I. MÃN GIÁC THIỀN SƯ
CÁO TẬT THỊ CHÚNG .
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai
Mạc vị Xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Nghĩa : CÁO BỆNH DẠY ĐỆ TỬ.
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa nở .
Việc trước mắt qua mãi
Trên đầu già đến rồi.
Đừng bảo Xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai.
(Mãn Giác Thiền Sư )
Thời gian với lộ trình vô tận mà sự đổi thay là một thuộc tính bất di bất dịch, sự triển chuyển là cơ sở để có sự phát sinh và cả hoại diệt, sự tăng trưởng sinh sôi cũng đồng thời tàn tạ mỏi mòn. Quy luật là như thế và nền tảng của sự sống cũng như vậy. Bài thơ không còn dừng lại ở dấu ấn xưa nay của thi ca là ca ngợi miêu tả thuần túy một vẻ đẹp hay một cảm xúc bay bổng, đôi cánh cảm nhận mang màu sắc trí tuệ đã nâng lên những giá trị mang tính muôn thuở, một thế giới quan và hơn thế nữa_nhân sinh quan sống động.
Xuân đi trăm hoa rụng.
Một mệnh đề tưởng bình thường, chẳng có gì cao sâu, nhưng mấy ai cảm nhận và chấp nhận được.Ta vẫn đau lòng
khi ai đó mất đi, vẫn hụt hẫng vì một sớm chia lìa hay một chiều tang
tóc, ta biết sự đến đi là tất nhiên nhưng vẫn mong cho"thời gian dừng
lại" hay "tuổi thơ quay về. Ta vô tình tự mâu thuẫn chí ít là với những hiểu biết cơ bản nhất của chính mình. Ở điểm này, câu thơ đã có giá trị cảnh tỉnh sâu sắc .
Xuân đến trăm hoa nở.
Đây chính là sự tất nhiên mang tính vĩnh hằng.
Vậy nên hoa nở và hoa rụng chẳng qua là một vòng quay, sự tuần hoàn tất yếu mà với cái nhìn biện chứng, tự nó không mâu thuẫn mà là hai mặt hữu cơ và bổ sung nhau .
Và từ sự tổng quan rộng lớn, Thiền sư đã đưa về mảng thời sự tính, đó là thân phận con người , điều mà bất cứ ai cũng phải đối mặt:
Trước mắt sự qua mãi
Trên đầu già đến rồi.
Quy luật của trời đất vốn mang tính lạnh lùng và công bằng đến tuyệt đối .
Khổng Lão Trang có quan điểm:
Thiên trường địa cửu hữu thời tận
....
Thiên địa bất nhân...
Bất nhân ở đây chính là không thiên vị, nhân nhượng bất cứ ai, bất cứ điều gì.Đó là quy luật tự nhiên.
Nhưng chẳng có gì nhanh, chẳng có gì chậm, mức độ vẫn bấy nhiêu, chẳng qua do con người áp đặt lên chúng bằng một thứ người ta quen gọi là thời gian tâm lý, do tiếc nuôí sự đã qua, do mong mỏi kéo dài những gì tâm đắc :
Việc vẫn trôi qua đều đều, người cũng tuần tự già đi . Già bởi đã trải qua thời trai trẻ, và trẻ rồi cũng sẽ già, vết thời gian in đậm trên thân xác mỗi sinh linh, ta không thể chuyển dời, duy tâm ta thì có thể . Ta hiểu được cuộc đời, sống chung với sanh, già, bệnh, chết vô tư như một dòng triển chuyển tất nhiên, ta cứ lạc quan khi tuổi già gõ cửa, có thể làm được quá đi chứ !
Đừng bảo Xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai.
Con người chỉ nắm bắt hiện tượng đang diễn ra , và rồi cố chấp vào những ảnh hóa đó bằng tâm cứng đọng phi biện chứng .Sự cố chấp này chi phối cả thế giới tư duy và màu sắc cảm nhận của chủ thể .
