Bạo lực học đường, chỉ trách ông Nhạ là sai đối tượng
Câu chuyện một nữ sinh lớp 9 của trường Trung học Phù Ủng, huyện Ân
Thi, tỉnh Hưng Yên bị năm nữ sinh cùng lớp đánh đập, lột quần áo hôm 22
tháng 3, dùng điện thoại ghi lại toàn bộ cảnh hành hung rồi đưa lên
Internet (1) đã khiến cả xã hội sôi sùng sục…
Ngành giáo dục và ông Phùng Xuân Nhạ (Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo) bị cả công chúng lẫn báo giới chỉ trích không tiếc lời. Chuông báo động về bạo lực học đường lại được gióng lên thành những chuỗi dài giòn giã…
Cho dù hệ thống công quyền đã nhập cuộc, hình thức xử lý liên tục được nâng lên, từ đình chỉ công tác của giáo viên đến cách chức hiệu trưởng, giờ là cách chức toàn bộ Ban Giám hiệu trường Trung học Phù Ủng,… song đó chỉ là chặt ngọn.
Theo một thống kê do liên bộ Giáo dục – Đào tạo (GDĐT) và Công an, giai đoạn từ 2011 đến 2018, trong hệ thống trường học tại Việt Nam đã xảy ra hơn 18.000 vụ phạm pháp liên quan đến bạo lực ở học đường. Đối tượng phạm pháp không chỉ có học sinh, sinh viên, mà còn bao gồm cả giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Trong 18.000 vụ vừa kể có 11.000 vụ gây ra thương tích, 900 vụ uy hiếp tinh thần và 200 vụ xâm hại tình dục, (2)…
Trên thực tế, chuyện thầy đánh nhau, thầy đánh trò, trò đánh thầy, học sinh đánh đập – làm nhục học sinh, thậm chí dùng điện thoại ghi lại rồi trưng bày trên Ineternet như khoe thành tích đã trở thành bình thường.
Một tuần trước khi xảy ra scandal ở Trung học Phù Ủng, hôm 15 tháng 3, từng có hai nữ sinh lớp 7 của trường Trung học Ngô Mây ở xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên bị ba nữ sinh cùng trường đánh hội đồng (3)…
Một ngày trước khi xảy ra scandal ở Trung học Phù Ủng, hôm 21 tháng 3, thêm một nữ sinh khác cũa trường Trung học Tam Bố (xã Tam Bố, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) bị các nữ sinh cùng trường đánh hội họi đồng (4)…
Một tuần sau, khi scandal ở Trung học Phù Ủng đang khuấy động dự luận, một nhóm nữ sinh trường Trung học Diễn Hùng, xã Diễn Hùng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, hành hung bạn cùng trường, y như scandal mà các nữ sinh đồng lứa gây ra ở Hưng Yên (5).
Cho dù bạo lực lan tràn trong hệ thống trường học tại Việt Nam, cho dù từ thầy đến trò, già cũng như trẻ cùng sùng bái, chọn bạo lực như phương thức duy nhất, vừa để tự khẳng định mình, vừa để giải quyết tất cả các vấn đề, không màng tới các quy chuẩn, cho dù thủ phạm không ngán, nạn nhân không nghĩ đến việc dựa vào thiết chế hiện hành,… thì đó vẫn không phải là lỗi của riêng ngành giáo dục.
Hệ thống trường học phản ánh diện mạo xã hội. Làm sao có thể đòi buộc hệ thống trường học phòng – chống hữu hiệu bạo lực học đường khi trong mắt hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, danh dự, sức khỏe, thậm chí tính mạng của người Việt chẳng là gì cả?
Trẻ con sẽ học được gì từ chuyện phụ huynh có thể xông vào trường đánh, chửi giáo viên, ép hết cô giáo này tới cô giáo khác trong các trường học từ Bắc vào Nam phải… quỳ và không có bất kỳ ai trong số những phụ huynh càn rỡ này phải trả giá đắt (6)?
Trẻ con sẽ học được gì khi hàng ngày vẫn mục kích chuyện đánh, chửi, đâm chém, đập phá, hành xử càn rỡ,… trở thành phổ biến, cái xấu, cái ác chi phối toàn bộ sinh hoạt xã hội, người ngay luôn luôn nín nhịn, chịu thiệt?
Đã có bao giờ, ở đâu, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam xử lý một cách nghiêm khắc tất cả những hành vi xâm phạm danh dự, sức khỏe, tài sản của công dân, bất kể mức độ lớn hay nhỏ như nhiều quốc gia khác vẫn làm?
