Nhận xét sơ khởi về nhân sự mới của đảng CSVN
Phạm Trần (Danlambao)
- Lời giới thiệu: Sau Đại hội XIII của đảng CSVN kết thúc ngày
1/2/2021, một Danh sách lãnh đạo mới của Bộ Chính trị 18 người đã được
công bố. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư hai khóa XI và XII đã được
bầu giữ thêm nhiệm kỳ thứ ba, nhưng chức Chủ tịch nước vẫn bỏ ngỏ, chờ
sau khi có Quốc hội mới vào tháng 5/2021. Thành phần Chính phủ mới cũng
phải đợi vì Quốc hội là cơ quan bổ nhiệm Chủ tịch nước và chấp thuận
Danh sách Nội các do Chủ tịch nước đề nghị.
Chúng
tôi trân trọng giới thiệu với Bạn đọc những “nhận xét sơ khởi về thành
phần lãnh đạo mới trong đảng CSVN” của Giáo sư ngoại hạng (Professor
Emeritus), Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, người từng giảng dậy nhiều năm về
Quan hệ Quốc tế tại Đại học George Mason, gần Thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
***
Nguyễn Mạnh Hùng - “Một cách khái quát, có bốn điều đáng để ý về Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 13.
Thứ nhất,
so với các Đại hội trước, Đại hội 13 họp trong một bầu không khí tương
đối bí mật và êm ả. Không có nhiều rò rỉ tin tức, không có những kiến
nghị, không có thư ngỏ hay góp ý gửi lãnh đạo, và cũng ít có những chỉ
trích, tố cáo và tranh chấp ồn ào qua phương tiện truyền thông xã hội.
Điều này cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam đã kiểm soát chặt chẽ được tình
hình an ninh trong nước và thành công trong việc làm suy yếu lực lượng
chống đối.
Thứ hai,
cơ chế quyết định ở thượng tầng đã chuyển từ hình thức “nhất thể hóa”
(gộp chức vụ Tổng bí thư và Chủ tịch nước thành một) để trở lại cơ chế
“tứ trụ” gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, và Chủ tịch Quốc
Hội. Cơ chế này tạo ra thế cân bằng quyền lực tương đối, đòi hỏi mặc cả
và đồng thuận nhưng đồng thời cũng tạo ra khó khăn cho việc làm quyết
định nhanh, kín đáo, quyết liệt, và táo bạo. Với cơ chế này, việc cải tổ
chính trị, thay đổi thể chế sẽ gặp hai trở ngại chính. Đó là sự cứng
nhắc của ý thức hệ và thiếu vắng một người có đủ quyền lực và khả năng
cải tổ chính trị một cách dứt khoát như Tưởng Kinh Quốc ở Đài Loan,
Khrushchev và Gorbachev ở Nga Xô.
Thứ ba,
trong danh sách tứ trụ lần này không có đại diện của miền Nam. Như vậy,
nguyên tắc phân chia quyền lực dựa vào địa phương không còn được tôn
trọng.
Thứ tư,
ông Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng bí thư Đảng cho nhiệm kỳ 3 sau
khi đã vượt qua hai “trường hợp đặc biệt,” lần trước, năm 2016, về hạn
tuổi, lần này, năm 2021, về giới hạn hai nhiệm kỳ. Điều này có nghĩa là
hiện nay Tổng bí thư Trọng là người có nhiều thực quyền nhất và chưa thể
thay thế được.
Mặt khác, người ta cũng thấy:
1.
Ông Trần Quốc Vượng, Thường trực ban Bí thư ban Chấp hành Đảng Công Sản
Việt Nam và Phó Ban Chỉ đạo Trung Ương, phòng, chống tham nhũng, người
làm việc sát cánh với ông Trọng trong chiến dịch “đốt lò” đánh tham
nhũng, và được coi như một ứng cử viên sáng giá để kê vị ông Trọng ở
chức Tổng bí thư Đảng, đã không được hưởng quy chế “trường hợp đặc biệt”
về tuổi tác và bị loại khỏi danh sách của cả Bộ Chính trị lẫn ban Chấp
hành Trung Ương khóa 13.
