Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Sunday 13 July 2014

TIN THẾ GIỚI VÀ BIỂN ĐÔNG


Trung Quốc cố tình quên vai trò chủ đạo của Mỹ trong khu vực

Việt Hà, phóng viên RFA
2014-07-11
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
20140710_111118-600.jpg
Hội thảo quốc tế lần thứ 4 về biển Đông tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế ở Washington DC bắt đầu ngày 10 tháng 7 năm 2014.
RFA photo



Mở đầu ngày thứ hai buổi hội thảo biển Đông tại Trung Tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế là bài phát biểu quan trọng của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, ông Michael Fuchs. Bài phát biểu của đại diện chính phủ Mỹ một lần nữa nhấn mạnh sự quan tâm của Mỹ tới khu vực này và vai trò dẫn dắt của Mỹ nói chung. Ông Michael Fuchs cũng cho rằng Trung Quốc đã dường như quên mất vai trò chủ đạo quan trọng của Mỹ khi Trung Quốc cố tình thực hiện những hành động mà ông gọi là gây hấn:
Có người gọi Hoa Kỳ là kẻ bên ngoài và bảo chúng tôi là không nên can thiệp vào các vấn đề khu vực. Nhưng họ quên mất một thực tế là nhiều thập kỷ qua Hoa Kỳ đã là một cường quốc khu vực Thái Bình Dương. Sự ổn định thống nhất của khu vực này là quyền lợi của chúng tôi. Những gì diễn ra ở đây cũng ảnh hưởng đến Mỹ. Họ lờ đi nhu cầu ngày một tăng từ các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực đối với sự hiện diện và can thiệp của Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương. Mỹ muốn tham gia một cách sâu hơn vào khu vực này trong tương lai.
Hoa Kỳ không thể áp đặt giải pháp với vấn đề này. Những nước có liên quan cần phải tìm ra cách tốt nhất để giải quyết vấn đề một cách hòa bình và theo đường lối ngoại giao.
- Ông Michael Fuchs
Theo ông Michael Fuchs, việc Mỹ can dự vào tranh chấp biển Đông, khiến các nước tuân thủ luật quốc tế cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ quyền lợi của Mỹ tại khu vực này. Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ cũng nói đến những việc mà Mỹ đã thực hiện trong suốt thời gian qua để góp phần làm giảm căng thẳng tại khu vực này bao gồm đối thoại và hợp tác với Trung Quốc, ASEAN, giúp đỡ các nước như Philippines, Việt Nam xây dựng khả năng bảo vệ biển, củng cố vị thế của Mỹ trong khu vực, thúc đẩy các bên tiến tới đạt được bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên biển Đông (COC).
Biện pháp giải quyết tranh chấp được ông Michael Fuchs đưa ra bao gồm việc ngưng ngay lập tức các hành động đang tiến hành và không thực hiện thêm bất cứ hành động nào khác để giữ nguyên hiện trạng. Theo ông đây là biện pháp cần thiết đầu tiên để giảm căng thẳng trước khi tiến tới những bước tiếp theo.


Vị đại diện chính phủ Mỹ, Michael Fuchs, cũng khẳng định Mỹ chỉ đóng vai trò là người đưa lời khuyên và không thể là người áp đặt các giải pháp:
Hoa Kỳ không thể áp đặt giải pháp với vấn đề này. Những nước có liên quan cần phải tìm ra cách tốt nhất để giải quyết vấn đề một cách hòa bình và theo đường lối ngoại giao. Nhưng trách nhiệm của chúng tôi và một số nước khác là thúc đẩy một môi trường phù hợp, những đối thoại có lợi dẫn đến giải pháp hòa bình cho vấn đề này. 

Trung Quốc nói Mỹ là người gây bất ổn

_nh_1-250.jpg
Chuyên gia Bonnie Glaser thuộc Trung Tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế
Trong phần thảo luận về vai trò của Mỹ ở biển Đông, chuyên gia Bonnie Glaser thuộc Trung Tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế cho rằng thời gian qua Hoa Kỳ đã cho các nước thấy sự quan tâm của mình với những căng thẳng trong khu vực bằng những hành động cụ thể mà điển hình là tại bãi Second Thomas Shoal (hay còn gọi là bãi Cỏ Mây) do Philippines kiểm soát và tại khu vực đặt giàn khoan dầu HD 981 gần quần đảo Hoàng Sa. Chuyên gia Bonnie Glaser nói:

Một điểm cần phải chú ý là sự sẵn sàng đang tăng lên từ phía Mỹ trong việc triển khai vũ khí của mình khi căng thẳng lên cao ở khu vực Thái Bình  Dương. Chúng ta thấy trường hợp điển hình ở bãi Cỏ Mây nơi máy bay do thám của Hải quân Mỹ được triển khai đến. Gần đây nhất là vụ giàn khoan dầu của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa, Mỹ đã cho máy bay do thám P3 bay qua đây. Cho nên theo tôi đây là tín hiệu cho thấy Mỹ muốn giải pháp hòa bình và cố gắng ngăn chặn các hành động xâm lấn. 

