Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday 6 December 2016

KINHTẾ CHÍNHTRỊ= HÀ NỘI =’NGỤC TRUNG NHẬT KÝ’’

TS.NGUYỄNPHÚCLIÊN *KINHTẾ CHÍNHTRỊ


Nhân Bài Phân tích từ Thượng Hải của Ký giả Harold THIBAULT hôm nay 29.11.2011 với đầu đề:
LES CONFLITS SOCIAUX SE MULTIPLIENT
DANS LES USINES CHINOISES
(NHỮNG XUNG ĐỘT XÃ HỘI TĂNG GẤP BỘI
TRONG NHỮNG NHÀ MÁY TRUNG QUỐC
đăng trên Nhật báo LE MONDE 29.11.2011, trang 18, chúng tôi phổ biến lại bằng ÂM THANH (RFI) Bài về THẾ BÍ LƯỠNG NAN CHÍNH TRỊ-KINH TẾ TQ :
=> Bản chất Kinh tế Trung quốc như thế nào ?
=> Đâu là thế bí lưỡng nan mà Hoa kỳ & Liên Au đang bắt bí TQ ?
=> Khủng hoảng Nợ Hoa kỳ & Liên Au đẩy Trung quốc vào thế TỰ NỔ : xuất cảng thụt xuống đưa đến đóng cửa xí nghiệp và lao động thất nghiệp lan tràn đưa đến bạo loạn xã hội và chính trị.
Mở đầu Bài Phân tích từ Thượng Hải, Ký giả Harold THIBAULT viết như sau :
« L’indice de production industrielle compilé par la banque HSBC montre que les commandes des entreprises chinoises ont reculé, en novembre, à leur niveau le plus bas depuis trente-deux mois : cet indice se situe à 48, selon une estimation préliminaire, contre 51 en octobre, sachant qu’un chiffre inférieur à 50 indique une contraction de l’activité «
(Chỉ số sản xuất kỹ nghệ được sưu tập bởi Ngân Hàng HSBC (Hong Kong-Shangai Bank Corporation) cho thấy rằng những đặt hàng mua từ những xí nghiệp Trung quốc đã lùi hẳn xuống, trong tháng 11, tới mức độ thấp nhất từ 32 tháng trở lại đây : chỉ số này ở mức 48, theo ước tính tiên khởi, sánh với 51 vào tháng 10, cũng nên biết rằng một con số bên dưới 50 chứng tỏ một sự thu teo nhỏ lại hoạt động. )
Xin lấy Attachment ÂM THANH (RFI) nói về thế bí Lưỡng nan Chính trị-Kinh tế Trung quốc.
Nguyễn Phúc Liên
Geneva, 29.11.2011

--- On Fri, 11/25/11, viethung nguyen <viethung5959@yahoo.de> wrote:
Date: Friday, November 25, 2011, 10:07 AM

co audio cua LS Dinh Thach Bich voi bai viet cua TS Nguyen Phuc Lien ,
xin moi doc va nghe , pho bien rong rai dum , thanh that cam on .

Than Kinh .

VH

----- Weitergeleitete Message -----
Von: NGUYEN PHUC LIEN <viettudan@yahoo.com>
An:
Gesendet: 7:06 Donnerstag, 24.November 2011
Betreff: [Little-SaiGon] LƯỠNG NAN CHÍNH TRỊ-KINH TẾ TQ

LƯỠNG NAN CHÍNH TRỊ-KINH TẾ TQ
******** FontUNICODE: Xin vào Web: http://VietTUDAN.net *******
******** Bn đính kèm / Attachment *******
LƯỠNG NAN
CHÍNH TRỊ-KINH TẾ TQ
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 24.11.2011.
(Nội dung tóm tắt bài viết này đã được phỏng vấn bởi Đài RFI chiều ngày 21.11.2011)
Trong thời gian trước Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế 2008, Trung quốc đã gian giảo hốt Mãi lực của hai Thị trường Hoa-kỳ và Liên Aâu. Hốt Mãi lực để làm giầu cho mình, đồng thời tạo nợ nần và thất nghiệp cho hai Thị trường này, nhưng Trung quốc đã không biết ơn mà còn lên mặt dậy đời khi Hoa kỳ và Liên Aâu ø gặp khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế do Nợ tư và Nợ công lúc này. Sở dĩ trong thời gian trước đây, Trung quốc có thể gian giảo mà Hoa kỳ và Liên Aâu không làm mạnh bởi vì khối Tây phương muốn nhằm vào Thị trường Trung quốc với khối người 1,5 tỉ để mong bán những sản phẩm Kỹ nghệ cao. Với hoàn cảnh nợ nần và thất nghiệp hiện nay của Hoa kỳ và Liên Aâu, Tây phương một mặt vỡ mộng bán hàng cho Trung quốc, một mặt phải lo phục hồi Kinh tế của mình, nên đã tỏ thái độ cứng rắn hơn đối kẻ gian giảo này bằng khai thác những lưỡng nan của nền Kinh tế Trung quốc và đặt ra những điều kiện khét khe cho việc hội nhập hàng hóa nước này. Hai tỉ dụ điển hình mới đây nhất cho sự cứng rắn và thắt chặt điều kiện đối với Trung quốc, đó là việc Liên Au từ chối đề nghị cứu nợ từ Trung quốc và việc Hoa kỳ đòi hổ khắt khe điều kiện tham dự làm thành viên của Hiệp Hội Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership).
Nền Kinh tế Trung quốc có những LƯỠNG NAN không thể giải quyết mà phía Tây phương đang khai thác để đẩy Trung quốc vào thế phải chấp nhận thay đổi Chính trị hay chấm dứt gian manh Kinh tế. Nếu không thì chính Trung quốc sẽ đi đến tự nổ từ nội bộ. Trước đây, trong cuộc Hội Nghị về Hâm nóng Bầu khí tại Bắc Aâu, Oân Gia Bảo đã hống hách với TT.Obama, thì ngày nay tại cuộc Họp APEC ở Hạ Uy Di, Hồ Cẩm Đào ý thức được những LƯỠNG NAN nên xuống nước tiu nghỉu trước TT.Obama.
Chúng tôi bàn về những điểm sau đây:
=> Thực chất nền Kinh tế Trung quốc
=> Những Lưỡng Nan bế tắc của Kinh tế Trung quốc
=> Thái độ dứt khoát từ chối của Liên Au đối với đề nghị cứu nợ của Trung quốc
=> Điều kiện khắt khe của Hoa kỳ đối với việc hội nhập Trung quốc vào Hiệp Hội Xuyên Thái Bình dương
Thực chất nền Kinh tế Trung quốc
Chúng tôi xin phân biệt tóm lược những nền Kinh tế để trong những đoạn dưới chúng ta dễ hiểu sự từ chối của Liên Aâu đối với Trung quốc và những điều kiện khắt khe mà Hoa kỳ đòi hỏi Trung quốc phải tuân thủ.
Hai nền Kinh tế chính yếu đối nghịch nhau, đó là Kinh tế Tự do Thị trường và Kinh tế Tập quyền Chỉ huy. Nền Kinh tế Tự do Thị trường lấy TƯ HỮU những Phương tiện sản xuất làm nền tảng. Vì là tư hữu, nên Kinh tế dựa trên những hoạt động cá nhân tự do. Thị trường cạnh tranh là yếu tố điều hợp nền Kinh tế. Nền Kinh tế ấy đòi hỏi một Môi trường Chính trị-Luật pháp Dân chủ phù hợp để phát triển.
Đối nghịch lại là nền Kinh tế Tập quyền Chỉ huy. Nền Kinh tế này dựa trên chủ trương CÔNG HỮU những Phương tiện sản xuất. Cá nhân không có tự do cả về sản xuất lẫn tiêu thụ. Nhà Nước nắm giữ hoạch định sản xuất và tiêu thụ. Không có Thị trường cạnh tranh mà chỉ có những Hợp tác xã phân phối do Nhà Nước. Nền Kinh tế đòi hỏi một Môi trường Chính trị-Luật pháp độc tài độc đảng.
Nền Kinh tế Tự do Thị trường có Kích thích cá nhân tự động làm việc cho hữu hiệu, trong khi đó nền Kinh tế Tập quyền Chỉ huy thiếu yếu tố Kích thích cá nhân làm việc mà chỉ có kỷ luật ép buộc.
Từ nền Kinh tế Tự do Thị trường, phát sinh ra nền Kinh tế mang thêm Khuynh hướng Xã hội, nghĩa là khi làm Kinh tế, cũng cần lo thêm những vấn đề trợ lực xã hội. Kinh tế với Khuynh hướng Xã hội này đòi hỏi Nhà Nước có những can thiệp vào Kinh tế trong ý hướng bênh đỡ tần lớp nghèo lao động. Xin chú thích: nền Kinh tế khuynh hướng Xã hội khác hẳn với “Kinh tế Thị trường định hướng XHCN” mà CSVN đã tự đặt ra cái tên này.
Nền Kinh tế Trung quốc vẫn giữ những chủ trương chính yếu của nền Kinh tế Chỉ huy Tập quyền: Nhà Nước độc tài độc đảng “Chủ đạo“ những sinh hoạt Kinh tế. Đó là một nền Kinh tế mà quyền lực Chính trị độc tài vẫn nắm chủ động những sinh hoạt Kinh tế quốc gia. Nền Kinh tế cho phép tư hữu những thành quả Kinh tế. Chính cái quyền lực Chính trị độc tài động đảng vẫn chủ đạo Kinh tế này mà phát sinh ra tham nhũng, hối lộ và ô dù bao che nhóm đảng trong Kinh tế. Những người có quyền lực độc đoán và những người liên hệ với quyền lực ấy nhằm làm giầu cho mình bằng khai thác khối nhân lực. Để có thể khai thác khối nhân lực, phải có quyền lực Chính trị độc tài ép buộc những điều kiện làm việc và lương lậu đối với lao động. Nền Kinh tế ấy được gọi là Kinh tế nhóm đảng hay mafia tạo thiểu số người giầu gọi là Tư bản đỏ. Những thu nhập từ xuất cảng không được phân phối đồng đều.
Chính Thủ tướng Oân Gia Bảo ngày 14.03.2010, trước Quốc hội, đã tuyên bố:
“Sự phân phối không đồng đều thu nhập và tham nhũng sẽ tạo bất ổn xã hội và ngay cả bất ổn Chính trị “ (Le Monde 16.03.2010, trang 16)
Những Lưỡng Nan bế tắc của Kinh tế Trung quốc
Việc phân phối không đồng đều những thu nhập như Thủ tướng Oân Gia Bảo tuyên bố trên đây thuộc về thực trạng của sinh hoạt Kinh tế Trung quốc. Trong thời gian Khủng hoảng Tài chánh/ Kinh tế Thế giới 2008 cho đến cuộc Khủng hoảng nợ công ngày nay 2011, Hoa kỳ và Liên Au luôn luôn kêu gọi Trung quốc hãy tìm cách bằng những trợ lực xã hội để làm tăng Mãi lực của dân chúng Trung quốc gồm 1.5 tỉ người để nâng khả năng tiêu thụ Thế giới và như vậy kích cầu Kinh tế chung. Mặc khác, Hoa kỳ yêu cầu Trung quốc để Tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ cao lên và do đó dân chúng Trung quốc có khả năng tiêu thụ hàng ngoại. Trung quốc có Dự trữ ngoại tện 3’200 tỉ Đo-la, tại sao không sử dụng để đầu tư trong nước, cứu cách biệt giầu nghèo chính trong nội địa. Nhưng Trung quốc đã không làm trong nội địa mà tìm cách đầu tư hay chuyển tiền ra nước ngoài.
Cái lưỡng nan không tăng Mãi lực cho quần chúng nội địa như sau:
=> Nếu tăng mãi lực dân chúng nội địa, dân chúng giầu lên, chiếm hữu một số những phương tiện sản xuất và đòi quyền Tự do sử dụng những phương tiện ấy trong sinh hoạt Kinh tế. Phạm vi chủ đạo Kinh tế của Nhà Nước bị hạn hẹp lại. Có thể nói là tăng Mãi lực cho dân chúng có nghĩa là dân chủ hóa dần dần Kinh tế. Khi Kinh tế được dân chủ hóa, thì sự phát triển của nó đòi hỏi một Môi trường Chính trị-Luật pháp DÂN CHỦ cho phù hợp. Một nền Chính trị chủ trương độc tài độc đảng tất nhiên không cho dân Mãi lực, phương tiện làm cho Dân lật đổ quyền lực độc tài độc đảng của mình.
=> Như ở đoạn trên đã nói về việc nới rộng tư hữu trong nền Kinh tế Trung quốc, nhưng cái tư hữu này lại chỉ dành cho nhóm đảng và những kẻ liên hệ với nhóm đảng bởi vì chính nhóm đảng này vẫn nắm quyền lực Chính trị và chủ đạo Kinh tế. Phải nói rằng quyền tư hữu này là dành riêng cho nhóm đảng có quyền Chính trị độc tài. Chính vì vậy, khi Kinh tế được dân chủ hóa do tăng Mãi lực và quyền Tự do nới rộng, thì việc quyền lực Chính trị nắm độc quyền Kinh tế để thủ lợi cho nhóm đảng không cón nữa, nghĩa là Cơ chế bị tan rã.
Đó là cái lưỡng nan mà Nhà nước Trung quốc độc tài không muốn làm.
Thái độ dứt khoát từ chối của Liên Au
đối với đề nghị cứu nợ của Trung quốc
Trong cuộc Họp G20 mới đây 04.11.2011 tại Cannes, Hồ Cẩm Đào đã huênh hoang chê trách Hoa kỳ và Liên Au không biết lo liệu nội bộ để nợ nần chồng chất. Oâng muốn tỏ ra lòng tốt cứu giúp “Liên Au đang khốn cùng“, nhưng ai cũng biết rằng Trung quốc muốn xâm nhập Liên Au để cứu chính Kinh tế của mình đang đi xuống. Vì nghĩ Vùng Euro đang ở trong thế cùng kiệt, nên Trung quốc đã đặt những điều kiện quá đáng cho việc giúp đỡ. Chúng tôi xin trích đăng dưới đây Bản Tin của Phóng Viên THANH HÀ:
“Hãng Reuters, ngày hôm qua, 11/11/2011 đưa tin: Châu Âu bác bỏ các điều kiện của Trung Quốc để đổi lấy sự hỗ trợ về tài chính đối với khu vực đồng euro. Bruxelles từ chối xóa bỏ cấm vận vũ khí đối với Bắc Kinh.
Thông tín viên Joris Zylberman từ Bắc Kinh gửi về bài tường trình :
« Kể từ khi châu Âu cầu cứu cộng đồng quốc tế tài trợ khoản nợ công của các thành viên khối euro, Trung Quốc làm cao. Đó là điều rõ ràng ngay từ đầu. Bắc Kinh chỉ ra tay cứu châu Âu với một số điều kiện. Vấn đề là những đòi hỏi của Trung Quốc đã đi quá xa. Theo một số nguồn tin thân cận với chính quyền Trung Quốc thì trước mắt phía châu Âu bác bỏ toàn bộ những yêu sách của Bắc Kinh.
Dường như là Liên Hiệp Châu Âu không chấp nhận xóa bỏ cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Biện pháp trừng phạt này đã được ban hành từ sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989. Bruxelles cũng không công nhận Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường. Cuối cùng thì trước mắt châu Âu cũng chưa đồng ý để đơn vị tiền tệ Trung Quốc tham gia vào rổ tiền tệ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF với lý do là châu Âu và Hoa Kỳ lo ngại việc mở rộng quyền rút vốn đặc biệt của IMF cho Trung Quốc thì sẽ làm suy yếu vị thế của đồng đô la và qua đó làm giảm ảnh hưởng của cả châu Âu lẫn Hoa Kỳ trên bàn cờ tài chính quốc tế.
Theo Reuters, một nhà ngoại giao châu Âu xin được giấu tên, đã rất bực mình về những mặc cả của Trung Quốc và quan chức này tuyên bố rằng khối euro không bắt buộc phải năn nỉ Bắc Kinh tài trợ. Chỉ cần quyết tâm về mặt chính trị là khu vực đồng euro có thể vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay.
Nhìn từ Bắc Kinh, thất bại trong các cuộc thương thuyết với phía châu Âu có thể khiến Trung Quốc nản chí. Chính quyền không muốn dư luận Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh mền yếu trước áp lực của phương Tây ».
Điều kiện khắt khe của Hoa kỳ
đối với việc hội nhập Trung quốc
vào Hiệp Hội Xuyên Thái Bình dương
APEC mới họp ngày 12/13.11.2011. Theo nhận định của Tác giả Donald EMMERSON, thì Trung quốc muốn nhấn mạnh đến một Tổ chức Đông Á gồm các quốc gia Đông Nam Á và Trung quốc, Nhật, Nam Hàm thêm vào, nghĩa là không có Hoa kỳ. Nhưng trong cuộc Họp APEC vừa qua tại Hạ Uy Di, lợi dụng vấn đề An Ninh chung Thái Bình Dương, nhất là vấn đề Biển Đông, Hoa kỳ đề nghị một Hiệp ước rộng lớn hơn gọi là Hiệp Hội Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership TTP). Các quốc gia Vùng Thái Bình Dương, vì vấn đề An Ninh, cần sự hiện diện của Hoa kỳ, một quốc gia ưu thế về quân sự. Khi Hoa kỳ đặt Căn cứ quân sự tại Uùc cũng trong ý hướng an ninh Thái Bình dương này, nhằm giảm mối đe dọa về an ninh từ Trung quốc.
Hoa kỳ không minh nhiên loại Trung quốc ra khỏi Thị trường Tự do Mậu dịch Thái Bình Dương, nhưng đặt những điều kiện khắt khe cho Hội viên của Hiệp Hội, như:
=> Tự do Kinh doanh, nghĩa là dân chủ hóa Kinh tế. Chính trị không độc đoán nắm trọn sinh hoạt Kinh tế nữa.
=> Tôn trọng quyền lao động quốc tế
=> Tôn trọng bản quyền tư hữu trí tuệ
=> Tôn trọng Môi trường
=> Để Tỷ giá Tiền tệ uyển chuyển đối với Đo-la
Những điều kiện trên đây đụng vào vấn đề LƯỠNG NAN của Cơ chế Chính trị Trung quốc. Phải chăng đây là là những điều kiện bắt buộc Trung quốc phải thay đổi Chính trị, nếu không thì không thể là Hội viên của Hiệp Hội Xuyên Thái Bình Dương về Kinh tế/ Thương mại. Những điều kiện này đánh thẳng vào Kinh tế và Chính trị Trung quốc.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 24.11.2011.
Web: http://VietTUDAN.net

