Một hôm nữa chúng ta sẽ biết ai làm tổng thống Hoa Kỳ cho nhiệm kỳ 2021-2025. Hy vọng thế.
Nếu đêm 3/11 mà kết quả không là đất lở thì sẽ có tranh tụng trước toà như kỳ bầu cử năm 2000, với tiểu bang Florida phải đếm phiếu lại và mấy tuần sau mới có kết quả, bằng một phán quyết của Tối cao Pháp viện.
Cả nước Mỹ năm đó phải hồi hộp chờ đợi, chú ý vào màn hình tivi khi những lá phiếu có lỗ hay chỉ có dấu ấn mà nhân viên kiểm phiếu phải soi rọi, có khi dùng cả kính phóng đại để mong tìm ra dấu chỉ của một cử tri nào đó đã bầu cho George W. Bush (Con) hay cho Al Gore.
Kỳ bầu chọn năm nay, vì dịch Covid nên hầu hết các tiểu bang cho cử tri được bầu sớm bằng cách gửi lá phiếu qua đường bưu điện hoặc bỏ vào thùng phiếu đặt ở nhiều nơi.
Cử tri California nhiều người đã bỏ phiếu vào thùng đặt ở những cơ quan công quyền như toà thị chính, văn phòng quận hạt.
Một số tiểu bang khác như Texas, Georgia thì khó kiếm thùng phiếu hơn, nên cử tri gửi phiếu bầu qua đường bưu điện hay xếp hàng nhiều giờ để được bỏ phiếu sớm.
Tính đến trưa thứ Sáu 30/10 giờ California, hơn 85 triệu người Mỹ đã làm xong nhiệm vụ công dân, một con số kỷ lục trong bầu sớm so với những lần tổng tuyển cử trước.
Vì thay đổi cách bầu chọn nên tình hình đếm phiếu năm nay phức tạp và đã có tranh tụng trước toà.
Ban vận động tranh cử của Trump chỉ muốn đếm các phiếu mà các cơ quan tổ chức bầu cử địa phương nhận được chậm nhất là trong ngày 3/11, không được đếm phiếu bầu đến sau ngày đó.
Theo quyết định mới nhất của Tối cao Pháp viện, tiểu bang Pennsylvania sẽ đếm các phiếu bầu đóng dấu bưu điện ngày 3/11 và nhận được trước 5 giờ chiều ngày thứ Sáu 6/11. Còn tiểu bang North Carolina thì 9 ngày sau ngày bầu cử mà phiếu được bưu điện chuyển đến văn phòng bầu cử thì vẫn phải đếm.
Vì thế đã có dự kiến kết quả bầu cử năm nay sẽ không biết được trong đêm 3/11 mà phải chờ nhiều ngày sau và rất có thể sẽ có tranh tụng trước toà về cách đếm phiếu.
Tối cao Pháp viện có thể sẽ phải xét những vụ kiện liên quan đến đếm phiếu bầu khi số phiếu của Trump và Biden không cách nhau nhiều, trong khoảng 0.5% hay ít hơn.
Nếu tình hình nước Mỹ như trong đầu năm nay, khi kinh tế đang tăng trưởng tốt thì việc Tổng thống Trump ở lại Bạch Ốc thêm một nhiệm kỳ nữa coi như không có gì khó khăn. Trong lịch sử bầu chọn lãnh đạo Mỹ, khi kinh tế phát triển thì tổng thống đương nhiệm hay đảng cầm quyền sẽ tiếp tục được dân tín nhiệm.
Nay Tổng thống Trump đang gặp thử thách lớn.
Trước hết là vì dịch Covid-19, nguyên nhân chính làm thay đổi nước Mỹ và cả thế giới trong năm 2020 và cách đối phó của Tổng thống Trump cho thấy khả năng lãnh đạo mà những giới chỉ trích cho là yếu kém của ông.
Những người ủng hộ ông thì bác bỏ chỉ trích và tin rằng ông duy nhất có khả năng làm nước Mỹ vĩ đại trở lại.
Qua nhiều lần gặp gỡ báo chí ông đã biểu lộ là người không nắm vững khoa học mà lại hay ăn nói trái ngược những giải thích khoa học.
