Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday 31 July 2020

TAM TỰ KINH

c có thể phát sinh, do đó cần phải luôn được giáo dục, giữ gìn và rèn luyện cho đời sống lành mạnh thì tính lành mới giữ được và phát triển, để tính dữ không có điều kiện nảy sinh.

Nhân chi sơ, tính bổn thiện: 人之初,性本善

Đây là một tư tưởng của của Khổng Tử, và được các học trò của ông như Mạnh Tử ghi chép truyền đạt lại về sau, và tư tưởng đạo lý này được tồn tại, giáo dục trong Nho giáo, trái ngược với câu nói Nhân chi sơ tính bổn ác của Tuân Tử.
人之初,性本善
rén zhī chū, xìng běn shàn
Nhân chi sơ; Tính bản thiện.

性相近,习相远
xìng xiāng jìn, xí xiāng yuǎn
Tính tương cận; Tập tương viễn.

苟不教,性乃遷;
gǒu bù jiāo, xìng nǎi qiān
Cẩu bất giáo; Tính nãi thiên.

教之道,貴以專
jiào zhī dào, guì yǐ zhuān
Giáo chi đạo; Quí dĩ chuyên

Người ta lúc đầu vốn có cái tính tốt lành
Tính ấy gần giống nhau nhưng do thói tục mà khác nhau
Nếu không dạy thì cái tính ấy thay đổi.
Cách giáo dục là lấy chuyên làm trọng.

NHAN CHI SO
GIẢI NGHĨA:  Nhân chi sơ Tính bản thiện
Người ta lúc ban đầu, thì cái tánh vốn lành.
Với cái Tánh lành ấy, họ gần như nhau; nhưng bởi nhiễm thói tục, họ thành ra xa nhau

Thường thường người ta hiểu rằng: Người ta lúc ban đầu, tức là khi mới sanh ra và còn bé, thì cái Tánh vốn lành. Nếu cố chấp như vậy, tưởng chưa đúng hẳn. Là vì, có nhiều đứa bé, vừa năm bảy tháng hoặc một hai tuổi, đã cho thấy cái ý chẳng lành của chúng nó rồi: hoặc cắn vú mẹ, hoặc đập phá đồ, xé rách quần áo, ăn đồ nhơ uế, và hay giận dữ.
Vậy thì con người ta lúc còn bé, chưa hẳn có tánh trọn lành. Ai có hấp thọ Nhiệp quả nhà Phật, ắt công nhận lẽ ấy. Tuy vậy, cái bổn Tánh thiên nhiên của người ta vốn lành. Vậy nên hiểu: Cái Tánh thiên nhiên của người ta, cái Tánh vốn Trời phú cho từ lúc đầu, thì vốn lành.
Cái bẩm tánh lành ban sơ làm cho họ gần giống nhau; tới chừng lớn lên, mỗi người tập theo mỗi thói quen, rồi thành ra có người lành, kẻ dữ mà xa khác nhau. Tỷ dụ: 1. vị giáo sư, nhà tu sĩ; 2. kẻ bán thịt, người thợ săn.
Từ vựng Tam Tự kinh bài 1:
Nhân (人) : Người
Sơ (初): Ban đầu, khởi đầu
Chi (之):tương đương từ 的, nghĩa sở hữu. Cổ văn dùng từ này, còn bạch thoại dùng từ 的
Tính (性):tính cách
Bản (本):bản, vốn dĩ
Thiện (善):tốt, lành
Tương (相):nhau, so với
Cận (近):gần
Tập (習):học, tiếp xúc với môi trường
Viễn ( 遠):xa, khác
Cẩu (苟):nếu
Giáo (教):dạy, hướng dẫn
Nãi (乃):có thể
Thiên (遷):thay đổi
Đạo (道):con đường, phương pháp, hướng đi. Gồm bộ 辶Sước (đi tới) và 首 Thủ (cái đầu); chữ hội ý: dùng cái đầu có suy nghĩ, dẫn dắt đi tới nơi đã định.
Quí (貴):quan trọng nhất. gồm chữ Trung (中) tiếp đến chữ Nhất ( 一) cuối cùng chữ Bối (贝).
– Trong lòng luôn coi sự trung thành như là một bảo bối đó là điều đáng quý nhất.
Chuyên (專):tập trung, chuyên cần

Xem video Tam Tự kinh:
**Xem tiếp Tam Tự kinh bài 2Cẩu bất giáo – Tích Mạnh mẫu
Tam tự kinh là gì ? Trọn bộ nội dung Hán Việt chi tiết
Chúc các bạn học tốt tiếng Trung. Cám ơn các bạn đã ghé thăm website của chúng tôi

Tam tự Kinh bài 2: Cẩu bất giáo – Tích Mạnh mẫu

Cẩu bất giáo

Bài viết đề cập đến nội dung sau: ⇓



***Xem lại bài 1: Nhân chi sơ, Tính bản thiện
苟不教,性乃迁
gǒu bù jiāo, xìng nǎi qiān
Cẩu bất giáo; Tính nãi thiên.

教之道,贵以专
jiào zhī dào, guì yǐ zhuān
Giáo chi đạo; Quí dĩ chuyên

cau bat giao
GIẢI NGHĨA
Nếu họ chẳng được giáo hóa, tánh họ bèn dời đổi
Về cái đạo dạy con thì quý ở sự chuyên cần.
Bởi vậy cho nên nếu chẳng có sự giáo hóa của cha, của thầy thì cái tánh lành ban đầu sẽ dời qua tánh dữ, biến chuyển theo cảnh xấu chung quanh.

