Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Sunday, 1 September 2019

BIỆN CHỨNG PHÁP LÀ GÌ?

Biện chứng (hay phương pháp biện chứng, phép biện chứng) là một phương pháp luận, đây là phương pháp chủ yếu của cả nền triết học phương Đông và phương Tây trong thời cổ đại. Từ biện chứng ("dialectic") có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ, và trở nên phổ biến qua những cuộc đối thoại kiểu Socrates của Plato. Phương pháp biện chứng có nền tảng từ những cuộc đối thoại giữa hai hay nhiều người với những ý kiến, tư tưởng khác nhau và cùng mong muốn thuyết phục người khác. Phương pháp này khác với hùng biện, trong đó một bài diễn thuyết tương đối dài do một người đưa ra - một phương pháp được những người ngụy biện ủng hộ. Nhiều dạng khác nhau của biện chứng nổi lên ở phương Đông và phương Tây theo những thời kỳ lịch sử khác nhau. Những trường phái chính theo phương pháp biện chứng là trường phái Socrates, đạo Hindu, đạo Phật, biện chứng Trung cổ, trường phái Hegelchủ nghĩa Marx.

Giải nghĩa phép biện chứng

Phép biện chứng là một phương pháp triết học, cụ thể hơn, tư duy con người – phát triển theo một cách thức được đặc trưng bởi cái gọi là ba đoạn biện chứng:
  1. Chính đề: đầu tiên có một ý tưởng, hoặc một lý thuyết, hoặc một xu hướng vận động nào đó được gọi là một "chính đề"; một chính đề như thế thường sẽ tạo ra cái đối lập, do là, giống như hầu hết các sự vật tồn tại trên trời đất, có lẽ nó sẽ có giá trị hạn chế và sẽ có các điểm yếu
  2. Phản đề: ý tưởng hoặc xu hướng vận động đối lập được gọi là "phản đề", bởi vì nó nhằm phản lại cái trước tiên, tức chính đề. Cuộc tranh đấu giữa chính đề và phản đề diễn ra cho tới khi đạt được một giải pháp nào đó mà, theo một nghĩa nhất định, vượt lên trên cả chính đề và phản đề do nó phát hiện ra được các giá trị riêng của chúng và do nó cố gắng bảo tồn các tinh hoa và tránh các hạn chế của cả hai;
  3. Hợp đề: giải pháp đạt được ở bước thứ ba này được gọi là "hợp đề". Đến khi đạt được, hợp đề đến lượt nó có thể lại trở thành bước thứ nhất trong một của ba đoạn biện chứng mới khác, và quá trình sẽ lại tiếp diễn như thế nếu hợp đề cụ thể vừa đạt được lại trở nên thiếu thuyết phục, hoặc trở nên không thỏa mãn. Trong trường hợp này, mặt đối lập sẽ lại nổi lên, và điều này có nghĩa là cái hợp đề vừa đạt được có thể được mô tả như là một chính đề mới, cái chính đề tạo ra được một phản đề mới. Do đó, ba đoạn biện chứng sẽ lại diễn ra ở một trình độ cao hơn, và nó có thể đạt tới cấp độ thứ ba khi một hợp đề thứ hai đạt được.

Hình thức cơ bản của phép biện chứng

  1. Phép biện chứng chất phác (tự phát): là phép biện chứng tự phát thời cổ đại. Các nhà biện chứng cả phương Đông lẫn phương Tây thời kỳ này đã xem các sự vật, hiện tượng của vũ trụ sinh ra, thay đổi trong những sợi dây liên hệ vô cùng tận. Tuy nhiên, những gì các nhà biện chứng hồi đó thấy được chỉ là trực kiến, chưa phải là kết quả của nghiên cứu và thực nghiệm khoa học;
  2. Phép biện chứng duy tâm: biện chứng được bắt đầu từ tinh thần và kết thúc ở tinh thần, thế giới hiện thực chỉ là sự sao chép ý niệm nên biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức là biện chứng duy tâm. Đỉnh cao của hình thức cơ bản này được thể hiện trong triết học cổ điển Đức, mà người khởi đầu là nhà triết học Kant (1724-1804) và người hoàn thiện là nhà triết học Hegel. Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của tư duy nhân loại, các nhà triết học Đức đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của phép biện chứng;
  3. Phép biện chứng duy vật: được thể hiện trong triết học do Karl Heinrich MarxFriedrich Engels xây dựng, sau đó được Vladimir Ilyich Lenin phát triển[1] Karl Marx và Friedrich Engels đã gạt bỏ tính chất thần bí, kế thừa những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm để xây dựng phép biện chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất.

