NHỮNG CẶP MAU THUẪN TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM
NGUYỄN THIÊN THỤ
Trong văn hóa Việt Nam có nhiều đôi mâu thuẫn vì việc đời phức tạp như núi cao, sông sâu, ngày sáng đêm tối, người ở miền Bắc, người sống ở miền Nam. Sau đây , chúng tôi xin trình bày về các cặp mâu thuẫn đó.
I. SĨ VÀ NÔNG
Kẻ sĩ cho mình là cao quý nhất trong xã hội :
"Vạn ban giai hạ phẩm,
Duy hũu độc thư cao."
Người lao động, đa số là nhà nông , chống đối lại quan điểm của nho gia, họ mỉa mai nhà nho, cho nhà nho là vô dụng:
-"Nhất sĩ nhì nông
Hết gạo chạy rông
Nhất nông nhì sĩ".
-" Ai ơi chớ lấy học trò,
Dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm"
Nhà nho phản công nông dân:
"Dài lưng có vải vua ban"
II. LỤC VÂN TIÊN & DƯƠNG TỪ HÀ MẬU
"Truyện Lục Vân Tiên dài 2.083 câu thơ mà nhiều nhà nghiên cứu cho là
có mang tính chất tự truyện đã nhanh chóng được phổ biến rộng rãi trong
nhân dân, nhất là ở Nam Kỳ. Truyện lên án bọn người độc ác, xấu xa, tráo
trở, gian manh, bất nhân, bất nghĩa, đồng thời ngợi ca những tấm lòng
nhân hậu, thủy chung."
"Tác phẩm Dương Từ, Hà Mậu dài 3.460câu thơ kịch liệt công kích đạo Phật, đạo Thiên Chúa
lúc bấy giờ như một mối nguy cơ cho đất nước. Dựa vào trí tưởng tượng
nhân gian (thiên đường, địa ngục), tác giả để cho nhân vật tự “giải mê"
qua cuộc hành trình dài đi tìm chân lý đầy gian khổ, rồi trở về trong sự
hòa hợp của gia đình, làng nước."
III. NGUYỄN CÔNG TRỨ & CAO BÁ QUÁT
1.Nguyễn Công Trứ có ý hướng nhập thế
Suốt cuộc đời bốn phần năm thế kỷ của mình, Nguyễn Công Trứ đã làm nhiều việc, thâm tâm ông bao giờ cũng đinh ninh rằng việc mình làm là “vì dân vì nước”:
“ Một mình để vì dân vì nước,
Túi kinh luân, từ trước để nghìn sau...”
Nguyễn
Công Trứ là nhà thơ có một vị trí đáng kể trong văn học Việt Nam. Thơ
văn của ông mang màu sắc thời đại rõ rệt. Nhìn tổng quát thơ văn Nguyễn
Công Trứ tập trung vào ba chủ đề chính:
1. Những bài thơ xoay quanh chí nam nhi.
2. Những bài thơ xoay quanh cảnh nghèo và thế thái nhân tình.
3. Những bài thơ xoay quanh triết lý hưởng lạc.
1. Chí nam nhi:
Đây
chính là lý tưởng sống của nhà thơ Nguyễn Công Trứ khi còn đầu xanh
tuổi trẻ. Nói về sự tồn tại của mình trong cuộc đời, Nguyễn Công Trứ
viết:
“Thiên phú ngô, địa tái ngô
Thiên địa sinh ngô nguyên hữu ý”
Con
người sinh ra là sự “ hữu ý” của trời đất. Nguyễn Công Trứ không thể
“tiêu lưng ba vạn sáu” được. Ông đặt vấn đề sống ở đời phải làm việc có
ích:
“ Đã mang tiếng ở trong trời đất,
Phái có danh gì với núi sông”
Nguyễn Công Trứ hay nói đến công danh:
“ Tang bồng hồ thỉ nam nhi trái,
Cái công danh là cái nợ lần”.
.v.v...
Cao Bá Quát thì xuất thế:
Về mặt nghệ thuật, Cao Bá Quát là một nhà thơ trữ tình với một bút
pháp đặc sắc. Ông làm thơ nhanh, có lúc "ứng khẩu thành chương", nhưng
vẫn thể hiện được cảm xúc vẫn dồi dào và sâu lắng. Và mặc dù hình tượng
trong thơ ông thường bay bổng, lãng mạn, nhưng trong những bài viết về
quê hương thì ông lại sử dụng rất nhiều chi tiết hiện thực gợi cảm.
Ngoài ra, đối với thiên nhiên, ông cũng hay nhân cách hóa, coi đó như
những người bạn tri kỷ tri âm...(tr.209)
Trích thêm một số nhận xét khác:
-GS. Dương Quảng Hàm:
Cao Bá Quát là một văn hào có nhiều ý tứ mới lạ, lời lẽ cao kỳ.
-GS. Thanh Lãng:
Tư
tưởng độc lập của Cao Bá Quát khác cái chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ.
Ông Trứ lập nghiệp là để giúp vua, để chu toàn nghĩa quân thần; còn ông
Quát mang cả cái mộng thay đổi thời cuộc và chuyển vần số mệnh...Về mặt
nghệ thuật, sở trường của ông là thể phú và thể ca trù. Hai thể này,
với ông đã vươn tới một trình độ nghệ thuật tuyệt vời. Có điều ông hay
lạm dụng chữ nho và điển tích, vì vậy có thua kém Nguyễn Công Trứ về thể
loại ca trù.
-Thi sĩ Xuân Diệu:
Cao Bá Quát trước mắt
chúng ta, tượng trưng cho tài thơ và tinh thần phản kháng. Còn triết lý
của ông chính là bền bĩ phục vụ cho đời.
IV. NHẤT LINH & KHÁI HƯNG
Nhất Linh có ý hướng cách mạng: "Đôi Bạn". "Đoạn Tuyệt"
Khái Hưng thì trữ tình:" Hồn Bướm Mơ Tiên"
*
* *
Thời tiền chiến chúng ta có nhiều tác giả tài hoa, có tâm huyết, và có lòng nhân đạo. Nhất Linh, Khái Hưng là hai ngôi sao sáng trong Tự Lực Văn Đoàn và trong văn học của nước ta.
Sơn Trung
1- X- 2020
No comments:
Post a Comment