WHO cứu xét việc công bố coronavirus là tình trạng khẩn cấp toàn cầu
Ngày 29/1, chính phủ các nước đã di tản công dân của họ ra khỏi trung
tâm bùng phát dịch bệnh do coronavirus gây ra ở Trung Quốc, vào lúc số
tử vong đã lên đến 133 người và Tổ chức Y tế Thế giới bày tỏ “quan ngại
sâu sắc” về việc lây lan từ người sang người tại 3 quốc gia khác.
WHO cho biết Ủy ban Khẩn cấp của họ sẽ tái họp kín vào ngày 30/1 để quyết định là liệu việc virus lây lan nhanh chóng tại Trung Quốc hiện nay có tạo thành tình trạng khẩn cấp toàn cầu hay không.
“Trong vài ngày qua sự tiến triển của virus đặc biệt tại một số nước, nhất là sự lây lan từ người sang người, làm cho chúng tôi lo ngại,” Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói tại một cuộc họp báo ở Geneva, nêu tên ba nước là Đức, Việt Nam và Nhật Bản.
Ông nói tiếp: “Dù con số bên ngoài Trung Quốc vẫn còn tương đối ít, nhưng có khả năng trở thành một vụ bùng phát lớn hơn nhiều.”
Đã có 6.065 ca nhiễm coronavirus tại 15 nước trên thế giới, đa số ở Trung Quốc, chừng 70 ca ở bên ngoài Trung Quốc, theo con số mới nhất của WHO. Cho tới nay, tất cả những trường hợp tử vong đều xảy ra ở Trung Quốc. Ủy ban Y tế Quốc gia của Trung Quốc báo cáo có 132 trường hợp tử vong tính đến cuối ngày 28/1. Hôm 29/1, thêm một ca tử vong được ghi nhận tại tỉnh Tứ Xuyên.
Tình hình hãy còn “ảm đạm và phức tạp”, theo lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người hôm 28/1 thề quyết đánh bại “virus quái ác.” Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã nói chuyện với ông Tập và chính quyền Mỹ đang làm việc chặt chẽ với Trung Quốc để kìm hãm đợt bùng phát dịch.
Một số hãng hàng không lớn đã ngưng các chuyến bay đến Trung Quốc, và một kinh tế gia kỳ cựu tiên đoán dịch bệnh sẽ có ảnh hưởng nặng nề đối với tăng trưởng kinh tế.
Hội đồng gồm 16 chuyên gia độc lập của WHO trong tuần qua đã hai lần không chịu tuyên bố tình trạng khẩn cấp thế giới, nhưng sẽ đánh giá lại tình hình vào ngày 30/1.
Đường phố hoang vắng
Tại nhiều thành phố Trung Quốc, đường phố hầu như vắng tanh. Các nơi thu hút du khách đều đóng cửa, trong khi các tiệm cà phê Starbucks yêu cầu khách hàng đo thân nhiệt và mang khẩu trang.
Hầu hết những trường hợp tử vong xảy ra tại tỉnh Hồ Bắc, nơi có dân số khoảng 60 triệu người và hiện bị phong tỏa. Virus xuất hiện hồi tháng trước tại một chợ mua bán động vật sống, hoang dã, ở Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh.
Nhật Bản đã thuê bao một chiếc máy bay di tản 206 công dân từ Vũ Hán về Tokyo.
Hoa Kỳ cũng không vận đưa khoảng 210 người Mỹ ra khỏi Vũ Hán về California kèm theo nhiều đợt kiểm tra sức khỏe. Pháp cho biết chuyến bay đầu tiên di tản công dân Pháp sẽ cất cánh tối ngày 29/1 và Anh thông báo ngày 30/1 sẽ đưa 200 công dân lên chuyến bay thuê bao chở về nước. Canada cũng đang tổ chức các chuyến di tản.
Coronavirus đã tạo gánh nặng cho nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Các công ty bỏ các chuyến công tác tới Trung Quốc và du khách thì hủy các tour du lịch. Các hãng hàng không khác nhau đã cắt các chuyến bay, từ British Airways và Lufthansa cho đến hãng hàng không quốc gia Tanzania.
Một kinh tế gia chính phủ nói cuộc khủng hoảng này có thể cắt giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý 1.
Coronavirus và SARS
Tuy nhiên trong một bước quan trọng có khả năng tiến đến việc tìm được vaccine chủng ngừa virus, các nhà khoa học tại Australia cho biết họ đã nuôi cấy được coronavirus trong phòng thí nghiệm, lần đầu tiên ngoài Trung Quốc.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Peter Doherty về nhiễm trùng và miễn dịch nói họ sẽ chia sẻ mẫu virus được nuôi cấy từ bệnh nhân, với WHO và những phòng thí nghiệm trên toàn thế giới với hy vọng tăng tốc việc miễn nhiễm và phát hiện bệnh.
Con số nhiễm coronavirus tại Trung Quốc hiện vượt qua số 5.327 người bị lây nhiễm SARS, cũng phát xuất từ Trung Quốc làm 800 người thiệt mạng trên toàn cầu vào năm 2002 và 2003.
Trong khi một số chuyên gia tin là chủng coronavirus mới, có tên “2019-nCoV”, không gây tử vong như SARS, nhưng báo động đã tăng lên do sự lây lan nhanh chóng của virus và nhiều tác hại khác nữa chưa được biết.