HUỲNH QUỐC PHÚ * BẪY TÌNH


BẪY TÌNH

Thủy bỏ tờ báo xuống, gỡ cặp kính để lên bàn, đôi mắt từ từ khép lại. Nàng vừa đọc một cái tin trên tờ San Jose Mercury News, số ra Sunday, Nov. 6, 2011: -

TEMPTATIONS AWAIT

Checklist for a trip to Vietnam: Visa, passport, wife’s OK. - “Sài Gòn City, Vietnam -- The trouble for Henry Liem begins every time he prepares to return to his homeland. Getting the required visa from the Vietnamese government is a breeze. It's the "second visa" -- from his wife worried that he will stray over there -- that requires diplomatic skills. "My wife is always cranky every time I go," said Liem, a philosophy instructor at San Jose City College who visits Vietnam twice a year to teach at a university. "So I rarely disclose my upcoming trip until the last minute. It's pain minimization. The longer she knows, the longer I have to bear the pain."



Bài báo mở đầu bằng câu chuyện của ông Henry Liem nào đó. Ông này về Việt Nam mỗi năm hai lần để dạy triết cho một trường đại học. Không biết ông dạy triết loại gì mà khi xin visa, ông được xã hội chủ nghĩa cho nhập cảnh một cách thật dễ dàng. Tuy nhiên, ngoài cái visa do tòa lãnh sự việt cộng cấp để nhập cảnh, ông còn phải xin thêm một visa nữa để xuất cảnh: đó là cái visa chấp thuận để đi của bà vợ đầu ấp tay gối mỗi ngày.

Một điều nghịch lý là mỗi khi xuất ngoại, hầu hết mọi người đều lo xin visa sớm, để nếu có gì trục trặc, thì còn nhiều thời gian xoay trở. Trong khi cái visa thứ nhì của ông Henry Liem thì ngược lại: phải đợi đến giờ phút cuối ông mới nộp đơn, và không đợi bà vợ có đủ thời gian suy tính cản trở, ông cuốn gói dông cho lẹ! - Cả bài báo đại ý nói về tình trạng đàn ông Việt Nam ở ngoại quốc, khi trở về thăm quê hương, thường bị (hay được!) những cô gái tuổi còn rất trẻ tống tình một cách mãnh liệt. Cho dù là người đàn ông thuộc loại “quá đát, mỏi gối chồn chân,” cũng được các nường nhỏ bằng con cháu của mình chiếu cố một cách tận tình, lý do: tất cả chỉ vì tiền chứ không phải vì tình! Có tiền là các nường sẽ chiều chuộng tới bến.

Chính vì cái đề tài “Fun for men, pain for women” nên ông ký giả người Mỹ John Boudreau bỏ công để viết và bài được đăng trên trang nhất ngày Chủ Nhật của tờ báo… ----- Khoảng năm phút sau, để tâm tư lắng đọng, Thủy mở mắt nhìn lên trần, bài báo đã khơi lại tâm tư đau đớn của nàng… Liếc nhanh về phòng ngủ của Xuân, người chồng của nàng gần bốn mươi năm, có lẽ ông ta còn ngủ, cũng có thể đã thức mà chưa ngồi dậy. Đã hai năm nay vợ chồng nàng ngủ riêng, mỗi người mỗi phòng, giờ giấc tùy hỉ chẳng ai để ý đến ai. Cứ tưởng sau bao năm làm lụng vất vả trên xứ người, vợ chồng nàng sẽ tận hưởng những gì do công lao hai người cực khổ xây dựng, được sống hạnh phúc bên nhau từng phút từng giây vào lúc cuối đời, nào dè…



Năm 1954, nhờ thấy được sự tàn ác của cộng sản, gia đình Thủy nhanh chân lên máy bay đi thẳng vào Sài Gòn và định cư tại đó. Hơn nữa Bố nàng là một người khoa bảng cho nên được chính quyền miền nam nhanh chóng chọn để nắm một chức vụ quan trọng, lúc đó nàng chỉ là một “Cô bé Bắc Kỳ nho nhỏ.” Cuộc đời niên thiếu của nàng êm ả trôi qua tại miền nam nắng ấm. Nàng là nữ sinh TV, đọc dí dỏm là Trứng Vịt thay vì Trưng Vương.


