TRUYỆN KIỀU TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM
NGUYỄN THIÊN THỤ
I. NGUỒN GỐC TRUYỆN KIỀU
Trước đây Đào Duy Anh đã nghiên cứu về nguồn gốc truyện Kiều.
Đoạn trường tân thanh (chữ Hán: 斷腸新聲), thường được biết đến đơn giản là Truyện Kiều (chữ Nôm: 傳翹), là một truyện thơ của thi sĩ Nguyễn Du (1765–1820). Đây được xem là truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong văn học Việt Nam, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát, gồm 3254 câu.
Câu chuyện dựa theo tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, một thi sĩ thời nhà Minh, Trung Quốc.[1]
Tác phẩm kể lại cuộc đời, những thử thách và đau khổ của Thúy Kiều, một phụ nữ trẻ xinh đẹp và tài năng, phải hy sinh thân mình để cứu gia đình. Để cứu cha và em trai khỏi tù, cô bán mình kết hôn với một người đàn ông trung niên, không biết rằng anh ta là một kẻ buôn người, và bị ép làm kĩ nữ trong lầu xanh.
Hoàn cảnh ra đời
Có thuyết nói Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc (1814–1820). Lại có thuyết nói ông viết trước khi đi sứ, có thể vào khoảng cuối Lê đầu Tây Sơn.[2] Thuyết sau được nhiều người chấp nhận hơn.[3] Theo Sơn Trung, ở thế kỷ trước, Việt Nam và Trung quốc cùng dùng chữ Hán, nhưng Việt Nam dùng chữ Hán như là một tử ngữ. Ngày xưa, người Trung Quốc thường sang Việt Nam bán sách. Câu chuyện Nguyễn Hàm Ninh ngày nào cũng xuống thuyền sách Trung Quốc. Ngày đọc , đêm về chép lại. Đọc hết sách, ông bảo sách này chúng tôi đã có. Người Trung Quốc tức giận, gạt ông xuống thuyền rồi chở về Trung Quốc. Đến Trung Quốc, ông thấy trên bàn thờ có đôi câu đối do ông viết. Ông than thở Tôi đã khóc thân nhân các ông, sau này ai khóc tôi? Lái buôn Trung Quốc nghe ông nói thảm thiết, cắt tóc ông rồi thả về Việt Nam. Triều đình phạt ông tòng quân hiệu lực!Như vậy, không cần phải sang Trung Quốc, tại Việt Nam cũng có nhiều sách Trung Quốc do lái buôn Trung Quốc đem sang.
Ngay sau khi ra đời, Truyện Kiều được nhiều nơi khắc in và lưu hành rộng rãi. Hai bản in xưa nhất hiện còn là bản của Liễu Văn Đường (1871) và bản của Duy Minh Thị (1872), đều ở thời vua Tự Đức.[3]
Truyện dựa theo bộ truyện văn xuôi Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, lấy bối cảnh Trung Quốc thời vua Gia Tĩnh Đế đời nhà Minh (từ năm 1521 tới năm 1567). Có một số nhân vật như tổng đốc Hồ Tôn Hiến, kỹ nữ Vương Thúy Kiều, nhân vật Từ Hải là có thật trong lịch sử.
Bản in khắc đầu tiên năm 1920 có tựa chính thức là Đoạn trường tân thanh (chữ Hán: 斷腸新聲), có nghĩa là"tiếng kêu mới về nỗi đau lòng đứt ruột".
Lược truyện
Tác giả nêu luận đề
Nguyễn Du đem thuyết"tài mệnh tương đố"(tài và mệnh ghét nhau) làm luận đề cuốn truyện.