Chẳng hạn việc dùng thuốc Hydrochloroquine, là một thứ thuốc phòng sốt rét. Bình thường một người uống đúng lượng thì không hại cho sức khoẻ. Những năm sống ở châu Phi tôi đã uống thuốc này thường xuyên. Hai năm trước trở lại vùng này mấy tuần cũng phải uống thuốc trong thời gian ở đó.
Hydrocholoroquine có ngăn ngừa hay chữa được Covid-19 là câu hỏi dành cho những nhà khoa học, những bác sĩ tìm hiểu, nghiên cứu và đưa kết quả. Vì là một virus mới lạ, mọi cách phòng chống đều có thể được thử nghiệm để có số liệu chứng minh sự hiệu nghiệm.
Một vài bác sĩ đã cho thử loại thuốc này và có kết quả tốt, nhưng nhiều nghiên cứu khác cho thấy Hydrochloroquine không hiệu quả.
Việc điều trị bệnh nhân Covid-19 hay tìm thuốc ngừa nên để cho các nhà chuyên môn nghiên cứu rồi công bố hay cố vấn cho tổng thống.
Tổng thống Trump còn tuyên bố là thuốc tẩy cũng có hiệu nghiệm trong chữa trị Covid-19. Nếu nhìn theo khoa học thực nghiệm thì ai cũng có thể đem chất lỏng này ra thử với một liều lượng nào đó để xem phản ứng ra sao. Đó không phải là những điều tổng thống cần nói khi chưa có đủ số liệu khoa học.
Tổng thống Trump hay nói những điều thiếu tính khoa học chỉ để che dấu sự bị động trong việc phòng chống Covid-19. Ông làm mất lòng tin của không ít cử tri qua cách hành xử như thế.
Vì Covid-19 mà kinh tế Mỹ suy thoái từ tháng Ba đến nay. Số liệu mới nhất cho thấy GDP Hoa Kỳ tăng 33.1% trong qúi vừa qua. Đó là một tín hiệu khích lệ cho phục hồi kinh tế, nhưng có thể quá trễ vì 90 triệu cử tri đã bỏ phiếu.
Lịch sử bầu chọn lãnh đạo Mỹ trong 40 năm qua cho thấy khi kinh tế phát triển thì tổng thống đương nhiệm hay đảng cầm quyền sẽ tiếp tục được dân tín nhiệm.
Tổng thống Jimmy Carter năm 1980 bị cho về vườn vì khủng hoảng xăng dầu, kinh tế đi xuống, mức thất nghiệp gần 7%. Dân Mỹ khi đó phải xếp hàng đổ xăng và phân lời vay tiền ngân hàng mua nhà lên gần 20%.
Đánh bại Tổng thống Carter bằng một chiến thắng đất lở (landslide), Ronald Reagan đạt 489/538 phiếu cử tri đoàn năm 1980, một kết quả hết sức ngạc nhiên vì các thăm dò trước ngày bầu cử cho thấy hai ứng viên chỉ hơn kém đôi ba điểm hay ngang ngửa nhau.
Bốn năm sau Reagan còn thắng vẻ vang hơn với 525 phiếu cử tri đoàn.
Khi Phó Tổng thống George H.W. Bush (Cha) ra tranh cử năm 1988, lúc kinh tế còn đang tiếp tục phát triển nên cử tri đã bầu chọn ông làm tổng thống để Đảng Cộng hoà lãnh đạo nước Mỹ trong 12 năm liên tiếp.
Năm 1991 Tổng thống Bush đạt chiến thắng quân sự ở Kuwait, khi đem quân Mỹ vào giải phóng nước này khỏi sự chiếm đóng của Iraq, xoá bỏ “Hội chứng Việt Nam” (Vietnam Syndrome) trong lòng dân Mỹ, uy tín của Bush lúc đó lên rất cao trong dân.
Nhưng vài tháng sau kinh tế suy thoái, mức thất nghiệp hơn 7%, thêm bội hứa không tăng thuế (Read my lips) nên dân đã chọn ứng viên Dân chủ Bill Clinton.
