CHU CHỈ NAM * TRUNG CỘNG SẼ ĐÁNH VIỆT NAM?
Liệu Trung cộng sẽ đánh Việt Nam?
Từ ngày tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama viếng thăm Việt Nam đến giờ, tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng hơn, đến nỗi sau cuộc họp của các nước Đông Nam Á vừa qua không ra được một thông cáo chung, ngoại trưởng Singapour định họp báo chung với ngoại trưởng Trung cộng, nhưng vì bất mãn, nên đã bỏ về sớm.
Từ đó có những người đưa ra nhiều giả thuyết, trong đó có giả thuyết Trung cộng sẽ đánh Việt Nam, người khác thì đưa ra giả thuyết hoàn toàn trái lại.
Chúng ta hãy cùng nhau xem xét vấn đề trên để có thể nhìn sự kiện sáng tỏ hơn:
I ) Giả thuyết cho rằng Trung cộng không đánh Việt Nam :
Những người đưa ra giả thuyết này viện một số lý lẽ như sau :
Trên thực tế Việt Nam đã lệ thuộc Trung cộng, nếu nói gần thì Hội nghị Thành
Đô năm 1990, nếu nói xa thì từ ngày Hồ chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam nổi
lên cướp chính quyền, đưa Việt Nam vào gông cùm cộng sản Nga – Tàu. Họ Hồ đã
thản nhiên tuyên bố : « Tôi không có tư tưởng gì cả, tư tưởng của tôi đã có
Staline và Mao nghĩ hộ. » Ngày hôm nay, con cháu họ Hồ cũng vậy, sẵn sàng gọi
dạ, bảo vâng bởi Trung cộng. Việt nam hiện nay đang ở vào thời kỳ Bắc thuộc lần
thứ năm, như chính ngoại trưởng cộng sản Nguyễn cơ Thạch tuyên bố sau Hội nghị
Thành đô, mặc dầu ông là ngoại trưởng vào lúc đó, nhưng không được tham dự hội
nghị này, vì yêu cầu của Trung cộng.
Giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam hiện nay chỉ là những thái thú của Trung
cộng, sẵn sàng làm bất cứ việc gì khi nước này đòi hỏi. Như hai Hiệp ước với
Trung cộng năm 1999, dâng cho Trung cộng gần 1000 km vuông đất liền ở vùng biên
giới, và với Hiệp ước năm 2000, dâng cả chục ngàn cây số vuông vùng biển. Ngày
xưa với Hiệp ước Thiên Tân thời Pháp thuộc, ảnh hưởng của Việt Nam ở vùng Vịnh
Bắc bộ là 60%, nay với Hiệp ước mới chỉ còn 45 %, nhượng cho Trung cộng 15%.
Về chính trị, kinh tế và văn hóa, bất cứ một quyết định chính trị nào cũng
phải được sự đồng ý của Bắc kinh, cán cân ngoại thương luôn có lợi cho Trung
cộng, hại cho Việt Nam, hàng năm cả 20 tỷ $ ; nước này có thể thuồn dễ dàng
những hàng bị tẩy chay trên thế giới, hàng độc hại, ô nhiễm sang Việt Nam, bằng
đường chính thức hay buôn lậu qua biên giới; người Tàu có thể qua nước ta một
cách dễ dàng, không cần visa, đấy là chưa nói đến những khu đất dọc theo biên
giới hay tại các địa điểm trọng yếu khắp nơi trong nước, từ nam chí bắc, được
nhượng cho Tàu cả hàng trăm năm. Có những nơi họ ngang nhiên đề bảng « Cấm người
Việt Nam lai vãng «; ngay cả người của chính phủ cũng không được vào, huống chi
là dân thường, như trường hợp ở Vũng áng. Về văn hóa thì sách báo, phim ảnh được
bày bán đầy đường ở Việt Nam. Viện Khổng tử chỉ là một trung tâm tuyên truyền
cho chính sách bành trướng của Trung cộng.
Trước tình trạng như vậy, nhiều người nghĩ rằng: « Vạ gì Trung cộng đánh Việt
Nam cho hao người, tốn của «. Những người này không phải là họ không có lý.I I ) Giả thuyết cho rằng Trung cộng sẽ đánh Việt Nam
Tuy nhiên những người cho rằng Trung cộng sẽ đánh Việt Nam cũng đưa ra một số lập luận, vừa dựa trên lịch sử, vừa dựa trên chính sách hiện nay của Tập cận Bình, và nhất là họ dựa trên một số bài báo của một số cánh diều hâu trong quân đội Trung cộng.
Thật vậy, nếu chúng ta theo dõi tình hình chính trị Trung cộng từ năm 1979,
tức là ngày Đặng tiểu Bình trở lại nắm chính quyền, rồi chủ trương mở cữa, hiện
đại hóa nước Tàu, từ đó đến giờ, thì có một số điểm cần ghi nhớ:
Họ Đặng khuyên đàn em hãy cố gắng chờ thời, một cách nín thở qua sông qua câu
nói “ Thao quang, dưỡng hối ” mà nhiều người biết đến. Về nội bộ, thì “ Không tố
cáo lẫn nhau, nhất là đối với những người trong Bộ Chính trị và Ban Thường vụ Bộ
Chính trị ”. Chính sách vừa quốc nội và hải ngoại này đã được Giang trạch Dân và
Hồ cẩm Đào tuân theo. Tuy nhiên từ ngày Tập cận Bình kế vị Hồ cẩm Đào vào năm
2012 tới giờ thì hoàn toàn đi ngược lại.
Không còn chính sách nín thở qua sông, mà là chính sách bành trướng, dương
oai, dũng võ ra nước ngoài, qua việc đề cao “ Giấc mộng Trung quốc “, thiết lập
Con đường Tơ lụa, chính sách Đường Lưỡi bò, bành trướng để khống chế Biển Đông.
Về quốc nội, thì Tập cận Bình bỏ qua lời khuyên của họ Đặng, đưa Chu vĩnh Khang,
Từ tài Hậu và có thể ngay cả Giang trạch Dân ra tòa.
Từ điểm đó, một số quân đội theo phái diều hâu, đã chủ trương một cuộc “
Chiến tranh Chớp nhoáng “ đối với Việt Nam. Họ đưa ra những luận cứ sau đây:
Đây là một cuộc chiến tranh chớp nhoáng, không phải là một cuộc chiến lâu
dài, mục đích là làm cho tiềm lực quân đội Việt Nam yếu đi.
Cần dạy cho Việt Nam một bài học thứ nhì, vì nếu lâu ngày, Việt Nam sẽ lớn
mạnh về quân sự, vì vậy, cần phải vào lúc này, khi Việt Nam còn yếu về quân sự.
Theo họ, Cộng sản Việt Nam chỉ là “ Phường ăn cháo, đái bát “ như lời của Đặng
tiểu Bình. Ngày hôm nay CSVN lấp ló theo tây phương, đang tìm cách “ Thoát Trung
“, ngày mai khi mọc lông, mọc cánh, thì “ Tìm cách chống Trung .”
Những tướng lãnh theo cánh diều hâu, trong quân đội Trung cộng hiện nay, còn
đưa ra một kế hoặch cho “ Cuộc Chiến tranh Chớp nhoáng “ này.
Theo đó:
Chỉ cần 200 chiếc máy bay, 100 chiếc hỏa tiễn, 10 chiếc tàu ngầm, và 20 sư
đoàn đóng ở biên giới phòng bất trắc, còn cuộc chiến chủ yếu là không quân, hỏa
tiễn và hải quân.
Họ dự đoán, Việt Nam hiện nay có vào khoảng 40 chiếc máy bay, 6 chiếc tàu
ngầm, mấy chục hỏa tiễn và 15 sư đoàn. Với cuộc không chiến và hải chiến chớp
nhoáng, mà có thể tiêu diệt được 1/3 lực lượng quân sự của CSVN, tức là tiêu hủy
được vào khoảng trên dưới 10 chiếc máy bay, 2 hay 3 chiếc tàu ngầm và 3 hay 4 sư
đoàn, thì đã là quá thánh công, dù giá phải trả có cao chăng nữa.
Họ còn cảnh báo: Ngày hôm nay tình báo Trung cộng trải khắp Việt Nam, biết rõ
đâu là chỗ đóng quân, đâu là chỗ ẩn náu, mai sau lâu ngày CSVN sẽ di tản, không
biết đâu mà tìm.
Tất nhiên, khi có ý định “ Cho Việt Nam một bài học thứ nhì “, những tướng
lãnh cánh diều hâu, không phải là không nghĩ đến phản ứng của thế giới, nhất là
của Mỹ.
Theo họ, khi “ Chiến tranh Chớp nhoáng “ Việt Trung xẩy ra, thì Mỹ sẽ phản
ứng, như việc tố cáo Trung cộng vi phạm luật lệ quốc tế, xây cất trái phép lên
những hòn đảo chiếm của Việt Nam, việc đang làm hiện nay. Mỹ có thể đi xa hơn,
đó là dùng không quân, hải quân tiêu diệt những căn cứ quân sự ở quần đảo Trường
sa này. Tuy nhiên, Mỹ sẽ ngừng ở đây, theo lời tiên đoán của nhóm diều hâu.
Chẳng khác nào như trong lịch sử: Khi Kim nhật Thành tràn quân xuống Nam Hàn,
thì Mỹ đổ bộ quân vào năm 1950, đẩy lùi quân của họ Kim tới sông Áp lục, vĩ
tuyến thứ 36, rồi ngừng ở đó, không dám dùng nguyên tử đánh tiếp Trung cộng, như
lời đề nghị của tướng Mac Arthur, Tư Lệnh quân đội Hoa kỳ trong Chiến tranh
Triều tiên.
Vấn đề Trung cộng đánh hay không đánh Việt Nam, chúng ta không thể nhìn theo
con mắt hữu lý của lịch sử. Nếu theo trường phái hữu lý, thì Hitler không bao
giờ dám gây chiến với Anh, Pháp, Đệ Nhị thế Chiến không xẩy ra, Trung cộng không
bao giờ dám cho Việt nam một bài học vào năm 1979, vì trước đó Cộng sản Việt Nam
mới ký một Hiệp ước hỗ tương quân sự với Liên sô, theo đó “ Nếu một trong hai
nước bị nước thứ ba tấn công, thì nước thứ hai phải có nhiệm vụ giúp đỡ nước thứ
nhất.”, hơn thế nữa lúc đó đang có cả mấy chục sư đoàn Liên sô đóng ở biên giới
phía bắc Trung cộng. Thế mà Trung cộng của Đặng tiểu Bình dám gửi quân qua biên
giới, “ Dạy cho CSVN một bài học “.
Ngày hôm nay, đánh hay không đánh Việt Nam, vấn đề nó không thuộc trường phái
hữu lý của lịch sử, mà nó tùy thuộc cá nhân của Tập cận Bình, mà ông này đã được
nhiều người ví với Hitler. Việc ví này không phải là không có lý do.
Việc Tập cận Bình dám như Hitler gây ra Đại Chiến thế giới không, thì không
chắc, nhưng rất có thể họ Tập dùng không quân và hải quân, làm một cuộc chiến
tranh chớp nhoáng, dạy cho CSVN bài học thứ nhì, như Đặng tiểu Bình, vì có một
điều trùng hợp là vào thời đó, họ Đặng đang tranh quyền khốc liệt với Hoa quốc
Phong, ngày hôm nay họ Tập cũng đang tranh quyền khốc liệt với phe Giang trạch
Dân. Dùng ngoại chiến để tranh giành quyền hành, để giữ, củng cố quyền hành,
điều này xẩy ra rất thường trong lịch sử Tàu.
Lịch sử biết đâu chỉ là cái gì lập lại, tất nhiên nó không thể nào giống như
hai giọt nước, nhưng tương đối, nó có những khuynh hướng giống nhau.
Paris ngày 01/07/2016Chu chi Nam và Vũ văn Lâm
© Đàn Chim Việt
PHAN VĂN SONG * CÁ NƯỚC
Con cá sống nhờ nước
Phan Văn Song
2016-05-20
2016-05-20
Tiếng Việt Nam bình dân thật kỳ diệu !