Các phép biện chứng trong triết học

Lịch sử phát triển

Phép biện chứng trải qua 3 hình thức, cũng là 3 giai đoạn phát triển[2]:

Phép biện chứng chất phác

Phép biện chứng này có từ thời cổ đại. Nổi bật về phép biện chứng này là các nền triết học của Trung Hoa cổ đại, Ấn Độ cổ đại và Hy Lạp cổ đại:
Tuy nhiên, các tư tưởng này đều mang tính chất ngây thơ, chất phác về căn bản. Engels cũng có nhận xét như sau:
Tổng kết lại, tuy phép biện chứng thời cổ đại nhân thức đúng về bản chất của thế giới, nhưng lại nghiên cứu bằng trực kiến thiên tài, bằng trực quan chất phác, ngây thơ, chưa có sự chứng minh cụ thể của khoa học tự nhiên.

Phép biện chứng duy tâm

Vào thế kỷ XV, những nghiên cứu cụ thể của từng môn khoa học đã khiến cho phép siêu hình ra đời và phát triển. Đến thế kỷ 18, khi đang trong thời kỳ hoàng kim, phép siêu hình dần bị thay thế bởi phép biện chứng do các nhà khoa học lúc này nghiên cứu một cách thống nhất các đối tượng.
Nổi bật lên về phép biện chứng, triết học cổ điển Đức khởi đầu từ Immanuel Kant và đạt tới đỉnh cao tại Georg Wilhelm Friedrich Hegel. Engels đã nói:
Các nhà triết học này đã trình bày những tư tường cơ bản nhất của phép biện chứng duy tâm một cách có hệ thóng. Triết học Hegel duy tâm ở chỗ phép biện chứng là cái được bắt đầu từ "ý niệm tuyệt đối", coi biện chứng chủ quan là cơ sở của biện chứng khách quan. Theo ông, "ý niệm tuyệt đối" là điểm khởi đầu của tồn tại, tự "tha hóa" thành tự nhiên và trở về bản thân nó trong tồn tại tinh thần, "...tinh thần, tư tưởng, ý niệm là cái có trước, còn thế giới hiện thực chỉ là một bản sao chép của ý niệm". Không chỉ có Hegel các nhà triết học cổ điển Đức đã xây dựng phép biện chứng duy tâm bằng một hệ thống có logic. Vladimir Ilyich Lenin đã nói:

Phép biện chứng duy vật

Engels lại nhấn mạnh ý kiến của Karl Marx:
Khắc phục tư tưởng duy tâm của các nhà triết học cổ điển Đức, đặc biệt là của Hegel, Marx và Engels đã xây dựng nên phép biện chứng duy vật bằng cách xem phép biện chứng là "khoa học về những quy luật chung của sự vận động của thế giới bên ngoài cũng như của tư duy con người"[3]:

Tham khảo

  1. ^ Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo trình Triết học (Dùng cho học viên Cao học và Nghiên cứu sinh không chuyên ngành Triết học). Hà Nội - 2005. Trang 158.
  2. ^ Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nhà xuất babr Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2015, trang 62, 63, 64, 65, 66
  3. ^ Friedrich Engels. "Ludwig Feuerbach và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức", Karl Marx và Friedrich Engels. Toàn tập, tiếng Nga, xuất bản lần thứ 2, tập 21, trang 302, 276, 302

Liên kết ngoài

No comments:

Post a Comment