ẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỆN KIẾU TRONG XÃ HỘI VIẾT NAM
SƠN TRUNG
Từ thế kỷ XVIII trở về trước, Pháp chưa xâm chiếm Việt Nam, và các tiện nghi như xe hơi, truyền hình, tàu hỏa, tủ lạnh, Radio, TV chưa nhập Việt Nam, dân ta phải dùng các sáng tạo truyền thống. Về văn nghệ có hát bội, hát chèo , hò trao duyên, hát ru...Nhưng phổ biến nhất là thơ, ca dao, nhất là truyện và truyện thơ.Truyện thì có Tám Cám, Ăn một quả, trả một cục vàng,... Truyện thơ có Phạm Công Cúc Hoa, Tống Trân-Cúc Hoa,Hoa tiên, Truyện Lục Vân Tiên, Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa,Thoại Khanh Châu Tuấn, ..Nhưng trên tất cả là truyện Kiều của Nguyễn Du.
Ảnh hưởng của Truyện Kiều rất lớn trong xã hội Việt Nam:
1 . Người Việt Nam thời xưa đa số đều thuộc lòng Kiều.
2. Dân ta áp dụng truyện Kiều trong đời sống:
a.Ngâm Kiều, vịnh Kiều:
Thơ vịnh Kiều kiểu cổ
Có một ông hoàng giáp ngồi án sát ở Nam Định. Xẩy có một tù phạm tự giới thiệu là học trò nghèo bị kết án. Quan hỏi: Vậy học trò nghèo có biết làm thơ vịnh Kiều không? Và quan cho ba ngày để làm xong một bài thơ vịnh Kiều. Chỉ mới một đêm, người tù phạm - hàn sĩ đã làm xong bài thơ xin đọc cho quan nghe:
Những nghĩ chim lồng chắp cánh bay,
Khanh chân đạt giả, tu tri thương hiệu chi liên tài; ngã diệc vân nhiên, mạc oán hồng nhan chi vô phận. Độc thị vị thông môi chuớc, tiên đính tư minh, nhất truỵ phiến hoa, tiện thành kết tập. Hoặc giả vị thuỷ đãng vân lưu chi thái, luận nhi vi chi nghênh diệp tống chi phong. Bất tri hồng hạnh xuất tường, vị phó hương tâm phấn điệp. Sương phong liễm hận, khủng điên hoạ sự ư trì ngư. Lệ kính lý chi băng sương, độ sầu biên chi tuế nguyệt. Vô hà chi bích, giá khả trọng ư liên thành; dĩ thệ chi ba, mộng do hồi ư cựu phố. Thí bình tình nhi trước luận, nghi lược tích nhi nguyên tâm.
Hựu huống: thập thủ tân thi, quán nhập đoạn trường chi tập; tứ huyền cung oán, phổ thành bạc mệnh chi âm. Giác thê lương kỳ não nhân, phục đính đình nhi cố ảnh. Hoa ưng thâu diễm, liễu dục tăng kiều. Tham bắc bộ chi phong tao tiếu đề diệc vận; thiện nam triều chi phấn đại nùng đạm tương nghi. Cố nghi chư lão chung tình, biến danh tính ư quần biên tụ dốc; toại sử thiên thu ký sự, thái phong lưu ư thặng phấn tàn chi.
Ta hồ! Tiểu trích phong trần, kỷ tao ma nghiệt! Tình thiên hạo diểu, hận hải thương mang! Tuỳ phong chi nhứ hà y! Truỵ khổn chi hoa vô lại! Can khanh thậm sự, thế cổ thiên sầu! Nhiên nhi thính nguyệt dạ chi tỳ bà, thanh sam dị thấp; xướng cách giang chi ngọc thụ, bạch mấn thiêm hoa. Do lai danh sĩ giai nhân, túc thế hữu hoa nghiêm chi kiếp. Hựu quái thanh sơn hoàng thổ, thiên cổ đồng luân lạc chi bi. Bộc bản đa tình, cảm thông đồng điệu. Vị ngộ không ư sắc giới, thiên liên do mộng ư xuân tràng. Kim ốc A Kiều, mạn trước bán không chi tưởng; mỹ nhân phương thảo, bằng chiêu cách đại chi hồn. Ngẫu hững bút dĩ trừu tư, toại trục hồi nhi tưởng vịnh. Ngôn chi trường dã, tạ đương khách song thính vũ chi đàm; linh chi lai hề, hoặc tại Lạc phố lăng ba chi dạ...
Ảnh hưởng của Truyện Kiều rất lớn trong xã hội Việt Nam:
1 . Người Việt Nam thời xưa đa số đều thuộc lòng Kiều.
2. Dân ta áp dụng truyện Kiều trong đời sống:
a.Ngâm Kiều, vịnh Kiều:
Thơ vịnh Kiều kiểu cổ
Có một ông hoàng giáp ngồi án sát ở Nam Định. Xẩy có một tù phạm tự giới thiệu là học trò nghèo bị kết án. Quan hỏi: Vậy học trò nghèo có biết làm thơ vịnh Kiều không? Và quan cho ba ngày để làm xong một bài thơ vịnh Kiều. Chỉ mới một đêm, người tù phạm - hàn sĩ đã làm xong bài thơ xin đọc cho quan nghe:
Khép cửa phòng xuân để đợi chờ- Các bài hát nói vịnh Kiều của Chu Mạnh Trinh, và một số thi sĩ được chép trong Thanh Nhân tài nhân thi tập.
Mà em mất nết tự bao giờ?
Chàng Kim mê gái công đeo đẳng
Viên ngoại chìu con chết ngất ngư
Nợ trước thề bồi con đĩ Đạm
Duyên sau lăn lóc bố cu Từ
Mười lăm năm ấy bao nhiêu sướng
Còn trách than chi chú bán tơ
- Hồi 01 - Kiều chơi tết thanh minh
- Hồi 02 - Hội ngộ vườn Thuý
- Hồi 03 - Kiều thề nguyền với Kim Trọng
- Hồi 04 - Kiều cậy em thay lời
- Hồi 05 - Kiều bán mình chuộc cha
- Hồi 06 - Vương Ông được tha
- Hồi 07 - Kiều về trú phường
- Hồi 08 - Tú Bà khuyên Kiều
- Hồi 09 - Kiều mắc lận Sở Khanh
- Hồi 10 - Tú Bà dạy nghề chơi
- Hồi 11 - Kiều gặp Thúc Sinh
- Hồi 12 - Kiều lấy Thúc Sinh
- Hồi 13 - Thúc Sinh về thăm Hoạn Thư
- Hồi 14 - Kiều mắc tay Hoạn Thư
- Hồi 15 - Kiều ở Quan Âm các
- Hồi 16 - Thúc Sinh lén thăm Kiều
- Hồi 17 - Kiều gặp Từ Hải
- Hồi 18 - Kiều đền ân báo oán
- Hồi 19 - Từ Hải ra hàng
- Hồi 19b - Kiều trầm mình
- Hồi 20 - Tái hợp
- Thanh Tâm tài nhân tập tự
- Thuý Kiều lưu lạc
- Thuý Kiều oan trái
- Tổng vịnh Truyện Kiều
- Hồi IX
- Kiều măc lận Sở Khanh
Có khi phận rủi tới hồi may.
Làng nho người cũng coi ra vẻ,
Tổ bợm ai ngờ mắc phải tay.
Hai chữ tin hồng trao gác nguyệt,
Một roi vó ký tếch đường mây.
Mẫu đơn vùi vập cơn mưa gió,
Cái nợ yên hoa khéo đoạ đày.
Làng nho người cũng coi ra vẻ,
Tổ bợm ai ngờ mắc phải tay.
Hai chữ tin hồng trao gác nguyệt,
Một roi vó ký tếch đường mây.
Mẫu đơn vùi vập cơn mưa gió,
Cái nợ yên hoa khéo đoạ đày.
Vịnh kiều
Kiều nhi giấc mộng, bặt như cười
Tỉnh dậy: xuân sanh quá nửa rồi !
Số kiếp bởi đâu mà lận đận ?
Sắc tài cho lắm cũng lôi thôi.
Cành hoa vườn Thúy duyên còn bén,
Giọt nước sông Tiền nợ chửa xuôi.
Không trách chàng Kim đeo đẳng mãi,
Khăng khăng vớt lấy một phần đuôi.
Tỉnh dậy: xuân sanh quá nửa rồi !
Số kiếp bởi đâu mà lận đận ?
Sắc tài cho lắm cũng lôi thôi.
Cành hoa vườn Thúy duyên còn bén,
Giọt nước sông Tiền nợ chửa xuôi.
Không trách chàng Kim đeo đẳng mãi,
Khăng khăng vớt lấy một phần đuôi.