Tích Mạnh mẫu

昔孟母,择邻处
xī mèng mǔ, zé lín chǔ
Tích Mạnh mẫu; Trạch lân xứ,

子不学,断机杼
zǐ bù xué, duàn jī zhù
Tử bất học; Đoạn cơ trữ.

窦燕山,有义方
dòu yān shān, yǒu yì fāng
Đậu Yên sơn; Hữu nghĩa phương,
教五子,名俱扬
jiào wǔ zǐ, míng jù yáng
Giáo ngũ tử; Danh cụ dương.
TICH MANH MAU
GIẢI NGHĨA
Như thuở xưa, bà mẹ thầy Mạnh lựa láng giềng để ở con chẳng chịu học, bà chặt gãy cả khung cửi và thoi dệt.
Lại như ông Yên sơn họ Đậu là người có nghĩa lý phép tắc, dạy năm con đều nổi tiếng tăm.
Thầy Mạnh tử tên là Kha, tự Tử Dư, nguyên là dòng giống họ Mạnh Tôn, nhà Đại phu nước Lỗ, về sau dời qua ở nước Châu (ấp Trâu).
Cha là Khích công Nghi, mẹ là Cừu thị, người đời Đông Châu Chiến quốc (403-221 trước Dương lịch).
Ông thác sớm, bà thủ tiết, dạy thầy Mạnh rất chuyên cần: lựa chọn hàng xóm hạp với sự học, ba lần dời, tới bên trường học mới ở.
Thầy Mạnh thuở nhỏ theo học với đệ tử ông Tử Tư, một ngày kia chán mỏi trở về; nhằm lúc bà đương dệt cửi, thấy con biếng học thì giận mà chặt đứt cả khung cửi và thoi dệt. Thầy Mạnh sợ hãi, quì mà hỏi cớ, bà trách mắng rằng: “Nghề dệt cửi phải chắp nối từng sợi tơ mới thành tấm hàng là đồ dùng được. Việc học của mầy cũng vậy, phải tiếp nối ngày tháng mới có thể thành tài.
Nay mầy làm biếng mà bỏ bẵng đi, có khác gì cái khung cửi của ta chặt đứt ngang hay chăng?” Từ đó thầy Mạnh phải chăm chỉ học hành, trở nên trang đại hiền, làm ra sách Mạnh tử.
Ông họ Đậu, tên Vũ Quân, người U Châu, nhân đất ấy thuộc nước Yên đời Châu, cho nên đặt tên hiệu là Yên sơn. Người đời Hậu Tấn (Ngũ đại 936-946), sanh năm con là: Nghi, Nghiêm, Khản, Xứng, Hy, do ông đem nghĩa phương dạy rất chuyên cần, nên đều đặng thành danh, làm nên quan sang đời ấy.
Xem video:
Xem bài 3: Dưỡng bất giáo – Ngọc bất trác
Chúc các bạn học tốt tiếng Trung. Cám ơn các bạn đã ghé thăm website của chúng tôi

Tam Tự kinh Bài 3: Dưỡng bất giáo – Ngọc bất trác

Dưỡng bất giáo 养不教

Xem lại bài 2: Cẩu bất giáo – Tích Mạnh mẫu
养不教,父之过
yǎng bú jiào, fù zhī guò
Dưỡng bất giáo; Phụ chi quá ;
教不严,师之惰
jiào bù yǎn, shī zhī duò
Giáo bất nghiêm; Sư chi đọa.
子不学,非所宜
zǐ bù xué, fēi suǒ yí
Tử bất học; Phi sở nghi.
幼不学,老何为
yòu bù xué, lǎo hé wéi
Ấu bất học; Lão hà vi ?

Giải nghĩa

Nuôi con mà chẳng dạy dỗ, ấy là lỗi của người cha;
Dạy học mà chẳng nghiêm chỉnh, ấy là quấy của ông thầy.
Kẻ làm con mà chẳng học, chẳng phải lẽ nên vậy.
Lúc trẻ chẳng học, lúc già sẽ làm gì?

Xem video Dưỡng bất giáo 养不教

Ngọc bất trác 玉不琢


玉不琢,不成器
yù bù zhuó , bù chéng qì
Ngọc bất trác; Bất thành khí,

人不学,不知义
rén bù xué , bù zhī yì
Nhân bất học; Bất tri nghĩa.

