Thương chiến Mỹ-Trung: Việt Nam có thể sẽ không tận dụng được hết cơ hội
Việt Nam có thể sẽ
không tận dụng được hết các cơ hội đang mở ra do chiến tranh thương mại
Mỹ-Trung, với hàng loạt các công ty tìm cách rời khỏi Trung Quốc muốn
chuyển vào nước này, theo Bloomberg.
Đó là nhận định gần đây của
một số chuyên gia của Bloomberg, ngay cả trước bối cảnh số vốn đầu tư
trực tiếp đã giải ngân từ nước ngoài vào Việt Nam tăng 6,3% lên đến 12
tỷ đôla trong 8 tháng đầu năm so với cùng thời gian năm 2018.
''Việt
Nam trong thời gian qua đã hưởng lợi nhờ chiến tranh thương mại
Mỹ-Trung, nhưng gia tăng đầu tư cũng mang theo những tác động, ít nhất
là trong thời gian ngắn, vì việc xây thêm hãng xưởng sẽ khiến giá bất
động sản ngày càng tăng. Thêm vào đó, hạ tầng cơ sở của Việt Nam, dù
đang trong tình trạng cải thiện, vẫn còn yếu kém không thể đáp ứng nhu
cầu bỗng dưng cao vọt. Nhu cầu công nhân chuyên nghiệp, mặt khác, cũng
mau chóng vượt xa số cung nếu mức tăng trưởng đi quá nhanh.'' Trang ForeignPolicy nhận xét.
Trong bài ''Vietnam Becomes a Victim of Its Own Success in Trade War'', đồng tác giả Michelle Jamrisko và Xuan Quynh Nguyen của Bloomberg viết:
''Ngày
càng có nhiều doanh nghiệp phàn nàn về tình trạng cảng và đường bị tắc
nghẽn, giá đất và lương nhân công ngày càng cao, cũng như hệ thống bàn
giấy quan liêu trì trệ không được nới lỏng nhanh như mong đợi.''
Hạ tầng cơ sở
Cơ sở hạ tầng, nhất là tại các cảng, là thách thức
lớn cho Việt Nam. Bloomberg nêu trường hợp của Tapestry Inc. như một ví
dụ cụ thể.
Tapestry Inc., sở hữu chủ của các thương hiệu Coach và
Kate Spade, than phiền về cơ sở hạ tầng yếu kém khiến cho một số kiện
hàng của họ bị kẹt lại rất lâu trên biển.
''Việt Nam thiếu cơ sở
hạ tầng hàng hải, cảng chứa được những thùng hàng lớn và mạng lưới vận
chuyển cần thiết để có thể nhanh chóng tăng trưởng năng lực xuất khẩu.''
Lee Klaskow, Chuyên viên phân tích cấp cao của Bloomberg nhận định.
Trung
Quốc, theo số liệu của Bắc Kinh, tuyên bố mình có sáu trong số 10 cảng
hàng đầu (tính theo lưu lượng thùng hàng) trên thế giới - bao gồm Thượng
Hải ở vị trí số 1 - trong khi hai cảng lớn nhất của Việt Nam là cảng Hồ
Chí Minh và Cái Mép được xếp thứ 25 và số 50.
Trong khi đó, theo
dữ liệu của Bloomberg, Việt Nam chia sẻ lưu lượng container toàn cầu chỉ
2,5% trong năm 2017 so với 40% của Trung Quốc.
''Với tình hình
hiện tại, Việt Nam chắc chắn không thể đáp ứng nhu cầu của một làn sóng
các công ty nếu họ chuyển đến. Chỉ cần 5% số công ty Đài Loan chuyển từ
Trung Quốc vào Việt Nam thì hạ tầng cơ sở nước này sẽ bị quá tải.''
Bloomberg trích lời ông Tsai Wen Jui, chủ tịch của hãng sản xuất yên xe
đạp có trụ sở tại Đài Loan, nói.
Nhân công
Về nhân khẩu học, Việt Nam vẫn còn lợi điểm.