Thanh Tâm tài nhân tập tự 青心才人詩集序 • Tựa Truyện Kiều
Thơ » Việt Nam » Nguyễn » Chu Mạnh Trinh » Vịnh Kiều
- Thúc Sinh (Tản Đà)
- Hồi 01 - Kiều chơi tết thanh minh (Chu Mạnh Trinh)
- Đệ ngũ hồi (Trần Bích San)
- Thập bất hài kỳ 08 (Thanh Tâm tài nhân)
- Hồi 01 - Kiều chơi tết thanh minh (Chu Mạnh Trinh)
- Đệ ngũ hồi (Trần Bích San)
- Thập bất hài kỳ 08 (Thanh Tâm tài nhân)
Một số bài cùng tác giả
青心才人詩集序
今使緣締贈扇,遼陽不歸叔父之喪;變起賣絲,雷州即辦冤民之案;則瑟琴好合,骨肉團圓;碧玉長留,紫釵不斷;煙花商客,何來買笑之金;聲教外臣,終阻歸降之甲。何以表閨人之孝行,見俠女之機權;乃知:事非曲則不奇,遇愈屯而乃顯。
卿真達者,須知蒼昊之憐才;我亦云然,莫怨紅顏之無分。獨是:未通媒妁,先訂私盟,一墜繁花,便成結習。或者謂水蕩雲流之態;淪而為枝迎葉送之風。不知:紅杏出墻,未付香心於粉蝶;霜鋒飲恨,恐延禍事於池魚。勵鏡裏之冰霜,度愁邊之歲月。無瑕之壁,價可重於連城;已逝之波,夢猶回於舊浦。試平情而著論,宜略跡而原心。
又況:十首新詩,冠入斷腸之集;四絃宮怨,譜成薄命之音。覺棲涼其惱人,復娉婷而顧影。花應輸艷,柳欲憎嬌。參北部之風騷,笑啼亦韻;擅南朝之粉黛,濃淡相宜。固宜諸老鍾情,遍名姓於裙邊袖角;遂使千秋記事,採風流於剩粉殘脂。
嗟乎!小謫風塵,幾遭魔孽。情天浩渺,恨海滄茫。隨風之絮何依;墜悃之花無賴。干卿甚事,替古偏愁。然而,聽月夜之琵琶,青杉易濕;唱隔江之玉樹,白鬢添花。由來名士佳人,夙世有花嚴之劫;休怪青山黃土,千古同淪落之悲。僕本多情,感深同調。未悟空花於色界,偏憐幻夢於春場。金屋阿嬌,漫著半空之想;美人芳草,憑招隔代之魂。偶興筆以抽思,遂逐回而想詠。言之長也,藉當客窗聽雨之談;靈之來兮,或在洛浦淩波之夜。
卿真達者,須知蒼昊之憐才;我亦云然,莫怨紅顏之無分。獨是:未通媒妁,先訂私盟,一墜繁花,便成結習。或者謂水蕩雲流之態;淪而為枝迎葉送之風。不知:紅杏出墻,未付香心於粉蝶;霜鋒飲恨,恐延禍事於池魚。勵鏡裏之冰霜,度愁邊之歲月。無瑕之壁,價可重於連城;已逝之波,夢猶回於舊浦。試平情而著論,宜略跡而原心。
又況:十首新詩,冠入斷腸之集;四絃宮怨,譜成薄命之音。覺棲涼其惱人,復娉婷而顧影。花應輸艷,柳欲憎嬌。參北部之風騷,笑啼亦韻;擅南朝之粉黛,濃淡相宜。固宜諸老鍾情,遍名姓於裙邊袖角;遂使千秋記事,採風流於剩粉殘脂。
嗟乎!小謫風塵,幾遭魔孽。情天浩渺,恨海滄茫。隨風之絮何依;墜悃之花無賴。干卿甚事,替古偏愁。然而,聽月夜之琵琶,青杉易濕;唱隔江之玉樹,白鬢添花。由來名士佳人,夙世有花嚴之劫;休怪青山黃土,千古同淪落之悲。僕本多情,感深同調。未悟空花於色界,偏憐幻夢於春場。金屋阿嬌,漫著半空之想;美人芳草,憑招隔代之魂。偶興筆以抽思,遂逐回而想詠。言之長也,藉當客窗聽雨之談;靈之來兮,或在洛浦淩波之夜。
Thanh Tâm tài nhân tập tự
Kim sử duyên đề tặng phiến, Liêu Dương bất quy thúc phụ chi tang, biến khởi mãi ty, Lôi châu tức biện oan dân chi án; tắc sắc cầm hảo hợp, cốt nhục đoàn viên, bích ngọc trường lưu, tử thoa bất đoạn; yên hoa thương khách, hà lai mại tiếu chi kim, thanh giáo ngoại thần, chung trở quy hàng chi giáp. Hà dĩ biểu khuê nhân chi hiếu hạnh, kiến hiệp nữ chi cơ quyền? Nãi tri sự phi khúc tắc bất kỳ, ngộ dũ truân nhi nãi hiển.Khanh chân đạt giả, tu tri thương hiệu chi liên tài; ngã diệc vân nhiên, mạc oán hồng nhan chi vô phận. Độc thị vị thông môi chuớc, tiên đính tư minh, nhất truỵ phiến hoa, tiện thành kết tập. Hoặc giả vị thuỷ đãng vân lưu chi thái, luận nhi vi chi nghênh diệp tống chi phong. Bất tri hồng hạnh xuất tường, vị phó hương tâm phấn điệp. Sương phong liễm hận, khủng điên hoạ sự ư trì ngư. Lệ kính lý chi băng sương, độ sầu biên chi tuế nguyệt. Vô hà chi bích, giá khả trọng ư liên thành; dĩ thệ chi ba, mộng do hồi ư cựu phố. Thí bình tình nhi trước luận, nghi lược tích nhi nguyên tâm.
Hựu huống: thập thủ tân thi, quán nhập đoạn trường chi tập; tứ huyền cung oán, phổ thành bạc mệnh chi âm. Giác thê lương kỳ não nhân, phục đính đình nhi cố ảnh. Hoa ưng thâu diễm, liễu dục tăng kiều. Tham bắc bộ chi phong tao tiếu đề diệc vận; thiện nam triều chi phấn đại nùng đạm tương nghi. Cố nghi chư lão chung tình, biến danh tính ư quần biên tụ dốc; toại sử thiên thu ký sự, thái phong lưu ư thặng phấn tàn chi.
Ta hồ! Tiểu trích phong trần, kỷ tao ma nghiệt! Tình thiên hạo diểu, hận hải thương mang! Tuỳ phong chi nhứ hà y! Truỵ khổn chi hoa vô lại! Can khanh thậm sự, thế cổ thiên sầu! Nhiên nhi thính nguyệt dạ chi tỳ bà, thanh sam dị thấp; xướng cách giang chi ngọc thụ, bạch mấn thiêm hoa. Do lai danh sĩ giai nhân, túc thế hữu hoa nghiêm chi kiếp. Hựu quái thanh sơn hoàng thổ, thiên cổ đồng luân lạc chi bi. Bộc bản đa tình, cảm thông đồng điệu. Vị ngộ không ư sắc giới, thiên liên do mộng ư xuân tràng. Kim ốc A Kiều, mạn trước bán không chi tưởng; mỹ nhân phương thảo, bằng chiêu cách đại chi hồn. Ngẫu hững bút dĩ trừu tư, toại trục hồi nhi tưởng vịnh. Ngôn chi trường dã, tạ đương khách song thính vũ chi đàm; linh chi lai hề, hoặc tại Lạc phố lăng ba chi dạ...
Các bài thơ tương tự:
- • ( VỊNH KIỀU) -HỒ TÔN HIẾN
- • CHỊU KHỔ NÀNG KIỀU CỨU CHUỘC CHA (Bài Xướng Vịnh Kiều)
- • HỒ TÔN HIẾN HẠI KIỀU VÀ TỪ HẢI (Bài Xướng Vịnh Kiều 9)
- • HOẠN THƯ (Bài Xướng Vịnh Kiều 10)
- • HOẠN THƯ (Vịnh Kiếu)
- • KIM TRỌNG (Vịnh Kiều).
- • KIM TRỌNG ĐAU LÒNG (Bài Xướng Vịnh Kiều 2)
- • SỞ KHANH . (Vịnh Kiều)
- • SỞ KHANH LỪA ĐỜI (Bài Xướng Vịnh Kiều 7)
- • THÚC SINH (Vịnh Kiều)
- • THÚC SINH SỢ VỢ (Bài Xướng Vịnh Kiều 4)
Năm nào cũng vậy, vào những ngày đầu của năm mới, thường trong khoảng từ Mồng 2 đến Mồng 6 Tết, cha tôi chọn ngày tốt để khai bút và đây cũng là ngày ông sẽ mở cuốn Kiều bằng chữ Nôm để bói cho mọi người trong gia đình xem vận hạn cả năm thế nào.
Thời điểm bói thường vào buổi tối, khi các thành viên trong nhà đã quây quần đầy đủ quanh bộ tràng kỉ, ông mới từ từ đứng lên đi về phía chiếc tủ gỗ sơn đen bóng và lấy ra một cuốn sách chỉ nhỉnh hơn bàn tay một chút. Đó là một cuốn sách bìa đen bằng giấy bản phất cậy hai mép đã sờn rách.Chị em Thuý Kiều
Có lẽ đây là cuốn truyện Kiều được in để dành cho việc bói nên có một thiết kế khác với các cuốn sách thông thường. Ở trang phải và trang trái liền nhau đều có cùng một nội dung. Mỗi trang chỉ có 4 câu thơ viết bằng chữ Nôm. Bên dưới là một số giải thích ngắn gọn về ý nghĩa của 4 câu đó. Ông lẳng lặng để cuốn sách lên chiếc đĩa ở giữa bàn, với vẻ mặt nghiêm trang đầy thành kính và lặng đi chừng 1 phút như chìm vào cõi tâm linh.
Sau nghi lễ đơn giản đó là đến việc bói. Tất cả các thành viên trong gia đình, trừ trẻ con, theo thứ tự đều được mở 1 lần truyện Kiều để ông xem, bình và đoán.
Phép mở Kiều để bói theo nguyên tắc “nam tả, nữ hữu” (trai mở sách bằng tay trái, gái bằng tay phải). Người đầu tiên bói là cha tôi, nhưng ông chỉ đọc to 4 câu thơ và không giảng gì cả. Người thứ hai mở sách là mẹ tôi. Trước khi mở, bà kẹp cuốn sách vào lòng 2 bàn tay chắp trước ngực lầm rầm khấn “Lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy tiên Thúy Kiều, lạy Kim Trọng, Thúc Sinh…, con tên là… sinh ngày… tháng… năm…, ở tại… cho con xin một quẻ”. Khấn xong, bà nhắm mắt lại và nhanh tay mở đôi cuốn sách một cách bất kì.
