinh vật trong lòng dòng sông này.
Nếu thế thì kinh phí để cứu vãn suy sụp môi trường nghiêm trọng đang xảy ra khắp mọi nơi ở một quốc gia quá rộng lớn như Trung Cộng kéo dài đến 5 năm (2014-2018) đâu thể nào gói gọn chỉ có 605 tỷ Mỹ kim, trong đó cải thiện tình trạng nước sạch chỉ vỏn vẹn có 333 tỷ! Điều này cho thấy rỏ ngân sách cải thiện môi trường mà Bắc Kinh đưa ra chỉ là để chữa cháy tạm thời về mặt dư luận trước tình trạng phẩn nộ của cả xã hội dâng lên quá cao; cũng như ngăn cản tạm bợ được chừng nào hay chừng nấy nguy cơ nền an sinh xã hội bị tê liệt do ô nhiễm môi trường quá nghiêm trọng- nhất là ô nhiễm nước uống và khí thở.
Hành động chữa cháy này của Bắc Kinh khiến giới phân tích gia vô cùng lo lẳng vì rõ ràng, điều này phơi bày một sự thật quá phủ phàng là những thặng dư kinh tế mà Trung Cộng đạt được trong suốt 30 năm qua đã không thể nào đủ sức bù đắp nổi những tổn thất về môi trường mà Trung Cộng đang gánh chịu.
Ngân sách mà Bắc Kinh đưa ra cho cãi thiện môi trường không làm cho tình hình suy sụp môi trường của xứ sở Cộng Sản này giảm đi mà ngược lại, môi trường sống của cả xã hội Trung Cộng vẫn đang trên đà suy sụp nghiêm trọng nhanh chóng do phát triển bừa bãi nền công nghiệp rẽ tiền gây nhiều ô nhiễm vì muốn giảm chi phí sản suất tối đa để thu lợi về nhiều hơn. Các đại công ty đầu tàu quốc doanh chạy theo lợi nhuận bấy lâu bất chấp an nguy về môi trường an sinh xã hội thì nay vẫn không thể sửa đổi quan niệm kinh doanh này. Bắc Kinh lại thiếu một đội ngũ chuyên viên kỹ thuật để giám sát các vấn đề về môi trường tại các nhà máy xí nghiệp. Đào tạo đội ngũ này đòi hỏi thời gian cả thập kỷ và rất tốn kém- điều mà ngân sách eo hẹp về môi trường của Bắc Kinh khó có thể chu toàn. Khủng hoảng kinh tế hiện nay tại Trung Cộng lại càng làm cho nổ lực phục hồi môi trường bị khó khăn chậm chạp.
Thế nhưng khổ một nổi Bắc Kinh lại không thể chậm chạp trong việc vãn hồi mội trường để ổn định an sinh xã hội và an ninh chính trị. Nước và không khí mà bị ô nhiễm không thể thở, không thể uống thì còn đáng sợ hơn viên đạn từ họng súng. Người dân Trung Quốc đang bực tức và Cộng đảng cầm quyền biết rõ điều đó. Thặng dư 30 năm về kinh tế của Trung Cộng rốt cuộc rồi không đủ sức để chi trả cho kinh phí phục hồi môi trường thì sự thặng dư kinh tế này chỉ là bánh vẽ.
Thành ngữ tiếng Anh “the true is in the air and in water” – tạm dịch là “sự thật phơi bày ngay trong không khí và nước uống” đang ngày càng phổ biến lan rộng trong xã hội Trung Cộng. Không có một chế độ Cộng Sản nào có thể tiếp tục tồn tại trên quyền lực khi buộc phải đối diện với sự thật mà không thể tuyên truyền láo lếu để lấp liếm che đậy. Dĩ nhiên, Trung Cộng cũng không thể thoát khỏi định mệnh nghiệt ngã này, vốn đang từ từ hiện ra ngày một rõ dần.
Nguyễn Trọng Dân
© Đàn Chim Việt
Thượng Hải trong sương mù.Ảnh ngày 17/11/2014 Reuters
Cung ứng được nước sạch và không khí trong lành cho 1,3 tỷ dân còn là
chìa khóa để bảo đảm ổn định xã hội và sự tồn tại của đảng cộng sản
Trung Quốc.
Ngày 12/11/2014 Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận lịch sử về khí hậu với Hoa Kỳ bên lên lề thượng đỉnh APEC. Bắc Kinh đề ra mục tiêu giảm khí thải làm hâm nóng trái đất vào năm 2030. Cả thế giới đã chú ý đến sự kiện nói trên khi biết rằng, Trung Quốc và Mỹ là hai nguồn gây ô nhiễm nhất cho nhân loại. Trong năm 2013, các nhà máy của Trung Quốc và 137 triệu chiếc xe đủ cỡ nhả ra 9,9 tỷ tấn CO2, tương đương với hơn 27 % lượng khí thải toàn cầu.
Một cơ quan nghiên cứu trực thuộc Bắc Kinh nhìn nhận để tạo ra 10.000 nhân dân tệ GDP, hiện nay Trung Quốc cần 0,8 tấn than đá. Trong khi đó một quốc gia công nghiệp phát triển trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OCDE chỉ tiêu thụ có 0,25 tấn mà thôi. Do vậy Trung Quốc đang phấn đấu để đạt được mức tiêu thụ than đá trong quá trình sản xuất như của OCDE vào năm 2050.
Bầu trời xanh, « xa xỉ phẩm » của 20 triệu dân Bắc Kinh
Tháng 3/2013 lần đầu tiên bộ Môi trường Trung Quốc công bố danh sách hơn 400 ngôi « làng ung thư » : tại đây, tỷ lệ nguời nhiễm bệnh đạt mức báo động. Chính quyền công nhận « Chất hóa học độc hại là nguyên nhân gây nhiều tai họa cho môi trường, làm ô nhiễm không khí và các nguồn nước sạch ».
Từ năm 1991 đến 2013 tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc chưa bao giờ rơi xuống dưới ngưỡng 7 % một năm. Nhờ thế Trung Quốc qua mặt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế thứ nhì trên thế giới đồng thời cũng biến nước đông dân nhất địa cầu thành nguồn gây ô nhiễm lớn nhất hành tinh. Chỉ riêng thời gian từ 1999 đến 2004, lượng khí thải của Trung Quốc tăng 120 %.
