TIN BUỒN : NHÀ VĂN PHAN LẠC PHÚC
Fr: Nhất Lung*Chuong Ha [Thovan@yahoogroup.com ]* Minh Dang
Nhà văn Phan Lạc Phúc
đã qua đời.ngày thứ hai 25 tháng 4-2016 tại Úc châu .
Hưởng thọ 88 tuổi.
Ngoài tên thật Phan Lạc Phúc và bút hiệu ký giả Lô Răng, ông còn dùng một số bút hiệu khác như Thiên Khải, Tường Huân, Huy Quân, Thiên Chương. (HP)
Fr: Nhất Lung*Chuong Ha [Thovan@yahoogroup.com ]
Nhà báo Phan Lạc Phúc hấp hối trên giường bệnh!
Nhà văn Phan Lạc Phúc
đã qua đời.ngày thứ hai 25 tháng 4-2016 tại Úc châu .
Hưởng thọ 88 tuổi.
Xin thành thực chia buồn cùng tang quyên và cầu chúc hương linh người quá cố sớm tiêu diêu miền Cực Lạc
Fr: Minh Dang
SYDNEY, Úc (NV) - Nhà văn Phan Lạc Phúc,
tức ký giả Lô Răng, phụ trách mục Tạp Ghi của nhật báo Tiền Tuyến (trước
năm1975) vừa qua đời lúc 1 giờ 32 phút chiều Thứ Năm, 28 Tháng Tư, tại Sydney,
Úc, ông Phan Lạc Tiếp, em trai của người quá cố, xác nhận với nhật báo Người
Việt.
"Gia đình tôi có năm anh em, chỉ có anh
Phúc và tôi vào Nam, dựa nhau mà sống," ông Tiếp, hiện sống ở San Diego,
California, nói về người anh ruột. "Cho tới sau này, tôi có được học hành một
chút tất cả là nhờ dựa vào anh, cả vật chất lẫn tinh thần."
Ông chia sẻ thêm: "Năm 1975, là một sĩ
quan Hải Quân, tôi mang được cả gia đình thoát khỏi Việt Nam, trên dương vận hạm
502, chở được 5,000 người, nhưng trong đó không có ông anh tôi, thành ra, có một
thời gian tôi khốn khổ vô cùng. Nhưng rồi sau này, khi hai anh em gặp lại, dù
mọi chuyện xảy ra thế nào, anh vẫn là chỗ dựa của tôi."
Nhà văn Phan Lạc Phúc. (Hình: nhà văn Huy Phương cung cấp)
Ông Phúc sinh năm 1928, tốt nghiệp Khóa 2
Thủ Ðức. Ra trường, ông phục vụ tại Tiểu Ðoàn 6 Việt Nam. Năm 1955, ông mang cấp
bậc trung úy, giữ chức vụ tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 14 Việt Nam, tiếp thu Bình
Ðịnh.
Năm 1957, ông được gửi đi học khóa Sĩ
Quan Thông Tin Báo Chí (Press Information Officer) tại Ft. Slocum, New York, Mỹ.
Về nước, ông được cử giữ chức vụ phụ tá trưởng phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu (trưởng
phòng lúc bấy giờ là Thiếu Tá Nguyễn Văn Châu, về sau là giám đốc Nha Chiến
Tranh Tâm Lý) và lần lượt giữ các chức vụ khác như trưởng phòng Tâm Lý Chiến, Bộ
Tư Lệnh Hải Quân; sĩ quan thuộc Bộ Tư Lệnh Hành Quân của Thiếu Tướng Dương Văn
Minh.
Sau biến cố 1 Tháng Mười Một, 1963,
trường Chiến Tranh Chính Trị được thành lập với sự cố vấn của quân đội Trung Hoa
Dân Quốc, ông Phan Lạc Phúc về làm trưởng khối huấn luyện của trường, và phục vụ
văn phòng của Tướng Trung Hoa Dân Quốc Vương Thăng, cố vấn của Bộ Tổng Tham Mưu
VNCH về “Lục Ðại Chiến.”
Năm 1965, ông Phan Lạc Phúc trở thành ký
giả Lô Răng khi về giữ chức vụ chủ bút của tờ nhật báo Tiền Tuyến.