Bà ít học, gần như không biết chữ, nhưng ca dao, tục ngữ và nhất là truyện Kiều thì thuộc nhiều. Chỉ cần nghe đọc một câu là bà có thể nhớ được 3 câu trong khổ thơ còn lại. Có lẽ ngay từ tuổi cập kê, qua những lần tham gia bói Kiều như vậy mà từng câu thơ đã in vào trí nhớ của bà.
Khi xem bói Kiều, có cái lệ là không ai được mở trang đầu và cuối. Theo cách lí giải của cha tôi thì 4 câu đầu và 4 câu cuối của truyện Kiều chỉ là những nhìn nhận của tác giả về cuộc đời, nó dành cho tất cả mọi người chứ không riêng gì ai cả. Sau khi mở xong, đến lượt đoán. Cha tôi thường nói: Xem thì dễ nhưng đoán mới khó. Qua việc đoán này mới thể hiện được trình độ cao, thấp của mỗi người và một phần của sự linh nghiệm hay không cũng là do người đoán nữa. Bởi vậy, có những người bói được 4 câu giống nhau nhưng khi đoán thì lại khác nhau.
GIAI THOẠI NGUYỄN THÁI HỌC BÓi KIỀU
Hồi ký - giai thoại trên báo xuân Sài Gòn xưa tập hợp gần 50 bài viết đặc sắc từ các giai phẩm xuân xuất bản tại Sài Gòn từ thập niên 1950 đến giữa thập niên 1970, được tác giả Phạm Công Luận tuyển chọn và giới thiệu, Công ty văn hóa Phương Nam và NXB Văn hóa - Văn nghệ TP.HCM ấn hành 2020. Thanh Niên trích đăng một số bài hay trong tuyển tập này.
Trải mười sáu năm trời phiêu bạt, mỗi lần nghe tiếng pháo giao thừa nổ, tôi lại bồi hồi nhớ tới cảnh đêm ba mươi tết năm Kỷ Tỵ tại nhà một đồng chí ở làng Hùng Thắng, thuộc tỉnh Hải Dương.
Năm ấy, tất cả các đồng chí trốn tránh lưới bẫy của Pháp sau những ngày bôn tẩu, gian lao, đều tạm dừng chân họp mặt nơi đây, không phải để mượn chén rượu tẩy trần, mà để có cơ hội trù liệu những kế hoạch ngày mai.
Muốn đỡ gánh nặng cho một gia chủ phải vất vả và phí tổn về việc tiếp đãi, chúng tôi chia ra làm hai bọn, ở hai làng giáp nhau là Mỹ Xá và Hùng Thắng.
Tôi ở nhà một đồng chí bên Hùng Thắng với anh Học, anh Chánh Kinh, anh Tốn, chị Giang và anh Ký Con (Đoàn Trần Nghiệp).
Dẫu là tên lính hăng hái chiến đấu cho Tổ quốc, hôm ấy đứng trước cảnh vui vẻ và đầm ấm của nhà bạn dưới bàn thờ khói hương nghi ngút, chúng tôi thốt nhiên thấy tình tư gia động khởi ở trong lòng. Buổi tối tụ họp với nhau trong ổ rơm, chúng tôi không ai bảo ai mà cùng nói: “Chắc hẳn lúc này ở nhà cha mẹ anh em đương nhắc tới ta đây”.
Để dập tắt mối tình tư gia đương vương vít, sẵn cỗ tam cúc trên án chúng tôi liền chia đánh.
Gian cạnh, nồi bánh chưng của nhà bạn đang sôi sình sịch, và mấy mẹ con bà chủ luôn luôn làm việc.
Đêm mỗi khắc mỗi khuya và càng khuya càng lạnh. Chúng tôi chia nhau đi nghỉ, nhưng vừa say giấc một lúc thì đã bị tiếng pháo giao thừa ở ngoài đình và mấy nhà lân cận đánh thức. Anh Học và tôi vùng ngồi dậy, trùm chăn pha nước uống. Để thưởng thức trà, tôi với tay lên án lấy quyển Truyện Kiều định tìm ngâm vài câu tuyệt bút gợi nguồn cảm hứng của thi nhân. Anh Học vội nói: May quá, chúng ta bói một quẻ đầu năm.
Tôi phá lên cười: Có đâu cách mệnh mà cũng tin nhảm hử anh?
Anh Lương Ngọc Tốn đương ngủ thấy chúng tôi cười to tung chăn dậy hỏi:
- Các anh làm gì mà ồn ào thế?
- Anh Cai (trỏ anh Học) đã bói Kiều.
Liền đó anh Ký Con cũng trở dậy và chị Giang cũng vừa ở trong buồng ra. Chúng tôi xúm xít quanh ngọn đèn dầu.
Anh Học bói đầu tiên. Anh ngồi xếp bằng trước ngọn đèn đặt ra mé phản cạnh ổ, hai tay ấp lấy quyển truyện giơ kính cẩn lên ngang mặt như bà vãi lúc mới chấp tay lễ Phật, miệng anh lẩm nhẩm khấn: “Hải Dương tỉnh, Nam Sách huyện, Hùng Thắng xã, duy...”.
Anh Học lại lẩm nhẩm khấn: “Hải Dương tỉnh, Nam Sách huyện, Hùng Thắng xã, Canh Ngọ niên, chính nguyện sơ nhất nhật. Tôi là Nguyễn Thái Học quê ở Thổ Tang, phủ Vĩnh Tường, Vĩnh Yên. Lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy Vương Thúy Kiều, lạy chàng Kim Trọng, lạy chư vị...”.
Anh Lương Ngọc Tốn tủm tỉm, vội ngắt:
- Đừng lạy chư vị lầu xanh nhé!
Mọi người phá lên cười. Anh Học quay sang chúng tôi: “Xin các anh cho tôi khấn nốt”. Rồi anh tiếp: “Lạy chư vị trong truyện cho tôi xin một quẻ bói lấy bốn câu về trang tả, có lành ứng lành, có dữ ứng dữ”.
Khấn xong, hai tay anh mở quyển truyện giơ ra ánh đèn, bốn năm đầu xúm lại coi. Anh Học đọc to:
Thân ta, ta phải lo âu
Miệng hùm, nọc rắn ở đâu chốn này
Liệu đường cao chạy, xa bay
Ái ân ta có ngần này mà thôi.
Anh vừa nói dứt lời, anh Tốn hoảng hốt vơ quần áo ôm chăn đứng dậy. Mọi người ngơ ngác nhìn hỏi:
- Anh ôm đi đâu?
- Chạy đây, chạy đây, không thì nguy to đến nơi. Quẻ bói đã bảo rằng: liệu đường cao chạy xa bay. Không thì hùm nó đang hả mồm, rắn nó sắp cắn mất rồi!
Anh Ký Con phải kéo anh Tốn mới chịu ngồi xuống. Bọn chúng tôi lại ngồi bàn tán quẻ bói, tuy rằng chẳng ai tin mà cũng có cái gì thắc mắc.
Đến lượt tôi, sau khi khấn xong, mở quyển Kiều ra với bốn câu trang hữu.
Từ con lưu lạc quên người
Bèo trôi sóng vỗ chốc mười lăm năm.
Tính rằng sóng nước cát lầm
Kiếp này, ai lại còn cầm gặp đây
Hai quẻ bói cùng một điềm gở, khiến mọi người chúng tôi đâm chán, bảo nhau:
- Hơi đâu chuốc những mê tín nhảm.
Rồi một người nhặt quyển Kiều ném lên chồng sách trên bàn.
Sau tết, tôi đi công tác ở một tỉnh xa, rồi bị bắt.
Lúc bị giải đến Hà Nội, tôi đọc báo mới biết anh Học ở Hùng Thắng được mươi hôm thấy động mới cùng vài đồng chí chạy qua Phả Lại, rồi khi tới đồn điền Cổ Vịt thì mắc nạn.
Tháng sáu năm ấy, anh Học phải lên máy chém ở Yên Bái để đền nợ nước. Anh Tốn, anh Ký Con cũng bị tử hình. Còn tôi thì sau phải xuống tàu để bước chân vào cảnh đi đày.
Hôm nay, thêm một lần hoa nở nữa nhưng những đồng chí xưa cùng bói Kiều mua vui trong cảnh trốn tránh còn lại có mình tôi, thương thay và bùi ngùi thay! Nhưng lúc này tôi quyết tranh đấu cho nước và cho đảng, xin thắp hương cầu nguyện linh hồn các tiên liệt đồng chí phù hộ cho Tổ quốc thoát được ngoại xâm và cho tôi đủ sức bền gan tranh đấu cho giang san và bản đảng, để tương lai của Tổ quốc và của đảng được hớn hở thắm tươi như bó hoa xuân trên án.
Năng lượng Mới số 294Chuyện kể rằng, có một bà vợ của một viên tri huyện (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay), mang thai chuẩn bị đến ngày sinh nở. Cái bụng to lặc lè khiến bà đi đứng khó khăn, tâm thần hồi hộp bất an. Thế nên, bà mang quyển truyện Kiều ra bói xem khi sinh nở gặp lành hay dữ.
Bà khấn:
“Lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy Tiên Thúy Kiều...
Tín chủ con tên là...
Cho con xin một quẻ 4 câu ứng về việc sinh nở. Xin các chư vị linh
thiêng ban cho con được bình an, mẹ tròn con vuông, con xin lạy các chư
vị mớ bái, vạn bái...”.
Sau khi khấn xong, bà huyện mở truyện Kiều, lấy ngón tay cái bấm vào một vị trí trong trang vừa mở, thấy mấy câu sau:
“Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng
Ôi Kim lang, hỡi Kim lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây...”
