BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 474
Monday, June 26, 2017
NGUYỄN HOÀNG HÔN * BIỂN ĐÔNG
Ánh Mắt Buồn Của Biển Đông Dậy Sóng
Nguyễn Hoàng Hôn
Nếu bây giờ có ai hỏi tôi:" Có phải bạn là một thuyền nhân Việt Nam tị
nạn vượt biển không?", chắc chắn tôi sẽ trả lời người đó là: "Không! Tôi
không phải!!!".
Cái quá khứ hãi hùng năm xưa dù nhiều lần tôi chối bỏ, muốn quên đi, vẫn
thỉnh thoảng trở lại trong tôi, qua những cơn ác mộng mà khi tỉnh dậy,
đã làm cho tôi ú ớ kinh sợ, với mồ hôi toát ra ướt đẫm cả thân người.
Không bao giờ tôi có thể quên được ngày thứ ba hôm đó, trời âm u với
những cơn mưa như trút nước. Tôi cùng Duy tay trong tay với niềm chan
chứa hy vọng sẽ được con tầu bé nhỏ mong manh, do cha mẹ chúng tôi gửi
gấm, mang hai đứa con thân yêu đi tìm tự do, đến được một bến bờ nào đó,
an toàn gửi một bức điện thư về báo tin mừng.
Duy hơn tôi ba tuổi, năm đó Duy hai mươi, tôi mười bảy."tuổi bẻ gãy
sừng trâu ". Không biết ai đã nói câu đó, nhưng với tôi thì tôi chỉ là
một cô bé yếu đuối. Duy chăm sóc cho tôi từng ly từng tí. Chúng tôi là
bạn cùng xóm, ba mẹ chúng tôi đã có lời đính ước cho hai đứa khi mẹ tôi
sinh ra tôi. Chúng tôi lại hợp nhau, chơi với nhau từ nhỏ. Khi tôi gần
xong trung học thì Duy đã đi dậy học thêm ở một trường Trung Học, và
đang là sinh viên năm thứ hai của Đại Học Luật Khoa.
Vì tương lai của hai đứa, ba mẹ chúng tôi đành phải gạt nước mắt cho chúng tôi ra nước ngoài, sau khi tổ chức lễ đính ước thật vội vàng cho chúng tôi. Chuyến đi lúc đầu thì trót lọt, nhưng càng lúc càng thấy rối rắm, khó khăn. Trước hết là máy tầu bị quấn lưới không quay cánh quạt được. Phải sửa hết gần nửa ngày với hai người thi nhau lặn xuống dưới nước để tháo gỡ những sợi dây chằng chịt dính trong đó. Đi thêm ba ngày nữa, khám phá ra mấy thùng nước ngọt dự trữ không hiểu sao ai đó vặn lỏng nút đậy, nước chảy hết ra ngoài. Thế là người ta không còn nước uống!
Khỏi nói thì ai cũng lo âu, chỉ biết chắp tay cầu Trời khấn Phật ra tay tế độ. Trên tầu có hơn bốn mươi người, khủng hoảng đã xảy ra khi ba ngày sau có đứa con gái của bà kia rú lên những tiếng kinh dị vì khát quá.
Tinh thần mọi người lúc đó bất an, bị tiếng hét của cô gái đó càng làm
cho bấn loạn thêm. Duy ôm tôi thật chặt trong tay. Dù sao tụi tôi cũng
còn vài trái chanh trong túi xách có thể cầm cự được vài ngày, nhưng đây
là một điều nguy hiểm, vì nếu có ai thấy, họ dám giết chúng tôi để cướp
mấy trái chanh như chơi! Chắc cũng có một số người trên tầu có giấu đồ
ăn riêng như chúng tôi, nhưng ai dại gì chia sẻ lúc này. Biết tình hình
ngày mai sẽ ra sao? Không ai dám ăn nhiều, vì ăn vào thì khát nước. Thức
ăn thì cũng sắp cạn vì chỉ chuẩn bị chuyến đi có hai tuần.
Người ta cầm cự bằng cách ăn cam, ăn chanh, ăn bưởi. Thuyền của chúng
tôi gặp rất nhiều tầu lớn...nhưng những tầu đó, cuối cùng đều chạy rất
xa... Vài ngày sau nữa, ai nấy đều lừ đừ. Bây giờ thì vừa đói vừa khát.
Mẹ của cô gái hét ngày hôm qua đã phải cắt tay nhỏ máu vào miệng cho cô
đỡ khát. Một vài người cũng bắt chước cắt máu nhỏ vào miệng cho con
mình. Người ta cầu trời cho mưa xuống. Mưa mà xuống lúc này thì đỡ lắm
vì chủ tầu đã chuẩn bị mấy tấm ván hứng nước mưa dự trữ. Nhưng mưa chưa
xướng dù bầu trời đen nghịt!
Ngồi cạnh tôi, một ông bố ôm đứa con gái nhỏ lên bảy với khuôn mặt hốt
hoảng thống khổ...Con bé đã nhắm nghiền hai con mắt mệt lả vì thiếu nước
uống, nói mê sảng:" Bố ơi...con chết bố đừng ăn thịt con nghe bố
"...Không biết cô bé đã nghe những điều này từ đâu, có thể từ những
chiếc thuyền vượt biên khác đã xảy ra thảm trạng đau lòng này... Tôi run
lên từng cơn, không phải vì lạnh mà vì đói! Đói mà chỉ có vài giọt
chanh vào miệng càng xót ruột hơn! Duy thì chịu đói giỏi hơn tôi. Duy ôm
tôi thật chặt trong hai tay, cố xốc cho tôi ngồi tựa vào người duy để
tỉnh táo hơn... Duy sợ tôi ngủ...ngủ rồi không thức dậy là điều mà Duy
sợ lắm! Người đàn ông nấc lên từng hồi...Ông xoay qua Duy rồi bất chợt
chấp tay vái Duy mấy cái: - Tôi lạy cậu...Cậu làm ơn cho tôi xin một ít
nước tiểu...tôi cho con tôi uống không cháu chết mất... Duy lúng túng
nhìn ông...mấy ngày rồi, có được giọt nước nào vào bụng đâu rồi làm sao
mà đái!
Tôi thều thào: "Ráng thử đi Duy ". Duy xoay qua một bên, cầm cái ly cúi
xuống, một lát Duy quay ra, lắc đầu:" Anh không thể làm được..." người
đàn ông thất vọng...Ông nói to hơn, xin những cậu con trai trên
thuyền...Chẳng có nước đái mà cho...Ông khóc mà khuôn mặt mếu máo, không
một giọt nước mắt nào chảy ra. Tôi chỉ còn một nửa trái chanh cuối
cùng, nửa trái chanh đã vắt nước gần hết. Nếu tôi cho cô bé vài giọt thì
cũng tốt, dù không biết có cứu sống được cô bé không! Rất mệt nhọc, tôi
bỏ tay vào túi thì chiếc thuyền lắc nhẹ, càng lúc càng mạnh hơn...
Một người ở trên lái la to: - Có tầu... Mọi người vui mừng như muốn đứng
hết dậy để nhìn, dù sức khoẻ họ không cho phép. Lát sau, một ca-nô chạy
lại gần thuyền chúng tôi. Đó là một chiếc tầu của nước Nga. Khi biết
chúng tôi cần thức ăn, nước uống, họ tiếp tế cho những thứ chúng tôi cần
sau đó họ đi thẳng, mặc cho lời van xin cầu cứu của những người trên
thuyền... Ngày hôm sau, ai nấy đều có vẻ khoẻ hơn vì được ăn cháo, uống
nước từ tối hôm qua cho đến sáng. Tôi cũng đỡ hơn nhưng còn rất mệt, dù
vậy tôi cũng cố ngồi lên để đón những ngọn gió biển mát mẻ giữa đại
dương xanh thẳm không biết đau là bến bờ. Chủ ghe cho biết:" Còn vài gày
nữa là đến Mã Lai, tương lai của chúng ta có mòi tươi sáng rồi bà con
ơi..." Ai nấy đều phấn khởi trong lòng. Hai bố con ngồi cạnh tôi thì da
mặt cô bé đã có vẻ tươi hơn một chút.
Cô gái có tiếng hét lanh lảnh ở góc kia bây giờ ngu ngơ cười một
mình...Hình như có cái gì không ổn trong đầu cô rồi! Còn bao nhiêu người
trong kia mà tôi không biết mặt...Cả tôi và Duy nữa. Tội nghiệp cho
Duy, cái gì cũng nhịn cho tôi mà không than thở một lời nào... Nhìn Duy
đang ngủ ngon lành tôi chợt thấy thương Duy hết sức. Mới có hơn hai tuần
mà Duy ốm hẳn đi...Không chỉ mình Duy, tất cả mọi người trên thuyền
hình như ai nấy đều hốc hác thấy rõ.
Qua một đêm bình yên, giờ thì mọi người gần như lại sức. Nắng rực rỡ lên
cao...Tôi ngước mắt tìm cho ra một cánh chim. Không có. Bầu trời xanh ở
phía trên, ở dưới nước cũng xanh. Người ta nói có thấy chim thì mới
mong tới gần đất bằng...Chừng nào chúng tôi mới đến được đất bằng i chủ
ghe lại reo lên: - Có tầu... Mọi người vui mừng...sắp được cứu
rồi...Duy ôm tôi: - Mình sắp đến bờ tự do rồi Hoàng ơi... Chúng tôi
ngóng về chiếc tầu.
Nhưng tôi thấy ông chủ ghe biến sắc, ông xua vợ con xuống hầm: - Thuyền
hải tặc, tụi nó có súng...Đi xuống mau...Trét đồ dơ lên người... Rồi ông
xoay qua chúng tôi: - Coi chừng thuyền hải tặc đó bà con ơi!!! Người ta
nhốn nháo lên. Ai nấy mặt mũi tái nhợt, người thì lo cất giấu nữ trang
vàng bạc, kẻ thì la lối phải đối phó làm sao...Duy kéo tôi đến bên nồi
cơm trên bếp, lấy lọ nồi trét tùm lum trên tay, lên mặt tôi rồi chà lan
trên da một cách vội vã, Duy thì thầm: - Hoàng làm bộ bịnh nặng nghe
không...nằm úp mặt xuống đừng cho tụi nó thấy... Vài cô gái trên tầu
cũng được cha mẹ làm y như Duy lo cho tôi. Mọi người run rẩy chờ đợi tai
họa tiến đến. Chiếc tầu lớn cặp sát ghe của chúng tôi. Mấy thằng hải
tặc thật kinh dị, khuôn mặt chúng bóng lẫy và đen thui, đứa nào đứa nấy
bắp thịt cuồn cuộn rất khoẻ mạnh, như những con trâu nước!
Chúng nhẩy sang ghe tị nạn, tay lăm lăm khẩu súng. Đàn ông bị lùa ra
sau, đàn bà con nít một góc, con gái một góc. Mấy cô gái cỡ tôi khóc như
ri... Đợt đầu chúng thu nhặt tất cả tiền bạc vòng vàng, sau khi khám
xét thật kỹ trên từng thân thể con người. Có thằng mất dạy vừa khám vừa
bóp mông ngực con gái mấy bà rồi cười hô hố khiến ai nấy bất mãn ra mặt
mà không dám nói. Tôi giả bộ đau cũng bị một tên lôi dậy. Tên này có lẽ
là Chúa đảng nên thấy hắn hay ra lệnh cho tụi kia. Hắn bắt tôi đứng
thẳng trước mặt hắn rồi đưa tay kéo áo tôi xuống.
Bộ ngực thanh tân của tôi hiện ra, tôi xấu hổ lấy tay ghì chiếc áo lại
thì hắn chĩa súng vào đầu tôi. Phía sau tôi, mấy cô gái trên tầu cũng bị
bắt cởi truồng tồng ngồng đứng đó không mảnh vải che thân... Gia đình
và nhứng bà mẹ các cô khóc lóc van xin, những tên cướp mặt lạnh như
tiền! Mấy tên khốn nạn này nếu tôi đoán không lầm thì chúng bắt chúng
tôi thoát y để lựa cô nào ưng ý nhất bắt đem theo đây mà... Không, tôi
không thể để cho hắn làm nhục như thế này được...Tôi cảm thấy tức tối
khi bị súc phạm...Tại sao mấy cô kia lại im chịu cho hắn làm nhục chứ...
Khi hắn đưa khẩu súng hạ xuống để hất cái quần tôi đang mặc, thì tôi
nhào vô người hắn đánh đấm lung tung, cùng một lúc Duy ở phía cuối ghe
cũng chạy xông vào cứu tôi. Mấy tên trong bọn nhảy vào trận. Duy bị một
tên quất một báng súng ngay đầu, Duy gục xuống còn bị bọn chúng đánh đập
tàn nhẫn trong lúc tôi hét lên đau đớn " Trời ơi! Duy...Duy.." sau cùng
bọn cướp vất xác Duy xuống biển. Lần cuối cùng tôi nhìn thấy Duy là
thân xác chàng máu me cùng khắp, bồng bềnh trên mặt biển từ từ trôi
xa... Tôi gào lên muốn giết hết bọn chúng...
Nhưng tôi không phải là " 17 bẻ gãy sừng trâu "...Bọn chúng lại có súng
và đông quá! Chúng đè tôi xuống lột quần tôi ra dù tôi phản ứng dữ dội.
Có tên giận quá vung tay tính đánh vào mặt tôi, trả thù khi tôi cắn vào
tay hắn thì tên Chúa đảng ngăn lại. Bọn chúng nói với nhau bằng thứ
tiếng gì tôi không hiểu...sau cùng hắn trói tôi lại bằng sợi dây dù mà
chúng mang theo từ tầu của chúng qua. Nước mắt tôi chảy dài khi nghĩ đến
Duy, chàng còn sống hay đã chết...Làm sao chàng sống nổi với trận đòn
chí tử của bọn khốn nạn này. Lúc đó bọn cướp vẫn tiếp tục lôi những cô
gái trên ghe ra đọa đầy. Có đứa bé mới chỉ 12 cũng bị hành hạ tận
tình...
Nước mắt tôi biến thành một lòng căm giận và tôi như hóa đá! Sau đó,
mười mấy đứa con gái bị bắt qua tầu bọn cướp. Trước khi rời thuyền tị
nạn, bọn chúng còn đục thủng vài lỗ cho nước tràn vào, với những trận
cười ha hả trước khi quay thuyền đi. Những ngày lênh đênh theo bọn cướp
trên thuyền, không nói gì thì cũng biết chúng tôi là những người mang
lại niềm vui thể xác cho bọn chúng! Riêng tôi, tôi được cái may mắn là:"
Người tình của Chúa đảng"!
Tên Chúa đảng dù hắn yêu thích tôi, chiều chuộng tôi...nhưng hắn đâu có biết rằng trong thâm tâm tôi thù hắn tận xương tủy. Tôi nghĩ đến Duy, tôi nghĩ đến con bé 7 tuổi với khuôn mặt thiên thần của nó, tôi nghĩ đến lúc bọn chúng lột quần áo tôi...Niềm căm thù của tôi dâng cao như ngọn sóng thần. Tôi phải giết bọn chúng nó mới hả giận...Tôi phải trả thù cho dân tộc tôi. Chúng đã ăn cướp, hãm hiếp, còn giết người không gớm tay.
Tên Chúa đảng dù hắn yêu thích tôi, chiều chuộng tôi...nhưng hắn đâu có biết rằng trong thâm tâm tôi thù hắn tận xương tủy. Tôi nghĩ đến Duy, tôi nghĩ đến con bé 7 tuổi với khuôn mặt thiên thần của nó, tôi nghĩ đến lúc bọn chúng lột quần áo tôi...Niềm căm thù của tôi dâng cao như ngọn sóng thần. Tôi phải giết bọn chúng nó mới hả giận...Tôi phải trả thù cho dân tộc tôi. Chúng đã ăn cướp, hãm hiếp, còn giết người không gớm tay.
Con bé cạnh tôi không biết giờ ra sao??? Phải mất một tháng tôi mới biết
cách bắn như thế nào. Tôi phải nhìn cách tên Chúa đảng lau súng, bỏ đạn
vào, lấy đạn ra, lên nòng...tôi biết giờ ăn giấc ngủ của tụi nó...Tôi
biết tôi phải làm gì... Và tôi sẽ hành động một mình. Tôi được tên Chúa
đảng cho lên đất Thái Lan chơi vài lần. Tôi biết cách gọi taxi bằng
tiếng Thái, học lõm bõm vài câu Thái Lan, quen biết vài người ngoài chợ
nhờ mua thứ mình cần.
Thế rồi một ngày phải đến, khi thuyền vừa cập bến đất Thái, tôi mời chúng buổi chiều ghé lại thuyền ăn cơm do tôi đãi. Chúng vui vẻ trở lại chiều đó. Những cô gái bị bắt cùng với tôi đã bị chúng đem ra những nhà thổ bán. Tôi là người may mắn nhất trong mười cô. Chuyện phải đến đã đến. Các tên cướp biển đã bị tôi cho thuốc mê nằm ngủ như chết. Tôi định giết chúng bằng khẩu súng có sẵn trên thuyền, nhưng rồi tôi cảm thấy tôi không nên bạo động như thế hại cho đời tôi...Ba má tôi và ba má chàng đang đợi chúng tôi ở quê nhà...
Thế rồi một ngày phải đến, khi thuyền vừa cập bến đất Thái, tôi mời chúng buổi chiều ghé lại thuyền ăn cơm do tôi đãi. Chúng vui vẻ trở lại chiều đó. Những cô gái bị bắt cùng với tôi đã bị chúng đem ra những nhà thổ bán. Tôi là người may mắn nhất trong mười cô. Chuyện phải đến đã đến. Các tên cướp biển đã bị tôi cho thuốc mê nằm ngủ như chết. Tôi định giết chúng bằng khẩu súng có sẵn trên thuyền, nhưng rồi tôi cảm thấy tôi không nên bạo động như thế hại cho đời tôi...Ba má tôi và ba má chàng đang đợi chúng tôi ở quê nhà...
Tôi ra phố, không quên lấy theo những bằng chứng cướp của giết người của
bọn chúng. Tôi đi tìm những người Việt Nam sinh sống tại đây kể đầu
đuôi câu chuyện và xin giúp đỡ. Máu chảy ruột mềm, tình đồng hương thắm
thiết. Tôi đã được giúp đỡ tận tình, được cả báo chí ngoại quốc phỏng
vấn, được qua Mỹ định cư vì là trường hợp đặc biệt, vì ước muốn của tôi
là được đến Mỹ. Bọn cướp đã bị bắt, chúng sẽ phải đền tội "Thiên dung
bất gian " tôi rất tin tưởng điều đó. Trong những ngày còn ở Thái Lan,
tôi đã tình nguyện đi tìm những người con gái bị hải tặc đem bán cho các
động mãi dâm tại Thái. Cũng không ít con gái Việt Nam trong những nơi
này. Tôi cũng đi vào trại tị nạn Thái để tìm cho ra những người đi cùng
tàu của tôi, hỏi thăm về Duy người yêu quí của đời tôi...
Cuối cùng thì tôi không gặp được ai...Những người đó đã đi về đâu, hay
họ xuất trại, hoặc trôi dạt đi một trại tị nạn nào khác? Tôi không biết,
tôi hoàn toàn không biết, và không bao giờ tôi muốn nghĩ rằng, con
thuyền tị nạn nhỏ nhoi, mong manh đi tìm tự do có hai chúng tôi trên đó,
chính mắt tôi thấy đã bị bọn cướp đục lỗ cho nước tràn vô, để tầu chìm
giữa đại dương, dễ dàng phi tang những tội ác do chúng gây ra mà không
ai biết, không hề có một bằng chứng nào để tố cáo. Bây giờ chỉ còn mình
tôi và chín cô gái bị bắt, số phận lẽ ra ở trong nhà thổ làm nô lệ tình
dục Suốt đời...May mắn được cứu sống, tương lai có thể sẽ được sáng
sủa...Còn tất cả những đồng bào đi chung trên ghe, mục đích tìm hai chữ
tự do, trong đó có Duy và tôi, đã biến mất tăm mất tích như truyện đời
xưa, như một cơn ác mộng dữ dằn...
::: Nguyễn Hoàng Hôn:::
Chúc Thuần
Lời BBT: Đây là kinh nghiệm sống lăn
lóc, đọa đày có thật 100% của một người Mẹ Việt Nam âm thầm kiên trì
nuôi con thờ chồng ở tuổi thanh xuân; một người vợ hiền, nhẫn nhục, thuỷ
chung lặn lội thay chồng săn sóc Mẹ Cha, nuôi dạy các con và đã lèo lái
gia đình đến bến bờ Tự Do, Hạnh Phúc tại Virginia, miến Đông Bắc Hoa
Kỳ. Lần đầu tiên Chúc Thuần ghi lại tâm sự của Chị do sự thôi thúc, mời
gọi của Lê Mộng Hoàng để chia sẻ cùng các chị em trang Kỷ Nguyên Mới.
Tôi sinh ra ở miền Bắc, nhưng lại lớn lên tại miền Nam, tuy tôi gốc là người Bắc nhưng tôi không hiểu gì về miền Bắc cả.
Thời đó, cha tôi là một thầu khoán làm việc cho người Pháp. Mẹ tôi thì
sung sướng từ nhỏ tới lớn. Đến khi lập gia đình, bà sống trong sự giàu
sang, không biết gì về mọi việc ngoài xã hội; đùng một cái trong một
chuyến công tác, cha tôi từ trần đột ngột với tuổi đời bốn mươi chín.
Sau biến cố đau buồn nầy, mẹ tôi vì thiếu kinh nghiệm trường đời nên bao
nhiêu tiền bạc của cải do cha tôi để lại từ từ hết sạch. Thế là mẹ con
tôi sống rất lao đao khổ sở. Người anh cả của tôi đã bỏ mẹ đi theo cộng
sản năm anh 8 tuổi, chỉ còn lại 3 chị em gái chúng tôi sống với người mẹ
góa chồng khi bà tròn 28.
Sau hiệp định Geneve (1954) nước Việt Nam phải chia đôi, thế là mẹ con
tôi bồng bế nhau di tản vào miền Nam để tìm tự do. Ôi hai chữ "tự do"
sao tôi quý nó vô vàn, tôi phải đánh đổi nó với bao sự tủi hờn cay
đắng...
Vào miền Nam, chị em chúng tôi còn rất nhỏ, chị lớn nhất 12 tuổi, chị kế
10 tuổi và tôi 8 tuổi. Tôi lớn lên nhờ sự đùm bọc nuôi dưỡng của người
mẹ kiêm luôn người cha. Tôi rất thương yêu và quí trọng mẹ tôi. Mẹ tôi
là một kho tàng quý báu. Cho đến bây giờ tôi không còn kiếm ở đâu ra
được tình thương vô bờ bến của người mẹ đã dành cho tôi nữa.
Do sự cố gắng của mẹ tôi, tôi đã được học hết bậc trung học sắp đi vào
ngưỡng cửa đại học, nhưng vì Mẹ tôi làm ăn thua lỗ nên tôi phải bỏ ngang
sự học và rồi tôi lập gia đình, kết hôn với người bạn đời mà trong suốt
thời gian trước chúng tôi không hề tìm hiểu và biết mặt nhau. Sau khi
cưới, chúng tôi đưa mẹ về sống chung. Cuộc sống của mẹ con tôi tạm coi
như ổn định.
Chồng tôi sau khi ra trường trừ bị Thủ Đức, anh được thuyên chuyển về
miền Tây với binh chủng Biệt Động Quân. Một binh chủng đã lập được những
chiến công lừng lẫy trên khắp các địa bàn chiến lược, đã làm cho Việt
Cộng khiếp vía kinh hồn. Ai đã ở miền Tây năm 1962-1965 đều nghe danh 2
tiểu đoàn 44 và 42 Biệt Động Quân.
Thời gian trước đó, tôi là một nữ sinh thường được bà cố vấn Ngô Đình
Nhu đến trường bốc đi thăm các chiến sĩ ngoài tiền tuyến, từng khoác
vòng hoa chiến thắng trên đại lộ Thống Nhất từ Dinh Độc Lập tới Sở Thú,
nên tôi rất yêu mến những chàng chiến sĩ oai phong lẫm liệt của chế độ
VNCH. Cho đến bây giờ những hình ảnh kiêu hùng đó khó có thể phai mờ
trong tâm khảm của tôi.
Sau 1975, chồng tôi cũng như bao nhiêu chàng trai tuấn tú mà tôi đã ca
tụng ở trên đều lần lượt bị chế độ Cộng Sản cưỡng bách đi "học tập cải
tạo"; nói là học tập cho hoa mỹ vậy thôi, chính là đưa đầu cho chúng tóm
vào tù. Tôi một mẹ 7 con với một bào thai trong bụng, không nhà, không
tiền bạc, không hộ khẩu vì chúng tôi từ miền Trung di tản nên sản nghiệp
chẳng còn gì ngoài 2 bàn tay trắng. Mẹ con tôi phải sống nương tựa vào 2
bà chị của tôi.
Mỗi gia đình cưu mang một nửa. Cuộc sống của mẹ con tôi thật vất vả. Tôi chỉ còn một chút tiền nho nhỏ ra chợ trời tập buôn bán. Bụng thì càng ngày càng to, sức tôi trói gà cũng không chặt, có nghĩa là từ trước tới giờ tôi chỉ biết đi học. Sau lập gia đình thì làm nội trợ ngoài ra tôi chẳng biết gì ở ngoài xã hội cả! Lúc đó tôi cảm thấy cả một bầu trời sụp đổ. Chế độ tự do của miền Nam lọt vào tay cộng sản đã 2 năm mà tôi cứ tưởng như là giấc mơ. Đến lúc tôi béo mạnh vào bắp thịt non thấy đau mới sực tỉnh và tự nhủ lòng—thôi rồi… sự thật đây mà!
Mỗi gia đình cưu mang một nửa. Cuộc sống của mẹ con tôi thật vất vả. Tôi chỉ còn một chút tiền nho nhỏ ra chợ trời tập buôn bán. Bụng thì càng ngày càng to, sức tôi trói gà cũng không chặt, có nghĩa là từ trước tới giờ tôi chỉ biết đi học. Sau lập gia đình thì làm nội trợ ngoài ra tôi chẳng biết gì ở ngoài xã hội cả! Lúc đó tôi cảm thấy cả một bầu trời sụp đổ. Chế độ tự do của miền Nam lọt vào tay cộng sản đã 2 năm mà tôi cứ tưởng như là giấc mơ. Đến lúc tôi béo mạnh vào bắp thịt non thấy đau mới sực tỉnh và tự nhủ lòng—thôi rồi… sự thật đây mà!
Vì di tản không hộ khẩu, không nhà cửa nên tôi gặp rất nhiều khó khăn
với phường khóm, nhất là với tụi công an địa phương. Chúng làm khó dễ
họp hành vợ con cải tạo riêng để lên lớp mắng chửi xua đuổi đi kinh tế
mới. Có nhiều lúc chúng đòi gặp riêng để tán tỉnh, nhưng với lòng dũng
cảm khắc phục chờ chồng và nhất là ngay trước hình ảnh oai phong của
chồng tôi cũng như của các chiến sĩ VNCH vẫn còn ngự trị trong tôi, nên
với tụi cán ngố, trước mắt tôi chỉ là phường ngu ngốc không xứng đáng
sánh vai với tôi được.
Bẵng đi 4 năm sau ngày chồng tôi đi học tập, tôi mới được lá thư đầu
tiên viết về báo là anh đang ở Yên Bái, Cao Bằng chỗ gần giáp giới với
Việt Nam và Trung Quốc. Ngày đó tôi chỉ được gửi 5 kg cho người cải tạo,
nhưng nhờ lanh trí, tôi đã gói ghém được một ít tiền bỏ vào trong hộp
mắm ruốc xào sả ớt nên chồng tôi cũng đắp đổi qua ngày.
Tụi Cộng Sản chuyên ăn hối lộ nên tôi đã chạy được hộ khẩu và chính thức
là thường trú nhân của TPHCM, tuy nhiên những gia đình vợ con của mấy
người "tù cải tạo" chúng tôi vẫn bị sự kềm chế của chính quyền địa
phương. Chúng bắt đi kinh tế mới, nào là: "Các chị cứ đi, đi đến đó thì
các anh cũng đón các chị ở đấy rồi". Tôi tưởng thật, có nhiều lúc thấy
cực khổ, quá thiếu vắng chồng con với tuổi đời 32, đôi lúc tôi cũng muốn
đánh liều đi đại cho rồi để có chồng phụ lực với tôi nuôi đàn con dại;
nào ngờ chúng dùng toàn thủ đoạn dối trá. Nếu tôi không có người anh
ruột đã theo đuổi chúng bao nhiêu năm cách mạng cho biết sự xảo quyệt
của chúng, không biết chừng giờ này mẹ con tôi đã chết rục xương ở vùng
kinh tế mới rồi.
Tôi là người đạo Phật nên rất tin tưởng vào các chư Bồ Tát. Có những lúc
tận cùng của khổ đau, tôi đã âm thầm chắp tay hàng đêm cầu xin mẹ Quan
Thế Âm cứu vớt gia đình tôi qua cơn hoạn nạn. Trong thời gian đó có rất
nhiều gia đình vì quẫn trí đã uống thuốc chuột để tự tử. Tôi cũng đã
vạch ra một chương trình như thế, nếu tôi không nuôi nổi đàn con của
tôi, phút chót tôi cũng sẽ nấu một nồi cháo gà thật ngon, mẹ con ngồi
quây quần ăn một bữa cho no rồi cùng qua bên kia thế giới!
Giòng đời cứ thế trôi đi, tôi cũng không thể cưỡng lại với định mệnh,
con tằm vay nợ phải nhả tơ cho đến phút cuối. Tần tảo nuôi đàn con dại
cộng thêm 2 vị song thân của chồng tôi. Vì ông bà có 2 người con trai
đều phải đi "tù cải tạo" cuộc sống của 2 cụ gặp nhiều khó khăn. Trong
thời gian buôn bán chợ trời tôi gặp rất nhiều may mắn có quí nhân phù
trợ. Họ đã giúp vốn cho tôi mua được hai cây vàng và ra chợ vàng chồm
hổm Lê Thánh Tôn bán. Cũng mua vào bán ra; nhưng vì mới ra làm quen với
chợ vàng nên ít người biết đến. Đi không rồi lại về không, rồi lỗ vốn
tiền ăn mà chẳng té ra được đồng nào cả!
Có một hôm vì tiền cũ đổi ra tiền Hồ nhiều quá, kinh nghiệm đếm qua đếm
về không có, tôi đã thâm thủng hết năm chục ngàn. Đi thì một triệu, về
chỉ còn chín trăm năm chục ngàn mà thôi. Tôi rất lo lắng ngày đêm không
thể ăn ngủ yên được, nhưng tôi vẫn gắng kiên trì đeo đuổi mãi rồi cũng
đạt được đến đích. Nhờ buôn bán thật thà nên cũng được nhiều gia đình
tín nhiệm. Lúc đầu thì cần vốn sau chỉ cần miệng nói, họ vẫn tin tưởng
cho mình cầm vàng đi bán, sau đem tiền về cho họ.
Dòng thời gian cứ thế trôi đi, tôi cũng đã dành dụm được một số tiền mua
được căn nhà nhỏ sống với bố mẹ chồng và người mẹ ruột--suốt đời bà đã
hy sinh cho con cháu. Bà thấy tôi neo đơn nên từ chối về ở với 2 người
con lớn. Mặc dầu 2 chị tôi cầu khẩn bà về để cho 2 chị tôi chăm sóc
hưởng sự an nhàn, còn ở với tôi một đàn con dại hành bà chỉ còn nắm
xương. Nhưng vì lòng mẹ thương con biển trời lai láng, nên bà không nỡ
để mẹ con tôi sống bơ vơ. Cũng nhờ vậy mà tôi yên tâm, đi từ sáng đến
tối, lặn lội kiếm sống nuôi con nuôi chồng cải tạo.
Năm 1979 chồng tôi viết thư về nhắn tôi ra Bắc thăm nuôi vì anh đã thấy
lác đác có một vài cải tạo viên được thăm nuôi rồi. Tôi vội vã lên
phường, nơi tôi cư ngụ xin ra Bắc thăm chồng. Họ từ chối bảo là: "Chưa
có lệnh của cấp trên." Tôi cãi lại và nói rằng: "Chồng tôi gửi thư bảo
trong Nam đã cho lệnh thăm nuôi." Họ trả lời: "Ở đâu không biết nhưng
địa phương này chưa có!" Tôi thất vọng ra về mà lòng buồn bã khôn nguôi.
Sau tôi nghĩ ra được một cách, vì tôi là người Bắc, dứt khoát phải còn
thân nhân, chạy giấy tờ chi ra 5 chỉ vàng lấy được tờ giấy phép là công
nhân viên ra Hà Nội thăm thân nhân. Từ đó tôi vào bộ nội vụ xin giấy
được vào trại Ba Sao tức là trại Hà Nam Ninh thăm chồng.
Nhờ có thân nhân, tôi được bà con giúp đỡ làm đủ mọi thứ nào xôi, nào
cơm nắm, nào bánh chưng, mắm, thịt, sữa, đường... trọng lượng khoảng 200
ký. Đường đi từ Hà Nội tới Phủ Lý tương đối dễ nhưng từ Phủ Lý vào trại
thì đường xá gập gềnh. Tôi thuê một chiếc xe bò với người phu xe. Những
lúc trời mưa, ổ gà to lớn, bánh xe lọt thỏm xuống sình lầy, tôi phải
tuột xuống đi chân đất, quần áo xăn lên tận đầu gối, đẩy ì à ì ạch. Đẩy
mãi mà bánh xe cũng không làm sao lên được, mồ hôi ướt đẫm. Cuối cùng
anh phu xe phải xuống phụ lực xe mới lăn được bánh. Đi trong rừng sâu
muỗi bọ thật nhiều, chúng mà cắn phải thì sưng lên chù vù, to như hột
bắp; sau cùng chúng tôi cũng tới được trại Ba Sao.
Gần tới cổng trại tôi đã gặp được những toán đi lao động trở về. Nhìn
các anh lòng tôi quặn thắt, nước mắt đoanh tròng. Thật là tội nghiệp cho
các anh, vì đất nước đổi thay mà người ngu lên lớp dạy người khôn.
Tôi cũng cố gắng mở mắt cho thật to xem có bóng dáng người chồng của tôi
trong đó hay không, nhưng toàn là người xa lạ cả. Tôi vào trại trình
giấy tờ lên bộ chỉ huy, được họ cho xuống nhà chờ đợi để ngày mai gặp
chồng.
Nhưng trớ trêu thay một ngày, rồi hai ngày, rồi ba ngày, tôi thấy những bà vợ của cải tạo viên vào sau mà họ đã được lần lượt gọi tên để đến phòng tiếp tân gặp thân nhân, riêng tôi thì chẳng thấy ai gọi cả. Tôi rất bực tức liền lên ban chỉ huy của trại khiếu nại để biết lý do. Sau cùng tôi được họ cho biết là tôi thăm 2 chồng, 1 chồng ở Hà Nội và 1 chồng là cải tạo viên. Lúc đó tôi mới vỡ lẽ ra là chúng muốn kiếm chuyện cho có lý do giữ tôi ở lại để chúng nói chuyện tào lao. Tôi thật là thù hận bọn chúng nhưng chẳng làm thế nào được cả, đành theo lệnh của chúng mà thôi.
Nhưng trớ trêu thay một ngày, rồi hai ngày, rồi ba ngày, tôi thấy những bà vợ của cải tạo viên vào sau mà họ đã được lần lượt gọi tên để đến phòng tiếp tân gặp thân nhân, riêng tôi thì chẳng thấy ai gọi cả. Tôi rất bực tức liền lên ban chỉ huy của trại khiếu nại để biết lý do. Sau cùng tôi được họ cho biết là tôi thăm 2 chồng, 1 chồng ở Hà Nội và 1 chồng là cải tạo viên. Lúc đó tôi mới vỡ lẽ ra là chúng muốn kiếm chuyện cho có lý do giữ tôi ở lại để chúng nói chuyện tào lao. Tôi thật là thù hận bọn chúng nhưng chẳng làm thế nào được cả, đành theo lệnh của chúng mà thôi.
Đến ngày thứ tư, tôi được chúng gọi tên để qua phòng tiếp tân thăm chồng
tôi. Lần đầu tiên sau 5 năm xa cách, tôi thật là bồn chồn chẳng biết
hình hài anh bây giờ ra sao. Cuối cùng thì tôi cũng được nhìn thấy chồng
tôi thấp thoáng xa xa, anh đang đẩy cái xe 2 bánh mà chúng gọi bằng một
từ rất hoa mỹ là "xe cải tiến" với thân hình ốm yếu gầy mòn, quần áo
rách mướp chỗ thì vá, chỗ hở da. Đau lòng thay! Nước mắt tôi chảy ra như
thác, thương cho anh, thương cho đồng đội của anh, những chàng trai
hùng dũng khi xưa nay vì vận nước đổi thay mà phải chịu nhục nhã, bị
hành hạ bởi đám quỷ đỏ. Nhưng không hiểu sao tôi vẫn thấy thương và yêu
mến những con người ấy mặc dầu hình hài của các anh đã tiều tụy lắm rồi.
Tôi được sắp đặt ngồi ở một cái bàn lớn đối diện với chồng tôi. Ở đầu
bàn có một công an ngồi để quan sát, theo dõi chúng tôi nói gì. Chúng
tôi chỉ được 2 tiếng đồng hồ để thăm nuôi, vừa nói chuyện vừa đưa quà,
nhưng lúc đó vì quá xúc động, bao nhiêu chuyện muốn nói lại không nhớ gì
để mà nói. Loay hoay hết giờ lúc nào tôi cũng không biết. Thế là phải
đành xếp thức ăn vào xe cải tiến cho chồng tôi mang vô trại. Tôi chỉ còn
dặn dò chồng tôi: "Anh đem vào xem các anh nào không thân nhân thăm
nuôi, cần gì thì anh cho các anh ấy với nhé, và nhớ cho họ ăn một bữa
đêm nay cho thật no." Nói xong vợ chồng tôi từ giã để chia tay mà không
biết bao giờ còn có thể gặp nhau lại!
Lúc sửa soạn để gặp chồng tôi, bao nhiêu chuyện nhà, chuyện cha mẹ,
chuyện con cái, chuyện vượt biên sống chết, khi gặp thì lại quên hết.
Khi về đến nhà tạm nghỉ thì mọi chuyện lại đến với tôi sáng rõ như ban
ngày, luyến tiếc thì cũng đã muộn! Tôi đành đáp chuyến xe bò cuối cùng
của trại để ra Phủ Lý đón tàu về Hà Nội rồi mua vé xuôi Nam. Ôm trọn nỗi
buồn đau xót, đắng cay của một người vợ có chồng đi "tù cải tạo".
Năm 1980, bọn chúng sợ Mỹ giải vây cho những người tù cải tạo. Chúng
chuyển chồng tôi và một số anh em vô Nam. Về Long Khánh, cũng cái màn ăn
hối lộ, tôi đã bắt được mánh chạy cho chồng tôi ra. Năm 1982, thế là vợ
chồng tôi cùng 3 con nhỏ (5 cháu lớn tôi đã gửi bà con mang đi trước)
vượt biên. Chúng tôi đến Mỹ cuối năm 1983. Hai vợ chồng với bầy con 8
đứa, các cháu còn rất nhỏ, chúng tôi phải vất vả lắm mới thích nghi được
với cuộc sống của xứ người. Cũng may với số vốn Anh ngữ
trước kia đã là hành trang cho chúng tôi vươn lên.
Bây giờ ngồi nghĩ lại tôi thật hãi hùng, bao nhiêu chuyện đắng cay tôi
đã phải trải qua, nhưng bù đắp lại là gia đình chúng tôi đã được chư
Phật mười phương cứu giúp đến được bờ bến tự do, được sống trên một quốc
gia tân tiến nhất thế giới. Tôi cảm thấy quá đầy đủ lắm rồi, không còn
ước muốn gì nữa cả. Thiên đàng là đây! Niết bàn là đây, mình còn phải đi
tìm ở đâu xa nữa. Các con tôi cũng đã thành nhân và trưởng thành hết
rồi. Con đàn cháu đống, con cháu hiếu thảo.
Vợ chồng chúng tôi bây giờ số tuổi đã cao nhưng còn sức khỏe, vẫn đi
làm và có thu nhập chút đỉnh, không còn phải lo lắng cho các con như xưa
nữa. Quãng đời còn lại vợ chồng tôi chú tâm vào con đường HÀNH THIỆN,
nghĩ đến quê hương còn rất nhiều người đang còn khổ đau, tù đày giam
hãm, rất cần sự giúp đỡ của chúng tôi, của mọi người. Tuy không được to
lớn, nhưng "một miếng khi đói bằng một gói khi no". Chúng tôi nguyện cầu
ơn Tam Bảo giúp sức và độ cho chúng tôi được sức khỏe để tiếp tục noi
theo gương hạnh Bồ Tát của đức Như Lai hàn gắn những mảnh đời bất hạnh.
Tôi cũng cảm ơn nước Mỹ đã cho gia đình chúng tôi và đồng bào của tôi được dung thân nơi đây, hít thở không khí Tự Do.
ĐẶC SẢN TRÊN TRỜI RƠI XUỐNG
Đặc sản từ trên trời rơi xuống
"Giống như là trận mưa kiến. Chúng rơi từ trên trời xuống, và bạn có thể quét vun lại thành đống to, rồi rang lên trong comal [chảo phẳng]."
Gabriel Hernández Cruz là giáo viên sống ở ngoại vi thành phố Oaxaca
thuộc miền nam Mexico. Anh luôn mong ngóng đến mỗi mùa xuân, sau khi có
những trận mưa đầu tiên, khi những đàn kiến cánh, được gọi là 'chicatanas', rời tổ và bay lên bầu trời.Vào đầu giờ sáng, trên trời kín đặc những đàn kiến cánh màu đỏ sẫm, loại kiến có thân béo mập và những chiếc cánh mỏng trong trong lớn. Tiếng cánh đập vo ve trong không trung.
Thiên đường tội ác ở Thái Lan
Lạc vào thủ phủ dao gấp ở châu Âu
Trước lúc bình minh, các gia đình trên toàn bang Oaxaca ra ngoài bắt kiến, thứ được coi là đặc sản của vùng.
"Không khó," Hernández Cruz giải thích. "Chúng bay chậm và tự rơi xuống đất, nhưng bọn trẻ con đứa nào cũng thích chạy quanh để vợt kiến."
Hàng năm, khi chicatanas bay tới, trên không trung rộn rã cảm giác phấn khích. Kiến cánh chỉ tới trong độ một, hai hôm mà thôi.
Đầu bếp Ricardo Arellano từ một thị trấn nhỏ ở vùng La Cañada thuộc Oaxaca nhớ lại việc được ăn món kiến cánh này hàng năm. "Mẹ tôi bỏ chúng lên memelas [một loại bánh mỳ mỏng, chỉ dày hơn bánh tráng một chút] hoặc làm món xốt", ông hào hứng.
Trong khu bếp của Criollo, một trong những nhà hàng sang nhất của Oaxaca, một phần thuộc sở hữu của đầu bếp trứ danh Enrique Olvera, tôi xem Arellano chuẩn bị làm món xốt của mẹ ông.
Sau đó, ông nướng lá cây bơ và ớt chile de arbol rồi bỏ tất cả các thứ vào một cái molcajete, là bộ chày cối truyền thống của Mexico, được làm từ đá lấy ở núi lửa, và cho thêm chút tỏi tươi.
Món hàng mới trên Con đường Tơ lụa cổ
'Dân Sài Gòn thẳng tính, lương thiện'
Ngôi đền Hồi giáo rực rỡ nhất thế giới
Món xốt này, mà tôi đã nếm thử với bánh tortilla làm từ bột ngô, không
mịn cho lắm. Nó lổn nhổn, giòn giòn với những miếng kiến cắn lách tách
trong miệng, kèm những miếng tỏi nho nhỏ để nhai. Nó có vị khá là đa
dạng, tuy chỉ có ít thành phần nguyên liệu khác nhau. Vị đậm đà của
những con côn trùng tôi từng ăn thường khiến tôi nghĩ tới vị pho-mail
xông khói, và món này cũng vậy.
Việc ăn món kiến cánh trở nên phổ biến ở Mexico kể từ thời Mesoamerican,
dẫu tình trạng khan hiếm thực phẩm và cảnh đói nghèo đóng vai trò nhiều
hơn trong việc dẫn tới các nhóm cộng đồng nào căn món chicatanas trong thời thuộc địa và thậm chí trong cả thời nay.
"Khi một người mẹ cố gắng tìm cái gì đó cho các bữa ăn gia đình trong
lúc không có thực phẩm nào thì kiến cánh là một lựa chọn tốt, bởi chúng
có hương vị rất ngon, lại giàu dinh dưỡng," Arellano nói với tôi.
Từng là món ăn chỉ có mặt trong các hộ gia đình và không bao giờ xuất hiện tại các nhà hàng, chicatanas nay được bán với giá cao ở các tiệm ăn sang trọng.
Arellano mua những túi cánh kiến sống với giá khoảng 850 peso một cân
Anh (454g) trong năm nay. Đây là món đặc sản xa xỉ, chỉ có trong vài
ngày mỗi năm, và giá bán thể hiện rõ 'đẳng cấp' của nó.
Dẫu tỷ lệ protein trong các loài côn trùng khác nhau là khác nhau, và ngay trong một loài côn trùng cũng có sự khác nhau tùy thuộc vào cách chế biến, nhưng có các tường thuật cho thấy chúng có độ protein trên mỗi gram tương đương với thịt bò.
Bí ẩn những vụ giết người tàn bạo 2.000 năm trước
Ngôi làng bị biên giới Ấn Độ-Pakistan chia cắt
Chuyện về những cái cây biết đi
Điều này, lại thêm mức tác động môi trường khá là thấp trong việc tiêu thụ côn trùng, khiến chúng được Liên hiệp quốc đánh giá là thực phẩm của tương lai.
Thế nhưng cũng chớ nên quên rằng chúng ta đang có mặt tại một trong những nhà hàng sang trọng nhất ở Oaxaca, thưởng thức món xốt làm từ kiến cánh, món ăn trong rất nhiều năm trước kia luôn bị coi là thức ăn dành cho người nghèo.
Chế biến thành món xốt không phải là cách duy nhất để ăn kiến cánh.
Một số người khác thì chỉ dùng phần đuôi thay vì ăn cả mình cả cánh của
con kiến như Arellano, và nhiều người bóp thứ nước béo màu trắng bên
trong ra để làm món xốt béo ngậy.
Một số người còn giã chicatanas ra rồi trộn với muối để ăn kèm với mezcal, không khác mấy so với món sâu muối, sal de gusano, vốn được dùng trong suốt năm.
Tại nhà hàng Pujol Enrique Olvera ở Mexico City, đầu bếp dùng chicatanas làm món xốt mayonnaise ăn với ngô bao tử, tạo ra một món ăn đường phố Mexico thời hiện đại, elotes.
Khó để đoán được là mối quan tâm tới món kiến cánh trong các nhà hàng cao cấp có nhanh chóng qua đi hay không.
Nhưng có một điều chắc chắn là hàng năm, khi chicatana xuất hiện thì sự phấn khích sẽ tưng bừng trên không trung, và các gia đình ở Oaxaca sẽ lôi các comal ra, sẵn sàng chế biến.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
LAN HƯƠNG * BẰNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM
Giới trẻ lo ngại về giá trị tấm bằng đại học
Lan Hương, RFA
2017-06-26
2017-06-26
Hiện tượng giới trẻ hoài nghi về giá trị của tấm bằng đại học đã xảy ra
thường xuyên trong những năm gần đây. Điển hình gần đây nhất là vụ việc
một hot girl 20 tuổi ở Biên Hòa đã so sánh giá trị của tấm bằng đại học
với cuộn giấy vệ sinh. Bài viết của cô được đăng tải trên trang cá nhân
và đã “gây bão” mạng xã hội với nhiều ý kiến trái chiều.
Vì sao một bộ phận người trẻ không còn tin vào giá trị “đổi đời” của bằng cấp và những thay đổi gì cần được hệ thống giáo dục và các sinh viên thực hiện để tấm bằng đại học phát huy đúng giá trị của nó.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến số lượng người có bằng đại học thất nghiệp là do tư tưởng “phải làm quan” trong bộ máy Nhà nước:
Ở Việt Nam người ta có tâm lý từ xa xưa là học ra muốn để làm quan, chạy đổ xô vào khu vực nhà nước. Trong khi bộ máy nhà nước đã phình rất to rồi, và nó cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ lượng công ăn việc làm. Mà tuyệt đại bộ phận việc làm phải ở khu vực tư nhân tạo ra.
Giáo sư Tiến sĩ Vũ Minh Giang lại cho rằng việc đổ sô vào học các ngành được đồn đoán là “hot” chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cầm bằng trong tay mà việc không có:
Thực tế là việc làm không có nhiều đến vậy cho những người tốt nghiệp đại học. Chương trình đào tạo cũng có nhiều điều cần cải tiến, chưa đáp ứng được nhu cầu. Đấy là còn chưa kể đến việc tư vấn yếu, do đó vào đại học sinh viên cứ sô vào những ngành nghe đồn là dễ kiếm việc, lương cao thì tự nhiên khối đó rất đông ví dụ như quản trị kinh doanh, luật,…
Mới đầu tháng 6 vừa qua, công luận xôn xao vụ một cử nhân đại học đã treo cổ tự sát. Theo lời kể của một người bạn thân, anh này tốt nghiệp đại học đã nhiều năm nhưng không kiếm được việc làm đúng chuyên ngành và thời gian trước đó liên tục than phiền với bạn bè về công việc.
