NS. TUẤN KHANH * THÁI ĐỘ CHÍNH XÁC
Tuấn Khanh: "Hãy chọn cho mình một thái độ chính xác trước thời cuộc"
(Phạm Thanh Nghiên): Nhạc sĩ Tuấn Khanh, người được công chúng yêu mến
không chỉ bởi những ca khúc mà anh sáng tác. Khán giả Việt Nam luôn hào
hứng với sự góp mặt của anh trong vai trò Ban giám khảo của nhiều chương
trình truyền hình đình đám như “Sao mai điểm hẹn”, “Việt Nam Idol”, hay Commander trong “Trò chơi âm nhạc”. Đối
với nhiều nghệ sĩ trong nước, được tham gia vào các game- shows truyền
hình quốc gia là mơ ước và cơ hội để quảng bá tên tuổi, hình ảnh.
Tuấn Khanh không chỉ là một nhạc sĩ, anh là một nhà báo chuyên nghiệp và
từng là phóng viên báo Tuổi trẻ, Thanh niên và báo Người lao động.
Những năm trở lại đây, trên cả lĩnh vực báo chí lẫn âm nhạc, Tuấn Khanh
chủ yếu viết về các đề tài xã hội, phản ánh hiện thực đất nước, cổ vũ
cho tự do, dân chủ và nhân quyền.
Các ca khúc, bài viết của Tuấn Khanh thu hút một lượng không nhỏ khán-
thính giả trong cũng như ngoài nước. Một bài viết, thậm chí chỉ một đoạn
viết ngắn bày tỏ quan điểm của anh trên Facebook cá nhân có thể lên tới
hàng ngàn lượt likes, chia sẻ và bình luận đồng tình.
Hai ca khúc mới nhất anh sáng tác. “Hãy gấp trang báo và tắt ti vi”, “Gánh xiếc to trên quê hương nhỏ” được công luận đánh giá là hai trong số những ca khúc giá trị nhất trong dòng nhạc tranh đấu.
Mời quý độc giả theo dõi cuộc phỏng vấn nhạc sĩ Tuấn Khanh.
Phạm Thanh Nghiên: Trước tiên xin cảm ơn nhạc sĩ đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.
Thưa nhạc sĩ, nếu cần một câu trả lời nhanh thì nhạc sĩ sẽ nói gì khi
được hỏi: Cá chết hàng loạt, thảm họa môi trường trong hơn 3 tháng qua,
ai là thủ phạm?
Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Tôi nghĩ mọi vấn đề đều có nguồn cơn
của nó. Cá chết hay biển nhiễm độc hôm nay, đó là một thảm họa cần phải
được lường trước. Cũng như về việc khai thác bauxite, cả thế giới đều
biết hậu quả sẽ lớn hơn kết quả, nhưng dường như những người có trách
nhiệm luôn bỏ ngoài tai những cảnh báo.
Thủ phạm trực tiếp của thảm họa, có thể thấy là Formosa Hà Tĩnh. Nhưng
không thể không gọi tên là thủ phạm cho những ai đã tiếp tay cho Formosa
dựng nên một hệ thống lộng hành như vậy, coi thường luật pháp và con
người. Tôi thích quan điểm của Phó thủ tướng Trương Hoà Bình về việc kêu
gọi thanh tra, kiểm tra xem trong quá trình thẩm định, cấp phép, phê
duyệt cho Formosa có tiêu cực hay không. Tuy nhiên, lời kêu gọi của ông
ta có vẻ như chìm vào một màn sương mù, không lời đáp.
Nói theo quan điểm của Nhà nước, “nhóm lợi ích” đang bao phủ khắp nơi trên đất nước này.
Phạm Thanh Nghiên: Hiện chính phủ cũng chưa đưa ra
những số liệu chính thức nhằm đánh giá về hậu quả của thảm họa môi
trường do Formosa gây ra. Vậy thưa nhạc sĩ, dưới cái nhìn của một nhà
hoạt động xã hội, anh nhận định thế nào về thảm họa này đối với Việt
Nam?
Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Tôi không phải là một nhà khoa học nên
không thể nói hết được cái gì đang tàn phá, cái gì đang hấp hối, và cái
gì đang bị làm lơ. Tôi chỉ biết hàng triệu người xáo động, từ bỏ đất
nhà mà tìm đường khác sinh sống. Tôi thương đất quê mình giờ đây bỏ
hoang, nghề nghiệp cha ông truyền đời từ ngàn năm, nay người ta buộc
phải phủi tay, chập chững vào đời bằng ngã khác như trẻ nhỏ. Không thể
so sánh biển miền Trung với Chernobyl ở Nga hay Minamata ở Nhật. Cũng
không thể so sánh nỗi đau nào giống nỗi đau nào, nhưng bên cạnh đó còn
sự sợ hãi về tồn vong của giống nòi và tổ quốc. Chính quyền Cộng sản
Trung Quốc như con thú dữ, luôn lăm le chiếm từng tấc đất, từng hải lý
của Việt Nam, mà giờ thì trên biển, mọi thứ hoang vắng đó sớm trở thành
là phần ăn vội của chúng.
Ở một quốc gia, khi thảm họa xảy ra. Con người và chính phủ phải cùng là
một phía để tái tạo, để cứu nhau. Nhưng trong lúc này, dường như mọi
thứ không phải như vậy. Hơn nữa, tôi tin rằng Formosa hay những gì đang
xâm hại đất nước này đều có bóng dáng của bọn trục lợi và phản bội.
Phạm Thanh Nghiên: Anh đánh giá thế nào về khả năng của “chính phủ” khi giải quyết vấn đề Formosa?
Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Bản thân tôi nhìn thấy sự kiện Formosa
được chính phủ Việt Nam giải quyết như một bài tính nhanh, chứ không
phải là một chương trình hành động. Tôi muốn nói rằng ở một thảm họa tầm
mức thế giới như vậy, cho đến giờ này vẫn chưa có chính sách miễn thuế
cho toàn bộ ngư dân trong khu vực bị hại. Cho đến nay, vẫn chưa có một
chương trình điều tra xã hội nào để tìm xem thu nhập và hoàn cảnh của
những người dân ở đó cần được đền bù như thế nào?