Theo bà Bonnie Glaser, vai trò quan trọng của Mỹ tại đây chính là giúp định hình việc thay đổi chính sách của Trung Quốc, qua đó làm giảm căng thẳng trong khu vực.
Một điểm cần phải chú ý là sự sẵn sàng đang tăng lên từ phía Mỹ trong việc triển khai vũ khí của mình khi căng thẳng lên cao ở khu vực Thái Bình  Dương.
- Chuyên gia Bonnie Glaser
Học giả Trung Quốc, Tiến sĩ Chu Shulong thuộc trường đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh tóm lược những ý kiến của người Trung Quốc cho rằng thực sự những căng thẳng đang diễn ra tại biển Đông là do những hành động từ Hoa Kỳ, không phải từ Trung Quốc:
Hoa Kỳ đã khiến căng thẳng lên cao tại biển Đông trong những năm gần đây….đặc biệt căng thẳng tại biển Đông đã lên cao trong 4 năm qua sau khi Hoa Kỳ chuyển trục chiến lược… Trung quốc cho rằng Hoa Kỳ đang tìm cách gây rắc rối ở biển Đông bằng việc chuyển trục chiến lược.

Theo ông Chu Shulong, Hoa Kỳ đã không công bằng khi đối xử với các nước trong khu vực, cụ thể là Hoa Kỳ đã bệnh vực Philippines và Việt Nam trong việc quốc hội Việt Nam thông qua luật biển vào năm 2012. Ông Chu Shulong cũng nói Mỹ là nước gây nhiều cuộc chiến tranh gần đây, mà điển hình là cuộc chiến Iraq còn Trung Quốc không phải là nước gây ra những cuộc chiến trên thế giới.

Trung Quốc đang có ý đồ gì tại Hoàng Sa và Trường Sa
Đáng chú ý trong ngày hội thảo cuối là bài phát biểu của cựu Phó đô đốc hải quân Nhật, Yoji Koda. Phó đô đốc Koda trình bày bài thuyết trình của mình kèm bản đồ về khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bãi Scarborough Shoal. Theo ông, hành động xây đường băng trên đảo Gạc Ma của Trung Quốc thời gian gần đây và việc lấy bãi Scarborough Shoal từ Philippines vào năm 2012 nằm trong một chiến lược quân sự lâu dài của Trung Quốc.
Theo Phó đô đốc Yoji Koda, bãi Scarborough shoal ở một vị trí và diện tích thích hợp cho toàn bộ tàu chiến của Trung Quốc. Với việc kết hợp bãi này với sân bay và căn cứ quân sự trên đảo Phú Lâm và sân bay đang xây dựng trên đảo Gạc Ma, Trung Quốc có thể tiến tới kiểm soát toàn bộ biển Đông về mặt quân sự, kinh tế và chiến lược.
Phó đô đốc Yoji Koda nhận định Hoa Kỳ và Nhật bản đã chậm trong việc nhận ra ý đồ này của Trung Quốc nên đã không có hành động kịp thời từ năm 2012 để ngăn chặn hành động lấy bãi Scarborough Shoal của Trung Quốc.

Khía cạnh pháp lý trong vụ kiện của Philippines

paul-reichler-itlos-20131204-250.jpg
Luật sư Paul Reichler, người tư vấn pháp lý trong vụ kiện của Philippines

Luật sư Paul Reichler, người tư vấn pháp lý trong vụ kiện của Philippines cũng có một bài phát biểu được chú ý trong ngày hội thảo cuối. Luật sư Reichler lần lượt đưa ra các điểm phản bác lại những lập luận của Trung Quốc về vụ kiện này. Theo luật sư, lập luận của Trung Quốc cho rằng tòa trọng tài quốc tế không có quyền xét xử vụ kiện là không đúng vì Philippines không kiện Trung Quốc liên quan đến việc phân chia ranh giới trên biển mà chỉ liên quan đến việc giải thích những yếu tố đi kèm liên quan đến các đảo và bãi đá nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippine.

Mặc dù những đảo, bãi đá này nằm trong vùng lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ ra nhưng không nằm trong vùng chồng lấn của hai nước ở phía bắc của Philippines. Vì vậy luật sư Paul Reichler tin tưởng hoàn toàn về quyền phán quyết của tòa liên quan đến vụ kiện, bất luận Trung Quốc có tham gia hay không. Theo dự kiến, phán quyết sẽ được đưa ra vào khoảng thời gian từ ngày 7 đến 18 tháng 7 năm 2015.
Sự tin tưởng và những lợi thế của Philippines trong vụ kiện cũng được nói đến trong mối tương quan với một vụ kiện tương tự khác giữa Bangladesh và Ấn Độ trong tranh chấp trên vịnh Bengal. Tòa Quốc tế hôm thứ ba đã ra phán quyết có lợi cho Bangladesh, và Ấn độ sau đó cũng đã lên tiếng hoan nghênh, chấp nhận phán quyết của tòa. Vụ kiện này được cho là một ví dụ tương tự và gần nhất với vụ kiện của Philippines với Trung Quốc, và là minh chứng cho việc giải quyết một tranh chấp lâu dài trên biển giữa hai nước láng giềng một cách hòa bình.

Hội thảo lần thứ 4 về biển Đông khép lại vào buổi trưa ngày 11 tháng 7 với phần thảo luận về các biện pháp xây dựng lòng tin. Các học giả một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của ASEAN trong việc góp phần xây dựng lòng tin giữa các bên trong tranh chấp biển Đông.

 Học giả quốc tế cáo buộc hành động gây hấn của TQ ở biển Đông
Việt Hà, phóng viên RFA
2014-07-10
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
20140710_092416
Hội thảo quốc tế lần thứ 4 về biển Đông tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế ở Washington DC ngày 10 tháng 7 năm 2014.
RFA


Hội thảo quốc tế lần thứ 4 về biển Đông vừa diễn ra trong hai ngày 10 và 11 tháng 7, tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế tại Washington DC.
Ngày đầu tiên của hội thảo lần thứ 4 về biển Đông tập trung chủ yếu vào những diễn tiến gần đây tại biển Đông, các vấn đề pháp lý có liên quan và sự can dự của Hoa Kỳ vào khu vực này.
Nhìn chung các học giả khi nhận định về tình hình biển Đông đều cho rằng tình hình biển Đông trong thời gian qua đã có diễn tiến căng thẳng, chủ yếu bởi các hành động khiêu khích đơn phương từ Trung Quốc.