Một trong những ấn bản truyện Kiều
Vì đang lúc bụng mang dạ chửa, lại bốc được 4 câu này thì coi như “gặp
hạn” - bà quan sợ quá, suýt ngất xỉu. Bà liền cho gia nhân đi tìm thầy
giỏi về luận giải xem lành dữ ra sao.
Sau mấy ngày dò la, biết được trong vùng có thầy Lý trưởng nhưng rất
giỏi bói Kiều, ông này đang bị quan huyện bắt giam về tội không thu đủ
tiền thuế của địa hạt do ông cai quản... Bà huyện liền lệnh cho cai lệ
đưa ông Lý đến để nhờ luận giải quẻ này.
Ông Lý thưa rằng: “Luận Kiều phải đúng lễ nghi thì mới linh nghiệm”, bà
huyện liền y theo, cho làm 3 mâm cỗ để thầy Lý cúng cho Từ Hải, Giác
Duyên, Thúy Kiều... rồi mời thầy “thụ lộc” và hồi hộp chờ thầy “phán”.
Sau khi thụ lộc, thầy Lý bắt đầu đọc:
- “Phận sao phận bạc như vôi...”
Chỉ mới nghe thầy đọc mà bà huyện đã thấy hồi hộp, thầy đọc lại lần nữa chậm hơn:
- “Phận sao... phận bạc... như vôi...”
Bà huyện lại càng lo lắng, thầy Lý lại đọc lần 3, trầm hùng hơn, vang vọng như tiếng của định mệnh:
- “Phận - sao - phận - bạc - như - vôi...”
Nghe đến đoạn này, bà huyện tưởng chừng ngạt thở, choáng váng, xụp
xuống lễ cầu xin các vị thánh thần từ bi gia ân, cứu khổ cứu nạn. Thầy
Lý chờ cho bà huyện thành tâm cầu khẩn xong, mới ung dung giảng giải:
“Bà lớn tuy là dòng dõi cao sang quyền quý, như rốt cuộc vẫn là phận đàn
bà. Đã là đàn bà thì phải chấp nhận cái phận bạc như vôi rồi. Khi còn
tấm bé thì được mẹ cha nuôi nấng, cưng chiều, chỗ tanh hôi, ướt lạnh thì
mẹ nằm, chỗ ấm êm, khô ráo thì dành cho con... Mẹ cha chăm chút từ khi
bé bỏng, còi cọc, ghẻ lở, hắc lào, chấy rận... đến khi lớn lên đẹp như
hoa như ngọc, thì lại xuất gia về nhà chồng, thật là:
“Mẹ cha bú mớm nâng niu
Tội trời em chịu, không yêu bằng chồng...”
Như vậy, cái “phận bạc như vôi” này là cái phận chung của tất cả đàn bà chứ đâu phải chỉ có một mình bà lớn thôi đâu!”.
Nghe đến đây, bà lớn thấy thầy giảng thật là chí lý, nên cũng bớt phần lo lắng. Thầy phán câu tiếp theo:
- “Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”, cái phận đàn bà, cha
mẹ đặt đâu con phải ngồi đấy, thuận duyên thì được vào nơi cao sang
quyền quý, nghịch duyên thì sa vào cửa nghèo hèn, chẳng khác gì hạt mưa:
“Hạt vào giếng ngọc, hạt ra cánh đồng”.
Khi xuất giá, tuy phải “vâng lời mẹ cha”, nhưng bà lớn không phải chịu
cái cảnh thụ động “nhắm mắt đưa chân” mà là “tự nguyện theo ông lớn”.
Cái chữ “đã đành” ở đây chứng tỏ bà lớn “đã chấp thuận”, tuy bề ngoài
vẫn còn giọt ngắn giọt dài, “khấp như thiếu nữ vu quy nhật...”. Khóc mà
chẳng buồn đau chút nào!
Chữ “nước chảy hoa trôi” tức là bà lớn không còn ở cảnh “cắm sào đợi
nước” nữa, mà đã như “bông hoa trôi theo dòng đời của ông lớn” rồi. Bà
lớn có thân phận cao quý (như bông hoa) trong phủ quan chứ không phải là
hạng thân phận cỏ rác, bọt bèo bà chìm bảy nổi. Và khi bà lớn đã vu
quy, tức là đã “trót lỡ làng” với ông lớn rồi thì không thể trở về chốn
cũ được nữa, nên ứng với câu: “Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”.
Nghe thế, bà huyện khấp khởi reo lên: “Thầy đoán quá đúng, quá đúng”.
Lời luận giảng của thầy Lý đã dẹp tan được bao âu sầu trong lòng. Bà thở
phào nhẹ nhõm và xin thầy giảng tiếp. Nhưng thầy Lý lại lắc đầu nói:
“Hôm nay chỉ luận được đến đây thôi, ngày mai tâm linh mới cho “giải”
tiếp”.
Bà huyện lại bồn chồn chờ đến hôm sau, lại cho gia nhân làm cỗ thịnh
soạn hơn hôm trước để thầy Lý cúng lễ và thụ lộc, rồi chờ thầy “phán”.
Thầy đọc ngắt quãng: “Ôi Kim lang!” và dừng lại một lúc lâu rồi mới lại
đọc tiếp: “Hỡi Kim lang!”.
Thầy nắc nỏm:
- Bà lớn sẽ sinh được cậu ấm (ứng với chữ kim lang), rồi sau đó bà lại
sinh ra tiếp cậu ấm thứ 2. Như vậy lần này bà lớn sẽ sinh đôi 2 quý tử.
Bà huyện nghe thế reo lên mừng rỡ. Nhưng rồi bà lại bần thần bất an khi thầy lý đọc đến câu: “Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”.
Bà sốt sắng:
- Thưa thầy, sinh đôi là phúc rồi, nhưng liệu có được “mẹ tròn con
vuông” hay không? Câu “thiếp đã phụ chàng...” nghĩa là thế nào? Mệnh hệ
của tôi có bị sao không? Nhờ thầy xin các bậc tâm linh thương tình cứu
vớt, tôi xin ăn chay niệm Phật, cúng dường Tam Bảo để đáp đền công đức.
Thầy Lý tỏ vẻ trầm ngâm, thương cảm. Thầy bảo hôm sau mới giảng được tiếp.
Ngày tiếp theo, từ sáng sớm, bà lớn đã cho bày cỗ bàn cực kỳ thịnh
soạn, mời thầy Lý cúng lễ và thụ lộc rồi xin được thầy giảng tiếp. Thầy
phán:
- “Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây...” là chỉ liên quan
đến phu quân, mà không nói đến cảnh con bị mồ côi, chứng tỏ bà lớn sau
khi sinh vẫn an lành, không thể chết được.
Chẳng qua, khi lần này sinh đôi, thấy vất vả mệt nhọc và hiểm nguy quá,
nên bà lớn sợ sinh đẻ. Khi ông lớn vào muốn ái ân cùng bà, bà thường
xua tay: “Thôi thôi, tôi sợ sinh đẻ lắm rồi, không thể sinh tiếp cho
tướng công được đâu. Tôi sẽ cưới cho tướng công nhị phu nhân thay thiếp
nâng khăn sửa túi hầu hạ tướng công...”. Như vậy chẳng phải phu nhân đã
“phụ” tấm lòng của quan lớn rồi sao?
Bà Huyện từ trạng thái thấp thỏm lo âu sang khấp khởi mừng thầm, bà vô
cùng ngỡ ngàng bởi không thể ngờ rằng từ quẻ bói Kiều tưởng như điềm gở
mà thầy Lý lại luận giải trở thành điềm lành, từ quẻ hung lại biến thành
quẻ cát. Bà huyện tạ lễ cho thầy Lý rất hậu hĩnh và chu đáo.
Chừng khoảng 1 tuần sau, mọi sự diễn ra hoàn toàn trùng khớp với luận
giải của thầy Lý. Bà huyện hạ sinh được 2 cậu ấm khôi ngô tuấn tú. Bà
đem câu chuyện này kể cho chồng và vì quý trọng tài năng “bói Kiều” nên
viên quan huyện đã tha bổng cho thầy Lý.
Truyện Kiều là một hiện tượng lạ trong văn học thế giới, được dùng làm sách bói. Có hai câu hỏi: 1. Vì sao Truyện Kiều trở thành sách bói; 2. Vì sao bói Kiều lại nghiệm.
Về câu
hỏi thứ nhất, lúc sinh thời học giả Đặng Thái Mai từng nói: “Với nhiều
người Việt Nam Truyện Kiều là linh kinh (sách thiêng). Vì Truyện Kiều
hay đến mức người ta nghĩ rằng tác giả phải là thánh mới làm được. Đã là
sách thánh thì có thể tìm được những điều cần biết ở trong đó.
Câu hỏi
thứ hai khó trả lời hơn. Đã có người giải thích Truyện Kiều bao quát
được toàn cảnh của xã hội, đề cập đến mọi mặt của cuộc sống nên bói
đựợc. Đó là một ý hay song theo tôi điều quan trọng hơn là văn (thơ)
kiều rất hàm súc lời ít ý nhiều. Người bói có thể tìm thấy một ý nào đó
trong câu thơ để liên hệ với hoàn cảnh của mình, còn thầy bói thì với
tài đoán mò sẽ dò dẫm và tìm ra được những ý thích hợp để giảng cho
khách hàng. Những câu chuyện cụ thể sẽ chứng minh điều tôi nói trên.
Ngày
trước chuyện bói Kiều hầu như phổ biến khắp nước. Có người coi chuyện
bói Kiều là một thú vui, một cách thưởng thức Truyện Kiều và mỗi lần bói
Kiều là mỗi lần tìm hiểu sâu thêm phát hiện thêm những ý mới trong các
câu Kiều. Đó là những người thuộc tầng lớp trí thức và là số ít. Số đông
bói Kiều vì tin vào sách thiêng, bởi vậy ở nhiều nơi đã xuất hiện một
loại thấy bói dùng quyển Kiều làm phương tiện kiếm ăn.
