Archive for the ‘Vũ Thư Hiên’ Category
Vũ Thư Hiên
Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn (1924-2001)
1.
Thời gian trôi, chớp mắt đã quá nửa thế kỷ. Không thể níu kéo nó, không thể bắt nó dừng. Nó đi rồi là hết, may chăng còn rớt lại cái bóng.
Tôi có giữ lại một cái bóng có thể bổ sung cho tiểu sử một con người đáng nhớ. Người ấy có thể là người quen của bạn, người ấy có thể không xa lạ với bạn, biết đâu đấy.
Chuyện là thế này.
Cuộc kháng chiến đã vào năm thứ tư. Con đường hàng tỉnh từ Tuyên Quang đi Thái Nguyên vốn hẹp không có ô tô qua lại còn trở nên hẹp hơn nữa. Những bụi cây lúp xúp tràn ra mặt đường. Cỏ gà, cỏ mần trầu mọc thành bụi ở những ổ gà. Ở đôi chỗ hoa lau loà xoà quệt vào mặt khách bộ hành.
(more…)
Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn (1924-2001)
1.
Thời gian trôi, chớp mắt đã quá nửa thế kỷ. Không thể níu kéo nó, không thể bắt nó dừng. Nó đi rồi là hết, may chăng còn rớt lại cái bóng.
Tôi có giữ lại một cái bóng có thể bổ sung cho tiểu sử một con người đáng nhớ. Người ấy có thể là người quen của bạn, người ấy có thể không xa lạ với bạn, biết đâu đấy.
Chuyện là thế này.
Cuộc kháng chiến đã vào năm thứ tư. Con đường hàng tỉnh từ Tuyên Quang đi Thái Nguyên vốn hẹp không có ô tô qua lại còn trở nên hẹp hơn nữa. Những bụi cây lúp xúp tràn ra mặt đường. Cỏ gà, cỏ mần trầu mọc thành bụi ở những ổ gà. Ở đôi chỗ hoa lau loà xoà quệt vào mặt khách bộ hành.
(more…)
Vũ Thư Hiên
Cháu ở xa, không được đưa bác đến nơi an nghỉ, đành thắp nén hương tưởng niệm, gạt nước mắt nhớ bác nay đã không còn.
Cũng như với bác, khi mẹ cháu qua đời, cháu cũng chẳng được ở bên.
Tôi không có tham vọng viết thêm vào những thông tin đã tràn đầy mạng xã hội trong những ngày này về người yêu nước Hoàng Thị Minh Hồ. Tôi đặc biệt cảm ơn hai nhà báo Quốc Phong và Sơn Kiều Mai đã góp những tư liệu soi sáng về tiểu sử bà Hoàng Thị Minh Hồ liên quan tới lịch sử đáng buồn về một ngôi nhà bị chiếm đoạt.
Nếu có thể nói thêm điều gì đó thì tôi chỉ muốn nói rằng tôi thật buồn khi có những người viết rằng bà Hoàng Thị Minh Hồ là một nhà tư sản đã dại dột và xuẩn ngốc “đầu tư” nhầm chỗ.
(more…)
Cháu ở xa, không được đưa bác đến nơi an nghỉ, đành thắp nén hương tưởng niệm, gạt nước mắt nhớ bác nay đã không còn.
Cũng như với bác, khi mẹ cháu qua đời, cháu cũng chẳng được ở bên.
Tôi không có tham vọng viết thêm vào những thông tin đã tràn đầy mạng xã hội trong những ngày này về người yêu nước Hoàng Thị Minh Hồ. Tôi đặc biệt cảm ơn hai nhà báo Quốc Phong và Sơn Kiều Mai đã góp những tư liệu soi sáng về tiểu sử bà Hoàng Thị Minh Hồ liên quan tới lịch sử đáng buồn về một ngôi nhà bị chiếm đoạt.
Nếu có thể nói thêm điều gì đó thì tôi chỉ muốn nói rằng tôi thật buồn khi có những người viết rằng bà Hoàng Thị Minh Hồ là một nhà tư sản đã dại dột và xuẩn ngốc “đầu tư” nhầm chỗ.
