Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Sunday, 1 September 2019

Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc Học

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Buớc tưới chuyển hướng Bước tới tìm kiếm
Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc Học
100px
Quốc Học Huế.jpg
Tên khácQuốc Học - Huế
Khẩu hiệuHiền tài là nguyên khí quốc gia
Thông tin chung
Loại hìnhTrung học phổ thông Chuyên
Thành lập1896
Tổ chức và quản lý
Hiệu trưởngNguyễn Phú Thọ
Giáo viênkhoảng 150
Học sinhkhoảng 1500
Thông tin khác
Địa chỉĐường Lê Lợi
Vị tríHuế, Việt Nam
Điện thoại+84-054-3823234
Websitehttp://thpt-qhoc.thuathienhue.edu.vn
Trường Quốc Học (thường gọi là Quốc Học hay Quốc Học-Huế; tên chính thức hiện nay: Trường Trung học Phổ thông Chuyên Quốc Học) là một ngôi trường nổi tiếng ở cố đô Huế, Việt Nam. Thành lập vào ngày 23 tháng 10 năm 1896, Quốc Học là ngôi trường trung học phổ thông lâu đời thứ ba tại Việt Nam sau Collège Chasseloup-Laubat (thành lập năm 1874; tức Trường THPT Lê Quý Đôn, thành phố Hồ Chí Minh) và Collège de Mỹ Tho (thành lập năm 1879; tức Trường Nguyễn Đình Chiểu thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang).[cần dẫn nguồn]
Trường Quốc Học nổi tiếng bởi kết quả học tập xuất sắc của học sinh, trình độ của giáo viên. Hiện nay, trường được chính phủ Việt Nam chọn để xây dựng thành một trong ba trường phổ thông trung học chất lượng cao của Việt Nam (cùng với Trường Lê Hồng Phong tại thành phố Hồ Chí Minh, Trường Chu Văn An tại Hà Nội). Quốc Học còn nổi tiếng bởi những lãnh đạo chính trị của Việt Nam đã từng theo học tại đây, trong đó có Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành) và Ngô Đình Diệm.
Trường Quốc Học xếp thứ 23 trong tổng số 2700 trường trung học phổ thông tại Việt Nam trong bảng xếp hạng điểm thi đại học kỳ tuyển sinh năm 2012. Ngoài các hoạt động dạy và học, học sinh Quốc Học cũng tổ chức và tham gia rất nhiều hoạt động bổ ích khác, điển hình như chương trình Tiếp Lửa Tài Năng. Các dịp kỷ niệm thành lập trường luôn là dịp kỷ niệm lớn để ôn lại lịch sử, để các thế hệ học sinh đi trước truyền đạt lại kinh nghiệm, vốn sống cũng như những lời khuyên bổ ích cho các thế hệ học sinh sau này. Dịp kỷ niệm gần đây nhất của trường là dịp tròn 119 năm từ ngày thành lập, tổ chức vào ngày 23 tháng 10 năm 2015.

Lịch sử

Trường Quốc Học được thành lập theo chỉ dụ của vua Thành Thái giao cho ông Ngô Đình Khả làm trưởng giáo và được Toàn quyền Đông Dương ký quyết định ngày 18 tháng 11 năm 1896. Trường đã đổi tên qua nhiều thời kỳ: École Primaire Supérieure (tức Trường Cao đẳng Tiểu học) nhưng thường gọi là Quốc Học (1896-1936), Trường Trung học Khải Định (1936-1954), Trường Trung học Ngô Đình Diệm (1955-1956), và được trở về với tên gốc vào năm 1956 cho đến nay. Tên lúc mới thành lập là "Pháp tự Quốc học Trường môn", đến nay vẫn còn bảng ghi tên đó được lưu tại nhà lưu niệm của trường. Quốc Học là trường Trung học đệ Nhất cấp đầu tiên ở Huế. Ngay từ lúc sáng lập, giáo trình được dạy bằng tiếng Việt cùng với tiếng Pháp.[1] Quốc Học được xây dựng trên nền của Dinh Thủy sư (nơi huấn luyện binh lính đường thủy của quân đội triều Nguyễn), ban đầu trường được xây dựng theo kiểu cũ, nhà tranh vách đất, tổng cộng có ba tòa nhà. Địa điểm của trường nằm xoay ra đường Jules Ferry (sau năm 1955 là đường Lê Lợi). Công trình kiến trúc được xây dựng theo kiểu Pháp vào đầu thế kỷ XX.
Khối nhà học xây dựng từ thời Pháp
  • Pháp tự Quốc học Đường (1896-1915?): Lúc mới lập, trường có tên là Pháp tự Quốc học Đường với mục đích giảng dạy tiếng Pháp, chữ Quốc ngữchữ Nho ở bậc tiểu học. Trưởng giáo đầu tiên tức hiệu trưởng là Ngô Đình Khả; phụ tá trưởng giáo là Nguyễn Văn Mại.
  • Collège Quốc học (1915-1936): Khi chuyển thành trường trung học với bốn lớp đệ thất (lớp 6), đệ lục (lớp 7), đệ ngũ (lớp 8), và đệ tứ (lớp 9) thì trường cũng đổi tên thành Collège Quốc học.[2] Cũng vào thời điểm đó những tòa nhà dùng làm trường sở được xây cất lại bằng gạch ngói.[3]
  • Lycée Khải Định (1936-1955): Năm 1936, trường mở rộng và thêm các lớp đệ Tam (lớp 10), đệ Nhị (lớp 11), và đệ Nhất (lớp 12) dưới tên Lycée Khải Định.[2]
  • Trường Trung học Ngô Đình Diệm (1955-1956): Sang thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam, trường mang tên tổng thống Ngô Đình Diệm nhưng chỉ được một năm thì đổi lại tên cũ là Quốc Học nhân kỷ niệm 60 năm thành lập trường.

