Lập lờ câu chữ quanh đối tác Việt – Mỹ
Tuần qua, tháng qua đã xuất hiện liên tục một loạt các bài viết về
mối bang giao Việt Nam – Hoa Kỳ từ các bỉnh bút trong nước và quốc tế.
Âm hưởng chung là hoan hỉ: quan hệ “đối tác toàn diện” song phương sẽ
được nâng cấp lên thành “đối tác chiến lược”, các nhà lãnh đạo hai nước
có thể sẽ ký hoặc ra tuyên bố về nội hàm mới của mối quan hệ đầy duyên
nợ này. Tuy nhiên, với hàng loạt lập lờ câu chữ trong những chính sách
lớn của Hà Nội, liệu quan hệ “đối tác chiến lược” Việt – Mỹ rồi đây có
thể trở thành một “nỏ thần” để giải cứu dân tộc này, đất nước này khỏi
thảm hoạ “Bắc thuộc” hay không thì vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ.
*
Hãy bắt đầu bằng cái lập lờ lớn nhất: Việt Nam hiện nay không có bạn mà cũng chẳng có thù! Đấy chính là “tinh hoa” của Nghị quyết về chiến lược bảo vệ Tổ quốc năm 2003. Mười năm sau, năm 2013, Việt Nam lại có Nghị quyết bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới. Có một luận điểm mà Nghị quyết năm 2013 không thay đổi so với 2003. Đó là Việt Nam vẫn không xác định ai là bạn ai là thù cả. Và giờ đây, chúng ta đang gõ trên bàn phím tháng 9/2019 thì tư duy chiến lược ấy vẫn bất biến sau hàng chục năm có lẻ. Mà đây không phải là nhận xét ác ý của thế lực thù địch đâu nhé! Đây chính là “hồn cốt” từ lập luận “đối tác trong đối tượng và ngược lại” của một trong những vị tướng công an tham gia viết ra cái Nghị quyết xuyên thời gian ấy. Đã đành không có ai là “kẻ thù vĩnh viễn”, không có ai là “bạn vĩnh viễn”, thế nhưng phải có những vấn đề an ninh vĩnh viễn đối với giới hoạch định chiến lược chứ? Do đó khái niệm “kẻ thù” không tự nó mất đi, cũng không bao giờ tan biến được trong khái niệm “đối tác”, dù đó là đối tác cần tranh thủ.
Cái lập lờ thứ hai là sự đánh tráo khái niệm giữa các lực lượng “thù địch” với những người dân và trí thức có ý thức phản biện xã hội. Nếu như cái lập lờ thứ nhất liên quan đến một trong những trụ cột của chính trị đối ngoại, đó là “hợp tác chiến lược” với Hoa Kỳ, thì cái lập lờ thứ hai là chính quyền thường “dán nhãn” cho tổ chức dân sự hay công dân nào có ý thức đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền là lực lượng thù địch. Khác với truyền thống “thân dân”, “gần dân” của tiền nhân (tư tưởng Nguyễn Trãi), chính quyền Việt Nam trong thời điểm hiện nay sợ dân hơn sợ địch (nếu như một ngày đẹp trời đảng sẽ xác định Trung Quốc là kẻ thù của Việt Nam). Sau HD981 (mùa hè 2014) và vụ ba đặc khu (đầu 2018), trong thời điểm diễn ra sự xâm nhập của Trung Quốc ở khu vực Bãi Tư Chính (từ tháng 6/2019), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vào ngày 20/7/2019 đã cảnh báo người dân: “Tuyệt đối không để các thế lực thù địch lợi dụng lòng yêu nước chân chính của công nhân, người lao động… lôi kéo biểu tình, tụ tập gây rối, làm mất an ninh, trật tự, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc”. Tại sao mang danh là một chính quyền “của dân, do dân và vì dân” mà lại coi thường bản lĩnh của nhân dân đến vậy? Phát biểu kiểu “thân địch” hơn “thân dân” này có “bào mòn” tinh thần chống ngoại xâm của người dân hay không? Cướp đã cầm dao đứng trong sân nhà rồi, mà người chủ gia đình lại chỉ lo người trong nhà mình bị làng xóm mua chuộc thì không thể hiểu nổi! Điều khẩn thiết giờ đây là phải lo giữ nhà trước đã chứ!