- Năm lên đệ nhị cấp, do sự giới thiệu của bạn bè, nàng quen biết Xuân, cũng là người bắc di cư, lúc đó Xuân đang học Chu Văn An, hơn nàng hai lớp. Bố của Xuân là một thương gia tương đối thành công tại Sài Thành. Cuộc tình học trò Chu Văn An Trưng Vương (CVATV) chớm nở từ đó. - Sau đó Thủy và Xuân đều học luật. Năm 1972, Xuân được bổ nhiệm làm Thẩm Phán của một tỉnh lỵ nhỏ ở miền Tây. Sáu tháng sau, đám cưới của Xuân và nàng được tổ chức linh đình tại Sài Gòn để kết thúc cuộc tình năm chữ : “CVATV” (Chết Vì Ăn Trứng Vịt.) - Nàng theo Xuân về sống tại một tỉnh lẻ của đồng bằng miền nam. Với bằng cử nhân luật, nàng xin đi dạy tại một trường trung học để cho đỡ buồn, đồng thời có thêm lợi tức.

Cũng nhờ khoảng thời gian sống gần gũi người miền nam và đám học trò thật thà chất phác, nàng cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc với mọi người. Theo nàng nghĩ, người miền nam không có chiều sâu, cho nên không cần phải “đề phòng” như người miền bắc. Chỉ cần nói chuyện một lát, là có thể đoán được người đó nghĩ gì, nàng tự hào như vậy. Nhờ vào chức vụ, Xuân được cấp cho một ngôi nhà xinh xắn bên cạnh một nhánh của sông Cửu Long.

Cuộc sống êm ả mỗi ngày của Thủy như giòng nước trôi qua lại khi thủy triều thay đổi. Đứa con gái đầu lòng của nàng cũng sinh ra tại đây. Nhiều khi nàng ngồi im lặng hàng giờ để nhìn nước trôi mà trong đầu chẳng nghĩ ngợi gì hết. Cũng có lúc nàng cảm thấy nhàm chán vì cuộc sống quá êm đềm, nhưng bây giờ, sau bốn mươi năm cuộc đời, nàng thấy nhớ giòng sông năm xưa và thèm có lại những giây phút vô tư lự quý giá đó.

- Cứ tưởng cuộc đời êm ả trôi qua, đầu Tháng Tư năm 1975, Bố nàng bất thần gọi điện thoại bảo vợ chồng nàng về Sài Gòn gấp, lý do theo Bố nghĩ: miền nam sẽ mất. Với kinh nghiệm hiểu biết về cộng sản, Bố hoảng hốt hối thúc mọi người chuẩn bị đi tỵ nạn thêm một lần nữa. Vợ chồng nàng không tin lắm vì lúc đó vùng đồng bằng vẫn an toàn không một thị trấn nào bị việt cộng chiếm đóng. Bố nàng phải nhiều lần thúc dục, nàng mới chịu ẵm con cùng chồng trở về Sài Gòn khi Quốc Lộ 4 được khai thông trở lại.


- Cuộc đời đến với nàng một cách thật dễ dàng, trong khi quân dân miền nam vất vả ngăn chặn kẻ thù vào những giờ phút hấp hối, thì gia đình nàng đã tới Subic Bay ở Philippine, có thể nói là những người tỵ nạn đầu tiên đến căn cứ này. Tài sản của cả hai bên nhà nàng và chồng, coi như mang đi hết, ngoại trừ bất động sản. Sau hai lần tỵ nạn: từ bắc vô nam và từ miền nam sang Mỹ, Thủy không có cảm giác đau khổ của một người vì bất đắc dĩ phải lìa bỏ quê hương, đôi lúc nàng còn có cảm tưởng như là đi du lịch, chỉ sau khi rời khỏi trại tỵ nạn Camp Pendleton để định cư tại Orange County, thì nàng mới phải vật lộn với đời sống vật chất của xứ này.


Trong những năm đầu, gia đình nàng được nhận trợ cấp của chính phủ, đứa con trai thứ nhì cũng chào đời lúc đó. Lợi dụng thời gian được hưởng trợ cấp, vợ chồng nàng đã đi học lại. Năm 1980 Xuân ra trường với bằng kỹ sư điện và gia đình nàng dời lên San Jose vì Xuân nhận được việc làm với lương khá cao. Sau đó Thủy cũng nhận được một việc làm về accounting đúng với ngành nàng chọn học. Thời gian trôi qua, nơi Thung Lũng Hoa Vàng, cặp vợ chồng Xuân Thủy không mấy chốc trở nên khá giả. Có lúc vợ chồng nàng làm chủ đến năm căn nhà vì biết đầu tư đúng lúc vào thị trường địa ốc.

- Đến năm 2000, Thủy về hưu vì tài chánh không còn cần thiết để nàng phải lặn lội ra đi từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều nữa. Vả lại, với số bất động sản đã có, nàng đủ việc để ở nhà quán xuyến. Chỉ có chồng nàng là vẫn còn phải tiếp tục đi làm vì lợi tức cao nhờ lương hậu, cộng với bonus và stock hãng cho. Hơn nữa Xuân phải đi làm để có bảo hiểm sức khỏe cho cả gia đình. Sau khi về hưu, Thủy được hưởng những giây phút thoải mái sau bao năm làm việc vất vả. Xuân, chồng nàng là một người đàn ông tốt, có trách nhiệm, yêu thương nàng và con cái một cách tuyệt đối.


Cả thời gian lấy Xuân, nàng chưa bao giờ thấy chồng mình dối gạt hay làm những chuyện gì có lỗi với nàng. Đôi lúc nàng còn tự hào: nhờ “chăm sóc kỹ lưỡng,” nên Xuân không “thoát” được bàn tay phù thủy của nàng, con gái “Bắc Kỳ” mà…

- Gia đình nàng và Xuân rất sùng đạo Phật. Sẵn có nhiều thời gian rảnh rỗi, nàng đi chùa để tô đắp niềm tin Phật pháp. Cả nàng và Xuân thường hay bỏ thời gian làm công quả cho chùa và dĩ nhiên cũng là người giúp đỡ tận tình nếu chùa bị kẹt về tài chánh. Cũng chính vì như vậy, vợ chồng Thủy là những người được kính nể đối với ban trị sự của chùa, tiếng nói của hai người rất được mọi người chú ý.

Ban đầu, trong những cuộc tổ chức làm từ thiện, chùa đều mời vợ chồng nàng tham gia, sau đó với sự nhiệt tình, chùa nhờ vợ chồng nàng đảm trách tất cả. - Năm 2002, chùa đón tiếp một vị sư từ Việt Nam qua chơi. Sau nhiều lần tiếp xúc với vị sư này, vợ chồng nàng quyết định về Việt Nam lần đầu, hầu để nhìn tận mắt cảnh khốn khổ của những người nghèo, nhất là những trẻ mồ côi. Lần đó vợ chồng nàng quả thật động tâm khi thấy những nỗi khổ đau của người nghèo sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.

Sau khi trở về Mỹ, Thủy và chồng thành lập một hội từ thiện, kêu gọi lòng hảo tâm của mọi người để giúp những kẻ khốn khổ bên nhà. Nhiều lần tổ chức quyên tiền, văn nghệ gây quỹ và cả hai đã nhiều lần trở về mang lại bao nhiêu niềm hy vọng cho những người khốn cùng. Thủy và Xuân hăng say làm từ thiện vì nghĩ rằng sẽ để phước lại cho con cái.

- Có một lần, trong một chuyến về Việt Nam, Xuân gặp lại một người bạn học cũ ở trung học. Tay bắt mặt mừng, cả hai đều thích thú kể chuyện ngày xưa lúc còn học ở Chu Văn An. Sau đó người bạn của Xuân mời vợ chồng nàng đi uống nước ở một quán, gần khách sạn nơi vợ chồng nàng đang trú ngụ. Quán nước này trông khá lịch sự, mặc dù các cô chiêu đãi ăn mặc cũng hơi…mát mẻ. Lúc mới bước vào quán, Thủy để ý xem cảnh vật chung quanh, cảnh giác mọi hành động lẫn lời nói của mấy cô chiêu đãi.

Mặc dù Xuân đáng tuổi bác của mấy cô này, nhưng Thủy không muốn cô nào có hành động lố lăng đối với ông chồng của mình. Nàng đã từng nghe rất nhiều lời bàn của mấy bà đã từng về trước… Có một bà bạn của Thủy kể lại rằng: khi vợ chồng bà vào một quán ăn, một cô chiêu đãi viên đáng tuổi cháu, gọi ông chồng đầu tóc bạc phơ của bà là anh và xưng em ngọt sớt.

Bà bạn của Thủy nóng mặt lên lớp cô ta rằng: “Ông ấy đáng tuổi bác của cô mà dám gọi bằng anh xưng em?” Bà này nhận được câu trả lời của cô chiêu đãi: “Ở Việt Nam, chỉ có cha và những người già tới một trăm tuổi, mới được gọi Ba và Bác, xưng con, còn dưới một trăm tuổi thì chỉ đáng làm anh thôi.” Bà bạn của Thủy giận run lên mà chẳng nói được gì, chỉ còn biết hối chồng mình đi về! Khi người bạn của Xuân gọi thức uống, một cô chiêu đãi buột miệng xưng em làm Thủy giật mình.

Nàng trừng mắt nhìn cô ta làm cô này khựng lại, lí nhí thêm vài tiếng rồi bỏ vào bên trong. Vài phút sau, một cô chiêu đãi khác mang thức uống ra. Cô này có gương mặt hiền lành, dáng điệu hết sức khúm núm. Cô ta mời mọi người dùng nước và gọi vợ chồng nàng bằng bác, xưng con. Thủy nghe cách xưng hô, lấy làm hả dạ và có cảm tình với cô này ngay. Dưới mắt nàng cô gái gợi lại hình ảnh những đứa học trò thật thà chất phát của nàng ngày xưa, lúc nàng đi dạy ở trung học.


- Trong khi Xuân và người bạn đang kể lại những kỷ niệm năm xưa, thì thình lình có tiếng ồn ào chửi bới làm náo động cả quán, cùng lúc đó, một tên thanh niên hùng hổ bước vào gọi tên Mẫn. Hắn ta chửi bới đòi Mẫn phải đưa tiền cho hắn. Người con gái mặt hiền lành mang nước cho nàng lúc nãy sợ hãi bước ra, thì ra cô ta tên Mẫn.

Tên thanh niên vừa trông thấy Mẫn là tiến tới nắm áo, tát vào mặt nàng một cái nẩy lửa. Mẫn chới với không biết phải làm sao. Tên này bèn giật cái ví từ tay của Mẫn, lục soát lấy hết tiền rồi ném trả cái ví vào mặt nàng, xong xuôi hắn bỏ đi. Trước khi rời quán, hắn không quên hăm dọa là sẽ trở lại lấy thêm…


- Cảnh tượng xảy ra làm Thủy thật bất mãn, nàng chưa bao giờ thấy một người đàn ông vũ phu đánh một người con gái yếu đuối như tên này. Nhìn vào góc nhà, Thủy thấy Mẫn đang ôm mặt khóc nức nở. Động lòng trắc ẩn, nàng đến hỏi thăm và vỗ về, đồng thời hỏi xem sự tình. Mẫn kể lể, người đàn ông đó là chồng của cô. Hai người lấy nhau bốn năm, có một đứa con gái. Vì chồng cô bị nghiện ngập lại mắc thêm tật cờ bạc, nên cả gia đình bị tan nát.

Hắn ta còn lén lút đem cầm miếng đất hương hỏa trong đó có cái nhà của cha mẹ nàng ở dưới quê. Vì muốn chuộc lại miếng đất đó, nàng phải giao con cho mẹ giữ để lên Sài Gòn tìm việc làm. Đã vậy mà Mẫn cũng không được yên, thỉnh thoảng hắn tới đòi đưa tiền cho hắn. Mẫn đã nhiều lần thay đổi chỗ làm, nhưng rồi hắn vẫn tìm thấy.