Trong kỳ bầu tổng thống 1992, Bill Clinton bị tố cáo đủ thứ chuyện lăng nhăng ái tình, nhưng cử tri bỏ qua và chọn ông làm lãnh đạo nước Mỹ hai nhiệm kỳ.
Tổng thống George W. Bush (Con) và Tổng thống Barack Obama mỗi người cũng làm hai nhiệm kỳ.
Trong kỳ tranh cử 2016, ứng cử viên Donald Trump cũng đã phải đối mặt với cáo buộc lăng nhăng ái tình, sàm sỡ với phụ nữ, làm ăn thương mại bất chính, nhưng ông vẫn thắng cử.
Nếu không có Covid-19, Tổng thống Trump sẽ dễ dàng giành được nhiệm kỳ hai vì sau ba năm dưới sự lãnh đạo của ông kinh tế Mỹ đang phát triển, mức thất nghiệp chỉ trên 3%.
Nay tình hình trở nên phức tạp, khó khăn hơn. Kinh tế đình trệ, số người thất nghiệp cao hơn 10% và các biện pháp phòng chống Covid-19 không hiệu quả vì số người nhiễm gần 9 triệu với 230 nghìn tử vong và chưa ngừng tăng.
Nhiều thăm dò mới nhất công bố trong vài ngày qua cho thấy cựu Phó Tổng thống Biden hơn điểm Tổng thống Trump trên toàn quốc, tính trung bình theo Real Clear Politics thì Biden 51.3%, Trump 43.6%.
Thăm dò từ nhiều nguồn khác nhau cho thấy kết quả như sau:
Emerson College: Biden 50, Trump 45
Rasmussen Reports: Trump 48, Biden 47
Economist/YouGov: Biden 54, Trump 43
CNN: Biden 54, Trump 42
Reuters/Ipsos: Biden 52, Trump 42
Tại các tiểu bang chiến trường:
Wisconsin: Biden 50.3, Trump 43.9
Michigan: Biden 50.6, Trump 42.4
North Carolina: Trump 48.4, Biden 47.7
Pennsylvania: Biden 49.5, Trump 46
Florida: Biden 48.3, Trump 46.9
Arizona: Biden 47.8, Trump 46.5
Ohio: Trump 46.8, Biden 46.2
Georgia: Biden 47.7, Trump 47.3
Texas: Trump 48, Biden 45.7
Theo khoa học xác suất thống kê, độ tin cậy vào những kết quả thăm dò là 95%, có nghĩa là có 5% cơ hội kết quả thăm dò sai và biên độ sai số thường là cộng trừ 3 điểm.
Có dự báo tại châu Âu nói TT Trump vẫn có cơ hội thắng nếu giành được Texas và Florida.
Vì thế, cả hai ứng cử viên đang ráo riết vận động ở những tiểu bang chiến trường để tìm sự ủng hộ của cử tri trong những ngày cuối, giờ chót của cuộc tranh cử.
Cho đến lúc này khó có thể tiên đoán Trump hay Biden sẽ thắng, dù kết quả thăm dò có nghiêng về Biden trên toàn quốc cũng như tại nhiều tiểu bang chiến trường, cả ở những nơi Trump đã thắng trong năm 2016 như Florida, Georgia, Michigan, North Carolina, Ohio, Pennsylvania, Arizona.
Với những thay đổi trong cách vận động và cách cử tri tham gia bỏ phiếu thì có nhiều điều khó tiên đoán được trong bầu cử 3/11 này.
Nếu Tổng thống Trump không thắng, nguyên do chính là vì Covid-19 đã làm đảo lộn mọi sinh hoạt kinh tế, xã hội, giáo dục và chính trị Hoa Kỳ trong tám tháng qua.
Bùi Văn Phú
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, là một giảng viên đại học cộng đồng từ vùng Vịnh San Francisco, California.
Các tên hô hào đứng lên gây baọ động , làm loạn có thể bị trưng̀ trị theo luật của liên bang nếu kêu gọi trên net . Các em thờ chump cần phaỉ cẩn thận đấy coi chừng FBI điều tra là vào tù và sau đó là bị trả về Việt Nam sống với cộng sản đấy .Đừng quá cay cú mà mất khôn các cháu à .