Tổng
bí thư Trọng, như vậy, đã thất bại trong việc tìm và gầy dựng cho người
thừa kế mình. Ở Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình phải trải nghiệm qua hai đời
Tổng bí thư (Hồ Diệu Bang và Triệu Tư Dương) mới tìm thấy Giang Trạch
Dân. Ở Việt Nam, ông Trọng đã không gây dựng được cho Đinh Thế Huynh và
Trần Đức Vượng. Liệu ông có tìm được người thứ 3?
2.
Trong Bộ Chính Trị mới, ông Trọng đã cất nhắc được một số cộng sự viên
thân tín hoặc đã từng làm việc dưới quyền chỉ huy trực tiếp của ông ở
trong Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng.
3.
Gốc chuyên môn của các ủy viên Bộ chính trị cho thấy một số mục tiêu
quan trọng của Đảng trong những năm tháng sắp tới. Đó là tiếp tục “đốt
lò” chống tham nhũng, chỉnh đốn và thanh lọc đảng viên về ý thức hệ công
sản, bảo đảm ổn định chính trị chống diễn biến hòa bình và tự diễn
biến, và phát triển kinh tế.
Gốc phòng, chống tham nhũng gồm có các ủy viên Phạm Minh Chính, Võ văn Thưởng, Lương Cường, Nguyễn Hòa Bình, Trần Thanh Mẫn.
Gốc tuyên giáo/lý luận trung ương có: Võ Văn Thưởng và Nguyễn Xuân Thắng.
Gốc công an/nội chính gồm: Phạm Minh Chính, Phan Đình Trạc, Nguyễn Hòa Bình.
Gốc kinh tế có: Nguyễn Xuân Phúc, Vương Đình Huệ, Nguyễn Xuân Thắng, Trần Tuấn Anh, Đinh Tiến Dũng.
4.
Bộ Chính trị khóa 13 có một "hạt giống đỏ” mới: ông Trần Tuấn Anh, con
cựu Chủ tịch nước Trần Đức Lương. Hiện là Bộ trưởng Công Thương, ông Anh
vào bộ Chính Trị để được vun đắp cho những chức vụ cao hơn. Với kinh
nghiệm cả về ngoại giao lẫn kinh tế, ông là ứng cử viên sáng giá cho
chức Bộ trưởng Ngoại giao nếu ông Phạm Bình Minh được chuyển sang giữ
một chức vụ khác sau khi đã làm tròn nhiệm vụ nâng cao uy tín ngoại giao
của Việt Nam, và xử lý việc tạo cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
5.
Ông Phạm Minh Chính xuất hiện như một ngôi sao sáng. Với tư cách là
Trưởng ban Tổ chức Trung ương, ông có nhiệm vụ giúp đảng tổ chức cán bộ
và bố trí nhân sự, đồng thời tạo cho mình một số người ủng hộ ở trong
đảng. Có thể vì thế mà từ đứng thứ 9 trong Bộ Chính trị khóa XII ông vọt
lên đứng thứ 3 chỉ sau Tổng bí thư Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
trong Bộ Chính trị mới. Người ta cho rằng ông Chính sẽ thay thế ông Phúc
làm Thủ Tướng khi ông Phúc được đôn lên làm Chủ Tịch nước. Nếu ông
Chính thành công trong cương vị Thủ Tướng và thu phục được cộng sự viên,
ông sẽ có nhiều triển vọng thay thế ông Trọng làm Tổng bí thư Đảng khi
ông Trọng ra đi. Hơn nữa, nếu ông Trọng muốn, ông có thể gây dựng cho
ông Chính để sau ông, ông Chính có thể kiêm nhiệm luôn chức Tổng bí thư
để trở lại cơ chế nhất thể hóa ở thượng tầng lãnh đạo.”
No comments:
Post a Comment