- Chữ Nôm:
- 𤾓𢆥𥪝𡎝𠊛嗟
- 𡦂才𡦂命靠羅恄饒
- 𣦆戈沒局𣷭橷
- 仍調𥉩𧡊罵𤴬疸𢚸
- 邏之彼嗇私豐,
- 𡗶青慣退𦟐紅打慳
- Chữ Quốc ngữ:
- Trăm năm trong cõi người ta,
- Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
- Trải qua một cuộc bể dâu,
- Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
- Lạ gì bỉ sắc tư phong,
- Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Triết thuyết của Đoạn Trường Tân Thanh là "tài mệnh tương đố". Thuyết này cũng có thể đúng vì như Tản Đà nói: " Người có tài thì không có tiền,
Người có tiền thì không có tài". Đó là " tài mệnh tương đố ", là "bỉ sắc tư phong" vậy.
Ngày xưa chưa có radio, TV, người ta tự giải trí bằng cách học lòng rồi ngâm thơ Tống Chân Cúc Hoa, Phạm Công Cúc Hoa..
Đa số thuộc lòng Kiều. Người ta làm thơ vịnh Kiều, Kiều lẩy. Người ta còn bói Kiều.
Chu Mạnh Trinh có 22 bài vịnh Kiều:
Tổng vịnh Truyện Kiều của Thập thanh thị
Có
người hỏi ta rằng: Thuý Kiều có người thực không? Ta đáp lại rằng: Không
biết. Người ta lại hỏi rằng: Thế thì làm sao mà lại có truyện Thuý
Kiều? Ta đáp lại rằng: Từ lúc mờ mịt chưa có gì, đến lúc có thái cực, có
lưỡng nghi, có tứ tượng, rồi tự nhiên biến hoá không ai dò được manh
mối tự đâu. Trong khoảng ấy có rét, có nắng, có âm, có dương, lúc sinh
ra, lúc mòn đi, lúc đầy lên, lúc vơi xuống, không thể nào cứ giữ mãi
được mực thường. Đã không giữ được mực thường, thì tất có cuộc biến. Vì
thế hoặc năm sáu trăm năm, hoặc ba bốn trăm năm, hoặc năm sáu mươi năm,
cũng phải có một lần biến. Cái biến ấy đã khác với cái thường, thì phàm
ai gặp phải thời ấy, bước vào cái cảnh ấy, ngổn ngang những biến cố ở
trước mắt, chồng chất những khối lỗi ở trong lòng, mới phải mượm đến bút
mực để chép ra, như những truyện anh hùng, truyện phong tình, truyện
trung thần, liệt nữ, truyện đạo sĩ, ni cô, chẳng qua là mượn ngòi bút,
tờ giấy để chép những cái cảnh ngộ lịch duyệt của bản thân mà thôi.
Truyện Thuý Kiều có lẽ cũng là một thứ sách như thế cả.
Kiều ngẫu nhiên mà sinh ra, mà có sắc đẹp, mà lại đa tình, cho đến khi đi Thanh minh, khi gặp Kim Trọng, khi bán mình chuộc cha, đều là ngẫu nhiên cả; cả đến lúc bị hãm ở thanh lâu, lúc đối chất ở phủ đường, lúc đã đâm đầu xuống Tiền đường, lúc lại đoàn viên với Kim Trọng, cũng đều là ngẫu nhiên cả. Đem bút mực tả lên trên tờ giấy nào những câu vừa lâm ly, vừa uỷ mỹ, vừa đốn toả, vừa giải thư, vẽ hệt ra một người tài mệnh trong mười mấy năm trời, cũng là vì cái cảnh lịch duyệt của người ấy có lâm ly, uỷ mỹ, đốn toả, giải thư, thì mới có cái văn tả hệt ra như thế vậy. Thế thì Thuý Kiều không cần phải có người thực mới có truyện, song cũng phải có người như thế mới có truyện vậy.
