Tàu sân bay Mỹ lại 'chọc giận' Trung Quốc khi đi vào Biển Đông
Trong một động thái có khả năng gây ra sự tức giận ở
Bắc Kinh chỉ vài ngày trước khi Trung Quốc đánh dấu một sự kiện quan
trọng, lễ mừng Quốc Khánh 70 năm, tàu sân bay USS Ronald Reagan tiến
hành các hoạt động ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp, gần các đảo nhân
tạo của Trung Quốc, như những hình ảnh mới cho thấy, theo thời báo The
Japan Times.
Hình ảnh vệ tinh được đăng trên truyền thông xã hội
cho thấy những gì dường như là hàng không mẫu hạm Reagan và một số tàu
chiến không xác định đã hiện diện, có thể là của cả Hoa Kỳ và Trung
Quốc, đi lại trong khu vực mạn đông bắc của quần đảo Trường Sa vào hôm
thứ Bảy, 28/9/2019, vẫn theo Thời báo Nhật Bản.
Khi
được hỏi về các hình ảnh, vị trí của tàu sân bay Ronald Reagan, và nếu
tàu này có ý định gửi thông điệp tới Trung Quốc, một phát ngôn viên của
Hạm đội Bảy, Hoa Kỳ đã từ chối xác nhận vị trí tàu sân bay, nhưng cho
biết tàu sân bay hiện đang được tiến hành các hoạt động thường nhật.
"Hải trình của tàu không đáp ứng bất kỳ sự kiện cụ thể nào," người phát ngôn trả lời qua một thư điện tử.
Vẫn
theo báo Nhật Bản, Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm thứ Năm, 26/7 nói, hàng
không mẫu hạm và nhóm tàu tấn công của Ronald Reagan, được đóng căn cứ ở
Yokosuka, tỉnh Kanagawa, đã ở Biển Đông để "khoa trương thanh thế và
leo thang quân sự hóa khu vực."
"Chúng tôi kiên quyết phản đối
điều đó. Chúng tôi kêu gọi phía Hoa Kỳ tôn trọng các mối quan ngại về an
ninh của các quốc gia trong khu vực và đóng góp tích cực cho hòa bình
và ổn định ở Biển Đông," một sỹ quan hàm Đại tá, phát ngôn viên của Bộ
trưởng quốc phòng Trung Quốc nói.
"Quân đội Trung Quốc sẽ nghiêm túc thực hiện các
nhiệm vụ và sứ mạng của mình và bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh
quốc gia."
Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc chuẩn bị đánh dấu 70
năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân vào ngày thứ Ba, 01/10/2019,
với dự kiến tung ra phô trương một số vũ khí tối tân và mạnh mẽ nhất của
nước này để thể hiện sự tiến bộ mà Trung Quốc đã đạt được trong việc
hiện đại hóa quân đội.
'Dội gáo nước lạnh?'
Vẫn
theo tờ báo của Nhật Bản, giới phân tích cho rằng cuộc diễu hành quân
sự khổng lồ để đánh dấu kỷ niệm có thể sẽ bao gồm các tên lửa chống hạm
tiên tiến và hỏa tiễn đạn đạo có khả năng đánh chìm các tàu sân bay Mỹ
và các căn cứ của Mỹ tại Nhật Bản.
Tuy
nhiên, sự hiện diện của hàng không mẫu hạm Reagan trên biển có thể được
xem là Hoa Kỳ đang thử dội gáo nước lạnh vào lễ kỷ niệm này, trong bối
cảnh cuộc chiến thương mại kéo dài của Washington tiếp tục diễn ra với
Bắc Kinh.
Trong một diễn biến liên quan về an ninh trên Biển
Đông, một nguồn từ giới quan sát ở khu vực và Việt Nam nhận định qua
kênh truyền thông mạng, rằng các tín hiệu cho thấy Trung Quốc cũng tiếp
tục có các động thái điều tàu ở khu vực biển mà Việt Nam, một quốc gia
trong khu vực, tuyên bố chủ quyền hoặc đang thực thi các quyền chủ quyền
và tài phán.
Chiếc tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 dường như ở
một địa điểm nằm dóng ngang, hơi chếch về phía trên song song với vùng
biển Nha Trang của Việt Nam hôm Chủ Nhật, 29/9, và tại một thời điểm, có
vẻ đi ngược lên phía Bắc.
Hôm 28/9, trong một diễn biến riêng rẽ, Ngoại trưởng
Việt Nam, Phó Thủ tướng, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản, ông Phạm
Bình Minh xuất hiện tại diễn đàn của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New
York, trong một diễn văn có đề cập các 'diễn biến phức tạp ở Biển Đông".
Mặc dù nêu quan ngại về những diễn biến phức tạp, trong đó có việc "vi phạm các quyền chủ quyền, quyền tài phán" tại các vùng biển của Việt Nam ở khu vực, được xác định theo Công ước của LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS), rồi kêu gọi "các bên liên quan" ở Biển Đông tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS - 'Hiến chương của Biển và Đại dương', người đứng đầu ngành ngoại giao của Chính phủ Việt Nam không hề nhắc tên một quốc gia cụ thể nào gây ra "diễn biến phức tạp" và "vi phạm" chủ quyền và các quyền trên biển của Việt Nam.
Cùng thời gian tuần này, truyền thông Việt Nam cho hay lãnh đạo Bộ Quốc phòng đã tiếp một đoàn từ Cục Kế hoạch chiến lược và hoạch định chính sách (Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ), nhân dịp đoàn sang dự Tham vấn quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ.
Thiếu tướng Stephen Sklenka - Cục trưởng đã được Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tiếp khi ông thông báo "kết quả tốt đẹp" của buổi làm việc giữa đoàn với Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng Việt Nam, vẫn theo báo chí nhà nước Việt Nam từ Hà Nội hôm thứ Sáu, 27/9.
Mặc dù nêu quan ngại về những diễn biến phức tạp, trong đó có việc "vi phạm các quyền chủ quyền, quyền tài phán" tại các vùng biển của Việt Nam ở khu vực, được xác định theo Công ước của LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS), rồi kêu gọi "các bên liên quan" ở Biển Đông tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS - 'Hiến chương của Biển và Đại dương', người đứng đầu ngành ngoại giao của Chính phủ Việt Nam không hề nhắc tên một quốc gia cụ thể nào gây ra "diễn biến phức tạp" và "vi phạm" chủ quyền và các quyền trên biển của Việt Nam.
Cùng thời gian tuần này, truyền thông Việt Nam cho hay lãnh đạo Bộ Quốc phòng đã tiếp một đoàn từ Cục Kế hoạch chiến lược và hoạch định chính sách (Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ), nhân dịp đoàn sang dự Tham vấn quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ.
Thiếu tướng Stephen Sklenka - Cục trưởng đã được Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tiếp khi ông thông báo "kết quả tốt đẹp" của buổi làm việc giữa đoàn với Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng Việt Nam, vẫn theo báo chí nhà nước Việt Nam từ Hà Nội hôm thứ Sáu, 27/9.
Tin liên quan
- Hong Kong trước Quốc khánh TQ: Người biểu tình lên lịch, Joshua Wong sắp tranh cử
- Mỹ thúc đẩy Đạo luật về dân chủ Hong Kong, TQ tức giận
- Bắc Kinh tự hào hay ngột ngạt trước lễ 70 năm Quốc Khánh?
- Tàu USS Ronald Reagan đến Philippines vào lúc Biển Đông đang căng thẳng
No comments:
Post a Comment