Chính phủ nhanh vội công bố việc sẽ dạy nghề khác để giúp người dân tìm
đường sinh sống - nhưng nếu có những gia đình vẫn không thể thích nghi
được thì sao? Và chính phủ không thể cưỡng bức người dân hành động theo ý
mình để làm yên bề mặt sự kiện, như kiểu dồn lớp hay chuyển trường cho
trẻ em mẫu giáo.
Năm 1473, vua Lê Thánh Tông gửi thư cho Thượng thư bộ Binh Lê Cảnh Huy khi xuất hiện tranh chấp biên giới với nhà Minh, ghi rằng:
“Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải
kiên quyết tranh biện chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể
sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem
một thước một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc thì phải tội tru
di”.
Chiếu theo lời của tiền nhân, việc rước vào nhà những kẻ hủy hoại đất
đai của tổ tiên, nay lại dồn dân bỏ đất hủy nghiệp ra đi, có phải là
cách đang vứt bỏ, núi, vứt bỏ biển, để lại lợi thế cho giặc Tàu hay
không?
Phạm Thanh Nghiên: Trong khuôn khổ bài phỏng vấn này,
nhạc sĩ muốn dành những lời nào cho các ngư dân, các nạn nhân và cả anh
thợ lặn xấu số Lê Văn Ngày?
Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Cái chết của anh Lê Văn Ngày không đơn
giản là một số phận. Đó là một thông điệp cảnh báo cho mọi người rằng
hôm nay anh gánh vác đế báo tin, ngày mai sẽ là phần tự quyết của mỗi
người. Tôi cảm thương cho anh Ngày và những người dân miền Trung vẫn
ngày đêm với biển, rồi chết nơi biển với trái tim công dân trong sáng.
Không hiểu nổi vì sao, cho đến hôm nay, hồ sơ kết quả khám nghiệm tử thi
của anh Ngày vẫn bị công an tỉnh Quảng Bình giữ lại, không giao cho gia
đình. Điều đó thật là dã man.
Tôi muốn dành những lời chia sẻ cao quý nhất có được đến những người dân
Cồn Sẻ, Quảng Bình đã xuống đường đòi Formosa phải ra khỏi Việt Nam.
Máu của họ đã đổ. Máu của cuộc sống được trải trên đường đi đến công lý
của họ như dự báo một ngày mới. Có những người trách họ về việc đã để
xảy ra những xung đột với phía chính quyền, nhưng với kinh nghiệm của
một người sống gần nửa thế kỷ trên đất nước này, tôi tin rằng chính
quyền đừng nên quen cách dùng bạo lực dồn ép người dân trước những điều
đơn giản. Đức Đạt Lai Lạt Ma có nói “Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời, bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác”.
Phạm Thanh Nghiên: Đây có lẽ là một trong những vụ việc
thu hút nhiều sự quan tâm của công luận. Nhưng dường như chưa đủ để tạo
ra một sức ép để đẩy lùi sự lộng quyền, mang lại chút hy vọng cho công
lý được thực thi? Chúng ta thiếu những gì thưa nhạc sĩ?
Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Chúng ta đang thiếu tiếng nói chung.
Thiếu một thái độ chung, một chương trình hành động đủ rõ để chính phủ
Việt Nam cảm nhận một cách sâu sắc rằng người dân đang muốn gì. Có thể
bạn đang nghĩ tôi nói đến một cuộc cách mạng? Dạ, không, tôi đang nghĩ
đến những đổi thay cần thiết của một quốc gia vẫn còn nhiều người tin
vào giá trị của bản hiến pháp.
Hãy chọn cho mình một thái độ chính xác trước thời cuộc, chẳng hạn, hãy
nhiệt liệt cỗ võ và nhắc lại liên tục lời của Phó Thủ tướng Trương Hòa
Bình về việc lôi những kẻ có trách nhiệm về việc tạo dựng Formosa trên
đất nước này ra công luận. Hãy kêu gọi sức mạnh luật pháp thật sự với
tiếng hô tán thưởng của nhân dân.
Đừng nói hy vọng công lý sẽ được thực thi, mà hãy nói phải hành động để
công lý trên đất nước này phải có giá trị như một niềm hy vọng của người
dân Việt Nam vào tương lai mới.
Phạm Thanh Nghiên: Vâng, “Hãy chọn cho mình một thái độ chính xác trước thời cuộc”.
Cảm ơn Nhạc sĩ Tuấn Khanh đã dành cho Phạm Thanh Nghiên cuộc phỏng vấn
này. Đây có thể nói là cuộc phỏng vấn “liều lĩnh” nhất mà tôi từng thực
hiện. Nó là cuộc phỏng vấn của một “phóng viên bất đắc dĩ” dành cho vị
khách mời là một nhà báo, phóng viên chuyên nghiệp.
Hy vọng sẽ có nhiều dịp khác được trò chuyện với nhạc sĩ về những đề tài
mà chúng ta cùng quan tâm. Một lần nữa xin cảm ơn nhạc sĩ.
TƯỞNG NĂNG TIẾN * CÁI ĐỒ TRÂU NGỰA
CÁI ĐỒ TRÂU NGỰA
TƯỞNG NĂNG TIẾN
TƯỞNG NĂNG TIẾN
Hóa ra trên đời này không chỉ có Việt Nam, Cu Ba, Bắc Triều tiên mà còn
có thêm một dân tộc khác cũng ngu là Venezuela.
Một độc giả
Dân Luận
Tương tự như vô số những người đàn ông (không ra gì)
khác, tôi cũng hay chửi thề, rượu chè và cờ bạc. Tựa như đường vào
tình yêu, đường vào trường đua (và đường vào bầu cua) có trăm lần thua
có một lần huề!