Một vết sâu với nhiều nhát cắt

Trong bài phát biểu mở đầu cuộc hội thảo, Dân biểu Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ nói:
“Cái mà họ đang làm là nhằm thay đổi thực trạng trong khu vực, từ bãi này sang bãi khác, từ đảo này sang đảo khác. Họ đang cố gắng làm thay đổi động lực trong quan hệ giữa các nước trong khu vực. Trong vài tháng qua, họ đã dịch chuyển một giàn khoan dầu cỡ như sân bóng về gần quần đảo Hoàng Sa trong vùng nước của Việt nam. Đảo nhân tạo được họ xây dựng ở Trường Sa.”
Dân biểu Mike Rogers nhận định Trung Quốc đã xây dựng lực lượng quân đội, phát triển hải quân nước sâu trong  suốt 20 năm qua để thực hiện những gì mà họ đang làm tại biển Đông. Ông gọi đây là những hành động gây hấn và trơ tráo. Theo dân biểu Mike Rogers, Trung Quốc đang thực hiện một chiến thuật dần dần từng bước mà ông gọi là ‘ một vết sâu với nhiều nhát cắt’ và đạt đến mức hết sức nguy hiểm.
Không ai muốn đối đầu, không ai tìm kiếm xung đột nhưng chúng ta phải có hành động ngăn chặn với cái mà Trung Quốc cho là thế giới không quan tâm.
-DB Mike Rogers
Những phản ứng lại từ phía Việt Nam, Philippines thậm chí cả Nhật bản tại biển Hoa Đông đối với hành động lấn lướt của Trung Quốc được vị dân biểu xác định là chưa đủ. Ông cũng nêu ra những quan ngại rằng những căng thẳng trong khu vực có thể sẽ dẫn đến những tính toán sai lầm và dẫn đến xung đột. Vì vậy ông kêu gọi Mỹ cần phải mở rộng hợp tác hơn nữa với các nước đồng minh trong khu vực để kiềm chế Trung Quốc thay vì đối đầu trực tiếp với Trung Quốc. Ông nói:
“Không ai muốn đối đầu, không ai tìm kiếm xung đột nhưng chúng ta phải có hành động ngăn chặn với cái mà Trung Quốc cho là thế giới không quan tâm đó là hành động của họ đối với các nước láng giềng ở biển Đông…. Chúng ta cần trực tiếp hơn, mạnh mẽ hơn, chúng ta cần làm tăng sức mạnh cho các bạn bè và đồng minh của chúng ta trong khu vực vì nếu chúng ta không làm như vậy thì rồi chúng ta sẽ thấy có tình trạng tàu đâm vào nhau và dẫn đến xung đột rất đáng tiếc.”

TQ làm phức tạp thêm tình hình

Đến từ Việt Nam, Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Quỹ nghiên cứu biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam cáo buộc Trung Quốc gia tăng các đòi hỏi chủ quyền bằng cách làm phức tạp thêm vấn đề tại biển Đông bằng nhiều hình thức.
Tiến sĩ Trần Trường Thủy cáo buộc Trung Quốc đang làm thay đổi hiện trạng tại Trường Sa bằng việc cho xây dựng đường băng ở đảo Gạc Ma để tiến đến những bước xa hơn trong tương lai nhằm kiểm soát khu vực biển Đông. Trong lĩnh vực ngoại giao Trung Quốc đưa ra những hình thức hợp tác với các nước ASEAN nhằm thay thế cho một bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên biển Đông (COC). Tiến sĩ Trần Trường Thủy cũng nói đến chiến lược bắp cải và tằm ăn dâu của Trung Quốc trong việc lấn chiếm các đảo và đối phó với từng nước một, bắt đầu từ Philippines, tới Việt Nam. Về chính sách nội địa, học giả Việt Nam cáo buộc Trung Quốc áp dụng các lệnh cấm đánh bắt cá vô lý trên biển Đông, lệnh kiểm soát tàu nước ngoài của tỉnh Hải Nam hồi đầu năm nay, và gần đây là việc in bản đồ với hình lưỡi bò 10 đoạn thay vì 9 đoạn như trước kia.
Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất đánh dấu bước ngoặt leo thang trong các hành động của Trung Quốc ở biển Đông được Tiến sĩ Trần Trường Thủy nói đến chính là việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 ra vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa đang trang chấp giữa hai nước. Theo ông, đây là lần đầu tiên Trung Quốc thực hiện việc khoan thăm dò tại vùng tranh chấp, vì trước kia Trung Quốc chỉ ngăn cản các nước khác không được thực hiện việc đấu thầu khoan thăm dò mà thôi. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc điều hơn 100 tàu các loại bao gồm cả tàu chiến ra bảo vệ hoạt động của giàn khoan được cũng được coi là một bước ngoặt mới trong hành động của Trung Quốc thời gian qua. Học giả Việt Nam cho rằng Trung Quốc đã chuyển từ gây hấn do phản ứng lại sang gây hấn chủ động.
Tiến sĩ Trần Trường Thủy cũng cho rằng tất cả những biện pháp song phương và đa phương nhằm giải quyết tranh chấp tại khu vực này cho đến nay vẫn chưa thấy có hiệu quả. Vì vậy ông kêu gọi sự gia tăng hợp tác hơn nữa của toàn khối ASEAN và Mỹ trong việc tìm ra giải pháp cho vấn đề này.