Khi Thiền sư nói "đừng bảo..."cũng có nghĩa, Ngài chỉ ra sự phiến diện của tư duy què quặt cố hữu của con người. Đó là những rối rắm nội tại phát sinh từ sự thiếu chân xác trong kiến quan hạn hẹp để rồi bao hệ lụy cũng từ đó phát sinh theo mô thức phản ứng dây chuyền trong thế giới hạt nhân phóng xạ .
Có thể nói câu thơ như một hình thức KHAI ( mở), mang lại cái nhìn mới chân xác và thiết thực hơn cho các đối tượng.
Đêm qua sân trước một nhành mai.
Hãy thoát ly sự cố chấp đi, anh sẽ nhìn rõ hơn sự mầu nhiệm của cuộc sống. Thiền sư lạc quan vì ngài ktin về sự bất diệt và tồn tại của cuộc sốngsư không nói về cành mai cụ thể trong một thời điểm cụ thể đó, Ngài đang nói về cành mai BẤT DIỆT, cành mai bản thể ( bản chất, nền tảng ). Đây có thể gọi là phần THỊ( chỉ rõ)so với phần KHAI ở trên.
Biết rõ sự đổi thay là hiện tượng ,sự miên viễn là vĩnh hằng, quy luật là việc của trời đất, tâm lý và thế giới tâm lý là của riêng ta. Sống chung với quy luật của trời đất là biết chấp nhận nó, hòa mình cùng nó trên lộ trình biến diệt vô thường mà ta không thể nào cưỡng lại được .
Một trong những tiêu chí của Thiền học là thâm nhập được vào thế giới vô thời trong thời gian và vô không trong không gian. Có thể hiểu nôm na là tâm không còn bị chi phối do cố chấp vào những giới hạn thường tình của thời gian và không gian, hai tiêu chuẩn để xác định sự tồn tại của một sự vật , hiện tượng .
Sự an nhiên tự tại trước cái chết ( thị tịch)của Thiền Sư biểu hiện cao độ , thay vì Ngài là nhân tố đáng thương hại, lại chính là nhân tố chủ động trấn an những đệ tử, những người vẫn đang khỏe mạnh trẻ trung. Đối diện sự ra đi, Ngài vẫn dõng dạc trong những Pháp kệ được Đường thi hóa, vừa mang giá trị nghệ thuật văn học, lại hàm dung triết lý sâu xa. Cả một đời phụng sự Đạo Pháp, trải bao bài thuyết pháp độ sinh, nay, ngay cả trong giờ khắc còn lại ít ỏi trên cõi đời và đang đối diện cái mà con người kinh khiếp nhất (cai chết ),Thiền Sư vẫn tự tại biến đó thành bài Pháp cuối cùng của đời mình và đã trở thành bài thơ bất hủ trên thi đàn dân tộc xưa và nay .
Xin cảm ơn Thiền Sư đã để lại cho chúng ta một hình ảnh phi phàm về khí phách LÝ- TRẦN đã một thời oanh liệt của cha ông .
II.THIỀN SƯ VẠN HẠNH
Thiền
Sư là một con rồng lớn, bóng dáng hùng vĩ của thiền sư ngả dài che mát
cả dòng lịch sử, nhưng hình tướng của thiền sư thì ẩn, khi hiện, sử sách
chỉ để lại vài ba dấu vết đơn sơ, đơn sơ như một bức tranh thủy mạc,
đơn sơ như tâm hồn Việt Nam.
Con
người lịch sử của Thiền Sư Vạn Hạnh quá vĩ đại, lại bàng bạc như hư
không nên các sử gia không thể nào thấy trọn, thấy hết. Không những thế,
nhiều sử gia đã không hề thấy. Các sử gia ghi rằng: “Cuối triều Lê, khi
Ngọa Triều chết, Vạn Hạnh cùng với triều thần, đứng đầu là Đào Cam Mộc,
mưu lập Lý Công Uẩn lên ngôi”.