Trong đà phát triển của Trung Quốc, tới nay, than đá bảo đảm 70 % nhu cầu năng lượng của toàn quốc. Mỗi năm Trung Quốc tiêu thụ hơn 3,5 tỷ tấn than đá – tương đương với 50 % mức tiêu thụ của thế giới. Mỏ than vừa là cột trụ kinh tế vừa là mối đau đầu về môi trường. Trong suốt năm 2013, thủ đô Bắc Kinh chìm trong khói mù và không khí ngột ngạt tới 183 ngày. Lượng phân tử siêu nhỏ PM 2,5 nguy hại nhất cho đường hô hấp tại Bắc Kinh cao gấp 20 lần so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới.
Theo một công trình nghiên cứu của Viện khoa học xã hội Thượng Hải, hàng năm có từ 350 ngàn đến 500 ngàn người chết sớm do các bệnh ung thư phổi, tim mạch hay đường hô hấp. Thế nhưng một báo cáo độc lập khác được công bố vào cuối năm 2012 còn đưa ra con số đáng sợ hơn : trong năm 2010 đã có tới 1,2 triệu người trả giá cho phép lạ tăng trưởng.
Một bác sĩ tại bệnh viện Bắc Kinh cho biết tỷ lệ người bị ung thư phổi tăng đáng kể. Cách nay ba năm, khi vào nghề, một năm ông điều trị cho khoảng 1 chục bệnh nhân. Giờ đây 6 tháng có hơn một chục người. Tỷ lệ ung thư phổi trên toàn quốc tăng 60 % trong một thập niên qua.
Nhìn đến chất lượng của các nguồn nước, thống kê của Bắc Kinh ghi nhận :
năm 2008, hơn 300 triệu dân Trung Quốc không được cung cấp nước sạch và
¼ các nguồn nước trên quốc gia rộng lớn này không đáp ứng với các tiêu
chuẩn an toàn theo quy định của Nhà nước. Ngân hàng thế giới thẩm định,
nước bẩn là nguyên nhân gây nhiều bệnh tật và cướp đi khoảng 8 tỷ đô la
của Trung Quốc.
Tác động kinh tế và xã hội
Nhìn đến những hậu quả kinh tế, để đối phó với nạn ô nhiễm không khí, bốn thành phố lớn ở Trung Quốc là Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Tây An, trong năm 2012 đã chi ra ngân sách hơn một tỷ đô la. Theo các thống kê chính thức, tình trạng môi trường xuống cấp làm thất thoát khoảng 3 % GDP của Trung Quốc. Nhưng nhiều cơ quan tư vấn độc lập cho rằng thiệt hại vật chất cao hơn nhiều so với thống kê được Bắc Kinh đưa ra. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2007 thẩm định, ô nhiễm là nguyên nhân gây thiệt hại cho kinh tế Trung Quốc khoảng 100 tỷ đô la, tương đương với hơn 5 % GDP của quốc gia này.
Bên cạnh những tác hại kinh tế còn phải kể tới phẫn nộ trong xã hội. Những vụ biểu tình đòi phản đối các dự án xây nhà máy với những tác động tai hại cho môi trường và sức khỏe công cộng ở Trung Quốc ngày càng thường xuyên xảy ra : trong năm 2012 đã có hơn 50.000 vụ tai tiếng liên quan đến các vấn đề môi trường được đưa ra ánh sáng.
Giới quan sát coi ô nhiễm công nghiệp là nguồn gốc chính gây bất ổn trong xã hội, nhất là khi người dân bắt đầu sử dụng các phương tiện hiện đại, như mạng xã hội và internet để đánh động dư luận. Theo lời một giáo sư của khoa sử, đại học Hồng Kông, « Xã hội dân sự Trung Quốc ngày càng ý thức được rằng, nếu khéo tổ chức và đoàn kết, người dân dù thấp cổ bé miệng vẫn có thể làm gây áp lực buộc Trung ương phải nhượng bộ ».
Tại Nội Mông, các nhà máy từ luyện kim đến hóa chất đã mọc lên như nấm làm biến dạng cảnh quan. Ông Vũ, một nông dân ở thị trấn Ô Hải, khu tự trị Nội Mông than phiền : « Không khí ô nhiễm đến nỗi khó mà nhận ra được phong cảnh chung quanh. Trước đây chúng tôi trông thấy sông, núi. Giờ thì sống trong sương mù, không nhìn thấy gì hết ».
Một người hàng xóm của ông, một phụ nữ khác cho biết thêm ô nhiễm làm ảnh hưởng trực tiếp tới hoa mầu và sức khỏe của người dân tại đây như thế nào : « Chung quanh vùng có quá nhiều nhà máy. Thu hoạch kém. Dân trong vùng thì phải hít thở không khí đầy bụi. Mặt mũi, quần áo chúng tôi lúc nào cũng đen, bẩn. Có khi còn dơ hơn cả so với những thợ mỏ ».
Từ hàng chục năm qua chính quyền Trung Quốc không quan tâm tới vấn đề giải quyết rác thải của các nhà máy, của các trung tâm điện lực. Cách Ô Hải khoảng 500 cây số về phía đông, huyện Tuyên Hóa, thuộc tỉnh Hà Bắc dù đã tạm thời đóng cửa một số nhà máy hồi năm 2008 để chuẩn bị cho Thế vận hội Bắc Kinh nhưng người dân tại đây vẫn là nạn nhân của các máy than, nhà máy xi măng, phân bón …
Thách thức đô thị hóa
1/5 dân số trên địa cầu sống ở Trung Quốc. Các thành phố của Trung Quốc càng ô nhiễm chừng nào, các dịch vụ hay hoạt động nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân càng thịnh vượng chừng nấy. Một hãng cho thuê xe hơi điện ngay tại thủ đô Bắc Kinh đang hái ra tiền : « Hiện tại chúng tôi có 7 chi nhánh cho thuê xe hơi điện. Chúng tôi dự kiến, trong tương lai không xa mở 30 địa điểm cho thuê xe tại Bắc Kinh. Chúng tôi đang cho 5000 khách hàng thuê 300 chiếc xe ».
Công cuộc cải tổ kinh tế và tiến trình công nghiệp hóa của nước này đem lại nhiều thách thức : trung bình mỗi một giờ, 1.800 chiếc xe được sản xuất tại đất nước rộng lớn này. Mỗi một phút, các giới chức địa phương phải xử lý 480 tấn rác thải. May mắn thay cho Trung Quốc là trước mắt mỗi người dân chỉ dùng điện bằng 1/5 so với một người ở Hoa Kỳ.