Dân chúng Việt Nam ta dùng chung một từ rất thường ngày, rất thật sự gốc
Đại Việt, thật sự gốc Nôm (Nam) Đó là từ Nước. Nước nghĩa đầu tiên là
chất liệu cần thiết để có đời sống, là chất uống. Vậy thì Nước là chất
uống, là nước uống ! Nước cũng được dùng để tắm rửa vệ sanh, nấu ăn bếp
núc. Nước là sức sống, nước là đời sống !
Dân tộc Đại Việt ta cũng dùng từ Nước để chỉ quê hương nơi ăn chốn ở,
nơi một dân tộc cư ngụ có tổ chức, có biên giới, có hành chánh. Khi muốn
đăng đàn, dựng bản dưới một hình thức chánh trị, thường dùng một cặp từ
nhập cảng để diễn dịch là quốc gia. Còn ở nhà với nhau, dùng từ đất
nước là đủ rồi ! Có đất, có nước : có đất là có nơi cất nhà, chốn ở, có
nơi trồng trọt, canh tác, nơi ăn, có nước, là uống là tắm là rữa. Đó là
những điều kiện vệ sanh, sức khỏe, sanh sống. Đó là những điều kiện
sinh lý-biologique, để sanh tồn !
Tóm lại, đất nước là điều kiện tiên quyết của sự thành hình một dân tộc,
không có đất nước là không có dân tộc, hoặc là ăn nhờ ở đậu, có khi
mất cả quốc tịch, (dân Kurdes, hay các cộng đồng tỵ nạn Tàu, Nhựt… Việt
Nam ở Mỹ…) Như vậy đất nước, là nơi tạo ra những điều kiện để một dân
tộc sanh sống, để một dân tộc sanh tổn và phát triển ; và nơi ấy gọi
chung là Nước !
« Quốc gia » nhập cảng từ tiếng Hán (Hệ lụy của ngàn năm đô hộ là mất
nhiều chữ gốc ta lắm !). Quốc (gốcTàu) là Nước, nhưng vì sợ lầm với Nước
Uống, nên phải thêm Gia (cũngTàu) là Nhà để nói rõ thêm Quốc Gia là
Nước có dân ở, chớ hổng phải Nước Uống ! Nhưng nhờ qua cái từ Quốc Gia
ấy, một quan niệm chánh trị được nói rõ, đó cái liên quan giữa, quốc,
nước, một không gian rộng lớn là đất nước, với biên cương với lãnh thổ,
và gia là căn nhà, ấm cúng, của đơn vị căn bản sanh tồn của con người,
một gia đình. Cái tương quan Gia nhà, Quốc nước, còn có một ý nghĩa xã
hội hơn, là tương quan bổn phần và trách nhiệm cùng nghĩa vụ giữa quốc
và gia.
Đó là bổn phận của mỗi chúng ta, mỗi người sanh sống trong một đơn vị «
gia » trên một lãnh thổ «quốc », phải có bổn phận trách nhiệm đóng góp
xây dựng cộng đồng các « gia » trên lãnh thổ « quốc » ấy. Ngược lại,
cộng đồng lãnh thổ « quốc », cũng phải có trách nhiệm, bổn phận, bảo vệ,
tạo điều kiện, cho người dân và gia đình người dân, trong các «gia »,
được an toàn sanh hoạt ! Tóm lại, người dân, phải là một là công dân –
dân đơn vị thuộc bộ phận chung công, dân của một bộ phận Gia/ Nhà - Gia
đình, cũng là (công) dân, bộ phận của nhiều Nhà-Gia là Xóm làng, Thành
tỉnh, để cuối cùng họp thành Quốc/ Nước. Quốc Gia Việt Nam = Nước Việt
Nam. Tương quan lưởng lợi - synallagmatique–Win Win - bổn phận, trách
nhiệm, nghĩa vụ giữa Quốc Gia và Công Dân, giữa Người Dân và Nhà Nước,
thường được ví von dưới từ ngữ Tình Cá Nước
Chỉ với một chữ Nước tiếng Việt chúng ta tài tình nói đến một Quốc gia : Nước Việt Nam.
Tiếng Pháp có pays, tiếng Anh có country. Nhưng pays hay country có thể
dùng hạn hẹp hơn, có thể đồng nghĩa với Xứ của phe ta, dân miền Nam Việt
dùng vậy. Xứ tui =quê tui. Mon pays le Poitou, my country California !
ược dùng để dịch từ Pháp Anh Nation nữa ! Nation có quy củ, có tổ chức,
có thể chế, có khi hiểu một cách lạm dụng, hay cường điệu là « thuần
chủng » nữa. Khi nói, dùng, từ Quốc Gia, chúng ta cũng phải hiểu là một
Nước có tất cả mọi bộ phận hành chánh, quy chế, thể chế ! Ngân Hàng Quốc
Gia là Ngân Hàng do Hành Chánh Công quyền quản trị thuộc hệ thống Công
quyền ! Ngược với các Ngân Hành Tư do Tư Nhơn Quản tri ! Việt Cộng dùng
từ Nhà Nước để dịch Quốc Gia, Ngân Hàng Nhà Nước, Hợp Tác Xã Nhà Nước
…Nhưng lạm dụng danh từ Nhà Nước vì không phải « Do quản trị Nhà Nước »
mà là Của Đảng Cộng Sản Đớp gọn làm Của Riêng Tư của Đảng » !
Cá
Cá sống trong nước (tiềng Tàu là Thủy). Có nước là có cá, nước ngọt,
nước mặn, nước lợ, cá đều sống trong mỗi môi trường. Tóm lại Cá sống
nhờ, trong nước. Nước đến từ thuở khai thiên lập địa của Trái Đất - Quả
Địa Cầu. Chưa có đất đã có nước rồi !
Thuở khai thiên lập địa, nói kiểu bình dân Việt Nam, hay thuở vừa sau
khi cú nổ Big Bang nổ để tạo ra vũ trụ, nói theo khoa học tân thời,
khoảng 13,8 Tỷ năm trước. Vũ trụ - Univers thoạt đầu, sau Sức nổ Big
Bang, nóng bỏng, nguội dần và nở rộng ra, với những mãnh vụn, bụi bặm,
tạo ra hệ thống các hành tinh – système de galaxies. Trong Vũ trụ có
khoảng 200 Tỷ Hệ thống Hành tinh khác nhau. Hệ thống hành tinh của chúng
ta, trong đó có hệ thống Mặt Trời –système solaire với tám hành tinh,
là Hệ thống Voie Lactée - Giải Ngân Hà, có một đường kính là 100 ngàn
năm-ánh sáng (1 năm-ánh sáng = 10 ngàn Tỷ cây số).
Hệ thống Mặt Trời – 8 Tỷ tuổi - nằm trong Giải Ngân Hà. Và Trái Đất - Quả Địa Cầu chúng ta nằm hàng thứ ba từ Mặt Trời tính ra, trong Hệ thống Mặt Trời.
Trái Đất nằm cách Mặt Trời 150 Triệu cây số, lý tưởng để có Đời Sống.
Sau Big Bang 13,8 Tỷ năm trước, phải chờ đến 4,6 Tỷ năm cuối đối với
ngày nay, Trái Đất mới thành hình do sự gom góp của các mãnh vụn các
hành tinh khác vo tròn, quyện vào nhau, nhào trộn với nhau. Nhờ đụng
chạm gom góp giữa các hành tinh và các sao chuổi, gồm nước đá và tuyết,
với hơi nóng ánh sáng Mặt Trời tạo thành bầu trời đầy hơi nước, sương,
mây mù chung quanh Quả Đất. Trái Đất nguội dần, mây mù biến thành mưa,
tưới xuống Quả Đất. Nhờ địa điểm, chổ ở lý tưởng với Mặt Trời, đủ ấm
nhưng không nóng quá để nước biến mất, không lạnh quá để nước biến thành
băng. Dần dần với dưỡng khí, với ánh sánh, với sức nóng, đời sống hiện
ra, thoạt đầu sinh vật và sau đó loài thủy sản rong, bèo và Cá ! Cá là
một trong những sinh vật đầu tiên có mặt trên Địa cầu.
Quả Địa Cầu, nói theo khoa học ngày nay gồm toàn là nước (thủy), là chất
lỏng Toàn thể Trái Đất là biển cả, là đại dương (lại chữ nhập cảng
nữa). Ngày nay, mặc dù, có năm châu lục địa nhưng vẫn còn 80% quả Địa
Cầu là Nước gồm Đại Dương. Trái Đất tuy thành hình 4,6 Tỷ năm trước,
nhưng phải chờ khoảng 2,5 Tỷ năm sau nầy thôi, các lục địa mới nổi lên,
Và phải chờ đền 350 triệu năm cuối, mới có đời sống trên bờ. …và dủ đời
sống thủy sản đã có mặt tử cả Tỷ năm trước nhưng, Cá thật sự có mặt chỉ
có 420 triệu năm sau nầy thôi ! Còn Con Người ? Loài có vú 65 Triệu
tuổi, và Homo Sapien – Con Người Hiểu biết chỉ biết hiểu biết từ 200
ngàn năm nay thôi ! Dân tộc Việt Nam hãnh diện 4000 năm văn hiến !
Cá có mặt ở Biền từ 420 triệu năm rồi. Cá Biển Đông đã nuôi trong 4000
năm dân tộc Đại Việt. Chỉ một thấp thoáng do sự cẩu thả vô tình ? Hay do
có kế hoạch cố ý cố tình ? Quân xâm chiếm Tàu đã giết chết sạch đàn cá
ở ngoài khơi Hà Tỉnh, đầu độc hàng vạn tỷ khối nước Biển Đông. Biển
Đông là Biển Mẹ nuôi sống dân tộc Đại Việt. Truyền thống 50 con theo Cha
Rồng xuống sống ở Biển nay còn đâu ? Mất Biển, mất Cá, mất Nước, mất Tổ
quốc !
Tháng qua, nước Biển Đông bị đầu độc, làm chết Cá. Từ đầu năm, Đồng Bằng
Sông Cửu Long bị hạn hán, vựa lúa Việt Nam, vựa trái cây Miệt Vườn Việt
Nam bị thất mùa khô cằn. Lý do, thượng nguồn Sông Cửu – MêKong – Sông
Mẹ bị 14 Đập Thủy điện Tàu chận cả lưu lượng nước, cướp cả đất phù sa.
Dân tộc Đại Việt là dân tộc sống nhờ Lúa Nước, sống nhờ Thủy sản, ăn
cơm, ăn cá và những phó sản của cá, nước mắm và mắm. Hạn hóa đồng khô,
lúa chết. Biển độc, cá chết. Lúa chết, không có cơm ăn. Cá chết, hết cá
mắm và nước mắm. Dân chúng Đại Việt ta vừa mất Vựa Lúa, mất Miệt Vườn
trên Đất, vừa mất Cá, mất Nước Mắm trên Biển. Đất Nước Đại Việt, quê
hương Đại Việt, Tổ quốc Đại Việt không còn lương thực, không lúa Gạo,
không Cá mắm !
Dân sống nhờ Đất Nước, như Cá sống nhờ Nước. Nay Nước bị đầu độc Cá
chết. Nước Đại Việt đang bị Tàu chiếm, đầu độc. Nước Đại Việt mất, dân
Đại Việt cũng sẽ chết thôi.
Cá sống vì nước
Cá sống nhờ Nước, Dân Đại Việt sống nhờ Nước Đại Việt. Không biết Con Cá
có Sống Vì Nước không ? Chớ người dân, con cá Đại Việt phải sống vì
Nước Đại Việt. Sống vì Nước, vì Đạo Việt dạy người Con đất Đại Việt biết
Ơn Đất Nước, Ơn Đồng Bào ! Có Đất Nước, Có Đồng Bào mới có mình. Bốn
ngàn năm giữ nước, giữ biển, giữ đất giữ quê hương. Tồ tiên ta ngày xưa
giữ vững Ải Nam Quan, chém Liễu Thăng trên đường chạy về Tàu ở Ải Chi
Lăng ! Tổ tiên ta ngày xưa giữ vững biển Đông, đại phá quân Nam Tống với
Vua Ngô Quyền, đại phá quân Nguyên với Đức Hưng Đạo trên cửa sông Bạch
Đằng, cả hai vị anh hùng đều mượn ngọn sóng thủy triều Biển Đông làm vũ
khí.