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương bình - Xã hội năm 2011, tỷ lệ sinh viên ra trường làm trái ngành, trái nghề đang chiếm khoảng 60%.
Vì sao một bộ phận người trẻ không còn tin vào giá trị “đổi đời” của bằng cấp và những thay đổi gì cần được hệ thống giáo dục và các sinh viên thực hiện để tấm bằng đại học phát huy đúng giá trị của nó.
Tấm bằng đại học thời nay
Trên trang cá nhân của mình, cô gái trẻ tuyên bố:
“Tấm bằng Đại học đẹp đấy, oai đấy, nhưng một ngày không có nó không
ai đi tìm nó cả.... Còn một cuốn giấy vệ sinh thì không thể thiếu”.
Nếu ai đó hỏi tôi: Tấm bằng Đại học có thật sự quan trọng không? Tôi
sẽ nói “Không”! Tôi đã tự đi một con đường dài, bằng đôi chân của một cô
gái không bằng cấp 2, chưa giàu bằng ai, chỉ nỗ lực bằng ước mơ và niềm
tin vào chính mình.”
Những chia sẻ của cô gái này nhanh chóng nhận được các luồng ý kiến trái ngược nhau. Bạn trẻ Giang Bùi nói trên Facebook:
“Em không biết chị thành công thế nào, cũng không tranh cãi giàu
nghèo nhưng em chỉ muốn nói là học đại học không phải con đường duy
nhất, nhưng là con đường nhanh nhất và có thể chính là bằng phẳng nhất.
'Tâm lý của tất cả người dân, đặc biệt là nông dân, họ nhìn thấy rằng việc có tấm bằng đại học có thể thay đổi cuộc sống cho con cháu tương lai cho nên họ dồn hết sức cho đi học đại học'
- GS. Tiến sĩ Vũ Minh Giang
Bạn K.T.V 23 tuổi lại đồng tình với quan điểm của cô gái này:
Tôi đã đọc rất kỹ bài viết của cô gái này. Dù không quen biết, chưa
từng một lần gặp gỡ nhưng tôi đồng tình với những ý kiến của bạn gái
này.
Thực tế là tôi đã từng học Đại học ở Việt Nam nhưng sau đó cảm thấy
không thật sự phù hợp nên đã quyết định lựa chọn con đường vừa du học
vừa làm thêm trải nghiệm.
Còn theo Giáo sư Tiến sĩ Vũ Minh Giang, Nguyên Phó giám đốc Đại học Quốc
gia Hà Nội phát ngôn của cô gái mặc dù thiếu văn hóa, nhưng cũng phần
nào thể hiện đúng thực trạng giáo dục hiện nay của Việt Nam. Theo ông,
một trong những lý do dẫn tới giá trị của bằng đại học Việt Nam bị suy
giảm là vì số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm quá nhiều:
Tâm lý của tất cả người dân, đặc biệt là nông dân, họ nhìn thấy rằng
việc có tấm bằng đại học có thể thay đổi cuộc sống cho con cháu tương
lai cho nên họ dồn hết sức cho đi học đại học. Đứng về góc độ giáo dục,
hiện tại Việt Nam đang thiếu hụt giáo dục hướng nghiệp, còn thiếu và
yếu. Hầu hết các trường phổ thông không có hướng nghiệp nên người ta cứ
nghĩ học xong phổ thông là phải thi đại học.
Giáo sư Tiến sĩ Vũ Minh Giang dẫn một ví dụ về một khảo sát do chính ông
thực hiện với hàng ngàn hộ nông dân Việt Nam. Câu hỏi là nếu có điều
kiện cho con học đến đâu, thì hơn 70% người được hỏi chọn cấp Tiến sĩ.
Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu Phát
triển IDS tự giải thể, nhiều người trẻ tỏ ra nghi ngại về giá trị bằng
đại học của Việt Nam là vì chất lượng giáo dục đại học không cao, và nó
đào tạo ra một số lượng đông người thất nghiệp:
Không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới, tình trạng
thương mại hóa giáo dục đã xảy ra. Mọi thứ bằng cấp trở thành thứ đồ
hàng hóa để mua bán. Đây là một xu hướng rất đáng tiếc trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam điều này càng thể hiện rõ hơn trong thời gian vừa
qua.
Một trong những biểu hiện của hiện tượng thương mại hóa trong giáo dục
là tình trạng mua bằng giả tràn lan. Theo Bộ GD&ĐT, tính đến đầu năm
2001, đã phát hiện hơn 3.000 trường hợp sử dụng văn bằng bất hợp pháp,
trong đó có hơn 1.000 công chức bị phát hiện dùng bằng giả. Còn theo số
liệu của Sở GD-ĐT Sóc Trăng năm 2011, toàn tỉnh có đến 284 cán bộ sử
dụng bằng giả, trong đó có 107 viên chức ngành giáo dục.
Một báo cáo khác của Bộ LĐ-TB&XH công bố đầu năm nay cho thấy tính
đến quý 4 năm ngoái, cả nước có hơn 218.000 người trình độ đại học trở
lên thất nghiệp.Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến số lượng người có bằng đại học thất nghiệp là do tư tưởng “phải làm quan” trong bộ máy Nhà nước:
Ở Việt Nam người ta có tâm lý từ xa xưa là học ra muốn để làm quan, chạy đổ xô vào khu vực nhà nước. Trong khi bộ máy nhà nước đã phình rất to rồi, và nó cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ lượng công ăn việc làm. Mà tuyệt đại bộ phận việc làm phải ở khu vực tư nhân tạo ra.
Giáo sư Tiến sĩ Vũ Minh Giang lại cho rằng việc đổ sô vào học các ngành được đồn đoán là “hot” chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cầm bằng trong tay mà việc không có:
Thực tế là việc làm không có nhiều đến vậy cho những người tốt nghiệp đại học. Chương trình đào tạo cũng có nhiều điều cần cải tiến, chưa đáp ứng được nhu cầu. Đấy là còn chưa kể đến việc tư vấn yếu, do đó vào đại học sinh viên cứ sô vào những ngành nghe đồn là dễ kiếm việc, lương cao thì tự nhiên khối đó rất đông ví dụ như quản trị kinh doanh, luật,…
Mới đầu tháng 6 vừa qua, công luận xôn xao vụ một cử nhân đại học đã treo cổ tự sát. Theo lời kể của một người bạn thân, anh này tốt nghiệp đại học đã nhiều năm nhưng không kiếm được việc làm đúng chuyên ngành và thời gian trước đó liên tục than phiền với bạn bè về công việc.
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương bình - Xã hội năm 2011, tỷ lệ sinh viên ra trường làm trái ngành, trái nghề đang chiếm khoảng 60%.
'Ở Việt Nam người ta có tâm lý từ xa xưa là học ra muốn để làm quan, chạy đổ xô vào khu vực nhà nước.'
- TS. Nguyễn Quang A
Tập bơi trong nước lớn
Giáo sư Tiến sĩ Vũ Minh Giang cho rằng để giảm tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp cần điều chỉnh chất lượng nền giáo dục và thực hiện tư vấn nghề nghiệp cho học sinh THPT:
Trước hết phải có cách nào đó để nâng cao chất lượng giáo dục, không
phải cứ cao lên là thành chất lượng cao mà phải phù hợp với xu thế chung
của thế giới, với hoàn cảnh của Việt Nam và trình độ kinh tế của một
đất nước. Thứ hai, phải sớm đưa vào trường phổ thông lực lượng chuyên
gia hướng nghiệp. Họ sẽ theo dõi từng học sinh và có những lời khuyên
cho học sinh nên đi hướng nào là tốt.
Bổ sung quan điểm của Giáo sư Vũ Minh Giang, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho
rằng mặc dù nền giáo dục Việt Nam hiện tại còn nhiều khó khăn nhưng học
sinh cũng không nên vì vậy mà chán nản buông xuôi việc học, mà thay vào
đó hãy tự chủ và năng động hơn trong học tập để tương lai sau khi ra
trường thuận lợi hơn:
Thái độ tích cực nhất của sinh viên trong hoàn cảnh này là tự chủ,
tìm mọi cách để học, không chỉ học ở trường, mà còn học qua công việc,
qua mối quan hệ và phải học suốt đời. Như vậy để thấy rằng dù học đại
học hay cao đẳng cũng chỉ là một bước để cho mình một nền tảng nhất
định.
Ông nói thêm rằng đội ngũ sinh viên là những người nếu được giáo dục
đúng đắn sẽ trở thành một lực lượng có tiếng nói rất ảnh hưởng, và thậm
chí có thể thay đổi được cả thể chế giáo dục hiện nay.
Ngoài chuyện ôm tấm bằng đại học “chạy ngược chạy xuôi” tìm việc, sinh
viên mới ra trường còn phải đối mặt với gánh nặng cơm áo gạo tiền khi
đồng lương ít ỏi so với chi phí đắt đỏ ở đô thị. Theo khảo sát của
trang dịch vụ việc làm trực tuyến JobStreet công bố hồi tháng 7/2015
thì mức lương của đa số sinh viên mới ra trường ở Việt Nam phần lớn dao
động ở mức 2 - 5 triệu đồng/tháng.
LAN HƯƠNG * THỰC TRẠNG Y TẾ VIỆT NAM
Thực trạng y tế ở Việt Nam
Lan Hương, phóng viên RFA
2017-06-26
2017-06-26
Người dân trong nước than phiền nhiều về ngành y tế; trong khi đó bà bộ
trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tuyên bố trước Quốc hội là gần 90% bệnh nhân
được hỏi ý kiến nói họ hài lòng với thái độ của nhân viên chăm sóc y tế ở
những cơ sở công.
Thực tế ra sao và cần có những giải pháp gì để thoát khỏi tình trạng lâu nay?
Bệnh viện công tôi không đến mấy đâu vì họ không nhiệt tình, niềm nở, không tận tâm chu đáo bằng ở ngoài. Đợt có bầu tôi toàn đi bệnh viện tư thôi vì bệnh viện công thủ tục rườm rà mà khám qua loa chứ không tận tình từng tí từng tí một như ở ngoài.
Vì cách ứng xử của bác sĩ luôn tỏ ra không hài lòng, hôm rồi tôi phải chờ bác sĩ đến hơn một tiếng song không thấy bác sĩ đâu cả. Nghe người ta bảo là phải biết đưa phong bì.
Một người khác lại phản ánh rằng nhân viên tại các bệnh viện công quá vô trách nhiệm:
Khi vào bệnh viện tư thì dịch vụ phục vụ tốt hơn, thái độ phục vụ của họ thì tốt và họ có trách nhiệm hơn. Bệnh viện công thì tồi quá, không tin tưởng, họ làm thất sách vô trách nhiệm lắm.Chỉ trách là dân nghèo thôi chứ còn là những người có tiền, quan chức họ cũng chẳng bao giờ đi khám ở đây đâu mà.
Hồi giữa năm ngoái, Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) công bố số liệu cho thấy chỉ trong vòng 2 năm có đến gần 16.000 nhân viên y tế bị bệnh nhân và người nhà phản ảnh qua đường dây nóng về thái độ phục vụ.
Nhận xét về nguyên nhân dẫn đến sự không hài lòng của bệnh nhân, ông Lê Đình Sáng, giảng viên đại học Y khoa Hà Nội cho rằng đó là do tư tưởng ban ơn của một số nhân viên:
Có thể là vì người ta chưa hiểu được rằng người bệnh là khách hàng của mình. Mô hình y tế bây giờ chính người bệnh mới nuôi sống các bệnh viện. Thứ hai, có thể họ sống quen trong tàn dư của bệnh viện cũ ngày xưa, vẫn theo tư tưởng ban ơn. Một số cá nhân thì do nhân cách của con người. Thứ 3, cũng có thể do áp lực công việc của họ quá lớn nên nhiều lúc họ bức xúc.
Trong khi đó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Thành, một giảng viên y khoa trường Đại học Y dược Hà Nội nay đã về hưu lại cho rằng nguyên nhân dẫn đến những thái độ chưa được đẹp của một bộ phận nhân viên y tế là do áp lực “cơm áo gạo tiền” khi đồng lương của họ không được xứng đáng:
Vấn đề tốt hay xấu phụ thuộc vào đồng lương và điều kiện làm việc của cán bộ, nhân viên. Muốn tốt thì sự đãi ngộ của xã hội với nhân viên đừng để họ thiếu thốn quá. Hi sinh đã quá nhiều nhưng không được đáp ứng lại nên đời sống của họ còn quá khó khăn.
Tuy nhiên Giáo sư Lê Văn Thành cũng nói rằng thái độ đáng chê trách trong ngành y không chỉ đến từ một phía nhân viên, mà ngay cả một số người dân cũng có thái độ quá khích, không tôn trọng đội ngũ y tế:
Hiện nay nhân viên y tế cũng bị người dân đối xử không tốt, đánh bác sĩ, nhân viên chỉ là vì chẩn đoán hơi sai hay chưa vừa ý cái gì. Hôm nay mới nghe nói mới thông qua luật rằng bệnh nhân đánh lại bác sĩ thì phải tù nhưng thực ra có bệnh nhân nào đánh đâu, mà là người nhà họ đánh bác sĩ. Luật phải sửa một câu là bệnh nhân đánh bác sĩ không được nhưng thân nhân đánh bác sĩ cũng phải bị pháp luật xử lý.
Hầu hết các vụ bạo lực xảy ra là do người nhà bệnh nhân bất mãn với một quyết định hay kết quả điều trị của bác sĩ.
Về vấn đề này, ngày 20/6 vừa qua Quốc hội đã thông qua Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung, theo đó tội hành hung người chữa bệnh cho mình có thể bị phạt tù 3 năm.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/current-medical-situation-in-vietnam-06262017074418.html
Thực tế ra sao và cần có những giải pháp gì để thoát khỏi tình trạng lâu nay?
Công - tư trái ngược!
Ngược lại với tuyên bố của bà bộ trưởng Nguyễn thị Kim Tiến, một người dân nói với đài RFA rằng chị không dám đến bệnh viện công khám khi mang thai vì nhân viên ở đó không cởi mở và thủ tục quá rườm rà:Bệnh viện công tôi không đến mấy đâu vì họ không nhiệt tình, niềm nở, không tận tâm chu đáo bằng ở ngoài. Đợt có bầu tôi toàn đi bệnh viện tư thôi vì bệnh viện công thủ tục rườm rà mà khám qua loa chứ không tận tình từng tí từng tí một như ở ngoài.
Bệnh viện công tôi không đến mấy đâu vì họ không nhiệt tình, niềm nở, không tận tâm chu đáo bằng ở ngoài.Một người dân khác thì nói rằng chị cảm thấy mệt mỏi vì phải chạy tiền “bồi dưỡng” cho bác sĩ, nhưng vẫn phải làm vậy là vì:
-Một người dân
Vì cách ứng xử của bác sĩ luôn tỏ ra không hài lòng, hôm rồi tôi phải chờ bác sĩ đến hơn một tiếng song không thấy bác sĩ đâu cả. Nghe người ta bảo là phải biết đưa phong bì.
Một người khác lại phản ánh rằng nhân viên tại các bệnh viện công quá vô trách nhiệm:
Khi vào bệnh viện tư thì dịch vụ phục vụ tốt hơn, thái độ phục vụ của họ thì tốt và họ có trách nhiệm hơn. Bệnh viện công thì tồi quá, không tin tưởng, họ làm thất sách vô trách nhiệm lắm.Chỉ trách là dân nghèo thôi chứ còn là những người có tiền, quan chức họ cũng chẳng bao giờ đi khám ở đây đâu mà.
Lỗi tại ai?
Cuối tháng 3 vừa rồi, BV Nhi đồng 1 TP.HCM đưa ra kết quả khảo sát về những điều bệnh nhân không hài lòng khi đến khám tại bệnh viện này. Kết quả đưa ra 15 điều người dân không hài lòng nhất, trong đó 3 điều đầu tiên liên quan đến thủ tục rườm rà, và điều thứ 4 và 5 liên quan đến thái độ chăm sóc người bệnh của điều dưỡng, cách hỏi bệnh và thăm khám của bác sĩ.Hồi giữa năm ngoái, Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) công bố số liệu cho thấy chỉ trong vòng 2 năm có đến gần 16.000 nhân viên y tế bị bệnh nhân và người nhà phản ảnh qua đường dây nóng về thái độ phục vụ.
Nhận xét về nguyên nhân dẫn đến sự không hài lòng của bệnh nhân, ông Lê Đình Sáng, giảng viên đại học Y khoa Hà Nội cho rằng đó là do tư tưởng ban ơn của một số nhân viên:
Có thể là vì người ta chưa hiểu được rằng người bệnh là khách hàng của mình. Mô hình y tế bây giờ chính người bệnh mới nuôi sống các bệnh viện. Thứ hai, có thể họ sống quen trong tàn dư của bệnh viện cũ ngày xưa, vẫn theo tư tưởng ban ơn. Một số cá nhân thì do nhân cách của con người. Thứ 3, cũng có thể do áp lực công việc của họ quá lớn nên nhiều lúc họ bức xúc.
Trong khi đó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Thành, một giảng viên y khoa trường Đại học Y dược Hà Nội nay đã về hưu lại cho rằng nguyên nhân dẫn đến những thái độ chưa được đẹp của một bộ phận nhân viên y tế là do áp lực “cơm áo gạo tiền” khi đồng lương của họ không được xứng đáng:
Vấn đề tốt hay xấu phụ thuộc vào đồng lương và điều kiện làm việc của cán bộ, nhân viên. Muốn tốt thì sự đãi ngộ của xã hội với nhân viên đừng để họ thiếu thốn quá. Hi sinh đã quá nhiều nhưng không được đáp ứng lại nên đời sống của họ còn quá khó khăn.
Tuy nhiên Giáo sư Lê Văn Thành cũng nói rằng thái độ đáng chê trách trong ngành y không chỉ đến từ một phía nhân viên, mà ngay cả một số người dân cũng có thái độ quá khích, không tôn trọng đội ngũ y tế:
Hiện nay nhân viên y tế cũng bị người dân đối xử không tốt, đánh bác sĩ, nhân viên chỉ là vì chẩn đoán hơi sai hay chưa vừa ý cái gì. Hôm nay mới nghe nói mới thông qua luật rằng bệnh nhân đánh lại bác sĩ thì phải tù nhưng thực ra có bệnh nhân nào đánh đâu, mà là người nhà họ đánh bác sĩ. Luật phải sửa một câu là bệnh nhân đánh bác sĩ không được nhưng thân nhân đánh bác sĩ cũng phải bị pháp luật xử lý.
Bất ổn tại bệnh viện
Theo thống kê của Bộ Y tế, tính từ 2010 đến nay, cả nước có không dưới 20 vụ điển hình về mất an ninh trật tự trong bệnh viện. Tính riêng các vụ vũ lực thì có đến 70% đối tượng bị tấn công là bác sĩ, 15% là điều dưỡng và 60% vụ việc xảy ra khi bác sĩ đang cấp cứu, chăm sóc cho người bệnh.Hầu hết các vụ bạo lực xảy ra là do người nhà bệnh nhân bất mãn với một quyết định hay kết quả điều trị của bác sĩ.
Về vấn đề này, ngày 20/6 vừa qua Quốc hội đã thông qua Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung, theo đó tội hành hung người chữa bệnh cho mình có thể bị phạt tù 3 năm.
Cách giải quyết
Phải coi người bệnh thực sự là khách hàng để thay đổi thái độ phục vụ bởi vì nếu không người bệnh đi chỗ khác. Nếu họ mất khách hàng, thấy thuốc mà không có bệnh nhân thì chắc chắn là không hay nữa.
-Ông Lê Đình Sáng
Ông Lê Đình Sáng cho rằng để thay đổi thái độ của nhân viên y tế, trước
hết cần giao quyền tự chủ cho các bệnh viện công để đội ngũ y tế tự gánh
lấy hậu quả nếu số lượng bệnh nhân giảm:
Giao cho bệnh viện tự chủ và lãnh đạo mà làm gương cho nhân viên.
Phải coi người bệnh thực sự là khách hàng để thay đổi thái độ phục vụ
bởi vì nếu không người bệnh đi chỗ khác. Nếu họ mất khách hàng, thấy
thuốc mà không có bệnh nhân thì chắc chắn là không hay nữa. Ngày xưa
bệnh nhân tìm đến bệnh viện còn ngày nay họ có quyền lựa chọn ai cung
cấp dịch vụ cho mình.
Quyền tự chủ ở các bệnh viện công được Chính phủ quy định từ năm 2006,
có thể hiểu đơn giản là quyền tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,
tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của các bệnh viện. Tuy nhiên hiện
tại còn nhiều bệnh viện công chưa thực hiện theo cơ chế này.
Còn theo Giáo sư Lê Văn Thành, ngoài biện pháp tăng thu nhập cho nhân
viên y tế, giáo dục là căn cơ gốc rễ nếu muốn thay đổi thái độ làm việc
của họ:
Muốn thay đổi căn cơ phải thay đổi giáo dục ngay từ nhà trường, xã
hội và gia đình. Con người đó mà được giáo dục tốt và trả đồng lương đầy
đủ thì ít có chuyện làm sai lắm. Đừng cứng nhắc dạy vài khẩu hiểu,
không thể giáo dục một con người như vậy được. Nếu giáo dục không nhìn
rộng ra thì sẽ đưa đến chỗ xuống cấp.
Ngành Y tế đầu tháng 6 vừa qua đã chính thức áp dụng tăng giá 1.900 dịch
vụ đối với những người không có thể bảo hiểm y tế. Người dân nói rằng
đây là một chính sách ép họ phải tham gia bảo hiểm y tế trong khi dịch
vụ này bộc lộ quá nhiều bất cập khiến họ không muốn tham gia.http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/current-medical-situation-in-vietnam-06262017074418.html
VĨNH PHUC * BÀ MỘNG ĐIỆP
Mạn đàm với bà Mộng Điệp
Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc
“Cái thằng Nguyễn Đắc Xuân nó xin tôi kể. Nhưng khi viết lại, nó viết sai nhiều lắm!” – Bà Mộng Điệp.
Những năm cuối đời cựu hoàng Bảo Đại. Những nỗi long đong và kết thúc bi thảm của ấn kiếm triều Nguyễn
Đã có một số người viết về cuộc sống của cựu hoàng Bảo Đại trong những năm cuối đời, nhưng chưa tác giả nào biết rõ được những tình tiết rất riêng tư và éo le trong những sinh hoạt cuối đời của vị vua cuối cùng triều Nguyễn, mà khi còn ngồi trên ngai vàng đã được tôn là Hoàng Đế Bảo Đại. Ngoài ra, hình như cũng chưa có ai tìm hiểu được lý do tại sao thanh kiếm báu của triều Nguyễn lại bị bẻ gẫy làm đôi khi được thu hồi cùng với bảo ấn. Vậy thì ai đã làm gẫy thanh kiếm? Và ai đã tìm thấy kiếm và ấn sau khi hai vật quốc bảo này rời khỏi Huế và trải qua một thời gian biệt tích sau lễ tuyên bố thoái vị của Hoàng đế Bảo Đại trước cửa Ngọ môn để trở thành công dân Vĩnh Thụy và trao ấn kiếm cho Trần Huy Liệu đại diện của Hồ Chí Minh?
Vua Bảo Đại thoái vị trong một buổi lễ ở
Ngọ Môn, Huế vào chiều 30 tháng 8, trao quốc ấn Hoàng đế Chi Bửu và
thanh kiếm bạc nạm ngọc cho đại diện của chính phủ lâm thời của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là các ông Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng,
Cù Huy Cận. Nguồn: “バオ・ダイ帝 “ (Hoàng đế Bảo Đại)
Bà Mộng Điệp tên thật là Bùi Mộng Điệp, sinh ngày 22 thàng6 năm 1924, nguyên quán Bắc Ninh, nhưng lên Hà Nội sống. Tại đây, năm 16 tuổi, bà gặp và trở thành người yêu của bác sĩ Phạm Văn Phán tốt nghiệp Y Sĩ Đông Dương khoá 1935. Tiếng tăm và địa vị xã hội của một bác sĩ vào thời đầu thập niên 1940 ở Hà Nội đã đủ hấp dẫn người thiếu nữ Mộng Điệp. Còn ông Phán thì bị thu hút bởi nhan sắc của nàng. Hai người có với nhau một con trai năm 1944.
Nhưng điều bất hạnh cho Mộng Điệp là khi nàng muốn bác sĩ Phán chính thức làm đám cưới thì ông cho biết điều này không thể thực hiện được. Lý do là vì ông đã có gia đình và là người theo đạo Công Giáo nên không được phép có hai vợ. Do đó, Mộng Điệp dứt khoát cắt đứt liên hệ với bác sĩ Phán và tự lực nuôi con. Nàng đặt tên cho con trai là Bùi Hữu Hưng, lấy họ của mẹ.
Sau này khi Mộng Điệp ở với cựu hoàng Bảo Đại và được ông nhận Hưng làm con đỡ đầu và khi ở Pháp thì Bùi Hữu Hưng có thêm tên Jean Bùi. Jean Bùi được đi học và thành đạt ở Pháp, nhưng trong lòng lúc nào cũng căm hận ông bố ruột đã bỏ rơi mình. Cho nên năm 1996 bác sĩ Phạm Văn Phán trước khi qua đời ở Paris xin được gặp mặt người con mà ông đã không nhìn nhận cưu mang trước kia. Nhưng Jean Bùi từ chối. Thật cũng đau lòng. Phần Jean Bùi cũng qua đời năm 2009.
Về số phận long đong của cặp ấn kiếm triều Nguyễn, ngược dòng lịch sử, chúng ta còn nhớ: tài liệu của phe Việt Minh nói là ngày 30 tháng Tám, năm 1945 vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị trong một buổi lễ tại cửa Ngọ môn, Huế, và trở thành công dân Vĩnh Thụy. [Nhưng tác giả Đoàn Thêm – trong cuốn Hai Mươi Năm Qua -1945 – 1964, Việc Từng Ngày, trang 12 – ghi là 24/8/1945? ]
Ngay sau đó, Hồ Chí Minh đã cho mời ông ra Hà Nội để làm cố vấn tối cao cho chính phủ do ông Hồ thành lập. Thực ra, đây chỉ là một cách để giam lỏng vị vua đã mất ngôi, thất thế. Họ Hồ vốn là người xảo quyệt và nhiều mưu lược, vẫn ngại rằng có thể có những thành phần dân chúng hay đảng phái còn luyến tiếc nhà Nguyễn, sẽ tôn ông Vĩnh Thụy lên làm lãnh tụ để chống lại Việt Minh.
Hoặc cũng có thể người Pháp sẽ tìm cách dùng cựu hoàng để qui tụ lại những người thân Pháp và những phần tử yêu nước đã nhìn thấy chân tướng cộng sản của Hồ Chí Minh, đế chống Việt Minh. Cho nên ngoài mặt thì họ Hồ rêu rao cho mời ông Vĩnh Thụy ra Hà Nội làm cố vấn tối cao cho chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà mới được thành lập, nhưng dụng ý ngầm là giam lỏng ông tại đó để ông hết đường cựa quậy, nếu còn có ý đó. Nhưng chưa hết!
Vốn biết vị vua trẻ tính tình trăng hoa, gặp gái đẹp là như mèo thấy mỡ, nên HCM đã ngầm ra lệnh cho bộ hạ đem Mộng Điệp lại với Vĩnh Thụy. Qủa nhiên hai bên vừa gặp nhau là “kết” liền. Phần ông Vĩnh Thụy thấy nhan sắc khá mặn mà của “gái một con trông mòn con mắt” thì mê liền. Còn Mộng Điệp hồi đó cũng không hẳn có một cuộc sống và nghề nghiệp vững vàng, cho nên dễ dàng bị hào quang của một vị vua (dù đã thất thế) làm cho lóa mắt. Riêng Hồ Chí Minh hẳn phải xoa bụng cười, vì thấy kế hoạch mình đặt ra đã thành công. Đó là làm sao cho ông vua vừa mất ngôi kia vì say mê nữ sắc mà quên hết mọi chuyện quốc gia đại sự.
.
Trong thời gian được Việt Minh nuôi và cho ở ngôi biệt thự số 51 đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội, ông Bảo Đại đã đem Mộng Điệp về đó. Rồi bà Mộng Điệp sinh với ông người con đầu lòng – con gái – đặt tên là Phương Thảo, sinh năm 1946 (nhưng trong chỗ riêng tư rất thân, Phương Thảo còn được mẹ và mấy bà bạn thân của mẹ gọi là Hường).
Năm 1948 Bảo Đại thành lập Chính phủ Quốc Gia Việt Nam. Từ đó cho tới tận ngày nay, báo chí, sách vở, và người ta vẫn gọi bà Mộng Điệp là Thứ phi. Gọi như vậy e rằng không được chính danh. Bởi vì khi thoái vị, Hoàng Đế Bảo Đại với câu nói đi vào lịch sử “thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ”, đã trở thành công dân Vĩnh Thụy.
Năm 1949, Quốc trưởng Bảo Đại đem bà Mộng Điệp lên Đà Lạt ở. Bà cũng được ra mắt cựu hoàng thái hậu, tức là bà Từ Cung. Bà vốn khéo léo và tính tình cũng cởi mở, thẳng thắn nên ăn ở rất đẹp lòng đức Từ Cung. Và bà Mộng Điệp rất lấy làm hãnh diện đã được bà cụ ban khăn áo và dặn dò hãy cố gắng đẻ cho cụ một đứa con trai. Điều này dễ hiểu, vì hoàng hậu Nam Phương từ khi về triều cũng như khi đã có con với Bảo Đại, song bà và tất cả con của bà theo đạo Công giáo, và quá xa cách với bà cụ. Trong khi đó bà Mộng Điệp theo đạo Phật nên cụ mong có một cháu trai để sau này khi cụ khuất bóng thì mẹ con bà Mộng Điệp sẽ lo phần hương khói cho cụ, cũng như trông nom lăng mộ các tiên đế.
Còn Bảo Sơn sinh năm 1955, lớn lên được đi học ở những trường danh tiếng, đỗ đạt và có địa vị trong xã hội. Nhưng đến năm 1987 đi du lịch ngoại quốc, khi tắm biển không may bị sóng lớn đánh va đầu vào ghềnh đá nên tử nạn khi mới 32 tuổi. Từ đó bà Mộng Điệp chỉ còn lại người con gái là Phương Thảo. Phương Thảo kết hôn với một người Pháp khá giàu, nhưng cô này bị bệnh tim nên theo bà Mộng Điệp thì cũng mấy lần “sống dở chết dở” song cũng may là cô vẫn còn sống cho tới nay. Tuy nhiên, sau khi mất cả ba người con trai (một với bác sĩ Phán và hai với ông Bảo Đại), chỉ còn lại người con gái, nhưng cô này cũng không sống gần với mẹ, nên càng ngày bà Mộng Điệp càng cảm thấy cô đơn.
Bà sống lẻ loi trong căn nhà thuộc hạng trung bình nằm trong một dãy chung cư trên đường Neuilly, quận 12, Paris. Cho nên hễ có thân hữu hay khách quen đến thăm thì bà vui lắm. Có lần vợ chồng tôi cùng bà Lan Phương đến thăm (bà LP chủ quán Đào Viên, quận 13, nay đã nghỉ hưu, vốn rất thân với bà Mộng Điệp). Quá vui vì gặp lại người quen để hàn huyên, bà Mộng Điệp để quên nồi cá đang kho trên bếp khiến bị cháy khét khói um nhà. Bà phải mở hết các cửa cho khói và mùi cá cháy thoát ra, làm khổ lỗ mũi các ông Tây bà Đầm hàng xóm!
Và trên đường hoảng loạn chạy trốn, chẳng biết ai đã ra lệnh đem chôn kiếm và ấn. Hai báu vật quốc gia bị bỏ vào trong một cái thùng bằng sắt tây, loại có dung tích 20 lít nguyên thuỷ để đựng dầu hôi (người Bắc gọi là dầu lửa), thường được dân chúng dùng làm thùng gánh nước. Thanh kiến dài nên bị bẻ gập đôi. Và thùng sắt tây được bịt kín bằng nhựa đường, rồi chôn. Bởi vậy mà sau này có những tài liệu và một số người nói rằng ấn kiếm bị sơn đen. Có tài liệu lại nói rằng chúng có màu đen vì rỉ sét!
Cặp ấn kiếm bà Mộng Điệp đem sang năm 1953 do cựu hoàng hậu Nam Phương
giữ. Sau khi bà qua đời năm 1963 thì chuyển qua Bảo Long giữ. Đến khi
cựu hoàng viết cuốn hồi ký Le Dragon d’Annam” (Con Rồng An-nam) năm
1982, muốn mượn cái ấn để đóng vào cuối mỗi chương cho cuốn sách thêm
trang trọng. Nhưng Bảo Long không cho mượn.
Thế là cha con càng xung khắc, đối xử với nhau chẳng còn chút tình nghĩa
gì nữa. Rồi cựu hoàng kiện Bảo Long để đòi lấy lại ấn kiếm. Kết quả toà
án Pháp xử cựu hoàng được giữ cái ấn, còn Bảo Long giữ thanh kiếm. Thật
là một mối sỉ nhục! Và điều chua sót là khi cựu hoàng qua đời, cái ấn
bằng vàng nặng suýt soát 13kg (bà Mộng Điệp xác nhận chính tay bà cân )
đương nhiên thuộc về quyền sở hữu của bà Monique.
Những năm cuối đời, số phận của vị hoàng đế cuối cùng triều Nguyễn cũng long đong như số phận hai bảo vật tượng trưng cho uy quyền của ông là cặp ấn kiếm, để cuối cùng đều kết thúc trong ê chề.
Cuộc sống của cựu hoàng kể từ sau khi bị truất phế, có lẽ chỉ có bà Mộng Điệp là biết khá rõ. Bà cũng thỉnh thoảng kể lại, nhưng phần nhiều chỉ là những khúc ngắn gặp khi bà vui chuyện. Chỉ ai có cơ duyên lắm mới được bà kể tường tận đầu đuôi. Tuy nhiên, cũng có khi bà tỏ ra hối hận và bực mình vì người ta đem chuyện kể lại mà bóp méo sự thật. Một lần bà tỏ ra bất bình mà nói:
“Cái thằng Nguyễn Đắc Xuân nó xin tôi kể. Nhưng khi viết lại, nó viết sai nhiều lắm!”
Điều này không lạ! Bởi vì người được gọi là “nhà nghiên cứu” này có thói quen sử dụng lối viết của một cán bộ tuyên truyền hạ cấp để bịa đặt bóp méo sự thật và lịch sử một cách trắng trợn, không hề quan tâm đến liêm sỉ và tự trọng. Ông ta thường dùng lối viết mập mờ như “nghe nói… nghe kể …” để người đọc muốn hiểu sao thì hiểu. Ví dụ: khi tả lại chuyến đi thăm dinh Gia Long là nơi ở của TT Ngô Đình Diệm và gia đình ông Ngô Đình Nhu, Nguyễn Đắc Xuân hạ bút:
“ … khi được vào tham quan, chúng tôi đến ngay phòng ngủ của bà Lệ Xuân phía gần đường Pasteur. Cái phòng này bị dân chúng phá tanh banh. Các sĩ quan chỉ cho chúng tôi hệ thống kính soi được lắp kín bốn mặt tường và họ giải thích rằng bà Lệ Xuân lắp hệ thống kính như thế để mọi hoạt động thân thể riêng tư của bà trong phòng này bà có thể ngắm được từ nhiều phía. Và người ta cũng hướng dẫn chúng tôi rằng phòng riêng của Tổng thống Diệm gần phòng riêng của cô em dâu. Ông Ngô Đình Nhu muốn vào phòng riêng của vợ phải đi qua phòng của anh trai ông. Không rõ thực hư như thế nào, cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu có đúng như thế không và tại sao như vậy?”
(NguyễnVăn Lục, Hai Mươi Năm Miền Nam 1955 – 1975, tr. 148.)
Nguyễn Đắc Xuân nhận xét về bà Mộng Điệp:
“Đó là một con người trọng đạo nghĩa nhưng rất thẳng tính, dám nói thẳng nói thật.”
Vâng, quả thật bà Mộng Đệp rất thẳng tính và dám nói thẳng nói thật, cho nên bà mới than:
“Cái thằng Nguyễn Đắc Xuân nó xin tôi kể. Nhưng khi viết lại, nó viết sai nhiều lắm!”
Ghi lại nhân dịp sinh nhật bà Mộng Điệp 22/6 và húy nhật 26/6
Monday, June 26, 2017
BÙI ANH TRINH * VIỆT CỘNG VÀ TRUMP
Cam Ranh
Trước và sau khi Trump đắc cử
Trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ nhân vật số 2 của CSVN là ông Đinh Thế Huynh đã đến Washington trong tình hình bà Clinton chắc chắn sẽ thắng cử. Sau đó ông Huynh về nước và ĐCSVN chuẩn bị cho cán bộ đảng viên học tập về chuyện rồi đây CSVN sẽ liên kết với Mỹ chống Trung Cọng :
“Tôi muốn nói với các đồng chí như vậy để thấy được gì, thấy được cái thế của ta bây giờ với Mỹ là một thế hoàn toàn khác. …“Bây giờ Mỹ phải tìm một phương thế khác, cách khác lôi kéo Việt Nam về phía Mỹ, tạo mọi điều kiện để Việt Nam cùng chung đội hình với Mỹ để mà chống lại TQ”.
Nhưng rồi ông Trump thắng cử, ông này lại có quan điểm trái ngược với bà Clinton về Việt Nam. Ông ta không cần lực lượng 40 triệu nhân công giá rẻ của Việt Nam để sản xuất ra hàng giá rẻ hơn hàng TC, ông ta cũng không cần thuê người Việt Nam đánh nhau với TC trên Biển Đông. Cho nên Bộ chính trị CSVN vội vàng chỉ thị đại sứ Việt Nam tại Mỹ là ông Phạm Quang Vinh mở ngay một đường dây tiếp xúc riêng với ông Trump. Ông Vinh thuê công ty Podesta Group với giá thuê là 30 ngàn đô la một tháng.
Bước đầu tiên mà Podesta đạt được là ngày 14-12-2017 ông Trump gọi điện thoại cho ông Phúc. Sau đó ông Phúc bắn tin ra ngoài là đã có mời ông Trump đến thăm Việt Nam trong năm 2017. Nghĩa là ông Phúc đã có một đề nghị quan trọng ( Cam Ranh ? ) mà nếu ông Trump nhận lời thăm thì có nghĩa là chấp thuận đề nghị.
Podesta Group thành công thêm bước thứ hai là vận động Nhà Trắng tiếp tục lưu giữ Đại sứ Mỹ tại Hà Nội Ted Osious, ông này sẽ tiếp tục đường lối có từ thời Obama. Có nghĩa là ông Trump sẽ theo đuổi đề xuất của CSVN ( về Cam Ranh ? ) chứ không phải là bác bỏ.
*( Hình như vấn đề còn lại là giá cả (?) . Trước kia có tin là CSVN đòi ngang bằng giá Mỹ thuê Subic là 3 tỉ USD/năm, còn Mỹ đòi trả theo giá Liên Xô thuê Cam Ranh từ 1979 đến 2004 là 224 triệu USD/năm. Ngoài ra cũng có thể là đang mà cả về thời hạn cho thuê (?). Có tin CSVN đòi thời hạn 25 năm rồi sau sẽ gia hạn, như trước kia cho Liên Xô thuê, nhưng ông Trump đòi 75 năm ).
Liên tục thúc ép Trump
Ngày 09-3-2017 Cựu đại sứ Mỹ tại Hà Nội Michael Michalak dẫn đầu phái đoàn Hội đồng kinh doanh Mỹ tới thăm Việt Nam. Ông Nguyễn Xuân Phúc nói với phái đoàn rằng ông “sẵn sàng” tới thăm nước họ và làm việc với Tổng thống Donald Trump :
“Ông Phúc cũng được VGP News dẫn lời khẳng định rằng chính phủ Việt Nam “coi trọng và mong muốn thúc đẩy hợp tác hữu nghị với Hoa Kỳ theo hướng thực chất, toàn diện, ổn định và lâu dài trên cơ sở tôn trọng thể chế chính trị của nhau…” ( VOA 11-3-2017 )
Thường thì cuối câu trên đây là “trên cơ sở tôn trọng thể chế chính trị và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”. Cụm từ “toàn vẹn lãnh thổ” còn có ý nghĩa là không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự tại VN. Nhưng giờ đây bỏ câu “toàn vẹn lãnh thổ” thì có nghĩa là thuận cho đặt căn cứ quân sự.
Ngày 23-3-2017, Thứ trưởng Ngoại giao CSVN Hà Kim Ngọc đi Mỹ. Ông Nguyễn Xuân Phúc gởi lời mời Tổng thống Trump thăm VN. Lần này ông Trump cũng không trả lời. Ngày 29-3-2017 phu nhân của Tổng thống Donald Trump chủ tọa lễ trao giải thưởng vinh danh những “phụ nữ dũng cảm của thế giới”, trong đó có “Mẹ Nấm” Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Đây là cách ông Trump trả lời “chưa bằng lòng” với đề nghị của CSVN ( Về Cam Ranh ? ).
Ngày 15-4-2017, trong khi Ngoại trưởng Phạm Bình Minh chuẩn bị đi Mỹ thì nhân dân Xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội bắt nhốt 20 công an và 18 cán bộ CSVN. Công ty môi giới của CSVN tại Washington nhắn với Hà Nội rằng nếu xảy ra đàn áp tại Đồng Tâm thì ông Phạm Bình Minh không nên đi Mỹ (?).
*( Nếu CSVN hành động tại Đồng Tâm y như chính quyền Trung Cọng tại Thiên An Môn thì Tổng thống Trump sẽ không mời ông Phúc đi Mỹ. Lúc xảy ra vụ đàn áp Thiên An Môn Tổng thống George H.W.Bush đã ra lệnh cấm vận Trung Cọng ).
Ngày 21-4-2017 Ngoại trưởng CSVN Phạm Bình Minh đến Mỹ, ông nhận được thư của Tổng thống Trump mời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sang thăm Mỹ. Nhưng chưa ấn định ngày tiếp ông Phúc.
Ngày 4-5-2017 Bộ ngoại giao Mỹ tổ chức buổi lễ vinh danh 10 nhà lãnh đạo trẻ của thế giới, trong đó có cô Lưu Thị Quyên của Việt Nam. Cô Quyên là một nhà tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam. Nghĩa là ông Trump cũng chưa chấp nhận đề nghị do ông Phạm Bình Minh vừa đem sang. Có thể là ông Trump đòi phải có kết quả biểu quyết của Hội nghị 5 ( Về Cam Ranh ? ).
Ngày 5-5-2017 Hội nghị 5 Trung ương ĐCSVN nhóm họp trong lặng lẽ và kết thúc ngày 10-5-2017, không có gì nổi bật. Trong khi mục đích chính của Hội nghị là quyết định kế sách kinh tế 5 năm sắp tới của ĐCSVN. Lẽ ra hội nghị nhóm họp vào tháng 3 nhưng phải triển hạn đến tháng 5 vì còn chờ câu trả lời của ông Trump.
Trump thuận mời Phúc sang
Sau khi Hội nghị 5 Trung ương kết thúc, ngày 21-5-2017 Tòa Bạch Ốc loan tin tổng thống Trump sẽ tiếp Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 31-5-2017. Nếu giả như Hội nghị không thông qua ( Về chuyện Cam Ranh ? ) thì ông Trump sẽ không mời ông Phúc làm gì.
Hai ngày trước khi ông Phúc lên đường, Reuter loan tin chuyến đi của ông Phúc là kết quả của cuộc thương lượng ngầm đã có từ khi ông Trump vừa mới đắc cử.
Ngày 31-5-2017. Tổng Thống Trump tiếp phái đoàn của Thủ tướng Phúc tại Nhà Trắng. Sau đó hai bên ra thông cáo chung, trong đó có câu : “Tổng thống Donald Trump của Hoa Kỳ nhấn mạnh là nước ông sẽ tiếp tục cho tàu và máy bay di chuyển và hoạt động tại bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”.
Nghĩa là Hạm đội Mỹ sẽ tung hoành tại Biển Đông như trước năm 1975. Nhưng chưa biết Hạm đội sẽ đóng bản doanh tại đâu. ( Trước 1975 là tại Vịnh Subic của Phillippin và Vịnh Cam Ranh của Việt Nam. Nay thì Subic đã bị núi lửa Pinatubo hủy hoại ). Muốn biết hạm đội Mỹ đặt bản doanh tại đâu thì phải nhìn sang một cuộc gặp mặt khác cùng lúc đó tại Hà Nội :
Cùng lúc Tổng thống Trump tiếp Thủ tướng Phúc tại Washington, sáng 1-6-2017 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp kiến Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Thượng viện Mỹ John McCain. Ngày hôm sau John McCain bay đi Cam Ranh, ông lên thăm chiến hạm USS John S.McCain đang neo đậu tại Cam Ranh. Không phải vô tình mà chiến hạm McCain có mặt tại Cam Ranh vào lúc này. Và cũng không phải vô tình mà ông McCain bước lên chiến hạm.
Ngày 4-6-2017, sau khi phái đoàn của ông Phúc ra về, VOA đăng một bài bình luận của Reuter xác nhận đường dây tiếp xúc riêng giữa CSVN và ông Trump, kín đáo thừa nhận hai bên vừa mới ký kết một thỏa thuận quan trọng. Thỏa thuận này đã được thương thảo từ khi ông Trump mới đắc cử. Công ty môi giới cho cuộc thương thảo là Padesa Group, mỗi tháng CSVN trả cho công ty này 30.000 đô la.
Thỏa thuận quan trọng đó không dính dáng gì đến thương mại bởi vì phái đoàn của ông Phúc không có mặt Bộ trưởng Thương mại hay các Ủy viên kinh tế của Bộ chính trị. Nhưng có ông Tô Lâm đại diện cho Bộ chính trị, ông Nguyễn Chí Vịnh đại diện cho bộ Quôc phòng, và đại diện cho thành phần ngoài đảng là Dân biểu Dương Trung Quốc.
Một dấu hỏi được đặt ra là có thể sau cuộc gặp mặt hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận? Câu trả lời là nếu chưa có kết quả thì VOA đã không cho tiết lộ chuyện đã có thương lượng mật. Đằng này Reuter và VOA đã hé lộ trước cuộc gặp 5 ngày, và giải thích rõ hơn sau cuộc gặp 6 ngày thì có nghĩa là mọi chyện đã xong suốt.
Ngày 5-6-2017, phái đoàn McCain về Mỹ và ra thông cáo chung :
“Chúng tôi hy vọng rằng sự hiện diện của USS John S. McCain… .là biểu tượng cho sự hòa giải giữa Mỹ và Việt Nam, cũng như nhắc nhở các đồng minh và kẻ thù của chúng ta về cam kết lâu dài của Hoa Kỳ tại khu vực”.
Tiếc là thông cáo không nói rõ ai là “kẻ thù của chúng ta” và ai là “các đồng minh của chúng ta”. Và “cam kết lâu dài tại khu vực” là cam kết từ hồi nào ? Đành phải hiểu ngầm thôi.
BÙI ANH TRINH
Đôi lời của người viết :
Giải pháp giao Cam Ranh cho Mỹ là lối thoát duy nhất cho CSVN. Tôi bắt đầu đoán ra giải pháp này sau khi quyển sách “Lời Thú Tội Của Một Sát Thủ Kinh Tế” ra đời vào năm 2005. Tác giả là một siêu điệp viên kinh tế của Mỹ thời 1960…Ông ta có nhiệm vụ làm cố vấn kinh tế cho các nước nhược tiểu để rồi biến các nước này thành con nợ phải lệ thuộc vào nước Mỹ :
“Chúng tôi là một nhóm người ưu tú, những người tận dụng tối đa các tổ chức tài chính quốc tế để khiến các quốc gia khác phải phụ thuộc vào … ..chính phủ và các ngân hàng của chúng tôi. Những ân huệ này tồn tại dưới hình thức các khoản vay để phát triển cơ sở hạ tầng, nhà máy điện, đường cao tốc, bến cảng, sân bay, các khu công nghiệp.
…. tôi sẽ làm cho những nước nhận các khoản vay này vỡ nợ … Nhờ vậy, mỗi khi chúng ta cần gì họ sẽ sẵn sàng đáp ứng, kể từ việc đặt các căn cứ quân sự, hay bỏ phiểu ở Liên Hợp Quốc, cho đến khả năng tiếp cận dầu và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác” ( John Perkins, “Confessions of an Economic Hit Man”. Bản dịch của Lê Đồng Tâm, Nhà xuất bản Thông tin Văn hóa, phát hành năm 2007).
Thực ra tôi chỉ dựa vào những thông tin đã được công bố rồi dựa theo nguyên tắc của John Perkins mà suy ra rằng CSVN chỉ còn có nước bán Cam Ranh là kế sách duy nhất chứ nếu không thì sẽ sụp đổ vì vỡ nợ. Họ đã cắn câu của Mỹ quá sâu không cách chi cứu gỡ.
Cho nên nếu quả thực CSVN đã bán rồi mà chưa công bố thì tôi đã suy đoán đúng.
Hoặc nếu như CSVN tiếp tục im lặng thì có thể là họ mới “nhắm nhe muốn bán nhưng chưa bán” thì chắc chắn rồi đây họ sẽ bán chứ không còn lối thoát nào khác.