“Khi
Lý Công Uẩn còn bé, sáng suốt tinh khôn, phong tư tuấn tú khác thường,
Vạn Hạnh thấy biết ông sẽ làm nên nghiệp lớn và nói rằng: “Người nầy
không phải là người thường, lớn lên tất làm vua giỏi một nước”.
“Vạn
Hạnh, thiền sư ở chùa Lục Tổ, thuở nhỏ ông đã khác thường, thông hiểu
ba môn học, nhưng coi công danh phú quý lạt lẽo. Năm 21 tuổi xuất gia
với Thầy Đinh Huệ, theo học thiền ở Chùa Lục Tổ, ngoài giờ phục vụ, học
hỏi quên mệt mỏi. Sau khi tu hành đắc đạo, nói câu nào ắt thành lời
sấm”.
Đời
sau, nói đến Thiền Sư, người ta thường nhớ tới bài thơ tán dương của
Vua Lý Nhân Tông, người lãnh đạo quốc gia, đại diện cho Đời, đối với
Thiền Sư Vạn Hạnh, người đại diện cho Đạo:
Vạn Hạnh dung tam tế
Chân phù cổ sấm thi,
Hương quan danh Cổ Pháp,
Trụ Tích trần vương kỳ
(Thiền
sư Vạn Hạnh hợp nhất ba cõi quá khứ, hiện tại, tương lai. Đúng như lời
thơ tiên tri thời cổ xưa; Quê hương danh tiếng của thiền sư là làng Cổ
Pháp, Thiền sư đã đem gậy nhà Phật để bảo vệ lãnh thổ Quốc Gia).
Trước
khi có cuộc cách mạng năm 1009, Thiền Sư Vạn Hạnh đã đóng một vai trò
quan trọng trong triều đình như là cố vấn của nhà vua. Khi quân Tống
sang xâm lăng nước ta năm 980, Vua Lê Đại Hành hỏi thiền sư nếu đánh thì
thắng hay bại, thiền sư trả lời là nội trong ba, bảy ngày thì giặc phải
thua chạy. Rồi năm 982, khi quân Chiêm Thành bắt hai sứ giả của ta,
thiền sư đã khuyên vua cấp tốc xuất quân Nam chinh thì sẽ đại thắng. Quả
nhiên, đối với hai vấn đề trọng đại sinh tử nầy là đương đầu với đế
quốc phương Bắc và đánh dẹp phương Nam vào thời ấy đều đúng như lời
thiền sư tiên đoán.
Hai
việc chính sự kể trên mà Thiền Sư Vạn Hạnh đã tham dự đều xảy ra dưới
thời Vua Lê Đại Hành, là một vị minh quân. Đến thời Lê Long Đỉnh, sử
sách không nói gì đến vai trò của thiền sư. Có lẽ thiền sư đã đứng ra cố
vấn cho minh quân Lê Đại Hành, nhưng đến thời hôn quân bạo chúa Lê Long
Đỉnh, lên ngôi làm những việc bạo ác và dã man, xúc phạm nặng nề đến
Phật giáo như dùng dao róc mía trên đầu các sư, nên thiền sư đã rút về
ẩn trong bóng tối để âm thầm chuẩn bị một cuộc đại hành hoạt đưa dân tộc
đến kỷ nguyên ánh sáng. Chính Thiền Sư Vạn Hạnh là linh hồn của cuộc
cách mạng bất bạo động vào năm 1009, thiền sư đã âm thầm, kiên trì chuẩn
bị và vận động cuộc cách mạng nầy từ lâu.
