Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday 31 January 2020

TAP CHÍ VĂN HÓA VIỆT NAM 1015

 
SƠN TRUNG
Chủ biên

 Image result for gánh lúa về
 

Gánh lúa

     S 1015 

Ngày 1 tháng 2 năm 2020
 

Formosa hoãn cho công nhân Trung Quốc trở lại Việt Nam làm việc


Nhà máy của Formosa tại tỉnh Hà Tĩnh.
Công ty Formosa Hà Tĩnh vừa ra thông báo tạm thời không cho hơn 400 công nhân Trung Quốc về quê ăn Tết quay trở lại Việt Nam làm việc cho đến giữa tháng 2. Trong khi đó, Sở Y tế Hà Tĩnh cho biết đã đề nghị công ty lập khu vực cách ly để theo dõi sức khoẻ của các công nhân này sau khi họ quay trở lại địa phương làm việc.
Hiện tại, Formosa Hà Tĩnh có 754 người Trung Quốc đang làm việc cho công ty. Trong dịp Tết Nguyên Đán, đã có 429 người về quê ăn Tết, báo Dân Trí dẫn thông tin từ lãnh đạo của công ty cho biết.
Theo thông báo, các công nhân người Trung Quốc sẽ tạm thời không được quay lại cơ sở ở Hà Tĩnh làm việc cho đến ngày 15/2, tuỳ theo diễn biến dịch.
Khi quay lại, các công nhân Trung Quốc cũng phải trải qua ba lớp kiểm tra sức khoẻ, bao gồm được địa phương ở Trung Quốc xác nhận không có biểu hiện nhiễm virus corona trong 14 ngày, phải trải qua kiểm tra sức khoẻ tại cửa khẩu Việt Nam và kiểm tra thân nhiệt khi vào cổng công ty.
Ngoài ra, Sở Y tế Hà Tĩnh cũng đề nghị Formosa dành hẳn một khu riêng biệt trong khuôn viên của công ty để cách ly, theo dõi sức khoẻ của các công nhân Trung Quốc trong vòng 14 ngày sau khi họ quay trở lại Việt Nam làm việc.
Ngoài Formosa, một số công ty Trung Quốc tại Việt Nam cũng bắt đầu thực hiện các biện pháp để phòng ngừa lây nhiễm dịch.
Theo Dân Trí, công ty Huawei Việt Nam đã áp dụng cách ly 7-14 ngày đối với những nhân viên người Trung Quốc về nước ăn Tết và quay trở lại làm việc. Một số công nhân đang ở Trung Quốc của Công ty Oppo Việt Nam cũng nhận được yêu cầu chờ tới khi có thông báo mới được quay trở lại Việt Nam làm việc.
Việt Nam hiện được xem là một trong những nước có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao nhất vì có chung đường biên giới với Trung Quốc và nhiều hoạt động giao thương, qua lại giữa hai bên.
Theo Bộ Lao đồng-Thương binh-Xã hội Việt Nam, hiện có khoảng hơn 29.000 lao động Trung Quốc đang làm việc tại Việt Nam, trong khi có khoảng 90.000 lao động Việt Nam qua lại biên giới Trung Quốc.
Một số địa phương có nhiều người Trung Quốc sinh sống, làm việc cũng bắt đầu có các biện pháp giám sát, theo dõi sau Tết, khi số người về Trung Quốc ăn Tết bắt đầu quay trở lại Việt Nam.
Tin cho hay hôm 31/1, tỉnh Bến Tre đã cách ly một nam công nhân Trung Quốc vừa từ Thượng Hải trở về và bị sốt nhập viện, chưa loại trừ được khả năng bị nhiễm virus corona.
Tại Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cũng chỉ đạo các ban ngành địa phương giám sát các công trường có người Trung Quốc làm việc, cấm kinh doanh, sử dụng động vật hoang dã tại các cửa hàng kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, tổ chức phun khử trùng phòng bệnh cho tất cả các trường học trên địa bàn trong 3 ngày, từ 31/1 – 2/2.