Tôi thua đều đều, tất nhiên, kể cả những lần tin tưởng một trăm
phần trăm là mình sẽ thắng. Mới đây chớ đâu, trong trận banh giữa
Venezuela và Argentina, có cha liều lĩnh chấp trước hai trái. Thấy ăn
là cái chắc nên tôi bắt liền.
Kết quả, nói chính xác hơn là hậu
quả: Argentina thắng với tỉ số 4/1. Đ … mẹ, tôi thua đậm, và thua đau
mà không hiểu vì răng? Đội Venezuela chơi đâu có dở, cớ sao tôi bị một
cú nặng nề như Trời giáng (nguyên cả tháng lương hưu) vậy cà?
Coi đi
coi lại trận bóng đôi lần, tôi mới tìm ra được nguyên nhân. Té ra không
phải vì đấu pháp, hay đội hình gì cả mà chỉ vì cái tâm lý bất an
của những cầu thủ thuộc bên thua cuộc thôi. Họ ra sân với nét mặt âu
lo, và muộn phiền, thấy rõ.
Cuộc tranh tài diễn ra tại tại vận
động trường Foxborough, Massachusetts, vào hôm 18 tháng 6 năm 2016. Trước
đó ba hôm, tờ Guardian đã buồn bã đi tin: “Thành phố Venezuelan
thiết quân luật sau nạn trộm cướp tập thể”. Venezuelan city under
effective curfew after mass looting.”
Qua ngày hôm sau, cũng The
Guardian (lại) ái ngại cho hay tiếp: “e are like a bomb: food riots
show Venezuela crisis has gone beyond politics.”
Đội tuyển của quốc gia Venezuela còn lòng dạ nào mà thi tài khi
biết rằng đất nước đang ở trong tình trạng như một quả bom … sắp nổ.
Họ thua là phải. Tui … cũng vậy luôn!
Cùng lúc, trên trang trang Fee Foundation for Economic Education, tác giả
Jeffrey
Tucker đưa ra nhận xét:
“Chỉ cần đi theo con đường của Venezuela. Tấn công vào quyền sở hữu và
thương mại, cướp bóc những người giàu có, bãi bỏ hệ thống giá cả, bắt tù những
người bất đồng chính kiến, nghiền nát phe đối lập, phá hủy hệ thống tự do tự
nhiên, tức là hệ thống đã nuôi sống thế giới này. Đấy là chủ nghĩa xã hội.”
(How
To Create Starvation in 2016”. Bản dịch của Phạm Nguyên Trường”).
Ô thì ra Venezuela cũng theo C.N.X.H. (y) như nước ta vậy.Thảo nào mà
Wikipedia tiếng Việt (giọng Hà Nội) dành cho “đất nước anh em” những
lời lẽ vô cùng tốt đẹp:
“Venezuela là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa cao nhất Mỹ
Latinh. Đa phần dân cư Venezuela tập trung sinh sống tại những thành phố lớn
phía bắc. Caracas là thủ đô và đồng thời cũng là thành phố lớn nhất Venezuela.
Ngày nay, đất nước Venezuela nổi tiếng khắp thế giới với thiên nhiên tươi đẹp,
nguồn dầu mỏ dồi dào và những nữ hoàng sắc đẹp đoạt nhiều giải cao tại những kỳ
thi quốc tế.”
Trang Bảo Tàng Phụ Nữ Việt Nam còn có nhiều lời tình nghĩa (thắm
thiết) hơn nữa:
- Trong thời kỳ đất nước ta còn chìm trong khói lửa chiến tranh, phong
trào đoàn kết và ủng hộ Việt Nam diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới và đặc
biệt là trên đất nước Venezuela (Nam Mỹ) xinh đẹp. Tiêu biểu cho tình đoàn kết
ấy là sự kiện du kích quân Venezuela đã bắt sống trung tá tình báo Mỹ Michael
Xmolen năm 1964 để đòi Mỹ – Nguỵ đánh đổi và thả Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi của
Việt Nam. Từ những năm 1989, hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao và lần
lượt mở các đại sứ quán ở tại Việt Nam (2005) và Venezuela (2006).
- “Việt Nam và Vê-nê-xu-ê-la là hai nước anh em, tuy xa cách về địa lý
nhưng gần gũi về tấm lòng. Nhân dân hai nước luôn có tình cảm hữu nghị và gắn bó
bởi nhiều điểm tương đồng về lịch sử, chính trị và xã hội. Hai nước thiết lập
quan hệ ngoại giao ngày 18/12/1989 và đã nhanh chóng phát triển quan hệ trên
nhiều lĩnh vực. Đặc biệt việc duy trì thường xuyên các cuộc thăm viếng và tiếp
xúc của Lãnh đạo cấp cao hai nước đã cho phép đạt được nhiều hiệp định và thoả
thuận hợp tác song phương quan trọng. Nhiều dự án hợp tác kinh tế, văn hóa, xã
hội đã và đang được triển khai tích cực và hiệu quả, góp phần bổ trợ nhau trên
con đường phát triển của mình.”
Tuy nói vậy (“bổ trợ nhau trên con đường phát triển”) chớ không phải vậy
đâu. Giữa lúc ở Venezuela “người dân phải bới rác tìm đồ ăn” thì không thấy
Việt Nam, và những nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, “bổ trợ” cái
con tự do gì ráo. Làm bộ bầy tỏ chút tình cảm quan ngại cũng không
luôn.
.