Từ
thuở Lý Công Uẩn còn là một chú bé tóc để chỏm đi làm chú tiểu ở Chùa
Cổ Pháp, gặp chú tiểu nầy, thiền sư bằng tuệ giác đã biết sau nầy chú bé
sẽ trở thành một minh quân, một bậc vĩ nhân của dân tộc. Sử chép rằng
Lý Công Uẩn là con nuôi của Thiền Sư Lý Khánh Vân, trụ trì Chùa Cổ Pháp
và là đệ tử của Thiền Sư Vạn Hạnh từ thuở còn thơ. Bằng sử liệu đơn sơ
nầy, ta có thể quả quyết rằng Lý Công Uẩn từ thuở bé đã lọt vào mắt xanh
của Thiền Sư Vạn Hạnh và đã được thiền sư giáo dục, hướng dẫn để trở
thành một con người lịch sử, làm tròn sứ mệnh mà dân tộc và đạo pháp đã
giao phó.
Khi
làm như thế, Thiền Sư Vạn Hạnh không phải làm vì Phật giáo, vì thời đó,
qua ba chế độ độc lập Ngô, Đinh, Lê thì Phật giáo đã là quốc giáo ở
Việt Nam. Rõ ràng thiền sư đã làm là vì dân tộc, vì muốn chuyển hóa xã
hội bạo trị thành một xã hội đức trị, biến một quốc gia Việt Nam mong
manh, suy vi thành một quốc gia Việt Nam hùng cường, hưng thịnh. Thiền
sư đã ra tay hành động, vừa là để tránh cho dân tộc khỏi rơi vào vực
thẳm, khỏi trầm luân trong đầm lầy và vừa để xây dựng trên đống tro tàn,
gạch vụn đổ nát của thời Bắc thuộc và thời chiến tranh, loạn lạc, độc
tài, bạo trị, một lâu đài Việt Nam nguy nga, tráng lệ, một sự nghiệp
Việt Nam trường tồn bất tử ngàn năm. Tuy đã âm thầm chuẩn bị và vận động
cuộc cách mạng 1009 từ lâu và chuẩn bị trên mọi mặt, từ sự giáo dục bản
thân Lý Công Uẩn, biến cậu bé khôi ngô tuấn tú, thông minh khác thường
nầy thành một người tài đức vẹn toàn, đồng thời thấm nhuần chánh pháp để
có thể trở thành một Quân Vương Bồ Tát, để trị quốc an dân theo chánh
pháp, đến sự khai thị nhân tâm, chuẩn bị dư luận quần chúng, tuyên
truyền vận động chính trị bằng sấm truyền về vai trò lịch sử tất yếu của
Lý Công Uẩn, qua việc thăm dò, móc nối và tổ chức nhân sự để thực hiện
cuộc đảo chánh và sau đó là để tiến hành cuộc cách mạng.
Trong
thời kỳ tiền cách mạng, chính thiền sư đã làm tất cả thể theo một kế
hoạch dài hạn, với một kỷ thuật siêu việt, nhưng đến khi cách mạng xảy
ra thì thiền sư không làm gì cả. Người ta không thấy thiền sư cầm quyền
lãnh đạo. Thiền Sư chỉ ngồi yên, mỉm cười bên chén trà hay lặng lẽ cuốc
đất hay đã biến mất vào hư không. Sử ghi lại rằng ngày cuộc cách mạng
xảy ra thành công tốt đẹp và Lý Công Uẩn được suy tôn lên làm Hoàng Đế
thì Thiền Sư Vạn Hạnh đang ngồi uống trà ở Chùa Lục Tổ. Thiền sư đã biết
trước việc nầy và nói cho mọi người trong chùa nghe. Họ vội vàng chạy
về kinh đô để nghe tin, thì quả đúng như lời thiền sư nói.
Sử
sách và thế gian chỉ ghi rằng Lý Công Uẩn lên làm vua, Đào Cam Mộc dẹp
yên các phe phái trong triều đình và quần chúng ủng hộ cuộc cách mạng.