Diễn đàn Facebook

Ngày xuân nghe chơi vài câu hát Xẩm

< A >
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - ...Với cái đám “bất hảo, cặn bã của xã hội, ma cô, đĩ điếm, trộm cướp, trây lười lao động, ngại khó ngại khổ, chạy theo bơ thừa sữa cặn” và sẵn sàng đi biểu tình chỉ “để kiếm thêm vài ba chục đô la” mà Đảng và Nhà Nước mong họ “tích cực đóng góp xây dựng đất nước” thì quả là ước mong rất đỗi viển vông. Cũng viển vông y như dự tính huy động tiền và vàng của người dân trong nước vậy. Túng quá nên hoá quẫn chăng?...
*
Lấy cớ tết nhất, tôi “hú” cả đống bạn bè tụ tập - uống sương sương vài chai - cho đỡ lạnh lòng viễn xứ. Sau khi cạn mấy ly đầy, và đầy vài ly cạn (rồi lại cạn mấy ly đầy nữa) thì chúng tôi đều “chợt thấy vui như trẻ thơ” - dù tất cả đã ngoài sáu muơi ráo trọi!
Xong “Ly Rượu Mừng” của Phạm Đình Chương, cả đám tiếp tục đồng ca bài “Thằng Cuội.” Bản nhạc mà có lẽ đứa bé nào sinh trưởng ở miền Nam (vào thập niên 1950 - 60) cũng thuộc. Bài đồng dao này được nhạc sĩ Lê Thương viết bằng những lời lẽ rất tân kỳ, dù nền tân nhạc Việt Nam - ở thời điểm đó - còn ở giai đoạn phôi thai.
Bóng trăng trắng ngà có cây đa to
Có thằng Cuội già ôm một mối mơ...
Lặng nghe trăng gió hỏi nhau 
Chị kia quê quán ở đâu
Gió không có nhà
Gió bay muôn phương
Biền biệt chẳng ngừng
Trên trời nước ta...”
Các con dế mèn suốt trong đêm khuya
Hát xẩm không tiền nên nghèo xác xơ...
Hát Bộ, hát Chèo, hát Cô Đầu, hát Cải Lương, hát Hồ Quảng... để kiếm sống ra sao thì tôi không biết. Chớ còn hát xẩm thì dù có được (cho) tiền, vẫn nghèo xơ xác.
Thuở ấu thơ, thỉnh thoảng, tôi cũng nhìn thấy những người hát xẩm. Họ thường ngồi ở cầu thang chợ Đà Lạt - vào lúc chợ đông - gẩy những tiếng đàn buồn bã, và hát những bài ca u uất, giữa sự hờ hững của “ông đi qua bà đi lại.”
Đó là chuyện hát xẩm miền Nam, trong trí nhớ non nớt của tôi, khi đất nước đã hoàn toàn chia cắt. Ở miền Bắc, sinh hoạt của một số những người hát xẩm - có lúc - hoàn toàn khác hẳn:
“Khi hoà bình mới lập lại 1954, ông (nhà văn Thanh Tịnh) được giao phụ trách một đoàn xẩm, gồm 23 anh chị em, phần lớn là mắt kém, đi về hướng Bùi Chu - Phát Diệm, lấy lời ca tiếng hát dân gian để động viên đồng bào đừng nghe theo những lời dụ dỗ di cư của kẻ địch mà hãy ở lại với quê hương.” (Vương Trí Nhàn. Cây Bút Đời Người. Saigon: Phương Nam, 2002).
Quê hương, tuy thế, xem ra cũng chả “ưu ái” gì lắm với những người ở lại. Ngay cả Thanh Tịnh (một nhà văn tăm tiếng, biên tập viên của tạp chí Văn Nghệ, sĩ quan cao cấp của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam Anh Hùng) cũng sống dở giữa lòng cách mạng: 
“Ở vào cái tuổi chưa đầy sáu muơi mà Thanh Tịnh những năm đó trông đã già lắm, già hơn tuổi rất nhiều... muốn biết Thanh Tịnh đơn độc thế nào phải nhìn những lúc ông đi bộ. Trên đường Phan Đình Phùng, dưới những hàng sấu, cũng già cả mệt mỏi, ông bước đi như không thể dừng lại nên phải bước, khuôn mặt đăm chiêu, dáng điệu đờ đẫn.” (Vương T.N. Sđd 181).
Với hàng triệu người di cư thì hậu vận cũng không sáng sủa gì hơn. Họ bị bắt lại, trọn đám, sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng! Từ đây, Nam / Bắc hoà lời ca. Một bản trường ca rất khó hát nên nhiều kẻ đã liều mạng đâm xầm ra biển, hay ù té bỏ chạy thục mạng qua biên giới xứ người.
Họ thuộc thành phần “bất hảo, cặn bã của xã hội, ma cô, đĩ điếm, trộm cướp, trây lười lao động, ngại khó ngại khổ, chạy theo bơ thừa sữa cặn...” - theo như nguyên văn lời giải thích của giới truyền thông trong nước với dư luận thế giới, và với lũ cột đèn (còn) ở lại.
Không hiểu đám người này đã hành nghề ma cô, đĩ điếm và tổ chức trộm cướp ra sao - nơi đất khách - nhưng số lượng bơ thừa sữa cặn mà họ gửi về cố hương đã cứu toàn dân, cũng như toàn Đảng, thoát chết (đói) nhiều phen. Từ đó, Bộ Chính Trị bèn đổi mới tư duy, và cũng bắt đầu... đổi giọng. Chỉ qua một đêm, tiếng Việt (bỗng) có thêm nhiều cụm từ rất mới và (nghe) rất thân thương: khúc ruột xa ngàn dặm, sứ giả Lạc Hồng, thành phần không thể thiếu trong đại gia đình dân tộc... Bộ Ngoại Giao VN cũng có thêm một vị Thứ Trưởng, Chủ Nhiệm Ủy Ban Người Việt Ở Nước Ngoài.
Nếu bỏ những chức danh vừa kể, cho nó đỡ rườm rà, và nói trắng phớ ra thì đây chỉ là một đoàn hát xẩm tân thời. Nhiệm vụ mới không phải là động viên người dân ở lại (vì chúng đã lỡ đi thoát rồi) mà là kêu gọi họ đừng nỡ ngoảnh mặt đi luôn, tội lắm!
Nói cho chính xác thì trước khi cái “đoàn hát xẩm” này được chính thức thành lập, Chính Quyền Cách Mạng cũng đã từng có những động thái để hoà giải với cộng đồng người Việt tị nạn, cụ thể là chuyến công du Hoa Kỳ (vào năm 2004) của bà Phó Chủ Nhiệm Ủy Ban Đối ngoại Quốc Hội - Tôn Nữ Thị Ninh. Chỉ tiếc có điều là cái giọng hát xẩm của bà Ninh không được dễ nghe cho lắm: 
“Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi.

Mình là thế thượng phong của nguời chiến thắng, mình cần chủ động, người ta không thể chủ động được do mặc cảm, cũng không thể yêu cầu ngươi ta đi trước, họ đứng ở vị trí không thuận lợi trong tiến trình lịch sử.”
Đã ngồi ngửa nón giữa chợ đời mà còn ca ông ổng (“mình là thế thượng phong”) như thế thì có mà ăn cứt. Nguyên Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn - Chủ Nhiệm Ủy Ban Người Việt Ở Nước Ngoài - cũng thế, cũng muốn kiếm ăn nhưng nói năng cứ như như là cắn vào mông thiên hạ vậy:
“So sánh dân chủ ở Mỹ với dân chủ ở Việt Nam thì chưa biết ở đâu hơn ở đâu. Trong rất nhiều người đã về Việt Nam, chúng tôi đã gặp, và chúng tôi biết chứ, rất nhiều người tham gia những cuộc biểu tình trước đây từ những cuộc biểu tình... phản đối chuyến đi thăm của nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang Hoa Kỳ năm 2007, trong số họ rất nhiều người đã về Việt Nam và chúng tôi gặp, chúng tôi biết. Chúng tôi có hỏi một vài người tại sao lại tham gia như thế làm gì thì họ bảo là thực tế nói thật là cũng đi để kiếm thêm vài ba chục đô la vì họ phát tiền, họ cho tiền thì tại sao không đi.”
Với cái đám “bất hảo, cặn bã của xã hội, ma cô, đĩ điếm, trộm cướp, trây lười lao động, ngại khó ngại khổ, chạy theo bơ thừa sữa cặn” và sẵn sàng đi biểu tình chỉ “để kiếm thêm vài ba chục đô la” mà Đảng và Nhà Nước mong họ “tích cực đóng góp xây dựng đất nước” thì quả là ước mong rất đỗi viển vông. Cũng viển vông y như dự tính huy động tiền và vàng của người dân trong nước vậy. 
Túng quá nên hoá quẫn chăng? 
01.02.2020 