Ngoài nạn sông ngòi và không khí bị ô nhiễm, Trung Quốc phải khắc phục cùng lúc hậu quả của hiện tượng sa mạc hóa, tan băng. Về mật độ dân số, hiện tại 25 % các thành phố đông dân nhất thế giới đều tập trung trên quê hương ông Đặng Tiểu Bình. 220 thành phố của nước này có trên dưới 1 triệu dân.
Chỉ trong ba năm tới, một nửa các công trình xây dựng được thực hiện tại Trung Quốc. Đau đầu hơn cả là mỗi năm có tới 250 triệu người dân ở nông thôn đổ về các thành phố kiếm sông. Điển hình là thành phố Trùng Khánh nơi có tới 30 triệu dân sinh sống trên một diện tích chưa bằng 1/7 so với của Pháp.
Mỗi năm 500.000 người nhập cư tới đây làm ăn. Chủ tịch ủy ban nhân dân Trùng Khánh, Hoàng Cơ Phàm không che dấu áp lực lớn đang đặt ra cho thành phố này : « Áp lực của dư luận đòi làm sạch nước và không khí chứng tỏ đây là hai khúc mắc lớn nhất cần giải quyết. Dân số Trùng Khánh ngày càng đông, các hoạt động công nghiệp ngày càng phát triển khiến. Chúng tôi khó tiết kiệm năng lượng, khó có thể nghĩ tới việc giới hạn hay giảm bớt khí thải carbone, giảm các nguồn gây ô nhiễm. Nhưng dù đó là thách thức lớn, chúng tôi cũng phải vượt qua vì đó là điều sống còn. Chúng tôi bắt buộc phải đi tìm những giải pháp mới để tự giải quyết những vấn đề cấp bách nhất của thành phố ».
Bà Barbara Finnamore, giám đốc cơ quan tư vấn môi trường, NRDC làm việc tại Trung Quốc từ hơn 15 năm qua : « Trùng Khánh là một thành phố với hơn 30 triệu dân. Đây là một trong những thành phố lớn nhất và đông dân nhất trên thế giới. Tôi đến đây làm việc năm 1997, khi đó Trùng Khánh hoàn toàn không có xe hơi và người dân còn nghèo. Nhưng đó là chuyện ngày xưa. Bộ mặt của Trùng Khánh bây giờ đã khác hẳn. Đi đến đâu người ta cũng nhìn thấy những khu nhà chọc trời. Thực ra, đối với tôi, Trùng Khánh đúng là một phòng thí nghiệm tuyệt vời. Đây là địa điểm lý tưởng để phát huy và thử nghiệm năng lượng sạch, công nghệ sạch »
Trùng Khánh được xem là cái nôi của ngành công nghiệp xe hơi Trung Quốc. Mỗi tuần có 6 000 người tậu xe hơi và tỷ lệ tăng trưởng trung bình của thành phố này trong ba thập niên qua luôn là trên 10 %.
Năm 2009, Trung Quốc trở thành thị trường tiêu thụ xe hơi số 1 thế giới, mỗi ngày 35.000 chiếc xe được bán ra trên toàn quốc. Hai tập đoàn sản xuất xe hơi ở Trùng Khánh đang ráo riết phát triển kiểu xe chạy bằng điện. Thành phố này đề ra mục tiêu đến năm 2020 xây dựng 120 trạm, nơi người ta có thể nạp điện cho xe ô tô.
Nỗ lực của Trung Quốc : giọt nước trong sa mạc
Thực ra Trung Quốc đã ý có một sự chuẩn bị để sống trong một thế giới xanh tươi hơn, lành mạnh hơn. Chẳng hạn như một nhà máy nhiệt điện ở Thượng Hải, dù phải sử dụng than đá để cung ứng 10 % điện cho thành phố nhưng nhóm kỹ sư của nhà máy này đã sử dụng một phương pháp mới để giới hạn lượng khí thải CO2.
Đơn giản là thay vì thải khí carbone, thì nhà máy tìm cách nhốt CO2 lại, chôn xuống lòng đất hoặc tích trữ để sử dụng vào những công việc khác như là chế tạo bia hơi, hay nước ngọt có ga, các loại nước sô-đa. Tuy nhiên phương pháp này chưa hoàn hảo, vì dù giới hạn được khí thải CO2 nhưng các chất gây ô nhiễm và độc hại khác như thủy ngân hay ni-tơ vẫn bị thất thoát ra ngoài.
Nhiều sáng chế khác để làm sạch nước và không khí, hay tiết kiệm năng lượng đã ra đời tại Trung Quốc. Trong số đó phải kể đến thí nghiệm của tập đoàn năng lượng sạch ENN, trụ sở tại Lang Phường, tỉnh Hà Bắc. Cơ quan này đang dùng lục bình để tẩy không khí.
Một nhà tiên phong khác trong lĩnh vực làm sạch môi trường là kiến trúc sư Du Không Kiên (Yu Kongjian) : từ nhiều năm qua, ông chủ trương, lọc tẩy nước bẩn bằng các loài thảo mộc thiên nhiên. Nhiều công trình của ông đã thành công. Đáng chú ý nhất là việc tẩy nước bẩn trên dòng sông Hoàng Phố ở Thượng Hải. Năm 2010 kiến trúc sư họ Du này đã tham gia dự án đấu thầu của thành phố Minneapolis để làm sạch một khúc của dòng sông huyền thoại Mississippi.
Trong các cuộc hội thảo, kiến trúc sư Du Không Kiên luôn giải thích vì sao ông tin vào sức mạnh của thiên nhiên để tẩy các chất hóa học làm ô nhiễm mạch nước hay đất đai. Trong cuộc trường chinh đó, nhà kiến trúc người Hoa này trông cậy vào ý thức và kiến thức cơ bản của những bác nông phu thực sự yêu và sống với ruộng đồng. Theo ông, Trung Quốc chỉ có thể chinh phục được lòng người nếu thành công trong mục tiêu gìn giữ môi trường và bảo vệ thiên nhiên : « Tôi tin chắc vào một điều : Trung Quốc sẽ không thể phô trương sức mạnh với những đập thủy điện khổng lồ. Thế nhưng người Trung Quốc sẽ được tôn trọng và nể phục nếu như chúng ta biết góp phần bảo vệ môi trường, để cho thiên nhiên mãi mãi xanh tươi. Đó mới thực sự là sức mạnh của Trung Quốc cũng như là sự sống còn đối với một quốc gia đông dân như đất nước của tôi ».