Nói xong Mẫn khóc sướt mướt làm Thủy cảm thấy đứt ruột, lòng xót xa thương hại cho một người con gái thật vô phước.

Sau khi biết rõ sự tình, Thủy sanh lòng hảo tâm, rút trong túi quần ra tờ một trăm đô la dúi vào tay Mẫn, coi như là làm một việc từ thiện. Khi nhìn thấy một trăm đô la Mỹ, Mẫn hoảng hốt đưa lại cho Thủy, nói là không dám nhận sự giúp đỡ của nàng. Cho dù Thủy nói cách nào Mẫn vẫn một mực từ chối và nói: con không dám nhận tiền của bác.

Vì tính thật thà của Mẫn, Thủy càng thấy mến người con gái đáng thương này nhiều hơn. Sau đó Thủy hỏi Mẫn là bây giờ cháu tính làm sao. Mẫn trả lời là không biết phải tính sao nữa, vì chồng nàng đã biết chỗ này rồi, thì nàng phải đi tìm chỗ khác để làm. Hơn nữa chỗ ở của Mẫn cũng bị người chồng vũ phu tìm thấy, cho nên cô ta cũng phải tìm nơi khác trú ngụ.

Đã lỡ mở lòng hảo tâm, Thủy không nỡ bỏ rơi Mẫn. Một ý nghĩ thoáng qua đầu, nàng chực nhớ trong chùa, nơi nàng hợp tác làm từ thiện có một phòng trống. Họ vẫn thường mời vợ chồng nàng đến ở mỗi khi về Việt Nam. Nàng hỏi Mẫn: “Nếu cháu không ngại, bác sẽ gửi cháu vào một chùa để tránh chồng của cháu?” Sau một hồi phân vân, Mẫn đồng ý theo Thủy về chùa. Sau đó, mỗi lần vợ chồng Thủy về Việt Nam làm từ thiện, Mẫn là một trợ tá đắc lực trong mọi công tác. Cô ta hiền lành giữ đạo làm con nên vợ chồng Thủy càng tin tưởng và thương Mẫn nhiều hơn.


- Sự việc bắt đầu xảy ra là có một lần, trước ba ngày khởi hành về Việt Nam, Thủy bị đưa vào nhà thương cấp cứu vì bị đau ruột dư. Sau hai ngày nằm bệnh viện nàng được về nhà, sức khỏe không có gì nguy hiểm, chỉ cần thời gian bình phục. Vì công việc từ thiện dính líu đến nhiều người, không thể hoãn lại được, nên Thủy bảo chồng đi một mình. Lần đó đáng lẽ chồng nàng chỉ phải ở lại có một tuần, nhưng Xuân đã ở lại đến ba tuần mới về, với lý do: chậm trễ giấy phép của chính quyền.

Sau khi Xuân trở về Mỹ, Thủy thấy cử chỉ và hành động của chồng rất khác thường: Xuân như bị mất hồn, tâm trí như ở đâu đâu và dáng dấp trông thật mỏi mệt. Nàng tưởng là Xuân quá vất vả vì công việc, nên lo săn sóc chồng một cách chu đáo…

Thật sự Thủy có ngờ đâu, lần vắng mặt của nàng đó, là lần người con gái hiền lành mà nàng thương mến giúp đỡ, đã ngã vào lòng người “bác” kính yêu và âu yếm xưng “em” với chồng của nàng một cách nũng nịu! Thật ra, lần về làm từ thiện này của Xuân chỉ cần có một tuần, nhưng chỉ ba ngày sau Xuân đã ôm trọn người con gái tuổi còn nhỏ hơn con mình trong vòng tay mà chính chàng cũng không ngờ! Sự việc xảy ra quá bất ngờ nên Xuân không biết phải xử trí ra sao.

Sau đó Mẫn đòi ra ở riêng, vì nếu còn ở lại chùa thì thế nào chuyện cũng đổ bễ. Hai tuần về trễ cũng vì Xuân phải ở lại sắp xếp chỗ ở cho Mẫn. - Sau lần đó, người chồng thân yêu của Thủy có những cử chỉ khác thường. Đôi lúc Xuân tỏ vẻ yêu thương nàng một cách nồng nàn, đôi lúc thì xa vắng như hồn về cõi khác. Xuân thường hăng say nhắc đến việc về Việt Nam làm từ thiện, chàng còn tỏ vẻ quán xuyến tất cả mọi việc để Thủy không phải lo. Hơn thế nữa, Xuân thường hay ỡm ờ là nếu Thủy không khỏe thì cứ để chàng lo cho cũng được.

Cũng vì hoạch định một chương trình từ thiện quy mô, nên hai tháng sau Xuân trở về Việt Nam, xui một điều là Thủy lại để chồng đi một mình! Lần này theo chương trình, chồng nàng sẽ ở đến ba tuần. Khi ra đi Thủy thấy mặt chồng hớn hở thì nghĩ rằng: đó là cái phúc hậu của người làm từ thiện!

Sau khi Xuân về Việt Nam được hai tuần, vào một đêm, Thủy nhận được một cú điện thoại, người gọi nàng là vị sư cô quản trị của chùa… - Để có yếu tố bất ngờ, Thủy tức tốc về Sài Gòn mà không báo cho chồng biết. Sau khi rời phi trường Tân Sơn Nhất, Thủy đến ngay khách sạn nàng thường hay ở để tìm Xuân. Không thấy chồng mình ở đó, Thủy bèn đến chùa ngay, cũng không gặp Xuân, đồng thời nàng mới biết là Mẫn đã dọn ra từ hai tháng trước. Đến bấy giờ nàng mới gọi điện thoại tìm Xuân, điện thoại không trả lời.

Cùng đường, nàng đành trở về khách sạn nghĩ cách tìm chồng, tâm can như bị thiêu đốt. Một ngày sau, có lẽ có người thông báo cho Xuân, chồng nàng hớt hải xách vali hành lý đến khách sạn tìm nàng. Gặp mặt chồng Thủy giận quá muốn xỉu, miệng mấp máy nói không ra lời. Sau cùng nàng cũng ráng hỏi Xuân đi đâu, Xuân ấp úng trả lời là đi phân phát quà từ thiện ở Bình Tuy. Nhìn mặt Xuân, nàng biết ngay đó là lời nói dối, bởi vì người chồng bao nhiêu năm nàng ôm ấp không có cái khuôn mặt trơ trẽn như vậy! Thủy òa lên khóc nức nở…

- Biết là không thể dối vợ được nữa, Xuân bèn nói thật. Chàng nói là cũng không ngờ tại sao Mẫn nằm trong vòng tay của chàng mà chàng không có cách nào chống cự, để rồi chuyện nó đến và tiếp tục tiến tới.

Với số tuổi sáu mươi, Xuân biết mình không còn bao nhiêu sức lực để theo kịp Mẫn, nhưng không hiểu tại sao mỗi lần gần Mẫn, cô ta không bao giờ làm cho chàng có cảm tưởng là một ông già và lúc nào cũng tỏ vẻ chân thành cảm kích Xuân đã cho cô ta những giây phút sung sướng tuyệt vời…Mặc dù là vậy, lần này trở về, Xuân có thủ sẵn một hộp Viagra để giúp chàng có đủ sự tự tin của người đàn ông khỏe mạnh. Hộp thuốc này chàng đã bí mật nhờ một người bạn làm dược sĩ mua dùm, Thủy hoàn toàn không biết…

- Xuân rón rén mở cửa rào để Thủy bước vào nhà, ngôi nhà nho nhỏ xinh xinh nằm trong một cái hẻm không sâu lắm. Đó là cái tổ uyên ương mà Xuân vừa mới tậu cho Mẫn được một tuần. Chàng gõ nhẹ cửa, cánh cửa mở ra, vợ chồng Thủy hết sức ngạc nhiên vì người mở cửa là tên chồng vũ phu đã đánh Mẫn tại quán nước. Hắn ta tỏ vẻ là chủ nhân mời vợ chồng nàng vào nhà. Sau khi vợ chồng Thủy ngồi xuống, hắn ta chọn một cái ghế ngồi đối diện, dáng điệu trông rất xấc xược. Lúc đó Mẫn đứng phía sau của hắn, gương mặt có vẻ ngại ngùng nhưng không còn nét hiền hậu như những lần gặp trước. Trên môi cô ta, điểm nhẹ một nụ cười khó hiểu. Thủy nhìn giáp vòng rồi nhìn Mẫn hỏi: “Mẫn, bác thương con như con ruột, sao con có thể làm nên chuyện như vậy?”




Mẫn tránh né không trả lời, tên chồng của cô ta bèn lên tiếng: “Sẵn đây tui giới thiệu cho hai bác biết, con nhỏ này tên Mận, chứ không phải Mẫn, nó là bồ của tui đó.” Thủy đi từ ngạc nhiên này, đến ngạc nhiên khác. Nhưng lúc đó nàng mới khám phá ra rằng, đây là một âm mưu có tính toán từ đầu. Hắn ta tiếp lời: “Nhân dịp này tui cám ơn hai bác đã cho tui gửi con Mận, bây giờ tui lấy nó lại.” Thủy cứng họng, biết chẳng còn gì để nói, trong khi Xuân chồng nàng mặt mày thay đổi từ xanh qua tím, quả là một điều sỉ nhục. Thủy hậm hực đứng lên ra về, chồng nàng tiu nghỉu, tay chân run rẩy riu ríu theo sau…

- Kể từ lần sau cùng về làm từ thiện, Thủy đau khổ tột cùng vì sự phản bội của người chồng yêu quý. Tình cảm hai người hầu như không còn có thể hàn gắn lại. Còn Xuân thì mang một mặc cảm tội lỗi tày trời mà chàng tự nghĩ không thể nào tha thứ cho mình được. Đã nhiều lần chàng quỳ gối trước mặt Thủy khóc lóc van xin tha thứ. Đối với Thủy, người đàn ông mà nàng kính yêu trước kia, bây giờ trông sao hèn hạ quá! Nhục nhã quá! - Xuân đã xin nghỉ việc sau khi trở về.

Chàng như một kẻ tàn phế từ thể xác đến linh hồn, không còn tâm tư để làm việc được nữa. Việc chùa chiền, làm từ thiện, vợ chồng nàng đều hoàn toàn chấm dứt. Hai đứa con nàng thấy Bố quá tội nghiệp đều năn nỉ xin nàng tha thứ cho Bố. Vì thương con, hơn nữa chuyện xảy ra Thủy cũng có một phần trách nhiệm, nên lần lần Thủy cũng dịu lại.

Xuân vì muốn chuộc lỗi lầm của mình nên lúc nào cũng chiều chuộng vợ một cách quá đáng, nhiều lúc làm Thủy bực mình, nhưng sau cùng nàng lại thấy tội nghiệp… Rồi thì vào một ngày đẹp trời, Thủy đã xiêu lòng và chuyện tình vợ chồng nàng bắt đầu nối lại. Số thuốc Viagra mà Xuân đã dùng vào việc “bất chánh” trước kia, phần còn lại, bây giờ lại có… chánh nghĩa.




----- Đầu óc Xuân mơ hồ, tai nghe văng vẳng những tiếng xôn xao xa vắng. Đôi mắt chàng từ từ hé mở, nhưng phải nhắm lại ngay vì ánh sáng quá chói chang. Chàng không biết mình ở đâu, cũng không biết chuyện gì xảy ra. Định thần vài giây, chàng lại từ từ mở mắt, chưa kịp nhìn thấy gì thì đã nghe tiếng nói quen thuộc của vợ. Phải thêm chừng ba mươi giây nữa thì Xuân mới biết là mình đang nằm trong bệnh viện…

Trong vòng hai tháng, đây là lần thứ nhì chàng bị xỉu và phải đưa vào cấp cứu. Đã nửa năm nay, sức khỏe của Xuân không tốt. Chàng không nghĩ là mình có bệnh gì nguy hiểm, nhưng không hiểu tại sao cứ thấy mỏi mệt, nhức đầu, đau nhức, tay chân rã rời, con người không có sinh lực… Vì thấy cái sân cỏ mọc quá cao, Xuân miễn cưỡng đi lấy máy ra cắt. Có lẽ vì nắng hơi gắt, cộng với trong người không được khỏe, nên khi làm nửa chừng chàng bị xỉu.