Airbus trả phạt 3,6 tỉ euro vì hối lộ nhiều nước, liên quan Việt Nam

  • 5 giờ trước
  • Bản quyền hình ảnh Airbus
    Airbus sẽ trả tiền phạt kỷ lục 3,6 tỉ euro - tương đương 3,9 tỉ USD - cho Anh, Pháp, Mỹ để dàn xếp cuộc điều tra hối lộ để thắng hợp đồng ở 20 quốc gia.
    Hồ sơ của phía Mỹ có nêu tên phi vụ bán máy bay quân sự C-295 cho Việt Nam.
    Những bí ẩn bên trong siêu máy bay A380
    Siêu phi cơ Boeing 747 sau hơn 50 năm tung cánh
    Giới chức Anh sẽ nhận được 1 tỉ euro, Pháp nhận 2,1 tỉ và Mỹ nhận 500 triệu euro.
    Thỏa thuận từng được loan báo công khai đầu tuần, nhưng hôm 31/1, tòa án ba nước chính thức thông qua.
    Airbus thuê mướn hơn 130.000 nhân viên ở trên thế giới, đặt trụ sở tại Toulouse, Pháp.
    Năm 2016, công ty tự khai báo với giới chức về cáo buộc hối lộ, và đề nghị các thanh tra viên xem xét hồ sơ về việc Airbus sử dụng các nhà môi giới nước ngoài.
    Thông cáo của Bộ Tư pháp Mỹ nói đây là cuộc dàn xếp lớn nhất lịch sử về hối lộ ở hải ngoại.
    Đây là cuộc điều tra của ba quốc gia Anh, Pháp, Mỹ.
    Trong thỏa thuận gọi là Deferred Prosecution Agreement (DPA), Airbus sẽ không phải đối diện với truy tố hình sự, và chỉ trả tiền phạt.
    Airbus sẽ tiếp tục bị giới chức theo dõi trong thời gian ba năm, và mọi vi phạm trong ba năm tới có thể dẫn tới truy tố.
    Cụ thể, Airbus đạt thỏa thuận dàn xếp với các nhà điều tra Anh liên quan hối lộ tại Malaysia, Sri Lanka, Đài Loan, Indonesia và Ghana.
    Các khoản hối lộ toàn cầu của Airbus diễn ra ít nhất từ 2008 và kéo dài ít nhất tới 2015.
    Phán quyết thông qua thỏa thuận dàn xếp, do Tòa Cao cấp London duyệt hôm 31/1, nhận định:
    "Airbus có những chính sách và thủ tục ngăn hối lộ vào thời gian liên quan. Nhưng trước tháng 9/2014, các chính sách và thủ tục này được dễ dàng bỏ qua hay vi phạm, và tồn tại một văn hóa doanh nghiệp cho phép có hối lộ của các đối tác và / hoặc nhân viên Airbus trên thế giới."

    Malaysia

    Theo cáo trạng của các nhà điều tra Anh, từ 2011 tới tháng 6/2015, Airbus đã không ngăn việc hối lộ liên quan thương vụ mua máy bay Airbus của công ty AirAsia và AirAsia X.
    AirAsia và AirAsia X là hai hãng bay đặt trụ sở ở Malaysia.
    Từ 2005 tới tháng 11/2014, hai hãng này đặt mua 406 máy bay của Airbus.
    Trong số này, 180 máy bay bị cáo buộc là được mua nhờ các khoản hối lộ trị giá 50 triệu USD theo hình thức tài trợ cho một đội thể thao.
    Đội thể thao này thuộc sở hữu của hai lãnh đạo trong AirAsia.

    Đài Loan

    Các nhà điều tra Anh cáo buộc từ tháng 7/2011 tới tháng 6/2015, Airbus đã không ngăn việc hối lộ liên quan nhân viên của TransAsia Airways.
    TransAsia Airways (TNA) là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Đài Loan, đã ngừng hoạt động từ 2016.
    Từ 2010 tới 2013, Airbus chuyển tiền, thông qua hai công ty của môi giới, cho một giám đốc của TNA.
    Trong thời gian này, TNA mua 20 máy bay Airbus.
    Bản quyền hình ảnh Airbus

    Indonesia

    Các nhà điều tra Anh cáo buộc Airbus có bê bối liên quan thương vụ mua máy bay của PT Garuda Indonesia và Citilink Indonesia.
    PT Garuda Indonesia (Persero) Tbk (Garuda) là hãng bay quốc gia của Indonesia.
    Citilink Indonesia là công ty bay giá rẻ trực thuộc Garuda.
    Theo cáo buộc, từ 2011 tới 2014, một môi giới của Airbus trả 3,3 triệu USD cho nhiều người của Garuda và Citilink.

    Trung Quốc

    Còn Bộ Tư pháp Mỹ mô tả hành vi của Airbus tại Trung Quốc.
    Theo đó, từ 2013 tới 2015, Airbus dùng một đối tác ở Trung Quốc, trả tiền cho họ để dùng làm tiền hối lộ cho quan chức Trung Quốc.
    Để che giấu, Airbus không trả trực tiếp cho đối tác này, mà trả vào tài khoản ngân hàng ở Hong Kong của một công ty khác.
    Phía Mỹ cũng nói Airbus đã mời các lãnh đạo của nhiều công ty quốc doanh và hàng không quốc doanh, thỉnh thoảng có gia đình đi theo, thăm Mỹ, dự các sự kiện do Airbus trả toàn bộ chi phí. Ví dụ, lãnh đạo các công ty và hãng bay Trung Quốc đã dự một sự kiện tại Maui, Hawaii, từ 28/7 tới 2/8 năm 2013, với hoạt động như đánh golf.
    Tháng 7/2014, Airbus trả 10,35 triệu euro vào tài khoản ở Hong Kong của một 'nhà tư vấn 3' nhưng thực chất là để chuyển cho 'nhà tư vấn 1'. 'Nhà tư vấn 1' được mô tả là 'một doanh nhân Trung Quốc mà trong quá khứ đã chứng tỏ khả năng lobby chính quyền Trung Quốc'.

