Trung Quốc rút giàn khoan HD981 ra khỏi vùng biển Việt Nam
Tối hôm qua, 15 tháng 7 Trung quốc tuyên bố chính thức rút giàn
khoan HD 981 ra khỏi đảo Tri Tôn thuộc vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
Tân Hoa Xã dẫn lời ông Hồng Lỗi người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc
cho biết việc rút giàn khoan do đã “hoàn thành tác nghiệp” sau khi đã
thu một số dữ liệu về địa chất. Giàn khoan được rút về đảo Hải Nam.
Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng việc rút giàn khoan hòan toàn nằm trong kế hoạch và không bị bất cứ một yếu tố nào từ bên ngoài.
Động thái này ngay lập tức được phản ứng tích cực từ nhà nước Việt
Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao và biểu dương các cơ quan
chức năng, cơ quan thực thi pháp luật trên biển đã biểu thị thái độ và
trách nhiệm cao, trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền Việt Nam.
Cùng lúc người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình lên
tiếng yêu cầu Trung Quốc không tái diễn đem giàn khoan vào vùng biển
Việt Nam trái phép một lần nữa để bảo đảm an ninh trên biển Đông.
Tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng việc rút giàn khoan nằm trong kế
hoạch xác định sự hiện diện của Trung Quốc tại vùng biển thuộc đặc
quyền kinh tế của Việt Nam.
Theo thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ
công an cho biết Việt Nam cần phải cảnh giác đối với Trung Quốc vì họ sẽ
tiếp tục mang các giàn khoan khác vào Biển Đông để thử xem phản ứng của
Việt Nam trước khi có những bước tiến mới nhằm chiếm cứ vùng biển này.
Theo nhiều chuyên gia quốc tế cùng cho rằng Trung Quốc đem giàn khoan
vào trong lúc biển lặng và mang nó ra lúc bão tố nhằm thực hiện kế
hoạch chứng tỏ sự hiện diện thường xuyên của họ tại các vùng biển tranh
chấp. Việc rút giàn khoan đã được Trung Quốc công bố từ khi bắt đầu và
hôm nay họ rút ra chỉ vì bão tới sớm hơn dự kiến.
Theo tin từ Trung tâm khí tượng thủy văn của Việt Nam thì bão
Rammasun tức Thần Sấm đang tiến vào vùng biển có giàn khoan HD 981 với
sức gió giật lên tới cấp 17.
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/cn-oil-rig-move-07162014072107.html
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/cn-oil-rig-move-07162014072107.html
TQ rút 30 tàu cá vỏ sắt khỏi khu vực giàn khoan Hải Dương 981
Trung Quốc rút toàn bộ 30 tàu cá vỏ sắt khỏi khu vực giàn khoan Hải
Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam. Cục Kiểm Ngư Việt
Nam đưa tin này hôm 15/7, cho rằng hành động của Trung Quốc có thể để
tránh trận bão Rammasun thổi qua Philippines, chuẩn bị vào biển Đông.
Hiện nay Trung Quốc vẫn duy trì 75 tàu bao gồm các tàu hải cảnh, tàu vận tải, 18 tàu kéo và 5 tàu quân sự.
Giàn khoan Hải Dương 981 được Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp trên
vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam ngoài khơi tỉnh Bình Định
kể từ đầu tháng 5 đến nay.
Trong diễn biến khác hôm qua Trung Quốc loan báo phóng thích 13 ngư
dân Việt Nam bị bắt giữ từ hôm 20/6 và 3/7 khi hành nghề trên vùng biển
chủ quyền Việt Nam.
Thế giới
18:25 ngày 15/07/2014
Trung Quốc di chuyển giàn khoan 981 khỏi vùng biển VN
×How to Promote Your App Through Social MediaTập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) tối qua thông báo hoạt động thăm dò dầu khí của giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam kết thúc.
Theo Tân Hoa Xã,
giàn khoan Hải Dương 981 do Trung Quốc triển khai trái phép để thăm dò
tài nguyên ở vùng biển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa đã kết
thúc nhiệm vụ vào ngày 15/7. Công ty TNHH Dịch vụ dầu mỏ trên biển Trung
Quốc (COSL), đơn vị vận hành Hải Dương 981, sẽ đưa nó về khu vực Lăng
Thủy, đảo Hải Nam.
