Trung Quốc sẽ dùng tàu vận tải mới cực lớn để tiếp tế cho Hoàng Sa?
Một tàu vận tải cỡ lớn mới có thể sẽ được Trung Quốc dùng để vận
chuyển tiếp liệu đến các cứ điểm mà Bắc Kinh đã xác lập trong khu vực
Biển Đông đầy tranh chấp.
Kể từ năm 2010, Trung Quốc đã khiến cho các nước quanh Biển Đông lo sợ khi Bắc Kinh bồi đắp và xây dựng các đảo nhỏ trong khu vực thành các cơ sở cho quân đội sử dụng.
Brunei, Malaysia, Đài Loan, Việt Nam và Philippines đều có tuyên bố chủ quyền trong vùng biển mà Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền trên khoảng 90% diện tích.
Theo tường thuật của Tân Hoa Xã, tàu vận tải Sansha 2 của Trung Quốc đã hoàn thành thử nghiệm vào tháng 8.
Con tàu được cho biết là “có thể hoạt động bao trùm toàn bộ Biển Đông”, và có trọng lượng rẽ nước hơn 8.000 tấn sẽ phục vụ cho cả dân sự lẫn quân sự.
Các nhà phân tích dự đoán con tàu sẽ được dùng để đưa thiết bị ra quần đảo Hoàng Sa – nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng Trung Quốc đang kiểm soát – và có thể ra xa hơn tới quần đảo Trường Sa.
Giáo sư Jay Batongbacal, giảng dạy về hàng hải quốc tế tại trường đại học Philippines, nói Trung Quốc “đang mở rộng khả năng ở mọi nơi”.
Ông cho rằng “việc triển khai trong các khu vực tranh chấp mang tính biểu tượng nhiều hơn. Điều này quan trọng hơn đối với họ, vì họ có thể đi trước các nước trong khu vực”.
Tàu vận tải cực lớn
Tàu vận tải thứ hai của Trung Quốc có trọng lượng rẽ nước đặc biệt lớn, có thể sẽ được dùng để vận chuyển đạn dược, thực phẩm, nước và máy phát điện cho các đảo nhỏ mà Trung Quốc hiện đang kiểm soát, theo ông Andrew Yang, Tổng thư ký của Hội đồng Nghiên cứu Chính sách cao cấp ở Đài Loan cho biết.
Ông Adrew Yang nói tàu vận tải mới nhất sẽ “tăng cường hỗ trợ hậu cần” cho các binh sĩ đóng trên các đảo nhỏ.
“Họ có quân đội hoạt động và đồn trú ở đó. Vì vậy, chắc chắn họ cần một hệ thống hỗ trợ hậu cần nhiều khả năng hơn”, ông Yang nói thêm.
Chuyến vận hành thử nghiệm tàu Sansha 2 hồi cuối tháng 8 đã đưa con tàu đến Đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Theo Tân Hoa Xã, con tàu có thể đi được 6.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu và chở được tới 400 người.
Trung Quốc đang vận hành một đường băng quân sự trên đảo Phú Lâm và bố trí binh sĩ tại đó.
Tàu vận tải được sử dụng trên đảo cách đây 11 năm chỉ có thể chở 2.540 tấn.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế của Hoa Kỳ, Trung Quốc đã xây đường băng và các nhà chứa máy bay quân sự trên ba đảo nhỏ của quần đảo Trường Sa.
Ưu thế của Trung Quốc
Các quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông đều thiếu kỹ năng và sức mạnh quân sự so với Trung Quốc.
Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, đứng thứ ba thế giới, đã đưa máy bay ném bom đến quần đảo Trường Sa vào năm ngoái.
Theo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Trung Quốc còn có kế hoạch triển khai các nhà máy điện hạt nhân nổi trên biển vào năm 2020.
Giáo sư Batongbacal nói tàu vận tải mới đánh dấu công nghệ mới nhất của Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng có thể sẽ sản xuất thêm nhiều con tàu cùng loại để có thể luân chuyển, theo dự báo của ông Yang.
Tân Hoa Xã cho biết nơi làm tàu Sansha 2 và Sansha 1 trước đó có kế hoạch sẽ bắt đầu làm tàu vận tải thứ ba để “cung cấp dịch vụ tốt hơn cho nhân sự đồn trú trên các đảo”.
Ông Yang nói Đài Loan thỉnh thoảng đưa tàu đến Trường Sa nhưng Đài Loan chỉ có một đảo trong quần đảo này.
Hải quân Việt Nam có tàu vận tải nhưng thường sử dụng các tàu đánh cá nhỏ hơn cho các công việc vận tải trên Biển Đông, chuyên gia Collin Koh chuyên nghiên cứu an ninh hàng hải tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore nói.
Theo ông, Trung Quốc có thể gây gián đoạn các hoạt động tiếp tế của các tàu nhỏ hơn.
“Vấn đề ở đây là liệu các nước có tuyên bố chủ quyền khác có thể tái tục tiếp tế cho các đơn vị đồn trú của họ không bị gián đoạn, theo cách mà Trung Quốc đang tận hưởng ở Biển Đông hay không”, ông Koh nói.
Hoa Kỳ và Trung Quốc, từng là kẻ thù trong Chiến tranh Lạnh và là đối thủ kinh tế thời hiện đại, bắt đầu tăng số lượng tàu thuyền đi qua Biển Đông vào năm 2017 dưới thời Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Washington không tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nhưng luôn cổ xúy cho vấn đề tự do hàng hải trên thủy lộ này.