Câu hỏi đặt ra là những ý tưởng cao đẹp của một số cá nhân, những sáng kiến của một số các chuyên gia liệu rằng sẽ có được phổ biến rộng rãi hay không. Khi biết rằng đối với các nhà lãnh đạo Bắc Kinh, đối với các chính quyền cấp vùng, tăng trưởng kinh tế vẫn là ưu tiên hàng đầu.
Trước mắt những nỗ lực để đảo ngược tình huống trên vấn đề ô nhiễm không khí, nước hay chống hủy hoại môi trường của Trung Quốc mới chỉ là những giọt nước trong sa mạc.
http://vi.rfi.fr/kinh-te/20141118-trung-quoc-nguon-o-nhiem-so-1-the-gioi
Bàn về thảm họa suy sụp môi trường tại Trung Cộng
Vào tháng Mười Hai năm 2015, hãng thông tấn Reuter đã loan báo ngân hàng phát triển Á Châu – Asian Development Bank, gọi tắt là ADB đã phải cho Trung Cộng mượn một khoản nợ 300 triệu Mỹ kim để quốc gia này có thêm chi phí cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí. Trung Cộng lúc nào cũng khoe khoang có cả ngàn tỷ Mỹ kim tiền mặt thặng dư mà phải đi mượn nợ vỏn vẹn có 300 triệu làm kinh phí cho các hoạt động khắc phục môi trường cho xứ sở của mình khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên. Trên thực tế, thảm họa suy sụp môi trường tại Trung Cộng nặng nề đến mức đã vượt ra khỏi ngoài khả năng khắc phục của Cộng đảng cầm quyền và đã đến lúc Bắc Kinh cần cộng động thế giới ra tay trợ giúp.
Thảm họa môi trường thật sự bấy lâu đã luôn đè nặng lên nên kinh tế Trung Cộng. Vào năm 2010, Bắc Kinh đã phải thừa nhận suy sụp môi trường làm quốc gia này tổn thất gần 227 tỷ Mỹ kim, tức là khoảng 3.5 % tổng giá trị sản phẩm quốc dân GDP của đất nước này; một con số mà giới chuyên gia cho rằng chỉ có tính tượng trưng. Thực tế, sự tổn thất về kinh tế do thảm họa môi trường gây ra tại xứ sở này ước tính cao hơn rất nhiều. Những gì Cộng Sản loan báo thì đâu ai tin cũng là một chuyện đương nhiên chẳng có gì làm lạ.
Bắc Kinh cũng thừa nhận buộc phải chi ra 275 tỷ Mỹ kim để làm kinh phí chống đỡ tình trạng ô nhiễm không khí cũng như 333 tỷ Mỹ kim kinh phí cho khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước trong tài khóa 5 năm 2014-2018. Bắc Kinh buộc phải chi ra số tiền khổng lồ như thế để chống đỡ thảm họa môi trường cho thấy hai điều quan trọng:
Một là thảm họa môi trường tại Trung Cộng trầm trọng đến mức không những gây thiệt hại nặng nề về kinh tế mà bắt đầu đe dọa đến an ninh chính trị của Cộng đảng cầm quyền. Đơn giản là vì tính mạng và sức khỏe của cả tỷ dân Trung Quốc đang bị đe dọa trực tiếp ngày một rõ hơn bởi sự suy sụp môi trướng- nhất là ô nhiễm nguồn nước và không khí. Điều này khiến cả xã hội Trung Hoa nổi giận và trút hết mọi sự bực tức lên Cộng đảng cầm quyền. Đây là điều mà Bắc Kinh muốn tránh né. Hơn thế nữa, tình trạng ô nhiễm không khí tại trên dưới 367 thành phố nặng nề đến mức không ai có thể thở nỗi khiến cả xã hội gần như tê liệt. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước trầm trọng tại quốc gia này cũng tác động đến xã hội tương tự như ô nhiễm không khí- tức là buộc người dân lâm vào cảnh sống bế tắt bệnh tật hoảng sợ do phải dùng nguồn nước đã bị nhiễm độc. Bắc Kinh hết đường lựa chọn mà buộc phải có tỏ thái độ đang hành động gấp rút để giải quyết tình hình nhằm giảm bớt phẩn nộ đang ngày một làn tràn khắp xã hôi Trung Cộng.
Bị đe dọa đến đường cùng về tính mạng trước tình trạng nước và không khí bị nhiễm độc nặng nề khiến cả người dân Trung Hoa không còn sợ họng súng của Cộng đảng cầm quyền nữa. Chết vì đạn bắn từ họng súng đàn áp của Cộng đảng cầm quyền vẫn êm ái nhẹ nhàng hơn là không thể thở được và chết quặn quại khi bị ngộ độc nước uống.
Nổi loạn đã bộc phát mạnh mẽ khắp nơi tại Trung Quốc vì bực tức phẩn nộ trước tình trạng an sinh xã hội môi trường suy sụp ô nhiễm nghiêm trọng. Tại Quảng Đông vào tháng giữa tháng Mười năm 2015 chẳng hạn, hàng ngàn người lao ra đường chọi thẳng với lực lượng công an của Cộng đảng bất chấp sự hoảng sợ hay ám ảnh vụ tàn sát Thiên An môn vốn có bấy lâu trong lòng hay trong suy nghĩ người dân Trung Quốc. Cuộc bạo loạn vì môi trường này thật sự làm rúng động giới cầm quyền từ trung ương đến địa phương.
Sau sự cố Thiên An Môn, người dân Trung Quốc gần như không dám biểu tình nữa vì sợ bị xử bắn không cần tòa án. Trước thảm họa suy sụp môi trường đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng, nổi sợ hãi đó trong lòng của người dân bấy lâu đã không còn nữa. Những người biểu tình đã không còn đứng ngoài đường phố mà tràn thẳng vào trụ sở chính quyền tại thành phố Thanh Viễn tại Quảng Đông bất chấp Công An đàn áp bằng mọi hình thức kể cả dùng lựu đạn cay, để phản đối dự án xây khu vực thải rác ô nhiễm tại đây. Hàng trăm người tham gia bạo loạn đã bị thuơng chưa tính thuơng vong phía bên lực lượng công an của Cộng đảng được huy động để đàn áp.