Theo Tuổi Trẻ,
vào lúc 4h sáng 16/7, giàn khoan Hải Dương 981 đã di chuyển cách vị trí
ban đầu khoảng 20 hải lý theo hướng đông - đông bắc. Vận tốc di chuyển
trung bình vào khoảng 4,1 hải lý/giờ.
Bộ
Ngoại giao Trung Quốc cũng xác nhận giàn khoan Hải Dương 981 kết thúc
hoạt động ở gần quần đảo Hoàng Sa. "Các công ty liên quan sẽ cân nhắc kế
hoạch làm việc cho giai đoạn tới", Reuters dẫn thông báo của bộ này.
Từ
khi hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào đầu tháng
5/2014, Hải Dương 981 đã đào hai giếng. Giai đoạn 1 kết thúc ngày 27/5
và giai đoạn 2 kết thúc ngày 15/7. Thông báo của CNPC khẳng định giàn
khoan tìm thấy dấu hiệu của mỏ khí đốt và dầu khí trong khu vực mà nó
hoạt động.
Giàn khoan Hải Dương 981. Ảnh: Tân Hoa Xã
|
Ông Wang Zhen, Phó giám đốc Văn phòng nghiên cứu chính sách CNPC, nói với Tân Hoa Xã
rằng các phân tích sơ bộ về dữ liệu địa chất cho thấy những điều kiện
cơ bản và khả năng để khai thác dầu khí tại khu vực mà Hải Dương 981
hoạt động. Tuy nhiên, thử nghiệm khai thác chỉ có thể diễn ra sau khi
quá trình đánh giá toàn diện các dữ liệu hoàn tất. Yếu tố thời tiết cũng
là nguyên nhân CNPC chưa thử nghiệm khai thác, do tháng 7 là khoảng
thời gian mùa mưa bão bắt đầu.
Tân Hoa Xã
dẫn lời một chuyên gia địa chất dầu khí thuộc Viện Kỹ thuật Trung Quốc
cho rằng Bắc Kinh rút giàn khoan để bảo vệ an toàn tính mạng cho công
nhân Trung Quốc đang làm việc trên giàn khoan, cũng như trang thiết bị
của nó trong thời điểm mùa bão đang bắt đầu ở Biển Đông.
Ngày
15/7, Cục Kiểm ngư Việt Nam thông báo Trung Quốc duy trì khoảng 70-75
tàu tham gia bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981, bao gồm 32-34 tàu hải
cảnh, 17-18 tàu vận tải, 16-18 tàu kéo, 5 tàu quân sự. Toàn bộ tàu cá
Trung Quốc đã di chuyển về khu vực đảo Hải Nam do sợ ảnh hưởng của bão
Thần Sấm (Rammasun).
Lực
lượng Kiểm ngư cũng xác nhận ngư dân Việt Nam vẫn đánh bắt trên ngư
trường truyền thống Hoàng Sa, cách giàn khoan 34-39 hải lý. Trên khu vực
tàu cá Việt Nam đánh bắt, tàu hải cảnh 31101 của Trung Quốc thường
xuyên bám sát, ngăn chặn, không cho các tàu cá của ta tiến vào gần khu
vực giàn khoan. Dưới sự hỗ trợ của tàu kiểm ngư, các tàu cá vẫn bám ngư
trường.
Posted by: "nguoiphuongnam"
Bài đăng : Thứ năm 10 Tháng Bẩy 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 10 Tháng Bẩy 2014
Lầu Năm Góc triển khai chiến thuật mới để răn đe Trung Quốc ở Biển Đông
Trinh sát cơ RC 135 tại khu căn cứ không quân Offutt, Hoa Kỳ.
Wikipedia
Vào lúc tàu Việt Nam và Trung Quốc đối đầu nhau trên Biển
Đông tại khu vực giàn khoan Trung Quốc, trong thời gian gần đây, phi cơ
trinh sát Mỹ bắt đầu xuất hiện trên khu vực. Sự kiện khác lạ này phải
chăng là một chiến thuật bắt đầu được Mỹ áp dụng để đối phó với các hành
động của Bắc Kinh bị đánh giá là « khiêu khích », « gây bất ổn định »
trong vùng ? Theo nhật báo Anh Financial Times, số ra hôm nay,
10/07/2014, sự kiện đó có thể được xem là chiến thuật mới đang được Bộ
Quốc phòng Mỹ áp dụng để răn de Trung Quốc.