Khổng tử nói rằng: “Tiểu tử sao không học kinh Thi, kinh Thi có thể xem xét được biến cố, có thể hưng khởi được lòng người, có thể biết lẽ ở đời, có thể hả hê được những nông nỗi uất ức ở trong lòng”. Mạnh tử có nói rằng: “Ai khéo đọc kinh Thi không nên nệ câu văn mà làm hại lời, không nệ lời mà làm hại ý, cứ lấy ý đón lấy cái chí của cổ nhân mà hiểu được, thế là được”. Ai đọc truyện Kiều mà hiểu được những lời nói ấy, thì cái người mà ta gọi là Thuý Kiều có thể sớm tối lúc nào cũng gặp được vậy.
Thanh Tâm tài nhân tập tự 青心才人詩集序 • Tựa Truyện Kiều
Thơ » Việt Nam » Nguyễn » Chu Mạnh Trinh » Vịnh Kiều
- Mã Giám Sinh thí lệnh Kiều đề hoàn phiến vịnh xuân cưu thi (Thanh Tâm tài nhân)
- Sở Khanh bài 2 (Phạm Văn Nghị (II))
- Tự quân chi xuất hỹ kỳ 03 (Thanh Tâm tài nhân)
- Kiều đi thanh minh (Khuyết danh Việt Nam)
- Kiều tiễn biệt Thúc Sinh đề kim tịch thị hà tịch thập thủ kỳ 05 (Thanh Tâm tài nhân)
青心才人詩集序
今使緣締贈扇,遼陽不歸叔父之喪;變起賣絲,雷州即辦冤民之案;則瑟琴好合,骨肉團圓;碧玉長留,紫釵不斷;煙花商客,何來買笑之金;聲教外臣,終阻歸降之甲。何以表閨人之孝行,見俠女之機權;乃知:事非曲則不奇,遇愈屯而乃顯。
真達者,須知蒼昊之憐才;我亦云然,莫怨紅顏之無分。獨是:未通媒妁,先訂私盟,一墜繁花,便成結習。或者謂水蕩雲流之態;淪而為枝迎葉送之風。不知:紅杏出墻,未付香心於粉蝶;霜鋒飲恨,恐延禍事於池魚。勵鏡裏之冰霜,度愁邊之歲月。無瑕之壁,價可重於連城;已逝之波,夢猶回於舊浦。試平情而著論,宜略跡而原心。
又況:十首新詩,冠入斷腸之集;四絃宮怨,譜成薄命之音。覺棲涼其惱人,復娉婷而顧影。花應輸艷,柳欲憎嬌。參北部之風騷,笑啼亦韻;擅南朝之粉黛,濃淡相宜。固宜諸老鍾情,遍名姓於裙邊袖角;遂使千秋記事,採風流於剩粉殘脂。
嗟乎!小謫風塵,幾遭魔孽。情天浩渺,恨海滄茫。隨風之絮何依;墜悃之花無賴。干卿甚事,替古偏愁。然而,聽月夜之琵琶,青杉易濕;唱隔江之玉樹,白鬢添花。由來名士佳人,夙世有花嚴之劫;休怪青山黃土,千古同淪落之悲。僕本多情,感深同調。未悟空花於色界,偏憐幻夢於春場。金屋阿嬌,漫著半空之想;美人芳草,憑招隔代之魂。偶興筆以抽思,遂逐回而想詠。言之長也,藉當客窗聽雨之談;靈之來兮,或在洛浦淩波之夜。
Thanh Tâm tài nhân tập tự
Kim sử duyên đề tặng phiến, Liêu Dương bất quy thúc phụ chi tang, biến khởi mãi ty, Lôi châu tức biện oan dân chi án; tắc sắc cầm hảo hợp, cốt nhục đoàn viên, bích ngọc trường lưu, tử thoa bất đoạn; yên hoa thương khách, hà lai mại tiếu chi kim, thanh giáo ngoại thần, chung trở quy hàng chi giáp. Hà dĩ biểu khuê nhân chi hiếu hạnh, kiến hiệp nữ chi cơ quyền? Nãi tri sự phi khúc tắc bất kỳ, ngộ dũ truân nhi nãi hiển.