Lập lờ thứ ba nằm trong triết lý an ninh của “chính sách ba không” (CSBK) và “nguyên tắc năm ầu” (NT5Â). Trong hơn hai tháng rưỡi qua, Việt Nam đã thấm thía, khi lâm sự mà không có đối tác chiến lược “ruột” thì nguy hiểm như thế nào. CSBK đã cản trở Mỹ và phương Tây đi xa hơn trong ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam. Đến mức trên thực tế, Việt Nam dường như bắt đầu buộc phải điều chỉnh cái chính sách nhiều phân tích gia cho rằng chẳng khác nào tự trói tay mình để nộp mạng cho kẻ thù. Các bình luận “quốc doanh” gần đây đưa ra khái niệm “ba không cộng một”, tức là vẫn giữ “ba không” nhưng “cộng một” nghĩa là trong trường hợp bị tấn công, Việt Nam có quyền “hợp tác chiến lược” với bất kỳ ai để chống xâm lược. Tuy nhiên, cái vòng luẩn quẩn “mua dây buộc mình” dường như vẫn tiếp tục khi trong nội bộ, gần đây lại dấy lên “nguyên tắc năm ầu” (NT5Â). “Không đối đầu, không chư hầu, không dẫn đầu, không đầu tầu và không cả tốp đầu”. NT5Â này dường như được phản ánh một phần trong “cuộc chiến kỳ lạ” xung quanh khu vực Bãi Tư Chính. Thậm chí đang có ý kiến cực đoan tới mức, Biển Đông từ nay là chuyện giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Việt Nam không việc gì phải hăng hái nhảy ra gánh vác trách nhiệm, không được để cho “lịch sử lại chọn ta làm điểm tựa” một lần nữa. Trong kỷ nguyên không gian Indo-Pacific tự do và rộng mở (FOIP), các thành viên ASEAN đã tích hợp được quan điểm của mình vào cấu trúc biển liền kề ấy (AOIP), nếu làm theo NT5Â, cùng với “hoàn lưu” của cơn bão “ba không” thì chẳng khác gì là hành động tự sát!
Lập lờ thứ tư là câu trả lời cho câu hỏi “ai sẽ là đối tượng tác chiến” trong học thuyết quốc phòng của Việt Nam. Hè nhau đẩy để nâng cấp quan hệ “đối tác toàn diện” lên “đối tác chiến lược” (ĐTCL), thậm chí Tổng thống hay Ngoại trưởng Mỹ có thể ký với chính phủ Việt Nam một tuyên bố về nội hàm mới của “hợp tác chiến lược” này, ấy vậy mà vẫn coi “đế quốc Mỹ là đối tượng tác chiến” thì cái “đối tác chiến lược” bị câu giờ hàng chục năm nay, giờ đây liệu có ý nghĩa thực tế gì? Cứ giả định tới đây sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng chủ Nguyễn Phú Trọng sang Hoa Kỳ, nhưng khi ông Trump muốn hai bên tái khẳng định những nội hàm mới của “đối tác chiến lược” so với “đối tác toàn diện” thì sự khác biệt sẽ xuất hiện ngay trên bàn đàm phán. Với sự có mặt của Esper và Xuân Lịch (hai bộ trưởng bộ quốc phòng), Trump có thể không bỗ bã nhưng sẽ tế nhị hỏi ông Trọng khi nào thì quân đội Việt Nam không coi quân đội Mỹ là “đối tượng tác chiến” nữa? Nghịch lý này có lẽ chưa có đáp án để hoá giải một cách rạch ròi. Thực tế là, với ba lần vào ra vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam hơn hai tháng rưỡi nay, các loại tàu của Trung Quốc đã thách thức trật tự pháp lý trên biển, đe doạ độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam. Ấy vậy mà Trung Quốc vẫn là “bạn vàng 4 tốt và 16 chữ”.