Năm 1973, ông từ giã nghề ký giả đi học
khóa Chỉ Huy Tham Mưu tại Long Bình rồi sau đó về giữ chức vụ tham mưu phó Chiến
Tranh Chính Trị Quân Ðoàn III tại Biên Hòa, nhưng chỉ được một năm, đầu năm
1974, lại vướng nghiệp báo, ông về trường Cao Ðẳng Quốc Phòng để phụ trách tập
san nghiên cứu của trường.
Sau biến cố 30 Tháng Tư, 1975, Trung Tá
Phan Lạc Phúc bị tù cải tạo qua các trại tập trung Long Giao, Suối Máu ở miền
Nam, rồi các trại ở Sơn La, Phù Yên, Thanh Phong, Tân Kỳ (Nghệ Tĩnh), Hà Nam
Ninh tại miền Bắc, và sau cùng là trại Z 30 D ở Xuân Lộc ở miền Nam.
Ra tù năm 1985, vợ chồng ông được con gái
bảo lãnh theo diện đoàn tụ gia đình sang Sydney năm 1991.
Tại đây, nhà văn Phan Lạc Phúc có cái
duyên gặp lại nhà văn Nhất Giang, một nhân viên tòa soạn nhật báo Tiền Tuyến năm
xưa, chủ trương hai tờ báo tiếng Việt lớn nhất nước Úc lúc bấy giờ là nhật báo
Chiêu Dương và tuần báo Văn Nghệ.
Thế là ông Phúc có cơ hội cầm bút lại, và
cũng với thể loại tạp ghi. Ngoài Chiêu Dương, tạp ghi của Phan Lạc Phúc còn xuất
hiện trên hai tờ báo khác là Việt Luận, Dân Việt (đều ở Úc), Ngày Nay (Mỹ), Quê
Mẹ (Pháp), và Thời Báo (Canada).
Những tác phẩm “tạp ghi” của ông đã được
nhà xuất bản Văn Nghệ ở California xuất bản lần đầu tiên, sau đó được in lại tại
Úc, trong mục đích gây quỹ giúp nạn lụt tại Việt Nam năm 2000 và giúp gây quỹ
xây dựng nhà thờ quốc tổ cũng như trung tâm sinh hoạt cộng đồng của Người Việt
Tự Do tại New South Wales, Úc.
Những tác phẩm của nhà văn Phan Lạc Phúc
là Bạn Bè Gần Xa (2000,) Tuyển Tập Tạp Ghi (2002)
Ngoài tên thật Phan Lạc Phúc và bút hiệu ký giả Lô Răng, ông còn dùng một số bút hiệu khác như Thiên Khải, Tường Huân, Huy Quân, Thiên Chương. (HP)
Fr: Nhất Lung*Chuong Ha [Thovan@yahoogroup.com ]
Nhà báo Phan Lạc Phúc hấp hối trên giường bệnh!
Nhà báo Phan Lạc Phúc, cựu chủ bút Nhật
báo Tiền Tuyến (tiếng nói của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa), nổi danh
qua bút hiệu "Ký giả Lô Răng" trước 1975 và nay là các bút ký "Bạn Bè
Gần Xa" - đã lâm trọng bịnh, khi bị đột qụy tại nhà riêng ở vùng
Bonnyrigg NSW. Australia.
Tối thứ Hai 25.4.2016 vừa qua, cháu
ngoại thấy điện trong phòng của ông vẫn còn để sáng, dù lúc ấy đã hơn
11 giờ khuya. Bước vào định tắt đèn và phát giác ông đã nằm bất động
trên vũng máu, vội gọi mẹ là bà Phan Hồng Hà.
Bởi nhà gần bệnh viện Liverpool nên xe
cứu thương đến ngay chỉ sau mươi phút, nhưng vẫn không cứu chữa kịp,
bởi cú đột qụy mạnh đã quật ông té ngã, khiến một phần xương hàm bên
trái bị bể vỡ và máu tràn ra khắp miệng, mũi, tai và mắt!