Khanh chân đạt giả, tu tri thương hiệu chi liên tài; ngã diệc vân nhiên, mạc oán hồng nhan chi vô phận. Độc thị vị thông môi chuớc, tiên đính tư minh, nhất truỵ phiến hoa, tiện thành kết tập. Hoặc giả vị thuỷ đãng vân lưu chi thái, luận nhi vi chi nghênh diệp tống chi phong. Bất tri hồng hạnh xuất tường, vị phó hương tâm phấn điệp. Sương phong liễm hận, khủng điên hoạ sự ư trì ngư. Lệ kính lý chi băng sương, độ sầu biên chi tuế nguyệt. Vô hà chi bích, giá khả trọng ư liên thành; dĩ thệ chi ba, mộng do hồi ư cựu phố. Thí bình tình nhi trước luận, nghi lược tích nhi nguyên tâm.
Hựu huống: thập thủ tân thi, quán nhập đoạn trường chi tập; tứ huyền cung oán, phổ thành bạc mệnh chi âm. Giác thê lương kỳ não nhân, phục đính đình nhi cố ảnh. Hoa ưng thâu diễm, liễu dục tăng kiều. Tham bắc bộ chi phong tao tiếu đề diệc vận; thiện nam triều chi phấn đại nùng đạm tương nghi. Cố nghi chư lão chung tình, biến danh tính ư quần biên tụ dốc; toại sử thiên thu ký sự, thái phong lưu ư thặng phấn tàn chi.
Ta hồ! Tiểu trích phong trần, kỷ tao ma nghiệt! Tình thiên hạo diểu, hận hải thương mang! Tuỳ phong chi nhứ hà y! Truỵ khổn chi hoa vô lại! Can khanh thậm sự, thế cổ thiên sầu! Nhiên nhi thính nguyệt dạ chi tỳ bà, thanh sam dị thấp; xướng cách giang chi ngọc thụ, bạch mấn thiêm hoa. Do lai danh sĩ giai nhân, túc thế hữu hoa nghiêm chi kiếp. Hựu quái thanh sơn hoàng thổ, thiên cổ đồng luân lạc chi bi. Bộc bản đa tình, cảm thông đồng điệu. Vị ngộ không ư sắc giới, thiên liên do mộng ư xuân tràng. Kim ốc A Kiều, mạn trước bán không chi tưởng; mỹ nhân phương thảo, bằng chiêu cách đại chi hồn. Ngẫu hững bút dĩ trừu tư, toại trục hồi nhi tưởng vịnh. Ngôn chi trường dã, tạ đương khách song thính vũ chi đàm; linh chi lai hề, hoặc tại Lạc phố lăng ba chi dạ...
Bản dịch của Đoàn Tư Thuật
Giả sử ngay khi trước, Liêu Dương cách trở, duyên chàng Kim đừng lỡ việc ma chay; quan lại công bằng, án viên ngoại tỏ ngay tình oan uổng. Thì đâu đến nỗi son phấn mấy năm lưu lạc, đem thân cho thiên hạ mua cười; mà chắc biên thuỳ một cõi nghênh ngang, ai xui được anh hùng cởi giáp. Thì sao còn tỏ được người thục nữ mà đủ đường hiếu nghĩa, tay đàn bà mà lại có cơ quyền. Thế mới biết: người khôn thì hay gặp gian truân, chuyện đời khéo lắm trò quanh quẩn.
Con tạo hoá vốn thương yêu tài sắc, nàng đà biết thế hay chưa. Khách má hồng đừng giận nỗi trăng già, ta cũng khuyên lời phải chẳng. Chỉ vì một tội mối manh chưa có, thề thốt đã nhiều, trăng gió mắc vào, phồn hoa dính mãi.
