Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday 4 July 2017

TAP CHÍVĂN HÓA VIỆT NAM 475

Sunday, July 2, 2017



VŨ HỮU HẠNH * TRỐN TRẠI TÙ

Bốn Đại tá trốn trại tù “cải tạo”  
Th Võ Hữu Hạnh 



Những năm dài tháng tận rồi cũng trôi qua trong nhọc nhằn khổ sở cả thể xác lẫn tinh thần. Thắm thoát đã hai năm qua ở mảnh đất tận cùng biên giới phía Bắc Việt Nam này. Hàng ngày chúng tôi phải dậy thật sớm trước khi tiếng kẻng rùng rợn vang lên giữa đêm giá rét O độ của miền Bắc rẻo cao này, để xếp hàng làm vệ sinh cá nhân, vì hễ một khi tiếng kèn đã nổi lên rồi thì mình sẽ không còn là mình nữa, mà là một con trục quay cuồng trong guồng máy luyện thép khổng lồ.

Thời gian đó các cai tù phân công chúng tôi ra từng cặp một trẻ một già, một khoẻ một yếu để vác một cây bồ đề dài khoảng 6 thước, chu vi chừng vài tấc trở lên qua đoạn đường rừng gần 10 cây số, mỗi ngày cặp tù nhân đó phải vác đủ ba chuyến như thế cho đủ chỉ tiêu. Lúc đó khoảng 4 giờ chiều, tôi và một anh bạn trẻ đang khiêng một cây Bồ Đề to lớn, đã cố sức vưọt qua bao nhiêu ngọn đèo, chỉ còn một đèo chót là đến nơi đang xây dựng bệnh xá được xây thêm cho càng ngày càng có thêm bệnh nhân tù.

Trời mưa tầm tã, dưới chân chúng tôi nước chảy thành dòng như muốn cuốn trôi mọi thứ, chúng tôi phải hết sức kềm chân cho chặt vừa phải oằn vai chịu sức nặng đẫm nước của cây tươi vừa đốn hạ. Bỗng nhiên anh bạn gánh vai sau trợt chân té ngửa, buông rơi cả thân cây to, khiến đầu cây còn lại đập mạnh vào hông phải tôi. Đau đón tôi ngất lịm, chân bị trật cả gân lẫn xương. Tôi vào bệnh xá để được một ông y sĩ Trường Sơn, mỗi lần chữa bệnh, vừa xem cuốn sách châm cứu do Miền Nam ấn hành, vừa châm vào tôi cây kim dài đã hơ qua ngọn lửa vừa nói:

- Tổ chức châm cứu săn sóc anh đây. Chừng nào anh cảm thấy đau buốt thì cứ la lên, tôi sẽ tìm huyệt khác đúng hơn!.

Nhờ mỗi ngày chịu trận cho ông y sĩ dỏm này thực tập vài ba tiếng, tôi mới được ông ký giấy cho “Miễn lao động “ trong ngày ấy.
Ngày hôm trước ngày tôi bị cây to đè ngang hông, khi tôi khiêng cây đến đoạn đường Nghĩa Lộ, vừa đói vừa khát, kiệt sức tôi ngã vật xuống bên lề đường. Hai cán bộ bảo vệ trẻ thương hại mới đỡ tôi dậy, nhưng ngay lúc đó cán bộ phó trại, ngưòi mập lùn đi ngang qua, không cho đỡ tôi lại còn đay nghiến: “-Các đồng chí không việc gì mà phải đỡ hộ họ!” Rồi anh cán bộ phó trại quay sang chúng tôi sang sảng: “ Tôi biết rõ ở trong Nam, mỗi tuần các anh hầm thuốc Bắc một đứa trẻ từ một tuổi để bồi dưỡng, đúng là quân man di mọi rợ không có tính người! Vì thế anh nào cũng béo tốt như ri, lao động một chút không bằng ai mà cũng giả vờ té xỉu..nhất là mấy anh tỉnh trưởng!!!”

Nhìn vẻ mặt anh ta đỏ gay, gân cổ lên mà nói to ra vẻ rất hiểu biết, để gây thêm căm thù, chúng tôi bỗng thấy thương hại sự ấu trĩ của họ hơn là oán ghét. Còn lạ gì một anh chăn trâu suốt đời không được học hành giáo dục, chỉ biết lặp lại, nhai lại y khuôn những gì Đảng nói và nhồi sọ cho họ, gây căm thù giai cấp càng nhiều càng tốt. Họ có biết đâu lúc đó tại các thành phố lớn Hà Nội, Sài Gòn, hàng ngày các bác sĩ cán bộ được lệnh “Kế Hoạch Hóa Gia Đình”, để hợp pháp giết non hàng ngàn thai nhi vô tội.


Chúng tôi vẫn tiếp tục lê gót sống những ngày tù khoắc khoải, thì một hôm nọ, trời vừa hửng sáng là trại bị bọn cán bộ, lính bảo vệ trang bị súng ống chĩa vào các láng trạì tù. Ngày hôm đó họ kiểm soát rất gắt gao, nhân dịp tịch thu tất cả những gì chúng tôi có thể để dành ăn chống đói như đường, sữa, bánh ngọt khô.


Cán bộ phó oang oang cái miệng hò hét om sòm:
- Dzõ dzàng nà các anh ngoan cố phản động không chịu học tập cải tạo tốt để sớm lên ngườì công dân xã hội chủ nghĩa tốt, nhất là mấy bọn đại tá các anh đã phụ nòng tin tưởng khoan hồng của Bác, Đảng và Chính phủ, các anh có biết chuyện gì xảy ra sáng nay không?

Ai nấy đều rõ nhưng vẫn im lặng như không. Các láng trại đã tung tin rất nhanh về việc 4 ông đại tá đã trốn trại làm nức lòng nhũng trại viên còn lại. Họ vừa mừng vừa lo và van vái thầm cầu xin cho các vị đó được mau thoát đến đất Lào và biết đâu đến bờ Tự Do đất Thái.

Họ đi theo đội hình như sau:
- Đại Tá Thành, trung đoàn trưởng, trưởng toán trốn trại, mở đường.
- Kế đó là Đại tá Nguyễn Văn Thi, binh chủng Pháo Binh, người giữ địa bàn định hướng.
- Người đi giữa mang thực phẩm cho toán là Đại tá Đỗ Trọng Huề, cựu giám đốc Quốc Gia Nghĩa Tử, cố vấn văn hóa cho tổng thống Thiệu.
- Và người giữ mặt hậu là Đại tá Quế, chỉ huy trưởng căn cứ không quân Pleiku.

Mỗi ngày trôi qua là thêm một ngày củng cố lòng tin cho mọi người. Các cán bộ điên cuồng như ác thú lùng sục tất cả núi đồi. Các đội tù đi lấy cát, đá, vôi ở Bến Phà Ô Lâu cũng như các đội lao động nặng lên rừng đốn gỗ đều được lệnh tạm đình chỉ. Chỉ riêng 4 đội tăng gia và hái chè là còn hoạt động cầm chừng dưới sự giám sát gấp đôi của những chú bộ đội phúng phính trong bộ đồ “ Cứt Ngựa “. Các giờ giài lao 10 phút thưòng lệ đều bị cắt bỏ, chỉ tiêu tăng gấp đôi để mọi người mệt nhoài không còn thời giờ nghỉ ngơi dù là một phút giây nào. Vài anh tù “ nông cạn” vội chưởi rủa bốn anh trốn trại, vì họ mà cả bọn chịu cực khổ thêm. Còn lại đa số đều “ phấn khởi hồ hởi “ vì họ thêm một ngày hi vọng cho những ai chuẩn bị trốn trại sau đó.

Trại cho thay đổi ngay những người “ anh nuôi “. Những người nầy bị an ninh điều tra thô bạo. Anh đại tá Võ Ân bị gọi lên xuống mấy chục bận mỗi ngày để điều tra manh mối xem ai là người xếp đặt hậu cần cho các anh trốn một cách bí mật chu đáo mà không ai hay biết.

Bốn anh Đại tá trong đội “Cơ Động” hàng ngày đưọc phân công dùng xe cải tiến đến Bến Phà Ô Lâu chở vật liệu nặng về xây cất cho trại. Các anh lợi dụng những chuyến đưọc xuất trại xa như thế đã ngấm ngầm cấu kết với nhau âm mưu trốn trại qua Lào, với sự giúp đỡ của anh Võ Ân, phụ trách nhà bếp trại.


Sau cả tháng mỗi ngày giấu một ít thực phẩm khô, ngày N, giờ G, thừa lúc mấy anh bảo vệ lơ là, các anh ĐT nhà ta lần lượt biến mất sau mỗi quả đồi, hẹn nhau tại một điểm tập trung và … chạy trốn!

Các anh đã đi suông sẻ suốt ngày đầu tiên mà không ai hay biết cho đến chiều tối lúc điểm danh. Đội cơ động bị phát hiện thiếu mất bốn người khiến cán bộ quản giáo, bộ đội canh gác bấn lọan, bắn súng loạn xạ. Lúc đó cả trại mới hay có bốn ông “Bò Lục” trốn thoát, ít nữa là ngày đầu tiên, ai nấy vừa lo vừa mừng cho các anh.

Chúng tôi lo lắng vì nơi miền rẻo cao này, mỗi người dân đều là Cộng Sản, là cán bộ tình báo của chúng để quan sát theo dõi chúng tôi sít sao, vì thế mà họ không ngại “thả” chúng tôi ra ngoài để lao động khổ sai vì vùng này họ cho là an toàn nhất, một con ruồi còn khó qua mắt họ.

Nhóm anh Huề, anh Thành, Anh Thi và anh Quế vớí sự trợ giúp hậu cần của anh Võ Ân, tưởng đã trốn trại được đến gần biên giới Lào vẫn bị chúng nó phát hiện sau năm ngày sát biên giới, mà theo lời kể của các anh là “chỉ cần qua bên kia con sông đang chảy xiết là đến đất Lào rồi”, kể thì các anh quá giỏi đã vạch kế hoạch, đi đúng hướng chính xác mục tiêu, thất bại chẳng qua là.. số mệnh dun rủi mà thôi!

Chúng họ theo đuổi lùng sục các anh tận biên giới, nơi chắc chắn các anh sẽ đến, quả thật bọn chúng đánh giá không thấp trình độ của các sĩ quan ta. Khi giải các anh về bọn chúng như bầy quỷ dữ khát máu hung hăng, tha hồ đánh đập hành hạ các anh chết đi sống lại cho hả cơn giận của chúng. Riêng anh Thành, trưởng nhóm vượt ngục, bị nhốt riêng rồi thay nhau đánh đập tra khảo anh từ suốt đêm đến sáng. Càng bị hành hạ, anh càng lớn tiếng chưởi bới, cho đến khi gà gáy sáng thì anh không còn có thể la mằng gì được nữa vì chúng nó đã treo cổ anh rồi.

Sau này khi tôi bị biệt giam với các anh Huề, Thi, Võ Ân, Tâm, Huy, Bình, Đức ở khu F, phòng 7, trại Hà Tây, Tỉnh Hà Sơn Bình, mỗi khi nhắc đến anh Thành là mọi người yên lặng rơi lệ, thành kính tưởng niệm một anh hùng bất khuất, nhất là anh Huề, Thi, Võ Ân.

Theo lời anh Huề, sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng cà mấy tháng trời những địa điểm tiếp tế các anh đã lần lượt chôn dấu thực phẩm cho những ngày đầu còn ở gần trại thì các anh bắt đầu đi suốt ngày đêm, tránh gặp dân chúng. Đến ngày thứ ba và thứ tư qua, bốn anh em mừng rỡ tưởng gần như thoát nạn rồi. Đường càng xa Yên Bái thì núi non càng cao dần lên, nhiều nơi dốc như thẳng đứng khiến anh em khốn khổ vô cùng. Đến sớm ngày thứ tư thì anh Thành thoáng thấy từ xa một buôn làng có những cuộn khói bốc lên từ các mái tranh. Tuy mừng rỡ nhưng anh em bảo nhau đề cao cảnh giác đi bọc vòng xa ngôi làng.

Bổng đâu có tiếng rào rào như giông to sắp đến nơi, anh Thi, người định hướng đi trong rừng giỏi nhất vì anh là cấp chỉ huy pháo binh, kể chuyện tiếp:


“Lúc đó mọi người đều rã rời vì cơn khát nung nấu dày vò, nhưng tiếng động lạ càng lúc càng to dần, mọi người đều thủ dao sẵn bên mình, sẵn sàng chiến đấu một mất một còn với bất cứ ai khám phá ra bọn người đang quyết tâm đi tìm tự do với bất cứ giá nào.

Tiếng rì rào càng phút càng to dần trên đầu, bọn ngươì núp vào kẻ đá trong lùm cây chờ đợi. Thật bất ngờ! Mọi người há hốc mồm nhìn lên … đó là một con kỳ đà khổng lồ rất dài đang le chiếc lưõi đôi nhìn bọn người trốn trại nhỏ bé đang ép mình vào kẹt đá.


Ngươì ta thuờng nói “Ra đường gặp kỳ đà cản mũi, ắt việc không thành tựu được!”. Nhưng lúc đó đối với các anh tù vượt ngục đói khát suy nhược thì con kỳ đà này là món quà trời thương ban, giúp các anh có thêm sức lực.

Họ đã thấy xa xa con sông to dài tung lên những bọt trắng xóa chứng tỏ nước chảy rất mạnh. theo bản đồ và la bàn thì con sông đó có thể là sông Mekong chảy xuyên qua Trung Cộng, Lào, Kampuchia và Việt Nam, vì từ trên đỉnh núi cây lá dày đặc nhìn xuống thì nó rất rộng và dài vô tận uốn khúc như con rắn khổng lồ.

Gần bờ sông các làng mạc mọc nhiều, dân cư hay lên rừng đốn củi, săn thú nên anh em quyết định ngày ngủ đêm đi, di chuyển dần lên phía Bắc nơi con sông hẹp hơn để vượt qua. Ai cũng mừng vì sắp thành công cuộc vượt ngục hi hữu này, cố làm sao đủ sức vượt sông đến khu rừng tre dày đặc bên kia xứ Lào.

Khi con người cố gắng hết sức để đạt mục tiêu, cơ thể có khả năng siêu việt vượt qua tất cả, để một khi đạt hay gần khi gần tới mục tiêu, cơ thể rũ liệt kiệt sức, các anh em vượt trại mấy ngày đêm nay thấy gần thành công thì bỗng dưng bao mệt mõi đổ ụp xuống, tuy nhiên anh em cũng cố gắng thay phiên nhau trực canh, tìm mọi phuơng cách để vượt sông an toàn.

Bỗng nhiên có tiếng chó sủa càng lúc càng gần càng rộ lên. Thì ra, dân bản xứ đi rừng khám phá dâu chân lạ trên con đường mòn, gần bờ suối cây lá bị đạp ngã, họ thả chó đánh hơi và báo đồn công an, nghi ngờ có bọn thổ phỉ buôn lậu thuốc phiện xuyên biên giới.

Tiếng chó sủa dữ dội cùng tiếng súng bao vây các anh, những tiếng quát tháo rợn người vang lên:
- Ai muốn sống giơ tay khỏi đầu ngay!
Rồi những gương mặt dữ dằn của bầy lang sói độc ác xuất hiện kèm theo những trận mưa đòn tàn bạo, gậy gộc báng súng đánh tới tấp trên đầu, cổ, mặt mũi, mình mẩy những nạn nhân tù đày ốm đói run rẩy không chút tự vệ.

Giữa trận mưa máu, có tiếng một cụ già:
- Thôi cho tôi xin các ông! Tưởng là bọn thổ phỉ buôn lậu biên giới, hóa ra là tù “cải tạo” Miền Nam. Họ không thể chống cự, hà tất phải đánh đập họ đến chết như thế!

Bốn anh em ngất lịm đi trong cơn mưa đòn khủng khiếp nhất trên đời. Mặt mũi mình mẩy họ không còn là con ngườii nữa mà là những con vật hình thù méo mó tả tơi dướí những trận đòn từ những ác quỷ đầy hận thù đội lốt người thắng trận!

Chiều hôm đó tại láng trại, sau khi nhận điện báo khẩn, trại trưởng huy động hai đội lao công khẩn trương đục hang vào sưòn núi sâu, không ai biết để làm gì, tưởng là nơi để họ cất giấu vũ khí hay chứa thực phẩm lưong khô, đến khi có những tấm vĩ sắt dựng thành cửa ngục lên thì ai nấy đều hiểu ra đó là nơi để giam giữ tù vượt trại. Chúng tôi hoài nghi có lẽ bốn “Bò Lục” đã bị bắt và đang trên đường trở về.

Thật đúng như vậy! Một buổi chiều u ám, từ chân trời có tiếng vó ngựa tung bụi mờ, giữa bầy quỷ dữ đang hò hét trên lưng ngựa cho chiến thắng vĩ đại là bốn người tù bị lôi xểnh theo sau lưng ngựa, hứng chịu những trận đòn, họ té khụy xuống rồi lại bị lôi dậy lúp xúp chạy theo vó ngựa, rồi loạng choạng té xuống mặc cho những sợi dây trói chặt quấn lấy thân thể rách bươm lôi kéo họ như những thanh gổ vô tri giác!

Chúng tôi chết điếng lặng ngưòi nép bên đường nhìn họ đi qua sau giờ chúng tôi lao động cải tạo về, vô tình hay cố ý họ cho chúng tôi thấy hình phạt khủng khiếp của những ai có ý định trốn trại. Chúng tôi để mặc cho giòng lệ tuôn trào từ những đôi mắt trũng sâu, lăn dài trên đôi gò má hốc hác khắc khổ. Anh em chúng tôi đó! Những NGƯỜI HÙNG sau cuộc chiến! Không thành công đã thành NHÂN! Dù không còn ai có thể nhận ra các anh, vì các gương mặt đã bị bầm dập tan nát sau trận mưa đòn thù.

Sáng hôm sau, anh Thành đã chết cách anh dũng bất khuất! Xin dâng anh một nén hương lòng!
Vài hôm sau đó, có lẽ để xoa dịu lòng căm phẫn nhem nhúm trong tù trại Yên Bái trại 2, hoặc gây chia rẽ nghi ngờ giữa các anh em tù, hoặc muốn tỏ ra rằng Đảng ta luôn khoan hồng nhân đạo, nên trong một buổi học tập chính trị toàn trại, người ta đem anh Quế trình diện mọi người, đề cao anh là “thành phần tiến bộ “, biết “ tội lỗi mình làm “, xin tập thể trại viên nhận anh lại vào hàng ngũ những người cải tạo tốt. Còn hai anh Huề và Thi hãy còn ngoan cố, chưa xứng đáng được nhân dân tha thứ, còn phải chờ lâu dài. Mọi người khẽ thở dài, không ai có ý kiến gì, bởi vì không ai đoán bọn CS thâm độc mưu mô này sẽ còn dùng chiêu thức gì nữa.

Ít lâu sau đó, ngày 19/07/1977, hàng ngũ tù Đại tá chúng tôi được lệnh chuyển sang trại Tám ở thâm sơn cùng cốc đầy ao tù nước vàng đặc, nếu lỡ đạp chân xuống đó sẽ bị nhiễm sốt rét hoặc sốt rét rừng kinh niên. Ngay ngày đầu tiên khai hoang vùng hoang địa này để trồng trọt, tôi là bệnh nhân sốt rét rừng đầu tiên. Cứ khoảng 4, 5 giờ chiều cơn rét kéo tới hành hạ tôi run lập cập, đắp bao nhiêu mền vẫn không đủ ấm, cái lạnh từ trong xương lạnh ra, rồi đến 12 giờ đêm thì nóng sốt như lửa đốt như có muôn ngàn ngọn lửa châm vào đầu ngón chân mình mẩy. Thế mà sáng ra không được nghỉ ngơi, họ cho là tôi bệnh vờ nên tôi vẫn phải lao động như thường. Như chưa đủ khốn khổ, người phát thuốc ở trạm xá, vốn là người “ của ta “, nhưng nhờ “quen biết “ cán bộ, nên bắt chẹt anh em, mỗi lần anh ta bố thí cho vài viên Quinine, đã bị anh ta liếm hết chất ngọt bọc đường bao quanh, là đổi lại chúng tôi phải biếu hắn thuốc lào ba số hoặc đồ thăm nuôi. Thuốc men gia đình chúng tôi gửi nuôi đều bị trại cất giữ hộ, họ phát “Xuyên Tâm Liên “ để trị bá bệnh!

Võ Hữu Hạnh

AMY PHƯƠNG LÊ * NGƯỜI CON GÁI KHÔNG NỊT NGỰC



Người Con Gái Không Nịt Ngực

Amy Phương Lê
Sau khi được tàu Mỹ vớt, chúng tôi nằm la liệt trên sàn tàu. Mười sáu ngày vùi dập bởi sóng biển, đói khát, rét lạnh làm mọi người tơi tả. Một em bé sanh ra trên tàu được cấp tốc đưa vô phòng cấp cứu. Chiếc tàu nhỏ loại đánh cá chở chúng tôi đi buộc dây kéo theo sau, nhỏ bé như con kiến đi cạnh con voi. Chỉ một thời gian ngắn sau, các miếng gỗ của tàu cũng sút ra từng mảnh, trôi lênh đênh... 
Ôi! Chiếc tầu nhỏ, quá nhỏ, chỉ ba mươi ba người mà đã chật không còn chỗ ngồi hay đứng. Chỉ mới qua đêm thôi, khi ngồi bó gối trong thân tầu, bị sóng biển nhận chìm, đưa lên rồi lại bị nhận chìm sâu hơn nữa vào trong lòng biển lạnh, rồi nghe tiếng kêu răng rắc của những mạnh gỗ bắt đầu bị lồi ra những cây đinh thì chúng tôi hiểu rằng chiếc tầu thân yêu không còn có thể gánh vác mạng sống của chúng tôi xa hơn được nữa. Tôi đưa mắt nhìn những thủy thủ trên tầu Mỹ, lòng tràn ngập niềm vui và niềm biết ơn khó diễn tả. Và lon Cola mà tôi được phát, chao ôi sao mà nó ngon! Trôi tuột vào cổ họng khô khát... Có lẽ đó là lon coca ngon nhất trên đời tôi được uống. Chỉ mới hôm qua thôi, ngày thứ mười lăm, khi một em nhỏ trên tàu thoi thóp khóc vì quá khát thì mẹ em đã gieo cho em chút hy vọng: "Ráng đi con, khi nào có tầu vớt thì con sẽ được uống nhiều nước. Có khi lại có Coca!".
 Lúc ấy chúng tôi mới chỉ nghĩ đó như một giấc mơ. Hai đứa em tôi nằm bên cạnh, rên lên khi nghe nói tới nước...Từ cả hơn mười mấy ngày trước, khi đói và khát quá thì thằng nhỏ nhất bắt đầu mơ tưởng đến đồ ăn thức uống: " Chị ơi! Em đói quá! Em thèm một tô phở. Và một ly trà đá thật bự! Hay cái gì cũng được! Một tô mì, bánh xèo, hay bún bò..." Một bà trên tầu gắt lên: "Trời ơi! Đói khát thế này mà cứ kể ra mấy món ấy có chết không cơ chứ?". Rồi bà lâm râm đọc kinh, cả tầu cũng đọc kinh...Em tôi không dám nói lớn nữa, nhưng ráng thì thào bên tai tôi: "Chị ơi! Hay chị cho em một chén cơm nguội cũng được!" Tội nghiệp! Nó quá nhỏ để hiểu cuộc hành trình này không có quyền chọn lựa. Rồi nó không thì thào được nữa, mà bắt đầu khóc, và chỉ vào hạ bộ của nó đang sưng đỏ vù. Tầu nhỏ, không có chỗ ngồi huống chi chỗ đi tiểu, đi cầu...
Lúc đầu mọi người còn ráng ra ngoài để tìm chỗ đi, nhưng khi say sóng và đuối sức thì ai ngồi chỗ nào đi chỗ nấy. Sau những ngày không được chùi rửa vệ sinh, hạ bộ đỏ u lên. Em tôi không hiểu tại sao hạ bộ nó sưng phồng, đỏ lòm và to gấp hai, ba lần bình thường. Mỗi lần nước biển tạt vào, nước muối mặn sát vào da thịt rát quá làm mọi người kêu la, oằn oại như thấu trời xanh. Rồi cộng thêm với những đêm bão lạnh kinh hoàng mà mỗi giọt nước rót vào người là như mũi dao xẻ thịt xẻ da, thì em tôi cảm giác như có những mũi dao cắt đứt đi cái phần cơ thể riêng tư quý báu đang bị sưng vù nên vểnh lên cao nơi hạ bộ của nó.
 Cho tới bây giờ tôi vẫn còn hình dung thấy hình ảnh những em trai nhỏ và những người con trai cúi cong người che hai chân lại rên xiết mỗi lần những cơn và sóng biển ập xuống. Trên tầu Mỹ, vì không đủ phòng tắm cho mọi người cùng vào, chúng tôi được chia làm hai hàng nam và nữ. Hai thủy thủ cầm hai ống nước gấp rút xịt nước tắm cho mọi người, tất cả quần áo được cởi ra để đem khử trùng giặt sấy. Các thủy thủ gom góp áo quần của mình phân phát cho mọi người mặc tạm.
 Những bộ quần áo Mỹ rộng lớn bao che thân thể Việt gầy nhỏ, chúng tôi bơi lội trong đó như bơi lội trong niềm hạnh phúc và lòng tri ân được vượt thoát bình an. Ngày hôm sau quần áo giặt sấy xong được trả về cho mọi người. Vì ở rải rác trên boong tầu không có mặt lúc phát lại quần áo, hoặc có những người nhận lộn đồ, chúng tôi đa số người lạc áo kể lạc quần, giầy dép không còn. Tôi còn lạc mất chiếc nịt ngực. Ngày đặt chân lên trại tị nạn, đôi chân trần bước trên đất nóng, tôi vẫn không thấy ngại bằng cảm thấy bộ ngực vô cùng trống trải. 
Thủa ấy tôi mới vừa mười tám tuổi, sinh ra và lớn lên trên cao nguyên Đà Lạt. Ở thành phố nhỏ hoa anh đào đó, đời sống là áo trắng hiền ngoan, má đỏ môi hồng, thẹn thùng e ấp. Vậy mà bỗng chốc lăn vào đời, chân không giầy dép, người không nịt ngực. Cái nịt ngực đối với tôi, nhất là ở xứ lạnh, là một vật dụng thân thiết ít khi rời. Nó vừa giữ ấm cho người, vừa che đậy nâng đỡ một phần cơ thể kín đáo. Ở phần dưới nịt ngực thường có một viền sắt mỏng hay viền vải chắn ngang, và một lớp vải dầy với miếng mút ôm gọn hai bầu vú để giữ cho phần ngực không rung rinh di chuyển theo mỗi bước đi và không lộ rõ núm vú. Khi sinh hoạt, dù trong nhà, cũng nên mang. 
Thế mà bây giờ, ở chốn đông người, giữa ban ngày ban mặt, tôi đi đứng chạy nhảy mà chẳng mang nịt ngực. Cái cảm giác trống trải không kín đáo này đối với tôi, một người con gái Á Đông lần đầu bước vào đời là cái cảm giác không an toàn, hở hang, bất an... Tôi lên trại xin cấp nhưng chưa có. Trại chuyển tiếp có những nhu cầu cần thiết hơn phải được giải quyết trước. Miếng ăn, nước uống, thuốc men, nhà vệ sinh, tất cả còn thiếu mà người tị nạn đổ về mỗi lúc một đông. Lúc bấy giờ ở Việt Nam mà đa số là đàn ông thanh niên bị kêu gọi tham gia "thanh niên xung phong" hoặc bị gởi qua chiến trường Cam Bốt khốc liệt. 
Mọi người vội vã tìm đường vượt biên, trại rất đông đàn ông con trai. Và đủ mọi hạng người. Mỗi lần sáng chiều đi lãnh cơm, đi tắm, đi hứng nước hay có loa gọi gấp lên làm giấy tờ, tôi đi giữa những hàng chòi lá và dãy nhà tập thể, cảm nhận có những cặp mắt nhìn theo bộ ngực vô tình nhấp nhô theo từng bước chân chạy... Tôi vừa mất cha nên có miếng tang đeo trước ngực, không biết người ta nhìn miếng tang cảm thông với tôi hay nhìn vào ngực và biết tôi thiếu cái nịt ngực...Có những cái nhìn rất soi mói, như lột trần mình ra. Con gái mới lớn, bộ ngực nở nang không làm tôi hãnh diện mà chỉ làm tôi thêm ngại ngùng khổ sở. Ở lứa tuổi học trò ngây thơ thủa đó, cảm giác nhận được là nhột nhạt, khó chịu, bất an. Tôi bỏ luôn thói quen mỗi sáng tập thể dục ngoài trời, vì khi không có nịt ngực thì những động tác nhún nhẩy có thể tạo sự chú ý. Ngay cả những ngày hè nóng nực ở trại tị nạn cũng không thoải mái thả mình theo sóng biển, bởi quần áo càng dính chặt vào người, núm vú càng hiện rõ, lộ liễu. 
Ở cái tuổi con gái tươi trẻ tung tăng mà tôi không hề dám tung tăng. Có hôm đang đi, nghe tiếng huýt sáo trêu ghẹo đuổi theo, tôi ngại và mắc cỡ quá lính quýnh đi như chạy, vấp té làm áo bị sút khuy nút. Hai tay vội vã cố gài khuy áo, tôi đi tiếp trong những tiếng cười tinh nghịch nham nhở. Có lần vừa sắp hàng đi hứng nước tắm về, thì nhạc quốc ca của trại trỗi lên, mọi người đang đi đường đứng nghiêm lại hát chào quốc kỳ. Tôi đang đứng nghiêm chỉnh bỗng nghe tiếng cười chỉ trỏ về phía mình, Một vài thanh niên đang ngồi trên tầng trên của chòi lá thò đấu ra nhìn tôi rồi một người chợt nói: "Chắc tắm về để quên cái nịt ngực!" Rồi họ cười hô hố. Một người khác tiếp theo: "Tên gì thế em! Tối nay đi chơi trọn đêm với anh nhá?" Một người lớn tuổi đang đứng chào cờ không xa, tỏ vẻ khó chịu. Ông ta nói vừa đủ tôi nghe: "Lần sau có ra đường hay chào quốc kỳ thì nhớ mặc nịt ngực! 
Con gái lớn ra đường ăn mặc đàng hoàng một chút!" Tôi còn đang ngơ ngác thì tiếng quốc ca và mặc niệm chấm dứt, mọi người tiếp tục đi. Tôi cúi xuống cầm xô nước, ngỡ ngàng. Trời ơi! Thì ra có người tưởng tôi cố tình không mặc đồ đàng hoàng. Đây là lần đầu tiên tôi biết điều này. Tôi cảm thấy nghẹn không thể nói thành lời, muốn chạy đến người đàn ông khi nãy để nói rằng là tôi không phải cố ý như thế, mà hai chân tôi cứ bước như người không hồn, xô nước sóng sánh đổ ra mà không biết. Dường như có giọt lệ nào, không chảy xuống mà chảy ngược vào tim tôi, lăn mãi, và lăn mãi... 
Chiều chiều trong chòi lá nghe từ loa vọng lại bài hát "Người Di Tản Buồn", tôi thấy như bóng dáng mình trong đó..." Chiều nay có một người đôi mắt buồn, ngày ra đi lặng câm trong đau đớn..." Tôi ngồi bên xong cửa, thấy chiều rơi rất chậm, rồi "rưng rưng lệ vương mắt lệ nhòa "... Rồi tôi cũng được chuyển sang một trại tị nạn chính thức khá hơn một chút, và xin được cái nịt ngực cũ. 
Cái cảm giác đầu tiên khi được mang lại vật dụng thân thiết ấy của người nữ làm tôi thật an toàn, yên ổn. Dù không vừa vặn nhưng thế là quá đủ! Rồi tôi liên lạc được với người chị từ một trại khác vừa sang Mỹ. Ngày được bảo lãnh, khi chị đón ở phi trường, tôi nhìn chị, rồi như bị ám ảnh bởi hình ảnh của chính mình trong những ngày đầu tị nạn, tôi len lén nhìn vào ngực chị, trong phút chốc chợt mủi lòng, nhớ cha nhớ mẹ, nước mắt âm thầm lăn dài trên má. Chị cũng khóc, nhưng có lẽ lúc ấy chị không hiểu đích xác cái tủi buồn thầm kín của em mình. Ngày hôm sau, vì trúng ngày thi cuối khóa nên chị nhờ người bạn trai là hôn phu chở chúng tôi đi làm giấy tờ và mua ít vật dụng cần thiết. Tôi đi trong thương xá rộng lớn, rồi bỗng sáng mắt khi nhìn thấy quầy bán nịt ngực, Chao ơi nhiều! đủ mầu đủ số.
 Tôi mân mê vuốt nhẹ lên từng phiến vải mềm, như muốn cảm nhận được tất cả sự dịu êm của từng miếng ren vải lụa, thấy lòng hạnh phúc reo vui như thể được cái gì quí giá lắm. Tôi chọn lấy một cái vừa vặn và một quần lót nhỏ cùng màu. Thế nhưng đến lúc ra quầy tính tiền, nhìn thấy người bạn trai của chị đang đứng chờ, tôi chợt thấy ngại. Tưởng tượng phải thả cái nịt ngực và cái quần lót nhỏ xuống trước mặt anh, tôi đã thấy ngượng. Tôi len lén bỏ lại, mơ hồ một cảm giác luyến tiếc sâu kín... Hai em tôi đã chọn được cặp táp, vở học, và một ít quần áo. Còn tôi, tôi đã dành trọn thời giờ bên quầy nịt ngực... Bây giờ tôi đã có nhiều chiếc nịt ngực, khác mầu, khác kiểu. Nhưng trong một góc ngăn kéo, tôi vẫn còn giữ lại cái chiếc chật cũ của những ngày tị nạn. Và trong một góc ngăn kéo rất sau thẳm của ký ức vẫn như còn đọng lại hình dáng một chiếc nịt ngực ao ước mãi của ngày xưa... 
Sau này, khi các con tôi khôn lớn, sẽ có một lúc nào đó tôi dẫn vào thương xá, rồi như vô tình, đi ngang quầy bán nịt ngực, tôi sẽ kể các con nghe về chút kỷ niệm của thời mới lớn. Đơn giản thôi các con! Chỉ là một chiếc nịt ngực, mà đã từng là niềm mơ ước, nỗi ám ảnh của mẹ trong một khoảng đời con gái. Giờ đây, tuổi trẻ các con lớn lên trong mệm ấm chăn êm. Thấy những gì đang có sẵn là tự nhiên, là bình thường. Đôi khi còn than thở, so sánh...Có biết đâu có những không gian và thời gian mà ở đó, ngay cả những cái nhỏ bé bình thường nhất cũng có thể là nỗi tủi nhục, niềm ao ước cháy bỏng. Đừng nói chi đến cái bầu trời tự do để thở như ở đây thì đã là quá tuyệt diệu và đã từng đánh đổi bằng biết bao là đau khổ chồng chất.
 Có một thời gian, những câu chuyện vượt biên thống khổ như những vết thương mà người ta muốn quên đi để bớt nhức nhối trong một cuộc sống mới xa lạ và tất bật. Thế nhưng khi có dịp ôn lại và tìm về những kỷ vật cũ ấy, tôi chợt nhận ra rằng những đề tài cũ và đấy dấu tích đau khổ ấy, lại là những bài học tiêu biểu vô cùng cho những thế hệ sau... Và tôi hiểu ra rằng đó còn chính là bài học cho chính tôi... Ôi thảm nạn của những cuộc hành trình vượt chết vô tiền khoáng hậu! 
Ôi những chiếc tầu nhỏ bé một bloc chỉ có thể chạy trên sông mà đã băng biển vượt sóng rồi giông tố biển khơi, hải tặc tàn bạo, và nhục nhằn của bao người trong cuộc hành trình vượt chết...Thế mà bây giờ, tôi ngồi đây, trong cuộc sống có thể gọi là đầy đủ, nhiều lúc lại cho rằng đời sống sao mà khổ! Nào con cái, việc làm, nhà cửa, sao mà bận bịu! Nào "bill", nào "Job", nào chứng khoán trồi sụt...nhưng nghĩ cho cùng, thì có phải là những ngày đêm dài thăm thẳm trôi dạt trên thân tầu sắp vỡ, lúc gần chôn thây trong biển lạnh, lúc cận kề cái chết trong gang tấc, tôi chỉ ước mơ đứng trên đất liền, được sống...
Có phải là khi ra đi tôi chỉ mong một bầu trời tự do hơn để thở, có phải là tôi đã ngủ quên cái hạnh phúc lớn lao mà biết bao người không may mắn có được... và, nhìn lại tủ áo, có phải là một lúc nào đó trong đời tôi chỉ ao ước một cái nịt ngực... Có nghe, có đọc, có nhớ, có hình dung lại những cuộc hành trình biển đông năm xưa thì dường như ta mới cảm nhận được thấm thía hơn tất cả cái may mắn và hạnh phúc mình đang có. Những thống kê về di dân đã cho thấy thế hệ di dân đầu tiên, như chúng ta, là thế hệ làm cầu nối cho các thế hệ kế tiếp vốn không có chút kỷ niệm và ấn tượng gì về quê hương mà cha mẹ đã phải bỏ lại. Đó là những thế hệ rất dễ ngày càng xa nguồn gốc nếu không được học hỏi giả thích. Tôi tự nhủ, tôi sẽ không nhất thiết phải đi làm cho thật nhiều để các con có cuộc sống dư thừa, rồi để lại cho các con gia tài tiền của. Nhưng, đại dương sóng sau dồn sóng trước, tôi sẽ góp phần làm gạch nối giữa các con với những giá trị muôn đời của cội nguồn dân tộc. 
Các con sẽ được chia xẻ, rút tỉa những kinh nghiệm quí báu của cha ông đồng thời học hỏi những cái hay cái lạ của xứ người. Cái đó mới là cái đẹp riêng, là gia tài hành trang của các con, khi một lúc nào đó nhìn màu da khác người bản xứ, sẽ tự hỏi: " Tôi là ai? từ đâu đến, vì sao tôi ở chốn này?" Các con sẽ được giải thích để hiểu rõ, để tự tin, hãnh diện, và sẽ có lúc giải thích cho các con của mình hiểu. Những lúc yếu mềm, không nghị lực, không lối thoát, hãy lăn bành một chút về dĩ vãng, học ở đó những bài học xương máu. Khi tìm hiểu về những chiến trận anh hùng, những hành trình thống khổ đầy gương can đảm, các con sẽ thấy rằng ở đời có muôn ngàn cái khổ, nhưng có những cái khổ và cái can đảm làm rung chuyển lương tâm nhân loại. 
Máu, mồ hôi, nước mắt nhiều khi liên tiếp đổ ra mà chưa chắc đánh đổi được những gì chúng ta đang có. Rồi hãy hít thở đi cho ngập tràn khí quản cái tự do hạnh phúc quí báu vô vàn, rồi can đảm tiếp bước đi trên đường đời ngang dọc. Đừng quên rằng chung quanh chúng ta, có những không gian và thời gian mà ở đó có những điều cần thiết, tuy nhỏ bé và bình thường, nhưng chỉ một chiếc nịt ngực thôi, cũng có thể là nỗi ước ao triền miên của những khoảng đời cơ cực... :::Amy Phương Lê:::Họ Tên: Amy Phương Lê Nghề Nghiệp: Computer Programmer/Real Estate Broker Hiện đang nghỉ làm để học xong Teacher Credential/Master of Science of Education. 
Suy nghĩ về cuộc thi viết "Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông ":Xin hoan hô và ủng hộ hết mình! This is for a great cause! Khi các con mình đi học ở trường, các thầy cô thường bảo các cháu kể và viết essay về "How your Dad and Mom came to America". Và các cháu cần làm thuyết trình, research...Các cháu và bạn bè thường thắc mắc hỏi về về những đề tài như thế. Có thêm những tài liệu và chuyện kể về cuộc hành trình này thì thế hệ mai sau và những người ngoại quốc sẽ càng hiểu được nguyên do chúng ta phải ra đi, ra đi bi thảm như thế nào, cùng với biết bao hoàn cảnh nghiệt ngã, oan khiên khác. Người American Indians năm 1838 có cuộc hành trình thống khổ, out of their ancestral homeland to over 1000 miles away to Indian Territory. They called it "Trail of Tears" (Trail Where They Cried). To me, our stories have no less tears...Even more..not only trails of tear but also rivers of bloods. Our journeys were thousands, thousands of miles away, and we crossed no just land but also seas - overseas.. And thus we cried... And now we speak So that you know...

TRẦN VIỆT HẢI * KIẾP SAU LẤY VỢ HUẾ


Kiếp sau lấy vợ Huế.
Trần Việt Hải


Kiếp sau lấy vợ Huế

Ðể tôi được cưng chìu

Ðêm nằm nghe thỏ thẻ:

" Anh nì! Chừ mình yêu..."

Sáng ra lời trong veo

Tiếng người như chim hót :

" Anh ơi! Em ốt dột

-Hun chi lạ...rứa tề! "

Thương ơi! Mái tóc thề

Dài lên tới Bến Ngự

Tóc cột đời lữ thứ

Trăm năm không cho về...

Kiếp sau lấy vợ Huế

Già chát vẫn kêu anh

Gần chôn cũng xưng em

Tình nào hơn như thế ?

Bờ môi ngọt... thương nhớ

Con mắt là sao sa

Dẫu khi đã đàn bà

Cũng lừng hương thiếu nữ!

Dẫu khi tôi mệt lữ

Em vẫn tìm lá xông

Bão giông em không sợ

Ãm ắp nghĩa vợ chồng...

( thơ Trần Dzạ Lữ, SàiGòn, tháng 3 năm 2013 )


------------------------------ ------------------------------ -----------------------


6 lý do nên lấy gái Huế làm vợ

1. Con gái Huế sống nề nếp và gia phong


Con gái Huế luôn sống có phép tắc trong ứng xử với bố mẹ và người lớn trong gia đình. Những nền nếp ấy đã trở thành khuôn phép truyền thống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cô gái Huế nào khi đi ra ngoài cũng đều xin phép gia đình, có khách thì phải cúi chào, và đặc biệt con gái Huế không được đi chơi đêm quá 21h.


2. Con gái Huế sống thân thiện và đặc biệt thiện tâm


Con gái Huế luôn nở nụ cười trên môi khi gặp người khác. Họ luôn luôn quan tâm, hỏi han và giúp đỡ người khác những lúc gặp khó khăn. Và đặc biệt, người lạ gặp con gái Huế rất dễ dàng bắt chuyện và hòa nhập vào câu chuyện một cách vui vẻ vì họ luôn luôn cởi mở, thân thiện, gần gũi và hiếu khách. Con gái Huế đặc biệt sống rất hiền, thích làm việc thiện, thường xuyên đi chùa lễ Phật để tích đức.


3. Con gái Huế kín đáo và trầm lặng


Họ là những cô gái rất trầm lặng và ít nói, sống luôn luôn giữ kẽ, hết sức kín đáo trong lời ăn tiếng nói hàng ngày với ba mẹ, người lớn tuổi và bạn bè. Họ không bao giờ muốn mọi người biết về những khó khăn mà họ đang gặp vì không muốn để ai bận tâm. Con gái Huế không để xảy ra điều to tiếng, hay gây chuyện buồn cho hàng xóm láng giềng.
Kết quả hình ảnh cho Con gái Huế kín đáo và trầm lặng.


4. Con gái Huế sống tiết kiệm và chắt chiu


Con gái Huế tiêu tiền rất cẩn thận, tính toán chi li mọi khoản để cân bằng tiền bạc, họ luôn cân nhắc rất nhiều khi quyết định chi tiêu tiền bạc vì họ suy nghĩ đến tương lai lâu dài. Họ không giống nhiều người nhiều nơi khác, cứ có tiền là tiêu cái đã, làm chừng nào thì tiêu chừng đó.
Kết quả hình ảnh cho Con gái Huế sống tiết kiệm và chắt chiu.


5. Con gái Huế dịu dàng và e ấp


Người con gái Huế từ lâu đã nổi tiếng là dịu dàng với giọng nói "dạ, thưa" đến say lòng. Con gái Huế đi lại nhẹ nhàng và ăn nói nhỏ nhẹ. Dường như mỗi người con gái Huế đều mang trong mình một nét gì đó rất đỗi kín đáo và e ấp. Có rất nhiều chàng trai xứ khác khi đến Huế đều cảm nhận được đó là điều đầu tiên.


6. Con gái Huế cầu kỳ trong chế biến ẩm thực


Với tất cả mọi người dân xứ Huế, nấu ăn là thể hiện sự khéo léo và nghệ thuật, chính vì thế, họ luôn coi trọng việc trang trí món ăn. Với quan niệm: "ăn" trước hết là "ăn bằng mắt", người con gái Huế rất chú trọng vào việc làm cho món ăn không chỉ ngon mà còn phải bắt mắt và thu hút.
Kết quả hình ảnh cho Con gái Huế cầu kỳ trong chế biến ẩm thực.


Qua bao hình ảnh cho con gái Huế dịu dàng, thùy mị, thủy chung, thích quá một trời mơ và một cõi e ấp, này bạn còn chần chờ gì nữa kiếp sau nếu may mắn đầu thai làm người không đi tìm vợ Huế đỉ nhi? Tôi bảo bà nhà tôi trong con tim nồng nàn xao xuyến của mình, tôi sẽ hẹn bà ở vùng đất thần kinh trầm mặc cổ kính... Huế kiếp sau với bó hồng trên tay,... chờ bà ở ngã ba Hương Thủy, chờ đến khi trăng tàn trên Bến Ngự, hay rồi khi mùa xuân về đàn lễ tế Nam Giao, ta vẫn chờ em,...


Kiếp sau nếu có làm người,
Con tim xao xuyến sống đời Thần Kinh.


Tôi nhớ người anh cả của tôi, thuở trung học anh ấy "Rất Huế" theo ngôn ngữ đặc sản, đặc trưng của nhạc sĩ Võ Tá Hân, anh hai tôi có cô bạn gái đầu đời týp "Rất Huế" từ dáng e ấp đến giọng nói, anh hai tôi vốn thích món bún bò Huế huyết heo, nào những cơm âm phủ, bánh khoái, bánh lá chả tôm, bánh nậm, bánh ít ram, nem tré, nhất là dần về sau, le hơn đi xa hơn theo thời gian những ngữ như Cung Đình Tửu Huế, thuộc hạng xịn deluxed Nhất Dạ Ngũ Tử, hay Hoàng đế ngự tửu tuyệt say tình cốc, theo goût Minh Mạng vương tuyệt triều, mà hơn một lần tôi nghe nhạc sĩ Hoàng Sa, aka BĐQ toubib Trần Văn Thuần đất Bushland Houston, thuyết giảng về độ phê của ngự tửu, hay nhà văn Dương Viết Điền "rất Huế" cố vấn Huế chi cho tôi yếu Huế thêm,...


Hôm qua bà sui gia kiều diễm Thụy Trinh và thầy giáo Việt ngữ hiền tài Thiện Đức bê tôi lên TV air vì freeway 405 jamming như mắc cửi nên chỉ có 2 người on air.. Thụy Trinh nhắc chuyện năm xưa khi madame bê tôi và ca nhac sĩ Tú Minh on air Hồn Việt, Tú Minh bảo tôi :" Em lên air lần đấu chưa quen, run quá!", tôi trấn an Tú Minh host talkshow này lanh lắm, madame thóc show như anchor thông báo tin tức với speed 55MPH, Tú Minh nghe rõ rồi trả lời, đừng lo nhé, madame sẽ đỡ đòn khi minh stuck. Thật vậy, sau interview xong mọi ngưởi vui vẻ.


Vào giờ ngọ của cử lunch hôm qua, rồi bút tôi lang thang băng qua đường Saigon trước tiền đình Phước Lộc Thọ, một đoàn xe dài án ngữ lưu thông, xe cộ nối đuôi nhau chờ một lão nhân chổng gậy qua đưởng, ca sĩ Louis Lưu Manh Bổng bỏ sở đi ăn có 1 giờ lunch, kẹt xe trên xa lộ 405 nửa tiếng và nửa tiếng đợi "lão Việt Hải tà tà băng qua quốc lộ Saigon Bolsa, nên bụng đói meo trở về sở trên đường Main Santa Ana đi làm tiếp. Anh tiêu hết một tiếng không ăn lunch, Louis bạn tôi, bảnh trai, ngày xưa đi học cùng đại học, Louis quen đi xe nhà, con nhà giàu, bạn bè thèm nhỏ dãi,.. chàng ta thích ca hát gương mặt hao hao mang vé y khuôn như ca sĩ Nhật Trường "năm bờ thu", madame Mỹ Lan coi chừng người y chang như người nhé. Có điều ca si NT mang chất giọng truyền cảm trầm ấm, baritone, hoặc xuống trầm sasso, Louis có lẽ do bẩm sinh thiên khiếu, hay sở trường quen giời phú ở chất giọng nam kim, ngân cao, nếu không như chuẩn mực Giovanni Martinelli hay Galliano Masini, thì anh vẫn ở thứ hạng khá. Chưa hết một vòng đảo qua Asian Mall gặp madame "Mẹ Việt Nam mắt ngời sáng chói", ...


Mẹ Việt Nam mắt ngời sáng quá
Nghe đâu đây tiếng vọng hòa bình
Lệ nhạt nhòa đôi mắt long lanh
nghe tin con vẫn còn ngày xanh
Một cành hoa em cài mái tóc
Anh đưa em qua quãng đường dài
Về thành đô anh may áo cưới
Ta thương nhau xây dựng ngày mai,...


Mẹ Việt Nam Như Hảo một thuở tung hoành Saigon air, vùng thẩm âm lan tỏa nghe rõ từ Thủ Thiêm qua Cát Lái, từ Phú Lâm về Hàng Xanh, chị kể thuở vui xưa có Bonard, Catinat, Galliéni, Charner, rồi Crystal Palace, Passage Eden,... nỗi nhớ khôn nguôi,... nhớ lại đi, chạy song song với con đường Tự Do là đại lộ Nguyễn Huệ (Charner) rộng thênh thang với Tòa Đô Chánh ngã ba Nguyễn Huệ-Lê Thánh Tôn nơi nhà tôi đấy, (Charner-d’Espagne) đứng uy nghi giữa trời. Xéo đó là rạp ciné Rex của gia đình chi Kim Châu (madame Võ Tá Hân, hihi chuột sa hủ nếp,.. vốn học giỏi khiến tôi ực cà phê đen bỏ ngủ học marathon với anh để tôi vượt qua 2 kỳ tú tài không khó, Rex hay Mini Rex những nơi đây ấp kỷ niệm, nhưng rạp tối tân mà thuở nhà mùa xưa sao mà cứ mãi đếm tiền kỹ trước khi mua vé, coi một phim hay với cô mèo hôm sau nhịn mấy phùa lunch và điểm tâm,..hihi... Rex hay Mini Rex thường chiếu những phim hay, nhưng hay hơn cả vẫn là phim uống môi em ngọt. Về nhà bố hỏi "Con đi đâu về ?", biết nói sao bây giờ vì lỡ xem phim hay rồi, thôi thì cứ bê đề tủ của ông giáo Sâm Petrus Ký gỡ gạc là thượng sách... 
Ông giáo Nguyễn Văn Sâm, người phổ biến tác phẩm best sellers hay muôn thuở, "Con trai phải đọc sách". Tôi thưa trình thành khẩn: "Dạ con vừa gạo bài ở Abraham Lincoln về!" ( tức thư viện Mỹ Abraham Lincoln ở số 8 đường Lê Quý Đôn), bởi thế tôi nhớ madame ca sĩ Hồng Tước có lúc tâm sự một thuở Saigon gia đình bà rất khó phim tình cảm mùi mẫn yêu đương ngữ như: "L'affaire d'une nuit" (Chuyện Tình Qua Đêm, với 2 diễn viên gạo cội Brigitte Bardot và Jacques Charrier; hoặc "La Piscine" (Cạm Bẫy Tình Yêu, với 2 tài tử thượng thặng Alain Delon và Romy Schneider); hay phim "Love Story" (Chuyện Tình, với 2 diễn viên xuất sằc, Ali MacGraw và Ryan O'Neal), con gái chưa thi xong tú tài chưa nên xem, "No way José!" hay ở Rex hay Mini Rex madame Hồng Tước buồn hiu vì ngày ấy chưa được đi xem. Tôi hiểu madame, hãy trách nhẹ vì ông giáo Sâm chưa hề viết tác phẩm: "Con gái phải đọc sách" để madame Hồng Tước vác lưng cái student backpack gồm bao những sách ngụy trang thi tú tài, những vạn vật, triết, sử địa, toán, vật lý, hóa học, anh văn, pháp văn, việt văn,.. vào Rex hay Mini Rex,...


Rex xem như tối tân nhất Sài Gòn chủ nhân là ông Ưng Thi (cũng là chủ rạp Đại Nam). Ðiều đáng nói là thời bấy giờ (đầu thập niên 60) mà rạp Rex đã có thang cuốn (escalator). Rạp Rex khai trương năm 1962 với cuốn phim Ben Hur do tài tử Charlton Heston và Stephen Boyd đóng thì xảy ra một biến cố, có một người đẹp nọ đi thang cuốn escalator lúc lên gần tới tầng lầu không hiểu quýnh quáng thế nào mà để cái thang "mắc dịch" không galant chút nào nó cuốn luôn cái quần dài của nàng tuột đi...Ôi cái thang thật dê xồm.


Ðối diện rạp Rex là rạp Eden đặc biệt ở tầng 3 có những ô ngăn chia riêng biệt dành cho các tình nhân muốn có nhiều tự do thoải mái. Ngay kế bên có tiệm bánh mì pâté Đô Chính ngon nổi tiếng. Gần đó có phòng trà Queen Bee mà giới yêu nhạc thường vào nghe mỗi đêm. Khu Eden có cơ ngơi của bà Cả Đọi, chủ nợ xơi chịu ghi sổ của ông vua hippie Trường Kỳ.


Thương xá Tax (ngày xưa là hãng Charner) cũng lừng danh với nhiều hàng hiệu. Qua khỏi ngã tư Lê Lợi có kiosque Đống Ða rửa và in hình rất đẹp, rồi Tổng Nha Ngân Khố, hotel Palace. Hằng năm, vào mỗi độ Xuân về, nguyên đại lộ Nguyễn Huệ trở thành chợ Hoa đô thành với trăm ngàn kỳ hoa dị thảo muôn hồng ngàn tía nhất là hoa mai hoa đào rực rỡ để người Sài Gòn ngắm nghía chọn lựa mang về chưng Tết.


Cắt ngang đại lộ Trần Hưng Ðạo khúc gần rạp hát Ðại Nam là đại lộ Nguyễn Thái Học (Boulevard Kichener) mà đoạn đầu ở ngã ba Phạm Ngũ Lão là rạp hát bội Thành Xương (đình Tân Kiểng), ngay ngã tư Trần Hưng Đạo là trường tiểu học Trương Minh Ký, xuống lần tới phía dưới có trường tư thục Huỳnh Thúc Kháng, rạp hát Nam Tiến kế bên là khách sạn Tân Thời mà chủ nhân là bạn của người viết. Cuối đại lộ Nguyễn Thái Học là Chợ Cầu Ông Lãnh,...


Phạm Mạnh Ðạt, Ý Lan, Sài Gòn Có Em
Sài Gòn Có Em
Sài Gòn Có Em Phạm Mạnh Đạt . Ca sĩ thể hiện: Ý Lan


Ôi, Saigon vẫn đẹp trong sự thể trước biến cố đổi đời vì rằng: "Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý, Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do!". Tôi chuộng bài nhạc tình ca Phạm Mạnh Đạt. Nhớ madame "Mẹ Việt Nam mắt ngời sáng chói", nhớ hiền tỷ Như Hảo, gặp hôm qua quá tri kỷ duyên thời bao xuân sắc nhé, madame ex cùa thấy Petrus Ký Phạm Mạnh Cương, hiền tỷ lại là vị đồng môn tại trường luật khoa Duy Tân gần công viên Tháp Rùa, thuở vàng son của VNCH ngày nào, ký ức mãi mãi không nguôi, hiền tỷ còn theo học khoa báo chí tại Vạn Hạnh, cùng thời gian bút tôi học khoa kinh tế tại trường Kinh Thương Minh Ðức. Ca sĩ Như Hảo có liên hệ bà con họ hàng rất gần với ba ca sĩ Tam Thanh: Thanh Thúy, Thanh Mỹ và Thanh Châu). 
LS. Thanh Châu gốc Marie Curie, nhưng vốn thích văn thơ nhạc VN, Thanh Châu kể chuyện về nhạc sĩ Trần Trinh... Trần Trịnh có cá tánh hiền hậu, trầm tính, luôn nhỏ nhẹ, một tấm gương nghệ sĩ đáng trân quý,. Có lần ông bảo rằng nhạc ông sáng tác, hể ai ca nhạc ông, ông cám ơn trong sự trân quý. Ông không những không lấy "redevance" (royalty fee), chắng cần tiền tác quyền mà còn muốn trả tiền caché cho người ca ấy nữa, nhưng đó là tấm chân tình của người nhạc sĩ tài hoa này, dù rằng ông nghèo, niềm ao ước như nỗi lòng tri ân người thương mến nhạc của ông. Điều này nói lên cá tính dễ chịu, hòa nhã của ông. Rồi Thanh Châu có lần tâm sự là lần đầu tiên ngỏ ý ca bài Hai Sắc Hoa Ti-gôn với chính tác giả đệm phần nhạc, Thanh Châu ban đầu hơi lo và run, lòng thánh thót đánh mấy con bò cạp theo nhịp điệu boléro, nhưng ông nhạc sĩ gật gù say mê đệm nhạc, ca sĩ yên tâm diễn tả trọn vẹn bài ca.