Hiện ông đang nằm tại Bệnh viện
Liverpool và thở nhờ ống trợ sinh. Bác sĩ cho biết máu đã vỡ tràn
trong óc, nếu mổ cũng không cũng cứu chữa được! Với lại thời gian ông
bị đột qụy đã quá lâu không ai biết, khiến não không còn hoạt động. Bà
Hồng Hà cho biết: "Đúng ra bố đã đi rồi! Nhưng nhà xin để ống trợ thở
để chờ chị Cần ở bên Mỹ về". Bà Phan Tú Cần là trưởng nữ của nhà văn
Phan Lạc Phúc, thứ Năm 28.4 này từ California sẽ về đến Sydney và sau đó
ống trợ sinh sẽ được rút ra. Bác sĩ cho biết, bệnh nhân có thể ra đi
bất cứ lúc nào, kể cả trước khi ống trợ sinh được tháo bỏ.
Nhà báo Phan Lạc Phúc sinh năm 1928, năm
nay đã 88 tuổi, tuy vậy sức khoẻ của ông vẫn rất sung mãn. Ông vẫn
thường tham gia các sinh hoạt Cộng đồng và đến nursing home thăm vợ
hàng tuần. Bà Phúc chỉ kém ông một tuổi, nhưng đã phải vào nhà hưu
dưỡng ở Cabramatta mấy năm nay và tay chân không còn cử động! Bà
HồngHà cho biết: "Tụi cháu không dám báo cho mẹ biết, vì mẹ có thể đi
theo bố ngay nếu nghe tin!"
Ông Phan Lạc Phúc trước khi bị đột qụy
mấy tiếng còn nói chuyện trên viber với nhà văn Phan Lạc Tiếp, là em
ruột của ông hiện định cư ở Mỹ. Gia đình cũng không dám báo tin dữ cho
ông Tiếp, bởi sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ của ông chú.
Được biết, cựu Trung tá Phan Lạc Phúc
sau 10 năm bị "học tập cải tạo" ở miền Bắc, đã đến Úc đoàn tụ năm 1992
do con cái bảo lãnh. Ngay khi đến Úc ông đã cộng tác với Nhật báo
Chiêu Dương do ông Nhất Giang làm chủ bút, bởi ông Nhất Giang đã từng
là thuộc cấp của ông Phan Lạc Phúc tại Nhật báo Tiền Tuyến.
Giao Chỉ, San Jose
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Fr: Viet Do
Nhớ Phan Lạc Phúc và những chuyện xưa
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
(VienDongDaily.Com - 28/04/2016) .
Nhà báo Phan Lạc Phúc, 1928-2016
Tôi
quen biết với anh Phan Lạc Phúc từ những năm 1956 từ khi còn làm chung
trong Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Hồi đó anh đã là đại úy và có
thời làm Trưởng Ban Báo Chí, tôi làm dưới quyền anh nhưng anh vẫn xem
tôi là bạn dù tôi ít tuổi hơn anh và mới chỉ là anh Trung Uý trẻ. Nhà
anh ở ngay trong chợ An Đông, bà vợ là con một ông chủ tiệm vàng ở Quy
Nhơn nên vào Sài Gòn nhà anh cũng mở tiệm vàng.
Tôi
mới từ Nha Trang đổi vào Sài Gòn, ở nhờ nhà bà dì em của mẹ tôi. Anh đã
có chiếc xe Fiat thường đến đón tôi cùng đi làm. Mỗi buổi chiều chúng
tôi thường chơi bóng chuyền ngay trước cửa Phòng 5. Anh Phúc cao ráo
bảnh trai, đứng trên lưới đập bóng khá hay. Tôi là người nâng bóng. Tuy
chân anh bị thương hơi tập tễnh, nếu không chú ý thường không thấy. Sau
này có lúc anh làm Trưởng Phòng 5 Bộ TTM một thời gian.