    Việt Nam

    Tài liệu công bố chính thức của Bộ Tư pháp Mỹ cũng có phần nói về cáo buộc tại Việt Nam.
    Đây là liên quan việc Airbus bán máy bay quân sự C-295 cho Ghana, Indonesia và Việt Nam.
    Phần về Việt Nam không đề cập có hay không việc Airbus hối lộ quan chức Việt Nam.
    Thay vào đó, cáo buộc của Mỹ là Airbus đã sử dụng môi giới để giúp xúc tiến bán máy bay quân sự C-295.
    Liên quan vụ mua bán, Airbus sẽ trả "đóng góp chính trị, chi phí, hay tiền hoa hồng" (political contributions, fees, commissions) cho các bên thứ ba.
    Mỹ nói rằng từ khoảng 2009 tới 2014, Airbus tìm cách bán máy bay quân sự cho Việt Nam, với kết quả là bán được ba chiếc C-295.
    Hợp đồng bán ba chiếc C-295 giữa Airbus và Bộ Quốc phòng Việt Nam ký ngày 17/12/2013.
    Trong đơn gửi Bộ Ngoại giao Mỹ để xin duyệt danh sách Quản lý buôn bán vũ khí quốc tế (ITAR), Airbus khai rằng họ không hề trả đóng góp chính trị, chi phí, hoặc tiền hoa hồng (political contributions, fees, commissions) liên quan thương vụ. Lá đơn được ký bởi một nhà quản l‎ý của phân nhánh Quốc phòng - Không gian của Airbus đặt tại Tây Ban Nha.
    Nhưng các nhà điều tra Mỹ nói Airbus, hoặc người liên quan Airbus, đã hứa hẹn trả "đóng góp chính trị, chi phí, hoặc tiền hoa hồng" (political contributions, fees, commissions) là 6.150.226 Euro.
    Hồ sơ của Mỹ mô tả tiếp rằng, một Tổ chức 4 (Organization 4), là một công ty Hong Kong làm ăn ở Việt Nam. Có ba Nhà tư vấn 6, 7, 8, đều là công dân nước ngoài, là đối tác kiểm soát Tổ chức 4.
    Nhà tư vấn 7 được Mỹ mô tả là có quan hệ cá nhân lâu dài với các quan chức chính phủ và lãnh đạo hàng không Việt Nam.
    Tổ chức 4 bắt đầu làm việc cho Airbus từ khoảng năm 2002.
    Từ tháng 10/2002 tới tháng 7/2014, Airbus có nhiều thỏa thuận với Tổ chức 4.
    Ngày 20/12/2013, sau khi bán xong C-295 cho Việt Nam, Airbus có thỏa thuận sẽ trả cho Tổ chức 4 khoản phí thành công, là 6.150.226 Euro. Và rốt cuộc, theo phía Mỹ, Airbus đã thực trả ít nhất 2.935.541 Euro, theo thỏa thuận.