Một chính sách toàn bộ có tính toán

Giải thích về những hành động gần đây của Trung Quốc trên biển Đông, và cả biển Hoa Đông, học giả Christopher Johnson, chuyên gia về Trung Quốc của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế nhận định:
Đây là một chiến lược được tính toán kỹ lưỡng chứ không phải đơn thuần là một loạt các chiến thuật nhỏ hoặc phản ứng của Trung Quốc trước hành động của Mỹ hay các nước khác.
-Christopher Johnson
“Đây là một chiến lược được tính toán kỹ lưỡng chứ không phải đơn thuần là một loạt các chiến thuật nhỏ hoặc phản ứng của Trung Quốc trước hành động của Mỹ hay các nước khác… chúng ta phải hiểu đây là một chiến lược và mỗi một thời kỳ trong đó được kết nối với nhau để thực hiện chiến lược này.”
Theo ông Christopher Johnson, lãnh đạo mới của Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình là người có cái nhìn về vai trò của Trung Quốc trên trường quốc tế khác với người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào. Ông là người trực tiếp đưa ra các quyết định và sẵn sàng chấp nhận rủi ro cả về mặt nội địa lẫn quốc tế. Vì vậy, rất khó dự đoán được tương lai sắp tới. Học giả Christopher Johnson cho rằng ông Tập Cận Bình muốn duy trì một mức độ căng thẳng nhất định trong khu vực và cả nội địa để đảm bảo những thành công mà ông nhắm tới.

Sự can thiệp của Hoa Kỳ - Dẫn dắt từ phía sau

Ngay từ buổi sáng đầu tiên của hội thảo, các học giả đã đề cập đến vai trò quan trọng của Hoa Kỳ trong tranh chấp biển Đông. Tiến sĩ Patrick Cronin, Giám đốc Chương trình An ninh châu Á Thái Bình Dương thuộc Trung tâm An Ninh Mỹ mới đưa ra 4 đề xuất nhằm góp phần làm thay đổi thái độ gây hấn của Trung Quốc trong khu vực.
Theo Tiến sĩ Patrick Cronin, Hoa Kỳ cần phải duy trì sự hiện diện của mình trong khu vực qua các hoạt động tập trận chung, hay cho phép tàu chiến Mỹ ghé thăm các cảng trong khu vực, giúp đỡ xây dựng năng lực tự bảo vệ cho các nước trong khu vực, nhất là lực lượng tuần duyên, hỗ trợ các hợp tác của khối ASEAN, chia sẻ thông tin tình báo. Tiến sĩ Patrick Cronin cũng đề nghị Mỹ nên xem xét việc bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Theo ông đây là một động thái mang tính hình thức để cảnh báo Trung Quốc.
Tiến sĩ Alan Dupont, thuộc  Viện Chính sách quốc tế Lowy, Australia, cho rằng, sự can thiệp của Hoa Kỳ vào khu vực nên tập trung vào việc giúp đỡ các nước đồng minh của mình gia tăng khả năng phòng vệ thay vì đối đầu trực tiếp với Trung Quốc. Ông gọi đây là dẫn dắt từ phía sau.

Biện pháp pháp lý không phải là cách tốt nhất?

Buổi chiều cuộc họp báo tập trung vào khía cạnh pháp lý của tranh chấp biển Đông. Tiến sĩ luật Binh Bing Jia thuộc Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh lập luận rằng việc đưa các vấn đề tranh chấp ra các tòa án quốc tế là không cần thiết và tạo ra quá nhiều khó khăn trong khi các nước trong khu vực đã có các cam kết khác. Ý ông muốn nói đến Bản tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông được ký vào năm 2002. Ông nhấn mạnh biện pháp pháp lý không phải là biện pháp tốt nhất.
“3 nước có liên quan đã đồng ý với nhau nhiều lần là sẽ giải quyết vấn đề qua đàm phán, tư vấn, đối thoại. Đã có nhiều bằng chứng cho điều này. Một khi các bạn đã xác định cách thức để giải quyết vấn đề như thế nào thì chỉ có cách đó, bất cứ cách nào khác bao gồm cả việc tìm đến luật pháp dù không cấm nhưng không phải là cách duy nhất để giải quyết vấn đề phức tạp như biển Đông. Luật không bao giờ là tốt nhất.”
Ông cũng cho rằng việc theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982 sẽ có nhiều hạn chế đối với các nước muốn áp dụng luật này vì những định nghĩa mà ông cho là hoặc không có hoặc không rõ ràng trong luật có thể dẫn đến những phán quyết không rõ ràng.
Trong khi đó, Tổng Lãnh Sự Philippines tại San Francisco, ông Henry Bensurto khẳng định việc Philippines đưa Trung Quốc ra tòa Trọng tài quốc tế theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển là hợp lý vì nó không liên quan đến tranh chấp về lãnh thổ mà chỉ là tranh chấp lãnh hải. Đơn khởi kiện chỉ yêu cầu tòa xác định những yếu tố đi kèm trong các yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trong vùng lưỡi bò.
Tiến sĩ luật Vũ Hải Đăng thuộc Hội luật gia Việt Nam khẳng định việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm luật quốc tế. Tiến sĩ Vũ Hải Đăng đưa ra đề nghị Trung Quốc ngưng việc khoan thăm dò tại khu vực này, bao gồm các hoạt động hợp tác phát triển chung tại khu vực Hoàng Sa trong việc phân định vịnh Bắc bộ, bắt đầu các thảo luận về chủ quyền về quần đảo Hoàng Sa. Theo Tiến sĩ Vũ Hải Đăng, nếu những bước này không đi đến đâu thì giải pháp cuối cùng là đưa ra tòa quốc tế.
Ngày 11 tháng 7, hội thảo về biển Đông tiếp tục với những thảo luận liên quan đến chính sách của Mỹ tại biển Đông.

Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua nghị quyết về Biển Đông

Với toàn bộ phiếu thuận, Thượng Viện Hoa Kỳ đã thông qua nghị quyết về Biển Đông, yêu cầu Trung Quốc phải trở lại nguyên trạng trước ngày mùng 1 tháng Năm, tức trước ngày Bắc Kinh đưa dàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động trái phép trong thềm lục địa của Việt Nam.
Nghị quyết ghi rõ là mặc dù không phải là quốc gia có liên quan trực tiếp đến những cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng khẳng định sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với quyền tự do hàng hải, quyền được sử dụng các vùng biển và không phận ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương theo đúng những quy định của luật pháp quốc tế.

Nội dung bản nghị quyết cũng đưa ra nhiều chứng cớ về nhưng hành vi của Trung Quốc đã làm với ý định thay đổi nguyên trạng ở biển Đông, cho rằng những hành vi này không thể chấp nhận được vì vi phạm luật pháp quốc tế và Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển, thường được gọi là UNCLOS.
Nghị quyết của Thượng Viện Liên Bang Mỹ cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tuyến đường biển qua Biển Đông, nhắc lại quan điểm của Hoa Kỳ là những nước liên quan phải hợp tác với nhau để giải quyết tranh chấp bằng đường lối ngoại giao, hòa bình, không chấp nhận việc cưỡng bức, hù dọa, đe dọa hoặc sử dụng võ lực.

Bắc Kinh chưa lên tiếng nói gì về nghị quyết này, nhưng trong quá khứ chính phủ Trung Quốc qua những hình thức khác nhau đã cho rằng chính sách trở lại Châu Á mà Tổng thống Barack Obama thực hiện đã tạo căng thẳng cho vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông, vì có những nước muốn dựa lưng vào Mỹ để đối đầu với Hoa lục.



Biển Đông : Chuyên gia Mỹ kêu gọi cứng rắn với Trung Quốc

Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ phát biểu tại cuộc Hội thảo về Biển Đông tại Trung tâm CSIS (Washington) ngày 10/07/2014.
Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ phát biểu tại cuộc Hội thảo về Biển Đông tại Trung tâm CSIS (Washington) ngày 10/07/2014.
CSIS

Trọng Nghĩa
Trong bài tổng kết công bố ngày 12/07/2014, ký giả nhật báo Singapore The Straits Times tại Washington đã tường thuật chi tiết về cuộc Hội thảo quốc tế về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS tổ chức tại thủ đô Hoa Kỳ ngày 11/07/2014. Theo tờ báo Singapore, để đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông, rất nhiều chuyên gia Mỹ tham gia cuộc hội thảo đều đã kêu gọi Washington phô trương uy thế trong vùng, không nên quá nhũn nhặn.

Những lời kêu gọi chính quyền Mỹ có những phản ứng cứng rắn hơn để chống lại các hành vi xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông, theo báo The Straits Times, phản ánh thái độ bực bội ngày càng tăng sau khi một cuộc họp cấp cao ở Bắc Kinh cho thấy bất đồng quan điểm Mỹ-Trung nghiêm trọng về vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Hầu hết các diễn giả cuộc hội thảo đều có những lời lẽ cứng rắn đối với Bắc Kinh, đề nghị Hoa Kỳ tiến hành một chiến dịch phô trương uy lực một cách có tính toán, và dự trù các biện pháp nhằm bắt Trung Quốc phải trả giá cho mỗi hành động khiêu khích.
Các động thái mà Mỹ cần có, theo các chuyên gia, bao gồm việc tăng cường các chuyến bay trinh sát công khai trên các khu vực tranh chấp, để cho lực lượng Trung Quốc thấy rõ, cung cấp trang thiết bị cho các đồng minh, cử chiến hạm Mỹ ghé nhiều cảng hơn trong khu vực, và tăng gia số lượng các cuộc tập trận đang được thực hiện trong vùng.

Theo báo The Straits Times, diễn giả đầu tiên của cuộc hội thảo – Dân biểu Mỹ Mike Rogers – là người đã khai pháo chống Trung Quốc. Theo ông, các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông đã lộ rõ nguyên hình là những hành vị « xâm lược tham lam ». Ông cảnh báo là thái độ bất động trước các hành vi đó sẽ mang lại « một cái chết do hàng ngàn vết cắt ».
Đối với chính khách này, chính quyền Mỹ không được quyền chần chừ mà phải « trực tiếp hơn… bạo dạn hơn…, và cần phải thúc giục bạn bè và đồng minh của Mỹ trong khu vực trực tiếp hơn và cứng rắn hơn » trong đối sách chống Trung Quốc.
Là Chủ tịch Ủy ban phụ trách việc giám sát hoạt động tình báo của Mỹ, ông Rogers đã tỏ ý tiếc là Washington cho đến nay, đã tỏ ra quá nhũn nhặn đối với Bắc Kinh : « Đứng trên góc độ ngoại giao, chúng ta đã bỏ qua nhiều thứ cho Trung Quốc, điều mà chúng ta không bao giờ lượng thứ cho bất kỳ quốc gia nào khác. ».