Sợ mình sơ sót, và cũng ngại sự xuyên tạc (của những thế lực phản động nước ngoài) nên tôi tìm vào trang mạng của Đại Sứ Quán Việt Nam Tại Venezuela để xem thêm tin tức. Tiếc thay, tôi không tìm được gì khác ngoài “Lời chào của Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Vê-nê-xu-ê-la,” với những lời lẽ vô cùng hoa mỹ như sau:
Việt Nam và Vê-nê-xu-ê-la là hai nước anh em, tuy xa cách về địa lý nhưng gần gũi về tấm lòng. Nhân dân hai nước luôn có tình cảm hữu nghị và gắn bó bởi nhiều điểm tương đồng về lịch sử, chính trị và xã hội. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 18/12/1989 và đã nhanh chóng phát triển quan hệ trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt việc duy trì thường xuyên các cuộc thăm viếng và tiếp xúc của Lãnh đạo cấp cao hai nước đã cho phép đạt được nhiều hiệp định và thoả thuận hợp tác song phương quan trọng. Nhiều dự án hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội đã và đang được triển khai tích cực và hiệu quả, góp phần bổ trợ nhau trên con đường phát triển của mình.
Trên tinh thần đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Vê-nê-xu-ê-la luôn là địa chỉ tin cậy và cầu nối quan trọng giúp nhân dân hai nước ngày càng hiểu biết nhau hơn về đất nước và con người, góp phần thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước và hai dân tộc chúng ta…
ĐẠI SỨ
NGÔ TIẾN DŨNG
Tuy ông Dũng khẳng định “Đại sứ quán Việt Nam tại Vê-nê-xu-ê-la luôn là địa chỉ tin cậy và cầu nối quan trọng giúp nhân dân hai nước” nhưng khi vào phần tin Về Vê-nê-xu-ê-la của trang vietnamembassy-venezuela chỉ thấy vỏn vẹn có bốn chữ, cùng một cái chấm than thôi: Không có tin nào!
Sao mà làm biếng dữ vậy, cha nội? “Nhân dân hai nước luôn có tình cảm hữu nghị và gắn bó bởi nhiều điểm tương đồng về lịch sử, chính trị và xã hội”; vậy mà Đại sứ quán Việt Nam tại Vê-nê-xu-ê-la hiện nay “không có tin nào” trong khi nước bạn sắp bùng nổ đến nơi (“ready to explode”) theo như cách dùng chữ của BBC!
Sự kiện này khiến tôi nhớ đến bảng xếp hạng, về chỉ số tử tế (GCI) hồi năm 2014.
Blogger Nguyễn Văn Tuấn đã có nhận khá thú vị xét rằng:
“Bảng xếp hạng gọi là ‘Good Country Index’ (GCI) cho thấy VN đội sổ trong số các nước tử tế trên thế giới. Bảng xếp hạng này cho thấy VN đứng hạng 103 (trong số 124 nước) về đóng góp cho hoà bình và an ninh thế giới. Còn về đóng góp vào các quĩ từ thiện và cung cấp nơi nương tựa cho người tị nạn thì VN đứng hạng 123, tức áp chót! Tính chung, thứ hạng về tử tế của Việt Nam trên thế giới đứng hạng áp chót (124/125). Điều đáng nói hay cũng có thể xem là nhục là thứ hạng tử tế của VN chỉ đứng chung bảng với mấy nước ‘đầu trâu mặt ngựa’ như Lybia, Iraq, Zimbabwe, Yemen!”
Trong đám “đầu trâu mặt ngựa” này (ngó bộ) tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn còn bỏ sót hơi nhiều, trong đó có Venezuela – hạng thứ 117/125. Thiệt là ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.
Thời đại này không còn chỗ cho đám đầu trâu mặt ngựa (ngu xuẩn, ác độc, tham lam, bất nhân và bất nghĩa) nắm quyền. Nay mai là ngày tàn của CNXH ở Venezuela. Ngày mốt sẽ đến lượt VN thôi!
http://www.danchimviet.info/archives/103648/cai-do-trau-ngu%cc%a3a/2016/06
.
Sợ mình sơ sót, và cũng ngại sự xuyên tạc (của những thế lực phản động nước ngoài) nên tôi tìm vào trang mạng của Đại Sứ Quán Việt Nam Tại Venezuela để xem thêm tin tức. Tiếc thay, tôi không tìm được gì khác ngoài “Lời chào của Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Vê-nê-xu-ê-la,” với những lời lẽ vô cùng hoa mỹ như sau:
Việt Nam và Vê-nê-xu-ê-la là hai nước anh em, tuy xa cách về địa lý nhưng gần gũi về tấm lòng. Nhân dân hai nước luôn có tình cảm hữu nghị và gắn bó bởi nhiều điểm tương đồng về lịch sử, chính trị và xã hội. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 18/12/1989 và đã nhanh chóng phát triển quan hệ trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt việc duy trì thường xuyên các cuộc thăm viếng và tiếp xúc của Lãnh đạo cấp cao hai nước đã cho phép đạt được nhiều hiệp định và thoả thuận hợp tác song phương quan trọng. Nhiều dự án hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội đã và đang được triển khai tích cực và hiệu quả, góp phần bổ trợ nhau trên con đường phát triển của mình.
Trên tinh thần đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Vê-nê-xu-ê-la luôn là địa chỉ tin cậy và cầu nối quan trọng giúp nhân dân hai nước ngày càng hiểu biết nhau hơn về đất nước và con người, góp phần thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước và hai dân tộc chúng ta…
ĐẠI SỨ
NGÔ TIẾN DŨNG
Tuy ông Dũng khẳng định “Đại sứ quán Việt Nam tại Vê-nê-xu-ê-la luôn là địa chỉ tin cậy và cầu nối quan trọng giúp nhân dân hai nước” nhưng khi vào phần tin Về Vê-nê-xu-ê-la của trang vietnamembassy-venezuela chỉ thấy vỏn vẹn có bốn chữ, cùng một cái chấm than thôi: Không có tin nào!
Sao mà làm biếng dữ vậy, cha nội? “Nhân dân hai nước luôn có tình cảm hữu nghị và gắn bó bởi nhiều điểm tương đồng về lịch sử, chính trị và xã hội”; vậy mà Đại sứ quán Việt Nam tại Vê-nê-xu-ê-la hiện nay “không có tin nào” trong khi nước bạn sắp bùng nổ đến nơi (“ready to explode”) theo như cách dùng chữ của BBC!