Nếu hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam vẫn làm ngơ trước tất cả các hành vi càn rỡ để cuối cùng, ai cũng có thể là nạn nhân ở bất kỳ đâu, bất kể thời điểm nào thì ngành giáo dục dựa vào đâu để hướng dẫn mầm non tôn trọng, bảo vệ con người?
***
Sinh họat xã hội tại Việt Nam càng ngày càng hỗn loạn. Đó là hệ quả của kiểu tư duy và lối hành xử xem việc bảo vệ trật tự, trị an để mọi người có thể sống an ổn không quan trọng bằng bảo vệ sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng CSVN.
Đến giờ, công an Việt Nam vẫn chỉ tập trung nội lực “chống các thế lực thù địch, phản động”, hiếm khi bận tâm đến việc bảo vệ danh dự, sức khỏe, tài sản của công dân. Xử lý vi phạm pháp luật liên quan tới con người vẫn không phải trách nhiệm của công an!
Có quốc gia nào mà dân được hệ thống công quyền khuyến khích thay mặt công an săn đuổi, thay mặt công lý tự trừng trị kẻ gian – kể cả bằng những phương thức mà không quốc gia văn minh nào chấp nhận (nhốt trộm vào cũi, đánh đập cho đến chết,…)?
Có quốc gia nào có những bi kịch như nghi ngờ đương sự phạm pháp, thay vì gọi công an, dân tự vây, tự bắt, bắt lầm, giết lầm (7), kể cả giết lầm một người cha đang dẫn con đi chơi và đột nhiên đứa trẻ khóc (8).
Nếu hệ thống chính trị tại Việt Nam thật sự tôn trọng con người, hệ thống công quyền xử lý ngay lập tức những hành vi xâm phạm danh dự, sức khỏe, tài sản của công dân, trật tự, trị an có tồi tệ như hiện nay, trẻ con có dám hành xử bạo lực trong học đường không?
Rõ ràng là cần lên án bạo lực học đường nhưng nếu chỉ khăng khăng cho rằng đó là lỗi của ngành giáo dục, là tội của ông Nhạ thì chưa thỏa đáng. Chẳng phải trẻ con, ngay cả người lớn cũng có quyền sống an ổn, được tôn trọng, bình đẳng trong việc thụ hưởng phúc lợi, tham gia vào việc quyết định vận mệnh dân tộc, điều hành quốc gia. Đó là những quyền căn bản của con người và bất cứ chính quyền nào, ở bất kỳ đâu dưới gầm trời này cũng phải tạo điều kiện để từng cá nhân có thể dễ dàng thực thi các quyền ấy?
Đối chiếu các vụ học sinh đánh, chửi, làm nhục bạn bè đồng niên, nhiều người bảo họ rùng mình vì sự tàn bạo của một số không nhỏ mầm non với đồng loại và phẫn nộ vì sự càn rỡ của những mầm non này. Tuy nhiên rất ít người cảm thấy âu lo khi có quá nhiều mầm non dửng dưng trước cái ác, thậm chí không ít mầm non thích thú tán thưởng việc chà đạp, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, chưa kể con số ái ngại khi tất cả các nạn nhân tỏ ra cam chịu còn ít hơn!
Khi trẻ con là bản sao của người lớn, có lẽ nên tự trách mình trước khi trách chúng.
Chú thích
(1) https://tuoitre.vn/nu-sinh-lop-9-bi-ban-danh-hoi-dong-da-man-phai-nhap-vien-20190330073941912.htm
(2) https://tuoitre.vn/chong-bao-luc-hoc-duong-phai-sua-tu-goc-20190401073649056.htm
(3) https://tuoitre.vn/goi-ba-nu-sinh-lop-8-la-em-tren-facebook-mot-nu-sinh-lop-7-bi-vay-danh-20190321113411561.htm
(4) https://www.tienphong.vn/xa-hoi/hoc-sinh-lop-8-bi-3-nu-sinh-danh-tat-da-man-ma-khong-ai-can-1392828.tpo
(5) https://tuoitre.vn/nu-sinh-lop-7-bi-nhom-nu-sinh-bat-quy-goi-vi-noi-ban-co-bau-20190401184122768.htm
(6) https://news.zing.vn/phu-huynh-danh-giao-vien-khi-tu-tuong-tra-tien-phai-co-mon-hang-ung-y-post830425.html
(7) https://vnexpress.net/phap-luat/5-nguoi-danh-chet-nam-thanh-nien-vi-nghi-bat-coc-tre-em-3829204.html
(8) https://vnexpress.net/phap-luat/dan-con-di-dao-cha-bi-dam-chet-vi-nghi-bat-coc-tre-em-3884717.html
Ngành giáo dục và ông Phùng Xuân Nhạ (Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo) bị cả công chúng lẫn báo giới chỉ trích không tiếc lời. Chuông báo động về bạo lực học đường lại được gióng lên thành những chuỗi dài giòn giã…
Cho dù hệ thống công quyền đã nhập cuộc, hình thức xử lý liên tục được nâng lên, từ đình chỉ công tác của giáo viên đến cách chức hiệu trưởng, giờ là cách chức toàn bộ Ban Giám hiệu trường Trung học Phù Ủng,… song đó chỉ là chặt ngọn.