Những ngày hôm nay, là thời cơ đã đến, là cơ hội. Cái ngu của ngoại xâm
Tàu, quá tham lam, quá tự tin, đã giúp ta ! Tàu chận nước sông ở thượng
nguồn sông Cửu Long – Sông Mẹ của ba nước Đông dương ở hạ lưu. Đặc biệt
Sông Cửu Long với hai nhánh phì nhiêu đã nuôi sống đồng bào Nam Việt và
là vựa lúa của toàn bộ dân Đại Việt. Chỉ vì Tàu tham lam xây một lượt
14 đập thủy điện chận tất cả nước, cướp tất cả phù sa nên Đồng bằng Sông
Cửu Long của Nam Việt ta ngày nay hạn hán, đất nức nẻ ! Lưu lượng nước
sông Cửu vì cạn nên thiếu sức đầy của nước ngọt ra khơi, nên nước biển
mặn lan ngược vào Đồng bằng Sông Cửu Long. Nước Sông nhiểm mặm, đất
nhiểm mặn theo. Đồng lúa nhiểm mặm, lúa chết, Đất miệt Vườn nhiểm mặn,
cây trái tiêu tùng. Như thế người dân Đại Việt Miền Biển, hay miền Đồng
Bằng, sống nghề ngư, hay sống nghề nông đều trắng tay.
Từ nay, Việt Cộng trông chờ ngoại viện đàn anh, Hán Cộng để nuôi dân
mình. Nhà Cầm Quyền Hán Ngụy Cộng sản Bắc Việt đã thành công công tác
bán dân Đại Việt cho Tàu, công tác Hán Hóa Việt Nam thành công !
Ai cũng tưởng Công Sàn hóa, nhuộm đỏ Việt Nam, chủ đích của Công Sản Tàu
? Lầm To ! Đó chỉ giả đò, để lừa bịp thế giới, kể cả thế giới Cộng Sản
Quốc Tế (Nga) ! Tàu Hán Tộc, cóc cần Cộng Sản Hóa Việt Nam ! Tàu chỉ
muốn dân tộc Đại Việt Đầu Hàng Hán Tộc thôi ! Mộng Ngàn Năm Ngay Đã
Thành Công ! Một ngàn năm đô hộ, trãi bao nhiêu triều đại Hán tộc, không
thành ! Suốt thời kỳ một ngàn năm Đại Việt độc lập, Tàu Hán tốn công
sức, đã bảy lần xâm lăng, bao nhiêu triều đại, bao nhiêu sắc tộc Tàu, từ
Hán Nguyên đến Mãn Thanh đều vẫn thất bại. Mộng Hán hóa vẫn không
toại, vẫn không Hán hóa Đại Việt được !
Thế mà, chỉ với 70 năm, Việt Cộng lợi dụng lòng yêu nước của người dân
Việt chống Pháp chui lòn vào phong trào kháng chiến của người yêu nước,
nhưng nhẹ dạ, mượn tay làn Sóng Đỏ Quốc tế để xóa bỏ máu mũ giòng giống
Đại Việt, dùng chiêu bài giảng phóng dân tộc, Cộng sản hóa chế độ tự do
miền Nam ! Thật sự chỉ là Hán hóa Việt Nam thế thôi !
Con Cá cũng là một biểu tượng của Thiên Chúa Giáo thời xưa để tránh sự
đàn áp của triều đình La mã. Người đi Đạo Chúa thường dùng hình ảnh con
Cá để nhận diện nhau. Ngày nay cũng vậy. Ở Âu Mỹ thỉnh thoảng chúng ta
gặp trên các thân xe hình một con Cá. Con Cá là biểu hiệu của người Con
Cái Thiên Chúa. Con Cá là do là từ ICHTYS tiếng Hy Lạp là Cá. ICHTYS là
các mẫu tự đầu ICHTYS góp lại của câu : Iéssous, Christos, Théos,
Yoios, Soter. I, Iéssous = Jêsus ; CH, Christos = Ky tô ; T, Théos =
Chúa ; Y, Yoios = Con ; S, Soter = Cứu Thế = Jêsus Ky Tô, Đức Chúa Con,
Đấng Cứu Thế ! Lịch sử Thiên Chúa Giáo với dấu hiệu Con Cá đã dẫn dắt
gần trên một phần ba nhơn loại trên thế giới (2,2 Tỷ người).
Một tôn giáo ra đời với một lãnh đạo bị hành quyết, đóng đinh trên một
Thập Tự Giá, bị trù dập đàn áp, phải trốn tránh ẩn nấp trong các hang
động để làm lễ, các tông đồ môn đệ đầu tiên đều bị nhà cầm quyền đương
thời bỏ tù giết hại từ ông trưởng tràng Phê Rô đến ông Thầy Giảng Phao
Lồ… các con chiên đều bị hành quyệt, treo lên thập tự giá, chắt đầu,
giết, đưa vào đấu trường cho Cọp ăn, sư tử xéo, voi dầy…Bao nhiêu thánh
tử đạo ? Các Vua quan Nhà Nguyễn Việt Nam cũng có đóng góp vào việc giết
các con chiên Thiên Chúa Giáo Việt Nam, nhiều con chiên Jêsus cũng gốm
thân, góp máu vào sự nghiệp truyền bá Đạo Chúa trên thế giới. Á Thánh tử
Đạo Paul Bường, một ông quan triều Nguyễn là một thí dụ. Các Con Chiên
Cá đã sống Vì Nước. Nước của họ là Đức Tin, là Nước Trời. Họ trả cái Ơn
số Một là Ơn Trời Đất, Ơn tâm linh !
Toàn dân Việt hôm nay, hãy cùng nhau trả cái Ơn Đất Nước, Cái Ơn Tổ
Tiên, Đồng Bào, Cha mẹ là phải Sống Vì Nước. Nước đây là quê hương, đất
nước Việt Nam của Tổ Tiên bao nhiêu đời, bao nhiêu thế hệ, tâm huyết, hy
sinh, mở mang, phát triển gìn giữ. Mỗi chúng ta trong nước phải bảo vệ
Nước, bảo vệ mãnh đất, mãnh vườn, cái nhà tổ tiên, cái mồ, cái mã. Cái
mãnh đất mà xương máu, thịt da của tổ tiên cha ông ta, đã hòa tan, làm
mầu mỡ, làm xanh tươi đồng ruộng ta, tươi mát vườn tược ta, từ bốn ngàn
năm nay! Mỗi chúng ta ở Hải ngoại, có kẻ nghĩ rằng thôi từ nay đã ra
đi, xa quê hương, thì « con cái đâu tổ tiên đó »! Nhưng đó chỉ là bàn
thờ, với những di ảnh thôi ! Ngày mai, dù ta có mất đi, chúng ta cũng mơ
được hậu duệ con cháu chúng ta, có một ngày Đất Việt hoàn toàn Đại
Việt, mang tro cốt về rãi ở Biển Đông hòa vào giòng Biển Mẹ, hay rãi
vào giòng Cửu Long, Sông Hồng, Sông Hương, sông Thu Bồn, Sông Hàn, Sông
Ba … hay cả trong con Rạch sau hè… hay với đối cá nhơn người viết trong
Sông Thị Nghè, xóm Vạn Chài gọi là cùng sống chết với Nước.
Con Cá ngày nay phải là biểu tượng của sự vùng dậy của toàn dân tộc Đại
Việt trước sự hung bạo của nhà cầm quyền Hán Ngụy. Hãy đuổi tất cả những
cơ sở kinh doanh Hán tộc ra khỏi Việt Nam. Hãy đòi lại đất, đòi lại
nhà, cửa, công ăn việc làm, Biển, đảo lại cho dân Đại Việt.
Kết Luận
Chúng tôi, để kết luận, xin góp nhặc những ý kiến của quý anh chị em
tranh đấu đang đứng trước mủi dùi cui Cộng Sản, lãnh đủ đàn áp, đòn thù
bọn Côn An Du Đảng Việt Cộng.
Hãy nghe anh bạn Huỳnh Ngọc Chênh công khai rủ rê thách thức « Hãy đi cùng tôi trên con đường nhiều sợ hãi »
Hay « Người Sài Gòn sẽ tiếp tục đáp trả lại chủ nghĩa hận thù chuyên
chính bằng lòng bao dung nhân hậu của con người dũng cảm và văn minh.
Tôi là người Sài Gòn, là con người thường tình rất sợ đau và sợ chết,
nhưng thấy sự bạo hành khốc liệt của nhà cầm quyền đối với người dân nên
lòng dấy lên nỗi căm phẫn mà quên sợ.Tôi muốn nhận những đòn đau ấy
thay vì là phụ nữ và trẻ em. Tôi nghĩ rất nhiều người Sài Gòn cũng sẽ
làm như vậy. Ngày hôm qua họ đã đánh vào má trái của phụ nữ và trẻ em,
Hôm nay chúng ta đưa luôn cả mặt cho họ đánh thêm. Liệu họ có đủ sức
nuôi lòng thù hận dài lâu để có thể đánh hết người Sài Gòn?
Tôi, Huỳnh Ngọc Chênh, đang có mặt tại Sài Gòn để sẵn sàng đưa mặt ra cho họ đánh.
Tôi tuyên bố, đúng 15 giờ chiều chủ nhật ngày 15/5, tôi sẽ đến phố đi bộ Nguyễn Huệ, trước UBND TP Sài Gòn, ngồi toạ kháng và đưa mặt cho họ đánh… CỨ ĐÁNH VÀO MẶT TÔI, NHƯNG TRẢ BIỂN VÀ QUYỀN LÀM NGƯỜI LẠI CHO DÂN ». Cám Ơn bạn Chênh !
Hay lời hiệu triệu của Hạt Sương Khuya,
«Cuộc đấu tranh ngày hôm nay, ở thời điểm này không còn là cuộc đấu
tranh bí mật, đã đến lúc phải thể hiện lòng yêu nước của mình một cách
công khai minh bạch, không có bạo tàn nào có thểdập tắt được ngọn lửa
tin yêu trong tim của các bạn.
Hãy can đảm lên, như lời kêu gọi của vợ chồng Phạm Thanh Nghiên, xin
đừng bỏ cuộc. Formosa là cơ hội cho một cuộc cách mạng dành lại quyền tự
quyết cho dân tộc. Hãy vững niềm tin, tương lai đất nước đang nằm trong
tay các bạn, đừng trông chờ vào bất cứ điều gì, hãy đứng thật vững bằng
tinh thần tự lực, tự cường. Vì lòng yêu nước không cần lời kêu gọi, và
cũng không cần nghe theo lời xúi dục của bất cứ ai.
Hãy chọn cách yêu Tổ Quốc bằng con tim của chính mình.
Mong rằng những cuộc biểu tình sắp tới sẽ có thêm nhiều những gương mặt
mới nhập cuộc, tôi cầu chúc các bạn thành công trên con đường quang phục
quê hương. Nguyện Hồn Nước phù hộ cho các bạn».
Người viết chúng tôi củng xinđóng góp hai đề nghị,
Tất cả quý đồng bào ở các thành phố đồng loạt sắp hàng Đi Vào TÙ. Không
ồn ào, chen lấn, hỗn loạn, chúng ta cứ sắp hàng tuần tự, trật tự, bất
bạo động, Đi Vào TÙ. Và nếu các Tòa Đại Sứ Việt Cộng Hải Ngoại dám chấp
nhận, người Việt Tỵ nạn Hải Ngoại cũng xin Visa về Việt Nam ở Tù. Tôi sẽ
làm người tình nguyện về Nước để ở Tù với Nước, vì Nước. Thà ở Tù cón
hơn thấy mất Nước !
Và đề nghị thứ hai là ngay tức thì những ngày hôm Nay, Cộng đồng Hôi
Đoàn Người Việt Tự Do Tỵ nạn Hải Ngoại Vận Động để Tổng Thống OBAMA HỦY
BỎ CHUYẾN Đi thăm Việt Nam. Đi Việt Nam là nhìn nhận nền chánh trị vô
trách nhiệm, vô nhơn đạo, vô nhơn quyền đàn áp dân chúng mình, bán nước
của nhà Cầm quyền Hà Nội !