Theo tờ báo, chiến thuật mới được Lầu Năm Góc triển khai bao
gồm nhiều thành tố, trong đó có việc sử dụng một cách thường xuyên hơn
và mạnh bạo hơn các loại phi cơ trinh sát cũng như tàu hải quân ngay tại
khu vực có tranh chấp.
Sự kiện đầu tiên phản ánh chiến thuật mới đó diễn ra vào tháng Ba vừa
qua khi Mỹ cho một chiếc phi cơ trinh sát P-8A bay ngang qua bãi Second
Thomas Shoal ở khu vực Trường Sa. Tại nơi đó, tàu Trung Quốc đang phong
tỏa đường tiếp tế cho một toán thủy quân lục chiến Philippines đồn trú
trên bãi mà Manila tuyên bố chủ quyền nhưng bị Bắc Kinh tranh chấp. Phi
cơ Mỹ đã bay rất thấp, sao cho phía Trung Quốc có thể nhìn thấy được.
Cũng như vậy, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam mới đây đã cho biết là
vào ngày 30/06 vừa qua, một chiếc máy bay EP3 của Mỹ cũng đã bay qua
khu vực có giàn khoan HD-981 của Trung Quốc, và ở độ cao rất thấp, chỉ
khoảng 200m. Sau đó, có thêm một chiếc trinh sát cơ RC135 của Mỹ bay ở
độ cao 3.000m. Đây là một khu vực dầy đặc tàu Trung Quốc được phái tới
để bảo vệ giàn khoan của họ.
Trả lời báo Financial Times, một cựu quan chức Lầu Năm Góc quen thuộc
với những hoạt động kể trên xác nhận đó là một chiến thuật mới của Hải
quân Mỹ : « Thông điệp là ‘chúng tôi biết những gì quý vị đang làm, hành
động của quý vị sẽ có hậu quả, chúng tôi vừa có khả năng vừa có quyết
tâm và chúng tôi đang hiện diện ở đây’. »
Đối với Hoa Kỳ, thách thức hiện nay là làm sao có được phương cách
hữu hiệu nhằm đối phó với chiến lược tằm ăn dâu của Trung Quốc tại Biển
Đông, tức bành trướng từ từ nhưng một cách vững chắc chắn trên các khu
vực mà họ đòi chủ quyền. Khó khăn đối với quân đội Mỹ là làm sao ngăn
chặn được các hành động gặm nhắm của Trung Quốc trên quy mô nhỏ, sao cho
tình hình không leo thang thành xung đột quân sự trên binh diện rộng.
Không phải là ngẫu nhiên mà gần đây, ngành ngoại giao Mỹ đã cực lực
lên tiếng đả kích các hành động của Trung Quốc bị cho là nhằm thiết lập
một hiện trạng mới trong vùng. Đó là những việc như đưa giàn khoan xuống
hoạt động tại những vùng tranh chấp với Việt Nam, cho xây dựng hạ tầng
cơ sở kiên cố trên những thực thể địa dư mà họ từng dùng võ lực đánh
chiếm của Việt Nam hay Philippines, ban bố những luật lệ gọi là quốc gia
nhưng lại áp dụng trên những khu vực mà Trung Quốc đơn phương cho là
của mình.
Ngoài việc tích cực sử dụng máy bay do thám và đưa tàu đến hoạt động
gần khu vực các tranh chấp, Hoa Kỳ cũng nghĩ đến khả năng công bố rộng
rãi hình ảnh hoặc video về các hành vi thái quá của Trung Quốc trên
biển. Một số quan chức Mỹ cho rằng nếu hình ảnh tàu Trung Quốc xách
nhiễu ngư dân Việt Nam hay Philippines được loan truyền rộng rãi, điều
đó có thể khiến Bắc Kinh chùn tay.
Sau cùng, trong các chiến thuật mới đó, Mỹ cũng sẽ giúp các nước
trong vùng có thông tin nhanh chóng và kịp thời về vị trí các con tàu
trong khu vực. Mỹ đã cung cấp cho Philippines, Nhật Bản và một số nước
khác trong khu vực các thiết bị radar và hệ thống giám sát, và hiện đang
tìm cách để tích hợp thông tin thu thập được vào một mạng lưới khu vực
rộng lớn hơn, có chức năng chia sẻ dữ liệu.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140710-lau-nam-goc-trien-khai-chien-thuat-moi-de-ran-de-trung-quoc-o-bien-dong
Hôm nay, 15/07/2014 Trung Quốc một lần nữa lại đòi Mỹ không
được can thiệp vào cuộc tranh chấp tại Biển Đông. Yêu cầu này được Bắc
Kinh nhắc lại sau khi một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi các nước có
tranh chấp chủ quyền trong vùng đình chỉ mọi hành động làm căng thẳng
leo thang.