Còn nếu như CSVN chứng minh rằng tôi nói sai bằng cách tuyên bố họ dứt khoát không bán Cam Ranh cho Mỹ thì họ chết chắc, bởi vì họ sẽ bị sụp đổ vì vỡ nợ.
Tôi mong cho họ sụp đổ hơn là bán Cam Ranh. Nước Việt Nam cần xóa bàn làm lại còn hơn là kéo lây lất một chế độ rệu rã, không lối thoát.
Và chuyện cho Mỹ thuê Cam Ranh đã trở nên rõ nét hơn nữa sau khi Thượng tướng Trung Cọng Phạm Trường Long đột ngột xuất hiện tại Hà Nội rồi bỏ về nữa chừng sau khi gặp ông Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc và Ngô Xuân Lịch. Phải chăng là ông Long được Bắc Kinh đặc phái sang VN để hỏi cho rõ vấn đề và rồi ông ta trở lại Bắc Kinh ngay hôm đó sau khi tuyên bố “Biển Đông là lãnh thổ của Trung Cọng từ xa xưa”.
Giờ đây dư luận trong và ngoài nước bắt đầu chuẩn bị cho tình huống nếu CSVN bán Cam Ranh cho Mỹ. Mọi người đều thấy rõ đó là việc xảy ra trong thế cố cùng của CSVN chứ không phải trong thế sáng tạo hay sáng suốt. Vậy tiếp theo là CSVN sẽ làm gì để có thể chuyển từ tình thế cố cùng sang tình thế sáng tạo sáng suốt ? Nghĩa là họ có dám nhân tình thế này mà vứt bỏ hai chữ Cọng sản hay không?.
Nếu còn giữ hai chữ Cọng sản thì họ có tiếp tục bợ đỡ Trung Cọng được hay không trong khi họ đã giao Cam Ranh cho Mỹ ? Giữ hai chữ Cọng sản thì họ có tạo được niềm tin với doanh nhân Mỹ hay không trong khi kinh tế của họ hoàn toàn lệ thuộc vào thị trường Mỹ ?
Giữ hai chữ Cọng sản thì họ có còn lừa bịp dân ngu hay không trong khi mà dân ngu đã sáng mắt ra hết rồi. Giữ hai chữ Cọng sản thì họ có còn hù dọa được dân lành hay không trong khi dân chúng đã bắt đầu có thái độ coi thường bạo lực Cọng sản như tại Đồng Tâm ?
Thực ra CSVN dám hay không dám cũng không còn tùy thuộc vào họ nữa, mà là tùy thuộc vào ông Trump. Ông này có lối quyết định rạch ròi của dân kinh doanh già đời kinh nghiệm. Đối với ông thì Mỹ không cần lao động Việt Nam , Mỹ không cần xương máu của Hải quân Việt Nam, mà chỉ cần Cam Ranh. Vấn đề là có cho thuê hay không ? giá bao nhiêu ?
Còn chuyện nhân quyền của nhân dân Việt Nam thì không dính dáng gì đến chuyện mua bán vũ khí hay mua bán thứ này thứ nọ. Chuyện nhân quyền là chuyện giữa dân tộc Việt Nam và Đảng Cọng sản Việt Nam. Nhưng ông Trump và bà Trump khẳng khái ủng hộ những người tranh đấu cho nhân quyền của Việt Nam.
Và chuyện Mỹ có tính lật đổ chế độ Cọng sản tại Việt Nam thì ông không màng tới. Ông chủ trương sẽ không ép buộc một nước nào phải đi theo đường hướng của Mỹ. Nhưng ông chỉ thích chơi với nước nào có thể chế “chính trị kinh doanh” đồng nhất với thể chế của Mỹ.
Vậy thì người Việt chúng ta nên chờ xem ông Trump xử lý chứ đừng chờ CSVN xử lý.
(Văn Tuyển)
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 26-6-2017
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 26-6-2017
PARIS,
ngày 26.6.2017 (PTTPGQT) - An Cư tiếng Phạn là Vārṣika có nghĩa là thời
kỳ mưa là một trong các phương thức tu hành. Ở Ấn Độ thời kỳ mưa kéo
dài trong 3 tháng mùa Hè. Thời kỳ này người xuất gia không được đi ra
ngoài vì sợ dẫm đạp giết hại các loài côn trùng, nên tập trung ở yên một
chỗ, dốc sức tu hành, gọi là an cư. Theo Tứ phần luật, an cư được giải
thích là thu nhiếp than tâm yên tĩnh là an, thời kỳ phải ở lại một chỗ
là cư. Nói tóm là 3 tháng tu hành mùa hè của chư Tăng.
Sau
đây là bài Khánh chúc An Cư Kiết hạ của Hoà thượng Thích Tâm Liên, Phó
Viện trưởng Viện Hoá Đạo, kiêm Tổng vụ trưởng Tổng vụ Tăng sự, gửi sang
để Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế phổ biến nhân mùa An Cư năm nay :
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN HOÁ ĐẠOTổng Vụ Tăng Sự
| ||
Chùa Lạc Sơn, Xã Hoài Đức, Huyện Hoài Nhơn, Tỉnh Bình Định
| ||
Phật lịch 2561
|
Số 01.17/VHĐ/TVTS/TVT
| |
KHÁNH CHÚC AN CƯ KIẾT HẠ
PHẬT LỊCH 2561-2017
-----------------
TỔNG VỤ TRƯỞNG TỔNG VỤ TĂNG SỰ
VIỆN HÓA ĐẠO
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
TỔNG VỤ TRƯỞNG TỔNG VỤ TĂNG SỰ
VIỆN HÓA ĐẠO
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
Kính gởi
- Chư Tôn Giáo Phẩm Hội Đồng Lưỡng Viện
- Chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni.
- Đồng bào Phật tử các giới.
- Chư Tôn Giáo Phẩm Hội Đồng Lưỡng Viện
- Chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni.
- Đồng bào Phật tử các giới.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Kính bạch Chư Liệt Vị,
Năm
nay Hè về muộn, theo luật tuần hoàn của vũ trụ năm Đinh Dậu có nhuận 2
tháng sáu cho nên Chư Đại Đức Tăng, Ni vào mùa Cấm Túc An Cư giữa tháng 5
âm lịch.
Cùng
trong mùa Cấm Túc An Cư chúng ta thành tâm tưởng niệm ngày Húy Nhật lần
thứ 9 của Đức Cố Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang, người đã tận hiến
cuộc đời của mình đến hơi thở cuối cùng để cùng Đức Đương Kim Đệ Ngũ
Tăng Thống Thích Quảng Độ vận động phục hoạt Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
Thống Nhất.
Phục
hoạt Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất khổng chỉ có ý nghĩa làm
sống lại một Giáo Hôi Truyền Thừa đã bị Cọng Sản đặt ra ngoài vòng Pháp
Luật từ đầu thập niên 80, mà làm sống lại nền Phật Giáo Dân Tộc, trong
đó Giới Luật là nền tảng cho Giới Xuất Gia đối trị trước bản thân và thế
quyền, mà cũng là nền tảng cho giới Tại Gia trước cảnh nhiểu nhương của
thời cuộc đem Đạo lý Dân Tộc đoe63 xuống vực thẳm sự diệt vong. Phục
Hoạt GHPGVNTN còn bao hàm ý nghĩa trọng đại là đóng góp nền giáo lý
khoan dung, từ bi, trí tuệ nhằm mang lại Nhân quyền, Tự do, Bình đẳng
cho đất nước Việt Nam, con Người Việt Nam vốn được sở hữu qua Bản Tuyên
Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và các Công Ước về Quyền Con Người mà Nhà Cầm
quyền Cọng Sản đã tham gia ký kế tại LHQ.
Trước tình hình rối loạn như thế, Đứx Cố Đệ Tứ Tăng Thống từng nhận định rằng :
“Trên
25 thế kỷ truyền thừa mạng mạch Tăng Già, những Di Huấn của Thế Tôn
không vì biến thiên xã hội, chủng tộc, nhân sinh mà thay đổi. Dù rằng,
cạnh tranh sinh tồn vẫn còn như là lẽ sống của muôn loài, tích lũy và
hưởng thụ vẫn còn là động lực tiến bộ xã hội, nhưng chúng đệ tử của Thế
Tôn sống y chỉ trên bốn Thánh Chủng , không vì sinh kế tà mạng để tự
buộc mình vào guồng máy cạnh tranh, cho đến khi tự mình trở thành kẻ nô
dịch cho thế gian sai sử mà không hay. Như thế, không những đã làm hủy
hoại huệ mạng của chính mình mà còn làm tổn thương đến Tăng Thể”.
Lời
nhận định ấy là huấn thị cho người Tu sĩ có thêm chất liệu suy nghĩ
trong mùa Cấm Túc An Cư hay còn gọi là An Cư Kiết Hạ theo truyền thống
tường năm của Đạo Phật, cũng như nhắc nhở người Cư sĩ tại gia vì nhân
thế mà gieo nhân lành dâng lên Ngôi Tam Bảo.
Tổng Vụ Tăng Sự xin nhắc nhở rằng :
Mục
tiêu thứ nhất mà Đức Phật thiết giới An Cư Kiết Hạ là tránh ngộ sát côn
trùng, từ đó đưa đến mục tiêu thứ hai là hội tụ Chư Tăng về Giới
trường, để cùng nhau thúc liễm thân tâm trong ba tháng, phát triển Giới
học, Định học để mở mang Tuệ Giác.
Để
đạt chí nguyện cao cả đó, Chánh Tri Kiến giúp chúng ta nhìn rõ chính
mình, xã hội, Giang sơn Tổ quốc, để tiếp tục cuộc hoằng hoá lợi sinh cho
Dân Tộc và nhân loại .
Chánh
Tri Kiến chỉ hiện ra khi chúng ta tinh tấn phụng trì Giới Luật, nhờ
Giới Luật mà Định và Tuệ phát sinh. Phật Pháp chỉ tồn tại khi Giới Luật
được nghiêm trì. Đó là lý do tại sao Đức Phật dạy : “Giới Luật là thọ
mạng của Chánh Pháp”.
Cuộc
khủng hoảng của thế giới ngày nay, hay sự xáo trộn, mất hướng của một
số người trong chúng ta, do Chánh Tri Kiến chưa được khai mở. Khiến Giáo
Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất phải thường trực đối mặt với nội ma
và ngoại chướng hơn 40 năm đen tối vừa qua. Nhưng cũng nhờ Chánh Tri
Kiến, thông lộ mở ra con đường Bồ Tát Đạo, con đường mà Chư Lịch Đại Tổ
Sư đã dấn bước, và nay chúng ta đang tiếp bước dưới sự lãnh đạo của Đức
Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ.
Nhân
Mùa An Cư Phật lịch 2561, Tổng Vụ Tăng Sự Viện Hoá Đạo, GHPGVNTN, xin
kính chúc Chư Đại Tăng pháp thể khinh an trong Kiết hạ, để hoàn thành
hạnh nguyện Hoằng Pháp Độ Sinh theo tinh thần Phật Pháp bất ly Thế Gian
Pháp.
Tổng
Vụ Tăng Sự cũng xin kính chúc Phật tử các giới tích cực trong việc thân
cận Giới trường để hộ trì Chư Đại Tăng mùa An Cư Kiết Hạ Phật Lịch
2561- 2017 hoàn thành viên mãn.
NAM MÔ THƯỜNG TINH TẤN BỒ TÁT MA HA TÁT
Bình Định, Mùa An Cư Phật Lịch 2561
Phó Viện trưởng Viện Hoá Đạo GHPGVNTN
kiêm Tổng vụ trưởng Tổng Vụ Tăng sự(ấn ký)Sa Môn THÍCH TÂM LIÊN
Phó Viện trưởng Viện Hoá Đạo GHPGVNTN
kiêm Tổng vụ trưởng Tổng Vụ Tăng sự(ấn ký)Sa Môn THÍCH TÂM LIÊN
- Thành kính thượng trình Ðức Ðệ Ngũ Tăng Thống thẩm tường
- Kính gởi GS Giám Ðốc PTTPGQT kính tường và kính phổ biến.
- Lưu./.
“Câu Chuyện Cuối Tuần” là một đề mục của Đài Phật giáo Việt Nam phát thanh về trong nước phát thanh mỗi thứ sáu hàng tuần, trình bày vấn đề Phật Pháp & Thời luận do ký giả Triều Thanh phụ trách.
Hôm nay xin mời bạn đọc theo dõi Cư sĩ Võ Văn Ái nói về “Hai chữ Tự thiêu của Bồ Tát Thích Quảng Đức”, chép lại và chỉnh sửa từ cuộc phỏng vấn của Triều Thanh qua chương trình Đài hôm thứ sáu 23-06-2017 :
Nói về hai chữ Tự thiêu của Bồ Tát Thích Quảng Đức
Triều Thanh : Thưa ông Võ Văn Ái, mấy tháng qua, nhân dịp Đài Phật giáo Việt Nam có chương trình Tưởng niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức
tự thiêu vì Chánh pháp tại Saigon ngày 11 tháng 6 năm 1963. Bỗng nhiên
xuất hiện trên mạng những bài viết bêu riếu việc tự thiêu của Ngài, đại
loại kiểu “Tự thiêu hay Bị đốt”, “Tưới xăng đốt Hoà thượng Quảng Đức”,
vân vân. Các bài viết đi rất xa trong sự bôi nhọ, mạ lỵ cuộc tự thiêu
không tiền khoáng hậu, và cuộc đấu tranh tự vệ của Phật giáo đòi bình
đẳng tôn giáo ? Ông nghĩ sao về hiện tượng này ?
Võ Văn Ái :
Tôi không nghĩ gì cả. Thực tình tôi không để ý, và cũng không đọc các
bài viết ấy. Vì quá biết rõ loại bài viết như thế đến từ đâu, với ý đồ
gì. Đây không phải là hiện tượng, mà là những chiến dịch chính trị nhằm
biến tướng một sự thật tôn giáo.
Ngày
nay vào mạng gặp khá nhiều những bài viết đánh phá nếu không là chửi
bới nhau với mục tiêu dối gạt và bôi nhọ. Đối với loạt bài như thế, ai
thấy bực mình ngồi viết bài tranh luận, cải chính, là bị sập bẫy, tự sát
mình. Vì sao như vậy ? Vì thời gian tối đa của đời người không quá trăm
năm, so ra chỉ bằng một giọt nước đối với biển cả hận thù, xuyên tạc,
thiếu đạo đức kia. Tội chi mắc bẫy để hao tốn thì giờ chết sớm. Hãy
thong dong xem nhốn nháo kia như loại ve sầu, tới mùa bám đầy cây, rên
la inh ỏi, rồi sẽ chết sau mùa hè.
Triều Thanh : Tuy nhiên, thưa ông, có những người thiếu hiểu biết, dễ tin vào loại Fake News hay mạo tin này để hiểu sai sự thật thì sao ?
Võ Văn Ái : Theo tôi, ai tin nấy chịu, ai
bảo tin càng làm chi ? Đạo Phật dạy con người diệt trừ Vô minh bằng Chánh tri kiến trong Bát Chánh đạo. Chúng ta nên học đạo Phật ở phương pháp phá chấp
này. Cứ đọc một số bài viết chửi bới hồ đồ, xuyên tạc và tố giác lẫn
nhau, nhưng lại lập luận trên căn bản vô minh. Chẳng hạn như họ viết :
“Ngày xưa tôi tôn vinh ông ấy là thần tượng, nay mới thấy ông là Nguỵ
quân tử”.
Ơ
hay, ai bảo ngu muội tôn bừa người ta là “thần tượng” để phải vỡ mộng
khi nóng mặt, vì không đạt âm mưu đen tối, đến phải hạ giá xuống “nguỵ
quân tử” ? Khi thì thần tượng, lúc nguỵ quân tử, vô ra thằng cha khi nãy
trong một diễn viên tham sân si đóng trò bôi đen tô hồng. Vậy ai là
người có lỗi ? Người phát ngôn tôn xưng rồi thậm xưng, hay người bị chỉ
trích ? Cả hai mặt chỉ biểu hiện một đầu óc ngu muội sống trong ảo vọng.
Hễ ảo vọng, tất không thực. Thần tượng do ảo vọng vô minh, thì Nguỵ
quân tử cũng từ ảo vọng vô minh sinh ra.
Trong kinh Kālāma, khi người dân Kālāmas ở Vương quốc Kosala bên Ấn Độ, đến gặp Phật và hỏi Ngài rằng : “Bạch
đức Thế Tôn, có nhiều ẩn sĩ và Bà La Môn giảng giải và đề cao lý thuyết
của họ, đồng lúc bài xích lý thuyết của người khác khiến chúng con
hoang mang, hoài nghi, không biết vị nào trong các nhà ẩn sĩ và Bà La
Môn nói sự thật, vị nào nói sai quấy ?” Đức Phật liền đáp :
“Hỡi
những người Kālāmas, các người hoang mang và hoài nghi là phải, các vấn
đề này rất đáng hoài nghi. Hỡi những người Kālāmas, đừng để những lời
thuật lại, những lời đồn hay những lời truyền thống lôi cuốn ta. Đừng để
những uy quyền của kinh điển, những lý luận suông, các điều xét đoán bề
ngoài, các điều thích thú với những quan niệm võ đoán, những gì có vẻ
đáng tin hay những ý nghĩ “đây là Thầy ta”, dẫn dắt ta.
“Nhưng
hỡi những người Kālāmas, khi nào các người tự biết mình rằng những gì
đó là ác, sai, xấu thì hãy vứt bỏ chúng. Và khi các người tự biết mình
rằng những gì đó là thiện, là tốt thì hãy chấp nhận và theo chúng”.
Triều Thanh : Vậy chúng ta vẫn cần giải thích sự thật để giúp người khác tránh sai lầm ?
Võ Văn Ái : Hiển
nhiên. Toàn bộ giáo lý đạo Phật là một nền giáo dục vô biên về sự thật,
nhằm trừ diệt vô minh, ngu dốt, và những tuyên truyền xuyên tạc của
chính sách ngu dân lan tràn từ lãnh đạo thượng tầng tới bọn tay chân
thôn xã.
Triều Thanh : Xin ông giải thích truyền thống tự thiêu là gì trong đạo Phật ?
Võ Văn Ái :
Tự thiêu không phải là truyền thống mà là khổ hạnh, sự khổ luyện trong
đời sống tu hành. Khổ hạnh nói đây không phải là sự ép xác, mà xuất phát
từ nguyện lực hay chí nguyện. Nguyện lực này là ý thức tự phát do xót
xa thấy Phật Pháp bị điêu đứng, suy đồi, và xót thương quần chúng đau
khổ.
Trong
truyền thống học Phật, sự tự thiêu toàn thân thể hay một phần thân thể,
như cánh tay hay ngón tay, để thử nghiệm nội lực (psychotechniques).
Chư Tăng khi nhập đạo hay thọ Bồ tát giới có lệ đốt hương trên đỉnh đầu,
cốt xem chí nguyện và nội lực mình tới đâu. Vị tăng phải ngồi yên, như
như bất động, tự tại bình nhiên. Không tỏ ra đau đớn, nhăn nhó, thì mới
qua được cơn thử thách. Với phương pháp thiền định và tu học tới chỗ
thâm áo, thiền giả có thể chận đứng phản ứng đau đớn trong não bộ khi
đốt cháy thân thể. Ngài Quảng Đức đã ngồi yên trong lửa đỏ nghìn độ dưới
sự chứng kiến của ống kính nhà báo suốt mười phút dài, cho đến khi thân
xác ra than mới gục ngã.
Triều Thanh : Vụ tự thiêu của Bồ tát Quảng Đức là sự kiện mới mẽ trong lịch sử Phật giáo, lần đầu xẩy ra năm 1963 phải không thưa ông ?
Võ Văn Ái : Không đâu, dấu vết tự thiêu của nhà Phật trong việc tu học khổ hạnh tại Việt Nam đã xẩy ra từ thế kỷ thứ VII sau Tây lịch. Đọc Đại Việt Sử ký Toàn thư của
Ngô Sĩ Liên gặp nhiều phát hiện dọc các thời kỳ lịch sử. Tôi xin trích
một đoạn viết về tự thiêu năm Canh Tuất (dương lịch 1310) vào mùa thu
tháng 9 :
“Xá
lợi của vua Nhân tôn để vào bảo tháp, có sư Trí Thông phụng hầu. Khi
Nhân tôn mới xuất gia, sư chùa Siêu Loại là Trí Thông đốt cánh tay từ
bàn tay đến khuỷu tay, vẫn nghiễm nhiên không đổi sắc mặt. Nhân tôn đến
xem. Trí Thông đặt chỗ vua ngồi, lạy nói rằng : “Thần tăng đốt đèn đó
thôi. Đốt đèn xong rồi về điện ngủ kỹ, thức dậy chỗ phồng lại khỏi. Đến
thời Nhân tôn băng hà, Trí Thông vào núi Yên tử ở hầu bảo tháp chứa xá
lợi. Đến đời Minh tôn tự thiêu chết”. (Đại Việt Sử ký Toàn thư, tập II, tr. 98 – 99, Cao Huy Giu phiên dịch, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1967).
Trong
đạo Phật tự thiêu để cúng dường chư Phật, tự thiêu vì lòng từ bi, hoặc
tự thiêu cúng dường Xá lợi Phật. Điều này có thể tìm thấy trong Kinh
Pháp Hoa (Saddharmapuṇḍarīka) ở phẩm 23, nói về Chuyện cũ của Bồ tát Dược Vương,
nhắc đến Bồ tát Nhất Thế Chúng Sinh Hỷ kiến, là vị Bồ tát thích tập khổ
hạnh để cầu Phật tuệ. Nhân nghe đức Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh tuyên
thuyết kinh Pháp Hoa, lòng thâm cảm ân sâu, nên Bồ tát đã tự thiêu hiến
cúng Chánh Pháp đối với Như Lai. Bồ tát ăn uống các hương liệu như đàn
hương, thảo hương, tùng hương, vân vân, lấy vải quí quấn mình, rưới tẩm
các thứ dầu thơm, rồi đem nguyện lực và thần lực mà tự đốt thân mình,
ánh sáng chiếu khắp thế giới hệ.
Triều Thanh : Phải chăng không là chuyện huyễn hoặc của sách vở, ông nghĩ sao ?
Võ Văn Ái : Nói
chung, con người thường chỉ thích nghe và tin những chi họ tư duy trong
đầu óc họ. Nguy thay, những điều họ suy nghĩ đa số đến từ vọng tưởng
của vô minh.
Tất
cả thế giới qua con mắt và ống kính máy ảnh của các nhà báo quốc tế có
mặt ở Saigon thời ấy, và hàng trăm người Việt chứng kiến cảnh tự thiêu
hôm 11 tháng 6 năm 1963 nơi ngã ba đường Phan Đình Phùng và Lê Văn
Duyệt. Nhưng 54 năm sau vẫn còn những bài viết tố giác ngược lại cho vừa
ý người viết, hoặc ý đồ xuyên tạc của y. Bất chấp sự thật mà khoa học
và tôn giáo học có thể chứng minh.
Tôi
nhớ thập niên 50, lần đầu tiên lãnh tụ Khrushchev của Nga Sô Viết đến
thăm Ấn Độ. Cố ý hay không, Thủ tướng Nehru cho ông Thần Đỏ duy vật này
xem cảnh một chiếc xe trọng tải cực lớn và nặng chạy đè trên một thân
người Ấn nằm trên tấm gỗ đầy đinh sắt. Khi xe qua, người ấy không chết,
vui cười đứng dậy chào khách lạ. Chắc ông Khrushchev không tin ở cặp mắt
duy vật của mình, hoặc chẳng hiểu gì thông điệp sức mạnh tâm linh mà Ấn
Độ muốn khai thị ? Nay tôi kể lại chắc có số người sẽ không tin, dù báo
chí quốc tế đăng tải sự kiện này ?
Có người tin hay không tin về tự thiêu do khổ hạnh trong đạo Phật. Nhưng sự thật không đến từ tin hay không tin. Vấn đề là kiến thức khoa học và tâm linh của người bình luận có đủ tầm hiểu biết về con người, thế giới, vũ trụ chăng ?
Người tu khổ hạnh Phật giáo phải thấm nhuần trước tiên trí tuệ Bát nhã, tức nắm bắt tự tính không của Trung Quán tông. Một
người đã trải qua công phu khổ luyện thể xác và Pháp Phật, thì tâm sinh
lý người ấy lúc tự thiêu hoàn toàn vắng lặng, từ cơ bản, những mong
cầu, yêu sách, đòi hỏi, kể cả thiện ý muốn chuộc tội cho kẻ khác. Vì khổ
hạnh tự thiêu là sự hiến cúng Chánh pháp, chứ không là tử đạo. Tự thiêu
cách đó là sự nhập định (Samādhi), sự tựu thành của khổ luyện Yoga cộng
với tâm thức Bát Nhã. Đây chính là yếu nghĩa của Bố thí Ba la mật
(Dānapāramitā) một trong sáu Lục độ Ba la mật. Đức Phật Nhiên Đăng
(Dīpaṃkara) hay Phổ Quang Phật quấn đầu bằng vải tẩm dầu rồi đốt như một
ngọn đèn. Khi lửa cháy không thấy chút đau đớn gì. Tâm lý buông xả thể
xác và vô cảm thần kinh đã nhờ hành trình tu luyện Phật giáo. Không biết
công phu tu luyện, tất dễ suy diễn sai lầm về một động thái tâm linh
của người tu đạo đã chứng đắc.
Tự
thiêu là nói việc dùng lửa thiêu thân. Nhưng sự hiến cúng cho Chánh
Pháp được thấy thường xuyên trong Kinh Bản sinh (Jātaka). Những hình ảnh
hiến cúng vì lòng từ bi thương xót chúng sinh, như tiền thân đức Phật
Thích Ca có lúc lao thân cho hổ đói, để tránh việc hổ mẹ ăn thịt các
con.
Truyền
thống Phật giáo hay truyền thống triết học Ấn Độ không chấp nhận tự
sát. Cho nên, từ cơ bản, tự thiêu không phải là tự sát, mà có số người
hiểu lầm, đặc biệt người Tây phương. Cũng không hề có việc một kẻ theo
đạo Phật “đổ xăng đốt Ngài Quảng Đức”. Đây là sự xuyên tạc vì ý đồ thấp
kém, nếu không là suy diễn theo truyền thống của một nền tôn giáo nào
khác chăng.
Triều Thanh : Xin cám ơn Cư sĩ Võ Văn Ái và xin hẹn quý thính giả ở Câu Chuyện Cuối Tuần vào thứ Sáu tuần tới, cũng vào giờ phát thanh này.
Sunday, June 25, 2017
SƠN TRUNG * DỊCH BIẾN
DICH BIẾN
SƠN TRUNG
Tổng
thống Trump được Tập Cận Bình hứa hẹn giải quyết giùm vụ Bắc Hàn. Nhưng
Bắc Hàn vẫn tiếp tục phóng phi đạn dù không thành công. Như vậy là
tổng thống Trump đã nhượng Tập Câp Bình một bước. Tập Cận Bình và bọn
Cộng sản là cha xạo, Trump tin chi mấy thằng xạo quốc tế.
Bắc Hàn vào ngày thứ hai 29 tháng 5 lại phóng ít nhất một hỏa tiễn được
cho là loại hỏa tiễn đạn đạo tầm trung lớp Scud.Bản tin của Reuters dẫn
phát biểu của các giới chức Nam Hàn cho biết hỏa tiễn đạt được cao độ
120 kilomet và bay được chừng 450 kilomet rồi rơi xuống biển ngoài khơi
phía đông Bắc Triều Tiên.http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/nk-fire-scud-class-ballistic-missile-05292017093718.html
Trong
tháng 6-2017, Bắc Hàn vẫn tiếp tục thử hỏa tiễn, coi Trump chẳng có kí
lô nào. Thêm vào đó, vụ một sinh viên Mỹ bị Bắc Hàn bắt giam đến khi thả
ra về Mỹ thì chết.
Việc này báo chí gọi là giọt nước tràn ly.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump gọi Bắc Hàn là "chế độ tàn bạo" sau cái
chết của sinh viên Mỹ bị ngồi tù hơn 15 tháng.
Nam sinh viên người Mỹ bị giam gữ hơn 15 tháng tại Bắc Hàn vừa qua đời sau một tuần trở về nhà.
Otto Warmbier, 22, từng chịu hình phạt lao động khổ sai vì chủ đích ăn cắp một biểu ngữ tuyên truyền ở một khách sạn.
Anh được đưa về Mỹ hôm 13/6 vì lí do nhân đạo - nhưng được biết anh đã ở trong tình trạng hôn mê khoảng một năm qua.
Bắc
Hàn nói ông Warmbier đã bị nhiễm độc nhưng gia đình nói anh đã bị Bắc
Hàn "đối xử một cách tàn nhẫn" tại trại giam.Sinh viên 22 tuổi này đã
qua đời hôm 20/06, gây ra khủng hoảng quan hệ Mỹ với Bắc Hàn.
Sau
khi biết Tập Cận Bình không giúp gì về vụ Bắc Hàn, Trump bảo để Trump
tự giải quyết. Trump sẽ giải quyết ra sao?“Đồng hồ đang chạy rất nhanh
tới thời điểm quyết định,” một quan chức Tòa Bạch Ốc nói với Reuters.
“Chúng tôi đã đặt hết mọi lựa chọn lên bàn.”
https://www.voatiengviet.com/a/van-de-bac-trieu-tien-tuyen-bo-cua-trump-kho-thanh-hien-thuc/3799676.html
Người ta lo ngại vụ Triều tiên sẽ đưa đến thế chiến 3 và chiến tranh hủy diệt.
Người ta lo ngại vụ Triều tiên sẽ đưa đến thế chiến 3 và chiến tranh hủy diệt.
Chiều
18/6, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tiếp Thượng tướng
Phạm Trường Long (Fan Changlong), Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch
Quân ủy Trung ương Trung Quốc, đang ở thăm hữu nghị chính thức Việt Nam
theo lời mời của Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí
thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Tướng Ngô Xuân Lịch đã
làm cho Phạm Trường Long tức giận bỏ ra về.
Tướng Phạm Trường Long tuyên bố chuyện Biển Đông không còn bàn cãi nữa. Biển Đông, Việt Nam là của Trung quốc từ ngàn xưa. Nghe nói tướng Ngô Xuân Lịch đã phản đối giọng điệu ngang ngược này của Phạm Trường Long. Nay Trung Công đã đem dàn khoan vào lãnh thổ Việt Nam trong vịnh Bắc bộ.Cục Hải sự Trung Quốc hôm nay thông báo đặt giàn khoan Hải Dương 943 tại vị trí 17-47.5 độ vĩ bắc, 108-46.0 độ kinh đông, từ ngày 25/3 đến 31/7.Theo dự báo của các chuyên gia quốc tế thì Trung Quốc có thể sẽ để giàn khoan Hải Dương 981 hoạt động ở Biển Đông đến hết 20/8.
Họ đã đem tàu lớn đâm vào tàu Việt Nam. Việt Nam chỉ biết tránh né. Về sau Việt Nam sẽ đầu hàng hay đem toàn lực ra chiến đấu đến cùng? Việt Nam chưa đưa ra các vũ khí hiện đại mà Việt Nam hiện có. Que seras?Que sera?
Cả thế giới hả hê - Siêu Bão phá nát đảo nhân tạo TQ ở biển Đông || Thật không thể tin nổi
Tháng 7-2017, Tập Cận Bình sẽ gặp tổng thống Trump tại Mỹ. Chuyện gì sẽ xảy ra?
Tại một cuộc họp do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Chiêm phát biểu nói Quân đội Việt Nam 'không làm kinh tế nữa'
.http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40380103
Có một ông già chuyên nghề bốc thơm phán: "Ngày xưa quân đội cũng làm kinh tế." Nói như vậy là đánh bùn sang ao, không phân biệt xấu tốt, thiện ác. Ngày xưa tổ tiên ta thực hiện kinh tế tự túc. Quân đội cũng làm doanh điền, khai thác đất mới để dân chúng đến lập nghiệp. Mục đich là vì nước vì dân. Còn nay Cộng sản cướp đất công, cướp núi rừng làm của riêng. Hai bên khác nhau, sao mà bảo giống nhau! Như vụ sân bay Tân Sơn Nhất, các tướng chiếm đất làm sân golf . Họ vì ai? Họ là những người cộng sản thể hiện tính tư hữu cao độ nhất! Quân đội làm kinh tài là chính sách có thời Võ Nguyên Giáp. Trong khi Công An làm ăn ở các cảng, ở thành phố thì quân đội chiếm núi rừng, độc quyền khai thác gỗ làm giàu cho các tướng lãnh. Họ coi đất nước này là của họ, họ chia chác và chiếm đoạt.
Hải Âu (Dân Làm Báo) viết : "Con đường duy
nhất để quân đội thật sự làm đúng chức năng của mình là tách hẵn ra khỏi
ách thống trị của một đảng chính trị độc tài duy nhất tại Việt Nam là
đảng cộng sản. Phương cách duy nhất chỉ là tiến hành một cuộc đảo chánh
để xoá bỏ guồng máy độc tài đảng trị, trao trả quyền quyết định chọn lựa
chính phủ cho người dân và phi chính trị hoá hệ thống quân đội.
Nếu không thì người dân chỉ nên hy vọng những
tên tướng tá đảng viên cộng sản khi không còn có cơ hội làm giàu nữa
thì sẽ không trở thành những tên thảo khấu thứ thiệt với "thương hiệu"
mới: Quân đội ăn cướp Nhân Dân".
Người ta đến lúc thưc tỉnh hay chỉ là cái cớ để chúng nó cướp đoạt nhau, chém giết nhau?
Sau đó, có tin loan ra thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định đình chỉ công tác Ngô Xuân Lịch, điều tra đại án tham nhũng quân đội? https://youtu.be/w18ffP-uvU8
Tiếp theo là việc đẩy mạnh điều tra tài sản 1000 cán bộ https://youtu.be/CswMRpVqQ04
Dám trí thưc nịnh thần XHCH ca rằng phen này làm mạnh còn các lần trước là yếu. Các ông áy có hiểu thế nào là yếu, thế nào là mạnh không?
Các lần trước yếu là vì quan tòa và bị cáo là cùng đảng cướp, bao che cho nhau với triết lý vụn là sợ "đập chuột vỡ đồ." Còn nay, mạnh là thẳng tay trừ tham khử bạo ư? Rồi đem tài sản tham ô trả cho quốc gia và nhân dân ư?Thật ra bây giờ Việt Cộng bắt chước Tập Cận Bình "đả hổ diệt ruồi". Cộng sản Trung quốc và cộng sản Việt Nam chia ra hai phe:phe cướp và phe bị cướp. Phe bị cướp nổi cộm với danh sách 1000 đầu gấu. Sau vụ này, hàng ngàn có thể hàng vạn Việt Cộng bị kết tội tham ô,lạm qauyền mà mất tài sản và địa vị, có thể bị tù mút mùa! Và tài sản bọn này sẽ vào tay bọn cướp vốn là đồng chí anh em!
Còn việc huyền chức Ngô Xuân Lịch là việc tranh chấp nội bộ hay là kế "rút lửa đáy nồi"? Sắp tới có tin các ông chủ tịch nước, thủ tướng, sẽ bị loại https://youtu.be/hFBYFE9iuzc
Dám trí thưc nịnh thần XHCH ca rằng phen này làm mạnh còn các lần trước là yếu. Các ông áy có hiểu thế nào là yếu, thế nào là mạnh không?
Các lần trước yếu là vì quan tòa và bị cáo là cùng đảng cướp, bao che cho nhau với triết lý vụn là sợ "đập chuột vỡ đồ." Còn nay, mạnh là thẳng tay trừ tham khử bạo ư? Rồi đem tài sản tham ô trả cho quốc gia và nhân dân ư?Thật ra bây giờ Việt Cộng bắt chước Tập Cận Bình "đả hổ diệt ruồi". Cộng sản Trung quốc và cộng sản Việt Nam chia ra hai phe:phe cướp và phe bị cướp. Phe bị cướp nổi cộm với danh sách 1000 đầu gấu. Sau vụ này, hàng ngàn có thể hàng vạn Việt Cộng bị kết tội tham ô,lạm qauyền mà mất tài sản và địa vị, có thể bị tù mút mùa! Và tài sản bọn này sẽ vào tay bọn cướp vốn là đồng chí anh em!
Còn việc huyền chức Ngô Xuân Lịch là việc tranh chấp nội bộ hay là kế "rút lửa đáy nồi"? Sắp tới có tin các ông chủ tịch nước, thủ tướng, sẽ bị loại https://youtu.be/hFBYFE9iuzc
Việt Cộng theo Trung Cộng từ bỏ cái tam lập chế dù là giả danh để theo khuôn mẫu quân chủ.
Tại Trung Quốc, Chủ tịch nước Tập Cận Bình cũng là Tổng bí thư và "hạt nhân" của Đảng Cộng sản.
Đài BBC cho biết Quan điểm của một bộ phận đổi mới ở trong Đảng thì mong muốn nhất thể hóa chức tổng bí thư và chủ tịch nước http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39796573
Bọn cộng nô ca tụng nhất thể hóa là để làm tăng tính hiệu quả, tiết kiệm chi phí. ...nhưng thực sự là muốn độc tài toàn trị.
Người ta cũng muốn so sánh với chính thể Mỹ với Tổng thống chế với nhiều quyền hạn .Nói như thế là so sánh miểng sành với ngọc báu vì Tổng thống chế của Mỹ có tam quyền phân lập, có Quốc hội tích cực chứ không phải một thứ quốc hội bù nhìn như cộng sản. Họ có báo chí và bầu cử dân chủ chứ không có cái "đảng cử dân bầu" như Việt cộng.
Tại Trung Quốc, Chủ tịch nước Tập Cận Bình cũng là Tổng bí thư và "hạt nhân" của Đảng Cộng sản.
Đài BBC cho biết Quan điểm của một bộ phận đổi mới ở trong Đảng thì mong muốn nhất thể hóa chức tổng bí thư và chủ tịch nước http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39796573
Bọn cộng nô ca tụng nhất thể hóa là để làm tăng tính hiệu quả, tiết kiệm chi phí. ...nhưng thực sự là muốn độc tài toàn trị.
Người ta cũng muốn so sánh với chính thể Mỹ với Tổng thống chế với nhiều quyền hạn .Nói như thế là so sánh miểng sành với ngọc báu vì Tổng thống chế của Mỹ có tam quyền phân lập, có Quốc hội tích cực chứ không phải một thứ quốc hội bù nhìn như cộng sản. Họ có báo chí và bầu cử dân chủ chứ không có cái "đảng cử dân bầu" như Việt cộng.
Như
thế là Nguyễn Phú Trọng nắm toàn bộ quyền bính. Toàn bộ những kẻ chống Trung Cộng sẽ bị triệt tiêu. Và như thế là chỉ có
Tổng bí thư là nhân vật đóng vai Thái Thú Tô Định . Nhân dân Việt Nam bị hy sinh đã đành mà các đảng viên lớn bé sẽ bị sa
thải, hoặc bị tù, bị tước đoạt tài sản, và trở thành tù nhân của Đế quốc
Trung Cộng. Công cuộc này sẽ dẫn đến năm 2020 là Việt Nam trở thành lệ
thuộc Trung Cộng. Đó là công lao đánh Pháp, đuổi Mỹ của các ông Việt
Cộng theo Nga, Tàu. Các đấng " anh hùng bách chiến bách thắng" cúi đầu chịu trói hay sao? Nhân dân ta tính sao?
ĐÀO VĂN BÌNH* TỰ DIỂN TIẾNG VIỆT ĐỔI ĐỜI
Tự Điển Tiếng Việt Đổi Đời (Từ vần A-X)
Đào Văn Bình
Đôi Lời Phi Lộ:
Bất cứ một dân tộc nào nếu đã hình thành một nền văn học, đều có hai loại văn chương bác học và văn chương bình dân. Ngôn ngữ cũng có ngôn ngữ trí thức và ngôn ngữ đường phố. Phê bình văn học, phê bình cách sử dụng ngôn ngữ là điều phải có để đất nước tiến lên. Trước đây ở Miền Nam, một số nhà văn, nhà báo dùng chữ hay viết văn không đúng cũng đã bị phê phán chứ không phải muốn viết gì thì viết. Ngày nay, ngôn ngữ ít học, đứng bến, mánh mung, đường phố giống như cỏ dại lan tràn rất nhanh vì nó được phổ biến qua các bản tin, báo chí, các trang điện tử, truyền hình, đài phát thanh, các diễn đàn… cho nên nó dễ dàng giết chết ngôn ngữ “văn học” thường phải xuất hiện qua sách vở. Nếu không ngăn chặn kịp thời, loại ngôn ngữ lai căng, bát nháo, quái đản sẽ trở thành dòng chính của văn học…và khi đó thì hết thuốc chữa. Việt Nam ngày nay đang đứng trước thảm họa đó! Ngoài ra, “văn dịch” phần lớn từ các bản tin tiếng Anh của những người không rành tiếng Anh lại kém tiếng Việt đã phá nát cú pháp (văn phạm) Việt Nam. Hiện nay BBC Việt Ngữ đã góp phần rất lớn vào việc tàn phá tiếng Việt truyền thống.
Xin nhớ cho, thay đổi mà tốt hơn, hay hơn thì người ta hoan nghênh. Thay đổi mà xấu, tệ hơn là phá hoại. Ngoài ra, không có gì “lớn” cho bằng “cầm bút” nhưng cũng không có gì “xấu xa” cho bằng viết bậy, viết nhảm, viết sai sự thật và nhất là phá hoại ngôn ngữ truyền thống của dân tộc. Sau hết, tôi xin nhắc những người làm báo trong nước và cả BBC tiếng Việt: Dân đường phố, mánh mung, đứng bến vì ít học cho nên ăn nói bậy bạ. Nhà báo là người có học phải hướng dẫn “đường phố” để họ từ từ tiến lên, ăn nói mẫu mực, viết cho đàng hoàng, thế nhưng lại chạy theo “đường phố” để phá nát tiếng Việt. Thật đáng buồn!
Xin nhớ cho, thay đổi mà tốt hơn, hay hơn thì người ta hoan nghênh. Thay đổi mà xấu, tệ hơn là phá hoại. Ngoài ra, không có gì “lớn” cho bằng “cầm bút” nhưng cũng không có gì “xấu xa” cho bằng viết bậy, viết nhảm, viết sai sự thật và nhất là phá hoại ngôn ngữ truyền thống của dân tộc. Sau hết, tôi xin nhắc những người làm báo trong nước và cả radio tiếng Việt: Dân đường phố, mánh mung, đứng bến vì ít học cho nên ăn nói bậy bạ. Nhà báo là người có học phải hướng dẫn “đường phố” để họ từ từ tiến lên, ăn nói mẫu mực, viết cho đàng hoàng, thế nhưng lại chạy theo “đường phố” để phá nát tiếng Việt. Thật đáng buồn!
Dưới đây là bảng so sánh tiếng Việt truyền thống và tiếng Việt đổi đời xếp theo thứ tự A,B,C…
A.
-Ăn uống trở thành ẩm thực. Thói quen/cách ăn uống trở thành văn hóa ẩm thực, giống như mấy ông Ba Tàu ở Chợ Lớn nói chuyện với nhau năm xưa. Các “món ăn miền Bắc” trở thành “Ẩm thực miền Bắc”. Người ta thích là thích các “món ăn” miền Bắc chứ miền Bắc có đồ uống (ẩm) gì ra hồn đâu mà thích? Rồi nào là, “Du khách nước ngoài tham gia tour trải nghiệm ẩm thực tại Hội An” (Báo Sài Gòn Giải Phóng). Thực ra câu chuyện chỉ là, “Du khách ngoại quốc vừa du lịch vừa thưởng thức các món ăn ở Hội An” nhưng lại viết dưới dạng cầu kỳ vì ít học. Xin nhớ cho ăn uống không phải là văn hóa vì loài thú cũng ăn uống. Con hổ sau khi ăn thịt con nai xong bèn ra bờ suối uống nước. Nhưng nếu biết nấu nướng cho đàng hoàng, lịch sự, biết mời chào nhau thì nó là một nét của văn hóa.
-Ăn mặc dâm ô, ăn mặc hở hang, ăn mặc bẩn mắt trở thành ăn mặc phản cảm. Một hình ảnh gây bất bình, xúc phạm, khó chịu cho người ta cũng gọi là phản cảm. Chỗ nào cũng thấy phản cảm và không còn một tính từ nào khác. Ăn mặc phản cảm là ăn mặc thế nào? Chẳng hạn một cô gái đến chùa “ăn mặc phản cảm” thì cô gái đó ăn mặc ra sao? Hoặc váy ngắn quá, hoặc áo hở vú, hở lưng, hoặc mặc quần đùi (short) hoặc mặc đồ mỏng dính (bây giờ gọi là xuyên thấu) thì phải nói ra cho người ta biết chứ. Tiếng Việt trong nước càng ngày càng trở nên nghèo nàn và kho tàng ngôn ngữ truyền thống sẽ chỉ còn một nửa hay bị hủy diệt bởi những chữ như: hoành tráng, phản cảm, giải mã, kinh điển, ấn tượng, sốc, kịch tính, kịch bản, cơ bản, thi công, xử lý, nóng (hot), khắc phục, tiếp cận … Những danh từ đơn giản, thuần Việt do tổ tiên sáng tạo cả ngàn năm nay từ từ biến mất để thay thế bằng tiếng Tàu nhức đầu, lạ hoắc… và quá nhiều tiếng lóng, tiếng Tây, tiếng Anh “ba rọi” chen vào.
B.
-Bạch phiến trở thành ma túy đá
-Bài giải, đáp số trở thành đáp án. Thật điên khùng quá mức! Thí dụ: “Đáp án bài toán lớp 7 thử tài tư duy” (VnExpress). Làm toán mà “tư duy” cái gì? Chì cần nói “giỏi toán”. Câu văn gọn gàng, sáng sủa mà không bắt độc giả phải “tư duy” sẽ là: “Thử tài các bạn. Hãy giải một bài toán Lớp 7.” Nghe nói VnExpress là tờ báo điện tử được nhà nước/chính phủ cấp bằng khen.
-Bài giảng trở thành giáo án. Soạn bài giảng trở thành “soạn giáo án”. Nghe thấy mà ghê!
-Ban nghi lễ trở thành ban lễ tân (ông nào chế ra chữ này chắc trước đó có học ở bên Tàu thời Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình). Xin nhớ,”lễ tân” chỉ là tiếp khách. Còn “nghi lễ” là cả một thể thức có khi vô cùng phức tạp để hoàn tất một buổi lễ lớn hoặc tiếp đón các vị nguyên thủ quốc gia.
-Bán cá, bán tôm ở ngoài chợ (mua đi bán lại) ngày xưa gọi là “làm ăn cá thể, manh múm”, bây giờ gọi là kinh doanh, giống như làm chủ một công ty xuất cảng tôm đông lạnh có cả trăm nhân công.
-Bản tiếng Việt, bản tiếng Anh, bản tiếng Hoa (cùa một tờ báo) trở thành phiên bản tiếng Việt, phiên bản tiếng Anh, phiên bản tiếng Hoa. Mở các Từ Điển English-Chinese Dictionary ra sẽ thấy người Tàu định nghĩa “copy” là phiên bản. Thậm chí “version” là bản mô phỏng, phỏng theo cũng trở thành phiên bản. Đúng là “điếc không sợ súng”. Không được đi học, không hỏi người lớn, không tra từ điển, không nghiên cứu mà cứ viết, cứ nói. Một đất nước, một cộng đồng như vậy thật đáng sợ! Dân tộc Nhật tiến lên là họ biết xấu hổ (Khổng Tử gọi là tu ố). Khi biết mình sai, họ rất xấu hổ và có khi phải tự sát. Một dân tộc mà không biết xấu hổ thì hết thuốc chữa.
-Bàng hoàng, choáng váng, hết sức ngỡ ngàng trở thành sốc (shock)
-Bánh xe/vỏ xe trở thành lốp
-Bao gồm, bao hàm, hàm chứa (một số vấn đề) trở thành nội hàm. Ông nào dùng hai chữ này chắc là viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học,Văn Chương và Ngôn Ngữ Việt Nam.
-Bảo đảm trở thành đảm bảo, bảo hành. Xe cộ, món đồ, máy móc được bảo đảm (warranty) trong bao lâu trở thành bảo hành. Hành nghĩa là làm, làm gì ở đây mới được chứ?
-Bảo trì, giữ gìn trở thành bảo quản
-Bắp thịt trở thành cơ bắp. Biểu diễn/khoe bắp thịt trở thành biểu diễn cơ bắp. Phô diễn sức mạnh quân sự cũng gọi là biểu diễn cơ bắp. Đúng là loại ngôn ngữ đường phố, bát nháo, đứng bến, mánh mung.
-Bắt ngay trở thành bắt khẩn cấp, bắt nóng. Trong nước cái gì cũng nóng hay lạnh. Ngôn ngữ truyền thống sẽ lần hồi diệt chủng. Thưởng ngay trở thành thưởng nóng! Thế mới hay ngu dốt mà làm văn hóa thì nguy hại ngàn đời!
-Bên trong (của chiếc xe hơi) biến thành nội thất! Đúng là tiếng Việt kiểu cung vua phủ chúa.