Mong lắm ! Muôn Lời Tri Ơn Tất Cả Các Bạn Đã và Sẽ Đứng Dậy !
Hồi Nhơn Sơn, Tháng Năm Đứng Dậy.
Phan Văn Song
BIỂN CHẾT DÂN VÙNG LÊN
Người dân thôn Cồn Sẻ ven biển Quảng Bình mới đây đã biểu tình để phản
đối nhà máy Formosa ở Hà Tĩnh gây ra thảm họa ô nhiễm biển, cũng như đòi
nhà chức trách khôi phục môi trường. Xô xát đã xảy ra giữa người dân và
các lực lượng an ninh làm nhiều người bị thương, trong đó một người dân
bị công an đánh bị thương rất nặng.
Một người dân tham gia biểu tình đề nghị VOA viết tắt tên là Nguyễn V.
M. biết khoảng 2.000 người, tức 2/3 dân số thôn Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc,
thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, đã đi biểu tình từ 9 giờ sáng đến 4 giờ
chiều ngày 7/7. Anh nói khi đoàn biểu tình đi được khoảng 1 kilomet, rất
đông nhân viên công an và những người mặc đồng phục Thanh niên Xung
phong đã tìm cách ngăn chặn cuộc biểu tình, dẫn đến xô xát. Anh cung cấp
thêm thông tin như sau:
“Có bạo lực xảy ra. Bên công an và bên dân xô xát nhau. Công an đánh
dân. Hai bên có bị thương. Bên dân bị thương 4 người, có 1 người bị
nặng. Còn bên công an có bị 1, 2 người. Bên công an có bắt một người đưa
xuống dưới đồn. Song, sau dân đi đòi mới đưa lên trả lại”.
Nguyên nhân dẫn đến cuộc biểu tình là người dân cho rằng nhà máy Formosa
do người Đài Loan đầu tư ở Hà Tĩnh đã xả hóa chất độc ra biển, làm
người dân hiện nay mất đi nguồn sống từ biển. Anh Nguyễn V. M. nói rõ
hơn:
“Vì nhà máy Formosa nên bây giờ biển của chúng em…, người dân bọn em có
60 cái tàu mà toàn trông cậy vào biển cả. Mà giờ biển làm cho tàu làm ăn
không được, cho nên bà con bức xúc muốn là làm cho các nhà chính quyền
đuổi nhà máy Formosa đi, trả biển sạch lại để cho quê hương làm ăn. […]
Formosa phải ngừng, phải đóng cửa, rồi là bồi thường cái thiệt hại sau
này của cái chất độc mà Formosa đã gây ra”.
Bà con bức xúc muốn là làm cho các nhà chính quyền đuổi nhà máy Formosa đi, trả biển sạch lại để cho quê hương làm ăn. Formosa phải ngừng, phải đóng cửa, rồi là bồi thường cái thiệt hại sau này của cái chất độc mà Formosa đã gây ra.
Sau khi cuộc biểu tình diễn ra, nhiều hình ảnh đã được chia sẻ trên mạng
xã hội cho thấy một số người dân bị đánh chảy nhiều máu. Về người bị
thương nặng nhất mà người dân địa phương khẳng định là do công an đánh,
anh M. cho biết thêm chi tiết:
“Người bị thương nặng là ông Phạm Đức, sinh năm 1968. Hiện tại ông ý nằm
ở Bệnh viện Huế. Các bác sỹ nói là liệt nửa người. Trước đó, khoảng 8
giờ ngày 7/7, nhập viện tại Bệnh viện Ba Đồn, xét nghiệm CT, họ nói là
bị có một cục máu đông ở não và bị rạn hộp sọ”.
Mặc dù cuộc biểu tình đã kết thúc với bạo lực làm cho một số người bị
thương song người dân thôn Cồn Sẻ bày tỏ rằng họ sẽ không từ bỏ việc đấu
tranh đòi trả lại biển sạch vì đó là yêu cầu chính đáng và cũng là
nguồn sống truyền thống gần như duy nhất của họ. Người dân Cồn Sẻ cũng
muốn thông qua mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác kêu gọi
nhân dân các vùng bị ảnh hưởng do ô nhiễm biển cùng tham gia đấu tranh,
lên tiếng để đòi nhà chức trách đóng cửa nhà máy Formosa ở Hà Tĩnh.
Mới đây, ngày 30/6, chính phủ Việt Nam đã chính thức tuyên bố nhà máy
Formosa đã xả chất thải độc ra biển, gây thảm họa cá chết hàng loạt ở 4
tỉnh ven biển miền trung là Hà Tĩnh, Quảng Bỉnh, Quảng Trị và Thừa
Thiên-Huế trong tháng Tư năm nay. Tập đoàn Formosa đã nhận trách nhiệm
và cam kết đền bù 500 triệu đôla, trong đó một phần dùng để khắc phục
môi trường.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích và đông đảo ngư dân cho rằng số tiền đó
là không đủ. Khi xảy ra thảm họa cá chết, hàng vạn ngư dân và những
người khác sống nhờ vào đánh bắt, nuôi hải sản cũng như du lịch biển đã
bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gần như mất đi sinh kế kể từ đó đến nay.
Hiện nhiều người lo ngại việc xả chất thải độc của Formosa có thể gây
hại lâu dài hàng chục năm dẫn đến tương lai bất định cho những người dân
sống nhờ vào biển.
http://www.voatiengviet.com/a/nhieu-nguoi-bi-thuong-khi-bieu-tinh-chong-formosa-o-quang-binh/3409293.html
Vụ Formosa: 'Không nên đàn áp dân'
- 8 tháng 7 2016
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù khó khăn đến mấy, thì nhà cầm quyền ở
Việt Nam đều không nên 'nặng tay' với người dân biểu tình ôn hòa do bất
bình với vụ thảm họa môi trường do công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa
Hà Tĩnh gây ra mới đây ở bốn tỉnh duyên hải miền Trung, theo một nhà
nghiên cứu xã hội dân sự từ Hà Nội.
Bình luận với BBC trước tin đã xảy ra liên tục hàng loạt các cuộc biểu
tình lớn nhỏ của người dân ở các địa phương bị ảnh hưởng trong vụ cá
chết bất thường và hàng loạt sau khi nhà nước công bố nguyên nhân và thủ
phạm gây ra vụ ô nhiễm, trong đó có cuộc biểu tình với hàng nghìn người
tham gia tại giáo sứ Cồn Sẻ, tỉnh Quảng Bình, Tiến sỹ Phạm Quang Tú
nói:"Tôi cho rằng trong bấy kỳ hoàn cảnh nào, các cơ quan chức năng của nhà nước, đặc biệt những người thay mặt nhà nước bảo vệ pháp luật, không thể, không nên đưa ra những hành động đàn áp người dân, có những hành động đánh đập người dân...
"Tôi cho rằng những hành động như vậy (đàn áp, nặng tay với dân) là tuyệt đối không được xảy ra và qua đây tôi cũng đề nghị là các cơ quan chức năng kiểm chứng lại các thông tin như vậy (các vụ biểu tình ôn hòa bị đàn áp).
"Và nếu có những cá nhân, những tổ chức nào mà giả sử thực hiện những hành động như vậy với người dân, thì cần phải được nghiêm trị, cần phải được giải quyết và kiên quyết một mặt chúng ta (Việt Nam) cùng đồng hành với người dân để tìm ra các giải pháp, nhưng tất cả những hành động phản cảm như vậy, trái với yêu cầu đặt ra, trái với quy định của pháp luật, thì cần phải được loại bỏ ngay lập tức để đảm bảo vấn đề không phức tạp thêm," nhà nghiên cứu xã hội dân sự nói với BBC.
Biểu tình, kiến nghị
Những người dân biểu tình yêu cầu chính phủ dừng hoạt động của nhà máy Formosa vì theo họ nhà máy này là 'thủ phạm huỷ diệt môi trường' biển miền Trung gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, làm hàng triệu người dân 'phải điêu đứng về cuộc sống'.
Những người biểu tình cáo buộc vụ ô nhiễm đã làm 'chết nhiều người do bị nhiễm độc' từ chất thải của hoá chất do nhà máy này xả thải ra, dẫn đến thảm hoạ mà họ gọi là “Biển chết.” Cuộc biểu tình diễn ra trong ba tiếng đồng hồ, từ lúc 9h sáng tới khoảng sau 12h thì bị giải tán.
"Nhà cầm quyền đưa lực lượng đến đàn áp người dân biểu tình dẫn đến xung đột, có tiếng súng nổ, và lựu đạn cay, nhiều người dân bị bắt và bị đánh trọng thương," một trang mạng của các nhà hoạt động hôm thứ Sáu phản ánh.
Cùng ngày thứ Năm, theo báo Một Thế giới, người dân một xã khác ở Cảnh Dương, cùng huyện Quảng Trạch đã gửi kiến nghị gồm bảy điểm đến chính quyền địa phương, liên quan hậu quả vụ Formosa gây sự cố môi trường nghiêm trọng.
"Ngày 7/7, UBND xã Cảnh Dương (Quảng Trạch, Quảng Bình) cho biết, ngư dân địa phương đã yêu cầu lãnh đạo xã có cuộc đối thoại sau khi công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra cá chết," tờ Một thế giới cho hay.
"Trong đó, người dân Cảnh Dương đề xuất đối với 4 tỉnh miền Trung, Chính
phủ cần chỉ đạo ngành y tế khám sàng lọc sau khi Hưng Nghiệp Formosa Hà
Tĩnh gây ra sự cố môi trường làm cá chết hàng loạt vì trước đó ngư dân
đã sử dụng cá lờ đờ trôi dạt vào bờ trong nhiều tuần mà không biết nguồn
gốc vì đâu. Tôn trọng ý kiến của ngư dân, UBND xã đã tổ chức đối thoại
với 100 -120 người, với 7 nhóm ý kiến, sau đó có báo cáo kết quả đối
thoại số 43/BC-UBND ngày 4/7 gửi lãnh đạo huyện Quảng Trạch."
Cũng ngày 7/7, trang tin tức tổng hợp Quảng Bình
cũng đưa tin về cuộc đối thoại và đăng bản báo cáo kết quả cuộc họp của
ủy ban nhân dân xã với 'một bộ phận người dân' xã Cảnh Dương, trong đó
nêu rõ kiến nghị của người dân địa phương:
"Các ý kiến cho rằng nếu như công ty Formosa hỗ trợ cho nhân dân thì
không lấy tiền hỗ trợ vì cho rằng nếu lấy hỗ trợ là tiếp tay cho công
ty;" và "Có 14 ý kiến tại hội nghị đề xuất ngừng hoạt động đối với công
ty Formosa Hà Tĩnh vì cho rằng sợ sự cố gây ô nhiễm như vừa qua sẽ tiếp
tục tái diễn."
Đóng cửa, đền bù?
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/07/160708_vn_formosa_protest_update
Thảm họa Formosa: Biển đã chết khó phục hồi
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-07-09
2016-07-09
Hệ sinh thái biển 4 tỉnh miền Trung xem như bị hủy diệt, sau vụ nhà máy
thép Formosa Hà Tĩnh xả thải độc chất chưa qua xử lý ra môi trường.
Chính phủ Việt Nam hứa hẹn tìm giải pháp giải quyết ô nhiễm, phục hồi
môi trường biển, cũng như sẽ hỗ trợ chuyển nghề cho hàng trăm ngàn ngư
dân bị ảnh hưởng. Thế nhưng việc này có khả thi hay không?
Mất cả trăm năm để phục hồi?
Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ
thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải Dương học Nha Trang,
thì việc phục hồi hệ sinh thái biển trong đó có rạn san hô, nơi sinh
sống của nhiều loại sinh vật biển như tôm, cá sẽ phải mất cả trăm năm và
rất tốn kém. Trên lý thuyết có thể làm sạch biển trồng san hô, nhưng
Việt Nam dù được trợ giúp quốc tế cũng chỉ có thể làm trên phạm vi nhỏ,
chứ không thể thực hiện trên khu vực biển rộng hàng trăm cây số vuông ở
biển miền Trung. Trả lời chúng tôi vào tối 8/7/2016, Phó Giáo sư Tiến sĩ
Nguyễn Tác An nhận định:
Phục hồi một hệ sinh thái tự nhiên, như san hô chẳng hạn thì như đã biết mỗi năm san hô chỉ lớn thêm 1 cm thôi. Thế thì 100 năm liệu đã phục hồi được.