Tiến sĩ Patrick Cronin, Giám đốc cao cấp thuộc Chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương tại Trung tâm về một nền An ninh Mới của Mỹ (Centre for a New American Security), cũng bảo vệ một quan điểm cứng rắn tương tự, cho rằng Mỹ hiện đã nghiêm túc hơn trong việc áp dụng các chiến lược « áp đặt chi phí » - tức là các động thái nhằm răn đe Trung Quốc, chống lại chiến lược gọi là « ép buộc thích ứng » của Bắc Kinh.

Theo ông Cronin, cho đến nay, các hành vi thúc ép của Trung Quốc đều tránh mang tính chất quân sự lộ liễu, đồng thời Bắc Kinh cảnh cáo các láng giềng là nếu muốn có quan hệ thương mại tốt đẹp với Trung Quốc, thì phải nhường cho Trung Quốc quyền kiểm soát rộng rãi hơn trong lãnh vực an ninh và tài nguyên…
Theo nhật báo The Straits Times, tại cuộc hội thảo ở Washington, Trung Quốc cũng bị cực lực chỉ trích về thái độ không chấp nhận đưa bất kỳ vấn đề tranh chấp nào ra trước một tòa án quốc tế.
Cho dù vậy, nhật báo Singapore cho rằng nhân cuộc hội thảo, dù kêu gọi chính quyền Mỹ có hành động cứng rắn hơn, các chuyên gia cũng rất hoài nghi về khả năng Washington làm hơn là việc chỉ tuyên bố cứng rắn.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140713-bien-dong-chuyen-gia-my-keu-goi-cung-ran-voi-trung-quoc


Giáo hoàng Francis: "2% giáo sỹ ấu dâm”

Cập nhật: 13:26 GMT - chủ nhật, 13 tháng 7, 2014
Giáo hoàng Francis
Giáo hoàng thừa nhận ấu dâm tồn tại trong hàng ngũ giáo sỹ, nhưng nói sẽ tìm ra giải pháp.
Giáo hoàng Francis nói dữ liệu tin cậy cho thấy "khoảng 2%" trong hàng giáo sĩ thuộc Giáo hội Công giáo là những người ấu dâm.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo La Repubblica của Ý, Đức Giáo Hoàng nói rằng lạm dụng trẻ em như một chứng bệnh "phong" lây nhiễm trong Giáo Hội.
Ngài tuyên bố sẽ "đối đầu với nó với sự nghiêm khắc mà việc này đòi hỏi".
Trong cùng cuộc phỏng vấn, Giáo hoàng nói Ngài tin rằng vấn đề có thể do việc các linh mục bị cấm kết hôn.
Giáo hoàng Francis nói con số ước tính 2% đến từ các cố vấn.
Điều này có nghĩa khoảng 8.000 linh mục gặp vấn đề trong tổng số 414.000 linh mục trên toàn cầu.
"Trong số 2% ấu dâm này là các linh mục, giám mục và Hồng y...
"Tôi thấy tình trạng này là không thể chấp nhận," Giáo hoàng Francis nói.

'Sẽ tìm ra giải pháp'

Trong cuộc phỏng vấn, tờ La Repubblica chạy tiêu đề:
"Trong số 2% ấu dâm này là các linh mục, giám mục và Hồng y... Tôi thấy tình trạng này là không thể chấp nhận"
Giáo hoàng Francis
"Giáo hoàng nói: Giống như Chúa Giêsu, tôi sẽ sử dụng một cây gậy chống lại các linh mục ấu dâm."
Năm ngoái, Giáo hoàng Francis đã tăng cường luật lệ của Vatican chống lại lạm dụng đối với trẻ em.
Và hồi đầu tháng này Ngài đã cầu xin sự tha thứ từ các nạn nhân của lạm dụng tình dục do các linh mục gây ra, tại cuộc gặp đầu tiên của Ngài với các nạn nhân kể từ khi Ngài được bầu vào chức vụ lãnh đạo giáo hội.
Nhiều người còn sống sót là nạn nhân của lạm dụng tình dục bởi các linh mục đang tức giận với những gì mà họ cho là sự thất bại của Vatican trong việc trừng phạt các giáo sỹ cấp cao bị cáo buộc bao che cho các vụ bê bối.
Được hỏi về quy tắc sống độc thân đối với các linh mục, Giáo hoàng Francis nhắc lại rằng việc này đã được thông qua 900 năm sau cái chết của Chúa Giêsu Kitô và chỉ ra rằng Nhà thờ Công giáo Đông phương cho phép các linh mục của họ được kết hôn.
"Vấn đề chắc chắn tồn tại nhưng nó không phải là trên một quy mô lớn.
"Sẽ cần có thời gian nhưng các giải pháp là có và tôi sẽ tìm ra," Ngài nói.
Trong lúc tỷ lệ ấu dâm trong người dân nói chung còn chưa được biết chính xác, một số ước tính cho rằng con số nằm ở mức dưới năm phần trăm.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/07/140713_pope_on_clergy_paedophiles.shtml


Vatican điều trần trước LHQ về ấu dâm

Cập nhật: 04:21 GMT - thứ năm, 16 tháng 1, 2014
Các quan chức Vatican dự kiến sẽ đối mặt với các câu hỏi quyết liệt của Liên Hiệp Quốc về việc các giáo sỹ Thiên chúa giáo lạm dụng tình dục hàng ngàn trẻ em.
Một số quan chức Tòa Thánh sẽ bị một ủy ban của Liên Hiệp Quốc truy vấn ở Geneva.
Trước đó, Tòa Thánh đã từ chối yêu cầu cung cấp thông tin với lý do rằng những vụ việc này là trách nhiệm của tư pháp các nước nơi các vụ lạm dụng xảy ra.
Giáo hoàng đã lên tiến rằng giải quyết vụ bê bối này là hết sức quan trọng đối với uy tín của Giáo hội.
Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã đã đối mặt với hàng loạt cáo buộc về các linh mục lạm dụng tình dục trẻ em trên toàn thế giới cũng như bị lên án về phản ứng yếu ớt của các giám mục.