Kết quả tại Việt Nam dựa trên thăm dò từ 18/4 đến 8/5 với 1000 người tuổi từ 18 trở lên.
Tại Việt Nam, chỉ có 16% người được hỏi có thiện cảm với Trung Quốc, 67% cho Ấn Độ, 76% cho Mỹ và 77% cho Nhật.
Khi được hỏi nước nào là đe dọa lớn nhất, 74% người Việt chọn Trung Quốc.
30% chọn Mỹ là đồng minh chủ chốt, khiến Mỹ có điểm cao nhất tại Việt Nam cho câu hỏi về đồng minh.
69% người Việt cho rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ thay Mỹ làm siêu cường, trong khi chỉ có 17% tin điều này đã hay sẽ xảy ra.
Trong 10 nước châu Á được khảo sát, có sáu nước mà ở đó, đa số bày tỏ cảm tình với Trung Quốc. Ví dụ, tại Hàn Quốc là 56%, Indonesia 66%, Thái Lan 72%, Malaysia 74%, Bangladesh 77%, Pakistan 78%.
Nhật Bản nhận được cảm tình của ít nhất một nửa người được hỏi tại bảy nước châu Á – cao nhất là Thái Lan 81% và Philippines 80%.
Tranh chấp lãnh thổ khiến chỉ có 7% tại Nhật, 16% ở Việt Nam, và 38% ở Philippines có cảm tình với Trung Quốc.
Ngược lại, chỉ có 8% ở Trung Quốc có cảm tình với Nhật, nhưng cũng có 50% người Trung Quốc cảm tình với Mỹ.
Đa số tại châu Á xem Mỹ là quốc gia họ có thể nhờ cậy.
8 trong 11 nước châu Á chọn Mỹ là đồng minh số một, như Hàn Quốc 68%, Nhật 62%, Ấn Độ 33%. Tại Việt Nam, 30% chọn Mỹ là đồng minh.
Có hai nước châu Á trong khảo sát chọn Trung Quốc là đồng minh: Malaysia 27% và Pakistan 57%.
Người Trung Quốc xem Nga là đối tác đáng tin cậy nhất (25%) và Mỹ là đe dọa (36%).
Đa số người dân tại tám nước châu Á lo lắng tranh chấp có thể dẫn đến chiến tranh.
Tỉ lệ lo ngại này cao nhất ở Philippines 93%, Nhật 85%, Việt Nam 84% và Hàn Quốc 83%.
Tại Trung Quốc, cũng có 62% lo ngại về rủi ro chiến tranh, còn 34% không lo lắng.
Đáng quan tâm là 61% tại Philippines và 51% tại Việt Nam nói họ “rất lo ngại” về khả năng xung đột quân sự với Trung Quốc.
Hai phần ba người Mỹ được hỏi (67%) cũng lo lắng chiến tranh có thể xảy ra vì mâu thuẫn lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/07/140715_vietnam_china_survey.shtml
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140710-lau-nam-goc-trien-khai-chien-thuat-moi-de-ran-de-trung-quoc-o-bien-dong
Trung Quốc lại đòi Mỹ đứng ngoài tranh chấp Biển Đông
Trực thăng cất cánh từ chiến hạm Trung Quốc ngoài khơi Thanh Đảo - Reuters
Tình hình Biển Đông trong thời gian gần đây đã bị khuấy động
sau hàng loạt động thái « khiêu khích » của Trung Quốc tại Hoàng Sa và
Trường Sa, trực tiếp nhắm vào Việt Nam và Philippines.
Trong một bản thông cáo được hãng tin Anh Reuters trích dẫn, Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác định là Bắc Kinh « hy vọng rằng các nước bên ngoài khu vực duy trì một cách nghiêm ngặt sự trung lập của mình, phân biệt rõ ràng đúng sai, và nghiêm túc tôn trọng các nỗ lực chung của các nước trong khu vực trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực ».