Đương nhiên các cuộc bạo loạn không dừng lại tại tỉnh Quảng Đông khi sự phẩn nộ trước tình trạng môi trường suy sụp lan tràn khắp mọi ngã ngách xã hội Trung Quốc. Riêng tại thành phố Thuợng Hải, được coi là New York của Trung Cộng, hàng trăm ngàn người đã tràn ra khắp mọi ngã đường phản đối dự án xây thêm nhà máy hóa chất tại thành phố này vào cuối tháng Sáu năm ngoái. Khí thải ô nhiễm từ các nhà máy ở thành phố Thuợng Hải đã làm cho không khí ở nơi này không còn có thể thở nổi được nữa. Cả thành phố bực tức nỗi loạn vì bế tắt không lối thoát trước vấn nạn ô nhiễm không khí thở đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng.
Tại Côn Minh, giới chức cầm quyền hết sức lo lắng khi người dân bắt đầu sử dụng các trang mạng để kêu gọi bạo loạn chống lại chính phủ trước tình trạng môi trường bị suy sụp do khí thải công nghiệp. Lần đầu tiên, người dân Trung Quốc dám cả gan chạm trán công khai với viên chức chính phủ tại nơi này, cũng như hình thành tự lập các nhóm vận động bảo vệ môi trường bất chấp đe dọa của các viên chức tại đại phương.
Cộng đảng tại Trung Hoa duy trì quyền lực của mình bấy lâu nay dựa trên sự sợ hãi để rồi buộc người dân phục tùng. Nay bực tức dâng cao trước sự sống ngày càng bị bế tắt đe dọa bởi suy sụp môi trường khiến sự sợ hãi sẵn có bấy lâu này tan biến hoàn toàn thì rõ ràng suy sụp môi trường đang đe dọa trực tiếp đến nền tảng tồn tại chính trị của Cộng đảng. Sự đe dọa này khác với những kiểu cách đe dọa chính trị khác vì Cộng đảng không thể dùng họng súng để dẹp bỏ mà buộc phải chấp nhận cải cách toàn diện cách thức quản trị an sinh xã hội và môi trường, vốn bị coi rẽ bấy lâu.
Cái khó cho Bắc Kinh là, suy sụp môi trường cần thời gian cả thập kỷ để phục hồi trong khi đời sống của người dân đang bị đe dọa nặng nề bởi ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhất là ô nhiễm nước uống và không khí thở, khiến bực tức phẩn nộ của người dân cứ tăng lên mỗi ngày. Liệu Bắc Kinh có né kịp cơn thịnh nộ bộc phát ngày mỗi mạnh, mỗi nhanh này của cả xã hội hay không vẫn còn là nghi vấn cho giới phân tích gia hiện nay. Hầu hết, ai ai cũng bi quan. Các cuộc bạo loạn chống chính phủ vì bực tức trước tình trạng môi trường suy sụp ngày càng mạnh mẽ lan rông hơn với cả trăm ngàn người tham dự và kéo dài nhiều ngày như cuộc biểu tình ở Thuợng Hải vào năm ngoái chẳng hạn chứ không ít ỏi vài trăm người như trước đó. Con số các cuộc bạo loạn vì môi trường cũng gia tăng mạnh dù Bắc Kinh che giấu và kiểm soát chặt chẽ thông tin. Riêng năm 2013, có khoảng trên 700 vụ bạo loạn được giới truyền thông quốc tế ghi nhận- một con số kỷ lục so với những năm trước đó.
Điều thứ hai mà mọi người có thể nhìn thấy ngay thông qua ngân sách khổng lồ cho tài khóa 2014-2018 với 275 tỷ Mỹ kim để làm kinh phí chống đỡ tình trạng ô nhiễm không khí cũng như 333 tỷ Mỹ kim kinh phí cho khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước, là tình trạng môi trường suy sụp tại Trung Cộng không còn ở mức báo động mà ở mức suy sụp quá trầm trọng gần như khó có thể cứu vãn được liền ngay. Nói một cách ngắn gọn, phục hồi môi trường tại Trung Cộng đòi hỏi một ngân sách lớn hơn ngân sách hiện tại rất nhiều. Không phải vô cớ mà Bắc Kinh cần mượn thêm nợ từ ngân hàng ADB như đề cập ở trên để hà hơi tiếp sức vì bị đuối về tài chánh khi cưu mang nổ lực cải thiện môi trường. Bắc Kinh thật sự đang bị đuối về tài chánh khi phải dồn toàn bộ tài lực của mình để vãn hồi khủng hoảng tài chánh và suy thoái kinh tế nên tổn phí lớn lao dành cho khắc phục môi trường lại càng đè nặng lên ngân sách.
Hầu hết giới khoa học điều thừa nhận kinh phí để vãn hồi môi trường của Bắc Kinh không cân xứng với tình hình thực tế suy sụp môi trường tệ hại trầm trọng của đất nước này. Một thí dụ cụ thể là theo thừa nhận của thị trưởng Bắc Kinh Wang Anshun vào năm 2013, kinh phí cần chỉ để vãn hồi làm sạch dòng sông cung cấp nước ngọt cho 23 triệu cư dân thành phố Thuợng Hải không thôi, dòng sông mà vốn đang bị ô nhiễm nặng nề với gần hơn 16 ngàn xác con heo chết trôi trên dòng sông này do bị nhiễm siêu vi khuẩn (hay còn gọi là virus) Porcine circovirus (PCV), cũng đã phải cần đến 16 tỷ Mỹ kim là ít nhất. Đó chỉ là chi phí nạo vét và làm sạch lòng sông chứ chưa tính đến chi phí phục hồi môi trường sống của các sinh vật trong lòng dòng sông này.
Nếu thế thì kinh phí để cứu vãn suy sụp môi trường nghiêm trọng đang xảy ra khắp mọi nơi ở một quốc gia quá rộng lớn như Trung Cộng kéo dài đến 5 năm (2014-2018) đâu thể nào gói gọn chỉ có 605 tỷ Mỹ kim, trong đó cải thiện tình trạng nước sạch chỉ vỏn vẹn có 333 tỷ! Điều này cho thấy rỏ ngân sách cải thiện môi trường mà Bắc Kinh đưa ra chỉ là để chữa cháy tạm thời về mặt dư luận trước tình trạng phẩn nộ của cả xã hội dâng lên quá cao; cũng như ngăn cản tạm bợ được chừng nào hay chừng nấy nguy cơ nền an sinh xã hội bị tê liệt do ô nhiễm môi trường quá nghiêm trọng- nhất là ô nhiễm nước uống và khí thở.