-Bệnh viện nhi đồng cắt cụt chi còn bệnh viện nhi trong khi từ điển trong nước nói rằng chữ “nhi” không bao giờ đứng một mình. Nó phải đi kèm với một chữ khác. Như vậy Tết Nhi Đồng giờ đây chỉ còn Tết Nhi! Đúng là chữ nghĩa quái đản, muốn viết gì, nói gì thì nói.
-Bích chương (dán lên tường) trở thành Áp-phích
-Biến cải, thay đổi trở thành cải tạo. Thí dụ: Trung Quốc cải tạo bãi đá ngầm thành đảo. Trong nước nên bỏ hai chữa “cải tạo” vì nó gợi lại hình ảnh cả triệu quân-cán-chính VNCH bị “tù cải tạo”.
-Biển, tấm bảng trở thành Pa-nô (Panneau)
-Biểu ngữ trở thành Băng-rôn (Bande de role)
-Bình điện trở thành bình ác quy, nạp điện trở thành sạc (charge)
-Bổ túc, trau dồi (kiến thức) trở thành bồi dưỡng (giống như ăn uống để lấy lại sức sau cơn bệnh)
-Bộ đôi, một đôi, một cặp (hai người) trở thành cặp đôi (bốn người)
- Bộ mặt, dáng vẻ biến thành ngoại hình. “Cô ta có dáng vẻ đẹp” nay biến thành “ Cô ta có ngoại hình đẹp”. Ai dùng hai chữ “ngoại hình” chắc chắn không được cắp sách đến trường hoặc du học Trung Quốc cho nên tiêm nhiễm tiếng Tàu.
-Buổi trình diễn văn nghệ trở thành show. Ca sĩ hát một lúc hai, ba phòng trà gọi là “chạy show”. Ngày xưa các chiêu đãi viên ở các phòng trà đang tiếp khách này, xin lỗi chạy qua tiếp khách kia gọi là “chạy bàn”.
-Buồn nản, chán đời (depressed) trở thành trầm cảm . Sao dùng chữ khó khăn quá vậy? Nếu tôi là một tâm lý gia, một bệnh nhân tới nói, “Thưa bác sĩ, tôi cảm thấy buồn nản, chán đời” thì tôi hiểu ngay. Nhưng nếu bệnh nhân nói, “Tôi bị trầm cảm” thì tôi sẽ phải hỏi lại, “Ông/bà nói thêm về tình trạng tâm lý của ông/bà thế nào.” Ngoài ra, từ điển Việt Nam trước và sau 1975 không hề có hai chữ “trầm cảm”.
-Buồng lái /phòng lái trở thành cabin. Thậm chí khoang hành khách trên máy bay cũng gọi là cabin (BBC tiếng Việt)
C.
-Cà-phê cứt chồn trở thành cà-phê chồn. Những người đang chế “cà- phê cứt chồn” có lẽ trước 1975 họ chưa hề biết gì về loại cà-phê này cho nên bây giờ mới gọi đó là “cà-phê chồn”.
-Cách chức, bãi chức, cất chức biến thành miễn nhiệm. Trong nước không phân biệt được thế nào là nhiệm vụ thế nào là chức vụ. Nhiệm vụ là các việc hay bổn phận phải làm. Còn chức vụ là quyền hạn, địa vị để làm những việc đó. Thí dụ: Tổng thống là chức vụ. Còn nhiệm vụ của tổng thống là thi hành luật pháp, đối nội đối ngoại để bảo vệ quyền lợi của đất nước trên khắp thế giới…có cả ngàn việc. Ngoài ra, người ta chỉ nói mãn nhiệm kỳ (hết nhiệm kỳ) chử không ai nói miễn nhiệm. Miễn có nghĩa là “không” hay “không phải”. Thí dụ: Miễn thuế là không phải đóng thuế. Miễn dịch là không phải nhập ngũ. Miễn tố là không truy tố. Miễn chiến bài là treo bảng không đánh nhau. Miễn lễ là không cần thủ lễ. Do đó, miễn nhiệm có thể gây hiểu lầm là miễn trừ trách nhiệm cho ai đó.
-Căn bản, chính yếu biến thành cơ bản. Hai tiếng cơ bản được dùng tràn lan trong mọi lãnh vực. Thí dụ: “Mọi việc gần như /hầu như đã hoàn thành”, bây giờ trong nước, từ nhà quê đến con nít đều nói, “Mọi việc cơ bản đã hoàn thành.” Giống như ông “Thạc Sĩ” nói chuyện vậy. Nhức đầu quá!
-Căn nhà trở thành căn hộ. Căn nhà đắt giá trở thành căn hộ cao cấp. Gia đình trở thành hộ dân. Nghe lạ hoắc, giống như người Tàu nói chuyện với nhau.
-Cảng bốc dỡ các kiện hàng trở thành cảng container
-Căng thẳng thần kinh trở thành stress. “Gác chân lên tường 10 phút mỗi ngày để xả stress” (VnExpress)
Nói như thế người ta mới nể vì tưởng mình là dân Mỹ, hoặc các chữ “căng thẳng thần kinh/căng thẳng đầu óc” đã bị xóa mất trong ngôn ngữ Việt Nam?
-Cao cấp trở thành cấp cao (BBC tiếng Việt): Cố vấn cấp cao. (Thích đảo ngược chữ nghĩa để làm ra vẻ mình khác đời)
-Cao Học (Master Degree) trở thành Thạc Sĩ (Agregé) trên Tiến Sĩ. Trước 1975, muốn có bằng Thạc Sĩ, sau khi đậu bằng Tiến Sĩ (Doctor) phải thi để trở thành Giáo Sư Thực Thụ của các đại học. Miền Nam trước 1975 chỉ có vài giáo sư Thạc Sĩ như GS. Vũ Văn Mẫu, GS. Nguyễn Cao Hách, GS. Vũ Quốc Thúc, GS. Phạm Biểu Tâm và Giáo Sư Phạm Hoàng Hộ nhưng Tiến Sĩ thì khá nhiều. Ngày nay, ở Việt Nam, hang cùng ngõ hẻm, xã ấp nhan nhản Thạc Sĩ. Ngày xưa “Ra ngõ gặp anh hùng”. Ngày nay “Ra ngõ gặp Thạc Sĩ”. Thật kinh hoàng!
-Cầu thủ nước ngoài trở thành ngoại binh. Thí dụ: “Ngoại binh nổ súng, Sài Gòn FC quật ngã SHB Đà Nẵng” (Đài Tiếng Nói Việt Nam VOV). Đọc tiêu đề giật mình tưởng lính Nga, lính Mỹ, lính Tàu tiến vào tấn công Việt Nam.
-Cặp tức hai người trở thành cặp đôi=bốn người. Nếu có học sẽ nói bộ đôi /một đôi tức hai người. Vì không có học cho nên nói cặp đôi tức bốn người. Xin nhớ cho đôi là hai người như đôi bạn, đôi lứa, đôi nơi, đôi ngả. Cặp cũng là hai người. Cặp gà=hai con gà, cặp bánh chưng=hai chiếc bánh chưng, đóng cặp=hai tài tử thường đóng chung với nhau. Như thế, “cặp đôi” là bốn người chứ không phải hai người.
-Câu độc giả, câu khách trở thành câu view. Lai căng mất gốc.
-Cây trở thành cây xanh. Trồng cây trở thành trồng cây xanh. Chặt cây trở thành chặt cây xanh. Đúng là tiếng Việt đổi đời! Nếu theo đúng loại tiếng Việt đổi đời này thì phải nói: Chúng tôi vừa trồng 100 cây phượng xanh, 50 cây cau xanh , 50 cây dừa xanh và khoảng 10 cây chuối xanh. Rồi các loại cây ăn trái như ổi, nhãn, soài, đu đủ…trở thành “cây trồng”. Đúng là loại tiếng Việt điên khùng. Cây nào mà chẳng phải trồng. Thậm chí hành, ớt, tỏi, cũng phải trồng. Thêm chữ “trồng” là điên rồ.
-Cây cảnh, cây kiểng trở thành bonsai . Nếu cây trồng trong vườn, công viên cắt tỉa theo kiểu cây cảnh/kiểng thì không thể gọi là bonsai vì bon sai là bồn tài - nghĩa là “trồng trong chậu”. Bồn là chậu, tài là trồng.
-Chảo không dính trở thành chảo chống dính. Trong nước cái gì cũng chống, Chẳng hạn, thay vì nói, phòng ngừa ung thư lại nói phòng chống ung thư. Thay vì nói bài trừ ma túy lại nói phòng chống ma túy tức chỉ phòng ngừa và chống lại chứ không bài trừ, tiêu diệt. Rồi “Làm thang sắt để tránh lấn chiếm vỉa hè” trở thành “Làm thang sắt chống lấn chiếm vỉa hè”. (Báo Thanh Niên) Cũng giống như “Tôi đội nón để tránh nắng/che mưa nắng” nay trở thành “Tôi đội nón để chống nắng”. Thật ngu đần! Làm sao chống được nắng? Chỉ có che nắng hoặc tránh nắng mà thôi.
-Chạy tin giật gân/đưa tin giật gân/ đưa lên tin hàng đầu trở thành chạy tít, giựt tít.
-Chết trở thành tử vong. Tai nạn làm bốn người chết trở thành tai nạn khiến bốn người tử vong. Nói vậy mới tỏ ra mình giỏi tiếng Tàu à quên “tiếng Trung”.
-Chết bất ngờ, chết đột ngột trở thành đột tử. Ngã quỵ, ngất xỉu trở thành đột qụy.Thích dùng chữ nghĩa khó khăn mà kêu gào tiếng Việt trong sáng.
-Chết đuối trở thành đuối nước. Cả ngàn năm nay cha ông mình, văn chương đều dùng hai chữ “chết đuối” sao bây giờ bịa đặt thêm để làm gì? Đổi chết đuối ra đuối nước có làm cho đất nước mình biến thành Mỹ, Âu Châu, Nhật Bản không? Một trăm năm nữa cũng chưa chắc bằng Tân Gia Ba. Hãy đổi đầu óc, lối sống sao cho đàng hoàng, tử tế, chân thật và có trách nhiệm. Đừng làm xáo trộn gia tài ngôn ngữ của tổ tiên.
-Chi tiền, trả tiền trở thành chi trả. Sao rắc rối quá vậy?
-Chiến cụ, vật dụng chiến tranh trở thành khí tài. Từ điển Việt Nam trong nước không có danh từ “khí tài”.
-Chính sửa, cắt xén trở thành photoshop
-Cho lãnh sự tiếp xúc/gặp gỡ trở thành “tiếp xúc lãnh sự” (VOA, BBC và các bản tin trong nước). Đúng là tiếng Việt đổi đời.
-Cho máy chạy lại, mở máy lại (restart) trở thành tái khởi động. Đúng là dốt hay nói chữ.
-Choáng váng, choáng ngợp chỉ còn choáng . Bát nháo quá đỗi! Đây là ngôn ngữ của bọn đứng bến, mánh mung hay buôn lậu. Thế nhưng loại chữ bát nháo này lại được phổ biến lan tràn trên các diễn đàn Yahoogroups ở hải ngoại.
-Chữ nghĩa trở thành con chữ. Thí dụ: Nhà văn bắt đầu từ những con chữ. Nếu thế thì các triết gia bắt đầu từ những con tư tưởng. Các nhà tâm lý bắt đầu từ con phân tích (sự phân tích)
-Chưa đầy đủ, còn thiếu sót, còn nhiều khuyết điểm trở thành bất cập. Đọc đoạn văn “Việc xử lý xe quá tải vẫn còn nhiều bất cập” tôi thật sự không hiểu người viết muốn gì. Trong nước thích dùng những chữ “bí hiểm” chỉ có mình hiểu, không ai hiểu cả hoặc để che dấu sự thật. Chẳng hạn Miền Nam trước đây giảng dạy môn Việt Văn (Vietnamese Language) cho học sinh từ Tiểu Học tới Trung Học. Ngày nay các ông trong nước đổi thành Ngữ Văn. Nhưng định nghĩa thế nào là Ngữ Văn thì giải thích lung tung. Một số giải thích: “Ngữ Văn”: Ngữ là ngôn ngữ (Language), Văn là văn học (Literature) là nghành học nghiên cứu về ngôn ngữ và văn học Việt Nam. Trong khi đó Ô. Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Đỗ Ngọc Thống lại nói rằng đó là môn giống như đang được giảng dạy ở Trung Quốc, “Chúng tôi lấy tên Ngữ Văn vì cho rằng nó có thể bao quát chung cho cả ngữ và văn.” Giải thích như ông này thì thà không giải thích còn hơn. Ngữ văn là ngữ và văn thì chẳng khác nào văn chương là văn và chương. Thế mà cũng khoe bằng Tiến Sĩ. Đã bao quát nghĩa là bao gồm rồi, lại còn chung. Ông này nên học lại Việt Văn bậc Trung Học.
-Chứng tỏ được trở thành khẳng định. Thí dụ: Thay vì nói,”Diễn viên X chứng tỏ được tài năng của mình” lại nói, “Diễn viên X đã khẳng định được tài năng”. Đúng là ngôn ngữ lộn sòng. Khẳng định là xác định một cách mạnh mẽ một sự kiện, một lời tuyên bố. Còn tài năng thì phải chứng tỏ cho người ta thấy.
-Chương trình giảng dạy trở thành giáo trình. Nghe nói thấy mà mệt!
-Có thể (possible, may happen) trở thành có khả năng.Thí dụ: Trời có thể mưa trở thành trời có khả năng mưa. Trên diễn đàn của người Việt hải ngoại 25/1/2016: “Trung Quốc có khả năng trả đũa Hoa Kỳ ở Biển Đông”. Tôi không rõ người viết tiêu đề này muốn nói, “Trung Quốc có đủ sức mạnh/khả năng đề trả đũa Hoa Kỳ” hay, “Trung Quốc có thể (possible, may) sẽ trả đũa Hoa Kỳ”. Xin thưa, khả năng (capable) là năng lực của một người. Thí dụ: Ông ta không có khả năng làm việc.
-Có tổ chức, có học, có nghiên cứu, quy củ, đâu vào đó trở thành bài bản. Chỗ nào cũng nghe nói “bài bản”. Cả dân nuôi cá, nuôi tôm, trồng cây ăn trái, mò cua bắt ốc cũng nói “bài bản”.
-Cô lập / để riêng ra trở thành cách ly.
-Cô ta có đôi mắt đẹp trở thành Cô ta sở hữu đôi mắt đẹp. Sao nói năng cầu kỳ quá vậy?
-Coi trọng trở thành trọng thị. Tiếp đón long trọng trở thành tiếp đón trọng thị. Xin nhớ cho “thị” là coi, nhìn. Trọng thị là coi trọng. Một buổi lễ không thể là “coi trọng” mà phải là “long trọng” hoặc “trọng thể”.
-Cờ bạc lớn, sát phạt lớn, có tổ chức trở thành đánh bạc quy mô (Báo Tuổi Trẻ). Thật lạ đời, đánh bạc mà cũng quy mô như các sòng bài ở Las Vegas vậy. Đúng là dốt hay nói chữ.
Cỡ lớn, cỡ nhỏ biến thành kích cỡ lớn nhỏ. Tôi không hiểu sao lại phải thêm chữ “kích” vào đây trong khi nói cỡ lớn, cỡ nhỏ là người ta đã hiểu và hiểu cả ngàn năm nay. Nghe các nông dân ở Miền Tây (bây giờ gọi là Nam Bộ) nói hai chữ “kích cỡ” tôi vừa cười vừa rơi nước mắt vì dân Miền Nam trước đây chết hết cả rồi!
-Con đường, đoạn đường biến thành tuyến đường. Xin nhớ cho “tuyến” nghĩa là đường. Thí dụ: Cát tuyến=Đường cắt. Trung tuyến=Đường ở giữa. Trực tuyến=Đường thẳng đứng.
-Công nhân đổi đời thành lao động. Rồi chủ nhân trở thành người sử dụng lao động. Thí dụ: “Xí nghiệp A có 2000 lao động.” Trong khi từ điển tiếng Việt trong nước định nghĩa lao động là “Sự khó nhọc đem ra để làm việc như giới lao động”.
-Công du trở thành thăm chính thức, thăm cấp nhà nước. Chỉ cần nói, thủ tướng…sẽ công du Hoa Kỳ là người ta hiểu rồi…còn bày ra thăm chính thức, thăm cấp nhà nước. Công du (state visit) là đi thăm một quốc gia khác vì việc công, việc của đất nước, việc của chính phủ. Chẳng lẽ ông Chủ Tịch Nước đi chơi, thăm cấp tỉnh, cấp bộ, cấp xã sao? Thật quái đản!
D.
-Dân du lịch/đi chơi trở thành phượt thủ (VnExpress). Tôi không hiểu họ lấy chữ “phượt” ở đâu ra. Có thể từ tiếng Miên.
-Dẫn bóng một mình/đi bóng một mình trở thành solo. Trong nước ai cũng giỏi tiếng Anh cả. Thật đáng mừng vì chỉ cần vài chục năm nữa Việt Nam sẽ giống Phi Luật Tân, tiếng Anh là ngôn ngữ chính, tiếng Việt là ngôn ngữ phụ hay thổ ngữ. Thật đau buồn! Tiếng Việt- một ngôn ngữ được tổ tiên sáng tạo, dày công vun đắp, tô bồi với một kho tàng học thuật, văn chương lừng lẫy, nay đang bị tiếng Anh lấn áp, loại bỏ giống như thời thuộc địa vậy. Nghe các cô các cậu choai choai trên sân khấu ở Việt Nam nói tiếng Mỹ “ba rọi”, trong khi khán giả ở dưới toàn là dân ăn nước mắm, nhe răng cười, tôi cảm thấy tủi hổ cho một đất nước bát nháo, suy đồi quá mức! Tại Mỹ này, trong các buổi lễ, sinh hoạt cộng đồng, ông/bà dẫn chương trình nào (MC) mà nói chen tiếng Anh vào, chắc chắn sẽ bị đuổi khỏi sân khấu vì khinh thường khán giả. Ở hải ngoại người ta biết quý trọng tiếng Việt tại sao trong nước lại chạy theo lai căng, bát nháo, loại bỏ ngôn ngữ của tổ tiên?-Diện tích trở thành mặt bằng. Thí dụ: Tính diện tích của một hình vuông trở thành tính mặt bằng của một hình vuông. Rồi nào là “máy ủi mặt bằng”. Thật lạ đời! Đã là “mặt bằng” rồi thì con ủi gì nữa? Do đó phải nói, “máy ủi, máy ban đất”.-Hình ảnh lấy ra từ máy thu hình biến thành hình ảnh chiết xuất từ camera. Sao dùng chữ khó khăn quá vậy? Hai chữ “chiết xuất” được dùng cho phòng thí nghiệm.
-Diễn binh, duyệt binh trở thành diễu binh. Hồi nhỏ tôi nghe người lớn nói diễu phố nay thì có diễu binh.
-Diễn văn trở thành bài nói . Cái kiểu bịa đặt chữ nghĩa này là muốn “thoát Trung” đây.
-Doanh nhân/doanh gia/công ty trở thành doanh nghiệp (doanh nghiệp là nghề kinh doanh chứ không phải người kinh doanh/doanh gia). Người ta nói, doanh nghiệp, ngư nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp…(nghiệp là nghề).
-Dồn nén, bực tức trở thành bức xúc. Tôi rất khó chịu với hai chữ này. Cứ mỗi lần nghe ai nói “bức xúc” thì chính tôi lại “bức xúc”.
-Du lịch trở thành đi tour (lai căng)
-Dự định trở thành dự kiến. Dự định (planned) là chuẩn bị làm gì. Còn dự kiến (foresee) là nhìn thấy trước, biết trước (nhưng chưa chắc đã làm gì). Cả nước có bệnh nói như con vẹt mà không hề biết phân biệt đúng-sai.
-Dự báo thời tiết trở thành Dự báo khí tượng thủy văn (dài lòng thòng). Ở Mỹ này người ta dùng hai chữ Dự Báo Thời Tiết cả mấy trăm năm nay mà có cần thay đổi gì đâu. Dự báo thời tiết bao gồm mưa, gió, nóng, lạnh, bão tố, hạn hán, lụt lội, sóng thần, động đất. Dự báo thời tiết bao gồm tất cả, giống như tiệm bán lẻ (retailer) bán cả ngàn thứ, chẳng lẽ phải kê khai hết ra sao?
-Dùng thuốc kích thích trở thành doping. (BBC tiếng Việt rất thích loại tiếng Anh “ba rọi” này)
-Dương Cầm trở thành Piano
-Dưỡng khí trở thành ô-xy . Xin nhắc ông Tây về nước lâu lắm rồi đó.
Đ.
-Đá dở, đá kém, để mất bóng (bóng tròn) trở thành xử lý bóng không tốt. Trong nước cái gì cũng xử lý. Tử hình, bắt giam, giải quyết công việc cũng gọi là xử lý. Lọc chất thải cũng gọi là xử lý chât thải. Phơi khô gỗ để làm gì đó cũng gọi là xử lý gỗ. Xén vỏ cứng trên đầu hạt sen để hạt sen có thể nảy mầm cũng gọi là xử lý. Giải tỏa hàng quán choán lề đường cũng gọi là xử lý. Đúng là loại ngôn ngữ điên khùng.
-Đá phạt đển trở thành đá penalty (Tây ba rọi)
-Đã quyết định, dứt khoát quyết định trở thành chốt (như đóng chốt khi giao chiến). ”Chưa chốt án cầu thủ SLNA đấm gãy mũi đồng nghiệp” (VOV). Rồi, “Thủ tướng chốt quyết định nghỉ Tết tám ngày”. Đúng là ngôn ngữ điên khùng. Câu văn đơn giản chỉ là, “Chưa quyết định trừng phạt cầu thủ Sông Lam Nghệ An đấm gẫy mũi đồng nghiệp”, “Thủ tướng đã quyết định nghỉ Tết tám ngày”.
-Đã từng có bệnh, mắc bệnh trở thành tiền sử có bệnh (Tiền sử là thời kỳ ăn lông ở lỗ)
-Đài Truyền Hình Việt Nam trở thành Kênh Truyền Hình Việt Nam. Nghe tới ”kênh” cứ tưởng Kênh Nhiêu Lộc, Kênh Xáng Xà No, Kênh Vĩnh Tế. Nếu qua tới Mỹ, Đài Truyền Hình CNN của người ta mà nói Kênh Truyền Hình CNN, chắc người ta đuổi về nước quá.
-Đấm bóp, nghề đấm bóp, xoa bóp trở thành Mát-xa (Massage).
-Đáng ghi nhớ, đáng nhớ, lưu luyến, thích thú, lưu lại nhiều kỷ niệm trở thành ấn tượng. Ớ Việt Nam bây giờ cái gì cũng ấn tượng, hoành tráng… cả nước nói như những con vẹt và ngôn ngữ rất nghèo nàn, rập khuôn.
-Đánh cá trở thành đánh bắt. Thí dụ: “Một số tàu cá Philippines quay lại đánh bắt ở bãi cạn Scarborough”. (BBC Việt Ngữ). Đánh cá là dùng lưới. Còn bắt cá là dùng tay. Tôi đồng ý là ở vùng nông thôn, người ta vừa đánh cá vừa bắt cá ở đồng ruộng. Thế nhưng ở Bãi Cạn Scarborough biển cả mênh mông, sóng to gió lớn làm sao có thể lội xuống biển để “bắt” cá được? Tiếng Việt trong nước bây giờ có tệ nạn là thêm cái đuôi dư thừa vào. Trong khi một số khác lại cắt cụt nghe khó chịu vô cùng, như: lệ phí chỉ còn phí, chuyên môn/chuyên nghành chỉ còn chuyên, nhi đồng chỉ còn nhi, đội tuyển chỉ còn tuyển, tiêu chuẩn chỉ còn chuẩn như: “Xây dựng trường và đào tạo theo chuẩn Hoa Kỳ” (Báo Tuổi Trẻ), máy bay săn tàu ngầm chỉ còn máy bay săn ngầm (trong khi đó lại nói tàu ngầm Kilo mà không nói ngầm Kilo), kinh khủng chỉ còn khủng, rẻ như bèo chỉ còn bèo…Với cái kiểu cắt cụt tiếng Việt như thế này chỉ vài năm nữa thôi bánh bao chỉ còn bao, bánh hỏi chỉ còn hỏi, bánh chưng chỉ còn chưng, lợn quay/heo quay chỉ còn quay và xe bò chỉ còn bò. Thật bát nháo quá đỗi!
-Đánh thuế trở thành áp thuế. Thí dụ: “Trump muốn áp thuế nhập khẩu Mexico để trả tiền xây tường” (BBC Việt Ngữ). Về thuế thì chỉ có: đánh thuế, tăng thuế, giảm thuế…làm gì có áp thuế? Câu văn đơn giản chỉ là,
“ Ô. Trump muốn đánh thuế hàng nhập cảng từ Mễ Tây Cơ để lấy tiền xây tường”. Nhưng khi nói “áp đặt” tức đặt để, ban hành, áp dụng một cái gì không hợp lý, chẳng hạn: Euro đã áp đặt một thuế xuất không hợp lý trên hàng nhập cảng từ Việt Nam.
-Đạt đúng chỉ tiêu, thỏa mãn điều kiện trở thành đạt tiêu chí
-Đau dữ dội, đau quặn thắt (acute pain) trở thành cấp tính. Thí dụ: Đau bụng dữ dội biến thành đau bụng cấp tính.
-Đau lòng trở thành đắng lòng. Như vậy câu thơ “Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc” của Bà Huyện Thanh Quan sẽ trở thành, “Nhớ nước đắng lòng con cuốc cuốc”.
-Đề nghị trở thành đề xuất.
-Đẹp lôi cuốn, đẹp hấp dẫn trở thành đẹp khó cưỡng (vì khó cưỡng cho nên có thể ôm chầm lấy hoặc hiếp dâm người ta)
-Điểm tối thiểu, điểm thấp nhất (để xét tuyển) biến thành điểm sàn. Trình độ Việt ngữ quá thấp kém.
-Điều dưỡng, y tá trở thành hộ lý (giống như để giải quyết sinh lý cho người ta)
-Điều khiển /điều hòa trở thành điều tiết như điều tiết giao thông. Trong khi từ điển Việt Nam định nghĩa điều tiết là tiết chế, điều chỉnh sao cho vừa như cách ăn uống, mắt, làm việc, tình dục quá độ v.v. Điều tiết không hề có nghĩa là điều khiển.
-Điều tra, thẩm vấn, lấy cung trở thành làm việc. “Công an mời 'người tình' cô gái chết lõa thể lên làm việc” (VOV).
-Đỡ đầu, bao che trở thành bảo kê giống như “bảo tiêu” trong các phim bộ Hồng Kông.
-Đoạn phim ngắn, thu hình ngắn trở thành video clip (Hai chữ này lan tràn trên các diễn đàn ở hải ngoại)
-Đối xử nhân đạo, đối xử có tình người biến thành đối xử nhân văn. Theo tử điển Tiếng Việt trong nước xuất bản sau 1975 thì nhân văn là văn minh loài người, hoàn toàn không có nghĩa là nhân đạo. Nói tóm lại, trong nước muốn nói gì thì nói, muốn viết gì thì viết mà không cần tra cứu sách vở, từ điển gì cả.
-Đội Tuyển Việt Nam trở thành Tuyển Việt Nam
-Đội Tuyển Ba Tây trở thành Tuyển Ba Tây
Đổi giống (đàn ông thành đàn bà) trở thành chuyển giới. Giống là giống đực, giống cái. Còn giới là giới hạn , sự ngăn cấm (giới luật, biên giới). Từ ngàn năm tới giờ người ta nói “giống đực, giống cái”, không ai nói “giới đực, giới cái”.
-Đóng thêm bốn chiếc tàu trở thành đóng mới bốn chiếc tàu. Trồng cây cao-su cũng là trồng mới. Đúng là tiếng Việt điên khùng. Nếu loại tiếng Việt điên khùng này tiếp tục lan tràn, trong tương lai trẻ con sẽ nói, “Mẹ cháu vừa nấu mới nồi cơm”. “Bố cháu vừa mua mới mấy chiếc tủ”, “Bà cháu vừa gói mới mấy chiếc bánh chưng”. VietnamPlus ngày 15/3/2107: “Bất chấp dư luận, Trung Quốc vẫn xây dựng mới trái phép ở Hoàng Sa”. Câu văn không điên khùng và bát nháo sẽ là, “Trung Quốc xây dựng những công trình mới tại Hoàng Sa.” Báo Tuổi Trẻ đúng đắn hơn khi đưa tin, “Trung Quốc xây thêm căn cứ mới ở Hoàng Sa”
-Đồng bạc Việt Nam, giấy bạc Việt Nam trở thành tiền Đồng (BBC tiếng Việt)
-Đột ngột, bất ngờ trở thành đột biến. Thí dụ: “Giá vàng tăng bất ngờ” trở thành “Giá vàng tăng đột biến”. Xin nhớ cho”đột biến” là một tình thế bỗng nhiên thay đổi, rẽ sang một hướng khác. Đột biến nói đến sự khủng hoảng. Khi người ta nói “có biến” hay “biến động” tức tình hình có thể là một cuộc đảo chính, lật đổ, kéo quân về làm phản. Còn “bất ngờ” chỉ là sự không dự liệu và tiên đoán trước. Thí dụ: “Cháu nó bất ngờ đổi ý kiến không làm cho hãng ấy nữa”. Ngu dốt mà cầm bút làm xáo trộn và phá hoại ý nghĩa của ngôn ngữ đã có cả ngàn năm nay.
-Đứng đầu, hàng đầu trở thành top (lai căng mất gốc)
-Đường trở thành phố. Trong nước không phân biệt được thế nào là phố, thế nào là đường vì thế đã dịch “Wall Street” thành”Phố U-ôn”. Đây là khu thương mại, tài chính của Mỹ nằm trên “Đường Wall”chứ nó không phải “Phố U-ôn”. Theo từ điển Việt Nam ở trong nước “phố” là “nhà ở thành thị” do đó người ta thường nói “một khu phố”, “một dãy phố”. Vậy “phố” không phải là “đường”. Thí dụ: Đường Trần Hưng Đạo trên đó có nhiều dãy phố buôn bán nhưng không vì thế mà gọi cả con Đường Trần Hưng Đạo là “Phố Trần Hưng Đạo”.
-Đường giây thông báo khẩn cấp/đường giây ứng trực 24/24 trở thành đường giây nóng. Trong nước cái gì cũng nóng, ghế nóng, thưởng nóng, tin nóng, bắt nóng…đúng là loại ngôn ngữ điên khùng!
-Đường hầm trở thành hầm. Đường hầm Thủ Thiêm trở thành hầm Thủ Thiêm. Xin nhớ cho đường hầm khác với hầm. Đường hầm là con đường đào xuyên dưới đất. Còn hầm là một cái hố đào xâu xuống đất để trú ẩn hay cất chứa cái gì như hầm chứa vũ khí. Báo chí trong nước toàn những người “can đảm” muốn viết gì thì viết và không sợ người ta chê cười. Nghĩ thật đáng sợ! Nguyên do chỉ vì đất nước không có một tổ chức tư nhân hay cơ quan nào giám sát, dòm ngó để phê bình tư cách đạo đức và trình độ văn hóa của báo chí. Tại Hoa Kỳ này, báo chí hay đài truyền hình nào mà “ăn nói”, viết theo kiểu như vậy thì chỉ có nước về nhà xin đi làm bồi bàn hay lau chùi quét dọn. Các bài phóng sự của các ký giả gạo cội gửi về đều có chủ bút (editor) duyệt lại từ nội dung tới văn chương chứ không phải gửi về là đăng liền. Cứ nhìn vào phần cuối bản tin của AP, AFP, Reuters, UPI…sẽ thấy. Ôi buồn cho đất nước “Ngàn năm văn hiến”! Văn hiến không có nghĩa là có nhiều gái đẹp thi Hoa Hậu Hoàn Vũ, hay người mẫu nhố nhăng quảng cáo quần nọ áo kia, mà là văn chương và các tác phẩm văn học và nhất là con người sống sao cho thanh cao, khí phách. Văn hiến cũng không có nghĩa là trùng tu lại một số đình chùa, cung điện, miếu mạo để làm nơi hấp dẫn du lịch để kiếm tiền…mà là làm sao nối gót và bồi đắp gia tài văn học của tổ tiên.
-Đường lối, ngõ ngách ngoại giao trở thành kênh ngoại giao. Trong nước không rành tiếng Anh cho nên thấy chữ channel bèn dịch là kênh trong khi channel có rất nhiều nghĩa. Thí dụ: TV channel là đài truyền hình (a station) chứ không phải kênh truyền hình. Tiếng Anh tồi mới dịch “diplomatic channel” là “kênh ngoại giao”. Nó là đường lối, ngõ ngách ngoại giao bao gồm thương thảo trực tiếp, mật đàm hay thông qua trung gian của nước thứ ba.
G.
-Gái vị thành niên rửng mỡ trở thành hot teen
-Gái xinh, gái nhí nhảnh trở thành “hot girl” trong khi “hot girl” là gái trông gợi dục, gái trông hấp dẫn về thể xác (thường ăn mặc hở hang, phô bày thân thể quá mức, cử chỉ lả lơi mời mọc). Cả trong trường học bây giờ cũng có “hot girl”. Đúng là ngu dốt mà thích dùng tiếng Anh để tỏ ra đây là Mỹ. Báo Thanh Niên ngày 8/3/2017 đi một tiêu đề, “Quan lộ thần tốc của 'hot girl' Thanh Hóa”. Một nhân viên giữ chức vụ Trưởng Phòng Quản Lý Nhà và Thị Trường Bất Động Sản, cho dù có tội mà dùng danh từ “hot girl” để thóa mạ người ta thì đúng là một nền báo chí bát nháo, không có học.
-Gần gũi, giao tiếp, tiếp xúc, đến gần trở thành tiếp cận. Khi Ô. Tillerson- Bộ Trưởng Ngoại Giao Hòa Kỳ thăm các nước Nam Hàn, Nhật Bản đã không cho báo chí tháp tùng và không tiếp xúc với báo chí, bèn được các trang tin BBC và VOA nói rằng “không được tiếp cận”. Đúng là ngôn ngữ bát nháo, dốt thường hay nói chữ và có khi không hiểu mình viết gì.
-Gây giống trở thành nhân giống. Gây giống là giữ gìn và gia tăng giống của một loại cây hay sinh vật nào đó qua một tiến trình khó khăn, có nghiên cứu chứ không phải cứ muốn tăng lên là tăng, muốn nhân lên là nhân.
-Ghi danh, ghi tên trở thành đăng ký. Thí dụ: Ghi danh dự thi, ghi tên ứng cử. Còn đăng ký, đăng bạ là ghi tên vào sổ bộ. Thí dụ: Đăng ký, đăng bạ xe gắn máy.
-Giá rẻ như bèo/giá rẻ mạt trở thành bèo. “Lương tiếp viên khủng hay bèo”. Rồi Báo Tuổi Trẻ, “Quảng Ninh chấn chỉnh tour du lịch giá bèo.” Đây là ngôn ngữ của loại lưu manh đứng bến nói chuyện với nhau. Vừa lai căng, vừa bát nháo. Ngôn ngữ đứng đắn phải là, “Quảng Ninh chấn chỉnh lại các chuyến du lịch giá quá rẻ”.
-Giá vé máy bay mức cao nhất và thấp nhất biến thành giá trần, giá sàn hàng không (VietnamPlus). Câu văn điên khùng ở chỗ là, chỉ có vé máy bay chứ làm gì có vé hàng không. Hàng không là ngành chuyển vận bằng máy bay. Hàng hải là ngành chuyển vận bằng đường biển. Ngoài ra “giá trần” làm cho người ta liên tưởng tới “giá trần”, “hành trần” để ăn phở. Rồi cao độ tối đa (maximum altitude) của máy bay trở thành “trần bay”.
Trong nước bây giờ cái gì cũng trần và sàn. Những danh từ như cao nhất, thấp nhất đã bị xóa trong từ điển Việt Ngữ.
-Gia đình trở thành hộ dân
-Giải trở thành Cup
-Giải thích, cho biết lý do tại sao trở thành lý giải. “Người Sài Gòn lý giải việc tự nguyện trả lại vỉa hè”. Tôi không hiểu tại sao trong nước, đa số vừa nghèo, vừa ít học nhưng rất thích dùng những chữ “đao to búa lớn”.
-Giải túc cầu/bóng đá thế giới trở thành World Cup
-Giải pháp trở thành kịch bản . Thí dụ: Giải pháp nào cho cuộc xung đột Syria trở thành Kịch Bản nào cho Syria. Trong nước, chỗ nào, lãnh vực nào, bài báo nào cũng thấy hai chữ kịch bản, kịch tính giống như phường tuồng, sân khấu vậy. Thậm chí sắp đặt chương trình cho buổi lễ nhậm chức cũng gọi là lên kịch bản, “lên kịch bản cho lễ nhậm chức của Tổng Thống đắc cử Mỹ Donald Trump.” Rồi “Việc phát lộc gây lộn xộn tại chùa Hương không có trong kịch bản" (VietnamPlus) Thật là loại ngôn ngữ quái đản! Thế mà các diễn đàn ở hải ngoại cũng đua nhau chuyển tiếp (forward) loại ngôn ngữ điên khùng này. Nếu là một người có học sẽ viết, “Việc phát lộc gây lộn xộn tại chùa hoàn toàn ngoài ý muốn”.
-Giải trở thành cúp.
-Giải phẫu trở thành phẫu thuật.
-Giải thích, tìm hiểu trở thành giải mã. Giải mã là bẻ khóa mật mã để đọc một tải liệu mã hóa của đối phương. Hiện nay trong nước hai chữ “giải mã” được dùng một cách vô tội vạ.
-Giải tỏa trở thành giải phóng như giải phóng mặt bằng - giống như đem binh sĩ, xe tăng tấn công vào chiếm cứ một khu vực nào đó.
-Giảm bớt căng thẳng trở thành hạ nhiệt. “Sau khi Malaysia có những tín hiệu nhằm hạ nhiệt căng thẳng leo thang.” (Báo Tuổi Trẻ) giống như một người bị sốt, nhiệt độ cơ thể giảm dần. Dường như tất cả các báo ở Việt Nam không có chủ nhiệm, chủ bút, trưởng ban đọc lại các bản tin do phóng viên gửi về để cắt xén bớt những câu văn thừa thãi, chỉnh lại văn phạm , cách dùng chữ v.v… mà cứ thấy bài là đăng lên, chẳng cần biết đúng sai.
-Giảm bớt nhân viên/sàng lọc lại nhân viên trở thành tinh giản biên chế. Cứ phải đọc những loại chữ như thế này có ngày nhức đầu mà chết.
-Giao kèo, khế ước/thỏa thuận (account) để có một khoản/phần/chỗ trên Facebook trở thành tài khoản trong khi tài khoản là khoản tiền có trong ngân hàng.
-Giao dịch, liên lạc, hỗ tương, tác động qua lại trở thành tương tác. Chữ nghĩa thật điên khùng! Trong nước bây giờ nhiều khi nói mà không biết mình nói gì, giống như những kẻ mê sảng vậy.
-Giấy chứng nhận độc thân (Single Status Certificate) trở thành “Công hàm độc thân” trong khi công hàm là văn thư của bộ ngoại giao gửi các quốc gia hay tổ chức quốc tế. Đúng là chữ nghĩa lộn sòng, bát nháo và “đao to búa lớn”.
-Giờ trở thành “h” (heure). 8 giờ trở thành 8h. (Lai Tây từ thời thuộc địa). 7 giờ sáng trở thành 7h sáng. Tại sao không viết 7 g. sáng, 5 g. chiều, 9 g. tối, 12 g. khuya?
-Giữ gìn trở thành bảo lưu. Thí dụ: Giữ gìn một phong tục trở thành “bảo lưu phong tục” giống như tiếng nói của một hành tinh xa lạ. Người đàn ông ở Văn Miếu nói câu này bao năm vật lộn với miếng khoai, miếng sắn và miếng thịt mỡ nhỏ bằng ngón tay của “thời bao cấp” cho nên gần như “quên mất tiếng người”. Nay thì có thịt có cá, có quần áo đẹp, muốn phục hồi và giữ gìn phong tục tập quán của tổ tiên nhưng trong đầu không có các chữ “giữ gìn, bảo tồn” cho nên phải sáng chế ra chữ mới là “bảo lưu”. Nghĩ thật tội nghiệp!
-Giúp đỡ, chia xẻ, thông cảm, kề vai sát cánh đã chết bây giờ chỉ còn “đồng hành”. Chỗ nào cũng thấy “đồng hành”. Cả hải ngoại cũng lây bệnh “đồng hành”. Thậm chí một phóng viên tới thăm một chủ trại nhỏ muôi ngựa cũng nói “đồng hành”. Thật điên khùng quá mức! Giống như một con vẹt vậy. Nghĩ cho cùng thật tội nghiệp! “Ở bầu thì tròn ở ống thì dài”. Cả nước nói vậy thì mình cũng phải nói vậy!
-Gọi điện thoại trở thành gọi phôn. Số điện thoại trở thành số phôn (mất gốc rồi)
H.
-Hải cảng trở thành cảng biển cũng giống như phi cảng trở thành cảng bay.
-Hạm đội trở thành đội tàu. Thí dụ: Hạm Đội 7 trở thành Đội Tàu Số 7
-Hầm trú ẩn trở thành Bunker/Boong-ke
-Hàng đầu, đứng đầu trở thành top. Chữ này thấy nhan nhản trên các diễn đàn ở hải ngoại.
-Hành động, chuyển động (move) trở thành động thái trong khi tử điển Việt Nam trước và sau 1975 không hề có hai chữ “động thái”. Đây là sự bịa đặt chữ nghĩa một cách bát nháo.
-Hành trình khám phá các vụ án trở thành hành trình phá án tức bác bỏ bản án của tòa dưới. Lên kế hoạch, lập kế hoạch truy bắt/truy nã hung thủ/bắt trọn ổ trở thành lên kế hoạch phá án.
-Hào hứng, hấp dẫn, sôi nổi (cuộc đua, trận đá bóng, trình diễn văn nghệ…) trở thành kịch tính. Rồi giá vàng lên xuống cũng “kịch tính”. Thậm chí vụ thảm sát tại tòa soạn báo hí họa Charlie Hebdo (Paris) cũng “đầy kịch tính”. Có lẽ phải cho ông nào sáng chế ra hai chữ “kịch tính” này vào bệnh tâm thần để chữa trị mới được.
-Hay đẹp trở thành kinh điển. Một trận đấu hay, đẹp trở thành một trận đấu kinh điển. Đau đầu quá!
-Hết hàng trở thành cháy hàng. Hết vé trở thành cháy vé. Hết phòng trở thành cháy phòng, trình diễn hết mình trở thành cháy hết mình. Hết săng trở thành cháy săng! Đúng là loại ngôn ngữ đường phố và bát nháo quá đỗi. Cả nước có mấy chục ngàn ông “Tiến Sĩ”, bao nhiêu viện ngôn ngữ, bao giải thưởng văn chương….mà không thấy ai lên tiếng về vấn đề này.
-Hiện ra (trên màn ảnh) trở thành hiển thị. Tôi không hiểu sao trong nước thích dùng tiếng Tàu, trong khi bao tiếng thuần Việt lại không dùng.
-Hiểu ngầm trở thành mặc định. Sao dùng chữ khó quá? Giới bình dân chịu sao thấu? Hơn thế nữa, từ điển Việt Nam trước và sau 1975, kể cả Hán-Việt Từ Điển của Đào Duy Anh cũng không có hai chữ “mặc định”.
-Hình dáng trở thành ngoại hình. Có hình dáng đẹp trở thành Có ngoại hình đẹp. Hình như những người sáng chế ra những từ ngữ lạ lùng này không được đi học từ thuở nhỏ hoặc không hề đọc văn chương, sách truyện Việt Nam.
-Hỗ tương, qua lại, lẫn nhau trở thành tương tác. Thích dùng chữ cầu kỳ, khó khăn trong khi kiến thức chẳng bao nhiêu.
-Hồi đáp, trả lời trở thành phản hồi. Phản là quay ngược, hồi là lui lại, trả lại. Hai chữ này ghép với nhau không hề có nghĩa là trả lời hay hồi đáp mà chỉ là dùng chữ kiểu cọ nhưng lại không rành tiếng Hán-Việt.
-Hợp chất, vật liệu tổng hợp/hỗn hợp trở thành composite
-Hợp tác,người hùn hạp, cùng đứng chug, cùng làm ăn buôn bán với mình (partner) trở thành đối tác (làm việc đối nghịch với mình) như đối phương, đối thủ, đối đầu, đối thoại, đối lập, đối kháng... Từ điển Việt Nam trước và sau 1975 đều không có hai chữ “đối tác”. Tự Điển Hán-Việt của Đào Duy Anh cũng không có hai chữ “đối tác”. Chỉ vì ngu dốt tiếng Việt cho nên đã dịch “partner” thành “đối tác”.
-Hư hỏng, xập xệ, đã cũ, không được như trước nữa trở thành xuống cấp. Thí dụ: Bộ ngực bà ta đã xệ, không còn căng nữa trở thành bộ ngực bà ta đã xuống cấp. (Nếu dùng hai chữ này trong các màn diễu cợt, chọc cười khán gỉa hoặc chuyện tiếu lâm thì được)
-Huy hiệu trở thành logo
K.
-Kẹt xe trở thành ùn tắc, ách tắc.
-Kết hợp, tổng hợp biến thành tích hợp. Hai chữ tích hợp không có trong từ điển tiếng Việt của Miền Nam trước đây.
-Khách trở thành khách mời. Tức là có những vị khách không mời mà đến.
-Khoảng cách/ chiều dài /mức độ trở thành cự ly
-Khởi đầu, mở đầu, mở màn trở thành kích hoạt. “Triều Tiên kích hoạt chiến thuật đó bằng việc ra thông báo cấm tất cả người Malaysia…” (Báo VnExpress). Đúng là dốt hay nói chữ, bịa chữ trong khi tự điển Việt Nam không hề có hai chữ “kích hoạt”.
-Không khí lạnh sẽ tràn vào phía bắc biến thành không khí lạnh tăng cường giống như đổ thêm quân vào trận chiến. Các chữ “trời sẽ lạnh thêm” vừa dịu dàng, vừa dễ hiểu không chịu dùng mà lại thích “tăng cường”.
-Không thể tưởng tượng được (unimaginable) biến thành không tưởng (utopia). Trong nước tiếng Việt quá kém, không phân biệt được thế nào là không thể tưởng tượng được thế nào là không tưởng. Không thể tưởng tượng được là sự kiện đã xảy ra nhưng ngoài dự đoán, ước đoán của mình. Thí dụ: “Thật không thể tưởng tượng được Đức đã thắng Ba Tây 7-1 trong trận bán kết 2004”. Còn không tưởng là không bao giờ xảy ra và sẽ không bao giờ xảy ra. Thí dụ: “Trung Quốc mơ chiếm hết Biển Đông, khống chế Á Châu rồi đánh gục Mỹ. Đúng là chuyện hão huyền, không tưởng.”
-Khu nghỉ mát/nghỉ dưỡng trở thành resort. Du lịch trở thành “đi tour”. Trong nước cũng như hải ngoại, một số lớn danh từ tiếng Việt sẽ chết để nhường chỗ cho tiếng Anh. Bố mẹ thích dùng tiếng Anh ba rọi như thế thì mở Trường Việt Ngữ để làm gì?
-Khu vực chăm sóc bệnh nhân nguy kịch/khu vực chăm sóc đặc biệt (critical care, intensive care) trở thành Khu vực chăm sóc tích cực. Chăm sóc bệnh nhân mà cũng có tiêu cực và tích cực nữa sao? Bệnh viện có biết bao nhiêu là bác sĩ mà không có tới một ông có thể dịch “critical care” ra tiếng Việt? Rồi Bộ Y Tề để làm gì ? Sao không dịch tất cả các thuật ngữ Y Khoa từ tiếng Anh ra tiếng Việt để phổ biến cho tất cá các bệnh viện trong nước? Thật đáng buồn. Trong nước có một “bệnh dịch” là đua nhau tặng hoa và chụp hình để trình diễn, trong khi tình trạng tồi tệ thì phớt lờ rồi báo cáo láo để lừa dối cấp trên và dân chúng.
-Khu vực đi bộ trở thành không gian đi bộ. Không gian ở ngoài trái đất làm sao có thể đi bộ ở đó được. Nhưng khu vực đi bộ đó chúng ta có thể tạo một không khí yên tĩnh hay một môi trường thoải mái, tươi mát cho người đi bộ. Nhà bếp chật hẹp trở thành “không gian nấu ăn chật hẹp” (Đài Tiếng Nói Việt Nam). Đúng là tiếng Việt điên khùng! Từ xưa đến giờ người ta nói, “Tạo một khung cảnh/ một bầu không khí ấm cúng cho gia đình” chứ người ta không nói. “Tạo một không gian ấm cúng cho gia đình”. Người nào dùng hai chữ “không gian” ở đây tức là không được cắp sách đến trường, không đọc sách vở của tổ tiên.
-Kích thích (kinh tế, tiêu thụ) trở thành kích cầu trong khi trong tự điểnViệt Nam hoàn toàn không có hai chữ kích cầu mà chỉ có: kích thích, kích hỏa, kích động như kích động nhạc.
-Kiểm soát không lưu trở thành quản lý bay
-Kỹ nghệ trở thành công nghiệp/công nghệ. Xin nhớ công nghệ là kỹ nghệ chế tạo máy móc. Còn kỹ nghệ là chế tác, sản xuất lớn theo khoa học. Chẳng hạn kỹ nghệ sản xuất rượu bia, kỹ nghệ gái điếm, kỹ nghệ sản xuất xe hơi….Miền Nam trước đây có Trường Kỹ Sư Công Nghệ để đào tạo kỹ sư chế tạo máy móc.