.
Bói chơi hoặc bói thật cũng đều theo thủ tục: Người bói hai tay cầm quyển Kiều lên ngang mặt rồi khấn
“lạy sư Từ Hải, lạy vãi giác duyên, lạy tiên Thuý Kiều bói cho con một
quẻ về gia sự (việc nhà) hoặc về nhân duyên, về thi cử v.v... , xong đặt
sách xuống và khấn tiếp “con xin giở tay mặt bắt tay trái” lấy tay
mặt giở sách và tay trái chỉ vào bất kỳ một câu nào đó. Có nơi phân
định rõ nam tả nữ hữu - nam giới được chọn câu ở trang bên trái nữ giới
chọn câu bên phải. Có người xin cả một đoạn từ một câu nào đó trở lên
hoặc trở xuống của trang sách.
Như trên
đã nói văn Kiều hàm súc nên cùng một câu đoán tốt hoặc xấu đều được,
chỉ cần tìm được một ý dính dáng tới điều muốn biết của người bói rồi
tán rộng ra. Điều kỳ lạ là có những chuyện người thật việc thật mà đạt
được kết quả mong muốn thế mới là linh nghiệm. Dưới đây là một số câu
chuyện xếp theo thứ tự: bói về thi cử, bói về nhân duyên, bói về gia sự.
Có chuyện là chuyện kể nhưng cũng có chuyện hoàn toàn có thật.
1. Chuyện bói về thi cử
Một anh
học trò trước khi đi thi đến gặp thầy bói Kiều. Ông thầy bói ranh ma, để
thử sức học của khách hàng, sau khi làm xong mọi thủ tục cần thiết liền
hỏi khách: anh có biết lời dạy của đức thánh Văn “ Tiên thiên hạ như ưu
chi ưu, hậu thiên hạ nhi lạc chi lạc” là nghĩa sao không? Thấy câu hỏi
quá dễ, khách vội trả lời: Dạ có biết đức thánh Khổng Tử dạy phải lo
trước thiên hạ và vui sau thiên hạ. Vậy đã rỏ ràng đây là anh học trò
dốt vì câu trên không phải của Khổng Tử mà của Phạm Trọng Yêm. Nhìn vào
câu Kiều khách bói được, thầy bói giật mình. Đó là hai câu nói về việc
Kiều phải vào lầu xanh lần thứ hai:
Thoắt trông nàng đã biết tình
Chim lồng khôn nhẽ cất mình bay cao.
Học nhớ
không kỹ lại bói được câu như vậy, thì hỏng là cầm chắc. Đi thi mong đậu
để còn lên cao, chim đã vào lồng rồi còn bay cao sao được, câu này đoán
hỏng thì dễ song như vậy sẽ làm khách buồn, thầy bói chỉ nhận tiền quẻ
không có tiền thưởng. Hơn nữa gây thất vọng cho người sắp đi thi chẳng
có ích gì, và biết đâu trong thi cử có may rủi, học tài thi phận mà.
Nhìn bộ mặt buồn thiu của khách, ông thầy bói suy nghĩ một lúc rồi reo
lên:
Hay quá
hay quá, hôm nay anh bói được một quẻ rất hay. Không đợi khách hết ngạc
nhiên thầy giảng: Quẻ này ứng vào chuyên chim mà chim thì chỉ có bay
hoặc đậu, con chim này không bay nên nó đậu và khoa thi này anh cũng
đậu. Khách vui vẽ ra về không quên tặng thầy bói một món tiền thưởng.
Để câu
chuyện thêm hoàn hảo tôi bổ sung thêm: Nếu anh học trò kia thi hỏng trở
lại chất vấn thì miệng lưỡi thầy bói có hàng trăm cách trả lời: Hôm ấy
giờ bói không tốt nên quẻ không nghiệm hoặc vì tâm bất thành nên quẻ bất
linh!
Một anh học trò khác củng đi bói và được 2 câu ở đoạn Giác Duyên gặp bà Tam Hợp hỏi chuyện đời của Kiều:
Gặp bà Tam Hợp đạo cô
Thong dong hỏi hết nhỏ to sự nàng
Đi thi
bói được câu gặp đàn bà, theo niềm tin của nhân dân ta thì đó là điềm
rủi, đoán hỏng thì khách không dám cãi, nhưng ông thầy bói lại giảng là
trong 2 câu bói được có hai chữ đạo cô, nói lộn trở lại (miền Trung gọi
là nói lái) là đỗ cao.
Chuyện
hoàn toàn có thật xảy ra tại xã Sơn Long huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh.
Bên bờ sông Ngàn Sâu có một cậu học sinh tên là Thái Văn Chánh, sắp đi
thi hội đem Kiều ra bói và được hai câu đoạn Kiều và Kim Trọng đang hẹn
ước bỗng nghe xôn xao tiếng người phải vội vã chia tay:
Vội vàng lá rụng hoa rơi
Chàng về thư viện nàng rời lầu trang
Từ đó
anh ta không ngó ngàng đến sách vở và mặt mày lúc nào cũng buồn thiu.
May thay mẹ anh phát hiện được và hỏi: sắp đi thi đến nơi rồi sao con
không xem lại bài vở mà lúc nào cũng có vẻ buồn bã như vậy! Anh ta kể
thật chuyện bói Kiều và bảo: Đi thi mà lá rụng hoa rơi thì chắc chắn là
hỏng rồi chẳng học làm gì cho mệt nhọc và uổng công. Bà mẹ nghĩ cứ tình
trạng này thì nguy mất, phải có cách gì đó để cứu con. Sau ba ngày đêm
suy nghĩ bà đến nói với con. Vừa rồi con bói được một quẻ rất hay mà
không biết. Cậu con sửng sốt hỏi lại : Quẻ bói như vậy sao mẹ bảo là
hay. Bà mẹ trả lời: Tên con là Chánh (tiếng Nghệ Tĩnh chánh là cành );
mà theo quẻ nay thì rụng lá, rụng hoa chứ có rụng chánh đâu! Mẹ đoán là
kỳ này bạn bè của con sẽ hỏng hết, chỉ riêng con đậu. Anh con mừng qúa
đem sách vở học suốt ngày đêm và vào thi chắc là sẽ đậu nên bình tĩnh
làm bài tốt (yếu tố tinh thần ). Kết quả khoá ấy cậu Thái Văn Chánh đâu
tiến sĩ, rồi sau đó được bổ làm án sát tỉnh Hà Tĩnh.
Thầy
Trần Quốc Nghệ, một nhà giáo nổi tiếng ở Nghệ Tĩnh có kể chuyện một anh
bạn của thầy nhờ bói Kiều mà đậu đầu kỳ thi tú tài thời con thuộc Pháp.
Anh bạn ấy học giỏi các môn khoa học tự nhiên nhưng rất ghét các môn xã
hội nhất các môn sử và địa. Quanh năm không ngó đến hai môn ấy, sắp đến
ký thi mới học nhồi nhét nhưng không tài nào ngốn nổi chương trình. Cuối
cùng đành phải đánh liều đem Kiều ra bói xem đề thi năm nay thuộc về
chương nào để rồi chỉ học riêng chương ấy thôi! Bói được hai câu đoạn
Kiều ở lầu Ngưng Bích:
Chân trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
.
Đoán mãi
không ra, anh ta phải nhờ bạn bè cả lớp nghĩ hộ. Bàn bạc khá lâu rồi
cũng tìm ra: Phải chịu cảnh bơ vơ ở giữa trời và biển thì chỉ có
Na-pô-lê-ông lúc bị giam ở đảo Thánh bà Hê-len (Sainte Héllène) còn
biển có góc thì đó là biển Địa Trung Hải. Sau đó chì chuyên học hai
chương: Chương nói về Na-pô-lê-ông (Sử) và chương Địa Trung Hải (Địa) và
may mắn cho anh ta hai môn sử và địa chỉ thi vấn đáp (orla). Câu hỏi
được viết sẵn cho học sinh bắt thăm. Thi Sử bắt được thăm hỏi về
Na-pô-lê-ông, mừng quá và nhân lúc cao hứng anh ta đã trình bày về cuộc
đời và sự nghiệp của Na-pô- lê-ông một cách cặn kẽ và hấp dẫn đến mức
làm cho ban giám khảo ca Tây và Đầm đều phải ngạc nhiên và cảm động. Họ
không ngờ ở cái xứ thuộc địa nay lại có một thanh niên nói về vị anh
hùng dân tộc của nước họ đầy đủ và hùng hồn đến như vậy. Bởi có cảm tình
đặc biệt với chàng trai đó, ban giám khảo đã hội ý ban cho anh một đặc
ân là môn Đia lý không phải bốc thăm mà được chọn đề (ý chừng muốn cho
anh được đỗ cao).
Được lời
như cởi tấc son, thế là anh ta có dịp nói thao thao bất tuyệt về Địa
Trung Hải. Tất nhiên cả hai môn sử và địa anh ta đều được điểm tối đa,
cộng với các môn tự nhiên đều có điểm cao anh đâu thủ khoa và sau đó
được cử đi du học ở Pháp.
Đến đây
chắc các bạn đọc đã hiểu vì sao truyện Kiều bói được. Chuyện bói Kiều
trong dân gian nếu biên tập hết có lẽ cũng dài gần bằng bộ “ Ngàn lẻ một
đêm”.
2. Bói về gia sự và nhân duyên
Môt cô
gái vừa kết hôn, buổi sáng dậy nấu ăn đánh rơi mất chiếc nhẫn cưới. Tìm
mãi không thấy cô liền đến gặp thầy bói Kiều và bói được hai câu đoạn
Thúc Sinh ngỏ ý muốn lấy Kiều:
Trăm năm tính cuộc vuông tròn
Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông
Thầy bói
đoán: Sách dạy cô phải dò tìm tất cả những nơi đã đi lại hôm ấy cho đến
khi biết là mình đã mất nhẫn, vậy cô đã tìm khắp chưa? Cô gái thật thà
trả lời là chỉ đi quanh quân trong vùng bếp rồi tả tỉ mỉ ngôi nhà bếp và
cho biết là đã quét sạch cả gian bếp, bới hết tro và tìm kỹ ở trong đó.
