Trung Quốc tung chiến dịch tuyên truyền về ‘cuộc chiến’ chống virus
Giữa lúc cả thế giới đang vật lộn chống dịch bệnh bùng phát, Đảng
Cộng sản Trung Quốc vừa cho ra mắt chương trình tuyên truyền mô tả lãnh
đạo của mình là người nắm quyền, lãnh đạo một đội quân nhân viên y tế
trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh, theo AP.
Các tin tức chính vào buổi tối trên truyền hình nhà nước thường xuyên chiếu hình ảnh Chủ tịch Tập Cận Bình và các thuộc hạ đưa ra hướng dẫn về sự dịch bệnh hoặc các chuyến thăm đến các cơ sở liên quan. Những phóng sự về các bác sĩ và y tá ở tuyến đầu, theo truyền thống đề cao các công nhân kiểu mẫu và tầm quan trọng của sự hy sinh nhân danh Đảng và nhân dân.
Đối với Đảng Cộng sản, dịch bệnh vừa là rủi ro vừa là cơ hội, theo AP. Đảng tìm cách tránh bị đổ lỗi về bất kỳ xử lý sai nào về dịch bệnh, trong đó đáng chú ý là phản ứng ban đầu chậm chạp khiến cho virus lây lan. Ngược lại, Đảng lại tìm cách để được ghi công trong nỗ lực vượt qua khủng hoảng, nhằm tăng cường tính chính danh của mình.
Truyền thông nhà nước, vốn bị kiểm soát chặt chẽ, và các chiến dịch huy động lớn đều đã được khai thác cho nỗ lực này.
“Phấn khởi về mặt tình cảm, thông điệp nhà nước để lại ấn tượng về những công dân hy sinh, sự đoàn kết dân tộc và lãnh đạo sáng suốt chắc chắn sẽ giành chiến thắng ở Trung Quốc, khi cuộc chiến chống virus đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia”, AP dẫn lời ông Ashley Esarey, một chuyên gia về truyền thông Trung Quốc tại Đại học Albert, nói.
Công thức đúng và đã được thử nghiệm có vẻ vẫn hiệu quả đối với các sự kiện của đảng, mặc dù sự nổi lên của truyền thông xã hội là một thách thức chưa từng có. Một nhóm thiểu số ngày càng tăng từ lâu đã đặt câu hỏi về đảng Cộng sản, nhưng nhiều người trong số họ vẫn chấp nhận đảng theo thói quen hoặc do thiếu lựa chọn thay thế.
Steve Tsang, giám đốc Viện Trung Quốc tại Đại học Nghiên cứu phương Đông và Châu Phi của Đại học London, nói rằng hầu hết vẫn thụ động chấp nhận một câu chuyện được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Li Desheng, một sinh viên 22 tuổi, nói rằng các trang tin tức là nguồn thông tin chính của anh, và khen ngợi phản ứng của đảng và chính phủ, nói rằng họ đã chứng minh được sự hiệu quả trong việc ngăn chặn lây lan của virus.
Theo AP, đây không chỉ là vấn đề về những gì mà truyền thông đã đăng lên, mà còn là những gì mà họ bỏ qua.
Chẳng hạn, truyền thông nhà nước đã thổi phồng việc tung ra các cơ sở y tế mới chỉ trong một hai tuần, nhưng lại không đưa tin về những người không thể tìm thấy một chiếc giường bệnh khi cần.
Truyền thông Trung Quốc tung hô các cuộc đàn áp ở các chợ bán động vật hoang dã và có kế hoạch đóng cửa chúng, nhưng lại không đặt câu hỏi tại sao chúng vẫn hoạt động kể từ đợt dịch SARS vào năm 2002-2003.
Zhou Songyi, một sinh viên 22 tuổi khác, nói rằng cô không tìm thấy bất kỳ thông tin hữu ích nào về dịch bệnh từ tờ nhật báo chính thức, Nhân dân Nhật báo, hay trên đài truyền hình nhà nước.