-GS Nguyễn Tác An
“Phục hồi một hệ sinh thái tự nhiên, như san hô chẳng hạn thì như đã
biết mỗi năm san hô chỉ lớn thêm 1 cm thôi. Thế thì 100 năm liệu đã phục
hồi được, như vậy 100 năm đối với một đời người là quá dài và đối với
một dân tộc thì quả là một thời gian đáng suy ngẫm. Do đó vấn đề bây giờ
giải pháp là phải bắt buộc các doanh nghiệp như Formosa phải điều chỉnh
lại công nghệ, thứ hai phải tăng cường giải pháp xử lý chất thải trước
khi đưa ra tự nhiên. Điều này là khả thi nhất, còn chuyện trông chờ
chuyện biển Việt Nam là vùng biển nhiệt đới có khả năng tự làm sạch rất
lớn, nhưng mà nó không thể tự làm sạch được khi chịu tác động bởi con
người ghê gớm như vậy, nó chỉ tự làm sạch đối với quá trình tự nhiên,
còn đây không phải là thiên tai mà là nhân họa. chuyện biển tự làm sạch
không thể trông chờ được, khó có khả năng thành công trong thực tế.”
Nhận định của PGS-TS Nguyễn Tác An, cũng như nhiều nhà khoa học học khác
cho thấy hàng trăm ngàn ngư dân và gia đình ở bốn tỉnh miền Trung có cá
chết hàng loạt, có thể phải giã từ nghề biển, điển hình như hoạt động
đánh bắt gần bờ, hoặc nuôi tôm cá thả lồng ven biển. Những nghề khác như
nuôi tôm gần bờ biển, làm muối thì cũng là tương lai xa mới có câu trả
lời. Còn hoạt động đánh bắt xa bờ được cho là có khả năng duy trì, nhưng
thị trường hải sản 4 tỉnh có cá chết hàng loạt vừa qua rất bấp bênh và
còn nhiều ẩn số.
Chính phủ Việt Nam loan báo sẽ hỗ trợ chuyển nghề cho ngư dân 4 tỉnh mà
môi trường biển bị ô nhiễm vì chất độc của Formosa. Nhà nước sẽ ưu tiên
cho ngư dân các huyện nghèo trong vùng thảm họa môi trường đi xuất khẩu
lao động. Tuy nhiên tin Đài chúng tôi ghi nhận, đại đa số ngư dân muốn
bám biển, vì phần lớn ngư dân có học vấn thấp việc chuyển nghề rất khó.
Không nên chuyển đổi nghề cho ngư dân
Ngày 5/7/2016, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Doãn Mậu
Diệp phát biểu trên VnExpress, theo đó ước tính khoảng 263.000 lao động
bị ảnh hưởng sau thảm họa cá chết, trong đó có 100.000 lao động trực
tiếp. Thứ trưởng Diệp cho rằng, ngư dân thì phải sống nhờ biển, mưu sinh
từ biển. Việc chuyển đổi hoàn toàn lao động bị ảnh hưởng sang nghề khác
có lẽ là câu chuyện không khả thi và cũng không nên làm.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp có vẻ thấu hiểu tâm tư của ngư dân và gia đình
họ. Phản ứng của ngư dân vùng biển chết rất nặng nề, Thông Tín Viên
Hoàng Dung của Đài Á Châu Tự Do đã ghi nhận ý kiến của ông Nguyễn Xuân
Canh, một người làm nghề biển ở Hà Tĩnh:
“Giờ chuyển đổi nghề chúng tôi chả biết chuyển đổi nghề chi cả, tốt
nhất là chính quyền làm lại môi trường sạch cho chúng tôi để chúng tôi
có nghề nghiệp làm ăn, mà chuyển đổi chẳng có chi là khả thi cả, chính
quyền chỉ nói vậy thôi, chuyển đổi với chúng tôi là cả 1 vấn đề, chuyển
đổi nghề rồi đi đâu ở đâu. Rừng thì chúng tôi không làm được, ruộng cũng
không có mà làm, chăn nuôi thì không thể được. Làm sạch môi trường biển
để chúng tôi trở lại làm ăn nữa, chẳng những là thế hệ chúng tôi, còn
thế hệ con cái chúng tôi nữa, chừng đó thôi…”
Trong câu chuyện với chúng tôi, PGS-TS Nguyễn Tác An cho rằng vùng biển 4
tỉnh bị độc chất của Formosa sẽ khó có khả năng tự làm sạch, giải pháp
nuôi trồng tái tạo san hô trên qui mô lớn cũng là phiêu lưu. Phải chăng
hoạt động nghề cá của ngư dân 4 tỉnh ven biển miền Trung đã bị bức tử và
cáo chung. PGS-TS Nguyễn Tác An nhận định:
Giờ chuyển đổi nghề chúng tôi chả biết chuyển đổi nghề chi cả, tốt nhất là chính quyền làm lại môi trường sạch cho chúng tôi để chúng tôi có nghề nghiệp làm ăn.
-Ông Nguyễn Xuân Canh
“Đến nay, trên thế giới cũng chưa có kế sách gì để phục hồi kiểu như
thế này. Nhưng nói nghề cá biển cáo chung thì cũng chưa đến nỗi. Người
ta có thể tạm thời không đánh ở vùng ấy, người ta đi ra xa. Nghề cá đối
với Vũng Áng và miền Trung có khó khăn trước mắt, nhưng nghề khai thác
cá biển của Việt Nam còn nhiều cơ hội vì Việt Nam có tới 1.270.000 km2
biển, nó lớn lắm, ngư dân có thể đi qua các vùng khác thôi. Vấn đề là ta
nên có chính sách như thế nào, ta nên có đợt huy động tổng lực xã hội
như thế nào để khắc phục chuyện này. Chắc là nhà nước đang làm sẽ làm và
rồi sẽ có hiệu quả.”
Khảo sát đáy biển các vùng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh Bắc Trung Bộ là Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, nhóm nghiên cứu của Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết hệ sinh thái biển nói
chung và rạn san hô nói riêng đã bị hủy diệt ở nhiều khu vực, vắng bóng
các loài cá nhiệt đới. Báo điện tử Tiền Phong đã đưa lên mạng một số
hình ảnh đáy biển của 4 tỉnh ven biển mà các nhà khoa học đã thực hiện
vào ngày 6 và 7/5/2016 vừa qua. Hình ảnh chụp dưới đáy biển ở Mũi Ron
Mạ, Hòn Sơn Dương tỉnh Hà Tĩnh, cảng Hòn La, đảo Hòn Nồm –Vũng Chùa tỉnh
Quảng Bình, Cửa Tùng, Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị và Hòn Sơn Trà, Bãi Chuối
tỉnh Thừa Thiên – Huế cho thấy, trầm tích đáy một số điểm bị phủ lớp màu
vàng, màu nâu sậm. Điểm chung là san hô chết hàng loạt, vắng bóng các
loài cá có giá trị kinh tế, các họ cá nhiệt đới.
Được biết toàn bộ vùng biển Việt Nam có khoảng hơn 1.100 km2 rạn san hô,
nếu hệ sinh thái bị hủy diệt, biển Việt Nam có nguy cơ không còn tôm
cá. Điều này từng được các nhà môi trường và bảo tồn thiên nhiên cảnh
báo. Các rạn san hô có quá trình hình thành hàng triệu năm, đó là nơi
trú ngụ, nuôi dưỡng các loài thủy sinh vật, các loại cá nhiệt đới như cá
mú, cá hồng, cá bàng chài, cùng hàng ngàn chủng loại cá khác.
Theo các nhà nghiên cứu hải dương học, hệ sinh thái biển 4 tỉnh Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế đã bị hủy diệt vì độc chất thải
ra từ nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh, hay nói cách khác biển đã chết.
Bữa cơm người Việt mùa biển chết
Anh Vũ, thông tín viên RFA
2016-07-08
Thảm họa môi trường biển ở miền Trung không chỉ gây thiệt hại nghiêm
trọng về môi trường và kinh tế, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc
sống và bữa ăn của hàng chục triệu người VN.
Ảnh hưởng trực tiếp người dân
Theo tính toán sơ bộ của các nhà khoa học, thì tổng số mức phải bồi
thường của Formosa Hà Tĩnh để khắc phục toàn diện các hậu quả tàn phá
môi trường biển và thiệt hại về kinh tế ở khu vực 4 tỉnh miền Trung, có
thể lên tới 1.000 tỷ USD. Chưa tính đến việc thảm họa môi trường biển,
còn ảnh hưởng đến bữa ăn của hơn 90 triệu người ở VN hiện nay.
Chị Lê Thị Bích Ngà, một nhà kinh doanh, đồng thời cũng là một nhà hoạt
động xã hội ở Sài Gòn thấy rằng, việc ô nhiễm biển miền Trung có tác
động rất lớn đến cuộc sống của người dân và bữa ăn của các gia đình bị
ảnh hưởng trực tiếp. Chị đánh giá:
“Bữa ăn các gia đình thường người ta sử dụng đồ ăn hải sản 3-4 bữa ăn
một tuần, kể cả các sản phẩm như nước mắm hoặc muối cũng xuất phát từ
biển. Cho nên đến khi phát hiện ra biển bị nhiễm độc và cá chết hàng
loạt thì người dân rất lo sợ, khi ấy bữa ăn của mỗi gia đình sẽ ảnh
hưởng rất nhiều. Bây giờ người dân không biết ăn cái gì, trong lúc mức
thu nhập của họ, đặc biệt là những người lao động tay chân, như anh chị
em công nhân hiện tại rất khó khăn. Bởi vì họ không có thức ăn giá rẻ để
thay thế.”
Nói về bữa cơm hàng ngày của gia đình mình cũng như các gia đình người
dân ở khu vực Vũng Áng, chị Hồng, một người dân ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh
bày tỏ:
Thảm họạ biển chết ảnh hưởng rất nhiều đến bữa ăn, do người ta không ăn hải sản mà chuyển sang ăn thịt, thì thịt sẽ rất đắt gấp 3 lần.
- Chị Lê Thị Bích Ngà
“Từ hôm cá chết đến nay dân chúng tôi ở đây không ai dám ăn cá biển,
hôm trước tôi có ăn cá biển, ăn xong thì bị dị ứng tất cả người, chân tê
mỏi, rồi nôn và đi ngoài. Bây giờ thức ăn chỉ trông vào rau dưa, trước
đây có cá thì thịt, rau rẻ, từ khi không ăn cá thì thịt và rau tăng giá
gấp đôi. Bây giờ tiền không có thì chỉ ăn cơm với rau. Dân chúng tôi chủ
yếu sống dựa vào nghề biển, nhưng bây giờ biển đã chết, không biết đến
bao giờ biển mới sống lại. Vẫn ngóng chờ.”
Ông Lê Sáng một người buôn bán hải sản ở Hà Tĩnh cho biết, người dân
không chỉ không dám ăn cá biển vì biển nhiễm độc, mà thịt lợn cũng sợ
không dám ăn. Theo ông bữa ăn của các gia đình mùa biển độc đã khó vì
không có tiền mua thức ăn, mà ngay cả việc mua thức ăn cũng khó. Ông
giải thích:
“Thức ăn thực phẩm chủ yếu của chúng tôi ở đây là con cá biển, nhưng
bây giờ thì không ai dám ăn chỉ dùng thay bằng thịt các loại. Nhưng bây
giờ họ lại phao tin cho rằng thịt ấy là của TQ mang sang nên họ không
dám ăn thị heo nữa, nên người ta chỉ ăn thịt gà, song phải là thịt gà
dân nuôi thì họ mới ăn, vì nếu thịt gà đông lạnh thì họ sợ của TQ”
Theo chị Lê Thị Bích Ngà cho biết, ở các chợ, các quán nhậu và các nhà
hàng vẫn có bán đồ hải sản, nhưng hầu hết bày bán rất ít do không có
người mua, vì ai cũng có tâm lý lo ngại hải sản là không an toàn. Theo
chị thảm họa môi trường biển miền Trung đã ảnh hưởng trực tiếp đến túi
tiền của người lao động và các bà nội trợ do giá cả các thực phẩm tăng
vọt. Chị nói:
“Thảm họạ biển chết ảnh hưởng rất nhiều đến bữa ăn, do người ta không
ăn hải sản mà chuyển sang ăn thịt, thì thịt sẽ rất đắt gấp 3 lần. Như
vậy vấn đề đó đối với người công chức mức lương 5-7 triệu đồng/ tháng
thì cũng đã thành vấn đề rồi. Đối với công nhân lương tháng chỉ 3-4
triệu thì đó thực sự là một vấn đề lớn. Tính bình quân, người ta phải
tốn thêm từ 30-40% chi phí để bổ xung thêm cho bữa ăn.”