Tôi nhớ mãi hôm vào nhà Đại tá Vũ Quang anh được tặng một trái đào. Anh để dành mang về tặng cho mẹ tôi, anh nói nhìn bà cụ nhà ông tôi nhớ hình ảnh bà mẹ tôi. Thỉnh thoảng nhà tôi có tổ chức vài món ăn đặc biệt truyền thống miền Bắc xưa mà ngày nay hầu như "mất tích", không có bất cứ cửa hàng nào bán và cũng rất ít nhà nào làm được vì sự nhiêu khê của nó và những công thức gia truyền như phải chon con cá chép hay cá mè như thế nào mới làm được món gỏi cá hoặc phải chọn thứ rau muống nào, nhúng nước sôi bao lâu mới làm được món nộm rau muống. Chưa kể cá món phụ gia rất lủng củng như giềng mẻ, muối mè, bảy loại rau đi kèm. Lần nào thường cũng có những người bạn của gia đình tôi như các anh Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan, Mai Thảo, Phạm Đình Chương, Phan Lạc Phúc, Thanh Nam.
Sau đó anh làm Trưởng Phòng Chiến Tranh Chính Trị Quân Đoàn 3 đóng tại Biên Hòa rồi về Trường Cao Đẳng Quốc Phòng.
Có một thời vào khoảng năm 1969 tôi về phụ trách Đài Phát Thanh Quận Đội, anh về làm chủ bút nhật báo Tiền Tuyến của Tổng Cục CTCT. Chủ nhiệm lúc đó là anh Phạm Xuân Ninh tức Hà Thượng Nhân. Anh thường viết bài hàng ngày và cái tên anh đặt cho mục đó là "Tạp Ghi" ký tên "Ký Giả Lô Răng" được rất nhiều độc giả yêu thích. Từ đó chúng tôi gọi anh là ông Lô Răng.
Khi tôi lập gia đình, cần sang một cái nhà với giá 80 triệu đồng. Tôi không đủ tiền, xoay xở mãi cũng chỉ được một nửa. Ngồi nói chuyện ở Point de Blagueur tục gọi là "Mỏm Đấu Láo" bên bờ sông Sài Gòn, anh nói cho tôi mượn một nửa số tiền sang nhà. Nhờ thế tôi mới có cái nhà ở cư xá Chu Mạnh Trinh gần nhà ông Phạm Duy cùng nữ ca sĩ Thái Hằng.
Tôi nhớ mãi hôm vào nhà Đại tá Vũ Quang anh được tặng một trái đào. Anh để dành mang về tặng cho mẹ tôi, anh nói nhìn bà cụ nhà ông tôi nhớ hình ảnh bà mẹ tôi. Thỉnh thoảng nhà tôi có tổ chức vài món ăn đặc biệt truyền thống miền Bắc xưa mà ngày nay hầu như "mất tích", không có bất cứ cửa hàng nào bán và cũng rất ít nhà nào làm được vì sự nhiêu khê của nó và những công thức gia truyền như phải chon con cá chép hay cá mè như thế nào mới làm được món gỏi cá hoặc phải chọn thứ rau muống nào, nhúng nước sôi bao lâu mới làm được món nộm rau muống. Chưa kể cá món phụ gia rất lủng củng như giềng mẻ, muối mè, bảy loại rau đi kèm. Lần nào thường cũng có những người bạn của gia đình tôi như các anh Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan, Mai Thảo, Phạm Đình Chương, Phan Lạc Phúc, Thanh Nam.
Sau đó anh làm Trưởng Phòng Chiến Tranh Chính Trị Quân Đoàn 3 đóng tại Biên Hòa rồi về Trường Cao Đẳng Quốc Phòng.
Có một thời vào khoảng năm 1969 tôi về phụ trách Đài Phát Thanh Quận Đội, anh về làm chủ bút nhật báo Tiền Tuyến của Tổng Cục CTCT. Chủ nhiệm lúc đó là anh Phạm Xuân Ninh tức Hà Thượng Nhân. Anh thường viết bài hàng ngày và cái tên anh đặt cho mục đó là "Tạp Ghi" ký tên "Ký Giả Lô Răng" được rất nhiều độc giả yêu thích. Từ đó chúng tôi gọi anh là ông Lô Răng.
Khi tôi lập gia đình, cần sang một cái nhà với giá 80 triệu đồng. Tôi không đủ tiền, xoay xở mãi cũng chỉ được một nửa. Ngồi nói chuyện ở Point de Blagueur tục gọi là "Mỏm Đấu Láo" bên bờ sông Sài Gòn, anh nói cho tôi mượn một nửa số tiền sang nhà. Nhờ thế tôi mới có cái nhà ở cư xá Chu Mạnh Trinh gần nhà ông Phạm Duy cùng nữ ca sĩ Thái Hằng.