L.
-Lạ lùng trở thành ngỡ ngàng. Thí dụ: Đẹp lạ lùng trở thành đẹp ngỡ ngàng. Người viết văn như thế này chắc chắn chưa được cắp sách đến trường. Ngỡ ngàng là tình cảm không ưng ý hay trái với dự đoán của minh. Thí du: 1) Sau 25 năm từ Mỹ trở về tôi thật ngỡ ngàng khi thấy cô nữ sinh khả ái năm xưa nay trở thành một bà già tiều tụy. 2) Tôi thật ngỡ ngàng khi cô ta nói cô ta là hoa hậu nhưng mở miệng nói ra toàn chuyện thô tục. (Vì tôi cứ ngỡ cô ta là hoa hậu thì phải ăn nói lịch sự)
-Lạc tay lái, lạc bánh lái trở thành mất lái, mất phanh
-Làm cho vững chắc thêm (bằng cách đóng thêm cột, thêm ván, đắp thêm đất..,) trở thành gia cố chẳng hạn”gia cố các bờ kè”, “gia cố các thuyền” sao dùng chữ khó khăn và lạ hoắc như vậy? Chắc phiên dịch từ tiếng Tàu có từ thời Cách Mạng Văn Hóa của Mao Trạch Đông. Trong tự điển Hán-Việt của Đào Duy Anh không có hai chữ “gia cố”.
-Làm điếm trở thành làm gái. Như vậy làm trai là làm đĩ đực chăng? Nếu nói “làm gái” để chỉ gái điếm thì chúng ta phải hiểu câu nói này như thế nào, “Làm gái thì phải biết công-dung-ngôn-hạnh.”
-Làm điệu, làm dáng, điệu bộ trước ống kính trở thành tạo dáng, thả dáng. Những hình ảnh làm điệu, làm bộ, làm dáng này lan tràn các báo điện tử lớn như VOV, VnExpress, VietnamPlus, Thanh Niên, Tiền Phong… đều là những quảng cáo trá hình cho các cô người mẫu, ca sĩ để kiếm tiền. Đúng là một nền báo chí rẻ tiền.
-Làm hồ sơ giả (để lấy tiền) trở thành chi khống, làm hồ sơ khống.
-Làm việc trở thành thi công. Công nhân đang làm việc trở thành công nhân đang thi công. Tại sao công nhân phải thi đua với nhau? Trên thế giới này làm gì có chuyện đó. Công nhân làm hết giờ thì nghỉ hay về nhà. Nếu làm thêm (overtime) thì phải trả theo giờ phụ trội, gấp đôi. Điên khùng hay sao mà thi đua?
-Lạnh buốt, lạnh cắt da trở thành rét đậm rét hại, giống như một bà nhà quê nói tiếng Việt vậy.
-Lề thói, thói quen, cách thức, cố tật… trở thành văn hóa. Thí dụ: Văn hóa đái bậy ỉa bậy, văn hóa nhận phong bì của bác sĩ, văn hóa du côn, văn hóa tham nhũng, văn hóa chửi thề, văn hóa nói dối, văn hóa ẩm thực, văn hóa xấu hổ, văn hóa khinh bỉ…trong khi văn hóa là cái gì tốt đẹp nhất biểu tượng của một dân tộc.
-Lệ phi, phí tổn cắt cụt chỉ còn phí như thu phí qua cầu. Thậm bán vé xe buýt (xe chuyên chở công cộng) cũng gọi là thu phí. Đúng là ngôn ngữ điên khùng. Từ ngàn xưa đến giờ người ta nói: sở phí, học phí, lệ phí, kinh phí, chi phí, chiến phí…nề nếp đâu vào đó. Nay phá nát tiếng Việt.
-Lịch trình cắt cụt chỉ còn lịch. “Lịch thi Trung học Phổ thông quốc gia năm 2017” (VietnamPlus). Lịch là cuốn sách ghi ngày tháng của một năm. Lịch trình là thời biểu ghi rõ ngày nào làm cái gì giống như thời khóa biểu. Hai chữ này không thể thay thế cho nhau.
-Liên lạc trở thành liên hệ. Liên lạc là dùng thư từ, điện thoại, điện thư để liên lạc, có thể là thăm hỏi, lấy tin, làm ăn, buôn bán. Còn liên hệ là có một mối giao tình, hợp tác, dính líu với nhau. Do đó người ta nói “mối liên hệ vợ chồng” chứ không ai nói, “Mối liên lạc vợ chồng”.
-Lò lửa trở thành chảo lửa. Thí dụ: Chảo lửa Trung Đông. Xin nhớ cho lò lửa khác chảo lửa. Hơn thế nữa không ai nói chảo lửa mà chỉ nói chảo dầu. BBC Việt ngữ thích dùng lại tiếng Việt bát nháo này.
-Lõa thể, cởi truồng trở thành nude
-Lợi dụng/nhân cơ hội trở thành tranh thủ. Thí dụ:”Nhân cơ hội mỗi năm có một tháng nghỉ phép...” trở thành “Tranh thủ mỗi năm có một tháng nghỉ phép…” Tranh thủ ở trong nước còn có nghĩa là “cố gắng” chẳng hạn như “ Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”.
-Lợi tức trở thành thu nhập. Thuế lợi tức trở thành thuế thu nhập trong khi theo Từ Điển Việt Nam “thu nhập” là động từ chỉ việc thu nhận tiền bạc chứ tự thân “thu nhập” không phải số tiền kiếm được do buôn bán hay do lương bổng.
M.
-Mánh lới, thủ đoạn trở thành chiêu trò. Thí dụ: “Chiêu trò rút tiền của bà Sáu Phấn” (Báo Thanh Niên). Đây là ngôn ngữ của bọn buôn lậu, mánh mung.
-Mặt chưa trang điểm trở thành mặt mộc
-Máy bay riêng, máy bay đặc biệt (của tổng thống chẳng hạn) trở thành chuyên cơ tức máy móc đặc biệt.
-Máy điện tử trở thảnh điện toán (Tôi có máy điện tử từ năm 1995 nhưng có bao giờ tính toán hoặc làm toán trên máy điện tử đâu.)
-Máy hình, máy thu hình trở thành camera. Thí dụ: Gắn camera xử phạt vi phạm dọc trục buýt BRT (Báo An Ninh Thủ Đô). Câu văn vừa lai căng vừa lủng củng. Câu văn không lai căng và gẫy gọn sẽ là: “Gắn máy thu hình phạt vi phạm dọc theo tuyến xe chuyên chở công cộng BRT”
-Máy tự chụp hình trở thành chụp hình tự sướng, thật thô tục quá đỗi!
-Metro! (Metro Bà Quẹo, Metro Bình Phú) Cả nước không biết dịch metro là “xe điện ngầm” cho nên các trạm xe điện ngầm đều trương bảng “metro”. Tinh thần nô lệ như thế mà đòi độc lập tự chủ.
-Minh họa (illustrated) được dùng loạn xạ. Trong nước không hiểu hai chữ “minh họa” là gì. Minh họa có nghĩa là vẽ ra, chẳng hạn như truyện bằng tranh, hình bìa và một số trang trong một cuốn truyện do một họa sĩ vẽ , người Mỹ gọi là “illustrated”. Còn nếu là bức ảnh thì nhà xuất bản sẽ ghi chú “photograph by…” tức “hình của”. Ngày nay, tất cả những tấm hình đi kèm với một bải viết nào đó mà không ăn nhập chi với đề tài, mà chỉ lấy một hình tượng trưng - đều được ghi chú là “minh họa”. Đúng là điếc không sợ súng! Chẳng hạn bài viết có đề tài “Đánh Ghen” mà không có một bức họa/tranh nào về đánh ghen cả, tác giả có thể lấy một bức hình hai người đàn bà đang túm tóc nhau, nhưng không được ghi chú “hình ảnh minh họa” mà có thể ghi, ”Đây là hình đánh ghen được đăng trên báo ABC” hoặc “Đây là hình ảnh tượng trưng các bà đánh ghen”.
-Môi giới, dắt mối trở thành cò. Tại bệnh viện cũng có “cò” để môi giới với y tá, bác sĩ chữa bệnh cho đàng hoàng, nếu không cho mày ra nghĩa địa. Nhiều báo còn dùng hai chữ “cò mồi”. Cò mồi là cùng băng đảng nhưng đóng giả để lường gạt người ta, hoàn toàn khác với môi giới, dắt mối để kiếm tiền.
-Mới sinh được tám tháng trở thành tám tháng tuổi. Cây đa cổ thụ 100 năm trở thành Cây đa cổ thụ 100 năm tuổi. (Bắt chước tiếng Anh thêm chữ old vào)
-Món hàng bán được giá trở thành “giá trị kinh tế cao”. Thích dùng chữ khó khăn.
-Một con hổ trở thành một cá thể hổ
-Một con khỉ Voọc trở thành một cá thể Voọc
-Một con bò, 1300 con bò trở thành “1300 cá thể bò nhập khẩu từ Mỹ” (Báo Tiền Phong). Cứ cái điệu viết văn nhảm nhí như thế này, trong tương lai gần sẽ là: Mẹ tôi đi chợ mua một cá thể gà. Đám cưới rất lớn có tới chục cá thể heo quay. Chục cá thể lợn xổng chuồng làm tôi đuổi hết hơi. Bán cho tôi một cá thể ngựa. Mạo tự “con” để chỉ các con vật, đồ vật như : Con chó, con mèo, con chim, con cá, con trâu, con bò, con dao, con quay, con thoi, con cúi, con diều…rồi sẽ chết trong ngôn ngữ Việt Nam. Người nào dùng hai chữ “cá thể” ở đây chắc chắn không được cắp sách đến trường. Cá thể là đơn lẻ khác với tập thể. Thí dụ: Làm ăn cá thể. Nó không phải là mạo tự để chỉ các con vật, đồ vật.
-Một số hình ảnh, một loạt hình ảnh trở thành chùm ảnh (giống như chùm khế ngọt). Một số bài thơ trở thành chùm thơ. Nếu vậy một mớ sách vở sẽ trở thành một chùm sách vở!
-Mũ/nón an toàn trở thành mũ/nón bảo hiểm. (Bảo hiểm là bỏ tiền ra để nhờ một công ty trả tiền mình trong trường hợp có tai nạn, nhà cháy, hàng hóa hư hỏng v.v..)
-Mức nợ tối đa trở thành nợ trần giống như nợ trần gian, nợ đời. Chữ “ceiling” của Mỹ nghĩa bóng ở đây có nghĩa là chạm mức tối đa chứ không phải trần nhà. Bất cứ ở quốc gia nào, một danh từ đều có nghĩa đen và nghĩa bóng. Thí dụ: Hot issues không phải là “những đề tài nóng” mà là những vấn đề được bàn cãi sôi nổi thường xuất hiện trong những cuộc bầu cử, sau bầu cử thì lại ”chìm xuồng”.
-Muốn trừng trị, trừng phạt phải biết sai phạm ở chỗ nào biến thành “Xử lý phải có địa chỉ rõ ràng”. Đó là tiếng Việt điên khùng của ông Tiến Sĩ Nguyễn Viết Chức đăng trên VOV ngày 30/3/2017.
N.
-Nam Hàn trở thành Hàn Quốc. Bắc Hàn trở thành Triều Tiên. Lộn xộn quá, nhớ không nổi!
-Nạn nhân trở thành bị hại. Hung thủ, kẻ sát nhân trở thành kẻ thủ ác.
-Ngày hội trở thành lễ hội. Trong nước không phân biệt được thế nào là ngày lễ, thế nào là ngày hội. Ngày lễ để kỷ niệm một biến cố lịch sử, hay khánh thành một công trình lớn: Như Lễ Hai Bà Trưng, Lễ Giỗ Trận Đống Đa, Lễ Quốc Khánh, Lễ Khánh Thành…Còn ngày hội chỉ là tụ họp vui chơi, không phải là ngày nghỉ lễ chính thức của học sinh hay công chúng. Chẳng hạn như: Hội Lim, Ngày Hội Thả Diều Đà Nẵng, Ngày Hội Cà-Phê Ban Mê Thuột, Ngày Hội Hoa Đà Lạt, Hội Đua Thuyền…Nhưng một ngày lễ nếu quy tụ đông đảo tín đồ, người hành hương thì có thể gọi là lễ hội như Lễ Hội Chùa Hương, Lễ Hội Đền Hùng.
-Nghi ngờ trở thành nghi án. Thí dụ: Nghi án đập đá (Nghi ngờ có sử dụng bạch phiến)
-Ngoại tệ trở thành ngoại hối. Dự trữ ngoại tệ trở thành dự trữ ngoại hối. Ngoại tệ gửi về nước trở thành kiều hối. Trong khi theo tự điển Việt Nam, nội hối là “đổi tiền trong nước”. Còn ngoại hối là “đổi tiền với nước khác”. Nói tóm lại, trong nước bịa đặt ra chữ mới mà không cần tra cứu tự điển gì cả. Đúng là điếc không sợ súng!
-Ngũ Giác Đài trở thành Lầu Năm Góc do các ông bà ở hải ngoại lấy nguyên những bản tin trong nước rồi đua nhau chuyển tiếp lên các diễn đàn…khiến tiếng Việt đổi đời trở thành tiếng Việt chính thống.
-Người dân bị thiệt hại (vụ Formosa) trở thành những người dân bị hại (VOV) Đúng là tiếng Việt điên khùng. Xin nhớ cho, bị thiệt hại thuộc về dân sự như bị thiệt hại về tài sản, nghề nghiệp sinh sống. Còn “bị hại” là bị sát hại, giết.
-Người hâm mộ, kẻ hâm mộ/khán giả hâm mộ trở thành fan. “Á hậu H.O chia sẻ chuyện gia đình trong lần đầu họp fan” (Đài Tiếng Nói Việt Nam). Tiếng Việt lai căng, bát nháo không thể tưởng tượng được, nhất là lại được đưa lên một trang thông tin tiêu biểu cho tiếng nói của một quốc gia.
-Người ngoại quốc trở thành tây. Báo chí trong nước bây giờ rất lạ. Tất cả người ngoại quốc dù là Mỹ, Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hòa Lan đều được đổ đồng bằng hai chữ “ông Tây”. Đọc bản tin “Ông Tây lấy vợ Việt” tôi cứ nghĩ rằng đây là một người Pháp lấy vợ Việt Nam nhưng lại là một ông người Hà Lan lấy vợ Việt Nam. Rồi “Một ông Tây hát cải lương” hóa ra một thanh niên Mỹ hát cải lương. Ngày xưa, cho tới năm 1954, ở ngoài Bắc, lính Pháp mình gọi là lính Tây, khu phố mà người Pháp ở gọi là Phố Tây. Tây Đen là lính Maroc, Algerie, Senegal, Tunisie…mấy người Pháp mình gọi là “mấy thằng Tây” (Westerner) vừa căm thù vừa khinh ghét. Chính tôi ở ngoài Bắc trước 1954 cũng gọi “mấy thằng Tây”, kính trọng lắm là “mấy ông Tây”. Nhưng nay thời thuộc địa qua rồi, mọi danh từ có vẻ như căm ghét, khinh thị phải quên đi. Thế giới này cần chung sống hòa bình và kính trọng lẫn nhau. Mình nên bỏ chữ “Tây” và thay bằng “người Pháp”, “người Mỹ”. “người Tây Ban Nha”, “người Hà Lan” cho lịch sự.
-Người trong gia đình nay trở thành thành viên của gia đình. “ Cháu là người trong gia đình” nay thời kỳ “hội nhập” phải nói, “Cháu là thành viên của gia đình” giống như thành viên của một tổ chức nào đó.
-Người viết chuyên đề trở thành blogger. Trang tin chuyên đề trở thành trang blog
-Nguy nga, tráng lệ, đồ sộ, trang trọng, lộng lẫy nay chết hết chỉ còn có hoành tráng
-Nhà để xe trở thành garage
-Nhà Trắng hay Tòa Bạch Ốc? Trong thời kỳ chiến tranh, danh từ The White House được hai miền nam-bắc dịch khác nhau. Miền Nam dịch là Tòa Bạch Ốc. Miền Bắc dịch với tính cách khinh thị (coi nhẹ) là Nhà Trắng. Dù người Mỹ dùng chữ “house” thí dụ, House of Representatives nhưng không thể dịch là “Nhà Đại Biểu” mà phải dịch là Hạ Nghị Viện. Theo tôi nghĩ, nơi ở, nơi làm việc của các vị nguyên thủ quốc gia không thể gọi là “nhà” mà phải dịch là Dinh, Điện hay Phủ. Thí dụ: Điện Kremlin, Điện Versailles, Dinh Độc Lập, Phủ Toàn Quyền, Phủ Thống Sứ, Phủ Chủ Tịch…Chiến tranh đã qua đi hơn 40 năm, hai bên đã khép lại quá khứ. Việt-Mỹ đã ký thỏa ước hợp tác toàn diện (Comprehensive Partnership) . Hợp tác toàn diện cũng có nghĩa là hai bên phải tôn trọng lẫn nhau. Chúng ta nên tôn trọng người Mỹ và người Mỹ dĩ nhiên cũng phải tôn trọng Việt Nam. Do đó, danh từ Nhà Trắng nên bỏ đi, không nên có thái độ khinh thị. Theo tôi, The White House nên dịch là: Tòa Bạch Ốc, Bạch Cung hay Bạch Dinh. (Vũng Tàu có Bạch Dinh là nơi nghỉ mát của Vua Bảo Đại)
-Nhạc Trịnh Công Sơn trở thành nhạc Trịnh. Trong khi nhạc Phạm Duy lại không nói là nhạc Phạm, nhạc Phan Đỉnh Điểu lại không nói nhạc Phan
-Nhân đạo trở thành nhân văn. Xin nhớ nhân đạo khác nhân văn.
-Nhanh lên, mau lên trở thành khẩn trương lên
-Nhập lượng-xuất lượng, vốn-thành phẩm trở thành đầu ra-đầu vào (input-output) nghe sao thô tục quá.
-Nhập viện. Trong nước bây giờ, tường thuật bất kỳ một biến cố nào có người bị thương đều thêm hai chữ “phải nhập viện” (phải vào bệnh viện). Trên thế giới này không hề có kiểu tường thuật như vậy. Thí dụ: Phóng viên đưa tin người chồng vũ phu đã đánh đập người vợ dã man vì ngăn cản không cho uống rượu, hoặc một tai nạn xe hơi khiến bốn người trọng thương. Như thế là đủ. Còn chuyện có vào nhà thương hay không, không phải chuyện của phóng viên. Dĩ nhiên, nếu bị thương nặng thì người ta đương nhiên đi bác sĩ hoạc vào bệnh viện, phóng viên khỏi tường thuật chuyện đương nhiên. Đúng là một nền báo chí kém cỏi.
-Nợ chạm mức giới hạn trở thành nợ trần giống như nợ đời, nợ trần ai. (VOA)
-Nói không biết ngượng trở thành mồm không biết ngượng. Đây là ngôn ngữ của mụ bán “bún mắng cháo chửi” ở Hà Nội được tường thuật trên CNN.
-Nơi du lịch/địa điểm du lịch trở thành điểm đến. Thí dụ: “Thành Phố HCM là một điểm đến thu hút du khách quốc tế”. (VnPlus) Câu nói bình thường chỉ là, “Thành Phố HCM là địa điểm du lịch thu hút du khách quốc tế”.
-Nổi bật trở thành nổi cộm. Hai chữ này VOA và BBC tiếng Việt rất thích dùng, làm ra vẻ như ta đây là “bác học”.
-Nông phẩm biến thành sản phẩm nông nghiệp , dã thú biến thành động vật hoang dã tức kéo dài tiếng Việt ra một cách thừa thãi.
-Nồng độ rượu trong máu (để phạt lái xe) trở thành nồng độ cồn. (Ảnh hưởng thuộc địa Pháp vẫn còn dai dẳng)
-Nữ công nhân trở thành lao động nữ. Nam công nhân trở thành lao động nam. Đúng là đổi đời.
-Nữ ký giả /nữ phóng viên trở thành nhà báo nữ. Nếu như vậy thì nữ thủ tướng sẽ trở thanh thủ tướng nữ, bà bộ trưởng sẽ trở thành bộ trưởng nữ và nữ quân nhân sẽ trở thành quân nhân nữ hay lính gái/lính trai.
-Nữ quân nhân hải quân trở thành “phụ nữ quân chủng hải quân”. Sao dùng chữ khó khăn quá vậy?
-Nước dâng cao trở thành triều cường. “Người dân TP.HCM dầm mình lội triều cường” (Báo Tuổi Trẻ).
-Nuôi và gây giống trở thành nuôi trồng. Thí dụ: Nuôi trồng thủy sản. Thật không thể tưởng tượng được người ta có thể “trồng” tôm, cá v.v…Thế mà cả nước nói như vẹt mà không một ý thức gì cả.
O.
-Ông/Bà trở thành Mr. & Mrs.
-Ống sắt trở thành tuýp, ống tuýp (Tiếng Pháp là tube):
P.
-Phái tính (phái nam, phái nữ) trở thành giới tính. Giới có nghĩa là giới hạn, ngăn cấm hoàn toàn không có nghĩa là đàn ông/đàn bà, trai/gái hay nam/nữ.
-Phẩm chất trở thành chất lượng. Ngày xưa Miền Nam phân biệt phẩm và lượng. Phẩm thì gọi là phẩm chất. Còn lượng thì gọi là số lượng. Thí dụ: Số lượng thì nhiều nhưng phẩm chất không bao nhiêu.
-Phân phát, phân phối, lan truyền trở thành phát tán.
-Pháo hạm trở thành tàu pháo
-Phạt ngay tại chỗ trở thành phạt nóng. Thưởng ngay trở thành thưởng nóng. Gửi giấy phạt về nhà trở thành phạt nguội. Thật khôi hài quá mức!
-Phát thanh thì nói phát thanh. Còn đài truyền hình thay vì phát hình lại nói phát sóng, phủ sóng. Điên rồ quá!
-Phê bình, chỉ trích, công kích trở thành ném đá (giống như hình phạt ném đá thời Trung Cổ).
-Phê bình cắt cụt chỉ còn phê (giống như phê vào công văn)
-Phi công chính trở thành cơ trưởng tức phụ trách máy móc chính
-Phi công phụ trở thành cơ phó tức phụ máy móc
-Phi đạn trở thành rocket
-Phi hành đoàn trở thành tổ bay, tổ lái
-Phải chịu thuế/ đánh thuế trở thành áp thuế. Bản tin trong nước do bà con “chống cộng” lấy rồi phổ biến rộng rãi trên Yahoo Groups ở hải ngoại: “Trump đe dọa áp thuế quyết liệt, lên tới 35% với các nhà sản xuất ô-tô ở nước ngoài rồi đem vào Mỹ bán.” Tôi không hiểu “áp thuế quyết liệt” là đánh thuế như thế nào? Đúng là ngu dốt lại hay “đao to búa lớn”. Đánh thuế thì hoặc “đánh thuế cao” hoặc “giảm thuế” chứ làm gì có “ quyết liệt ở đây?
Trong nước bị di truyền và ám ảnh bởi những từ ngữ chiến tranh, tuyên truyền, kích động có từ 70 năm trước trong cuộc sồng hằng ngày. Một đất nước như vậy làm sao có thể yên bình được? Muốn người dân điên cuồng lao vào chém giết chỉ cần tuyên truyền, kích động bằng những ngôn từ hận thù, sắt máu - dù dân chủ, tự do như Hoa Kỳ. Xin nhớ những chủ nghĩa gây thảm họa cho loài người đều phát xuất từ Âu Châu. Chính vì thế mà thế giới ngày hôm nay, người ta quý trọng lập trường ôn hòa (moderate) và sợ hãi lập trường quá khích (extremist) và cực hữu (far right). Ngôn ngữ cũng vậy, phải hòa nhã, dịu dàng, lịch sự mới chinh phục được lòng người. Lão Tử nói rằng người ta sợ hãi cái gì sắc nhọn, thích cái gì vuông vức, tròn trịa. Cái gì cứng quá thì gẫy, cái gì mềm mại thì còn “Răng cứng thì rụng, lưỡi mềm thì còn”. Một cơn bão lớn thổi tới, cây cổ thụ khổng lồ 100 năm ở Mỹ cũng trốc gốc, nhưng cây tre biết ngả nghiêng theo chiều gió thì vẫn đứng khơi khơi. Lãnh đạo một đất nước cũng vậy, phải tránh những lời nói kích động, đao to búa lớn, mị dân, rỗng tuếch mà người Mỹ gọi là “rhetoric”. Kích động lòng dân thì dễ nhưng an dân, giữ được lòng dân mới khó. Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo đã dạy “Việc nhân nghĩa cốt ở an dân.”
-Pháo bây giờ phân ra pháo nổ và pháo hoa (VietnamPlus). Thí dụ: “Nghệ An: Dân tự phát đốt pháo nổ, pháo hoa tự chế tại vùng quê”. Đúng là loại ngôn ngữ điên khùng. Từ ngàn xưa tới giờ, nói “đốt pháo” là người ta hiểu loại pháo gì. Còn pháo hoa/pháo bông thì gọi là “bắn” chứ không gọi là “đốt”, chẳng hạn như bắn pháo sáng (hỏa châu)
-Pháo tháp, đồn canh trở thành lô-cốt
-Phát động phong trào trở thành khởi động phong trào, (Diễn Đàn YahooGroups ở hải ngoại cũng đã lây bệnh trong nước rồi.)
-Phạt nặng, lên một bản án nặng nề biến thành “xứ lý nghiêm”. Thí dụ: “Xử lý nghiêm xe chạy ngược chiều, xử lý nghiêm lấn chiếm vỉa hè”. Thật tình tôi không hiểu “xử lý nghiêm” là xử lý như thế nào. Là người học Luật, tôi thấy câu nói này mơ hồ. Thi hành luật pháp thì phải nghiêm minh. Còn hình phạt thì nặng hay nhẹ chứ không phải nghiêm. Thí dụ: Phạt nặng những xe chạy ngược chiều. Phạt nặng xe vận tải quá trọng lượng. Lên một bản án nặng nề cho kẻ dâm ô/hãm hiếp trẻ em. Phạt nặng những chủ nhân lấn chiếm vỉa hè trái phép.
-Phổ biến/mở rộng trở thành nhân rộng
-Phong tỏa (tài sản) trở thành đóng băng (Freezing of asset. Chữ “freezing” ở đây có nghĩa là ngăn không cho chuyển dịch một tài sản, trương mục, tài khoản…chứ không phải bỏ vào tủ lạnh để cho nó thành đông đá/đóng băng.
-Phòng tập thể dục trở thành gym
-Phỏng vấn, lấy tin, săn tin, thu hình, làm phóng sự trở thành tác nghiệp giống như ký giả Tàu Hồng Kông hay Đài Loan nói chuyện với nhau.
-Phụ tá trở thành trợ lý. Thí dụ: Trợ lý tổng thống (phụ tá tổng thống), trợ lý bộ trưởng (phụ tá bộ trưởng, thứ trưởng)
-Positive =có dấu hiệu… như ung thư chẳng hạn trở thành dương tính. Trong khi theo từ điển tiếng Việt trong nước “dương tính” là “tính chất mạnh của giống đực”. Negative = không có dấu hiệu…như ung thư chẳng hạn trở thành âm tính. Trong khi từ điển tiếng Việt Nam trước và sau 1975 không hề có hai chữ “âm tính”. Thật bừa bãi quá mức! Ở Việt Nam bây giờ tha hồ nói và viết, không cần biết đúng sai, không cần biết sách vở có dạy như vậy hay không và cũng có ai phê phán hay dòm ngó tới.
Q.
-Quan điểm trở thành góc nhìn (BBC tiếng Việt)
-Quan thuế trở thàng hải quan. Tại Phi Cảng Tân Sơn Nhất hay Phi Trường Nội Bài tôi có thấy biển (hải) gì đâu? Ngày xưa chưa có phi trường, hải quan được đóng ở cửa biển để thu thuế. Ngày nay quan thuế thu ở hải cảng, phi trường, biên giới… có còn nằm ở cửa biển nữa đâu mà cứ dùng mãi?
-Quần áo lót, đồ lót trở thành nội y giống như ngôn ngữ của các thái giám Trung Hoa gọi quần áo lót của các bà hoàng hậu, quý phi.
-Quân cảng trở thành cảng quân sự.
-Quân chủ biến thành phong kiến. Trong nước không phân biệt được thế nào là chế độ quân chủ (Monarchy) và thế nào là chế độ phong kiến (Feudalism). Phong kiến là cắt đất, phong hầu để thành lập một quốc gia riêng (kiến quốc) đã chấm dứt khi Nhà Chu tiêu vong. Từ Tần, Hán trở đi, chế độ phong kiến không còn mà chỉ còn chế độ quân chủ giống như chế độ quân chủ trên toàn thế giới. Ở Việt Nam làm gì có chế độ phong kiến. Dĩ nhiên một số tập tục của thời phong kiến còn rơi rớt lại khi Trung Hoa chuyển sang chế độ quân chủ, nhưng không thể gọi đó là chế độ phong kiến, nhất là ở Việt Nam.
-Quang đãng trở thành thông thoáng. Thí dụ: “Đường phố quang đãng” trở thành “Đường phố thông thoáng”. Thậm chí thủ tục, giấy tờ dễ dãi cho người dân cũng gọi là “thông thoáng”.
-Quy mô, cỡ lớn/ lớn trở thành đại trà. Sản xuất lớn trở thành sản xuất đại trà.
-Quyền Anh đã chết chỉ còn boxing.
R.
-Rau (vegetable, légume) biến thành rau xanh. Như vậy rau tía tô màu đỏ tía, hành củ và tỏi màu trắng, sà-lách/rau diếp Đà Lạt màu mỡ gà, cà tím, cà-rốt, củ cải đỏ, rau dền đỏ, bắp cải màu trắng…có trồng không và gọi là rau gì? Trong nước có tật thêm cái đuôi vào các danh từ đã có từ ngàn năm nay rồi. Nói trồng rau là người ta hiểu rồi lại còn bịa đặt ra trồng “rau xanh”.
-Rau không bón phân hóa học trở thành rau sạch làm người ta nghĩ tới rau nhơ bẩn có dính phân vào đó. Khi sáng chế ra chữ mới phải suy nghĩ cẩn thận để tránh sự liên tưởng tới nghĩa xấu.
S.
-Sân khấu trở thành sàn diễn. Võ đài trở thành sàn đấu. Bục trình diễn thời trang trở thành sàn catwalk. Nơi mua bán chứng khoán trở thành sàn chứng khoán, phòng họp của thượng viện Mỹ (Senate Floor) trở thành sàn thượng viện….Rồi mai đây diễn đàn Liên Hiệp Quốc sẽ thành sàn Liên Hiệp Quốc, phòng họp của quốc hội (House Floor) thành sàn quốc hội…cái gì cũng là sàn tất cả. Ngôn ngữ truyền thống nằm chình ình trong sách vở nhưng chết lần chết mòn chỉ vì ngu dốt tiếng Anh lẫn tiếng Việt.
-Sinh đôi trở thành song sinh. Thích dùng tiếng Tàu mà đòi thoát Trung. Giống như thấy hàng Trung Quốc rẻ dù độc hại, tranh nhau mua rồi khoe mà đòi chống Trung Quốc. Nghe hai chữ “sinh đôi” nó đẹp và thuần Việt làm sao. Truyện Kiều trở thành bất tử và thấm vào máu thịt Việt Nam là vì Cụ Nguyễn Du dùng ít điển tích và dùng những chữ thuần Việt.
-Sinh Vật Học (biology) trở thành Sinh Học (Cắt cụt tiếng Việt cho mày chết luôn!)
-Số lần xuất hiện trở thành tần xuất
-Sở thích thành gu (gout)
-Soạn bài giảng trở thành soạn giáo án, nghe thấy mà ghê, giống như án lệnh của tòa.
-Sòng bài trở thành casino
-Sức vóc trở thành thể hình thể lực. Thí dụ: Các cầu thủ Việt Nam thể hình thể lực kém so với các cầu thủ Âu Châu. Miền Nam có hai chữ sức vóc rất hay tại sao không dùng? Sức là sức khỏe, vóc là chiều cao, lớn bé.
-Suy nghĩ trở thành tư duy. Thích dùng chữ khó khăn để chứng tỏ ta đây là người trí thức. Nhưng thực ra người trí thức đạt đạo lại bình dị, không làm dáng, rởm đời. Miền Nam trước đây, khi nói chuyện với bạn bè mà dùng hai chữ “tư duy” chẳng hạn như, “Chuyện đó tao phải suy nghĩ nhức đầu.” mà lại nói, “Chuyện đó tao phải tư duy nhức đầu.” chắc bạn nó chửi vào mặt mình là thằng phách lối. Nói năng với bạn bè, hay trước công chúng mà dùng những chữ kiểu cọ, xổ Nho, đao to búa lớn, khó khăn, nhức đầu thì người ta sẽ nghĩ mình là kẻ đầu óc không bình thường hoặc phách lối, dạy đời. Xin nhớ cho ngôn ngữ là truyền đạt vừa tư tưởng lẫn tình cảm. Ngôn ngữ phải dùng đúng nơi, đúng chỗ. Cái quý nhất là đơn giản, dễ hiểu, thông dụng, lịch sự và lễ độ. Đừng chế bậy.
T.
-Tác động qua lại trở thành tương tác. Ngay chính bản thân tôi, nghe hai chữ “tương tác” tôi vẫn không hiểu nghĩa là gì.
-Tài liệu trở thành tư liệu (tư liệu là tài liệu riêng của một người)
-Tài tử điện ảnh, người mẫu, ca sĩ nổi tiếng trở thành sao, các sao. Cho nên tôi tạm có câu đố chơi cho vui:Các sao ra xem sao. Sao? Nói sao?
-Tài xế trở thành lái xe (Tài xế là danh từ, còn lái xe là động từ). Đào tạo tài xế trở thành đào tạo lái xe. Đúng là tiếng Việt điên khùng.
-Tái bổ nhiệm trở thành bổ nhiệm lại nghe quê mùa làm sao ấy. Thí dụ: “Bổ nhiệm lại hai thứ trưởng Bộ Công An và Bộ Quốc Phòng. (VOV)” Người ta nói: tái đấu chứ không nói đấu lại, tái cử chứ không nói ứng cử lại, tái xuất giang hồ, tái diễn chứ không nói xảy ra một lần nữa.
-Tân trang/làm mới trở thành nâng cấp (upgrade)
-Tăng tốc độ cắt cụt chỉ còn tăng tốc. Như thế, lái với tốc độ lớn trở thành lái với tốc lớn. Xin nhớ cho chữ tốc đứng một mình có nhiều nghĩa. Thí dụ: Mái nhà bị bão thổi tốc lên. Váy cô ta bị gió thổi tốc lên.
-Tập họp/biểu tình trở thành mít tinh
-Tay đua xe đạp trở thành cua-rơ
-Tay lái /bánh lái trở thành vô-lăng
-Tây Ban Cầm đã chết chỉ còn Guitar
-Thăm viếng, du ngoạn trở thành tham quan. Muốn thoát Trung mà lại ôm cứng tiếng Tàu.
-Thản nhiên biến thành vô tư. “Người dân vô tư hành hạ hoa ở Lễ hội hoa hồng Bulgaria” (VOV). Xin nhớ cho vô tư là công bình (Chí công vô tư). Vô tư lự là không lo nghĩ gì.Còn thản nhiên là làm mà không cần biết hậu quả, không cần biết người chung quanh, bất chấp luật lệ. Thí dụ: Ông ta thản nhiên đổ rác ngay dưới tấm bảng “Cấm Đổ Rác”. Người nào dùng hai chữ “vô tư” ở đây chắc chắn không được cắp sách đến trường.
-Tháng Giêng trở thành Tháng Một. Tháng Chạp cũng chết luôn chỉ còn Tháng 12.
-Thắng hai trái trở thành làm cú đúp
-Thắng ba trái trở thành hat trick
-Thắng rõ rệt, thắng áp đảo/ trên chân rõ ràng trở thành thắng thuyết phục (thuyết phục ai ở đây?)
-Thế lực trở thành quyền lực. Thí dụ: “Quen biết trở thành thứ quyền lực mà người ta có thể mang ra để thách thức luật pháp.” (VnExpress) Ở đây không phải là quyền lực mà là thế lực. Quyền lực là sứ mạnh của người nắm quyền . Còn thế lực là sức mạnh dựa vào một người có quyền …chẳng hạn như vợ con, anh em, người tình của người nắm quyền. Thí dụ: “Ông ta là người rất có thế lực vì là bố vợ của ông giám đốc công an tỉnh.”
-Thế Vận Hội trở thành Olympic
-Thị trường chứng khoán/ trụ sở mua bán chứng khoán/nơi mua bán chứng khoán trở thành sàn chứng khoán. Trong nước thấy chữ “floor” tưởng đó là “sàn” thực ra “floor” còn có nghĩa là địa điểm, chỗ. Thí dụ
”Senate Floor” tức địa điểm, phòng hội của Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ.
-Thổ sản trở thành đặc sản. Xin nhớ cho thổ sản khác đặc sản. Thổ sản là chỉ nơi đó mới có. Còn đặc sản thì chỗ nào cũng có. Thí dụ “nhãn Hưng Yên” là thổ sản của Hưng Yên mà nơi khác không có. Trong nhãn Hưng Yên có thể có nhiều đặc sản/đặc biệt, chẳng hạn nhãn giống này, nhãn giống kia, nhãn có hột, nhãn không hột…
-Thời tiết khắc nghiệt, thời tiết tệ hại trở thành thời tiết cực đoan
-Thù nghịch trở thành khắc tinh . VOA tiếng Việt, “Tân tư lệnh hải quân TQ: ‘Khắc tinh’ của Việt Nam?”
Người viết bài này tiếng Việt quá kém không phân biệt được nghĩa của hai chữ “thù nghịch” và “khắc tinh”. Phó Đô Đốc Thẩm Kim Long của Trung Quốc, người đã từng chỉ huy Hạm Đội Nam Hải, cưỡng chiếm Hoàng Sa năm 1974 và Gạc Ma năm 1988, nay được đề cử làm tư lệnh hải quân Trung Quốc, thì viên tướng hải quân này có quá khứ thù nghịch/ tội ác với Việt Nam chứ sao gọi là khắc tinh? Xin nhớ cho tất cả các danh tướng Việt Nam như Ngô Quyền, Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ đều là khắc tinh của các danh tướng Trung Quốc. Nói khác đi, các danh tướng Tàu dù chinh đông, chinh tây, nổi danh khắp thế giới nhưng tới Việt Nam thì hoặc bị chém đầu, treo cổ tự sát hay chui vào ống đồng mà chạy. Tức danh tướng Việt Nam là khắc tinh của tất cả các danh tướng Tàu…chứ làm gì có tướng Tàu là khắc tinh của các tướng Việt Nam. Xin người viết bài này học lại lịch sử Việt Nam đã được dạy từ bậc Tiểu Học.
-Thủ quân (một đội bóng) trở thành đội trưởng. Tranh bóng trở thành tranh chấp bóng (giống như tranh chấp quyền lực). Các cầu thủ gạo cội, các tuyển thủ trở thành các cao thủ. (ảnh hưởng bởi phim bộ Hồng Kông) Thật là “nhà quê” khi gọi các tuyển thủ bóng đá là các cao thủ. “Một đường truyền rất tốt/thuận lợi cho…” trở thành “Một đường truyền thông thoáng”. Tường thuật các trận túc cầu bây giờ toàn là dân Miền Bắc thiếu kiến thức, thiếu ngữ vựng về môn túc cầu. Một trận đấu 90 phút mà phải nghe cả ngàn lần các từ ngữ như “thi đấu” “xử lý bóng không tốt”, “xử lý bóng tốt”, “tình huống” làm cho người nghe bực cả mình. Rồi tài năng, tài nghệ trở thành tố chất (tố chất của Công Phượng), giao trả gắn bó (theo thuật ngữ rất sống động của ký giả Huyền Vũ) trở thành “bật nhả”, đưa bóng xuyên qua hàng phòng vệ của đối phương nay được các ông Bắc Kỳ gọi là “chọc khe” sao thô tục quá. Rồi “một đường truyền thiếu suy tính” trở thành “một đường truyền thiếu cảm giác”. Ở trong nước không phân biệt được thế nào là thành phần thế nào là đội hình cho nên cái gì cũng dùng hai chữ “đội hình”. . Thành phần là danh sách cầu thủ. Còn đội hình là chiến thuật, chẳng hạn đá với chiến thuật 4-2-4. Tường thuật một trận túc cầu bao gồm cả phần bình luận. Cầu thủ đá hay, đá dở như thế nào…chẳng hạn khéo léo lừa qua hàng phòng vệ đối phương, dàn xếp ăn ý, khôn ngoan đưa bóng cho đồng đội làm bàn, dứt điểm đúng lúc, thừa lúc sơ hở của thủ môn...thì nói ra. Dùng các chữ “xử lý bóng tốt, xử lý bóng không tốt” chỉ để che dấu kiến thức nghèo nàn về môn túc cầu của mình. Rồi “trọng tài biên” trở thành “trợ lý trọng tài”. Rồi “người bị đốn ngã” , “người bị chèn lấn trái phép”, “bị níu áo” ‘bị xô ngã”, “bị đối phương vào bóng quá nguy hiểm” trở thành “ người bị phạm lỗi”. Đúng là loại ngôn ngữ điên khùng. Nó điên khùng ở chỗ, thay vì nói, “người nằm sân, người bị thương là Công Phượng ” lại nói, “người bị phạm lỗi là Công Phượng”. Rồi tranh bóng ở trên cao trở thành “không chiến”!
-Thư thả, nghỉ ngơi, cho bớt căng thẳng trở thành thư giãn.
-Thử để biết/trải qua/ nếm mùi/ thưởng thúc trở thành trải nghiệm. Chỗ nào cũng thấy trải nghiệm, nói như vẹt vậy. Thí dụ: Thay vì nói, “Sinh viên quốc tế hào hứng thưởng thức (enjoy) hương vị Tết Việt Nam” lại viết, “Sinh viên quốc tế hào hứng trải nghiệm hương vị Tết Việt Nam” (VOV). Chúng ta hãy so sánh hai câu sau đây: 1. “Chúng tôi đã trải qua (trải nghiệm) bốn ngày Tết ở Hà Nội.” Câu nói này không hàm ý Tết ở Hà Nội như thế nào. 2. “Chúng tôi đã thưởng thức bốn ngày Tết ở Hà Nội.” Câu nói này hàm ý tác giả vui vẻ thưởng thức hương vị Tết ở Hà Nội. Do đó dùng hai chữ trải nghiệm chỉ có nghĩa là trải qua, đi qua, kinh qua chứ không có bất cứ một ý nghĩa gì khác.
Khi mà hệ thống truyền thông độc quyền thì hệ quả của nó là người dân sẽ nói như những con vẹt vì không có bất cứ một tiếng nói thứ hai hay đẹp hơn. Muốn hay đẹp thì phải “trăm hoa đua nở”. Dĩ nhiên khi “trăm hoa đua nở” sẽ có hoa thúi, hoa cứt lợn, hoa hèn… nhưng sẽ có những loài hoa quý và người dân có học sẽ biết chọn thế nào là loài hoa quý. Một đất nước mà không phân biệt được thế nào là văn chương, ngôn ngữ trí thức, thế nào là văn chương bát nháo, thì đó là một đất nước văn hóa kém, hổ lốn, dù có một triệu tiến sĩ cũng vất đi. Sau đây là một thí dụ viết văn rất bát nháo của BBC Việt ngữ: Thay vì viết, “Lãnh sự quán Việt Nam chưa tiếp xúc với Đoàn Thị Hương”, BBC tiếng Việt viết, “Chưa tiếp xúc lãnh sự với Đoàn Thị Hương” Rồi cũng BBC tiếng Việt ngày 22/3/2017: “Mỹ và Anh cấm laptop lên cabin máy bay vì lo khủng bố”. Câu văn không pha tiếng Anh “ba rọi” chỉ là, “Mỹ và Anh cấm đem máy điện tử xách tay lên máy bay vì sợ khủng bố.”
-Thua ngược, không đáng thua mà thua trở thành thua sốc.
-Thuốc quá hạn trở thành thuốc hết đát. Thí dụ: “bác sĩ người Hàn Quốc dùng thuốc hết “đát“. (Đài Tiếng Nói Việt Nam). Chưa thấy một loại tiếng Việt nào quái đản như thế này!
-Thủy thủ đoàn biến thành kíp tàu. Tại sao dùng chữ lạ lùng như vậy?
-Tìm hiểu trở thành soi, săm soi. Thí dụ; Săm soi chuyên cơ (phi cơ riêng) của Tổng Thống Obama. Đọc hai chữ “săm soi” tôi có cảm tưởng lấy cái que chọc vào đâu đó.
-Tiến hành cuộc điều tra nay thêm cái đuôi “điều tra làm rõ”. Làm rõ cái gì mới được chứ? Trên thế giới này, sau khi có một vụ án mạng hay tai nạn lớn xảy ra, cơ quan công lực thường tới thu thập chứng cớ ở hiện trường, phỏng vấn nhân chứng (nếu có) rồi tiến hành cuộc điều ra để truy tầm thủ phạm, đồng phạm…sau đó họp báo công bố kết quả cho công chúng biết. Nay trong nước không hiểu vì sao, các ông phóng viên lại thêm hai chữ “làm rõ” rất thừa thãi và vô duyên. Truyền thông có học hành đàng hoàng chỉ cần viết, “Nhà chức trách đang tiến hành cuộc điều tra” là người ta hiểu rồi. Thêm hai chữ “làm rõ” vào khiến câu văn trở nên quê mùa.
-Tiền trà nước trở thành tiền bo (pour boire). Tiền thưởng Tết cũng gọi là tiền bo.
-Tiếng Hoa, tiếng Tàu trở thành tiếng Trung (tiếng Trung, tiếng Nam, tiếng Bắc)
-Tiếp xúc trở thành tiếp cận. Ông bộ trưởng không muốn tiếp xúc với báo chí trở thành Ông bộ trưởng không muốn tiếp cận với báo chí. Không cho đến gần trở thành không được tiếp cận. Đúng là tiếng Việt điên khùng.
-Tiết kiệm (economy) hạng ba, giá rẻ trở thành kinh tề. Thay vì nói, “Mua cái này rẻ/tiết kiệm được tiền” lại nói “Mua cái này kinh tế lắm. Đúng là tiếng Việt điên khùng.
-Tiết lộ thành rò rỉ. Tiết lộ là để lộ, bị lộ ra ngoài hay “bật mí” cho người ta biết. Còn rò rỉ có ý nghĩa khác. Chẳng hạn chiếc thùng bị rò ở đáy cho nên nước rỉ ra ngoài. Rò rỉ có thể âm thầm, không ai biết. Vì tiếng Việt không rành cho nên trong nước và BBC tiếng Việt đã dùng rò rỉ để thay thế tiết lộ thế mà cũng được hải ngoại đua nhau bắt chước.
-Tiêu chuẩn, mẫu mực trở thành chuẩn mực. Bịa thêm ra chữ mới để làm gì trong khi chữ cũ đầy rẫy ra đó?
-Tiêu đề, nhan đề trở thành tít (titre)
-Tiêu thụ trở thành tiêu dùng
-Tiểu thương biến thành doanh nghiệp nhỏ. Hai chữ “tiểu thương” đã có cả trăm năm nay sao còn bịa đặt ra “doanh nghiệp nhỏ” làm gì nữa?
-Tìm cách/phương thức giải quyết trở thành khắc phục. Đôi khi khắc phục có nghĩa là ráng chịu cho quen, đừng kêu la, khiếu nại gì cả. Thí dụ: Bộ Nội Vụ tới thăm một trại giam, tù nhân than đói quá. Cán bộ nói, “Các anh cố gắng khắc phục.” Điều đó có nghĩa là Bộ Nội Vụ chẳng giải quyết gì cả. Tù nhân ráng mà lo lấy. Đói ráng chịu, đừng kêu la.
-Tin tức trở thành thông tin trong khi thông tin là loan truyền tin tức như Bộ Thông Tin, Cơ Quan Thông Tin. Còn những gì liên quan đến một cá nhân thì gọi là “dữ kiện” hay “chi tiết” chứ không phải “thông tin”.
-Tin nóng! Trong nước lẫn hải ngoại tràn ngập tin nóng nhưng tôi thật tình không hiểu tin nóng là tin gì. Tin nóng là tin hấp dẫn, tin mới nhất, tin động trời hay tin có liên quan đến xác thịt? Xin những ai dùng hai chữ “tin nóng” giải thích dùm cho, tôi hết lòng cảm ơn.
-Tờ truyền đơn trở thành tờ rơi. Truyền đơn đôi khi phát tay chứ có rơi rớt trên đường đâu. Còn tờ rơi là vứt rơi rớt trên đường.
-Tòa Bạch Ốc trở thành Nhà Trắng do các ông bà ở hải ngoại lấy nguyên bản tin trong nước rồi đua nhau chuyển tiếp lên các diễn đàn YahooGroups…khiến tiếng Việt đổi đời trở thành tiếng Việt chính thống ở hải ngoại.