Lập lờ thứ năm là vấn đề cam kết “đại cục” với Tàu cộng. Nguyễn Thị Kim Ngân được Tập Cận Bình nhắc nhở phải chú trọng tới “đại cục”, nhân dịp phái đoàn của bà sang “triều cống” từ 8/7 đến 12/7/2019. Khi bà Ngân cùng phái đoàn rời Trung Quốc cũng là lúc tàu HD-8 đã tiến hành thăm dò địa chấn trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, các tàu có vũ trang của Việt Nam đã đối đầu với các tàu cùng loại của Trung Quốc suốt từ 3/7/2019 đến nay. Cho tới cuối ngày 15/7, hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam vẫn ngậm tăm vì cái “đại cục” trớ trêu ấy. Tập Cận Bình từng tuyên bố ngày 6/11/2015, trước 500 đại biểu quốc hội Việt Nam: “Đã là láng giềng thì khó tránh xảy ra va chạm. Nhưng hai bên cần kiên trì xuất phát từ đại cục quan hệ hai nước”. “Đại cục” mà ông Tập nói ở đây, ngụ ý bảo Việt Nam phải biết thân phận mà nhường nhịn để cho Trung Quốc tha hồ “múa gậy vườn hoang”. Trên thực tế, Việt Nam càng giữ “đại cục” thì Trung Quốc càng gây sức ép và trục lợi một cách toàn diện về thương mại, kinh tế, đầu tư... và từng bước đưa Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc. Đồng thời như đang thấy, Trung Quốc ngày càng lấn lướt trên Biển Đông, với mức độ trơ tráo, liều lĩnh và nguy hiểm cho cả người dân lẫn chủ quyền của đất nước.
*
Với lời mời Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ được đưa ra ngay từ đầu năm 2019, Hoa Kỳ trên thực tế biết Việt Nam đang lâm vào trạng huống “trở đi mắc núi, trở lại mắc sông” và muốn giúp Việt Nam thoát khỏi “thế kẹt” ấy, vì lợi ích của cả Mỹ, Việt Nam lẫn khu vực. Quả bóng đang ở chân ban lãnh đạo Hà Nội! Lần này, Mỹ muốn Việt Nam có câu trả lời rõ ràng, lấy những quyết định mạch lạc và dứt khoát. Tin đồn đang rộ lên mấy tuần qua về quyết định của ExxonMobil muốn “dọn một phần nhà” ra khỏi dự án dầu khí Cá Voi Xanh là một thông điệp. Nếu Việt Nam cứ để “vướng cơ chế mà chậm trễ, từ đó hiệu quả dự án không còn như trước” thì “nồi cơm của tăng trưởng GDP và thu ngân sách” của Việt Nam có thể bị tên hàng xóm côn đồ đập vỡ tan mà chính Mỹ cũng không giải cứu nổi. Năm cái lập lờ vừa trình bày rõ ràng có những mối liên hệ “tương sinh tương khắc”, đặc biệt là các lập lờ này sẽ dẫn đến nhiều cái mập mờ khác, mà hệ luỵ của chúng không chỉ tiêu cực đối với bang giao Việt – Mỹ. Điều nguy hiểm là với 5 cái lập lờ kiểu “tự mua dây buộc mình” ấy, xã hội Việt Nam sẽ tiếp tục lún sâu vào “vũng lầy” phân tâm, phân mảnh và chưa biết đến lúc nào mới xây dựng được một nội lực cần thiết cho an ninh và phát triển trong một thế giới hỗn mang hôm nay. Sẽ rất khó để kiếm được bất cứ một loại “nỏ thần” nào (chưa bị Triệu Đà thời @ đánh cắp) để có thể giải cứu dân tộc Việt Nam cũng như đất nước Việt Nam thoát khỏi tai hoạ “Bắc thuộc”, nếu như nhân dân Việt Nam không chủ động thúc ép những người có trách nhiệm ở Ba Đình phải thấu triệt được “minh triết chọn bạn mà chơi!”
Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
*
Hãy bắt đầu bằng cái lập lờ lớn nhất: Việt Nam hiện nay không có bạn mà cũng chẳng có thù! Đấy chính là “tinh hoa” của Nghị quyết về chiến lược bảo vệ Tổ quốc năm 2003. Mười năm sau, năm 2013, Việt Nam lại có Nghị quyết bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới. Có một luận điểm mà Nghị quyết năm 2013 không thay đổi so với 2003. Đó là Việt Nam vẫn không xác định ai là bạn ai là thù cả. Và giờ đây, chúng ta đang gõ trên bàn phím tháng 9/2019 thì tư duy chiến lược ấy vẫn bất biến sau hàng chục năm có lẻ. Mà đây không phải là nhận xét ác ý của thế lực thù địch đâu nhé! Đây chính là “hồn cốt” từ lập luận “đối tác trong đối tượng và ngược lại” của một trong những vị tướng công an tham gia viết ra cái Nghị quyết xuyên thời gian ấy. Đã đành không có ai là “kẻ thù vĩnh viễn”, không có ai là “bạn vĩnh viễn”, thế nhưng phải có những vấn đề an ninh vĩnh viễn đối với giới hoạch định chiến lược chứ? Do đó khái niệm “kẻ thù” không tự nó mất đi, cũng không bao giờ tan biến được trong khái niệm “đối tác”, dù đó là đối tác cần tranh thủ.
Cái lập lờ thứ hai là sự đánh tráo khái niệm giữa các lực lượng “thù địch” với những người dân và trí thức có ý thức phản biện xã hội. Nếu như cái lập lờ thứ nhất liên quan đến một trong những trụ cột của chính trị đối ngoại, đó là “hợp tác chiến lược” với Hoa Kỳ, thì cái lập lờ thứ hai là chính quyền thường “dán nhãn” cho tổ chức dân sự hay công dân nào có ý thức đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền là lực lượng thù địch. Khác với truyền thống “thân dân”, “gần dân” của tiền nhân (tư tưởng Nguyễn Trãi), chính quyền Việt Nam trong thời điểm hiện nay sợ dân hơn sợ địch (nếu như một ngày đẹp trời đảng sẽ xác định Trung Quốc là kẻ thù của Việt Nam). Sau HD981 (mùa hè 2014) và vụ ba đặc khu (đầu 2018), trong thời điểm diễn ra sự xâm nhập của Trung Quốc ở khu vực Bãi Tư Chính (từ tháng 6/2019), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vào ngày 20/7/2019 đã cảnh báo người dân: “Tuyệt đối không để các thế lực thù địch lợi dụng lòng yêu nước chân chính của công nhân, người lao động… lôi kéo biểu tình, tụ tập gây rối, làm mất an ninh, trật tự, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc”. Tại sao mang danh là một chính quyền “của dân, do dân và vì dân” mà lại coi thường bản lĩnh của nhân dân đến vậy? Phát biểu kiểu “thân địch” hơn “thân dân” này có “bào mòn” tinh thần chống ngoại xâm của người dân hay không? Cướp đã cầm dao đứng trong sân nhà rồi, mà người chủ gia đình lại chỉ lo người trong nhà mình bị làng xóm mua chuộc thì không thể hiểu nổi! Điều khẩn thiết giờ đây là phải lo giữ nhà trước đã chứ!