为人子,方少时
wéi rén zǐ, fāng shǎo shí
Vi nhân tử; Phương thiếu thời,

亲师友,习礼仪
qīn shī yǒu, xí lǐ yí
Thân sư hữu; Tập lễ nghi

Giải nghĩa

Tỷ như hòn ngọc chẳng đẽo, chẳng nên món đồ;
Người ta chẳng học, cũng chẳng biết nghĩa lý.
Cho nên phận làm con, đương lúc còn trẻ, phải thân cận với thầy, bạn để học tập lễ, nghi Lễ tiết thờ người trên, tiếp kẻ dưới, và đối đãi với đời cho hạp lẽ.
Dung điệu nghi văn của lễ tiết, làm cho nghiêm trang và dịu dàng.

Video Ngọc bất trác 玉不琢

Tam tự kinh bài 4: Hương Cửu Linh – Thủ Hiếu Đễ

香九龄 HƯƠNG CỬU LINH

Xem lại bài 3: Dưỡng bất giáo – Ngọc bất trác
香九龄, HƯƠNG CỬU LINH,
能温席。 NĂNG ÔN TỊCH.
孝于亲, HIẾU Ư THÂN,
所当识。 SỞ ÐƯƠNG THỨC.
融四岁, DONG TỨ TUẾ,
能让梨。 NĂNG NHƯỢNG LÊ.
弟于长, ÐỄ Ư TRƯỞNG,
宜先知。 NGHI TIÊN TRI.


Giải nghĩa

Kìa như người Hương  mới chín tuổi đã biết ủ ấm chiếu mền cho cha; ấy là gương hiếu đối với đấng thân mà trò cần phải biết.
Lại như người Dong mới bốn tuổi mà biết nhường trái lê ; ấy là gương thảo đối với huynh trưởng mà trò cũng cần phải học trước.
Người họ Hoàng, tên Hương, vự Văn Cường, huyện An Lục thuộc quận Giang Hạ trong đời Đông Hán (25-219), sớm mồ côi mẹ, mới được chín tuổi, thờ cha rất hiếu: mùa hạ nóng nực, thì quạt gối, chiếu cho cha nằm được mát; mùa đông lạnh lẽo, thì lấy mình ủ mền, nệm cho cha nằm được ấm. Vì vậy tiếng hiếu đồn xa, có câu khen: “Thiên hạ vô song, Giang hạ Hoàng đồng 天下無雙江厦黃童 (Trong thiên hạ không có ai sánh đôi với đứa con nít nhà họ Hoàng ở quận Giang hạ).
Ấy là một trang hiếu tử trong sách “Nhị thập tử hiếu” vậy. Lớn lên học rộng văn hay, làm quan tới Thượng thơ lệnh. [3] Người họ Khổng, tên Dong, tự Văn Cử, dòng giống 22 đời của đức Khổng Tử, mới được, bốn tuổi đã biết lễ tốn nhượng: một ngày kia có người láng giềng đem cho một giỏ trái lê, các anh đều lựa lấy trái lớn, duy có Dong thủng thẳng lượm lấy một trái nhỏ.
Người ta hỏi rằng: “Sao mầy không lấy trái lớn?” Dong đáp rằng: “Các anh tôi lớn tuổi thì ăn trái lớn; còn tôi là em và nhỏ tuổi, sao dám giành anh, đặng mang tội hỗn và tham”. Lớn lên làm quan đời vua Hiến đế (190219) nhà Đông Hán, chức thái thú quận Bắc Hải, lần thăng tới Thái Trung Đại phu, sau vì nghịch với Tào Tháo, nên bị nó giết.

Xem vide

首孝悌 THỦ HIẾU ÐỄ

首孝悌, THỦ HIẾU ÐỄ,
次见闻。 THỨ KIẾN VĂN.
知某数, TRI MỖ SỐ,
识某名。 THỨC MỖ DANH.
一而十, NHẤT NHI THẬP,
十而百。 THẬP NHI BÁ.
百而千, BÁ NHI THIÊN,
千而万。 THIÊN NHI VẠN.


Giải nghĩa

Về việc học thì đầu hết là hiếu với cha, thảo với anh; kế đó là thấy và nghe. Nên học cho biết số, biết tên: Từ số một đến số mười, từ số mười đến số trăm, Từ số trăm đến số ngàn, từ số ngàn đến số muôn
Bốn câu trên đây là nghĩa “Biết số”; còn từ câu “Tam tài giả” dưới bài 5 là nghĩa “Biết tên”, tức là hiểu biết các sự vật, đạo lý… dưới đây.

Video tại đây:

**Xem tiếp Tam Tự kinh bài 5TAM TÀI GIẢ – VIẾT XUÂN HẠ
Chúc các bạn học tốt tiếng Trung. Cám ơn các bạn đã ghé thăm website của chúng tôi

Nguồn: www.chinese.com.vn
Bản

o tại đây:



No comments:

Post a Comment