Trách nhiệm của cơ quan chức năng
Theo ông Lê Sáng, không chỉ tàu cá phải nằm bờ, hay ngư dân và những
người sống dựa vào biển không có việc làm, mà những người buôn bán như
ông cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều của thảm họa môi trường biển, khi mà
mọi hoạt động kinh doanh liên quan đến biển cũng bị đình trệ. Ông tiếp
lời:
“Từ cái bữa biển và cá bị nhiễm độc thế này thì họ bị thất thu nên họ
thôi không đi chợ nữa, trước đây chồng đi đánh cá về thì vợ mang đồ hải
sản ra chợ bán. Nhưng bây giờ có bán cũng không có ai mua nên chồng
cũng không đi biển luôn. Như tôi là có xe ô tô buôn hải sản, mà bây giờ
họ không ra biển thì tôi lấy gì buôn? Đấy là một cái thất thu của tôi,
trong lúc tôi phải vay tiền lãi ngân hàng nhà nước để mua xe. Rồi những
người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm, bia rượu để cho dân phục vụ cho dân
đi biển, nhưng bây giờ dân không đi biển thì họ bán cho ai?”
Nói về đòi hỏi của người tiêu dùng trước trách nhiệm của nhà nước, khi
việc kết luận và đưa ra lời giải thích quá chậm trễ, khiến cho người
tiêu dùng hết sức hoang mang, chị Lê Thị Bích Ngà nhận định:
“Những ngày đầu, khi phát hiện biển nhiễm độc thì người dân ùn ùn đi
mua muối và nước mắm để dự trữ và họ cũng hy vọng vào chính phủ phát
hiện sớm, để có các biện pháp xử lý về môi trường để cho người dân họ
yên tâm. Họ muốn biết mức độ nhiễm độc ở mức nào, cá biển được đánh ở
vùng nào để người ta yên tâm sử dụng, song chính phủ phải đến 3 tháng
mới công bố.”
Nói về trách nhiệm của ngành Y tế trong việc xử lý các hậu quả do môi
trường, đã tác động đến người dân địa phương vùng ô nhiễm. Một vị bác sĩ
tại một bệnh viện công tại Sài Gòn yêu cầu giấu danh tính khẳng định:
Cái này có liên quan đến trách nhiệm của bà Nguyễn Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, trước tình hình này lẽ ra bà phải triển khai cho khám tất cả những người có nguy cơ phơi nhiễm hay nhiễm độc và phải khám 100%.- Một vị bác sĩ ở Sài Gòn
“Cái này có liên quan đến trách nhiệm của bà Nguyễn Kim Tiến, Bộ
trưởng Bộ Y tế, trước tình hình này lẽ ra bà phải triển khai cho khám
tất cả những người có nguy cơ phơi nhiễm hay nhiễm độc và phải khám
100%. Sau đó phải khám phân loại để xem có bị hay không bị và bị tới mức
độ nào để có phác đồ xử trí. Nhưng đến bây giờ tôi vẫn chưa thấy Bộ Y
tế có phác đồ xử trí, cho dù đã hơn 3 tháng rồi, thì đây cũng là trách
nhiệm của bà Bộ trưởng thôi. Theo quy định ở vùng dịch bệnh có nguy cơ
phơi nhiễm chất độc thì anh phải có động tác khám sàng lọc. Nhất là
nguyên nhân lại là do nhà nước và doanh nghiệp gây ra. ”
Theo GS Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật Việt Nam nhận định về các thiệt hại do thảm họa môi trường biển cho rằng, "Hiện
tượng cá chết hàng loạt rất đáng báo động bởi đây là nguồn lợi của cộng
đồng sống ven biển. Dải đất miền Trung rất hẹp, thời tiết cực đoan,
sinh kế người dân chủ yếu phụ thuộc vào biển. Cá chết nghĩa là hàng
triệu người dân mất đi sinh kế. Đời sống người dân sẽ bị xáo trộn khi
không thể sử dụng nguồn hải sản ở khu vực nghi ngờ bị nhiễm độc để làm
thức ăn, ngành Du lịch cũng bị ảnh hưởng bởi du khách sẽ không tới..."
Sự thật giật mình
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-07-08
2016-07-08
Cần tránh thảm họa tái diễn
Báo chí Việt Nam tiếp tục có nhiều tin bài về thảm họa môi trường biển
miền Trung do Formosa Hà Tĩnh gây ra. Dư luận chung hướng tới việc phải
làm rõ trách nhiệm từ đầu của chính quyền để tránh những thảm họa như
thế tái diễn.
Theo TS Phạm Chí Dũng, một nhà báo tự do, nhà hoạt động xã hội dân sự
độc lập, thì người dân không còn tin tưởng vào những gì chính quyền nói.
Qua vụ Formosa gây ra thảm họa môi trường quá lớn, hủy diệt biển và
sinh kế của hàng trăm ngàn ngư dân, chính phủ Việt Nam cần phải có những
quyết định khẩn cấp. Từ Saigon, TS Phạm Chí Dũng phát biểu:
“Những vấn đề mà Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài nguyên Môi trường cần
phải làm khẩn cấp ngay lúc này là kiện Formosa ra tòa, tòa nào đó thì do
chính phủ Việt Nam phải chọn. Nhưng phải kiện có kết quả và hiệu quả để
làm yên dân, đồng thời lấy lại công bằng cho người dân. Thứ hai nữa là
xem xét, rà soát, điều tra lại toàn bộ qui trình cấp phép cho Formosa và
xem những quan chức nào từ cao tới thấp dính vào qui trình cấp phép và
có nhiều dấu hiệu sai lệch, kể cả những dấu hiệu đồn đoán là có nhận hối
lộ trong đó. Những quan chức đó phải đưa ra xử nghiêm trước pháp luật
chứ không phải chỉ xử lý hành chính. Đó là những vấn đề cần kíp ngay
trước mắt, ngay lúc này…”
Những vấn đề mà Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài nguyên Môi trường cần phải làm khẩn cấp ngay lúc này là kiện Formosa ra tòa, tòa nào đó thì do chính phủ Việt Nam phải chọn.
-TS Phạm Chí Dũng
Báo điện tử Tiền Phong ngày 4/7 dẫn lời Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Thị An,
Viện trưởng Viện Tài nguyên, môi trường và phát triển cộng đồng, ủy viên
Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi trường của Quốc hội trả lời phỏng vấn,
xin trích nguyên văn: “Cần thiết phải truy lại toàn bộ trách nhiệm
của những người đã ký phê duyệt dự án, người đánh giá môi trường, giám
sát thi công, vận hành của Formosa. Mới chỉ là vận hành thử đã như vậy,
còn khi Formosa khai thác thật sẽ như thế nào? Chỉ khi tìm ra nguyên
nhân chính xác, truy trách nhiệm chính xác người ta mới sợ, không bao
giờ cho tái diễn một dự án như Formosa bữa.”
PGSTS Bùi Thị An nói với Tiền Phong Online, chính quyền nên thừa nhận sự
yếu kém, đã để có những lỗ hổng trong quản lý, cấp phép đầu tư. Cần
quyết liệt và minh bạch, từ kêu gọi đầu tư, người phê duyệt, đến chuyện
nhà đầu tư sản xuất cái gì, áp dụng công nghệ gì, lượng tiền ra sao. Bà
Bùi Thị An kêu gọi minh bạch, vì chỉ có minh bạch thì người dân mới có
thể giám sát được. Chỉ khi nào minh bạch thì mới chấm dứt được những sự
cố môi trường nghiêm trọng như vừa qua. Không bao giờ đánh đổi môi
trường lấy bất cứ điều gì. Bà An cũng đặt câu hỏi, số tiền 500 triệu USD
họ đưa ra dựa trên cơ sở nào? Việt Nam có thể nhân nhượng, nhưng để
khôi phục lại sinh thái biển sẽ phải mất bao nhiêu tiền? Hệ sinh thái
biển chính là sự sống của tảo, của cá, tôm… các sinh vật đó lại liên
quan đến sự sống con người. Chuyện đó quan trọng lắm và có thể nói là vô
giá.
Ngày 2/7/2016, Theo SohaNews và Trí Thức Trẻ, Phó Thủ tướng Trương Hòa
Bình cũng phát biểu là cần thanh tra, kiểm tra xem trong quá trình thẩm
định, cấp phép, phê duyệt cho Formosa có tiêu cực không, nếu có phải xử
lý, đây cũng là việc hợp lòng dân.
Được biết Formosa là chủ đầu tư đại dự án Khu liên hợp gang thép Hà
Tĩnh, gồm nhà máy luyện thép, nhà máy nhiệt điện và Cảng nước sâu Sơn
Dương. Dự án này được giao 3.300 ha diện tích mặt đất và mặt nước ở vị
trí trọng yếu an ninh quốc phòng và nhận được những ưu đãi quá mức đầy
nghi vấn. Giấy phép đầu tư được cấp năm 2008 vốn đăng ký 10,5 tỷ USD,
giai đoạn 1 sản xuất từ 7,5 triệu tấn tới 10,5 triệu thép mỗi năm, qua
giai đoạn 2 sẽ nâng công suất lên 22 triệu tấn thép/năm. Formosa Hà Tĩnh
được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong khi doanh nghiệp trong
nước là 22%, miễn thuế thu nhập trong bốn năm và giảm 50% số thuế phải
nộp trong 9 năm tiếp theo; được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết
bị…Formosa Hà Tĩnh được cấp phép đầu tư 70 năm thay vì theo luật định là
không quá 50 năm. Quyết định trái pháp luật này bị Thanh tra Chính phủ
phát hiện vào đầu năm 2015, tuy nhiên Thủ tướng chính phủ lúc đó là ông
Nguyễn Tấn Dũng đã hợp thức hóa quyết định sai trái này.
Được biết ông Võ Kim Cự, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, nguyên
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh được báo chí cho
là một trong những người vận động ráo riết cho dự án Formosa Hà Tĩnh.
Nếu truy cứu toàn bộ trách nhiệm những ai đã góp phần cho phép Formosa
vào Việt Nam, trao cho nó những ưu đãi quá mức và trái luật thì danh
sách này rất dài trong đó phải kể đến cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cựu
Bí thư tỉnh ủy Võ Kim Cự, một loạt các cựu bộ trưởng khoa học Công
nghệ, Công thương, Tài nguyên Môi trường và thuộc cấp.
Khi Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nói, cần kiểm tra quá trình thẩm định,
cấp phép, phê duyệt cho Formosa xem có tiêu cực hay không, có ý kiến
cho rằng chiến dịch làm trong sạch Đảng mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
đang phát động sẽ không thể thiếu Formosa.
Nhà hoạt động dân quyền TS Phạm Chí Dũng từ Saigon nhận định:
“Nhiều người đang cho rằng ông Võ Kim Cự chỉ là một con ruồi, còn con
hổ nằm cao hơn nữa, bắt đầu từ việc cấp phép chứng nhận 70 năm, bắt đầu
từ con ruồi Võ Kim Cự và có thể lên cao hơn nữa biết đâu có thể dính
tới cả ông Nguyễn Tấn Dũng là một con hổ ở cao hơn... Nhưng tôi rất hồ
nghi chuyện này vì nếu ông Nguyễn Phú Trọng muốn chọn Formosa làm một
tiêu điểm để đả hổ diệt ruồi, thì ngay từ khi cá chết ông Trọng đã không
đi thăm Formosa một cách đáng nghi ngờ như vậy và sau chuyến đi đó
không có một lời lẽ nào về chuyện xả thải của Formosa…Tôi cho rằng tầm
của Nguyễn Phú Trọng chưa đủ để đụng tới các quan chức cấp cao cho dù
ông Trọng có muốn chăng nữa.”
