Nhật Bản và Úc chuẩn bị mở rộng quan hệ quốc phòng quân sự
Bộ
trưởng Quốc phòng Úc David Johnston (T) và Ngoại trượng Nhật Fumio
Kishida (P) trong cuộc họp báo tại Tokyo ngày 11/06/2014, sau cuộc Đối
thoại 2+2
Reuters
Tầm quan trọng của chuyến công du nước Úc của ông Shinzo Abe
phản ánh qua sự kiện ông là Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên tiến hành một
chuyến thăm chính thức nước Úc từ năm 2002 đến nay. Chuyến thăm lại diễn
ra chỉ vài ngày sau khi ông Abe tuyên bố là quân đội Nhật Bản phải có
quyền tham chiến để bảo vệ đồng minh, một động thái đã được Canberra
hoan nghênh, nhưng bị Bắc Kinh lên án là mang nặng ý nghĩa bành trướng.
Theo nhận định của hãng tin Pháp AFP, từ ngày lên nắm quyền ở Úc vào
tháng Chín năm ngoái, Thủ tướng Tony Abbott đã tìm cách ve vãn Nhật Bản
về các vấn đề an ninh và thương mại, nhấn mạnh đến tính chất « đặc biệt »
của quan hệ Úc-Nhật, vào lúc toàn châu Á đang rà lại chính sách trước
thái độ quyết đoán ngày càng mạnh của Trung Quốc trong khu vực.
Mong muốn của Thủ tướng Úc đi theo cùng một chiều hướng với chuyển
biến chiến lược mới của Tokyo từ ngày ông Abe lên cầm quyền, và Thủ
tướng Nhật cũng rất muốn tăng cường và củng cố quan hệ với Úc trong bối
cảnh căng thẳng leo thang giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng về vấn đề
Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Một cách cụ thể, theo hãng AFP, lãnh đạo Úc và Nhật – vốn đều là đồng
minh then chốt của Mỹ trong vùng Châu Á – Thái Bình Dương, sẽ loan báo
quyết định họp thượng đỉnh thường niên. Ngoài ra, các chủ đề an ninh
từng được ông Abbott nêu lên trong chuyến thăm Tokyo hồi tháng Tư sẽ
tiếp tục được bàn bạc. Thỏa thuận về tàu ngầm cho phép Úc tiếp cận công
nghệ quốc phòng Nhật Bản có khả năng sẽ được đúc kết.
Ông Abe cũng sẽ tham dự một cuộc họp của Ủy ban An ninh Quốc gia, và
sẽ là Thủ tướng Nhật đầu tiên đọc diễn văn tại Nghị viện Úc, một cử chỉ
mang ý nghĩa biểu tượng rất cao.
Việc Úc tăng cường quan hệ an ninh, quốc phòng với Nhật Bản tuy nhiên
cũng tạo ra một số phản ứng dè dặt nơi các nhà quan sát. Trả lời hãng
tin Pháp AFP, ông Hugh White một chuyên gia phân tích quốc phòng lưu ý
rằng mọi động thái của Canberra nhằm củng cố thêm quan hệ an ninh với
Tokyo sẽ bị Trung Quốc – đối tác kinh tế chủ chốt của Úc – xem là trái
với lợi ích chiến lược của họ trong bối cảnh quan hệ Nhật-Trung đang
căng thẳng.
Trực tuyến: VN làm được gì cho thế giới
Cập nhật: 13:22 GMT - thứ tư, 2 tháng 7, 2014
Tham gia tọa đàm có Tiến sỹ Nguyễn
Quang A, Tiến sỹ Jonathan London, Thạc sỹ từ Harvard Đào Thu Hiền, sinh
viên ngành y Phan Thanh Phong từ University College London, nhà ngôn ngữ
học người Czech Ivo Vasiljev và nhà báo Trần Nhật Phong từ California.
Thảo luận diễn ra theo sau một khảo sát mới đây
mà theo đó đóng góp của Việt Nam có thứ hạng 124/125 nước tham gia và
chỉ ngang với Iraq và Libya.
Một số người chỉ trích báo cáo và cho rằng việc xếp hạng Việt Nam thấp như vậy là "nực cười".
Còn tác giả báo cáo Bấm
Good Country Index nói với BBC, kinh tế gia Simon Anholt nhận xét Việt Nam có thứ hạng tốt về Văn hóa, đứng thứ 76, nhưng nói thêm.
"Tuy nhiên, tình hình đặc biệt có vấn đề ở Trật tự Thế giới (xếp thứ 123), và Hành tinh/Khí hậu (123).
"Có những lĩnh vực cần cải thiện như làm từ
thiện, số lượng người tị nạn, số lượng các hiệp định ký với LHQ, ô nhiễm
nước, không khí, tự do báo chí, an ninh internet…”
Good Country Index dựa trên các khảo sát của các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc và World Bank.
Video dưới đây là phần giới thiệu cho chương trình của hai người dẫn chương trình Nguyễn Giang và Ngọc Quyên.
No comments:
Post a Comment