Số liệu của Phòng Dân số Liên Hợp Quốc cho biết tỷ lệ dân số của Việt Nam trong độ tuổi lao động, từ 15 đến 64, cao hơn mức trung bình trên toàn châu Á và trên toàn thế giới tính đến năm 2025. Chính phủ Việt Nam cũng từng bày tỏ ý muốn nâng cao tay nghề cho công nhân từ các trường học cho đến các nhà máy.
Hai nhà phân tích Suan Teck Kin and Manop Udomkerdmongkol tại United Overseas Bank, thì phân tích rằng, một cách tổng quát, mức lương tối thiểu của Việt Nam năm 2018 là 180 đôla một tháng, rẻ hơn nhiều so với 274 đôla ở Thái Lan, và có thể cạnh tranh được với 170 đôla ở Campuchia. Mức lương tối thiểu Campuchia, tuy nhiên đã tăng lên 182 đôla đầu năm 2019, với thảo luận có thể tăng thêm nữa ngay sau tháng tới.
Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn, Huang Yung Cheng, Chủ tịch Hội đồng Phòng Thương mại Đài Loan tại tỉnh Bắc Ninh cho biết Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc cung cấp công nhân có trình độ kỹ thuật cao cho các công ty công nghệ.
Giá đất trong khu công nghiệp Bàu Bàng tăng gấp đôi so với ba năm trước lên đến 80 đôla một mét vuông. Giá đất tại một số công viên ở tỉnh Bình Dương vọt lên 150 đôla một mét vuông từ mức 65 đôla năm 2016, ông Tsai vạch ra.
Thị trường địa ốc không chỉ đang lên cơn sốt tại Bình Dương. Giá thuê đất công nghiệp tăng gần gấp đôi so với cùng thời gian nửa đầu năm 2019 ở một số tỉnh, 54,6% ở Bình Dương và 31,1% tại Tây Ninh, phía Tây bắc thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty dệt Eclat Textile Co., chuyên cung cấp vật liệu cho Nike Inc. và Lululemon Athletica Inc., rời Trung Quốc đến Việt Nam năm 2016, giờ đây nói họ cần phải đầu tư ra bên ngoài Việt Nam, đi tìm các vùng có giá đất rẻ hơn.
Trả lời phỏng vấn của The Wall Street Journal, bà Wing Xu, giám đốc nghiệp vụ của Omnidex Group, chuyên sản xuất máy bơm lớn cho nhà sản xuất thiết bị công nghiệp có trụ sở tại Pennsylvania, McLanahan Corp, nói:
''Bạn không thể cứ chuyển cơ sở của mình qua Việt Nam và dự trù là mọi nhu cầu sẽ được đáp ứng.''
Bà Xu giải cho biết Omnidex đã chuyển một số sản xuất sang Việt Nam, nhưng trong số hơn 80 bộ phận của máy bơm, các nhà máy ở đây chỉ mới có thể bắt đầu làm việc với 20 bộ phận, vì khuôn phải được tạo ra từ đầu.
Cho đến giờ, nhu cầu rời khỏi Trung Quốc của các hãng xưởng vẫn đang tăng, và Việt Nam, vì nằm ngay sát cạnh nước này, vẫn còn đang nằm trong tầm nhắm của các công ty.
Chính phủ Việt Nam ước tính sẽ phải tốn thêm khoảng từ 3 đến 4 tỷ đôla để phát triển các cảng. Những dự án xây cảng mới hay trùng tu các cảng cũ hiện vẫn chưa mang lại kết quả.
Tuy nhiên với tất cả những thử thách xem ra không thể nhanh chóng khắc phục này, có lẽ Việt Nam sẽ khó tận dụng hết những cơ hội mà cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Mỹ đang mở ra.
Số liệu của Phòng Dân số Liên Hợp Quốc cho biết tỷ lệ dân số của Việt Nam trong độ tuổi lao động, từ 15 đến 64, cao hơn mức trung bình trên toàn châu Á và trên toàn thế giới tính đến năm 2025. Chính phủ Việt Nam cũng từng bày tỏ ý muốn nâng cao tay nghề cho công nhân từ các trường học cho đến các nhà máy.