(more…)
Vũ Thư Hiên
Lễ mừng thượng thọ Cụ Thượng Đức sẽ được tổ chức đúng vào rằm tháng bảy này. Hội đồng hương xã Hương Phấn đã ra quyết nghị.
Lễ sẽ làm ở hai nơi – ở thủ đô và ở quê. Lễ chính ở thủ đô, ở quê là lễ vọng. Dân làng sẽ được xem truyền hình trực tiếp lễ chính, được nghe Cụ phủ dụ qua tivi. Ông Bành, chủ tịch hội đồng hương, vênh mặt tuyên bố với đại diện xã. Ông Chuộc chủ tịch uỷ ban cũng là người trong họ, hộc tốc bốc gan đáp tàu ra ngay thủ đô để trực tiếp bàn với ông Bành việc tổ chức ở quê sao cho bảnh. Hai người gặp nhau ở một nhà hàng sang, bàn mọi chi tiết mất một buổi tối, rồi chia tay trong hể hả. Không hể hả sao được khi người làng mình, người họ mình, có được quyền cao chức trọng như Cụ?
(more…)
Lễ mừng thượng thọ Cụ Thượng Đức sẽ được tổ chức đúng vào rằm tháng bảy này. Hội đồng hương xã Hương Phấn đã ra quyết nghị.
Lễ sẽ làm ở hai nơi – ở thủ đô và ở quê. Lễ chính ở thủ đô, ở quê là lễ vọng. Dân làng sẽ được xem truyền hình trực tiếp lễ chính, được nghe Cụ phủ dụ qua tivi. Ông Bành, chủ tịch hội đồng hương, vênh mặt tuyên bố với đại diện xã. Ông Chuộc chủ tịch uỷ ban cũng là người trong họ, hộc tốc bốc gan đáp tàu ra ngay thủ đô để trực tiếp bàn với ông Bành việc tổ chức ở quê sao cho bảnh. Hai người gặp nhau ở một nhà hàng sang, bàn mọi chi tiết mất một buổi tối, rồi chia tay trong hể hả. Không hể hả sao được khi người làng mình, người họ mình, có được quyền cao chức trọng như Cụ?
(more…)
Vũ Thư Hiên
Trần Độ (1923–2002)
15 năm đã trôi qua kể từ ngày Trần Độ giã biệt chúng ta, những người yêu mến và kính trọng ông vì tinh thần dũng cảm đấu tranh cho chân lý, vì tương lai dân tộc. Tôi đưa lại bài viết về ông tặng những người coi mình là bạn trên cùng con đường với ông. Kẻ thù của ông xin bỏ qua, đừng đọc. (VTH)
Tôi ra tù cuối năm 1976. Thời gian này tôi phải làm đủ mọi thứ việc để kiếm sống. Gia đình tôi đã rơi xuống đáy vực nghèo khổ khi vắng người đàn ông trụ cột. Tôi không để ý đến mọi thứ ngoài công việc, không có cả thời giờ gặp bạn bè. Phải hai năm sau tôi mới có dịp gặp lại Trần Độ.
Nghe nói với tư cách phó chính uỷ kiêm phó bí thư quân uỷ Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam, Trần Độ hồi ấy rất bận với công việc tổng kết kinh nghiệm chiến tranh, viết quân sử v.v…
Nghe vậy, tôi càng không có ý tìm anh. Tôi không muốn gặp các quan chức một tẹo nào. Tâm lý này là chung cho tất cả chúng tôi, những người không dưng bị mấy tên “lãnh tụ” khốn nạn tống vào tù.
(more…)
Trần Độ (1923–2002)
15 năm đã trôi qua kể từ ngày Trần Độ giã biệt chúng ta, những người yêu mến và kính trọng ông vì tinh thần dũng cảm đấu tranh cho chân lý, vì tương lai dân tộc. Tôi đưa lại bài viết về ông tặng những người coi mình là bạn trên cùng con đường với ông. Kẻ thù của ông xin bỏ qua, đừng đọc. (VTH)
Tôi ra tù cuối năm 1976. Thời gian này tôi phải làm đủ mọi thứ việc để kiếm sống. Gia đình tôi đã rơi xuống đáy vực nghèo khổ khi vắng người đàn ông trụ cột. Tôi không để ý đến mọi thứ ngoài công việc, không có cả thời giờ gặp bạn bè. Phải hai năm sau tôi mới có dịp gặp lại Trần Độ.