À, nảy giờ bút tôi lan man mênh mang tả oán từ bài "Rất Huế" của nhac sĩ Võ Tả Hân chạy dài xuống Trần Trịnh. Thôi hãy trở lại với chủ đề Vợ Huế nhé... Báo online, báo net bảo có 6 lý do đó đã đủ thuyết phục để bạn chọn một cô gái Huế làm vợ chưa? Tính cách của con gái Huế còn là một "kho tàng bí ẩn" mà bạn ta hãy chính là người đi tìm hiểu chính đề đi nhé. Bài viết "6 lý do nên lấy gái Huế làm vợ", hình như tác giả tính luôn bà Hồng Tước vào bài rồi, một nhân sĩ cho rằng chị ấy là nữ sĩ đa tài đa đoan lúc thì ca trước micro, lúc thì ôm guitar, lúc thì vung cọ vẽ pinceau doré, lúc zoom camera, lúc bấm camcorder với tính tình vui vẻ tài đức vẹn toàn, công dung ngôn hạnh đủ cả, well-qualified... Bài lên phết búc, kiếp sau khối anh chàng cầm bouquet de roses, hay cadeau d'amour săn chờ trước ngõ,...hihi...

Sài Gòn Có Em, Phạm Mạnh Đạt, Ý Lan:

http://lyric.tkaraoke.com/1640 4/sai_gon_co_em.html


O Huế, Thơ Việt Hải, Nhạc Hà Lan Phương:


Kết bài, vợ Huế là điều mơ ước kiếp sau của nhà thơ Trần Dzạ Lữ, cũng như nhều nhiều người nghe tình khúc "Mình Ơi", nghe một lần, nhớ ngất ngư bao đời của ca nhạc sĩ Diệu Hương, rồi chút gì đó chất Huế thăng hoa vào dòng huyết quản, tôi cám ơn thi si Trần Dzạ Lữ, tôi cám ơn anh hai tôi, cùng những người chị dâu Huế hụt của ngày xa xưa, anh Dũng tôi của Ngự tửu cung đình, tôi cám ơn cô em "Rất Huế" Diệu Hương, đa tài, đa cảm, với nét đoan trang, thùy mi. Tôi cám ơn quý anh Võ Tá Hân, khoa hoc gia Nguyễn Đức Hạt, Ðinh Trường Hân, Tam Giang Hoàng Ðình Báu, Hoàng Vinh, Dương Viết Điền, quý chị Như Hảo, Tam Thanh, Hoàng Sa Trần Văn Thuần, Lê Thúy Vinh, extension đến mes amis Thụy Trinh, Tú Minh, ThụyVy, Thanh Thanh, Mỹ Dung, Thùy Châu, Thái Hà, Lâm Dung, Ngọc Mai, Ngọc Quỳnh,Tú Lan,..., Hồng Vũ Lan Nhi, Cao Mỵ Nhân, những thi nhân đã một thời trọ Huế thuở di cư 54, thầy Thiện Đức tánh tốt, hiếu hạnh con nhà tu, như hương hoa chùa Chùa Từ Hiếu cách Huế không bao xa về hướng tây nam. Đối với những thân hữu tôi ghi tên trong bài này như những người tượng trưng cho nét ₫ẹp của Huế trong ý nghĩa nào đó, nét đẹp trầm mặc, nét đẹp cổ kính để đêm đêm ta đốt đèn trời kiếp sau xin nhớ làm người Huế Thương nhé!


Sau hết, gởi text đến bà nhà tôi để xin một next blinddate hẹn trước trường Đồng Khánh hay gần cầu Tràng Tiền vào mùa hè hoa phượng nở ở kiếp sau em nhé...



All the best of luck,
Trần Việt Hải Los Angeles.

Phần phụ : O Huế, Vợ Huế và Rất Huế:
O Huế :

http://www.ninh-hoa.com/VietHa i-OHueVaGiongHue.htm


Rất Huế - Bảo Yến, Võ Tá Hân:



http://nhac.vn/rat-hue-bao-yen -sopY3Dn

Mình Ơi!!- Diệu Hương:



Ca nhạc sĩ Diệu Hương
http://lyric.tkaraoke.com/mp3- 158510/minh_oi_dieu_huong.html


Lời bài hát: Mình ơi (NS. Diệu Hương)


Ðôi chim là chim ríu rít trên cành
Em yêu là yêu tiếng gọi của Mình
là Mình, Mình ơi
Ðêm qua thức giấc bùi ngùi
Nhìn quanh là em không thấy mặt người là người mình thương
Từ khi, từ khi là Mình bỏ em buồn
Ðôi chim lơ láo, quay cuồng là cuồng biếng ăn
Co ro, co ro tìm một chỗ em nằm
Phòng không, phòng không là không chiếu lạnh
Nhện sầu là sầu giăng ngang
Mình là Mình, Mình ơi
Mình đi là đi đi mãi quên lời
Lời xưa mà ta ước hẹn
Một đời là một đời sắt son
Cây xanh là xanh lá vẫn tươi màu
Riêng em là em héo tàn
Nhạt nhoà là nhoà tình xuân
Ðôi chim gẫy cánh giữa đường
Từ nay là chăn gối ngậm ngùi là ngùi tiếc thương
Hò là hò ơi ới hò
Mình đi mô mà mình đi miết rứa không về
Rứa để em chứ rứa để em chẳng có ai nằm
rứa em chẳng có ai nằm kề một bên
Mình là Mình, Mình ơi
Mình đi là đi đi mãi quên lời
Lời xưa mà ta ước hẹn
Một đời là một đời sắt son
Cây xanh là xanh lá vẫn tươi màu
Riêng em là em héo tàn
Nhạt nhoà là nhoà tình xuân
Ðôi chim gẫy cánh giữa đường
Từ nay là em thôi hết được gọi Mình là Mình, Mình ơi...

Trần Việt Hải, 23 tháng 2, 2017.

Égayez votre journée


HUY PHƯƠNG * HOÀNG TỬ BẢO ÂN

Con trai út của vua Bảo Đại: Bảo Ân

Tác giả: Huy Phương biên soạn

KD: Những nhân vật lịch sử thăng trầm cùng lịch sử, thì hậu thế của họ dường như cũng vậy. Nhất là khi lịch sử đã sang trang…

Cảm ơn tác giả Huy Phương và cảm ơn Bọ Lập nhìu nhìu về bài viết, cũng là tư liệu quý này

Theo Văn học nguồn cội 
“Hoàng tử” Bảo Ân
NQL: Công nhận quá nhiều chuyện bây giờ mình mới biết! 

Nhiều người Việt Nam sống ở quận Cam nhiều năm nay nhưng ít người biết có một người con trai của Cựu Hoàng Bảo Ðại đang sinh sống tại nơi này.

Ðó là ông Nguyễn Phước Bảo Ân, con trai của bà Lê Phi Ánh, người vợ không hôn thú của cựu hoàng trong thời gian ở Ðà Lạt. Bà Phi Ánh có hai người con với cựu hoàng là bà Nguyễn Phúc Phương Minh sinh năm 1950 đã qua đời tại Mỹ cách đây vài năm và ông Bảo Ân, sinh năm 1951, đang sống tại thủ phủ tỵ nạn, Westminster.
Chúng tôi không gọi ông Bảo Ân bằng hoàng tử như trong văn bản triều đình mà gọi bằng “Mệ” theo lối xưng hô trong hoàng tộc: Con gái, con trai của vua được gọi bằng Mệ, hàng cháu là “Mụ” chứ không phải ai là Tôn Thất, Bửu, Vĩnh… đều được gọi bằng Mệ như nhiều người đã lầm tưởng (1).
Ðiều đặc biệt không phải vì ông là một hoàng tử lưu lạc, mà vì chính ông là người con nối dõi nhà Nguyễn. Cựu hoàng có tất cả 5 người con trai: Con Hoàng Hậu Nam Phương là Bảo Long không có vợ chính thức, Bảo Thăng không có con; con của Thứ Phi Mộng Ðiệp là Bảo Hoàng chết khi mới 1 tuổi, Bảo Sơn mất khi ông 30 tuổi không có con.
Bảo Ân có hai con, gái là Nguyễn Phước Thụy Sĩ, sinh năm 1976 và trai là Nguyễn Phước Quý Khang sinh năm 1977. Như vậy, Nguyễn Phước Quý Khang là cháu đích tôn của Cựu Hoàng Bảo Ðại và chắt của ngài là một cặp trai song sinh có tên là Nguyễn Phước Ðịnh Lai, Nguyễn Phước Ðịnh Luân ra đời năm 2012.
“Mệ” Bảo Ân sinh năm 1951 tại Ðà Lạt. Năm 1953, khi cựu hoàng sang Pháp, bà Phi Ánh đem hai con về sinh sống trong một biệt thự trên đường Phùng Khắc Khoan tại Sài Gòn. Ông theo học trường Saint Paul rồi Taberd.
Ngày 4 tháng 10 năm 1955, Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm lập ủy ban trưng cầu dân ý truất phế Quốc Trưởng Bảo Ðại, và trở thành quốc trưởng. Theo lời kể của ông Bảo Ân, sau ngày đó, nhiều biệt thự ở Sài Gòn, Ðà Lạt và Pháp của bà Phi Ánh đều bị tịch thu, bà và người nhà được lệnh ra khỏi nhà trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Nhiều người đã đến đục tường ngôi nhà vì nghi có của cải cải cất giấu. Tài sản này là của tư hữu của bà Phi Ánh, vì chúng ta cũng biết bà Phi Ánh là em vợ của Thủ Hiến Trung Phần Phan Văn Giáo, sinh ra trong một gia đình giàu có, trong khi Cựu Hoàng Bảo Ðại rất nghèo, trong thời gian sống rất khó khăn ở Pháp, phải nhờ sự yểm trợ của thân mẫu là bà Từ Cung. Ðức Từ Cung đã phải bán nhiều cổ vật của Vua Khải Ðịnh để lấy tiền gửi sang cho cựu hoàng.
Sau ngày cựu hoàng bị truất phế, bà con, ngay cả bên gia đình của bà Phi Ánh cũng không ai muốn chứa chấp mẹ con bà, ba mẹ con phải ở nhà thuê, rày đây mai đó.
Trong hoàn cảnh này, bà Phi Ánh đành phải bước thêm bước nữa.
Khi nghe bà Phi Ánh đi lấy chồng, theo đề nghị của nhiều người thân thuộc trong Hoàng Tộc, bà Từ Cung đem Bảo Ân về Huế ăn học.
Chúng ta cũng biết thêm rằng, ngày 25 tháng 8 năm 1945, khi thoái vị làm dân, Cựu Hoàng Bảo Ðại đã giao tất cả cung điện như là tài sản của quốc gia, trừ Cung An Ðịnh tại làng An Cựu, nơi bà Từ Cung sinh sống, là tài sản riêng, do lương bổng của Vua Khải Ðịnh xây dựng nên. Sau đó, chính “công dân” Vĩnh Thụy, bà Nam Phương và các con đã về ở đó một thời gian, trước gia đình tan rã, mỗi người một phương.
Cũng theo lời ông Bảo Ân, sau khi truất phế Bảo Ðại, Cung An Ðịnh bị chính quyền tịch thu, bà Từ Cung trong lúc đó đang đau yếu phải dọn ra một ngôi nhà nhỏ trong khuôn viên của cung. Tuy vậy trong cuốn hồi ký của Vua Bảo Ðại, ông không hề có một lời trách móc oán hận về chuyện bị đối xử tệ bạc này.
Tại Huế, ông Bảo Ân theo học tại trường Thiên Hựu (Providence) do các linh mục quản nhiệm. Ông tâm sự rằng, tuy sống trong một gia đình Phật Giáo thuần thành, ông lại phải theo học từ nhỏ đến lớn tại các trường nhà dòng, nên ông còn thông thuộc kinh Thiên Chúa Giáo hơn một người theo đạo Chúa khác.
phi anh
Bà Phi Ánh thời xuân sắc. (Hình: Tài liệu của ông Bảo Ân)
Sau thời gian ở Huế, Bảo Ân trở lên Ðà Lạt rồi về Sài Gòn. Tới tuổi quân dịch, năm 1970, chỉ mới có bằng trung học, ông vào quân trường Quang Trung, rồi phục vụ tại Trung Tâm 3-Tuyển Mộ Nhập Ngũ Sài Gòn. Không hiểu vì lý do gì, năm 1972, ông Bảo Ân bị thuyên chuyển ra SÐ3 tại Quảng Trị, nhưng khi ra đến nơi, sư đoàn đã tan hàng nên ông được trở về đơn vị gốc.
Cố gắng đến trường, và cuối cùng, trước khi Sài Gòn thất thủ, ông Bảo Ân là sinh viên năm thứ hai phân khoa Thương Mại tại Ðại Học Vạn Hạnh, Sài Gòn.
Sau năm 1975, bà Phi Ánh sống trong cô đơn tại Sài Gòn và qua đời vào năm 1984, ở tuổi 62. Cô Phương Minh, chị ruột của ông Bảo Ân, lấy chồng và lập nghiệp ở Pháp, ly dị, trước tháng 4 năm 1975 về Sài Gòn thăm thân mẫu và bị kẹt lại đây, sau đó được bảo lãnh sang Hoa Kỳ lập nghiệp và qua đời vào năm 2012. Phần ông Bảo Ân, lúc đó đã có gia đình nên phải sống dưới chế độ cộng sản thêm nhiều năm nữa, cho đến 1992 mới được gia đình bên vợ bảo lãnh sang Mỹ.
163296-BAO DAI 1B.400
Hai nhân vật cuối cùng của giòng Vua Bảo Ðại: Nguyễn Phước Ðịnh Lai và Ðịnh Luân (cháu nội của Bảo Ân). (Hình: Tài liệu của ông Bảo Ân)
Cựu Hoàng Bảo Ðại có gồm cả vợ và tình nhân là 8 người với 13 người con (tài liệu đã được ông Bảo Ân hiệu đính):
Vợ:
1. Nam Phương Hoàng Hậu. Có hôn thú, 5 con.
2. Bùi Mộng Ðiệp. Không hôn thú, 3 con.
3. Lý Lệ Hà. Không hôn thú, không con.
4. Hoàng Tiểu Lan. Không hôn thú, 1 con gái.
5. Lê Thị Phi Ánh. Không hôn thú, 2 con.
6. Vicky (Pháp). Không hôn thú, 1 con gái.
7. Clément. Không hôn thú.
8. Monique Marie Eugene Baudot. Có hôn thú, không con.
Con:
* Với Nam Phương Hoàng Hậu:
1. Thái Tử Nguyễn Phúc Bảo Long (4-1-1936/28-7-2007)
2. Công Chúa Nguyễn Phúc Phương Mai (1-8-1937).
3. Công Chúa Nguyễn Phúc Phương Liên (3-11-1938).
4. Công Chúa Nguyễn Phúc Phương Dung (5-2-1942).
5. Hoàng Tử Nguyễn Phúc Bảo Thăng (9-12-1943).
(Bốn người con còn lại của Bà Nam Phương hiện sống ở Pháp.)
*Với Thứ Phi Mộng Ðiệp, hai người con đầu hiện ở Pháp:
1. Nguyễn Phúc Phương Thảo (1946).
2. Nguyễn Phúc Bảo Hoàng (1954-1955).
3. Nguyễn Phúc Bảo Sơn (1957-1987), tử nạn tại Nhật.
*Với Hoàng Tiểu Lan:
1. Nguyễn Phúc Phương Anh, hiện sống ở Hawaii.
* Với Lê Thị Phi Ánh:
1. Nguyễn Phúc Phương Minh (1950-2012).
2. Nguyễn Phúc Bảo Ân (1951).
* Với bà Vicky
1. Nguyễn Phúc Phương Từ (Pháp).
“Họa vô đơn chí!”
 Bảo Ân đã trao cho chúng tôi những trang nhật ký viết về cuộc sống của ông sau ngày 30 Tháng Tư 1975:
Ngày 30 Tháng Tư, nóng lòng vì không có tin tức gì của Ðức Bà Từ Cung ở Huế, tôi ở lại Sài Gòn để ngóng tin nên đã bỏ lỡ chuyến bay ra Hạm Ðội 7. Sau vài tuần đi ‘học tập cải tạo’ trở về, Ủy Ban Quân Quản đến nhà tôi ở 213 Công Lý Q.1 yêu cầu chị Phương Minh và tôi phải dọn ra trong vòng 24 tiếng đồng hồ vì họ nói nhà này của tướng cảnh sát ‘ngụy’ Nguyễn Ngọc Loan.
163634-DP-130325-ChoTroi-1-400
Bức hình giống phụ hoàng nhất của “Mệ Bửu Ân”. (Hình: Tư liệu của gia đình)
Tôi không biết Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan có ở đây không? Thật ra biệt thự này ngày xưa là của Ðức Bà Từ Cung (mẹ Vua Bảo Ðại), ngài mua để khi vào Sài Gòn có nơi trú ngụ. Năm 1957 sau khi truất phế Vua Bảo Ðại, chánh quyền Ðệ Nhất Cộng Hòa đã tịch thu và sau này được Quốc Hội Ðệ Nhị Cộng Hòa với sự vận động tích cực của Trung Tướng TNS. Tôn Thất Ðính, chính quyền đã giao trả lại cho Ðức Bà Từ Cung và ngài ra lệnh lấy căn nhà trước lập bàn thờ Ðức Gia Long và văn phòng liên lạc bà con Nguyễn Phước Tộc, còn căn phía sau thì cho chị em chúng tôi ở.
Giấy tờ nhà đất chưa hoàn tất thì biến cố 1975 xảy ra nên không có cái gì để chứng minh là nhà này của gia đình chúng tôi. Vậy là hai chị em mau mau thu xếp đồ đạc, những gì có thể mang được gì thì mang, còn những gì nặng nề không thể mang được thì bỏ lại như tủ lạnh, bàn ghế tủ giường và nhiều thứ khác. Chị em chúng tôi về nhà Me chúng tôi ở nhờ.
Vào một buổi sáng thức dậy xuống nhà lấy vài vật dụng để xài, tôi không thấy cái vali quần áo mà tôi đã đem ra được khỏi nhà 213 Công Lý để về đây, đó là cái vali độc nhất của tôi còn lại, nay không cánh mà bay. Cuối cùng tôi tìm thấy một cái thư của chị giúp việc cho Me tôi để lại, đại ý trong thư chị ta viết, trong hoàn cảnh này, chị cần một số vốn để buôn bán nuôi con nên đã lấy cái vali trốn đi, và mong tôi tha thứ cho chị. Thế là tay trắng hoàn trắng tay, đành phải đi mua thêm quần áo để mặc.
Sống ở nhà Me tôi cho đến năm 1978 thì Me tôi bị quy vào diện tư sản, bị cưỡng chế ra khỏi nhà và buộc phải đi kinh tế mới trên cao nguyên. Vì không thể sống ở nơi rừng thiêng nước độc nên cả nhà đều bỏ trốn về Sài Gòn, mỗi người đi mỗi nơi, trốn chui trốn nhủi, không hộ khẩu, không chứng minh nhân dân, sống như những kẻ bất hợp pháp. Me và chị Phương Minh thì sống lén lút trong nhà dì Phi Hoa (vợ ông cựu Thủ Hiến Phan Văn Giáo), còn tôi thì ở nhờ nhà mẹ vợ, mỗi tháng đều phải chi tiền cho công an khu vực nhưng vẫn lo sợ bị bắt, nên ban ngày thì ngủ còn ban đêm thì mở mắt trao tráo để canh chừng công an gõ cửa xét hộ khẩu thì lo leo sang nhà bên cạnh trốn cho mau.
Me tôi rất lo lắng sợ tôi bị bắt, bà nói “Me và chị Phương Minh là đàn bà con gái, chắc không ai bắt đâu, còn con là con trai, mà là con Vua Bảo Ðại nữa, ở đây nguy hiểm lắm.” (Lúc đó chánh quyền đang tuyên truyền nói xấu nhà Nguyễn.) Me tôi ép tôi phải ra đi, bà gom góp, vay mượn cho chúng tôi vàng để tìm đường vượt biên.
Tôi đi vượt biên tổng cộng ba lần, cả ba lần đều bị lừa, hai lần vợ chồng con cái cùng đi, sau cùng hết tiền, Me tôi chỉ còn đủ cho một mình tôi đi thôi, nhưng cũng bị lừa luôn, tuy nhiên cũng còn may mắn vì chỉ bị mất vàng chứ không bị bắt vào tù.
Hết tiền, bà và chị Phương Minh đem nhẫn kim cương đi bán thì bị cướp lấy mất, chúng còn xô chị Minh té trầy cả mình mẩy. Tôi không dám làm phiền Me tôi nữa, vợ chồng tôi bàn với nhau coi ra chợ trời xem thử có thể buôn bán gì được không? Thế là tôi bán luôn hai chiếc nhẫn vàng, đó là quà kỷ niệm của Me tôi tặng khi tôi tốt nghiệp trung học và một chiếc khi tôi vào đại học.
Gian nan chốn chợ Trời
Vợ chồng tôi bắt đầu ra chợ trời kiếm sống bằng cách mua đi bán lại, các bạn hàng ngoài chợ trời thấy hai khuôn mặt ngơ ngơ ngác ngác, họ biết hai con nai này mới ra giàn, nên họ có những món hàng mua cả năm rồi mà không bán được, dân Chợ Trời gọi là “hàng ngậm,” họ giả dạng cho người khác đem đến bán cho chúng tôi, ham rẻ chúng tôi mua vô và sau đó có những món hàng chúng tôi “ngậm” cho đến ngày đi Mỹ vẫn còn trong nhà.
co troi
Gia đình “Mệ” Bảo Ân trong thời gian lăn lóc Chợ Trời. (Hình: Tư liệu của gia đình)
Thấy coi bộ bán Chợ Trời không khá, một dịp đi thăm người bà con ở Q.11, được biết người bà con này có phần hùn trong một xưởng sản xuất nước tương, vợ tôi mới bàn với tôi đổi cách làm bằng nghề đi bỏ mối ở chợ Bến Thành. Thế là vợ chồng tôi lại chuyển qua nghề bỏ mối nước tương, chúng tôi mua nước tương rồi thuê xe ba bánh chở từ Phú Thọ Hòa đến chợ Bến Thành.
Tôi đứng ở ngoài giữ hàng, còn vợ tôi thì đẩy hàng vào chợ giao cho khách hàng, cô ấy không cho tôi vô chợ vì sợ gặp người quen. Bỏ mối nước tương một thời gian, chính quyền không cho xe ba bánh lưu thông những con đường chính trong trung tâm thành phố, vả lại tôi thấy vợ tôi khiêng nặng và cực nhọc quá mà chẳng kiếm được bao nhiêu nên vợ chồng tôi bàn nhau đổi nghề một lần nữa.
Số là khi đi lấy nước tương bỏ mối, chúng tôi thấy trong khu vực này có vài xưởng làm dép cao su, bỏ mối dép cao su nhẹ nhàng hơn, thế là vợ chồng tôi đến nói chuyện và xin mua về để bán. Lúc đầu họ bảo chúng tôi phải đợi đến khi nào họ giao cho khách hàng cũ của họ xong, nếu còn dư họ sẽ bán cho chúng tôi. Cả tháng trời, mỗi ngày chúng tôi phải chờ đợi 3-4 tiếng đồng hồ mà chỉ lấy được vài lố (12 đôi) dép, rồi chúng tôi đem những lố dép đó giao lại cho các tiệm bán dép ở chợ Ðại Quang Minh, Chợ lớn.
Sau một thời gian quen rồi, chủ hãng giao cho chúng tôi nhiều hơn và bạn hàng ở chợ, họ cũng đặt hàng nhiều hơn. Có hôm chúng tôi bán được hơn năm mươi lố dép. Những người lấy mối dép như chúng tôi thấy chúng tôi được chủ hãng giao cho một số lớn, họ ganh tỵ, kiếm chuyện gây sự và dọa đánh chúng tôi, bọn họ thì đông, còn chúng tôi chỉ có hai vợ chồng. Bán dép thì nhẹ nhàng hơn nước tương, cũng kiếm tiền khá hơn nhưng bây giờ chúng tôi cảm thấy không còn an toàn nữa, mỗi lần đi lấy hàng phải nhìn trước ngó sau xem có ai phục kích mình không?
Tôi thì lo cho vợ tôi, nhưng ngược lại nàng nói nàng không sợ mà chỉ sợ cho tôi. Cô ấy nói nếu tôi có mệnh hệ nào thì Me tôi sẽ oán trách cô ấy, vì ngay cả chuyện đi bán Chợ Trời, bỏ mối nước tương hay dép chúng tôi đều giấu mẹ tôi. Nghĩ mình đang sống bất hợp pháp, không có một tờ giấy lận lưng, nay đi gây chuyện với người ta, công an mà bắt được thì đi tù là cái chắc, nên vẫn trông có dịp kiếm cách khác làm ăn.
Trong một dịp tình cờ đi ngang qua đường Nguyễn Thái Bình, Q.1, tôi gặp lại anh bạn thương phế binh tên Quân, con Ðại Úy Hải, trưởng ban an ninh trong Quân Trấn, mà chúng tôi quen nhau trước 1975. Nhà anh ở trong Quân Trấn, Sài Gòn-Chợ Lớn, nơi trước kia tôi làm việc. Hiện nay, anh đang mua bán đĩa nhạc trên lề đường Nguyễn Thái Bình. Kỳ này tôi nói vợ tôi ở nhà chăm sóc con cái, để tôi ra gặp và hùn vốn với Quân.
Sáng chúng tôi đứng ở Nguyễn Thái Bình để thu mua đĩa, chúng tôi chỉ mua nhạc hòa tấu thôi, buổi chiều thì chúng tôi đi xe bus đến các quán cafe nhạc ở Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Ðịnh để bán. Thời gian này, nhà nước chỉ cho phép các quán cafe mở nhạc không lời mà thôi, nên các đĩa nhạc hòa tấu càng ngày càng khan hiếm khó mua. Chúng tôi lại xoay qua buôn bán đủ thứ, cái gì có lời là chúng tôi mua vào.
163634-DP-130325-ChoTroi-3-400
“Công Chúa” Phương Minh và “Hoàng Tử” Bảo Ân bên cạnh mẹ trong thời gian thơ ấu ở Ðà Lạt. (Hình: Gia đình cung cấp)
Tôi có một kỷ niệm không bao giờ quên được là, có một lần con trai tôi là Quý Khang đòi theo cha ra chợ Trời chơi, lúc đó Quý Khang mới ba tuổi, đến trưa Quý Khang buồn ngủ, tôi đang bận coi hàng nên không thể chở Khang về, nên trải tạm tờ báo ra lề đường cạnh chỗ tôi ngồi bán hàng để cháu nằm ngủ. Nhưng xui xẻo làm sao, đúng lúc đó công an và quản lý thị trường đem xe đến hốt những người chiếm lòng lề đường để buôn bán, thương binh Quân thì tàn tật không chạy nhanh được nên tôi phải phụ Quân gom hàng chạy cho nhanh, nếu họ bắt được thì hàng mất, còn tôi chắc cuộc sống của tôi cũng bi đát luôn, quýnh quáng quá lo chạy, nên bỏ quên thằng con đang nằm ngủ ngon lành trên lề đường. Lúc đó đường Nguyễn Thái Bình vắng tanh không còn một bóng người, chỉ còn Quý Khang đang nằm ngủ trên tờ báo, đúng như thành ngữ “đem con bỏ chợ!”
Quân theo gia đình đi Mỹ theo diện H.O. trước chúng tôi. Sau này qua Mỹ gặp lại anh ở Garden Grove, Quân nhỏ tuổi hơn tôi, chưa lập gia đình vẫn ở với cha mẹ, anh bị tàn tật nên cũng khó lấy vợ, còn gia đình tôi ở Westminster, lâu lâu Quân đến nhà tôi ăn cơm, ngồi ôn lại những ngày tháng vui buồn chợ Trời. Tiếc là ngày nay Quân đã ra người thiên cổ.
Gian nan những chuyến đi
Khoảng cuối năm 1975, bà Phi Ánh vào Tòa Ðại Sứ Pháp tại Sài Gòn, yêu cầu xin cho toàn gia đình (gồm cả chồng, con riêng và con của cựu hoàng) được đi Pháp. Ít lâu sau, qua ông đại sứ Pháp, Cựu Hoàng Bảo Ðại chỉ chấp thuận cho bà Phi Ánh và hai con sang đoàn tụ và tòa đại sứ đã nhanh chóng cấp Laissez-Passer cho bà Phi Ánh, Phương Minh và Bảo Ân. Tuy nhiên, Phương Minh đã có thời gian sống ở Pháp, nói rằng đời sống ở Pháp rất khó khăn, và tuy vì tình thương con, cựu hoàng thật ra không đủ khả năng bảo trợ nuôi dưỡng ba người. Mặt khác gia đình của bà Phi Ánh không thể chia cắt như thế, và Bảo Ân cũng không thể bỏ vợ con ở lại, nên chuyện ra đi không thành.
bao An va Mong Diep
Ông Bảo Ân và Thứ Phi Mộng Ðiệp trước tranh vẽ Cựu Hoàng Bảo Ðại (Paris 2004)
Năm 1978, người chồng sau của bà Phi Ánh vượt biên sang Mỹ thành công, gửi giấy bảo lãnh về, nhưng lúc ấy Bảo Ân đã có gia đình, không đủ điều kiện ra đi. Trong khi chờ đợi đi Mỹ, bà Phi Ánh mắc bệnh ung thư và qua đời năm 1984. Năm 1985, bà Phương Minh và các con riêng của bà Phi Ánh đi định cư ở Mỹ.
Mãi đến năm 1992, gia đình ông Bảo Ân được gia đình bên vợ bảo lãnh, sang Mỹ và định cư tại quận Cam từ đó đến nay. Những năm đầu tiên, cũng như bao nhiêu người mới sang khác, bà Bảo Ân phải ngồi shop may suốt ngày, ông làm trong một hãng in áo T-shirt và về sau sang làm cho một hãng Nhật chuyên sản xuất CD tại Garden Grove.
Con trai ông Bảo Ân, cháu đích tôn của Cựu Hoàng Bảo Ðại, Nguyễn Phước Quý Khang tốt nghiệp UCI về ngành thương mãi và hiện làm cho một công ty ngoại quốc ở Sài Gòn.
Xây mộ cho phụ hoàng
Gia đình Bảo Ân đến Mỹ năm 1992 nhưng vì thất lạc hồ sơ nên đến năm 2005 gia đình mới có quyền công dân. Cầm passport trong tay, quốc gia đầu tiên mà ông muốn đến là Pháp, để thăm mộ cha, điều mà ông mơ ước từ lâu, nhưng chưa có cơ hội thực hiện. Ông Bảo Ân đã liên lạc với một người bạn ở Paris là Ðặng Văn Phụng, nhờ vợ chồng người này đi xem thử tình trạng ngôi mộ của Vua Bảo Ðại hiện nay tại nghĩa trang Passy thuộc hạt Trocadero Paris 16e ra sao. Theo lời kể của ông Bảo Ân, người bạn này suốt một ngày đi tìm, đọc hết các tấm bia mộ mà không không thấy, nghi ngờ rằng cựu hoàng không được chôn cất tại đây. Ông Bảo Ân gợi ý cho người bạn là nên đi tìm người gác nghĩa trang để hỏi, mặc dầu với bản sơ đồ trong tay, cuộc tìm kiếm cũng không kết quả. Một lần khác, trong khi đang đứng gần ngôi mộ của cựu hoàng, người bạn này tình cờ gặp và hỏi một người cảnh sát già về ngôi mộ của “Sa Majesté Bảo Ðại,” thì ông này chỉ ngay vào ngôi mộ gần đó. Ðó là một ngôi mộ không có bia, không khắc tên, chỉ trơ trọi hai tấm “đan” xi măng sần sùi, với mấy chậu hoa đã quá cũ kỹ qua thời gian. Người bạn của anh nhìn xuống ngôi mộ mà bật khóc. Nơi yên nghỉ của một ông vua mà như thế này sao?
Ông Bảo Ân hồi tưởng: “Nghe anh kể mà tôi khóc nức nở, thật là tội nghiệp cho cha tôi, cha nằm đó lạnh lẽo như một kẻ vô danh đã 8 năm rồi, không ai biết để thắp một nén nhang cho cha ấm lòng.”
bao an va mo bao dai
Ông Bảo Ân ngậm ngùi trước ngôi mộ đơn sơ của cha
Nghĩa trang Passy ở Paris là một nghĩa trang nổi tiếng được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX, nơi chôn cất nhiều nhân vật lừng danh của thế giới như tài tử phim hài Fernandel (1903-1971,) nhà văn Virgil Gheorghiu (1916-1992,) họa sĩ Edouard Manet (1832-1883,) người sáng lập công ty xe hơi Marcel Renault (1872-1903,) Tổng Thống Pháp Alexandria Millerand (1859-1943)… Cũng theo lời kể của ông Bảo Ân, Vua Bảo Ðại không tiền và cũng không có thế lực để được chôn cất tại đây, đây là phần mộ của một thương gia giàu có ở Paris, rất kính trọng cựu hoàng, khi nghe ông qua đời đã hiến phần đất này cho ngài.
Về việc xây mộ cho Cựu Hoàng Bảo Ðại, khi ông từ trần ở Paris, chỉ có người vợ cuối cùng của ông là bà Monique Baudot, người Pháp ở bên cạnh, và trên pháp lý, chỉ có bà Monique, người vợ có hôn thú còn sống mới có quyền xây mộ cho ngài. Theo sự hiểu biết của ông Bảo Ân, bà Thứ Phi Mộng Ðiệp và các con tuy có tiền nhưng lại không muốn giao cho bà Monique xây mộ. Lúc sinh thời, Thái Tử Bảo Long không làm được, gia đình bên các công chúa không làm được, phía Nguyễn Phước Tộc cũng không làm được vì không có sự đồng ý của bà Monique, thậm chí hội này có quyên góp và giao lại cho bà Monique một số tiền để xây mộ nhưng không có kết quả… Nhiều người giàu có muốn xây mộ cho Vua Bảo Ðại để lấy tiếng cũng bị bà Monique cản trở.
Ông Bảo Ân rất xúc động và đau lòng khi nghe người bạn từ Paris mô tả những gì về ngôi mộ này, nên muốn nhờ người bạn đi kiếm người làm một tấm plaque khắc tên Vua Bảo Ðại đặt trên ngôi mộ và sau này có thể xúc tiến việc xây mộ cho ngài. Người bạn tìm đến ông Nguyễn Duy Hiệp, một người Việt, có dịch vụ chuyên lo về thủ tục mai táng của thành phố Paris. Ông này khi nghe nói đến có một người con cựu hoàng hiện ở Mỹ có quan tâm đến ngôi mộ, ông rất cảm kích và ngỏ ý ông sẽ liên lạc với bà Monique để có thể tiến hành việc xây mộ. Ông Nguyễn Duy Hiệp giải thích là bà Monique có nhờ ông quyên tiền để xây mộ cho cựu hoàng, nhưng trong ba năm, ông chỉ nới quyên được 1,200 Euros, vậy nếu “Mệ” Bảo Ân có khả năng làm được, “thì mời sang Paris, chúng ta sẽ bàn tiếp”.
Một chủ công ty mộ bia ở Paris là ông Cridel thấy hoàn cảnh của Cựu Hoàng Bảo Ðại đáng thương nên đã
gặp bà Monique, và điều đình với bà, nếu bà bằng lòng thì ông sẽ thực hiện bản vẽ và ông sẽ giúp 50% phí tổn xây cất. Ông Nguyễn Duy Hiệp cũng góp lời thuyết phục, cuối cùng bà Monique đồng ý và giao cho ông Hiệp gây quỹ trong bà con cộng đồng Việt Nam.
bao an va cont rai
Ông Bảo Ân và con trai, Quý Khang, cháu đích tôn của Cựu Hoàng Bảo Ðại bên ngôi mộ mới vừa hoàn thành.
Gây quỹ
Tốn phí cho công trình xây mộ ước tính ban đầu là khoảng 25,000 Euros. Công ty Cridel chịu 50%, ông Nguyễn Duy Hiệp quyên được 3,000 và cá nhân ông đóng thêm 1,000, chùa Tịnh Ðộ đóng góp 1,000, các vị đạo hữu Cao Ðài cho được 400. Số tiền còn lại do các vị trong cộng đồng Việt Nam đóng góp. Xúc động nhất là có 1 cháu gái gởi tới 5 Euros kèm theo bức thư đại ý là cháu còn đi học không có nhiều tiền nhưng thấy thương ông vua của mình quá nên xin được đóng góp để xây mộ cho ngài. Như vậy còn thiếu khoảng 9,000 Euros cho nên việc xây mộ đã chờ đợi hơn 3 năm nay rồi mà không thực hiện được. Sau sự tường trình của ông Nguyễn Duy Hiệp, ông Bảo Ân hứa sẽ cung cấp số tiền còn lại. Ông Bảo Ân cũng cho chúng tôi biết, qua Mỹ phải làm ăn vất vả, không có tiền, tuy vậy ông đã “cà” tất cả thẻ “credit” ông có mới có đủ tiền xây mộ cũng như trang trải tốn phí cho những chuyến đi sang Pháp.
Năm 2005, ông Bảo Ân qua đến Pháp, việc đầu tiên là đến gặp ông Cridel để xem bản vẽ, để xem có cần sửa chữa gì không? Ghi khắc tên tuổi của cựu hoàng trên bia đá như thế nào? Ðể khắc chữ bằng vàng trên bia mộ, phải tốn thêm 2,200 Euros. Sau khi bà Monique chấp thuận, ông Cridel sẽ cho xúc tiến xây mộ ngay lập tức, và khi nào hoàn tất, ông sẽ báo cho ông Bảo Ân trở qua Pháp để tổ chức lễ tưởng niệm và cầu siêu cho cựu hoàng.
Khi được thông báo công việc êm xuôi, cuối năm 2006, ông Bảo Ân trở lại Paris. Ông “chạm trán” bà Monique tại phần mộ của cựu hoàng. Bà Monique nổi tiếng là khó khăn, câu nói đầu tiên của bà Monique khi nhận ra Bảo Ân là “mắng” ông sao sang Paris mà không đến thăm viếng bà theo phép lịch sự, trong khi đó lại đến thăm bà Mộng Ðiệp. Ông Bảo Ân đành lấy lý do ông không rành tiếng Pháp và không biết đường sá.
Bà Monique cũng than phiền là các con Vua Bảo Ðại “làm phiền bà quá nhiều!”
Việc ông Bảo Ân xây được mộ cho cựu hoàng cũng là do duyên định, hình như vua cha dành cho ông vinh dự này vì gần 10 năm nay, không ai có thể thuyết phục được bà Monique để cho họ xây mộ của Vua Bảo Ðại, trong khi chính bà lại không có tiền hay không muốn xây mộ.
164028-DP-130401-BaoDai-8-400
Bốn chữ “Bảo Ðại Sắc Tứ” được khắc trên đầu bia mộ.
Ngoài các dòng chữ do ông Bảo Ân soạn khắc trên bia mộ, bà Monique đã quyết định là khắc thêm hình ảnh kim khánh bốn chữ “Bảo Ðại Sắc Tứ”(*) khắc trên tấm bia, mà có lẽ những người làm bia mộ, không ai biết ý nghĩa của nó. Trước ngày khánh thành, ông Bảo Ân cho bà Monique hay là ông sẽ đem lá cờ vàng ba sọc đỏ vào treo trước ngôi mộ, vì đây là lá cờ ngày 2 Tháng Sáu năm 1948, chính phủ của Quốc Trưởng Bảo Ðại (với Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân) đã chính thức dùng làm quốc kỳ của quốc gia Việt Nam. Cuộc thương thảo bất thành vì bà Monique không bằng lòng và de dọa sẽ gọi cảnh sát can thiệp nếu ông Bảo Ân đem lá cờ VNCH vào lễ khánh thành.
Con trai của cựu hoàng phản đối bằng cách không đến tham dự lễ khánh thành ngôi mộ của cha, và bài diễn văn soạn sẵn, với tư cách là đại diện của gia đình Vua Bảo Ðại, để cám ơn các quan khách và hội đoàn người Việt tại Paris, sẽ không bao giờ còn cơ hội để đọc nữa.
Ngày khánh thành mộ cựu hoàng có đủ các chức sắc thành phố, các hội đoàn người Việt ở Paris, nhưng lại vắng bóng các “Mệ” con của Vua Bảo Ðại, ngoài lý do trên của Bảo Ân, không ai muốn gặp mặt bà Monique. Ông Bảo Ân cho biết lý do, nếu ai đến, tức là đã công nhận bà Monique trong vai trò người vợ chính thức của nhà vua, đó lại là điều tất cả mọi người không ai muốn.
Ghi chú:
(*) Theo nhà biên khảo Võ Hương An, 4 chữ “Bảo Ðại Sắc Tứ” khắc trong kim khánh trên bia của lăng Vua Bảo Ðại tại nghĩa trang ở Paris, nhìn thì đẹp nhưng không có nghĩa. Hai chữ sắc tứ (hay có khi là ân tứ) được dùng khi vua ban thưởng một vật gì đó cho bầy tôi; ở đây, Vua Bảo Ðại đã là vua rồi thì không viết “Bảo Ðại Sắc Tứ” được. Nếu muốn trang trí thì nên ghi “Bảo Ðại Hoàng Ðế”.
Trong bài báo này chúng tôi dùng tiếng “mộ” để chỉ nơi an nghỉ của Cựu Hoàng Bảo Ðại. Nhưng theo sách vở triều Nguyễn, mộ của Hoàng Ðế, Hoàng Hậu, Thái Hậu được gọi là “lăng,” còn ngoài ra, dân thường và quan lại, dù đến nhất phẩm triều đình cũng chỉ được gọi là “mộ.”
Những đoạn đời gian truân
Ông Bảo Ân nhớ lại: Nếu không có chuyện tịch thu tài sản và nhà cửa của bà Phi Ánh, mẹ ông, thì không có cảnh gia đình tan tác, mẹ con mỗi người mỗi ngả và lâm cảnh túng bấn.
“Cuộc đời đôi khi giống như một vở kịch.” Ông Bảo Ân tâm sự: “Ngày hôm đó thật là một ngày buồn thảm đáng ghi nhớ, trời đã tối rồi mà ba mẹ con chúng tôi vẫn chưa tìm ra chỗ để dung thân, đi tới đâu ai cũng khéo léo từ chối, không ai còn muốn dính dáng tới chúng tôi nữa. Ông ngoại nói với dì Phi Hoa để cho chúng tôi tạm trú, mặc dầu gia đình bà cũng đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn vì có liên hệ đến Quốc Trưởng Bảo Ðại như chúng tôi.
Một thời gian khi thấy tình hình bên ngoài tạm yên, Me tôi quyết định cho chúng tôi đi học lại. Me tôi nhờ ông ngoại đến trường ghi danh cho chúng tôi, nhưng ông ngoại tới đâu, sau khi xem ‘lý lịch’ họ đều khéo léo từ chối, mà không nói lý do. Chị em chúng tôi đành phải ở nhà chơi một năm không đến trường. Sau đó chúng tôi phải tìm giải pháp là làm lại giấy khai sinh, lấy họ mẹ, từ dòng dõi nhà Nguyễn đổi thành con cháu họ Lê. Chúng tôi đã trở thành con người mới, không còn dính líu gì đến chế độ cũ nữa, có thể gọi là ‘chối bỏ nguồn gốc để tồn tại!’”
Trong thời gian này, bà Phi Ánh cũng không dám liên lạc với Ðức Từ Cung vì sợ bị lộ tung tích, vì dầu sao Bảo Ân cũng là giọt máu của cựu Hoàng Bảo Ðại duy nhất đang sống tại Việt Nam.
Ông Bảo Ân tiết lộ, tên thật của ông do bà Từ Cung đặt cho ông khi mới sinh ra đời là Bảo Khương. Khi làm lại giấy khai sinh, ông đã đổi tên Bảo Ân và lấy họ mẹ. Sau này khi bà Từ Cung và cựu Hoàng Bảo Ðại biết chuyện này, cũng đã rất thông cảm.
Năm 1964, bà Từ Cung đem Bảo Ân ra Huế ở với bà để đi học, cho đến năm 1968, khi biến cố Mậu Thân xảy ra, sau khi Việt Cộng rút ra khỏi Huế, bà Phi Ánh lo sợ cho con, nên đã nhờ một người trong Nguyễn Phước Tộc là ông Bửu Nghi, xin với Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ một chiếc trực thăng để đưa Bảo Ân từ sân Phú Văn Lâu lên phi trường Phú Bài, và từ đây ông đi theo máy bay C.130 chở tử sĩ và thương binh về Sài Gòn. Mười hai năm sau, 1980, “Mệ” Bảo Ân và chị là Phương Minh đã trở lại Huế để thọ tang bà nội là Ðoan Huy Hoàng Thái Hậu, tức là Ðức Bà Từ Cung.
Việc tịch thu tài sản của gia đình Quốc Trưởng Bảo Ðại
Nhiều người biết chuyện Quốc Trưởng Bảo Ðại bị ông Ngô Ðình Diệm truất phế trong cuộc “trưng cầu dân ý” vào ngày 23 Tháng Mười năm 1955, nhưng ít ai biết đến việc tài sản của toàn gia đình những người liên hệ với Quốc Trưởng Bảo Ðại (kể cả vợ không hôn thú) và của các ông Vĩnh Cẩn, Nguyễn Ðệ đều bị tịch thu. Thân mẫu của Quốc Trưởng Bảo Ðại, Ðức Từ Cung phải dọn ra khỏi Cung An Ðịnh.
Câu hỏi của chúng tôi đối với ông Bảo Ân là, phải chăng việc tịch thu tài sản này là do cấp dưới, tùy tiện, “lấy điểm” mà không phải do chủ trương, chính sách của cấp trên?
?
164412-DP-BD11-400
Công báo VNCH ngày 22 Tháng Ba 1958.
Ông Bảo Ân đã cho chúng tôi xem một tài liệu cũ mà ông đã lưu giữ từ 56 năm qua, tờ Công Báo Việt Nam Cộng Hòa ngày Thứ Bảy 22 Tháng Ba 1958, ấn hành bởi tòa tổng thư ký Phủ Tổng Thống, “bảng phụ đính vào quyết định số 400.BTC/DC ngày 14 Tháng Ba 1958 của ông bộ trưởng tài chánh chỉ định những tài sản của Bảo Ðại và bộ-hạ đặt dưới đạo luật số 17/57 và 16-2-1957 và sắc lệnh số 122-TC ngày 27-02-1958 chỉ định tài sản tịch thu” của:
– Vĩnh Thụy tức Bảo Ðại.
– Marie Jean Nguyễn Hữu Hào, tức Nguyễn Thị Lan, tức Nam Phương Hoàng Hậu, vợ chính thức của Bảo Ðại. – Bùi Thị Mông Ðiệp hay Bùi Mộng Ðiệp, vợ không chính thức của Bảo Ðại.
– Lê Thị Phi Ánh hay Lê Phi Ánh, vợ không chính thức của Bảo Ðại.
– Hoàng Thị Lang (hay Lan) tức Wong Y Lang, tức Jenny, vợ không chính thức của Bảo Ðại.
– Vĩnh Cẩn (anh em chú bác và là người thân cận với cựu hoàng, thường được gọi là Hoàng Tùng Ðệ) và vợ chính thức là Nguyễn Hữu Thị Bích Tiên.
– Nguyễn Ðệ (đổng lý văn phòng quốc trưởng ở Paris) và vợ là Bùi Thị Mão.
Tài sản bị chỉ định tịch thu gồm có bất động sản như nhà cửa, lâu đài, biệt điện, đồn điền, các sở đất, các kho chứa hàng, tất cả khí mãnh, dụng cụ trang bị cho các cơ sở trên, số tồn khoản tại các nhà băng, các cổ phần trong các công ty, các số nợ cho người khác vay, các loại xe hơi…
Chúng ta cũng biết là sau khi Quốc Trưởng Bảo Ðại bị truất phế, An Ðịnh Cung, diện tích 16,584 m2, tọa lạc tại bờ sông An Cựu Huế, tư sản của Vua Khải Ðịnh, không phải của triều đình nhà Nguyễn, đã bị chỉ định là tài sản tịch thu của “Vĩnh Thụy tức Bảo Ðại”. Thoạt đầu Ðức Từ Cung phải dọn qua tạm trú tại nhà thờ Kiên Thái Vương, trong khuôn
viên Cung An Ðịnh Cung, và sau đó ra ở tại ngôi nhà ở địa chỉ 79D Phan Ðình Phùng, gần chợ An Cựu cho đến khi bà qua đời.
Sống lưu vong, chết nghèo khó
Theo lời kể của thứ phi Mộng Ðiệp với ông Bảo Ân, cuối năm 1955, sau khi bị truất phế, bề ngoài không ai biết cựu hoàng nghĩ gì, nhưng theo bà, ông đã có một thời gian bị trầm uất, mất ngủ và phải dùng thuốc an thần. Ông nói là ông rất lo cho Ðức Từ Cung. Sau này nghe tin Ðức Từ Cung bị đuổi ra khỏi Cung An Ðịnh, cựu Hoàng Bảo Ðại lại càng lo hơn, tối không ngủ được. Cựu hoàng hút thuốc lá liên miên, và thường bỏ nhà đi “bụi đời” (nguyên văn), không biết đi đâu, chỉ những lúc đau ốm hay cạn tiền mới trở về với bà Mộng Ðiệp.
Cũng theo lời tường thuật của ông Bảo Ân: “Sau cú ‘sốc’ đó cựu hoàng không muốn tin ai nữa, không muốn tiếp xúc với ai, ông bảo bà Mộng Ðiệp đưa tiền rồi đeo cái túi xách lên vai đi 3-4 ngày, đôi khi đi cả tuần đến khi đau ốm hoặc hết tiền mới trở về. Khi hết bệnh ông lại đi tiếp, hỏi ông đi đâu thì ông nói đi loanh quanh đây thôi. Có khi bà Mộng Ðiệp phải bảo Hoàng Tử Bảo Sơn và anh Jean Bui (con riêng của bà) theo dõi cựu hoàng, thì ông giận bà suốt hai tuần. Có lần cựu hoàng lên cơn sốt rét nằm trên băng ghế, dưới hầm metro, cảnh sát đem ông về đồn và gọi điện thoại cho Hoàng Tử Bảo Long đến bảo lãnh ông về, rồi khi hết bệnh ông lại đi nữa.”
Thứ Phi Mộng Ðiệp nói với Bảo Ân: “Nhà dì giống như cái trạm, hết tiền hay đau bệnh thì ngài mới về. Vì vậy khi Hoàng Hậu Nam Phương qua đời năm 1963, ở Chabrignac, không ai biết ngài ở đâu để thông báo. Ðiều này làm ngài rất buồn và cứ băn khoăn trách móc dì mãi!”
Nghèo khổ và cô đơn
Năm 1967, Công Chúa Phương Minh sang Pháp theo sự sắp xếp hôn nhân của gia đình nhưng không thành, thấy hoàn cảnh của vua cha cô đơn và tội nghiệp, nên cô tình nguyện ở lại để săn sóc cha.
Lúc này cựu hoàng đã dùng thuốc ngủ rất nặng, có lần uống thuốc xong, nằm vắt tay lên trán, vừa suy nghĩ vừa hút thuốc. Khi thuốc ngấm, ông ngủ hồi nào không biết, điếu thuốc trên tay rơi xuống áo cháy phỏng cả ngực, nên lần sau mỗi lần ông dùng thuốc ngủ, cô Phương Minh đứng đó canh chừng đến khi ông ngủ rồi mới dám đi làm công việc. Tuy ở Paris, Phương Minh cũng chỉ gặp Hoàng Tử Bảo Long một lần và chưa hề giáp mặt Bảo Thăng và các công chúa Phương Mai, Phương Liên và Phương Dung. Quốc Trưởng Bảo Ðại có nhiều vợ và nhiều dòng con, khi Nam Phương Hoàng Hậu qua đời, ông cũng không hay biết, điều đó đã tạo thêm sứt mẻ trong gia đình.
bao dai
Từ trái sang phải: Bà Ưng Thi, cựu Hoàng Bảo Ðại, bà Monique Baudot, ông Ưng Thi (Paris 1995). (Hình: Tài liệu của gia đình ông Bảo Ân)
Ðời sống ở Paris cũng khó khăn, vất vả, cô con gái của cựu hoàng, phải đi làm tiếp viên trong một nhà hàng Trung Hoa để có phương tiện để sống gần cha và chính cô, cũng phải nhận sự trợ giúp từ mẹ ở Sài Gòn. Trong thời gian này, hầu hết sự chi dùng của ngài là do tiền của Ðức Bà Từ Cung gởi qua. Mặc dầu các con cũng thường hay lui tới thăm ngài, nhưng ngài không bao giờ đề cập đến vấn đề tiền bạc, và cũng không ai nghĩ đến chuyện giúp đỡ ngài. Theo lời cô Phương Minh kể lại, khi có tiền thì hai cha con rủ nhau đi nhà hàng, khi hết tiền thì nhiều ngày chỉ có một bữa ăn.
Nhiều khi cạn tiền, túng thế, cựu hoàng phải bảo Phương Minh chạy đi “vay mượn” những người quen biết.
Cho mãi đến năm 1971, Phương Minh hay tin mẹ đau nặng, cô trở về Sài Gòn và bị kẹt lại sau khi cộng sản chiếm miền Nam. Cũng năm này, Bảo Ðại kết hôn với Monique Baudot, một phụ nữ Pháp kém hơn 30 tuổi (Monique Baudot sinh năm 1946.) Bảo Ðại vào đạo Thiên Chúa, có tên thánh là Jean-Robert.
Ở Paris, cựu Hoàng Bảo Ðại không có nổi một căn nhà, nơi mà cựu hoàng ở với bà Monique trong những ngày cuối đời là do một người Pháp yêu mến để cho cựu hoàng ở không lấy tiền. Có lần, theo lời kể của bà Mộng Ðiệp, bà Monique đã xúi nhà vua kiện ra tòa án để lấy các tài sản của bà thứ phi, nhưng nhà vua đã không bằng lòng. Cuộc hôn nhân cuối cùng với bà Monique đã đưa đến chia rẽ trong gia đình cựu hoàng, từ đó không ai đến thăm viếng ông nữa và gần như vị vua cuối cùng của triều Nguyễn sống trong cảnh nghèo khó và cô đơn. Năm 1982, nhân khai trương Hội Hoàng Tộc ở hải ngoại, Bảo Ðại lần đầu tiên sang thăm Mỹ với tư cách cá nhân, cùng đi với cựu hoàng có bà Monique.
Sau khi cựu Hoàng Bảo Ðại kết hôn với bà Monique thì các con đều xa lánh không lui tới, thăm viếng. Ông mất ngày 31 Tháng Bảy 1997 tại Quân Y Viện Val-de-Grâce, Paris, hưởng thọ 85 tuổi. Ðám tang Bảo Ðại được tổ chức một cách lặng lẽ vào lúc 11 giờ ngày 6 Tháng Tám năm 1997 tại nhà thờ Saint-Pierre de Chaillot số 35 đại lộ Marceau, quận 16 Paris và linh cữu được mai táng tại nghĩa địa Passy trên đồi Trocadero, không hề thấy sự hiện diện của thân thích gia đình, trừ bà Monique, người vợ cuối cùng ở bên cạnh, với cờ tam tài của Pháp Quốc và Hội Cựu Quân Nhân Pháp.
‘Hoàng Tử’ Bảo Ân xin hai chữ ‘công bình’
Ðể kết thúc 5 kỳ báo viết về cựu Hoàng Bảo Ðại và tấm lòng của đứa con trai lưu lạc Bảo Ân, không có gì hơn là mời bạn đọc hiểu nỗi lòng của ông, được ghi lại trong bài diễn văn thay mặt gia đình, dự định đọc trong lễ khánh thành lăng mộ cựu Hoàng Bảo Ðại năm 2006 không thành.
Hoàng Tử Bảo Ân đã biện bạch
nỗi lòng của một đứa con “bất hiếu” và xin hai chữ “công bình” cho phụ hoàng: “Năm 1980 tại Huế, tôi đã từng khóc để tiễn biệt Ðức Bà Nội tôn kính của chúng tôi là Ðoan Huy Hoàng Thái Hậu Từ Cung về với tổ tiên, liệt thánh nhà Nguyễn. Một lần nữa, 1986, tôi lại khóc để vĩnh biệt mẹ thân yêu của chúng tôi là bà thứ phi Lê Phi Ánh, và bây giờ, mặc dầu trễ chín năm do hoàn cảnh, cuối cùng tôi cũng đến được nơi đây để mong một phần nào làm tròn bổn phận của một đứa con hơn 50 năm qua, ao ước được gặp lại cha mình, nhưng rồi mãi mãi niềm ao ước đó chẳng bao giờ thành hiện thực. Ngày nay đứng bên mộ phần của cha, xin cúi đầu kính cẩn dâng lên ngài lời cầu xin được tha tội!”
“Nói về cuộc đời của Cha tôi, lâu nay có nhiều dư luận trái ngược nhau. Ngày hôm nay, bên mộ phần ngài, tôi không muốn biện minh những gì ngài đã làm cho dân tộc của ngài, mà chỉ xin quý vị, cùng tất cả những người Việt Nam khác, hãy bỏ qua những khác biệt chính trị mà chỉ xét vấn đề trên từng bối cảnh lịch sử của đất nước, xin vui lòng nhìn vào lương tâm mình, không phải để tìm trong đó lòng bác ái hay một tình cảm riêng tư, bởi vì cha tôi, không muốn và cũng không chờ đợi sự rộng lượng đó của quý vị, mà chỉ xin quý vị tìm trong đó một đức tính cao thượng và lòng trung thực để trả lại cho ngài hai chữ ‘công bình’ trong lịch sử.” (Bảo Ân)

Sunday, July 2, 2017



NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU



Cuối đời của Hoàng hậu NAM PHƯƠNG


Tháng ngày lưu vong của hoàng hậu Nam Phương: Khối tài sản đồ sộ, lâu đài, đồn điền nơi đất khách rốt cuộc có khiến bà hạnh phúc?