Những ngày ở tù nghe Phan Lạc Phúc nói chuyện Kim Dung
Sau
tháng Tư, 1975, anh cũng kẹt lại như tôi và cùng vào trại tù Long Giao
rồi cùng đi chuyến tàu thuỷ "lịch sử" từ Nam ra Bắc, suốt 3 ngày đêm nằm
dưới hầm tàu nơi dành để chuyên chở súc vật, đúng là cảnh "cơm đưa
xuống phân đưa lên" nói trắng ra là khi đến giờ cơm, bọn cai tù mắc rổ
cơm vào chiếc dây thừng thòng xuống, chúng tôi đại tiểu tiện ngay tại
chỗ nên lại phải thu gom phân vào bao đưa lên cho chúng mang đi đổ. Ra
đến Vĩnh Phú, anh Phan Lạc Phúc nằm cùng phòng với tôi, cùng đi "nao
động" phờ phạc và cùng ăn bo bo thay cơm. Những ngày Chủ Nhật nghỉ không
được ăn sáng, chúng tôi đói meo, ngồi thừ nhìn nhau mãi cũng chán nên
làm những quân bài mạt chược bằng gỗ đánh với nhau cho quên đói. Ông Lô
Răng cũng là tay mạt chược khá cao.
Tôi nhớ có lần một anh bạn nhắc về kỷ niệm ngày xưa khi còn tung hoành trong quân đội, anh Phan Lac Phúc hét lên: "Thôi xin ông đừng bao giờ nhắc lại chuyện xưa nữa, buồn lắm rồi." Từ đó chúng tôi rất thận trọng khi nhắc chuyện xưa với ông. Có những đêm buồn và lạnh, chúng tôi nằm xúm lại bên nhau nghe kể chuyện cổ tích hoặc chuyện Tây chuyện Tàu. Ông Phúc có tài kể chuyện kiếm hiệp, những bộ truyện của Kim Dung ông nhớ rất rõ, một trí nhớ có thể gọi là siêu phàm. Ông nhớ từng thế võ của từng nhân vật, những cuộc giao đấu "thần sầu" của "võ lâm ngũ bá". Anh em nằm nghe hết đêm này qua đêm khác vẫn chưa hết pho truyện Kim Dung – Phan Lạc Phúc.
Sau đó chúng tôi bị đày lên Sơn La cùng Vũ Văn Sâm tức nhạc sĩ Thục Vũ và Thục Vũ chết ở Bệnh xá này, chính anh Phan Lạc Phúc báo tin đó cho tôi khi cùng làm ở vườn rau sát bên bệnh xá.
Tôi nhớ có lần một anh bạn nhắc về kỷ niệm ngày xưa khi còn tung hoành trong quân đội, anh Phan Lac Phúc hét lên: "Thôi xin ông đừng bao giờ nhắc lại chuyện xưa nữa, buồn lắm rồi." Từ đó chúng tôi rất thận trọng khi nhắc chuyện xưa với ông. Có những đêm buồn và lạnh, chúng tôi nằm xúm lại bên nhau nghe kể chuyện cổ tích hoặc chuyện Tây chuyện Tàu. Ông Phúc có tài kể chuyện kiếm hiệp, những bộ truyện của Kim Dung ông nhớ rất rõ, một trí nhớ có thể gọi là siêu phàm. Ông nhớ từng thế võ của từng nhân vật, những cuộc giao đấu "thần sầu" của "võ lâm ngũ bá". Anh em nằm nghe hết đêm này qua đêm khác vẫn chưa hết pho truyện Kim Dung – Phan Lạc Phúc.
Sau đó chúng tôi bị đày lên Sơn La cùng Vũ Văn Sâm tức nhạc sĩ Thục Vũ và Thục Vũ chết ở Bệnh xá này, chính anh Phan Lạc Phúc báo tin đó cho tôi khi cùng làm ở vườn rau sát bên bệnh xá.