Bao giờ biển an toàn?
Sau khi Việt Nam công bố và Formosa Hà Tĩnh nhận tội xả thải chưa qua xử
lý ra môi trường biển trong 5 ngày vì lý do chập điện, Formosa hứa đền
bù 500 triệu USD. Hiện nay Chính phủ Việt Nam vẫn trong giai đoạn lên kế
hoạch trợ giúp người dân những vùng bị hại, cũng như chưa nói gì được
về việc xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường biển.
VnExpress ngày 6/7/2016 trích lời TS Vũ Đức Lợi, Phó chủ tịch Hội đồng
khoa học quốc gia tìm nguyên nhân cá chết hàng loạt, theo đó nhóm nghiên
cứu đang theo dõi sự hấp thu và biến thiên của các độc tố để trả lời
biển an toàn hay chưa và đưa ra các phương án xử lý ô nhiễm. Các nhà
nghiên cứu đã lặn xuống biển thực hiện khảo sát, lấy mẫu trầm tích, để
xác định hàm lượng độc tố phenol hay xyanua còn tồn dư bao nhiêu, phân
hủy ra sao và chuyển hóa thành chất gì.
Mục đích cuộc biểu tình của bà con thì như chúng ta biết sau thảm họa môi trường hoàn cảnh của đại đa số bà con (đánh bắt gần bờ và xa bờ) lâm vào cuộc sống khó khăn. Từ cả trăm năm nay người dân bám biển, các nguồn tài chính cung cấp cho gia đình đều từ biển.-Cư dân Cồn Sẻ
Bao giờ biển an toàn, hải sản không còn nhiễm độc là điều mà cả nước
trông đợi, chứ không chỉ riêng người dân 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Ngày 28/6 báo điện tử Dân Trí đưa tin, Bộ
trưởng Lao động -Thương binh - Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, sẽ có
chương trình dạy nghề và tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động ở 4 tỉnh
miền Trung bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ thảm họa cá chết hàng
loạt.
Ngày 5/7, VnExpress trích lời Thứ trưởng Bộ Lao động -Thương binh -Xã
hội Doãn Mậu Diệp đã đưa ra con số thấp hơn nhiều, theo đó ước tính có
263.000 lao động bị ảnh hưởng do Formosa xả thải, trong đó có 100.000
lao động trực tiếp. Thứ trưởng Diệp nói rằng, ngư dân thì phải sống nhờ
biển, mưu sinh từ biển. Việc chuyển đổi hoàn toàn lao động bị ảnh hưởng
sang nghề khác có lẽ là câu chuyện không khả thi và cũng không nên làm.
Tuy vậy ông Diệp cho biết sẽ triển khai dự án tổng thể về dạy nghề, việc
làm và xuất khẩu lao động, ưu tiên những huyện nghèo ven biển bị ảnh
hưởng.
Trên thực tế, ngư dân muốn bám biển, muốn môi trường biển được phục hồi,
họ không hài lòng về cách thức chính quyền xử lý chậm chạp, sau khi đã
xác định Formosa gây thảm họa. Đó cũng là lý do hàng ngàn giáo dân Cồn
Sẻ, xã Quảng Lộc, Thị trấn Ba Đồn tỉnh Quảng Bình biểu tình phản đối vào
chiều ngày 7/7/2016 và đã bị công an giải tán bằng vũ lực. Một cư dân
Cồn Sẻ nói với Đài Á châu Tự do:
“Mục đích cuộc biểu tình của bà con thì như chúng ta biết sau thảm
họa môi trường hoàn cảnh của đại đa số bà con (đánh bắt gần bờ và xa bờ)
lâm vào cuộc sống khó khăn. Từ cả trăm năm nay người dân bám biển, các
nguồn tài chính cung cấp cho gia đình đều từ biển.Rơi vào hoàn cảnh này họ bức xúc; đặc biệt khi biết thông tin do chính quyền Việt Nam công bố thủ phạm là Formosa, và chính quyền đã nhận tiền bồi thường 500 triệu (đô la). Rồi còn có nhu cầu đưa bà con ra nước ngoài làm việc khiến bà con nổi giận hơn...”
Ngày 30/6 vừa qua khi họp báo công bố việc Formosa Hà Tĩnh nhận lỗi và
bồi thường 500 triệu USD, các Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường và Bộ
trưởng Chủ nhiệm văn phòng chính phủ chưa làm giới khoa học trong ngoài
nước hài lòng. Sự kiện 5 ngày chập điện xả thải không qua xử lý của
Formosa ở Vũng Áng chỉ đưa ra biển phenol, xyanua, hydroxít sắt, cũng
như việc độc tốc kết hợp dạng phức được cho là quá sơ sài khó thuyết
phục. Giới chuyên môn đặt nhiều dấu hỏi về các độc chất khác từng được
loan báo ban đầu như nồng độ crôm và ammonia cao gấp 9 lần quy chuẩn ở
biền Lăng Cô Huế đã không được nói tới.
Trong bản tin của VnExpress về khả năng cuối tháng 7 sẽ có câu trả lời
bao giờ biển miền Trung an toàn, tờ báo mạng dẫn nhiều ý kiến về khả
năng biển tự làm sạch, tức phục hồi tự nhiên cũng như có thể trồng mới
san hô, từ đó tạo môi trường thuận lợi để cá và các sinh vật khác phát
triển.
Tuy không ước đoán biển miền Trung sẽ mất thời gian bao lâu, 5 năm 10
năm hay 50 năm để phục hồi. Nhưng theo VnExpress, các nhà khoa học đều
có chung nhận định là để giải pháp phục hồi tự nhiên và nhân tạo trở
thành hiện thực, thì điều kiện là biển phải không tiếp nhận thêm chất
thải hay tác động từ hoạt động đánh bắt của con người, nếu không các
chất độc sẽ tiếp tục cộng hưởng, môi trường biển tiếp tục ô nhiễm.
Được biết Formosa Hà Tĩnh chạy thử cuối năm 2015, cho ra lò 4.700 tấn
thép cuộn cán nóng và 6.000 tấn than cốc. Chỉ với từng ấy sản phẩm mà
Formosa đã gây ra thảm họa môi trường biển miền Trung. Thử hỏi khi chạy
đúng công suất 10,5 triệu tấn thép mỗi năm trong giai đoạn 1 và sẽ lên
tới 22 triệu tấn/năm khi hoàn thành đầy đủ, thì khó biết điều gì sẽ xảy
ra.
Formosa và 500 triệu đô la
Chân Như, phóng viên RFA
2016-07-07
2016-07-07
Vào hôm 30 tháng 6 vừa qua, sau gần 3 tháng khi 4 tỉnh mình Trung xảy ra
tình trạng cá chế hàng loạt, chính phủ VN đã ra công bố và xác định là
do công ty Formosa Hà Tĩnh xả thải ra biển có chứa độc tố Phenol, Xyanua
và Hydroxit sắt vượt quá mức cho phép. Và công ty cũng hứa sẽ đền bù
thiệt hại với số tiền tương đương là 500 triệu đôla. Liệu sự xin lỗi và
số tiền bồi thường đó đã đủ để kết thúc việc gây ô nhiễm đến môi trường
và đời sống của người dân Việt hay không là chủ đề cho Diễn đàn bạn trẻ
kỳ này, cùng với các bạn trẻ hiện đang sống và làm việc tại VN.
Dân không ngạc nhiên
Chân Như: Xin chào các bạn Lê An, Khải Tường và Bảo Linh,
trước hết các bạn có cảm thấy ngạc nhiên khi chính phủ VN cuối cùng cho
biết Formosa chính là thủ phạm gây ra ô nhiễm môi trường trầm trọng tại
miền Trung Việt Nam hay không và vì sao?
Lê An: Thật ra chuyện này ai cũng biết chẳng qua chính phủ giấu
thôi. Tất cả người dân biết. Họ đi biểu tình, họ không cần Formosa, chỉ
cần cá. Chính phủ đã ra tay ngăn cản biểu tình, để rồi 3 tháng sau thông
báo Formosa chính là người gây ra những thiệt hại. Rõ ràng một điều đó
là một cú tát vào mặt nền dân chủ của Việt Nam, và rõ ràng chính phủ đã
thông đồng hay làm cách nào đó để Formosa được tiếp đãi như vậy. Rõ
ràng mình đã ký hợp đồng 70 năm để nó làm việc, miễn các lợi thuế, miễn
các lợi phí trong khi đó hoàn toàn không biết về việc Formosa có nhiều
tiền án, dấu vết ở nước ngoài và đã bị tẩy chay. Nói chung, chính phủ có
vấn đề và em không bất ngờ về chuyện này.
Khải Tường: Chuyện này hầu như người dân Việt Nam, em đi khắp các
phố phường ngõ ngách, họ đều bàn tán và đều đưa ra nguyên nhân cho
riêng họ. Tuy nhiên, có một nguyên nhân chung tất cả đều biết mà dường
như chính quyền cố tình né tránh , họ muốn dấu diếm điều gì nên em đã
nghĩ đến tiêu cực chắc nhà nước muốn giấu luôn. Do vậy, em cũng cảm thấy
rất thú vị khi nhà nước công bố ra điều này.
Em không ngạc nhiên, vì chính phủ đã biết trước thảm họa này do Formosa gây ra nhưng họ đã kéo dài thời gian 84 ngày để thỏa thuận với công ty này nhằm đổi lấy số tiền 500 triệu đô la.
- Bảo Linh
Bảo Linh: Em không ngạc nhiên, vì chính phủ đã biết trước thảm
họa này do Formosa gây ra nhưng họ đã kéo dài thời gian 84 ngày để thỏa
thuận với công ty này nhằm đổi lấy số tiền 500 triệu đô la. Chính phủ
quan tâm đến túi tiền và quyền lợi của chính phủ hơn tại vì chính phủ
chi rất nhiều tiền để đối phó với biểu tình, hỗ trợ ngư dân,nên họ cần
lấy lại số tiền từ Formosa và đã âm thầm thỏa thuận với công ty này.
Trước đó nhiều cán bộ thúc đẩy dân đi tắm biển rồi ăn cá biển mà không
chịu công bố thông tin nước biển có độc cho thấy họ vô trách nhiệm với
người dân trong thảm họa môi trường ở Hà Tĩnh này.
Chân Như: Công ty Formosa đền bồi thiệt hại 500 triệu Mỹ kim để giải quyết những hậu quả do vụ ô nhiễm môi trường nầy gây ra. Theo bạn thì vì sao là con số 500 triệu, con số nầy được tính trên cơ sở nào và con số nầy đã hợp lý chưa?
Bảo Linh: Em thấy con số này không có cơ sở và hoàn toàn không
hợp lý bởi vì không có một hội đồng đánh giá tiêu chí quốc tế nào về môi
trường mà chỉ là một thỏa thuận giữa chính phủ Việt Nam với công ty
thôi. Con số này chưa chắc đã giải quyết được ổn thoả những hậu quả về
môi trường do Formosa gây ra nên những đền bù đó không thể nào gọi là
thỏa đáng được.
Chân Như: Nhận xét của Khải Tường?
Khải Tường: Em cũng cảm nhận đây là một sự thỏa thuận ngầm nào đó
giữa chính quyền và Formosa. Tất nhiên, theo bản thân em thì để tính
toán thiệt hại hậu quả này cần phải tính đến thiệt hại của một tổng thể
đối với dân sinh cũng như môi trường. Đồng thời, cũng cần một hệ thống
nào để đánh giá giống như các ban ngành chuyên môn nghiên cứu và phân
tích một cách chi tiết nghiêm túc. Nói chung, em cảm thấy đó là một quá
trình rất dài nhưng chỉ vỏn vẹn trong khoảng 70-90 ngày họ đưa ra. Em
cảm thấy thời điểm này cũng đúng là chưa làm hài lòng dân chúng, nhưng
khoảng thời gian này lại rất ngắn để đánh giá thiệt hại của hiện tại.