Theo một thống kê do liên bộ Giáo dục – Đào tạo (GDĐT) và Công an, giai đoạn từ 2011 đến 2018, trong hệ thống trường học tại Việt Nam đã xảy ra hơn 18.000 vụ phạm pháp liên quan đến bạo lực ở học đường. Đối tượng phạm pháp không chỉ có học sinh, sinh viên, mà còn bao gồm cả giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Trong 18.000 vụ vừa kể có 11.000 vụ gây ra thương tích, 900 vụ uy hiếp tinh thần và 200 vụ xâm hại tình dục, (2)…
Trên thực tế, chuyện thầy đánh nhau, thầy đánh trò, trò đánh thầy, học sinh đánh đập – làm nhục học sinh, thậm chí dùng điện thoại ghi lại rồi trưng bày trên Ineternet như khoe thành tích đã trở thành bình thường.
Một tuần trước khi xảy ra scandal ở Trung học Phù Ủng, hôm 15 tháng 3, từng có hai nữ sinh lớp 7 của trường Trung học Ngô Mây ở xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên bị ba nữ sinh cùng trường đánh hội đồng (3)…
Một ngày trước khi xảy ra scandal ở Trung học Phù Ủng, hôm 21 tháng 3, thêm một nữ sinh khác cũa trường Trung học Tam Bố (xã Tam Bố, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) bị các nữ sinh cùng trường đánh hội họi đồng (4)…
Một tuần sau, khi scandal ở Trung học Phù Ủng đang khuấy động dự luận, một nhóm nữ sinh trường Trung học Diễn Hùng, xã Diễn Hùng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, hành hung bạn cùng trường, y như scandal mà các nữ sinh đồng lứa gây ra ở Hưng Yên (5).
Cho dù bạo lực lan tràn trong hệ thống trường học tại Việt Nam, cho dù từ thầy đến trò, già cũng như trẻ cùng sùng bái, chọn bạo lực như phương thức duy nhất, vừa để tự khẳng định mình, vừa để giải quyết tất cả các vấn đề, không màng tới các quy chuẩn, cho dù thủ phạm không ngán, nạn nhân không nghĩ đến việc dựa vào thiết chế hiện hành,… thì đó vẫn không phải là lỗi của riêng ngành giáo dục.
Hệ thống trường học phản ánh diện mạo xã hội. Làm sao có thể đòi buộc hệ thống trường học phòng – chống hữu hiệu bạo lực học đường khi trong mắt hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, danh dự, sức khỏe, thậm chí tính mạng của người Việt chẳng là gì cả?
Trẻ con sẽ học được gì từ chuyện phụ huynh có thể xông vào trường đánh, chửi giáo viên, ép hết cô giáo này tới cô giáo khác trong các trường học từ Bắc vào Nam phải… quỳ và không có bất kỳ ai trong số những phụ huynh càn rỡ này phải trả giá đắt (6)?
Trẻ con sẽ học được gì khi hàng ngày vẫn mục kích chuyện đánh, chửi, đâm chém, đập phá, hành xử càn rỡ,… trở thành phổ biến, cái xấu, cái ác chi phối toàn bộ sinh hoạt xã hội, người ngay luôn luôn nín nhịn, chịu thiệt?
Đã có bao giờ, ở đâu, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam xử lý một cách nghiêm khắc tất cả những hành vi xâm phạm danh dự, sức khỏe, tài sản của công dân, bất kể mức độ lớn hay nhỏ như nhiều quốc gia khác vẫn làm?
Nếu hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam vẫn làm ngơ trước tất cả các hành vi càn rỡ để cuối cùng, ai cũng có thể là nạn nhân ở bất kỳ đâu, bất kể thời điểm nào thì ngành giáo dục dựa vào đâu để hướng dẫn mầm non tôn trọng, bảo vệ con người?