Lập lờ thứ ba nằm trong triết lý an ninh của “chính sách ba không” (CSBK) và “nguyên tắc năm ầu” (NT5Â). Trong hơn hai tháng rưỡi qua, Việt Nam đã thấm thía, khi lâm sự mà không có đối tác chiến lược “ruột” thì nguy hiểm như thế nào. CSBK đã cản trở Mỹ và phương Tây đi xa hơn trong ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam. Đến mức trên thực tế, Việt Nam dường như bắt đầu buộc phải điều chỉnh cái chính sách nhiều phân tích gia cho rằng chẳng khác nào tự trói tay mình để nộp mạng cho kẻ thù. Các bình luận “quốc doanh” gần đây đưa ra khái niệm “ba không cộng một”, tức là vẫn giữ “ba không” nhưng “cộng một” nghĩa là trong trường hợp bị tấn công, Việt Nam có quyền “hợp tác chiến lược” với bất kỳ ai để chống xâm lược. Tuy nhiên, cái vòng luẩn quẩn “mua dây buộc mình” dường như vẫn tiếp tục khi trong nội bộ, gần đây lại dấy lên “nguyên tắc năm ầu” (NT5Â). “Không đối đầu, không chư hầu, không dẫn đầu, không đầu tầu và không cả tốp đầu”. NT5Â này dường như được phản ánh một phần trong “cuộc chiến kỳ lạ” xung quanh khu vực Bãi Tư Chính. Thậm chí đang có ý kiến cực đoan tới mức, Biển Đông từ nay là chuyện giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Việt Nam không việc gì phải hăng hái nhảy ra gánh vác trách nhiệm, không được để cho “lịch sử lại chọn ta làm điểm tựa” một lần nữa. Trong kỷ nguyên không gian Indo-Pacific tự do và rộng mở (FOIP), các thành viên ASEAN đã tích hợp được quan điểm của mình vào cấu trúc biển liền kề ấy (AOIP), nếu làm theo NT5Â, cùng với “hoàn lưu” của cơn bão “ba không” thì chẳng khác gì là hành động tự sát!
Lập lờ thứ tư là câu trả lời cho câu hỏi “ai sẽ là đối tượng tác chiến” trong học thuyết quốc phòng của Việt Nam. Hè nhau đẩy để nâng cấp quan hệ “đối tác toàn diện” lên “đối tác chiến lược” (ĐTCL), thậm chí Tổng thống hay Ngoại trưởng Mỹ có thể ký với chính phủ Việt Nam một tuyên bố về nội hàm mới của “hợp tác chiến lược” này, ấy vậy mà vẫn coi “đế quốc Mỹ là đối tượng tác chiến” thì cái “đối tác chiến lược” bị câu giờ hàng chục năm nay, giờ đây liệu có ý nghĩa thực tế gì? Cứ giả định tới đây sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng chủ Nguyễn Phú Trọng sang Hoa Kỳ, nhưng khi ông Trump muốn hai bên tái khẳng định những nội hàm mới của “đối tác chiến lược” so với “đối tác toàn diện” thì sự khác biệt sẽ xuất hiện ngay trên bàn đàm phán. Với sự có mặt của Esper và Xuân Lịch (hai bộ trưởng bộ quốc phòng), Trump có thể không bỗ bã nhưng sẽ tế nhị hỏi ông Trọng khi nào thì quân đội Việt Nam không coi quân đội Mỹ là “đối tượng tác chiến” nữa? Nghịch lý này có lẽ chưa có đáp án để hoá giải một cách rạch ròi. Thực tế là, với ba lần vào ra vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam hơn hai tháng rưỡi nay, các loại tàu của Trung Quốc đã thách thức trật tự pháp lý trên biển, đe doạ độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam. Ấy vậy mà Trung Quốc vẫn là “bạn vàng 4 tốt và 16 chữ”.