Nghe nói với tư cách phó chính uỷ kiêm phó bí thư quân uỷ Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam, Trần Độ hồi ấy rất bận với công việc tổng kết kinh nghiệm chiến tranh, viết quân sử v.v…
Nghe vậy, tôi càng không có ý tìm anh. Tôi không muốn gặp các quan chức một tẹo nào. Tâm lý này là chung cho tất cả chúng tôi, những người không dưng bị mấy tên “lãnh tụ” khốn nạn tống vào tù.
(more…)
Vũ Thư Hiên
1
Nghe tôi nói đến “Hiếu nhà băng,” ông Thạc lộ vẻ ngạc nhiên:
– “Hiếu nhà băng” ở Zurich? Ông cũng quen hắn à?
– Quen. Nhưng chưa lâu lắm. Ông biết ông ấy?
– Biết chứ. Từ hồi kháng chiến chống Pháp kìa. Lúc ấy hắn có cái biệt danh khác — “Hiếu tồ”.
– Trái đất tròn thật. Tôi gặp ông Hiếu trong chuyến du lịch trên sông Nil, lâu rồi, dễ cũng đến ba hoặc bốn năm. Quen nhau kiểu ấy thì chỉ loáng thoáng thế thôi, mãi đến năm ngoái gặp lại nhau ở Genève hai đứa mới có dịp tâm sự. Ông này tính tình cởi mở, dễ chịu lắm, tuy có hơi tồ tồ một chút thật, ông gọi là Hiếu tồ cũng không ngoa. Nghe ông nói mới biết, chứ tôi cứ tưởng ông ta là dân Bắc kỳ di cư rồi vọt qua đây sau tháng tư 75. Cái vụ thuyền nhân bi thảm là thế, thế giới chửi cho mục mả, vậy mà cũng có cái mặt hay của nó — người mình giờ ở đâu cũng có, dễ chỉ thua dân Trung Quốc. Người ta bảo ở đâu có gián ở đấy có người Trung Quốc.
(more…)
1
Nghe tôi nói đến “Hiếu nhà băng,” ông Thạc lộ vẻ ngạc nhiên:
– “Hiếu nhà băng” ở Zurich? Ông cũng quen hắn à?
– Quen. Nhưng chưa lâu lắm. Ông biết ông ấy?
– Biết chứ. Từ hồi kháng chiến chống Pháp kìa. Lúc ấy hắn có cái biệt danh khác — “Hiếu tồ”.
– Trái đất tròn thật. Tôi gặp ông Hiếu trong chuyến du lịch trên sông Nil, lâu rồi, dễ cũng đến ba hoặc bốn năm. Quen nhau kiểu ấy thì chỉ loáng thoáng thế thôi, mãi đến năm ngoái gặp lại nhau ở Genève hai đứa mới có dịp tâm sự. Ông này tính tình cởi mở, dễ chịu lắm, tuy có hơi tồ tồ một chút thật, ông gọi là Hiếu tồ cũng không ngoa. Nghe ông nói mới biết, chứ tôi cứ tưởng ông ta là dân Bắc kỳ di cư rồi vọt qua đây sau tháng tư 75. Cái vụ thuyền nhân bi thảm là thế, thế giới chửi cho mục mả, vậy mà cũng có cái mặt hay của nó — người mình giờ ở đâu cũng có, dễ chỉ thua dân Trung Quốc. Người ta bảo ở đâu có gián ở đấy có người Trung Quốc.
(more…)
Nhớ bạn tù Nguyễn Chí Thiện
Posted: 10/10/2016 in Tùy Bút / Tản Mạn / Bút Ký, Vũ Thư HiênThẻ:Nguyễn Chí Thiện
Vũ Thư Hiên
Để kỷ niệm bốn năm ngày mất của người bạn tù lận đận long đong – 2 tháng 10 năm 2012
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (1939-2012)
Nguyễn Chí Thiện tù cùng với tôi tại trại Phong Quang, Lào Cai.Tính về mức độ tàn bạo, nó chỉ đứng sau trại Quyết Tiến, hoặc còn gọi là Cổng Trời, ở Hà Giang.