Đám tang nhạc sĩ Thục Vũ
Môt
buổi chiều khi hoàng hôn gần xuống, đồi núi Sơn La bắt đầu có sương mù,
chúng tôi cùng đứng lặng nhìn sang bên kia bờ ao có mấy anh lính vác
súng AK đi đầu, theo sau là mấy anh tù khiêng chiếc quan tài đi trên con
đường mòn vòng theo dẫy núi cao rồi mất hút sau khúc quanh con đường
mòn nhỏ xíu. Đó là đám ma nhạc sĩ Thục Vũ. Nước mắt chảy dài, anh Phan
Lạc Phúc quay mặt vào trong lấy tay áo sờn rách che giấu nỗi đau buồn
tức tủi. Hôm sau chúng tôi mới biết phần mộ Thục Vũ nằm trên sườn đồi cô
quạnh lối đi vào thị xã Sơn La.
Sau đó anh Phan Lạc Phúc chuyển vào trại tù Thanh Hóa, tôi không còn gặp anh nữa.
Hơn mười hai năm sau, từ nhà tù cải tạo được tha về, tôi cũng chẳng biết anh ở đâu. Sau cùng tôi được tin anh đi định cư ở Úc. Khi tôi cộng tác với nhật báo Chiêu Dương và tuần báo Văn Nghệ Úc của anh Nhất Giang và Vi Tuý, thỉnh thoảng anh Phúc đến tòa soạn thăm anh em. Anh Nhất Giang thường móc điện thoại gọi cho tôi ở Sài Gòn nói chuyện với anh Phan Lạc Phúc. Lúc đó chúng tôi mới biết vể cuộc sống hiện tại của nhau. Anh cho tôi số điện thoại ở nhà nhưng anh nói hàng ngày phải vào bệnh viện thăm bà xã nên khó gặp anh ở nhà.
Tôi không còn nhớ rõ từng chi tiết và ngày tháng ở đây, có thể có sai sót. Nhưng cuối cùng tôi cần phải nói rõ lúc nào tôi cũng coi anh như đàn anh tôi về mọi mặt.
Sau đó anh Phan Lạc Phúc chuyển vào trại tù Thanh Hóa, tôi không còn gặp anh nữa.
Hơn mười hai năm sau, từ nhà tù cải tạo được tha về, tôi cũng chẳng biết anh ở đâu. Sau cùng tôi được tin anh đi định cư ở Úc. Khi tôi cộng tác với nhật báo Chiêu Dương và tuần báo Văn Nghệ Úc của anh Nhất Giang và Vi Tuý, thỉnh thoảng anh Phúc đến tòa soạn thăm anh em. Anh Nhất Giang thường móc điện thoại gọi cho tôi ở Sài Gòn nói chuyện với anh Phan Lạc Phúc. Lúc đó chúng tôi mới biết vể cuộc sống hiện tại của nhau. Anh cho tôi số điện thoại ở nhà nhưng anh nói hàng ngày phải vào bệnh viện thăm bà xã nên khó gặp anh ở nhà.
Tôi không còn nhớ rõ từng chi tiết và ngày tháng ở đây, có thể có sai sót. Nhưng cuối cùng tôi cần phải nói rõ lúc nào tôi cũng coi anh như đàn anh tôi về mọi mặt.
Ký Giả Lô Răng trên giường bệnh
Cho
đến hôm nay, chiều ngày 17 tháng 4, 2016, Sài Gòn nóng như cái chảo
lửa. Rất bất ngờ tôi nhận được thư anh Huy Phương từ Mỹ. Anh viết có gọi
điện thoại cho tôi nhưng không gặp, anh gửi cho tôi cái tin buồn về anh
Phan Lạc Phúc đang hôn mê trên giường bệnh. Anh Vi Tuý từ Úc cũng gửi
cho tôi tin này.
Xin chuyển đến các bạn đọc của tôi tin buồn này, tôi chắc trong số bạn đọc cũng có rất nhiều vị biết đến tên ký giả Lô Răng – Phan Lạc Phúc và cầu nguyện cho ông. (VQ)
Xin chuyển đến các bạn đọc của tôi tin buồn này, tôi chắc trong số bạn đọc cũng có rất nhiều vị biết đến tên ký giả Lô Răng – Phan Lạc Phúc và cầu nguyện cho ông. (VQ)
No comments:
Post a Comment