Là con gái của một trong 4 gia đình giàu có nhất miền Nam thế kỷ XX- đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào, trở thành hoàng hậu An Nam, khi dứt áo rời quê hương để lưu vong nơi đất khách, Nam Phương hoàng hậu vẫn có cuộc sống sung túc đề huề với những khối tài sản đồ sộ trên khắp nước Pháp và các lãnh địa Pháp như các lâu đài lớn ở Cannes, Limousin, Paris.. nhiều nhà đất ở bên xứ Maroc, Congo… Sở hữu nhiều lâu đài, đồn điền như thế, nhưng rốt cuộc Nam Phương hoàng hậu tìm được hạnh phúc ở đâu trong những năm tháng cuối đời tha hương bên xứ người?
Bom đạn khói lửa, bà hoàng quyết định ra đi, rời khỏi 2 chữ “An Định”

Cung An Định (Ảnh: wikipedia)

Tháng 3/1946, ông cố vấn Vĩnh Thụy, tức cựu hoàng Bảo Đại, đã sang Hồng Kông cùng vũ nữ Lý Lệ Hà. Tháng 12/1946, tình hình chính t rị và quân sự giữa Việt và Pháp rất căng thẳng, chiến tranh tới gần. Cựu hoàng hậu Nam Phương một nách 5 con sống trong cung An Định trong khi mẹ chồng cũng đã tản cư, cảm thấy hoang mang và tuyệt vọng.

Ở lại Huế thì nay mai chiến sự nổ ra, khó tránh hòn tên mũi đạn, đi tản cư về nông thôn thì sợ các con mình quen nếp sống vương giả, không hòa nhập được.
Tính đi tính lại, người phụ nữ thông minh chọn giải pháp đưa các con vào nương nhờ nhà thờ dòng Chúa cứu thế, nơi thuộc quyền quản lý của các linh mục Canada, một nước trung lập, không ngả về Mỹ hay Pháp. Cuộc sống ở đây khá kham khổ so với sinh hoạt trước kia của họ, sáng sáng các hoàng tử, công chúa phải tự đi tìm nước rót vào ca để rửa mặt.
Súng bắt đầu nổ ở Huế vài tuần và bà Nam Phương rất lo vì tu viện có thể bị tấn công. Bản thân các linh mục trong nhà dòng cũng cảm thấy bà và các con nên sang Pháp tản cư.



Nam Phương một nách 5 con tản cư sang Pháp (Ảnh dẫn qua kienthuc.net)
Những tháng ngày tại lâu đài Thorenc ở Cannes


 


Lâu đài Thorenc tại Cannes uy nghi, đồ sộ, nơi cựu hoàng hậu sống những năm tháng đầu lưu vong (Ảnh: wikipedia.fr)







Những hồ nước, rừng cây nơi hoàng hậu Nam Phương thả bộ và chăm sóc cây cối (Ảnh: wikipedia.fr)

Mênh mông như cánh rừng (Ảnh: wikipedia.fr)

Thời gian đầu, mẹ con cựu hoàng hậu sống ở lâu đài Thorenc tại Cannes. Bà Nam Phương gửi các con vào trường trung học Couvent des Oiseaux, nơi bà từng học thời con gái.
Nam Phương hoàng hậu sành thời trang và có gu ăn mặc thanh lịch, tinh tế. Bà rất thích mua đồ của nhãn hiệu Christian Dior và Balmin, màu tím nhạt được bà ưa chuộng nhất.

Về gu nghệ thuật, bà treo tranh của của Renoir, Buffet trong nhà. Bà không thích tranh lập thể của Picasso vì tâm hồn bà không hợp với trường phái hội họa này cũng như siêu thực.
Bà cũng rất thích nuôi chó. Trong nhà bà có cả một đàn chó, và trong đó có một con thuộc giống Saint Bernard, loại chó to như con cọp, loại chó này để sử dụng tìm người mất tích trong rừng, trong khi đi trượt tuyết. Về thể thao bà có thể chơi bong bàn, quần vợt, và golf nhưng không giỏi lắm.

Âm hưởng chung trong cuộc sống của cựu hoàng hậu: cô đơn..



Nỗi buồn đã hằn sâu trong mắt Nam Phương hoàng hậu từ thời trẻ… (Ảnh tư liệu)

Bảo Đại thỉnh thoảng mới về Pháp, và đôi khi bà cũng cùng chồng tới casino xem ông đánh bạc. Những lần đó, nếu thắng bạc, ông vua mất ngôi sẽ tặng hết tiền cho vợ để mua sắm thời trang. Tuy nhiên, cái niềm vui ở bên chồng quá ít ỏi, nhất là từ sau năm 1955, Bảo Đại bị Ngô Đình Diệm lật đổ, ông chán đời bỏ đi tứ xứ, các con thì đã lớn, như chim bay đi…
Điền viên ở vùng quê Chabrignac: thú vui điền viên lánh xa nơi phù phiếm đô thành

 

Điền trang La Perche ở làng Chabrignac rộng 160 ha đã được hoàng hậu mua lại để sống cuộc đời ẩn cư…(wikipedia.fr)


 


Điền trang La Perche ở làng Chabrignac rộng 160 ha đã được hoàng hậu mua lại để sống cuộc đời ẩn cư…(wikipedia.fr)

Năm 1958, nhằm tránh mặt báo chí, dư luận và những người quen biết, bà Nam Phương đã rời bỏ cả Cannes xa hoa hay thành Paris hoa lệ và ồn ào.
Những cơ ngơi đồ sộ ở Neuilly, hàng tá căn nhà lớn ở Morocco, biệt thự trên đại lộ Opéra, Paris hay trang trại rộng lớn ở Congo đều không còn sức hấp dẫn để có thể níu giữ nổi bà.
Nam Phương Hoàng hậu đã rời xa Paris 500km về phía nam, về làng Chabrignac, hạt Correze tỉnh Limousin, mua lại điền trang La Perche rộng 160 ha của một quý tộc Pháp đã sa sút làm nơi sống nốt những năm tháng còn lại.
Điền trang đẹp như mơ có rừng bao quanh gồm 32 phòng, 7 phòng tắm, 5 phòng khách… và một vườn hồng tuyệt đẹp. Lâu đài cách nhà dân khá xa, hàng xóm ít qua lại. Có lẽ bà hoàng xa xứ chọn nơi yên tĩnh này để nội tâm được bình ổn, sống kiểu nửa tu hành trong những năm cuối đời

 

Đó là tòa nhà cổ dài xây bằng đá kiểu kiến trúc thời Trung cổ, mái lợp ngói, lưng dựa vào sườn đồi và trông ra một vùng đồng cỏ, đầm hồ rộng ngút tầm mắt. Ảnh: wikipedia.fr)



Hạnh phúc thực sự ở nơi đâu?
Ngoài hoa lợi thu được từ cây trái trong điền trang, bà hoàng Nam Phương còn nuôi thêm khoảng 100 con bò sữa trên một trang trại lớn với 160 mẫu đất.
Tất cả những người con của bà đều sống với bà trong điền trang La Perche. Theo Daniel Grande Clemént, tác giả cuốn “Bảo Đại, hay những ngày cuối cùng của Vương quốc An Nam” thì
“dường như thời gian sống tại điền trang La Perche là những tháng năm bình yên và hạnh phúc nhất của Nam Phương Hoàng hậu”

Cho đến cuối đời, bà vẫn sống trong nhung lụa nhờ gia đình cự phú của mình. Bố mẹ hoàng hậu, ông bà Nguyễn Hữu Hào, đã mua cho con gái bao nhà đất, những mong của cải vật chất tiện nghi có thể khỏa lấp nỗi buồn riêng của con gái…
Cựu hoàng hậu sống lặng lẽ với thú vui điền viên trong trang trại Charbrignac, bất động sản duy nhất bà giữ lại cho riêng mình, sau khi chia hết các tài sản khác cho các con.
Hàng ngày, bà dậy rất sớm, thường tự tay trang trí, dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc cây cảnh. Vừa làm bà vừa khe khẽ hát. Khi có việc ra ngoài, bà thường tự tay lái chiếc xe hơi hiệu Dauphine, có thêm cô hầu gái hay người quản gia đi theo.
 

Hoàng hậu Nam Phương, Hoàng thái tử Bảo Long, các Công chúa Phương Mai, Phương Liên, Phương Dung và hoàng tử 


Bảo Thăng khi mới sang Pháp. Những tháng ngày ở Chabrignac, vì bọn trẻ đều lớn cả và học tại Paris, bà hầu như chỉ có một mình với người làm trong nhà. (Ảnh tư liệu)


Bà nuôi trong điền trang 4 công nhân nông nghiệp, một số người hầu gái và một viên quản gia người Pháp. Tất cả người ăn kẻ ở trong nhà đều được bà đối xử thân tình, gần gũi. Trong các dịp lễ, Noel hay ngày đầu năm mới, bà đều không quên có quà tặng cho họ và gia đình.

“Bà Hoàng hậu đẹp vẫn ngự trong tim” (La belle impératrice demeure dans les coeurs). Đó là đầu đề một bài báo điện tử của Pháp (lepopulaire.fr)
Năm 1947 ấy, bà cùng các con cuối cùng đã ra đi và không có lần quay về Việt Nam nữa, mặc dù trong lòng bà cũng đã có lần muốn về lại chốn quê hương.

Hằng ngày, ngoài việc chăm sóc con cái, bà thường đọc sách báo hoặc chăm sóc hoa lá trong vườn, buổi tối thì chơi dương cầm cho các con nghe. Những ngày lễ, mấy mẹ con cùng ra phố xem phim hoặc mua sắm.
Tuy nhiên, trái ngược với ông chồng lúc nào cũng cần tiền để tiêu xài xa hoa, với bà Nam Phương, tiền không giúp mua được niềm vui.
Rũ bỏ lớp áo vàng son quyền quý, bà Nam Phương quay lại sống đúng nghĩa cuộc đời an lành, bình dị của một phụ nữ An Nam học thức.
Lucien Boudy – một cựu xã trưởng Chabrignac, cho biết Hoàng hậu Nam Phương



Lucien Boudy – một cựu xã trưởng Chabrignac hồ hởi kể về hoàng hậu xứ An Nam duyên dáng tốt bụng với dân làng…

Nam Phương Hoàng hậu sống rất cởi mở, quảng giao, thường xuyên đi thăm khắp điền trang để gặp gỡ và trò chuyện thân mật với những người nông dân. Vì thế dân làng rất quý mến bà. Từ chỗ xa lạ, sau 5 năm làm dân Chabrignac, bà đã để lại biết bao tình cảm trong tâm trí người dân địa phương. Họ xem bà là một cô-rê-diên (Người địa phương Correze) chính cống.

Người quản gia người Pháp: một vị trí đặc biệt bên cạnh cựu hoàng hậu


Người quản gia người Pháp, luôn sát cánh bên hoàng hậu những ngày cuối đời (Ảnh tư liệu)

Đối với bà, người quản gia người Pháp có một vị trí rất đặc biệt. Thay cho vị trí của cựu hoàng, ông này luôn tháp tùng bà trong những chuyến làm khách, dự tiếp tân đối với các gia đình quyền quý ở trong vùng. Không ai có bằng chứng xác đáng nhưng dường như những người quen biết trong vùng đều cho rằng, ông quản gia này đã yêu Nam Phương Hoàng hậu.

Dân làng càng thương quý bà hơn khi biết Hoàng hậu đẹp, giàu sang, từng làm Đệ nhất phu nhân ở Việt Nam, nhưng đời sống tình cảm gia đình của bà những năm ở Chabrignac không vui lắm. Cựu hoàng Bảo Đại – chồng bà, ít khi đến thăm bà. Họ chỉ nhớ có một lần Cựu hoàng về Chabrignac vào tháng 1 năm 1962, nhân dịp Công chúa Phương Liên – con gái của ông bà, tổ chức lễ thành hôn với một người Pháp tên Bernard Soulain.


Hàng xóm công chúa Như Lý, con gái vua Hàm Nghi
Thế nhưng rất kỳ lạ, suốt 5 năm sống ở Chabrignac, bà vẫn không hề ghé thăm viếng lâu đài De La Nouche – nơi ở của Công chúa Như Lý, con gái vua Hàm Nghi ở, lấy một lần, dù hai điền trang nằm gần như cạnh nhau. Cả Công chúa Như Lý và Hoàng hậu Nam Phương đều có vẻ như không hề biết đến sự tồn tại của người kia trên cùng một vùng đất, dù trên quan hệ, Công chúa Như Lý là cô chồng của bà Nam Phương.



Bốn chín chưa qua, năm ba đã tới
Có lẽ sự cô đơn và nỗi đau buồn cho cuộc đời tuy vàng son mà bất hạnh của mình khiến hoàng hậu lưu vong mắc bệnh tim.
Ngày 14/9/1963, vừa từ thị trấn Brive cách điền trang 30 km trở về, bà Nam Phương đã cảm thấy đau họng. Viên bác sĩ được mời đến đã khám qua loa và kết luận là bà bị viêm họng nhẹ, chỉ uống thuốc vài ngày là khỏi. Kỳ thực, bà bị chứng lao hạch tràng hạt, cơn đau tiếp tục hoành hành dữ dội. Trước khi viên bác sĩ thứ hai kịp đến nơi thì Nam Phương Hoàng hậu, 49 tuổi, đã qua đời vì nghẹt thở.



Một đám tang lặng lẽ không điếu văn
Bà mất vào ngày 15 tháng 9 năm 1963. Đám tang của bà rất lặng lẽ. Ngày đưa tang, ngoài hai Hoàng tử Bảo Long (1936), Bảo Thăng (1943) và ba Công chúa Phương Mai (1937), Phương Liên (1938) và Phương Dung (1942) đi bên cạnh quan tài của mẹ, không có mặt Bảo Đại và cũng không có một người bà con thân thuộc nào khác ngoài dân làng Chabrignac. Về phía quan chức Pháp thì chỉ có ông Quận trưởng Brive la Gaillarde và ông xã trưởng Chabrignac.
Những mộ phần vua chúa Việt Nam nhỏ bé ở một nơi đất khách: vua Hàm Nghi cũng trở về đây

 



Mộ phần đơn sơ của Nam Phương hoàng hậu nơi đất khách quê người, đương thời lúc còn sống, bà cũng đã mong được trở về Đà Lạt để yên nghỉ cùng cha mẹ nhưng con cái bà không chịu

Mộ phần của bà được đặt trong phần mộ của dòng họ Bá tước De La Besse. Bà Bá tước De La Besse, tức Công chúa Như Lý cũng có mặt trong dòng người đưa tang của làng Chabrignac, với nỗi ân hận vì trước đó hai người đã không hề có cơ hội gặp gỡ nhau.
Ít lâu sau, Công chúa Như Lý đã lần lượt cải táng mộ Vua Hàm Nghi từ Alger về nghĩa trang này. Sau đó, Công chúa Như Mai, Hoàng tử Minh Đức cũng lần lượt được đưa về an táng tại làng Chabrignac, cách mộ của Nam Phương Hoàng hậu không xa lắm.
Mộ phần nhỏ bé, đơn sơ của một hoàng hậu nổi tiếng
Ngôi mộ của bà Hoàng Hậu Nam Phương, người vợ chính thức đầu tiên của Bảo Đại, rất dễ nhận ra, vì có hai cây tùng trồng hai bên mộ, nay đã cao và to phình. Ngôi mộ có vẻ mới được trùng tu lại, sạch sẽ, đơn sơ.

 
Bia mộ với dòng chữ tiếng Hán: Đại Nam Nam Phương hoàng hậu chi lăng
Trên ngôi mộ đơn sơ dựng một tấm bia đá giản dị. Mặt trước tấm bia ghi dòng chữ Hán:
“Đại Nam Nam Phương Hoàng Hậu chi lăng” (Dịch nghĩa: Lăng của Hoàng hậu Nam Phương nước Đại Nam).

Nắp đậy huyệt chỉ là một tấm bê tông phẳng phiu, có chạm nổi hình thánh giá và một tấm bia chìm đề hàng chữ tiếng Pháp “Sa Majesté Nam Phuong Impératrice d’Annam 1913 – 1963” .
Trên nắp huyệt dựng một tấm bia khác đề rõ hơn một chút “Ici repose l’Impératrice Nam Phuong, née Jeanne Mariette Nguyen Huu Hao, 14.11.1913 – 15.09.1963” (Tại đây an nghỉ Nam Phương Hoàng Hậu, tên gốc Jeanne Mariette Nguyen Huu Hao, 14.11.1913 – 15.09.1963 ).
Ngôi lăng của bà tuy khiêm tốn, bé nhỏ so với nhiều lăng mộ của người dân trong làng, nhưng nó được xem như một di tích lịch sử quý hiếm của vùng. Với niềm tự hào ấy, người chủ Domaine de la Perche ngày nay đã xây dựng khu nhà cũ và lăng mộ của bà thành một điểm du lịch ở trung tây nước Pháp.
 
Du khách Việt tới thăm điền trang La Perche, ngậm ngùi nhớ lại thời oanh liệt của hoàng hậu An Nam xưa…


“…Là một mệnh phụ phu nhân rất duyên dáng, đặc biệt thân thiện rộng rãi với dân làng. Bà cũng rất nhân đạo và yêu thương với người hầu kẻ hạ trong nhà bà”


Có một nghịch lý là, hoàng hậu Nam Phương nổi tiếng là một Đệ nhất phu nhân đẹp nhất nước Nam, nhưng thời gian 5 năm bà làm dân Chabrignac và lăng mộ của bà ở Chabrignac, không mấy người Việt Nam ở Việt Nam hay ở ngay trên đất Pháp biết đến. Trong lúc đó người dân Chabrignac hạt Corrèze thì lại rất tự hào khi quê hương họ đã từng là nơi sinh sống 5 năm cuối đời và là nơi an nghỉ của bà Hoàng hậu đẹp nổi tiếng của Việt Nam. Lần đầu tiên có người Việt tới thăm mộ bà, là 35 năm sau khi bà mất…


Vậy là, một cuộc đời oanh liệt của hoàng hậu Nam Phương đã khép lại, không đài các, không lăng tẩm, chỉ có một ngôi mộ quá đỗi nhỏ bé đơn sơ ở nơi đất khách quê người. Những ngày tháng buồn nhiều hơn vui. Tiền tài, của cải, vật chất, danh vọng, sắc đẹp… đã thoáng qua đi như bong bóng. Nhưng vẻ đẹp tâm hồn đức hạnh của bà lại là điều sống mãi… Một kiếp người oanh liệt như thế, nhưng cuối cùng chỉ là: Sống gửi, thác về. Hãy trân quý những ngày chúng ta đang sống bằng cách sống thiện lương, đó có lẽ là điều sẽ lưu hương lại mãi, như cái tên bà hoàng hậu Nam Phương – Hương thơm từ Phương Nam…

PHẠM THẢO NGUYÊN * XÃ XỆ, LÝ TOÉT

Đi tìm gốc gác Lý Toét, Xã Xệ

Phạm Thảo Nguyên

LTS. Người ta biết nhiều đến Nhất Linh như một nhà văn thủ lĩnh nhóm Tự Lực Văn đoàn, người đã cùng các bạn văn tạo ra một cuộc cách mạng trong văn chương và ngôn ngữ Việt Nam những năm 30 của thế kỷ trước, mà ảnh hưởng còn sâu rộng cho tới bây giờ. Nhưng có lẽ ít người biết hơn, tờ tuần báo mà ông làm làm chủ bút, tờ Phong Hoá (và hậu thân của nó là tờ Ngày Nay), nơi quy tụ các cây bút của TLVĐ và bè bạn, cũng là tờ báo trào phúng đầu tiên của nước ta. Mục đích này của báo được quảng bá lần đầu trong Phong Hoá số 13 (số cuối cùng do ông Phạm Hữu Ninh, người sáng lập báo điều khiển, sau đó bán lại cho Nhất Linh) : Bàn một cách vui về các vấn đề cần thiết - Xã hội, chính trị, kinh tế - nói rõ về hiện tình trong nước.
Hai "nhân vật" chủ chốt của biếm hoạ Việt Nam chính cũng được sinh ra trên các trang báo Phong Hoá  và từ đó đi vào văn học, vào đời sống thường ngày của người Việt : Lý Toét và Xã Xệ. Nhất Linh, dưới tên hoạ sĩ Đông Sơn, chính là cha đẻ của Lý Toét. Nhân kỉ niệm lần thứ 49 ngày ông qua đời (7.7.1963 - 7.7.2012), Diễn Đàn trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài biên khảo dưới đây của tác giả Phạm Thảo Nguyên, cùng với bài của Nguyễn Tường Thiết về cái chết của ông và của Thái Kim Lan, hồi ức về cuộc tiễn đưa nhà văn của nhân dân Huế.
Cùng với cụm ba bài viết này, chúng tôi cũng vui mừng thông báo với bạn đọc, hai tờ Phong Hoá và Ngày Nay đã được một nhóm bạn tâm huyết với TLVĐ (trong đó có chị Phạm Thảo Nguyên) số hoá hoàn toàn, và sẽ được công bố trên mạng từ ngày 22.9 năm nay, kỉ niệm 80 năm ngày tờ Phong Hoá ra số đầu tiên dưới quyền điều khiển của chủ bút Nhất Linh (số 14, ra ngày 22.9.1932). Chi tiết sẽ được thông báo sau.

Họa sĩ Đông Sơn vẽ ra Tý Toét vào đầu thập niên 1930, và tờ báo đầu tiên đăng tranh Lý Toét, là Phong Hóa. Đó là hai điểm chính, về cụ Lý được dân chúng yêu chuộng đặc biệt từ gần tám chục năm nay. Tìm đọc lại báo Ngày Nay Xuân 1940, cũ, mới biết Nhất Linh có giải thích rõ ràng chi tiết về lý lịch của cụ, trong bài viết “Lịch sử Lý Toét…”, Báo Xuân Ngày Nay 1940, tóm tắt như sau:
Tên Lý Toét ra đời trước, rồi hình người Lý Toét mới ra đời sau.
Năm 1930, trong báo Tứ Dân, người đẻ ra “tên-Lý Toét” lại là Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu (chuyên viên thơ trào phúng của Tự Lực Văn Đoàn), từ “đẻ ra” sáng tác bởi Nhất Linh. Họa sĩ Đông Sơn và bà Phụ Nữ Thời Đàm đẻ ra “hình-Lý Toét” sau. Sự tích là: Đông Sơn một hôm đang xem báo Phụ Nữ, vẽ nghịch một ngườì nhà quê, thấy hay hay nên xé ra vứt vào ô kéo, chưa biết để làm gì. “Quý vị ơi! Nhìn hình dưới đây đi! Nó đấy, chính nó đấy, mảnh giấy nhật trình có chân dung “thủy tổ” của tất cả các Lý Toét sau này đấy!”:
H1
Đúng là không có bà Phụ Nữ Thời Đàm thì không có Lý Toét, Nhất Linh nói chí lý thật! Trên bức hình đó Lý Toét trẻ hơn sau này nhiều, đã được mặc áo dài khăn đóng, như mọi cụ già thời đó. Lại có đủ cả râu ria, búi tóc, cụ xách thêm đôi dép da gia định và cắp cái ô đen: Cá tính được định hình. Cụ thường xách dép lên, đi đất, vì ngại chóng hỏng đôi dép cũ. Cái ô cũng ít khi mở ra, cụ để dành đánh chó và đeo lên vai cho oai. Nhưng chúng cũng làm khổ cụ, vì cứ bị tụi trộm nhỏ nhít đặt vào tầm ngắm, quấy phá luôn luôn. Nào dép, nào ô, nào khăn cứ bị trộm rình!

Chắc các bạn còn nhớ: Bắt đầu từ Phong Hóa số 14, ra ngày 2 tháng 9-1932 chủ bút mới là Nguyễn Tường Tam. Cùng các em là Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long và các bạn như Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu, Khái Hưng Trần Khánh Giư… mới phụ trách tờ Phong Hóa. Ngay trong số 14 này, ta bắt gặp Đông Sơn đưa hình cụ (chưa có tên) về Hà Nội trên một chuyến xe đò đông như nêm cối (hình dưới). Các bạn có nhìn thấy cụ ngồi trên mui xe ngay trên đầu tài xế đó không? Họa sĩ Đông Sơn thật hóm, giấu kỹ chẳng cho ai biết tin gì cả! Nhưng lòi đuôi! Tuy nhiên, rất có thể chính ông cũng không biết là mình đã cho cụ về thành hôm đó, trên chiếc xe đò đó! (Mà này, nhỡ ông vẽ mà không biết là có cụ trốn trên mui đó thì oan cho ông nhỉ!?)

Nhất Linh còn kể là Lý Toét ra mắt độc giả ngay từ số Phong Hóa 14, nhưng còn ngơ ngác vì chưa có tên. Sau đó Đông Sơn dính thêm cái tên Lý Toét vào hình vẽ, thế là Phong Hóa có trong tay một nhân vật hý họa hoàn chỉnh. Lý Toét nom thật có duyên:


Nguyễn văn Lý Toét là người Việt Nam.

Lần đầu tiên Tứ Ly đem Lý Toét-tên (không có hình), lên báo Phong Hóa trong số 35, trong bài viết “Cuộc Chợ Phiên của Phong Hóa tổ chức”. Lúc đó, Lý Toét-hình, không tên, chỉ dùng để trang trí cho mục Vui Cười mà thôi:

Tới số 48, năm 1933, Phong Hóa có tranh “Lý Toét ra tỉnh” thứ nhất. Đó là lần đầu cụ Lý có đủ tên+hình, cùng cái dáng lom khom hay đặt câu hỏi lạ lùng:
Thế rồi tới Phong Hóa số 59, bức vẽ “Lý Toét ra tỉnh” thứ hai, do Đông Sơn vẽ dưới đây, (ký tên chữ nho) chiếm ngay trang bìa:

Lý Toét lẩm bẩm: Quái! người ta chôn ai mà đào dài vậy??
Đông Sơn Nhất Linh biết rằng nhân vật này sẽ chinh phục độc giả toàn quốc! Quả như vậy, Lý Toét đã làm mưa làm gió trên văn đàn nước ta trong suốt thập niên 1930. Trước hết, về cá nhân Lý Toét, tính chất tổng quát được mọi người cùng chấp nhận bất thành văn, là:
Lý Toét là một ông già nhà quê, có chức phận trong làng, chức Lý trưởng, nên được goi là Lý, mắt bị bệnh đau-mắt-hột từ bé, thành ra nó cứ kèm nhèm, như viền vải tây đỏ, ta gọi là mắt toét. Nhập hai chữ Lý và Toét vào nhau thành tên luôn, chứ Lý Toét không phải là tên cúng cơm, bố mẹ đặt cho.

Lý Toét nghèo, sống ở thôn quê, chưa từng được thấy những thứ văn minh ngoài phố do người Pháp mang lại. Lý biết đọc chữ quốc ngữ, biết ít chữ nôm, chữ nho, nhưng không hiểu tiếng Pháp, nên có nhiều phen không thông về chữ nghĩa, nhầm chữ nọ sang chữ kia tí chút. Vì nghèo nên Lý Toét tham ăn, lại nghiện rượu, nên ích kỷ, chỉ muốn mình được phần to, thêm nữa, không hiểu gì về vệ sinh, ăn ở dơ bẩn, nên cả tin, sợ hãi đủ mọi thứ. Lý Toét rât mê tín, thờ đủ mọi loại thần thánh, từ con cóc sành trên bể nước ngoài vườn hoa, đến con hổ sống trong chuồng Vườn Bách Thú…

Vợ con ở quê rất lếch thếch. Lý Toét có một cô con gái lớn tên là Ba Vành, cô này xưa bỏ nhà ra đi, rồi lấy tây. Thỉnh thoảng cụ Lý có xuống vùng mỏ thăm con gái, báo Xuân Phong Hóa, số 85 tường thuật thế. Cô có con, thỉnh thoảng con bị sài đẹn cũng mang vào bệnh viện chữa, làm cụ Lý đi tìm thăm thật khốn khổ. Phong Hóa có tranh chân dung của cô, cô mặc áo tân thời, nom cũng đẹp ra phết (khi trước còn ở dưới quê thì vẫn vận áo tứ thân).
H7-8
Nhân vật ảo Lý Toét với đầy đủ tính cách như vậy, được họa sĩ Đông Sơn sáng tác ra. Nhưng cha đẻ của Lý Toét đã rất hào phóng không giữ tác phẩm cho riêng mình, mà rủ tất cả mọi người cùng tham dự vẽ Lý Toét! Do đó, cùng với Đông Sơn Nhất Linh, các họa sĩ của Phong Hóa nhẩy vào vẽ Lý Toét với đầy hứng thú trong các tranh vui của báo Phong Hóa. Thế là: Cuộc Vui “Vẽ Lý Toét” bắt đầu!
Mỗi họa sĩ anh tài của Phong Hóa vẽ ra một Lý Toét dung mạo khác hẳn nhau, nhưng cùng tính cách, vẫn nhận ra được.

Độc giả có thể ngắm các Lý Toét khác nhau trong hình trên của các họa sĩ Đông Sơn, Nhất Sách, Tô Tử tức Ái Mỹ Tô Ngọc Vân, Lemur tức Nguyễn Cát Tường, Bloc tức Trần Bình Lộc, Ngym tức Ngạc Mai tức Trần Quang Trân, Trần An….

Nhân vật Lý Toét với rất nhiều tranh chân dung đó, đã nổi lên vững vàng thân ái như một vì sao mới mọc trong lòng độc giả báo Phong Hóa. Sau này có thêm danh họa Nguyễn Gia Trí (lúc đó mới ra trường) tức Rigt, tức Gtri, cùng nhiều người khác, kể cả Lê Ta Thế Lữ cùng vẽ chân dung Lý Toét (vẽ chữ số thành hình cụ Lý).

Nhưng ngắm tranh Lý Toét lâu, ta thấy cụ có vẻ hơi … cô độc, thiếu bạn. Và việc phải đến, đã đến: Xã Xệ xuất hiện. Nhất Linh gọi đó là do tự nhiên phải thế. Xã Xệ là một nhân vật bằng vai phải lứa với Lý Toét. Xã Xệ béo ịt, thấp lè tè, đầu trọc lông lốc, còn độc một sơi tóc quăn xoắn ốc trên đỉnh. Hình ảnh Xã Xệ hoàn toàn đối chọi với Lý Toét gầy đét và cao lênh khênh. Xã ra đời để đấu láo với Lý, cãi chầy cãi cối với Lý, chung buồn chung vui với Lý… Ngớ ngẩn, lẩn thẩn sống cuộc đời mới của dân nô lệ mất nước, dưới sự bảo hộ của mẫu quốc Phờ Lăng Xa cùng Lý.

Cha đẻ của Xã Xệ là họa sĩ Bút Sơn, từ Saigon gửi tranh vẽ ra Hà Nội. Tôi nghĩ vị này là một độc giả yêu quý Phong Hóa, nên tạo ra nhân vật Xã Xệ đối kháng với Lý Toét. Ông lấy hiệu Bút Sơn để nhái Đông Sơn. Nhưng Nhất Linh đến tận khi mất, vẫn chưa biết tên thật của Bút Sơn. Trên tờ di cảo “Đời làm báo” ghi tất cả tên và bút hiệu các cộng sự viên, trong cũng như ngoài Tự Lực Văn Đoàn, Nhất Linh có hàng chữ sau:
Bút Sơn ở Saigon (Người đẻ ra Xã Xệ), tên thật chưa biết. Xin ông Bút Sơn (nếu ông còn sống) hoặc các bạn, cho biết tên thật.

Hiện nay chúng tôi được biết tên thật họa sĩ Bút Sơn là Lê Minh Đức. “Theo nhà báo nhà thơ trào phúng Tú Kềnh viết trên Báo Bình Minh Xuân Mậu Thân 1968 xuất bản ở Saigon thì: Vào năm 1936 báo Phong Hóa, nhóm Tự Lực Văn Ðoàn, ở Hà Nội, có tổ chức cuộc thi vẽ tranh hài hước, họa sĩ chuyên vẽ tranh hài hước Bút Sơn Lê Minh Ðức ở Saigòn vẽ một bức tranh gửi ra Bắc dự thi” (1).
Thật ra, lần đầu tiên Xã Xệ xuất hiện trong tranh Bút Sơn là ngày 16 tháng 3 năm 1934, trên báo Phong Hóa số 89. Xã Xệ đã được đón tiếp thật nồng hậu. Xã cùng Lý lên ngay trang bìa của báo. Dưới đây là bức tranh trên Phong Hóa, Xã Xệ ra mắt toàn dân An Nam, cõi Đông Pháp, với lối lý luận hạng nhất:

Lý Toét: Thế này là nhất cử lưỡng tiện.
Cân một lần hai đứa rồi chia hai ra thì cũng được chứ lị!
Vậy là báo Phong Hóa đã tạo dựng được cặp đôi hý họa Lý Toét, Xã Xệ, mang rất nhiều “đặc tính dân tộc”, đi vào lịch sử văn học Việt Nam:


Tranh Lý Toét Xã Xệ không của riêng ai, thật là thú vị. Mỗi bức tranh có khi là một tấm, có khi là một loạt nhiều tấm như phim hoạt họa, với lời chú giải ngắn gọn hoặc vài câu thoại, chính là một câu chuyện nhỏ, nhiều khi rất thâm trầm, nhiều khi mộc mạc…. Ai có một vài ý nghĩ chủ đạo là có thể vẽ ra một tranh hay, nếu không biết vẽ thì viết thành truyện cười Lý Toét cũng không kém phần dí dỏm.

Trong khi đó, nhờ những cuộc thi tranh khôi hài của Phong Hóa, nhiều họa sĩ bên ngoài tòa soạn đã tới vẽ cho Phong Hóa như NG9, HKB, DLAN, Trần An, 2TTG, Mạnh Quỳnh…. và rất nhiều người không chuyên cũng vẽ. Thêm nữa, các họa sĩ còn mang hình ảnh Lý Toét Xã Xệ phổ biến, nhân rộng ra khắp các báo thời bấy giờ, từ ngoài Bắc tới trong Trung, trong Nam. Họa sĩ thích vẽ, người thường thích kể chuyện, báo nào có Lý Xã thì có nhiều người đọc. Đến nỗi cặp đôi này đã trở thành những nhân vật để quảng cáo! Có những bài quảng cáo thuốc, quảng cáo rượu của Lý Toét … đăng ngay trên Phong Hóa, Ngày Nay rất nhiều lần.

Để cạnh tranh, báo Thanh Niên số #2, ra ngày 27-1-34 cho ra đời “Xã Dù”một anh em họ hàng với Lý Toét. Nhưng tiếng tăm của Xã Dù quá lu mờ, nay không ai còn biết, nhớ đến (bài Cuộc Điểm Báo, Phong Hóa số 84).
Như vậy là Đông Sơn Nhất Linh đã dựng ra được một phong trào có vô số họa sĩ trong, ngoài tòa báo, cùng độc giả “dấn thân”, đua nhau sáng tác ra vô số tranh Lý Toét Xã Xệ kể chuyện vui đùa!
Còn gì thú vị hơn!
Từ đó, Lý Toét Xã Xệ xuất hiện đều đặn trên báo Phong Hóa và Ngày Nay, qua những truyện vui lý sự cù nhầy. Thỉnh thoảng Lý Toét có bài viết riêng như “Điều thỉnh cầu của Lý Toét”(Phong Hóa số 68), bài thơ Vợ Lý Toét Khuyên Chồng, trong mục Dòng Nước Ngược, thơ trào phúng của Tú Mỡ, rồi Lý Toét Trả Lời, Lý Sự Cùn viết… Lâu lâu báo có đăng Lý Toét Phú, Xã Xệ Phú, Ván Cờ Lý Toét, cả Văn Tế Lý Toét (của Đỗ Đức Thu, làm trước, phòng khi…), …

Nhưng nhiều nhất, được chú ý nhất, vẫn là những bức tranh Lý Toét Xã Xệ, với những cảnh trông thấy, gặp thấy trên tỉnh. Có nhiều kỳ báo Phong Hóa, Ngày Nay có cả năm, bảy tranh Lý Xã trên cùng một số báo. Tranh nào cũng kể những chuyện ngây ngô, những suy nghĩ, suy luận chéo cẳng ngỗng, những hiểu lầm về ngôn ngữ tây ta tầu… Những câu chuyện vui vu vơ, vô tội này, ngày một lan rộng, ngày một thu hút. Những tính tình xấu xí, gàn bướng, cù nhầy, đáng cười… của người đời được diễn tả, phô bầy dưới hình thức khôi hài rất duyên, rất khéo… Trong đó, Lý, Xã rất “nghệ”, với những phản ứng không giống ai, diễn tả được biết bao khía cạnh khác nhau của cuộc sống…. Quý vị độc giả đừng tưởng hai cụ nhà quê này luôn luôn khù khờ, trái lại, có khi rất láu đấy! Và trong nhiều tranh các cụ lý luận hay đáo để! mời các bạn xem tranh Lý toét trả lời quan tòa tây:

Khi Lý Toét phải ra tòa trả lời tội gửi thư với tem đã đóng dấu. Cụ Lý trả lời: “Lần nào nhận thư của con gái, là cô Ba Vành, gửi về cũng thấy tem đã đóng dấu”.
Đúng quá chứ!
Cặp bài trùng Lý Xã của Phong Hóa Ngày Nay dần dần trở nên vô cùng nổi tiếng, được sự ủng hộ triệt để của quốc dân, từ trẻ con tới người lớn. Người coi tranh, mê tranh mỗi ngày một nhiều, tạo ra một hiện tượng xã hội chưa từng có. Năm 1933, Georges Mignon, trong Nụ Cười Tân Á, khen ngợi Lý Toét của Phong Hóa (2). Và năm 2007, tại Mỹ có bài nghiên cứu của George Dutton: Lý Toét in the City (3),.. Còn ở Việt Nam thì tới ngày nay vẫn có lai rai bài viết, khảo cứu, kịch, chèo… về Lý Toét.

Ròng rã từ 1932 tới cuối năm 1940, tranh Lý Toét là những cú đâm xầm vào đời sống văn minh mới, do “mẫu quốc” mang tới, của hai cụ nhà quê cổ hủ “đẫm đặc dân tộc tính”… Đó cũng là lúc dân ta đang gặp phải cái “chạm trán tóe lửa” của hai nền văn hóa Đông Tây. Như bà văn sĩ Pearl Buck (giải thưởng Nobel về văn chương 1938) trong truyện ngắn ‘Bà Mẹ Già”, Huyền Hà dịch, Ngày Nay số 200, 1940, kể chuyện bên Tầu: Cô con dâu đi du học về, trong bữa cơm đại gia đình, đã: “hét inh lên vì sợ, khi thấy bà cụ mẹ chồng đưa đôi đũa đã liếm nghiêm chỉnh thật sạch trước, chọc vào đĩa thức ăn chung của cả nhà”.

Đồng thời trong những bức tranh nhỏ Lý Xã, các ý tưởng được đào sâu dần, nói lên được nhiều điều muốn nói. Người đọc ngày một thấm thía về thân phận người dân nhược tiểu mất nước, khi đa số dân chúng còn chưa được giáo dục, vô kỷ luật, hay sợ hãi, mê tín, và cam chịu tủi nhục dưới ách nô lệ của Pháp. Những bức tranh hý họa nhẹ nhàng hóm hỉnh đó phơi bầy dần dần những thói hư tật xấu của dân ta. Có người cho rằng báo PH NN đã bôi xấu người nhà quê! Không! ta phải hiểu rằng nếu dân ta còn nghèo đói, vô học, sống khổ sở như thế, chịu bao nhiêu bóc lột đè nén như thế, thì lẽ dĩ nhiên hủ lậu mê tín phải sinh ra tham lam, ích kỷ, …Nhưng tới đó thì chúng ta phải tự hỏi: “Phải làm gì đây?”
Đó là chủ ý của Tự Lực Văn Đoàn: dùng văn chương, báo chí để vận động cải tạo xã hội.

Trong bài Trả lời Tân Xã Hội, Hoàng Đạo viết trên Ngày Nay số 30, năm 1936: “Ông sẽ phải công nhận như chúng tôi, là dân chúng - hầu hết là dân quê - chỉ biết mình khổ cực, đói rét, chứ chưa biết đường tự bênh vực lấy mình. Vậy công việc tối quan trọng của ta, của chúng tôi, của ông, là làm thế nào cho họ hiểu hết quyền lợi nghĩa vụ của họ. Công cuộc to tát không phải một ngày mà nên: công cuộc ấy có thành cũng nhờ một phần lớn ở sự tự do báo chí và tự do kết đoàn”(4).

Thực vậy, muốn dân chúng hiểu nghĩa vụ và quyền lợi của họ, thì việc đầu tiên là phải thu hút dân chúng bằng báo chí, phải tìm cách làm dân muốn nghe, thích nghe ta nói. Vậy trước hết, hãy xét lại chính mình. Hẳn trước khi thành người thành thị, ai chẳng có gốc gác nhà quê, không là ta, thì bố mẹ ông bà…ta, đã từng ngớ ngẩn “nhà quê lên tỉnh” như thế. Mà người Việt nào cũng có quê, như Nguyễn Trãi quê Nhị Khê, Nguyễn Du quê Tiên Điền, Hồ Xuân Hương quê Nghi Tàm, Cao Bá Quát quê Phú Thị… Mồ mả các cụ tổ tiên chúng ta đều còn ngay ở giữa những cách đồng lúa lầy lội đó, chứ đâu? Mà cũng những nơi nhà quê đó, có kho tàng vốn cổ ai cũng say mê, đó là những tranh khôi hài, các chuyện cười, chuyện diễu, chuyện tiếu lâm, phóng đại, nói khoác…

Chuyện được truyền khẩu từ ngàn xưa, từ các bác dân quê như Ba Giai, Tú Xuất ngoài Bắc, tới bác Ba Phi trong Nam, cùng các vị trí thức không theo lề lối quan trường như các Trạng, Trạng Quỳnh, Trạng Lợn,… rất nhiều. Những chuyện đối đáp với sứ Tầu của các vị thiền sư từ hơn nghìn năm trước, hay giai thoại những câu đối đáp giữa Chiêu Hổ, Hồ Xuân Hương ai mà chẳng mê. Và các tranh cổ ngộ nghĩnh được bán trong những phiên chợ quê, chợ Tết, như Đám cưới chuột, Vinh quy, Đánh ghen, Hứng dừa … của làng Đông Hồ, ai mà chẳng thích?

Ta hãy ngắm lại hai tấm tranh Đông Hồ dưới đây:
H12 H13
Đám cưới chuột Đánh ghen

Trong khi đó, người đầu đàn của Tự Lực văn đoàn Nhất Linh Đông Sơn là một họa sĩ. Các thành viên khác như Thế Lữ, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam… cũng có thú vẽ tranh không phải thường. (Nếu bạn đọc tinh ý thỉnh thoảng có thể bắt gặp trong Phong Hóa hoặc Ngày Nay những bức vẽ rất đẹp ký tên Khái Hưng, Tứ Ly, … Đặc biệt, Ngày Nay số 198, xuân 1940, có in tranh vẽ của nhiều thành viên Tự Lực Văn Đoàn: Khái Hưng, Tú Mỡ, Thế Lữ, Hoàng Đạo, Thạch Lam). … Với tinh thần mỹ thuật từ bản chất của ban biên tập như thế, hai báo Phong Hóa, Ngày Nay sử dụng tranh ảnh trang trí rất nhiều, luôn luôn có họa sĩ nhà nghề làm việc minh họa.

Những họa sĩ lớp mới này được học rất bài bản, họ học được kỹ thuật hội họa Tây phương tại trường Mỹ Thuật Đông Dương tại Hà Nội (Khóa đầu của trường tốt nghiệp năm 1930). Vì vậy, họ sử dụng rất thông thạo kỹ thuật hý họa kiểu tây phương, để đùa rỡn các ông dân biểu, các quan thượng thư …với mục đích sửa lưng các ông, xin các ông nhớ đến dân đến nước, và làm cho công chúng hiểu đời sống chính trị hơn… Những năm sau có thêm Bang Bạnh và Ba Ếch trong thể giới hoạt kê đó, giúp các họa sĩ tạo được nhiều màu sắc, nhiều khía cạnh sâu xa hơn trước. Tuy nhiên, hai nhân vật này không được yêu thích bằng Lý Xã.

Cũng với lý tưởng làm thay đổi bộ mặt xã hội, dân sinh, TLVĐ và các họa sĩ, kiến trúc sư đã giới thiệu cách sống mới hợp vệ sinh, kiểu nhà mới Ánh Sáng và nhất là việc sáng tác áo dài kiểu mới Lemur cho phụ nữ, một thành công vang dội, tới ngày nay “áo dài”còn chịu nhiều ảnh hưởng.
Trong khi đó Tứ Ly Hoàng Đạo viết hàng loạt bài trên Phong Hóa Ngày Nay như Trước Vành Móng Ngựa, Bùn Lầy Nước Đọng, Công Dân Giáo Dục, Có Cứng Mới Đứng Đầu Gió (ký tên Tường Vân),… kể chuyện trong tòa án, giải nghĩa nhiệm vụ công dân, chỉ dẫn cho dân chúng về pháp luật, để họ hiểu và biết cách sống, cách cư sử cho khỏi bị ép buộc vô lý, và cũng để tờ báo mưu tính những cải cách về xã hội.

(Trong bài viết ngắn này, chúng tôi không nói tới sự nghiệp văn chương lừng lẫy của các văn hào, thi bá, thành viên Tự Lực Văn Đoàn, mà chỉ xin nhắc thêm rằng các tiểu thuyết, thơ mới, kịch nói…của các vị, đã làm say mê bao thế hệ người Việt, đã thay đổi cách viết, cách sử dụng chữ Việt, văn chương Việt, đã trợ giúp rất nhiều cho công việc cải tạo xã hội về mọi mặt).

Ngắm lại những bức tranh Lý Toét thật lý thú, báo Phong Hóa Ngày Nay có khá nhiều: gần 1000 tấm. Hai khía cạnh mỹ thuật và khôi hài, đã trộn vào nhau rất ăn ý. Chúng là một sáng tạo tài tình gồm cả đông lẫn tây, cả xưa lẫn nay, trong suốt một thập niên đã nở rộ đến không ngờ: Phong Hóa và Ngày Nay càng ngày càng càng đông người đọc, đã trở thành một tờ báo không đối thủ trong làng báo lúc đó, mà cũng có lẽ cả lịch sử báo chí Việt Nam xưa nay.

Có lần tờ báo Xuân Phong Hóa đã phải xuất bản lần thứ hai, vì nhu cầu bạn đọc. Trong tinh thần phản đối Khổng giáo lỗi thời hành hạ con người, đả phá thái độ phong kiến quan lại cũ, chế diễu lòng mê tín ngu muội, tố cáo sưu cao thuế nặng của tờ báo, những tấm tranh bé nhỏ đã đụng được tới rất nhiều vấn đề, rất nhiều hủ tục, thói xấu, đã phá bớt “những ý kiến cổ hủ, nó làm mờ mịt khối óc người ta” Riêng những vấn đề xã hội, chính trị thực sự, chỉ được nói đến một cách rất nhẹ nhàng, chúng được giấu rất kỹ để tránh kiểm duyệt rất khắt khe của thực dân Pháp…. Tuy vậy, ngày 31 tháng 5 năm 1935, Phong Hóa đã bị Thống sứ Bắc Kỳ đình bản ba tháng. (Tới nay, không ai biết tại sao báo bị đóng cửa.

Có người cho là do loạt bài “Thần thoại tân thời” Hậu Tây Du Ký nói động đến Phạm Quỳnh, Nguyễn Tiến Lãng cuả triều đinh Huế… có người cho là do bài phóng sự sắc bén về Hoàng Trọng Phu... đều do Hoàng Đạo viết. Tất cả chỉ là phỏng đoán, theo cuốn Tiếng Cười của Tú Mỡ, (Vu Gia, cuốn Hoàng Đạo, nhà báo, nhà văn, (6)). Theo Martina Nguyễn Thục Nhi: “Do cả hai điều trên”, trong hồ sơ của phòng nhì Pháp: việc đóng cửa ba tháng báo Phong Hóa là do báo này đã chế giễu các quan lại An Nam.
Ngày 5-6-1936, Phong Hóa số 190 đăng một tranh Lý Toét vẽ nhái theo chuyện “Tam anh chiến Lã Bố” của Tam Quốc Chí, rất đẹp, không có chữ ký họa sĩ. Ngắm nét bút đặc biệt sống động, ta có thể nhận ra họa sĩ vẽ tranh là Tô Tử tức Tô Ngọc Vân, một trong những họa sĩ chính của Phong Hóa thời đó. Theo thông lệ, các tranh khôi hài thường được mang ra bàn luận trong giờ làm việc chung của cả tòa soạn. Một bức tranh nhiều ẩn ý sâu xa, mà không ký tên tác giả chắc là do sự góp ý của nhiều thành viên tòa soạn.

Theo sách Tam Quốc Chí, vào đầu công nguyên ba nước Ngụy, Thục, Ngô chia nhau nước Tầu, tranh giành quyền lực, gây chiến tranh dài cả trăm năm. Trong một trận đánh quyết liệt, tam anh, Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi, nước Thục, cùng nhau vây đánh Lã Bố, nước Ngụy. Lã Bố tuy là đại tướng nổi tiếng vô địch, nhưng mãnh hổ nan địch quần hồ, đã thua. Truyện này rất phổ thông ở Việt Nam, trước đây gần như ai cũng biết. Trong các buổi diễn tuồng cổ, màn này thường được trình bầy rất sôi nổi, các diễn viên hóa trang kiểu xưa, mặt mày tô màu xanh đỏ rực rỡ, áo mũ tuồng lộng lẫy xênh xang, biểu diễn múa võ cao cường, trong tiếng chiêng trống rộn ràng, và nhiều khi cả tiếng la hét cổ vũ của người xem.

Bức tranh này vẽ: “ba con chó cắn bố Lý Toét”, có con trai Lý Toét đứng ngoài xem, dơ tay múa chân reo hò: “A ha! Tam anh chiến nhất Bố!”
Thật là một câu dùng điển Tam Quốc “Tam anh chiến Lã Bố” để ví tuyệt hay. Tuyệt hay, vì hai câu có cấu trúc hoàn toàn giống nhau, diễn tả hai trận đánh hoàn toàn khác nhau. Do cách dùng hai nghĩa của chữ “Bố”: Bố là tên của đại tướng nước Tầu: Lã Bố, mà “bố” cũng là bố của đứa con đang đứng ngoài dơ chân muá tay reo hò.

Đọc câu điển Tam Quốc, ta chỉ cần thay chữ “Lã” bằng chữ “nhất” là biến thành câu ví, câu reo của con Lý Toét: Chuyện chiến đấu hào hùng trong sử Tầu biến thành chuyện Lý Toét la ó chống chọi với ba con chó dữ. Nó làm người xem tranh cảm được ngay, và cũng đau nhói lòng ngay, vì thấy đứa con trai reo hò vui thích trước sự nguy khốn của bố mình. Đó là:

- Con vô cảm, vô ý thức hay còn quá trẻ dại không biết rằng bố đang lâm nguy bởi ba con chó dữ tấn công? Cùng lúc, nó nhắc người xem tranh:
Lý Toét có mặt trên Phong Hóa từ số đầu tới nay, Lý Toét tượng trưng cho Phong Hóa:
- Độc giả có biết rằng báo Phong Hóa đang trong cơn khốn khó, có cơ nguy bị Pháp đóng cửa, rút giấy phép vĩnh viễn bất cứ lúc nào? (như rất nhiều báo thời đó, không được giải thích tại sao)
Lý Toét, nhân vật thấm đẫm đặc tính dân tộc, những xấu tốt của vốn cổ, tượng trưng cho đất nước lúc này:
- Quốc dân có biết rằng đất nước mất chủ quyền, đang bốn bề thọ địch? (‘Địch” là thực dân Pháp, là sự ngu tối, dốt nát của đại đa số dân chúng, là sự chia rẽ của các đảng phái trong nước, nguy cơ nội chiến…)

Trong cảnh tình như thế, bố Lý Toét làm sao sống nổi! Than ôi! Đó cũng là tiếng kêu cứu của Phong Hóa! Trùng hợp làm sao, đúng lúc đó thực dân kiểm duyệt đóng cửa báo. Báo Phong Hóa bị chết ngay sau số 190 này (05/06/1936) !
May thay, báo Ngày Nay hãy còn giấy phép, (Ngày Nay là báo dự phòng của TLVĐ, do Nguyễn Tường Cẩm, anh ruột Nguyễn Tường Tam, một công chức, đứng tên, NN số 1 ra ngày 30/01/1935) nên Tự Lực Văn Đoàn còn hoạt động thêm được mấy năm nữa. Lý Toét còn tiếp tục sống, tiếp tục kể chuyện đời trên báo.

Phải đến thời Mặt Trận Bình Dân cầm quyền ở Pháp, những lời mong cầu tự do, bỏ kiểm duyệt, bớt thuế… mới được viết ra một cách công khai. Những tưởng Mặt Trận Bình Dân thuộc tả phái, sẽ nới lỏng chế độ bảo hộ. Mà không! Tất cả những lời hứa chỉ là bánh vẽ, báo chí vẫn chịu chế độ cũ, bởi vì bên Pháp vẫn còn Bộ Thuộc Địa, thực hành chủ trương khai thác thuộc địa, phục vụ Mẫu Quốc. Sau này, dù trong thế chiến thứ II, dù năm 1939 Paris đã bị Đức Quốc Xã chiếm đóng, chế độ Bảo Hộ ở Bắc Kỳ vẫn rất khắt khe: Báo Ngày Nay bị đóng cửa vĩnh viễn năm 1940, người viết báo bị bắt bỏ tù (Hoàng Đạo, Khái Hưng, Nguyễn Gia Trí… bị giam, bị tra tấn dã man…từ 1941 tới 1943, tại Vụ Bản, Hoà Bình (5).
Trong bức tranh Mẫu Quốc (nước mẹ), dưới đây, Ngày Nay số 110, 1936, nhân Uỷ Ban điều tra do Pháp gửi sang việt Nam sắp làm xong công việc. Hy vọng của quốc dân là: Chắc sẽ có kết quả tốt? Họa sĩ Rigt Nguyễn Gia Trí viết một câu chửi đổng:
- Ồ, trông mong… nước mẹ gì!



Thế rồi tới giữa năm 1940, báo Ngày Nay cũng bị đóng cửa rút giấy phép.
Sau một vài cố gắng cuả Khái Hưng, Thạch Lam ra báo, sách... đều chết yểu, các thành viên phân tán, văn đoàn Tự Lực tan đàn sẻ nghé: Người chết vì bệnh, người bị Pháp bắt bỏ tù, an trí, người trốn sang Tầu làm cách mạng, người đi xa lánh nạn, người quay sang kịch… Chỉ còn nhà xuất bản Đời Nay sống lay lắt, in sách bán… Tới tháng 4-1945 còn xuất bản cuốn thơ Hoa Niên của Tế Hanh, (Tế Hanh cùng Anh Thơ được giải thưởng thơ của TLVĐ năm 1939, năm cuối còn có phát thưởng, trước khi báo NN đóng cửa). Tôi không biết Hoa Niên có phải là cuốn sách cuối của Đời Nay hay không.

Và cuối cùng, tới tháng 5-1945 báo Ngày Nay Kỷ Nguyên Mới ra đời, Hoàng Đạo phụ trách mục “Kiểm diểm chính trường Việt Nam” (Hồ Hữu Tường, Nguyễn Tường Long, nhà chính trị, Tạp chi Văn, số 107) Báo ra được 16 số là hết. Tới giữa năm 1946, nhà in được mang bán, chia tiền cho các thành viên.
Từ đó tới nay, chúng ta chưa bao giờ thấy lại một văn đoàn, một nhóm văn nghệ sĩ tài năng như thế, chung sức làm được một kho tàng văn hóa thành công như thế nữa. Tất cả chỉ còn là bóng con chim nhạn bay qua ngang trời…

Tôi còn nhớ khi còn rất nhỏ, được biết hai nhân vật huyền thoại Lý Xã qua một bài hát do các chị dạy truyền khẩu, trước khi đi học chữ, để có thể đọc được tiểu thuyết của TLVĐ (mà phải đọc lén, vì gia đình tôi cấm con gái đọc tiểu thuyết). Đó là bài hát sau đây, tuy tôi thuộc nằm lòng nhưng không biết tác giả là ai, phải hay không phải là người của Văn Đoàn Tự Lực:
Ông Lý Toét mà cắp cái ô
Đi ra phố gặp lúc mưa to
Có bác Xã Xệ mà muốn đi nhờ
Tay thì vời vời miệng thét bô bô;
- Này bác Lý, thủng nhĩ hay sao?
Gọi như thế mà chẳng coi sao
Giá có cút rượu thì đến chơi liền
Đi nhờ một tí mặt cứ vênh vênh!
- Này bác Xã thật rõ lôi thôi
Còn non nước còn bác với tôi,
Ô tôi năng cụp mà bất năng xòe
Năng dựa đầu hè mà bất năng che!