Tôi ra tù trước Nguyễn Chí Thiện vài tháng, hoặc nửa năm chi đó. Người ta thả tôi với điều kiện ngặt nghèo – phải được một cơ quan, xí nghiệp nhận vào làm việc. Gia đình, rồi bè bạn chạy xất bất xang bang, cuối cùng cũng gặp được một ông giám đốc dám làm cái việc không ai muốn làm. Tôi được ký hợp đồng tạm tuyển, tạm thôi, làm công nhân bốc vác ở Công ty cung ứng vật liệu xây dựng Hà Sơn Bình. Nó là cái tỉnh mới, gồm Hà Đông, Sơn Tây và Hoà Bình, theo sáng kiến của ông tổng bí thư anh minh được ca ngợi là ngọn đèn 200 bougies soi đường cách mạng. Ông giám đốc tốt bụng cho phép tôi không phải ở nhà tập thể của công ty ở thị xã Hà Đông, hết ngày thì về nhà mình ở Hà Nội.
(more…)
Để kỷ niệm bốn năm ngày mất của người bạn tù lận đận long đong – 2 tháng 10 năm 2012
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (1939-2012)
Nguyễn Chí Thiện tù cùng với tôi tại trại Phong Quang, Lào Cai.Tính về mức độ tàn bạo, nó chỉ đứng sau trại Quyết Tiến, hoặc còn gọi là Cổng Trời, ở Hà Giang.
Tôi ra tù trước Nguyễn Chí Thiện vài tháng, hoặc nửa năm chi đó. Người ta thả tôi với điều kiện ngặt nghèo – phải được một cơ quan, xí nghiệp nhận vào làm việc. Gia đình, rồi bè bạn chạy xất bất xang bang, cuối cùng cũng gặp được một ông giám đốc dám làm cái việc không ai muốn làm. Tôi được ký hợp đồng tạm tuyển, tạm thôi, làm công nhân bốc vác ở Công ty cung ứng vật liệu xây dựng Hà Sơn Bình. Nó là cái tỉnh mới, gồm Hà Đông, Sơn Tây và Hoà Bình, theo sáng kiến của ông tổng bí thư anh minh được ca ngợi là ngọn đèn 200 bougies soi đường cách mạng. Ông giám đốc tốt bụng cho phép tôi không phải ở nhà tập thể của công ty ở thị xã Hà Đông, hết ngày thì về nhà mình ở Hà Nội.
(more…)
Lịch sử lại mất thêm một nhân chứng
Posted: 20/05/2016 in Tùy Bút / Tản Mạn / Bút Ký, Vũ Thư HiênThẻ:Nguyễn Minh Cần
Vũ Thư Hiên
Nhà báo Nguyễn Minh Cần (1928-2016)
Đành rằng đã 88 tuổi trời, ông có chia tay với chúng ta âu cũng là lẽ thường. Nhưng mới hôm nào còn được nghe tiếng ông sang sảng bên kia đầu dây, mà hôm nay không còn có thể trò chuyện với ông nữa, thì tin ông mất vẫn cứ làm tôi choáng váng, như thể tin không thực. Cảm giác của con người là vậy – chúng ta quen thấy mọi vật như một cái gì đó vĩnh hằng, cho đến khi không thấy nữa mới biết là không còn.
Cuộc đời Nguyễn Minh Cần gắn liền với lịch sử Việt Nam cận đại. Rõi theo những khúc quanh của cuộc đời ông bằng con mắt chăm chú ta có thể thấy những bước dịch chuyển của tư duy hướng Thiện của những người như ông trong bối cảnh cái Ác lộng hành.