Thầy bói lặng lẽ nghe cô gái kể và chợt để ý tới một chi tiết: Trong
góc bếp có một chiếc bồ đựng trấu, nơi các gia đình nông dân thời trước
thường dùng để đặt ấm nước chè xanh sau khi đã đun sôi ở bếp để giữ cho
nóng được lâu. Cũng theo lời kể, thầy biết là cô gái chưa tim ở trong đó
thầy đoán là sau khi đun sôi, cô gái nhắc ấm nước chè vào trong bồ
trấu, hơi nóng bốc lên cô gái phải đặt nhanh hoặc vung tay mạnh, chiếc
nhẫn rơi xuống và lẫn ở trong trấu. Hỏi xong ngày giờ sinh năm tuổi của
cô gái và đọc lại hai câu Kiều bói được thầy bảo: Hãy về tìm trong bồ
trấu ở góc bếp, nhất định chiếc nhẫn đang nằm ở trong đó. Cô gái về nhà
làm theo lời thầy qủa nhiên tìm được chiếc nhẫn quý. Cô mua sắm lễ vật
đến tạ ơn thầy và hỏi vì sao thầy lại đoán tài như vậy. Thầy bói cười
khà khà và giảng giải: Trong quẻ bói đã nói rõ ràng, cô không thây chiếc
bồ trên miệng thì tròn, dưới đít thì vuông. Bồ đan bằng nứa mà muốn có
nứa phải lên đầu nguồn tìm chặt, đóng thành bè rồi chở về xuôi theo các
lạch sông. Cô gái lạy thầy bói ra về và kể lại cho nhiều người nghe. Từ
đó danh tiếng của thầy bói vang dội và khách đến bói ngày càng đông!
Một
người đàn bà khác đã luống tuổi, lấy chồng lâu năm, gần 40 xuân mới có
thai: Những trường hợp như thế thường đẻ khó. Chuyển dạ từ đêm trước,
qua một ngày rồi đến đêm sau vẫn chưa sinh. Với nền y học hiện đại thì
chuyện đó không đáng lo nhưng ngày trước rất nhiều ca như vậy thường
"mất cả mẹ lẫn con”. Trong tình thế tuyệt vọng, cả nhà đem Kiều ra bói
và được hai câu than của Kiều:
Ôi Kim lang, hỡi Kim lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây
.
Đọc câu
bói lên tất cả thân nhân của người sản phụ đều hoảng hốt rụng rời! May
thay một anh hàng xóm sang chơi, thấy mọi người mặt mày tái xanh tái mét
liền hỏi nguyên cớ làm sao. Nghe xong câu chuyện anh ta kêu to: Hỏng
quá, hỏng quá, các ông các bà đoán sai bét. Anh đọc lại thật to câu bói
rồi giảng: bói được câu này thì chị nhà sắp sinh không những sinh một
cháu mà sinh hai cháu trai. Mọi người đang ngơ ngác thì anh ta nói tiếp:
ôi Kim lang là hiệu lệnh gọi đứa thứ nhất ra và lang là con trai , hỡi
Kim lang là gọi đứa thứ hai ra. Mọi người xúm lại hỏi anh: Vây câu “Thôi
thôi thiếp đã phụ chàng từ đây” thì anh giảng thế nào. Anh ta nói chữ
phụ ở đây không có nghĩa là phụ bạc là bỏ chồng. Chữ phụ này giống như
chữ phụ khi ta nói phụ lại tiền cho anh hoặc lại đây phụ một tay. Câu
này có nghĩa là: bấy lâu nay chàng khó nhọc vì thiếp, nay thiếp giúp lại
chàng bằng cách đẻ cho chàng hai đứa con trai để nối dõi tông đường.
Người
sản phụ đã quá mệt nhọc vì đã phải chịu đưng cơn đau sinh dai dẳng nhưng
vẫn tỉnh táo. Lắng nghe anh chàng hàng xóm nói có lý tự nhiên rất phấn
chấn và một sức mạnh bỗng từ đâu đến giúp cô trở dạ và sinh được hai đứa
con trai.
Chuyên
này được kể rất nhiều nơi cả trong Nam và ngoài Bắc chỉ có khác nhau vài
lời thoại thôi. Cũng giống như chuyện tể tướng Lưu gù: “Chuyện là có
thật mà cũng có thể chưa có bao giờ” (Cố sự lý sự thuyết thị tựu thị,
thuyết bất thị tựu bất thị)
Chuyện
có thật vừa xẩy ra cách đây 23 năm. Anh Nguyễn Diệm nguyên là hiệu
trưởng một trường phổ thông trung học ở Nghệ An kể. Năm 1977 anh đang
chủ trì một cuộc họp hội đồng nhà trường, bỗng dưng nhận được giấy mời
đi dự Đại hội công đoàn tỉnh. Theo nguyên tắc đại biểu đi dự Đai hội
tỉnh phải do công đoàn cơ sở bầu, việc mời trực tiếp như vậy là rất
hiếm. Sẵn có một giáo viên đem theo quyển Kiều, nhân lúc giải lao liền
đem ra bói và được hai câu đoạn Kiều bắt đầu xử án:
Dưới trần gươm tuốt nắp ra
Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư
Cả hội
đồng giáo viên được một trận cười sảng khoái nhưng không biết giải hai
câu trên như thế nào? Một giáo viên văn từng được khen là có tài biện
bác, sau vài phút suy nghĩ anh ta phát biểu: Hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh
vừa mới hợp nhất thì Công đoàn giáo dục hai tỉnh cũng phải hợp nhất mà
người đứng đầu chưa có, vậy có khả năng anh Diệm được tỉnh “cấu tạo” vào
ban chấp hành công đoàn tỉnh với cương vị cao nhất! Anh ta hỏi những
người vây quanh quyển Kiều các anh không thấy ở câu thứ hai chữ đầu là
chữ chính, cũng có thể đọc là Chánh và chữ cuối là chữ Thư tức là anh
Diệm được cử làm Chánh thư ký công đoàn! Có người hỏi: Thế thì thủ phạm
anh giảng làm sao? Anh ta điềm nhiên trả lời: thủ phạm là thủ trưởng một
ngành sư phạm. Điều vui hơn là chính năm đó trong Đại hội Công đoàn
giáo dục tỉnh Nghệ Tĩnh anh Nguyễn Diệm được giới thiệu ra ứng cử rồi
trúng cử vào Ban chấp hành Công đoàn tỉnh và giữ chực vụ Chánh thư ký
cho đến khi nghỉ hưu.
Tôi có
một ông bạn ở thị trấn Đức Thọ đào giếng lấy nước uống, định đào chổ
giữa sàn nhà dưới gần bếp ăn. Đang phân vân vì chưa biết đào chổ ấy có
được giếng tốt hay không liền đem Kiều ra bói và được hai câu đoạn Kiều
nói trước công đường với quan phủ đang xử kiện:
Đục trong thân cũng là thân
Yếu thơ vâng chịu trước sân lôi đình
Cả thợ
đào giếng và chủ đều cho là linh nghiêm vì đã là giếng thì đục hoặc
trong cũng đều là giếng, hơn nữa lại giếng đào trước sân. Tuy nhiên vẫn
còn một điều lo lắng: đào giếng là mong được giếng trong, nếu giếng đục
thì phải xây thêm bể lọc vừa mất công tốn của lại còn nhiều lôi thôi
khác. Bàn đi bàn lại, bỗng phát hiện ra trong câu thứ hai có hai chữ
“vâng chịu”, vậy là quyết đào.
Điều kỳ
lạ là nhiều nhà xung quanh, giếng đào nước đỏ ngầu chỉ riêng nhà ông bạn
tôi có giếng nước trong vắt nấu nước chè xanh chát và thơm, chất lượng
nước không có giếng nào tốt hơn!
* Trong “Truyện ngắn chọn lọc” của Nguyễn Công Hoan có một chuyện bói Kiều khá thú vị.
Có một
anh tính hay nhiễu sự (dựng chuyện lên để quấy rầy người khác). Đến nhà
bạn chơi thường gây phiền toái đến mức bạn anh ta không chịu đựng nổi.
Không có cách gì tống khứ anh ta đi và cũng không có cách gì để anh ta
đừng đến, nghĩ mãi người bạn anh ta cũng tìm được một kế. Lấy quyển Kiều
ra, đánh dấu vào trang sách và nhớ kỹ số thứ tự của câu đã chọn trước
rồi chờ hôm sau khi ông bạn hay quấy phá vừa bước chân qua ngưỡng cửa,
anh lấy Kiều ra rồi khấn: Hôm nay có anh bạn đến chơi xin bói một quẻ
lành hay dữ. Làm xong mọi thủ tục, anh nói rõ số câu đã chọn rồi giở
sách cho bạn xem, đó là hai câu nói về chuyện Sở Khanh đến định hành
hung Kiều:
Còn đương suy trước nghĩ sau
Mặt mo đã thấy ở đâu dẫn vào
Anh bạn giận tím mặt và từ đó không bao giờ tới nữa.
* Con
gái một người bạn tôi vừa đến tuần “ cập kê “ định kết hôn với người
cùng làng nhưng còn do dự liền đem Kiều ra bói và được hai câu:
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
Sau đó cháu đã từ hôn, và thật là may mắn, nếu không đã gặp được một người nghiện ngập.