-Tổng Sản Lượng Quốc Gia trở thành GDP (người kém tiếng Anh không hiểu gì cả)
-Trả lời, lên tiếng/đóng góp ý kiến trở thành phản hồi. Thí dụ: “Bộ Công Thương phản hồi việc kê khai tài sản của bà HTKT” (VnPlus). Trong nước thích dùng chữ nghĩa khó khăn học được từ đời Mao Trạch Đông. Câu văn đơn giản chỉ là, “Bộ Công Thương lên tiếng/trả lời về việc kê khai tài sản của Bà HTKT”
-Trạm, ga chuyển tiếp trở thành trạm, ga trung chuyển
-Trận đấu hay, đẹp mắt trở thành trận đấu kinh điển (giống như ở Hàn Lâm Viện vậy)
-Trao đổi, tiếp xúc trở thành giao lưu, hiệp thông (hình như là danh từ riêng của Thiên Chúa Giáo)
-Trẻ em/trẻ con bị bệnh biến thành bệnh nhi. Bệnh viện nhi đồng cũng biến thành bệnh nhi. Đúng là hỗn loạn, không còn ra thể thống gì nữa.
-Trích ngừa, chủng ngừa trở thành tiêm vaccine
-Trình bày quan điểm đối nghịch/ ý kiến đối nghịch, không đồng ý trở thành phản biện. Thật đao to búa lớn!
-Trồng cây trở thành trồng cây xanh. (tiếng Việt có thêm đuôi)
-Trục trặc/ trở ngại trở thành sự cố
-Trực thăng/máy bay săn tàu ngầm chỉ còn trực thăng/máy bay săn ngầm (cắt cụt tiếng Việt)
-Trung Học Chuyên Ngành/chuyên môn trở thành Trung Học Chuyên (cắt cụt tiếng Việt)
Trung Học Đệ I Cấp (Lớp 6 tới Lớp 9) trở thành Trung Học Cơ Sở. Tôi thật tình không hiểu tại sao trong nước dùng danh từ Cơ Sở cho các trường Trung Học Đệ I Cấp hay Trung Học Chuyển Tiếp mà người Mỹ gọi là Middle School hay Internediate School. Trước đây Miền Nam mô phỏng theo nền giáo dục của Pháp, phân chia trung học ra thành hai bậc gọi là: Trung Học Đệ I Cấp (Lớp 6-9) và Trung Học Đệ II Cấp (Lớp 10-12).
-Trung Quốc, Trung Hoa, Tàu, Hoa Lục trở thành China. Như vậy tại sao không nói nước USA hay nước France cho nó gọn?
-Trung Ương (T.Ư) viết tắt thành TW. Đúng là tiếng Việt quái đản!
-Truyền hình trở thành Tivi
Truyền hình đời sống thực (Reality TV.) biến thành Truyền hình thực tế. Dịch như vậy quá ngây ngô, thế mà cả nước không ai có ý kiến gì khác.
-Tự nhiên/thản nhiên trở thành vô tư. Cứ tự nhiên trở thành cứ vô tư đi (VOV Đài Tiếng Nói Việt Nam). Xin nhớ cho vô tư là không thiên vị. Còn vô tư lự là không lo nghĩ gì cả. Còn Thản nhiên là làm mà không cần để ý đến những người chung quanh, không cần biết đến luật pháp là gì. Ở Việt Nam bây giờ có báo là cứ viết, có đài phát thanh, truyền hình là cứ nói …không cần biết đúng sai và cũng không có ai đế mắt tới. Có lẽ cả nước chỉ lo kiếm tiền, ăn nhậu, vui chơi, giải trí, làm tình, bài bạc, xì ke ma túy, chuyển tiền ra ngoại quốc và ước mơ đi Mỹ…ngoài ra thì sống chết mặc bay.
-Tuổi vị thành niên trở thành tuổi teen. Tây đô hộ 100 năm mà tiếng Việt chưa mất gốc. Mỹ mới vào từ 1995 (bình thường hóa) mà tiếng Anh đang trở thành ngôn ngữ chính, giống như Phi Luật Tân. Còn tiếng mẹ đẻ đang trở thành ngôn ngữ phụ (second language). Nghẻo hèn quá cho nên bắt chước kẻ hùng mạnh cũng là niềm hãnh diện. Nếu có mắt nhìn ra hải ngoại phải biết xấu hổ vì lớp người sống xa Tổ Quốc một đại dương mênh mông lại mở các Trường Việt Ngữ để bảo tồn tiếng Việt cho con cháu trong khi ở trong nước lại hãnh diện vì lai căng, giống Mỹ.
V.
-Vào bệnh viện, vào nhà thương trở thành nhập viện (viện dưỡng lão, viện mồ côi, viện hàn lâm, viện tế bần…biết nhập viện nào đây? Tôi không hiểu sao một nước còn đói nghèo mà lại thích dùng chữ “đao to búa lớn” như thế.
-Vào các trang thông tin điện tử trở thành truy cập. “Truy” là “đuổi” như truy nã, truy kích, truy sát. Tại sao “vào” một trang thông tin điên tử để xem, để tìm hiểu, để lấy tin tức lại gỏi là “đuổi theo”.
-Vẻ mặt biến thành ngoại diện. Thí dụ: “Bạn muốn có khuôn mặt/vẻ mặt giống con gái Tổng Thống Donald Trump” biến thành, “Bạn muốn có ngoại diện giống con gái Tổng thống Mỹ Donald Trump”. (VOA tiếng Việt). Đúng là dốt hay nói chữ. Rồi “có bộ mặt” biến thành “ngoại hình” (VOA tiếng Việt). Đúng là tiếng Việt truyền thống đã chết và được thay thế bằng tiếng Việt lai căng, bát nháo.
-Vi khuẩn, siêu vi trùng trở thành vi-rút
-Vĩ Cầm trở thành Violon.
-Việc trở thành công đoạn. Thí dụ: “Việc đầu tiên là mài dao với nước lạnh và đá mài.“ trở thành, “Công đoạn đầu tiên là mài dao với nước lạnh và đá mài.” Rồi “cỡ” như cỡ lớn, cỡ nhỏ trở thành “kích cỡ”. Tôi không hiểu tại sao trong nước thích dùng chữ cầu kỳ trong khi kêu gào “tiếng Việt trong sáng”.
-Viện bảo tàng, khu vực bảo tàng chỉ còn bảo tàng. Xin nhớ, viện bảo tàng là danh từ. Còn bảo tàng là động từ. Trong nước hiện có khuynh hướng “cắt cụt” tiếng Việt khiến nhiều danh từ trở nên vô nghĩa hoặc trùng với danh từ khác nhưng khác nghĩa. Thí dụ: Lệ phí chỉ còn phí, săn tàu ngầm chỉ còn săn ngầm, choáng váng chỉ còn choáng, bệnh viện chỉ còn viện. Nhưng một số lại thêm “cái đuôi” vào làm tiếng Việt trở nên dị hợm. Thí dụ: đóng tàu trở thành đóng mới, xây nhà trở thành xây mới, trồng cây trở thành trồng cây xanh.
-Vụ tai tiếng trở thành scandal
-Vượt mức quy định trở thành vượt ngưỡng. Vượt ngưỡng gì mới được chứ? Ngưỡng cửa chăng? Đúng là bạ gì viết nấy, không thèm ra cứu từ điển hay hỏi người lớn xem có đúng không.
X.
-Xa lộ trở thành đường cao tốc. Ở Mỹ này người ta phân biệt Xa Lộ (Freeway) và Đường Tốc Hành (Expressway). Xa Lộ xuyên bang hay xuyên thành phố chạy tới 80 dặm/giờ. Còn Đường Tốc Hành/Cao Tốc chỉ là đường nối hai đầu của một thành phố chạy với vận tốc tối đa 50 dặm/giờ.
-Xác định trở thành khẳng định. “Việt Nam khẳng định Đoàn Thị Hương là công dân VN”. BBC Việt ngữ và Việt Nam không phân biệt được thế nào là xác định, thế nào là khẳng định. Khi có sự tranh cãi, nếu thấy dữ kiện đúng thì mình khẳng định, nói dứt khoát là đúng. Còn xác định là xác nhận một sự kiện mà không có tranh luận. Khi đến gặp Cô Đoàn Thị Hương, tòa lãnh sự xác nhận cô đúng là công dân Việt Nam chứ không khẳng định vì không có sự tranh cãi về quốc tịch với các giới chức Mã Lai. Câu văn trên cho thấy trình độ Việt ngữ của BBC và trong nước quá kém. Trình độ của VOA khá hơn một chút khi dùng hai chữ “xác nhận”.
-Xây gấp, hoàn thành sớm biến thành đẩy nhanh tiến độ thi công. Sao dùng chữ dài lòng thòng và cầu kỳ quá vậy? Hãy so sánh hai câu: 1) “Công nhân đang cố gắng để sớm hoàn thành Cầu Cần Thơ.” 2) “Công nhân đang đẩy nhanh tiến độ thi công để sớm hoàn thành Cầu Cần Thơ.” Xem câu văn nào giản dị hơn?
-Xây thêm bốn căn nhà trở thành xây mới bốn căn hộ.
-Xe cộ trở thành phương tiện. Thí dụ: Cấm các phương tiện lưu thông ở một số tuyến đường. Rồi, “Phương tiện đổ về Thủ đô tăng đột biến trong ngày 4 Tết” (VnPlus) Thay vì nói, “Dòng xe cộ đổ về thủ đô tăng bất thường ngày Mùng 4 Tết”, hoặc “Cấm xe cộ lưu thông ở một số tuyến/đoạn đường”.
-Xe buýt: Việt Nam bây giờ không phân biệt được thế nào là xe chở học sinh, xe chuyên chở công cộng, mà đều gọi tất cả các loại xe này là xe buýt. Xe đang chạy trong thành phố phải mua vé đó là “xe chuyên chở công cộng”, còn xe chở học sinh là “xe đưa rước học sinh”.
-Xe hơi trở thành xe ô-tô.
-Xe gắn máy trở thành xe mô-tô
Xe phế thải trở thành xe quá đát. (Báo Thanh Niên) Thật ngu dốt không thể tưởng tưởng tượng được. Quá hạn chỉ dùng cho thực phẩm, thuốc men. Còn xe cộ, máy bay, máy móc quá cũ không dùng nữa thì gọi là “phế thải”.
-Xe pick-up, xe chở hàng nhỏ trở thành xe bán tải. Xe thì chở ít hoặc chở nhiều, hoặc hạng nặng, hạng nhẹ sao lại là “bán” tức một nửa?
-Xe vận tải trở thành xe tải (cắt cụt tiếng Việt). Như vậy “liên đoàn/công đoàn vận tải trở thành “liên đoàn tải” và “ngành vận tải” trở thành “ngành tải”. Thật quái đản!
-Xe vận tải hạng nặng trở thành xe siêu trường siêu trọng, xe container
-Xuồng máy trở thành ca-nô
Chúng tôi còn tiếp tục cập nhật cho cuốn tự điển này thêm phong phú. Nhưng càng viết lại càng đau lòng. Tiếng Việt đổi đời, buồn ơi chào mi! Và buồn cho nhiều thế hệ mai sau.Đào Văn Bình
(California ngày 21/4/2017)
Vietbao online
Sunday, June 25, 2017
VIỆT NAM CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ TỘI DIỆT CHỦNG
Cựu Thủ lãnh Khmer Đỏ đổ lỗi cho Việt Nam về vụ diệt chủng Campuchia
Cựu Chủ tịch nước Khieu Samphan, năm nay 85 tuổi, đọc bản tuyên bố cuối
cùng của ông hôm thứ Sáu 23/6 trước tòa án đặc biệt xét xử tội ác Khmer
Đỏ ở Campuchia được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn.
Ông Khieu Samphan bị cáo buộc đã phạm các tội ác chống nhân loại và tội diệt chủng.
Ông nói: “Tôi triệt để bác bỏ từ ngữ “sát nhân”. Ông nói “cái ý tưởng về cuộc diệt chủng ở Campuchia” đã được Việt Nam bịa đặt ra để biện minh cho cuộc xâm lăng Campuchia.”
Ông Nuon Chea, 90 tuổi, cánh tay phải của Pol Pot, cũng dối mặt với cùng cáo trạng. Ông không có mặt tại tòa hôm thứ Sáu vì lý do sức khỏe. Thay vào đó, ông theo dõi diễn tiến phiên tòa từ một xà lim.
Hai nhân vật này là những quan chức cao cấp nhất của chế độ Khmer Đỏ hãy còn sống .
Cả hai đều giữ lập trường cho rằng Việt Nam phải chịu trách nhiệm về việc giết hại gần 2 triệu người Campuchia bằng nhiều biện pháp khác nhau, kể cả bỏ đói, tra tấn, lao động tới chết trong các trại lao động cải tạo. Nhiều người khác bị đánh đập tới chết trong những vụ hành quyết tập thể được biết đến sau này dưới tên gọi “những cánh đồng chết.”
Hiện chưa rõ bao giờ thì tòa án đặc biệt mới ra phán quyết trong vụ án này
https://www.voatiengviet.com/a/thu-lanh-khmer-do-do-loi-cho-vietnam-ve-vu-diet-chung-campuchia/3912874.html
Ông Khieu Samphan bị cáo buộc đã phạm các tội ác chống nhân loại và tội diệt chủng.
Ông nói: “Tôi triệt để bác bỏ từ ngữ “sát nhân”. Ông nói “cái ý tưởng về cuộc diệt chủng ở Campuchia” đã được Việt Nam bịa đặt ra để biện minh cho cuộc xâm lăng Campuchia.”
Ông Nuon Chea, 90 tuổi, cánh tay phải của Pol Pot, cũng dối mặt với cùng cáo trạng. Ông không có mặt tại tòa hôm thứ Sáu vì lý do sức khỏe. Thay vào đó, ông theo dõi diễn tiến phiên tòa từ một xà lim.
Hai nhân vật này là những quan chức cao cấp nhất của chế độ Khmer Đỏ hãy còn sống .
Cả hai đều giữ lập trường cho rằng Việt Nam phải chịu trách nhiệm về việc giết hại gần 2 triệu người Campuchia bằng nhiều biện pháp khác nhau, kể cả bỏ đói, tra tấn, lao động tới chết trong các trại lao động cải tạo. Nhiều người khác bị đánh đập tới chết trong những vụ hành quyết tập thể được biết đến sau này dưới tên gọi “những cánh đồng chết.”
Hiện chưa rõ bao giờ thì tòa án đặc biệt mới ra phán quyết trong vụ án này
https://www.voatiengviet.com/a/thu-lanh-khmer-do-do-loi-cho-vietnam-ve-vu-diet-chung-campuchia/3912874.html
VĂN QUANG * THỰC PHẨM BẨN
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
Lòng thối vẫn được chế biến thành món ăn, thậm chí là thuốc chữa bệnh.
Người tiêu dùng không phân biệt được thực phẩm sạch hay bẩn.
Thịt dê thối vẫn được chế biến thành các món đặc sản!
Một cơ sở biến thịt heo nái thành thịt bò bị phát hiện ở Sài Gòn.
Những con heo nghi nhiễm chất cấm trong lò giết mổ ở vùng Sài Gòn.
Món khoái khẩu chân gà nướng từ đồ đã phân hủy, bốc mùi hôi.
Trong thời gian này vấn đề an toàn thực phẩm lại được đề cập nhiều trên các
báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng ở VN. Nhiều nơi đã chạm tới ranh
giới báo động đỏ khiến người dân hoang mang không biết đường nào tìm ra thực
phẩm sạch cho bữa cơm hàng ngày. Đã có 70,000 người chết vì ung thư tại nhiều
địa phương ở Việt Nam. Ngay tại diễn đàn Quốc Hội ngày 5 tháng 6 vừa qua đã phải
có một phiên thảo luận đặc biệt về an toàn thực phẩm.
Lòng thối vẫn được chế biến thành món ăn, thậm chí là thuốc chữa bệnh.
Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc Hội
về an toàn thực Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói, “Tình trạng mất an toàn
thực phẩm có trách nhiệm của cơ quan quản lý các cấp, nhưng trong thực tế nhiều
doanh nghiệp, nhà sản xuất chưa coi trọng sức khoẻ người tiêu dùng, không thực
hiện nghiêm các quy định liên quan. Chính vì vậy mới có chuyện hai chuồng lợn,
hai luống rau, một để ăn, một để bán; rồi bơm hoá chất vào tôm, dùng thịt ôi làm
ruốc.”
- Bà bộ trưởng biết hết nhưng bà chỉ gào lên trong bàn hội nghị
thôi, để mặc họ không vì lợi nhuận mà cố tình làm trái pháp luật, bất chấp tính
mạng, sức khoẻ người tiêu dùng.
Dân Việt đang chết mòn vì thực phẩm bẩn
Trong khi đó ông Phùng Quốc Hiển là trưởng đoàn giám sát tối cao về an toàn
thực phẩm, cho rằng 60-70% bệnh tật hiện nay là do thực phẩm
bẩn.
Người tiêu dùng không phân biệt được thực phẩm sạch hay bẩn.
Tỷ lệ vụ việc bị xử lý sai phạm trong 5 năm qua mới
đạt 20% so với số vụ phát hiện. Có vụ xử phạt vài triệu, có vụ hàng trăm triệu
đồng. Những hành vi vô nhân tâm như cho lợn uống nước, bơm tạp chất vào tôm...
vẫn nhởn nhơ tái diễn mà chưa được xử lý dứt điểm.
- Ai cho phép thực
phẩm bẩn nhởn nhơ bày bán công khai? Ông là trưởng đoàn giám sát tối cao mà
không biết cơ quan nào cho phép bọn con buôn nhởn nhơ giết hại dân lành, ông chờ
ai “xử lý” giùm ông đây?!
Thực phẩm bẩn từ Trung Quốc tuồn vào VN
Cũng trong buổi họp Quốc Hội này, đại biểu Phạm Trọng Nhân cho rằng, hóa chất
độc hại, chất cấm, thực phẩm bẩn đội lốt không chừa một sản phẩm nào. “Trong số
khoảng 100,000 tấn thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu hàng năm vào VN, có đến 90%
là từ Trung Quốc. Trong khi số lượng nhập qua đường tiểu ngạch, nhập lậu thì
không thể kiểm soát.”
Theo Hội Nghề Cá Việt Nam, tình trạng thương nhân
Trung Hoa bắt tay với một số cơ sở chăn nuôi khu vực biên giới đưa cá tầm Trung
Quốc vào Việt Nam để “rửa” thành cá tầm trong nước, đưa vào nội địa tiêu thụ. Cụ
thể, một cơ sở nuôi cá tầm tại Tam Đường (Lai Châu) đóng “vai trò” là trạm trung
chuyển để “rửa” nguồn gốc cá tầm nhập lậu. Thậm chí, tại các cơ sở nuôi cá này
có cả kỹ sư người Trung Hoa. Điều đáng nói là nạn cá lậu từ Trung Quốc phát
triển rất nhanh, khiến ngay cả lãnh đạo Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Việt Nam cũng tỏ ra quan ngại về khả năng tồn dư chất kích thích, tăng
trọng.
Thịt dê thối vẫn được chế biến thành các món đặc sản!
Ông Nhân cho rằng "chúng ta đang tự đầu độc chính mình" và
đưa dẫn chứng mỗi năm khoảng 70 ngàn người chết vì ung thư.
Ông Nhân cho
rằng, hiện nay chỉ với một tô bún có tới ba Bộ quản lý:
- Nguyên liệu do Bộ
Nông Nghiệp& Phát Triển Nông Thôn (NN&PT NT) quản lý,
- Sản phẩm làm
ra thuộc Bộ Công Thương.
- Sản phẩm có chất độc, chất cấm thì trách nhiệm
của Bộ Y Tế.
- Cả ba bộ đều “quản,” ông nọ ngồi nhìn ông kia, anh làm việc
của anh, tôi làm việc của tôi, tôi còn mải tiếp doanh nghiệp kiếm cái phong
bì,hơi đâu nhảy vào chuyện trời ơi. Anh giỏi thì làm đi! Mặc kệ thằng dân chết
vì ung thư hay vì nước biển có chất độc, vì trăm thứ khác…
Ông Võ Đình
Tín (đại biểu tỉnh Đăk Nông) cho rằng việc vi phạm quy định an toàn thực phẩm
(ATTP) đang diễn ra trên nhiều lãnh vực như sản xuất phụ gia, thực phẩm chức
năng, phân bón….ảnh hưởng đến sức khỏe của xã hội. Đây là nguyên nhân gây ra các
bệnh ung thư, bệnh đường ruột.
ĐB Mai Sĩ Diễn (Thanh Hóa) cũng băn khoăn
về việc nhiều người trong nước sử dụng thực phẩm bẩn, hàng trăm ngàn con lợn trị
bệnh bằng thuốc kháng sinh khi chết len lỏi vào bữa ăn của người dân; người lao
động, công nhân, học sinh...
Một cơ sở biến thịt heo nái thành thịt bò bị phát hiện ở Sài Gòn.
- Thế là cả nước đều bị ăn thịt lợn chứa chất
kháng sinh. Không chết ngay đứ đừ như thuốc diệt chuột nhưng chết dần chết mòn
từng ngày, sống lay lắt không có tiền vào bệnh viện, nằm lê lết trên các vỉa hè.
Trong lần đi giám sát, Bộ trưởng Y Tế có nhận xét trong lúc trung ương sốt
sắng trước vấn nạn thực phẩm bẩn, vệ sinh an toàn thực phẩm... nhiều cơ sở, địa
phương lại thờ ơ.
Địa bàn của anh rõ ràng anh nhìn thấy sai phạm, có căn
cứ nhưng không xử lý. Thậm chí có cán bộ xã nói, “Nếu chúng tôi làm nghiêm thì
ngồi với ai, chơi với ai.”
Những con heo nghi nhiễm chất cấm trong lò giết mổ ở vùng Sài Gòn.
Ông cán bộ xã thích ngồi chơi chứ không
thích làm việc. Sao không cho ông cán bộ này về nhà ngồi chơi xơi nước đi cho bà
con nhờ.
Một nơi làm thịt súc vật bẩn 3 năm không ai biết
Phó chủ tịch Quốc Hội Phùng Quốc Hiển - trưởng đoàn giám sát kể lại, “Một lần
chúng tôi kiểm tra bất ngờ cơ sở giết mổ ở Hà Nội. Cơ sở này tồn tại ba năm rồi,
nhưng mọi yêu cầu, tiêu chuẩn: giết mổ trâu, bò; bảo quản thịt sau giết mổ...
đều vi phạm.
“Cách giết trâu bò thì man rợ; thịt giết mổ xong để trơ trọi
trên nền gạch nhầy nhụa, xung quanh thì ô nhiễm. Có thành viên đoàn giám sát
không chịu được cảnh ghê rợn, mùi ô uế phải ra ngay.”
- Vậy trong ba năm đó các ông trong đoàn giám sát làm gì? Ông lãnh lương là
tiền mồ hôi nước mắt của người dân hay ông lãnh lương của mấy ông chủ lò làm
thịt gia súc?
Trong khi đó một anh phóng viên báo VnExpress phỏng vấn Phùng
Quốc Hiển, “Một đại biểu quốc hội từng phát biểu, Chưa bao giờ con đường từ dạ
dày tới nghĩa địa gần thế. Ông nghĩ sao?”
Ông Hiển nói, “Chúng ta đau xót khi
xảy ra những vụ tử vong vì ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, tỷ lệ này của Việt Nam
so với nhiều nước trên thế giới thì không nhiều, điều đáng báo động hơn là chết
dần chết mòn.”
Theo thống kê giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã có 70,000 người
chết vì ung thư và 200,000 ca phát hiện ung thư. Trên thế giới họ cho rằng, 35%
bệnh ung thư là do thực phẩm bẩn. Cá nhân tôi cho rằng, ở Việt Nam, 60-70% bệnh
tật hiện nay là do thực phẩm bẩn.
Món khoái khẩu chân gà nướng từ đồ đã phân hủy, bốc mùi hôi.
Mua hàng ở siêu thị cũng dính thực phẩm bẩn
Người dân trung lưu thường chê hàng chợ, xách bóp vào các siêu thị đèn đuốc
sáng choang, nhân viên lễ phép cúi đầu khoanh tay chào mời. Cứ yên tâm rằng nơi
được coi là sạch, có đầy đủ chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng người
tiêu dùng vẫn bị “dính” thực phẩm bẩn. Dù có cán bộ kiểm tra kè kè đứng đó thì
vẫn vi phạm.
Các ông bà này cũng bị lừa. Giấy chứng nhận an toàn thực phẩn
cũng do anh em ông cán bộ kiểm tra cấp, giấy thật hay giấy giả cũng như nhau
thôi. Đến giấy chứng nhận bằng tiến sĩ còn mua được thì ở VN chẳng có gì không
mua được. Không mua được bằng tiền thì... mua bằng rất nhiều tiền hoặc chui lòn
qua cửa sau là có tuốt.
Người dân nói gì?
Chị Mai Nguyên ở Phước Long, quận 7, Sài Gòn kể, "Nhà mình chuyển sang ăn cá,
tôm lâu lắm rồi. Mấy đứa nhỏ thèm thịt lắm nhưng lúc nãy thấy miếng nào miếng đó
toàn nạc, tôi sợ nhiễm chất cấm.
"Tôi có ông anh chạy xe chở tôm cho các vựa
ở miền Tây. Hôm rồi ghé nhà nghe tôi chuyển sang ăn tôm, cá, ổng cứ cười miết.
Ổng nói tôi tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa vì người nuôi đổ kháng sinh xuống ao như
mưa, thể nào cũng bị tồn dư, gây hại. Riết rồi không biết ăn gì luôn.”
Không
chỉ chị Nguyên, những bà nội trợ khác cho biết cứ loay hoay trong việc chọn
nguồn thực phẩm cho gia đình trong bối cảnh thực phẩm "bẩn" tràn lan. Họ không
phân biệt được thế nào là thực phẩm sạch – bẩn dù tiền không thiếu. Từ bỏ thịt
heo, nhiều người chuyển sang thịt bò nhưng lại gặp "heo nái tân trang thành bò"
hay chỉ là thịt trâu nhập lậu. Trong khi đó tôm, cá, thịt gà từ các trại công
nghiệp cũng bị cho ăn cám có hóa chất gây ung thư.
Đừng làm theo kiểu phong trào như chiến dịch vỉa hè
Phó chủ tịch Quốc Hội Phùng Quốc Hiển khuyến cáo, "Để chống thực phẩm bẩn,
đừng làm theo kiểu kêu gọi, phong trào khi đưa ra tháng vệ sinh an toàn thực
phẩm, hay chiến dịch, ra quân. Những hình thức này chỉ mang tính chất khích lệ,
động viên chứ không giải quyết được gốc rễ vấn đề. Cũng như chuyện xử lý lấn
chiếm vỉa hè vừa rồi, ầm ĩ một thời gian, xong đâu lại vào đó.”
- Chuyện kéo nhau “ra quân” hô hào rùm beng nào là dẹp lân chiếm vỉa hè, làm
sạch thành phố và làm Việt Nam đẹp như Singapore chỉ là chuyện tưởng tượng thôi.
Văn Quang (tháng 6, 2017)
GS ĐÀM TRUNG PHÁP * NÉT TƯƠNG ĐỒNG THÚ VỊ GIỮA CÁC TỤC NGỮ THẾ GIỚI
GS ĐÀM TRUNG PHÁP – NÉT TƯƠNG ĐỒNG THÚ VỊ GIỮA CÁC TỤC NGỮ THẾ GIỚI
Mọi ngôn ngữ đều có những câu nói ngắn gọn nhưng chứa đựng những nhận xét sắc bén và cảnh giác khôn ngoan về kinh nghiệm sống. Tên của những câu nói ngắn gọn đó là tục ngữ trong tiếng Việt, súyu (俗語) trong tiếng Tàu, proverb trong tiếng Anh, proverbe trong tiếng Pháp, dicho trong tiếng Tây ban nha, proverbio trong tiếng Ý, và Sprichwort
trong tiếng Đức. Với khả năng tóm gọn ý tứ, tô điểm cho lời văn thêm
mặn mà, và chứng minh lý lẽ một cách hùng hồn, tục ngữ đóng một vai trò
đáng kể trong ngôn ngữ thường nhật.
VỀ HÌNH THỨC CẤU TẠO
Về hình thức cấu tạo, khá nhiều tục ngữ của nhân loại giống nhau ở điểm chúng có thể được chia ra làm hai phần đối xứng qua
một lối văn “biền ngẫu” với cú pháp và từ vựng giản dị tương ứng, âm
điệu và âm vận song hành. Quả thực, các tục ngữ tương đương của Xa mặt, cách lòng trong một vài ngôn ngữ khác cũng cho thấy một hình thức cấu trúc và một nội dung tương đồng với tiếng Việt: Out of sight, out of mind (Anh: Khuất mặt, khuất tâm trí); Loin des yeux, loin du coeur (Pháp: Xa mắt, xa tim); Aus den Augen, aus dem Sinn (Đức: Khuất mắt, khuất tâm trí); Ojos que no ven, corazón que no siente (Tây ban nha: Mắt không thấy, tim không cảm); và Lontano dagli occhi, lontano dal cuore (Ý: Xa mắt, xa tim).
VỀ NỘI DUNG TƯƠNG ỨNG
Sự tương đồng trong nội dung của các tục ngữ thế giới là một ngạc nhiên thú vị. Chẳng hạn, các tục ngữ Yêu ai yêu cả đường đi của người Việt, Love me, love my dog của người Mỹ, và Ái ốc cập ô (爱屋及烏) của người Tàu đều có chung một ý nghĩa. Có khác chăng thì chỉ là phương tiện diễn tả. Người Việt yêu thơ nên đề cập đến người mình yêu và con đường mang dấu chân người ấy; người Mỹ mê chó cho nên khi mê ai thì cũng mê chó của người ấy luôn cho tiện việc; và người Tàu thì diễn tả kinh nghiệm ấy như một bức tranh thủy mặc, rất có thể đã căn cứ vào một điển tích văn học nào đó. Trong tiếng quan thoại, Ái ốc cập ô
phát âm là [àiwu-jíwu], với điều đáng nói ở đây là lối chơi chữ: Hai từ
[wu] đồng âm nhưng dị nghĩa; từ thứ nhất nghĩa là “nhà” và từ thứ hai
nghĩa là “quạ.” Vậy thì nghĩa đen của tục ngữ này là nếu ta yêu một căn
nhà nào thì ta yêu luôn cả mấy con quạ (một loại chim đen đủi xấu xí với
tiếng kêu buồn thảm) đậu trên mái nhà đó. Ba tục ngữ vừa kể nói lên một
sự thực tâm lý khó chối cãi mà tiếng Anh mệnh danh là “halo effect” (hiệu lực hào quang).
Nét tương đồng đến mức ngạc nhiên trong nội dung các tục ngữ thế giới
tốt phần là do bản chất đại đồng của kinh nghiệm đời sống loài người.
Thí dụ, để nhắn nhủ người đời không nên hấp tấp mà hỏng việc, tiếng Việt
có câu Đi đâu mà vội mà vàng, mà vấp phải đá mà quàng phải dây?
Cùng một nội dung ấy là các câu sau đây: More haste less speed (Anh: Vội bao nhiêu chậm bấy nhiêu); Plus on se hâte moins on avance (Pháp: Vội bao nhiêu càng ít tiến bấy nhiêu); Chi va piano va lontano (Ý: Ai đi chậm thì đi xa); và Dục tốc bất đạt (慾速不達) (Hán: Vội vã thì chẳng tới đâu).
VỀ NỘI DUNG TỤC NGỮ CÙNG GỐC
Nếu nội dung các tục ngữ tương đương trong các ngôn ngữ cùng gốc (như
Pháp và Tây ban nha, hoặc như Anh và Đức) có giống nhau lồ lộ thì cũng
dễ hiểu thôi. Thí dụ, mang máng nghĩa với câu Vặt đầu cá vá đầu tôm của chúng ta là các câu Découvrir Saint Pierre pour couvrir Saint Paul (Pháp: lột quần áo thánh Pierre để mặc vào thánh Paul), Desnudar a un santo para vestir a otro (Tây ban nha: lột quần áo một vị thánh để mặc vào một vị thánh khác), Rob Peter to pay Paul (Anh: Cướp tiền Peter để trả Paul), và Dem Peter nehmen und dem Paul geben (Đức: Lấy của Peter và đưa cho Paul).
VỀ NỘI DUNG TỤC NGỮ KHÁC GỐC
Vì lý do nói trên, người viết thấy thú vị hơn mỗi lần gặp các câu tục ngữ tương đương giữa tiếng Việt và một ngoại ngữ không liên hệ họ hàng gì với tiếng Việt cả (thí dụ như tiếng Anh trong trường hợp này), như các cặp tục ngữ Được đằng chân lân đằng đầu và Give him an inch and he will take a mile (Cho hắn một tấc thì hắn đòi một dặm); Gieo gió gặt bão và Sow the wind and reap the whirlwind (Gieo gió gặt gió lốc); Lắm thầy thối ma và Too many cooks spoil the broth (Quá nhiều người nấu bếp thì hư nồi canh); và Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm và The pot calling the kettle black (Cái nồi mà chê cái ấm đen).
VỀ MỘT NẾP SỐNG ĐẠO ĐỨC
Trong số các tục ngữ được coi như châm ngôn cho một nếp sống đạo đức, tiếng Việt có câu Khôn ngoan chẳng ngoại thật thà để nhắc nhở người đời tránh xa sự lươn lẹo. Nội dung châm ngôn này được diễn tả bộc trực hơn trong tiếng Anh qua câu Honesty is the best policy (Lương thiện là chính sách tốt nhất).
Ý nghĩa câu Gần mực thì đen gần đèn thì sáng thì quá rõ rệt. Câu này chắc là do các cụ nhà nho khi xưa đã chuyển ngữ thật sát nghĩa từ câu chữ Hán Cận mặc giả hắc cận đăng tắc minh (近墨者黑近燈則明).
Những kẻ chỉ thích “gần mực” hoặc “cận mặc” thôi thì sẽ liên kết thành
một bầy để cùng nhau làm những chuyện không hay, như được ám chỉ trong
câu tục ngữ Hán-Việt đã hoàn toàn Việt hóa Ngưu tầm ngưu mã tầm mã (牛尋牛馬尋馬) (Trâu tìm trâu ngựa tìm ngựa), và trong các câu Birds of a feather flock together (Anh: Chim cùng thứ lông tụ tập thành bầy), Dis-moi qui tu hantes et je te dirai qui tu es (Pháp: Nói tôi nghe anh giao du với ai, tôi sẽ cho anh biết anh là loại người nào), Cada cual con los suyos (Tây ban nha: Kẻ nào đi với phường nấy), Gleich und gleich gesellt sich gern (Đức: Hai loại giống nhau kết hợp dễ dàng), và Dio li fa e poi li appaia (Ý: Thượng đế sinh ra họ rồi kết họ với nhau).
VỀ MỘT NẾP SỐNG KHÔN NGOAN
Các tiểu nhân dễ đắc chí và mỗi khi đắc chí họ cười lâu lắm cốt để kéo dài nỗi đau lòng của người bị họ cười chê. Tiếng Việt dành cho những kẻ có đầu óc nhỏ mọn ấy lời nhắc nhở Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười. Trong vài ngôn ngữ khác, lời khuyên ấy ngắn gọn hơn và cũng đều dành thắng lợi cho người cười sau cùng: He laughs best who laughs last (Anh: người đáng được cười nhất là người cười sau cùng), và Rira bien qui rira le dernier (Pháp: người sẽ cười xứng đáng là người sẽ cười sau chót).
Nói năng bừa bãi dễ gây ra “vạ miệng” vì Tai vách mạch rừng, hoặc Las paredes oyen (Tây ban nha: Những bức tường biết nghe), hoặc những câu sau đây mà ý nghĩa đều là tường có tai: Walls have ears (Anh), Les murs ont des oreilles (Pháp), Die Waende haben Ohren (Đức), Cách tường hữu nhĩ (隔 墻有耳) (Hán).
Tránh voi chẳng xấu mặt nào là lời cổ nhân khuyên ta nên làm mỗi khi bị kẻ vũ phu đe dọa tấn công. Nếu tiếng Việt ví kẻ vũ phu như voi thì tiếng Tây ban nha ví hắn như bò mộng hoặc kẻ khùng điên, như trong câu Al loco y al toro darles corro (Với kẻ khùng điên và bò mộng, hãy nhường chỗ ngay).
Người Việt khôn ngoan ít khi Thả mồi bắt bóng vì họ biết rõ Một con trong tay hơn mười con bay trên trời. Người phương tây cũng diễn tả sự khôn ngoan đó một cách dễ hiểu, như câu trong tiếng Anh A bird in the hand is worth two in the bush (Một chim trong tay đáng hai chim trong bụi), hoặc như câu trong tiếng Ý Meglio un uovo oggi che una gallina domani (Một trái trứng hôm nay tốt hơn một gà mái ngày mai), hoặc như câu thi vị hơn trong tiếng Đức Ein Spatz in der Hand ist besser als eine Taube auf dem Dach (Một chim sẻ trong tay tốt hơn một bồ câu trên nóc nhà).
Trong một cuộc tranh chấp, kẻ có tiền thường có nhiều lợi điểm, vì Nén bạc đâm toạc tờ giấy, cũng như Đa kim ngân phá luật lệ (多金銀破律例) (Hán: Nhiều tiền bạc phá tan luật lệ) và Money talks (Anh: Nhờ tiền bạc nói dùm).
Thường thường Sự thật mất lòng, một ý niệm được gói ghém bộc trực trong câu Truth hurts (Anh: Sự thật làm đau lòng) cũng như trong câu khuyên răn tế nhị Toute vérité n’est pas bonne à dire (Pháp: Không phải sự thực nào cũng nên nói ra đâu). Vì Lời nói chẳng mất tiền mua, người khôn ngoan phải Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Châm ngôn dành cho những ai ăn nói vụng về để mất lòng người khác một cách vô tích sự này tương ứng với câu Cortesía de boca vale mucho y poco cuesta (Tây ban nha: Sự nhã nhặn bằng miệng có nhiều giá trị và chẳng tốn bao nhiêu).
Cá lớn nuốt cá bé mô tả một lối sống tàn nhẫn
trong xã hội ngày nay, khi biết bao công ty nhỏ đang bị các công ty lớn
hơn ăn sống nuốt tươi trong một thế giới mà người Mỹ tả chân là dog-eat-dog. Trong cái thế giới đáng sợ ấy, mọi liên hệ phải có đi có lại thì mối giao tình mới bền, theo châm ngôn Bánh ít đi, bánh quy lại của người Việt hay châm ngôn You scratch my back, I will scratch yours (Anh gãi lưng tôi, tôi sẽ gãi lưng anh) của người Mỹ.
Khi đã bị nạn một lần rồi thì người ta trở nên sợ bóng sợ gió, thấy cái gì na ná với nguyên nhân gây ra tai nạn cũ thì vội lánh xa. Đó là điều câu Đạp vỏ dưa thấy vỏ dừa cũng sợ hàm ý trong tiếng Việt. Người Tàu diễn tả sự sợ bóng sợ gió ấy bằng câu tục ngữ nghe như thơ Kinh cung chi điểu kiến khúc mộc nhi cao phi (驚弓 之鳥見曲木而高飛) (Con chim sợ cây cung thấy khúc cây cong thì vội bay cao), trong khi các ngôn ngữ tây phương sử dụng nội dung cụ thể hơn, như Once bitten twice shy (Anh: Một lần bị cắn hai lần nhát), Chat échaudé craint l’eau froide (Pháp: Mèo từng bị phỏng sợ cả nước lạnh), Gato escaldado del agua fría huye (Tây ban nha: Mèo bị bỏng chạy xa nước lạnh), Gebrannte Kinder scheuen das Feuer (Đức: Trẻ nít từng bị phỏng thì tránh né lửa).
Lạc quan là một niềm tin lành mạnh. Thực vậy, cuộc đời này không hẳn lúc nào cũng xấu đâu, vì Sau cơn mưa trời lại sáng, một mối lạc quan được diễn tả qua câu chữ Hán Khổ tận cam lai (苦盡甘來) (Hết đắng thì đến ngọt), câu tiếng Pháp Après la pluie le beau temps (Sau cơn mưa trời sẽ đẹp), và câu tiếng Anh After a storm comes a calm (Sau trận bão yên tĩnh trở lại).
Khi “trời lại sáng” và cho ta một cơ hội, ta đừng để mất cơ hội ấy. Đó là lời nhắn nhủ của câu Cờ đến tay phải phất cũng như của câu tiếng Anh Strike while the iron is hot (Hãy đập khi thỏi sắt đang nóng). Nhưng khi “phất cờ” hoặc “đập thỏi sắt đang nóng” ấy, ta chớ quên rằng tinh thần hợp tác là điều không thể thiếu, vì Một cây làm chẳng nên non. Câu này mang ý nghĩa thật gần với các câu Cô thụ bất thành lâm (孤 樹不成林) (Một cây không thể thành rừng) trong tiếng Hán, cũng như Une hirondelle ne fait pas le printemps (Một con én chẳng làm nên mùa xuân) trong tiếng Pháp.
TIẾN SĨ ĐÀM TRUNG PHÁP
Professor of Linguistics Emeritus • Texas Woman’s UniversitySaturday, June 24, 2017
BĂC VIỆT ĐẦU HÀNG 1973
CIA Giữ Bí Mật Bắc Việt Đầu Hàng Vô Điều Kiện năm 1973
CIA
ém nhẹm Bắc Việt tuyên bố “đầu hàng vô điều kiện” năm 1973 . Chiến dịch
Nixon cho ném bom 12 ngày đêm tại Bắc Việt năm 1972 . Được gọi là
chiến dịch Linebacker II là chiến dịch quân sự cuối cùng của Hoa Kỳ
chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong Chiến tranh Việt Nam, từ 18
tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972.
–
Ted Gunderson (1928 – 2011), nhân viên của FBI tại Los Angeles và
Wahsington DC tiết lộ là sau chiến dịch Operation Linebacker của Hoa Kỳ,
Bắc Việt tuyên bố đầu hàng đầu hàng vô điều kiện. Ngũ giác Đài nhận
điện tín này, nhưng CIA buộc ép nhẹm nguồn tin và thuyên chuyển tất cả
các nhân viên có trách nhiệm ra khỏi nhiệm sở. Do đó, “Việt Nam Cộng
Hòa” không hề kiểm chứng nguồn tin này.
– USA President Ronald Reagan (Tổng Thống Mỹ) :
Chấm dứt chiến tranh VN, không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ cái giá phải trả cho loại Hòa bình đó, là ngàn năm tăm tối, cho thế hệ sinh ra tại VN về sau.
Chấm dứt chiến tranh VN, không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ cái giá phải trả cho loại Hòa bình đó, là ngàn năm tăm tối, cho thế hệ sinh ra tại VN về sau.
Bức điện tín đầu hàng vô điều kiện của Bắc Việt
1. Vài nét về Ted Gunderson, chủ tài liệu liên quan đến bức điện tín
– Cựu Đặc vụ hành sự FBI và cựu Giám đốc FBI Los Angeles,
– Từng điều tra vụ Marilyn Monroe và John F. Kennedy,
– Từng phanh phui những tội các của FBI và những thế lực Do Thái đứng phía sau như Bilderberg và Illuminati,
– Từng bị tin tặc tấn công vào các máy tính cá nhân, từng bị sách nhiễu, đe dọa, bức hại và toan tính sát hại,
– Cuối cùng bị hạ độc bằng Arsenic và qua đời ngày July 31, 2011
– Từng điều tra vụ Marilyn Monroe và John F. Kennedy,
– Từng phanh phui những tội các của FBI và những thế lực Do Thái đứng phía sau như Bilderberg và Illuminati,
– Từng bị tin tặc tấn công vào các máy tính cá nhân, từng bị sách nhiễu, đe dọa, bức hại và toan tính sát hại,
– Cuối cùng bị hạ độc bằng Arsenic và qua đời ngày July 31, 2011
Dưới đây là nguyên văn Tiếng Anh mà Đỉnh Sóng ghi ra từ YouTube liên quan cùng với phần chuyển ngữ, tất cả dựa theo khả năng hạn chế.
(Tôi
cũng đã nhận được một số thông tin gần đây trong những chuyến đi và
thuyết trình, v.v.. của tôi. Tôi đã thực hiện một chương trình truyền
hình ở Long Beach, California. Một trong những người liên quan trong
chương tình có thời đã phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ. Ông ta nói với tôi
rằng chúng ta đã dội bom tất cả những đường tiếp tế của cộng sản Bắc
Việt, chúng ta đã gài mìn những bến cảng của họ, chúng đã bị cắt đứt; và
một trong những cộng sự viên của ông lúc bấy giờ đang làm việc tại
trung tâm truyền tin ở Sài gòn, và đương nhiên đó là một công tác tối
mật. Khi đang ở trong phòng, ông ta nhận được điện tín nầy của Bắc Việt,
“Chúng tôi đầu hàng vô điều kiện.” Ông ta chuyển điện tín đó lên cho
thượng cấp; và tất cả nhân viên quân sự lập tức bị thuyên chuyển hết và
được thay thế bởi nhân viên của Bộ Ngoại Giao. Chẳng bao lâu sau
Kissinger đã họp với các viên chức Bắc Việt ở Paris. Tại sao lại xảy ra
những chuyện như thế?)
2. Sự thật về Chiến Tranh VN : Đánh nhưng không được thắng – Bruce Herschensohn, Prager University
Dưới đây là nguyên văn Tiếng Anh do Đỉnh Sóng chép ra từ YouTube cùng với phần chuyển ngữ, tất cả dựa theo khả năng hạn chế:
On
January the 23rd, 1973, President Nixon gave a speech to the nation on
primetime television announcing that the Paris Peace Accords had been
initialed by the United States, South Vietnam, North Vietnam, the Viet
Cong, and the Accords would be signed on the 27th. What the United
States and South Vietnam received in those accords was victory. At the
White House, it was called “VV Day,” “Victory in Vietnam Day.” The U.S.
backed up that victory with a simple pledge within the Paris Peace
Accords saying: should the South require any military hardware to defend
itself against any North Vietnam aggression we would provide
replacement aid to the South on a piece-by-piece, one-to-one
replacement, meaning a bullet for a bullet; a helicopter for a
helicopter, for all things lost – replacement. The advance of communist
tyranny had been halted by those accords.
Then
it all came apart. And It happened this way: In August of the following
year, 1974, President Nixon resigned his office as a result of what
became known as “Watergate.” Three months after his resignation came the
November congressional elections and within them the Democrats won a
landslide victory for the new Congress and many of the members used
their new majority to de-fund the military aid the U.S. had promised,
piece for piece, breaking the commitment that we made to the South
Vietnamese in Paris to provide whatever military hardware the South
Vietnamese needed in case of aggression from the North. Put simply and
accurately, a majority of Democrats of the 94th Congress did not keep
the word of the United States.
On
April the 10th of 1975, President Gerald Ford appealed directly to
those members of the congress in an evening Joint Session, televised to
the nation. In that speech he literally begged the Congress to keep the
word of the United States. But as President Ford delivered his speech,
many of the members of the Congress walked out of the chamber. Many of
them had an investment in America’s failure in Vietnam. They had
participated in demonstrations against the war for many years. They
wouldn’t give the aid.
On
April the 30th South Vietnam surrendered and Re-education Camps were
constructed, and the phenomenon of the Boat People began. If the South
Vietnamese had received the arms that the United States promised them
would the result have been different? It already had been different. The
North Vietnamese leaders admitted that they were testing the new
President, Gerald Ford, and they took one village after another, then
cities, then provinces and our only response was to go back on our word.
The U.S. did not re-supply the South Vietnamese as we had promised. It
was then that the North Vietnamese knew they were on the road to South
Vietnam’s capital city, Saigon, that would soon be renamed Ho Chi Minh
City.
Former
Arkansas Senator William Fulbright, who had been the Chairman of the
Senate Foreign Relations Committee made a public statement about the
surrender of South Vietnam. He said this, “I am no more distressed than I
would be about Arkansas losing a football game to Texas.” The U.S. knew
that North Vietnam would violate the accords and so we planned for it.
What we did not know was that our own Congress would violate the
accords. And violate them, of all things, on behalf of the North
Vietnamese. That’s what happened.
I’m Bruce Herschensohn.”
Phần chuyển ngữ : Sự thật về Chiến Tranh VN
Nhìn
lại những thập niên trước, vào cuối năm 1972, Miền Nam VN và Hoa Kỳ rõ
ràng đang thắng Chiến Tranh VN, hiển nhiên là thế. Đó không chỉ là quan
điểm của riêng tôi. Đó là quan điểm của kẻ thù của chúng ta, những viên
chức của chính phủ Bắc Việt. Chiến thắng rõ ràng khi Tổng Thống Nixon ra
lệnh cho không lực Hoa Kỳ dội bom những mục tiêu kỹ nghệ và quân sự ở
Hà Nội, thủ đô Bắc Việt và ở Hải Phòng, hải cảng chính của họ, và chúng
ta sẽ ngưng dội bom nếu Bắc Việt tham dự Hội Đàm Paris mà họ đã rời
trước đó. Bắc Việt không trở lại bàn hội nghị, và chúng ta không ngưng
dội bom như đã hứa.
Vào
ngày 23 tháng Giêng năm 1973, Tổng Thống Nixon đọc một bài diễn văn
toàn quốc trên truyền hình vào giờ cao điểm, cho biết Hội Đàm Paris đã
được ký tắt bởi Hoa Kỳ, Nam VN, Bắc Việt, Việt Cộng, và Hiệp Định sẽ
được chính thức ký vào ngày 27. Những gì mà Hoa Kỳ và Nam VN nhận được
trong hiệp định đó là một thắng lợi. Tại Tòa Bạch Ốc, người ta đã gọi đó
là ngày “VV Day – Victory in Vietnam Day.”