Hành động chữa cháy này của Bắc Kinh khiến giới phân tích gia vô cùng lo lẳng vì rõ ràng, điều này phơi bày một sự thật quá phủ phàng là những thặng dư kinh tế mà Trung Cộng đạt được trong suốt 30 năm qua đã không thể nào đủ sức bù đắp nổi những tổn thất về môi trường mà Trung Cộng đang gánh chịu.
Ngân sách mà Bắc Kinh đưa ra cho cãi thiện môi trường không làm cho tình hình suy sụp môi trường của xứ sở Cộng Sản này giảm đi mà ngược lại, môi trường sống của cả xã hội Trung Cộng vẫn đang trên đà suy sụp nghiêm trọng nhanh chóng do phát triển bừa bãi nền công nghiệp rẽ tiền gây nhiều ô nhiễm vì muốn giảm chi phí sản suất tối đa để thu lợi về nhiều hơn. Các đại công ty đầu tàu quốc doanh chạy theo lợi nhuận bấy lâu bất chấp an nguy về môi trường an sinh xã hội thì nay vẫn không thể sửa đổi quan niệm kinh doanh này. Bắc Kinh lại thiếu một đội ngũ chuyên viên kỹ thuật để giám sát các vấn đề về môi trường tại các nhà máy xí nghiệp. Đào tạo đội ngũ này đòi hỏi thời gian cả thập kỷ và rất tốn kém- điều mà ngân sách eo hẹp về môi trường của Bắc Kinh khó có thể chu toàn. Khủng hoảng kinh tế hiện nay tại Trung Cộng lại càng làm cho nổ lực phục hồi môi trường bị khó khăn chậm chạp.
Thế nhưng khổ một nổi Bắc Kinh lại không thể chậm chạp trong việc vãn hồi mội trường để ổn định an sinh xã hội và an ninh chính trị. Nước và không khí mà bị ô nhiễm không thể thở, không thể uống thì còn đáng sợ hơn viên đạn từ họng súng. Người dân Trung Quốc đang bực tức và Cộng đảng cầm quyền biết rõ điều đó. Thặng dư 30 năm về kinh tế của Trung Cộng rốt cuộc rồi không đủ sức để chi trả cho kinh phí phục hồi môi trường thì sự thặng dư kinh tế này chỉ là bánh vẽ.
Thành ngữ tiếng Anh “the true is in the air and in water” – tạm dịch là “sự thật phơi bày ngay trong không khí và nước uống” đang ngày càng phổ biến lan rộng trong xã hội Trung Cộng. Không có một chế độ Cộng Sản nào có thể tiếp tục tồn tại trên quyền lực khi buộc phải đối diện với sự thật mà không thể tuyên truyền láo lếu để lấp liếm che đậy. Dĩ nhiên, Trung Cộng cũng không thể thoát khỏi định mệnh nghiệt ngã này, vốn đang từ từ hiện ra ngày một rõ dần.
Nguyễn Trọng Dân
© Đàn Chim Việt
Ô nhiễm môi trường :TQ nhìn vào sự thật
Mỗi năm 3 % GDP của Trung Quốc không cánh mà bay, do không khí, nước và đất bị ô nhiễm. Trung Quốc chiếm một kỷ lục buồn : 13 trên 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Sau ba thập niên phát triển thần kỳ, chủ yếu nhờ vào công nghiệp, cái giá phải trả về mặt y tế ngày càng đắt.
Ngày 12/11/2014 Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận lịch sử về khí hậu với Hoa Kỳ bên lên lề thượng đỉnh APEC. Bắc Kinh đề ra mục tiêu giảm khí thải làm hâm nóng trái đất vào năm 2030. Cả thế giới đã chú ý đến sự kiện nói trên khi biết rằng, Trung Quốc và Mỹ là hai nguồn gây ô nhiễm nhất cho nhân loại. Trong năm 2013, các nhà máy của Trung Quốc và 137 triệu chiếc xe đủ cỡ nhả ra 9,9 tỷ tấn CO2, tương đương với hơn 27 % lượng khí thải toàn cầu.
Một cơ quan nghiên cứu trực thuộc Bắc Kinh nhìn nhận để tạo ra 10.000 nhân dân tệ GDP, hiện nay Trung Quốc cần 0,8 tấn than đá. Trong khi đó một quốc gia công nghiệp phát triển trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OCDE chỉ tiêu thụ có 0,25 tấn mà thôi. Do vậy Trung Quốc đang phấn đấu để đạt được mức tiêu thụ than đá trong quá trình sản xuất như của OCDE vào năm 2050.
Bầu trời xanh, « xa xỉ phẩm » của 20 triệu dân Bắc Kinh
Tháng 3/2013 lần đầu tiên bộ Môi trường Trung Quốc công bố danh sách hơn 400 ngôi « làng ung thư » : tại đây, tỷ lệ nguời nhiễm bệnh đạt mức báo động. Chính quyền công nhận « Chất hóa học độc hại là nguyên nhân gây nhiều tai họa cho môi trường, làm ô nhiễm không khí và các nguồn nước sạch ».
Từ năm 1991 đến 2013 tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc chưa bao giờ rơi xuống dưới ngưỡng 7 % một năm. Nhờ thế Trung Quốc qua mặt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế thứ nhì trên thế giới đồng thời cũng biến nước đông dân nhất địa cầu thành nguồn gây ô nhiễm lớn nhất hành tinh. Chỉ riêng thời gian từ 1999 đến 2004, lượng khí thải của Trung Quốc tăng 120 %.
Trong đà phát triển của Trung Quốc, tới nay, than đá bảo đảm 70 % nhu cầu năng lượng của toàn quốc. Mỗi năm Trung Quốc tiêu thụ hơn 3,5 tỷ tấn than đá – tương đương với 50 % mức tiêu thụ của thế giới. Mỏ than vừa là cột trụ kinh tế vừa là mối đau đầu về môi trường. Trong suốt năm 2013, thủ đô Bắc Kinh chìm trong khói mù và không khí ngột ngạt tới 183 ngày. Lượng phân tử siêu nhỏ PM 2,5 nguy hại nhất cho đường hô hấp tại Bắc Kinh cao gấp 20 lần so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới.