Cũng may là Thủy đang ở gần đó, nên vội vàng gọi xe cứu cấp đưa chồng vào nhà thương. Thủy hoảng hốt sợ chồng mình bị stroke mặc dù lần trước đã không phải. Sau khi nằm ở phòng cấp cứu được năm giờ, Xuân được cho về vì không thấy gì nguy hiểm. Tuy nhiên vì đây là lần thứ nhì, nên bác sĩ cấp cứu khuyên chàng nên gặp bác sĩ riêng của mình để được theo dõi kỹ hơn…

-----


Xuân bước vô nhà, buông người ngồi phịch xuống sofa, tay ôm mặt khóc, chàng thấy cả thế giới chung quanh mình sụp đổ. Xuân tự hỏi: tại sao ông Trời lại có thể tàn nhẫn với chàng như thế được? Sau nhiều cuộc thử nghiệm, kết quả sau cùng bác sĩ có câu trả lời: chàng bị nhiễm trùng HIV, tình trạng trên đà bộc phát! Thêm một hậu quả tai hại do lỗi lầm của chàng gây ra hơn năm năm về trước! Dù có hối hận, tìm cách chuộc lỗi, nhưng đã muộn rồi! Thủy có thể tha thứ cho chàng, nhưng với cái bệnh nan y thời đại, cái giá mà Xuân phải trả thật là quá đắt! -----


Thủy nhìn lên bàn thờ Phật, tâm tư thật hỗn loạn. Nàng không biết là mình nên cầu cứu với đấng Bồ Tát, hay là trách cứ Ngài. Cả gia đình nàng hoàn toàn bị sụp đổ khi khám phá ra rằng: nàng cũng bị nhiễm trùng HIV do chồng truyền sang!

Còn gì tệ hại hơn nữa không? Chắc là không, theo nàng nghĩ! Kể từ thời niên thiếu, cuộc đời của Thủy êm ả trôi qua, chỉ phải chịu cực đôi chút vì cuộc sống vật chất trên đất Mỹ, nhưng nói chung nàng luôn nhìn đời là màu hồng. Cứ tưởng rằng với thành quả đạt được sau bao năm vất vả, về hưu, nàng sẽ sống phần đời còn lại một cách thoải mái trong tình yêu gắn bó của gia đình.

Nào ngờ tất cả đều sụp đổ kể từ khi vợ chồng nàng bắt đầu… làm từ thiện! Trách ai đây? Bồ Tát chăng? Nhiều khi quẩn trí nàng có ý đó, nhưng rồi lại sợ xúc phạm tới đấng thiêng liêng mà bao năm gia đình nàng đặt hết niềm tin. Trách con Mận và thằng bồ của nó chăng? Đúng, nếu không có con Mận và thằng bồ của nó bày mưu lập kế, thì người chồng đi ngay về thẳng của nàng đâu có phạm phải một lỗi lầm tày trời như vậy!

Trách Xuân, chồng nàng chăng? Cũng đúng nữa. Tại sao người chồng của nàng lại dám phản bội nàng đi ngoại tình với một đứa con gái tuổi còn nhỏ hơn con mình? Nàng không bao giờ tin chuyện đó có thể xảy ra được! Vậy mà nó xảy ra! Trách nàng chăng? Chuyện xảy ra quá đau khổ, nghĩ tới cái gì, nàng trách cái đó, nghĩ tới người nào nàng trách người đó, trong đó có cả nàng: Nàng trách mình tại sao về hưu sớm, để có quá nhiều thời gian đi chùa, từ đó mới bày đặt đi làm từ thiện! Mà muốn làm từ thiện cũng không sao, nhưng tại sao phải về Việt Nam?

Xứ Mỹ này cũng lắm người cần giúp đỡ kia mà? Nàng trách nàng quá dại dột đã để người chồng hiền lành không kinh nghiệm tình trường đi một mình! Chỉ cần một chút mánh khóe của con Mận là đã hồn bay phách tán, quên mất đường về!

Nàng trách nàng quá khờ dại tin người. Trách mình quá tự tin: nhìn bề ngoài của một người miền nam, mà tin là đoán được những gì họ nghĩ trong đầu, như nàng đã từng tự hào khi còn theo chồng dạy học ở miền tây tỉnh lẻ. Nàng không ngờ sau ba mươi năm xa quê hương, vật đổi sao dời, xã hội Việt Nam đã bị nhiễm độc nặng, trong đó, những đứa con gái thật thà miền nam cũng cùng số phận! Nàng trách, nàng trách tất cả, trách để trút bỏ cái tức, xả bỏ cái hận, trách cho vơi nỗi niềm, trách để đổ lỗi tại cái này, vì người kia, nhưng rốt cục, càng trách nàng càng thấy đau khổ.



Tiếng chuông thanh thoát chấm dứt phần đọc kinh buổi sáng, Thủy nhẹ nhàng để cây chày xuống bàn, ngước mắt nhìn lên bức hình Phật Tổ Như Lai, hai tay chắp trước ngực, nàng lâm râm khấn vái thêm vài phút trước khi đứng dậy. Ngày hai buổi thành tâm tụng niệm, rốt cục Thủy dần dần tìm thấy sự an bình cho tâm hồn. Một điều Thủy khám phá ra rằng: không phải cứ đi chùa thường xuyên là tu. Cũng không phải cho người ta nhiều tiền là làm từ thiện, có nhiều phước. Càng không phải đọc kinh cho hay, lạy cho nhiều là trở thành một người tu hành có cấp bậc cao, để được người khác kính trọng. ..

Tất cả là duyên, là nghiệp hay nói nôm na là cái số. Phật ở trong tâm của ta. Phật ở trong tất cả hành động sinh hoạt hàng ngày. Phật ở tất cả mọi nơi. Điều quan trọng nhất là tâm hồn phải vị tha, luôn thành tâm hướng thiện. Mọi việc đã có tạo hóa an bài… Nàng đã ngộ.



CHÚ THÍCH: Vì một cái duyên, tôi biết được câu chuyện. Bài báo của ký giả John Boudreau là động lực thúc đẩy tôi kể lại. Hy vọng nó sẽ đóng góp vào kho tàng vô tận“Chuyện Dài XHCN.” Vì là chuyện dài xhcn, nên còn rất nhiều mánh khóe hấp dẫn mình chưa thấy hết. Theo tôi nghĩ: nếu còn “Khúc Ruột Ngàn Dặm,”thì mình sẽ còn được thưởng thức những câu chuyện cười ra nước mắt! Xin chúc tất cả may mắn! 2011

Lạc Long Huỳnh Quốc Phú

HUỲNH TIẾN NGHIÊU * CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

Các đại biểu tham dự hội nghị thượnCác đại biểu thCác đại biểu tham dự hội nghị thượng đỉnh Asean-Hoa Kỳ cùng chụHìp hình tại Nusa Dua, Bali, hôm 18/11am dự hội nghị thượng đỉnh Asean-Hoa Kỳ cùng chụp hình tại Nusa Dua, Bali, g đỉnh Asean-Hoa Kỳ cùng chụp hình tại Nusa Dua, Bali, hôm 18/11



THIỆT GIẢ KHÓ PHÂN

HUỲNH TIẾN NGHIÊU

Trước hội nghị Đông Á tại Bali (Indonesia) ngày 18-11-2011 và Quốc hội ngày 25-11-2011, thủ tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố đòi chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa, lời lẽ rất mạnh bạo. Tuy nhiên, nhiều lý do khiến ta phải nghi ngờ đằng sau có gì khó khăn, trở ngại mà Nguyễn Tấn Dũng hành động không đúng với lời tuyên bố của ông.

Cộng sản gian manh, nhiều thủ đoạn. Trong khi tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa, Bộ phim “Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát” bị cấm tại Saigon, và Cộng sản vẫn đàn áp biểu tình, bắt người biểu tình và khủng bố khắp nơi như vụ bắt Nguyễn Văn Liá, tín đồ Hòa Hảo ở An Giang.

Đài Á Châu Tự Do trong bài Khi niềm tin bị khủng bố, Mặc Lâm, biên tập viên RFA ngày 2011-11-29viết như sau:
Trong khi dư âm của phiên chất vấn Thủ tướng vẫn còn lan tỏa trên mạng thông tin cả lề trái lẫn lề phải, với sự phấn khởi của người dân khi biết rằng chủ trương của chính phủ đã được công khai và Luật Biểu tình cần được xem xét và soạn thảo.
Thế nhưng chỉ hai ngày sau phiên chất vấn, ít nhất 16 người đã bị bắt, bị đối xử thô bạo vì tụ tập tại Bờ Hồ vào sáng Chúa nhật 27 tháng 11.
Sáng Chúa Nhật 27 tháng 11 người dân Thủ đô có việc chạy ngang tượng đài Lý Thái Tổ chắc sẽ ngạc nhiên vì ngay từ sớm một số các loại xe công an, cơ giới có cả xe buýt và xe công nông đã hiện diện từ sớm tinh mơ. Người hiểu chuyện lại càng ngạc nhiên hơn vì thông tin trên mạng cho biết sáng hôm nay sẽ có một cuộc biểu tình ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng qua việc yêu cầu Quốc hội xem xét và soạn thảo Luật biểu tình. Ngạc nhiên bởi người biểu tình chưa xuất hiện mà công an và an ninh đã có mặt trước hẳn nhiên kịch bản bắt bớ, lôi kéo và thậm chí dùng các biện pháp mạnh bạo đối với người biểu tình chắc chắn sẽ xảy ra.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ovr-react-on-peo-gather-hk-lake-11292011074052.html

Ngày 28-11-2011, tàu đánh cá Quảng Ngãi "bị tàu lạ đánh chìm" nhưng Viet Nam im lặng, không dám hó hé!Ông Mai Xuân Thủy cho biết:
Trong thời gian gần đây, báo chí trong nước cho hay nhiều sự cố tàu cá của ngư dân bị “tàu lạ” đâm gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Nguồn tin mà ông Mai Xuân Thủy nhận được từ các ngư dân có mặt tại hiện trường không đủ để nhận diện 'tàu lạ'.http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/11/111130_viet_fishing_boat_clashed.shtml

Thế mà tháng trước bọn họ làm một phim Việt Nam đâm tàu Trung Quốc!Nay tàu lạ nó đâm thật thì quý ngài im lặng. Thế là thế nào?


Năm kia, thế giới kết án Việt Nam đàn áp tôn giáo, Việt Nam bèn tổ chức Phật đản và cho giáo gian Vô Hạnh về ca múa tung tăng. Sau khi được xóa sổ đoạn trường, cộng sản quay lại đàn áp tôn giáo và cướp chùa Bất Nhã của Vô Hạnh.
Tháng trước, người Mỹ tuyên bố Việt Nam thiếu dân chủ, Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố ra luật biểu tình, rồi có tên thổi ống đu đủ, tuyên bố ra luật thơ! Chúng làm ra vẻ tự do dân chủ, ra vẻ tôn trọng pháp luật để lừa mình dối người.