Nghĩa vụ Công ước

Hồi tháng trước, Giáo hoàng Francis loan báo rằng một ủy ban Vatican sẽ được thành lập để chống tình trạng lạm dụng trẻ em trong phạm vi Giáo hội cũng như giúp đỡ các nạn nhân bị lạm dụng.
Ông cũng siết chặt luật pháp của Vatican về lạm dụng trẻ em, đưa lạm dụng tình dục trẻ em vào nội hàm khái niệm các tội ác nhằm vào trẻ vị thành niên.
Vatican là một bên ký kết Công ước về Quyền Trẻ em của Liên Hiệp Quốc, một văn bản có tính ràng buộc về pháp lý yêu cầu các nước ký kết có nghĩa vụ bảo vệ và chăm sóc những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.

Giáo hoàng Francis
Giáo hoàng Francis nói giải quyết vụ bê bối ấu dâm là rất quan trọng với uy tín Giáo hội

Cho đến nay, phúc trình đầu tiên và duy nhất của Vatican về vấn đề này được đệ trình lên Liên Hiệp Quốc hồi năm 2012 sau khi họ bị lên án mạnh mẽ sau các vụ tiết lộ về lạm dụng tình dục trẻ em ở châu Âu và các nước khác.
Ủy ban Quyền trẻ em (UNCRC) dự kiến sẽ đưa ra rất nhiều câu hỏi. Đây là lần đầu tiên Vatican phải tự biện hộ trước công luận.
Họ sẽ phải đối diện với cáo buộc rằng họ đã tạo điều kiện cho hàng ngàn trẻ em bị lạm dụng bằng cách bảo vệ cho các linh mục ấu dâm.
Tháng Bảy năm ngoái, UNCRC đã yêu cầu cung cấp chi tiết về tất cả các vụ ấu dâm đã được báo cáo lên Vatican kể từ năm 1995.
Các câu hỏi chất vấn bao gồm có hay không việc các linh mục phạm tội ấu dâm vẫn được phép tiếp xúc với trẻ em, đã có hành động pháp lý nào với các linh mục phạm tội nào không và liệu những người tố cáo có bị buộc phải giữ im lặng hay không.
Tòa Thánh một mực nói rằng họ là một cơ quan riêng rẽ với Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã và việc cung cấp thông tin về việc kỷ luật các linh mục không phải là việc của họ trừ khi họ được giới chức các nước nơi các linh mục hoạt động yêu cầu.
Họ nhấn mạnh rằng họ đã thay đổi các tiêu chuẩn lựa chọn linh mục và sửa đổi các điều luật của Giáo hội để đảm bảo rằng các giáo sỹ phạm tội bị kỷ luật thích đáng.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/01/140116_vatican_un_hearing.shtml

Giáo hội Công giáo Úc xin lỗi về ấu dâm

Cập nhật: 05:16 GMT - thứ ba, 28 tháng 5, 2013
Tổng giám mục George Pell
Hồng y George Pell phải ra điều trần trước Quốc hội Victoria
Vị lãnh đạo cao nhất của Giáo hội Công giáo Úc đã xin lỗi về các vụ tu sỹ lạm dụng tình dục trẻ em trong hàng chục năm qua.
Trong một phiên điều trần trước Quốc hội bang Victoria, Hồng y George Pell nói rằng nguyên nhân một phần của tình trạng này là ‘văn hóa im lặng’ của Giáo hội.
Giáo hội Công giáo ở tiểu bang Victoria đã xác nhận hơn 600 trường hợp ấu dâm mà thủ phạm là các tu sỹ kể từ những năm 1930.
Các cuộc điều trần ở Victoria đang diễn ra song song với một cuộc điều tra ở cấp quốc gia về các cuộc lạm dụng tình dục trong các cơ sở tôn giáo và các cơ quan nhà nước.
“Tôi hết sức hối hận và hết lòng xin lỗi,” Hồng y Pell nói trong phiên điều trần cuối cùng.

‘Đống lộn xộn khủng khiếp’