Phạm Thảo Nguyên

Thư mục:

(1) NguyễnMạnhHùng, Đi tìm gia phả hai nhân vật ảo Lý Toét và Xã Xệ, Đại học Hồng Bàng,
(2) Georges Mignon, Nụ Cười ở Cõi Tân Á, L’Asie Nouvelle. Phong Hóa, số 109,trang 9
(3) George Dutton, Lý Toét in the City: Coming to Terms with the Modern in 1930s Vietnam, Journal of Vietnamese Studies, vol 2, Issue 1, pps 80-108
(4) Hoàng Đạo, Trả Lời Tân Xã Hội, Ngày Nay số 30, 18/10/1936.
(5) Theo Nguyễn Lân, con Hoàng Đạo: Hoàng Đạo bị Pháp bắt cùng Nguyễn Gia Trí, giam ở Vụ Bản. Bà Hoàng Đạo đi thăm, mang về một chiêc áo đầy máu. Khi được tha về, ông bị đau tim nặng.
(6) Vu Gia, Hoàng Đạo, nhà báo, nhà văn, nxb Văn Hóa, Hà Nội, 1997.
(7) Lý Trực Dũng, Lý Toét Xã Xệ hai siêu sao của biếm họa Việt Nam, Thể Thao -Văn Hóa 5/7/2008.
(8) Lý Trực Dũng, Sức sống của Lý Toét Xã Xệ, báo Thể Thao - Văn Hóa 7/7/2008.
(9) Lý Trực Dũng, Lý Toét Xã Xệ: Nạn nhân hay chứng nhân, báoThể Thao - Văn Hóa 8/7/2008.
(10) Tú Mỡ, Tiếng Cười, nxb Hội nhà văn, 1993

TỔ CHƯC NHÂN QUYỀN PHẢN ĐỐI VIỆT CỘNG



*******************************************************************************************************************************************
Logo VCHRQuê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam

& Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam

B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail :
queme.democracy@gmail.com
Web : http://www.queme.net
*******************************************************************************************************************************************


THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS-GENÈVE NGÀY 29-6-2017

Ba Tổ chức Nhân quyền Quốc tế phản đối bản án 10 năm tù cho Mẹ Nấm
PARIS-GENÈVE, 29-6-2017 (OBSERVATORY & UBBVQLNVN) – Đài Quan sát bảo vệ các Nhà bảo vệ Nhân quyền (The Observatory for the Protection of Human Rights Defenders, là tổ chức liên đới với Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, FIDH) và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (Vietnam Committee on Human Rights) tố cáo bản án nặng nề dành cho Blogger nổi danh Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm.


Ngày 29 tháng 6 hôm nay, Toà án Nhân dân tỉnh Khánh Hoà đã kết án Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù giam vì tội “tuyên truyền chống phá Nhà nước” chiếu điều luật 88 của bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, ông Dimitris Christopoulos nói rằng : “Qua việc bỏ tù Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, chính quyền Việt Nam tỏ ra không thật lòng khi họ tuyên bố tôn trọng nhân quyền. Thực tế cho thấy Việt Nam là quốc gia nguy hiểm đối với những Người Bảo vệ Nhân quyền và cho bất cứ ai phê phán ôn hoà chính phủ”.



Nguyễn Ngọc Như Quỳnh lãnh án tù 10 năm tại phiên xử hôm nay, 29-6-2017 tại Toà án Nhân dân tỉnh Khánh Hoà

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh lãnh án tù 10 năm tại phiên xử hôm nay,29-6-2017 tại Toà án Nhân dân tỉnh Khánh Hoà Bị bắt giam từ ngày 10 tháng 10 năm 2016, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một trong những Người Bảo vệ Nhân quyền đầu tiên sử dụng Internet và các mạng xã hội để thu tập các vi phạm nhân quyền của Nhà cầm quyền. Bị bắt lần đầu năm 2009, bà tiếp tục không ngừng phê phán chính quyền về các vấn nạn xã hội và chính trị. Tháng tư năm 2016, bà viết về sự quản lý tồi tệ của nhà cầm quyền trên những vấn đề trầm trọng ô nhiễm nước và việc cá chết hàng loạt do công ty Formosa thải chất độc dọc bờ biển ba tỉnh miền Trung. Trong một tài liệu mang tựa đề “Công an hãy ngừng thảm sát dân sự”, Mẹ Nấm đã tiết lộ nhiều trường hợp công an bạo hành và tra tấn đến chết những người trong trại giam.

Ông Gerard Staberock, Tổng Thư ký Đài Quan sát bảo vệ các Nhà bảo vệ Nhân quyền (OMTC) nói rằng : “Án tù dành cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là điều điếm nhục, minh hoạ cho những nỗ lực có cân nhắc của chính quyền để bóp miệng mọi tiếng nói bất đồng chính kiến trên toàn quốc. Chúng tôi kêu gọi trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, khi sự giam tù của bà chỉ nhắm trừng phạt những hành động chính đáng và ôn hoà phục vụ nhân quyền”. 
Vì lập trường mạnh mẽ cho nhân quyền của con, mà thân mẫu của Như Quỳnh và những người thân thuộc trong gia đình đã bị Nhà cầm quyền theo dõi và sách nhiễu. Sức khoẻ của Như Quỳnh suy yếu trầm trọng do bị giam giữ cô lập từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 6 năm 2017, và bà không có cơ hội để chuẩn bị cho việc bào chữa. Trong bản Ý Kiến công bố hôm 30 tháng 5 năm 2017 của Tổ hành động LHQ chống bắt giam tuỳ tiện (WGAD) xác nhận rằng việc bắt giam Nguyễn Ngọc Như Quỳnh  là tuỳ tiện, vi phạm các quyền tự do, với sự xét xử công minh, tự do ngôn luận, tự do hội họp ôn hoà, và tự do lập hội.  Tổ Hành động LHQ kết luận rằng “Việc bắt bớ và giam cầm [Nguyễn Ngọc Như Quỳnh] nhằm hạn chế các hoạt động bảo vệ nhân quyền của bà (1). Tổ Hành động LHQ kêu gọi Nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do tức khắc cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và xác nhận việc bắt bớ bà là tuỳ tiện. Đồng thời, Tổ Hành động LHQ áp lực chính quyền Việt Nam đưa điều 88 trong bộ Luật Hình sự Việt Nam tuân thủ với các nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam trên lĩnh vực nhân quyền.  
Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, ông Võ Văn Ái bình luận rằng : “Án tù quá nặng đánh xuống cá nhân bà Như Quỳnh và sự đàn áp bất nhân đối với những người bảo vệ nhân quyền là thành quả của việc sử dụng quá nhiều các điều luật áp bức cần phải bãi bỏ tức khắc. Chính quyền cần lợi dụng việc chỉnh sửa hiện hành bộ Luật Hình sự để huỷ bỏ điều 88 và những điều luật hà khắc khác”. - FIDH / Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền : Samual Hanryon (nói tiếng Pháp hay tiếng Anh) Đt +33 6 72 28 42 94 (Paris) / Andrea Giorgetta (nói tiếng Anh) Đt : +66886117722 (Bangkok)- VCHR (Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam) : Penelope Faulkner Đt +33 1 45 98 30 85 (nói tiếng Anh, Pháp hay Việt) (Paris) - OMCT : Delphine Reculeau (nói tiếng Pháp hay tiếng Anh) Đt +41 22 809 49 39 (Genève) (1) Ý Kiến của Tổ Hành động LHQ chống bắt bớ trái phép A/HRC/WGAD/2017/27, THÔNG QUA Khoá họp lần thứ 77 (19 – 28 tháng Tư năm 2017) hôm 30 tháng 5 năm 2017.


ĐÀI PHẬT GIÁO VIỆT NAMXin mời nghe Bản Tin ông Võ Văn Ái tố cáo Hà Nội trước LHQ
& Mục “Thế Giới Ủng Hộ Chúng Ta” qua tiếng nói của Ỷ Lan
 
 
Chương trình th Sáu 30-6-2017 tun này xin mi nghe Bản Tin Trong Tuần về 3 Tổ chức Nhân quyền Quốc tế phản đối bản án 10 năm tù cho Mẹ Nấm — Tin ông Võ Văn Ái tố cáo Hà Nội trước LHQ & Mục “Thế Giới Ủng Hộ Chúng Ta” với chuyến đi Saigon của Dân biểu Quốc hội Châu Âu Olivier Dupuis, qua lời phát biểu của Cư sĩ Ỷ Lan. Xin bm vào dưới đây đ nghe, trường hp không th bt sóng vào lúc 19 gi / gi Vit Nam trên làn sóng ngn 31 mét 9930 kilô Hertz :
 
Bấm vào dưới đây để tìm nghe Chương trình thứ sáu này :


GIAO THANH PHẠM * CÁI CHẾT CỦA MỘT DÂN TỘC

Cái chết của một dân tộc.
​Gi​ao Thanh Pham
 
Chiến lược cưỡng chiếm lãnh thổ Việt Nam, rồi Hán hóa người dân Việt đã được nhà cầm quyền Bắc Kinh toan tính từ rất lâu. Đối với thế giới thì biển Đông thật quan trọng nhưng riêng đối với Trung cộng thì biển Đông là cái yết hầu đưa thực phẩm qua cổ họng xuống bao tử, là đôi cánh cho con cọp hung dữ. Tuy vậy, không có một chiến lược bành trướng nào mà không có cái giá của sự đổ máu phải trả ngoại trừ chiến lược thôn tính Việt Nam của Tàu vào cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21.
Vào mùa Thu năm 1989, khi các quốc gia cs bên Đông Âu sụp đổ, nó đã khiến cho đảng cs Việt Nam phải lo sợ sẽ trở thành nạn nhân của sự sụp đổ dây chuyền đó. Bởi thế vào tháng 9 năm 1990, TBT đảng lúc bấy giờ là Nguyễn Văn Linh, cùng với chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng kéo nhau sang Tàu, ký giấy bán nước qua tay Giang Trạch Dân và Lý Bằng, ngõ hầu níu kéo và giữ cho được cái bộ máy cai trị là đảng cs của họ. Đó là một văn kiện không gì khác hơn là việc ký giao kèo THỦ TIÊU CẢ MỘT DÂN TỘC.

Muốn xua quân sang xâm chiếm Việt Nam thì không phải là chuyện dễ. Cái giá máu và sinh mạng phải trả khó mà lường được và chắc chắn sẽ không thể nhỏ. Thế nhưng, Trung c
ộng không cần phải làm thế, vì cái con ngựa thành Troy của họ, đã được Nguyễn Văn Linh và đồng đảng mang về nước, nằm mai phục sẵn để bắt đầu cái chương trình phá hoại từ trong ra. Cái chiến dịch dầu loang đó, tuy mất nhiều thời gian nhưng lại không tốn một viên đạn, một giọt máu của người Hán, cũng như không gặp một sự phản kháng nào từ người dân Việt Nam. Nó chậm chạp nhưng chắc chắn. Và một điều chúng ta có thể thấy rất rõ là nó hoàn hảo đến độ Tàu có thể cưỡng chiếm đến 100% giang sơn đất nước Việt, xóa sổ 100% dòng giống và ngôn ngữ Việt, mà không gặp phải một sự chống cự nào.


Người Việt chúng ta thường mang những chiến tích hào hùng của ngày xa xưa ra kháo với nhau, như là để tự dối mình, như là để tự trấn an mình, tự tạo ra những ảo giác làm mờ đi cái tương lai thảm hại sẽ đến trong nay mai. Mặc dầu mọi người trong chúng ta, ai cũng hiểu được rằng, những chiến thắng Đống Đa, Bạch Đằng hay Chi Lăng của lịch sử đó, nó bao gồm lòng yêu nước mà toàn dân như một của mọi con dân đất Việt, từ vua quan đến dân chúng trăm họ. Chứ không như bây giờ, khi các tướng lãnh quân đội, chỉ biết luôn trung thành với đảng và nhất là chỉ luôn cúi đầu làm tôi mọi cho tiền tài của cải, qua các việc cướp đất, mua bán và làm thương mại.

TRÊN DƯỚI KHÔNG MỘT LÒNG THÌ CHIẾN ĐẤU LÀM SAO?
DÂN TRONG TAY KHÔNG MỘT TẤC SẮT THÌ LÀM SAO ĐUỔI GIẶC?
GIẶC Ở ĐÂU? KẺ THÙ CỦA TA LÀ AI? CHÚNG MẶC QUÂN PHỤC GÌ?


*****
Suốt 27 năm qua, kể từ năm 1990 khi đảng bán nước ký kết Hiệp Ước Thành Đô đến nay, cái cũi thép vây bọc toàn cõi đất nước đã được Trung cộng xây dựng một cách tuyệt hảo, mà cả chín mươi mấy triệu người dân Việt vẫn không một chút động tịnh. Cái cũi ấy nay đã bao bọc bốn hướng chung quanh cái dải đất hình chữ S như một cái cũi thép khổng lồ, từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, từ suốt chiều dài hơn hai ngàn cây số bờ biển, đến dọc đường Trường Sơn qua Hạ Lào xuống tới Krong Preah của Cam Bốt, trùm luôn đảo Phú Quốc cách đó mươi hải lý. Con dân Việt có mấy người biết điều này? Thử nhìn lại bản đồ xem.

Đường biển, đường bộ đã được Trung c
ộng và bọn Hán nô vây bọc kín không một lối thoát, ngay cả đường lên trời chúng cũng kiểm soát và chế ngự 100%.
Có ai còn nhớ vụ 2 chiếc SU 22 rơi gần đảo Phú Quý, Bình Thuận tháng 4 năm 2016?
Rồi chỉ hơn 2 tháng sau tháng 6 năm 2016, có ai còn nhớ chiếc chiến đấu cơ tối tân nhất, SU 30MK2 của không quân Việt Nam bị nghi ngờ là do hỏa tiễn Trung c
ộng bắn rớt ở vùng đảo Phú Lâm, Hoàng Sa?


Có ai còn nhớ chiếc máy bay “cứu
cấp” CASA 212 bị mất tích cùng ngày trong thời điểm tìm kiếm ở gần đảo Bạch Long Vĩ?
Chỉ vài tháng sau, tất cả những chiếc máy bay “bị bắn rớt” đó, đã bị người dân lãng quên không còn một chút nghi ngại.
Có ai còn nhớ những vụ “mất sóng không lưu” liên t
iếp xảy ra hàng năm kể từ 2015 cho đến nay, khiến sân bay Tân Sơn Nhất hoàn toàn tê liệt trong một thời gian dài cả mấy chục phút? Rồi lại còn những “tín hiệu lạ”, những

“sóng lạ quấy phá” liên tục khiến cho dưới đất, trên không hoàn toàn mất kiểm soát và liên lạc?
Cái cũi thép ấy nó bao bọc hoàn toàn đất nước Việt Nam mà không còn chừa ra một khe hở, ngay cả đường lên trời.
*****
Suốt hơn 20 năm qua, Trung c
ộng ráo riết xây dựng 7 đập nước khổng lồ chặn trên thượng nguồn của dòng Mekong, mang tên sông Lancang ở Tàu, nguồn nước cung cấp thủy sản lớn nhất của miền Nam Việt Nam. Cũng nhờ nguồn nước này, là nguồn mạch nuôi sống cái vựa lúa khổng lồ của miền Nam Việt Nam suốt hơn trăm năm qua.

Trong 20 năm tới, chính quyền Bắc kinh sẽ cho ráo riết xây thêm 21 cái đập nữa, trước khi dòng sông này rẽ sang Miến Điện, Lào, Cam Bốt rồi mới đến Việt Nam. Chỉ với 7 cái đập thôi mà mấy năm vừa qua, những nông dân miền Tây đã phải khốn đốn, khi hạn hán thì thiếu nước, khi mưa nhiều ở thượng nguồn thì lại lãnh đủ ngập lụt. Việt Nam nằm trong địa hình là vùng đất sau cùng của con sông Mekong trước khi chảy ra biển, sau khi qua tay của 4-5 quốc gia, mà Tàu nắm hết quyền hành trong tay, thì có khác gì cảnh cá chậu chim lồng?

Hạ nguồn của dòng sông Lancang này ở Tàu tiếp tục chảy xuống miền Nam, cung cấp tới 45% lượng nước cho toàn khu vực trong mùa khô. Trong thời điểm hiện tại, lượng nước chảy trong mùa khô chỉ còn chưa tới 30%. Điều này ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến hệ thống sinh thái: be bờ khô lở lói. Ít nước thì nhiệt độ của nước sông tăng lên. Nhiệt độ tăng thì ảnh hưởng đến môi sinh, đến việc sinh sản và phát triển của thủy sản ... vân vân và vân vân.


ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐÃ HOÀN TOÀN NẰM TRONG BÀN TAY KỀM KẸP CỦA TRUNG CỘNG. SÔNG CỬU LONG GIỜ KHÔNG KHÁC CHI CÁI ỐNG NƯỚC KHÔNG LỒ MÀ TRUNG CỘNG NẮM TRONG TAY CÁI KHÓA ĐÓNG MỞ. XẢ ĐẬP THÌ NGẬP LỤT, KHÓA ĐẬP THÌ HẠN HÁN.Hai mươi năm tới, sau khi Trung cộng đã hoàn tất 21 dự án của 21 cái đập mới ở hạ nguồn sông Lancang, thì chắc chắn rằng, dòng sông Mekong 9 nhánh ở Việt Nam, chỉ còn lại trong ... lịch sử.


Biển miền Trung, các khu vực yết hầu miền Trung, khu Bô Xít Tây Nguyên và trong 2 năm tới đây, những nhà máy thép, nhà máy giấy, đại loại là NHỮNG NHÀ MÁY THẢI ĐỘC CHẤT KHỔNG LỒ TRÊN TOÀN CÕI ĐẤT NƯỚC SẼ ĐƯỢC MỌC LÊN NHƯ NẤM SAU CƠN MƯA thì thử hỏi có còn con đường nào dành cho số phận người dân Việt?
Biển chết, đồng bằng ngập mặn, rừng bị tàn phá, đất nước tan hoang, Việt Nam giờ chỉ như một khu xả thải công nghiệp khổng lồ của T
àu, rộng hơn 330 ngàn km vuông, không hơn không kém.

Tất cả những đại nạn kể trên, cộng với độc chất mà đảng và nhà nước cs, đã và đang mở cửa ngỏ cho phép Tàu xâm nhập tự do vào Việt Nam, biến chế thành sản phẩm góp mặt trên bàn ăn của người dân Việt ... thì sẽ chẳng còn bao lâu nữa.
CÁI CHẾT CỦA MỘT DÂN TỘC được T
àu và nhà cầm quyền Bắc Kinh bày ra trước mắt nhưng nạn nhân lại chẳng ai mảy may rung động. Người ta nhìn những sự việc đó diễn ra như đang xem một bộ phim thời sự không mấy gì sinh động trên TV.

Tim tôi thắt lại khi nghe những dòng nhạc của nhạc sĩ Xuân Tiên, bài "Hận Đồ Bàn. " Ôi, sao nó giống như những lời tiên tri nói về MỘT DÂN TỘC VIỆT NAM nào đó ...

Rừng hoang vu!
Vùi lấp bao nhiêu uất căm hận thù
Ngàn gió ru
Muôn tiếng vang trong tối tăm mịt mù.
Vạc kêu sương!
Buồn nhắc đây bao lúc xưa quật cường.
Đàn đóm vương
Như bóng ai trong lúc đêm trường về.
Rừng trầm cô tịch
Đèo cao thác sâu
Đồi hoang suối reo
Hoang vắng cheo leo
Ngàn muôn tiếng âm
Tháng, năm buồn ngân...
Âm thầm hòa bài hận vong quốc ca.
Người xưa đâu?


Sunday, July 2, 2017


BS.TRẦN MỘNG LÂM * QUỸ NĂNG LƯỢNG XANH

Quỹ Năng Lượng XanhBS Trần Mộng Lâm

Việc Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp Ước Paris về khí hậu khiến nhiều người bàn cãi xôn xao. TT Trump tuyên bố rằng việc ông rút khỏi Hiệp Ước vì Mỹ phải chịu gánh nặng tài chánh quá nhiều để giúp đỡ các nước đang phát triển . Ký giả Benjy Sarlin đã chứng minh là phần đóng góp của Mỹ giả thử nếu được thực hiện, chỉ lên đến 1 phần ngàn ngân sách của họ. Biết rằng sẽ có thể có người cho rằng ông ta có ác ý, ông viết thêm câu này : No matter how it’s calculated, Though, the PARIS agreement is not a binding treaty and the U.S.A is not legally oblitered to provide any specific amount. That means TRUMP would have been free to remain in the agreement without spending another dollar as president.( NBS NEWS 2/6/2017)
Ðể mọi người hiểu thêm về vấn đề này, tôi xin trình bầy dưới đây cái gọi là Quỹ Khí Hậu Xanh, tiếng Anh viết là Green Climate Fund.
1-GCF- GREEN CLIMATE FUND”
Kể từ đây, để ngắn gọn, chúng ta gọi là GCF cho dễ ( green climate fund).GCF  coi như cái chìa khóa về tài chánh của Hiệp Ước Paris, không phải ngay tức thời, mà là trong tương lai, sau 2020. Cái quỹ tài chánh này sẽ có một phần đóng góp của các quốc gia, phần khác là sự đóng góp của các công ty, các tư nhân : both the public and private sector. Phần public, mỗi quốc gia sẽ đóng góp tùy theo những gì quốc gia đó phải làm tùy theo mục tiêu của quốc gia đó : Mức ô nhiễm trong quốc gia anh nhiều, thì anh phải đóng góp nhiều, anh càng làm khí quyển ô nhiễm, thì anh càng phải chi tiền nhiều ra để quét dọn, vì hiệp ước không chỉ có phần bớt thải ra, mà còn có phần làm sạch, nghĩa là hút và thâu hồi lại những khí độc (capture, sequestration)- Greenwashing.
Phần đóng góp công (public) của các quốc gia tạm gọi là NDC là chữ viết gọn của nationally determinated contributions. Làm sao tính NDC cho mỗi nước ???. Cho đến nay, vấn đề này chưa có tính cách pháp lý. Không có một điều ràng buộc pháp lý nào cho các quốc gia, tất cả chỉ theo nguyên tắc NAME AND SHAME, tạm hiểu là tên tuổi và sự xấu hổ , không trả thì Nhục mà thôi. Có lẽ vì thấy sống sượng quá, nên ông Janos PASZTOR, phụ tá của thư ký Liên Hiệp Quốc sửa lại là NAME AND ENCOURAGE.
Một điều cần nhấn mạnh là GCF có từ 2009, nghĩa là ra đời trước hiệp ước Paris và hiệp ước Paris không phải là GCF, nhưng hậu thuẫn cho GCF trong những năm sắp tới trong tương lai, với mục tiêu có được 100 billion (tỷ) nhưng chỉ kể từ năm 2020 trở đi
2- GEF : FOND POUR L’ENVIRONNEMENT MONDIAL .
Xin đừng lầm với GCF đã nói ở đoạn trên. GEF tiếng Anh là Global Environnement Facility. Fond này cũng ra đời trước hiệp ước Paris. Nó có từ 1991và hiện nay do bà Monique Barbut điều khiển. Trụ sở đặt tại Washington. GEF hoàn toàn công tác với các tổ chức phi chính phủ, các giới cầm đầu các cơ sở tư (privé) với mục đích bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất. GEF đã tài trợ 4 giao ước quốc tế là Convention sur la diversité biologique, Convention cadre des Nation Unis sur les changements climatiques, Convention des Nations Unis sur la lutte contre la désertification, Convention de Stockholm sur les polluants organiques persistants.
3- Về Hiệp Ước Paris và việc phê chuẩn : The reason both quantitative targets are missing from the actual Agreement is a pragmatic one. In doing so, the COP has enabled the US President to adopt the Agreement as sole-executive agreement under US law, without the requirement for the US Senate to approve. Nghĩa là không cần ra thượng viện để phê chuẩn, theo như luật pháp của Mỹ.
4- Sau quyết định của TT Trump, người ta sẽ phải tìm thêm sự tài trợ, đặc biệt từ các giới tư nhân, các công ty tư nhân , thí dụ như ông Michael Bloomsberg, các thống đốc các tiểu bang không đồng ý với TT Trump, các công ty ngay cả về Dầu Hỏa , là điều người ta ngạc nhiên.
5-GCF được thành lập với mục đích giúp các quốc gia nghèo, lợi tức thấp, kém phát triển để họ có thể giảm bới việc thải ra các khí độc, làm nóng trái đất và làm thay đổi khí hậu. Chúng tôi muốn tại đây nhắc lại sự phân biệt thời tiết và khí hậu rất rõ ràng của Giáo Sư Thái Công Tụng : Thời tiết và Khí Hậu khác nhau.Thời tiết có thể nay nóng, mai lạnh, chỗ này nóng, chỗ kia lạnh, nhưng Khí Hâu có nghĩa rộng hơn, và bao gồm cả nhưng thiên tai như bão tố, lụt lội …v..v Xin tìm đọc bài của GS Thái Công Tụng.  GCF chỉ có thể vận động để tìm tài chánh , vận động về lãnh vực công, cũng như lãnh vực tư nhân, thí dụ như World Bank có thể cho vay. GCF nằm dưới cái dù là U.N. hay Liên Hiệp Quốc.Năm 2013, GCF vận động gây quỹ. Dưới thời OBAMA, Mỹ hứa cho 3 tỷ, đến nay đã chi ra 1 tỷ, hoàn toàn dưới thời OBAMA, tính ra đầu người, 3 đô la cho mỗi người Mỹ. TT Trump sẽ không đóng phần còn lại là 2 tỷ. Việc này sẽ làm giảm total expecting funding by about 20 persant- hardy peanut.  Tôi cố tình chép nguyên văn anh ngữ câu viết của Nurith AIZENMAN, trong bài viết có tựa A Little-Known Climate Fund is Suddenly in the Spotlight. Xin lưu ý, không phải tôi viết câu này. Trong khi TRUMP nói thế, thì Melanie Nakagawa người nằm trong U.S Departement of State dưới thời OBAMA cho biết tấm cheque 1 tỷ đô la đã ký rồi và còn hiệu lực cho nên trong hiện tại, chưa có vấn đề gì khẩn cấp để phải la làng và làm một cuộc fund rising khác. Nếu cần, phải 4 hay năm năm nữa, khi đó sẽ có biết bao đổi thay.
6- Tóm lại, chỉ là những sóng gió trong chén nước trà trên Thế Giới bao la.
Tôi là người công dân một nước bé nhỏ là Việt Nam Cộng Hòa nên không dám bàn nhiều về một vấn đề quá quan trọng, quá rộng lớn.
Lời kết :
Tôi là một công dân Việt Nam Cộng Hòa tuy trên 30 năm nay tôi có passeport Canada. Tôi chỉ là một Canadien giấy, nghĩa là trên giấy tờ, Canada đã cho tôi nhập tịch, naturaliser. Cách đây 39 năm, khi tôi đến trại tỵ nạn tại Mã Lai, một người Mỹ đã đến gặp tôi trong trại để hỏi tin tức về những người Mỹ mất tích trong chiến tranh. Ông này nói tiếng Việt lưu loát. Sau khi nói chuyện xong, ông hỏi tôi có muốn sang Mỹ không ? Tôi trả lời là không thích sang Mỹ. Ông hỏi tại sao?. Tôi trả lời là lòng tin của tôi với người Mỹ sau cuộc chiến không còn bao nhiêu. Ông ta cười và bắt tay tôi chúc tôi may mắn . Tôi cũng cười và nói good bye với ông. Nay tôi là một Canadien giấy, nhưng mỗi khi ai hỏi tôi là người nước nào, tôi đều trả lời là Tôi là Người Việt Nam Cộng Hòa. Tôi không bao giờ là một canadien pure- laine. Mong rằng những người tỵ nạn CS nay mang quốc tịch Canadien đừng vì việc này ( Canadien giấy) mà la làng. Canadien de souche và Canadien naturalisé có khác nhau, kể cả về văn hóa.

THỎA ƯỚC PARIS




 President Donald Trump Statement To Withdraw From Paris Climate Change Accord 6/1/2017

( NTTA lược dịch theo yêu cầu của Hoàng Lan Chi )
 
BÀI DIỄN VĂN TUYÊN BỐ RÚT KHỎI HIỆP ƯỚC PARIS CỦA TỔNG THỐNG DONALD TRUMP


1-Before we discuss the Paris accord, I'd like to begin with an update on our tremendous, absolutely tremendous economic progress since Election Day on November 8. The economy is starting to come back, and very, very rapidly. We've added $3.3 trillion in stock market value to our economy, and more than 1 million private-sector jobs.
1-Trước khi thảo luận về Hiệp ước Paris, tôi muốn bắt đầu cập nhật về những thành quả lớn lao mà chúng tôi đạt được kể từ ngày đắc cử 8 tháng 11 năm ngoái 2016. Kinh tế đang bắt đầu tang trưởng trở lại rất nhanh. Nước Mỹ đã tăng thêm 3,300 tỷ USD vào giá trị thị trường chứng khoán, và tăng hơn 1 triệu việc làm trong lãnh vực kinh doanh tư nhân.

2-I've just returned from a trip overseas where we concluded nearly $350 billion of military and economic development for the United States, creating hundreds of thousands of jobs. It was a very, very successful trip, believe me. (Applause) Thank you, thank you.
2-Tôi vừa trở về sau chuyến công du, chúng ta đã đạt được những hợp đồng lên tới gần 350 tỷ đô la đem lại sự phát triển quân sự và kinh tế cho Hoa Kỳ, sẽ tạo ra hàng trăm ngàn việc làm. Đó là một chuyến đi rất thành công. (Vỗ tay). Cảm ơn. Cảm ơn.

In my meetings at the G7, we have taken historic steps to demand fair and reciprocal trade that gives Americans a level playing field against other nations. We're also working very hard for peace in the Middle East, and perhaps even peace between the Israelis and the Palestinians. Our attacks on terrorism are greatly stepped up -- and you see that, you see it all over -- from the previous administration, including getting many other countries to make major contributions to the fight against terror. Big, big contributions are being made by countries that weren't doing so much in the form of contributions.

- Trong các cuộc họp tại G7, chúng tôi đã có những bước đi lịch sử để yêu cầu các mối quan hệ thương mại công bằng và tương trợ lẫn nhau hầu tạo cho nước Mỹ một sân chơi bình đẳng với các quốc gia khác. Chúng tôi cũng đang nỗ lực hết mình vì một nền hòa bình ở Trung Đông, và có thể ngay cả hòa bình giữa người Do Thái và người Palestine. Chúng ta đã gia tăng cường độ trong công cuộc tấn công chống khủng bố và hãy coi lại sự việc này từ thời chính quyền trước, kể cả việc có nhiều nước đóng góp rất nhiều vào cuộc chiến chống khủng bố. Những đóng góp to lớn đó từ các quốc gia đó cũng không làm gì đáng kể hơn là chỉ thông qua hình thức đóng góp.

3-One by one, we are keeping the promises I made to the American people during my campaign for president. Whether it's cutting job-killing regulations, appointing and confirming a tremendous Supreme Court justice, putting in place tough new ethics rules, achieving a record reduction in illegal immigration on our southern border, or bringing jobs, plants and factories back into the United States at numbers which no one until this point thought even possible, and believe me, we've just begun. The fruits of our labor will be seen very shortly, even more so.On these issues and so many more, we are following through on our commitments, and I don't want anything to get in our way.
3- Từng bước một, chúng tôi đang giữ những lời hứa mà tôi đã từng hứa với người dân trong chiến dịch tranh cử vừa qua. Đó là việc hủy bỏ bớt các thủ tục cản trở trong kinh doanh sản xuất, bổ nhiệm để tái cân bằng lại Tối Cao Pháp Viện, đưa ra các đạo luật  mới, hạ thấp đến mức kỷ lục tình trạng nhập cư bất hợp pháp ở biên giới phía Nam của chúng ta, đưa các việc làm, hãng xưởng trở lại Hoa Kỳ. Những con số mà có thể ở vào thời điểm này không ai có thể nghĩ tới, nhưng tin tôi đi, đó là chúng ta chỉ mới bắt đầu. Thành quả mới có được trong thời gian ngắn, sau này sẽ còn nhiều hơn thế. Có nhiều vấn đề đang thực hiện lúc này và rất nhiều, nhiều nữa sau này, chúng ta đang làm những điều mà chúng ta đã hứa hẹn. Và tôi sẽ không để bất cứ thứ gì cản trở tiến trình của chúng ta.

4-I am fighting every day for the great people of this country. Therefore, in order to fulfill my solemn duty to protect America and it's citizens, the U.S. will withdraw from the Paris climate accord. (Applause) Thank you. But begin negotiations to re-enter either the Paris accord or an entirely new transaction on terms that are fair to the U.S., its business, its workers, its people, its taxpayers.
4-Tôi đang tranh đấu hàng ngày cho những người dân tuyệt vời của đất nước này. Do đó, để hoàn thành nhiệm vụ quan trọng bảo vệ quyền lợi của Nước Mỹ và người công dân Mỹ, Hoa Kỳ sẽ rút khỏi hiệp ước Chống Biến Đổi Khí Hậu Paris. (Vỗ tay) Cảm ơn. Nhưng sẽ bắt đầu tham gia các cuộc đàm phán để tái nhập lại thỏa thuận Paris theo các điều khoản công bằng đối với phía Hoa Kỳ, kể cả đối với doanh nghiệp, công nhân, người dân, những người đã đóng thuế cho đất nước này.


5-So we are getting out. But we will start to negotiate and we will see if we can make a deal that's fair. And if we can, that's great. And if we can't, that's fine.
5-Vì thế, chúng ta sẽ rút lui. Và chúng ta sẽ bắt đầu thương lượng và tìm kiếm một hiệp ước công bằng hơn. Nếu được thì tốt. Còn không, cũng không sao.

6-The Paris climate accord is simply the latest example of Washington entering an agreement that disadvantages the U.S., leaving American workers who I love and taxpayers to absorb the cost in terms of lost jobs and lower wages and vastly diminished economic production. Thus, as of today, the U.S. will cease all implementation of the non-binding Paris accord and the draconian and financial economic burdens the agreement imposes on our country.
6-Hiệp ước khí hậu Paris chỉ đơn giản là một ví dụ mới nhất của Washington đưa ra một thoả thuận bất lợi cho Mỹ, khiến cho những người lao động Mỹ mà tôi yêu mến và những công dân đóng thuế của Mỹ phải gánh chịu tât cả chi phí do mất việc làm công việc và chịu đựng một mức lương thấp hơn và làm suy giảm nền kinh tế sản xuất của Mỹ. Vì vậy, kể từ ngày hôm nay, Hoa Kỳ sẽ ngừng tất cả việc thực hiện hiệp định Paris không trói buộc này và thoát ra những quy định khắc nghiệt về phương diện sản xuất và gánh nặng mà hiệp định sắp áp đặt lên đất nước chúng ta.

7-This includes ending the implementation of the Nationally Determined Contribution and, very importantly, the Green Climate Fund, which is costing the U.S. a vast fortune.
7-Điều này bao gồm việc chấm dứt việc thực hiện Nghĩa Vụ Đóng Góp của Hoa Kỳ, và quan trọng nữa là trong đó có việc Hoa Kỳ vốn phải gánh chịu một khoản ngân sách rất lớn cho Quỹ Khí Hậu Xanh.

8-Compliance with the terms of the Paris Accord and the onerous energy restrictions it has placed on the United States could cost America as much as 2.7 million lost jobs by 2025 according to the National Economic Research Associates. This includes 440,000 fewer manufacturing jobs -- not what we need -- believe me, this is not what we need -- including automobile jobs, and the further decimation of vital American industries on which countless communities rely. They rely for so much, and we would be giving them so little.
8-Theo Hiệp hội nghiên cứu kinh tế quốc gia, việc tuân thủ các điều khoản của Hiệp định Paris và những quy định hạn chế sản xuất năng lượng trong Hiệp ước áp dụng đối với Hoa Kỳ có thể làm Mỹ sẽ phải mất 2,7 triệu việc làm vào năm 2025. Điều này bao gồm ít hơn 440.000 việc làm trong các hang xưởng  - Đó không phải là điều chúng ta cần - Tôi tin rằng đây không phải là những gì chúng tôi muốn - bao gồm cả việc sản xuất ô tô và sự hủy hoại thêm các ngành công nghiệp quan trọng của Mỹ mà trên đó nhiều cộng đồng các nước trên thế giới đang phụ thuộc. Họ ỷ lại quá nhiều vào Mỹ, và chúng tôi sẽ không thể thỏa mãn họ được.
 
10-According to this same study, by 2040, compliance with the commitments put into place by the previous administration would cut production for the following sectors: paper down 12 percent; cement down 23 percent; iron and steel down 38 percent; coal -- and I happen to love the coal miners -- down 86 percent; natural gas down 31 percent. The cost to the economy at this time would be close to $3 trillion in lost GDP and 6.5 million industrial jobs, while households would have $7,000 less income and, in many cases, much worse than that.
10-Cũng theo nghiên cứu này, đến năm 2040, hậu quả do việc tuân thủ các cam kết của chính quyền trước đây sẽ gây ra những sự sụt giảm nghiêm trọng trong các lãnh vực sau: Sản xuất giấy giảm 12%; Xi măng giảm 23%; Sắt và thép giảm 38%; Than – và thật bất ngờ trong khi đi vận động tranh cử thì tôi đâm ra yêu mến các thợ mỏ than quá đỗi – Than sẽ giảm 86 phần trăm; Sản xuất khí đốt thiên nhiên như gas sẽ giảm 31%. Chi phí cho nền kinh tế tại thời điểm này sẽ là gần 3 nghìn tỷ đô la bị mất và 6,5 triệu việc làm trong ngành công nghiệp, trong khi mỗi gia đình Mỹ sẽ bị giảm thu nhập hơn 7.000 đô la mà trong nhiều trường hợp sự sụt giảm này có thể còn tồi tệ hơn nữa..

11--Not only does this deal subject our citizens to harsh economic restrictions, it fails to live up to our environmental ideals. As someone who cares deeply about the environment, which I do, I cannot in good conscience support a deal that punishes the United States -- which is what it does -- the world's leader in environmental protection, while imposing no meaningful obligations on the world's leading polluters.
11-Hiệp ước có những quy định khắc nghiệt làm giới hạn nền kinh tế của chúng ta. Nó cũng không theo đúng tiêu chuẩn về môi trường của chúng ta. Là người quan tâm sâu sắc đến môi trường, lương tâm không cho phép tôi hỗ trợ một hiệp ước mà nó lại chống lại Hoa Kỳ - đó là những gì mà nội dung Hiệp ước đó quy định - nhà lãnh đạo thế giới về bảo vệ môi trường, trong khi  đó lại không áp đặt các nghĩa vụ có ý nghĩa đó đối với những quốc gia gây ô nhiễm hàng đầu trên thế giới.
12--For example, under the agreement, China will be able to increase these emissions by a staggering number of years -- 13. They can do whatever they want for 13 years. Not us. India makes its participation contingent on receiving billions and billions and billions of dollars in foreign aid from developed countries. There are many other examples. But the bottom line is that the Paris accord is very unfair, at the highest level, to the United States.
12-Ví dụ, theo Hiệp ước, Trung Quốc sẽ có thể tăng lượng phát thải này trong một số năm đáng kinh ngạc - 13. Họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn trong 13 năm. Còn chúng ta thì không. Hiệp ước này còn cho phép Ấn Độ tham gia vào việc nhận hàng tỉ và hàng tỉ đô la viện trợ từ các nước phát triển. Còn có rất nhiều ví dụ khác. Nhưng điểm mấu chốt là hiệp định Paris lại có những quy định rất bất công, ở mức độ cao nhất, đối với Hoa Kỳ
.
13 -Further, while the current agreement effectively blocks the development of clean coal in America -- which it does, and the mines are starting to open up. We're having a big opening in two weeks. Pennsylvania, Ohio, West Virginia, so many places. A big opening of a brand-new mine. It's unheard of. For many, many years, that hasn't happened. They asked me if I'd go. I'm going to try.
13-Hơn nữa, trong khi Hiệp ước hiện nay nó sẽ ngăn chặn sự phát triển của ngành than sạch ở Mỹ - mà theo như hiện nay, các mỏ đang bắt đầu sản xuất. Chúng tôi đang bắt đầu phát triển mạnh sản xuất than trong hai tuần nay ở Pennsylvania, Ohio, West Virginia, rất nhiều nơi khác. Làm thế nào để khởi sự sản xuất cho một mỏ than mới. Điều đó không ai nghe thấy cả. Trong nhiều, nhiều năm, điều đó đã không xảy ra. Nếu có ai hỏi tôi về điều này. Tôi sẽ thử.

14 -China will be allowed to build hundreds of additional coal plants. So we can't build the plants, but they can, according to this agreement. India will be allowed to double its coal production by 2020. Think of it: India can double their coal production. We're supposed to get rid of ours. Even Europe is allowed to continue construction of coal plants.
14 –Trong nội dung Hiệp ước này, Trung Quốc sẽ được phép mở thêm hàng trăm mỏ than. Trong khi chúng ta không thể mở bất cứ mỏ than nào, nhưng họ thì có thể. Ấn Độ cũng được phép tăng gấp đôi sản lượng than vào năm 2020. Hãy nghĩ đi: Ấn Độ có thể tăng gấp đôi sản lượng than của họ. Chúng ta phải dứt khoát thoát khỏi Hiệp ước này. Thậm chí Hiệp ước này cũng cho phép Châu Âu được tiếp tục mở các mỏ than của họ.

15--In short, the agreement doesn't eliminate coal jobs, it just transfers those jobs out of America and the United States, and ships them to foreign countries.
15-Nói tóm lại, Hiệp ước này không loại trừ sự sản xuất than, nó chỉ chuyển các công việc này ra khỏi nước Mỹ và Hoa Kỳ, và đưa ngành này ra nước ngoài mà thôi.

16-This agreement is less about the climate and more about other countries gaining a financial advantage over the United States. The rest of the world applauded when we signed the Paris Agreement -- they went wild; they were so happy -- for the simple reason that it put our country, the United States of America, which we all love, at a very, very big economic disadvantage. A cynic would say the obvious reason for economic competitors and their wish to see us remain in the agreement is so that we continue to suffer this self-inflicted major economic wound. We would find it very hard to compete with other countries from other parts of the world.
16- Hiệp ước này ít liên quan đến khí hậu và phần lớn là dành lợi thế về tài chánh về phía các quốc gia khác mà bất lợi về phía Hoa Kỳ. Các nước của thế giới đều hoan nghênh nước Mỹ ký Hiệp ước Paris - họ đã rất hoang tưởng; Họ rất vui mừng – Lý do đơn giản vì nó đưa  đất nước thân yêu của chúng ta vào một tình thế bất lợi to lớn về kinh tế. Một nghi vấn đặt ra rằng đó có phải là mục đích của những đối thủ đang cạnh tranh muốn chúng ta bị tổn thương, tự kềm hãm sự phát triển kinh tế của chính mình. Chúng ta sẽ bị rơi vào tình trạng không thể cạnh tranh với các nước khác nữa.

 17-We have among the most abundant energy reserves on the planet, sufficient to lift millions of America's poorest workers out of poverty. Yet, under this agreement, we are effectively putting these reserves under lock and key, taking away the great wealth of our nation -- it's great wealth, it's phenomenal wealth; not so long ago, we had no idea we had such wealth -- and leaving millions and millions of families trapped in poverty and joblessness.
17- Chúng ta có số lượng dự trữ năng lượng dồi dào nhất thế giới, đủ để đưa hàng triệu công nhân nghèo nhất nước Mỹ thoát khỏi cảnh nghèo đói. Tuy nhiên, theo Hiệp ước này, chúng ta đang đóng khóa những khoản dự trữ này, có nghĩa là tự tước đoạt sự giàu có của chính đất nước mình - Đó là sự giàu có vĩ đại, đó là sự giàu có tuyệt vời. Cách đây không lâu, chúng tôi không hề nghĩ rằng chúng tôi có được sự giàu có như vậy - vậy mà chúng ta lại để hàng triệu gia đình bị đói nghèo và thất nghiệp.

18-The agreement is a massive redistribution of United States wealth to other countries. At 1 percent growth, renewable sources of energy can meet some of our domestic demand, but at 3 or 4 percent growth, which I expect, we need all forms of available American energy, or our country (Applause) will be at grave risk of brownouts and blackouts, our businesses will come to a halt in many cases, and the American family will suffer the consequences in the form of lost jobs and a very diminished quality of life.
18-Nội dung bản Hiệp ước này là một sự phân phối lại khối lượng lớn tài sản của Hoa Kỳ chuyển qua các nước khác. Ở mức tăng trưởng 1 phần trăm, các nguồn năng lượng tái tạo có thể đáp ứng một phần nhu cầu trong đất nước, nhưng ở mức tăng trưởng 3 hoặc 4 phần trăm mà tôi đang kỳ vọng, chúng ta cần tất cả các loại năng lượng mà Hoa Kỳ đang có sẵn. Đóng cửa và hạn chế sản xuất, các doanh nghiệp của chúng ta sẽ bị đình trệ trong nhiều ngành, và gia đình người Mỹ sẽ phải gánh chịu hậu quả bởi mất việc làm và chất lượng cuộc sống bị sụt giảm.

19-Even if the Paris Agreement were implemented in full, with total compliance from all nations, it is estimated it would only produce a two-tenths of one degree -- think of that; this much -- Celsius reduction in global temperature by the year 2100. Tiny, tiny amount. In fact, 14 days of carbon emissions from China alone would wipe out the gains from America -- and this is an incredible statistic -- would totally wipe out the gains from America's expected reductions in the year 2030, after we have had to spend billions and billions of dollars, lost jobs, closed factories, and suffered much higher energy costs for our businesses and for our homes.
20- Thậm chí nếu Hiệp ước Pari được thực hiện đầy đủ, với sự tuân thủ toàn diện của tất cả các quốc gia thì ước tính rằng nó sẽ chỉ đạt được hai phần mười của mức độ mà họ kỳ vọng - Hãy nghĩ đến điều này, theo Celsius, sự giảm nhiệt độ toàn cầu này vào năm 2100. Một lượng nhỏ, rất nhỏ. Trên thực tế, chỉ cần 14 ngày phát thải carbon từ Trung Quốc sẽ xóa đi những thành quả bảo vệ môi trường của Mỹ - và đây là một con số thống kê đáng kinh ngạc - sẽ xóa bỏ hoàn toàn được cái mức độ mà Hoa Kỳ kỳ vọng trong năm 2030, sau khi chúng ta phải chi hàng tỷ đô la. Và với hàng tỷ đô la đó, chúng ta còn phải đối diện với các vấn nạn như mất việc, nhà máy đóng cửa, và phải gánh chịu chi phí năng lượng cao hơn nhiều cho các hoạt động kinh doanh và của cả quê hương của chúng ta.

20--As the Wall Street Journal wrote this morning: "The reality is that withdrawing is in America's economic interest and won't matter much to the climate." The United States, under the Trump administration, will continue to be the cleanest and most environmentally friendly country on Earth. We'll be the cleanest. We're going to have the cleanest air. We're going to have the cleanest water. We will be environmentally friendly, but we're not going to put our businesses out of work and we're not going to lose our jobs. We're going to grow; we're going to grow rapidly. (Applause)
20- Như tờ Wall Street Journal đã viết vào sáng nay: "Thực tế là việc rút lui là lợi ích kinh tế của Mỹ và sẽ không ảnh hưởng nhiều đến khí hậu". Hoa Kỳ, dưới sự điều hành của Trump, sẽ vẫn tiếp tục là một đất  nước sạch nhất và môi trường an toàn nhất trái đất. Chúng tôi sẽ là người sạch nhất. Chúng ta sẽ có không khí trong lành nhất. Chúng ta đã và đang có nước sạch. Chúng tôi đã và đang có an toàn môi trường, nhưng chúng ta sẽ không để bất cứ sự sản xuất tách ra khỏi nền kinh tế của đất nước. Chúng ta sẽ phát triển; Chúng ta sẽ phát triển rất nhanh chóng. (Vỗ tay)

21-And I think you just read -- it just came out minutes ago, the small business report -- small businesses as of just now are booming, hiring people. One of the best reports they've seen in many years.
I'm willing to immediately work with Democratic leaders to either negotiate our way back into Paris, under the terms that are fair to the United States and its workers, or to negotiate a new deal that protects our country and its taxpayers. (Applause)
21- Và tôi nghĩ các bạn vừa mới đọc - một báo cáo xuất hiện cách đây vài phút về ngành kinh doanh nhỏ - các doanh nghiệp nhỏ hiện nay đang bùng phát việc tuyển dụng nhân sự. Đó là một trong những báo cáo tốt nhất mà họ đã nhìn thấy trong nhiều năm. Tôi đang sẵn sàng làm việc trực tiếp với các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ để thảo luận về Hiệp ước Paris về các điều khoản hợp lý đối với Hoa Kỳ và công nhân của chúng ta, thảo luận về những điều khoản mới nhằm bảo vệ đất nước và người đóng thuế của chúng ta. (Vỗ tay)

22--So if the obstructionists want to get together with me, let's make them non-obstructionists. We will all sit down, and we will get back into the deal. And we'll make it good, and we won't be closing up our factories, and we won't be losing our jobs. And we'll sit down with the Democrats and all of the people that represent either the Paris Accord or something that we can do that's much better than the Paris Accord. And I think the people of our country will be thrilled, and I think then the people of the world will be thrilled. But until we do that, we're out of the agreement.
22-Vì thế, nếu có những người nào muốn ngăn cản bạn giao tiếp với tôi, hãy gạt bỏ họ qua một bên. Tất cả chúng ta sẽ ngồi xuống, và chúng ta sẽ thảo luận lại. Để rồi chúng ta sẽ làm tốt hơn, chúng ta sẽ không đóng cửa các hang xưởng của Mỹ, để công nhân Mỹ không ai bị mất việc làm. Chúng ta sẽ ngồi lại với những người của đảng Dân Chủ và tất cả những người đại diện cho Hiệp ước Paris hoặc một Hiệp ước nào khác tốt hơn Hiệp định Paris. Khi đó, tôi nghĩ không những người công dân Mỹ sẽ phấn khởi hơn,mà toàn thể dân chúng khắp nơi trên thế giới cũng phấn khởi lây. Nhưng từ bây giờ cho đến khi đó thì Hiệp ước Paris không còn hiệu lực với nước Mỹ nữa.

23--I will work to ensure that America remains the world's leader on environmental issues, but under a framework that is fair and where the burdens and responsibilities are equally shared among the many nations all around the world
23- Tôi sẽ nỗ lực để đảm bảo rằng Mỹ vẫn là nhà lãnh đạo thế giới về các vấn đề môi trường nhưng theo một khuôn khổ công bằng và làm sao cho các nghĩa vụ và trách nhiệm được chia sẻ một cách công bằng giữa tất cả các quốc gia trên thế giới.

24--No responsible leader can put the workers -- and the people -- of their country at this debilitating and tremendous disadvantage. The fact that the Paris deal hamstrings the United States, while empowering some of the world's top polluting countries, should dispel any doubt as to the real reason why foreign lobbyists wish to keep our magnificent country tied up and bound down by this agreement: It's to give their country an economic edge over the United States. That's not going to happen while I'm President. I'm sorry. (Applause)
24- Không một nhà lãnh đạo có trách nhiệm nào lại có thể đưa nhân công - và nhân dân - của đất nước của họ vào tình trạng bất lợi và suy thoái như thế này. Thực tế Hiệp ước Paris ngăn cản sự phát triển của Hoa Kỳ, đồng thời nâng cao vị thế cho một số quốc gia đang gây ô nhiễm hàng đầu trên thế giới. Vì vậy không khỏi hoài nghi về lý do thật sư các nhà vận động hành lang của các nước ngoài lại luôn luôn muốn chúng ta cột chặt trong Hiệp ước này. Trong khi đó lại dành cho của họ một lợi thế về kinh tế vượt hẳn trên Hoa Kỳ. Tôi xin lỗi.  Điều đó sẽ không bao giờ xảy ra trong khi tôi là Tổng thống. (Vỗ tay)

25-My job as president is to do everything within my power to give America a level playing field and to create the economic, regulatory and tax structures that make America the most prosperous and productive country on Earth, and with the highest standard of living and the highest standard of environmental protection.
25- Nhiệm vụ của tôi là làm tất cả mọi thứ trong khả năng của tôi để tạo cho Mỹ một sân chơi bình đẳng, và tạo ra các cơ cấu kinh tế, sắc luật và thuế khóa nhằm tạo cho Mỹ trở thành một đất nước giàu có và có năng suất cao nhất trên trái đất, với mức sống cao nhất và với tiêu chuẩn bảo vệ môi trường cao nhất.

26--Our tax bill is moving along in Congress, and I believe it's doing very well. I think a lot of people will be very pleasantly surprised. The Republicans are working very, very hard. We'd love to have support from the Democrats, but we may have to go it alone. But it's going very well.
26-Luật thuế mới của chúng tôi đang được đệ trình lên Quốc hội, và tôi tin rằng nó đang được tiến hành thuận lợi. Tôi nghĩ rằng rất nhiều người sẽ rất ngạc nhiên. Cộng hòa đang làm hết mình, cật lực để thông qua. Chúng tôi cũng muốn được sự ủng hộ của đảng Dân chủ, nhưng có thể chúng tôi sẽ phải đi một mình. Nhưng nó sẽ thành công.

27--The Paris Agreement handicaps the United States economy in order to win praise from the very foreign capitals and global activists that have long sought to gain wealth at our country's expense. They don't put America first. I do, and I always will. (Applause)
27- Hiệp ước Paris cản trở sự phát triển kinh tế Hoa Kỳ đã được hết lời khen ngợi từ các thủ đô nước ngoài và của các nhà hoạt động toàn cầu vốn đã và đang cố gắng tìm cách làm giàu bằng chi phí từ ngân sách của nước ta. Họ không đoái hoài tới quyền lợi của nước Mỹ. Tôi tranh đấu, và tôi luôn luôn sẽ tranh đấu đến cùng. (Vỗ tay)

28-The same nations asking us to stay in the agreement are the countries that have collectively cost America trillions of dollars through tough trade practices and, in many cases, lax contributions to our critical military alliance. You see what's happening. It's pretty obvious to those that want to keep an open mind.
28- Nhiều quốc gia yêu cầu chúng ta duy trì Hiệp ước này là các nước có  quan hệ giao dịch thương mại với Mỹ lên đến hàng ngàn tỷ đô la, vậy mà trong nhiều trường hợp mức độ đóng góp của họ rất yếu cho liên minh quân sự quan trọng chung của cả đôi bên. Bạn thấy những gì đang xảy ra đó. Nó rất rõ ràng kể cả đối với những người muốn giữ một đầu óc cởi mở nhất.

29--At what point does America get demeaned? At what point do they start laughing at us as a country? We want fair treatment for its citizens, and we want fair treatment for our taxpayers. We don't want other leaders and other countries laughing at us anymore. And they won't be. They won't be.
29- Tại sao nước Mỹ lại bị coi thường như vậy? Bắt đầu từ thời điểm nào mà họ lại cười cợt tầm vóc đất nước chúng ta? Chúng ta muốn được đối xử công bằng với nước Mỹ và với người đóng thuế của nước Mỹ. Chúng ta không để cho bất cứ các nhà lãnh đạo nào có thể cười cợt chúng ta được. Và họ không thể cười như thế nữa. Nhất định không.

30-I was elected to represent the citizens of Pittsburgh, not Paris. (Applause) I promised I would exit or renegotiate any deal which fails to serve America's interests. Many trade deals will soon be under renegotiation. Very rarely do we have a deal that works for this country, but they'll soon be under renegotiation. The process has begun from day one. But now we're down to business.
30- Tôi được bầu làm đại diện cho công dân của Pittsburgh chứ không phải của Paris. (Vỗ tay) Tôi hứa sẽ rút lui hoặc bắt buộc họ phải đàm phán lại bất kỳ hợp đồng nào không phục vụ cho lợi ích của nước Mỹ. Nhiều giao dịch thương mại sẽ phải mau chóng thương lượng lại. Rất hiếm khi mà chúng tôi có được hợp đồng thương mại với những quốc gia này nhưng nó sẽ phải mau chóng để sớm được thương lượng lại. Quá trình bắt đầu từ ngày đầu tiên. Nhưng bây giờ chúng tôi đang tiến xuống mức kinh doanh.

31--Beyond the severe energy restrictions inflicted by the Paris accord, it includes yet another scheme to redistribute wealth out of the United States through the so-called Green Climate Fund -- nice name -- which calls for developed countries to send $100 billion to developing countries all on top of America's existing and massive foreign aid payments. So we're going to be paying billions and billions and billions of dollars, and we're already way ahead of anybody else. Many of the other countries haven't spent anything, and many of them will never pay one dime.
31- Ngoài các hạn chế nghiêm trọng về năng lượng do hiệp định Paris đề ra, còn có một chương trình khác để cũng đang chuyển dịch lại tài nguyên thiên nhiên của chúng ta ra khỏi Hoa Kỳ thông qua Quỹ Quản lý Khí hậu Xanh - tên của nó thật đẹp - Quỹ Quản Lý Khí Hậu Xanh này kêu gọi các nước tiên tiến gửi 100 tỷ đô la cho các nước đang phát triển Tất cả số tiền này đều nằm trong số các khoản chi phí viện trợ khổng lồ cho nước ngoài hiện của Hoa Kỳ. Vì thế, chúng ta đã và đang phải chi trả hàng tỷ tỷ đô la, và chúng tôi đã đi trước bất cứ quốc gia nào. Nhiều nước khác đã không viện trợ cho bất cứ quốc gia nào. Nhiều quốc gia không bao giờ chi ra một xu nào cả.

