Việt Nam: Nếu xử lý không khéo sẽ có nhiều Đồng Tâm khác
Vụ việc xảy ra với
xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là một điều đáng tiếc, nhưng nếu xử lý
không khéo thì sẽ có các Đồng Tâm khác, theo Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp.
Tiến
sĩ Lê Hồng Hiệp là nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam hiện
đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) ở
Singapore.Hôm 29/01/2020, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp đưa ra nhận xét bao trùm của ông với BBC News Tiếng Việt về vụ việc Đồng Tâm nói riêng và tranh chấp đất đai ở Việt Nam nói chung, rằng việc lựa chọn sử dụng bạo lực có thể cho thấy trình độ chưa cao và thậm chí là sự 'thất thế' trong xử lý của chính quyền.
Ông Hiệp nhận định rằng nếu tiếp tục lựa chọn mô hình, cách thức xử lý như những gì xảy ra trong vụ bố ráp, tập kích hôm 09/01 ở Đồng Tâm, uy tín và tính chính danh của nhà nước và đảng cầm quyền sẽ chịu hệ lụy 'nặng nề' và có thể ảnh hưởng đến việc cầm quyền của đảng Cộng sản trong tương lai.
"Trong thời gian qua, vụ việc đã gây ra những tranh luận, những ý kiến trái chiều về cách ứng xử của chính quyền đối với tranh chấp, cũng như đối với cách mà người dân ở Đồng Tâm đã phản ứng với các quyết định của chính quyền.'' Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nói.
Đồng Tâm: Vì sao chúng tôi gửi thư cho 'Tam trụ' Việt Nam?Đồng Tâm: "Đã thực sự nhộn nhịp không khí Tết"?
Bàn Tròn: EVFTA sẽ thông qua, khi Đồng Tâm còn nóng?
Việt Nam: 'Xu hướng chuyên chế làm tổn hại cải cách'
"Bản thân tôi không có đầy đủ thông tin, tuy nhiên tôi cho rằng mấu chốt của vấn đề là nhìn nhận về quyền sở hữu đất và quyền sử dụng đất ở khu vực này do những biến động về lịch sử cho nên dẫn tới những đánh giá, những nhìn nhận khác nhau về quyền sử dụng đất.''
"Điều đáng tiếc là đã xảy ra bạo lực và dẫn tới chết người. Dẫu sao, cho tới lúc này tình hình đã lắng xuống. Tôi cho rằng, đây là một bài học cho cả hai bên, về phía chính quyền, cũng như là từ phía người dân, để làm sao có thể có được phương cách đối thoại, cũng như là xử lý các tranh chấp hòa bình hơn.''
"Từ phía người dân, chúng ta cũng phải nhận định rằng là chính quyền thường có những lý do hay những phương tiện, hay chứng cứ để ủng hộ cho quyết định của mình. Và nếu người dân sử dụng các biện pháp bạo lực, thì họ là bên thiệt thòi hơn.''
"Còn trong khi đấy, bên chính quyền cũng nên nhìn nhận rằng tranh chấp đất đai là một vấn đề nhức nhối và có thể bùng phát liên những điểm nóng gây bất ổn cho chính trị, xã hội.''"Trong thời gian qua, chúng ta đã nhìn thấy nhiều sự kiện như là ở Tiên Lãng, rồi ở Văn Giang v.v... và bây giờ là vấn đề ở Đồng Tâm. Nếu như mà chính quyền không có cách xử lý khéo léo, thì sẽ có những vụ Đồng Tâm khác xảy ra và nó sẽ trở thành một gánh nặng đối với uy tín và tính chính danh của chính quyền trong thời gian tới."
Uy tín, tính chính danh bị ảnh hưởng?
Khi được hỏi tính chính danh và uy tín của chính quyền có thể bị ảnh hưởng cụ thể ra sao, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp giải thích:Phản hồi bài phê phán nhóm Đồng Thuận của Lê Văn Bảy
Đồng Tâm: Vì sao có việc nộp đơn tố giác 'giết người'?