(more…)
Nhà báo Nguyễn Minh Cần (1928-2016)
Đành rằng đã 88 tuổi trời, ông có chia tay với chúng ta âu cũng là lẽ thường. Nhưng mới hôm nào còn được nghe tiếng ông sang sảng bên kia đầu dây, mà hôm nay không còn có thể trò chuyện với ông nữa, thì tin ông mất vẫn cứ làm tôi choáng váng, như thể tin không thực. Cảm giác của con người là vậy – chúng ta quen thấy mọi vật như một cái gì đó vĩnh hằng, cho đến khi không thấy nữa mới biết là không còn.
Cuộc đời Nguyễn Minh Cần gắn liền với lịch sử Việt Nam cận đại. Rõi theo những khúc quanh của cuộc đời ông bằng con mắt chăm chú ta có thể thấy những bước dịch chuyển của tư duy hướng Thiện của những người như ông trong bối cảnh cái Ác lộng hành.
(more…)
Trịnh Công Sơn – Một nhà thơ lớn
Posted: 01/04/2015 in Tùy Bút / Tản Mạn / Bút Ký, Vũ Thư HiênThẻ:Trịnh Công Sơn
Vũ Thư Hiên
Trịnh Công Sơn (1939-2001)
Thế là trên bầu trời nghệ thuật Việt Nam một vì sao sáng đã tắt. Khoảng trống này không có gì lấp được.
Tôi ra tù năm 1976, nhưng còn bị quản thúc bằng lệnh miệng của nhà cầm quyền mãi cho tới mùa thu năm 1980 mới được phép vào Nam. Ở Sài Gòn người đầu tiên tôi tới thăm là Trịnh Công Sơn. Nhà thơ Dương Tường vào trước đã kể về tôi cho Sơn nghe, Sơn đã biết tôi là thế nào nên anh đón tôi không chút e dè. Chúng tôi nói chuyện với nhau cả một buổi sáng. Bên bàn trà, như một cuộc hàn huyên giữa hai người bạn sau thời gian dài xa cách, chúng tôi nói với nhau đủ thứ chuyện, nhiều nhất là về sáng tác, về thiên chức của nghệ sĩ, chỗ đứng của anh ta trong lòng dân tộc… Giữa câu chuyện tôi hỏi Sơn tại sao anh không đi ra nước ngoài, mà ở lại để sống trong kìm kẹp? Sơn trầm ngâm:
– Mình có nghĩ tới chuyện đó chứ. Nhưng mình không thể đi. Người nghệ sĩ không thể sống xa quê hương. Xa nó, anh ta sẽ cạn nguồn cảm hứng, mà cái đó thì chẳng khác gì cái chết.
(more…)
Trịnh Công Sơn (1939-2001)
Thế là trên bầu trời nghệ thuật Việt Nam một vì sao sáng đã tắt. Khoảng trống này không có gì lấp được.
Tôi ra tù năm 1976, nhưng còn bị quản thúc bằng lệnh miệng của nhà cầm quyền mãi cho tới mùa thu năm 1980 mới được phép vào Nam. Ở Sài Gòn người đầu tiên tôi tới thăm là Trịnh Công Sơn. Nhà thơ Dương Tường vào trước đã kể về tôi cho Sơn nghe, Sơn đã biết tôi là thế nào nên anh đón tôi không chút e dè. Chúng tôi nói chuyện với nhau cả một buổi sáng. Bên bàn trà, như một cuộc hàn huyên giữa hai người bạn sau thời gian dài xa cách, chúng tôi nói với nhau đủ thứ chuyện, nhiều nhất là về sáng tác, về thiên chức của nghệ sĩ, chỗ đứng của anh ta trong lòng dân tộc… Giữa câu chuyện tôi hỏi Sơn tại sao anh không đi ra nước ngoài, mà ở lại để sống trong kìm kẹp? Sơn trầm ngâm:
– Mình có nghĩ tới chuyện đó chứ. Nhưng mình không thể đi. Người nghệ sĩ không thể sống xa quê hương. Xa nó, anh ta sẽ cạn nguồn cảm hứng, mà cái đó thì chẳng khác gì cái chết.