Sự kiện này khiến tôi nhớ đến bảng xếp hạng, về chỉ số tử tế (GCI) hồi năm 2014.
Blogger Nguyễn Văn Tuấn đã có nhận khá thú vị xét rằng:
“Bảng xếp hạng gọi là ‘Good Country Index’ (GCI) cho thấy VN đội sổ trong số các nước tử tế trên thế giới. Bảng xếp hạng này cho thấy VN đứng hạng 103 (trong số 124 nước) về đóng góp cho hoà bình và an ninh thế giới. Còn về đóng góp vào các quĩ từ thiện và cung cấp nơi nương tựa cho người tị nạn thì VN đứng hạng 123, tức áp chót! Tính chung, thứ hạng về tử tế của Việt Nam trên thế giới đứng hạng áp chót (124/125). Điều đáng nói hay cũng có thể xem là nhục là thứ hạng tử tế của VN chỉ đứng chung bảng với mấy nước ‘đầu trâu mặt ngựa’ như Lybia, Iraq, Zimbabwe, Yemen!”
Trong đám “đầu trâu mặt ngựa” này (ngó bộ) tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn còn bỏ sót hơi nhiều, trong đó có Venezuela – hạng thứ 117/125. Thiệt là ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.
Thời đại này không còn chỗ cho đám đầu trâu mặt ngựa (ngu xuẩn, ác độc, tham lam, bất nhân và bất nghĩa) nắm quyền. Nay mai là ngày tàn của CNXH ở Venezuela. Ngày mốt sẽ đến lượt VN thôi!
http://www.danchimviet.info/archives/103648/cai-do-trau-ngu%cc%a3a/2016/06
SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Ân Nghĩa & Oán Hận
Sau gần một thập niên giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành
Phố Hà Nội, ông Nguyễn Thế Thảo đã hạ ... cánh an toàn, và để
lại (hơi) nhiều điều tai tiếng. Người kế nhiệm, ông Nguyễn Đức
Chung, tuy mới nhận việc chưa lâu nhưng đã được dân chúng và
nhiều ban ngành đoàn thể “hoan nghênh” và “ngợi khen” không ngớt –
theo như nguyên văn cách dùng từ của giới truyền thông thuộc nhà nước Việt Nam:
Hôm nay, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung sẽ ký quyết định
tuyển dụng đặc cách vợ của phi công Trần Quang Khải vào dạy tại trường
Chu Văn An.
Trước nỗi đau, mất mát to lớn về con người sau khi sự ra đi của phi
công, Đại tá Trần Quang Khải (thuộc Trung đoàn không quân 923, Quân
chủng Phòng không - Không quân, đóng tại sân bay Sao Vàng, huyện Thọ
Xuân, tỉnh Thanh Hóa) gặp nạn khi luyện tập nghiệp vụ, Chủ tịch UBND TP
Hà Nội đã có quyết định kịp thời để động viên, chia sẻ với thân nhân gia
đình phi công Trần Quang Khải vơi đi nỗi đau, vượt lên khó khăn trong
cuộc sống...
Trước việc làm kịp thời của người đứng đầu chính quyền UBND TP
Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đạo tạo cũng hết sức ghi nhận và hoan nghênh về
chủ trương rất kịp thời này của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cùng các sở,
ban ngành liên quan.
Sau khi biết được chủ trương rất kịp thời từ Chủ tịch Nguyễn Đức
Chung, nhiều bạn đọc đã gửi những lời cảm ơn, chia sẻ về nghĩa cử cao
đẹp đáng ngợi khen của vị lãnh đạo này.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung (trái) nhận lời chúc mừng của người tiền nhiệm Nguyễn Thế Thảo. Ảnh và chú thích: báo Kinh Doanh
Công luận, buồn thay, vẫn có dăm ba điều tiếng (eo sèo) về “nghĩa cử cao đẹp đáng ngợi khen của vị lãnh đạo này.”
“Rõ ràng đây là việc làm cảm tính, không phân biệt chuyện công tư, và
quan trọng là không dựa vào điều luật nào cả. Việc này ban đầu tưởng
hay nhưng hóa dỡ, nó sẽ khiến nhiều người không phục, không công bằng,
nó giống như một sự ban ơn, sẽ tạo một tiền lệ không tốt.
Một câu hỏi được đặt ra là, vậy người thân của những phi công hi sinh
trên chiếc Casa có được đặc cách gì đó không? Rồi những người lính khác
hi sinh trong khi làm nhiệm vụ sẽ thế nào? Hay như những ngư dân “cột
mốc sống bảo vệ chủ quyền” bị bắn chết trên biển ai tiếc thương họ? ai
vinh danh họ? ai trợ giúp gia đình họ?”
“Trong lúc gia đình liệt sĩ Khải đau đớn, tang gia bối rối, tập trung hết tình cảm, sức lực vào lo đám tang, thì mọi sự thông cảm, giúp đỡ hay thực hiện chính sách [nên làm] sao cho tế nhị, không làm xáo động tâm trạng tang gia…
Nếu ông Chủ tịch Hà Nội quan tâm, thì đến thăm viếng, chia buồn
và nói riêng, hoặc để lại dòng chữ cho vợ liệt sĩ, rằng xin
chị an lòng, sẽ sắp xếp chị vào làm giáo viên Hà Nội… Việc
gì ông phải tuyên bố rùm beng, đưa vào trường Chu Văn An, rồi cho
báo đài đưa tin ầm ĩ? Người ta có quyền nghĩ, ông lợi dụng
việc này để quảng cáo cho ông là chính!”