Luật biểu tình như thế nào? Hiến pháp 1945 Cộng sản bảo đảm quyền tựdo biểu tình, nhưng sau đó Hồ Chí Minh đem luật đó bỏ thùng rác. Nay ra luật biểu tình ư? Nó là con dơi hay con chuột? Có gì mà phấn khởi.nếu chúng ra điều khoản: Đất nước ta rất dân chủ, không cần biểu tình. Ai biểu tình là phá hoại dân chủ, là phản quốc tội tử hình hay tù chung thân." Có thể chúng làm như vậy.

Trong khi Nguyễn Phú Trọng sang quỳ lạy Bắc kinh, bọn Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang chạy đôn chạy đáo coi như nỗ lực của Việt Nam chống Trung Quốc nhưng thật ra để che mắt việc quỳ lạy của Việt Nam. Phải chăng quỳ lạy, thần phục Trung Quốc là thật là điểm, còn giao thiệp với Mỹ và Đông Nam Á là hư chiêu, là diện Chúng nó một lũ với nhau, đứa đánh trống, đứa thổi kèn, cùng đóng tuồng để để phỉnh gạt nhân dân trong nước và quốc tế.

Bọn cộng sản cũng hành động giống như câu chuyện sau đây:
Có một bữa nọ trên tàu hỏa chạy Bắc Nam Có một ông ngồi cạnh một bà. Lúc vào đường hầm tối, người ta bỗng nghe có một cái tát tai, rồi nghe người đàn ông nói to: "Cho mày chết này!Con muỗi mày dám đốt tao!"Nhưng người ta thấy rõ má ông hiện một bàn tay đỏ rần.Thế là thế nào?

TRẦN VIỆT TRINH * BÁN MÁU

Xếp hàng chờ bán máu tại Trung tâm Truyền máu Huyết học. Ảnh: SGGP
Xếp hàng chờ bán máu tại Trung tâm Truyền máu Huyết học.
Những người bán máu

Trần Việt Trình
Đàn ông bán máu
Trời chưa sang hẳn, anh Hùng ở Phú Nhuận đã hối hả lọc cọc đạp chiếc xe đạp cà tàng hướng về Bệnh viện Truyền máu Huyết học ở Quận 1 Sài Gòn. Mấy năm nay anh giấu vợ dối con để đi bán máu. Dù chưa tới tuổi 50 nhưng trông anh chẳng khác nào một ông già 70, da dẻ nhăn nheo, xanh mét. “Gần 7 năm nay, bà ấy bệnh liệt giường, mọi việc trong gia đình đều đổ hết lên vai tôi.



Nào tiền ăn cho cả nhà, tiền thuốc men của bà ấy, tiền học của 2 đứa con”, anh tâm sự. Theo quy định của y tế của nhà nước thì 2 tháng mới được hiến máu một lần nhưng tháng nào anh cũng tự nguyện ... bán. Để tránh sự nhận diện của bác sĩ, anh làm 2 thẻ hiến máu, một ở Bệnh viện Truyền máu Huyết học và một ở Quân y viện 175 ở Gò Vấp.

Chẳng qua túng quá nên mới làm liều thôi”, anh Nguyễn Văn Định ở Chợ Gạo, Tiền Giang cũng cùng một nỗi niềm. Anh cũng chỉ mới ngoài 40 tuổi nhưng có tới 9 năm hành nghề bán máu từ Tiền Giang lên tới Sài Gòn đến nhẵn mặt các bệnh viện. Có lúc không còn đường nào khác anh phải ra bến xe đò Miền Đông năn nỉ mấy bác tài cho quá giang ra Hà Nội để … bán máu.
Đàn bà bán máu
Đàn ông bán máu, đàn bà cũng bán máu. Chị Hạnh ở Xã Xuân Thới Thượng Hốc Môn, tuổi đời chưa ngoài 50 mà đã có đến hơn 20 năm tuổi hành nghề bán máu. Chị bắt đầu đi bán máu từ năm 1989, lúc đó hoàn cảnh gia đình của chị vô cùng khó khăn, không nghề nghiệp lại một nách hai con nhỏ nên thường xuyên túng quẫn. Khi trong nhà không còn một hạt gạo, nhìn đứa lớn nhăn nhó vì đói và đứa nhỏ khóc đòi ăn, chị đành liều thân đi bán máu. Lúc đó 30 ngàn đồng một bịch máu đã nuôi sống gia đình chị hơn một tuần. Kể từ đó, chị dấn thân vào nghề bán máu.
Suốt 20 năm, chị không nhớ bao nhiêu lần mình rút máu ra bán và cũng không nhớ số máu bán ra là bao nhiêu. Hai đứa con đang tuổi còn đi học, không muốn chúng phải bỏ giữa chừng nên mỗi lần cần đóng tiền học hay mua sách vở cho con là chị phải đi bán máu. Quy định của nhà nước phụ nữ bốn tháng mới được lấy máu một lần nhưng vì túng quẫn quá nên có khi một năm chị bán sáu, bảy lần. Cũng như anh Hùng và anh Định, để qua mặt bác sĩ, chị phải làm hai thẻ hiến máu, một ở Bệnh viện Truyền máu Huyết học và một ở bệnh viện 175, sau này cả ở bịnh viện Chợ Rẫy nữa.

Những  người chờ chực bán máu tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Như Lịch

Một trường hợp khác, chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh ở đường Hồ Thị Kỷ quận 10 Sài Gòn, đã gia nhập đội quân bán máu gần 16 năm nay kể từ ngày đứa con trai duy nhất của chị bị bệnh u não. Sau đó chị chuyển sang bán tiểu cầu để được nhiều tiền hơn. Chị bộc bạch: “Cứ đến ngày lấy thuốc cho con là vợ chồng tôi chạy vạy tứ tung, song lần nào cũng bí quá, đành phải bán máu, rồi bán tiểu cầu để lấy tiền. Có tháng túng bấn quá, tôi bán đến 2-3 lần và phải đi 2-3 chỗ, mới đủ tiền trang trải”.
Công nhân bán máu
Uyên, một công nhân ở khu công nghiệp Tân Bình thổ lộ: “Mình ở tận Hải Dương vào đây lập nghiệp, nhưng lương công nhân thấp quá nên mỗi tháng muốn gửi ít tiền cho gia đình mình phải đi bán thêm tiểu cầu mới có thể xoay xở được”. Uyên tâm sự thêm “Công nhân bọn mình, có đứa sống chủ yếu bằng nghề này chứ không phải bằng lương đâu”. Trên gương mặt của cô, một người ốm yếu, là vẻ hao gầy nhợt nhạt của một người thường xuyên bán đi những giọt máu của chính mình, đổi lại là những bữa cơm công nhân đạm bạc và niềm an ủi của cha mẹ nơi quê nhà nghĩ đến sự thành công của đứa con tha phương lập nghiệp.
Học sinh Sinh viên bán máu

Một bạn trẻ tên Tân, có 6 năm thâm niên hành nghề bán máu cho biết “Mình đi rút máu từ lúc còn học trung học phổ thông. Hồi đó chưa có chứng minh thư nên mượn tạm của ông anh rồi thay tấm ảnh của mình vào, phí cho dịch vụ này không tốn lắm! Còn các thông tin lưu lại cho bệnh viện khi bán máu thực ra chỉ là thủ tục pháp lý chứ không ai kiểm tra mình bệnh gì trước đó hay sức khỏe như thế nào đâu”. Giọng Tân trùng xuống nói tiếp: “Làm cái nghề này sức khỏe cũng xuống rất nhanh. Có lần rút máu xong, vừa ra khỏi cửa là mình ngã gục xuống. Người nào hành nghề chuyên nghiệp thì sớm muộn cũng làm bạn với đau tim, còn đau đầu hay chóng mặt chỉ là chuyện lặt vặt”. Tân cho hay hiện có rất nhiều người chỉ sống bằng nghề bán máu, thậm chí họ còn chọn bệnh viện làm nơi cư ngụ thường xuyên để dễ dàng hành nghề.
Cả làng bán máu
Người người bán máu, nhà nhà bán máu, làng làng bán máu. Đó là làng nổi với hơn 30 gia đình sống dưới chân cầu Hồng Phú, phường Quang Trung, xã Phủ Lý tỉnh Hà Nam. Cả làng có chung một nghề: bán máu. Họ đến từ các miền khác nhau của đất nước như Sài Gòn, Quy Nhơn, Nam Định và Hải Phòng. Phủ Lý trở thành nơi an cư của họ bởi tiện bề đi lại để bán máu cho các bệnh viện ở Hà Nam, Bắc Ninh, Ninh Bình và Hà Nội. Sở dĩ họ phải làm nghề này vì chẳng còn con đường nào khác kiếm sống. Giá 250cc máu là 150,000 đồng, nhưng thực ra họ không được hưởng toàn bộ số tiền đó. Họ phải chi tiền cho nhân viên giám định để đổi lấy giấy chứng nhận sức khỏe. Ngoài ra, còn phải tiền tàu xe đi lại, nên cứ 250cc máu họ chỉ cầm được chừng 90,000 đồng là nhiều.
16062011 co mau “Cò máu”, “cò” trên nỗi đau của đồng loại
Khó nhận biết, trong những người này, ai là người bán máu, ai là “cò” máu.
Tình hình bán máu

Ở các bệnh viện lấy máu ở Sài Gòn ngày nào cũng có người rồng rắn xếp hàng chờ bán máu. Trung bình mỗi ngày Bệnh viện Truyền máu Huyết học có khoảng 100 người đến bán máu. Do nhu cầu bán máu nhiều, để có thể bán được máu, bắt buộc người bán phải đi thật sớm để xếp hàng. Tại Trung tâm Truyền máu Huyết học ở quận 5 mới 6 giờ sáng đã có cả trăm người đứng, ngồi kéo dài từ cửa trung tâm ra tận vỉa hè.

Mỗi lần bán 450ml máu chỉ được 250,000 đồng nhưng phải 2, 3 tháng mới bán được một lần. Còn mỗi lần bán tiểu cầu được 450,000 đồng, chỉ một tháng sau đã có thể bán tiếp. Tiểu cầu là một loại tế bào máu được dùng trong một loạt bệnh lý, có tác dụng cầm máu mà hầu hết các bệnh viện đều rất cần nhưng nguồn cung cấp không đủ cho nhu cầu. Việc lấy tiểu cầu ở trong nước rộ lên chừng 3 năm nay. So với máu toàn phần, tiểu cầu (cách gọi dân dã là máu chọn) có giá cao gấp đôi nên nó có sức hấp dẫn lớn đối với những người bán máu.

Ngành y tế nhà nước quy định mỗi người 3 tháng mới được lấy máu một lần và người hiến máu phải cân nặng trên 45kg và trên 18 tuổi. Nói thì nói vậy nhưng rất nhiều người vì hoàn cảnh khó khăn, cần gấp một khoản tiền đã phớt lờ và qua mặt quy định.

Hiến máu hay bán máu?
Ngày 14 tháng 6 vừa qua là ngày thế giới hiến máu, World Blood Donor Day. Từ năm 2004, Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization) , Hiệp hội truyền máu thế giới (International Society of Blood Transfusion) , Liên đoàn người hiến máu tình nguyện thế giới (International Federation of Blood Donor Organizations) và Hiệp hội Hồng Thập Tự - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (International Federation of Red Cross and Red Crescent Societies) đã lấy ngày 14 tháng 6 hàng năm làm World Blood Donor Day. Mục đích của ngày này không chỉ để lôi cuốn những người mới tham gia hiến máu mà chính là nhằm tôn vinh những người đã hiến máu thường xuyên 2, 3 lần hay nhiều hơn trong năm.