Ông phủ nhận bản thân ông có dính líu trong việc che giấu các vụ linh mục ấu dâm nhưng thừa nhận việc bưng bít này là có thật.
“Tôi không nghĩ nhiều người trong hàng ngũ lãnh đạo Giáo hội biết họ đang ngồi trên cái đống lộn xộn khủng khiếp lan tràn như thế nào đâu,” ông phát biểu.
Bản thân Hồng y Pell cũng bị cáo buộc cố tình nhắm mắt làm ngơ và thiếu cảm thông đối với các nạn nhân và gia đình của họ.
"Tôi không nghĩ nhiều người trong hàng ngũ lãnh đạo Giáo hội biết họ đang ngồi trên cái đống lộn xộn khủng khiếp lan tràn như thế nào đâu."
Hồng y George Pell, tổng giám mục Melbourne
Ông nói rằng trước đây các lãnh đạo Giáo hội không muốn tiết lộ thông tin về các linh mục bị cáo buộc ấu dâm.
Ông cho biết số các trường hợp ấu dâm đã giảm rất nhiều kể từ khi Giáo hội bắt đầu có các biện pháp mạnh mẽ như kiểm tra nhân thân kỹ lưỡng hơn.
Ông thừa nhận rằng vị tổng giám mục Melbourne tiền nhiệm của ông, Frank Little, người qua đời vào năm 2008, đã bưng bít các vụ ấu dâm.
“Tổng giám mục Little thật sự có hành động che giấu. Tuy nhiên ông lên cai quản giáo phận vào lúc không có bất cứ quy trình nào cả, và vì lý do kỳ lạ nào đấy ông ấy chưa bao giờ nói với ai về điều này,” Hồng y Pell nói.
Cũng trong cuộc điều trần này, vị hồng y này cũng biện hộ số tiền bồi thường tối đa 75.000 Úc kim cho các nạn nhân. Số tiền bồi thường này là thấp hơn so với ở Mỹ.
“Chúng tôi luôn sẵn sàng trả bồi thường theo đúng những gì mà luật pháp đất nước này yêu cầu,” ông nói.
“Nhiều nạn nhân không quan tâm đến tiền bạc. Điều quan trọng hơn đối với họ là quy trình đúng đắn, công lý và được trợ giúp để tiếp tục cuộc sống.”
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/05/130528_paedeophile_apology.shtml


Ấu dâm ‘là bệnh, không phải tội’

Cập nhật: 07:47 GMT - thứ bảy, 16 tháng 3, 2013
Quảng trường thánh Peter
Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã đang lún sâu vào 
các vụ bê bối ấu dâm

Hồng y Wilfrid Fox Napier, tổng giám mục Durban, Nam Phi, đã gọi các linh mục ấu dâm là ‘bệnh tâm lý, chứ không phải là tội phạm’.
Vị hồng y Nam Phi này nói với BBC rằng những người bản thân từng bị lạm dụng tình dục khi còn nhỏ sau đó lớn lên lạm dụng người khác cần phải được bác sỹ chữa trị.
Wilfrid Fox Napier là một trong số 115 hồng y tham dự Mật viện bầu ra Giáo hoàng Francis hồi đầu tuần ở Vatican.
Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã gần đây đã bị lún sâu vào các vụ bê bối lạm dụng tình dục của các linh mục.

‘Không đáng trừng trị’

Trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp trên Đài BBC 5, Hồng y Napier mô tả ấu dâm là ‘một tình trạng tâm lý, một chứng rối loạn’.
“Anh sẽ làm gì với bệnh lý? Anh sẽ phải tìm cách chữa trị nó,” ông nói.
“Nếu tôi, với tư cách là một người khỏe mạnh bình thường, vi phạm pháp luật và biết rằng mình đang phạm pháp thì tôi nghĩ rằng khi đó tôi đáng bị trừng trị,” ông nói thêm.
Ông cũng cho biết rằng ông biết ít nhất hai linh mục đã trở thành kẻ ấu dâm sau khi chính bản thân họ cũng từng bị xâm phạm tình dục khi còn nhỏ.
“Trong trường hợp này đừng có nói với tôi rằng những linh mục này phải chịu trách nhiệm hình sự cũng như những kẻ chủ động có những hành động đó. Tôi không nghĩ rằng chúng ta nên có suy nghĩ như vậy và cho rằng linh mục này đáng bị trừng trị. Bản thân ông ấy cũng đã bị tổn thương,” ông nói.
"Các giám mục và các vị hồng y đã làm rất nhiều để che giấu những tội ác này để những kẻ thủ ác lại tiếp tục gây án mà không bị bắt và để giấu kín những bí mật này trong phạm vi nhà thờ."
Barbara Dorries, từng là nạn nhân ấu dâm
Ý kiến của Hồng y Wilfrid Napier ngay lập tức đã làm bùng phát các chỉ trích.
Barbara Dorries, vốn từng bị linh mục lạm dụng khi còn là một bé gái và hiện đang làm việc trong hệ thống những nạn nhân từng bị các linh mục lạm dụng có trụ sở ở Chicago, Hoa Kỳ, phản bác lập luận này Hồng y Wilfrid.
“Nếu nó là bệnh thì không có vấn đề gì, nhưng nó cũng là tội ác mà tội ác thì phải bị trừng phạt. Những kẻ phạm tội phải chịu trách nhiệm cho những gì họ đã làm và đang làm,” bà nói.
“Các giám mục và các vị hồng y đã làm rất nhiều để che giấu những tội ác này để những kẻ thủ ác lại tiếp tục gây án mà không bị bắt và để giấu kín những bí mật này trong phạm vi nhà thờ,” bà nói thêm.
Michael Wash, người viết tiểu sử về cố Giáo hoàng John Paul II, thì nói rằng những lời bình luận của Hồng y Napier cũng tương tự như lập trường một thời của Giáo hội Công giáo ở Mỹ và ở Anh.
“Đã có lúc họ thật sự tin rằng đây là một tình trạng bệnh lý có thể chữa trị được. Nhiều vị giám mục chỉ đơn giản là luân chuyển các linh mục và tìm cách che giấu sự thật là các linh mục này đã phạm tội ấu dâm,” Walsh nói với BBC.
Marie Collins, vốn cũng là nạn nhân bị lạm dụng, nói với BBC: “Tôi cho rằng thật phẫn nộ khi còn có một hồng y, một người ở địa vị cao như thế trong Giáo hội, vẫn còn có quan điểm như vậy. Ông ấy hoàn toàn không để ý gì đến các nạn nhân trẻ em.”


No comments:

Post a Comment