Kể từ năm 2010, Trung Quốc đã khiến cho các nước quanh Biển Đông lo sợ khi Bắc Kinh bồi đắp và xây dựng các đảo nhỏ trong khu vực thành các cơ sở cho quân đội sử dụng.
Brunei, Malaysia, Đài Loan, Việt Nam và Philippines đều có tuyên bố chủ quyền trong vùng biển mà Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền trên khoảng 90% diện tích.
Theo tường thuật của Tân Hoa Xã, tàu vận tải Sansha 2 của Trung Quốc đã hoàn thành thử nghiệm vào tháng 8.
Con tàu được cho biết là “có thể hoạt động bao trùm toàn bộ Biển Đông”, và có trọng lượng rẽ nước hơn 8.000 tấn sẽ phục vụ cho cả dân sự lẫn quân sự.
Các nhà phân tích dự đoán con tàu sẽ được dùng để đưa thiết bị ra quần đảo Hoàng Sa – nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng Trung Quốc đang kiểm soát – và có thể ra xa hơn tới quần đảo Trường Sa.
Giáo sư Jay Batongbacal, giảng dạy về hàng hải quốc tế tại trường đại học Philippines, nói Trung Quốc “đang mở rộng khả năng ở mọi nơi”.
Ông cho rằng “việc triển khai trong các khu vực tranh chấp mang tính biểu tượng nhiều hơn. Điều này quan trọng hơn đối với họ, vì họ có thể đi trước các nước trong khu vực”.
Tàu vận tải cực lớn
Tàu vận tải thứ hai của Trung Quốc có trọng lượng rẽ nước đặc biệt lớn, có thể sẽ được dùng để vận chuyển đạn dược, thực phẩm, nước và máy phát điện cho các đảo nhỏ mà Trung Quốc hiện đang kiểm soát, theo ông Andrew Yang, Tổng thư ký của Hội đồng Nghiên cứu Chính sách cao cấp ở Đài Loan cho biết.
Ông Adrew Yang nói tàu vận tải mới nhất sẽ “tăng cường hỗ trợ hậu cần” cho các binh sĩ đóng trên các đảo nhỏ.
“Họ có quân đội hoạt động và đồn trú ở đó. Vì vậy, chắc chắn họ cần một hệ thống hỗ trợ hậu cần nhiều khả năng hơn”, ông Yang nói thêm.
Chuyến vận hành thử nghiệm tàu Sansha 2 hồi cuối tháng 8 đã đưa con tàu đến Đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Theo Tân Hoa Xã, con tàu có thể đi được 6.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu và chở được tới 400 người.
Trung Quốc đang vận hành một đường băng quân sự trên đảo Phú Lâm và bố trí binh sĩ tại đó.
Tàu vận tải được sử dụng trên đảo cách đây 11 năm chỉ có thể chở 2.540 tấn.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế của Hoa Kỳ, Trung Quốc đã xây đường băng và các nhà chứa máy bay quân sự trên ba đảo nhỏ của quần đảo Trường Sa.
Ưu thế của Trung Quốc
Các quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông đều thiếu kỹ năng và sức mạnh quân sự so với Trung Quốc.
Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, đứng thứ ba thế giới, đã đưa máy bay ném bom đến quần đảo Trường Sa vào năm ngoái.
Theo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Trung Quốc còn có kế hoạch triển khai các nhà máy điện hạt nhân nổi trên biển vào năm 2020.
Giáo sư Batongbacal nói tàu vận tải mới đánh dấu công nghệ mới nhất của Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng có thể sẽ sản xuất thêm nhiều con tàu cùng loại để có thể luân chuyển, theo dự báo của ông Yang.
Tân Hoa Xã cho biết nơi làm tàu Sansha 2 và Sansha 1 trước đó có kế hoạch sẽ bắt đầu làm tàu vận tải thứ ba để “cung cấp dịch vụ tốt hơn cho nhân sự đồn trú trên các đảo”.
Ông Yang nói Đài Loan thỉnh thoảng đưa tàu đến Trường Sa nhưng Đài Loan chỉ có một đảo trong quần đảo này.
Hải quân Việt Nam có tàu vận tải nhưng thường sử dụng các tàu đánh cá nhỏ hơn cho các công việc vận tải trên Biển Đông, chuyên gia Collin Koh chuyên nghiên cứu an ninh hàng hải tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore nói.
Theo ông, Trung Quốc có thể gây gián đoạn các hoạt động tiếp tế của các tàu nhỏ hơn.
“Vấn đề ở đây là liệu các nước có tuyên bố chủ quyền khác có thể tái tục tiếp tế cho các đơn vị đồn trú của họ không bị gián đoạn, theo cách mà Trung Quốc đang tận hưởng ở Biển Đông hay không”, ông Koh nói.
Hoa Kỳ và Trung Quốc, từng là kẻ thù trong Chiến tranh Lạnh và là đối thủ kinh tế thời hiện đại, bắt đầu tăng số lượng tàu thuyền đi qua Biển Đông vào năm 2017 dưới thời Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Washington không tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nhưng luôn cổ xúy cho vấn đề tự do hàng hải trên thủy lộ này.
No comments:
Post a Comment