Tôi thât tiếc là đã không thể đồng tình với những ý kiến (trái chiều) thượng dẫn. Theo Wikipedia
tiếng Việt thì ông Nguyễn Đức Chung hiện đang là Ủy Viên Trung Ương
Đảng khóa XII mà Đảng thì có nguyên cả một đội ngũ dư luận viên
chuyên “đánh bóng lư đồng.” Chủ Tịch Thành Phố Hà Nội, do đó,
cần chi phải tự vái mình – trừ trường hợp ông có chu cầu
muốn “quảng cáo” thêm (cho nó chắc ăn) như vị Chủ Tịch Nước,
với bút danh Trần Dân Tiên, ngày trước.
Tôi cũng rất tiếc là Đảng đã không trao cho Nguyễn Đức Chung
những trọng trách lớn lao hơn – ở tầm mức quốc gia – để cả
nước được nhờ (chứ không riêng gì vợ con của phi công Trần Quang
Khải) vào “quyết định kịp thời” và “nghĩa cử cao đẹp đáng ngợi
khen" của ông.
Xin đơn cử một thí dụ, một "quyết định muộn màng." Ngày 29 tháng 3 năm 2016 vừa qua, báo Quân Đội Nhân Dân hân hoan thông báo:
“Từ ngày 1-1-2016, các chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến
tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và
làm nhiệm vụ quốc tế được quy định tại Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ được thực hiện trên phạm vi toàn quốc...
Các đối tượng đáp ứng đủ các điều kiện thì được hưởng chế độ trợ cấp một
lần; chế độ bảo hiểm y tế và chế độ trợ cấp mai táng phí. Trợ cấp một
lần từ 2 đến 3,5 triệu đồng…
Dưới 1 năm, mức trợ cấp bằng 2.000.000 đồng; đủ 1 năm đến dưới 2 năm,
mức trợ cấp bằng 2.700.000 đồng; từ đủ 2 năm trở lên, mức trợ cấp bằng
3.500.000 đồng…”
Nữ dân công hỏa tuyến & nhiệm vụ quốc tế. Ảnh: tạp chí Tài Chánh
Tôi sinh trưởng ở miền Nam, nơi mà người ta chỉ cần làm ngày
là đủ, chớ không ai phải tranh thủ làm đêm (làm thêm giờ nghỉ)
và phải làm luôn “nhiệm vụ quốc tế” (nữa) nên không biết chi
về công tác của lực lượng “dân công hoả tuyến” cả. Lò mò tìm
hiểu thì được ông Hà Xuân Định, Chính Trị Viên Đại Đội Dân Công Hỏa Tuyến Mặt Trận B5, cho biết như sau:
“Nhiệm vụ đầu tiên của dân công hỏa tuyến lúc bấy giờ là tiếp tế đạn
trực tiếp cho chiến trường, nơi diễn ra các trận đánh ác liệt, giằng co
giữa ta và địch...
Riêng đoàn dân công Quảng Bình phục vụ vận chuyển đã đạt 135% kế hoạch
đề ra. Trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu xuất hiện những tập thể, cá
nhân tiêu biểu như Đại đội 2 do đồng chí Hồ Thị Thu Hiền chỉ huy liên
tục vận chuyển gạo, đạn, tải thương phục vụ chiến đấu đạt hiệu suất cao,
sau đợt phục vụ chiến dịch, đơn vị được tặng thưởng Huân chương Chiến
công hạng Nhì; đồng chí Dương Văn Tiên (xã Phú Trạch) thường xuyên gùi
hàng với mỗi chuyến 100 kg; đoàn xe đạp thồ của tỉnh Thanh Hóa đạt năng
suất vận chuyển cao.
Chiếc xe đạp thồ của anh Nguyễn Đức Thọ (huyện Đông Sơn – Thanh Hóa) chở
mỗi chuyến trên 500 kg… Những chiến công của lực lượng dân công hỏa
tuyến các địa phương Quân khu 4 đã góp phần quan trọng vào thắng lợi
lịch sử của chiến dịch Đường 9 – Nam Lào...”
Qúi đồng chí Hồ Thị Thu Hiền, Dương Văn Tiên, Nguyễn Đức Thọ ...
nếu còn sống sót, và vẫn còn giữ được những huân chương chiến
công (làm bằng) thì họ sẽ là đối tượng của Quyết Định số 49
(ký vào ngày 14 tháng 10 năm 2015) và sẽ được hưởng chế độ trợ cấp
một lần ... từ 2 đến 3,5 triệu đồng” …
Thiệt là tình nghĩa và tử tế hết biết luôn. Thảo nào mà ông nhà báo Duy Đức phải thốt nên đôi lời cảm kích:
Quyết định 49 của Thủ tướng Chính phủ mang đậm tính nhân văn, phù hợp
đạo lý, truyền thống dân tộc, thoả lòng mong ước của hàng vạn dân công
hoả tuyến qua các thời kỳ trong cả nước. Những chàng trai cô gái tuổi
mười tám, đôi mươi ngày ấy nay đã vào tuổi 60, thậm chí có cả những
người đến tuổi “xưa nay hiếm.”
Sự “cảm kích” của ông Đức khiến tôi nhớ đến những câu thơ, viết về những cô Thanh Niên Xung Phong, của thi sĩ Anh Ngọc:
Có những người leo núi
Vượt qua dốc Cổng Trời
Là những cô con gái
Qua tuổi mình ba mươi…
Cơn sốt rét triền miên
Tóc mọc rồi lại rụng
Mùa xuân thành báo động
Đoá hoa nhầu trên tay…
Đi qua tuổi ba mươi
Nhọc nhằn và lặng lẽ
Bao ước mơ giản dị
Mà sâu thẳm không cùng
Hơn mọi sự anh hùng
Là điều này nhỏ bé
Làm vợ và làm mẹ
Tuổi ba mươi chối từ …
Dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong san lấp hố bom do địch bắn phá tại đường Trường Sơn. Chú thich: Báo Tin Tức. Ảnh: Hữu Ngôi-TTXVN
Sau cuộc chiến – nếu sống còn – những “đoá hoa nhầu,” hay
những quả chanh khô (theo như cách nói bạc bẽo của đời thường)
có tên gọi là nữ TNXP đều trở thành những con số không tròn
trĩnh: không chồng, không con, không nhà, và không chế độ!