Theo một công trình nghiên cứu của Viện khoa học xã hội Thượng Hải, hàng năm có từ 350 ngàn đến 500 ngàn người chết sớm do các bệnh ung thư phổi, tim mạch hay đường hô hấp. Thế nhưng một báo cáo độc lập khác được công bố vào cuối năm 2012 còn đưa ra con số đáng sợ hơn : trong năm 2010 đã có tới 1,2 triệu người trả giá cho phép lạ tăng trưởng.
Một bác sĩ tại bệnh viện Bắc Kinh cho biết tỷ lệ người bị ung thư phổi tăng đáng kể. Cách nay ba năm, khi vào nghề, một năm ông điều trị cho khoảng 1 chục bệnh nhân. Giờ đây 6 tháng có hơn một chục người. Tỷ lệ ung thư phổi trên toàn quốc tăng 60 % trong một thập niên qua.
Reuters
Tác động kinh tế và xã hội
Nhìn đến những hậu quả kinh tế, để đối phó với nạn ô nhiễm không khí, bốn thành phố lớn ở Trung Quốc là Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Tây An, trong năm 2012 đã chi ra ngân sách hơn một tỷ đô la. Theo các thống kê chính thức, tình trạng môi trường xuống cấp làm thất thoát khoảng 3 % GDP của Trung Quốc. Nhưng nhiều cơ quan tư vấn độc lập cho rằng thiệt hại vật chất cao hơn nhiều so với thống kê được Bắc Kinh đưa ra. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2007 thẩm định, ô nhiễm là nguyên nhân gây thiệt hại cho kinh tế Trung Quốc khoảng 100 tỷ đô la, tương đương với hơn 5 % GDP của quốc gia này.
Bên cạnh những tác hại kinh tế còn phải kể tới phẫn nộ trong xã hội. Những vụ biểu tình đòi phản đối các dự án xây nhà máy với những tác động tai hại cho môi trường và sức khỏe công cộng ở Trung Quốc ngày càng thường xuyên xảy ra : trong năm 2012 đã có hơn 50.000 vụ tai tiếng liên quan đến các vấn đề môi trường được đưa ra ánh sáng.
Giới quan sát coi ô nhiễm công nghiệp là nguồn gốc chính gây bất ổn trong xã hội, nhất là khi người dân bắt đầu sử dụng các phương tiện hiện đại, như mạng xã hội và internet để đánh động dư luận. Theo lời một giáo sư của khoa sử, đại học Hồng Kông, « Xã hội dân sự Trung Quốc ngày càng ý thức được rằng, nếu khéo tổ chức và đoàn kết, người dân dù thấp cổ bé miệng vẫn có thể làm gây áp lực buộc Trung ương phải nhượng bộ ».
Tại Nội Mông, các nhà máy từ luyện kim đến hóa chất đã mọc lên như nấm làm biến dạng cảnh quan. Ông Vũ, một nông dân ở thị trấn Ô Hải, khu tự trị Nội Mông than phiền : « Không khí ô nhiễm đến nỗi khó mà nhận ra được phong cảnh chung quanh. Trước đây chúng tôi trông thấy sông, núi. Giờ thì sống trong sương mù, không nhìn thấy gì hết ».
Một người hàng xóm của ông, một phụ nữ khác cho biết thêm ô nhiễm làm ảnh hưởng trực tiếp tới hoa mầu và sức khỏe của người dân tại đây như thế nào : « Chung quanh vùng có quá nhiều nhà máy. Thu hoạch kém. Dân trong vùng thì phải hít thở không khí đầy bụi. Mặt mũi, quần áo chúng tôi lúc nào cũng đen, bẩn. Có khi còn dơ hơn cả so với những thợ mỏ ».
Từ hàng chục năm qua chính quyền Trung Quốc không quan tâm tới vấn đề giải quyết rác thải của các nhà máy, của các trung tâm điện lực. Cách Ô Hải khoảng 500 cây số về phía đông, huyện Tuyên Hóa, thuộc tỉnh Hà Bắc dù đã tạm thời đóng cửa một số nhà máy hồi năm 2008 để chuẩn bị cho Thế vận hội Bắc Kinh nhưng người dân tại đây vẫn là nạn nhân của các máy than, nhà máy xi măng, phân bón …
Thách thức đô thị hóa
1/5 dân số trên địa cầu sống ở Trung Quốc. Các thành phố của Trung Quốc càng ô nhiễm chừng nào, các dịch vụ hay hoạt động nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân càng thịnh vượng chừng nấy. Một hãng cho thuê xe hơi điện ngay tại thủ đô Bắc Kinh đang hái ra tiền : « Hiện tại chúng tôi có 7 chi nhánh cho thuê xe hơi điện. Chúng tôi dự kiến, trong tương lai không xa mở 30 địa điểm cho thuê xe tại Bắc Kinh. Chúng tôi đang cho 5000 khách hàng thuê 300 chiếc xe ».
Công cuộc cải tổ kinh tế và tiến trình công nghiệp hóa của nước này đem lại nhiều thách thức : trung bình mỗi một giờ, 1.800 chiếc xe được sản xuất tại đất nước rộng lớn này. Mỗi một phút, các giới chức địa phương phải xử lý 480 tấn rác thải. May mắn thay cho Trung Quốc là trước mắt mỗi người dân chỉ dùng điện bằng 1/5 so với một người ở Hoa Kỳ.
Ngoài nạn sông ngòi và không khí bị ô nhiễm, Trung Quốc phải khắc phục cùng lúc hậu quả của hiện tượng sa mạc hóa, tan băng. Về mật độ dân số, hiện tại 25 % các thành phố đông dân nhất thế giới đều tập trung trên quê hương ông Đặng Tiểu Bình. 220 thành phố của nước này có trên dưới 1 triệu dân.
Chỉ trong ba năm tới, một nửa các công trình xây dựng được thực hiện tại Trung Quốc. Đau đầu hơn cả là mỗi năm có tới 250 triệu người dân ở nông thôn đổ về các thành phố kiếm sông. Điển hình là thành phố Trùng Khánh nơi có tới 30 triệu dân sinh sống trên một diện tích chưa bằng 1/7 so với của Pháp.