    Tôi đã đến được nơi ấy…

    0
    Hôm nay, mồng 4 Tết, tức ngày 28/1/2020, tôi và một người em đã đến được nơi ấy… Cái Thôn Hoành (Đồng Tâm) nhỏ tí xíu mà có cái trụ sở Uỷ ban to đùng, khang trang giữa cái làng có những ngôi nhà rất khiêm tốn ấy… Cái nơi có cơn bão kinh hoàng vừa đi qua…
    Chúng tôi không rành đường nên phải cài chỉ dẫn, khi còn cách thôn Hoành khoảng hai km, xe dừng lại hỏi đường, một người phụ nữ tỏ vẻ rất cẩn thận, chị hỏi lại chúng tôi là ai, tôi nói người dưng tìm đến thắp nén nhang cho cụ Kình thôi. Chị dặn: Vẫn còn công an chìm canh trong đó đó, nếu hỏi thì cứ nói người nhà của cụ… Thế rồi đến cái cổng làng… nơi ghi lại bức tranh các chiến sĩ cơ động sau khi được đưa lí thuyết học ở trường vào thực hành tại thôn Hoành… thì họ đã nằm la liệt ở đây vì quá mệt mỏi, qua một đêm chiến đấu với dân…
    Nhà cụ Kình chỉ cách cổng làng khoảng 50m. Hai chị em tôi đưa xe đi hết dọc cái làng nhỏ xíu ấy rồi mới quay lại. Làng chìm trong yên ắng, cờ treo thấp thoáng, không nhức mắt như bao nơi khác. Cái cổng làng đã từng chứng kiến bao đau thương của người dân ở đây, nhất là rạng ngày 9/1/2020 vừa qua, nhưng nó vẫn phải mang vác một băng zôn “Mừng đảng, mừng xuân”… Ấy thế mà tờ báo nào nói Đồng Tâm đã vui trở lại, đón Tết rộn ràng, náo nức nhỉ?
    Tôi nhìn thấy một bà cụ đang lom khom nhặt nhạnh cái gì đó trước cửa nhà, tôi nhận ra đó chính là bà cụ Thành, vợ của cụ Lê Đình Kình. Tôi bước vào một mình, đập vào mắt tôi là một mái che tuềnh toàng và một bếp lửa ở giữa sân cùng mấy cái ghế nhựa lổng chổng. Bên trong, gian ngoài là ban thờ cụ Kình cũng rất xuềnh xoàng, ám khói, lỗ chỗ những vết đạn… Tôi thắp nén nhang cho cụ, nhìn tấm ảnh thờ mà lòng tôi đau thắt, mắt ứa lệ… nấc lên nghẹn ngào mà không thể nói thành lời…
    Bước vào bên trong, là phòng ngủ của cụ bà và cụ ông. Kín mít, nhỏ hẹp, không có cửa sổ thông khí. Cụ Thành kể: “Hôm người ta xộc vào nhà, tôi ngủ bên này, ông cụ nhà tôi ngủ bên kia (nơi có cái tủ sắt bị bắn, phá tung). Họ đứng ngoài cửa xịt hơi cay, khí ngạt gì đó. Tôi ho sặc sụa và ông cụ nhà tôi thì mệt không thở được. Tôi chạy ra lấy khăn mặt dấp nước cho ông ấy bịt mũi, miệng… thì họ phá được cửa, xông vào, khoá tay tôi lôi đi còn ông cụ, tôi không biết người ta đã làm gì ông ấy… Các con tụ về để bảo vệ bố nhưng khi hơi cay, khói bụi mù mịt, không thở được thì chúng nó chạy hết lên sân thượng rồi tôi nghe tiếng súng đạn nổ chí chéo, đùng đoàng trên đó, cả nhà hoảng loạn, hỗn loạn… không còn biết là cái gì xảy ra nữa… khi được họ thả về, thì thấy máu me đầy giường, đầy phòng của ông ấy. Lúc chôn xong, trở về cứ thấy buồng ngủ của ông ấy mùi thối khắm… Tìm mới lôi ra dưới gầm giường một bao tải quần áo đầy máu me của ông ấy… (cụ khóc)… Nhà cửa, tất cả đều bị lục tung, bản đồ đất dán trên tường bị xé bỏ hết. Người ta bê mất đi cái hòm gỗ có để bản đồ, hồ sơ giấy tờ đất đai… đều ở trong ấy hết… Lấy hết rồi bác ạ! (cụ khóc…)” Tôi nói: “Sao biết họ rục rịch tấn công vào làng mà chẳng cất giấu đi nơi khác cho an toàn?” Cụ Thành bảo: “Có ai ngờ được đâu. Ông cụ nhà tôi tin vào ông Trọng chống tham nhũng lắm! Ông ấy tin ông Trọng, ủng hộ ông Trọng, ủng hộ đảng tuyệt đối… Ai ngờ đâu được bác ơi!” Cụ lại khóc… Tôi hỏi tiếp: “Ngoài bê mất hòm tài liệu đất đai, họ còn lấy đi cái gì nữa không?” Cụ trả lời: “Nó lấy mất chiếc ô tô trả góp của vợ thằng Uy, bê mất 2 cái két sắt của nhà Công và nhà Chức.”
    Tôi hỏi tiếp: “Nghe người ta nói rằng hôm ấy có 20 thằng nghiện được cụ Kình nuôi trong nhà… đã chống người thi hành công vụ ghê lắm cơ mà cụ?” Cụ Thành bảo: “Làm gì có thằng nghiện nào! Nhà tôi ăn còn chả đủ, làm gì có tiền nuôi ai? Ông nhà tôi mua một xuất bánh cuốn ăn sáng còn phải xẻ, nhường cho tôi một nửa, bảo tôi ăn để còn uống thuốc… ” Cụ Thành nghẹn lại không nói thêm được gì.
    Tôi hỏi tiếp: “Thế hôm ấy, mấy anh công an đã chết như thế nào, cụ và gia đình có biết không? Có phải mấy anh em nhà mình ném bom xăng xuống cái giếng trời làm họ bị chết cháy không?” Cụ Thành lại vật ra kêu giời ơi…! Đúng lúc ấy, mấy người hàng xóm và hai người con gái của cụ Thành bước vào, mọi người đồng thanh đáp: “Cả làng không ai nhìn thấy, không ai biết họ chết thế nào, không ai biết họ chết lúc nào, khi nào, sau này chỉ nghe công an nói… (mấy người quả quyết)… Tôi hỏi tiếp: “Vậy, vì sao mấy anh em, chú cháu lại nhận là ném bom xăng xuống giếng trời đốt cháy họ?” Cụ Thành và mấy người nói: “Cũng chả biết, chắc họ đánh đau quá, bắt phải nhận thôi, chứ thằng Uy vừa ló mặt ra sân thượng đã bị người ta bắn gãy tay, còn thả chó ra đuổi cắn… thì ai có thể chạy sang tận sân nhà bên để ném bom xăng…?”
    Tôi hỏi tiếp: “Thế cho tới nay, gia đình đã biết tin anh Chức thế nào không?” Tất cả đều lắc đầu, trả lời “Không”. “Sức khoẻ của cụ và cháu bé 3 tháng tuổi giờ ra sao?” Cụ Thành nói: “Tôi cứ bị ho suốt từ hôm đó đến nay, tối đến đóng cửa đi ngủ, cái mùi thuốc súng, hơi cay, khói ám cứ gây gây kinh lắm. Còn cháu bé thì đang bị viêm phổi.” Tôi lặng đi… nghĩ “viêm phổi với một cháu bé hơn ba tháng tuổi mà không được đi viện thì vô cùng nguy hiểm”. Tôi chợt nhìn mấy chị con gái của cụ Kình, họ đang gục xuống khóc… Trời ơi! Ai cũng hiền lành, chất phác như hạt lúa củ khoai thế này mà sao miệng lưỡi người đời thêu dệt nên nhiều chuyện hoang đường, độc ác thế? Tôi chỉ biết vỗ về, động viên họ mấy câu rồi xin phép ra về…
    Thú thật! Lúc xe chạy gần đến xã Đồng Tâm, tim tôi đã đập hồi hộp. Đến làng Hoành… tim tôi như ngưng lại… Bước vào ngôi nhà đầy “huyền thoại”, tim tôi như vỡ nát… Thời gian có rất ít bên người thân của cụ Kình nên tôi chỉ hỏi được chừng ấy câu, nhằm giải mã cho những gì mà truyền thông của nhà nước công bố trên toàn quốc về “cuộc trấn áp băng nhóm tội phạm khủng bố ở Đồng Tâm của họ và cả hàng chục ngàn DLV tung tin thất thiệt, hàng triệu người nghe thông tin một chiều mà thương vay, khóc mướn, thoá mạ, chà đạp lên những người dân yếm thế, vô tội nơi đây… Còn cậu em thì phải ở bên ngoài cảnh giới… Hú vía! Hai chị em cùng đi thắp nén nhang cho người quá cố oan uổng mà cũng đâu có được an tâm, người ở ngoài, người vào trong…
    Hi vọng một ngày nào đó, Đồng Tâm phải được làm sáng tỏ, trả lại công bằng cho người đã nằm xuống và cả người còn sống…
    fb: Lã Minh Luận