Ở các nước văn minh tiến bộ, hiến máu là một hành động nhân đạo, có tính nhân sinh cao và thể hiện sự tương thân tương ái. Ở Việt Nam hiện nay người hiến máu thì ít mà người bán máu thì càng ngày càng nhiều. Năm ngoái, năm2009, tổng kết cả nước thâu được 632,902 đơn vị máu, trong đó người hiến máu tình nguyện chiếm 79,06%. Như vậy có nghĩa là có đến 1/5 số máu thâu được không do người dân tự nguyện hiến mà là đem thân đến bệnh viện nạp mạng để bán. Những trường hợp bán máu như đã nêu trên gồm đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi thành phần của xã hội. Những mảnh đời đi bán máu ấy khiến ai nghe cũng phải xót xa! Những người này đi bán máu để có tiền duy trì sự sống rồi lại bán đi chính sự sống đó của mình. Cái vòng luẩn quẩn ấy cứ tiếp diễn, chỉ những người thân khi biết chồng, vợ, mẹ, cha mình phải đi bán những giọt sự sống để duy trì cuộc sống của họ là thấy đắng lòng và xót xa cho cái thân phận nghèo.

Vừa qua ở trong nước, từ ngày 9 đến ngày 15 tháng 6, nhà cầm quyền CSVN cũng cho tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi để tôn vinh những người hiến máu với chủ đề “Lễ tôn vinh người hiến máu tình nguyện Việt Nam”. Qua đó, nhà cầm quyền tuyên dương 100 người hiến máu tiêu biểu, có số lần hiến máu cao nhất ở các tỉnh, các thành phố, và các bộ, các ngành. Những người tình nguyện này cao lắm thì cũng chỉ hiến máu đôi ba lần trong năm. Còn những người bán máu như đã nói ở trên thì sao? nhà cầm quyền có quan tâm đến họ không? Có ai tôn vinh họ không? Họ bán hàng tháng và bán dai dẳng hàng chục năm, hàng hai chục năm. Không có tiền cho con đóng tiền học, thiếu tiền nhà, thất nghiệp, … họ đành phải chấp nhận đi bán máu. Nhiều người trở thành kẻ bán máu chuyên nghiệp, thậm chí có người thâm niên 20 năm trong nghề. Những đồng tiền bán máu ít ỏi nhưng là cứu cánh cho nhiều gia đình, giúp bao em nhỏ không phải bỏ học, giữ yên ấm cho biết bao mái nhà. Đó là một việc làm mà chúng ta không khỏi cảm thấy xót xa, ngậm ngùi!

Trớ trêu thay, bên cạnh những mảnh đời bất hạnh đó, bên cạnh biết bao nhiêu người đang vật lộn với cuộc sống để sinh tồn, bán máu để mưu sinh là những cuộc liên hoan xa hoa tốn kém, những bữa chè chén bạc triệu ở các nhà hàng sang trọng khi các cán bộ tiếp khách. Những cuộc rượu chè xa xỉ đua nhau nốc bia rượu cho đến say xỉn không còn biết đường về. Tính ra một lít máu đỏ của người khốn cùng rút từ chính cơ thể của mình đem bán chỉ được vài ba chục đô la, chỉ đáng giá một chai rượu đỏ loại xoàng đủ cho một cấp lãnh đạo loại thường nhấp môi trong 1 buổi tiệc “chiêu đãi”.

Máu người còn rẽ hơn rượu!

Dọc đường phố đông đúc của Hà Nội và Sài Gòn ngày nay có lắm người ăn bận quần áo đắt tiền, lái những chiếc xe hơi sang trọng nhất thế giới, và hàng ngày dùng những bữa tiệc no say tại những khách sạn huy hoàng tráng lệ. Việt Nam ngày nay có tầng lớp đại gia với khả năng tài chính vô hạn, có giới tư bản đỏ sống đời xa hoa tậu nhà hàng triệu triệu Mỹ kim ở trong nước cũng như ở ngoài nước, có cấp lãnh đạo nhà nước với tài sản kết xù và có con cháu cán bộ cao cấp đua đòi với những chiếc xe hơi Rolls-Royce, Bentley loại hàng “độc” đắt nhất thế giới.

Chủ nghĩa Cộng Sản ngày trước phát triển mạnh nhờ chiêu bài “xóa bỏ giai cấp” để đưa đến thế giới đại đồng, nhưng ngày nay thực tế cho thấy hoàn toàn ngược lại. Không những không “xóa” mà còn “thêm” để cho sự cách biệt giai cấp ngày càng tồi tệ hơn: giai cấp của tham quan thì giàu nứt vách còn giai cấp của nhân dân thì nghèo mạt rệp.
Ở Việt Nam ngày nay người giàu không ít nhưng người nghèo thì quá nhiều và nghèo quá nghèo. Người nghèo thì nghèo đến khốn cùng còn người giàu thì giàu không thể tưởng tượng nổi. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, dễ dàng bắt gặp ở mọi nơi trên đất nước, ngày càng rõ rệt. Đó là “thiên đường xã hội chủ nghĩa”!
Trần Việt Trình

XÃ HỘI VIỆT NAM * HÀ NỘI



Không phải tất cả nhưng gần đây nhiều du khách miền trong khi tới Hà Nội kêu rằng họ bị chặt chém, đến cả đi toilet vì "nói giọng miền Nam"...

Nghe giọng Nam là “chém”

Không biết tự bao giờ Hà Nội đã được các du khách ngoại tỉnh, đặc biệt là người miền Nam đặt cho cái tên “miền đất dữ” hay “đất ớn”. Không ít người dù rất muốn đến thăm Hà Nội đã quyết định hoãn vô thời hạn ý định này khi được người khác kể cho nghe những kinh nghiệm “xương máu” về Thủ đô.
http://afamily1.vcmedia.vn/lz22gR5gAUy5ERF6knDuUrImpNtM4c/Image/2011/11/221111afamilyDLnoi1_aadc8.jpg

Vây kín, chèo kéo, bắt chẹt du khách ở Hà Nội khiến nhiều người “một đi không trở lại”. (Ảnh minh họa).

Chị Nguyễn Bích P – công tác trong ngành truyền thông ở Bình Thuận là một trong những người có nhiều kỷ niệm “đau” nhất. “Nhiều bạn bè của tôi nhắc nhau ra Hà Nội thì không nên mua gì, vì từng chứng kiến việc người bán cứ thấy khách nói tiếng miền Nam là nói thách và tìm cách lập lờ bán giá cao hơn. Có lần tôi vô chợ Đồng Xuân mua một cái áo, thấy chị bán hàng xởi lởi và tôi mua luôn một cái áo giá gần 400 nghìn, sau mang về mới biết giá người Hà Nội mua ngay gần đó chiếc tương tự nhưng giá chỉ bằng một nửa”, chị P kể.

Nhưng có lẽ kỷ niệm mua chiếc áo đắt gấp đôi chỉ vì nói giọng miền Nam của chị P chưa bi hài bằng câu chuyện “đi vệ sinh cũng bị tính giá khác” của bạn chị: “Đi ăn phở mà nói giọng Nam thì cũng thường bị tính đắt hơn 10.000 đồng/bát. Có lần tôi đi uống cà phê vỉa hè, lúc đứng dậy cũng bị tính 50.000 đồng/ly, trong khi để ý người bên cạnh uống ly cà phê y chang thì chỉ bị tính có 10.000 – 15.000 đồng/ly.

Thậm chí có lần tôi vô vệ sinh công cộng, lúc quay ra cũng bị người ta đòi 5.000 đồng, trong khi những người không nói giọng Nam thì tính chỉ 2.000 đồng. Tức quá, quay ra chất vấn thì người thu tiền nói tỉnh queo: “À, tại chị đi lâu hơn”… Thật không thể hiểu được!”.

“Bạn tôi ở Sài Gòn ra chơi, có lần đi chơi chỉ chừng 12km (sau này mới biết), thế mà bị anh taxi cho đi loanh quanh hơn tiếng đồng hồ, lúc tính tiền thành ra hơn 500.000 đồng. Từ đó chị ấy khiếp vía, rất sợ đi taxi ở Hà Nội”, chị P kể tiếp.

Hẳn nhiều người còn nhớ những câu chuyện rất “nổi tiếng” về dịch vụ taxi của Hà Nội mà hầu hết “nạn nhân” là những người từ nơi khác đến, không thông thạo đường phố thủ đô như chuyện một du khách TP.HCM phải trả hơn 800.000 đồng cho chuyến xe từ đường Đại Cồ Việt về Bờ Hồ.

Mới đây nhất là trường hợp một đại biểu tham dự Đại hội đồng cảnh sát quốc tế (Interpol) đã phải trả 200 USD và 100 đô la Singapore cho quãng đường chưa đầy 10km từ phố Phan Bội Châu về Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình.
http://afamily1.vcmedia.vn/lz22gR5gAUy5ERF6knDuUrImpNtM4c/Image/2011/11/221111afamilyDLnoi2_2eaa5.jpg

Không ít du khách bức xúc vì bị bắt chẹt do “nói giọng Nam”. Ảnh minh họa.

“Tôi không hiểu vì sao một số người bán hàng Hà Nội lại có thể làm như thế? Lấy tiền của một vài người khách lạ thêm chục ngàn đâu có khiến họ giàu lên chút nào nhưng hậu quả thì vô cùng lớn. Người ta sẽ kể cho tất cả bạn bè, họ hàng về những tai nạn này và kết quả là cả thủ đô Hà Nội bị tiếng xấu”, anh Huỳnh Văn Khánh – một du khách Cần Thơ than thở.

Anh Khánh than với người viết bài này khi đang ngồi bên bờ hồ Hoàn Kiếm và vừa phải trả 15 ngàn đồng cho một ly nước mía ở gần đó: “Trước khi ra Hà Nội, một số bạn bè tôi đã cảnh báo và tôi cũng đã rất cảnh giác nhưng rồi cuối cùng vẫn “bị” như thường. Người bán hàng giải thích rằng vì ly nước của tôi lớn hơn nhưng thực tế thì không có gì khác. Có lẽ tôi phải trả nhiều tiền hơn vì đã lỡ nói giọng Nam”.

Chậm, kém và chộp giật

“Tiếng xấu” mà anh Khánh nói không phải bây giờ mới có mà nó đã được những người đã đi Hà Nội loan truyền khá rộng rãi từ lâu nay.

Chị Nguyễn Thị L. – cán bộ của Chi cục Thuế Tân Bình (TP.HCM) cho biết, trong chuyến đi tập huấn kết hợp du lịch Hà Nội đầu tháng 11 vừa qua, vợ chồng chị đã phải đề phòng bằng cách đặt tour của một công ty lữ hàng lớn với giá đắt hơn khá nhiều so với các công ty khác với hy vọng rằng chất lượng dịch vụ sẽ tốt hơn.

Nhưng khi chuyến đi đã khởi hành, vợ chồng chị mới phát hiện ra rằng mình đã bị “bán lại” cho một đơn vị tổ chức tour vô danh nào đó của tư nhân. “Ở trong Nam, chúng tôi hoàn toàn không có tình trạng này, đăng ký mua tour của Saigon Tourist là được đi đúng tour, không bao giờ bị ghép sang tour du lịch của các đơn vị khác”, chị L. phản ánh.
http://afamily1.vcmedia.vn/lz22gR5gAUy5ERF6knDuUrImpNtM4c/Image/2011/11/221111afamilyDLnoi3_26231.jpg

Tình trạng đường phố bẩn thỉu, rác rưởi và lối giao thông “không giống ai” cũng làm Hà Nội mất điểm trầm trọng.