Cũng có người bảo: tại nước chảy mây trôi lỡ bước, nên cành đưa lá đón quen thân. Nào biết đâu bông hạnh nở ngoài tường chưa để con ong qua tới; cho có muốn lưỡi dao liều với mạng, lại e thành cháy vạ lây. Tấm lòng này như tuyết như gương, mối sầu nọ qua ngày qua tháng. Ngọc kia không vết, giá liên thành khôn xiết so bì. Nước đã trôi xuôi, hồn cựu mộng hãy còn vơ vẩn.
Bàn cho thật phải, tình cũng nên thương. Lại xem như bút mực tài hoa, đoạn trường mười khúc; trúc tơ phong nhã, hồ cầm một trương; câu thần vẳng vọng tiêu tao, bóng ngọc tưởng chiều não nuột; hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh, vậy nên khách đa tình say chuyện phong lưu, trăm năm cũ còn ghi tên tuổi hảo; người chép sách tiếc vì tài sắc, nghìn thu sau nhặt lấy phấn hương thừa.
Than ôi, một bước phong trần, mấy phen chìm nổi; trời tình mờ mịt, bể hận mênh mang. Sợi tơ mành theo gió đưa đi, cánh hoa rụng chọn gì đất sạch. Ai dư nước mắt khóc người đời xưa, thế mà giống đa tình luống những sầu chung, hạt lệ Tầm Dương chan chứa; lòng cảm cựu ai xui thương mướn, nghe câu ngọc thụ não nùng.
Cho hay danh sĩ giai nhân, cùng một kiếp hoa nghiêm nặng nợ. Ngán nỗi non xanh đất đỏ, để riêng ai luân lạc đau lòng. Ta cũng nòi tình, thương người đồng điệu. Cái kiếp không hoa lẩm cẩm, con hồn xuân mộng bâng khuâng. Đã toan đúc sẵn nhà vàng chờ người quốc sắc, lại muốn mượn chùm phương thảo hú vía thuyền quyên.
Sẵn bút nghiên chia vịnh từng hồi, đem sự tích tóm làm một tựa. Bây giờ kể còn dài chưa hết, hạt ba tiêu như thánh thót mưa thu. Hỡi ơi, hồn còn có biết hay chăng? Bóng hoàn bội tưởng ra vào Lạc phố.
今使緣締贈扇,遼陽不歸叔父之喪;變起賣絲,雷州即辦冤民之案;則瑟琴好合,骨肉團圓;碧玉長留,紫釵不斷;煙花商客,何來買笑之金;聲教外臣,終阻歸降之甲。何以表閨人之孝行,見俠女之機權;乃知:事非曲則不奇,遇愈屯而乃顯。
卿真達者,須知蒼昊之憐才;我亦云然,莫怨紅顏之無分。獨是:未通媒妁,先訂私盟,一墜繁花,便成結習。或者謂水蕩雲流之態;淪而為枝迎葉送之風。不知:紅杏出墻,未付香心於粉蝶;霜鋒飲恨,恐延禍事於池魚。勵鏡裏之冰霜,度愁邊之歲月。無瑕之壁,價可重於連城;已逝之波,夢猶回於舊浦。試平情而著論,宜略跡而原心。
又況:十首新詩,冠入斷腸之集;四絃宮怨,譜成薄命之音。覺棲涼其惱人,復娉婷而顧影。花應輸艷,柳欲憎嬌。參北部之風騷,笑啼亦韻;擅南朝之粉黛,濃淡相宜。固宜諸老鍾情,遍名姓於裙邊袖角;遂使千秋記事,採風流於剩粉殘脂。
嗟乎!小謫風塵,幾遭魔孽。情天浩渺,恨海滄茫。隨風之絮何依;墜悃之花無賴。干卿甚事,替古偏愁。然而,聽月夜之琵琶,青杉易濕;唱隔江之玉樹,白鬢添花。由來名士佳人,夙世有花嚴之劫;休怪青山黃土,千古同淪落之悲。僕本多情,感深同調。未悟空花於色界,偏憐幻夢於春場。金屋阿嬌,漫著半空之想;美人芳草,憑招隔代之魂。偶興筆以抽思,遂逐回而想詠。言之長也,藉當客窗聽雨之談;靈之來兮,或在洛浦淩波之夜。
Thanh Tâm tài nhân tập tự
Kim
sử duyên đề tặng phiến, Liêu Dương bất quy thúc phụ chi tang, biến khởi
mãi ty, Lôi châu tức biện oan dân chi án; tắc sắc cầm hảo hợp, cốt nhục
đoàn viên, bích ngọc trường lưu, tử thoa bất đoạn; yên hoa thương
khách, hà lai mại tiếu chi kim, thanh giáo ngoại thần, chung trở quy
hàng chi giáp. Hà dĩ biểu khuê nhân chi hiếu hạnh, kiến hiệp nữ chi cơ
quyền? Nãi tri sự phi khúc tắc bất kỳ, ngộ dũ truân nhi nãi hiển.