    Phi hành đoàn các nước phản đối bay tới Trung Quốc



    Một máy bay Boeing 737 Max của hãng United Airlines cất cánh trong mưa ngày 11/12/2019, tại phi trường Renton ở Renton, tiểu bang Washington..
    Phi công và tiếp viên hàng không yêu cầu các hãng hàng không ngưng các chuyến bay đến Trung Quốc, với việc các phi công American Airlines đệ đơn kiện đòi ngưng tức khắc các chuyến bay giữa lúc các giới chức y tế tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu vì sự lây lan nhanh chóng của coronavirus.
    Trung Quốc cho biết có gần 10.000 ca lây nhiễm coronavirus và 213 người chết, nhưng virus đã lây lan sang 18 nước, hầu hết được cho là từ các hành khách đi máy bay.
    Hoa Kỳ khuyến cáo công dân không đến Trung Quốc, nâng báo động lên mức tương tự với Iraq và Afghanistan.
    Các hãng hàng không Mỹ, đã giảm các chuyến bay đến Trung Quốc trong tuần này, đang đánh giá lại những kế hoạch bay, theo những người quen thuộc với vấn đề này.
    Có thể Tòa Bạch Ốc đang lựa chọn hành động thêm nữa để cấm bay đến Trung Quốc trong những ngày sắp tới, nhưng các giới chức nhấn mạnh là chưa có quyết định về việc này.
    Hội Liên hiệp Phi công (APA), đại diện cho các phi công American Airlines, nêu “các mối đe dọa sức khỏe trầm trọng, chưa lường hết được, do coronavirus gây ra” trong đơn kiện nộp ở Texas, trụ sở của hãng hàng không.
    Hãng American Airlines cho biết có những biện pháp cẩn trọng chống lại virus nhưng không bình luận gì về vụ kiện. Ngày 29/1, American Airlines loan báo hủy các chuyến bay từ Los Angeles đến Bắc Kinh, nhưng tiếp tục các chuyến bay từ Dallas.
    Chủ tịch APA Eric Ferguson yêu cầu các phi công được chỉ định trong các chuyến bay Mỹ-Trung từ chối việc chỉ định này. Trong một tuyên bố, công đoàn các tiếp viên hàng không American Airlines cho biết ủng hộ vụ kiện của các phi công và kêu gọi hãng hàng không và chính phủ Mỹ “cẩn thận và ngưng các chuyến bay đi và đến Trung Quốc.”
    Phi công của United Airlines, hãng hàng không lớn nhất của Mỹ bay đến Trung Quốc, quan ngại về sự an toàn, sẽ được quyền bỏ bay, không được trả lương, theo một bản ghi nhớ ngày 30/1 của công đoàn gởi các thành viên.
    United Airlines ngày 30/1 loan báo hủy 332 chuyến bay Mỹ-Trung từ tháng 2 đến ngày 28 tháng 3, dù sẽ tiếp tục các chuyến bay khứ hồi từ San Francisco đến Bắc Kinh, Thượng Hải và Hong Kong.
    Vụ kiện của phi công American Airlines diễn ra giữa lúc ngày càng nhiều các hãng hàng không ngưng các chuyến bay đến Hoa lục, trong đó có Air France KLM SA, British Airways, Lufthansa của Đức và Virgin Atlantic.
    Các hãng hàng không lớn khác vẫn tiếp tục bay đến Trung Quốc, nhưng khẩu trang bảo hộ và những chặn dừng ngắn hơn được áp dụng để giảm bớt phơi nhiễm cũng không giúp được gì trong việc trấn an phi hành đoàn.
    Một tiếp viên hàng không vừa mới đáp xuống một thành phố lớn của Trung Quốc nói quan ngại lớn nhất là nhiễm virus rồi truyền sang cho gia đình, hay bị cách ly khi dừng chân. “Tôi không hiểu mức nghiêm trọng của tình hình cho đến khi tôi đến đó,” bà nói với điều kiện ẩn danh. Bà mô tả về sự hoảng loạn của công chứng trong chuyến bay trở về, mỗi hành khách đều mang khẩu trang.
    “Hiện nay tôi có cảm giác như tôi đang đếm ngược 14 ngày.”
    Hãng hàng không Thai Airways phun thuốc sát trùng trên máy bay giữa các chuyến bay đến Trung Quốc và cho phép phi hành đoàn mang khẩu trang và găng tay.
    Delta Air Lines bớt các chuyến bay và giao thực phẩm cho phi hành đoàn tại khách sạn để họ khỏi ra ngoài. Hãng cũng cho phép phi công bỏ các chuyến bay đến Trung Quốc nhưng không được trả lương, một bản ghi nhớ của công đoàn gởi các thành viên nói.
    Korean Air Lines và Singapore Airlines phái thêm nhân viên phi hành để bay thẳng trở về tránh ngủ qua đêm.
    Hãng hàng không Hàn Quốc cho biết đã chở thêm quần áo bảo hộ cho các tiếp viên hàng không có thể cần để chăm sóc cho những ca nghi bị lây nhiễm virus khi đang bay.
    Các hãng hàng không tại châu Á đang chứng kiến việc sụt giảm mạnh vé mua cùng với việc hủy bỏ bắt buộc các chuyến bay vì coronavirus bùng phát, người đứng đầu công ty cho thuê Avolon Holdings cho biết.
    Vụ bùng phát coronavirus gây hiểm họa dịch bệnh lớn nhất cho ngành hàng không kể từ cuộc khủng hoảng SARS năm 2003 làm nhu cầu của hành khách giảm 45% tại châu Á khi dịch bệnh lên đến đỉnh điểm vào tháng 4 năm đó, các nhà phân tích nói.
    Công ty đánh giá Fitch nói các hãng hàng không ít có chuyến bay đến Trung Quốc và vùng Châu Á-Thái Bình Dương có thể tái phối trí khả năng để thay đổi đường bay để giảm bớt ảnh hưởng đến việc vận chuyển nhưng có thể làm tăng cạnh tranh trên những tuyến đường này và giảm giá vé.
    Air France giữ đường bay đến Trung Quốc trong dịch bệnh SARS, nhưng đã ngưng các chuyến bay đến Bắc Kinh và Thượng Hải vào ngày 30/1 sau khi phi hành đoàn yêu cầu ngưng ngay lập tức.
    “Khi nhân viên thấy các hãng hàng không khác đã ngưng bay, thì phản ứng của họ là “Tại sao chúng ta vẫn tiếp tục bay?’” ông Flore Arrights, chủ tịch của UNAC, một trong 4 công đoàn chính của các tiếp viên hàng không nói.