32-The Green Fund would likely obligate the United States to commit potentially tens of billions of dollars of which the United States has already handed over $1 billion -- nobody else is even close; most of them haven't even paid anything -- including funds raided out of America's budget for the war against terrorism. That's where they came. Believe me, they didn't come from me. They came just before I came into office. Not good. And not good the way they took the money.
32- Quỹ Xanh có thể sẽ buộc Mỹ phải cam kết chi ra hàng chục tỷ đôla mà Hoa Kỳ đã bàn giao 1 tỷ đô la - thậm chí không ai khác hơn là chúng ta. Hầu hết các quôc gia khác trong Quỹ Xanh này đã không đóng góp bất cứ thứ gì - bao gồm cả cái Quỹ Chống Khủng Bố đã vượt qua khỏi ngân sách dự chi của Mỹ cho cuộc chiến chống khủng bố. Đó là mục đích của họ. Hãy tin tôi đi, điều đó xảy ra không phải từ tôi. Mà nó đã xảy ra từ trước khi tôi lên nắm quyền. Không tốt đẹp gì cả. Không tốt đẹp từ cái cách thu tiền của họ.
33-In 2015, the United Nation's departing top climate officials reportedly described the $100 billion per year as "peanuts," and stated that "the $100 billion is the tail that wags the dog." In 2015, the Green Climate Fund's executive director reportedly stated that estimated funding needed would increase to $450 billion per year after 2020. And nobody even knows where the money is going to. Nobody has been able to say, where is it going to?
33- Năm 2015, các viên chức cao cấp về khí hậu hàng đầu của United Nations đã mô tả 100 tỉ đô la mỗi năm là chỉ nhỏ bằng hạt đậu mà thôi và còn tuyên bố rằng "100 tỷ đô la chỉ như là cái đuôi quẩy của con chó." Vào năm 2015, giám đốc điều hành Quỹ Khí hậu Xanh đã thông báo rằng kinh phí ước tính cần thiết sẽ tăng lên 450 tỷ USD cho mỗi năm sau năm 2020. Và thậm chí là con số sẽ không dừng lại đó nhưng không ai biết nó sẽ tăng tới đâu? Không ai dám nói điều đó cả.

34--Of course, the world's top polluters have no affirmative obligations under the Green Fund, which we terminated. America is $20 trillion in debt. Cash-strapped cities cannot hire enough police officers or fix vital infrastructure. Millions of our citizens are out of work. And yet, under the Paris accord, billions of dollars that ought to be invested right here in America will be sent to the very countries that have taken our factories and our jobs away from us. So think of that.
34- Tất nhiên, các nhà đầu tư gây ô nhiễm hàng đầu thế giới không ai bị nêu tên khẳng định có nghĩa vụ trong Quỹ Xanh mà hiện cái Quỹ này cũng đã hết hiệu lực với chúng ta. Thâm thủng ngân sách của Mỹ hiện là 20 nghìn tỷ đô la nợ. Các thành phố có tiền mặt không thể thuê đủ nhân viên cảnh sát hoặc sửa chữa cơ sở hạ tầng quan trọng theo nhu cầu. Hàng triệu công dân của chúng ta không có việc làm. Tuy nhiên, theo Hiệp ước Paris, hàng tỷ đô la thay vì phải được đầu tư ngay tại Mỹ lại sẽ phải gửi tới các nước đã mang các hang xưởng và việc làm của chúng ta ra khỏi đất nước chúng ta. Vậy, hãy suy nghĩ lại đi

35-There are serious legal and constitutional issues as well. Foreign leaders in Europe, Asia, and across the world should not have more to say with respect to the U.S. economy than our own citizens and their elected representatives. Thus, our withdrawal from the agreement represents a reassertion of America's sovereignty. (Applause) Our Constitution is unique among all the nations of the world, and it is my highest obligation and greatest honor to protect it. And I will.
35- Cũng có những vấn đề pháp lý và hiến pháp nghiêm trọng. Các nhà lãnh đạo nước ngoài ở Châu Âu, Châu Á và trên toàn thế giới không nên nói quá nhiều về kinh tế Mỹ nếu đem so sánh với quyền chính công dân Mỹ và những cấp đại diên của nước Mỹ. Như vậy, sự quyết định rút lui khỏi Hiệp ước của cấp đại diện của nước Mỹ là một sự tái khẳng định chủ quyền của nước Mỹ. (Vỗ tay) Hiến pháp của chúng ta là duy nhất trong số tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó là trách nhiệm cao nhất và vinh dự lớn nhất của tôi là bảo vệ nó. Và tôi sẽ luôn luôn làm đúng như thế.

36--Staying in the agreement could also pose serious obstacles for the United States as we begin the process of unlocking the restrictions on America's abundant energy reserves, which we have started very strongly. It would once have been unthinkable that an international agreement could prevent the United States from conducting its own domestic economic affairs, but this is the new reality we face if we do not leave the agreement or if we do not negotiate a far better deal.
36- Việc duy trì Hiệp ước này cũng sẽ gây trở ngại nghiêm trọng cho Hoa Kỳ khi chúng ta bắt đầu tiến hành từng bước cởi bỏ các hạn chế đối với việc khai thác các nguồn dự trữ năng lượng dồi dào của Mỹ, mà chúng ta đang khởi động mạnh. Không thể tưởng tượng được rằng một Hiệp ước quốc tế có thể ngăn cản Hoa Kỳ tiến hành các hoạt động kinh tế trong nước của mình, nhưng đây là một thực tế mới mà chúng ta cần phải đối mặt nếu chúng ta không rời bỏ hoặc nếu chúng ta không đàm phán được một Hiệp ước tốt hơn.

37-The risks grow as historically these agreements only tend to become more and more ambitious over time. In other words, the Paris framework is a starting point -- as bad as it is -- not an end point. And exiting the agreement protects the United States from future intrusions on the United States' sovereignty and massive future legal liability. Believe me, we have massive legal liability if we stay in.
37- Những nguy cơ theo kiểu hiện nay nếu theo dựa theo khuynh hướng lịch sử phát triển của các loại hiệp ước này thì chỉ có xu hướng tăng dần theo thời gian. Nói cách khác, khuôn khổ Hiệp ước Paris là một điểm khởi đầu - tệ hại hơn – nó không phải là một điểm kết thúc. Rứt bỏ Hiệp ước Paris là bảo vệ Hoa Kỳ khỏi các vụ xâm nhập quyền tự quyết của Hoa Kỳ và trách nhiệm pháp lý trong tương lai. Hãy tin tưởng tôi, chúng ta sẽ gánh trách nhiệm pháp lý to lớn nếu chúng ta vẫn ở lại Hiệp ước đó.

38--As president, I have one obligation, and that obligation is to the American people. The Paris Accord would undermine our economy, hamstring our workers, weaken our sovereignty, impose unacceptable legal risks, and put us at a permanent disadvantage to the other countries of the world. It is time to exit the Paris accord -- (Applause) -- and time to pursue a new deal that protects the environment, our companies, our citizens, and our country.
39--It is time to put Youngstown, Ohio, Detroit, Michigan, and Pittsburgh, Pennsylvania -- along with many, many other locations within our great country -- before Paris, France. It is time to make America great again. (Applause) Thank you. Thank you. Thank you very much.
38- Là Tổng Thống, tôi có nghĩa vụ đối với những người công dân Mỹ. Hiệp ước Paris sẽ làm suy yếu nền kinh tế của chúng ta, cản trở công nhân của chúng ta, làm suy yếu chủ quyền của chúng ta, gây ra những rủi ro pháp lý không chấp nhận được và gây bất lợi cho nhiều nước khác trên thế giới. Đây là thời điểm để rút khỏi Hiệp ước Paris - (Vỗ tay) – và cũng là thời điểm để bắt đầu theo đuổi một Hiệp ước mới để bảo vệ môi trường, bảo vệ hãng xưởng của chúng ta, công dân của ta và đất nước của chúng ta.

39--It is time to put Youngstown, Ohio, Detroit, Michigan, and Pittsburgh, Pennsylvania -- along with many, many other locations within our great country -- before Paris, France. It is time to make America great again. (Applause) Thank you. Thank you. Thank you very much.
39 - Đã đến lúc đưa Youngstown, Ohio, Detroit, Michigan và Pittsburgh, Pennsylvania cùng với nhiều địa danh khác trong nước tuyệt vời của chúng ta – ra trước Paris, Pháp. Đã đến lúc làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại một lần nữa. (Vỗ tay) Cảm ơn. Cảm ơn bạn. Cảm ơn nhiều.
40-Thank you very much. Very important. I'd like to ask Scott Pruitt, who most of you know and respect, as I do, just to say a few words.
40-Cảm ơn rất nhiều. Rất quan trọng. Tôi muốn hỏi Scott Pruitt, người mà hầu như ai cũng biết và kính trọng ông như tôi đã, tôi chỉ muốn nói một vài lời.
(Fwd: HungThe <hungthe42@att.net>, Ban Vang, 6/5/2017, 2.06AM)




VÀI Ý KIẾN CỦA DIỄN ÐÀN QUỐC TẾ CỦA CÁC PHONG TRÀO DÂN CHỦ VN LIÊN HỆ ÐẾN VIỆC TT TRUMP RÚT HOA KỲ RA KHỎI HIỆP ƯỚC KHÍ HẬU PARIS

Các phe phái khác nhau đã có những ý kiến trái chiều liên hệ đến việc Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp Ước Khí Hậu Paris, có những người còn lên án là Trump tắc trách và vô trách nhiệm đối với một vấn đề có tính cách toàn cầu. Chỉ trích thì dễ, nhưng vấn đề là phải làm cách nào để Hoa Kỳ góp mặt trong một thỏa hiệp toàn cầu như vậy. Cần phải chú ý đến cả hai phần: phần của Hoa Kỳ và phần của những nước khác, vì ta phải hiểu Hành Pháp Trump là một Hành Pháp mới lên, có những chủ trương, mục đích, chính sách v.v. khác với chính phủ cũ của TT Obama.

1. Ðóng góp hay tiêu xài vô tội vạ là chuyện không thể nào có đối với ông Trump. Ông được bầu lên để “LÀM CHO HOA KỲ VĨ ÐẠI TRỞ LẠI! (Make America Great Again!). Chuyện cứ bỏ tiền ra mặc cho thâm thủng như dưới thời Obama là không có đối với ông rồi. Ngay cả một đối tác nghèo “mạt rệp” như VN mà Nguyễn Xuân Phúc cũng phải có những cái deals đem lại cho Hoa Kỳ hàng chục tỷ đô la thì mới yên tâm ra về. Còn Jack Ma cũng đã phải hứa với Trump tạo ra cả triệu việc làm cho Hoa Kỳ v.v. Cho nên TPP đã bị ông Trump rút ra và NAFTA cũng phải thương lượng lại, nhiều thứ khác cũng thế. Ông đi một đường lối khác và cách điều hành nền kinh tế quốc gia khác với Obama nên rất nhiều thứ đã phải thương thuyết lại. Hiệp Ước Khí Hậu Paris cũng không ngoại lệ (cần được thương thuyết lại nếu muốn Mỹ tham gia).

2. Ông Trump không thể nào để cho Hoa Kỳ bất lợi trước những đối thủ nguy hiểm như TC. Ông phải quyết giữ Hoa Kỳ ở vị trí hàng đầu bằng con đường phát triển, nhân dụng và không để bị thâm thủng. Thỏa Ước Paris có thể có lợi cho TC mà bất lợi cho Mỹ thì ông không thể nào chấp nhận. Cho nên trước sau vấn đề thương lượng lại là sẽ phải được đặt ra. Mỹ mà để bị trói buộc và tụt hậu trước TC trong khi TC phăng phăng tiến tới trước thì không những Mỹ sẽ chết mà cả thế giới, trong đó có VN, cũng sẽ lọt vào vòng kềm tỏa của một kẻ “ÐẠI ÁC” mà không thể nào sinh tồn được.

3. Ông đã có định hướng đối với TẢ PHÁI, CS và TC cho nên ông là niềm hy vọng đối với Dân Tộc Hoa Kỳ hơn là con đường TẢ PHÁI, CẤP TIẾN và NHẬP CƯ VÔ TỘI VẠ của Obama, trước sau sẽ là con đường chết của Mỹ. Tranh luận về khí hậu sẽ là VÔ CÙNG. Mình phải biết vấn đề nằm ở đâu để giải quyết. Phải thương thuyết lại trong những điều kiện mới.
--

 "Thỏa Ước Paris và Ðường Lối của Hoa Kỳ" - TS Nguyễn xuân Nghĩa

Thoa uoc Paris & duong loi cua Hoa Ky - Hinh 1

Quyết định của Trump không bất ngờ, phản ứng của thiên hạ mới bất ngờ...
 Sau nhiều đắn đo, hôm đầu tháng, Tổng thống Donald Trump quyết định triệt thoái khỏi Thỏa ước Paris mà Chính quyền Barack Obama đã ký kết ngày 12 Tháng 12 năm ngoái nhưng không đưa qua Thượng viện biểu quyết. Quyết định ấy khiến ông Trump bị nhiều nơi đả kích và trong nước Mỹ thì gây tranh luận về vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ. Thật ra, con đường lãnh đạo ấy không là đường thẳng và ta nên nhìn lại sự thể từ nhiều giác độ khác nhau trong lịch sử.

Từ thời lập quốc đến gần đây, Hoa Kỳ luôn luôn nghi ngờ các định chế quốc tế vì cho rằng các định chế đó có thể hạn chế quyền lực hay quyền lợi của mình. Là một quốc gia dân chủ, cơ chế Lập pháp đại diện cho người dân có thể bác bỏ các đề nghị quốc tế bên Hành pháp.
>>
 Thí dụ như cuối Thế chiến I, Thượng viện Mỹ bỏ phiếu chống Hòa ước Versailles do ba đồng minh là Anh, Pháp, Mỹ ký kết, và không phê chuẩn Công ước thành lập Hội Quốc Liên (League of Nations), tiền thân của tổ chức Liên Hiệp Quốc sau này. Bên trong Liên Hiệp Quốc, Hội đồng Bảo an cũng có thể bị tê liệt vì lá phiếu phủ quyết của một trong năm hội viên thường trực, là điều quốc gia sáng lập là Hoa Kỳ phần nào trù tính vì không muốn một tổ chức quốc tế hạn chế quyền lợi quốc gia.

 Gần đây hơn, Nghị định thư Kyoto – tiền thân của Thỏa ước Paris ngày nay – cũng được Chính quyền Bill Clinton ký kết năm 1998 nhưng không được Thượng viện phê chuẩn và một năm sau khi nhậm chức, Tổng thống George W. Bush quyết định không chấp hành cam kết Kytoto. Năm 2000 Tổng thống Clinton cũng ký Thỏa ước Rome lập ra Tòa án Quốc tế (International Court of Justice) nhưng không được Quốc hội phê chuẩn và Hoa Kỳ vẫn không là thành viên của Tòa án này.

 Trở lại chuyện ngày nay, Thỏa ước Paris do đại diện các nước soạn thảo sau nhiều năm đàm phán là văn kiện không thể áp dụng.

 Các nước đã phê chuẩn thì mơ hồ cam kết tiết giảm lượng thán khí carbon dioxide, nhưng theo mức tự nguyện của từng nước mà không bị chế tài nếu vi phạm. Thỏa ước thiếu đặc tính cưỡng hành (binding), còn thua Nghị định thư Kyoto. Nói cách khác, đây là Thỏa ước vô quyền. Nhưng, Tổng thống Barack Obama vẫn ký trước khi mãn nhiệm mà không đưa qua Thượng viện biểu quyết và… vi phạm một quy định của chính Thỏa ước, là các thành viên phải chấp thuận (qua thủ tục phê chuẩn).

Những người chống quyết định của ông Trump đưa ra nhiều luận cứ hơi lạ, mà đáng tìm hiểu.

 Trong Thỏa ước Paris, Chính quyền Obama cam kết là tới năm 2025 Hoa Kỳ sẽ giảm lượng khí thải khoảng 26-28% so với mức của năm 2005. Ðây không là điều bất khả vì nếu các doanh nghiệp liên can, các tiểu bang sản xuất và chính cử tri muốn giảm lượng thán khí thì sẽ bố trí hệ thống sản xuất, ban hành luật lệ áp dụng và người dân sẽ bầu cho các đại diện để thực hiện điều này. Tiến trình tự do của thể chế dân chủ cho phép người ta cải thiện sinh hoạt nhờ sự đồng thuận. Các quốc gia khác cũng vậy, nếu họ có dân chủ.

 Tại Hoa Kỳ, nhiều tổ hợp năng lượng như Exxon, Chevron hay BP đã thấy vậy và tiến hành cải cách. Giới bảo vệ môi sinh hay cánh tả có chủ trương can thiệp quốc tế công kích ông Trump bằng cách viện dẫn hậu thuẫn của các tập đoàn dầu khí đó là điều hơi lạ - mà họ chẳng thấy là kỳ!

 Những người triệt để nhất thì đả kích Tổng thống Trump là làm biến đổi nhiệt độ và hủy hoại địa cầu. Hiện tượng nhiệt hóa quả là một vấn đề nghiêm trọng và đáng quan tâm. Nhưng đòi giải quyết mối nguy này bằng một văn kiện vô quyền thì có lẽ người ta tin vào cõi ảo.

Một số người khác thì đem Trung Cộng ra dọa: ông Trump tạo khoảng trống cho Bắc Kinh lãnh đạo trật tự thế giới nhất là sau khi Tập Cận Bình phô trương tiềm năng của Sáng Kiến Ðái Lộ (Con Ðương Tơ Lụa Mới), ra sức quân sự hóa vùng biển Ðông Nam Á và sản xuất thêm hàng không mẫu hạm. Thực tế thì chưa ai biết Trung Cộng sẽ hoàn thành Sáng Kiến Ðái Lộ ra sao, với bao nhiêu tiền, và làm sao giải quyết nạn ô nhiễm môi sinh quá nặng trong lãnh thổ.

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới trong một lãnh vực là hủy hoại môi trường sinh sống và chỉ có hai hàng không mẫu hạm khá tồi so với 11 đơn vị của Mỹ. Dưới sự lãnh đạo của Donald Trump, Hoa Kỳ có thể thua kém nghệ thuật tuyên truyền về thế lực của mình. Nhưng thực lực thật ra quan trọng hơn thế lực trên mặt báo hay màn ảnh.

 Nói đến thực lực, truyền thông than vãn về sự thoái vị của nước Mỹ nhưng coi mối nguy của Cộng sản Bắc Hàn như một thách đố cho cá nhân ông Trump. Thật ra, Hoa Kỳ là siêu cường đang ráo riết đối phó với mối nguy đó, đang lãnh đạo việc chiến đấu và tiêu diệt tổ chức xưng danh Nhà Nước Hồi Giáo. Binh lính Mỹ đang hiện diện tại Ðông Á và Tây Âu - để bảo vệ nước khác. Hoa Kỳ cũng đóng góp nhiều nhất cho Minh ước NATO và tiết giảm khí thải bằng những cải tiến thường trực.

 Nhìn trên toàn cảnh, người ta có thể lo ngại rằng Chính quyền Trump phân vân giữa hai ngả. Một là chủ trương Nước Mỹ Trên Hết mà ông đã hứa hẹn khi tranh cử. Hai là chủ trương hợp tác quốc tế có chọn lọc mà ông áp dụng khi cầm quyền. Báo chí thổi phồng mâu thuẫn đó qua lập trường đối nghịch của Cố vấn Steve Bannon với hai Tổng trưởng Ngọai giao và Quốc phòng là Rex Tillerson và Jim Mattis. Việc triệt thoái khỏi Hiệp ước TPP và Thỏa ước Paris được suy diễn như sự thắng thế của chủ trương Nước Mỹ Trên Hết. Mối quan ngại đó quả là có thật. Nhưng, các quốc gia đối thủ của Hoa Kỳ lại quan ngại điều khác: chẳng biết Mỹ muốn làm gì vì nay thì nói này mai lại nói khác và nhiều khi ra đòn mà chẳng hay.

[Fwd:  'hungthe' via DiendanTuoiHac < xomnhala_yamaha@googlegroups. com>, Jun 14 2017 10:50:17 GMT-0700 (Pacific Daylight Time)]

Saturday, July 1, 2017


HÀ TIẾN NHẤT * NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA NƯỚC MY

NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA NƯỚC MY
Duyên-Lãng, Hà Tiến Nhất

 
Người ta thường khen TT Obama là một nhà hùng biện có tài. Cũng không ít người cho rằng Obama là một tay ngụy biện ngoại hạng. Muốn biết Obama hùng biện hay ngụy biện, cứ đọc những bài diễn văn ứng khẩu và xem Obama tranh luận thì biết thôi. Người viết nhìn vào một khía cạnh khác: những khẩu hiệu ông Obama trương lên trong các cuộc vận động tranh cử tổng thống thì thấy rằng, ông ta là một chính khách mà khả năng chơi chữ lão luyện đến mức đáng được gọi là phù thủy.
“Change, yes we can” là khẩu hiệu chiến lược của Obama khi ông ra tranh cử nhiệm kỳ đầu chức vụ Tổng Thống năm 2008. Trong bài diễn văn nhậm chức, để cam kết cho lời hứa hẹn đanh thép của mình, Obama còn quả quyết rằng: Nếu không vực dậy được nền kinh tế, tôi sẽ chỉ làm Tổng Thống một nhiệm kỳ (If I do not get this economy going, then I will be a one-term president.) Quả thực, do việc dân chúng Mỹ nóng lòng muốn có sự thay đổi đường lối chính trị đang gặp nhiều thất bại của Tổng Thống Bush con nói riêng và của đảng Cộng Hòa nói chung, bất chấp Obama có khả năng thực hiện lời hứa hay không, cử tri đã dồn phiếu cho ông. Có thể nói, Obama thắng cử là nhờ cái khẩu hiệu ăn khách này. Lúc đó ai lại không muốn có thay đổi.
Sau 4 năm lãnh đạo của TT Obama, mặc dầu kinh tế nước Mỹ càng ngày càng tuột giốc, Obama không những không tự ý rút lui như đã hứa, mà vẫn đang ráo riết tranh cử nhiệm kỳ II với một khẩu hiệu khác cũng thách thức không kém: Forward, tạm hiểu là: cứ thế mà tiến tới. Chưa đủ sao, còn tiến tới đâu nữa? Như vậy thì, từ khẩu hiệu “Change, yes we can” tới khẩu hiệu “Forward,” người dân Hoa Kỳ phải hiểu ý của Obama thế nào? Ông muốn nói gì? Phải chăng ông muốn nói, tình hình nước Mỹ hiện nay do ông lãnh đạo đã đổi thay nhiều rồi, và thay đổi theo chiều hướng tích cực, nghĩa là từ xấu đến tốt, từ yếu kém đến vững mạnh hơn. Từ cái thành tựu huyễn hoặc đó, Obama kêu gọi nhân dân Hoa Kỳ hãy vững tin nơi ông và bầu cho ông, khỏi cần thắc mắc gì hết. Đích điểm của chữ Forward là, ông muốn nhắn với cử tri Hoa Kỳ: Chó sủa mặc chó, keep going on forward, caravan!!! Có đúng vậy không? Với khẩu hiệu này, một số lớn dân chúng Mỹ vẫn ủng hộ ông mặc dầu kinh tế Mỹ vẫn đang ở trên đà tuột giốc.
Lãnh đạo tài là khả năng đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng. Nói khác đi, nguyện vọng quần chúng chính là mục tiêu đạt tới của người lãnh đạo. Vậy mục tiêu lãnh đạo thực sự của TT Obama là gì? Giải quyết vấn đề kinh tế của nước Mỹ? Làm sống lại uy tín của Hoa Kỳ trên thế giới? Hay còn cái gì khác? Chúng ta thử đi vào từng vấn đề, tìm hiểu xem.
1.Vực dậy nền kinh tế-
Những con số thống kê dưới đây trích từ những bài biên khảo đăng đầy rẫy trên báo chí, và truyền thông Mỹ, Việt, tuyệt đối không phải do người viết phịa ra.
Trong 4 năm cầm quyền của TT Obama,
– Nợ công của nước Mỹ từ 10.500 tỷ dollars nhẩy lên 16.000 tỷ. Tăng gần 52%.
– Thất nghiệp từ 5,8% lên 8,3%, tăng 43%.
– Giá xăng trung bình từ 2.18 USD/gallon lên 4.07 USD. Tăng 86%.
– Năm 2009 có 160.000 căn nhà trên nước Mỹ bị foreclosed. Bốn năm sau con số
tăng lên 4 triệu.
– Con số hàng ngàn tỷ dollars đổ ra để kích cầu, bail out cho ngân hàng và ngành kỹ nghệ xe hơi, thực tế chẳng gây ảnh hưởng gì trên đời sống người dân Mỹ. Kinh tế vẫn tuột giốc. Thất nghiệp vẫn tăng nhanh. Và nợ công vẫn chồng chất mỗi ngày mỗi cao. Số tiền này phần lớn chui vào túi bọn tư bản xe hơi tại Illinois, căn cứ địa của Chủ Nghĩa tư bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Obama.
– Điển hình cung cách xài tiền chùa và tài năng kinh tế của ông Obama nằm trong dự án phát triển công ty năng lượng xanh Solyndra tại California. Dự án của công ty này mặc dầu ngày trước đã bị chính quyền Bush bác, nhưng được chính quyền Obama chấp thuận trở lại và tài trợ 535 triệu dollars. Solyndra thật sự chưa đi vào hoạt động để sinh lời, nhưng chỉ 5 tháng sau sau khi nhận được tài trợ, nó đã khai bankruptcy. Việc lạ lùng là nó chìm vào quên lãng không kèn không trống. Không có ai đứng ra nhận trách nhiệm. Bạc tỷ lấy từ tiền thuế của dân, ông Obama phung phí một cách bừa bãi, không tính toán, coi như là chuyện giải trí qua ngày.
Còn rất nhiều những con số thống kê khác, nhưng thiết tưởng bấy nhiêu thôi cũng đủ để chúng ta đánh giá được khả năng lãnh đạo kinh tế của ông Tổng Thống. Toàn bộ nền kinh tế Mỹ coi như chỉ có thất bại, tại sao ông Obama không tự ý rút lui như đã hứa: If I do not get this economy going, then I will be a one term president, mà lại thản nhiên ra tranh cử nhiệm kỳ nữa?
Kinh tế là cái tủ đứng chặn cứng họng Obama đối với dân chúng Mỹ. Kẻ lẻo mép này hết thế để bào chữa, nhưng lại ngụy biện đổ tội lên đầu người tiền nhiệm là TT Bush con. Người viết chẳng cố ý bênh ông Bush mà chỉ nói lên lời công đạo. Lý luận như Obama thì thật là gian manh và láu cá. Bởi nếu thế thì giai đoạn thịnh trị (về mặt kinh tế) dưới thời Clinton phải là do tài cán và công lao của TT Bush cha mới phải. Tại sao người ta lại dành hết cho ông Clinton? Ông TT Bush cha chỉ nói có một câu lỡ lời: Read my lips, no new taxes (Nhìn vào môi tôi mà coi, tôi sẽ không tăng thuế mới.) Nhưng trong thời gian nắm quyền, vì kinh tế suy thoái và vì cuộc chiến đánh Irak quá tốn kém, ông đã buộc phải thất hứa với nhân dân Hoa Kỳ và tăng thuế. Hậu quả là năm 1992 ông đã thất bại khi ra tái tranh cử và trở thành Tổng Thống một nhiệm kỳ.
Cung cách giải quyết vấn đề kinh tế của TT Obama đưa đến một trong hai kết luận sau đây. Hoặc là Obama là một ông Tổng Thống bất tài và thiếu tự trọng. Hoặc là Obama coi việc giải quyết vấn đề kinh tế của đất nước không phải là mục tiêu hàng đầu của ông. Người viết mong rằng kết luận sau là trật. Nhưng nếu ông Obama tái đắc cử thì rõ ràng nó lại trúng phóc. Đảng Cộng Hòa đã chui vào bẫy của ông Obama khi coi vấn đề kinh tế là đề tài chính trong cuộc vận động tranh cử kỳ này. Để xem người Mỹ có phải là một dân tộc trưởng thành về chính trị không, nghĩa là ý thức về các quyền tự do và dân chủ của mình như thế nào. Họ hành xử thẳng thắn (fair) quyền công dân và khôn ngoan tới mức nào trước quyền lợi của đất nước và tư lợi nhỏ nhen của bản thân và phe nhóm.
2. Phục hồi uy tín của Hoa Kỳ – Nhiều người cho rằng Obama là một Tổng Thống Mỹ có khuynh hướng thiên về phía Hồi Giáo nhất từ trước tới nay và làm cho đồng minh Israel nhiều phen phải bực mình nhất. Đó là một sai lầm lớn nếu nhìn sâu vào chính quyền Obama và những hoạt động của chính quyền này.
Năm 2008, Obama, chỉ là một nghị sĩ tập tễnh trong Thượng Viện Hoa Kỳ, vây cánh trên chính trường không có, kinh nghiệm lãnh đạo là con số không, tiền bạc cũng không nốt, tay mơ thế mà đá văng được bà Hillary, ngoi lên làm ứng cử viên của đảng Dân Chủ, và nhẩy phóc được vào Tòa Bạch Ốc làm cả thế giới phải sững sờ và kinh ngạc. Màn xiệc tài tình này ai làm được ở nước Mỹ, ngoài tư bản Do Thái và đám truyền thông dòng chính? Vấn đề tư bản Mỹ Do Thái và báo chí dòng chính đã có quá nhiều người nói đến rồi, kể cả người viết. (Xin tìm đọc lại các bài: Dòng chính, Tại sao không Occupy Tòa Bạch Ốc, Ố là là Obama, Thả con cá bắt con tép v.v. của người viết trên website Hồn Việt uk online.) Tuy nhiên ở đây người viết cũng xin nêu thêm những dẫn chứng Do Thái và truyền thông dòng chính tác động đến con bài Obama như thế nào.
Người đổ tiền nhiều nhất cho Obama ra tranh cử là tỷ phú Soros. Người mặc xiêm y, trang điểm phấn son cho Obama để ra mắt trước công chúng (Campaign chief manager) là David Plouff. Người dẫn lối chỉ đường cho Obama trong Tòa Bạch Ốc (Chief of staff) là David Axelrod. Người này tác giả của The Amateur, cuốn sách best seller hiện nay, gọi là Bộ Óc Chính Trị (Political Brain) của Obama. Tất cả đều là Do Thái. Và còn rất nhiều nữa. Nhưng trên hết không thể không kể đến sự bao che đặc biệt của báo chí dòng chính Hoa Kỳ dành cho Obama và gia đình ông. Năm 2008 nếu ứng cử viên PTT, bà Sarah Palin đi ăn một bữa tối hơi tốn kém một chút thì chắc chắn truyền thông dòng chính không để cho bà yên. Nhưng bà Michell Obama ăn dinner 500 dollars một bữa thì không sao.
 Bà Palin hồi còn làm Thống Đốc Alaska đi công tác dẫn theo đứa con nhỏ cho có mẹ có con, báo chí dòng chính moi móc ra để vùi dập bà, cho là bà lợi dụng chức vụ để lãng phí ngân sách. Trong khi bà Michell cùng với con cái và bạn bè du hí Tây Ban Nha xài bạc triệu thì báo chí im lặng. Trong một cuộc du hí khác, 2 công nương Obama rủ bạn bè đi tắm biển Mexico đem 25 vệ sĩ theo hầu, báo chỉ coi là chuyện con nít? Tháng 10 năm ngoái, trong một cuộc đi du hí Phi Châu bằng phản lực cơ Boeing 757, với con cái và bạn bè cùng đi, bà Michelle ghi tên con của mình trong đoàn là nhân viên cao cấp (senior staffers.) Tốn phí bạc triệu. Báo chí dòng chính cũng im re. Tại sao năm 2008 Báo chí Dòng Chính hạch sách tư cách hợp pháp của ứng cử viên John McCain vì ông sanh tại Canal Zone, chứ không phải trên đất Mỹ, mà lờ đi chuyện bà nội của Obama xác nhận Obama sanh tại Kenya?
 Báo chí Dòng chính nghĩ sao về cái chết đột ngột của ký giả Andrew Brietbat vì ông nắm được nhiều tài liệu bí mật về Obama? Tại sao CBS rút lại contract cho WND thuê để dựng Billboard “Where’s the Birth Certificate?” Tại sao Báo chí Dòng Chính cả vú lấp miệng em, nhận chìm xuồng vụ ông cò Arpaio và TS Jerome Corsi điều tra vấn đề “Birth Certificate” của TT Obama. Tờ giấy Obama trưng ra chỉ là tờ Chứng Nhân Khai Sanh (Certification of Birth) chứ không phải bản sao giấy khai sanh (Long form Birth Certificate Copy.) Sankey, một cựu cảnh sát viên điều tra người Anh cho biết đã khám phá ra TT Obama có 49 địa chỉ và 16 số an sinh xã hội (SSN) khác nhau. Trên các địa chỉ tại Illinois, có 2 con số bắt đầu bằng 042 và 364. 
Số 042 là con số chỉ thiết lập tại Connecticut, mặc dù Obama không ở hoặc làm việc tại Connecticut bao giờ? Báo chí dòng chính đánh hơi giỏi lắm kia mà, sao không biết chuyện này? Cứ cho là điều tiếng về ông Obama đều là những chuyện đáng nghi ngờ cả, nhưng ít ra báo chí cũng phải tìm hiểu cho rõ trắng đen, điều tra cho biết hư thực để phổ biến, vì đó là thiên chức và là nhiệm vụ hàng đầu của báo chí.
Kể ra thì con nhiều lắm. Người Mỹ có một lời khuyên khá chí lý thế này: When the Mass Media promotes someone frome zero to hero, be very suspicious. The Mass Media is controlled by the Council on Foreign Relations. (khi báo chí dòng chính đề cao ai từ con số không thành anh hùng thì phải rất cẩn trọng, đáng nghi lắm, vì Báo chí dòng chính do Hội Đồng Liên Lạc Ngoại Giao kiểm soát.) Mass Media là công cụ của bọn tư bản đầu sỏ Do Thái. Không lý cái công cụ này đưa Obama lên để làm cuộc cách mạng vô sản, triệt hạ chủ nhân của nó. Một trò bịp và mị dân vĩ đại mà dân chúng Mỹ vẫn không hay biết. Sự thiên vị đáng khinh bỉ như thế của báo chí dòng chính để làm gì? Có phải câu trả lời là để giữ nước sơn bên ngoài cho “thần tượng” Obama được tốt đẹp lâu bền? Bọn tư bản Do Thái và báo chí dòng chính đổ công, đổ của, đổ đi cả lương tâm và danh dự vào một con bài như thế dĩ nhiên là có mục đích.
Trở lại từ đầu. Ngay sau khi Obama mới bước chân vào Tòa Bạch Ốc, ông đã vội vã bay sang Cairo để chính thức thay mặt nhân dân Hoa Kỳ xin lỗi nhân dân Ai Cập. Tại sao bỗng dưng lại phải xin lỗi và để làm gì? Người tinh ý hiểu ra liền, trừ có ông TT Mubarrak là không hiểu nên mới bị đá đít. Ngay sau đó, Obama đến Riyadh, thủ đô Arab Saudi, cúi gập người bái chào Quốc Vương Abdulla để xin bệ kiến. Có phần chắc chắn là một ông Tổng Thống Mỹ da trắng không thể làm được các hành vi và cử chỉ này. Nhưng Obama làm được. 
Ở trong nước, Obama ra mặt chiều chuộng các phe phái Hồi Giáo, đặc biệt là nhóm The Muslim Brotherhood. Mục đích của tư bản Do Thái là sử dụng chính sách chia Islam đẻ trị Islam hòng làm suy yếu khối Hồi Giáo Trung Đông. Ý đồ này đã có kết quả. Một loạt các lãnh đạo các nước Hồi Giáo Bắc Phi bị hạ bệ và thay vào đó là lãnh tụ của phong trào Muslim Brotherhood. PT Muslim Brotherhood bị cho là thân Mỹ, mau chóng trở thành kẻ tử thù của nhóm Al Qaida. Đại sứ Mỹ tại Libya, Christopher Steven bị giết chết ngày 11/9 trong tòa Lãnh Sự Mỹ tại Benghazi là hành động trả thù của Al Qaida. Việc này châm ngòi nổ cho cuộc xung đột mới giữa các phe phái Hồi Giáo. Cuốn film Innocence of Muslim chỉ là cái cớ. Cho đến nay, Obama và Bộ Ngoại Giao Mỹ chỉ phản ứng cầm chừng cho có lệ. Tư bản Do Thái đạt được mục dích. Đối với bọn này, Obama xứng đáng được ở lại Tòa Bạch Ốc thêm 4 năm nữa.
Tình hình tại Á Châu cũng không khá gì hơn. Obama và bà ngoại trưởng Clinton chỉ đánh võ mồm, điều động tầu chiến, hàng không mẫu hạm đến Thái Bình Dương nói là Mỹ trở lại Á Châu để bảo vệ quyền lợi của Mỹ ở khu vực này. Nhưng khi hãng dầu Exxon của Mỹ đặt máy thăm dò ngoài khơi Đà Nẵng, trong khu vực 200 hải lý của thềm lục địa VN, bị thằng Chệt đe dọa phải tức tốc rút đi thì Obama trơ mắt đứng nhìn. Quyết tâm của Mỹ trở lại Thái Bình Dương như thế đấy. Thằng Chệt vẽ cái lưỡi bò, chứ nó vẽ cái lưỡi voi trên biển Nam Hải, thứ xem Obama dám làm gì? Tóm lại, nước Mỹ không những đã không phục hồi được uy tín, trái lại, càng ngày càng bị thế giới khinh rẻ hơn đến nỗi cựu ứng viên ra tranh cử TT của đảng Cộng Hòa Donald Trump đã phải thốt lên cay đắng: The world is laughing at us (thế giới đang cười vào mũi chúng ta.)
3. Đạo luật bảo hiểm y tế toàn dân – Xem ra đây mới là mục tiêu hàng đầu trong nghị trình làm việc (agenda) của TT Obama. Người ta nói Đạo Luật Bảo Hiểm Y Tế Toàn Dân hay gọi nôm na là Obamacare là công trình để đời của ông Obama. Đúng thế, TT Obama đã dốc hết toàn tâm toàn lực để đánh bạc với dư luận về vấn đề này. Núp dưới cái vỏ bọc “Bảo Hiểm Y Tế,” ông Obama phát động cuộc đấu tranh giai cấp, đánh thuế người giầu để lo cho người nghèo, hầu san bằng sự cách biệt giầu nghèo trong xã hội Mỹ. 
Người viết tin chắc chắn rằng với hơn 3000 trang giấy, đạo luật này ít có ai đọc hết nổi, kể cả những người làm luật và giới luật sư, chưa dám nói đến chuyện hiểu hết. Càng không thể nói đến chuyện hiểu rành rẽ từng chi tiết của đạo luật. Thôi thì hãy cứ lấy một vài điểm cụ thể nhất và liên hệ thiết thân nhất đối với từng cá nhân trong cái đạo luật này để thử đem ra mà bàn xem sao. Ở đây cũng nên minh định một điểm là người viết hoàn toàn không nói rằng chế độ an sinh xã hội của nước Mỹ hiện nay là toàn hảo. Không, nó không toàn hảo và có nhiều thiếu sót cần sửa đổi. Nhưng nên thay đổi và bổ khuyết một cách khôn ngoan và khả thi chứ không thể đạp đổ và thay thế theo cung cách mỵ dân và phiêu lưu được.
Có 2 vấn đề hệ trọng, gây tranh cãi rất nhiều trong luật Cải Tổ Y Tế của TT Obama. Một là việc cưỡng bách mua bảo hiểm. Hai là vấn đề tài trợ ngừa thai và triệt sản.
3.1 Vấn đề cưỡng bách mua bảo hiểm – Có điều khoản luật là mọi công dân bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế, nếu không sẽ bị phạt tiền. Những người nghèo quá không mua nổi bảo hiểm sẽ được chính quyền trợ cấp. Nhiều tiểu bang chống lại việc cưỡng bách này vì cho là vi hiến, đã kiện lên Tối Cao Pháp Viện. 
Ông Tòa Tối Cao giỏi chơi chữ, lắt léo phán rằng, luật bảo hiểm y tế không phải là một thứ giao dịch thương mại, cho nên tiền phạt người không mua bảo hiểm không phải là tiền phạt mà là tiền thuế. Luật này vì thế hợp hiến và đã được thông qua, nhưng nó tồn tại bên cạnh những chống đối không khắc phục nổi. Chuyện tréo cẳng ngỗng là trước kia ông Obama tích cực chống đối việc phạt tiền những người không chịu mua bảo hiểm, nhưng bây giờ thì ông hết còn chống, trái lại, rất bằng lòng. Ở đây người viết không luận bàn về khía cạnh pháp lý, chỉ xin nêu một số khó khăn thiết thực trước mắt của vấn đề.
Ứng cử viên của đảng CH là ông Romney đưa ra con số cụ thể thành phần dân chúng Hoa Kỳ hiện phải sống nhờ vào sự trợ giúp của chính phủ là 47%. Đây là một tỷ lệ hết sức lớn. Theo thống kê mới nhất, dân số HK là 314, 591,917 người. 47% dân số tức 147,824,961 người sống nhờ trợ cấp qua nhiều hình thức. Với chính sách o bế di dân và hầu như bỏ ngỏ biên giới của Obama, chắc chắn con số nhận trợ cấp sẽ càng ngày càng tăng. Lý do là vì biên giới canh phòng lơ là, dân nhập cư lậu sẽ dễ dàng tràn vào Mỹ. Đàng khác, chủ trương tự do phá thai và triệt sản của Obama sẽ làm cho tỷ lệ người già và hưu sẽ một ngày một tăng, trong khi lực lượng lao động và đóng thuế sẽ càng ngày càng giảm. Tỷ số 47% nhận trợ cấp sẽ càng ngày càng tăng, trong khi 53% lao động và đóng thuế sẽ càng ngày càng thu hẹp lại. 
Điều đó có nghĩa là gánh nặng trợ cấp của chính phủ sẽ bắt buộc phải tăng theo. Việc tăng chi này lấy từ đâu ra, nếu không phải từ thuế, hay từ việc vay mượn ngoại quốc. Như vừa nói, vì lực lượng lao động càng ngày càng giảm dần, ngân sách lấy từ thuế cũng sẽ giảm dần theo tỷ lệ thuận. Muốn cân bằng thu chi, chính phủ bắt buộc phải tăng thuế, hoặc cắt bớt các chương trình khác. Cụ thể như dưới thời lãnh đạo của TT Obama, những người được hưởng medicare đã bị cắt đi dịch vụ khám mắt, khám răng, và hạn chế bớt một số loại thuốc chữa bệnh. Phải tăng thuế thì tăng bao nhiêu mới đủ? Đó là vấn đề. Càng tăng thuế, dân càng nghèo đi, giới đầu tư càng chán nản. Họ sẽ đem tiền đi đến những nơi khác làm ăn có lợi hơn.
Lối đánh thuế “lấy của người giầu chia cho người nghèo” nằm trong khái niệm đấu tranh giai cấp của cộng sản. Nó được mạ vàng bằng mỹ từ rất hấp dẫn “redistribution” (tái phân phối lợi tức) trong kinh điển của Marx. Chính sách tái phân phối lợi tức được áp dụng tại các nước CS. Nhìm vào VN thì sẽ biết kết quả của chính sách này. Cải Cách Ruộng Đất, đánh tư sản, đổi tiền v.v. đều là cách tái phân phối lợi tức. Các phương thức này đã không những không đem lại công bình cho xã hội, mà trái lại, càng tạo thêm đầy dẫy bất công: cán bộ càng ngày càng giầu sụ trong khi đại đa số dân chúng càng ngày càng nghèo đi. 
Luật bảo hiểm y tế của Obama đèo bòng thêm gánh nặng trợ cấp mua bảo hiểm y tế cho người dân nữa thì không biết lấy tiền ở đâu ra để chi phí? Cũng không thể không xét đến vấn đề tăng phí bảo hiểm. Bạn xài xe. Nếu chiếc xe gây tai nạn, hãng bảo hiểm sẽ tăng tiền bảo hiểm. Bảo hiểm y tế cũng thế. Tiền bảo hiểm sẽ tăng cùng với tuổi già và những căn bệnh bạn có thể mắc phải. Như thế thì, nhắm mắt lại bạn cũng có thể thấy được nước Mỹ sẽ đi về đâu do cái đạo luật bảo hiểm y tế này.
Nếu không tăng thuế mà đi vay mượn ngoại quốc thì chuyện gì sẽ xẩy ra? Cứ coi như người viết nói chuyện tếu cho vui. Chuyện đùa nhưng biết đâu sẽ là thật. Hiện nay, tổng sản lượng quốc gia (GDP) của Mỹ là 15,586 trillion dollars. Nợ ngoại quốc: 16,016 trillion, tức 100.48% GDP. Mỗi người Mỹ tính theo đầu người hiện gánh một số nợ không do mình vay là 52.714 dollars. Có hơn 10 quốc gia cho nước Mỹ vay nợ. Đứng đầu là Chệt: 1149, 6 billion. Obama quen thói bóc ngắn cắn dài, làm ít nhưng chơi sang, thiếu thì đi vay mượn. Một ngày đẹp trời nào đó, món nợ vay của thằng Chệt xấp xỉ bằng GDP của nước Mỹ. Hồ Cẩm Đào lúc này mới ghé miệng vào tai Obama nới nhỏ: Cái nị có muốn vay nữa không, ngộ còn nhiều lắm. 
Chỉ cần nị đưa cho ngộ cầm cái gì đó để làm tin thôi là lược zồi, để cho mấy cái thằng Chệt của ngộ nó khỏi théc méc thôi ấy mà. Sang cái nước Mỹ của nị cho ngộ đi, hay đưa cái “sổ đỏ” của nị cho ngộ giữ dùm cho là xong thôi. Ngộ cẩn thận lắm. Ngộ giữ cho không sợ mất đâu. Nị cần bao nhiêu nữa cũng có liền à… Có lẽ người viết quá bi quan chăng, nhưng cứ thử bầu cho Obama và bọn liberal xem rồi chuyện gì sẽ xẩy ra. Chuyện đùa thôi nhưng phải coi chừng, quan trọng lắm đó. Cách nay vài bữa, tỷ phú Ross Perot, nguyên ứng cử viên TT cảnh cáo: The United States could be taken over by another worldly power (Nước Mỹ có thể sẽ bị sang tay cho một thế lực ngoại quốc khác.)
3.2 Vấn đề ngừa thai và triệt sản – Từ trước đến nay không có một ứng cử viên Tổng Thống nào, trừ Obama ra, lại ngu xuẩn húc đầu vào thành trì tín ngưỡng của người Thiên Chúa Giáo. Họ thừa hiểu rằng như thế chắc chắn sẽ mất đi một số phiếu đáng kể của các giáo dân. Không phải TT Obama ngu xuẩn. Ông ta khôn ngoan và mưu lược lắm. Nhiệm kỳ đầu, với chiêu bài CHANGE, Obama muốn phô trương một cuộc cách mạng quét sạch rác rưởi của xã hội, làm sạch Tòa Bạch Ốc và Quốc Hội Hoa Kỳ. Còn gì lý tưởng và hấp dẫn bằng. Cuộc vận động mang phong thái sáng tạo này thu hút được 91% nữ cử tri và 53% nam cử tri công giáo
. Obama đắc cử. Trong 4 năm ngồi trong Tòa Bạch Ốc, ông thay đổi chiến thuật và chiến lược để o bế các nghiệp đoàn và dân nghèo, kết thân với các tổ chức anh chị ACORN và Black Panthers, vuốt ve Muslim Brotherhood, hứa hẹn đám phụ nữ Pro Choice và đông tính luyến ái, dễ dãi với dân nhập cư lậu, thả lỏng canh phòng biên giới, tìm cách bịt miệng những tiếng nói chống đối. Khối cử tri này hiện ước lượng là trên 50% dân số. Qui tụ được liên minh này, Obama bỏ rơi thành phần cử tri còn trung thành với Giáo Hội Công Giáo, vận động tái ứng cử với chiêu bài FORWARD (cứ thế mà đi, không còn do dự gì cả.) Các thành phần trên tập hợp lại dưới cái tên “Liberal,” dưới sự lãnh đạo của Obama,mưu làm một cuộc cách mạng mới là triệt hạ Thiên Chúa Giáo và các giá trị truyền thống của nước Mỹ.

Người Mỹ ròng (con cháu di dân từ Âu Châu) phần lớn đạo đức và bảo thủ. Chủ trương tự do phá thai, triệt sản, và đồng tính luyến ái là phản lại giáo lý của Thiên Chúa Giáo. Khoan nói tới việc chủ trương cưỡng bách cung cấp các phương tiện phá thai và triệt sản cho phụ nữ có vi phạm quyền tự do tôn giáo mà Hiến Pháp minh thị bảo đảm hay không, nhưng chắc chắn chủ trương này xúc phạm trầm trọng đến danh dự và chủ đích của các bậc Tổ Phụ (Founding Fathers) đã sáng lập nên nước Mỹ. Các Tổ phụ của nước Mỹ tin tưởng và đặt niềm tin đó vào Thượng Đế một cách công khai và rõ ràng với câu “IN GOD WE TRUST” khi tuyên bố nền Cộng Hòa. 
Sự kỳ diệu không phủ nhận được là niềm tin này đã biến nước Mỹ thành một Quốc Gia cường thịnh, một Xã Hội Văn Minh, Tự Do, và Dân Chủ, một thể chế mô hình được cả thế giới ca tụng và mong muốn rập khuôn. Nếu có ai bảo rằng người viết là một tín đồ Công Giáo nên quen thói “mẹ hát con khen hay” thì xin nhìn vào các nước láng giềng của Mỹ mà suy gẫm. Cùng lập quốc trên một giải đất với tất cả mọi điều kiện hầu như giống nhau mà tại sao nước Mỹ rất cường thịnh trong khi các nước Canada và Mexico lại thua kém? Há chẳng phải nước Mỹ nhờ câu “Thần Chú” kia sao? Tìm ra được câu trả lời thuyết phục xin quí vị vui lòng chỉ giáo cho.

Cái nền móng xã hội được bao nhiêu thế hệ Mỹ xây đắp và vun trồng, thế mà nay Obama muốn đạp đổ chỉ vì để thỏa mãn đòi hỏi của một thành phần muốn tự do sống thác loạn. Nếu các đòi hỏi này được đáp ứng, xin cứ tin đi, đó là dấu chỉ của nước Mỹ đi đến sụp đổ. Nếu không muốn nói TT Obama cố tình giật sập nước Mỹ, thì cũng nên biết rằng ông ta và đảng Dân Chủ cùng với sự hỗ trợ cuồng nhiệt của thành phần liberal, đang ra sức cải biên Hoa Kỳ thành một chế độ tư bản vô thần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chế độ này đại để là quyền tự do không bị giới hạn phải được triệt để áp dụng, kể cả tự do ngừa thai, phá thai, đồng tính luyến ái v.v., nhưng nhà nước lại có quyền kiểm soát (control) và điều hành (regulate) mọi sinh hoạt trong đời sống xã hội. Đó là mô thức “Trật tự thế giới mới.” Hoa Kỳ đi bước trước. Thế giới lần lượt theo sau.
Mặc dầu với một kiến thức luật có thể nói là uyên bác, (giáo sư Luật Hiến Pháp ở đại học), Obama cố tình không hiểu rằng trong các quyền của con người, tự do tôn giáo là quyền căn bản nhất được Hiến Pháp đặc biệt bảo đảm. Quyền Tự Do Tôn Giáo bao gồm hai khía cạnh rất rõ rệt là tự do tín ngưỡng và tự do hành đạo. Hành đạo được tự do thực hiện tại những nơi không cản trở đến tự do của người khác. Nhưng niềm tin hay tín ngưỡng, vì nó thuộc lãnh vực siêu hình nên gắn liền với tâm linh con người bất cứ họ ở đâu, làm việc gì. Tín ngưỡng là quyền tin có Thiên Chúa và tuân giữ giới luật của Thiên Chúa. Hai điều kiện “tin theo và tuân giữ” này gắn liền với nhau không thể tách rời mới gọi là tín ngưỡng. Như vậy tự do tôn giáo chủ yếu là quyền con người được tự do tín ngưỡng, tức là tin có Thiên Chúa và tuân thủ những điều răn Thiên Chúa dậy.
 TT Obama không thể bắt buộc người công giáo phải ngừa thai, phá thai hoặc cung cấp phương tiện để làm các hành động đó cho người khác với bất cứ lý do gì, vì điều đó trái với tín ngưỡng, hay tín lý tôn giáo. Luật Cải Tổ Y Tế bắt buộc các cơ sở tôn giáo mướn 50 nhân viên trở lên phải mua bảo hiểm (tức cung cấp phương tiện) ngừa thai và phá thai cho nhân viên rõ ràng là vi phạm quyền tư do tôn giáo của người dân.

Tung ra đạo luật này vào mùa bầu cử, TT Obama không sợ mất phiếu của người Thiên Chúa Giáo. Ông nên được coi là một chính khách cam đảm, đáng khâm phục. Vượt quá lòng can đảm là sự thách đố liều lĩnh của ông đối với các giáo hội Thiên Chúa Giáo và nhất là với Hiến Pháp. Về mặt chính trị, TT Obama muốn phá bỏ cái nền móng cơ bản lập quốc của các Tổ Phụ: In God, We Trust, biến Hoa Kỳ thành một đất nước vô thần. Con đường để đạt được mục tiêu này, TT Obama hiển nhiên đã tạo ra một cuộc chiến tranh ý thực hệ giữa tín ngưỡng và vô thần, giữa tôn giáo và quốc gia, giữa ông và các tín đồ Thiên Chúa Giáo? Có thắng được hay không thì chưa biết, nhưng trước mắt ông sẽ gặp phải vô vàn vô số những khó khăn chồng chất. Giáo Hội Công Giáo đang cung cấp 20% cơ sở và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho dân chúng trên khắp nước Mỹ. 

Nếu các cơ sở và dịch vụ này buộc phải đóng cửa vì không muốn lỗi luật của Chúa như Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đe dọa thì chuyện gì sẽ xẩy ra? Để duy trì một cuộc sống ổn định cho xã hội, TT Obama không có con đường khác ngoài việc quốc hữu hóa các phương tiện này và cưỡng bách các nhân viên phải đi làm? Ông dựa vào luật pháp nào để làm việc đó? Nếu không quốc hữu hóa thì lấy cái gì thay thế lấp vào chỗ trống khi các cơ sở và dịch vụ này phải đóng cửa? Tiền bạc đâu để thiết lập những cơ sở thay thế, mua trang bị, và thuê mướn nhân viên. Trong bao lâu mới hoàn thành việc thay thế? 5 năm? 10 năm? Hay hơn nữa?

– Mel Sanger, nhà nghiên cứu chính trị quốc tế gọi TT Obama là AntiChrist (kẻ chống Chúa hay Quỉ Vương.) Nếu TT Obama là một AntiChrist thật thì hành động của ông phải kể là một cuộc chiến giữa Thiên Chúa và Satan.
– Mychal Massie, nhà văn da đen và nhà bình luận truyền hình tại Los Angeles nói: They (Obama và Michell) are the worst kind of racialists, they are elitist Leninists with contempt for traditional America (Họ là loại người kỳ thị xấu xa nhất, là những đồ đệ xuất sắc nhất của Lenin, họ coi những giá trị truyền thống Mỹ chẳng ra gì.)
– Còn nguyên ứng cử viên của đảng CH ra tranh cử TT phát biểu cụ thể nhưng rất cương quyết: I could vote for anybody over President Obama. President Obama has been a total and complete disaster (Tôi bỏ phiếu cho bất cứ ai ngoài Obama. TT Obama là một tai họa hoàn toàn và tuyệt đối.)
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
OBAMA CARE
Nếu xét về nhân đạo thì quả thực ObamaCare tốt hơn từ trước đến nay.
Nhưng nếu xét theo công tâm, thì chương trình ObamaCare bị lạm dụng tối đa.
Những người nghèo , họ được hưởng lộc trời cho ( dĩ nhiên từ chính phủ Cali và Liên bang) về bệnh hoạn...nhưng họ lạm dụng tối đa chương trình nầy.
Chúng tôi thấy rất nhiều người Việt nghèo tại quận Cam...chưa từng đi làm việc chi hết , hay làm lương ít...rồi lảnh Medical ...khi họ có thẻ Medical + Medicare thì họ lạm dụng tối đa.
Lảnh thuốc đem về nhà quá nhiều...uống không hết....rồi đem về Việt nam cho thân nhân của họ. Kể luôn tụi Mễ nghèo + Mễ lậu luôn.
Ngay cà bác sì VN hay bác sỉ Mỹ...họ cho thuốc + đi khám những nơi quá nhiều ...ví dụ cho đi chụp Xray , cho đi thử máu...vv...
Tóm lại bác sỉ lạm dụng để được chia phần với Pharmacy hay phòng Lab...còn bệnh nhân thì lảnh thuốc quá nhiều ...
Nghĩa là chương trình giúp đỏ nhân đạo của Cali + Liên Bang bị nhiều người xấu lạm dụng. Ngay cà welfare Cali cũng bị những người xấu nầy lạm dụng.
Ví dụ : Chúng ta biết Mr. Huỳnh Văn Lang...
Thời Vua Diệm và Vua Thiệu thì tên nầy giàu không thua gì Bill Gates..hắn có đến 2 biệt thự cực sang tại trung tâm thủ đô Paris Pháp...( nhờ hắn là cánh tay mặt của Ngô Đình Nhu , chúa đảng Cần Lao , nên Nhu cho hắn giữ kho tiền để đỗi tiền Đông Dương của Pháp trao lại cho Vua Diệm ( tiền Đông Dương : Việt , Miên , Lào lúc đó có giá vô cùng ).
Đỗi sang tiền VN Vua Diệm in ấn...nghĩa là Vua Diệm giựt gần sạch tiền vàng của dân Miên , Lào , Việt Bắc – Việt Nam ...rồi đỗi sang tiền Vua Diệm )
Pháp đỗi tiền Franc ( Phật Lăng ) từ tiền Đông Dương đem về Pháp.
Nghĩa là Vua Diệm , Nhu và Huỳnh Văn Lang hưởng lợi vô cùng.
Chúng ta thấy tại Saigon , thời Vua Diệm và Vua Thiệu...nhiều tay Chà Và Ấn Độ chỉ cần đỗi tiền VN ra tiền Đô hay tiền Đông Dương là nguyên gia tộc của hắn ở Bombay New Dehli đều giàu nức vách...huống chi tên Nhu và Huỳnh Văn Lang đỗi tiền cho 3 quốc gia...Khi di tản 75 thì tên nầy sang Pháp mần ăn...không hiểu lý do gì hắn qua Hoaky...
Hiện nay hắn gian lận tiền Housing của Orange County dành cho người nghẻo..
Ngay cả tiền lời những sách hắn viết , có thể mua nhà dư sức...
Nhưng hắn khai nghèo...cho nên Orange County giúp cho người nghèo trả tiền nhà giùm hắn.
Nếu cơ quan xã hội Orange County mà truy vụ nầy...thì bảo đãm hắn bị tù ít nhất chục năm về tội khai gian với welfare Orange Coutny...

