Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday 30 September 2020

Ở đời có bốn cái ngu: Bàn chuyện cái ngu lớn nhất Vũ Đức Sao Biển Vũ Đức Sao Biển 1 2 3 4 5 Vũ Đức Sao Biển Vũ Đức Sao Biển 20:40 - 13/11/2016 16 Thanh Niên Tuần San Ca dao từng đúc kết “Ở đời có bốn cái ngu/Làm mai, nhận nợ, gác cu, cầm chầu”. /// Shutterstock Shutterstock “Cầm chầu” tức là ngồi trước cái trống chầu, đánh trống để khen chê đào kép trong đêm hát bội - một thú chơi tốn tiền. “Gác cu” tức là dùng đồ nghề - trong đó có con cu mồi, đi nhử cu trong lùm bụi, thú chơi dễ gặp nguy hiểm. “Nhận nợ” tức là đứng tên mình để đi mượn tiền giùm cho người khác… “Làm mai” được xếp lên đầu tiên, được coi là cái ngu lớn nhất, có nghĩa là người nào làm “nghiệp vụ” này được xem là người ngu nhất. Ấy vậy mà từ ngàn xưa, việc làm mai mối trong hôn nhân được coi là một nghề, người làm mai mối được coi là người quan trọng giúp nối kết hai gia đình, hai đối tượng nam nữ lại để tiến đến hôn nhân. Tiếng Hoa gọi người làm mai là băng nhân; tiếng Pháp gọi là entremetteur. Nói theo ngôn ngữ hiện nay, làm mai cũng là một nghề cò - cò hôn nhân. Ở đời có bốn cái ngu: Bàn chuyện cái ngu lớn nhất - ảnh 1 tin liên quan Trai gái độc thân ngày càng tăng, nhà sư làm luôn môi giới hôn nhân Làng xóm ngày xưa có những người có kiến thức, ăn nói có duyên. Họ chọn cái nghề nhẹ nhàng nhất, chỉ tốn một tí nước bọt để thuyết phục nhà này chọn anh kia làm rể, nhà kia chọn cô nọ làm dâu. Làm mối được cho vài cặp cưới nhau, họ được làng xóm tin tưởng. Nhà nào muốn cưới vợ cho con trai, sau khi “chấm” đối tượng nữ là cô gái nào đó bèn tìm đến người mai mối để nhờ đi thăm dò, thuyết phục, kết nối. “Hợp đồng” giữa nhà trai với người mai mối đơn giản chỉ là hợp đồng miệng, chẳng ai nghĩ đến việc viết giấy tờ. Đại để gia đình nhà trai nói với người làm mai rằng mình có thằng con trai tuổi Thìn, khỏe mạnh, làm nông, muốn cưới cô con gái tuổi Ngọ của gia đình kia, xin nhờ ông (bà) mai kết nối giùm. Để tiện việc đi lại, gia đình xin gửi ông (bà) mai tí tiền vài chục đồng trà nước. Có những gia đình nghèo không gửi trước được tí tiền nào cả nhưng “nghiệp vụ” làm mai thì cứ nhận tất cả các vụ mai mối trên đời, kể cả những vụ hóc búa hay khó khăn nhất như trai quá xấu nữ quá đẹp, nữ học giỏi trai học dở, cha của trai ăn chơi bạt mạng trong khi cha của nữ chí thú làm ăn… ADVERTISING Nhận lời với nhà trai xong, người mai mối sẽ chọn ngày tốt sang thăm nhà đàng gái. Sau mấy câu khách sáo, thuyết khách sẽ đi vào vấn đề, khoe ra người con trai nhà ấy khỏe mạnh, học hành đến đâu, tính tình thế nào, tài sản sẽ có thể có những gì, gia đình phước đức ra sao, mong được đến “coi mắt” cô gái… Gia đình bên gái sẽ nói lời cám ơn bên trai nhưng xin có thời gian để hỏi lại ý kiến của mọi người trong nhà, ý kiến của cô gái ra sao rồi mới dám trả lời. Gia đình bên gái có thể cho người mai mối một cuộc hẹn sau đó. Thuyết khách sẽ trở về báo cáo lại nội dung gặp gỡ gia đình bên gái, thêm thắt đủ điều về chuyện cha mẹ cô gái nói năng lịch sự ra sao, nhà cửa quy mô cỡ nào, phỏng đoán việc kết thông gia có thành công rực rỡ hay không. Ở đời có những nhân vật mang tiếng “bùi lan” tức là… bàn lui nhưng kỹ năng làm mai mối thì phải ngược lại, tức là cứ bàn tới. Những người mai mối thấy cái gì cũng đẹp: chàng trai tuy nói cà lăm một chút nhưng tính tình rất thiệt thà; cô gái tuy thấp người một chút nhưng rất đảm đang... Vài ba tuần hay một tháng sau, người mai mối sẽ nhận được thông tin từ nhà gái. Thông tin thì chỉ có “được” hay “không” nhưng phần lớn vẫn là được. Có khi nhà gái âm thầm tìm hiểu đến… ba đời của nhà trai, khám phá ra rằng ông nội của nó ngày xưa đã từng lấy hai vợ hoặc bà nội của nó ngày xưa hỗn hào nổi tiếng trong làng - khi đó người mai mối chỉ nhận được một chữ “không”, cuộc thương thuyết coi như lột dên. Ngược lại, trường hợp nhà gái bảo là “được” thì người mai mối sẽ đi sang nhà gái vài ba lần nữa. Nhà gái và người mai mối sẽ lên một cái lịch: ngày nào nhà trai chính thức qua thăm nhà “coi mắt”, ngày nào bỏ trầu cau dạm hỏi, ngày nào cưới.

No comments:

Post a Comment