Hai nhà phân tích Suan Teck Kin and Manop Udomkerdmongkol tại United Overseas Bank, thì phân tích rằng, một cách tổng quát, mức lương tối thiểu của Việt Nam năm 2018 là 180 đôla một tháng, rẻ hơn nhiều so với 274 đôla ở Thái Lan, và có thể cạnh tranh được với 170 đôla ở Campuchia. Mức lương tối thiểu Campuchia, tuy nhiên đã tăng lên 182 đôla đầu năm 2019, với thảo luận có thể tăng thêm nữa ngay sau tháng tới.
Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn, Huang Yung Cheng, Chủ tịch Hội đồng Phòng Thương mại Đài Loan tại tỉnh Bắc Ninh cho biết Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc cung cấp công nhân có trình độ kỹ thuật cao cho các công ty công nghệ.
Giá đất
Giá đất đang tăng nhanh cũng là một hạn chế không nhỏ của Việt Nam, ông Tsai Wen Jui nói.Giá đất trong khu công nghiệp Bàu Bàng tăng gấp đôi so với ba năm trước lên đến 80 đôla một mét vuông. Giá đất tại một số công viên ở tỉnh Bình Dương vọt lên 150 đôla một mét vuông từ mức 65 đôla năm 2016, ông Tsai vạch ra.
Thị trường địa ốc không chỉ đang lên cơn sốt tại Bình Dương. Giá thuê đất công nghiệp tăng gần gấp đôi so với cùng thời gian nửa đầu năm 2019 ở một số tỉnh, 54,6% ở Bình Dương và 31,1% tại Tây Ninh, phía Tây bắc thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty dệt Eclat Textile Co., chuyên cung cấp vật liệu cho Nike Inc. và Lululemon Athletica Inc., rời Trung Quốc đến Việt Nam năm 2016, giờ đây nói họ cần phải đầu tư ra bên ngoài Việt Nam, đi tìm các vùng có giá đất rẻ hơn.
Không dễ khắc phục
Ngoài hạ tầng cơ sở yếu, hải cảng kém, giá đất cao và mức chuyên môn của công nhân còn thấp, chuỗi cung ứng của Việt Nam cho việc sản xuất cũng chưa đạt được kỳ vọng của nhiều công ty.Trả lời phỏng vấn của The Wall Street Journal, bà Wing Xu, giám đốc nghiệp vụ của Omnidex Group, chuyên sản xuất máy bơm lớn cho nhà sản xuất thiết bị công nghiệp có trụ sở tại Pennsylvania, McLanahan Corp, nói:
''Bạn không thể cứ chuyển cơ sở của mình qua Việt Nam và dự trù là mọi nhu cầu sẽ được đáp ứng.''
Bà Xu giải cho biết Omnidex đã chuyển một số sản xuất sang Việt Nam, nhưng trong số hơn 80 bộ phận của máy bơm, các nhà máy ở đây chỉ mới có thể bắt đầu làm việc với 20 bộ phận, vì khuôn phải được tạo ra từ đầu.
Cho đến giờ, nhu cầu rời khỏi Trung Quốc của các hãng xưởng vẫn đang tăng, và Việt Nam, vì nằm ngay sát cạnh nước này, vẫn còn đang nằm trong tầm nhắm của các công ty.
Chính phủ Việt Nam ước tính sẽ phải tốn thêm khoảng từ 3 đến 4 tỷ đôla để phát triển các cảng. Những dự án xây cảng mới hay trùng tu các cảng cũ hiện vẫn chưa mang lại kết quả.
Tuy nhiên với tất cả những thử thách xem ra không thể nhanh chóng khắc phục này, có lẽ Việt Nam sẽ khó tận dụng hết những cơ hội mà cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Mỹ đang mở ra.
No comments:
Post a Comment