Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday 10 February 2021

 

Đụng lợn Tết: Một nét văn hóa

% buffered 00:45
03:06

Đụng lợn ngày Tết đã được gia đình ông Phạm Đình Hiền (Hưng Yên) duy trì suốt hơn 20 chục năm nay. Thế nhưng, khi giá thịt lợn tăng và vòng xoáy của dịch vụ khiến cho nét văn hoá truyền thống này có nguy cơ mất đi.

Đụng lợn là tục ngày Tết, nhiều hộ gia đình cùng chung một con lợn, rồi xả thịt xay giò chia phần. Ngày xưa, người dân cả năm mong chờ ngày Tết để được đụng lợn, có đủ thịt, giò, lòng, dồi, tiết canh…

Tết của ngày xưa vì thế mà đúng chất  là “ăn Tết”. Ở đây là ăn thật, có những món chỉ ngày Tết mới được ăn như giò, bánh chưng, dưa hành… Bên cạnh đó, đụng lợn Tết cũng là giải pháp mua thực phẩm với giá rẻ của những người nông dân cả năm lam lũ với ruộng đồng.

Giữa phong vị Tết Việt, tập tục này không chỉ hâm nóng không khí ngày Tết, giữ gìn nét văn hóa dân tộc. Theo quan điểm của những người  từng sống trong thời bao cấp, đây còn là một sự lụa chọn thực phẩm hợp vệ sinh an toàn thực phẩm trong những ngày Tết khi thực phẩm được tự người dân tự chế biến.

Đụng lợn Tết có thể cho thấy phần nào văn hoá mang đặc trưng của người nông dân, nhất là khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ.   

Hiện nay, khi thực phẩm ngập tràn thị trường, người dân cũng không còn khó khăn trong việc lựa chọn thực phẩm ngày Tết nên phong tục truyền thống này đang bị lãng quên.

Ngoài ra, những gia đình duy trì được phong tục này phải đoàn kết, hoà thuận mới duy trì được. Bởi đụng lợn không chỉ là để chia thịt, liên hoan mà còn là sự quây quần, hội tụ, sung túc, đủ đầy.

Mâm cỗ ngày đụng lợn. Ảnh: Đ.H
Mâm cỗ ngày đụng lợn. Ảnh: Đ.H

Gia đình anh em ông Phạm Đình Hiền (Mỹ Hào, Hưng Yên) nhiều năm nay vẫn giữ gìn được truyền thống đụng lợn ngày Tết với những nét xưa vẫn còn được giữ lại.

Mỗi năm, gia đình ông thường phân công người nuôi lợn, hoặc chọn mua những con lợn được nuôi “sạch”. Từ rằm tháng Chạp, những con lợn Tết đã được lựa chọn kỹ và có chế độ ăn “sạch” để đảm bảo thịt lợn giữ được đúng chất “lợn quê”.  

29 Tết, con lợn 125 kg với giá hơn 12 triệu đồng đã được gia đình anh em ông Phạm Đình Hiền thịt xong để xay giò. Năm nay, ngoài gia đình 5 anh em ông Hiền, có thêm suất “đặc biệt” của một gia đình hàng xóm. Đó là giải pháp để việc đụng lợn vẫn được duy trì thời bão giá và trong bối cảnh dịch vụ tiện ích lên ngôi.  

Nếu như Tết Kỷ Hợi năm ngoái, con lợn nặng 100 kg được gia đình ông mua về với giá 4,5 triệu đồng thì năm nay giá lợn đã tăng gấp đôi. Cơn bão giá thịt lợn đã ảnh hưởng lớn đến nhu cầu thị trường. Thời điểm cao nhất của giá thịt lợn hơi từng ở ngưỡng 100.000 đồng/kg. Còn hiện tại đã giảm xuống 85.000-87.000 đồng/kg.  

Chính điều này đã khiến cho gia đình ông đắn đo việc có duy trì việc đụng lợn Tết năm nay không. Bởi lẽ, muốn duy trì truyền thống này phải có sự thống nhất của cả 5 gia đình, chỉ cần một trường hợp không đồng thuận, đụng lợn sẽ khó tiến hành.

Thực ra, câu chuyện nằm ở chỗ không hẳn giá tiền mà bởi nhiều gia đình không muốn chi quá nhiều cho thịt lợn. Vì bây giờ, đây là nguồn thực phẩm được ăn hàng ngày, không phải thiếu thốn như trước. Hơn nữa, với mức giá đó, họ có thể lựa chọn nhiều giải pháp thực phẩm khác.  

Truyền thống đụng lợn Tết của gia đình ông Hiền, Tết Canh Tý này được mở rộng thêm thành viên ngoài gia đình. Điều này phần nào đó khiến cuộc tất niên cuối năm vì thế được diễn ra muộn hơn vì khâu chia phần. Sự xuất hiện của một người ngoài gia đình khiến cho những câu chuyện kém đi bớt tiếng cười.  

Thế mới thấy, để duy trì được một truyền thống văn hoá ngày Tết đôi khi không chỉ là câu chuyện của riêng một gia đình. Nó còn liên quan đến vòng xoáy xã hội. Điều có thể khiến nhiều giá trị đẹp mai một.

ĐĂNG HUỲNH

No comments:

Post a Comment