Hỏi Hội Trà Vinh Nam Cali là biết hắn liên.
Hiện hắn ở gần chợ ABC SuperMarket ( đường Magnolia + Broohurst Ave / Westminter Cali )
Rồi ở Houston Texas thì có tên Matthew Fanxico Trần Đình Phúc nhà ta vậy,.
Rồi ở San Jose Cali...chúng ta có tên Võ Tử Đạn...
Tất cả những tên nầy đều gian lận tiền trợ cấp xã hội 100 %.
Tất cả những tên nầy là dân Công giáo , thờ Ngô Đình Diệm tận lòng...
Giàu có , hưởng sự giàu sang , phú quý nhờ Vua Diệm đạo Ca Tô.
Sang Hoaky thì không chịu đi làm kiếm cơm mà nuôi gia đình + đóng thuế cho xã hội.
Lại gian lận tiền trợ cấp cho người nghèo tối đa.

Bạn không tin thì cứ email hay gọi phone cho tụi nầy , xem tụi nầy chủi bới ra làm sao đây.
Dĩ nhiên tụi nó chửi là đừng nghe tụi VC , đừng nghe tụi Giao Điễm...
Vậy bạn cứ phone bào cho xã hội Orange Coutny hay gọi phone cho SSA ở Sacramento thì biết liền.

Saturday, July 1, 2017


HÀ TƯỜNG CAT * ĐẢNG DÂN CHỦ THẤT BẠI TẠI GEORGIA



Bài học cho đảng Dân Chủ sau thất bại bầu cử Georgia

Hà Tường Cát/Người Việt


Kết quả bầu cử ở Ðịa Hạt 6, tiểu bang Georgia. (Hình: AP)
Hôm Thứ Ba vừa qua, ứng cử viên Cộng Hòa Karen Handel đánh bại ứng cử viên Dân Chủ Jon Ossoff trong cuộc bầu cử Hạ Viện Hoa Kỳ bổ túc ở Ðịa Hạt 6 của tiểu bang Georgia. Cuộc bầu cử này được đặc biệt chú ý vì đảng Dân Chủ hy vọng đạt được chiến thắng có ý nghĩa với hơn sáu tháng không ngừng chống đối Tổng Thống Donald Trump và sẽ ảnh hưởng quan trọng đến kỳ bầu cử Quốc Hội năm 2018.
Do sự tập trung nỗ lực của cả hai đảng, cuộc tranh cử này trở thành tốn tiền nhất trong lịch sử bầu cử Quốc Hội từ xưa đến nay, hai bên bỏ ra hơn $50 triệu, với kết quả chỉ có giá trị là hơn kém 1 phiếu tại Hạ Viện 435 ghế và trong thời gian 17 tháng còn lại cho đến bầu cử Tháng Mười Một, 2018.
Phấn khởi với sự kiện đảng Cộng Hòa thắng tất cả các cuộc bầu cử bổ túc ở Montana, Kansas, Georgia, South Carolina, ông Trump hôm Thứ Tư đánh đi một tweet: “Các cuộc bầu cử đặc biệt đã xong, những người muốn MAKE AMERICA GREAT AGAIN toàn thắng 5-0. Tất cả Fake News, tất cả tốn kém tiền bạc = 0.”
Ông Trump thêm vững tin vào lúc đã làm thủ tục và vừa được Ủy Ban Bầu Cử Liên Bang (FCC) cấp phép gây quỹ cho cuộc tranh cử năm 2020, sớm nhất trong các tổng thống từ trước đến nay. Bữa tiệc gây quỹ đầu tiên sẽ được tổ chức tại khách sạn Trump International Hotel ở Washington, DC vào ngày Thứ Tư, 28 Tháng Sáu, với giá vé tham dự $35,000 mỗi đầu người, tất nhiên không nhắm vào những người trong khối trung thành ủng hộ ông. Tiền thu được sẽ chia đôi giữa ban tranh cử của ông và ban chấp hành trung ương đảng Cộng Hòa.
Ðối với đảng Dân Chủ, dù với nguyên nhân hay cách giải thích nào, thất bại là thất bại, và cần phải nhận định làm bài học cho tương lai, đặc biệt về cuộc bầu cử tại Georgia. Tất cả bốn cuộc bầu cử đặc biệt vừa qua đều ở những đơn vị bầu cử vốn là thành trì của Cộng Hòa từ lâu, chứng tỏ đảng này hiểu đúng phương cách bảo vệ mình trong mọi tình huống thuận lợi hay không thuận lợi. Ngược lại, dường như những người Dân Chủ quá lạc quan đến mức hoang tưởng là mọi chuyện có thể diễn ra như ý muốn của họ.
Từ năm 1979 đến nay, Ðịa Hạt 6, phía Bắc thành phố Atlanta, luôn luôn bầu cho Cộng Hòa. Nhưng trong bầu cử tổng thống năm 2016 ở đây, ông Donald Trump chỉ thắng bà Hillary Clinton 48%-47%. Do đó, khi phải có một cuộc bầu cử đặc biệt thay thế Dân Biểu Tom Price từ nhiệm để nhận chức bộ trưởng y tế, đảng Dân Chủ cho rằng có triển vọng giành được chiến thắng ở đây.
Vòng đầu ngày 18 Tháng Tư, ông Jon Ossoff dẫn đầu vượt xa bà Karen Handel, nhờ sự chia phiếu cử tri cho 11 ứng cử viên Cộng Hòa. Ðảng Cộng Hòa nhận thấy nguy cơ bà Handel chỉ gây quỹ được bằng 1/4 ông Ossoff, đã đổ tiền vào trợ giúp nhiều gấp rưỡi đối thủ. Kết quả tranh vòng nhì ngày Thứ Ba, 20 Tháng Sáu, bà Handel đảo ngược được tình thế, thắng ông Ossoff 52% – 48%.
Tuy nhiên, còn rất nhiều yếu tố khác chứ không phải tiền bạc là quyết định. Có dư luận chê trách ông Ossoff không mạnh mẽ phê phán Tổng Thống Trump như quan điểm của đảng Dân Chủ, nhưng chỉ trích này cũng chưa phải là xác đáng. Ông Ossoff, 30 tuổi, là người sản xuất phim tài liệu và phụ tá cho một cựu dân biểu, chưa bao giờ tranh cử. Người ta không rõ đảng Dân Chủ đã chọn ứng cử viên này như thế nào và trợ lực được ra sao ngoài tiền bạc. Ông là người Dân Chủ có lập trường trung dung, không hoàn toàn cấp tiến. Hai ứng cử viên cấp tiến thuộc nhóm ủng hộ Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders cũng không thành công ở Kansas và Montana.
Ông Ossoff cho rằng ông muốn tranh cử theo lối văn minh không chủ trương dùng thủ đoạn, có thể là đường lối này đúng nhưng không thích hợp và hiệu quả trong tình hình chính trị phân hóa nặng nề của thời đại Donald Trump. Bà Neera Tanden, chủ tịch Center of American Progress, viện dẫn một châm ngôn của bà Michelle Obama mùa bầu cử 2016, nói rằng quan điểm “khi họ theo đường thấp chúng ta đi đường cao” không có hiệu quả.
Bà Karen Handel khôn ngoan hơn, chỉ tới khi thắng cử mới cảm ơn Tổng Thống Donald Trump, còn khi tranh cử né tránh đề cập, vì hiểu rằng ở địa hạt này, thành phần cử tri có học thức chiếm một tỷ lệ cao. Theo tờ Atlanta Journal-Constitution, 60% cử tri có trình độ cử nhân hoặc cao hơn và ông Donald Trump không phải là người được họ kính trọng.
Một yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất là ông Ossoff còn quá trẻ và tên tuổi chưa được biết nhiều so với bà Handel, từng là bộ trưởng thường vụ (secretary of state) của tiểu bang Georgia. Tổng Thống Donald Trump cũng can thiệp vào cuộc tranh cử bằng tweet phê phán ông Ossoff không phải là người sống trong địa hạt. Các cơ quan truyền thông dòng chính cho rằng ít khi nào ông Trump nói đúng nhưng dữ kiện này lại là chính xác. Ông Ossoff cư ngụ gần, nhưng bên ngoài địa hạt, trong khi bà Handel đã sống ở đây 25 năm. Với chức vụ dân cử có tính cách đại diện cho địa phương, sự hiểu biết và ý chí tranh đấu cho quyền lợi dân chúng bản địa là thiết yếu.
Nhưng có lẽ chỗ yếu nhất của ông Ossoff là không có một lập trường tranh cử đáp ứng đúng nguyện vọng của cử tri là những lo âu về kinh tế. Khẩu hiệu tranh cử của ông chỉ mờ nhạt thiếu quan điểm mạnh mẽ và không cụ thể nói lên được điều gì mà đảng Dân Chủ chú trọng muốn nhắm tới hơn hết.
FoxNews, cơ quan truyền thông thiên Cộng Hòa, cho rằng đảng Dân Chủ cần phải tìm hiểu được lòng dân thì mới có thể thắng. Mặc dầu không thiếu cơ hội thuận lợi, nhưng đảng Dân Chủ chưa khai thác được đúng mức. Cần phải có bước khai phá để chuyển thông điệp của mình tới cử tri thay vì quanh quẩn ở chỗ chống đối ông Trump trong từng bước. 
Theo FoxNews, đảng Dân Chủ có thế mạnh về cổ động hứng khởi ở hạ tầng cơ sở và cổ vũ cử tri đi bầu, nhưng lợi thế ấy chưa đủ, cần phải chuyển sức mạnh tinh thần thành hành động thì tương lai mới có thể giành lại được niềm tin của dân chúng.
Nhưng mặt khác, đảng Cộng Hòa phải nhận thức rõ ràng các nhược điểm rất dễ bị thương tổn của họ, chứ không nên quá phấn khích với thắng lợi nhất thời trong những cuộc bầu cử đặc biệt vừa qua. Tại Georgia, ông Jon Ossoff tự gây quỹ được $23 triệu, đa số là những đóng góp nhỏ, là thành tích đáng được quan tâm. Trong kỳ bầu cử Tháng Mười Một năm ngoái, Dân Biểu Tom Price dễ dàng thắng đối thủ, chiếm được 62% phiếu. Vừa qua, bà Handel chỉ hơn ông Ossoff 4%, khoảng 10,000 phiếu. Tại ba tiểu bang khác, chênh lệch phiếu giữa ứng cử viên Cộng Hòa thắng cử và các đối thủ Dân Chủ cũng nhỏ hơn nhiều so với các lần bầu cử trước.
Từ nay đến bầu cử 2018 còn 17 tháng và chưa thể nào dự đoán chắc chắn Cộng Hòa hay Dân Chủ sẽ thắng. Kết quả này sẽ do lập trường được mỗi phía trình bày và những cải cách thích ứng phù hợp với tình thế cùng sự mong đợi của người dân Mỹ. Bầu cử Georgia vừa qua mới chỉ là một thử nghiệm có giá trị là bài học chứ chưa phải là sự định đoạt tương lai.
Thêm một tướng Mỹ bị giáng chức vì ngoại tình


NGÔ NHÂN DỤNG * ĐẢNG DÂN CHỦ CHƯA THỨC DẬY



Đảng Dân Chủ chưa thức dậy

Ngô Nhân Dụng

Sau nửa năm choáng váng vì bất ngờ thất bại trong cuộc chạy đua ghế tổng thống, đảng Dân Chủ vẫn chưa thức dậy! Tại Georgia, ứng cử viên Dân Chủ Jon Ossoff thua bà Karen Handel là một tiếng chuông báo thức. Họ nghĩ khi chưa tới 40% dân chúng hoan nghênh Tổng Thống Donald Trump, hy vọng dân Georgia sẽ bày tỏ nỗi bất mãn của họ bằng lá phiếu. Sau cùng, bà Handel vẫn chiếm trên 51% số phiếu. Dân biểu Tim Ryan, tiểu bang Ohio, nói thẳng: Trump thắng, chúng ta thua, tỉ số bốn – không!

Kết luận: Sang năm 2018 đảng Dân Chủ không thể chỉ vận động tranh cử nhờ những nhược điểm của chính quyền Trump, mà phải tìm hiểu tại sao chính họ chưa thu hút đủ số cử tri để thắng. Một nguyên do là những lỗ hổng trong đường lối, chính sách của chính họ.
Lầm lẫn đầu tiên của đảng Dân Chủ tại Georgia là đã chọn đơn vị 6 làm trận thử thách tiêu biểu mở màn cho cuộc tranh cử quốc hội chắc chắn sôi nổi năm 2018. Trung ương đảng Dân Chủ và các ban vận động đã nỗ lực giúp Ossoff khiến cho trận đấu này càng có tính chất biểu tượng. Nghĩa là nếu thất bại thì càng thua nặng hơn.


Theo binh pháp, việc chọn chiến địa tranh hùng quan trọng hàng đầu. Đảng Dân Chủ đã sai lầm, vì đơn vị 6 Georgia là một thành trì kiên cố, trong gần 40 năm vẫn tiên tục bầu các dân biểu Cộng Hòa. Ông Newt Gingrich đã chiếm căn cứ địa này từ năm 1978, trong lúc Tổng Thống Jimmy Carter, Dân Chủ, còn đang ngồi ở Tòa Bạch Ốc. Năm ngoái, ông Tom Price đã thắng cử tại đó với 23% số phiếu cao hơn đối thủ; năm nay phải bầu lại vì ông Price lên làm bộ trưởng Y Tế. Ông Ossoff chỉ thua với 4% số phiếu cũng may mắn lắm rồi; ông thu được 10,000 phiếu cao hơn số phiếu mà cử tri đơn vị 6 đã bỏ cho cựu Tổng Thống Obama năm 2012.


Nhưng cuộc vận động của ông Ossoff còn cho thấy một nhược điểm căn bản nằm trong thông điệp của đảng Dân Chủ gửi tới các cử tri, nhất là tại một tiểu bang bảo thủ ở miền Nam nước Mỹ như Georgia.
Ông Ossoff mới 30 tuổi. Tuổi trung bình của các dân biểu đảng Dân Chủ hiện nay cao hơn 60, họ già hơn các dân biểu Cộng Hòa trong Hạ viện. Ossoff là tiêu biểu cho thành phần những đảng viên Dân Chủ hoạt động hăng hái nhất: Trẻ tuổi, trình độ đại học, tư tưởng cấp tiến. Nhưng điểm đặc biệt là những người này không chịu ảnh hưởng sâu xa của tín ngưỡng. Thái độ, tư tưởng, ý kiến của họ được xây dựng trên những quan niệm thế tục, không do các tôn giáo đào tạo.

Trong cả cuộc vận động tranh cử dài bốn tháng, ông Ossoff không bao giờ nhắc đến tôn giáo của mình – ông theo Do Thái Giáo. Ông không tìm cách chinh phục các cử tri miền Nam, đặc biệt là những người da đen và gốc Latino, là thành phần có đời sống tâm linh sâu xa. Ông Bernie Sanders, 76 tuổi, cũng gốc Do Thái, vẫn còn giữ được ảnh hưởng của tôn giáo. Năm ngoái khi giành vai trò ứng cử viên tổng thống Dân Chủ, ông đã lôi cuốn nhiều người Thiên Chúa Giáo. Nhờ ông biết dùng ngôn ngữ của Thánh Kinh trong lúc cổ động cho công bằng xã hội, nêu cao bổn phận nâng đỡ những người kinh tế yếu kém.

Nhưng Jon Ossoff giống như các đảng viên Dân Chủ trẻ tuổi tích cực khác, từ khi lớn lên vẫn được giáo dục theo các giá trị mới hoàn toàn thế tục, không nhuốm mầu tín ngưỡng. Họ đã tách ra khỏi một truyền thống mà đảng Dân Chủ vẫn nuôi dưỡng hàng thế kỷ, khi đảng này vẫn chiếm đa số ở nông thôn miền Nam nước Mỹ còn đảng Cộng Hòa đại diện cho các khu công nghiệp ở phía Bắc. Hai đảng chỉ đổi chỗ từ nửa thế kỷ trước, thời những người như Dân biểu Newt Gingrit rồi Tổng thống Ronald Reagan tranh cử và xoay ngược tình thế.
Trước đó, Tổng Thống Franklin D. Roosevelt đưa ra chương trình An Sinh Xã Hội (social security) và những chính sách nâng đỡ người thất nghiệp, cũng như thời Tổng Thống Lyndon B. Johnson bắt đầu các chương trình Y Tế Cho Người Già (Medicare) và cho người nghèo (Medicai, hoặc Medical), họ đều biện hộ bằng đức Bác ái của Thiên Chúa giáo. Mục Sư Martin Luther King Jr., người lãnh đạo phong trào đòi dân quyền, cũng sử dụng ngôn ngữ của Kinh Thánh. Anh em gia đình Kennedy cũng là những người Công Giáo đi lễ thường xuyên. Tổng Thống Jimmy Carter là một trại chủ tiêu biểu cho tín đồ giáo phái Baptist miền Nam, từng giúp lễ trong nhà thờ và dậy lớp giáo lý ngày Chủ Nhật. Barack Obama cũng có phong cách của một nhà truyền giáo khi nói năng nhờ đã dự lễ thường xuyên tại nhà thờ Giáo Hội African-American ở Chicago.
Thế hệ các người lãnh đạo trẻ trong đảng Dân Chủ dang xa dần truyền thống đó, và họ đang gây ảnh hưởng mạnh ngay trong nội bộ đảng. Họ không nói ngôn ngữ của các tôn giáo, mà chỉ đề cao các lý tưởng xã hội có tính chất thế tục. Những người này có thể làm cho ảnh hưởng của đảng Dân Chủ giảm bớt vì không thể tác động vào các thành phần cử tri mà đảng Dân Chủ đang cố chinh phục: người Mỹ gốc Phi Châu và gốc Nam Mỹ.

Những người Mỹ da đen và gốc Latino đều rất mộ đạo. Tập thể người Mỹ gốc Phi Châu được đào tạo trong các giáo hội, 81% giữ đạo mà phần lớn là những giáo hội Tin Lành. Người gốc Latino đa số theo Công Giáo, 76% đi nhà thờ. Cách suy nghĩ, lựa chọn của hai lớp cử tri này chịu ảnh hưởng rất mạnh của tín ngưỡng. Trong khi đó chỉ có 47% người Mỹ da trắng với trình độ đại học còn giữ tôn giáo.
Khi biết như vậy, chúng ta có thể hiểu một lý do lớn khiến những người như ông Ossoff đã thất bại ở một tiểu bang miền Nam. Những chính trị gia trẻ này không thu hút được những cử tri vốn là nổng cốt của đảng họ. Khi nào những người da đen và gốc Latino thích ngồi nhà, không đi bỏ phiếu, thì các ứng cử viên Dân Chủ sẽ còn thất bại.
Đảng Dân Chủ sẽ mắc bẫy nếu chỉ lo tấn công vào một vài “thành trì bỏ trống” mà quên các trận địa quan trọng hơn. Họ không thể chỉ nêu ra các nhược điểm của ông Donald Trump để thu hút cử tri. Họ phải chấm dứt khai thác chuyện bộ tham mưu của ông Trump liên hệ với tình báo Nga. Vì sau cùng, dù cuộc điều tra tiến hành ra sao cũng không thể đủ lý do để đàn hạch ông Trump. Họ phải thoát ra khỏi nỗi ám ảnh về Tổng Thống Trump mà chú tâm đến những vấn đề thiết yếu của nước Mỹ. Sang năm 2018 và tới năm 2020, các cử tri bỏ phiếu sẽ phán xét về thành tích của chính phủ Trump và đảng Cộng Hòa, chứ không quan tâm đến đời tư, gia đình, về con người và ngôn ngữ của ông tổng thống. Điều này đã thấy rõ từ tháng Mười Một năm 2016. Đến lúc đảng Dân Chủ phải thức dậy!
Dự luật y tế Thượng Viện khiếm thêm 22 triệu người không bảo hiểm


TRƯƠNG HUY SAN * TRẦN TRỌNG KIM



Lời điếu của Quốc trưởng Bảo Đại do Đổng lí văn phòng
đọc trong Tang lễ cụ Trần Trọng Kim.

Tác Giả: Truong Huy San


nhanvat Baodai trtrkim
Lời điếu của Quốc trưởng Bảo Đại do Đổng lí văn phòng đọc trong Tang lễ cụ Trần Trọng Kim


QUỐC GIA VIỆT NAM
ĐỨC QUỐC TRƯỞNG
BẢO ĐẠI

Ông nguyên Thủ tướng,

Được tin Ông từ trần, lòng tôi thương cảm vô hạn. Vẫn biết tuổi Ông đã gọi là thọ; sự nghiệp văn hóa, chánh trị của Ông đã biểu dương một thân thế cao quý. Song tôi không khỏi ngậm ngùi nhớ rằng mới cách đây mấy hôm, tôi còn vui thấy Ông tinh thần vẫn tráng kiện, chí khí còn hăm hở, và tưởng rằng trong những ngày sắp tới là lúc tổ quốc cần hết thảy những con dân tài đức như Ông, Ông tuy tuổi cao sức yếu, vẫn có thể phục vụ giang sơn như suốt cả cuộc đời tận tụy của Ông!

Lịch sử sẽ ghi thanh danh ông, thanh danh một nhà mô phạm biệt tài, một nhà văn học lỗi lạc, một nhà chí sỹ ái quốc. Và thân thế trong trắng của Ông đã làm gương cho kẻ đương thời sẽ làm gương cho lớp hậu thế.

Riêng đối với tôi, tôi không quên rằng trong những giai đoạn khó khăn của lịch sử, lúc nào Ông cũng sẵn sàng hăng hái làm người cộng sự đắc lực của tôi: nào khi Ông nhận đảm đương sứ mạng nặng nề điều khiển con thuyền quốc gia trong khi thế nước chông chênh; nào lúc tòng vong ở nơi hải ngoại khi tôi tranh đấu để mang lại cho dân tộc một hy vọng, một tin tưởng ở tương lai; nào buổi mới đây tuy tuổi đã ngoài 70 mà Ông còn hăng hái đứng lên đảm nhiệm trọng trách chủ tịch hội nghị toàn quốc trong cuộc tường bày ý nguyện của dân tộc.

Ông thực đã xứng đáng với dân tộc. Ông quả đã xứng đáng với lòng tín cẩn của tôi.

Công trạng ấy tôi không quên.

Quốc dân cũng không quên. Lịch sử sẽ ghi công của người con ưu tú của đất nước.

Tin rằng hương hồn ông sẽ được tiêu diêu nơi cực lạc.

Bà nguyên Thủ tướng,

Tôi đề lời phân ưu cùng bà và toàn gia. Tôi mong rằng lòng tiếc thương của hết thảy quốc dân đối với cố Thủ tướng sẽ làm cho bà nhẹ bớt một phần nào nỗi đau đớn về dịp này và sự nghiệp lâu dài của cố Thủ tướng sẽ làm cho bà được cái an ủi rằng sự nghiệp ấy còn cũng như là người chí sỹ khuất núi vẫn còn!
.
---------------

Huy Đức
.
VIẾNG CỤ TRẦN TRỌNG KIM

Nhờ những người bạn ở Hà Tĩnh, hôm 24-5, tôi tìm đến được nơi đặt tro cốt cụ Trần Trọng Kim ở tổ đình Vĩnh Nghiêm và hôm qua, 25-5, tôi gặp được bác Trần Xuân Điền, cháu đời thứ 3 của cụ Trần Trọng Kim ở Đan Phổ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Lịch sử không có chữ NẾU. Nhưng, đôi khi tôi vẫn cứ không cầm lòng được, suy nghĩ vẩn vơ, Việt Nam sẽ ra sao, nếu từ tháng 8-1945 vẫn là "chính phủ Trần Trọng Kim"...

Trong năm 1945, người Việt có hai tuyên bố độc lập: Ngày 11-3, triều đình Huế tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam; Ngày 2-9, tại Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập.

Độc lập không thật sự đến với Việt Nam vào tháng 3 cũng như vào tháng 9-1945.

Chỉ có chính phủ Hồ Chí Minh, vào lúc ấy, mới chủ trương và có khả năng kháng chiến và thắng thế của Mao Trạch Đông trong cuộc nội chiến 1949 đã giúp những người cộng sản giành chiến thắng Điện Biên Phủ, dẫn tới Hiệp định Geneva 1954, chia cắt đất nước. Cuộc chiến tranh thống nhất VN kéo dài tới năm 1975; cuộc chiến tranh người Việt chống lại Khmer Đỏ (có bàn tay Bắc Kinh đâm sau lưng) và chống lại chính quân Trung Quốc xâm lược kéo dài tới 1989.

Chính phủ Trần Trọng Kim và những người theo chủ nghĩa quốc gia như ông chỉ có thể đòi độc lập thông qua đấu tranh chính trị và chủ yếu nhờ bàn cờ chính trị thay đổi sau Thế chiến thứ II (Ở Đông Dương, người Pháp trả độc lập cho Sihanouk 1953). Chính phủ Trần Trọng Kim, nếu lãnh đạo một VN sau độc lập, sẽ rất kỹ trị và chắc chắn sẽ kế thừa những di sản (vật thể hay phi vật thể) của người Pháp.

Từ lâu, tôi vẫn muốn thắp một nén nhang viếng tác giả của Nho Giáo, Việt Nam Sử Lược, Truyện Thúy Kiều... Theo hướng dẫn của bạn bè tôi đã về Đan Phổ và Thạch Kim, nơi có những người cháu gọi Cụ Lệ Thần bằng chú.

Tháng Tư năm nay, khi cùng anh Le Hai & Trương Duy Nhất về Đan Phổ, người làng đã dẫn ra khu mộ gia đình họ Trần và khẳng định, "Ông Thủ tướng bù nhìn nằm ở đây", nhưng chúng tôi không tìm thấy tên Cụ. Về sau mới biết, tin nói cụ được an táng ở quê là không đúng.

Sinh ra trong một gia đình dòng dõi, cha là Trần Bá Huân (1838-1894) từng là một văn thân tham gia phong trào Cần Vương. Trần Trọng Kim mất cha năm 9 tuổi, mất mẹ năm 10 tuổi, anh ruột là Trần Bá Hoan nuôi được mấy năm, do quá túng quẫn phải đưa hai em, Trần Trọng Kim và Trần Thị Liên, cho nhà khác làm con nuôi. Hai không gian giáo dục sau đó đã đưa Kim và Liên đi theo hai con đường rất xa nhau. Người em theo phong trào cộng sản từ năm 1930, 1931, trở thành chủ tịch hội phụ nữ tỉnh Nghệ An (mất năm 1964). Người anh được cha nuôi cho ăn học, trở thành một học giả, một người có tinh thần quốc gia, dân tộc.

Năm 1953, sau khi chủ trì Hội nghị Hội đồng toàn quốc, tuyên bố Việt Nam ra khỏi Liên hiệp Pháp, cụ Trần Trọng Kim được Quốc trưởng Bảo Đại mời lên Đà Lạt. Sau mấy tuần nghỉ ngơi, không hề có biểu hiện đau ốm, cụ ra đi nhẹ nhàng sau một giấc ngủ trưa vào ngày 26 tháng Mười Âm lịch. Quốc trưởng Bảo Đại cho máy bay đưa thi hài Cụ ra an táng tại nghĩa trang Cầu Giấy, Hà Nội.

Năm 1987, luật sư Phan Anh cho mời thân nhân của cụ từ Sài Gòn, từ Pháp về. Chúng tôi chưa rõ từ đề nghị của ai


mà ngay trong dịp này Cụ được cải tảng, hỏa thiêu tại chỗ và tro cốt được mang vào gửi tại chùa Vĩnh Nghiêm.

Cụ bà, Bùi Thị Tuất - em gái cụ Bùi Kỷ, sinh sống ở Sài Gòn cho tới năm 1991. Con gái của hai người, bà Trần Diệu Chương, sinh sống ở Pháp, hàng năm vẫn viết thư về cho bác Trần Xuân Điền nhưng không hiểu sao từ hai năm nay ông Điền không còn nhận được thư của bà Diệu Chương nữa (Bà cũng đã ở tuổi gần 90). Những bức thư của bà Diệu Chương không chỉ là để nối tình thân với họ hàng mà còn như muốn để lại những bằng chứng lịch sử về một nhân vật mà chắc chắn rồi đây sẽ được nhìn nhận lại.
.
nhanvat trtrkim
Chân dung cụ Trần Trọng Kim, chụp 1953 (Tư liệu của bác Trần Xuân Điền).

nhanvat Batrtrkim
Cụ bà Bùi Thị Tuất. — cùng với Bà Bùi Thị Tuất vợ ông Trần Trọng Kim.

nhanvat trtrkim trocot
Tro cốt học giả Trần Trọng Kim đang gửi tại chùa Vĩnh Nghiêm 
(đặt trên giá chung như một người vô danh).

nhanvat trtrkim ngoimo
 Bốn ngôi mộ trong phần nghĩa trang gia đình: phía sau là phần mộ song thân: cụ Trần Bá Huân (1838-1894) - cụ Nguyễn Thị Nhị (và phần mộ người anh Trần Bá Hoan và chị dâu, Lê Thị Vy (1884-1956).

nhanvat con trtrkim
Bà Trần Diệu Chương, con gái cụ Trần Trọng Kim, và người chồng Pháp.


nhanvat chau trtrkim
Ông Trần Xuân Điền, cháu đời thứ 3, người đang lưu giữ nhiều tư liệu quý 
về cụ Trần Trọng Kim.

nhanvat chau nhabao trtrkim
 Nhà báo Huy Đức và Ông Trần Xuân Điền. Tễu Blog chú thích ảnh.

nhanvat thucon trtrkim
Bút tích của bà Diệu Chương gửi ông Điền.

nhanvat trtrkim buttich
Những dòng chữ ghi sau bức chân dung cụ Trần Trọng Kim chụp 1953.

Truong Huy San 
(Nhà báo Huy Đức)
__._,_.___


THÙY DƯƠNG *PARIS KINH ĐÔ CHUỘT CỐNG

Paris, “kinh đô” của chuột cống
Thùy Dương



Paris đang ở chặng nước rút trong cuộc đua đăng cai Thế Vận Hội Olympique 2024. Chỉ còn khoảng một tháng nữa là Paris đón tiếp phái đoàn của Ủy Ban Olympique Quốc Tế tới thị sát. Ấy vậy mà thành phố Paris lại đang đau đầu đối phó với vấn nạn « chuột cống ». Khẩu hiệu Made for Sharing / Venez partager! (Hãy đến và chia sẻ!) chắc chắn không dành cho chuột cống. Nước Pháp không muốn chia sẻ « kinh đô ánh sáng » với loài gặm nhấm này, chính vì thế, từ vài tháng nay, chính quyền Paris - đứng đầu là thị trưởng Anne Hidalgo - đã tích cực triển khai cuộc chiến chống lại « các vị khách 4 chânkhông mời mà đến ».

Nhiều tờ báo ở Pháp như Le Monde, Le Figaro, Libération, Le Parisien, L’express, … và các đài phát thành như RFI, Franceinfo … đều cho đăng bài về « cuộc xâm lược » của chuột ở Paris hay cuộc tấn công của Paris chống « giặc chuột » … Thậm chí, « dịch chuột cống ở thành phố tình yêu » còn được nhiều báo, đài quốc tế như BBC News, New York Times, the Guardian, The Telegraph ... đề cập tới.
Tờ New York Times cho đăng một bài báo dài với tiêu đề « Chuột tự do hoành hành ở Paris. Lỗi của Liên Hiệp Châu Âu » và nhận định là « Paris đang phải đối đầu với cuộc khủng hoảng về chuột tồi tệ nhất từ nhiều thập kỷ nay ». Báo The Guardian của Anh Quốc thì mỉa mai: « Tại Marais - khu phố sang trọng, thanh lịch của Paris, chuột đông hơn người ». Một tờ báo Anh khác - The Telegraph - thì nhận xét: « Paris, kinh đô ánh sáng nay đã trở thành kinh thành của chuột cống ».

Điều mỉa mai, theo báo The Telegraph, là cách đây gần một năm, Paris đã tổ chức hội thảo quốc tế « Chiến lược quản lý chuột ở đô thị ». Ấy vậy mà, giờ đây, ở Paris phồn hoa, nổi tiếng với các công trình kiến trúc, lịch sử tráng lệ, chuột cống xuất hiện khắp mọi nơi, không chỉ tại các khu phố bình dân mà cả ở các khu phố sang trọng hay ở các công trình lớn của thành phố : từ quảng trường tháp Saint-Jacques ở trung tâm Paris tới các sân chơi thiếu nhi, từ thảm cỏ ở khu vườn Tuilerie nổi tiếng tới chân tháp Eiffel, từ Champs-Elysées vốn được vinh danh là đại lộ đẹp nhất thế giới tới bờ sông Seine thơ mộng … Thậm chí, nhiều người đã chụp ảnh, quay phim được cảnh chuột đang tranh giành thức ăn với chim bồ câu trong các công viên, vườn hoa. Thật không ngoa khi nói Paris đang được đặt trong tình trạng « báo động về chuột ».


Ông Pierre Falgayrac, chuyên gia về vệ sinh và an toàn, một trong số ít những chuyên gia độc lập, chuyên đào tạo về quản lý chuột ở đô thị, tác giả cuốn sách « Chuột và người » cho tuần báo L’Express biết là cứ có 1 người dân, thì Paris có tới gần 2 con chuột. Hiện ở Paris có khoảng 4-6 triệu con chuột. Vậy, do đâu mà Paris lại trở thành một « ổ chuột » khổng lồ đến vậy?
Theo anh Julien Landel, trợ lý quận trưởng quận 4 - Paris, thì đó là vì ba lý do: « Paris mới trải qua giai đoạn ngập lụt cách đây vài tháng. Tại quận 4 đang có các hoạt động nạo vét hệ thống cống ngầm. Những tác động này khiến lũ chuột phải chạy lên mặt đất. Nhưng cũng phải nói tới ý thức của người dân và vấn đề vệ sinh không đảm bảo tại một số địa điểm trong thành phố Paris ».


Ông Reynald Baudet, một chuyên gia về diệt chuột, giải thích là từ trước tới nay, vẫn có rất nhiều chuột trong hệ thống cống thoát nước của Paris, nhưng chính việc thi công xây mới hay sửa sang các công trình, nhà cửa khiến chuột phải rời hang và bò lên mặt đất tìm nơi trú ẩn mới khiến số lượng chuột mà người dân nhìn thấy trên mặt đất nhiều hơn hẳn trước đây.

Tuy nhiên, bác sĩ Georges Salines, giám đốc cơ quan Sức Khỏe Môi Trường Paris cho biết thức ăn thừa rơi vãi tại các nơi công cộng và trong các thùng rác không đóng kín trên đường phố mới là nguyên nhân chủ yếu khiến chuột sinh sôi, nảy nở nhanh chóng. Thêm vào đó, nhiều người dân lại rắc thức ăn cho chuột, giống như cho chim bồ câu ăn vậy. Bác sĩ Georges Salines thậm chí đã gọi đây là « một thú vui mới của nhiều người dân Paris ».

Ngoài ra, cũng phải kể tới việc nhiều siêu thị, cửa hàng kinh doanh thực phẩm và nhà hàng vứt lẫn lộn các loại rác thải với thức ăn, thực phẩm thừa vào cùng một thùng rác nên thu hút nhiều chuột tới, đặc biệt là ở các khu vực có nhiều cống thoát nước.
Cũng theo giám đốc cơ quan Sức Khỏe Môi Trường Paris, chiến dịch diệt chuột của Paris phần nào giảm hiệu quả là do ảnh hưởng của một quy định mới của Liên Hiệp Châu Âu liên quan đến thuốc diệt chuột, chẳng hạn lệnh đặt thuốc diệt chuột ở cửa hang chuột tại các công viên.

Chuyên gia Pierre Falgayrac cho biết để duy trì sự sống, chuột cần ba yếu tố cơ bản là thức ăn, nước uống và hang ổ. Chỉ cần triệt tiêu được một trong ba yếu tố này là có thể hạn chế sự sinh sôi, nảy nở của loài gặm nhấm này. Vì mỗi con chuột mỗi năm ăn hết khoảng 9kg thức ăn, nên theo chuyên gia Pierre Falgayrac, cũng như giám đốc cơ quan Sức Khỏe Môi trường Paris và phát ngôn viên Christophe Marie của quỹ bảo vệ động vật mang tên diễn viên danh tiếng Brigitte Bardot, để giải quyết tận gốc vấn nạn chuột thì điều thiết yếu phải là xử lý rác thải, đặc biệt là các loại thức ăn thừa để chặn nguồn thức ăn của chuột, khiến chúng không thể sinh sôi nhanh chóng. Và đặc biệt, việc dọn vệ sinh, thu gom rác thải phải được tiến hành vào buổi chiều tối, trước giờ chuột rời hang lên mặt đất tìm thức ăn.


Hiện tại, ở Paris, thùng rác được các hộ gia đình, cửa hàng, siêu thị đẩy ra vỉa hè vào buổi tối, nhưng nhân viên môi trường đô thị chỉ đi thu gom rác vào buổi sáng sớm hôm sau. Điều này có nghĩa là chuột vẫn có cả đêm để lùng sục thức ăn trong các thùng rác để trên vỉa hè, nhất là các thùng rác không được đậy kín nắp.

Ngoài ra, ông Pierre Falgayrac đưa ra 4 đề xuất:
- Dùng các chất diệt chuột sinh học chỉ để diệt chuột cống gần khu vực buôn bán thực thẩm, nhà hàng, siêu thị.
- Đặt bẫy chuột cơ học không độc hại cho con người và các loài vật khác luân phiên tại các công viên, vườn hoa.
- Phun nước dọn rửa vỉa hè hai lần một ngày, nhất là tại các khu vực có nhà hàng, siêu thị.
- Diệt chuột một tháng trước khi cải tạo hay xây mới các công trình để tránh chuột chạy lan sang các nơi khác.

Chuyên gia Pierre Falgayrac quả quyết nếu áp dụng bốn biện pháp mà ông đề xuất, chỉ sau ba tháng, số chuột sẽ giảm xuống tỉ lệ dưới 1 con chuột/ 1 người dân. Ở ngưỡng này, người ta sẽ không còn thấy chuột trên mặt đất vào cuối ngày nữa.
Nhưng chuyên gia Pierre Falgayrac lại lưu ý rằng điều quan trọng là « điều chỉnh dân số » chuột cống ở Paris chứ không phải tìm cách tiêu diệt hoàn toàn loài vật này bởi vì chuột cống không quá nguy hiểm như người ta vẫn lo sợ.

Chúng ta vẫn đồn đại rằng chuột cống có thể truyền nhiều bệnh cho con người, nhất là dịch hạch, nhưng sự thật không phải vậy. Chuyên gia Pierre Falgayrac nói: « Nếu đúng chuột cống là vật chủ truyền bệnh dịch hạch, thì con người đã chết hàng loạt kể từ khi có hệ thống cống … Chuột không truyền cho con người nhiều mầm bệnh hơn chó hay mèo, những loài vật nuôi yêu thích của người dân Paris … Bệnh duy nhất mà chuột có thể truyền cho con người là bệnh trùng xoắn móc câu. Đó là căn bệnh truyền nhiễm qua nước tiểu của chuột. Nhưng căn bệnh này rất hiếm gặp.»


Viện Pasteur Paris cũng khẳng định bệnh trùng xoắn móc câu không dễ lây sang người nên tỉ lệ người mắc bệnh hàng năm chỉ là 0,4 - 0,5 người/100.000 dân. Thế nhưng, với nạn hoành hành của chuột cống, số người bị mắc bệnh đã tăng. Năm 2014-2015, trên toàn nước Pháp, có hơn 600 ca bệnh trùng xoắn móc câu, tăng gấp đôi so với năm 2011. Những người có nhiều nguy cơ mắc bệnh này nhất là công nhân làm việc trong hệ thống cống ngầm, thường xuyên tiếp xúc với chuột cống.
Tuy nhiên, xét về phía cạnh nào đó, chuột cũng là loài vật có ích. Chúng giúp người dân Paris xử lý tới 800 tấn rác thải/ngày và giúp cống rãnh không bị rác làm tắc nghẽn.


Còn chính quyền Paris có quan điểm là chuột không chỉ gây ra các vấn đề về sức khỏe mà còn « gây mất mỹ quan đô thị và gây thiệt hại về kinh tế ». Vì thế, thị trưởng Anne Hidalgo khi trả lời phỏng vấn của tuần báo Journal du dimanche (Báo ngày Chủ Nhật) hồi đầu tháng 03/2017 cho biết là thành phố đã thông qua một kế hoạch hành động trên quy mô rộng với 10 biện pháp mới nhằm làm sạch thành phố và diệt chuột, đặc biệt bổ sung 1,5 triệu euro cho công tác diệt chuột. Số tiền sẽ được dùng để mua thêm bẫy chuột, cải tiến các thùng rác để chuột không chui vào lấy thức ăn được nữa và tăng cường hoạt động diệt chuột ở những nơi có nhiều chuột cống.


Thực ra, đây không phải là chiến dịch diệt chuột đầu tiên của thành phố Paris. Hàng năm, cứ vào mùa xuân, sở cảnh sát Paris lại phát động chiến dịch diệt chuột và nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh của người dân. Năm 2000, sở cảnh sát Paris đã thành lập một đơn vị gồm 6 cảnh sát, chuyên điều tra các nhà kho, tầng hầm, sân và khu vực để thùng rác bên trong các khu chung cư và hệ thống cống thoát nước để tìm và diệt loài gặm nhấm này. Nhưng, đúng như cô Laëtitia - một người sống lâu năm ở Paris chia sẻ: « Có những đợt, người ta không nhìn thấy chuột, chúng đã bị tiêu diệt hết nhưng rồi sau đó một thời gian, chúng trở lại vì luôn có thức ăn cho chuột trên đường phố Paris. Nhiều người ngồi ăn trong các công viên, vườn hoa, ăn không hết họ vứt lại. Thức ăn thừa này đã thu hút chuột tới.»


Thêm vào đó, chuột cũng là loài vật tinh khôn, không dễ dính bẫy. Anh Mathieu Cohen, chuyên viên kỹ thuật diệt chuột cho biết: « Đây là loài sống sót tài tình nhất, một trong những loài vật thông minh nhất trên trái đất. Rất khó để bắt được chúng. Nhưng với kỹ thuật ngày càng phát triển, chúng tôi sẽ làm được, dần dần từng chút, từng chút một ».
Hy vọng là với các biện pháp mới của Paris, với việc nâng cao ý thức cho người dân, « Kinh đô ánh sáng » sẽ không còn là « kinh thành của chuột cống » nữa.



TUYẾT XỨ THI CÁC


Nhìn Lại Một Năm Qua
Một năm qua, tựa ngày hôm qua vậy!
Vẫn loay hoay giữa thương, ghét, giận hờn..
Ngày luôn mới sao hồn mình vẫn cũ ?
Khi tóc chiều đã nhuộm ánh tà dương. 
Một năm qua vẫn đến chùa lễ Phật
Vẫn trông đời bằng nét mặt kiêu sa,
Biết đạo lý Phật đà là lẽ thật
Bước chân còn chưa hướng đến vị tha.. 

Một năm qua vẫn thường hằng tắm gội
Nước trôi ngoài, chưa xóa bụi trần tâm
Dù vẫn biết.. cuộc đời như gió vội
Hồn băn khoăn.. chưa chọn lối trăng rằm. 

Một năm qua, đếm bao ngày Tỉnh thức,
Với bao lần sống thực Hiểu và Thương ?
Ngồi lặng lẽ mà nghe nơi lồng ngực
Sống hay đang tồn tại.. sống qua đường! 
Một năm qua ta vẫn hoài quét dọn
Sao vườn tâm cỏ dệt lối hoang vu ?
Mười hơi thở mấy hơi cùng Chánh Niệm
Thắp đèn lên soi sáng cõi sương mù.. 

Tàn Đông giá Xuân về trong ấm áp
Xin mở lòng cho nắng rọi vào tim!
Từng giọt nắng thanh lương là giọt Pháp
Xuân mới về, mong đổi mới , quang minh.
                      Thích Tánh Tuệ
                                       Như Nhiên 
ONE YEAR HAS PASSED
One year has passed, but it is like yesterday:
Still busy with love and hatred, the foul play!
Time always renews why our soul rests old yet
While our age already wanes like the sunset.
Last year we still came for the Buddha’s grace
But still looked at others with a haughty face.
Even though knowing Dharma is the Truth,
Our steps did not yet comprise a pace to ruth.
All last year we frequently bathed as inclined:
Water cleaned body, not worldly dust in mind.
Being aware of life as the fast wind as short,
We still hesitated, not chose the bright resort.
Last year, how many days wide-awake were we
Times to truly live, understand and love in glee?
We sat silently but felt in our innermost clime
If we did live or exist… transient to kill time.
We still always tidied up things in the last year
But grass grew in our heart as a fallow sphere.
Ten breath spans, how many with mind right?
Let us light the candles to enlighten the blight.
Winter has ended, warm Spring come whole.
Let us open our heart for light to flash our soul.
Each sunbeam is a ray of Dharma virtue rife;
With new Spring we renovate to better our life.
Translation by THANH-THANH
  GỬI YÊN BÁI
(Tặng : Nhà văn Thế Phong - Sài Gòn)
                      -----
 Lời thưa : Bố tôi bảo "Yên Bái là đất dữ...nên 1945 ông đưa gia đình về xuôi...NK tôi sinh ra ở Tx.Yên Bái (26/12/1938), nay 80 tuổi ( ta ) ngẫm thấy lời Bố tôi xưa quả là rất nghiệm, có đôi vần cảm tác , viết cách nay đã 5 năm mà vẫn như những lời "dự báo" về cái  vùng Đất Dữ hôm nay, xin được chia sẻ cùng các Bạn thơ :
Nơi mẹ sinh tôi đầu nguồn nước lũ
Đi bặt tăm chẳng có ngày về...
                     *
Ơi Yên Bái, người đi không ngoái lại
bỏ lại vầng trăng, câu hát lưng đèo
Về Hà Nội giữa dòng đời ngang trái
đi tìm hoài một dáng thương yêu.
                     *
Đâu hương Quế, hương Hồi chiều xanh ngát
giữa phố phường chật chội sặc hơi Tiền
giữa chen chúc lòng ngắc ngư câu hát
Thèm một khoảng rừng ở góc Công viên...
                     *
Ta là người điên - kẻ quên quá khứ
Trong cơn mê lảnh một tiếng còi tàu
cứ ngỡ đêm rừng qua ga Phú Thọ
Lửa lập lòe ai đợi bến Âu Lâu ?
                     *
Nơi sông Thao đổ vào đầu phố
cây Đa mé chợ, nơi "đoạn đầu đài" (1)
Phố là phố của người đi chẳng nhớ
Tiếng súng đùng đoàng chạng vạng hôm mai (2)
                      *
Ai đi xa có ngày về Yên Bái
Tôi đi xa là trốn biệt nơi này
là kẻ phụ tình, đứa quên xứ sở
để cõi lòng rỉ máu, buốt đôi tay.
-------
(1) Nơi xử tử Nguyễn Thái Học và các Đồng chí...
(2)Nơi quyết chiến của VM & VNQDĐ sau 1945...và của các "nhóm lợi ích" thanh toán nhau hôm nay...
      Hà Nội 13/01/2012

        NGUYỄN KHÔI



NHỮNG NGÀY ĐỘC LẬP
                   DTDB
Bốn Tháng Bảy Mỹ mừng ngày Độc Lập
Thấy người hân hoan... chạnh nhớ cố hương
Tuổi hoa niên, thời mộng đẹp... đến trường
Chúng ta cũng có... ngày Quốc Khánh
Tiệc đãi, vui chơi... tùy theo hoàn cảnh
Dân quê mừng lễ nhậu nhẹt, bánh trà...
Thị thành diễn hành, ca nhạc, pháo hoa...
Chỉ miền Nam, không phải là miền Bắc
Bởi Bến Hải bên Cộng... là của giặc
Miền Nam bên nầy, vùng đất Tự Do
Ngô Tổng Thống lãnh đạo... dân ấm no
“Hai Sáu Tháng Mười” là ngày “Quốc Khánh”
Từ thị thành đến thôn quê thanh cảnh...
Ruộng lúa chín vàng... cây trái sum sê
Từ sáng tinh sương cho đến chiều về
Thời thanh bình, dân an cư lạc nghiệp...
Đêm trăng sáng, vẳng hát hò nối tiếp...
Trai gái làng cùng giả gạo chài đôi
Ghe thương hồ đối đáp... cũng xa rồi
Chỉ còn tiếng chài... ánh trăng diễm uyển
Việt cộng lẻn vào khơi ngòi chinh chiến
Miền Nam tan tác... dân chúng bi thương...
Xếp bút nghiên... trai trẻ vào quân trường
Vì gia đình, vì an nguy đất nước...
Lịch sử Việt lật sang trang... tìến bước...
Thay Nguyên Thủ... để hưng thịnh, phú cường
Tạo đoàn quân hùng mạnh trấn biên cương
“Quốc Khánh” đổi ngày “Một Tháng Mười Một”
Các quân binh chủng... vẫn là rường cột
Đánh đuổi thù chung, gìn giữ miền Nam
Ba Mươi Tháng Tư, bức quyết tử rả hang!
Đất nước tan hoang, gia đình đổ nát!
Chúng ta bôn đào... xứ người lưu lạc
Nơi có nhân quyền, dân chủ, tự do...
Siêng năng làm, không phạm pháp quanh co...
Trên đất nước có bình quyền, ấm mát...
“Bốn Tháng Bảy” Mỹ là ngày “Độc Lập
Qua bao đời... trăng khuyết lại tròn trăng
Kẻ tha hương lòng xao xác băn khoăn...
Nay tất cả... chỉ còn trong hồi ức!
Hoài niệm cố hương... tròn đời thắm rực
Gương cha ông, hâu duệ đã lên đường...
Đánh đuổi Cộng thù ra khỏi quê hương...
Mừng Quốc Khánh... đê thỏa lòng mong nhớ
DƯ THỊ DIỄM BUỒN
ĐT: (530) 822 5622


THƯƠNG NGƯỜI CHIẾN SĨ VÌ DÂN

Thương Người ngâm Tống Biệt Hành
Trong thời chinh chiến đoạn đành mà đi.
Thương Người nghe khúc Phân Kỳ
Vì dân, vì Nước ai ghì chí trai?

Thương anh, thương chị sắc, tài
Biệt Ly khóc hận, ra oai diệt thù.
Thương Người Nằm Xuống thiên thu
Vinh danh xin gửi điệu ru: thơ buồn

Xin Người vì lệ dân tuôn
Tiếp thêm sức mạnh: chẳng luồn Hán nhân.


Ý Nga, 280616


GIỌT NẮNG
Giọt nắng đầy tung tăng trong mưa
Giọt nắng dừng khi ngang phố xưa
Giọt nắng chờ em qua quán trưa
Và giọt nắng cùng em về khi trăng chiều lên
Giọt nắng mừng em đến vườn xanh
Giọt nắng hiền qua lối cát an bình
Giọt nắng còn chờ tiếng em ru
Để mỗi ngày là hạnh phúc thiên thu!
Giọt nắng là giọt nước mắt đang rơi
Là giọt hạnh phúc đang vui
Là giọt mật ngọt muôn lời
Em  vê đây giọt nắng xanh tươi
Giọt nắng là lọn tóc em bay
Cùng gió hồng em đến nơi đây
Để mỗi giờ mỗi khắc vô vàn
Giọt nắng tròn tình khúc hân hoan
Giọt nắng tàn nằm trong chăn đêm
Giọt nắng thầm nghe cơn mơ du miên
Em nhắc bao lần chiêm bao mưa nghiêng
Giọt nắng bây giờ là giọt nước mắt đôi tim
NGHIÊU MINH

  Bức Tranh Kỷ-Niệm
(Tặng Cựu Học Sinh hai Trường Phan-Thanh-Giản
& Đoàn-Thị-Điểm Cần-Thơ để nhớ đến
mái trường thân yêu thời VNCH)

Thơ Anh-Toàn


Tôi muốn vẽ lên một bức tranh
Xa Xa Bến-Bắc túp lều xinh
Bóng Dừa xanh lá, nền mây trắng
Thoảng tiếng hò đưa nước chảy quanh

Tôi vẽ Xóm-Chài tận bên sông
Hàng cau nghiêng bóng, bến nước trong
Đôi chiếc thuyền con trôi lờ-lững
Dáng Cô lái nhỏ, thẹn má hồng

Tôi vẽ chiếc Cầu Cái-Khế xưa
Chiều đạp xe qua những nắng mưa
Gió mát dịu-dàng giòng sông nhỏ
Chiếc Xe-Lôi…còn chở những  cơn mơ ?

Tôi vẽ Ninh-Kiều buổi chợ đông
Áo Bà-Ba lấp-loáng nắng trong
Tiếng rao mua bán đơn-sơ ấy
Đã thành kỷ-niệm chuyện non sông

Tôi vẽ đôi người dáng học-sinh
Trên Cầu Tham-Tướng nắng lung-linh
Bóng ai e-thẹn vân-vê áo
Tình vui với gió chiều mông-mênh…

Tôi vẽ lối về kỷ-niệm xưa
Đường Ngô-Quyền cũ khuất cơn mưa
Xuống Bến Hàng-Dương, Đèn-Ba-Ngọn
Em nghiêng nón lá, thả hồn Thơ…

Tôi vẽ vườn Cam dưới nắng Thu
Chiều Phong-Điền, man-mác tiếng ru
Có đám trẻ thơ đùa bắt bướm
Nắng luồn tay nhỏ những  hoang-vu…

Tôi vẽ lối mòn Lộ-Hai-Mươi
Đường lên Bình-Thủy cỏ hoa vui
Trái Cóc trên hàng cây cao thẳm
Tay làm sao với…những  chơi-vơi ?

Tôi vẽ ven sông Chợ Cái-Răng
Đèn đêm thấp-thoáng dưới ánh Trăng
Vài cô thôn-nữ ngồi dệt chiếu
Dòng nước  lững-lờ trôi mênh-mang…


Tôi vẽ đường đi vào Vườn-ổi
Mận đỏ trĩu đầy cành lá tươi
Bãi-Cát dấu chân Em phai  nhạt
Tôi tìm hiu-hắt đoá hoa rơi…

Tôi vẽ Quán Cà-phê thân thương
Qua Cầu-Đôi-Mới, rẽ đến Trường
Ghé quán cùng nhau vui tâm-sự
Chuyện Thầy, chuyện Lớp, chuyện yêu-đương..

Tôi vẽ bàn Thầy trên bục gỗ
Trường-Phan-Thanh-Giản thuở học-trò
Trong lớp bâng-khuâng khung cửa sổ
Dáng ai thấp-thoáng nón bài thơ…

Tôi vẽ áo dài trắng Nữ-Sinh
Trường Đoàn-Thị-Điểm tiếng chim khuyên
Cây Phượng sân trường hoa vẫn thắm
Ai ngồi đọc sách dưới mái hiên ?

Tôi vẽ chắt-chiu nẻo đường quê
Nhớ em thăm-thẳm giữa cơn mê
Gió Cầu Tân-Quới bay làn tóc
Tôi thả hồn theo…lạc lối về…

Tôi vẽ tóc thề chấm ngang vai
Nón nhẹ nghiêng-nghiêng vạt áo dài
Em dáng Nữ-Sinh mờ ảo quá !
Màu trắng lụa-là, tôi vẫn say…

Làm sao vẽ hết được Cần-Thơ ?
Cho vừa nhung-nhớ tuổi mộng-mơ
Trăm con đường nhỏ luân-lưu mãi
Thành mạch máu hồng trong Tim Thơ…

Bức tranh tôi vẽ mãi chẳng xong
Xoè bàn tay đếm những  giòng sông
Thời-gian thấm-thoát như cơn mộng
Đường chỉ tay nào ? …chuyện viễn-vông !