Hoa
Kỳ đã hậu thuẫn chiến thắng đó với một bảo đảm đơn giản bên trong Hiệp
Định Paris, theo đó: nếu Miền Nam yêu cầu chiến cụ để tự vệ chống lại
bất kỳ cuộc xâm lăng nào của Bắc Việt thì chúng tôi sẽ cung cấp viện trợ
thay thế (replacement aid) cho Miền Nam trên căn bản từng cái một và
một đổi một (piece-by-piece, one-to-one replacement), nghĩa là, một viên
đạn đổi một viên đạn, một trực thăng đổi một trực thăng, đối với tất cả
những thứ bị mất. Bước tiến của chế độ độc tài cộng sản đã bị chặn đứng
bởi hiệp định đó.
Thế
rồi tất cả đều tan vỡ. Và sự thể như thế nầy: Vào tháng Tám của năm
tiếp theo, 1974, Tổng Thống Nixon từ chức do hậu quả của vụ Watergate.
Ba tháng sau khi ông từ chức là những cuộc bầu cử quốc hội tháng mười
một và trong đó những thành viên của Đảng Dân Chủ thắng lợi vẻ vang
trong Quốc Hội mới và nhiều thành viên đã lợi dụng đa số mới của họ để
chấm dứt tài trợ cho chương trình viện trợ quân sự mà Hoa Kỳ đã hứa, một
đổi một, bội ước lời cam kết của chúng ta đối với Miền Nam VN ở Paris
là sẽ cung cấp bất kỳ chiến cụ nào mà Miền nam cần trong trường hợp bị
Bắc Việt xâm lăng. Nói một cách đơn giản và chính xác, đa số những đảng
viên Đảng Dân Chủ của Quốc Hội khóa 94 không giữ lời hứa của Hoa Kỳ.
Vào
ngày 10 tháng Tư, 1975, Tổng Thống Gerald Ford đã trực tiếp nói chuyện
với những thành viên Quốc Hội đó trong một buổi họp hỗn hợp buổi tối,
được truyền hình trên toàn quốc. Trong bài diễn văn đó, ông tha thiết
kêu gọi Quốc Hội hãy giữ lời hứa của Hoa Kỳ. Nhưng trong khi Tổng Thống
Ford đọc diễn văn, nhiều thành viên Quốc Hội bước ra khỏi phòng họp.
Nhiều người trong số họ đã đầu tư vào sự thất bại của Hoa Kỳ ở Việt Nam.
Họ đã tham gia các cuộc biểu tình phản chiến trong nhiều năm. Họ sẽ
không cho viện trợ. Vào ngày 30 tháng Tư, Miền Nam đã đầu hàng và những
trại cải tạo được dựng lên, và hiện tượng người vượt biển bắt đầu. Nếu
Miền Nam nhận được vũ khí mà Hoa Kỳ đã hứa với họ thì kết quả đã khác
đi? Sự khác biệt đó đã được chứng minh. Giới lãnh đạo Bắc Việt đã thú
nhận rằng lúc bấy giờ họ đang trắc nghiệm Tổng Thống mới Gerald Ford, và
họ đã chiếm từ làng nầy đến làng khác, rồi đến những thành phố, tỉnh
lỵ; và phản ứng duy nhất của chúng ta là bội ước. Hoa Kỳ không tái viện
trợ Miền Nam như chúng ta đã hứa. Chính lúc đó Bắc Việt nhận thức được
rằng họ đang trên đường tiến đến Saigon, thủ đô của Miền Nam, sau đó
được đổi tên thành TP Hồ Chí Minh.
Cựu
TNS William Fulbright, nguyên Chủ Tịch Ủy Ban Đối Ngoại Thương Viện, đã
đưa ra một công bố chính thức về sự đầu hàng của Miền Nam. Ông nói, “I
am no more distressed than I would be about Arkansas losing a football
game to Texas.”
(Tôi không thấy đau khổ gì mấy, chẳng khác nào khi thấy Arkansas thua Texas một trận đá bóng.)
Hoa
Kỳ biết rằng Bắc Việt sẽ vi phạm hiệp định Paris và chúng ta đã chuẩn
bị cho chuyện đó. Điều mà chúng ta không biết là chính Quốc Hội của
chúng ta sẽ vi phạm hiệp định đó. Và vi phạm, về mọi mặt, thay cho Bắc
Việt. Đó là những gì đã xảy ra. Tôi là Bruce Herschensohn.
**
Sau khi Saigon thất thủ, hơn một triệu người Miền nam bị đưa vào các
trại cải tạo ở miền quê. 250 ngàn người đã chết ở đó, do bị hành quyết
không xét xử, tra tấn, bệnh tật, và suy dinh dưỡng. Giữa năm 1975 và
1995, hai triệu người Việt đã trốn chạy khỏi nước, vượt Biển Đông bằng
những chiếc thuyền thiếu trang bị để đi tìm tự do. Ước tính có khoảng
200 ngàn người vượt biển nầy đã chết – do bị chết chìm và bị hải tặc
giết. Ngày nay Việt Nam vẫn có một chính phủ cộng sản, nhưng họ đã bỏ
hết những lý thuyết kinh tế cộng sản, những lý thuyết mà họ đã hy sinh
bao nhiêu sinh mạng của đồng bào của họ để theo đuổi.
3. Nhận định bên lề
Trong
khi hơn 96% hệ thống truyền thông nằm trong tay Tập đoàn Do Thái quốc
tế và Mỹ Cộng thì công việc truy tìm thông tin, tài liệu, nhận định, và
phán xét trung thực về Chiến Tranh VN chẳng khác nào mò kim đáy biển, vì
hầu hết các hảng thông tấn, các trang mạng, đài truyền thanh truyền
hình, những tờ báo hàng đầu đều nói một thứ tiếng của Do Thái được
chuyển ngữ sang tiếng Anh, cùng phục vụ một chủ nghĩa độc tài mềm, cùng
bị kiểm soát bởi một chính sách ngân hàng trị và Do Thái trị, cùng gián
tiếp hay trực tiếp cỗ xúy một loại trật tự được mệnh danh New World Order hayOne-government World –
thực chất là một loại thế giới đại đồng hoang tưởng do tập đoàn Do Thái
thống trị. Hiện cảnh đen tối của một chính quyền Mỹ thân cộng Do Thái
trị ngày nay là nhìn đâu cũng thấy Do Thái và sờ đâu cũng chạm phải bàn
tay lông lá của Do Thái từ CIA, FBI, truyền thông, Internet, đại học,
Hollywood đến hành pháp, tư pháp, lập pháp, v.v…; và đâu có Do Thái ở đó
có Mỹ Cộng. Những kẻ đi tìm sự thực như Ted Gunderson luôn bị chúng
khủng bố và truy sát bằng mọi cách; những kẻ khác thì co đầu rụt cổ vì
sợ bị ghép tội bài Do Thái, cùng lắm chỉ vòng vo đập quanh bụi rậm. Hậu
quả là Do Thái và Mỹ cộng xem phần còn lại của thế giới như một bầy trẻ
con, ngây thơ về chính trị và nhút nhát như bầy gấu trúc. Hầu hết các
bài viết, nhất là những bài của những tay viết blog cho VOA, BBC, RFA,
RFI, v.v…, đều viết theo đơn đặt hàng của Do Thái, Mỹ Cộng, và Việt
Cộng, dưới môt hình thức nào đó và theo một kênh tuyên vận nào đó. Chín
mươi phần trăm của những bài viết nầy là vỏ bọc đường nghe rất bùi tai
và nhìn rất mát mắt, nhưng chỉ để phục vụ 10 phần trăm còn lại dùng chứa
thuốc độc nhằm đánh bóng Mỹ Cộng hay Việt Cộng hay cả hai.
Tuy
nhiên, nếu nhìn vào toàn cục vấn đề và căn cứ trên những tài liệu, dù
là hiếm hoi, được chính phủ Hoa Kỳ bạch hóa về những cuộc đi đêm mà
Washington đã tiến hành với Bắc Kinh nhằm bán đứng Miền Nam hay thậm chí
cả Việt Nam cho Trung Quốc dưới sức ép và đồng lõa của tập đoàn Do Thái
và cộng sản quốc tế để đổi lấy quan hệ ngoại giao và thương mại với
Trung Quốc, về chủ trương đánh Cộng Sản nhưng không được thắng,
v.v… thì bức điện tín đầu hàng vô điều kiện nói trên không hẳn là bịa
đặt. Nhưng tại sao Bắc Việt đầu hàng mà Mỹ vẫn tiếp tục đánh? Theo thiển
ý của chúng tôi, đầu hàng với Mỹ không thành vấn đề; đầu hàng với Trung
Quốc mới là mục tiêu tối hậu của cả Mỹ lẫn Tàu. Ở điểm nầy, vì muốn có
được những quyền lợi với Trung Cộng, Mỹ ra sức phục vụ quyền lợi của Bắc
Kinh trước đã, nghĩa là giúp Bắc kinh thôn tính Việt Nam thông qua Đảng
Cộng Sản VN và trên xương máu dân tộc VN ở cả hai miền. Cũng ở điểm nầy
người ta mới thấy Chiến Tranh VN là cơ hội bằng vàng để đế quốc Tàu
tiếp tục giấc mộng thôn tính Việt Nam sau hơn ngàn năm không thực hiện
được. Cả Mỹ lẫn Tàu đã đạt được mục tiêu chung sau những cuộc không tập
B52 kéo dài; và sau đó, vì muốn bảo vệ đảng, Bắc Việt đã quỳ gối đầu
hàng Bắc Kinh và ký những mật ước nhượng đất nhượng biển và nhượng cả
chủ quyền cho Trung Cộng. Việc Mỹ làm ngơ cho Trung Cộng chiếm Quần Đảo
Hoàng Sa của Việt Nam có lẽ cũng nằm trong khuôn khổ những mật ước như
thế nhưng đã có trước khi chiến tranh chấm dứt. Như thế kẻ thắng chiến
tranh VN là Trung Cộng chứ không phải Bắc Việt; Bắc Việt chỉ là một thây
ma được Mỹ, Tàu, Do Thái vớt lên từ địa ngục để thi hành sứ mạng Thái
Thú cho Thiên Triều.
Đỉnh Sóng
Nguồn: Đỉnh Sóng
Nguồn: Đỉnh Sóng
__________________*** ***_______________
Hoài niệm và phản tỉnh về ngày 30 tháng 4 năm 1975
để giải ảo ngụy sử, hoà giải dân tộc và xây dựng đất nước.
Đỗ Kim Thêm
06-05-2015
06-05-2015
Tóm
lược: Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày toàn thắng của ĐCSVN và là ngày
đại bại của toàn dân tộc Việt Nam. Chúng ta có các lý do chính đáng để
không tham gia mừng lễ kỷ niệm chiến thắng, nhưng cần giúp đỡ nhau để có
ý thức phản tỉnh về ý nghĩa tưởng niệm, hoà giải và trách nhiệm đối với
những hậu quả của ngày này.
Hiện tình Việt Nam là đang bị nguy cơ hơn bao giờ hết; vì về mặt nội trị có quá nhiều bất ổn mà vẹn toàn lãnh thổ, tham nhũng và nợ công là chính; về mặt đối ngoại có quá nhiều tổn thương, vì lãnh đạo đặt quyền lợi Trung Quốc và quyền lợi riêng lên trên quyền lợi của dân tộc là chính. Hoa Kỳ sẽ không là một lá chắn an toàn cho Việt Nam vì Hoa Kỳ không có phép lạ để biến đổi nội tình và ngoại cảnh cho Việt Nam. Hoa Kỳ cũng đủ thông minh để không bao giờ chống Trung Quốc thay cho Việt Nam.
Hiện tình Việt Nam là đang bị nguy cơ hơn bao giờ hết; vì về mặt nội trị có quá nhiều bất ổn mà vẹn toàn lãnh thổ, tham nhũng và nợ công là chính; về mặt đối ngoại có quá nhiều tổn thương, vì lãnh đạo đặt quyền lợi Trung Quốc và quyền lợi riêng lên trên quyền lợi của dân tộc là chính. Hoa Kỳ sẽ không là một lá chắn an toàn cho Việt Nam vì Hoa Kỳ không có phép lạ để biến đổi nội tình và ngoại cảnh cho Việt Nam. Hoa Kỳ cũng đủ thông minh để không bao giờ chống Trung Quốc thay cho Việt Nam.
Mọi
vấn đề hiện nay của Việt Nam có thể sẽ được giải quyết được một phần
nào khi có sức mạnh dân tộc mà sự hiểu biết của toàn dân, đồng thuận
chính trị, và quyết tâm chuyển hướng là chính và đường lối thực tiễn là
thay đổi hiến pháp dân chủ, nâng cao đạo đức và giáo dục, tăng trưởng
kinh tế, tôn trọng trí thức và pháp luật, thực thi nhân quyền và dân
quyền và bảo vệ thiên nhiên.
Ngày 30 tháng 4 năm 2015 đánh dấu một ngày khởi đầu cho trang sử Việt, mà một thế hệ hậu chiến trưởng thành và sẽ đảm nhận trách nhiệm chính trị cho đất nước. Thế hệ hậu chiến không cần có một lý tưởng cầu toàn để canh tân đất nước hay các biện pháp xé rào để cứu Đảng, mà cần nhất là có một ý thức bừng tỉnh về sự tồn vong của dân tộc.
***
Ký ức thay ngụy sử?
Ngày
30 tháng 4 năm 2015 đánh dấu một ngày quan trọng trong lịch sử của Việt
Nam, vì là ngày kỷ niệm 40 năm chiến tranh kết thúc. Hiện nay, các thế
hệ tham chiến hầu như đã lần lượt ra đi hay đang quên đi những hậu quả
của chiến cuộc. Thời gian dài này cũng đủ để làm một thế hệ hậu chiến
trưởng thành mà không vướng bận với ký ức thuộc về lịch sử.
Tuy
thế, có một sự khác biệt giữa ký ức và lịch sử. Ký ức là một điều kiện
thiết yếu tự tại và có một giá trị đặc biệt cho lịch sử. Ký ức riêng tư
tạo nên bản sắc cá nhân và ký ức tập thể tạo nên bản sắc xã hội. Cả hai
đặc thù văn hoá này nếu kết hợp nhau được sẽ làm thành một lịch sử chung
cho dân tộc. Để phác thảo lịch sử, sử gia cần có ký ức văn hoá, một sự
thật của lịch sử và đây là một trong những điều kiện khách quan làm khởi
điểm cho chính sử.
Nhưng
trong hiện tại vấn đề soi sáng lịch sử ít được quan tâm, bởi vì chúng
ta đang có những nhu cầu bức thiết, đó là hiểm hoạ Bắc thuộc và bất lực
của chính quyền trước những khát vọng của toàn dân về toàn vẹn lãnh thổ,
xây dựng dân chủ, phát triển kinh tế, nâng cao công bình và tôn trọng
nhân quyền.
Nhìn
lại sau 40 năm dài thì thực tế cho thấy dù là ký ức của các chứng nhân
lịch sử đang nhạt nhoà và bản sắc của đất nước đang tàn phai, nhưng
người Việt vẫn còn bị ám ảnh bởi những chiến tuyến trong quá khứ, đề cao
thành quả chiến thắng mãi làm cho việc hoà giải giữa người Việt còn khó
khăn và những giá trị phổ quát trong xu thế thời đại như tự do, dân
chủ, nhân quyền và trọng pháp lại chưa áp dụng. Lý do chính là người
Việt đã không có và sẽ không thể chia sẻ một quá khứ chung của lịch sử
cận đại.
Nếu
chúng ta muốn xây dựng một chính sử Việt Nam cho hôm nay và mai sau,
thì giải ảo ngụy sử là một nhu cầu tất yếu. Vậy vấn đề là liệu có nên
khơi động lại ký ức cá nhân hay tập thể hoàn toàn độc lập với mọi dị
biệt và đối kháng với ngụy sử để làm cơ sở được không?
Thế hệ tham chiến và quá khứ
Thế
hệ tham chiến nghĩ gì về quá khứ và để làm gì trong hiện tình? Chiến
tranh Việt Nam nằm trong bối cảnh quốc tế của Chiến tranh Lạnh và lại là
một thí dụ điển hình trong khu vực về Chiến tranh Ủy nhiệm. Không riêng
Việt Nam mà hầu như nhiều quốc gia đều hình thành bằng bạo lực. Trong
cả một thời kỳ dài, tranh đấu bằng bạo lực là một phương tiện hiển
nhiên, nó tạo nên một loại văn hoá chung và trở thành một sự thực khách
quan của lịch sử. Chiến thắng ngày 30 tháng 4 năm 1975 là một bạo lực
cách mạng để thống nhất đất nước và là một sản phẩm của lịch sử.
Công
việc chọn lọc quá khứ để giải ảo lịch sử cũng có nghĩa là làm sống lại
quá khứ, một phần hay toàn bộ ký ức của cá nhân hay tập thể. Phủ nhận
hay quên đi quá khứ, cả hai nỗ lực này là bất khả. Không ai muốn quên
lãng quá khứ oai hùng, vì mục đích kéo dài hạnh phúc đã hết là để làm
quên đi thực tế bất hạnh. Quên lãng quá khứ thương đau thì không thể dễ
dàng vì là một ám ảnh còn vang động trong hồn như một loại bịnh tâm thần
kinh niên không trị được. Khép lại quá khứ và cảm nhận nó trong mối
quan hệ với hiện tại và tương lai, cả hai việc đòi hỏi chúng ta có một ý
thức phản tỉnh mà không bị dồn ép cực đoan bằng một ý thức hệ đã lỗi
thời hay xí xoá dễ dãi bằng những thành tựu kinh tế nay đang sa sút.
Để
trả lời các vấn đề này, thế hệ tham chiến lập luận là ký ức của các
chứng nhân lịch sử sẽ mai một và ký ức của tập thể chỉ có tính địa
phương. Đoàn kết dân tộc là một vấn đề trọng đại của lịch sử đất nước,
chúng ta hãy để cho sử gia làm việc, vì họ có khả năng gạn đục khơi
trong các tồn đọng cuả quá khứ để trình bày khách quan hơn và có tác
động hữu hiệu hơn. Bất hạnh cho chúng ta là sử Việt bị ngụy tạo quá
nhiều, nên không thể lý giải và thuyết phục các sự thật lịch sử cận đại.
Ngụy tạo chính sử
Có
một sự khác biệt giữa quan điểm về lịch sử của người phương Tây và Việt
Nam. Khi người Mỹ nói đó là chuyện lịch sử, mọi người cùng yên tâm nghĩ
là toàn bộ vấn đề xảy ra được ghi chép cẩn thận và nghiên cứu nghiêm
túc (That is history; it is totally a record). Khi người Việt nói đó là chuyện lịch sử, chúng ta phải dè dặt hơn, vì đó là một biến cố quan trọng đã xảy ra (It is a most importat thing);
sự kiện còn ngờ vực, đúng sai hay hay dở còn cần xét lạ, vì tùy theo
thời điểm và quan điểm chính trị. Đây không phải là một khám phá mới lạ,
vì đã có vô số các bằng chứng về các sai lầm trong sử Việt, mà những ví
dụ chính cho thấy các tầm mức tác hại nghiêm trọng của vấn đề ngụy tạo.
Thứ nhất, theo sử thì Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) giải tán ngày 11 tháng 11 năm 1945, nhưng thực tế thì Đảng tiếp tục hoạt động trong bí mật, sau đó lại công khai cho đến ngày hôm nay. Không có sử gia nào bỏ công cải chính sự kiện này của ĐCSVN và Đảng Lao Động, dù là hình thức.
Thứ hai, vai trò của ĐCSVN trong việc giành độc lập. Thực ra, Việt Nam chưa độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 khi Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn, vì Đảng
không cướp được chính quyền từ tay Nhật và Pháp, mà của chính phủ Trần
Trọng Kim vào ngày 19 tháng 8 năm 1945 và về sau gọi đó là Cách mạng
tháng Tám.
Việt Nam thâu hồi chủ quyền độc lập ngày 8 tháng 3 năm 1949
theo Hiệp Định Elysée. Điểm đặc biệt của Hiệp định là Việt Nam thống
nhất và độc lập nằm trong Liên Hiệp Pháp. Sau đó, ngày 23 tháng 4 năm
1949 Quốc Hội Nam Kỳ đã giải tán chế độ Nam Kỳ tự trị và sát nhập Nam
Phần vào lãnh thổ Việt Nam. Do đó, Việt Nam đã được thống nhất năm 1949
về ngoại giao và chính trị.
Không ai bỏ công phân biệt
ý nghĩa cao cả của công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc do ngoại
xâm và phương cách bất chánh để cướp chính quyền trong nội chính. Xác minh thời điểm chính xác cho sự độc lập cũng bị quên lãng.
Thứ ba,
cuộc đời của Hồ Chí Minh là một chuyện dài không đoạn kết. Bao nhiêu
sách vở khác nhau viết về xuất xứ, hành tung, khả năng, quá trình hoạt
động và tư cách đạo đức của ông. Mỗi lúc lại có một khám phá mới làm cho
sự thật về cuộc đời của ông càng huyền bí hơn.
Nhu
cầu tuyên truyền chính trị nhất thời là lời giải thích quen thuộc. Các
nhà nghiên cứu đã (phải) suy tôn ông lên làm thần thánh, rồi một thời
gian sau, vì lý do chính trị khác, lại hạ bệ. Nhiều tác phẩm viết về
ông, nhưng ông không có một chỗ đứng vững chắc trong lịch sử. Vì ông là
một nạn nhân của lịch sử quái ác nên các vấn đề tiểu sử, công nghiệp,
đời tư của ông còn cần phải tiếp tục soi sáng.
Thứ tư,
đấu tranh quân sự có phải là một giải pháp tối ưu duy nhất hay kết hợp
với các giải pháp nghị trường và ngoại giao cũng là điều kiện khả thi?
Trước
trào lưu đấu tranh giành độc lập tại các nước Á Phi đang dâng cao nên
Pháp đã ý thức vấn đề này. Từ năm 1947 Pháp đã quyết định không tái lập
chế độ thuộc địa và tôn trọng nguyện vọng độc lập của nhân dân Việt Nam
bằng cách đăng ký Việt Nam là một quốc gia độc lập nằm trong Liên Hiệp
Pháp tại Liên Hiệp Quốc. Đó là một thắng lợi ngoại giao và pháp lý mà
Đảng Cộng Sản đã phủ nhận và về sau giải thích là Pháp đem quân trở lại
Việt Nam để tái lập chế độ thuộc địa.
Do
đó, khi nhân danh giành lại độc lập dân tộc, họ chiến đấu vũ trang
chống Pháp, nhưng bằng cách độc quyền yêu nước và độc quyền lãnh đạo
quốc gia. Trái lại, các nước châu Á khác đã chủ trương đấu tranh ôn hòa,
không bạo động và không liên kết với Cộng sản Quốc tế, mà thành công
của Ấn Độ (1947) là một thí dụ, dù bối cảnh phức tạp hơn Việt Nam nhiều.
Thứ năm,
ĐCSVN sử dụng chiêu bài đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ như một chiến
thuật để đạt mục tiêu chiến lược là cướp chính quyền. Họ đã chống đối
bất cứ giải pháp chính trị và ngoại giao nào không cho họ độc quyền đấu
tranh và lãnh đạo quốc gia, mà Hiệp định Genève và Paris là hai cơ hội
lịch sử.
Dù
Hiệp định Genève chỉ là để định ranh giới ngưng bắn và không áp đặt
những giải pháp chính trị, nhưng thống nhất Nam Bắc thuộc quyền dân tộc
tự quyết, một cơ hội mới về tổng tuyển cử mở ra và sẽ do hai miền ấn
định. Lãnh đạo cả hai miền đã không đủ nỗ lực để thực thi biện pháp tổng
tuyển cử, một cơ hội không tốn xương máu. Đó là một quan điểm sai lầm
của cả hai và trở thành một bất hạnh cho dân tộc hiếu hoà.
Hiệp định Paris là một hiệp ước ngoại giao và có tác dụng chính trị, nhưng là một cơ hội khác mở ra nếu các bên đồng ý “thực
hiện từng bước bằng phương pháp hoà bình trên căn bản thương nghị và
thỏa thuận giữa Miền Bắc và Miền Nam, không bên nào cưỡng ép bên nào,
không bên nào thôn tính bên nào.” (Điều 15).
Phát
động chiến dịch Hồ Chí Minh để thôn tính miền Nam không phải là phương
pháp hòa bình như đã ký kết. Vi phạm Hiệp định Paris lại là một thành
tích tự hào về sự phản bội của chính mình và chấp nhận hy sinh xương máu
của thế hệ thanh niên cuối cùng của miền Bắc.
Thứ sáu, Đại
Thắng Mùa Xuân là đỉnh cao chói lọi trong trang sử đấu tranh của ĐCSVN,
nhưng Ted Gunderson (1928 – 2011), nhân viên của FBI tại Los Angeles và
Wahsington DC tiết lộ là sau chiến dịch Operation Linebacker của Hoa
Kỳ, Bắc Việt tuyên bố đầu hàng đầu hàng vô điều kiện. Ngũ giác Đài nhận
điện tín này nhưng CIA buộc ép nhẹm nguồn tin và thuyên chuyển tất cả
các nhân viên có trách nhiệm ra khỏi nhiệm sở. Dĩ nhiên, Việt Nam không
hề kiểm chứng nguồn tin này.
Tóm
lại, các vấn đề quan trọng trong chính sử cận đại như ý nghiã đích thực
của chiến tranh, kết hợp các phương tiện khả thi để giải quyết xung
đột, những hy sinh và thành tích cần được giải ảo trong một phương cách
mới hơn, khi mà có vô số các nguồn tài liệu được liên tục giải mật. Quan
trọng nhất là chúng ta phải có can đảm nhìn vào sư thật của lịch sử
trong một nhãn quan mới.
Cho
dù ngày nay ngụy sử đã không thể phản ảnh được toàn bộ quá khứ và chính
sử cũng không hẳn là mất đi hết trong những gì còn sót lại nơi lòng
người, nhưng điều may mắn hơn cho chúng ta là lịch sử vẫn còn được
truyền tụng, mà ký ức cá nhân và tập thể cần hồi tưởng là thí dụ điển
hình.
Những
người Việt đang ở vào lớp tuổi bốn mươi hay trẻ hơn không có ký ức về
chiến cuộc, vì họ chưa sinh ra. Dĩ nhiên, họ có quyền đặt câu hỏi vì sao
Việt Nam chưa thể canh tân đất nước và hưởng độc lập dân tộc và họ phải
gánh chịu một di sản tồi tệ như ngày hôm nay. Khi ngụy sử không thuyết
phục được họ, thì ký ức của các bậc cha ông còn sống sót sẽ đóng vai trò
gì?
Ký ức chiến cuộc nhạt nhoà
Tình
yêu về dĩ vãng vốn bẩm sinh trong tâm hồn người Việt; họ thích ôm ấp kỷ
niệm trong mơ hồ và không muốn dùng ngôn ngữ để diễn đạt những cảm xúc
trân qúy. Ký ức là nhớ lại; một người không có trí nhớ là một người
không còn bản sắc riêng. Nhưng ngược lại với ký ức là quên lãng; ai phải
dồn ép quá khứ, thường là người không bình thường và hoặc sẽ mang bịnh
ức chế. Một người trưởng thành không có ký ức sẽ mãi là một trẻ con.
Ký ức tập thể theo Maurice Halbwach
quan trọng hơn. Nó vượt qua khuôn khổ kinh nghiệm sống của một cá nhân,
hằn sâu, tiêm nhiễm vào một tầng lớp xã hội, một thế hệ trong một giai
đoạn của dân tộc và tạo thành bản sắc chung. Một dân tộc không có ký ức
lịch sử cũng là một dân tộc chưa trưởng thành.
Khi xưa, Tản Đà có than thở “Dân hai lăm triệu, ai người lớn?, Nước bốn nghìn măm vẫn trẻ con.” Lời thơ ai oán được truyền tụng như một lời cảnh tỉnh về tình trạng dân trí trong thời Pháp thuộc. Trong chiến tranh, Trịnh Công Sơn cũng đã nhắc nhiều đến thân phận đất nước, nhưng thê thiết nhất là “Ôi, đất nước u mê ngàn năm“.
Điều ngạc nhiên là cả hai danh tài này sống trong hai thế hệ cách biệt
nhau, nhưng lại cùng một tâm trạng, dù không hề quan tâm đến chính sử và
ký ức.
Nhưng làm sống lại ký ức không dễ, vì có một cái gì đó thiếu bình thường mà có quá nhiều thí dụ làm cho chúng ta ngạc nhiên.
Thứ nhất, nhân ngày 30 tháng 4 mà nhân dân thủ đô Hà Nội kéo băng và biểu ngữ với nội dung “Hân Hoan Chào Mừng Ngày Giải Phóng Thủ Đô”. Vô ý hay là trớ trêu trong một ký ức nhạt nhoà? Không ai biết.
Thứ hai, ngược lại, nhân ngày này mà một số người Việt hải ngoại cũng có tổ chức“Ngày Diễn Hành Cho Tự Do”.
Vì là buổi diễn hành nên ít có thuyết trình về ý nghĩa trọng đại về một
ngày lịch sử của đất nước để người tham dự cảm thấy có trách nhiệm hơn
đối với những hậu quả của ngày này. Vì tự do hoài niệm mà đôi khi cũng
có nhiều nơi còn có kết hợp với lễ Lao Động với dạ tiệc và khiêu vũ thâu
đêm là chính. Đó là sáng kiến giải trí cuối tuần kéo dài trong hoàn
cảnh mới, nên không đem lại một âm vang tưởng niệm nào trong đau buồn,
nhớ những nguời nằm xuống và người trốn chạy.
Thứ ba
là chuyện không có quyền công khai tưởng niệm những người nằm xuống
trong chiến tranh biên giới Trung – Việt. Khơi động ký ức lại cần có ý
kiến chỉ đạo? Hồi sinh ký ức càng thêm chua chát khi lãnh đạo hân hoan
đón tiếp lãnh đạo bạn để cùng “Thành Kính Tưởng Niệm Các Liệt sĩ Trung Quốc Hy Sinh Vì Chính Nghĩa”trong Tiết Thanh Minh, một việc làm đúng theo chính sách đề ra.
Còn
nhớ về Ngày Hoàng Sa và Trường Sa lại càng khó hơn, cụ thể nhất là vụ
thảm sát Gạc Ma. Trước đây binh sĩ không được phép chống trả với Trung
Quốc nên đem lại một cái chết tập thể; chính quyền luôn che dấu sự thật
và nay lại không cho phép tưởng niệm và ghi công và không nêu tên kẻ
thù, đó là một hành vi xoá bỏ ký ức có định hướng.
Những
người chiến đấu còn sống không được tri ân, đãi ngộ và chỉ còn âm thầm
xót thương cho đời nhau. Họ cũng bất hạnh giống như các cựu chiến binh
Mỹ, làm điều vô ích cho kẻ vô ơn và cuối cùng lại chứng kiến trớ trêu
của lịch sử mà đó lại là định mệnh của mình.
Thứ tư
là chuyện những người di tản buồn lại càng buồn hơn, khi phải nhớ tới
những thuyền nhân qua cơn phong ba bảo táp, chưa hưởng được tự do và
cuối cùng phải yên nghỉ nơi đảo vắng xứ người. Trùng tu mộ phần đã khó,
sơn tặng cho họ một lá cờ trên mộ phần và lập đài tưởng niệm trên các
đảo cũng bị nhà nước CSVN tìm cách áp lực ngoại giao nên không được
phép. Thân nhân cũng đành khép lại quá khứ theo chính sách.
Thứ năm
là vấn đề gọi tên ký ức. Thảm sát hay chiến thắng Mậu Thân? Định danh
ký ức cũng cần thảo luận như gọi tên cho cuộc chiến. “Chống Mỹ xâm lược“
mà hơn 5000 ngàn thường dân Việt và vài ân nhân người Đức phải chết oan
uổng, thì không thể nào gọi là thắng lợi huy hoàng và có thể giải thích
thuần lý.
Những hung thủ còn sống sót cũng không đủ can đảm đính chánh về cáo giác của các nhân chứng trong “Giải Khăn Sô Cho Huế“.
Dù tai họ còn nghe và mắt họ còn thấy phản ứng của nạn nhân khác còn
sống, nhưng khác với Hitler đã tự xử, hung thủ yên tâm hơn để nghiên cứu
về Huế học, mà họ quên đi đối tượng nghiên cứu khẩn thiết nhất của Huế
học là làm sáng tỏ việc tàn sát. Tên tuổi và hành vi của họ vẫn bị ràng
buộc với lương tâm và lịch sử.
Chúng ta là có vô số ký ức cá nhân có giá trị lịch sử: Giải
Khăn Sô Cho Huế, Muà Hè Đỏ Lửa, Dấu Binh Lửa, Đường Đi Không Đến, Xương
Trắng Trường Sơn, Thiên Đường Mù, Nổi Buồn Chiến Tranh và Đèn Cù là những thi dụ chính. Vì là tự truyện cá nhân nên có sự đãi lọc nhất định theo ý nghĩ cảm nhận và tùy theo cái gọi làlieux de mémoire của tác giả (các địa điểm liên hệ tới biến cố xãy ra để trở thành ký ức, một khái niệm của Pierre Nora).
Thực ra, nhân chứng lưu giữ ký ức, họ chỉ là một người sống trong những
biến cố kinh hoàng trong lịch sử, mà họ không hiểu tại sao, không lường
đoán được hậu quả và giải thích các tầm mức phức tạp của diễn biến.
Do
đó, chúng ta cần có sử gia, vì ký ức cần khách quan hoá theo phương
pháp sử học, một tiến trình đến sau và có chọn lọc. Sử gia đối thoại với
nhân chứng, vì nhân chứng biết rõ hơn các biến cố. Họ diễn dịch, sưu
tầm và biên tập theo một hệ thống nhất định thành một loại đề tài chung.
Dù
ký ức về chiến cuộc nhạt nhoà, nhân chứng lần lượt ra đi, quá ít sử gia
chân chính, nhưng lịch sử không thể nguy tạo ký ức. Chính ký ức làm nên
lịch sử. Ký ức không phải là vấn đề riêng của sử gia. Lịch sử không
thuộc về sử gia, mà cho tất cả những người có liên quan và có tinh thần
trách nhiệm. Những người đứng ra tổ chức các lễ tưởng niệm với các
phương tiện truyền thông hiện đại cũng là một thí dụ.
Các
buổi lễ truy điệu, báo chí, sách vở sẽ làm sống lại các ký ức tập thể.
Những hình thức nghi lễ “hoành tráng“ của phe thắng cuộc không mang
nhiều ý nghĩa đích thực để tìm ra bản chất của tưởng niệm. Những đề tài
thảo luận nghiêm chỉnh về ý nghĩa của tưởng niệm là quan trọng hơn.
Nhờ
thế, chúng ta viết lại lịch sử bằng cách khám phá những sự dị biệt
trong ký ức với tinh thần trách nhiệm. Ký ức dị biệt của cá nhân là một
phương tiện thông đạt dùng trong sinh hoạt hằng ngày khi thảo luận về
những biến cố lịch sử. Ngược lại, ký ức tập thể là một sản phẩm xã hội,
đẩy mạnh cho việc hình thành một bản sắc văn hoá dân tộc. Nhưng biết tìm
đâu bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc Việt?
Bản sắc dân tộc tàn phai
Dù
là gọi là đất nước hay dân tộc cũng chỉ là một. Dân tộc là một ngôi nhà
chung chứa đựng một linh hồn chung. Hồn thiêng này có hai phần: phần
một nằm trong quá khứ, là một di sản thuộc toàn dân và ký ức lịch sử là
một thành phần. Phần hai nằm trong hiện tại. Đó là tinh thần đồng thuận,
cùng ước mơ chung sống để phát triển và lưu truyền giá trị của một di
sản không thể phân chia. Khái niệm dân tộc này của Ernest Renan không phải là chủ nghiã dân tộc đã bị lạm dụng quá nhiều trong quá khứ.
Bản
sắc văn hóa dân tộc gồm các đặc tính được duy trì trong quá trình của
lịch sử và được kết tinh thành những biểu tượng để phân biệt với các dân
tộc khác. Nó tạo thành những chuẩn mực giá trị cho xã hội và thể hiện
tâm lý dân tộc mà các ký ức văn hoá là thí dụ.
Ký ức văn hoá theo Jan Assman
gồm có việc sử dụng chính sử, tự truyện, hình ảnh và nghi lễ đặc biệt
cho một xã hội trong một thời kỳ; mọi sự vun bồi này sẽ tạo nên một hình
ảnh chung cho bản sắc dân tộc. Nhờ thế mà chúng ta có thể hiểu được giá
trị truyền thống.
Chúng
ta có thói quen ca ngợi bản sắc dân tộc và đơn giản hoá vấn đề, nhưng
kỳ thực, bản sắc cá nhân phức tạp, vì dựa vào hoàn cảnh và điều kiện xã
hội địa phương, thuộc về một thế hệ nhất định, một tôn giáo, một đoàn
thể nghề nghiệp và trình độ giáo dục nào đó. Bản sắc thay đổi liên tục
trong suốt cuộc đời qua những biến cố của riêng mình.
Mô
tả về bản sắc đất nước càng khó hơn vì theo dòng lịch sử, có quá nhiều
biến chuyển sẽ thay thế cho các ký ức cũ phai mờ, tạo thành những bản
sắc mới. Tùy theo thời điểm hay địa điểm mà bản sắc đất nước có thể tiến
hay thoái hoá. Các thay đổi về giá trị qua từng thế hệ kết hợp nhau
trong liên tục và tái tạo.
Trong một thời kỳ dài đấu tranh, Đảng đã bao nhiêu lần nói là “thống nhất đất nước ta sẽ xây dựng lại ngàn lần tươi đẹp hơn”. Nhưng chiến thắng năm 1975 cho phép Đảng có lý do tự phong một bản sắc mới là “trung tâm phẩm giá của loài người và lương tâm của thời đại”. Bản
sắc cường điệu này không thuộc truyền thống chân thành của dân tộc.
Đảng đã không thể trau dồi bản sắc, và chiến thắng không đem lại tự do
và cơm áo cho toàn thể dân chúng trong thời bình.
Dù
thành tựu đổi mới kinh tế có đem lại cho sung túc cho một thiểu số,
nhưng Đảng không thể nâng cao bản sắc văn hoá vì giáo dục xuống cấp, đạo
đức suy đồi, thờ ơ của dân chúng và gương xấu của chính quyền là trở
lực. Tìm lại bản sắc dân tộc đã đánh mất là điều không thể thực hiện
được trước mắt, vì thành tựu của các biện pháp cải cách giáo dục và nâng
cao đạo đức không thể là kết quả dễ được tìm thấy trong một sớm một
chiều.
Đã
đến lúc đất nước cần có bản sắc mới như là một vai trò kết nối, một
khái niệm và một thành tố để xây dựng lịch sử. Nhưng làm sao nối kết
những ký ức văn hoá dị biệt trong bối cảnh hiện nay. Thực ra, không ai
có đủ viễn kiến để tiên đoán chuyện lý thuyết.
Nhưng
sử gia không còn đi tìm những giá trị biểu tượng xa xưa, vì các biến
động mới có những giá trị làm cho lịch sử độc đáo hơn. Họ dùng ngày 30
tháng 4 năm 1975 làm một phương tiện nhằm tạo ra huyền thoại chính trị
duy nhất cho khởi điểm mới về ký ức lịch sử cận đại. Với 40 năm trôi
qua, thời gian lắng đọng để họ cùng tìm hiểu về ý nghĩa của ngày 30
tháng 4. Do đó, giải ảo về nội dung ngày này cần được đặt ra.
Phản tỉnh về ý nghĩa của ngày 30 tháng 4 năm 1975
Ngày
30 tháng 4 năm 2015 là một ngày để chúng ta nhớ về ngày 30 tháng 4 năm
1975 và tìm hiểu những gì mà dân tộc đã sống trong 40 năm qua. Bằng kinh
nghiệm sống với chế độ, với các sử liệu mới, lý trí khách quan và tự do
phê phán giúp cho chúng ta nhận ra sự thật. Sự thật sẽ giải phóng cho
chúng ta.
Ngày
30 tháng 4 năm 1975 là biểu tượng khởi đầu cho một tiến trình tương
phản phức tạp. Giá trị biểu tượng của ngày này là một nghịch lý bi đát.
Chiến tranh kết thúc giải phóng cho tất cả mọi người trong mọi hoàn
cảnh, nhưng không phải chỉ là vinh quang mà còn là tủi nhục; ngày miền
Nam thoát khỏi chiến tranh cũng là ngày mà miền Bắc hiểu rõ hơn thế nào
là giải phóng và hy sinh cho chính nghĩa. Cả nước vừa được giải phóng
lại vừa bị hủy diệt trong một hoàn cảnh mới, không phải chỉ là thiệt hại
vật chất mà còn là tinh thần, một vấn đề bản sắc.
Dĩ
nhiên, chúng ta phải chấp nhận những gì đã xảy ra vào ngày 30 tháng 4
năm 1975, vì không thể thay đổi được, dù còn bị ảnh hưởng hậu quả cho
đến hiện nay. Chúng ta không thể tách rời ngày 30 tháng 4 năm 1975 với
ngày 3 tháng 2 năm 1930, ngày thành lập ĐCSVN, đó là một nguyên nhân
khởi đầu mọi thay đổi trong các trang sử Việt.
Với
ý thức phản tỉnh chúng ta có thể nói cho nhau hôm nay về ý nghĩa đích
thực của ngày 30 tháng 4 là đây là một ngày toàn thắng trong tiến trình
cướp chính quyền của ĐCSVN và là một ngày đại bại của toàn dân tộc Việt.
Vì sao?
Vì
nhìn lại quá khứ của công cuộc tiến nhanh tiến mạnh lên XHCN chúng ta
chỉ thấy một bóng tối kinh hoàng. Đó là các biện pháp truất hữu ruộng
đất, ngăn sông cấm chợ, đánh tư sản mại bản, bài trừ văn hoá đồi trụy,
thanh niên xung phong, kinh tế mới và học tập cải tạo. Theo sau là thảm
kịch thuyền nhân, chiến tranh Tây Nam và phiá Bắc. Cuối cùng là kinh tế
kiệt quệ để rồi ĐCSVN phải chịu có biện pháp xé rào và đối mới để nuôi
dưỡng chế độ.
Với
một cơ hội mới và tiềm năng cao để tái thiết hậu chiến và hàn gắn vết
thương chiến tranh, nhưng đến năm 2015 mà Việt Nam còn tụt hậu thua Lào
về canh tân công nghiệp, trình độ phát triển dân chủ kém hơn Campuchia,
cạnh tranh kinh tế suy yếu hơn Hàn quốc, phát minh khoa học thua xa Thái
Lan, năng lực lao động thấp nhất trong khu vực, nhưng tình trạng vi
phạm nhân quyền và bất công xã hội lại là trầm trọng nhất.
Vì
nhìn về tương lai chúng ta càng lo sợ hơn vì không biết đất nước và con
người sẽ đi về đâu. Chủ nghĩa tư bản thân tộc tạo ra một xã hội thị
trường hỗn loạn trong một nhà nước sơ khai là nguyên nhân, mà tham nhũng
lên ngôi thượng đỉnh, đạo đức suy sụp tận đáy, giáo dục băng hoại và
môi sinh cạn kiệt là hậu qủa. Trong khi hiểm hoạ Bắc thuộc là hiện thực,
thì bất ổn cá nhân, bất trắc kinh tế và bất công xã hội vẫn còn kéo
dài.
Tóm
lại, chúng ta có các lý do chính đáng để không hân hoan tham gia mừng
lễ kỷ niệm chiến thắng, nhưng cần giúp đỡ nhau để có ý thức phản tỉnh về
ý nghĩa tưởng niệm, hoà giải và tỉnh thức trong ngày 30 tháng 4. Nhờ
thế, chúng ta sẽ thấy có trách nhiệm hơn đối với những hậu quả của ngày
này trong tương lai.
Ngày tưởng niệm
Hồi
tưởng thuộc về một phần trong đời sống tâm linh của chúng ta. Ai đã
sống trong ngày 30 tháng 4 với đầy đủ ý thức và nhận xét, thì cũng tự
hỏi là ngày này mình làm gì và ở đâu và sự ràng buộc của mình trong biến
cố này.
Ngày
30 tháng 4 là một ngày để chúng ta tưởng niệm về tất cả những người quá
cố của hai miền, những người đã tin là mình chiến đấu cho chính nghĩa
của đất nước. Chúng ta không thể quên họ và cầu mong họ siêu thoát. Đau
đớn nhất là các chiến sĩ giải phóng quân; bây giờ họ không còn cơ hội để
nhận ra rằng họ đã bị phản bội; tất cả công lao của họ là vô ích và vô
nghĩa; cái chết của họ chỉ là phục vụ cho các mục tiêu cướp chính quyền
của giới lãnh đạo vô nhân đạo.
Chúng
ta sống trong gọng kềm của lịch sử dân tộc và là nạn nhân phải hy sinh
cho quyền lợi của giới lãnh đạo. Cả một dân tộc không ai có tội cá nhân;
không ai có tội với lịch sử. Có tội ít hay nhiều chỉ có thể quy kết cho
tập thể lãnh đạo, vì họ thiếu trí tuệ và thiếu bản lãnh; họ chỉ phục vụ
cho ngoại bang, chủ nghĩa phi dân tộc và không tìm cách tiết kiệm máu
xương.
Chúng
ta cũng hoài niệm về những nổi đau khổ của thân nhân còn sống; đặc biệt
là nữ giới, đau khổ vì sự mất mát về tất cả những gì không thể giữ được
từ vật chất cho đến tinh thần. Đó là đau khổ qua bị thương tổn và tật
nguyền, đau khổ vì buộc phải chịu mất tài sàn, mất người thân yêu, mất
nhân phẩm, cảm xúc bị tổn thương, cưỡng bức lao động, bất công nghiêm
trọng và tra tấn dã man, đói khổ, giam cầm và trốn chạy.
Ngày hoà giải
Ngày
30 tháng 4 là ngày mà chúng ta không những tưởng niệm cho những người
nằm xuống mà còn muốn hòa giải giữa người Việt còn sống với nhau. Chúng
ta tìm kiếm hòa giải, nhưng không thể hòa giải với những người đã nằm
xuống và những người không còn ký ức. Số phận chung của dân tộc liên kết
chúng ta với nhau thành một định mệnh chung trong ước muốn chung sống
trong hòa bình và thịnh vượng.
Trong
đời sống hằng ngày, người Việt chỉ muốn sống an vui trong hiện tại và
không muốn nhớ những chuyện vô nhân đạo trong quá khứ. Chúng ta chấp
nhận và chịu đựng sự khắc nghiệt do số phận an bài, đó là chuyện tinh
thần được đặt ra bên cạnh các nhiệm vụ khác.
Nhưng
ngày 30 tháng 4 là một vết rạch hằn sâu trong lịch sử cho toàn thể, nên
có một nghịch lý xảy ra, người Việt có tinh thần hồi tưởng và sẽ luôn
hồi tưởng khi có cơ hội. Bốn mươi năm sau khi kết thúc chiến tranh, dân
Việt vẫn còn bị phân chia. Chúng ta cảm thấy chưa thuộc về nhau bởi vì
chúng ta đã sống và nghĩ không cùng trong một nhận thức về quan điểm đấu
tranh. Đó là một gánh nặng trong lịch sử mà chúng ta vẫn còn bị mang ít
nhiều tổn thương.
Làm
sao chúng ta có thể xoá bỏ vết hằn khôn nguôi nếu không có hoà giải?
Thực ra, kinh nghiệm quốc tế cho thấy hoà giải không chỉ là tha thứ của
nạn nhân về sai trái của thủ phạm, mà còn là một đồng thuận giá trị về
chính trị. Đầu hàng là một thay đổi thái độ của phe thua cuộc trước phe
thắng cuộc, một quyết định hợp lý của lý trí của phe thua cuộc và
cần được thể chế chính trị của phe thắng cuộc bảo vệ. Vai trò luật pháp
là điều kiện thể chế tiên quyết để bảo vệ họ. Khuôn khổ cho hoà giải là
bình đẳng trước pháp luật, thực thi dân chủ, tôn trọng nhân quyền và dân
quyền của phe thắng cuộc. Sự đồng tình của cả hai phe sẽ đem lại ý
nghiã chung sống. Đó là một khuôn khổ xây dựng lại mối quan hệ và niềm
tin cho xã hội và tạo lập một cộng đồng cho tương lai.
Dầu
bối cảnh tranh chấp khác nhau, các nước Nam Phi, Nam Tư củ, Bắc Ái Nhĩ
Lan, Sierra Leone, El Salvador, Guatemala và Rwanda đã tìm ra một căn
bản đồng thuận cho tiến trình hoà giải, mà đạo đức là mục tiêu và luật
pháp là phương tiện. Vì say men chiến thắng mà kinh nghiệm hoà giải
chính trị hậu xung đột không là vấn đề quan trọng để Việt Nam quan tâm
học tập, cải tạo tập trung là trường hợp minh chứng ngược lại.
