Những bức ảnh Hà Nội 1967-1975 của nhiếp ảnh gia Đức yêu Việt Nam sâu nặng
TTO - Triển lãm ảnh 'Hà Nội 1967-1975' đang thu hút rất đông người xem. Ông Thomas Billhardt - tác giả của những bức ảnh đặc biệt về Hà Nội một thời khó quên - nói ông đã chụp bằng tình yêu sâu nặng.
Khai mạc tối 3-10, triển lãm thu hút rất đông người xem, đặc biệt là các bạn trẻ.
Tác
giả của những bức ảnh ngồn ngộn hiện thực lại vừa trữ tình về Hà Nội
những năm chiến tranh, bao cấp từ năm 1967 đến 1975 không có mặt dự khai
mạc triển lãm vì COVID-19. Nhưng ông kết nối trực tuyến tới buổi họp
báo ngay trước giờ khai mạc triển lãm.
Đã 83 tuổi và thời điểm đến Việt Nam cũng hơn nửa thế kỷ trước, nhưng ông Thomas vẫn còn nhớ như in chuyến đi tới Hà Nội lần đầu tiên năm 1967 và 5 chuyến đi sau đó cho tới năm 1975.
"Lòng
nhân ái, bao dung của người Việt trong thời đó rất lớn. Tình người chứa
chan, sự thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là thứ bạn có thể dễ dàng bắt
gặp", ông Thomas Billhardt chia sẻ trong buổi họp báo.
Thomas Billhardt tiếp tục trở lại Việt Nam trong các năm 1999, 2018, 2019 với một "sự kính trọng và tình yêu sâu nặng" với Việt Nam.
Cảm thấy mình rất may mắn khi có cơ hội được đến gần với cuộc chiến, đến gần với người Việt Nam trong một thời đoạn rất đặc biệt của lịch sử đất nước, Thomas thấy mình có trách nhiệm phải giới thiệu Việt Nam đến với thế giới, bởi với một nhiếp ảnh gia thì "máy ảnh là công cụ để chống lại sự tối tăm, tồi tàn còn tồn tại trong xã hội".
Và ống kính của ông đã hướng tới những khổ đau, lầm lũi vì nghèo đói và chiến tranh cũng như lòng dũng cảm, sự lạc quan và sức sống kỳ diệu của người Việt khi đó, nhứng hình ảnh "rất lạ lẫm với thế giới".
Không chỉ chụp sự tàn khốc của chiến tranh, những bức ảnh của ông còn kể câu chuyện về con người. Ở đó luôn có những khuôn mặt phụ nữ, trẻ em bừng sáng lên giữa gian lao và đau thương.
Tại triển lãm có trình chiếu một video ghi lại những tâm sự của ông Thomas Billhardt.
Trong đó ông nói ông đã "ghi lại với nỗi đau đớn, sự đồng cảm với những người dân Việt Nam, với những nạn nhân của cuộc chiến khủng khiếp".
Những năm gần đây, có cơ hội trở lại Việt Nam, ông đã được chứng kiến một Việt Nam mới, một đất nước tươi đẹp đầy sức sống.
Chia sẻ thêm với Tuổi Trẻ Online, ông say sưa nói về một Hà Nội đổi mới kỳ diệu, một thành phố đầy sức sống khiến ông chỉ muốn được yêu quý và ôm ấp những đổi thay của thành phố này.
Nó rất khác với Hà Nội lần đầu tiên ông chạm mặt vào năm 1967, nhưng lại vẫn cứ là chính Hà Nội cũ đó.
Đến Việt Nam cùng với một đoàn làm phim Cộng hòa Dân chủ Đức năm 1967, điều đầu tiên ông thấy ở Việt Nam chính là sự tàn khốc của chiến tranh.
Trước mắt ông là những hố bom còn mới ở sân bay, cửa sổ những tòa nhà trong sân bay đều vỡ vụn. Hà Nội tối om.
Ông ở khách sạn Metropole nhưng ở đó "có nhiều chuột hơn cả khách". Bởi du khách nào mà muốn đến một thành phố đang có chiến tranh. Rồi những hồi còi báo động vang lên.
Ông quyết định lao ra đường giữa tiếng còi báo động. Những bức ảnh về những hầm trú bom dày đặc trên đường phố, những gương mặt trẻ em thơ ngây thò khỏi hố hầm đã ra đời.
Những bức ảnh ông chụp ở
Việt Nam đã thay đổi ông mãi mãi, để đưa ông trở thành nhà nhiếp ảnh nổi
tiếng thế giới với những bức ảnh đánh thức lương tri con người.
Thomas đã quay lại Hà Nội vào năm 1999 để cố công tìm kiếm những gương mặt Việt Nam đã theo ông ra khắp thế giới.
Với sự giúp đỡ của nhiếp ảnh gia Trần Việt Đức và bạn bè Việt Nam, ông đã tìm thấy hai nhân vật của mình là bé Đoan Trang trong bức ảnh ngày nào, được chọn là ảnh bìa cho cuốn sách ảnh ra mắt lần này; và bà Hồng Ly vốn là nhân vật nữ có gương mặt xinh đẹp trong bức ảnh ông chụp năm 1975.
Cuộc
tìm kiếm Việt Nam này đã được ông và đồng nghiệp ghi lại trong bộ phim
tài liệu, sắp được trình chiếu trong khuôn khổ triển lãm Hà Nội
1967-1975.
Một số bức ảnh ấn tượng được trưng bày trong triển lãm Hà Nội 1967-1975:
No comments:
Post a Comment