Dẫu cách ngàn-trùng một đại dương
Chừng như hồn vẫn ở Quê-Hương
Đất nước, vườn cây, người xưa đó
Tôi níu mây, gởi lại luyến-thương…


Anh- Toàn



VU LAN NHỚ MẸ

DTDB

Con hỏi mẹ: "Sao cài hoa màu trắng?
Vào những ngày báo hiếu lễ Vu Lan?
Sao không cài hoa hồng thắm cao sang?"
Mẹ khẽ bảo: "Mẹ không còn có mẹ!"

Trong vũ trụ muôn loài đều có mẹ
Kẻ vô phần nên mẹ sớm ra đi
Thân cút côi sống lặng lẽ sầu bi
Đời đâu có tình nào hơn tình mẹ!

Thương thân mẹ, mất bà từ thuở bé
Thiếu tình thân yêu, âu yếm thiêng liêng
Thiếu vắng vòng tay trìu mến dịu hiền
Thiếu hơi ấm, ấp lòng khi giá lạnh

Thiếu hình bóng bên đèn chong đêm quạnh
Lời ngọt ngào khuyên dỗ lúc ốm đau
Chạy rong chơi vấp ngã té cầu ao
Về phụng phịu: "Mẹ ơi, con đau đớn..."

Thương yêu con, mẹ quên con đã lớn
Gió trở mùa, cây thay lá vàng thu
Đợi cổng trường khi đem nón, đem dù
Che mưa nắng, cho con phòng cảm mạo

Có những hôm trời lên cơn dông bão
Gió lạnh căm căm, thời tiết đổi thay
Đường về nhà trơn trợt tuyết mưa bay
Đội giá buốt, đem con giầy cao ống

Hết cấp ba, con vào trường Đại học
Sống xa nhà, mẹ lo sợ đắn đo...
Luôn nhắc con: "Trở gió dễ cảm ho
Nhớ mặc áo, choàng khăn cho đủ ấm"

Trước nhập học, tự tay mẹ mua sắm
Từ chiếc khăn, đôi vớ, thỏi xà phòng
Cây kim may, cuộn chỉ với mền bông
Chai dầu gió, phòng hờ khi cảm lạnh!

Nơi gác trọ những đêm dài hiu quạnh
Buồn bâng quơ hay chợt đến bất ngờ
Tình thơ ngây vụng dại tuổi học trò
Thương nhớ mẹ, vội vàng ra đi hết

Những ngày lễ, thứ bảy hay chủ nhật
Đến thăm con, mẹ chỉ dạy khuyên răn
Đem cho con, giỏ đầy ắp thức ăn
Và ánh mắt, ôi dịu dàng trìu mến

“Mẹ mới có tình thương vô bờ bến
Con hơn người, vì có mẹ bên con
Con hơn người vì có mẹ chu toàn
Con hạnh phúc, cài hoa hồng lên áo!”

DƯ THỊ DIỄM BUỒN
(530) 822 5622
Email:dtdbuon@hotmail.com


CHÂN DUNG VŨ TRỤ

TRÚC LANG OKC
Oklahoma

Ai đã vẽ chân dung Em vũ trụ ?
Tuổi mặt trời đôi cánh Hạc đi hoang !
Ánh mắt đen nhịp thở yếm leo thang,
Khoe vẻ đẹp không Thiên đàng Địa ngục.
Hay nhan sắc thì thầm chưa phải lúc ?
Bước ngập ngừng nhè nhẹ gió mây nghiêng.
Ta muốn nghe tiếng thỏ thẻ vô biên,
Từ hơi thở trong Em xa vút tận…
Từ chân tóc chớm buồn thưa ?…Thị Trấn !
Con đường nào? Một thuở vắng chưa quen !
Nơi chân dung vũ trụ phố lên đèn ,
Đêm hư ảo trôi trên thung lũng biếc.
Bởi vũ trụ chưa bao giờ chấm , phết ?
Mà thiên thu sao cứ mãi dài lâu !
Để môi Em chớm ngã sắc màu nâu,
Ta lại chải tóc Ai ? Năm ngón nhớ !
Trong gió thổi mưa rách và nắng vỡ ?
Suốt cuộc đời rượu đắng với men cay .
Rồi Ta đi trên những cánh đồng Mây !
Tìm Em gái chân dung xưa vũ trụ ?
Thơ Địa ngục mấy mùa Xuân nước lũ,
Tan tác trời qua từng giọt mưa ngâu,
Sân Trường Thi năm trước thuở qua cầu,
Gió Đông thổi - Tàng - Công viên – Đại Học.
Thở khói thuốc tròn hơi trong tiếng khóc ?
Vuốt tóc mây cho nước mắt vào môi !
Sao Em không cánh sao nhỏ trên đồi,
Để vũ trụ chân dung soi bóng nước ?
Một Ga nhỏ - Bến Tàu – Chân tóc ướt !
Đưa người đi – Hay người lại – Đưa Ta ?

TRÚC LANG OKC Hạ Đinh Dậu 2017


LÁNG GIỀNG “HỦ” NGHỊ

Đắng, cay, mặn, ngọt thế nào
Mà sao đảng nuốt nhục vào im re?
Xấu bao che. Đẹp chẳng khoe?
Đảng đoàn đã ngẩn tò te hết rồi?

Khi gần gũi, lúc xa xôi
Cứ như bèo giạt, mây trôi tìm về
Dễ dàng hay lắm nhiêu khê?
Nay khen quá độ, xưa chê quá lời*

Tạm thời khác với cả đời
Bên này ngó đất, nhìn trời bên kia
Giang san kẻ bán, người chia
Dép râu mấy dặm chầu rìa Hán nô?

Đêm ngày hả họng hoan hô
Vô không, vô có: Tam Vô hô hoài!
Mặc dân cứ xếp hàng dài
Cho người ngắm nghía hình hài, mua dâm

Nội gian cấu kết ngoại xâm
Ai người thấu rõ dã tâm Láng Giềng?

Ý Nga, 12-4-2015
          

Saturday, July 1, 2017


TRẦN TRUNG ĐẠO * ĐỨNG DẬY

Vịn gì để đứng dậy?

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Những lúc khó khăn như thế này, tôi lại nghĩ đến hai câu thơ của Phùng Quán:

Có những phút ngã lòng 
Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy
Nhà thơ Phùng Quán đã kết luận như thế khi nhìn lại quãng đời 30 năm ông đã sống trong bóng tối của bạc đãi, đe dọa, sống trong cảnh lưu đày ngay giữa lòng Hà Nội, nơi đó, từ thuở thiếu thời, ông đã từng đổ máu để giữ gìn.
Những phút ngã lòng là lúc nhà thơ phải chọn một trong hai thái độ làm người: chịu đựng sự nguyền rủa, sự rẻ khinh, sự hoài nghi, xa lánh của bạn bè, sự lãng quên của bà con thân thuộc, chịu làm kẻ mất quê hương ngay trên chính quê hương mình, hay cúi đầu khuất phục như Chế Lan Viên, Xuân Diệu... tô son điểm phấn cho một chế độ đã phản bội xương máu đồng bào, phản bội ước mơ của dân tộc.
Nhà thơ Phùng Quán đã vịn câu thơ mà đứng dậy.
Nhưng nhà thơ Phùng Quán là một nhà thơ, trong lúc 90 triệu người Việt còn lại không phải là nhà thơ thì vịn gì để đứng dậy.
Vịn lịch sử mà đứng dậy.
Lịch sử là vũ khí, là hành trang căn bản trong hành trình tranh đấu cho tự do dân chủ, cũng như để xây dựng đất nước sau này. Lịch sử là niềm tin. Niềm tin đó không thể mua bán. Niềm tin đó không thể đổi chác. Niềm tin đó không thể bị bỏ tù.
Tại sao Phạm Hồng Thái phải nhảy xuống sông Châu Giang tự tử? 
Tại sao các tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng... phải tự sát? 
Các vị đó sợ hãi? 
Không. 
Các vị đó chỉ biết căm thù? 
Không.
Các vị đó can đảm hơn người? 
Không.
Các vị đó tuẫn tiết bởi vì các vị đó đã có một niềm tin quá lớn vào sự trường tồn của dân tộc, niềm tin đó lớn hơn cả mạng sống của chính họ.
Mỗi thế hệ có một nhiệm vụ phải hoàn thành. Nhưng dù không hoàn thành vẫn phải nhường lại con đường cho các thế hệ trẻ tiến lên. Các thế hệ trẻ hôm nay dù muốn hay không muốn cũng phải nhận lãnh trách nhiệm của mình trước lịch sử. Đất nước Việt Nam là của tuổi trẻ. Tương lai Việt Nam có được vinh quang hay phải tiếp tục chịu đựng độc tài, lầm than tủi nhục cũng là từ hành động của tuổi trẻ. Đứng trước giai đoạn đầy bóng tối của đất nước hiện nay, nhiệm vụ của tuổi trẻ đã trở thành một thử thách lớn lao. Để đi hết con đường quá khó khăn trước mắt mỗi người phải tự thắp sáng niềm tin dân tộc trong lòng mình.
Không có một chế độ độc tài nào tồn tại lâu dài. Đó không phải là những lời an ủi mà là sự thật.
Ngày 17 tháng 12, 1989, Nicolae Ceaușescu ra lệnh đàn áp không thương xót vào cuộc biểu tình của dân chúng Romania tại thành phố Timișoara, kết quả hàng ngàn người bị giết, hàng vạn người bị tù. Nhưng chỉ tám ngày sau, chính hai vợ chồng Nicolae Ceaușescu đã đền tội trước lịch sử Romania.
Chế độ CS tại Việt Nam rồi cũng thế. Một chế độ tồn tại bằng nhà tù, sân bắn sẽ phải sụp đổ. Những hành động thô bạo, dã man đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một bà mẹ trẻ, một phụ nữ chỉ có cây bút trong tay, là một cách thú nhận sự run sợ của đảng trước lòng dân đang lớn mạnh.
Chắc chắn một ngày, những người con yêu của mẹ Việt Nam sẽ gặp lại nhau tại một điểm hẹn huy hoàng của lịch sử. Đó là ngày phục hưng của dân tộc Việt Nam. Người Việt yêu nước, đang ở đâu và đang làm gì, hãy nỗ lực cho ngày đẹp trời đó. Những buồn đau chia cắt sẽ qua đi và một nước Việt Nam mới, tự do, dân chủ, nhân bản, khai phóng sẽ ra đời.
Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận trong giờ phút cùng cực của khổ đau hoạn nạn tại Cây Vông, Phú Khánh ngày 8-12-1975 đã viết những dòng thơ bi tráng và hùng hồn như trang sử:
Con có một Tổ Quốc: Việt Nam
Quê hương yêu quý ngàn đời
Con hãnh diện
Con vui sướng
Con yêu non sông gấm vóc
Con yêu lịch sử vẻ vang
Con yêu đồng bào cần mẫn
Con yêu chiến sĩ hào hùng
Sông cuồn cuộn máu chảy cuộn hơn
Núi cao cao, xương chất cao hơn
Đất tuy hẹp nhưng chí lớn
Nước tuy nhỏ nhưng danh vang
Con phục vụ hết tâm hồn
Con trung thành hết nhiệt huyết
Con bảo vệ bằng xương máu
Con xây dựng bằng tim óc
Vui niềm vui đồng bào
Buồn nỗi buồn của dân tộc
Một nước Việt Nam
Một dân tộc Việt Nam
Một tâm hồn Việt Nam
Một văn hóa Việt Nam
Một truyền thống Việt Nam.
(Thơ Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận)
Một ngày không xa, các em học sinh Việt Nam sẽ có cơ hội đọc lớn bài thơ của ngài trong giờ Việt Văn ở trường học các em, và bên ngoài cửa lớp, những cánh chim họa mi đang cất cao tiếng hót, báo hiệu mùa xuân đang về trên quê hương không còn hận thù, rẻ chia, ngăn cách.
30.06.2017


THANH PHƯƠNG * Mỹ VÀ BÌNH NHƯỠNG



Cái chết của Warmbier buộc Mỹ phải mạnh tay hơn với Bình Nhưỡng


media 
Otto Warmbier trong cuộc họp báo tại Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên, tháng 02/2016REUTERS/Kyodo
Chỉ vài ngày sau khi được Bắc Triều Tiên trả tự do và được đưa về nước trong tình trạng hôn mê, sinh viên Mỹ Otto Warmbier đã qua đời ngày 19/06/2017. Đối với nhiều dân biểu Hoa Kỳ, cái chết của sinh viên này là một vụ « sát nhân » và mọi con mắt đang đổ dồn về Nhà Trắng để xem chính quyền tổng thống Donald Trump sẽ đáp trả chế độ Bình Nhưỡng như thế nào.
Phản ứng về cái chết của sinh
viên Warmbier, tổng thống Trump hôm qua đã lên án mạnh mẽ chính quyền Bắc Triều Tiên là một « chế độ tàn bạo ». Ngoại trưởng Rex Tillerson thì tuyên bố Hoa Kỳ sẽ buộc Bắc Triều Tiên chịu trách nhiệm về việc « giam cầm phi lý » sinh viên Warmbier và ông yêu cầu Bình Nhưỡng trả tự do cho 3 công dân Mỹ khác.
Nhưng một số nghị sĩ đòi chính quyền Trump phải có hành động đáp trả mạnh mẽ và dứt khoát với Bình Nhưỡng. Thượng nghị sĩ Cộng Hòa bang Texas Ted Cruz đã tuyên bố : «  Chế độ Bắc Triều Tiên sai lầm khi nghĩ rằng cách họ đối xử man rợ một công dân Mỹ bị giam cầm trong điều kiện tồi tệ trong suốt một năm sẽ được để yên ». Còn thượng nghị sĩ John McCain thì cho rằng Hoa Kỳ «  không thể và không nên dung thứ việc các quốc gia thù nghịch giết hại công dân Mỹ ».

Thật ra thì trước khi sinh viên Warmbier được trả về trong tình trạng hôn mê, gây sốc mạnh cho dư luận Mỹ, Washington đã cân nhắc nhiều phương án để ngăn chận một nước Bắc Triều Tiên ngày càng hiếu chiến. Đặc biệt với việc Bình Nhưỡng liên tục bắn thử tên lửa, đe dọa Hoa Kỳ và các đồng minh khu vực, chính quyền Trump đã nhờ đến sự trợ giúp của Trung Quốc.
Nhưng hôm qua, tổng thống Trump đã tỏ cho thấy là Mỹ sẵn sàng hành động một mình, khi ông viết trên mạng xã hội Twitter : «  Tôi đánh giá rất cao những nỗ lực của chủ tịch Tập Cận Bình và Trung Quốc để giúp giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên, nhưng những nỗ lực đó đã không đạt kết quả. »
Cho tới nay, Hoa Kỳ và các nước khác chủ yếu dùng các biện pháp trừng phạt kinh tế để gây áp lực lên Bình Nhưỡng. Chưa biết là sau cái chết của sinh viên Warmbier, Mỹ sẽ đề ra những biện pháp nào khác. Trước mắt, Washington hôm qua đã điều hai oanh tạc cơ siêu thanh bay đến không phận bán đảo Triều Tiên như là một hình thức « biểu dương lực lượng ». Có điều, Hoa Kỳ sẽ khó có một hành động quân sự, vì động thái này dẫn đến chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, với những hậu quả khó lường trước đối với các nước trong khu vực, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc. Chính quyền Trump chỉ có thể ban hành các biện pháp trừng phạt kinh tế nặng nề hơn, hoặc dọa đưa Bắc Triều Tiên trở lại danh sách các quốc gia yểm trợ khủng bố, hoặc ban hành lệnh cấm công dân Mỹ du lịch đến Bắc Triều Tiên.
Có điều, mạnh tay hơn với Bình Nhưỡng chắc chắn là gây nguy hại cho 3 công dân Mỹ còn bị giam cầm ở Bắc Triều Tiên, vì không loại trừ khả năng chế độ Kim Jong-Un sẽ trả đũa. Tóm lại, trước một quốc gia bất chấp luật pháp như  Bắc Triều Tiên, Hoa Kỳ khó có thể làm gì khác hơn, cho dù dư luận nước này có phẫn nộ đến đâu về cái chết của sinh viên Warmbier.

THANH VÂN * MỘT GOC HUẾ

Một Góc Huế Xưa – 

Thanh Vân

(Góp nhặt cát đá của Giao Lê, anh ruột của ca nhạc sĩ Diệu Hương)

Picture 129_b
Cảnh hoàng hôn chụp từ một quán cà phê ở Chợ Cống năm 2007. (Colnav Nguyen)


Đọc bài dưới đây, anh sẽ hình dung ra được ‘cái em ngày xưa’ và “cái em ngày nay” của Thanh Vân trong Khung trời kỷ niệm. Cũng luôn gởi đến bạn đọc Một góc Huế xưa của Thanh Vân để cùng Thanh Vân chia xẻ chút nhớ nhà, nhớ nước, nhớ góc phố thân yêu ngày xưa”còn bé”
Thân chúc tất cả một năm mới sắp tới An bình,Hạnh phúc
ThanhVân

Một góc Huế Xưa
Đã hơn ba mươi năm đất nước của chúng ta bị nhuộm đỏ và đối với dân chúng Việt Nam bên này vĩ tuyến, dù đang ở trong nước hay đã di tản ra ngoại quốc, chúng ta cũng xem như đã ba mươi năm đánh mất Quê Hương, đang lưu vong ở xa hay bị lưu đày ngay trên chính quê cha đất tổ.
Ba mươi năm bao nhiêu đổi thay, ngày nào tóc còn xanh giờ đã ngả màu sương khói… Mùa Xuân, kỷ niệm chợt kéo về khuấy động tâm tư…
Xứ Huế của tôi, như mọi người thường nhận xét, ở gần thì thương, ở xa thì nhớ. Huế tuy nhỏ nhưng có những vùng riêng biệt: hai bên cầu Trường Tiền là hai miệt khác nhau. Một bên cầu có chợ Đông Ba, có Thượng Tứ, có Gia Hội, bên kia cầu là cầu Bạch Hổ, là Phủ Cam, là Đài Phát Thanh, là Đập Đá. Bên kia Đập Đá là Vĩ Dạ, Thuận An, bên ni Đập đá là Chợ Cống, Phú Xuân…
Ngày xưa tôi ở bên ni cầu, bên ni Đập Đá, khu có hai trường trung học nổi tiếng miền Trung là Trường Đồng Khánh và Trường Quốc Học, tôi ở bên ni Đập Đá quẹo phải đi về Chợ Cống. Không hiểu sao lại có cái tên Chợ Cống quê mùa như rứa mặc dù Chợ Cống đã đào tạo ra thật nhiều nhân tài, xấu tốt tùy người nhưng ít nhất cũng có danh tiếng.

Tướng Tôn Thất Đính, nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên đều lớn lên và qua tuổi thanh niên ở Chợ Cống, đạo diễn Lê Mộng Hoàng cũng lớn lên từ Chợ Cống và hiện vẫn còn ở lại quê hương. Các danh ca Ngọc Cẩm, Nguyễn Hữu Thiết cũng trú ngụ ở Chợ Cống khi hai người mới bắt đầu sự nghiệp cầm ca ở Đài Phát Thanh Huế. Đầu năm tôi kể hầu bạn đọc sinh hoạt Chợ Cống của tôi, biết đâu không mang lại cho quý bạn một vài phút giây mơ mộng của một góc nhỏ xứ Huế giờ tuy còn đây nhưng đã thật xa trong quá khứ.

Tôi lớn lên trong căn nhà của ông nội tôi nằm ven bờ sông Hương nhìn ra Đập Đá, trên con đường Chợ Cống giờ được đổi tên là Nguyễn công Trứ -con đường Chợ Cống chạy dài xuống tận Phú Xuân. Đời sống ở cái góc nhỏ xứ Huế này thật khép kín, thật êm đềm nhưng bên trong là cả một trời kỷ niệm tuy đầy sóng gió. Người Huế khép cửa trong nhà nói chuyện hàng xóm.

Tuy thầm thì với nhau nhưng… không thiếu chi tiết dù có dặm thêm mắm muối cho câu chuyện đậm đà, gay cấn hơn. Ông nội tôi có bảy người con, hai trai đi kháng chiến trong đó có cha tôi và năm cô con gái. Ngày cha tôi đi tôi chỉ mới ra đời có mấy tháng, các cô săn sóc tôi… và bao nhiêu chuyện xứ Huế, nhất là ở góc Chợ Cống này các cô đều thầm thì bàn tán, tôi biết chuyện to chuyện nhỏ của góc Chợ Cống từ khi tôi chưa biết nói.
Mà Chợ Cống, Đập Đá của tôi thì thật nhiều chuyện. Người đẹp Chợ Cống thì có nữ ca sĩ Hương Thủy con giáo sư Tôn Thất Lương dạy Hán Văn trường nữ Trung Học Đồng khánh, có Tôn nữ Minh Đức của mối tình đầu thơ ngây với Nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên trước khi chàng du học qua Pháp. Xa nhau tình cũng xa luôn, chàng ngưng liên lạc, nàng ở Quê Hương lên xe hoa với chàng sĩ quan trẻ sau này là Trung tướng Lữ Lan…

Chuyện một chàng trai khác đi Pháp bỏ lại vị hôn thê là chị của nữ ca sĩ Hương Thủy nhưng cũng có đoạn kết màu hồng. Chàng đi du học, nghe tin chàng mê phồn hoa lấy vợ đầm, cô hôn thê con ông giáo sư nghèo ở đầu Đập Đá xin bạn bè chung góp lấy tiền đi tàu thủy qua Pháp đòi chồng. Nàng qua đến kinh đô ánh sáng thì chàng đã có vợ tóc vàng nhưng con gái Việt ngày đó không có nhiều nên một chàng bác sĩ Việt cưới nàng làm vợ. 
Họ sống bên nhau hạnh phúc đến ngày hôm nay… Lại còn thêm mối tình của cô tiểu thư trưởng nữ của tiệm vải Thuận Long lớn nhất cố đô Huế với chàng sĩ quan trẻ Tôn Thất Đính. Ngày mới trung úy chàng đi hỏi nàng làm vợ, nàng từ chối để cho chàng có động lực tiến thân, chỉ sau đó vài năm chàng được Tổng thống Ngô đình Diệm cho lên đến Trung tá và được nàng nhận lời làm vợ, cả xứ Huế ồn ào vì cái đám cưới của đôi trai hùng gái sắc vừa có quyền vừa có tiền nhất cố đô. Ngày đó, Trung tá to lắm, xứ Huế nhỏ xíu nên cô tôi kể chàng được đề cử đi làm tư lệnh một đơn vị quân đội ở Đà nẳng và hai vợ chồng được cả xứ Huế tiễn đưa đi làm quan xa.
Ôi cái xóm Đập Đá, chợ Cống của Huế xưa đã cho tuổi thơ của tôi thật nhiều niềm nhớ. Bên ni Đập Đá thì chuyện này, bên kia Đập Đá là Vĩ Dạ lại có chuyện khác… Tôi lớn lên với những chuyện tình của các cô gái đẹp Vĩ Dạ, chị em cô Dạ Khê nước da ngăm ngăm, dáng dấp mảnh mai đã làm cho nhiều chàng phải thức đêm nắn nót thư tình, chị em các cô Trà Mi, Diệm Mi ở Hàng Me một thời là Hoa khôi xứ Huế, bao nhiêu giấy mực đã được xử dụng để ca tụng nhan sắc của những nàng Mi.

Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Hàn Mặc Tử khen con gái gốc Vĩ Dạ có khuôn mặt chử điền, riêng tôi lớn lên không học chữ nho nên không biết “chữ điền” có phải là “vuông” hay không mà thấy các chị em cô Dạ Khê khuôn mặt vuông thật với nước da ngăm ngăm, đôi mắt lá dăm và thân hình mềm như cành trúc. Hình như các nàng thôn Vĩ này đã qua định cư ở quận Cam, chị em các cô Mi trắng như trứng gà bóc thì đang ở Pháp. Những người đẹp này bây giờ đã có tuổi, không biết họ có bao giờ thương nhớ cái góc Huế nhỏ xưa của một thời con gái đẹp như thơ ?
Xứ Huế ở miền Trung nghèo đất cầy lên sỏi đá thật nhưng sao đời sống mặn nồng êm ả, một đời sống mà ta không thể nào tìm thấy ở những đất nước văn minh sang giàu, ngay cả những năm tôi ở Saigon cũ cũng không thể nào tìm thấy được. Ngày tôi còn nhỏ, thật nhỏ, tối nào có trăng, mẹ tôi thường cho tôi đi theo bà ra Đập Đá đón những gánh cá tươi do mấy bà gánh từ Thuận An lên Huế bán, những con cá ngừ tươi rói đem về kho với dứa và ớt ăn với bún sao mà ngon tuyệt vời. Còn cái mưa ở Huế thì Nguyễn Bính cũng phải thua:
Giời mưa ở Huế sao buồn thế
Cứ kéo dài ra đến mấy ngày
Thềm cũ nôn nao đàn kiến đói
Giời mờ ngao ngán một loài mây
Trường Tiền vắng ngắt người qua lại
Đập Đá mênh mang bến nước đầy
(Giời mưa ở Huế)

Mưa chừng ba ngày nước sông Hương dâng cao, tràn qua Đập Đá, chúng tôi lại được lội nước, nước tràn vô nhà, bàn ghế chất chồng lên, cả gia đình sống trên cao, chợ búa ngưng họp, chúng tôi lại được ăn cơm nóng với thịt, cá hộp… giờ thấy đồ hộp mà ngao ngán nhưng những ngày lụt lội bé bỏng xưa kia, cá hộp Maroc xào mặn với tiêu hành nước mắm sao mà ngon thế.

Vài ngày sau nước hạ cô tôi lại đón ghe thuyền đi câu trên sông Hương chạy ngang qua nhà để mua những rổ cá mờm vừa tươi vừa ngọt đem nấu canh với me đất mọc sau vườn. Canh cá mờm tươi, tôm tươi rim với thịt ba chỉ ăn với cơm nóng, chẳng có món ngon nào trên thế giới này bì được… Tuổi thơ ơi, sao mà nhớ quá !
Ngày ba tôi đi kháng chiến, mẹ tôi là cô giáo còn trẻ đẹp. Các cô tôi kể cho tôi nghe ngày đó học sinh trường Quốc Học Huế rất thương ba mẹ tôi. Ba tôi đi, mẹ tôi ở nhà với ba đứa con còn nhỏ. Trong những dịp liên hoan của trường Quốc Học, những nam học sinh thường lên hát tặng mẹ tôi bài “Đợi anh về” để an ủi mẹ tôi. Khi tôi biết đọc, tôi thấy trong nhật ký của chị tôi có bài hát đó, bài hát rộn ràng tình yêu Quê Hương của một xứ Huế bừng bừng khí thế kháng chiến chống thực dân.
Đợi anh về
Em ơi đợi anh về
Đợi anh về em nhé
Mưa có rơi dầm dề
Ngày có buồn lê thê
Thì em ơi, em cứ đợi
Đợi anh anh lại về trong tiếng cười ngạo nghễ,
Anh của em lại về…
Thanh niên Huế ngày đó mơ một ngày Quê Hương giải phóng, họ an ủi người cô phụ có chồng đi xa để rồi ngày Huế-Saigon-Hànội thông thương thì người rủ nhau ra biển vượt biên, người khăn gói giã từ vợ con đi tù không hẹn ngày trở lại.
Chỉ vài năm sau,vấn đề áo cơm cũng làm cho Mẹ tôi quên ba tôi và đem chúng tôi rời khỏi Huế vào Saigon…
1975 ba tôi trở về không làm sao cười nổi vì gia đình đã tan nát, con thì đứa đi xa, đứa vào trại cải tạo và bỏ xác ngoài Vĩnh Phú xa xôi. Tiếng cười ngạo nghễ chẳng bao giờ vang lên trong căn nhà trống vắng với bàn thờ ông bà nội khói hương nhạt nhòa. Các cô tôi viết thư qua Mỹ kể rằng suốt ngày chỉ nghe cha tôi thở dài như xót xa như hối tiếc… Tôi lại lạc đề mất rồi, tôi đang kể chuyện Đập Đá, Chợ Cống một góc Huế xa xưa cho các bạn nghe trong những ngày đầu Xuân cơ mà!
Cái góc Huế ngày xưa đó đã để lại cho tôi bao nhiêu kỷ niệm êm đềm, đã an ủi tôi thật nhiều trong những ngày xa xứ.
Đập Đá cũng là nơi chôn nhau cắt rốn của Bà Thân thị Nhân Đức vợ Giáo sư Hoàng Ngọc Thành… Đập Đá của tôi đáng nhớ thật phải không các bạn ?

Hơn ba mươi năm xa quê hương tôi vẫn hằng mơ có một lần được về thăm lại xứ Huế thân yêu. Năm vừa qua, trong chuyến về thăm quê cũ tôi đã đi tàu lửa từ Hànội về lại Huế. Chuyến tàu Thống Nhất rời Hànội lúc 10 giờ đêm và đến Huế vào lúc 12 giờ trưa hôm sau.

Chuyến đi khá yên lành, có hạng ghế mềm, ghế cứng, couchette sạch sẽ, không thua Amtrak Mỹ và có phần sạch sẽ hơn TGV (xe lửa tốc hành) của Pháp. Các bữa ăn được nhân viên hỏa xa mặc đồng phục đẩy xe đi phát từng người, thức ăn để trong hộp bao giấy bóng. Lòng tôi nôn nao nghĩ đến giờ phút đặt chân lại nơi chôn nhau cắt rốn. Tôi đi tàu lửa vì thèm nhìn lại nhà ga Huế. Nhà ga Huế để lại cho tôi những kỹ niệm êm đềm với người ông nội già thương yêu.trại c
Ngày tôi học đệ tứ gia đình tôi đổi về Đànẵng, tôi học một năm ở trường Lycée. Vào dịp nghỉ hè tôi đi xe lửa về Huế thăm gia đình ông nội. Tôi đã sống những ngày hè thật vui bên ông và các cô trong căn nhà cạnh bờ sông, các bạn ngày nhỏ của tôi vẫn yên lành sống ở Chợ Cống và đi học trường Đồng Khánh, chỉ có tôi theo gia đình vô Saigon, lên Dalat ở nội trú rồi về Đà nẵng một năm.

Về lại Huế tôi thấy mình như nhỏ bé lại trong tình thương của tất cả những người trong xóm Chợ Cống đã biết tôi từ khi mới ra đời cho đến ngày Mẹ tôi đem chị em tôi vô Nam. Cô bạn Giao Cầm ở đầu Đập Đá mỗi lần gặp lại tôi đều trêu chọc. Cô hay hỏi tôi ‘Bộ ông nội mi đi làm công chức hay răng mà sáng mô cũng đúng tám giờ là thấy ông vác dù đi ngang nhà, chiều năm giờ vác dù về rứa?
 Hỏi ra mới biết ông nội tôi ngày ngày đi bộ từ Đập Đá lên chùa Tường Vân ở chân núi Ngự Bình để thăm bà cố. Ngày mô ông cũng đi về thật đúng giờ. Ngày nhỏ tôi nghĩ là núi Ngự Bình xa lắm, không biết ông tôi đi bộ bao lâu mới đến Chùa. Tôi muốn nhìn lại nhà ga Huế vì thăm ông xong khi tôi rời Huế vô lại Đànẵng, tàu rời ga lúc 12 giờ trưa, buổi sáng sớm ông tôi đã xách dù đi bộ lên nhà ga, ông cho tôi tiền đi cyclo nên mười một giờ trưa tôi mới đi. Ông tôi là vậy đó, nuôi con khôn lớn, hai con trai đi kháng chiến lại chăm lo cho các cháu nội ngoại. 
Vậy mà khi ông tôi mất tôi đã không được có mặt cạnh ông, ba tôi đi kháng chiến về ông cũng không hết buồn vì anh tôi đi cải tạo và tôi thì xa mịt mù. Chuyến này về thăm Huế tôi muốn nhìn lại nhà ga để nhớ lại bao sự hy sinh và thương mến của ông nội tôi đã dành cho tôi từ ngày tôi còn thơ ấu. Sau ba mươi năm nhà ga Huế đổi khác rất nhiều, rộng rãi và tiện nghi hơn xưa. Tôi gọi cyclo ngã giá về Chợ Cống, người phu xe đòi tám ngàn, chỉ có năm mươi xu Mỹ.

 Xe đi ngang hai trường Quốc Học, Đồng Khánh rồi Đài Phát Thanh, ngang qua cầu Trường Tiền rồi đến Tòa Khâm mới về Đập Đá và quẹo vào Chợ Cống. Con đường ngày xưa giờ vẫn êm mát, đã tháng chín nên những hàng cây phượng vĩ không còn hoa đỏ và cũng vắng tiếng ve sầu. Đập Đá của tôi cũng thay đổi nhiều, nhà những người bạn nhỏ ngày xưa đã được thay thế bằng những mini hotels và quán giải khát. Những căn nhà kiểu biệt thự nằm trong hẻm đường Chợ Cống chạy dọc theo bờ sông Hương giờ đã biến thành quán Càphê đèn mờ. 
Chỉ môït cái hẻm nhỏ mà có đến ba quán Càphê, ghế bàn đặt dọc theo bờ sông, buổi chiều vào giờ tan học các học sinh từng cặp đưa nhau đến ngồi tâm tình cho đến khuya. Nam nữ học sinh Huế bây giờ dạn dĩ không thua chi học sinh Mỹ, Pháp, nói chi đến học sinh, sinh viên Saigon ngày xưa. Họ tỏ tình nhau cụ thể chứ không qua lá thư e ấp của “Ngày xưa Hoàng thị” nữa. Huế của tôi giờ cũng như Saigon, Tân Định, cũng quán cóc, cũng hột vịt lộn bày bán khắp nơi, cũng ăn nhậu, các cô gái cũng mặt đồ bộ ra đường như con gái trong Nam.
Một tuần ở Huế với cô tôi, tôi được đưa đi thăm mộ ông bà nội và cha tôi ở chân núi Ngự Bình… Nó không xa như tôi tưởng, từ Chợ Cống đi taxi chừng hai mươi phút đã đến… Mộ ba tôi nằm cạnh mộ ông bà nội, cạnh đó có ngôi mộ của anh tôi được cô tôi ra trại cải tạo Vĩnh Phú hốt cốt về chôn. Ông Bà nội, ba tôi, anh tôi… ba thế hệ một cuộc chiến tương tàn. Ngày trở về sao mà buồn quá!
Từ Chợ Cống tôi cũng kêu cyclo qua chợ Đông Ba, ông phu xe đòi ba ngàn, chưa đầy hai mươi xu Mỹ, tôi lau chau trả giá hai ngàn xong vội vàng nói “Ông ơi, tui quen miệng chứ mấy (bao nhiêu) cũng được”. Tôi nặng có hơn bốn mươi kílô vậy mà lên dốc cầu trường tiền ông phu xe phải xuống đẩy chứ không đạp nổi. Lòng tôi chợt xót xa cho dân Việt thật nhiều. Hai mươi xu, bên Mỹ chẳng mua được gì…
Bảy ngày trôi qua thật mau. Rồi tôi cũng phải rời xóm Chợ Cống, rời xứ Huế của tôi để vào Saigon và đi về Mỹ. Buổi sáng đầu Thu đầy nắng vàng cô tôi và các em đưa tôi lên ga… Lần này ra đi không biết khi nào gặp lại, cô tôi đã già, tóc bạc phơ. Nhìn cô tôi nhớ lại không biết bao nhiêu là kỷ niệm. Xứ Huế là cô ngày xưa với dáng dấp mảnh mai và mái tóc dài thật dầy, thật đen, Chợ Cống, Đập Đá là cô với những câu chuyện đầu xóm cuối xóm, là những bát canh cá ngạnh nấu măng chua, canh cá mờm nấu me đất. Cô là tuổi thơ, là dĩ vãng êm đềm…

Tiếng còi tàu vang lên, tôi ngậm ngùi nhìn cô, nhìn xứ Huế thương yêu một lần cuối… Sân ga Huế buổi sáng đầu Thu đầy nắng vàng sao mắt tôi rưng rưng lệ…
Ôi ! Nắng vàng sao mà nhớ nhung!
Có ai đàn lẻ để tơ chùng?
Có ai tiễn biệt nơi xa ấy,
Xui bước chân đây cũng ngại ngùng
(Huy Cận)
THANH VÂN
Picture 130_b

Cảnh hoàng hôn chụp từ một quán cà phê ở Chợ Cống năm 2007. (Colnav Nguyen)
Hình tượng của em trong bài thơ Khung Trời Kỷ Niệm thật là một thời vàng son của tuổi mộng vừa tròn. Bây giờ em thế nào? Hương thời gian còn đọng lại trong hình hài nầy không hay là tàn phai theo màu thời gian tím ngắt.????Bây giờ tóc em chắc đã đổi màu…Than ôi! Thời con gái còn đâu!
Gởi bạn đọc một bài thơ nhỏ của ngày xưa….đọc ,dù vụng về, cũng sẽ cho các bạn một vài phút giây thư giản.. Tết gần đến rồi… quên hết muộn phiền,hờn oán cho con tim vui và tâm tư nhẹ nhàng….Riêng gởi đến các bạn không quân…những cánh chim trời giờ đã gảy cánh.
Mong thay
TVtn

Thuở áo trắng em tóc dài mang dại
Vở học trò ôm trọn với đôi tay
Dấu chân chim trên lối cỏ từng ngày
Thơ ngây quá, tim chưa từng rung động
Rồi một sáng người về trong giấc mộng
Áo bay đen như ngự cả phố phường
Tan học về em đứng đợi người thương
Nghe lá cỏ xôn xao niềm hạnh phúc
16 tuổi em bước chân vào mộng
Dệt thương yêu bằng môi mắt học trò
Chiều đan tay trên phố với người mơ
Nghe kỹ niệm chất chồng theo năm tháng
Em cứ ngở dòng đời trôi êm lặng
Chuyện chúng mình đẹp mãi với thời gian
Nào hay đâu duyên kiếp đã lỡ làng
Anh ở lại! Em phương này sầu nhớ
Gọi tim anh qua từng nhịp tim thở
Mưa ngoài trời hay nước mắt em rơi?
Một lần yêu em vẫn nhớ trọn đời
Bao kỹ niệm những tháng ngày yêu dấu
Thanh Vân

Picture 133_b

Cảnh hoàng hôn chụp từ một quán cà phê ở Chợ Cống năm 2007. (Colnav Nguyen)

THANH PHƯƠNG * MỸ VÀ BẮC HÀN



Donald Trump : Hoa Kỳ đã « hết kiên nhẫn » với Bắc Triều Tiên


media 
Tổng thống Mỹ Donald Trump và đồng nhiệm Hàn Quốc, Moon Jae-in trong buổi họp báo chung tại Nhà Trắng, Washington, ngày 30/06/2017.REUTERS/Jim Bourg
Ngày 30/06/2017, lần đầu tiên tiếp tổng thống Hàn Quốc Moon Jea-In tại Nhà Trắng, tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng cảnh cáo chế độ « nguy hiểm và tàn bạo » của Bắc Triều Tiên rằng Hoa Kỳ đã « hết kiên nhẫn ». Ông Trump không loại trừ khả năng nào, khẳng định đã có trong tay « nhiều phương án » để đáp lại các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng.
Từ Washington, thông tín viên Jean- Louis Pouret gởi về bài tường trình :
« Ông Donald Trump rất muốn biết lập trường của tân lãnh đạo Hàn Quốc, một người sẵn sàng đối thoại với miền Bắc hơn tổng thống tiền nhiệm. Nhưng hai vị tổng thống Mỹ - Hàn có chung mối quan ngại trước mối đe dọa hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Sau cuộc hội đàm với tổng thống Hàn Quốc, ông Donald Trump đã lên tiếng cảnh cáo chế độ Kim Jong-Un : « Chiến lược kiên nhẫn với Bắc Triều Tiên đã thất bại. Thật tình mà nói, chúng tôi đã hết kiên nhẫn. Chúng tôi kêu gọi các cường quốc khác trong khu vực cùng với chúng tôi thi hành các biện pháp trừng phạt. Mục tiêu của chúng tôi là hòa bình, an ninh và ổn định cho khu vực ».
Tổng thống Mỹ tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ làm việc chặt chẽ với Hàn Quốc, Nhật Bản và các đối tác khác về các biện pháp ngoại giao, kinh tế và an ninh.
Trong một thời gian dài, ông Trump đã trông chờ vào Trung Quốc để gây áp lực lên Bắc Triều Tiên, nhưng ông đã thất vọng. Cho nên, tổng thống Mỹ đã thể hiện sự bất bình bằng cách ban hành các biện pháp trừng phạt một ngân hàng Trung Quốc có liên hệ với ngành công nghiệp hạt nhân Bắc Triều Tiên, đồng thời cho phép bán cho Đài Loan số vũ khí với tổng trị giá gần 1 tỷ rưỡi đôla. »

THỤY MY * BANG GIAO MỸ HOA



Tuần trăng mật Mỹ-Trung dường như đã kết thúc


media 
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Mar-a-Lago, Florida ngày 06/04/2017.REUTERS/Carlos Barria/File Photo
Quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã trở nên gay gắt hôm 30/06/2017. Bắc Kinh tức giận vì Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, và trừng phạt một ngân hàng Trung Quốc bị cáo buộc có liên hệ với Bắc Triều Tiên.
Các quyết định của Mỹ và phản ứng mạnh mẽ của Trung Quốc tương phản hẳn với không khí tương đối thân mật từ sau cuộc gặp gỡ với chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, tại tư dinh của nhà tỉ phú tại Florida.
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu 30/6 tuyên bố : « Chúng tôi hy vọng Hoa Kỳ có thể chỉnh đốn lại hành vi sai trái, để đưa quan hệ Mỹ-Trung trở lại con đường đúng đắn, phát triển một cách vững chắc và ổn định ».
Bắc Kinh nhấn mạnh « kiên quyết chống lại » các biện pháp trừng phạt của bộ Tài Chính Hoa Kỳ đối với một ngân hàng Trung Quốc. Ngân hàng Đan Đông (Dandong) bị Washington cáo buộc rửa tiền cho Bắc Triều Tiên, và từ nay không thể kết nối với hệ thống tài chính Mỹ.
Trung Quốc cũng « cực lực phản đối » việc chính quyền Trump cho phép bán cho Đài Loan 1,3 tỉ đô la vũ khí. Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn trả đũa : « Ngay cả trong thời bình, chúng ta cũng đừng bao giờ quên rằng Đài Loan bị đe dọa nặng nề. Hòa bình chưa bao giờ có được, và không bao giờ được lơi lỏng việc bảo vệ đất nước chỉ vì hiện đang bình yên ».
Ông Lục Khảng còn đả kích các phát biểu « vô trách nhiệm » của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Washington bày tỏ quan ngại về việc tôn trọng các quyền tự do ở Hồng Kông, trong dịp kỷ niệm 20 năm cựu thuộc địa Anh được trao trả cho Trung Quốc.
Giáo sư Lâm Hòa Lập (Willy Lam), trường đại học Trung Quốc ở Hồng Kông nói với AFP : « Chừng như tuần trăng mật, được bắt đầu với lời hứa của Bắc Kinh sẽ làm điều gì đó về vấn đề Bắc Triều Tiên, đã kết thúc hẳn rồi. Tôi nghĩ rằng ông Trump muốn dùng lá bài Đài Loan để thúc đẩy Trung Quốc hành động nhiều hơn về Bắc Triều Tiên, và có thể cả biện pháp thương mại nữa ».
Nhưng đối với giáo sư James Reilly, chuyên về quan hệ quốc tế ở trường đại học Sydney, « nay ít có khả năng Trung Quốc làm điều gì đó về hồ sơ Bắc Triều Tiên, do vụ Mỹ trừng phạt và bán vũ khí ».
Tổng thống Donald Trump đã kịch liệt đả kích chính sách thương mại của Trung Quốc, trong thời gian tranh cử. Giọng điệu của ông nhẹ nhàng hẳn đi sau khi gặp ông Tập Cận Bình : ông Trump cần sự giúp đỡ của Trung Quốc để thúc đẩy Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình nguyên tử và đạn đạo. Nhưng tổng thống Mỹ tuần rồi phải cau mày, trong một tin Twitter ông Trump khẳng định các nỗ lực của Trung Quốc không có kết quả.
Ngân hàng Đan Đông của Trung Quốc bị Hoa Kỳ cáo buộc là đã tạo điều kiện cho các giao dịch của những công ty có liên can đến việc phát triển hỏa tiễn đạn đạo Bắc Triều Tiên.
Bộ trưởng Tài Chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin nhấn mạnh, các trừng phạt này không chủ ý nhắm vào Trung Quốc. Nhưng ông cảnh báo : « Nếu chúng tôi phát hiện một hoạt động nào khác, thì sẽ trừng phạt thêm các định chế khác. Không có ai ngoại lệ cả ».
Trung Quốc là láng giềng và là nước duy nhất ủng hộ Bắc Triều Tiên cả về ngoại giao lẫn kinh tế. Bắc Kinh coi việc thương lượng là phương cách duy nhất để thúc đẩy Bình Nhưỡng từ bỏ các chương trình đạn đạo và nguyên tử, khuyến khích Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên nhượng bộ lẫn nhau nhưng không đứng về bên nào.
Tân tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In cũng hành xử tương tự. Trên chuyến bay đưa ông đến công du Hoa Kỳ, Moon Jae In tuyên bố Seoul và Washington cần phải đưa ra những nhượng bộ với Bắc Triều Tiên, nếu nước này chấp nhận một số điều kiện – theo báo chí Hàn Quốc. Ông Moon nói : « Tuy không tưởng thưởng Bắc Triều Tiên về những hành động đáng phê phán, nhưng Hàn Quốc và Hoa Kỳ cần phải cùng nhau xem xét nên đề nghị với Bình Nhưỡng những gì để đổi lấy việc đóng băng chương trình nguyên tử của họ ».
Hôm thứ Sáu 30/06/2017, tổng thống Donald Trump tuyên bố « thời kỳ kiên nhẫn với Bình Nhưỡng đã kết thúc », khẳng định Hoa Kỳ sẽ phối hợp chặt chẽ với Hàn Quốc, Nhật Bản và các đối tác khác trên thế giới để có được « một tổng thể các biện pháp ngoại giao, kinh tế và an ninh ». Ông không nhắc đến Trung Quốc.
Tuần trăng mật Mỹ-Trung đã thực sự trôi qua rồi chăng ?

NGHỀ NUÔI BỆNH NHÂN

Vui buồn nghề nuôi bệnh thuê ở Sài Gòn

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-06-24
Một phòng bệnh ở Bệnh Viện Ung Bứu TPHCM (ảnh minh họa).
Một phòng bệnh ở Bệnh Viện Ung Bứu TPHCM (ảnh minh họa).
RFA


Ở các bệnh viện lớn trong thành phố, dường như bất kỳ ngày nào, bệnh nhân cũng có thể gặp những người chuyên nuôi bệnh thuê đến hỏi thăm, thậm chí gạ gẫm để được chăm sóc thuê và đưa ra mức chi phí vừa phải để người nhà bệnh nhân chấp nhận cho họ chăm sóc người thân. Nghề nuôi bệnh thuê là một nhóm nghề có thu nhập tương đối khá so với các nhóm lao động khác nhưng bù vào đó, những người chuyên nuôi bệnh thuê có cuộc sống và số phận hết sức trắc ẩn và tủi buồn.

Nghề nhiều nước mắt

Một người tên Loan, trôi dạt từ xứ Quảng vào Sài Gòn suốt mười bảy năm với nghề bán mì quảng để rồi trong một cơn bạo bệnh, bà phải bán sạch vốn liếng để điều trị, sau khi lành bệnh, không còn gì để sống, bà chuyển sang nghề nuôi bệnh thuê và sống với nó suốt tám năm nay, chia sẻ: “Mình thấy rứa mình cũng xót, vì mình thay gia đình họ chăm sóc mà, mỗi khi họ lên cơn đau mình thấy mình xót lắm, điên cái ruột ấy chứ! Mình không có tâm thì sao mình chăm họ được, mình phải thương họ như cha mẹ mình ấy chứ! Ở bệnh viện có nhiều cảnh đau thương lắm, mình đã nghèo mà họ còn nghèo hơn mình nữa, họ nằm viện mà bệnh không hết, họ không có tiền trả tiền thuốc bệnh viện nên nửa đêm họ lén họ về, cơm họ còn không có để ăn lấy gì họ trả tiền bệnh viện.”
Mình không có tâm thì sao mình chăm họ được, mình phải thương họ như cha mẹ mình ấy chứ! Ở bệnh viện có nhiều cảnh đau thương lắm, mình đã nghèo mà họ còn nghèo hơn mình nữa.
-Bà Loan
Theo Bà Loan, nghề nuôi bệnh thuê là cái nghề hết sức ngẫu nhiên và buồn nhiều hơn vui. Cũng có thể nói thêm rằng đây là cái nghề mà người ta có thể chiêm nghiệm sâu sắc về thân phận con người cũng như sự sống nhỏ nhoi, heo hút của kiếp người nơi bệnh viện. Chính vì thế, bất kỳ một người nào có đời sống nội tâm phong phú, họ sẽ làm công việc nuôi bệnh thuê với tấm lòng chan chứa yêu thương và luôn xem mình là con cháu của Hải Thượng Lãn Ông mặc dù họ không có chuyên môn về y học.
Bà Loan nói rằng sở dĩ những người nuôi bệnh thuê xem mình là con cháu của Hải Thượng Lãn Ông bởi vì đức độ của Hải Thượng Lãn Ông cao vời, Người đã cống hiến cuộc đời của mình để nghiên cứu, chữa chạy cho người bệnh. Nếu như các bác sĩ giỏi thừa kế được phần tài năng của ngài Hải Thượng để chữa bệnh, điều trị cho người bệnh thì những người nuôi bệnh thuê phải thừa kế được phần đức của ngài trong vấn đề chăm sóc, biết đau cùng cái đau của người bệnh và nâng niu, ân cần với người bệnh.
Bà Loan nói thêm rằng đương nhiên, trong xã hội hiện tại, không thiếu những kẻ tuy làm nghề nuôi bệnh thuê nhưng tâm ý chỉ nghĩ đến đồng tiền và không cần biết người bệnh đau đớn, cô đơn đến mức độ nào. Chuyện đau đớn đối với người bệnh thì dễ hiểu, nhưng chuyện một người bệnh thiếu vắng người thân chăm sóc, phải nhờ đến người nuôi bệnh thuê, đó là nỗi đau ẩn khuất mà nếu người nuôi thuê không khéo léo sẽ khiến cho người bệnh thêm nặng và nguy cơ tử vong là trong tầm tay.
benh-vien-250.jpg
Khu khám bệnh ở Bệnh Viện Ung Bứu TPHCM (ảnh minh họa). RFA PHOTO. Photo: RFA
Vốn là người trôi dạt, không còn đồng xu dính túi và sống dựa vào những bữa cơm tình thương ở bệnh viện để lây lất qua ngày, tồn tại cho đến lúc khỏe mạnh và ra trước tượng Hải Thượng Lãn Ông, vái lạy xin ngài ban cho sức mạnh để làm một người nuôi bệnh thuê, nghề nuôi bệnh thuê của bà Loan bắt đầu từ đó. Có nhiều trường hợp, bà nuôi với mức phí từ 200 ngàn đồng đến 250 ngàn đồng cho 24 giờ, cũng có trường hợp bà chỉ nhận 100 ngàn đồng mỗi 24 giờ, và cũng không thiếu những trường hợp bà chỉ nuôi miễn phí bởi cuộc đời và số phận của họ làm bà rơi nước mắt, cám cảnh đến những ngày lây lất nơi bệnh viện của mình.
Trong quãng đời nuôi bệnh thuê gần mười năm của bà Loan, có hai lần bà rơi nước mắt và không thể nén tiếng khóc, đó là lần một bệnh nhân nghèo vốn là gái đứng đường lúc mạt vận, không xu dính túi, không người thân đã liều lĩnh nhờ bà chăm sóc vì không còn lựa chọn nào khác khi mổ ruột thừa. Đến ngày chị này tỉnh dậy, bệnh viện đòi viện phí, chị này đã quì lạy và tình nguyện ở đợ cho bà hai tháng để trừ tiền công. Nghe cảnh ngộ của chị ta, bà không thể kiềm nén xúc động, tuyên bố miễn phí và tặng thêm một ít tiền để chị ra về. Và một lần người mẹ đã nhờ bà chăm sóc đứa con để ra đứng đường kiếm tiền chạy chữa cho con. Lần đó bà cũng chăm sóc miễn phí và cũng là lần mà bà cảm nhận ra cái nghèo và sự sống nó thổn thức, đau thương đến mức độ nào.

Tràn lan dịch vụ nuôi bệnh thuê

Trường hợp của bà Loan là một trong những trường hợp hiếm hoi, có lương tâm và có tôn chỉ, mục đích trong công việc nuôi bệnh thuê. Cũng không thiếu những trường hợp bịp bợm và xã hội luôn tràn lan những kẻ vô cảm làm nghề này. Một bệnh nhân tên Trung, ở Gò Vấp, Sài Gòn, chia sẻ: “Nuôi bệnh thuê mỗi ngày đôi khi một trăm có, hai trăm có, ba trăm có, tùy theo mỗi dịch vụ, thí dụ như họ lo đầy đủ, chăm sóc, giặt đồ… thì ba trăm, chỉ tới chăm sóc mà không giặt giũ thì hai trăm, đôi khi một trăm họ cũng tới, ngồi đó, chỉ gì làm đó thì một trăm. Cái giá tiền khác nhau, như chuyển người qua giường thì họ cũng rành lắm, làm như y tá. Nhưng cái nghề này cũng như osin thôi chứ có gì đâu, cũng vì tiền đi giúp việc.”
Nuôi bệnh thuê mỗi ngày đôi khi một trăm có, hai trăm có, ba trăm có, tùy theo mỗi dịch vụ, thí dụ như họ lo đầy đủ, chăm sóc, giặt đồ… thì ba trăm, chỉ tới chăm sóc mà không giặt giũ thì hai trăm.
-AnhTrung
Theo ông Trung, chuyện nuôi bệnh thuê và nghề nuôi bệnh thuê hiện nay đã tràn lan khắp các bệnh viện thành phố. Người nuôi bệnh có đạo đức thì hiếm hoi nhưng kẻ lợi dụng thì nhiều vô kể. Sở dĩ có chuyện như thế bởi vì ngành y tế Việt Nam đang ở giai đoạn khủng hoảng đạo đức trầm trọng, ngay cả các bác sĩ, y tá được đào tạo bài bản, có tri thức mà vẫn còn mè nheo, vòi vĩnh tiền của bệnh nhân thì huống gì những người nuôi bệnh thuê được chăng hay chớ.
Như trường hợp ông gặp là một ví dụ đau lòng, ông bị viêm túi mật, phải đi phẫu thuật ở bệnh viện nhân dân Gia Định, trong lúc các con và vợ ông đang đi du lịch ở Mỹ. Không có người nhà, ông phải thuê một cô nuôi thuê. Cô này lúc đầu thì hiền hòa, dễ mến. Nhưng khi chính thức bắt tay vào công việc, cô đòi hỏi đủ thứ, ngoài khoản tiền 300 ngàn đồng mỗi ngày, cô yêu cầu ông đóng thuế cho các hộ lý thông qua cô và chính cô cũng là người gợi ý ông bỏ phong bì cho các bác sĩ, y tá có liên quan đến ca mổ của ông.
Vì không có người thân, tâm trạng lại buồn bã sau khi mất đi một phần trong cơ thể, sức lực yếu hẳn ra, cộng thêm sự vô cảm của người chăm sóc khiến ông nhiều lần chẳng còn tha thiết sống. Nhưng nghĩ đến vợ và các con ở xa, ông quyết cắn răng chịu đựng để sống cho đến ngày ra viện.
Ông Trung nói rằng người nuôi bệnh thuê rất đông nhưng ông chấp nhận cắn răng chịu đựng bởi vì nếu ngưng hợp đồng với cô này để thuê một cô khác, sẽ rất khó khăn cho ông bởi họ cùng hội cùng thuyền với nhau cả, có thể người nuôi sau sẽ gây khó khăn cho ông nhiều hơn cả người nuôi trước để bỏ ghét. Như vậy chẳng khác nào tiền mất mà tật mang. Cuối cùng, ông quyết định cắn răng chịu đựng.
Xã hội đang ngày càng đông đúc, mọi thứ trở nên phì đại và con người trở nên lẻ loi, cô đơn trước thế giới mình hiện hữu, nhất là khi đối diện vợi bệnh tật, đối diện với các thiết bị y tế cùng với âm thanh của nó cũng như đối diện với bức tường trắng và khoản sân côi cút của bệnh viện… Hơn bao giờ hết, con người cảm nhận ra mình nhỏ nhoi và bất an, và cũng hơn bao giờ hết, người bệnh cần sự chia sẻ, chăm sóc tận tình, ân cần của đồng loại. Thế nhưng, câu chuyện của người nuôi bệnh thuê luôn là một đề tài trắc ẩn!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

LAN HƯƠNG * Y TẾ VIỆT NAM

Thực trạng y tế ở Việt Nam

Lan Hương, phóng viên RFA
2017-06-26
Ảnh minh họa chụp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình hôm 30/05/2017.
Ảnh minh họa chụp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình hôm 30/05/2017.
AFP
Người dân trong nước than phiền nhiều về ngành y tế; trong khi đó bà bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tuyên bố trước Quốc hội là gần 90% bệnh nhân được hỏi ý kiến nói họ hài lòng với thái độ của nhân viên chăm sóc y tế ở những cơ sở công.
Thực tế ra sao và cần có những giải pháp gì để thoát khỏi tình trạng lâu nay?

Công - tư trái ngược!