Dù không nêu đích danh, nhưng đòi hỏi nói trên rõ ràng là nhắm vào Hoa Kỳ. Hôm 10/07 vừa qua, nhân cuộc hội thảo về Biển Đông tổ chức tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS tại Washington, ông Michael Fuchs, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách các Vấn đề Chiến lược và Đa phương, đã cho rằng việc làm cho Biển Đông căng thẳng không phải là trách nhiệm của một nước duy nhất, nhưng quan điểm của Hoa Kỳ là chính các hành vi « khiêu khích và đơn phương » của Trung Quốc đã làm dấy lên nghi vấn về sự sẵn sàng tuân thủ luật pháp quốc tế của Bắc Kinh. Do đó, Washington kêu gọi các nước đình chỉ - từ tiếng Anh là freeze, nghĩa là đóng băng - mọi hành động có nguy cơ làm tình hình căng thẳng thêm.
Theo ông Fuchs, mỗi quốc gia tranh chấp đều có quyền quyết định xem cần phải đình chỉ hoạt động nào, từ việc không thiết lập cơ sở mới cho đến việc lấn chiếm vùng lãnh thổ mà nước khác đã trấn giữ từ trước năm 2002, là năm mà khối ASEAN và Trung Quốc đã ký kết bản Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông DOC.
Vấn đề là Trung Quốc lại đòi quyền sở hữu trên hầu như toàn bộ Biển Đông, bất chấp các tuyên bố chủ quyền đối nghịch của các láng giềng Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Đài Loan. Mới đây, Bắc Kinh đã Trung Quốc đưa giàn khoan vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời thúc đẩy các công trình xây dựng trên các thực thể địa dư tại vùng Trường Sa mà họ đã dùng võ lực đánh chiếm từ tay Philippines và Việt Nam.
Vào hôm nay, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục nhắc lại rằng Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi trên Biển Đông, và yêu cầu tất cả các nước khác triệt thoái toàn bộ lực lượng và thiết bị của mình ra khỏi các hòn đảo mà Trung Quốc cho là đã bị « xâm chiếm bất hợp pháp ».
Đồng thời với việc đòi Mỹ không can thiệp, Trung Quốc đã nhắc lại lập trường cố hữu là tranh chấp chủ quyền chỉ có thể giải quyết bằng các cuộc đàm phán tay đôi giữa các nước với nhau, một giải pháp bị cho là để Bắc Kinh dễ bắt nạt các nước nhỏ hơn.
Trong một bản thông cáo được hãng tin Anh Reuters trích dẫn, Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác định là Bắc Kinh « hy vọng rằng các nước bên ngoài khu vực duy trì một cách nghiêm ngặt sự trung lập của mình, phân biệt rõ ràng đúng sai, và nghiêm túc tôn trọng các nỗ lực chung của các nước trong khu vực trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực ».
Dù không nêu đích danh, nhưng đòi hỏi nói trên rõ ràng là nhắm vào Hoa Kỳ. Hôm 10/07 vừa qua, nhân cuộc hội thảo về Biển Đông tổ chức tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS tại Washington, ông Michael Fuchs, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách các Vấn đề Chiến lược và Đa phương, đã cho rằng việc làm cho Biển Đông căng thẳng không phải là trách nhiệm của một nước duy nhất, nhưng quan điểm của Hoa Kỳ là chính các hành vi « khiêu khích và đơn phương » của Trung Quốc đã làm dấy lên nghi vấn về sự sẵn sàng tuân thủ luật pháp quốc tế của Bắc Kinh. Do đó, Washington kêu gọi các nước đình chỉ - từ tiếng Anh là freeze, nghĩa là đóng băng - mọi hành động có nguy cơ làm tình hình căng thẳng thêm.
Theo ông Fuchs, mỗi quốc gia tranh chấp đều có quyền quyết định xem cần phải đình chỉ hoạt động nào, từ việc không thiết lập cơ sở mới cho đến việc lấn chiếm vùng lãnh thổ mà nước khác đã trấn giữ từ trước năm 2002, là năm mà khối ASEAN và Trung Quốc đã ký kết bản Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông DOC.