Khanh
chân đạt giả, tu tri thương hiệu chi liên tài; ngã diệc vân nhiên, mạc
oán hồng nhan chi vô phận. Độc thị vị thông môi chuớc, tiên đính tư
minh, nhất truỵ phiến hoa, tiện thành kết tập. Hoặc giả vị thuỷ đãng vân
lưu chi thái, luận nhi vi chi nghênh diệp tống chi phong. Bất tri hồng
hạnh xuất tường, vị phó hương tâm phấn điệp. Sương phong liễm hận, khủng
điên hoạ sự ư trì ngư. Lệ kính lý chi băng sương, độ sầu biên chi tuế
nguyệt. Vô hà chi bích, giá khả trọng ư liên thành; dĩ thệ chi ba, mộng
do hồi ư cựu phố. Thí bình tình nhi trước luận, nghi lược tích nhi
nguyên tâm.
Hựu huống: thập thủ tân thi, quán nhập đoạn trường
chi tập; tứ huyền cung oán, phổ thành bạc mệnh chi âm. Giác thê lương kỳ
não nhân, phục đính đình nhi cố ảnh. Hoa ưng thâu diễm, liễu dục tăng
kiều. Tham bắc bộ chi phong tao tiếu đề diệc vận; thiện nam triều chi
phấn đại nùng đạm tương nghi. Cố nghi chư lão chung tình, biến danh tính
ư quần biên tụ dốc; toại sử thiên thu ký sự, thái phong lưu ư thặng
phấn tàn chi.
Ta hồ! Tiểu trích phong trần, kỷ tao ma nghiệt!
Tình thiên hạo diểu, hận hải thương mang! Tuỳ phong chi nhứ hà y! Truỵ
khổn chi hoa vô lại! Can khanh thậm sự, thế cổ thiên sầu! Nhiên nhi
thính nguyệt dạ chi tỳ bà, thanh sam dị thấp; xướng cách giang chi ngọc
thụ, bạch mấn thiêm hoa. Do lai danh sĩ giai nhân, túc thế hữu hoa
nghiêm chi kiếp. Hựu quái thanh sơn hoàng thổ, thiên cổ đồng luân lạc
chi bi. Bộc bản đa tình, cảm thông đồng điệu. Vị ngộ không ư sắc giới,
thiên liên do mộng ư xuân tràng. Kim ốc A Kiều, mạn trước bán không chi
tưởng; mỹ nhân phương thảo, bằng chiêu cách đại chi hồn. Ngẫu hững bút
dĩ trừu tư, toại trục hồi nhi tưởng vịnh. Ngôn chi trường dã, tạ đương
khách song thính vũ chi đàm; linh chi lai hề, hoặc tại Lạc phố lăng ba
chi dạ...
II. VỊNH KIỀU
1.Tổng vịnh Kiều
Thơ » Việt Nam » Cận đại » Nguyễn Khuyến » Thơ chữ Nôm
Kiều nhi giấc mộng khéo như cười,
Tỉnh dậy xuân xanh quá nửa rồi,
Số kiếp bởi đâu mà lận đận?