Mạng xã hội đã mang đến cho thế hệ hiểu biết kỹ thuật số như cô gần như ngay lập tức phản hồi về những báo cáo của truyền thông nhà nước, mặc dù những bình luận quan trọng thường bị xóa do tình trạng kiểm duyệt internet ở Trung Quốc.
“Cuộc chiến nói sự thật trên internet là một dấu hiệu khác cho thấy mọi người không đơn giản chỉ tin vào chính quyền”, bà Elizabeth Economy, giám đốc nghiên cứu châu Á tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại ở New York, nhận xét. Tuy nhiên, bà nói thêm rằng việc tuyên truyền có tác dụng với những người tin vào đảng và muốn cảm có cảm giác dễ chịu và thuyết phục.
Cốt lõi của cách tiếp cận là dập tắt mọi chỉ trích trong khi cung cấp những hình mẫu tích cực và thể hiện rằng chỉ có đảng là niềm hy vọng thực sự của Trung Quốc.
Trung Quốc đã cấm các nhà báo công dân trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến, sau khi họ tường thuật về tình trạng quá tải bệnh viện và những vấn đề khác.
“Các nhân viên y tế được miêu tả như những anh hùng không phải vì sự cống hiến của họ trong tư cách là chuyên gia y tế, mà bởi vì họ là đảng viên”, AP dẫn lời ông Anthony Saich, một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Harvard nói.
Ông Anthony Saich tin rằng cuộc khủng hoảng đã làm tổn hại niềm tin vào sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình ở một mức độ nào đó, nhưng không có tác động lâu dài.
Một chương trình tin tức buổi tối CCTV phát sóng gần đây cho thấy ông Tập đã đến thăm các đơn vị y tế quân đội. Mọi người đều duy trì khoảng cách an toàn với nhau, tuân theo giao thức do chính phủ chỉ đạo, dùng mặt nạ che miệng và mũi.
Theo ông David Bandurski của Dự án Truyền thông Trung Quốc tại Đại học Hong Kong, “Chiến tranh tạo ra anh hùng - và anh hùng là chủ đề cho tuyên truyền”.
Hơn 3.000 người đã chết vì chủng virus conona mới có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc.
“Giới lãnh đạo đang rất háo hức viết ra một kết thúc có hậu cho câu chuyện này, trước khi người ta thực sự biết thế giới đang đối phó với điều gì”, ông Bandurski nói.
Các tin tức chính vào buổi tối trên truyền hình nhà nước thường xuyên chiếu hình ảnh Chủ tịch Tập Cận Bình và các thuộc hạ đưa ra hướng dẫn về sự dịch bệnh hoặc các chuyến thăm đến các cơ sở liên quan. Những phóng sự về các bác sĩ và y tá ở tuyến đầu, theo truyền thống đề cao các công nhân kiểu mẫu và tầm quan trọng của sự hy sinh nhân danh Đảng và nhân dân.
Đối với Đảng Cộng sản, dịch bệnh vừa là rủi ro vừa là cơ hội, theo AP. Đảng tìm cách tránh bị đổ lỗi về bất kỳ xử lý sai nào về dịch bệnh, trong đó đáng chú ý là phản ứng ban đầu chậm chạp khiến cho virus lây lan. Ngược lại, Đảng lại tìm cách để được ghi công trong nỗ lực vượt qua khủng hoảng, nhằm tăng cường tính chính danh của mình.
Truyền thông nhà nước, vốn bị kiểm soát chặt chẽ, và các chiến dịch huy động lớn đều đã được khai thác cho nỗ lực này.
“Phấn khởi về mặt tình cảm, thông điệp nhà nước để lại ấn tượng về những công dân hy sinh, sự đoàn kết dân tộc và lãnh đạo sáng suốt chắc chắn sẽ giành chiến thắng ở Trung Quốc, khi cuộc chiến chống virus đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia”, AP dẫn lời ông Ashley Esarey, một chuyên gia về truyền thông Trung Quốc tại Đại học Albert, nói.
Công thức đúng và đã được thử nghiệm có vẻ vẫn hiệu quả đối với các sự kiện của đảng, mặc dù sự nổi lên của truyền thông xã hội là một thách thức chưa từng có. Một nhóm thiểu số ngày càng tăng từ lâu đã đặt câu hỏi về đảng Cộng sản, nhưng nhiều người trong số họ vẫn chấp nhận đảng theo thói quen hoặc do thiếu lựa chọn thay thế.