(more…)
Trần Độ – người của sự thật (vài kỷ niệm vặt với Trần Độ)
Posted: 14/08/2013 in Tùy Bút / Tản Mạn / Bút Ký, Vũ Thư Hiên
Vũ Thư Hiên
Chân dung Nhà văn Trần Độ (1923-2002)
(Tranh sơn dầu của Họa sĩ Bá Việt)
Tôi ra tù cuối năm 1976. Bận bịu với đủ thứ việc để kiếm ăn, hai năm sau tôi mới có dịp gặp lại Trần Độ. Ra khỏi cuộc chiến, với tư cách phó chính uỷ kiêm phó bí thư quân uỷ Quân Giải phóng MNVN, nghe nói anh rất bận, nào tham gia viết quân sử, nào tổng kết kinh nghiệm chiến tranh… Trong bữa rượu đạm bạc chỉ có ba người, ngoài hai chúng tôi còn có một chị cán bộ trẻ, tên Oanh thì phải.
Trần Độ có biết tôi vừa ở tù ra. Anh nhìn tôi thương hại, bảo:
– Chú có làm gì sai thì Đảng mới bắt chú chứ.
(more…)
Chân dung Nhà văn Trần Độ (1923-2002)
(Tranh sơn dầu của Họa sĩ Bá Việt)
Tôi ra tù cuối năm 1976. Bận bịu với đủ thứ việc để kiếm ăn, hai năm sau tôi mới có dịp gặp lại Trần Độ. Ra khỏi cuộc chiến, với tư cách phó chính uỷ kiêm phó bí thư quân uỷ Quân Giải phóng MNVN, nghe nói anh rất bận, nào tham gia viết quân sử, nào tổng kết kinh nghiệm chiến tranh… Trong bữa rượu đạm bạc chỉ có ba người, ngoài hai chúng tôi còn có một chị cán bộ trẻ, tên Oanh thì phải.
Trần Độ có biết tôi vừa ở tù ra. Anh nhìn tôi thương hại, bảo:
– Chú có làm gì sai thì Đảng mới bắt chú chứ.
(more…)
Vũ Thư Hiên
Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện (1939-2012)
Người bạn tù thân thiết của tôi, anh Nguyễn Chí Thiện đã trút hơi thở cuối cùng lúc 7 g 17 phút sáng ngày 2 tháng 10 – 2012, ở xa quê hương mà từng phút từng giây anh hướng về. Chúng tôi có với nhau nhiều kỷ niệm, của đời tù cũng như của cuộc sống ngoài đất nước. Anh là nhà thơ bất khuất của “phe nước mắt” (chữ của nhà thơ Dương Tường). Khóc bạn, tôi chia sẻ với các bạn trên FB vài dòng hồi ức về … anh để các bạn hiểu thêm về con người đáng kính, và hơn nữa, đáng yêu này.
….
(more…)
Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện (1939-2012)
Người bạn tù thân thiết của tôi, anh Nguyễn Chí Thiện đã trút hơi thở cuối cùng lúc 7 g 17 phút sáng ngày 2 tháng 10 – 2012, ở xa quê hương mà từng phút từng giây anh hướng về. Chúng tôi có với nhau nhiều kỷ niệm, của đời tù cũng như của cuộc sống ngoài đất nước. Anh là nhà thơ bất khuất của “phe nước mắt” (chữ của nhà thơ Dương Tường). Khóc bạn, tôi chia sẻ với các bạn trên FB vài dòng hồi ức về … anh để các bạn hiểu thêm về con người đáng kính, và hơn nữa, đáng yêu này.
….
(more…)
Vũ Thư Hiên
Man with hat by LasseHoile
1.
Tôi tốt nghiệp đại học tài chính đúng lúc kinh tế Pháp xuống dốc. Kiếm việc lúc bấy giờ khó ơi là khó, nhớ lại mà rùng mình. Đã tưởng một khi cầm được mảnh bằng trong tay ắt đời phải lên hương phơi phới, thế mà rốt cuộc lũ sinh viên vừa ra trường phải chạy đôn chạy đáo để xin một việc làm bất kỳ mà không được, khốn nạn thế. Tôi nộp đơn vào ngành bưu điện là ngành tréo cẳng ngỗng nhất hạng đối với chuyên môn của mình vì chẳng còn đường nào khác. Những người trên thông thiên văn dưới thông địa lý bảo: đó chính là nơi duy nhất tôi có cơ may được nhận.