Sắc tài cho lắm cũng lôi thôi!
Cành hoa vườn Thuý duyên còn bén,
Giọt nước sông Tiền nợ chửa xuôi.
Chẳng trách chàng Kim đeo đẳng mãi,
Khăng khăng vớt lấy một phần đuôi.
Bài này nhà thơ vịnh chung hai mươi hồi trong Truyện Kiều.
2. Từ Đạm
Vùng Ninh Bình, tên tổng đốc tham ô là TỪ ÐẠM (8) cũng tổ chức "Học Kiều" và tự đứng ra làm chủ khảo cho cuộc thi "Vịnh Kiều". Họ Từ sớm nhận đưọc một bài ứng thí "xỏ ngọt" rất chua chát:
Khóa
cửa phòng xuân để đợi chờ
Duyên
em mất nết tự bao giờ
Chàng
Kim mê gái công đeo đẳng
Viên
ngoại chìu con chết ngẩn ngơ
Nợ
trước hẹn hò con đĩ ÐẠM
Duyên
sau gặp gỡ bố
cu TỪ
Mười
lăm năm ấy, bao nhiêu sướng
Còn
trách làm chi chú bán tơ !
Nhưng nghe đả kích một ông quan, dù là quan to, cũng chưa bằng nghe đả kích vua! Năm 1945, Việt Nam độc lập. Vua Bảo Đại mới nhận làm Cố Vấn Tối Cao cho chính phủ Việt Minh (chủ tich: HỒ Chí Minh, phó chủ tịch: Nguyễn HẢI Thần) chưa được bao lâu thì nhân dịp đi Trùng Khánh (Trung Quốc) đã bỏ và về Hồng Kông để lập thế lực khác. Khi Pháp dùng "LÁ BÀI BẢO ÐẠI", ông ta lại vác chiếu trở về Việt Nam làm "Quốc Trưởng". Cụ cử Tùng-Lâm Lê Cương Phụng đón rước vua Bảo Đại về nước với một bài "Vịnh Kiều" độc đáo:
Thơ
thới đòi phen phận liễu bồ
Cửa
người đành chịu kiếp hoa nô
Đường
xưa nẻo tía vừa ra khỏi
Lối
cũ lầu xanh lại bước vô
Đã
trót hẹn lời cùng bác HẢI
Sao
không thẹn mặt với ông HỒ
Lộn
chồng trốn chúa con người ấy
Còn
hiếu còn trung ở chỗ mô !
3. Tản Đà
Tiếng trống biên đình bốn phía ran.
Tướng quân chi tiếc cái hoa tàn.
Đôi hàng nước mắt, đôi làn sóng.
Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan.
Tổng đốc ví thương người bạc phận.
Tiền Đường đâu đã mả hồng nhan.
Bơ vơ nấm đất ven sông đó.
Hồn có nghe chăng một tiếng đàn!
III. BÓI KIỀU
Truyện Kiều có vui buồn, vinh nhục, tiêu biểu cho một kiếp người, cho nên dân ta hay bói Kiều.
Người ta cầm quyển Kiều , khấn: Lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy Tiên Thúy Kiều...Con là, xin bói một quẻ . Bấm vào đoạn đã chọn, thường lấy hai câu trên, hai câu dưới, và suy nghĩ...
IV. KIỀU LẨY
Bất cứ một đề tài nào, bỏ và đấy một câu Kiều thì thành Kiều lẩy.
Thí dụ:
Trăm năm trong cõi người ta,
Ai ai cũng muốn đi ra đi vào.
Nhỏ bé như cái nước Lào
Ai ai cũng được đi vào đi ra.
To lớn như thể nước Nga
Nhân dân chẳng được đi ra đi vào!
30IX2020
No comments:
Post a Comment