Ngược lại với tuyên bố của bà bộ trưởng Nguyễn thị Kim Tiến, một người dân nói với đài RFA rằng chị không dám đến bệnh viện công khám khi mang thai vì nhân viên ở đó không cởi mở và thủ tục quá rườm rà:
Bệnh viện công tôi không đến mấy đâu vì họ không nhiệt tình, niềm nở, không tận tâm chu đáo bằng ở ngoài. Đợt có bầu tôi toàn đi bệnh viện tư thôi vì bệnh viện công thủ tục rườm rà mà khám qua loa chứ không tận tình từng tí từng tí một như ở ngoài.
Bệnh viện công tôi không đến mấy đâu vì họ không nhiệt tình, niềm nở, không tận tâm chu đáo bằng ở ngoài.
-Một người dân
Một người dân khác thì nói rằng chị cảm thấy mệt mỏi vì phải chạy tiền “bồi dưỡng” cho bác sĩ, nhưng vẫn phải làm vậy là vì:
Vì cách ứng xử của bác sĩ luôn tỏ ra không hài lòng, hôm rồi tôi phải chờ bác sĩ đến hơn một tiếng song không thấy bác sĩ đâu cả. Nghe người ta bảo là phải biết đưa phong bì.
Một người khác lại phản ánh rằng nhân viên tại các bệnh viện công quá vô trách nhiệm:
Khi vào bệnh viện tư thì dịch vụ phục vụ tốt hơn, thái độ phục vụ của họ thì tốt và họ có trách nhiệm hơn. Bệnh viện công thì tồi quá, không tin tưởng, họ làm thất sách vô trách nhiệm lắm.Chỉ trách là dân nghèo thôi chứ còn là những người có tiền, quan chức họ cũng chẳng bao giờ đi khám ở đây đâu mà.

Lỗi tại ai?

Cuối tháng 3 vừa rồi, BV Nhi đồng 1 TP.HCM đưa ra kết quả khảo sát về những điều bệnh nhân không hài lòng khi đến khám tại bệnh viện này. Kết quả đưa ra 15 điều người dân không hài lòng nhất, trong đó 3 điều đầu tiên liên quan đến thủ tục rườm rà, và điều thứ 4 và 5 liên quan đến thái độ chăm sóc người bệnh của điều dưỡng, cách hỏi bệnh và thăm khám của bác sĩ.

000_P27WU-960.jpg
Ảnh minh họa chụp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình hôm 29/05/2017. AFP
Hồi giữa năm ngoái, Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) công bố số liệu cho thấy chỉ trong vòng 2 năm có đến gần 16.000 nhân viên y tế bị bệnh nhân và người nhà phản ảnh qua đường dây nóng về thái độ phục vụ.
Nhận xét về nguyên nhân dẫn đến sự không hài lòng của bệnh nhân, ông Lê Đình Sáng, giảng viên đại học Y khoa Hà Nội cho rằng đó là do tư tưởng ban ơn của một số nhân viên:
Có thể là vì người ta chưa hiểu được rằng người bệnh là khách hàng của mình. Mô hình y tế bây giờ chính người bệnh mới nuôi sống các bệnh viện. Thứ hai, có thể họ sống quen trong tàn dư của bệnh viện cũ ngày xưa, vẫn theo tư tưởng ban ơn. Một số cá nhân thì do nhân cách của con người. Thứ 3, cũng có thể do áp lực công việc của họ quá lớn nên nhiều lúc họ bức xúc.

Trong khi đó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Thành, một giảng viên y khoa trường Đại học Y dược Hà Nội nay đã về hưu lại cho rằng nguyên nhân dẫn đến những thái độ chưa được đẹp của một bộ phận nhân viên y tế là do áp lực “cơm áo gạo tiền” khi đồng lương của họ không được xứng đáng:
Vấn đề tốt hay xấu phụ thuộc vào đồng lương và điều kiện làm việc của cán bộ, nhân viên. Muốn tốt thì sự đãi ngộ của xã hội với nhân viên đừng để họ thiếu thốn quá. Hi sinh đã quá nhiều nhưng không được đáp ứng lại nên đời sống của họ còn quá khó khăn.

Tuy nhiên Giáo sư Lê Văn Thành cũng nói rằng thái độ đáng chê trách trong ngành y không chỉ đến từ một phía nhân viên, mà ngay cả một số người dân cũng có thái độ quá khích, không tôn trọng đội ngũ y tế:
Hiện nay nhân viên y tế cũng bị người dân đối xử không tốt, đánh bác sĩ, nhân viên chỉ là vì chẩn đoán hơi sai hay chưa vừa ý cái gì. Hôm nay mới nghe nói mới thông qua luật rằng bệnh nhân đánh lại bác sĩ thì phải tù nhưng thực ra có bệnh nhân nào đánh đâu, mà là người nhà họ đánh bác sĩ. Luật phải sửa một câu là bệnh nhân đánh bác sĩ không được nhưng thân nhân đánh bác sĩ cũng phải bị pháp luật xử lý.

Bất ổn tại bệnh viện

Theo thống kê của Bộ Y tế, tính từ 2010 đến nay, cả nước có không dưới 20 vụ điển hình về mất an ninh trật tự trong bệnh viện. Tính riêng các vụ vũ lực thì có đến 70% đối tượng bị tấn công là bác sĩ, 15% là điều dưỡng và 60% vụ việc xảy ra khi bác sĩ đang cấp cứu, chăm sóc cho người bệnh.
Hầu hết các vụ bạo lực xảy ra là do người nhà bệnh nhân bất mãn với một quyết định hay kết quả điều trị của bác sĩ.
Về vấn đề này, ngày 20/6 vừa qua Quốc hội đã thông qua Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung, theo đó tội hành hung người chữa bệnh cho mình có thể bị phạt tù 3 năm.

Cách giải quyết

Phải coi người bệnh thực sự là khách hàng để thay đổi thái độ phục vụ bởi vì nếu không người bệnh đi chỗ khác. Nếu họ mất khách hàng, thấy thuốc mà không có bệnh nhân thì chắc chắn là không hay nữa.
-Ông Lê Đình Sáng
Ông Lê Đình Sáng cho rằng để thay đổi thái độ của nhân viên y tế, trước hết cần giao quyền tự chủ cho các bệnh viện công để đội ngũ y tế tự gánh lấy hậu quả nếu số lượng bệnh nhân giảm:
Giao cho bệnh viện tự chủ và lãnh đạo mà làm gương cho nhân viên. Phải coi người bệnh thực sự là khách hàng để thay đổi thái độ phục vụ bởi vì nếu không người bệnh đi chỗ khác. Nếu họ mất khách hàng, thấy thuốc mà không có bệnh nhân thì chắc chắn là không hay nữa. Ngày xưa bệnh nhân tìm đến bệnh viện còn ngày nay họ có quyền lựa chọn ai cung cấp dịch vụ cho mình.
Quyền tự chủ ở các bệnh viện công được Chính phủ quy định từ năm 2006, có thể hiểu đơn giản là quyền tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của các bệnh viện. Tuy nhiên hiện tại còn nhiều bệnh viện công chưa thực hiện theo cơ chế này.
Còn theo Giáo sư Lê Văn Thành, ngoài biện pháp tăng thu nhập cho nhân viên y tế,  giáo dục là căn cơ gốc rễ nếu muốn thay đổi thái độ làm việc của họ:
Muốn thay đổi căn cơ phải thay đổi giáo dục ngay từ nhà trường, xã hội và gia đình. Con người đó mà được giáo dục tốt và trả đồng lương đầy đủ thì ít có chuyện làm sai lắm. Đừng cứng nhắc dạy vài khẩu hiểu, không thể giáo dục một con người như vậy được. Nếu giáo dục không nhìn rộng ra thì sẽ đưa đến chỗ xuống cấp.
Ngành Y tế đầu tháng 6 vừa qua đã chính thức áp dụng tăng giá 1.900 dịch vụ đối với những người không có thể bảo hiểm y tế. Người dân nói rằng đây là một chính sách ép họ phải tham gia bảo hiểm y tế trong khi dịch vụ này bộc lộ quá nhiều bất cập khiến họ không muốn tham gia.

KÍNH HÒA * HOẠ SĨ NGUYỄN NHÂN

Họa sĩ Nguyễn Nhân bị kỷ luật vì bức tranh Biển Chết

Kính Hòa, phóng viên RFA
2017-06-29
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Bức tranh Biển Chết của họa sĩ Nguyễn Nhân.
Bức tranh Biển Chết của họa sĩ Nguyễn Nhân.
Photo courtesy of danluan.org

Ngày 28 tháng 6 năm 2017, trên trang facebook của họa sĩ Nguyễn Nhân tại Trà Vinh có đăng quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh thi hành kỷ luật ông về bức tranh Biển Chết của ông. Quyết định này ký vào ngày 1 tháng sáu.
Bức tranh vẽ một phụ nữ đội nón lá ngồi trên bãi biển xung quanh là những con cá chết.
Quyết định của tỉnh Trà Vinh nói rằng sẽ thu hồi giải thưởng mà tác giả bức tranh lấy được trong cuộc thi Sáng tác mỹ thuật của tỉnh vào năm 2016, lấy lại những món tiền trợ cấp sáng tác cho tác giả, thu giữ bức tranh làm tang vật.
Nhà thơ Đỗ Trung Quân, đồng thời cũng là một họa sĩ bình luận:
Tôi chưa gặp anh Nguyễn Nhân bao giờ, tôi cũng không biết là bức tranh đó có trong triển lãm hay không. Tôi chỉ nhận được thông tin về hai văn bản đó thôi.
Cho dù có trong triển lãm thì văn bản đó sai pháp lý. Thứ nhất nó không phải là hệ qui chiếu về mặt pháp luật theo cái nghĩa là anh phạm pháp.
Tôi bày tỏ thái độ qua tranh vẽ, đó là nghệ thuật. Nghệ thuật đó có thể anh thích hay không thích. Nhân đây cũng nói rằng tôi không thuộc trường phái của anh Nhân, nên bức tranh đó tôi thấy cũng bình thường. Nhưng không có ai được nhân danh vượt ngoài pháp luật.
Hội mỹ thuật là một hội để anh em hoạt động văn hóa nghệ thuật. Chứ không để qui chiếu vấn đề chính trị. Biển chết là một thực tế. Chúng ta không thể phủ nhận được điều đó.
Bức tranh đó thể hiện cũng bình thường, nhưng nó bị đẩy lên chính trị như thế này thì tôi cho rằng những người ra văn bản này, thứ nhất là không am hiểu nghệ thuật, thứ hai là một loại chính trị ấu trĩ.
Đó là quan điểm riêng của tôi, và tôi nghĩ giới văn học nghệ thuật phải lên tiếng bảo vệ một họa sĩ như thế này.
Tôi chưa gặp anh, tôi chưa quen biết, nhưng về quan điểm cá nhân, tôi sẽ bảo vệ và ủng hộ anh. Bởi vì không ai được quyền nhân danh bất cứ cái gì, trong văn bản không ghi rõ anh phạm tội gì. Nếu bảo đó là tội…. biển chết? Nó không phải là tội. Ai cũng được quyền bảo rằng biển của mình chết rồi, cá của mình chết rồi.
Thành ra ở đây tôi cho rằng khi tôi lên tiếng chuyện này, là ở một thái độ của một người sáng tác, một người làm nghệ thuật, và sau đó là thái độ của một công dân.
Tôi xin nhấn mạnh là thái độ công dân. Họa sĩ đã có thái độ công dân. Và chúng tôi ủng hộ thái độ công dân đó.
Kính Hòa: Có một chuyện nữa là trong quyết định này có nói là thu hồi những khoản tiền hỗ trợ sáng tác mỹ thuật. Với tư cách một nghệ sĩ, một họa sĩ, thì thưa anh, ở Việt Nam người nghệ sĩ có phải sống nhờ vào các khoản tiền này hay không?
Họa sĩ Đỗ Trung Quân: Thú thật là tôi không có trong hội mỹ thuật, nên tôi không rõ cái vấn đề này nó như thế nào. Nhưng mà cho dù như thế nào thì tôi thấy chuyện đó cũng tầm thường lắm. Bây giờ anh em họa sĩ thừa sức đóng góp để anh ấy trả lại cho hội, cho nhà nước cái đó. Nhưng thú thật tôi không có trong hộ nên không rõ những qui định về tiền bạc như thế nào.
Kính Hòa: Ông đánh giá thế nào về thái độ của ngệ sĩ Việt Nam, những họa sĩ, sự độc lập với chính trị, sự lên tiếng hiện nay thưa ông?
Họa sĩ Đỗ Trung Quân: Tôi nghĩ như thế này, trong mỗi hình thái của nghệ thuật, âm nhạc, văn chương, nghệ thuật, hội họa, v.v… thì người nghệ sĩ ngoài chuyện sáng tạo của mìn, anh còn một thái độ nữa, anh còn phải song hành với vận mệnh của đất nước. Tôi biết có nhiều người, trong ba lĩnh vực đó, trong những lãnh vực khác hơn, đã tránh né vấn đề này. Họ quan niệm rằng chính trị không phải là vấn đề của người nghệ sĩ.
Nhưng xin thưa rằng hôm nay trên bàn ăn chúng ta không còn một con cá mà chúng ta ăn an toàn nữa, thì chính trị đã vào tới bàn ăn rồi.
Và nghệ thuật không được tách rời khỏi vận mệnh của đất nước, không được, không được từ chối quyền làm công dan của đất nước, nếu chúng ta là công dân của đất nước đó. Nên tôi cho rằng tôi không lên án những người né tránh vấn đề đó, tôi không lên án. Họ được quyền chọn lựa thái độ. Còn cá nhân tôi, và người họa sĩ như anh Nhân, đã chọn lựa một thái độ, trước hết là thái độ của một công dân, sau đó là thái độ của một nghệ sĩ được trình bày qua tác phẩm.
Kính Hòa: Điều ông nói làm nhớ lại một người cộng sản tiên phong là ông Hải Triều có nói rằng nghệ thuật phải vị nhân sinh, chứ không chỉ vị nghệ thuật.
Họa sĩ Đỗ Trung Quân: Vâng câu đó chúng ta ai cũng biết rồi, có lẽ nó cũng không nằm ngoài vấn đề như tôi trình bày, đó là thái độ công dân. Ngoài vấn đề vị nghệ thuật, tôi nói là sau khi chúng ta có thái độ công dân chúng ta cũng có quyền vị nghệ thuật như thường, không ai cấm chúng ta cả, sáng tạo mà.
Kính Hòa: Tức là lúc đầu những người cộng sản họ muốn nghệ thuật vị nhân sinh, nhưng khi họ cầm quyền rồi thì có thái độ khác?
Họa sĩ Đỗ Trung Quân: Tôi nghĩ vấn đề này chúng ta còn biết trong nhiều lãnh vực nữa chứ không chỉ trong vấn đề sáng tạo thôi.
Kính Hòa: Rất cám ơn ông Đỗ Trung Quân.
Chúng tôi đã liên lạc với họa sĩ Nguyễn Nhân ở Trà Vinh để tìm hiểu về vụ việc, nhưng ông hiện đang dưỡng bệnh, và chúng tôi không thực hiện được cuộc phỏng vấn.
Ngày 29 tháng sáu, họa sĩ Hồ Minh Quân, hội viên Hội mỹ thuật Việt Nam trả lời báo tuổi trẻ rằng Hội văn học nghệ thuật tỉnh Trà Vinh không có quyền thu giữ bức tranh Biển chết của họa sĩ Nguyễn Nhân. Họa sĩ Hồ Minh Quân có đề cập đến nghi vấn vi phạm tác quyền của bức tranh, nhưng không có gì rõ ràng.
Trong Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc thi hành kỷ luật đối với họa sĩ Nguyễn Nhân không thấy đề cập đến việc ông Nguyễn Nhân vi phạm bản quyền một cách cụ thể, trong các điều khoản của quyết định. Nhưng quyết định này lại có đề cập đến 1 điều luật về vi phạm tác quyền ở phần mở đầu.

KÍNH HÒA * ĐỒNG BẰNG CỬU LONG

Đồng bằng sông Cửu Long trước hai đe dọa nghiêm trọng: thiếu nước và phù sa

Kính Hòa
2017-06-30Ruộng lúa gần một con kênh khô hạn ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam ngày 8/3/2016.
Ruộng lúa gần một con kênh khô hạn ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam ngày 8/3/2016.
AFP
Ngày 27 tháng sáu, 2017, một cuộc hội thảo khoa học về đồng bằng sông Cửu Long được Đại học An Giang tổ chức. Tại hội thảo này các nhà khoa học đưa ra dự báo hạn hán trầm trọng tại vùng đất này trong những năm tới.
Ngoài ra nguy cơ sụt lún cũng được nêu lên.
Thiếu nước
Sau buổi hội thảo, một diễn giả là Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu, thuộc Đại học Cần Thơ cho chúng tôi biết, rằng thực ra tình trạng khô hạn tại đồng bằng sông Cửu Long đã xảy ra từ lâu, và ảnh hưởng lên đến 7, 8 trăm ngàn hectare đất canh tác. Tác hại đã tăng lên rất nhiều trong đợt khô hạn 2015-2016 mà Tiến sĩ Tuấn cho là một trận khô hạn lịch sử. Ông tiếp lời:
Tình trạng này có thể tiếp tục kéo dài cho đến năm sau, khi mà điều kiện bất lợi do biến đổi khí hậu hay nguồn nước trong mùa khô trên thượng nguồn bị chia sẻ nhiều, một phần do thủy điện, một phần do các quốc gia như Lào, Thái Lan, Cam Pu Chia, Trung Quốc, chuyển nước qua các vùng khác để canh tác nông nghiệp. Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ gia tăng.”
Chất lượng nước bị suy giảm, do sự phát triển dân số, sản xuất, các hoạt động công nghiệp, làm cho nguồn nước đã ít mà còn bị ô nhiễm.
- Tiến sĩ Lê Anh Tuấn
Đồng bằng sông Cửu Long rộng khoảng 30 ngàn cây số vuông, do sông Cửu Long, có tên quốc tế là Mekong, bồi đắp nên, và là vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất Việt Nam. Với chiều dài hơn 4000 cây số chảy qua nhiều quốc gia, trong thời gian gần đây con sông này bị các quốc gia thượng nguồn ngăn dòng xây đập để khai thác thủy điện như Trung Quốc và Lào.
Theo thông tin từ các nhà khoa học trong cuộc hội thảo, có một nghịch lý trong nền nông nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long, đó là việc canh tác cây lúa nước, vốn cần rất nhiều nước vào mùa khô, kéo dài tới sáu tháng tại đây.
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn đề nghị rằng nên thay cây lúa nước bằng các loại hoa màu khác trong mùa khô, tại các vùng ven biển thiếu nước, cũng như trong nội địa. Nhưng điều đó sẽ gặp không ít khó khăn.
Chuyển đổi đó cũng ảnh hưởng đến khả năng đầu tư, khi trồng màu thì đầu tư công sức kỹ thuật nhiều hơn trồng lúa. Cái thứ hai là nông dân gặp khó khăn ở thị trường tiêu thụ. Khi mình mở rộng trồng màu nhiều quá mà không bán được, thì nó hư hỏng rất nhanh, trong khi cây lúa thì khi không bán được thì người nông dân vẫn trữ được.”
Cũng liên quan đến hạn hán và nguồn nước bị giảm tại đồng bằng sông Cửu Long, là vấn đề cung cấp nước sinh hoạt cho 18 triệu người sống tại vùng này (theo số liệu của báo Tuổi trẻ đưa ra vào năm 2016). Theo Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, nếu nhìn tổng thể cả năm thì có thể nói đồng bằng sông Cửu Long có nhiều nước bề mặt, nhưng do khí hậu chỉ có hai mùa mưa nắng đối nghịch, cho nên nước sinh hoạt thiếu trong mùa khô. Điều này dẫn đến việc khai thác nước ngầm quá mức cho sinh hoạt, dẫn đến sụt lún và các tầng nước ngầm chứa nước ngọt ven biển bị xâm nhập mặn.
“Trong tương lai, trong điều kiện khô hạn như vậy, mấy nước ở thượng nguồn lại lấy nước canh tác, làm cho vùng đồng bằng thiếu nước thêm nữa, ngoài chuyện lượng nước, còn một vấn đề nữa là chất lượng nước bị suy giảm, do sự phát triển dân số, sản xuất, các hoạt động công nghiệp, làm cho nguồn nước đã ít mà còn bị ô nhiễm, bị xâm nhập mặn, cho nên việc tìm nguồn nước ngọt rất khó khăn.”
Theo Tiến sĩ Tuấn, nhiều biện pháp đã được nghĩ đến để cứu vãn tình trạng thiếu nước sinh hoạt của đồng bằng sông Cửu Long, như là trữ nước vào mùa mưa, bơm nước mưa xuống các tầng nước ngầm bị nhiễm mặn để phục hồi các tầng nước ngọt này. Tuy nhiên ông cho rằng việc này đỏi hỏi tầm mức kỹ thuật khá cao.
Ngoài ra còn có những dự án cung cấp nước bề mặt cho cư dân qua những hệ thống nước máy từ nước bề mặt của sông Cửu Long, cho một vùng rộng lớn, hoặc một cách cục bộ, nhưng việc này cũng đòi hỏi nhiều vốn liếng đầu tư.
Thiếu phù sa
Theo các nhà khoa học nghiên cứu về đồng bằng sông Cửu Long, như Tiến sĩ Dương Văn Ni, thuộc Đại học Cần Thơ, có hai yếu tố chính tạo nên đồng bằng này và duy trì cuộc sống của nó là nước và phù sa.
Trong buổi hội thảo do Đại học An Giang tổ chức, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn có đưa ra số liệu là trong liên tục 20 năm qua lượng phù sa đưa về đồng bằng sông Cửu Long giảm đi 2,3% mỗi năm.
Lượng phù sa về đồng bằng Cửu Long lại bị nạn khai thác cát rất mạnh trong mấy năm qua làm cho ít hơn nữa. Theo số liệu của Tiến sĩ Dương Văn Ni, thì trong những năm qua, lượng cát khai thác ở đồng bằng Cửu Long cao gấp ba bốn lần lượng cát được con sông này vận chuyển về.
Tình trạng này sẽ dẫn đến sự sụt lún của đồng bằng sông Cửu Long.
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn nói với chúng tôi rằng một vùng châu thổ vốn vẫn có sự sụt lún tự nhiên, tuy nhiên ông nói tiếp:
Nhưng nhờ phù sa hàng năm do lũ đem về bù cho phần lún đó. Nhưng bây giờ phù sa ít đi, chuyện lún hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long là một vấn đề lớn. Có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng tốc độ lún của đồng bằng sông Cửu Long nhanh hơn mực nước biển dâng rất là nhiều nên khả năng bị xâm nhập mặn, đặc biệt trong mùa khô sẽ gia tăng lên.”
Hệ lụy của chuyện thiếu cát lòng sông, sẽ làm xói lở bờ biển.
- Tiến sĩ Dương Văn Ni
Tiến sĩ Tuấn nói thêm là với tốc độ đô thị hóa hiện nay, các công trình kiên cố tại vùng đồng bằng sẽ làm cho sự sụt lún thêm nặng nề.
Sụt lún và sạt lở dọc theo sông Cửu Long đã được ghi nhận và thu hút sự quan tâm của dư luận trong thời gian qua. Nhưng theo Tiến sĩ Dương Văn Ni, thì điều đó không đáng lo ngại bằng sự xói lở bờ biển. Trong một lần trao đổi với chúng tôi về nạn khai thác cát quá mức trên sông Cửu Long, ông nói:
Hệ lụy của chuyện thiếu cát lòng sông, sẽ làm xói lở bờ biển. Khi bờ biển xói lở thì rừng ngập mặn bị tàn phá trước. Khi rừng ngập mặn bị phá hủy thì có nghĩa là cái áo giáp bảo vệ đồng bằng sông Cửu Long sẽ không còn. Đồng bằng sẽ bị tổ thương rất nặng nề khi có các yếu tố bất lợi của thời tiết như sóng to gió lớn, triều cường,… không còn rừng ngập mặn bảo vệ thì tác hại sẽ khủng khiếp.”
Trong những giải pháp ngắn hạn trước mắt để đương đầu với sự sụt lún của đồng bằng sông Cửu Long, ông Dương Văn Ni cho rằng việc khai thác cát tại sông Cửu Long phải được kiểm soát. Và việc xây dựng tại vùng đồng bằng này, được Tiến sĩ Lê Anh Tuấn đề nghị, phải được nghiên cứu tìm ra các vật liệu nhẹ, tránh những công trình nặng nề làm trầm trọng sự sụt lún của đồng bằng sông Cửu Long.
Nếu nước và phù sa là hai yếu tố duy trì sự sống còn của đồng bằng sông Cửu Long, thì theo phân tích của các nhà khoa học, cả hai yếu tố đó đang dần dần biến mất, đe dọa sự tồn tại của chính bản thân đồng bằng sông Cửu Long.

NS. TUẤN KHANH * QUYỀN LỰC

Quyền lực của kẻ bị trị

Ảnh của tuankhanh

Quyền lực của kẻ bị trị

Thật ngạc nhiên, bản PDF từ một cuốn sách cũ của học giả Trần Trọng Kim đột nhiên trở thành thứ được săn tìm trong suốt nhiều ngày ở Việt Nam, kể từ khi có lệnh “ở trên” là phải thu hồi bản in lại của nhà sách Phương Nam từ ngày 26/6/2017. Dù đó là một phiên bản bị kiểm duyệt và cắt xén một cách tồi tệ.
Những câu chuyện bị xoá đi, những chi tiết quan trọng liên quan đến những nhân vật lịch sử như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp được giấu lại sau lưỡi kéo kiểm duyệt của chính quyền. Nhưng chính điều đó, lại khiến vô số người săn tìm và đọc lại những bản in gốc để ngẫm nghĩ về chuyện tình của ông Hồ Chí Minh với cô Đỗ Thị Lạc, rồi chuyện những người kháng Pháp đầu tiên từ chối không muốn theo cộng sản đã bị Việt Minh thủ tiêu… Thậm chí đây là cơ hội-đánh động để nhiều người nhìn thấy lại một chính phủ dân chủ đầu tiên của người Việt với chủ nghĩa quốc gia, chỉ trong 4 tháng tồn tại đã tạo ra những tiền đề cho một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và văn minh như thế nào.
Bản văn Một cơn gió bụi của ông Trần Trọng Kim cũng nhắc về nguồn gốc của lá cờ vàng ba sọc đỏ - vốn là nguồn cơn của các cuộc tranh cãi giữa phe cộng sản cực đoan với phe chống cộng – đó là lá cờ có từ thời khởi nghĩa đòi độc lập của bà Triệu Thị Trinh. “Lá cờ vàng là từ xưa nước ta vẫn dùng. Trong sách Quốc sử diễn ca nói khi bà Triệu Ẩu nổi lên đánh quân Tàu, đã dùng lá cờ ấy khởi nghĩa, nên có câu rằng: "Đầu voi phất ngọn cờ vàng". Vậy lấy sắc cờ vàng là hợp với cái ý cách mệnh của tổ quốc...Chữ ly còn có nghĩa là lửa, là văn minh, là ánh sáng phóng ra bốn phương”. (Sách Một cơn gió bụi).
Quả là thú vị, khi sự ngăn cấm lại tạo cơ hội cho lớp người bị trị có được thứ quyền lực to lớn nhất, quan trọng nhất: tri thức và sự thật.
Cũng tương tự như vậy, khi quyển sách về học giả Petrus Trương Vĩnh Ký bị cấm, người ta cũng tìm đọc những bản hiếm hoi, photo chuyền ra ngoài. Thậm chí những dữ liệu khác về Petrus Ký cũng được dò tìm nhiều hơn trên Google. Thế hệ mới lại có dịp học-biết về một trí thức bậc nhất của người Việt bị nhấn chìm vào quên lãng trong một xã hội mà mọi góc nhìn đều phải soi qua lỗ kim tư tưởng cách mạng-cộng sản. Loại lỗ kim mà những bản văn đầy máu và nước mắt ghi chép về Gạc Ma và cuộc xâm lược của Quốc dứt khoát không được phép ấn hành, nhưng sách ca ngợi hết lời Đặng Tiểu Bình, kẻ chủ trương xua quân đánh và dạy “một bài học” cho Việt Nam vào 1979, thì được phát hành bản đẹp và trưng bày trang trọng ở nhiều nhà sách.
Thời đại đang thay đổi. Hôm nay nếu bạo chúa Tần Thủy Hoàng có sống lại và đốt, chôn mọi thứ văn hóa tự do và sự thật của người Việt Nam thì cũng vô ích. Internet đang cứu rỗi mọi thứ. Trong khi kẻ thống trị tìm mọi cách để xây dựng một hệ thống công an hùng hậu, dùi cui, súng đạn, án tù… thì nhân loại đã trao cho nhau món quà vĩ đại, đó là khả năng lưu giữ vô tận quyền được biết về sự thật. Khi mọi rào cản được dựng nên, con người lại càng khao khát hơn nữa sự thật và tri thức về tự do của mình, của thế hệ mình.
Ngăn cấm giờ đây thật dễ bộc lộ gương mặt trơ trẽn của kẻ thống trị, và nhanh chóng tạo quyền lực nhận thức cho kẻ bị trị.
Nếu không có những cấm đoán, những cuộc săn lùng và hủy diệt, chưa chắc nhạc vàng đã có được một giai đoạn được hàng triệu người dân miền Nam gìn giữ một cách lặng lẽ trong trí nhớ và tiếng hát, dẫu phải thì thầm, để rồi có hôm nay, khi nhạc vàng trở thành đặc trưng và một phần sức sống không thể chối bỏ trên mọi nẻo đường miền Nam.
Nếu không có sự kiện thu hồi giải thưởng và bức tranh Biển Chết của họa sĩ Nguyễn Nhân vào ngày 1/6/2017 (ngày  Ban thường vụ Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Trà Vinh ra văn bản), chắc không phải ai cũng có dịp hiểu về sự thối nát và thô bỉ của các hiệp hội nô tài được nhà nước cho bú mớm. Sự thối nát nhắc lại nhiều thứ, thậm chí có thể vẽ lại từ đầu bức tranh tăm tối về nhiều thế hệ trí thức Việt Nam bị bóp nghẹt tự do và nhân cách từ thời Nhân văn Giai phẩm cho đến tận hôm nay.
Và nếu không có sự kiện bức tranh Biển Chết bị “tịch thu làm tang vật”, chắc nhiều người đã quên hơn 200 cây số biển miền Trung hôm nay giờ đã ra sao. Nhiều người chắc cũng không nhớ được bao nhiêu thanh niên miền Trung phải tha hương đi lao động nước ngoài khi biển quê mình đã chết, Formosa được bảo vệ trùng trùng cho tội ác của nó, và những mưu mô đồi bại của chính quyền Nghệ An đang bủa vây các linh mục dám lên tiếng vì quyền con người.
Nhiều năm trước, có lẽ chúng ta đã thở dài trước những hàng rào kiểm duyệt ngăn cản, những mệnh lệnh với âm mưu chặt đứt sinh lộ tinh thần của con người.
Nhưng giờ đây, có lẽ chúng ta cũng nên cám ơn những sự kiểm duyệt tầm thường và tội nghiệp đó. Vì bởi hôm nay, không có gì có thể ngăn cản chúng ta đến với tri thức và sự thật nữa, ngoài sự hèn yếu từ chính bản thân mình.

 tuankhanh's blog
 http://www.rfavietnam.com/node/3949

SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN

Sầm Sơn & Đồ Sơn


Tình cảnh của họ đúng là tình cảnh lớp người tha hóa, nhưng tha hóa không phải do quy luật đào thải tự nhiên – mà do chính kẻ cầm cân nẩy mực đẩy họ đến bước đường cùng.
Bauxite Việt Nam


“Một người đến Sầm Sơn trước và sau khi đọc Trống Mái sẽ … nhìn Sầm Sơn khác đi. Bởi quyến vọng biển, núi, mây, nước trong tác phẩm có khả năng thúc đẩy, chuyển biến, có khả năng thay đổi con người, mời gọi viễn du, invitation au voyage, nói theo Bachelard. Và nói theo ngôn ngữ hàng ngày, Trống Mái có khả năng sáng tạo lại môi sinh, tìm về một thế giới nguyên thủy, ở đó có sự thăng hoa của con người đến bầu trời tự do sáng tạo.”
1 SamSon
Tôi chưa bao giờ có cơ hội được đặt chân đến Thanh Hoá, và cũng chưa đọc tác phẩm Trống Mái nên không khỏi cảm thấy xấu hổ (lẫn ngạc nhiên) khi xem đoạn văn thượng dẫn của nhà phê bình văn học Thụy Khuê.
Tôi xấu hổ vì vốn kiến thức cùng vốn sống nghèo nàn/hạn hẹp của mình, và ngạc nhiên về khả năng (“thay đổi con người, mời gọi viễn du, invitation au voyage”) của thiên nhiên, qua ngòi bút Khái Hưng.
Nếu nhà văn của chúng ta đừng bị thủ tiêu vào năm 1947, và vẫn sống cho đến hôm nay – chắc chắn – ông cũng kinh ngạc (không ít) khi biết ra rằng Sầm Sơn còn có khả năng “khêu gợi lòng tham” nữa. Bãi biển này, trong những ngày qua, đã làm xôn xao dư luận.

2 SamSon
Bãi biển Sầm Sơn. Ảnh: Tuấn Minh
Xin ghi lại đây là vài nhận định – ở trong cũng như ngoài nước, và của cả hai lề – để rộng đường dư luận.
– Bùi Thanh Hiếu: “Cướp lớn ở Sầm Sơn… Liên tiếp những ngày đầu tháng 3 năm 2016, các ngư dân thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã biểu tình để phản đối dự án khu ăn chơi nghỉ dưỡng của tập đoàn FLC triển khai ở bờ biển Sầm Sơn.”
– Thạch Lựu: “Căn cứ vào các tài liệu chứng cứ thu thập được, ngày 03/3/2016 cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hoá đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự ‘gây rối trật tự công cộng’ và đang tiến hành điều tra, củng cố chứng cứ về hành vi phạm tội của một số đối tượng để xử lý nghiêm trước pháp luật.”
– Văn Thị Hương: “tôi thử hỏi, 100 triệu các đồng chí bồi thường cho mỗi hộ dân, họ làm gì khi nguồn thực phẩm chính của họ bị mất, đất đai ruộng vườn không còn, khu công nghiệp không có, giá đất tăng vọt, lạm phát tăng, tệ tham nhũng chưa hết?”
– Hoàng Anh – Văn Hùng: “Điều bức xúc của người dân Sầm Sơn… Sau khi nhường hết đất cho Cty CP Tập đoàn FLC xây dựng các đại dự án sân golf, resort, khách sạn nghỉ dưỡng…, hàng nghìn người dân ở các xã Quảng Cư, phường Trung Sơn, Trường Sơn, Bắc Sơn… thuộc thị xã Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) chỉ còn sinh kế cuối cùng là bám biển mưu sinh. Vậy mà cũng chẳng yên…
Theo quan sát của phóng viên, hàng trăm người dân các xã Quảng Cư, phường Trung Sơn, Trường Sơn và Bắc Sơn đã tập trung trước cổng UBND tỉnh Thanh Hóa. Họ mang theo mỳ tôm, bánh mỳ, nước uống và cả chăn chiếu để chờ đợi gặp lãnh đạo tỉnh. Tuyến đường chính trước cổng UBND tỉnh phải lập hàng rào, hàng chục công an, cảnh sát được huy động để giữ trật tự. Người dân kiên trì chờ đợi. Chúng tôi sẽ sống bằng gì nếu mất bãi biển”?
3 SamSon
Ảnh: Tuấn Minh
Nỗi băn khoăn về sinh kế của người dân Sầm Sơn, trong những ngày tháng tới, khiến tôi chợt nhớ đến Đồ Sơn và sự “phồn thịnh” ở nơi đây nhờ vào dịch vụ bán dâm:
“Bãi biển Đồ Sơn nằm trong những bãi biển du lịch nổi tiếng. Nhưng nói không ngoa chút nào, nếu thiếu và yếu cái dịch vụ đi kèm thì Đồ Sơn chẳng thu hút được mấy khách. Từ lâu, những cô gái chân dài tứ xứ đã đổ về đây cư ngụ, mưu sinh bằng cái thứ mà ông trời ban phát. Hễ nói đi Đồ Sơn là nhiều người lại nháy mắt nhìn nhau bí hiểm. Bởi đến đây, ngoài mục đích là tắm biển thì cái thú vui duy nhất được khách du lịch quan tâm tới đó là…chơi gái…
Ở Đồ Sơn người ta gọi cái nghề bán miền xuôi, nuôi miền ngược này là ngành công nghiệp không khói hay còn nói hay ho là nghề làm giàu không khó. Xây một cái nhà nghỉ, nuôi mấy ả cave, chăn thêm mấy đứa bảo kê là ngồi một chỗ đếm tiền. Tiền vào như nước, mỗi ngày vài chục triệu đồng dễ ợt. Trong khi nền kinh tế suy thoái chưa có hồi kết nhưng những tụ điểm mây mưa, thác loạn như thế này thì vẫn ăn nên làm ra.” (Biên Thùy – “Những Cuộc Mua Vui Nhớp Nháp Ở Đồ Sơn”).
Số lần “nhớp nháp” của khách mua vui đều được ghi chép cẩn thận trong nhật ký của người bán. Xin xem qua đôi dòng của ký giả Anh Đào viết về một cuốn Nhật Ký Đồ Sơn:
4 SamSon
Nguồn ảnh: báo Lao Động
“Đó là nhật ký ‘làm việc’ của một cô gái mại dâm gần như kín các dấu ‘X’. Sở dĩ phải ghi chép là để cuối tháng, cuối tuần, cuối ngày ‘đọ sổ’ với chủ mà thanh toán tiền, giống hệt với một dạng ‘chấm công’. Đây là một đoạn trong bài viết: ‘Những ký hiệu dấu sao ‘*’ trong vòng tròn, đó là ‘đi qua đêm’ và được tính bằng 3 ‘cuốc’ đi nhanh. ..Dấu ‘X’ có gạch dưới là những lần đi một lần, tính với chủ là 1, nhưng em cho khách làm 2, được bo khá. Còn cái dấu ‘X’ nằm trong ô vuông thì em không nói gì cả, nhất định không chịu nói ra. Như vậy, đây là một dạng ‘văn vật’ có hồn. Có ngày em đánh dấu 16 ‘nhát’, nói chung số ngày có trên 10 ‘nhát’ hơi nhiều. Ngày nhiều nhất là có tới đánh 21 cái dấu X’, lại có 3 gạch chân’. Nhưng 21 lần/ngày vẫn chưa phải là kỷ lục. Cũng chính cô gái này kể lại: Ở Đồ Sơn có đứa dịp 30/4, đã ‘đi khách’ tính với chủ là 50 lần.”
Số “nhát” hay số lần “nhớp nháp” được tính đủ và chia đều, theo như tường thuật của nhà báo Biên Thùy:
“Một cô cave ở Đồ Sơn kể rằng, đằng sau những cô gái bán dâm, đằng sau những đêm mua vui dài dằng dặc là cuộc sống sung túc, đủ đầy của tầng tầng, lớp lớp những tú ông, tú bà. 250 nghìn đồng tàu nhanh ấy cũng phải chia năm, xẻ bảy ra thì mới yên thân, chứ đâu phải làm 10 đồng hưởng cả 10 đồng.
Lại nói đến cái tầng tầng, lớp lớp tú ông, tú bà ở thiên đường này cho rõ. Có những tú ông phơi mặt ngay cổng nhà nghỉ, đứng đón khách tận cửa phòng. Nhưng có cái loại tú ông, tú bà cao cấp hơn, chẳng cần đón khách, chẳng cần phơi mặt ra làm gì cũng có tiền. Những ‘tú ông cao cấp’ như thế chỉ đạo bằng những cú điện thoại, bằng một thứ văn bản không có dấu. Và, ngày ngày vẫn nghiễm nhiên hưởng lợi từ thân xác của gái bán dâm. Thế mới tài!”
Loại “tú ông cao cấp” này càng ngày càng xuất hiện nhiều ở Việt Nam, riêng Thanh Hoá – tất nhiên – cũng không ít. Cứ theo cách nói nước đôi của ông Bí Thư Tỉnh Ủy Thanh Hoá (“bà con nào đồng ý di dời thì nhận tiền bồi thường trước ngày 15.4... bà con nào chưa đồng ý thì cứ làm bình thường như lâu nay”) trong cuộc đối thoại với dân – vào ngày 7 tháng 3 vừa qua – và theo chủ trương, đường lối, chính sách chung của Nhà Nước hiện nay hiện nay thì sớm muộn gì Sầm Sơn cũng trở thành Đồ Sơn thôi.
5 SamSon

Bãi biển Đồ Sơn. Ảnh:
vnexpress
Và nghĩ cho cùng thì đây là một điều may mắn, nếu xét ở khía cạnh sinh kế – theo nhận định chung của tiến sĩ Vũ Minh Khương:
“Ông cha chúng ta để lại cho chúng ta đất đai ở vị thế đẹp và nhiều tài nguyên quý giá. Thế giới lại thương cảm chúng ta đã trải qua những cuộc chiến tranh khốc liệt. Thế hệ chúng ta chỉ cần cho nhượng thuê đất trong các dự án đầu tư dễ dãi, bán tài nguyên, và vay nợ quốc tế cũng đủ sống xênh xang được 20-30 năm nữa. Ta nhượng đất của ông cha làm sân golf và dân ta sẽ không thể đói nhờ nghề nhặt bóng và đánh giày Khó khăn trong quyết định của mỗi người chúng ta hôm nay không phải là làm cách gì để đất nước tiến lên mà là làm gì để chúng ta không lùi tiếp nữa, bởi đường lùi của chúng ta còn rộng rãi thênh thang lắm.
Với con số nợ công đã vượt trần, chuyện vay mượn quốc tế (e) khó có thể tiếp tục. Để bù vào khoản thiếu hụt này thì bán biển, và bán thân – sau khi đã bán rừng, bán đảo, bán ruộng – cũng là một bước lùi hợp lý thôi. Chớ còn lựa chọn nào khác, ngoài chuyện tiếp tục lùi. May mà đường lùi của chúng ta còn rộng rãi thênh thang lắm.

Tưởng Năng Tiến

Saturday, July 1, 2017


SƠN TRUNG * SỨC SỐNG MIỀN BĂNG TUYẾT



 SỨC SỐNG  MIỀN BĂNG TUYẾT
SƠN TRUNG


Năm 1995,  tôi qua Canada thì đã tháng tám, là mùa nắng chói. Các cô nàng được giải phóng khỏi những áo coat dầy xụ và những khăn quàng cổ, găng tay nặng nề, để mặc những y phục mát mẻ. Các cô nàng tha hồ khoe ngực, khoe rún. Còn chúng tôi được các em đem đi tắm ở Ngũ hồ, rất vui!.
Ở Việt Nam lúc bấy giờ 1995, các cô các bà  ra đường vừa đi vừa gọi cell phone inh ỏi. Thế mà lúc ấy tôi không thấy ai ở Canada dùng cell phone ngoài đường. Phải vài năm sau, cell phone mới đến Canada. Quả tình Canada chậm tiến hơn Việt Nam.


Xem điện thì tôi thấy Canada có cả hai hệ thống điện 110 volt và điện 220volt, ấy thế mà Việt Nam bỏ ngay cái cũ 110 volt để dùng toàn bộ 220 volt. Việt Nam quả là anh dũng đồi mới,  triệt để cách mạng! Tôi nghĩ các ông quan lớn Canada chậm tiêu, chậm tiến, không biết xoay xở, không biết làm ăn! Tục ngữ Việt Nam có câu" Có làm thì mới có ăn" Không bày ra mưu nọ kế kia thì chỉ có cạp đất. Quả   nhiên sau đổi mới vài năm, Việt Nam có một giai cấp mới xuất hiện với hàng ngàn triệu phú ,tỷ phù dollars! Còn Canada, con số triệu phú, tỷ phú e cũng dẫm chân tại chỗ như trăm năm trước, không tiến nhanh tiến mạnh, tiến vững chắc như Việt Cộng!

Trong các nước Bắc Mỹ, Canada lạnh nhất. Mỹ thì có tiểu bang nóng, tiểu bang lạnh. Còn Canada hầu hết mùa đông tuyết ngự trị. Khi tôi đến Canada, cây cối xanh tươi, dọc đường những hoa dại màu vàng, màu trắng, màu tim rất nổi bật. Dọc theo tường thành, hàng rào khu cư dân, những con sóc cong đuôi chạy đi chạy lại rồi lại dường như để ngắm nghía và suy nghĩ. Những con sóc này từ rừng chạy vào khu dân cư nhưng chúng không có biểu hiện nào chứng tỏ chúng ở trong rừng.


Rừng ở Canada rất đặc biệt. Rừng chỉ là những rẻo mỏng xen lẫn khu cư dân. Nó không rộng bạt ngàn như rừng nhiệt đới và thân cây to ba bốn người ôm.  Chẳng ai vào rừng đốn củi, săn thú. Các cây ở đây không có tên chủ nhân xí phần như ở Việt Nam. Cây cối nhỏ nhắn , thân to lắm bằng bắp vế , cành lá như những chiếc đũa bếp. Mùa đông thì rừng cây tàn lụi, trơ thân gầy, không còn chút lá. Tất cả không gian đều xám xịt rồi tuyết phủ trắng.


Người dân Canada sống như thế nào khi mùa đông đến? Trước khi tôi đến Canada, người anh họ của tôi ở Canada về cho biết Canada lạnh lắm. Ra ngoài trời một lúc thì cái tai như muốn rớt khỏi đầu. Lẽ dĩ nhiên người Canada phải bận áo coast dày cộm, cổ quấn khăn len, tay mang găng. Các bà các cô đội mũ che đầu, không có cảnh khoe mông, khoe ngực như ở Việt Nam. Các bà Trung Đông thì mặt bịt khăn chừa hai con mắt, áo chùng hai ba lớp và quần dài cũng hai ba cái, kín đáo thật.


 Trong nhà, cơ quan, các thương xá , trên xe bus, xe hơi... luôn có khí nóng (heat) . Còn ở Anh, Pháp, Mỹ không có khí nóng  vì nơi đây không lạnh lắm cho nên mùa đông năm 2016  lắm nơi chết rét. . Khí nóng khắp nơi ngay cả ở đường dẫn ống nước và đường dây điện để bảo đảm khí lạnh không làm bể ống nước hay làm đông đá, nước không chảy được. Nói như vậy đề các vị ngoài Canada hiểu sự tốn kém của Canada để bảo vệ đời sống nhân dân ở đây.


Đặc biệt dân da đỏ ở miền cực bắc cực lạnh.  Vì thiếu cơ sở vật chất xây dựng, vì vậy nhà ở không được làm bằng gỗ trừ khi chúng được lấy từ nơi khác. Vào mùa đông, họ sống trong những ngôi nhà được xây bằng tuyết, được gọi là "igloos", trong khi vào mùa hè khi tuyết tan, họ sống trong lều làm bằng da động vật. Nguồn thực phẩm chủ yếu là thịt. Cá voi, hải cẩu và hải mã là một số thực phẩm chủ yếu của người da đỏ. Vào mùa hè, thịt được sấy khô và bảo quản an toàn dưới đá. Thịt được ăn sống vì ánh sáng lửa gần như không thể dùng trong  môi trường lạnh. Đàn ông săn bắt đủ thức ăn để nuôi sống cả cộng đồng.

Quần áo truyền thống của người Inuit được làm bằng lông thú và da, ấm và không thấm nước. Da động vật cũng được sử dụng để làm giầy ủng. Họ mặc một chiếc áo khoác lớn được gọi là "parka" để bảo vệ thân thể khi mùa đông đến. Inuits đang dần dần áp dụng lối sống hiện đại và thay đổi cách sống của họ. Vấn đề chính mà họ đang đối mặt là sự nóng lên toàn cầu, ảnh hưởng đến môi trường của họ.





Con người dùng nhiệt để chế hàn, dùng thủy trị hỏa nhưng có lúc dùng hàn tri hàn như người Inuit làm nhà bằng băng chống lạnh và người châu Phi và Trung Đông mặc nhiều quần áo để thân thể bôc nóng chảy mổ hội hạ nhiệt cơ thể.
 Có lẽ ngày xưa người da đỏ đã đào hầm ở dưới đất chống lạnh cho nên ngày nay Canada thường xây nhà có một phần trên mặt đất, một mặt dưới mặt đất. Phần này gọi là "basement", người bên Mỹ qua chơi lấy làm kỳ lạ và thich thú.

Liên Hợp Quốc dự báo dân số thế giới sẽ gấp 5 lần hiện nay vào năm 2300. Điều đó có nghĩa các thành phố sẽ trở nên đông đúc đến mức nghẹt thở. Đến năm 2050, ít nhất 2/3 dân số sẽ tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn. Tuy vậy, một giải pháp căn cơ được nhiều nhà khoa học tính toán tới, đó chính là xây dựng nhà dưới lòng đất, cho dù đó là dưới một ngọn đồi hay một vách đá. Hiện đã có rất nhiều thành phố đang xây dựng không gian ngầm dưới lòng đất để tăng quỹ đất sử dụng.



  Trên khắp thế giới, bạn cũng có thể chiêm ngưỡng những công trình dưới lòng đất rộng lớn và khác biệt đến mức khó tin.  Đó là Khách sạn Iconic Santorini tại làng Imerovigli, Hy Lạp; Nhà đá nằm cheo leo trên những vách đá tại tỉnh Nevsehir, Thổ Nhĩ Kỳ; Khách sạn 5 sao Les Hautes Roches được xây dựng bên trong một vách núi đá vôi. Các phòng được thiết kế và trang trí hướng ra sông Loire (sông Loa) tại Pháp.



Người ta tưởng rằng tuyết dày, tuyết lạnh như vậy thì không còn sinh vật nào sinh sống. Thực vật thì trút bỏ màu áo xanh đến mùa thu thì chuyển sang vàng rồi đỏ rồi rơi xuống hòa lẫn vào tuyết. Chỉ còn thân cây cằn cỗi trơ với thời gian. Vẫn là chịu đựng và chờ đợi thời gian. Đến mùa hè, cây lại đâm cành nẩy lộc, và trong vài tháng rừng cây lại xanh. Ngày tháng ngồi ngắm rừng cây, tôi thấy chúng vẫn nhỏ nhưng  cao hơn, cứ cao vút. Cứ mùa đông tàn như hè lại xanh tươi. Cuộc sống cứ theo luật luân hồi biến dịch mãi không thôi.



Những con thú như chó sói, gấu trắng, hải cẩu, chim cánh cụt, tuần lộc Caribu, Chồn Ermine thì vẫn đi lại trên tuyết vào những ngày tuyết đổ và lạnh dưới 30 dộ âm. Một số động vật có lẽ đào hang ở trong rửng như loài sói, loài sóc. Sóc  có nhiều loại,   bao gồm sóc cây, sóc đất, sóc chuột, macmot (bao gồm cả macmot châu Mỹ) và sóc bay thật sự. Sóc bay đuôi vảy châu Phi thuộc về họ Anomaluridae và không phải là sóc thật sự của họ Sciuridae. Họ Sciuridae được tìm thấy gần như trên mọi châu lục, ngoại trừ Australasiachâu Nam Cực.

Tiếng Anh là squirrel còn tiếng Việt có nhiều tên. Người ta còn gọi  soc là  sóc cáo, chuột sóc, người Trung quốc gọi là Tùng thử ( chuột ở cây thông). Loài sóc ở trong hang thì mùa thu ăn nhiều và thực hiện đông miên suốt 8 tháng; cho đến khi nó ló đàu khỏi hang, thấy cái bóng của cái đuôi,  nó biết  sáu tuần nữa mới sang xuân, nó bèn vào hang ngủ tiếp.Sau 6 tuần, nó mới tái xuất giang hồ!.. .
Có giống chuột chũi (European mole)  hình dáng giống sóc nhưng không có đuôi  như sóc nhưng cũng ở hang và đông miên như sóc.

Những con sóc, những con quạ, những con chim  nhỏ vẫn bay trong tuyết khi nắng vừa lên hay cả trong mưa bay! Những con bồ câu thường trú ngụ trong những nhà thờ hay những khu nhà lầu của các nhà triệu phú. Nhà thờ hay lâu đài ,dinh thự thường có những lỗ hổng đủ cho các loài chim bay vào ẩn náu qua mùa đông lạnh.

 Còn loài cá, loài chim thì sao trong mùa đông Bắc Mỹ?
Vào những tháng mùa đông lạnh giá, các hồ và sông đóng băng khi hình thành băng. Tuy nhiên, cá và các loài thủy sinh khác vẫn tồn tại. Động vật như hải cẩu, chim cánh cụt, cá mút và nhiều loài chim biển là tất cả những người ăn cá. Họ sống ở Bắc Cực và Nam Cực, giữa các băng tuyết. Đất đai hoàn toàn bị đóng băng. Tuy nhiên, những con vật này sống trong khu vực này. 


 Vào những tháng mùa đông lạnh giá, các hồ và sông đóng băng . Tuy nhiên, cá và các loài thủy sinh khác vẫn tồn tại. Động vật như hải cẩu, chim cánh cụt, cá mút và nhiều loài chim biển 
vẫn sống trong sông biển và băng tuyết.

Đất đai hoàn toàn bị đóng băng. Tuy nhiên, những con vật này sống trong khu vực này. Theo tôi nghĩ có hai loại. Một loại chim và cá di cư. Khi mùa đông đến, chúng sẽ chuyển về Nam. Còn một loại khác thì bám trụ mà sống. Có những loài cá, loài chim sống phi thường, coi khinh tuyết lạnh như cá voi, chim cánh cụt. Một số áp dụng thuật đông miên. 


Một số loài cá tuyết, cá nheo và cá cực có tỷ lệ trao đổi chất giảm và tạo ra các phân tử chống đông gọi là glycoprotein để làm giảm điểm đông của dịch cơ thể. Người ta có thể nhìn vào nó như là một phiên bản bí ẩn của con gấu ngủ đông, một chiến thuật sống sót đã thấy những người bạn vây cá này sống lâu hơn nhiều sinh vật khác trên trái đất. 

 Một số sinh vật ngang nhiên sống trên băng tuyết nhưng một số sống dưới lớp băng tuyết vì dưới đó vẫn có nhiệt độ ấm áp cho loài thủy sinh. Mùa tuyết,  chỉ có lớp trên cùng của hồ hoặc sông đóng băng. Dưới lớp trên cùng đông lạnh, nước vẫn ở dạng lỏng và không đóng băng. Ngoài ra, oxy bị mắc kẹt dưới lớp băng. Kết quả là, cá và các loài động vật thủy sinh khác có thể sống thoải mái trong hồ và ao hồ đông lạnh. Vì thế xuân về, chúng ta vẫn có cá ăn là  là do nguyên nhân này. Võ Kỳ Điền có bài  CÂU CÁ XỨ LẠNH rất hay.

Còn các loài côn trùng như ong bướm, sâu bọ thì sao? Loài ong thì cố thủ trong tổ ong. Còn các côn trùng khac phải chết hết hay sao? Không thể chết hết vì khi xuân hạ đến vẫn có bướm, ong, sâu bọ. Vậy trong mùa đông chúng ở đâu?Có thể cơ thể côn trùng chịu đựng đuợc  sự lạnh dưới không độ. Cơ thể của chúng có thể siêu lạnh (đạt đến nhiệt độ dưới mức đóng băng) mà không tạo thành băng đá gây hại cho tế bào. Sự tồn tại của chúng là trứng nằm trong lá cây, trong đất và trong tuyết, đến xuân hạ thì nở.  Trứng rệp có thể được tìm thấy trong các nụ hoa của cây gỗ. Giun đất chui ra như trứng trong bao năm nay. Những con sâu bướm lều dành mùa đông như những quả trứng trên cành cây

Tắm nắng
. 
Nhiều loài côn trùng như bướm áo choàng tang và bọ cánh cứng đậu mùa đông  thì  được bảo vệ như dưới vỏ cây và lá rơi. Các bọ rệp mẹ đẻ trứng vào mùa đông trong các đàn bò dưới tán cây hoặc củi. Bọ cánh cứng  nhiều màu sắc tìm kiếm một điểm nóng trong nhà của dân chúng để chờ mùa xuân.Còn những loài sâu bọ nhỏ xíu thì sao? 


Tôi nghĩ chúng đã có hang ẩn sâu trong lòng đất ấm áp. Tại Việt Nam, tôi thấy trong sân nhà tôi ở quê có nhiều hang nhỏ bằng mũi kim. Chúng tôi thường lấy cỏ non làm mồi câu thả xuống và kéo lên được những con sâu bé nhỏ, trắng hếu. Thật vậy, loài côn trùng nhỏ ở hang sâu dưới mặt đất. Ở Việt Nam khi xuân về những giống rươi từ lòng đất nổi lên kín ruộng đồng. Như vậy lòng đất là sào huyện của động vật và côn trùng vậy.


Nói chung, thiên nhiên khắc nghiệt nhưng muôn loài vẫn khắc phục đưọc . Luật vũ trụ tuần hoàn biến dịch hết bỉ đến thái hết suy đến thịnh, trời nào phụ ai và ai chẳng có cơ hội tồn tại nếu biết kiên trì phấn đấu.


TẠP CHÍ VĂN HÓA VIỆT NAM 475

SƠN TRUNG  
Chủ biên

Bức tranh Biển Chết của họa sĩ Nguyễn Nhân.
Bức tranh Biển Chết của họa sĩ Nguyễn Nhân.

s 475 
Ngày  1 tháng 7 năm 2017