Với một công ty lớn mà chất lượng phục vụ còn như vậy thì sẽ chẳng có gì quá lạ khi những người bán hàng ngoài chợ “ghê gớm và ngoa ngoắt” với khách tỉnh lẻ, khách từ vùng miền khác. “Bữa đi chợ Đồng Xuân hôm vừa rồi, giữa lúc chúng tôi đang xem và lựa đồ, chưa kịp hỏi giá của món đồ đã bị người bán hàng giật lại không cho lựa với lý do… lựa chọn lâu la”, chị L kể và khẳng định: “Ở trong Nam, chúng tôi không bao giờ bị gặp cung cách phục vụ như vậy”.
Sự kém trong các dịch vụ du lịch của Hà Nội còn thể hiện ở thói quen hay bắt chẹt khách.

Theo chị Nguyễn Bích P (Bình Thuận), một “kỷ niệm buồn” ở Hà Nội gắn với một địa chỉ nổi tiếng. “Có vẻ như nhiều hàng quán ở Hà Nội bán hàng hơi kiêu căng. Có lần tôi vô quán Chả cá Lã Vọng nổi tiếng trên phố Chả Cá. Đi cùng nhóm bạn 6 người, nhưng chúng tôi chỉ gọi 5 suất vì trong nhóm có một người ăn chay chỉ đi chung cho vui. Thế nhưng người phục vụ nói 6 người phải lấy đủ 6 suất, lấy 5 suất không bán. Trao đi đổi lại mãi người ta vẫn nhất quyết không bán 5 suất”.

Đáng buồn là hầu hết các du khách ngoại tỉnh đến Hà Nội đều đã từng phải gánh chịu chất lượng dịch vụ kém của thủ đô với những nhận xét rất giống nhau rằng: Dịch vụ gì của Hà Nội cũng chậm, thái độ phục vụ của nhân viên kênh kiệu, hách dịch thậm chí là “khinh người” kiểu như “ăn bát phở mà gọi khản cổ không được, xin thêm miếng chanh thì bị lườm cháy mặt”.

“Ra Hà Nội 2 tuần, đến giờ nói thật là tôi và chồng tôi đều đã cảm thấy rất “ớn” vì dịch vụ và cung cách phục vụ của những người làm trong ngành dịch vụ, phục vụ ở Thủ đô”, vợ chồng chị L. cho biết.

Những tiếng xấu này của Hà Nội bao giờ mới được gột rửa hết?

VẠN MỘC CƯ SĨ BÌNH

Chủ nghĩa cộng sản chủ trương xóa tan biên giới quốc gia, xóa giai cấp bóc lột để đi đến thế giới đại đồng. Nhưng thực tế trái ngược. Lenin đã ký mật ước với Đức để Đức cho y về cướp chính quyền dân chủ ở Nga, làm lợi cho cuộc chiếm Nga của Đức. Đảng Cộng sản đã giết hại các chiến sĩ quốc gia, sau đảng cộng sản phân hai, một là phe Bolsheviks" do Lenin lãnh đạo và phe kia Menshevik do Julius Martow lãnh đạo. Phe J. Martow chủ trương dân chủ, còn Lenin thì muốn tiến nhanh tiến mạnh, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Hai phe tranh luận, phe Lenin dùng bạo lực giết hết phe Martow. Sau khi Lenin chết, Stalin tự nắm quyền, đem quân xâm chiếm Balan và các nước khác, đồng thời ra tay tàn sát dân chúng. Trotsky phản đối thì Stalin đuổi Trotsky ra khỏi nước, sau đó cho thủ hạ giết người nhà và đồng chí của Trotsky. Stalin nắm quyền, giết hàng vạn đảng viên và dân biểu quốc hội, những kẻ còn lại phải nịnh hót, luồn cúi Stalin và chế độ để sống còn.
Từ đó, chủ nghĩa cộng sản mang tính độc tài tài bạo, không còn tình đồng chí, anh em, không còn tinh thần vô sản quốc tế mà trở thành phe nhóm, bè đảng, cục bộ, phi dân chủ, phi công lý.Tinh thần cộng sản này đã truyền sang Trung Quốc, ViệtNam và Miên, Lào.
Độc tài nghĩa là độc tôn, độc quyền. Cộng sản không muốn ai mạnh như mình, uy tín như mình cho nên Hồ Chí Minh đã bán Phan Bội Châu cho Pháp không e sợ nhân dân phỉ báng tội bán nước buôn dân. Vì muốn độc quyền cai trị, và độc tài cho nên Cộng sản không muốn ai có ý kiến, chủ trương khác mình. Ai bất phục hay nghi ngờ bất phục là giết. Cộng sản giết hại mọi người nên không yêu nhân dân, không yêu nước, huống hồ yêu nhân loại. Cộng sản nghi ngờ mọi người, giết và bỏ tù nhân dân, coi nhân dân là kẻ thù thì chúng tin ai?Chúng tin bọn nịnh hót, bọn thủ hạ tay chân.

Từ đó Cộng sản sinh ra óc bè phái, cục bộ, địa phương. Hồ Chí Minh người Trung cho nên bọn Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn và bọn trung ương đảng toàn người Trung. Sau khi Hồ Chí Minh chết, Bắc Kỳ vùng lên, nắm lấy cái Tổng Bí thư, dân Nam kinh doanh gỉỏi nên giao cho ghế thủ tướng. Còn lại dân Trung được ban cái ghế chủ tịch Quốc Hội. Bọn Bắc Kỳ nay khôn, biết chia chác cho anh em chứ không ôm trọn như ông Hồ, nhưng dù sao anh Bắc Kỳ cũng nắm cái thủ lợn Tổng Bí Thư! Thời đại vua Lê chúa Trịnh, dân Bắc Kỳ đã ngán bọn Kiêu binh hung bạo "Thanh cậy thế, Nghệ cậy thần". Đến thời đại Hồ Chí Minh, dân Bắc Kỳ lại khiếp viá bọn Thanh Nghệ Tịnh của lão cáo già. Vì tinh thần địa phương mà bọn Nam kỳ tập kết ra Bắc kỳ bị coi như chó ghẻ. Xem những truyện của Xuân Vũ, ta mới thấy nỗi niềm của dân Nam Kỳ ra Bắc ăn nhờ ở đậu!
Sau 1975, bọn Nam kỳ hồi kết, tưởng rằng mình được tự do nhưng không ngờ lần nữa, bọn hồi kết lại phải làm đầy tớ cho chủ Bắc Kỳ ngay trong nhà cửa quê hương mình. Cùng một lúc, cộng sản làm thịt luôn bọn giải phóng miền Nam khiến cho TrươngNhư Tảng, Đoàn Văn Toại, Châu Tâm Luân, Lê Văn Hảo phải chạy trốn ra nước ngoài theo hướng đế quốc và tư bản! Than Ôi! Chúng nó là trí thức cả đấy sao mà chẳng thấy thông minh tí nào! Xem như vậy thì dân chúng Miền Nam bị coi như nô lệ phải bị tù đày, đói khổ là chuyện tất yếu.
Óc địa phương cho nên cộng sản đưa phe nhóm của mình vào chính quyền. Bọn cộng sản thực ra là kết hợp phong kiến và cộng sản. Đó là tinh thần "Một người làm quan cả họ được cậy". Và cũng là tinh thần Nghệ An, cái gì cũng là cá nhân, tôn sùng cái"TA"(nhà ta, đảng ta, con ta, cháu ta. . .). Thời vua Lê chúa Trịnh, Thanh Nghệ kéo bè đảng vào, dựa hơi vua, hơi chúa tha hồ hống hách. Nay cộng thêm cái hống hách vô sản cho nên khắp nơi từ cửa hàng cho đến cơ quan, ai cũng hống hách. Bí thư có cái hách của bí thư, bảo vệ có cái oai của bảo vệ, thủ kho có cái hùng của thủ kho. Hách bởi vì cậy thế cậy thần. Hách là vì phản ứng tự nhiên của con người. Hễ ai nịnh trên là phải đạp dưới. Dân Hà Nộị chính cống chạy mất vào Nam hay ra ngoại quốc. Một số bị ngồi tù vì tội tư sản, phong kiến phản động. Một số rất it còn lại phải mình thật thấp. Giai cấp mới tràn vào, phần lớn là "tinh hoa" của vô sản", bản chất công nông ,lại thêm tự hào giai cấp lãnh đạo, thành phần cốt cán, cho nên khinh người như rác. Ông Hồ hô hào chống quan liêu mệnh lệnh nhưng độc tài chính là trung tâm sản xuất vi trùng quan liêu, mệnh lệnh, bàn giấy... Sau 1975, cng sn ch trương kinh tế chính tr vĩ mô, tp hp ba tnh làm mt. Dân Tha Thiên và mt na dân Qung Tr vi chính quyn min Nam nên b coi là dân ngy. Dân Qung Bình tr thành ông tri Huế, cái danh xưng" Bình Tr Thiên " qu là cái tên đnh mnh! Cái tên Bình Tr Thiên tht bun cười nhưng đúng thc tế vì dân Qung Bình trng tr, cai tr dân Tha Thiên. Bt c ca hàng bán rau, hay trm xe la, c nghe dân Huế ct tiếng nói năng, van xin là dân Qung Bình quát tháo, nt n khinh b, và xua đui! Ôi hai ch Đng chí, đng bào sao mà cay đng thế?
Nay NôngĐc Mnh, Nguyn Tn Dũng đã đưa người nhà vào các cơ quan nhà nước và thao túng kinh tế chính tr quc gia. Ngày xưa h chng phong kiến cha truyn con ni nhưng Mao Trch Đông, Kim Nht Thành, H Chí Minh đã đưa con cái vào các đa v trng yếu dù con cái h bt tài và tham ô. Ôi thế là cng sn sao? Thế là dit tư hu ư? Ma mai thay ch nghĩa cng sn, ch nghĩa đi đng! T cái tinh thn cc b cng sn ch nghĩa đưa đến gian tham, bóc lt, lường gt. Ôi lão già mun đại thng, Nguyn Văn Linh, Đ Mười mun nm quyn bính nên đã cu vin Trung Quc đâu s nhân dân kết tội bán nước cu vinh! T trên xung dưới đu tham ô và di trá. Ai thuc phe ông ln thì chiu lòn b đ. Ai không thân thế thì b đp đ. Những danh từ vì dân, do dân, phục vụ nhân dân đều trở thành phản nghĩa. Hơn nữa, tinh thần phân biệt bạn thù cũng ghê gớm lắm. Ai không phải phe ta tức là kẻ thù! Dân Vit Kiu v nước, dân Nam Kỳ ra Bc, hay dân các tỉnh đến Hà Nội đều bị coi là kẻ thù, là đối tượng để họ thẳng tay trn lt. Tất cả chính là do căn bnh cng sn to ra. Người cộng sản bóc lột lẫn nhau và bóc lột người lạ. Có cơ hội là cướp dựt! Điều đó giải thích tại người các nơi kể cả người ngoại quốc đến Hà Nội đều bị bóc lột, bị làm tiền!
Ôi ngày x
ưa người cng sn kết án tư bn bóc lt , làm giàu phi nghĩa nhưng bây gi người cng sn trn lt cng khai. Công ty Vinashin, Air Vietnam. . . là cái túi gian tham khng l ca cng sn. Bn cng sn đầu gấu ăn cướp hàng triu, thì bn đàn em cũng ăn cướp hàng vn, hàng ngàn.Bn dưới na thì lường gt nhân dân. Ai bo v Vit Nam làm gì mà phi kh như Chế Linh? Ai bo ra Hà Ni làm gì cho b trn lt? Người Vit Nam ta xưa hiếu khách, trng nhân nghĩa đâu có đu cáng như bây gi?Ội! Ngàn năm văn vật đất Thăng Long! Chính bọn Cộng sản đã phá hoại truyền thống văn minh,lịch sự của cha ông!
 

No comments:

Post a Comment