(more…)
Man with hat by LasseHoile
1.
Tôi tốt nghiệp đại học tài chính đúng lúc kinh tế Pháp xuống dốc. Kiếm việc lúc bấy giờ khó ơi là khó, nhớ lại mà rùng mình. Đã tưởng một khi cầm được mảnh bằng trong tay ắt đời phải lên hương phơi phới, thế mà rốt cuộc lũ sinh viên vừa ra trường phải chạy đôn chạy đáo để xin một việc làm bất kỳ mà không được, khốn nạn thế. Tôi nộp đơn vào ngành bưu điện là ngành tréo cẳng ngỗng nhất hạng đối với chuyên môn của mình vì chẳng còn đường nào khác. Những người trên thông thiên văn dưới thông địa lý bảo: đó chính là nơi duy nhất tôi có cơ may được nhận.
(more…)
Vũ Thư Hiên
Cuộc chuyển trại diễn ra đột ngột. Không một dấu hiệu báo trước. Tịnh không. Mà ai, chứ tù thì tinh lắm lắm. Một động thái bé nhỏ nhất, mơ hồ nhất của Ban Giám thị, chỉ cần khác thường một tí thôi, không cần nhiều, lập tức được các bình luận gia ghi nhận, phân tích, và cho ra ngay một kết luận, nói chung và về đại thể nếu không đúng hẳn thì cũng gần đúng.
Vậy mà không một ai biết trước cuộc chuyển trại ấy. Mọi sự đều diễn ra bình thường trong những ngày trước đó. Đùng một cái, tai hoạ ập đến. Mọi người tá hoả tam tinh, nhớn nhác, mặt xám ngoét, nhưng đến lúc ấy thì không còn gì để làm nữa rồi, không kịp nữa rồi.
(more…)
Cuộc chuyển trại diễn ra đột ngột. Không một dấu hiệu báo trước. Tịnh không. Mà ai, chứ tù thì tinh lắm lắm. Một động thái bé nhỏ nhất, mơ hồ nhất của Ban Giám thị, chỉ cần khác thường một tí thôi, không cần nhiều, lập tức được các bình luận gia ghi nhận, phân tích, và cho ra ngay một kết luận, nói chung và về đại thể nếu không đúng hẳn thì cũng gần đúng.
Vậy mà không một ai biết trước cuộc chuyển trại ấy. Mọi sự đều diễn ra bình thường trong những ngày trước đó. Đùng một cái, tai hoạ ập đến. Mọi người tá hoả tam tinh, nhớn nhác, mặt xám ngoét, nhưng đến lúc ấy thì không còn gì để làm nữa rồi, không kịp nữa rồi.
(more…)
Vũ Thư Hiên
Trại Nhân Hậu sắp có một con bò Hà Lan!
Tin này, có vẻ không dính dáng gì đến cuộc sống của những người tù, nhưng lại gợi tò mò, do trung úy Bân, biệt danh “Bân mẹ chồng”, phát ra đầu tiên. Con người thấp bé, mặt mũi cau có, động nói là gắt này có một ưu điểm nổi bật trong đám quản giáo: không xạo. Mà “Bân mẹ chồng” cũng chỉ báo cho mấy tay tự giác gần gụi biết, cho nên nó có dáng dấp tin mật, tin phổ biến nội bộ. Thứ tin này, trong cảnh đời tù nhàm chán,quan trọng hay không quan trọng chưa biết, liền được tù truyền tai nhau. Nhưng rồi nó lịm dần, như bất cứ tin nào không nhanh chóng trở thành hiện thực. Người ta sắp quên hẳn nó thì trung uý Thuỳ, trực trại, lại cho nó sống dậy bằng thông báo trên loa phóng thanh vào một buổi sáng, trịnh trọng như thể thông báo về một đợt xét tha, rằng đúng thế: Nhân Hậu đã được trên phân cho một-con-bò-Hà-Lan.
(more…)
Trại Nhân Hậu sắp có một con bò Hà Lan!