Như những bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp, virus mới lây lan qua những hạt li ti khi ho, hắt hơi, với thời gian ủ bệnh từ 1 đến 14 ngày.
WHO cho biết Ủy ban Khẩn cấp của họ sẽ tái họp kín vào ngày 30/1 để quyết định là liệu việc virus lây lan nhanh chóng tại Trung Quốc hiện nay có tạo thành tình trạng khẩn cấp toàn cầu hay không.
“Trong vài ngày qua sự tiến triển của virus đặc biệt tại một số nước, nhất là sự lây lan từ người sang người, làm cho chúng tôi lo ngại,” Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói tại một cuộc họp báo ở Geneva, nêu tên ba nước là Đức, Việt Nam và Nhật Bản.
Ông nói tiếp: “Dù con số bên ngoài Trung Quốc vẫn còn tương đối ít, nhưng có khả năng trở thành một vụ bùng phát lớn hơn nhiều.”
Đã có 6.065 ca nhiễm coronavirus tại 15 nước trên thế giới, đa số ở Trung Quốc, chừng 70 ca ở bên ngoài Trung Quốc, theo con số mới nhất của WHO. Cho tới nay, tất cả những trường hợp tử vong đều xảy ra ở Trung Quốc. Ủy ban Y tế Quốc gia của Trung Quốc báo cáo có 132 trường hợp tử vong tính đến cuối ngày 28/1. Hôm 29/1, thêm một ca tử vong được ghi nhận tại tỉnh Tứ Xuyên.
Tình hình hãy còn “ảm đạm và phức tạp”, theo lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người hôm 28/1 thề quyết đánh bại “virus quái ác.” Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã nói chuyện với ông Tập và chính quyền Mỹ đang làm việc chặt chẽ với Trung Quốc để kìm hãm đợt bùng phát dịch.
Một số hãng hàng không lớn đã ngưng các chuyến bay đến Trung Quốc, và một kinh tế gia kỳ cựu tiên đoán dịch bệnh sẽ có ảnh hưởng nặng nề đối với tăng trưởng kinh tế.
Hội đồng gồm 16 chuyên gia độc lập của WHO trong tuần qua đã hai lần không chịu tuyên bố tình trạng khẩn cấp thế giới, nhưng sẽ đánh giá lại tình hình vào ngày 30/1.
Đường phố hoang vắng
Tại nhiều thành phố Trung Quốc, đường phố hầu như vắng tanh. Các nơi thu hút du khách đều đóng cửa, trong khi các tiệm cà phê Starbucks yêu cầu khách hàng đo thân nhiệt và mang khẩu trang.
Hầu hết những trường hợp tử vong xảy ra tại tỉnh Hồ Bắc, nơi có dân số khoảng 60 triệu người và hiện bị phong tỏa. Virus xuất hiện hồi tháng trước tại một chợ mua bán động vật sống, hoang dã, ở Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh.
Nhật Bản đã thuê bao một chiếc máy bay di tản 206 công dân từ Vũ Hán về Tokyo.
Hoa Kỳ cũng không vận đưa khoảng 210 người Mỹ ra khỏi Vũ Hán về California kèm theo nhiều đợt kiểm tra sức khỏe. Pháp cho biết chuyến bay đầu tiên di tản công dân Pháp sẽ cất cánh tối ngày 29/1 và Anh thông báo ngày 30/1 sẽ đưa 200 công dân lên chuyến bay thuê bao chở về nước. Canada cũng đang tổ chức các chuyến di tản.
Coronavirus đã tạo gánh nặng cho nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Các công ty bỏ các chuyến công tác tới Trung Quốc và du khách thì hủy các tour du lịch. Các hãng hàng không khác nhau đã cắt các chuyến bay, từ British Airways và Lufthansa cho đến hãng hàng không quốc gia Tanzania.
Một kinh tế gia chính phủ nói cuộc khủng hoảng này có thể cắt giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý 1.
Coronavirus và SARS
Tuy nhiên trong một bước quan trọng có khả năng tiến đến việc tìm được vaccine chủng ngừa virus, các nhà khoa học tại Australia cho biết họ đã nuôi cấy được coronavirus trong phòng thí nghiệm, lần đầu tiên ngoài Trung Quốc.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Peter Doherty về nhiễm trùng và miễn dịch nói họ sẽ chia sẻ mẫu virus được nuôi cấy từ bệnh nhân, với WHO và những phòng thí nghiệm trên toàn thế giới với hy vọng tăng tốc việc miễn nhiễm và phát hiện bệnh.
Con số nhiễm coronavirus tại Trung Quốc hiện vượt qua số 5.327 người bị lây nhiễm SARS, cũng phát xuất từ Trung Quốc làm 800 người thiệt mạng trên toàn cầu vào năm 2002 và 2003.
Trong khi một số chuyên gia tin là chủng coronavirus mới, có tên “2019-nCoV”, không gây tử vong như SARS, nhưng báo động đã tăng lên do sự lây lan nhanh chóng của virus và nhiều tác hại khác nữa chưa được biết.
Như những bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp, virus mới lây lan qua những hạt li ti khi ho, hắt hơi, với thời gian ủ bệnh từ 1 đến 14 ngày.
No comments:
Post a Comment