***
Sinh họat xã hội tại Việt Nam càng ngày càng hỗn loạn. Đó là hệ quả của kiểu tư duy và lối hành xử xem việc bảo vệ trật tự, trị an để mọi người có thể sống an ổn không quan trọng bằng bảo vệ sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng CSVN.
Đến giờ, công an Việt Nam vẫn chỉ tập trung nội lực “chống các thế lực thù địch, phản động”, hiếm khi bận tâm đến việc bảo vệ danh dự, sức khỏe, tài sản của công dân. Xử lý vi phạm pháp luật liên quan tới con người vẫn không phải trách nhiệm của công an!
Có quốc gia nào mà dân được hệ thống công quyền khuyến khích thay mặt công an săn đuổi, thay mặt công lý tự trừng trị kẻ gian – kể cả bằng những phương thức mà không quốc gia văn minh nào chấp nhận (nhốt trộm vào cũi, đánh đập cho đến chết,…)?
Có quốc gia nào có những bi kịch như nghi ngờ đương sự phạm pháp, thay vì gọi công an, dân tự vây, tự bắt, bắt lầm, giết lầm (7), kể cả giết lầm một người cha đang dẫn con đi chơi và đột nhiên đứa trẻ khóc (8).
Nếu hệ thống chính trị tại Việt Nam thật sự tôn trọng con người, hệ thống công quyền xử lý ngay lập tức những hành vi xâm phạm danh dự, sức khỏe, tài sản của công dân, trật tự, trị an có tồi tệ như hiện nay, trẻ con có dám hành xử bạo lực trong học đường không?
Rõ ràng là cần lên án bạo lực học đường nhưng nếu chỉ khăng khăng cho rằng đó là lỗi của ngành giáo dục, là tội của ông Nhạ thì chưa thỏa đáng. Chẳng phải trẻ con, ngay cả người lớn cũng có quyền sống an ổn, được tôn trọng, bình đẳng trong việc thụ hưởng phúc lợi, tham gia vào việc quyết định vận mệnh dân tộc, điều hành quốc gia. Đó là những quyền căn bản của con người và bất cứ chính quyền nào, ở bất kỳ đâu dưới gầm trời này cũng phải tạo điều kiện để từng cá nhân có thể dễ dàng thực thi các quyền ấy?
Đối chiếu các vụ học sinh đánh, chửi, làm nhục bạn bè đồng niên, nhiều người bảo họ rùng mình vì sự tàn bạo của một số không nhỏ mầm non với đồng loại và phẫn nộ vì sự càn rỡ của những mầm non này. Tuy nhiên rất ít người cảm thấy âu lo khi có quá nhiều mầm non dửng dưng trước cái ác, thậm chí không ít mầm non thích thú tán thưởng việc chà đạp, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, chưa kể con số ái ngại khi tất cả các nạn nhân tỏ ra cam chịu còn ít hơn!
Khi trẻ con là bản sao của người lớn, có lẽ nên tự trách mình trước khi trách chúng.
Chú thích
(1) https://tuoitre.vn/nu-sinh-lop-9-bi-ban-danh-hoi-dong-da-man-phai-nhap-vien-20190330073941912.htm
(2) https://tuoitre.vn/chong-bao-luc-hoc-duong-phai-sua-tu-goc-20190401073649056.htm
(3) https://tuoitre.vn/goi-ba-nu-sinh-lop-8-la-em-tren-facebook-mot-nu-sinh-lop-7-bi-vay-danh-20190321113411561.htm
(4) https://www.tienphong.vn/xa-hoi/hoc-sinh-lop-8-bi-3-nu-sinh-danh-tat-da-man-ma-khong-ai-can-1392828.tpo
(5) https://tuoitre.vn/nu-sinh-lop-7-bi-nhom-nu-sinh-bat-quy-goi-vi-noi-ban-co-bau-20190401184122768.htm
(6) https://news.zing.vn/phu-huynh-danh-giao-vien-khi-tu-tuong-tra-tien-phai-co-mon-hang-ung-y-post830425.html
(7) https://vnexpress.net/phap-luat/5-nguoi-danh-chet-nam-thanh-nien-vi-nghi-bat-coc-tre-em-3829204.html
(8) https://vnexpress.net/phap-luat/dan-con-di-dao-cha-bi-dam-chet-vi-nghi-bat-coc-tre-em-3884717.html
Diễn đàn Facebook