Lê An: Em hoàn toàn không biết tại sao là 500 triệu nhưng 500
triệu không đủ. Khi BP tràn dầu ở vịnh của Mỹ thì họ được bồi thường 10
tỷ đô trong khi đó ở đây cả 4 vùng biển Việt Nam. 500 triệu mỹ kim đó
không thấm vào đâu. Trong khi cả 6 triệu dân ở ngoài miền Trung sẽ mất
tương lai, mất việc làm, gia cảnh gia đình họ sẽ khốn khó thậm chí nguồn
thực phẩm cũng chết. Và 500 triệu mỹ kim đó nếu như bồi thường cho 6
triệu dân thì một người chỉ được khoảng 80 đô, 1 triệu 6 tiền Việt Nam.
Như vậy thì đâu làm được gì. Vấn đề là không biết 500 triệu đó ai đứng
ra thương lượng? Em không biết mục đích để làm gì nhưng rõ ràng 500
triệu mỹ kim đó xuống tới tay nhân dân thì được bao nhiêu người và ai sẽ
là người hưởng. Cái người dân cần không phải số tiền đó, mà thật sự
phải thưa Formosa ra toà án quốc tế hoặc là đóng cửa luôn. 500 triệu
không giải quyết được vấn đề gì cả cho cả một thế hệ sau này.
Không đánh kẻ chạy lại?
Chân Như: Vẫn theo Lê An, ông Mai Tiến Dũng cho biết “chúng ta
chỉ đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại”. Điều này cho thấy có
vẻ như chính quyền đã thỏa mãn với con số 500 triệu và sẽ không có động
thái nào khác về vấn nạn môi trường nầy. Các bạn nghĩ sao?
Lê An: Thật sự nếu ông đó văn minh như nước ngoài thì ông đó cần
phải từ chức. Người dân Việt Nam không cần những người như ông đó. Hoặc
ông thứ trưởng bộ môi trường ngày trước bảo do hải triều đỏ chứ không
phải Formosa, bây giờ lại công bố do Formosa thì rõ ràng ông đó chắc
chắn đã ăn hết một phần của Formosa rồi. Hay như ông phó chủ tịch Hà
Tĩnh, ông bảo người dân cứ tắm biển bình thường, đấy bây giờ ông giỏi
xuống tắm.
Rõ ràng một điều là chính phủ Việt Nam mình rất nhiều người nhúng tay
vào chuyện này. Em nghĩ một điều rất cơ bản là mình cần minh bạch, cần
nhiều người từ chức và rất nhiều người phải chịu trách nhiệm thật sự đối
với vấn đề này. Rồi đây tất tần tật những chuyện này nếu giải quyết
không êm xuôi người dân lại xuống đường.
Thực phẩm bẩn từ gia súc, gia cầm cho đến cả cá biển đều bẩn hết thì
người Việt Nam ăn cái gì bây giờ? Mình không thể nào đánh đổi cả một
tương lai của thế hệ sau này, cả một môi trường biển như vầy để đối lấy
cái “Đánh kẻ chạy đi không đánh kẻ chạy lại”. Nói chung những ông đó nên
từ chức đi là vừa.
Giờ đây, nhà nước lại phát ngôn ra những câu nói giống như xoa dịu lòng dân hay tỏ ra mình là một người đức độ nhưng đó chính là ngụy quân tử.Chân Như: Nhận xét của Khải Tường?
- Khải Tường
Khải Tường: Câu nói đó thật sự em thấy rất hài hước. Đúng là
những kẻ không chuyên nghiệp thì họ diễn những vở kịch cũng rất rẻ tiền.
Câu đó em cảm thấy ý nói lên Việt Nam này độ lượng, nhân từ, bao dung,
nhưng em nghĩ những thiệt hại xảy ra cho đến ngày hôm nay đối với người
dân cho đến môi trường thì thật muốn bao dung cũng không bao dung cho
được vì chính nhà nước đã tạo ra áp lực tinh thần lên người dân rất
nhiều khi họ đòi được quyền sống, họ đòi được quyền phải biết rõ chân
tướng. Giờ đây, nhà nước lại phát ngôn ra những câu nói gần giống như
làm xoa dịu lòng dân hay tỏ ra mình là một người đức độ nhưng nó chính
là một từ chính là ngụy quân tử. Lúc nào cũng cố gắng tỏ vẻ mình là một
người thánh thiện nhưng bên trong thì đầy những dã tâm và dụng ý của
riêng họ.
Chân Như: Bảo Linh, theo các bạn, chính quyền VN cần phải làm
gì hơn nữa để bảo đảm cho môi trường và sinh thái của Việt Nam trong
những hợp đồng xây dựng những nhà máy lớn, những khu công nghiệp tại
Việt Nam vào thời gian tới?
Bảo Linh: Theo em với một cơ chế quản lý lỏng lẻo và hay nhận
tiền bôi trơn từ doanh nghiệp của những cán bộ quản lý về môi trường thì
nó tạo ra nhiều kẽ hở về vi phạm môi trường. Do vậy, Việt Nam khó có
thể quản lý được những vấn đề ô nhiễm môi trường khi cho đầu tư những
nhà máy, những xí nghiệp ồ ạt khắp nơi trên cả nước. Người dân Việt Nam
thấy rất nhiều thảm hoạ về môi trường đã xảy ra đối với những nhà máy
như Vedan, nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân hay nhà máy Bauxit. Thảm hoạ môi
trường diễn ra liên tiếp với tầng số dày đặc hơn từ những nhà máy mà
chính phủ đã cấp phép. Em không hy vọng nhiều để cho họ có thể quản lý
tốt hơn mà chỉ hy vọng vào người dân có thể phát hiện tố cáo và báo chí
lên án những vấn đề đó.
Lê An: Đây là một vấn đề lớn, vì khi Mỹ muốn giúp Việt Nam không
đồng ý cho giúp, đến khi Đài Loan lên tiếng quay trên truyền hình lúc đó
(chính quyền) mới rục rịch sẽ công bố, nhưng rõ ràng không thỏa đáng
vào đâu hết. Việt Nam trước tiên cần phải tránh hợp tác với các chuyên
gia nước ngoài (chuyện đó là đương nhiên) vì từ đó giờ Việt Nam không đủ
trình độ để làm bất cứ một thứ gì. Những nhân tài của đất nước thì lại ở
những nước khác vì nước mình (Việt Nam) không biết cách thu hút nhân
tài, thậm chí, các ông ở trên chỉ biết ăn hối lộ và tham nhũng.
Em nghĩ vấn đề tham nhũng phải giải quyết đầu tiên, trước khi các nước
khác đầu tư vào Việt Nam, vì nếu phát triển công nghiệp thì đương nhiên
những nhà máy lớn sẽ đầu tư vào Việt Nam, nhưng với tình trạng như thế
này thì không tốt chút nào. Việt Nam cần cải tổ lại bộ máy nhà nước thì
tốt hơn.
Khải Tường: Theo em tìm hiểu tất cả những nhà máy hóa chất công
nghiệp nước ngoài khi họ muốn đầu tư vào một nước nào họ đều phải dựa
trên những tiêu chuẩn hợp lý kể cả về mặt quốc tế cũng như tại địa
phương đó. Tuy nhiên, em thấy chính quyền Việt Nam chỉ cần tiền trước.
Hiện nay, cơ chế quản lý khá lỏng lẻo. Em có cảm giác các nhà máy hóa
chất chắc họ cũng đã mách bảo nhau rằng ở Việt Nam này dễ lắm cứ mang
tiền qua là họ (chính quyền) sẽ cho đặt nhà máy, mặc kệ sau này những
thiệt hại xảy ra đối với người dân như thế nào.
Đối với bản thân em, em không tin tưởng lắm đối với cơ chế quản lý môi
trường hiện nay vì bên trong đó chứa đựng những mâu thuẫn nội tại mà
người dân không thể biết hết được. Như Bảo Linh có nói, báo chí cũng có
thể “nhẩy vào”. Điều nầy đúng nhưng chỉ một vài tờ còn vài tờ cũng sẽ
phải lặng xuống, vì báo chí Việt Nam lại theo định hướng của riêng xã
hội chủ nghĩa. Theo em, nếu tiếp tục dùng đồng tiền để khỏa lấp tất cả
không khéo “sớm hay muộn” người Việt Nam sẽ sống trong ô nhiễm ngày càng
trầm trọng.
Hành động của giới trẻ
Chân Như: Là những người trẻ, các bạn có những hành động thiết thực nào để nhằm góp phần cải tạo và bảo vệ môi trường vốn đang bị ô nhiễm khá nặng nề tại VN hiện nay?
Khải Tường: Thật ra giới trẻ của Việt Nam, trong đó có khoảng 2/3
các bạn nắm được các kiến thức của xã hội cũng như nắm được xu thế
chung của quốc tế. Họ biết gìn giữ, biết chú ý đến những thiệt hại đối
với những nhà máy hoặc chỗ làm ra chất độc đối với môi trường. Một người
trẻ như em, đao to búa lớn thì em không nói nhưng những hành động nhỏ
để cố gắng cho mọi người biết được tác hại của việc làm những chất độc.
Bởi giữa con người với người phải đối xử với nhau bằng nhân từ chứ không
phải lúc nào cũng vì quyền lợi cá nhân mà dẫm đạp đi tất cả. Điều đó
không hay cho lắm.
Bảo Linh: Cũng giống như bạn Khải Tường nói, giới trẻ phải quan
tâm nhiều hơn đến vấn đề môi trường. Với em, Việt Nam là một trong những
đất nước em thấy môi trường vệ sinh tệ hàng nhất trong Đông Nam Á, nào
là xả rác khói bụi... Đó là những vấn đề cơ bản những bạn trẻ phải hiểu
và từ đó,vận động những người nhà, bạn bè, người thân rồi vận động xã
hội phải tích cực bảo vệ môi trường. Ngoài ra, giới trẻ biết tìm hiểu
những vấn đề lớn hơn như những sự kiện Formosa vừa qua và phải biết lên
tiếng. Một tín hiệu rất vui cho những bạn trẻ Việt Nam đó là vừa qua
nhiều bạn trẻ đã biết đi biểu tình phản đối nhà máy Formosa nhưng cần
phải nỗ lực nhiều hơn để bảo vệ môi trường của Việt Nam tại vì bây giờ
những nhà máy xây dựng rất nhiều, nó ảnh hưởng rất lớn đến môi trường
lớn xung quanh, trực tiếp đến đời sống của mình.
40 năm giáo dục cũng chẳng dạy người ta vấn đề gì cả. Bây giờ đi thang máy xếp hàng cũng là một vấn đề rất khó thì hỏi làm sao vấn đề ăn uống không xả rác lại có thể để người ta cho là hàng đầu được.- Lê An
Lê An: Câu hỏi này nó giống như nhiều câu hỏi mà ĐCSVN đã hỏi
trong tất tần tật các bài tư tưởng lý luận rồi. Nhưng thật sự một điều
là nói thì nói suông thôi anh. Riêng cá nhân em, thí dụ mình học bằng
cách bản thân mỗi người không xả rác, đem theo một túi ni lông trong ba
lô khi xả rác xong thì nhét trở lại bao ba lô đem về nhà , đấy là một
cách rất tốt. Khi đi chơi hoặc đi rừng đi biển thì sau picnic hoặc sau
sinh hoạt, mình dọn liền tại chỗ thì việc đó sẽ tốt hơn.
Tuy nhiên, ý thức này rất tệ và bảo đảm Việt Nam sẽ không chấp hành vì
không ai phạt được chuyện đó cả. 40 năm giáo dục cũng chẳng dạy người ta
vấn đề gì cả. Bây giờ đi thang máy xếp hàng cũng là một vấn đề rất khó
vì chen chúc nhau thì hỏi làm sao vấn đề ăn uống không xả rác lại có thể
để người ta cho là hàng đầu được. Vấn đề này rất khó vì chỉ phát xuất
từ ý thức của mỗi người thôi. Việt Nam mình không thể cứ mỗi lần có gì
đó lại phạt thì chắc nhà nước sẽ giàu to về vấn đề đó.
Chân Như: Xin cám ơn các bạn đã dành thời gian chia sẻ cảm nghĩ của mình về sự kiện này.
No comments:
Post a Comment