Mỗi năm 500.000 người nhập cư tới đây làm ăn. Chủ tịch ủy ban nhân dân Trùng Khánh, Hoàng Cơ Phàm không che dấu áp lực lớn đang đặt ra cho thành phố này : « Áp lực của dư luận đòi làm sạch nước và không khí chứng tỏ đây là hai khúc mắc lớn nhất cần giải quyết. Dân số Trùng Khánh ngày càng đông, các hoạt động công nghiệp ngày càng phát triển khiến. Chúng tôi khó tiết kiệm năng lượng, khó có thể nghĩ tới việc giới hạn hay giảm bớt khí thải carbone, giảm các nguồn gây ô nhiễm. Nhưng dù đó là thách thức lớn, chúng tôi cũng phải vượt qua vì đó là điều sống còn. Chúng tôi bắt buộc phải đi tìm những giải pháp mới để tự giải quyết những vấn đề cấp bách nhất của thành phố ».
Bà Barbara Finnamore, giám đốc cơ quan tư vấn môi trường, NRDC làm việc tại Trung Quốc từ hơn 15 năm qua : « Trùng Khánh là một thành phố với hơn 30 triệu dân. Đây là một trong những thành phố lớn nhất và đông dân nhất trên thế giới. Tôi đến đây làm việc năm 1997, khi đó Trùng Khánh hoàn toàn không có xe hơi và người dân còn nghèo. Nhưng đó là chuyện ngày xưa. Bộ mặt của Trùng Khánh bây giờ đã khác hẳn. Đi đến đâu người ta cũng nhìn thấy những khu nhà chọc trời. Thực ra, đối với tôi, Trùng Khánh đúng là một phòng thí nghiệm tuyệt vời. Đây là địa điểm lý tưởng để phát huy và thử nghiệm năng lượng sạch, công nghệ sạch »
Trùng Khánh được xem là cái nôi của ngành công nghiệp xe hơi Trung Quốc. Mỗi tuần có 6 000 người tậu xe hơi và tỷ lệ tăng trưởng trung bình của thành phố này trong ba thập niên qua luôn là trên 10 %.
Năm 2009, Trung Quốc trở thành thị trường tiêu thụ xe hơi số 1 thế giới, mỗi ngày 35.000 chiếc xe được bán ra trên toàn quốc. Hai tập đoàn sản xuất xe hơi ở Trùng Khánh đang ráo riết phát triển kiểu xe chạy bằng điện. Thành phố này đề ra mục tiêu đến năm 2020 xây dựng 120 trạm, nơi người ta có thể nạp điện cho xe ô tô.
Nỗ lực của Trung Quốc : giọt nước trong sa mạc
Thực ra Trung Quốc đã ý có một sự chuẩn bị để sống trong một thế giới xanh tươi hơn, lành mạnh hơn. Chẳng hạn như một nhà máy nhiệt điện ở Thượng Hải, dù phải sử dụng than đá để cung ứng 10 % điện cho thành phố nhưng nhóm kỹ sư của nhà máy này đã sử dụng một phương pháp mới để giới hạn lượng khí thải CO2.
Đơn giản là thay vì thải khí carbone, thì nhà máy tìm cách nhốt CO2 lại, chôn xuống lòng đất hoặc tích trữ để sử dụng vào những công việc khác như là chế tạo bia hơi, hay nước ngọt có ga, các loại nước sô-đa. Tuy nhiên phương pháp này chưa hoàn hảo, vì dù giới hạn được khí thải CO2 nhưng các chất gây ô nhiễm và độc hại khác như thủy ngân hay ni-tơ vẫn bị thất thoát ra ngoài.
Nhiều sáng chế khác để làm sạch nước và không khí, hay tiết kiệm năng lượng đã ra đời tại Trung Quốc. Trong số đó phải kể đến thí nghiệm của tập đoàn năng lượng sạch ENN, trụ sở tại Lang Phường, tỉnh Hà Bắc. Cơ quan này đang dùng lục bình để tẩy không khí.
Một nhà tiên phong khác trong lĩnh vực làm sạch môi trường là kiến trúc sư Du Không Kiên (Yu Kongjian) : từ nhiều năm qua, ông chủ trương, lọc tẩy nước bẩn bằng các loài thảo mộc thiên nhiên. Nhiều công trình của ông đã thành công. Đáng chú ý nhất là việc tẩy nước bẩn trên dòng sông Hoàng Phố ở Thượng Hải. Năm 2010 kiến trúc sư họ Du này đã tham gia dự án đấu thầu của thành phố Minneapolis để làm sạch một khúc của dòng sông huyền thoại Mississippi.
Trong các cuộc hội thảo, kiến trúc sư Du Không Kiên luôn giải thích vì sao ông tin vào sức mạnh của thiên nhiên để tẩy các chất hóa học làm ô nhiễm mạch nước hay đất đai. Trong cuộc trường chinh đó, nhà kiến trúc người Hoa này trông cậy vào ý thức và kiến thức cơ bản của những bác nông phu thực sự yêu và sống với ruộng đồng. Theo ông, Trung Quốc chỉ có thể chinh phục được lòng người nếu thành công trong mục tiêu gìn giữ môi trường và bảo vệ thiên nhiên : « Tôi tin chắc vào một điều : Trung Quốc sẽ không thể phô trương sức mạnh với những đập thủy điện khổng lồ. Thế nhưng người Trung Quốc sẽ được tôn trọng và nể phục nếu như chúng ta biết góp phần bảo vệ môi trường, để cho thiên nhiên mãi mãi xanh tươi. Đó mới thực sự là sức mạnh của Trung Quốc cũng như là sự sống còn đối với một quốc gia đông dân như đất nước của tôi ».
Câu hỏi đặt ra là những ý tưởng cao đẹp của một số cá nhân, những sáng kiến của một số các chuyên gia liệu rằng sẽ có được phổ biến rộng rãi hay không. Khi biết rằng đối với các nhà lãnh đạo Bắc Kinh, đối với các chính quyền cấp vùng, tăng trưởng kinh tế vẫn là ưu tiên hàng đầu.
Trước mắt những nỗ lực để đảo ngược tình huống trên vấn đề ô nhiễm không khí, nước hay chống hủy hoại môi trường của Trung Quốc mới chỉ là những giọt nước trong sa mạc.
http://vi.rfi.fr/kinh-te/20141118-trung-quoc-nguon-o-nhiem-so-1-the-gioi
No comments:
Post a Comment