Ông Nguyễn Đức Chung còn khá trẻ, hoạn lộ còn dài. Hy vọng,
sẽ có lúc vị CTUBNDTPHN được giữ chức Thủ Tướng để “kịp
thời” ký một cái Quyết Định về "chính sách được hưởng chế độ" cho
đám TNXP. Họ đã "đi qua tuổi ba mươi, nhọc nhằn và lặng lẽ."
Phần lớn (nay) đang bước vào tuổi bẩy mươi, cũng lặng lẽ và
nhọc nhằn không kém mà vẫn chưa được hưởng chế độ gì ráo
trođi - dù chỉ một lần, và rất tượng trưng!
SƠN TRUNG * VIỆN TRẦN NHÂN TÔN TẠI MỸ
Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông trên khu di tích thắng cảnh Trúc Lâm - Yên Tử
VIỆN TRẦN NHÂN TÔN TẠI MỸ
SƠN TRUNG Tháng 9 năm 2012,Việt cộng đẻ ra Viện Trần Nhân Tôn tại Mỹ. Cũng cái thói nấp bóng, gian dối, cũng như họ đã nấp bóng GPMN để xâm lăng miền Nam theo lệnh Trung cộng để tiêu diệt dân Việt mở đường cho cuộc Nam tiến và vươn ra thế giới của Trung Cộng. Và cũng như hàng triệu lính Trung Cộng ẩn mình dưới quân phục Việt Cộng xâm lăng miền Bắc và Miền Nam từ 1949 cho đến 1975. Sau 1975, Trung cộng ép bọn Việt Cộng bán đất đai, núi rừng để Trung Cộng khai thác, lập xí nghiệp, khu kinh doanh và phố thị Trung Cộng. Họ cũng có vài trăm ngàn hoặc cả triệu quân lính khoác áo du khách, công nhân, du lịch để xâm nhập và khống chế Việt Man. Gần nhất là vụ Formosa, Trung Cộng cũng nấp bóng người Đài Loan.
Năm 2012, Việt Cộng cũng nấp bóng Đại học Harvard và các ông Mỹ như giáo sư Thomas Petterson đã tham gia làm chủ tịch, rồi một số học giả khác, một số nhà hoạt động xã hội có uy tín khác, như là Michael Dukakis (nguyên ứng cử viên tổng thống Mỹ), hoặc những người như Ann L. McDaniel (phó giám đốc tập đoàn truyền thông The Washington Post) , toàn là một đám vô công rồi nghề nhảy ra làm con rối trong tay Việt Cộng. Cái đám Việt Cộng nằm ở đàng sau là Việt Cộng tại Việt Nam và một số Việt Cộng nằm vùng tại Mỹ mà nguồn gốc là bọn phản chiến, nay vẫn ở lại Mỹ thi hành các chính sách của Cộng sản mặc dầu đôi khi họ cũng tỏ ra "bóp dế" Việt Cộng để tỏ ra ta đây là người quốc gia!.
Bày ra "Trần Nhan Tong Academy" là có nhiều chuyện buồn cười:
- Vì cộng sản căm thù trí thức, Marx coi trí thức là phản động, từ 1930, cộng sản đưa ra khẩu hiệu (trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ" , sau 1945, trí thức bị giết, bị tù, bị bạc đãi, và khinh bỉ với nhãn hiệu "tạch tạch sè"mà nay lại lập "Academy" ư?
-Phải chăng nay có 24.000 tiến sĩ dởm là đủ sánh vai với nhân tài quốc tế ?
-Các đầu gấu cộng sản như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Đức Thọ... trình độ lớp ba trường làng mà cũng xênh xang lập học viện hả?
-Phải chăng nay có 24.000 tiến sĩ giấy là đủ sánh vài với nhân tài quốc tế ư?
-Trong nước chưa có Viện Trần Nhân Tôn, chúng đốt kinh Phật, sửa chữa kinh Phật, phá chùa chiền , las61y nơi thờ Phật để nuôi heo, chứas khoai sắn , hoặc cho đám Việt Cộng, công an đóng vai tăng ni.. thì có gì mà mang ra quốc tế để hù thiên hạ?
-Trần Nhân Tôn là tổ sư phái Trúc lâm Yên Tử. Cộng sản đàn áp tôn giáo mà nay lại bày trò mèo ca tụng tụng chuột ư?
-Trần Nhân Tông là một nhà tu, một chiến sĩ, đã lãnh đạo nhân dân giành được độc lập, còn Cộng sản lấy vũ khí của Trung Cộng, cầu viện quân Trung Cộng nam xâm, và đem thanh niên làm nô lệ cho Liên Xô và Trung Cộng như Lê Duẩn thú nhận. Chính Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng sang Thành Đô xin thần phục Trung Cộng! Nhất là ngày nay, Trung Cộng ngang ngược, tàn ác, bọn Việt Cộng đều cúi đầu, không dám phản kháng. Chính Lê Đức Anh không cho quân đội chống lại Trung Cộng. Hèn nhát và phản quốc như thế như thế mà đòi sánh với vua Trần Nhân Tông là một anh hùng của dân tộc ư?
-Cộng sản sát hại tín đồ các tôn giáo, các trí thức và nhân dân nói chung, nhất là sau 1975, chúng đã giết, bỏ tù gần triệu người. Mặt mũi hung ác, thành tich máu tanh mà đòi "hòa hợp hòa giải " và "thương yêu " ư?
-Trần Nhân Tôn là gương từ bi, xóa bỏ hận thù, còn cộng sản với khẩu hiệu " đấu tranh giai cấp" , "Vô sản chuyên chính", Chuyên chính không bị giới hạn bởi luật pháp ","giết lầm hơn bỏ sót", "tàn sát không nương tay, không nhân nhượng"..thì làm sao nói yêu thương? Nghe cộng sản nói yêu thương như nghe những tên cướp khát máu đọc kinh kệ và giảng về từ bi..