“Hỡi các công dân Mỹ, hãy cùng nhau chuẩn bị để bảo vệ nền Cộng Hòa và tinh thần thượng tôn pháp luật của nước Mỹ. Đứng lên đập vỡ mọi âm mưu và thủ đoạn Ăn Cắp cuộc bầu cử tổng thống truyền thống của nước Mỹ.”(Hồ Bắc Cụ)
FBI đang cho theo dỏi và điều tra những tên HÔ HÀO BẠO LOẠN sau cuộc bầu cử Mỹ như cái com. của tên này . Nếu xét thấy quan trọng có thể liên lụy tới tờ báo….ĐAN CHIM VIÊT LƯU Ý ,Tự Do nhưng không phải làm Loạn ,nhất là HÔ HÀO LÀM LOAN.
Các em thờ chump bắt đầu chuẩn bị đổ thưà là đảng dân chủ lưà đaỏ trong cuộc bầu cử này đấy . Cứ tiếp tục thổi ống đu đủ cho chump đi vì không còn nhiều thời gian nhiều nữa trước khi em chump đi sang Nga sống với putin .
Sửa luật (bầu cử, hiến pháp, v.v.) để giành phần thắng, đó là những thủ đoạn vừa mang tính trẻ con vừa lộ rõ bộ mặt cho thấy đảng Lừa chỉ là một Bọn Lưu Manh (BLM).
Hỡi các công dân Mỹ, hãy cùng nhau chuẩn bị để bảo vệ nền Cộng Hòa và tinh thần thượng tôn pháp luật của nước Mỹ. Đứng lên đập vỡ mọi âm mưu và thủ đoạn Ăn Cắp cuộc bầu cử tổng thống truyền thống của nước Mỹ.
Các em chồn luì thờ chump chỉ còn ít giờ hay it́ ngày nữa để thổi ống đu đủ cho chump thôi.
Tội nghiệp cho các em .Già đầu mà vẩn không chiụ mở mắt ra để làm người .
Tôi theo dõi bầu cử với những người di dân hay tị nạn sang Mỹ.
Tôi rất cảm động khi nghe nhà báo Simone Gao tị nạn CSTQ ở Mỹ không thể quay lại China vì cô lên tiếng nói chỉ tríc CCP (=ĐCSTQ) giải thích về các tài liệu về Trump với China bank account mà Trump giải thích rõ ràng trong khi Biden làm ăn rất gần gũi với CCP thì được giấu kỹ chưa được truyền thông lên tiếng chỉ trích.
Patrick gốc người Iran, là nhà làm ăn, American entrepreneur and financial adviser, tị nạn chiến tranh ở Đức rồi di dân sang Mỹ, từ Valuetainment với lời hiệu triệu US đoàn kết ngày hôm nay.
Hôm qua Patrick nói về cảm giác nhục nhã của ngày bầu cử của người thua cuộc mà chỉ một người thắng, ông ta nêu cao cảm phục hai người ứng cử với tuổi đã có thể hưu trí. Điều này nhắc nhở tôi rằng tất cả người công dân cần đòng góp tích cực xây dựng Mỹ quốc.
Happy Election to the US. Chúc các bạn của ĐCV luôn an lành.
Bây giờ là 11:55 Central time, đang theo dõi live cuộc bầu cử. Sơ sơ cho thấy ông Trump sẽ tái đắc cử nhưng không như nhiều người dự đoán sẽ landslide win mà có lẽ chỉ thắng Joe Biden ở khoảng cách không xa. Riêng Thượng, Hạ viện có thể vẫn giữ tỉ số củ.
Nhưng miễn sao ông Trump thắng là được rồi.
Tôi thấy số lượng người đi bầu đông kỷ lục sớm và nhiều hơn lần trước thì có thể là dấu hiệu của phe ủng hộ Dân chủ. Họ học được bài học vào sự ỷ lại vào năm 2016.