Còn Thiền Sư Vạn Hạnh, người như hạc vàng, đã bay vào vô tận, không để
lại dấu vết, hình tướng, chỉ để lại hương thơm muôn thuở trong lòng
người và lòng dân tộc. Không những đối với cuộc cách mạng năm 1009, mà
đối với tất cả sự nghiệp vĩ đại khác mà Thiền Sư Vạn Hạnh đã làm như dời
kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, kiến thiết kinh thành Thăng Long...,
thiền sư đều làm với tinh thần vô kỷ, vô công, vô danh và vô hành. Giúp
dân dựng nước hay hoằng pháp độ sanh, thiền sư đều làm một cách bình dị,
tự nhiên như uống trà, cuốc đất, thở ra, thở vào, nằm, ngồi, đi, đứng.
Qua
thời đại nhà Lý từ bi, nhân bản và nhân chủ đức trị, qua thành Thăng
Long, qua huyền thoại Rồng Tiên và huyền thoại Hồng Bàng, đâu đâu ta
cũng thấy bóng dáng siêu thoát, kỳ vĩ của Thiền Sư Vạn Hạnh. Chính Thiền
Sư Vạn Hạnh đã hoàn thành sự nghiệp Việt Nam một cách quy mô nhất, toàn
diện nhất, ở mức độ cao đẹp nhất, bao trùm nhất. Sự nghiệp của Thiền Sư
Vạn Hạnh không phải là sự nghiệp của Phật giáo Việt Nam mà thôi, mà còn
chính là sự nghiệp Việt Nam. Thiền Sư Vạn Hạnh qua những công việc phi
thường nầy, đã không làm cho riêng mình, đóng góp không ít cho Phật giáo
mà đã làm tất cả cho dân tộc VIỆT NAM.
示 第 子
身 如 電 影 有 還 無
萬 物 春 榮 秋 又 枯
任 運 盛 衰 無 怖 畏
盛 衰 如 露 草 頭 舖
Thị đệ tử
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố uý
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.
Thân như bóng chớp chiều tà
Cỏ xuân tươi tốt thu qua rụng rời
Sá chi suy thịnh việc đời
Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành.
(Thích Mật Thể dịch)
Các vị trên là thiền sư nên chỉ nghĩ về Thiền, về Phật pháp về sự vô thường của vũ trụ, của kiếp người.
Lê Thánh tông là một chiến sĩ, ngày xuân xa cung điện để danh giặc:
Xuân sắc thương thương thủy ái nồng
Lâu thuyền hiếu sấn thái hà hồng.
(Săc xuân xanh xanh nước biếc nồng
Buổi sáng thuyền lứớt giữa mây hồng)
-Phù tang độ khẩu vũ phân phân
Vạn lý đông phong nhật chính huân.
(Trên bến Phù Tang mưa rơi
Gió xuân muôn dặm tiết trời ráo khô)(284)
Nguyễn Du là người vong quốc vì mất nhà Lê:Ngày xuân đau khổ trong các bài Tự thán:ông than già
Xuân thu hướng nhữ lão tu mi'
Xuân thu đại tự bạch đầu tân
(Xuân thu đưa về già cỗi)(34)
Ông than số gian truân:
Thiên địa dữ nhân truân cốt tướng, (32)
(Trời đất phú cho người cốt tướng gian truân)
Thất bại công danh thân bệnh;
Thư kiếm vô thành sinh kế xúc
(Nghề văn, nghề võ không thành)(32)
Nguyễn Chí Thiện cũng đau khổ sợ những đêm dài nung nấu(81) Hoa Địa Ngục)
Ông cho rằng nhà tù, Việt nam đều không có mùa xuân (Ngày xuân tới) (81) :
Xuân này chẳng khác những mùa xuân
Chỉ thấy đôi chân nặng bước dần ( (87)
Việt Nam còn cộng sản, dân chúng mãi mãi sống trong địa ngục
Sơn Trung
Ngày 5 Janvier 2021
No comments:
Post a Comment