Vấn đề là Trung Quốc lại đòi quyền sở hữu trên hầu như toàn bộ Biển Đông, bất chấp các tuyên bố chủ quyền đối nghịch của các láng giềng Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Đài Loan. Mới đây, Bắc Kinh đã Trung Quốc đưa giàn khoan vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời thúc đẩy các công trình xây dựng trên các thực thể địa dư tại vùng Trường Sa mà họ đã dùng võ lực đánh chiếm từ tay Philippines và Việt Nam.
Vào hôm nay, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục nhắc lại rằng Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi trên Biển Đông, và yêu cầu tất cả các nước khác triệt thoái toàn bộ lực lượng và thiết bị của mình ra khỏi các hòn đảo mà Trung Quốc cho là đã bị « xâm chiếm bất hợp pháp ».
Đồng thời với việc đòi Mỹ không can thiệp, Trung Quốc đã nhắc lại lập trường cố hữu là tranh chấp chủ quyền chỉ có thể giải quyết bằng các cuộc đàm phán tay đôi giữa các nước với nhau, một giải pháp bị cho là để Bắc Kinh dễ bắt nạt các nước nhỏ hơn.
Người Việt ‘lo TQ, muốn Mỹ là đồng minh’
Cập nhật: 13:23 GMT - thứ ba, 15 tháng 7, 2014
Một thăm dò dư luận cho biết đa số ở Việt Nam xem Trung Quốc là đe dọa số một và muốn Mỹ là đồng minh chủ chốt.
Thăm dò của Trung tâm nghiên cứu Pew tại Washington DC về thái độ của người dân tại nhiều nước được công bố hôm 14/7.Tại Việt Nam, chỉ có 16% người được hỏi có thiện cảm với Trung Quốc, 67% cho Ấn Độ, 76% cho Mỹ và 77% cho Nhật.
Khi được hỏi nước nào là đe dọa lớn nhất, 74% người Việt chọn Trung Quốc.
30% chọn Mỹ là đồng minh chủ chốt, khiến Mỹ có điểm cao nhất tại Việt Nam cho câu hỏi về đồng minh.
69% người Việt cho rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ thay Mỹ làm siêu cường, trong khi chỉ có 17% tin điều này đã hay sẽ xảy ra.
Đồng minh và đe dọa
Không phải nước nào ở châu Á cũng có thái độ chống Trung Quốc.Trong 10 nước châu Á được khảo sát, có sáu nước mà ở đó, đa số bày tỏ cảm tình với Trung Quốc. Ví dụ, tại Hàn Quốc là 56%, Indonesia 66%, Thái Lan 72%, Malaysia 74%, Bangladesh 77%, Pakistan 78%.
Nhật Bản nhận được cảm tình của ít nhất một nửa người được hỏi tại bảy nước châu Á – cao nhất là Thái Lan 81% và Philippines 80%.
Tranh chấp lãnh thổ khiến chỉ có 7% tại Nhật, 16% ở Việt Nam, và 38% ở Philippines có cảm tình với Trung Quốc.
Đa số tại châu Á xem Mỹ là quốc gia họ có thể nhờ cậy.
8 trong 11 nước châu Á chọn Mỹ là đồng minh số một, như Hàn Quốc 68%, Nhật 62%, Ấn Độ 33%. Tại Việt Nam, 30% chọn Mỹ là đồng minh.
Có hai nước châu Á trong khảo sát chọn Trung Quốc là đồng minh: Malaysia 27% và Pakistan 57%.
Người Trung Quốc xem Nga là đối tác đáng tin cậy nhất (25%) và Mỹ là đe dọa (36%).
Tranh chấp biển đảo
Nhìn chung, các nước châu Á đều lo ngại về rủi ro chiến tranh do mâu thuẫn biển đảo giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.Đa số người dân tại tám nước châu Á lo lắng tranh chấp có thể dẫn đến chiến tranh.
Tỉ lệ lo ngại này cao nhất ở Philippines 93%, Nhật 85%, Việt Nam 84% và Hàn Quốc 83%.
Tại Trung Quốc, cũng có 62% lo ngại về rủi ro chiến tranh, còn 34% không lo lắng.
Đáng quan tâm là 61% tại Philippines và 51% tại Việt Nam nói họ “rất lo ngại” về khả năng xung đột quân sự với Trung Quốc.
Hai phần ba người Mỹ được hỏi (67%) cũng lo lắng chiến tranh có thể xảy ra vì mâu thuẫn lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/07/140715_vietnam_china_survey.shtml
No comments:
Post a Comment