Chuyên mục Đồng Tâm trên BBC News Tiếng Việt
"Tranh chấp ở Đồng Tâm nói riêng, cũng như các tranh chấp đất đai khác nói chung, chúng ta thấy có hai bên tham gia. Ở đây một bên là người dân và một bên là chính quyền.''"Và một khi mà chính quyền bất lực, họ không có biện pháp nào khác để xử lý các cuộc tranh chấp này mà phải xử dụng đến bạo lực, thì ở một mức độ nào đấy cho thấy sự yếu kém của chính quyền.''
"Nếu như bạo lực tiếp tục được áp dụng trong các cuộc tranh chấp khác, thì nó sẽ làm cho uy tín của chính quyền phải giảm sút và nó có thể đồng thời kích động phản kháng của người dân.''
"Tôi cho rằng đấy là một mối đe dọa lớn đối với uy tín của đảng Cộng sản Việt Nam trong dài hạn, mà nếu họ không thể hóa giải được, thì nó có thể sẽ có những hệ lụy nhất định đối với vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam trong tương lai."
Vụ việc Đồng Tâm là một tranh chấp kéo dài, giữa một bên là người dân địa phương, liên quan tới một mảnh đất rộng 49ha ở khu vực Đồng Sênh, thuộc xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức trước đây thuộc tỉnh Hà Tây, nay là Hà Nội.Diễn biến vụ bố ráp và đột kích đêm 08/01, rạng sáng ngày 09/01/2020 xảy ra trong lúc nhiều người dân ở xã Đồng Tâm, trong đó nòng cốt là một số công dân trong một nhóm tự đặt tên là tổ 'Đồng Thuận' do ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, lãnh đạo, tiếp tục khiếu nại và chưa đồng tình với quan điểm của nhà nước, chính quyền và kể cả của thanh tra chính phủ.
Vụ việc đã làm ông Lê Đình Kình, một đảng viên lão thành với 58 năm tuổi đảng, cựu lãnh đạo đảng và chính quyền ở địa phương, bị thiệt mạng và ba sỹ quan cảnh sát bị chết.
Sau vụ việc, chính quyền và công an đã bắt giữ khoảng ba chục công dân ở xã Đồng Tâm, tiến hành khởi tố vụ án và khởi tố bị can với cáo buộc những người bị bắt đã chống đối đường lối của đảng, nhà nước và chính quyền, có các hành vi bạo lực, kích động bạo lực, chống đối người thi hành công vụ và nhận tiền, thực hiện chỉ đạo của các tổ chức, cá nhân bị nhà nước Việt Nam liệt vào thành phần phản động hoặc khủng bố.
"Không khí rất sợ hãi, có công an mặc thường phục và an ninh hiện diện trong xã, và nhiều gia đình sợ rằng người thân của họ sẽ bị bắt thêm trong đợt bắt giữ sau khi chính quyền ăn tết xong," vẫn ý kiến này nói với BBC hôm thứ Tư.''
BBC News Tiếng Việt sẽ tiếp tục cập nhật qua các diễn biến liên quan hậu sự kiện này để phục vụ sự quan tâm của bạn đọc và các khán, thính giả. Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi chuyên mục Đồng Tâm.
Tin liên quan
- GS Tương Lai: 'Vụ Đồng Tâm là một việc làm không sáng suốt'
- Âm thanh GS Tương Lai: 'Tập kích Đồng Tâm - chẳng chính quyền nào làm thế'
- Đồng Tâm: Tình hình đã tái ổn định trong dịp Tết?
- Chuyên chế khiến Đảng CSVN nỗ lực nhưng ‘cứ cải tiến lại cải lùi’?
- Đồng Tâm: Nhà nước hãy đừng dùng bạo lực với dân trước đã
- Video Đồng Tâm: Bốn người nhà ông Lê Đình Kình vẫn 'mất tích'
- Video Đồng Tâm: Nhiều tiếng nổ lớn rạng sáng 9/1
- Video Lê Đình Kình: 'Dân Đồng Tâm phải giữ đất Đồng Sênh tới hơi thở cuối cùng'
No comments:
Post a Comment