Lập lờ thứ năm là vấn đề cam kết “đại cục” với Tàu cộng. Nguyễn Thị Kim Ngân được Tập Cận Bình nhắc nhở phải chú trọng tới “đại cục”, nhân dịp phái đoàn của bà sang “triều cống” từ 8/7 đến 12/7/2019. Khi bà Ngân cùng phái đoàn rời Trung Quốc cũng là lúc tàu HD-8 đã tiến hành thăm dò địa chấn trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, các tàu có vũ trang của Việt Nam đã đối đầu với các tàu cùng loại của Trung Quốc suốt từ 3/7/2019 đến nay. Cho tới cuối ngày 15/7, hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam vẫn ngậm tăm vì cái “đại cục” trớ trêu ấy. Tập Cận Bình từng tuyên bố ngày 6/11/2015, trước 500 đại biểu quốc hội Việt Nam: “Đã là láng giềng thì khó tránh xảy ra va chạm. Nhưng hai bên cần kiên trì xuất phát từ đại cục quan hệ hai nước”. “Đại cục” mà ông Tập nói ở đây, ngụ ý bảo Việt Nam phải biết thân phận mà nhường nhịn để cho Trung Quốc tha hồ “múa gậy vườn hoang”. Trên thực tế, Việt Nam càng giữ “đại cục” thì Trung Quốc càng gây sức ép và trục lợi một cách toàn diện về thương mại, kinh tế, đầu tư... và từng bước đưa Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc. Đồng thời như đang thấy, Trung Quốc ngày càng lấn lướt trên Biển Đông, với mức độ trơ tráo, liều lĩnh và nguy hiểm cho cả người dân lẫn chủ quyền của đất nước.
*
Với lời mời Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ được đưa ra ngay từ đầu năm 2019, Hoa Kỳ trên thực tế biết Việt Nam đang lâm vào trạng huống “trở đi mắc núi, trở lại mắc sông” và muốn giúp Việt Nam thoát khỏi “thế kẹt” ấy, vì lợi ích của cả Mỹ, Việt Nam lẫn khu vực. Quả bóng đang ở chân ban lãnh đạo Hà Nội! Lần này, Mỹ muốn Việt Nam có câu trả lời rõ ràng, lấy những quyết định mạch lạc và dứt khoát. Tin đồn đang rộ lên mấy tuần qua về quyết định của ExxonMobil muốn “dọn một phần nhà” ra khỏi dự án dầu khí Cá Voi Xanh là một thông điệp. Nếu Việt Nam cứ để “vướng cơ chế mà chậm trễ, từ đó hiệu quả dự án không còn như trước” thì “nồi cơm của tăng trưởng GDP và thu ngân sách” của Việt Nam có thể bị tên hàng xóm côn đồ đập vỡ tan mà chính Mỹ cũng không giải cứu nổi. Năm cái lập lờ vừa trình bày rõ ràng có những mối liên hệ “tương sinh tương khắc”, đặc biệt là các lập lờ này sẽ dẫn đến nhiều cái mập mờ khác, mà hệ luỵ của chúng không chỉ tiêu cực đối với bang giao Việt – Mỹ. Điều nguy hiểm là với 5 cái lập lờ kiểu “tự mua dây buộc mình” ấy, xã hội Việt Nam sẽ tiếp tục lún sâu vào “vũng lầy” phân tâm, phân mảnh và chưa biết đến lúc nào mới xây dựng được một nội lực cần thiết cho an ninh và phát triển trong một thế giới hỗn mang hôm nay. Sẽ rất khó để kiếm được bất cứ một loại “nỏ thần” nào (chưa bị Triệu Đà thời @ đánh cắp) để có thể giải cứu dân tộc Việt Nam cũng như đất nước Việt Nam thoát khỏi tai hoạ “Bắc thuộc”, nếu như nhân dân Việt Nam không chủ động thúc ép những người có trách nhiệm ở Ba Đình phải thấu triệt được “minh triết chọn bạn mà chơi!”
Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
Ý kiến
(0)
No comments:
Post a Comment