    Hoa Kỳ và nhiều nước siết chặt hạn chế đi lại với Trung Quốc



    Một đứa trẻ mang khẩu trang tại phi trường quốc tế Yangon ngày 31/1/2020. HHK Myanmar đình chỉ các chuyến bay sang TQ sau khi WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu do virus nCoV. (Photo by Ye Aung THU / AFP)
    Hôm thứ Sáu 31/1, Hoa Kỳ và các quốc gia khác đã siết chặt lệnh hạn chế đi lại và các doanh nghiệp cho biết đang đối mặt với vấn đề về chuỗi cung cấp vì dịch corona ở Trung Quốc, một ngày sau khi Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu.
    Trong bối cảnh số người chết vì dịch tăng lên tới 213 người, tất cả đều ở Trung Quốc, Hoa Kỳ cảnh báo người Mỹ không nên du lịch sang Trung Quốc.
    Nhật Bản khuyên công dân nên hoãn những chuyến đi không khẩn cấp, Bộ trưởng Y tế Iran kêu gọi cấm nhập cảnh tất cả khách du lịch từ Trung Quốc, trong khi nước Anh báo cáo hai trường hợp lây nhiễm virus corona đầu tiên tại xứ này.
    Singapore loan báo đang tạm dừng nhập cảnh đối với khách du lịch đã từng ghé sang Trung Quốc trong thời gian gần đây, và đình chỉ thị thực cho người mang hộ chiếu Trung Quốc. Lệnh cấm cũng sẽ được áp dụng cho những người chỉ quá cảnh tại Singapore.
    Chính phủ Ý quyết định tuyên bố tình trạng khẩn cấp và ngừng tất cả giao thông hàng không với Trung Quốc sau khi công bố các ca lây nhiễm đầu tiên nơi hai du khách Trung Quốc.
    Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ loan báo trên trang web: “Đừng đi Trung Quốc do virus corona mới xuất hiện đầu tiên ở Vũ Hán, nâng mức báo động đối với Trung Quốc lên ngang hàng với Afghanistan và Iraq.”
    Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Bắc Kinh đã đề ra các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nghiêm ngặt và toàn diện nhất, để đáp lại tuyên bố của WHO. Tỉnh Hồ Bắc hầu như bị phong tỏa hoàn toàn.
    Bà Hoa Xuân Oánh tuyên bố: “Chúng tôi hoàn toàn tự tin và có đầy đủ khả năng để chiến thắng trong cuộc chiến này.”
    Nhưng các ca nhiễm trùng tăng vọt ở hai thành phố kế cận Vũ Hán đã làm dấy lên nỗi sợ rằng một số điểm nóng mới đang xuất hiện. Nhiều người đã rời và vào Hồ Bắc bằng cách đi bộ qua một cây cầu bắc qua sông Dương Tử, theo một nhân chứng của Reuters.
    Các thị trường chứng khoán đã ổn định trở lại đôi chút sau khi WHO ca ngợi các nỗ lực của Trung Quốc trong việc kiềm chế virus corona, sau một ngày chứng khoán giảm mạnh vì tác động ngày càng lớn của dịch corona đối với nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới và hệ quả của dịch viêm phổi cấp do chủng virus mới nCoV gây ra trên toàn thế giới.

    Diễn đàn Facebook

    Việt Nam viện trợ Trung Quốc nửa triệu đô la để chống dịch corona



    Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (trái) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
    Chính phủ Việt Nam hôm 31/1 cho biết đã quyết định viện trợ hàng hóa, vật dụng y tế trị giá khoảng 500.000 USD để “chia sẻ với Chính phủ và nhân dân Trung Quốc” hiện đang phải đối phó với dịch cúm lan rộng toàn cầu do virus corona gây ra.
    Bên cạnh đó, Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam cũng vận động viện trợ hàng hóa cho Trung Quốc trị giá khoảng 100.000 USD, theo trang tin chính thức của chính phủ Việt Nam.
    Ngoài ra, 7 tỉnh biên giới của Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc cũng được chỉ đạo “có các hình thức hỗ trợ giúp đỡ cho nhân dân Trung Quốc, nhất là các tỉnh ven biên giới hai nước”.
    Trước đó, hôm 27/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện thăm hỏi tới Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ông khẳng định Việt Nam sẵn sàng tích cực hợp tác với Trung Quốc “trong cuộc đấu tranh chống lại dịch bệnh này”.
    Việt Nam hiện được xem là một trong những nước có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao nhất vì có chung đường biên giới với Trung Quốc và nhiều hoạt động giao thương, qua lại giữa hai bên.
    Trong bối cảnh dịch bệnh đang lan nhanh khiến cho Tổ chức Y tế Thế giới phải công bố tình trạng “khẩn cấp toàn cầu”, nhiều người dân bày tỏ lo ngại khi Việt Nam vẫn tiếp tục các hoạt động thông thương với quốc gia láng giềng, mặc dù có hạn chế hơn.
    Tuy nhiên, khi trả lời về ý kiến “đóng cửa biên giới” như một số các quốc gia khác đã làm, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trong cuộc họp của chính phủ vào chiều 30/1 nói rằng vì Việt Nam và Trung Quốc có ký kết hiệp ước, cho nên nếu liên quan đến an ninh và dịch bệnh thì có thể đóng cửa “nhưng phải có thoả thuận giữa hai bên, chứ Việt Nam không thể đơn phương”, theo Tuổi Trẻ.
    Ông Minh cũng nói thêm rằng tình hình dịch bệnh tại Việt Nam “có lẽ chưa nên đặt vấn đề đóng cửa biên giới” vì “chưa đến mức đó”.
    Thay vào đó, Phó Thủ tướng Việt Nam đề nghị chính phủ xem xét các giải pháp như hạn chế, cấm du lịch, đi lại giữa hai bên; tạm ngừng lưu thông hàng hoá qua các cửa khẩu đến ngày 10/2; hợp tác, chia sẻ thông tin, hỗ trợ giữa các nước trong ASEAN; tăng cường sản xuất các công cụ y tế, khẩu trang, đồ bảo hộ; và tuyên truyền để tránh không làm cho dân hoảng loạn.
    Tính đến chiều 30/1, Việt Nam đã xác nhận 5 ca nhiễm virus corona. Trong đó, có 2 người Trung Quốc và 3 người Việt Nam trở về từ Vũ Hán, khu vực xuất phát dịch bệnh của Trung Quốc.
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 30/1 đã ký chỉ thị tăng cường các biện pháp phòng chống dịch corona, trong đó có việc tạm dừng các chuyến bay đến/đi từ các khu vực có dịch của Trung Quốc; dừng cấp thị thực du lịch cho người Trung Quốc và người nước ngoài đang hoặc từng ở Trung Quốc trong hai tuần qua; dừng hoạt động xuất nhập cảnh đi du lịch bằng giấy thông hành ở biên giới; không đưa lao động Việt Nam sang Trung Quốc làm việc; hạn chế các lễ hội tập trung đông người…