Các thăm dò đều tào lao hết
Có người bạn nói: Truyền thông nay là sự xấu hổ của nước Mỹ, đúng vậy, Media nói láo hơn VC, VC bây giờ còn đỡ hơn xưa, còn biết nói thật trong khi Media Mỹ chỉ toàn nói láo,lên Yahoo thì thấy 100 chuyện láo cả trăm, người dân nay không để ý gì tới Media
Sự thật thì tại những nơi có TT Trump vận động, người đông như kiến, tại Thủ đô người dân vác cờ ra đường đông nghẹt ủng hộ TT Trump trong khi Biden chỉ lưa thưa có vài trăm người tới các dự buổi rally
T/G Bùi văn Phú nói:
“Nếu tình hình nước Mỹ như trong đầu năm nay, khi kinh tế đang tăng trưởng tốt thì việc Tổng thống Trump ở lại Bạch Ốc thêm một nhiệm kỳ nữa coi như không có gì khó khăn. Trong lịch sử bầu chọn lãnh đạo Mỹ, khi kinh tế phát triển thì tổng thống đương nhiệm hay đảng cầm quyền sẽ tiếp tục được dân tín nhiệm”
(thôi trích)
Đúng vậy, mỗi đảng làm hai nhiệm kỳ, bây giờ là của Cộng Hòa, Dân chủ chẳng có tư cách gì để xen vào
Hy vọng tối nay sẽ có kết quả bầu cử tức thời .
Nếu ứng cử viên nào dành được chiến thắng đè bẹp (landslide)
được đối thủ ,việc kiểm phiếu qua đường bưu điện sẽ thành
vô nghĩa .
Tối nay ,hết phim ,hạ màn .Thiên hạ chấm dứt sỉ vả nhau vì
ủng hộ gà nhà .
Coi bộ dân Việt ta ,có nhiều người nhập vai sâu quá .
Mấy đứa em vợ tui ,đứa thì chửi Trump,đứa thì ca tụng Trump,
cãi nhau ỏm tỏi ,may mà chẳng đánh nhau vỡ đầu .
Cách tốt nhất là co cẳng chạy khỏi chỗ đó ,tụi nó
lậm quá nên điên hết ,đem tất cả những điều vô lý
nhất mà mạt sát nhau .
He he … Vãn tuồng ,hết vui như tết .
Cái vui là ,vẫn có đứa đách thèm đi bỏ phiếu .Cứ ngồi nhà
làm cổ động viên,với lý do là lá phiếu của nó không thay
đổi được kết quả .
Ò ,e ,cây me đánh đu ,tặc zăng nhảy dù ….
Chửi bới nhau vì bất đồng ý kiến chuyện nước người ta là một sự ngu xuẩn, những đứa ngu nó không biết nó ngu ở chỗ nào
Vì lòng cuồng nhiệt thôi ,chẳng có gì là sai trái hay ngu xuẩn cả .
Giống như đi xem một trận túc cầu , ngày xưa . Tôi bị đá vào
lưng hoài ,cầu thủ nó sút banh ,mà mình vẫn bị đá một cú bởi
cổ động viên cuồng nhiệt ở hàng ghế sau . Không biết sân Cộng
Hoà ,ngày nay,có thay đổi gì không ?
Bữa đó Mừ tui sái cả chân. Ai ngờ cũng gặp nhau ở đây.
Bây giờ dưới sự siêu quản ní của “đảng ta” sân Cộng Hoà tiến bộ và hoành..chán lắm nghen.
Cho nên Đảng dự định đổi tên thành sân Cộng…hoè vì cầu thủ đá banh thì hiếm nhưng đá vô cẳng thì nhiều, đôi khi xúc luôn vô…Kụ làm đối thủ nằm lăn rống lên…boác ơi chết cháu dzồi!
Tác phong của quần chúng nhân dân đã khác rồi. Coi đá banh thì mạnh ai cứ cá độ chứ đâu còn cảnh dẫn ghệ vào sân banh cắn hột dưa rồi quẳng ra phía sau để lãnh nguyên…bàn chân nữa. Mấy chục năm rồi, cứ trời mưa gió thì bàn chân lại nhức.