Steve Tsang, giám đốc Viện Trung Quốc tại Đại học Nghiên cứu phương Đông và Châu Phi của Đại học London, nói rằng hầu hết vẫn thụ động chấp nhận một câu chuyện được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Li Desheng, một sinh viên 22 tuổi, nói rằng các trang tin tức là nguồn thông tin chính của anh, và khen ngợi phản ứng của đảng và chính phủ, nói rằng họ đã chứng minh được sự hiệu quả trong việc ngăn chặn lây lan của virus.
Theo AP, đây không chỉ là vấn đề về những gì mà truyền thông đã đăng lên, mà còn là những gì mà họ bỏ qua.
Chẳng hạn, truyền thông nhà nước đã thổi phồng việc tung ra các cơ sở y tế mới chỉ trong một hai tuần, nhưng lại không đưa tin về những người không thể tìm thấy một chiếc giường bệnh khi cần.
Truyền thông Trung Quốc tung hô các cuộc đàn áp ở các chợ bán động vật hoang dã và có kế hoạch đóng cửa chúng, nhưng lại không đặt câu hỏi tại sao chúng vẫn hoạt động kể từ đợt dịch SARS vào năm 2002-2003.
Zhou Songyi, một sinh viên 22 tuổi khác, nói rằng cô không tìm thấy bất kỳ thông tin hữu ích nào về dịch bệnh từ tờ nhật báo chính thức, Nhân dân Nhật báo, hay trên đài truyền hình nhà nước.
Mạng xã hội đã mang đến cho thế hệ hiểu biết kỹ thuật số như cô gần như ngay lập tức phản hồi về những báo cáo của truyền thông nhà nước, mặc dù những bình luận quan trọng thường bị xóa do tình trạng kiểm duyệt internet ở Trung Quốc.
“Cuộc chiến nói sự thật trên internet là một dấu hiệu khác cho thấy mọi người không đơn giản chỉ tin vào chính quyền”, bà Elizabeth Economy, giám đốc nghiên cứu châu Á tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại ở New York, nhận xét. Tuy nhiên, bà nói thêm rằng việc tuyên truyền có tác dụng với những người tin vào đảng và muốn cảm có cảm giác dễ chịu và thuyết phục.
Cốt lõi của cách tiếp cận là dập tắt mọi chỉ trích trong khi cung cấp những hình mẫu tích cực và thể hiện rằng chỉ có đảng là niềm hy vọng thực sự của Trung Quốc.
Trung Quốc đã cấm các nhà báo công dân trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến, sau khi họ tường thuật về tình trạng quá tải bệnh viện và những vấn đề khác.
“Các nhân viên y tế được miêu tả như những anh hùng không phải vì sự cống hiến của họ trong tư cách là chuyên gia y tế, mà bởi vì họ là đảng viên”, AP dẫn lời ông Anthony Saich, một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Harvard nói.
Ông Anthony Saich tin rằng cuộc khủng hoảng đã làm tổn hại niềm tin vào sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình ở một mức độ nào đó, nhưng không có tác động lâu dài.
Một chương trình tin tức buổi tối CCTV phát sóng gần đây cho thấy ông Tập đã đến thăm các đơn vị y tế quân đội. Mọi người đều duy trì khoảng cách an toàn với nhau, tuân theo giao thức do chính phủ chỉ đạo, dùng mặt nạ che miệng và mũi.
Theo ông David Bandurski của Dự án Truyền thông Trung Quốc tại Đại học Hong Kong, “Chiến tranh tạo ra anh hùng - và anh hùng là chủ đề cho tuyên truyền”.
Hơn 3.000 người đã chết vì chủng virus conona mới có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc.
“Giới lãnh đạo đang rất háo hức viết ra một kết thúc có hậu cho câu chuyện này, trước khi người ta thực sự biết thế giới đang đối phó với điều gì”, ông Bandurski nói.
No comments:
Post a Comment