    Wednesday 29 January 2020

    Coronavirus có thể đến từ phòng thí nghiệm vũ khí sinh học của Trung Quốc!?

    < A >
    CTV Danlambao - Cho đến nay, coronavirus 2019-nCoV được cho là xuất phát từ một chợ thịt cá ở Vũ Hán. Tuy nhiên, theo ông Dany Shoham - một nhà phân tích về chiến tranh sinh học và cũng là cựu sĩ quan tình báo của quân đội Do Thái thì coronavirus có thể lan ra từ một phòng thí nghiệm của chương trình vũ khí sinh học bí mật mà Bắc Kinh thực hiện tại Vũ Hán.
    Theo Đài phát thanh Á châu Tự do, Viện Vi khuẩn học Vũ Hán (Wuhan Institute of Virology) là viện thí nghiệm virus tân tiến nhất Trung Quốc được công bố có những chương trình nghiên cứu các loại virus chết người. 
    Viện thí nghiệm này nằm chỉ cách chợ thịt cá 30 km, nơi được cho là địa điểm xuất phát 2019-nCoV. 
    Ông Dany Shoham, người có bằng tiến sĩ về vi sinh y học và là nhà phân tích cao cấp với quân hàm trung tá của tình báo quân sự Israel về chiến tranh sinh học / hóa học ở Trung Đông, Trung Quốc từ năm 1970 đến năm 1991. Ông đã nói với tờ Washington Times rằng Viện Vi khuẩn học Vũ Hán có liên quan đến chương trình vũ khí sinh học bí mật của Bắc Kinh. Một số phòng thí nghiệm trong viện có thể đã bí mật nghiên cứu và phát triển vũ khí sinh học. 
    Dr. Dany Shoham
    Theo Washington Times, Bắc Kinh đã phủ nhận có bất kỳ vũ khí sinh học tấn công nào. Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào năm 2019 thì Hoa Kỳ đã có những quan ngại về những chương trình nghiên cứu và phát triển lãnh vực chiến tranh sinh học bí mật của Trung Quốc: 
    "Thông tin cho thấy Trung Quốc đã có những hoạt động về sinh học với tiềm năng sử dụng kép (y khoa và chiến tranh sinh hoá - chú thích của CTV Danlambao). Điều này đã gia tăng mối lo ngại về việc tuân thủ hiệp ước BWC. Hoa Kỳ quan tâm về vấn đề tuân thủ đối với các tổ chức y tế quân sự của Trung Quốc chuyên nghiên cứu và phát triển độc tố có tiềm năng sử dụng kép và trở thành một mối đe dọa sinh học." (“Information indicates that the People’s Republic of China engaged during the reporting period in biological activities with potential dual-use applications, which raises concerns regarding its compliance with the BWC... The United States has compliance concerns with respect to Chinese military medical institutions’ toxin research and development because of the potential dual-use applications and their potential as a biological threat.”)
    Tính đến khuya thứ Ba ngày 28/01 giờ Trung Quốc, số lượng người bị nhiễm bệnh tăng vọt 60% - từ 2835 vào thứ Hai lên đến 4515 hôm thứ Ba. Số người chết là 106 người. Bên ngoài Trung Quốc, các quốc gia có người bị nhiễm gồm có Thái Lan (14), Hồng Kông (8), Nhật (7), Hoa Kỳ (5), Đài Loan (5), Úc (5), Macau (5), Singapore (4), Nam Hàn (4), Mã Lai (4), Canada (2), Việt Nam (2), Pháp (3), Nepal (1), Campuchia (1), Đức (1). 
    Mặc dù tình trạng nhiễm bệnh bùng phát nghiêm trọng, cho đến nay Bắc Kinh vẫn cương quyết từ chối đề nghị của Hoa Kỳ gửi chuyên gia sang tiếp ứng. 
    Trong cuộc họp báo hôm thứ ba bao gồm Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ Alex Azar cho biết Bắc Kinh đã từ chối những đề nghị liên tục từ ngày 6 tháng 1 đến nay của Hoa Kỳ là gửi chuyên viên của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Hoa Kỳ đến Trung Quốc để giúp đối phó với dịch bệnh. Ông Alex Azar cũng cho biết Hoa Kỳ đã tiếp tục thúc giục sự minh bạch hơn từ Trung Quốc khi thảm hoạ nhiễm coronavirus lan rộng. 
    Tại sao Bắc Kinh không minh bạch và từ chối sự tham gia của chuyên viên Hoa Kỳ? Phải chăng có quá nhiều điều phải giấu?

    Nguồn tham khảo
    29.01.2020