Muốn hòa hợp hòa giải hãy trả đất đai nhà cửa ,tài sản của nhân dân từ 1945 cho đến nay. Đặc biệt là hãy ngưng ngay việc cuớp nhà cướp đất của dân oan, và phải trả lại tài sản và đền bù thiệt hại cho dân oan.
-Hãy trả lại tự do cho những công dân bị giam vì chính trị (chống Trung Cộng, chống vụ cá chết...)
-Phải trừng phạt những tên cộng sản phản quốc hại dân..
Không tôn trọng tín ngưỡng, không từ bi bác ái , không thương dân, chửi mắng đánh đập dân đến chết, cướp nhà cướp đất của nhân dân và các tôn giáo thì việc lập "Tran Nhan Ton Academy" là điều vô nghĩa và giả dối hòan toàn.
-Trong nước chưa có Viện Trần Nhân Tôn, chúng đốt kinh Phật, sửa chữa kinh Phật, phá chùa chiền , las61y nơi thờ Phật để nuôi heo, chứas khoai sắn , hoặc cho đám Việt Cộng, công an đóng vai tăng ni.. thì có gì mà mang ra quốc tế để hù thiên hạ?
-Trần Nhân Tôn là tổ sư phái Trúc lâm Yên Tử. Cộng sản đàn áp tôn giáo mà nay lại bày trò mèo ca tụng tụng chuột ư?
-Trần Nhân Tông là một nhà tu, một chiến sĩ, đã lãnh đạo nhân dân giành được độc lập, còn Cộng sản lấy vũ khí của Trung Cộng, cầu viện quân Trung Cộng nam xâm, và đem thanh niên làm nô lệ cho Liên Xô và Trung Cộng như Lê Duẩn thú nhận. Chính Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng sang Thành Đô xin thần phục Trung Cộng! Nhất là ngày nay, Trung Cộng ngang ngược, tàn ác, bọn Việt Cộng đều cúi đầu, không dám phản kháng. Chính Lê Đức Anh không cho quân đội chống lại Trung Cộng. Hèn nhát và phản quốc như thế như thế mà đòi sánh với vua Trần Nhân Tông là một anh hùng của dân tộc ư?
-Cộng sản sát hại tín đồ các tôn giáo, các trí thức và nhân dân nói chung, nhất là sau 1975, chúng đã giết, bỏ tù gần triệu người. Mặt mũi hung ác, thành tich máu tanh mà đòi "hòa hợp hòa giải " và "thương yêu " ư?
-Trần Nhân Tôn là gương từ bi, xóa bỏ hận thù, còn cộng sản với khẩu hiệu " đấu tranh giai cấp" , "Vô sản chuyên chính", Chuyên chính không bị giới hạn bởi luật pháp ","giết lầm hơn bỏ sót", "tàn sát không nương tay, không nhân nhượng"..thì làm sao nói yêu thương? Nghe cộng sản nói yêu thương như nghe những tên cướp khát máu đọc kinh kệ và giảng về từ bi..
Muốn hòa hợp hòa giải hãy trả đất đai nhà cửa ,tài sản của nhân dân từ 1945 cho đến nay. Đặc biệt là hãy ngưng ngay việc cuớp nhà cướp đất của dân oan, và phải trả lại tài sản và đền bù thiệt hại cho dân oan.
-Hãy trả lại tự do cho những công dân bị giam vì chính trị (chống Trung Cộng, chống vụ cá chết...)
-Phải trừng phạt những tên cộng sản phản quốc hại dân..
Không tôn trọng tín ngưỡng, không từ bi bác ái , không thương dân, chửi mắng đánh đập dân đến chết, cướp nhà cướp đất của nhân dân và các tôn giáo thì việc lập "Tran Nhan Ton Academy" là điều vô nghĩa và giả dối hòan toàn.
Chúng trao “Giải thưởng Trần Nhân Tông: Hoà Giải và Yêu Thương" cho tổng thống Miến Điện U Thein Sein và chủ tịch đảng đối lập Aung San Suu Kyi là một trò lưu manh và đáng xấu hổ vì hai vị này hiểu rõ cộng sản nên từ chối. Một tay đại khôn và đại dại là Thich Vô Hạnh cũng được chào mời nhưng năm 1995 sau khi nghe theo Việt Cộng phục vụ nghị quyết 36 hòa hợp hòa giải mà về Việt Nam lập trai đàn, rồi bỏ ra triệu Mỹ Kim lập chùa,bị Thích Đức Nghi và Cộng sản cướp chùa Bát Nhã tại Bảo Lộc, Lâm Đồng, đuổi 397 tăng ni ra khỏi chùa. Từ đó y đã cong đuôi chạy dài đâu dám nhúng chàm lần nữa!
Trao giải thưởng cho hai Miến Điện ly khai xiềng xich Trung Cộng và chủ nghĩa độc tài, còn Cộng sản làm nô lệ Trung Cộng thì sao mà đòi so sánh với Miến Điện. Toàn là một trò khả ố. Đó cũng là trò bịp họ làm cho thế giới tưởng rằng họ sẽ có cuộc chuyển đổi như Miến Điện!
Rốt cuộc, lập "Tran Nhân Ton Accademy"chẳng qua là họ muốn làm tiền bằng cách quyên góp rồi bỏ túi , lập ổ gián điệp , cơ quan tuyên truyền, hang ổ đem người nhập cư trái phép, chuyển ngân lậu và trạm buôn người của Việt Cộng. Và đó cũng là trò " hồ mươn oai hổ",bọn cướp mặc áo nhà tu, đeo thánh giá và tràng hạt, là trò con mèo gian ác kêu gọi bọn chuột yêu thương và hòa giài.
No comments:
Post a Comment