Phần 3: Bàn thêm và kể tiếp về chuyện bói Kiều
Truyện
Kiều trở thành sách bói từ lúc nào không ai xác định được song có điều
chắc chắn là trước thế kỷ 20 đã có người bói Kiều. Trong bài tựa Đoạn
trường tân thanh của ông Đào Nguyên Phổ bản in Kiều Oánh Mậu năm 1902 có
những câu:...“Còn một điều tôi lấy làm lạ hơn nữa là người đời dùng để
bói thì thấy ứng nghiệm như thần, mà xem tựa linh kinh Qủy Cốc là bởi
làm sao? Há chăng phải tại Thuý Kiều có tài sắc không hai...; Người đã
kỹ, việc đã kỹ, văn lại càng kỹ nên chi chẳng những làm say người đọc mà
lại có thể thông cảm thần linh nữa chăng?”
Ông Phan
Ngọc một nhà văn học bậc thầy ở nước ta, ông đã tự gọi mình là “kim vân
kiều nhân”. Khi bàn về chuyện bói Kiều ông đã viết trong tạp chí Sông
Hương số 11 ất Sửu (1985) : “ ...Nguyễn Du là người duy nhất trong văn
học loài người làm được là ở chỗ: Truyện Kiều là quyển Bách khoa toàn
thư của một vạn tầm hồn... Chỉ trong một tác phẩm ngắn có độc 3 254 câu
thơ mà có đủ mọi tâm trạng. Người đọc thấy được chính tâm lý của mình
được phanh phui đến mức độ chính mình cũng không rõ đến như thế. Thế rồi
nẩy sinh tình trạng nghiện, mỗi lúc trong lòng có băn khoăn thắc mắc
lại giở Kiều ra xem, lại thấy tâm trạng của mình ngay lúc đó. Điều này
tạo nên ở người đọc một sự bàng hoàng khiếp sợ tưởng chừng như tác phẩm
này chứa đựng một sức mạnh huyền bí. Từ chổ giở Kiều ra tìm tâm trạng,
người ta giở Kiều, bói Kiều để tìm hiểu về tương lai. Hiện tượng bói
kiều nẩy sinh từ đó . ..” Những ý kiến sâu sắc như vậy, tiếc thay chỉ
đúng với một số ít các bậc thức giả, còn phần đông người ta bói Kiều chỉ
vì tin rằng sách Kiều bói được mà thôi! Điều này tôi đã trình bày kỹ ở
phần đầu.
Trong
qúa trình thu thập tôi rất vui vì có được khá nhiều chuyện bói Kiều có
liên quan đến những người có danh tiếng trên khắp cả đất nước.
- Ông
Dương Bá Trạc, một trong những người sáng lập ra Đông Kinh nghĩa thục
người làng Phú Thị xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Lúc ông 17
tuổi trước khi dự kỳ thi hương đem Kiều ra bói và được hai câu:
"...Cửa giời rộng mở đường mây
Hoa chào ngõ hạnh hương bay dặm phần..."
Ông reo lên: Đỗ rồi đỗ rồi! Quả nhiên kỳ thi ấy ông đậu cử nhân
Vì
trường Đông kinh nghĩa thục truyền bá tư tưởng yêu nước và có ảnh hưởng
lớn nên Pháp đàn áp ; trường phải giải tan, ông bị bắt đày ra Côn Đảo. Ở
tù được hai năm nhân lúc rổi rải đem Kiều ra bói và được hai câu bà
Tam Hợp nói với Giác Duyên về thân phận Kiêu:
Khi nên trời cũng chiều người
Nhẹ nhàng nợ trước đền bồi duyên sau
Ông nói
với các bạn tù: Về, nhất định mình được về! Không ai ngờ rằng sau đó ba
ngày có lệnh ân xa từ đất liền gửi ra ông cùng với Nguyễn Quyền, Hoàng
Tăng Bí được tha về an trí tại Long Xuyên, Bến Tre rồi Huế. Hai năm sau
ông được tha hẳn ông đi ra nước ngoài, đến năm 1944 ông sống ở
Singapore cùng với Trần Trọng Kim. Gặp lúc ông ốm nặng lại thêm nỗi buồn
cô đơn, muốn biết số phận của mình ra sao đành phải hỏi cô Kiều. Lần
này ông được hai câu đoạn Mã Giám Sinh đưa Kiều về Lâm Tri:
Việc nhà đã tạm thong dong .
Tinh kỳ giục dã đã mong độ về
Đọc xong
câu Kiều ông vui vẻ hẵn lên và nói: Trở về quê, sắp được trở về quê.
Chiều hôm đó bệnh ông nặng thêm đến hôm sau thì mất. Ông được hỏa táng
và di cốt được đưa về quê! Phải chăng đây củng là một điều linh nghiệm
(Phỏng theo Lê Văn Ba báo Tiền Phong số xuân Tân Tỵ).
Ông Phạm
Khắc Hòe quê ở xã Đức Nhân, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh nguyên là Tổng
lý Ngự tiền văn phòng của Triều đình Huế, sau cách mạng tháng tám là
Đổng lý Văn phòng bộ Nội vụ rồi Vụ trưởng vụ Pháp chế Phủ Thủ tướng nay
đã nghỉ hưu. Trong quyển “Từ Triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc “ ông
Hòe cho biết là cả gia đình ông đều mê bói Kiêu. Khi người em ruột là
Phạm Khắc Quán một ủy viên trong Ủy ban nhân dân cách mạng xã Lâm Viên
nói với ông: "Cách mạng thành công đã hai tháng rồi mà anh chị còn duy
tâm” thì ông trả lời: ‘ Đó là một thói quen mà mình rất thích vì bao giờ
người ta cũng có cách giải thích được quẻ bói theo ý riêng của
mình.”
Tháng 10
năm 1945 ông Hòe từ Hà Nội về thăm nhà ở Huế. Ở nhà được ba hôm sang
ngày thứ tư định trở ra thì gặp bà Nam Phương vợ Bảo Đại mời ông 9 giờ
sáng hôm sau đến cung An Định bàn chuyện quan trọng, ông đã nhận lời
nhưng ngay sau đó gặp lại cậu em có ô tô riêng đi công tác ra Hà Nội rủ
anh cùng đi chiều hôm nay. Đang phân vân chưa biết nên đi vào lúc nào
đem Kiều ra bói thì được hai câu:
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
Bà vợ
reo lên: Cô Kiều bảo ông ở lại một hôm để gặp bà Vĩnh Thụy ở cung An
Định là nơi trước măt có sông Hương và bên cạnh có cầu tơ liễu, ông toan
nghe lời vợ nhưng nghĩ lại đường ra ga để đi Hà Nội cũng có nước chảy
trong veo và cầu tơ liễu nên đọc thêm hai câu phía trên hai câu vừa bói
được:
Bóng chiều như giục cơn buồn
Khách đà lên ngựa người còn nghé theo
Thế là phải đi chiều hôm nay! Ông tự nhủ: hay quá, hay quá!!! Cụ Nguyễn Du đã chiều lòng mình.
Tháng 12
năm 1946 kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Mờ sáng ngày 20 nghe súng Pháp
tấn công ở Chủ tịch phủ ông nhờ cô Ái người giúp việc đem Kiều bói và
được 4 câu ở đoạn Kiều quyết định rời Quan Âm các:
Thân ta ta phải lo âu
Miệng hùm nọc rắn ở đâu chốn này
Ví chăng chắp cánh cao bay
Rào cây lâu cũng có ngày bẻ hoa
Ông đã tiếp nhận lời chỉ bảo của cô Kiều: Phải lo tản cư cho xa Hà Nội. Cuộc kháng chiến sẽ lâu dài nhưng cuối cùng ta sẽ thắng.
Cụ Ngô
Đức Kế quê ở làng Trảo Nha huyện Can Lộc đậu tiến sĩ năm 1901; Cụ Lê Văn
Huân người làng Trung Lễ huyện Đức Thọ đậu giải nguyên năm 1905; Cụ
Huỳnh Thúc Kháng quê làng Thạch Bình, huyện Tiến Phước, tỉnh Quảng Nam
đậu hoàng giáp; Cụ Phan Chu Trinh quê làng Tây Lộc, xã Tiên Hồ, huyện
Tiên Phước đậu phó bảng năm 1901; Cụ Đặng Nguyên Cẩn người làng Lương
Điền , huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đậu phó bảng năm 1895. Các cụ
đều là chí sĩ yêu nước, cùng khởi xướng phong trào Duy Tân rồi cùng bị
bắt đày ở Côn Đảo năm 1908. Trong bài văn tế cụ Phan Chu Trinh của cụ
Phan Bội Châu có câu: “Đặng, Hoàng, Ngô ba bốn bác hàn huyên, khi uống
rượu khi ngâm thơ ngoài cửa ngục lầm than mà khảng khái”. Trong các tác
phẩm thơ ca mà các cụ ngâm vịnh trước hết phải kể đến truyện Kiều. Cụ
Huỳnh Thúc Kháng và cụ Ngô Đức Kế đều thuộc lòng truyên Kiều đến mức có
thể đọc ngược được sách. Chuyện đó không lạ, những bộ óc đã nhớ hết toàn
bộ tứ thư, ngũ kinh thì thuộc cả quyển Kiều không có gì là khó. Theo
lời cố giáo sư Đặng Thái Mai trong thơi gian ở tù Côn Đảo cụ Huỳnh Thúc
Kháng đã học thuộc toàn bộ quyển Từ điển La Rơusse của Pháp. Về sau có
lúc các cụ buộc lòng phải kết án Kiều: “Nghiêng nước trận cười gương mấy
kiếp, Đắm người bỉ sắc tội ngàn thâu” (HTK); “Truyện Kiều có đủ tám chữ
ai dâm sầu oán đạo dục tăng bi” (NĐK); đó là vì mục đích chính trị, cụ
thể là để chống Phạm Quỳnh còn lúc ở Côn Đảo ngoài công việc khổ sai
“khi đào cây,khi lượm đá” số thời gian còn lại đã không biết bao nhiêu
lần các cụ ngâm vịnh Kiều; điều hết sức thú vị là các cụ cũng bói Kiều.