Sau
ngày Đổi Mới, Việt Nam khởi đầu tiến trình hoà giải chính trị bằng Nghị
Quyết để nhằm thu hút tài năng trí tuệ và đóng góp tài chánh. Nghị
Quyết không đề ra sư tương thuận của phe thua cuộc; khuôn khổ pháp luật
làm nền tảng và tinh thần đạo đức dân tộc làm nội dung cho hoà giải cũng
không có. Việt Nam chỉ đo thành tựu Nghị Quyết bằng lượng kiều hối, du
lịch và giao lưu văn nghệ trong ngoài. Hoà giải loại này không đem lại
một niềm tin chung hướng về tương lai.
Trong
nỗ lực hoà giải có một thử thách chung cho hai phía. Sẵn lòng hòa giải
phải phát sinh từ trong nội tâm và do ngoại cảnh, không phải là vấn đề
mà phe thắng cuộc đòi hỏi nơi phe thua cuộc theo tinh thần Nghị Quyết,
nhưng là tự nội tâm của mỗi phe đòi hỏi nơi chính mình, đó là khởi điểm
quan trọng nhất.
Cụ
thể là liệu phe thắng cuộc có thể thực sự tự đặt mình trong hoàn cảnh
của phe thua cuộc đựợc không hay phe thua cuộc có tin tưởng vào thành
tâm hoà giải của phe thắng cuộc được không? Liệu Nghị Quyết một chiều có
phải là một cơ sở ràng buộc nhau không? Cả hai phải nhận ra những gánh
nặng của nhau, xem có chịu đựng nhau không và có quên quá khứ được
không?
Cả
hai phe làm gì trong tiến trình này? Chủ yếu là phe thắng cuộc cần có ý
thức hơn để tìm lại nguyện vọng trung thực của phe thua cuộc; thay vì
diễn binh mừng chiến thắng chỉ khơi động lại lòng thù nghịch, phe thắng
cuộc nên can đảm hơn là đem tàu ngầm hiện đại ra biển Đông để bày tỏ
quyết tâm trước Trung Quốc, phô trương này sẽ gây tác động hoà giải dân
tộc cao hơn. Thay vì ngăn cản tưởng niệm, nên thành tâm bày tỏ thương
tiếc những người của hai phiá đã hy sinh bằng cách xây một tượng đài
chung, một hình thức tỉnh ngộ về sự lầm lạc chung của cả dân tộc trong
cả một giai đoạn lịch sử. Họ nên đãi ngộ người đóng góp còn sống, một
hình thức xoa dịu thương đau xã hội; nỗ lực hoà giải với người đối kháng
và trực tiếp đối thoại trong tinh thần dân chủ là thực tế hơn, vì không
phải ai có quan điểm đối lập chính trị với chính quyền cũng đều là
những phần tử suy thoái đạo đức và phản động.
Phe
thua cuộc cũng cần có nhận định nghiêm chỉnh hơn về ý nghĩa cao cả của
tha thứ. Tha thứ là tìm hiểu và mến yêu người sai phạm. Hiểu nhau là vì
đã tìm thấy lại nhau trong một quá khứ chung lầm lạc. Yêu mến nhau là vì
cùng có một số phận và ý chí chung sống để xây dựng tương lai đất
nước.Thực tế ngược lại. Một số không nhỏ của phe thua cuộc tự nguyện tìm
đến phe thắng cuộc vì những bả lợi danh cuối đời, những lạc thú do
những chênh lệch giá cả tại quê nhà, ngay cả những hạnh phúc thoáng qua
như tiếng còi hụ đưa đón. Đó là một sự sĩ nhục mà một số trong phe thua
cuộc tự tạo ra, vì trong khi cho đến ngày hôm nay, vẫn còn có rất nhiều
người khả kính, can trường và liêm chính trong chiến bại.
Tương
lai của hoà giải không ai biết được, nhưng khởi động một trào lưu nhận
thức mới về tinh thần hoả giải là khẩn thiết, vì các thế hệ tham chiến
sẽ lần lượt ra đi và các thế hệ nối tiếp sẽ không đủ quan tâm để giải
quyết.
Ngày tỉnh thức
Ngày
30 tháng 4 năm 2015 bắt đầu một chương mới trong lịch sử Việt Nam và
một thế hệ mới đang trưởng thành. Giới trẻ không có các ký ức dị biệt và
không chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra trong quá khứ, nhưng họ
đang và sẽ có trách nhiệm đối với những gì sẽ trở thành lịch sử. Họ sẽ
đóng một vai trò chính về số phận của con người, đất nước và dân tộc
trong khoảng thời gian bốn mươi năm tới. Nhưng ngày 30 tháng 4 năm 1975
lại có ý nghĩa tỉnh thức vì ký ức cá nhân kéo dài chỉ trong bốn mươi
năm. Nếu ký ức phai nhạt thì những gì quan trọng khác còn lại cũng không
còn ý nghĩa. Thế hệ tham chiến cần giúp cho giới trẻ hậu chiến tìm hiểu
về sự thật của lịch sử, không thiên vị theo ý thức hệ, trốn chạy trách
nhiệm và nhân danh đạo đức. Đâu là giá trị tỉnh thức trong ngày 30 tháng
4?
Chúng ta cần can đảm để nói cho thế hệ hôm nay biết là hiện
tình Việt Nam là đang bị nguy cơ hơn bao giờ hết; vì về mặt nội trị có
quá nhiều bất ổn mà vẹn toàn lãnh thổ, tham nhũng và nợ công là chính;
về mặt đối ngoại có quá nhiều tổn thương, vì lãnh đạo đặt quyền lợi
Trung Quốc và quyền lợi riêng lên trên quyền lợi của dân tộc là chính;
nay lại hy vọng là Hoa Kỳ đoái thương dân Việt. Nhưng thực tế, Hoa Kỳ sẽ
không có phép lạ nào để biến đổi nội tình Việt Nam hôm nay và sẽ không
là một lá chắn an toàn cho Việt Nam mai sau. Mỹ đủ thông minh để không
bao giờ chống Trung Quốc cho đến xương máu của người Mỹ cuối cùng thay
cho Việt Nam, như miền Bắc Việt Nam đã hãnh diện chống Mỹ thay cho Trung
Quốc trong quá khứ.
Do
đó, giới trẻ nên tỉnh thức để tránh lầm lạc của bậc cha ông. Đó là do
khuấy động các ý thức hệ đối nghịch, hận thù lầm lạc và gian dối lẫn
nhau mà Việt Nam đã có chiến tranh. Do bất tài, bất xứng và bội tình mà
thế hệ cha ông đã không để lại được một non sông gấm vóc cho con cháu
thừa hưởng; “Gia tài của mẹ, mộtnuớc Việt buồn“, nếu nói theo nhạc của Trịnh Công Sơn.
Từ
tỉnh thức này mà giới trẻ sẽ lưu truyền các ký ức lịch sử và không để
bị lôi cuốn vào những hận thù và chống đối nhau, mà cố gắng liên tục học
hỏi để tìm cách chung sống với nhau trong tình hiếu hoà và nhất là sẽ
có ý thức trách nhiệm nhiều hơn cho tương lai đất nước.
Thế hệ hậu chiến và tương lai
Ngày
30 tháng 4 năm 2015 đánh dấu một ngày khởi đầu cho thế hệ hậu chiến
trưởng thành. Họ có trách nhiệm chính trị cho đất nước trong thời kỳ
mới. Nhưng họ phải nghĩ gì và làm gì để canh tân đất nước và tìm lại độc
lập cho dân tộc?
Nghĩ
gì? Thách thức vô cùng to lớn khi thế hệ hậu chiến cần có nhiều ý thức
và kinh nghiệm hơn để đảm nhiệm trọng trách này. Đó là vấn đề còn mở
rộng để tranh luận, nhưng họ có bốn khó khăn chính.
Một là,
họ không kế thừa một phương sách khả thi nào. Đảng đã không thể lý giải
được cơ chế Kinh tế Thị trường và Nhà nước Pháp quyền theo định hướng
XHCH là gì. Đảng cũng tự nhận là đã theo một đường lối không có cho đất
nước. Vì nhận hư thành thực cho nên Đảng cũng không thể hoàn thiện đường
lối này cho đến cuối thế kỷ XXI. Nhưng Đảng sẽ vượt qua các chống đối
bằng cách dùng bạo lực đàn áp để duy trì chế độ, một bất hạnh cho toàn
dân.
Hai là,
họ không thể phát huy các kinh nghiệm cuả bậc cha ông. Các kinh nghiệm
của Cách Mạng Tháng Tám và Đại Thắng Mùa Xuân không còn phù hợp với trào
lưu đấu tranh bất bạo động cho Việt Nam, mà đó là một giải pháp tương
ứng khả thi. Thành quả cuả Cách Mạng Đông Âu, Đông Đức, Miến Điện và Muà
Xuân Á Rập là những bài học mới thích hợp hơn, nhưng họ chưa thể huy
động được dân chúng vì thái độ vô cảm chính trị của đa số.
Ba là,
họ không thể hy vọng là được Đảng chuyển giao quyền lực cho dù họ có
khả năng và tâm huyết, vì thân tộc của lãnh đạo còn vây quanh. Trong một
xã hội thị trường đang thay đổi hỗn loạn, họ không thể tiên đoán được
là đổi mới chính trị sẽ hình thành như thế nào. Tất cả đều tuỳ thuộc vào
một số quan niệm về tương lai, những cách đánh giá khác nhau về ý nghĩa
của xu hướng hiện nay và về các chuẩn mực để giải quyết các khác biệt,
thí dụ như vi phạm nhân quyền và tự do báo chí.
Bốn là
điều kiện ý thức về truyền thống lịch sử và chuyển hoá chính trị. Từ
thắng lợi của việc cướp chính quyền mà Đảng tự hào về thành tích làm nên
“Ý nghĩa Lịch sử” cho dân tộc. Nhưng ý nghĩa lịch sử này không phải là
những gì đã được Đảng tuyên bố, mà giới trẻ cần khám phá lại. Nhu cầu
giải ảo ngụy sử và niềm tin về tương lai dân chủ cần đến các điều kiện
trí thức. Đó là kiến thức và ý thức về chính sử và dân chủ, để từ đó làm
cơ sở cho tinh thần xây dựng. Kiến thức là khởi điểm cho ý thức và có
kiến thức thì mới có ý thức để xây dựng một ý chí chung sống.
Tuy
nhiên, thực tế bi quan hơn, vì sử học và kinh tế chính trị học không
còn thu hút giới trẻ, một môn mà người học không muốn học và người dạy
không muốn dạy. Sự tụt hậu là do một hệ thống giáo dục gian dối và ngụy
sử làm mất niềm tin về giá trị cuả toàn xã hội qua nhiều thế hệ.
Ý
thức về lịch sử và dân chủ do đào tạo mà ra, có tính thuần lý vì do lý
trí hướng dẫn và được đãi lọc qua thời gian. Học chính sử giúp giới trẻ
lý luận và phán đoán về sự thật của lịch sử. Ý thức về lịch sử sẽ tạo
nên một thái độ chung đối với lịch sử, một khả năng để giải ảo, một loại
trách nhiệm cá nhân đối với xã hội và có tình cảm dân tộc.
Do
đó, hy vọng còn lại là giới trẻ sẽ phát huy tinh thần tìm hiểu và mến
yêu lịch sử và giá trị của dân chủ. Sự thật lịch sử sẽ là bước khởi đầu
và giới trẻ phải tìm kiếm sự thật giữa dòng lịch sử. Giới trẻ có thể so
sánh lịch sử tương lai như một dòng sông, nhưng các dòng nước sẽ luôn
biến đổi mà họ đang khởi đầu bơi lội và cũng không biết đi về đâu, như
một câu nói quen thuộc là “Người ta không thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông“. Nhưng có ý thức lịch sử và dám dấn thân làm lại lịch sử cho dân tộc là một hy vọng khởi đầu.
Làm
gì? Giới trẻ cần thảo luận để nhận ra điều kiện đem lại hoà bình và
thịnh vượng cho đất nước. Mọi vấn đề hiện nay có thể sẽ được giải quyết
được một phần nào khi có sức mạnh dân tộc mà sự hiểu biết của toàn dân,
đồng thuận chính trị, và quyết tâm chuyển hướng là chính và đường lối
thực tiễn là thay đổi hiến pháp dân chủ, nâng cao đạo đức và giáo dục,
tăng trưởng kinh tế, tôn trọng trí thức và pháp luật, thực thi nhân
quyền và dân quyền và bảo vệ thiên nhiên. Nhưng sự hợp tác về một chính
sách ngoại giao Trung-Việt ổn định và tương kính là khả thi, khi Việt
Nam đủ khả năng chứng tỏ là một người bạn đối tác đích thực bình đẳng và
không phải chỉ bằng ngôn ngữ bóng bẩy như hiện nay. Với nỗ lực của
nhiều thế hệ, chúng ta hy vọng là Việt Nam sẽ đạt được một phần nào
những mục tiêu này.
Việt Nam sẽ đi về đâu? Không ai biết rõ, nhưng chắc một điều là đất nước dù năng động đến đâu đi nữa, thì Đảng cũng sẽ không còn phép lạ khi Đảng không tự chuyển hoá. Thế hệ hậu chiến không cần có một lý tưởng cầu toàn để canh tân đất nước, một ảo tưởng trí thức để thăng hoa bản sắc văn hoá hay các biện pháp xé rào để cứu Đảng, mà cần nhất là có một ý thức bừng tỉnh về sự tồn vong của dân tộc.
https://anhbasam.wordpress.com/2015/04/07/3675-hoai-niem-va-phan-tinh-ve-ngay-30-thang-4-nam-1975-de-giai-ao-nguy-su-hoa-giai-dan-toc-va-xay-dung-dat-nuoc/
https://vivi099.wordpress.com/2015/04/07/cia-giu-bi-mat-bac-viet-dau-hang-vo-dieu-kien-nam-1973/
https://vivi099.wordpress.com/2015/04/07/cia-giu-bi-mat-bac-viet-dau-hang-vo-dieu-kien-nam-1973/
______________
Saturday, June 24, 2017
CHU TẤT TIẾN * VÀI KỶ NIỆM VỚI TRƯỜNG LÊ BẢO TỊNH
VÀI KỶ NIỆM VỚI TRƯỜNG LÊ BẢO TỊNH
Chu Tất Tiến
From Viet Bao
https://vietbao.com/p112a26893 1/vai-ky-niem-voi-truong-le-ba o-tinh
Sau khi di cư vào Nam được chừng môt năm, nhờ anh chị tôi giúp, mẹ tôi mua một căn nhà tại khu Vườn Xoài, đường Trương Minh Giảng, đối diện với nhà thờ Vườn Xoài cũ. Tại đây, tôi cùng hai chị tôi ghi tên vào học tại trường Lê Bảo Tịnh, hai chị tôi học đệ lục, tôi học đệ thất. Mỗi sáng, ba chị em chúng tôi đến trường không theo đường thẳng mà đi vòng vèo qua các ngõ hẹp phía sau nhà, qua nhiều ngôi vườn trồng mãng cầu, và nhiều loại cây ăn trái khác, rồi đâm thẳng vào cổng trường. Lúc bấy giờ, con đường vào trường chưa đổ xi măng, còn toàn là cát, nên đi học về là quần áo đầy bụi. Sân trường cũng vẫn còn trải đá dăm nhỏ, đi dép nghe lạo xạo dưới chân.
Trường lúc ấy chỉ là hai dẫy nhà hình chữ L, dẫy chính là nhánh dài của
chữ L, gồm 6 lớp học, chia ra làm hai, chừa khu ở giữa là văn phòng Cha
Giám Đốc và phòng hành chánh. Dẫy phụ là nhánh ngắn của chữ L, một lớp
học dài và đông nhất dành cho lũ học trò lớp Đệ Thất chúng tôi. Bàn học
hồi đó là gỗ đóng thô sơ, có hộc bàn cho mỗi học sinh; ghế dài thì long
lay, lập cập vì môt phần là đóng không chính xác, hai là sàn lớp gồ ghề.
Tất cả các lớp đều có tường vách và cửa ra vào đầy đủ, riêng lớp Đệ
Thất thì chỉ có 3 vách, còn lại vách nhìn thẳng ra sân thì trống trơn.
Học sinh nữ ngồi bên ngoài nên có thể đi từ sân vào thẳng ghế của mình
mà không cần bước qua cửa. Tụi học trò nam chúng tôi thì ngồi dẫy bên
trong, có lẽ để cản chúng tôi không trố mắt ra nhìn các học trò nữ đi
ngoài sân chăng?
Cá nhân tôi có khá nhiều kỷ niệm không quên ở trường Lê Bảo Tịnh. Nhớ Thầy Mai Thế Vinh, người gầy, cao, nghe nói hiện là Cha Sở ở Paris. Nhớ Thầy Hồ, dáng người tầm thước, đeo kính trắng, thư sinh, nói giọng rất nhẹ nhàng, dậy Việt Văn, đi cái xe máy gì xanh xanh, có bình xăng dẹp đằng trước, sau ứng cử Quốc Hội. Thầy Cửu dậy Toán nổi tiếng Saigon, sau là Linh Mục Nhạc Sĩ. Thầy Oánh trông oai phong nhất vì Thầy to, cao, và cũng trẳng trẻo, đẹp trai. Thầy Cửu và Thầy Oánh lúc đó đang vừa tu vừa học thêm ở Đại Học, vừa dậy học chúng tôi. Các Thầy ở ngay trong tu viện nho nhỏ nằm trên đường vào trường học. Tôi nhớ cổng vào tu viện của các Thầy nhỏ xíu, chỉ đủ một người lách vào. Thấy tôi viết chữ đẹp, một hôm Thầy Oánh kêu tôi đến chỗ Thầy để chép giùm bài học của các Thầy ở Đại Học.
Cá nhân tôi có khá nhiều kỷ niệm không quên ở trường Lê Bảo Tịnh. Nhớ Thầy Mai Thế Vinh, người gầy, cao, nghe nói hiện là Cha Sở ở Paris. Nhớ Thầy Hồ, dáng người tầm thước, đeo kính trắng, thư sinh, nói giọng rất nhẹ nhàng, dậy Việt Văn, đi cái xe máy gì xanh xanh, có bình xăng dẹp đằng trước, sau ứng cử Quốc Hội. Thầy Cửu dậy Toán nổi tiếng Saigon, sau là Linh Mục Nhạc Sĩ. Thầy Oánh trông oai phong nhất vì Thầy to, cao, và cũng trẳng trẻo, đẹp trai. Thầy Cửu và Thầy Oánh lúc đó đang vừa tu vừa học thêm ở Đại Học, vừa dậy học chúng tôi. Các Thầy ở ngay trong tu viện nho nhỏ nằm trên đường vào trường học. Tôi nhớ cổng vào tu viện của các Thầy nhỏ xíu, chỉ đủ một người lách vào. Thấy tôi viết chữ đẹp, một hôm Thầy Oánh kêu tôi đến chỗ Thầy để chép giùm bài học của các Thầy ở Đại Học.
Vì hồi đó sách giáo khoa (cours) rất ít, nên các Thầy phải mượn vở của
người học trước mang về nhà, cần cù chép lại. Tôi cặm cụi viết nhiều
lần, được thầy Cửu và Thầy Oánh thưởng, cho đi Sở Thú chơi, ăn kem đã
đời. Tôi nhớ Thầy Hanh dậy Anh Văn, rất đẹp trai, mà môn Anh Văn hồi đó
được trọng lắm, nên Thầy được các cô nữ sinh theo ríu rít! Nữ sinh Lớp
Đệ Thất lúc đó đã “xuân xanh sấp xỉ tới tuần cập kê” lớn hơn tụi nhóc
chúng tôi nhiều. Các cô đều mặc áo dài trắng nõn nà, trong khi chúng tôi
đều mặc quần xooc, áo sơ mi bỏ ngoài, trông lóc chóc lắm. Trong số các
cô nữ sinh thuộc đàn chị tôi, có Hằng và Liễu lớn cồ, mỗi lần đi học là
lũ con trai lớp trên theo từng đàn. Các cô tuy làm mặt tỉnh, nhưng dáng
đi có vẻ hơi vấp váp vì thích thú hay cảm động thì chúng tôi không rõ,
chỉ biết rằng lũ chúng tôi chẳng coi cái việc nam nữ ra cái quái gì, vì
vẫn hay đánh lộn tưng bừng.
Nói “lũ chúng tôi” là nói đến năm thằng ngồi bàn đầu, gồm có tôi, Nguyễn Vạn Năng (ở sát nhà tôi, sau 75, làm Cách Mạng, bị nhốt 8 năm tù, sau khi được thả, thì yếu đuối rồi chết vì bệnh lao phổi). Tuấn, đi Sĩ Quan Thủ Đức bị cụt tay. Lương Viêt Cương, sau trở thành môt Giáo Sư Toán nổi tiếng ở Saigon, học sinh ghi tên trùng điệp. Thắng, nhà có tiệm bán đèn Giáng Sinh, sau này đi tu “dở”, nghĩa là làm Thầy Phó Tế một thời gian thì bỏ về nhà lấy vợ. Tôi nhớ có lần, tôi với Năng, đạp xe ngang qua nhà Thắng, thấy đèn ông sao treo lủng lẳng trước nhà, tôi gào lên: “Thắng ơi! Bán cho tao cái đèn!” Ông Bố của Thắng đang đứng trong nhà, chạy ra chửi ầm: “Mẹ! Mấy thằng mất dậy!” Tôi và Năng đạp xe chạy thục mạng, vừa chạy vừa cười ầm ĩ.
Đó là hàng trên cùng gồm toàn thằng nhỏ con. Hàng ghế dưới là mấy tay lớn con, như Lãnh, đại du côn, hay bắt nạt mấy thằng nhóc chúng tôi, hoặc nhéo tai, hoặc ký đầu. Thêm vào đó còn Võ Công Tồn, người Nam, tập tạ nên bắp thịt tay như hoa chuối, trông dễ nể, nhưng riêng tôi, dù là nhóc tì nhưng có máu “đánh lộn”, nên đánh nhau với tụi nó hoài. Về nhà, hai bà chị tôi mách mẹ, thế là mẹ tôi nọc tôi ra quất cho tôi một trận kinh hồn bằng cây củi tạ, đến phát bệnh, mấy ngày mới dậy nổi. Nhớ đến Võ Công Tồn lại nhớ đến.. cặp mông Võ Thị Yến Oanh, em của Tồn!.
Nói “lũ chúng tôi” là nói đến năm thằng ngồi bàn đầu, gồm có tôi, Nguyễn Vạn Năng (ở sát nhà tôi, sau 75, làm Cách Mạng, bị nhốt 8 năm tù, sau khi được thả, thì yếu đuối rồi chết vì bệnh lao phổi). Tuấn, đi Sĩ Quan Thủ Đức bị cụt tay. Lương Viêt Cương, sau trở thành môt Giáo Sư Toán nổi tiếng ở Saigon, học sinh ghi tên trùng điệp. Thắng, nhà có tiệm bán đèn Giáng Sinh, sau này đi tu “dở”, nghĩa là làm Thầy Phó Tế một thời gian thì bỏ về nhà lấy vợ. Tôi nhớ có lần, tôi với Năng, đạp xe ngang qua nhà Thắng, thấy đèn ông sao treo lủng lẳng trước nhà, tôi gào lên: “Thắng ơi! Bán cho tao cái đèn!” Ông Bố của Thắng đang đứng trong nhà, chạy ra chửi ầm: “Mẹ! Mấy thằng mất dậy!” Tôi và Năng đạp xe chạy thục mạng, vừa chạy vừa cười ầm ĩ.
Đó là hàng trên cùng gồm toàn thằng nhỏ con. Hàng ghế dưới là mấy tay lớn con, như Lãnh, đại du côn, hay bắt nạt mấy thằng nhóc chúng tôi, hoặc nhéo tai, hoặc ký đầu. Thêm vào đó còn Võ Công Tồn, người Nam, tập tạ nên bắp thịt tay như hoa chuối, trông dễ nể, nhưng riêng tôi, dù là nhóc tì nhưng có máu “đánh lộn”, nên đánh nhau với tụi nó hoài. Về nhà, hai bà chị tôi mách mẹ, thế là mẹ tôi nọc tôi ra quất cho tôi một trận kinh hồn bằng cây củi tạ, đến phát bệnh, mấy ngày mới dậy nổi. Nhớ đến Võ Công Tồn lại nhớ đến.. cặp mông Võ Thị Yến Oanh, em của Tồn!.
Phải viết câu này, vì có một lần, tui tôi chơi trốn tìm ở sau một cái xe
nhà binh, không có mui, đậu gần cổng trường, Võ Thị Yến Oanh ngồi trên
xe, dựa lưng vào thành xe, quay mông ra ngoài. Thầy tôi đang tìm chỗ
núp, Yến Oanh với tính ngây thơ, ngoắc ngoắc gọi tôi lại núp dưới xe,
ngay dưới cặp mông của Oanh! Và hễ tôi nhúc nhích bên dưới, thì bên
trên, Oanh lại nhúc nhích mông theo để che chắn cho cái đầu tôi bên
dưới, làm cho mãi đến bây giờ, hơn 60 năm rồi, vẫn không thể nào
quên..cặp mông Võ Thị Yến Oanh to đùng.
Nói về những người bạn học cùng lớp, tôi không thể nào không nhắc những bạn lớn tuổi hơn tôi, ngồi phía dưới cùng như Trần Năng Phùng, sau này là Giáo Sư Anh Văn, rồi làm Hiệu Trưởng Trường Anh Văn Khôi Nguyên lừng lẫy. Cao Đình Phùng, to con, sau đi Không Quân, làm phi công trực thăng. Hồi học đệ Ngũ, Phùng nổi hứng đi kiếm được ở đâu cái đầu lâu, gói vào áo may-ô, đem lại khoe với tôi. Với tính nghịch ranh, tôi ôm cái đầu lâu ấy để ngay trên cửa sổ nhà Năng, rồi đứng chờ cho đến khi Mẹ Năng ra nhìn thấy, bà chửi như tát nước “đứa nào mất dậy đem để đầu lâu ở nhà bà!”, làm hai đứa tôi vội chộp lấy cái đầu lâu, dọt lẹ! Còn Trần Ngọc, cũng cao lớn, trước 1975, là chủ tiệm xe đạp. Đào Đức Thạc cũng là Sĩ Quan, tôi gặp lại trong tù cải tạo, dù cách nhau hơn 15 năm, nhưng vừa nhìn thấy nhau là “mày, tao” liền!
Sau khi tôi lên Đệ Lục, thì lại quen với Nguyễn Thái Học và cùng với Nguyễn Vạn Năng thành bộ ba chàng Ngự Lâm Pháo Thủ, chơi thân với nhau đến khi tôi và Học đi lính, còn Năng thì vì thân hình nhỏ thó, nên được hoãn dịch dài dài. Học sau lên Đại Úy, đi đánh trận, bị một viên đạn bắn thẳng vào miệng, trúng cái răng cửa, vừa lúc đó thì viên đạn hết đà, rớt vào trong miệng cùng với cái răng. Nếu Học mà bước tới một bước thì chắc viên đạn kia đã chui xuyên ra sau cổ họng! Thật là may lạ lùng!
Lớp đệ Ngũ và đệ Tứ lại có thêm bạn Ân, lớn tuổi, đeo kính trắng, đứng đắn như một ông Thầy tu. Hôm ấy, Thầy Hồ gọi Hằng lên bảng làm bài gì đó, Thầy Hồ đứng bên cạnh, dùng phấn sửa sửa cái sai của Hằng. Bất chợt, Liễu ở phía dưới nói thật to: “Cao hơn một tí!”, cả lớp ồ lên. Đến khi tan học, Thầy Hồ bảo cả lớp ngồi lại, rồi trịnh trọng hỏi Liễu: “Tại sao chị lại nói cao hơn môt tí là thế nào?”
Liễu ngang bướng đứng dậy và nói: “Em nói vậy là vì thầy thấp hơn chị Hằng!” rồi nói thêm vài lời xúc phạm đến Thầy Hồ, làm Thầy đứng lặng, chẩy nước mắt. Bọn tôi thương Thầy, thấy Thầy khóc, liền ào lên mắng Liễu tưng bừng. Ân chững chạc nhất, đứng cuối lớp, giơ tay ngăn các bạn lại và bình tĩnh giải thích là Liễu sai và hỗn, ý Ân nói là Liễu vô ơn, mất dậy. Liễu không nói gì, hôm sau nghỉ luôn.
Tôi cũng không thể quên Hoàn, tay này học giỏi nên hơi kên đời, hay nói: “Tao mà không đậu thì còn ai đậu cho!” sau rớt Tú Tài, đi Xây Dựng Nông Thôn.
Nhắc đến quý Thầy và các bạn mà không nhắc đến Cha Trịnh Việt Yên, Giám Đốc kiêm Hiệu Trưởng thì thật là thiếu sót. Cha bản tính hiền từ, suốt ngày đăm chiêu, hầu như lúc nào cũng nhìn lên Trời qua cặp kính cận, để tìm Chúa. Cha hiền lắm, ít khi nói nặng với ai, nhưng có một hôm, Cha đã dùng phương pháp trừng phạt với tôi, đau điếng.
Hôm đó, khi còn học Đệ Thất, vào giờ thầy Hanh, thấy mấy cô cứ ríu rít hỏi Thầy câu này câu kia, làm Thầy cứ đứng phía dưới mãi, bỏ quên tụi nhóc, tôi chán, bèn lủi ra khỏi lớp, leo tường rào qua vườn bên cạnh, hái ổi ăn chơi. Lúc trèo vào, gặp Cha Yên đứng chờ sẵn ở đó. Cha ôn tồn bảo: "Con xuống đi! Xuống cẩn thận, kẻo ngã!" rồi Cha chỉ cho tôi vào văn phòng. Tôi líu ríu đi theo. Tới nơi, Cha trải một cái chiếu nhỏ xuống đất, rồi bảo tôi nằm xuống, Cha vừa quất cho tôi 5 roi choáng váng, vừa nói: “Cha đánh cho con chừa tội trốn học nhé! Nhỏ mà không học, lớp đi làm ăn trộm à!” Lúc đó, tôi đau mông và cả tim, vì lúc đó, mấy đứa con gái vào, thấy "Tiến Tây Lai" bị đánh, che miệng cười khúc khích! Tôi xấu hổ quá chừng.
Cha Yên đánh tôi nhưng thương tôi lắm. Đến năm đệ Ngũ, Cha phát giải thưởng “Đạo Đức” cho tôi làm tôi cảm động quá! Sau 75, Cha đi bán bánh bao ở chợ Tân Bình. Nghe nói Cha cứ đội nón lá, mặc áo chùng đen, đẩy xe bánh bao đi bán, dân Tân Bình mua vèo vèo. Còn tôi, khi đi tù về, để tránh đi Lao Động Xã hội chủ nghĩa, phải “đăng ký” đi dậy học ở Trường Trung Học Phú Nhuận.
Nói về những người bạn học cùng lớp, tôi không thể nào không nhắc những bạn lớn tuổi hơn tôi, ngồi phía dưới cùng như Trần Năng Phùng, sau này là Giáo Sư Anh Văn, rồi làm Hiệu Trưởng Trường Anh Văn Khôi Nguyên lừng lẫy. Cao Đình Phùng, to con, sau đi Không Quân, làm phi công trực thăng. Hồi học đệ Ngũ, Phùng nổi hứng đi kiếm được ở đâu cái đầu lâu, gói vào áo may-ô, đem lại khoe với tôi. Với tính nghịch ranh, tôi ôm cái đầu lâu ấy để ngay trên cửa sổ nhà Năng, rồi đứng chờ cho đến khi Mẹ Năng ra nhìn thấy, bà chửi như tát nước “đứa nào mất dậy đem để đầu lâu ở nhà bà!”, làm hai đứa tôi vội chộp lấy cái đầu lâu, dọt lẹ! Còn Trần Ngọc, cũng cao lớn, trước 1975, là chủ tiệm xe đạp. Đào Đức Thạc cũng là Sĩ Quan, tôi gặp lại trong tù cải tạo, dù cách nhau hơn 15 năm, nhưng vừa nhìn thấy nhau là “mày, tao” liền!
Sau khi tôi lên Đệ Lục, thì lại quen với Nguyễn Thái Học và cùng với Nguyễn Vạn Năng thành bộ ba chàng Ngự Lâm Pháo Thủ, chơi thân với nhau đến khi tôi và Học đi lính, còn Năng thì vì thân hình nhỏ thó, nên được hoãn dịch dài dài. Học sau lên Đại Úy, đi đánh trận, bị một viên đạn bắn thẳng vào miệng, trúng cái răng cửa, vừa lúc đó thì viên đạn hết đà, rớt vào trong miệng cùng với cái răng. Nếu Học mà bước tới một bước thì chắc viên đạn kia đã chui xuyên ra sau cổ họng! Thật là may lạ lùng!
Lớp đệ Ngũ và đệ Tứ lại có thêm bạn Ân, lớn tuổi, đeo kính trắng, đứng đắn như một ông Thầy tu. Hôm ấy, Thầy Hồ gọi Hằng lên bảng làm bài gì đó, Thầy Hồ đứng bên cạnh, dùng phấn sửa sửa cái sai của Hằng. Bất chợt, Liễu ở phía dưới nói thật to: “Cao hơn một tí!”, cả lớp ồ lên. Đến khi tan học, Thầy Hồ bảo cả lớp ngồi lại, rồi trịnh trọng hỏi Liễu: “Tại sao chị lại nói cao hơn môt tí là thế nào?”
Liễu ngang bướng đứng dậy và nói: “Em nói vậy là vì thầy thấp hơn chị Hằng!” rồi nói thêm vài lời xúc phạm đến Thầy Hồ, làm Thầy đứng lặng, chẩy nước mắt. Bọn tôi thương Thầy, thấy Thầy khóc, liền ào lên mắng Liễu tưng bừng. Ân chững chạc nhất, đứng cuối lớp, giơ tay ngăn các bạn lại và bình tĩnh giải thích là Liễu sai và hỗn, ý Ân nói là Liễu vô ơn, mất dậy. Liễu không nói gì, hôm sau nghỉ luôn.
Tôi cũng không thể quên Hoàn, tay này học giỏi nên hơi kên đời, hay nói: “Tao mà không đậu thì còn ai đậu cho!” sau rớt Tú Tài, đi Xây Dựng Nông Thôn.
Nhắc đến quý Thầy và các bạn mà không nhắc đến Cha Trịnh Việt Yên, Giám Đốc kiêm Hiệu Trưởng thì thật là thiếu sót. Cha bản tính hiền từ, suốt ngày đăm chiêu, hầu như lúc nào cũng nhìn lên Trời qua cặp kính cận, để tìm Chúa. Cha hiền lắm, ít khi nói nặng với ai, nhưng có một hôm, Cha đã dùng phương pháp trừng phạt với tôi, đau điếng.
Hôm đó, khi còn học Đệ Thất, vào giờ thầy Hanh, thấy mấy cô cứ ríu rít hỏi Thầy câu này câu kia, làm Thầy cứ đứng phía dưới mãi, bỏ quên tụi nhóc, tôi chán, bèn lủi ra khỏi lớp, leo tường rào qua vườn bên cạnh, hái ổi ăn chơi. Lúc trèo vào, gặp Cha Yên đứng chờ sẵn ở đó. Cha ôn tồn bảo: "Con xuống đi! Xuống cẩn thận, kẻo ngã!" rồi Cha chỉ cho tôi vào văn phòng. Tôi líu ríu đi theo. Tới nơi, Cha trải một cái chiếu nhỏ xuống đất, rồi bảo tôi nằm xuống, Cha vừa quất cho tôi 5 roi choáng váng, vừa nói: “Cha đánh cho con chừa tội trốn học nhé! Nhỏ mà không học, lớp đi làm ăn trộm à!” Lúc đó, tôi đau mông và cả tim, vì lúc đó, mấy đứa con gái vào, thấy "Tiến Tây Lai" bị đánh, che miệng cười khúc khích! Tôi xấu hổ quá chừng.
Cha Yên đánh tôi nhưng thương tôi lắm. Đến năm đệ Ngũ, Cha phát giải thưởng “Đạo Đức” cho tôi làm tôi cảm động quá! Sau 75, Cha đi bán bánh bao ở chợ Tân Bình. Nghe nói Cha cứ đội nón lá, mặc áo chùng đen, đẩy xe bánh bao đi bán, dân Tân Bình mua vèo vèo. Còn tôi, khi đi tù về, để tránh đi Lao Động Xã hội chủ nghĩa, phải “đăng ký” đi dậy học ở Trường Trung Học Phú Nhuận.
Dậy được có hai tháng, tôi mắng cho tên Hiệu Trưởng một chập (Cựu Trung
Tá Đinh Văn Đệ, Cựu Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Phòng Hạ Viện mà nằm vùng cho
Viêt Cộng), rồi bỏ dậy, lên Tân Bình gần chỗ Cha Yên ở mà dậy chui vài
lớp, tổng cộng hơn khoảng 20 cô học trò người Hoa chuẩn bị đi Mỹ. Hồi
đó, dậy các cô tại tư gia, thầy hãi lắm vì đôi khi không biết trả lời ra
sao! Có cô hỏi: “Thầy ơi! Tại sao người ta lại phải hôn nhau?” Cô khác
hỏi: “Yêu là chi, Thầy hả?”. Một cô đẹp nhất lớp, bất ngờ nói lớn: “I
love you more than I can say!” rồi gục xuống bàn khóc nức nở! Thầy ngồi
ú, ớ, lưỡi cứng đơ một lúc rồi mới tìm ra câu giải đáp.
Tuy gặp những tình huống “nhậy cảm” ấy, Thầy giáo vẫn “phớt tỉnh ăng
lê”, thỉnh thoảng lại rủ cả đám học trò đi “picnic”, lúc thì tại Núi Bửu
Long, lúc đi ăn trái cây ở Bình Dương. Thầy và trò chơi trốn chơi tìm,
Thầy bị học trò bịt mắt buộc đi bắt dê, nên có khi thầy chụp trúng chỗ
không thể chụp, học trò cười ầm. Học trò thì tìm cách lôi kéo thầy, làm
áo thầy rách toạc! Vui dễ sợ! Tuy nhiên, vì thấy thầy xử trí những vụ
đụng chạm “chết người” ấy một cách đàng hoàng, không bao giờ mất ý thức
thầy-trò, nên có hai cô đột nhiên muốn trở lại đạo Công Giáo và xin tôi
làm Cha đỡ đầu.
Thế là tôi nhờ Cha Yên giúp làm lễ rửa tội. Hiện giờ hai cô “con đỡ đầu” của tôi vẫn ở bên Canada, con cái đùm đề.
Trở lại Trường Lê Bảo Tịnh, đến năm Đệ Tứ, lớp tôi có thêm mấy công nương: Mỹ, nhà ở ngay mặt đường Trần Quang Diệu (tên cũ, quên mất rồi!) ngang với đường Trương Minh Giảng, tóc cúp, ngồi ngay đầu bàn cạnh bàn thầy, ít nói và học giỏi. Nhưng học “super” nhất lớp là hai chị em Nhuần và Thiềng. Hai cô nàng luôn đứng đầu lớp về Toán, Lý, Hóa. Đến năm thi Trung Học, bất ngờ Nhuần rớt, khóc nức nở. Nhuần phải học lại cùng lớp đệ Tứ với tôi, vì tôi cũng..rớt!
Năm học lại, tôi bắt đầu mơ mộng. Hôm ấy, tôi ngồi bàn đầu, vô tình nhìn ra ngoài cửa lớp, thấy môt tà áo trắng thấp thoáng trong sân trường rồi mê mẩn nhìn đến nỗi không biết Thầy dạy Toán (hình như là…Thầy Dậu? hi hi hi) đến gần. Thầy nhìn theo ánh mắt tôi và biết sự việc, bèn giơ cuốn sách Toán lên đập vào đầu tôi cái “bốp” và than: “Tiến ơi! Tất Tiến thành Tất Lùi rồi!” Bạn tôi cười ồ lên và đập bàn: “Chu tất Lùi! Chu tất Lùi!” làm Thầy phải quát lên, chúng nó mới im.
Bây giờ, trong dịp Lễ Từ Phụ, nhận được tin của vài người bạn Lê Bảo Tịnh cũ, đột nhiên trái tim bàng hoàng, bao nhiêu kỷ niệm tràn về đầy ứ. Nhớ trường xưa, nhớ Thầy cũ, bạn hiền cũng như bạn dữ, nhớ ông Lương gác cổng trường, có cô con gái hồi đó thò lò mũi xanh, sau này về thăm trường, đã thành thiếu nữ xinh đẹp quá chừng. Thời gian trôi qua nhanh quá, không biết bao giờ được trở lại thăm ngôi trường thân yêu.
Các bạn Lê Bảo Tịnh ơi! Nếu còn nhớ trường, xin gọi cho tôi nhé. Mong có ngày ngồi bên nhau kể chuyện xưa, tích cũ để cho thấy nhiều kỷ niệm trong cuộc đời mình vô cùng quý giá. Dĩ nhiên, không có Thầy thì không có Trò, vậy cũng mong quý Thầy nếu còn nhớ đến mấy tên học trò quậy phá này, thì xin gọi cho chúng em. Nhớ quý Thầy và Trường cũ đến nghẹn ngào…
Chu Tất Tiến. (714) 398-3678
Thế là tôi nhờ Cha Yên giúp làm lễ rửa tội. Hiện giờ hai cô “con đỡ đầu” của tôi vẫn ở bên Canada, con cái đùm đề.
Trở lại Trường Lê Bảo Tịnh, đến năm Đệ Tứ, lớp tôi có thêm mấy công nương: Mỹ, nhà ở ngay mặt đường Trần Quang Diệu (tên cũ, quên mất rồi!) ngang với đường Trương Minh Giảng, tóc cúp, ngồi ngay đầu bàn cạnh bàn thầy, ít nói và học giỏi. Nhưng học “super” nhất lớp là hai chị em Nhuần và Thiềng. Hai cô nàng luôn đứng đầu lớp về Toán, Lý, Hóa. Đến năm thi Trung Học, bất ngờ Nhuần rớt, khóc nức nở. Nhuần phải học lại cùng lớp đệ Tứ với tôi, vì tôi cũng..rớt!
Năm học lại, tôi bắt đầu mơ mộng. Hôm ấy, tôi ngồi bàn đầu, vô tình nhìn ra ngoài cửa lớp, thấy môt tà áo trắng thấp thoáng trong sân trường rồi mê mẩn nhìn đến nỗi không biết Thầy dạy Toán (hình như là…Thầy Dậu? hi hi hi) đến gần. Thầy nhìn theo ánh mắt tôi và biết sự việc, bèn giơ cuốn sách Toán lên đập vào đầu tôi cái “bốp” và than: “Tiến ơi! Tất Tiến thành Tất Lùi rồi!” Bạn tôi cười ồ lên và đập bàn: “Chu tất Lùi! Chu tất Lùi!” làm Thầy phải quát lên, chúng nó mới im.
Bây giờ, trong dịp Lễ Từ Phụ, nhận được tin của vài người bạn Lê Bảo Tịnh cũ, đột nhiên trái tim bàng hoàng, bao nhiêu kỷ niệm tràn về đầy ứ. Nhớ trường xưa, nhớ Thầy cũ, bạn hiền cũng như bạn dữ, nhớ ông Lương gác cổng trường, có cô con gái hồi đó thò lò mũi xanh, sau này về thăm trường, đã thành thiếu nữ xinh đẹp quá chừng. Thời gian trôi qua nhanh quá, không biết bao giờ được trở lại thăm ngôi trường thân yêu.
Các bạn Lê Bảo Tịnh ơi! Nếu còn nhớ trường, xin gọi cho tôi nhé. Mong có ngày ngồi bên nhau kể chuyện xưa, tích cũ để cho thấy nhiều kỷ niệm trong cuộc đời mình vô cùng quý giá. Dĩ nhiên, không có Thầy thì không có Trò, vậy cũng mong quý Thầy nếu còn nhớ đến mấy tên học trò quậy phá này, thì xin gọi cho chúng em. Nhớ quý Thầy và Trường cũ đến nghẹn ngào…
Chu Tất Tiến. (714) 398-3678
PHÁ ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA
CÂU
CHUYỆN PHÁ HOẠI TUYẾN ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM - ĐÀ LẠT
Đoạn đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn dài hơn 100 km người Pháp chỉ mất 3 năm (1891-1894) nhưng với đường sắt răng cưa từ Tháp Chàm lên Đà Lạt với 84 km đã mất 25 năm(1908-1932), đây là một trong hai tuyến đường sắt răng cưa độc đáo nhất thế giới.
Kinh phí xây dựng rất lớn (200triệu Franc Pháp), hàng trăm người đã chết vì bị hổ vồ, sốt rét ác tính hoặc bị tai nạn sập hầm, rơi xuống vực… khi thi công tuyến đường này.
Nhờ có đường sắt, từ Sài Gòn sẽ mất khoảng nửa ngày để đến Đà Lạt, tuyến đường sắt này hoạt động khá nhộn nhịp. Ngoài việc chuyên chở hành khách còn vận chuyển rau, hoa, chè, cà phê và gỗ từ Đà Lạt xuống miền xuôi. Chiều ngược lại thì chở trang thiết bị, vật liệu xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu kiến thiết Đà Lạt, vùng đất mới đầy tiềm năng.
Thế nhưng sau năm 1954, tuyến đường sắt răng cưa độc đáo này nhiều lần đã là mục tiêu tấn công của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam. (QUÂN KHỦNG BỐ)
Đoàn tàu bị đặt mìn tám lần, hậu quả là một chiếc đầu tàu đã trật đường ray, trong một lần khác, mìn nổ đã tạo ra một hố to cho tới mức đầu tàu đã sụp vào trong hố đó và không chạy được, Sau đó tuyến đường lại được sửa chữa và hoạt động lại
Năm 1967, một nhóm bốn người có vũ trang chặn đoàn tàu chở hàng lại trên đoạn Da Tho (Le Bosquet) và Cầu Đất (Entrerays). Nhóm điều hành đầu tàu bốn người bị bắt mang vào khu rừng gần đó. Tại lần này, tổ lái tàu chỉ bị hỏi cung. Hai tuần sau đó, cũng chiếc đầu tàu đó và cũng cùng tổ lái tàu đó tiếp tục bị chặn lại ở giữa tuyến Cà Bơ (K’Beu) và Ei Gió (Bellevue). Lần này tổ lái cũng phải rời khỏi đoàn tàu và phải cung cấp thông tin bằng cách nào có thể phá hủy đầu tàu một cách hiệu quả nhất.
Ý tưởng đầu tiên của nhóm du kích là muốn cho nổ ở nơi đốt lò. Nhưng người lái tàu đã có thể giải thích cho họ hiểu rằng cho nổ lò hơi trong lúc không có thời gian kịp chạy ra đến một khoảng cách an toàn là một hành động tự sát. Người lái tàu đề nghị cho nổ những thùng dầu được gắn thêm trên tàu, nhưng lại đánh lừa bốn người du kích bằng cách chỉ vào một thùng đựng nước.
Do vậy, sau vụ nổ và sau khi nhóm du kích đó rút đi, người lái tàu với máy liên lạc vô tuyến đã có thể gọi một đầu máy khác cộng với quân đội Việt Nam Cộng Hòa tháp tùng bảo vệ đi đến nơi mà mang chiếc đầu tàu hư hỏng nhẹ này về đến Đà Lạt.
Sau sáu tháng sửa chữa, một tổ lái khác đã lái đoàn tàu từ Đà Lạt về Sông Pha và lần này thì đầu máy 40-302 đã bị một quả mìn có sức nổ mạnh tới mức lò hơi của đầu máy đã nổ tung. Ba thợ đốt lò Hữu, Bích và Ngọc bị bỏng nặng và chết ngay tại chỗ. Người lái tàu tên An bị sức nổ hất văng lên một cành cây. Ông thoát chết, “chỉ” bị gãy tay.
Đầu tàu 40-302 bị phá hủy hoàn toàn, sau đó được kéo về Cầu Đất. Tuyến đường sắt răng cưa độc đáo ngưng hoạt động sau đó.
Sau năm 1975, trong lúc thiếu vật liệu để tái xây dựng đường sắt Thống Nhất, đường ray đặc biệt của tuyến đường sắt răng cưa cũng bị tháo dỡ nhằm lấy vật liệu mặc dù không phù hợp.
Được chế tạo đặc biệt cho các yêu cầu cao của đường sắt leo núi, ngay từ bu lông đến đai ốc cũng đã khác với vật liệu thông thường rồi.
Sau đó chúng bị trộm cắp và mang đi bán sắt vụn.
Rồi đến năm 1990, toàn bộ các đầu máy xe lửa răng cưa hay những gì còn sót lại từ chúng được bán phế liệu về cho Thụy Sĩ (là nước đã sản xuất ra các đầu máy này), chấm dứt mọi hy vọng mỏng manh tái thiết tuyến đường sắt vốn là một kỳ công kỹ thuật độc đáo của người Pháp để lại.
Hai chiếc đầu tàu sau đó đã được người Thụy Sĩ phục hồi và bây giờ vẫn hoạt động đều đặn trên tuyến đường sắt răng cưa leo núi tại Thụy Sĩ (Furka-Bergstrecke).
#PhanBa
Nguồn tham khảo:
https://phanba.wordpress.com/…/cau-chuyen-pha-hoai-tuyen-…/…
http://www.dieselcrew.ch/web/vn/vn.html
http://www.vnafmamn.com/tracing_shangrila.html
https://www.dfb.ch/index.php?id=erleben&L=0
FB Duy Thanh
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=353275438408760&id=100011789202211 .S:
No comments:
Post a Comment