Tin này, có vẻ không dính dáng gì đến cuộc sống của những người tù, nhưng lại gợi tò mò, do trung úy Bân, biệt danh “Bân mẹ chồng”, phát ra đầu tiên. Con người thấp bé, mặt mũi cau có, động nói là gắt này có một ưu điểm nổi bật trong đám quản giáo: không xạo. Mà “Bân mẹ chồng” cũng chỉ báo cho mấy tay tự giác gần gụi biết, cho nên nó có dáng dấp tin mật, tin phổ biến nội bộ. Thứ tin này, trong cảnh đời tù nhàm chán,quan trọng hay không quan trọng chưa biết, liền được tù truyền tai nhau. Nhưng rồi nó lịm dần, như bất cứ tin nào không nhanh chóng trở thành hiện thực. Người ta sắp quên hẳn nó thì trung uý Thuỳ, trực trại, lại cho nó sống dậy bằng thông báo trên loa phóng thanh vào một buổi sáng, trịnh trọng như thể thông báo về một đợt xét tha, rằng đúng thế: Nhân Hậu đã được trên phân cho một-con-bò-Hà-Lan.
(more…)
Vũ Thư Hiên
Phố đêm – Bùi Xuân Phái
– Anh muốn hỏi chuyện Cù Cưa, hử? – hướng đôi mắt mờ đục và bất động về phía tôi, ông già ghé sát vào mặt tôi để nghe rõ câu hỏi – Nhưng cụ thể là chuyện gì cơ?
– Dạ, chả là cháu phải viết một bài báo.
Ông già suy nghĩ.
– Anh là nhà báo hử?
– Vâng.
– Ầy à…, nhà báo… – cụ Cần im lặng một lát; rồi gãi đầu – Cái ấy thì… thế này: nói thật, tôi không rành. Anh hỏi uỷ ban, họ có trách nhiệm. Hay là… thế này vậy: anh tìm lão Trưởng Giám. Người ở đây lâu nhất là lão ấy. Tôi mới có ba chục năm. Kể như mới. Tôi chẳng biết bao nhiêu đâu.
(more…)
Phố đêm – Bùi Xuân Phái
– Anh muốn hỏi chuyện Cù Cưa, hử? – hướng đôi mắt mờ đục và bất động về phía tôi, ông già ghé sát vào mặt tôi để nghe rõ câu hỏi – Nhưng cụ thể là chuyện gì cơ?
– Dạ, chả là cháu phải viết một bài báo.
Ông già suy nghĩ.
– Anh là nhà báo hử?
– Vâng.
– Ầy à…, nhà báo… – cụ Cần im lặng một lát; rồi gãi đầu – Cái ấy thì… thế này: nói thật, tôi không rành. Anh hỏi uỷ ban, họ có trách nhiệm. Hay là… thế này vậy: anh tìm lão Trưởng Giám. Người ở đây lâu nhất là lão ấy. Tôi mới có ba chục năm. Kể như mới. Tôi chẳng biết bao nhiêu đâu.
(more…)
Vũ Thư Hiên
Goodbye old friend – CayucosArt
https://sangtao.org/category/tac-gia/vu-thu-hien/
Goodbye old friend – CayucosArt
Một hồi chuông réo lên giữa đêm khuya, phang thẳng vào hộp sọ. Như
một cú đấm. Tôi vùng dậy, đầu óc tôi mụ mị, tôi không biết mình đang ở
đâu, có chuyện gì xảy ra. Đến lúc hiểu ra rằng đó chỉ là cái điện thoại
cổ lỗ đang rống, tôi mới sờ soạng trong bóng tối tìm ống nói.
– Ai đó?
– Hề hề. Tớ đây, tớ đây! – từ đầu dây đàng kia vẳng tới một tràng cười khoái trá và một giọng nói ồ ề – Đang ngủ hả?
– Ngủ.
– Tỉnh dậy đi. Hề hề, cuối cùng rồi tớ cũng vẫn cứ tóm được cậu. Hề hề, đéo nhận ra hả?
– Nhưng “tớ” là ai mới được chứ? – tôi tuyệt vọng gắt lên.
https://sangtao.org/category/tac-gia/vu-thu-hien/
No comments:
Post a Comment