Theo lời những người thân của cụ Lê Văn Huân kể lại thì có một lần bói
Kiều cụ Huân có tham gia. Cụ Ngô Đức Kế được giao việc giở sách bói và
được hai câu:
Thoát trông nhờn nhợt màu da
Ăn gì cao lớn đẩy đà làm sao
Vừa đọc
xong câu bói thì tên giám ngục người Pháp đi qua, các cụ hết sức ngạc
nhiên về sự ứng nghiệm của câu bói và reo to lên: Tú Bà , Tú Bà! Tên
giám ngục biết các cụ giỏi tiếng Pháp tưởng các cụ nói hắn là Tú - ba
(Tout-bas) nghĩa đen là rất thấp, nghĩa bóng là rất hèn hạ. Hắn sục vào
buồng giam các cụ và sừng sộ: này hãy xem cho kỹ, tao cao lớn hơn hẳn
chúng mày mà bảo tao rất thấp, chúng mày mù cả hay sao?
Nhân đây
xin mở một dấu ngoặc, tôi xin kể thêm một câu chuyện ngoài phạm vi bài
viết này nhưng rất thú vị để bạn đọc cùng thưởng thức.
Vẫn là
bốn cụ Phan, Đặng, Hoàng, Ngô; nhân đàm đạo về thơ Hồ Xuân Hương, bài
vịnh cái quạt: "... Xòe ra ba góc da còn méo, Khép lại hai bên thịt vẫn
thừa, Mát mặt anh hùng khi tắt gió, Che đầu quân tử lúc sa mưa...”; các
cụ nẩy sinh ý định làm một bài thơ tứ tuyệt vịnh cái đó (tất nhiên không
phải là cái quạt).
Quy ước
là chỉ được dùng các điển tích cũ hoặc các câu trích trong sách của
thánh hiền và phải bắt thăm để xác định thứ tự 1, 2, 3, 4. Cụ Huân được
cử làm ác-bít(arbitre) tức là làm trọng tài, ai làm hay được khen ai
phạm quy sẽ bi phạt. Cụ Phan Chu Trinh bắt được câu thứ 1.
Câu mở đầu thật là khó nhưng cũng thật là tài: Nhàn cư vô sự mạc tần khai
Câu này
cụ Phan mượn câu thơ Đường trong bài “Tiên Tử tống Lưu Nguyễn xuất động”
của Tào Đường. Khi tiễn Lưu Nguyễn ra khỏi động, các nàng tiên đưa cho
chàng một bức thư và dặn “Lá thư ngọc nếu không cần thì đừng mở ra”. Cụ
Phan chỉ đổi hai chữ ngọc thư thành nhàn cư là thong thả nên chữ Mạc ở
câu thơ Đường là đừng ( chớ có làm ) còn chữ mạc ở câu thơ này là cái
màn và cả câu nghĩa là: Khi rỗi rãi thì cái màn cửa kia hé mở ra!
Câu thứ hai của cụ Ngô Đức Kế: Bắc quốc trượng phu xuất thử giai.
Câu này
dựa theo đôi câu đối của Đoàn Thị Điểm và sứ Tàu (chuyện giai thoại):
“An nam nhất thốn thổ bất tri kỷ nhân canh. Bắc quốc đại trượng phu giai
do thử đồ xuất”. Các bậc trượng phu của Trung Quốc đều từ cửa đó mà ra.
Hai câu 3 và 4 của cụ Đặng và cụ Hoàng (tức cụ Huỳnh) : Phú như hiếu thử bần như lạc/Lão giả an chi thiếu giả hoài.
Hai câu
này lấy trong sách Luận ngữ; lời của Khổng Tử dạy học trò: phải có chí
làm giàu, lấy sự giàu có làm điều thích song cũng phải biết cách vui khi
gặp cảnh nghèo; già rồi đành an phận, đang còn trẻ thì phải có hoài
bảo. Vận dụng câu đó vào bài thơ của các cụ thì phải hiểu là: kẻ giàu
thích cái đó, người nghèo lấy cái đó làm vui, già rồi thì không mơ tưởng
đến nữa nhưng trẻ thì ai cũng nhớ tới nó!
Thật là
tài tình, có ai ngờ các nhà nho nổi tiếng nghiêm khắc với cô Kiều cũng
có lúc tinh nghịch đến như thế. Tinh nghịch nhưng thông minh, uyên bác
và tài hoa thì không ai sánh nổi....
.
Có một
nhà ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh mất một số tiền. Cả nhà họp lại đem
Kiều ra bói và được hai câu đoạn Từ Hải nói với Kiều:
Huống chi việc cũng việc nhà
Lọ là thâm tạ mới là tri ân
Ông Bố bỗng phát hiện ra cậu con trai út mặt tái mét liền gạn hỏi anh ta thú nhận là đã lấy trộm của gia đình.
Một nhà
khác ở xã Thái Yên, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh mất một con bò cũng bói
Kiểu và được hai câu nói về chuyện Kim Trọng tìm đến nhà Kiểu:
Lòng riêng nhớ ít tưởng nhiều
Xăm xăm đè nẻo Lam Kiều lần sang
Ở huyện
Can Lộc giáp với Đức Thọ có một xã tên là Lam Kiều, mừng qúa ông chủ nhà
đó mượn thêm người cùng đi và tìm thấy bò ở Can Lộc.
Một nhà ở
ven sông, người vợ đi giặt vào buổi sáng mãi không thấy về, người chồng
chạy ra bờ sông xem không thấy người cũng không thấy quần áo đoán là vợ
đang chơi ở một nhà nào đó. Tối đến vẫn không thấy vợ về anh ta thuê
người đi tìm. Hai ba hôm sau không tìm được liền đem Kiều ra bói thì
được hai câu nói về Từ Hải sau khi thất trận:
Trong vòng tên đạn tơi bời
Thấy Từ còn đứng giữa giời trơ trơ
Nhiều
người cùng dự cuộc bói và cùng thắc mắc: cứ theo quẻ này thì cô ấy chết
rồi nhưng chết đuối làm sao có thể chết đứng được như Từ Hải? Vậy là bàn
nhau phải tìm chỗ có nước xoáy nhất là những nơi có cây mọc sát bờ sông
và bờ phải dốc và lở. Quả nhiên tìm đựợc, hóa ra người xấu số khi ngã
xuống nước đã ôm chặt chậu quần áo, trôi đến đó thì rễ cây quấn tóc giữ
người lại và nước đẩy người cùng chậu quần áo ép vào bờ sông như người
chết đứng!
Người đàn ông kia nếu không có cô Kiều giúp sức có khả năng khi tìm được vợ chỉ còn vài mảnh xương mà thôi.
Vậy có thơ rằng:
Trăm năm trong cõi người ta/Mua vui cũng được một và khắc canh!
Truyện
Kiều ngay từ khi ra đời đã trở thành một tác phẩm văn học nổi tiếng và tác phẩm
này đã đưa Nguyễn Du thành đại thi hào, danh nhân văn hóa thế giới. Kể từ khi
truyện Kiều ra đời, xung quanh cuốn sách này đã nảy sinh ra nhiều nét văn hóa
như vịnh Kiều, lẩy Kiều, tập Kiều bình Kiều nhưng có lẽ chính Nguyễn Du cũng
không thể ngờ được rằng tác phẩm của mình lại có thể trở thành một cuốn sách để…
bói.
Bản Kiều cổ nhất - 1852
Trước
đây, bói Kiều được cả giới bình dân lẫn những trí thức sử dụng và phổ biến tới
mức trở thành một nét văn hóa tâm linh của người Việt. Trong cuốn Việt Nam
phong tục, học giả Phan Kế Bính (1875 – 1921), chương thứ XXI về Bốc phệ đã viết
về tục bói Kiều như sau: “Bói Kiều là mình có việc gì muốn được biết hay dở đường
nào thì khấn với Thúy Kiều, Kim Trọng xin cho mấy câu dòng nào, gặp chỗ nào thì
lấy mấy câu thứ mấy ở trang ấy mà đoán. Cách này là một cách bói chơi, nhưng
cũng nhiều khi nhiều người cho là nghiệm”.
Sở
dĩ truyện Kiều trở thành một sách bói không chắc ở sự linh nghiệm của mỗi lần
gieo quẻ mà trong đó chứa đựng số phận của con người. Những đoạn đời nghềnh,
thác mà nàng Thúy Kiều được Nguyễn Du mô tả trong 3254 câu thơ lục bát ấy, nếu
soi vào cuộc đời của mỗi người, thử hỏi có ai không ít nhiều gặp phải?
Từ
truyện về cuộc đời một con người, qua ngòi bút của Nguyễn Du nó đã mang tính phổ
quát cho cuộc đời của mỗi người. Qua những nét sinh hoạt văn hóa như bói Kiều,
lẩy Kiều, vịnh Kiều, tập Kiều… ấy mà những câu thơ trong truyện Kiều được chuyển
tải tới các tầng lớp nhân dân khiến cả nước Việt “già trẻ, gái trai ai cũng thuộc
một câu Kiều”.
Ngày
nay, ở thôn quê dường như người ta không còn giữ cái tục bói Kiều nữa mặc dù
phong trào xem bói, xem tuổi, chọn ngày có vẻ thịnh hành trở lại. Có lẽ bói Kiều
bị mai một vì những người “giữ hồn” cho truyện Kiều ở các làng quê không còn nữa.
Không còn những người yêu Kiều, thuộc Kiều hiểu Kiều thì lấy đâu ra người bói
Kiều và đoán Kiều!
SƠN TRUNG
1-VIII-2020
No comments:
Post a Comment