Những nhân vật liên quan

Tượng Nguyễn Tất Thành ở giữa sân trường
Đài tưởng niệm chiến sĩ Trận Vong thường gọi là "Bia Quốc Học" nằm đối diện với cổng trường
Một số học sinh của Quốc Học Huế sau này là những lãnh tụ nổi tiếng của Việt Nam như Hồ Chí Minh (chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)[4]Ngô Đình Diệm (tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa).[5]
Tiểu sử chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Sinh Cung, tự là Tất Thành. Nguyễn Sinh Cung vào học ở Quốc Học Huế vào tháng 9 năm 1907, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ.[4] Tuy nhiên, theo tài liệu hiện lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại ở Pháp,[6] cụ thể là bức thư đề ngày 7 tháng 8 năm 1908 của hiệu trưởng Collège Quốc học, thì Hồ Chí Minh có tên là Nguyễn Sinh Côn và được nhận vào Quốc Học Huế vào ngày 7 tháng 8 năm 1908.[7][8][9][10] Theo sử gia Vũ Ngự Chiêu thì như vậy "không có việc Nguyễn Sinh Côn bị trục xuất khỏi trường Quốc Học vì tham gia vào cuộc biểu tình chống sưu thuế ở Huế—cuộc biểu tình chống sưu dịch xảy ra ngày 9 tới 12 tháng 4 năm 1908; tức gần bốn tháng trước ngày trò Côn được nhận vào trường Quốc Học."[7] Nhà sử học Trần Quốc Vượng cũng cho biết Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Sinh Côn.[11]
Tháng 9 năm 1989, trong sân trường có đặt bức tượng Nguyễn Tất Thành (tức Hồ Chí Minh) do Nhà điêu khắc Vương Học Báo thực hiện bằng xi măng trắng ở giữa sân trường; bức tượng hiện nay đã được đúc đồng.

Một số cựu học sinh nổi tiếng khác

Chính trị

Hồ Chí Minh (sau là Chủ tịch Việt Nam).
Trần Phú (sau là tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam).
Hà Huy Tập (sau là tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam).
Phạm Văn Đồng (sau là Thủ tướng Việt Nam).
Võ Nguyên Giáp (sau là Đại tướng, ông đỗ á khoa vào trường năm 1924).
Ngô Đình Diệm là nhà chính trị Việt Nam. Ông từng làm quan nhà Nguyễn thời vua Bảo Đại, sau đó làm Thủ tướng cuối cùng của Quốc gia Việt Nam, rồi trở thành Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa (Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam).
Nguyễn Thúc Hào (giáo sư đại học ngành toán đầu tiên của nước ta, ông đỗ thủ khoa vào trường năm 1924, ông và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là hai người bạn thân).
Nguyễn Chí Diểu (bí thư Thành uỷ Sài Gòn).
Hải Triều Nguyễn Khoa Văn (nhà lý luận Marxist).
Tạ Quang Bửu là giáo sư, nhà khoa học Việt Nam, người đặt nền móng cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòađại biểu Quốc hội từ khoá I đến khóa VI.
Tố Hữu là một nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam, đồng thời là một chính trị gia. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Đặng Thai Mai là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.
Nguyễn Lân là nhà giáo, nhà biên soạn từ điển, nhà văn và nhà nghiên cứu người Việt Nam. Ông là người có công trong việc xây dựng bộ môn và khoa tâm lý học, giáo dục học của hệ thống các trường sư phạm ở Việt Nam.
Nguyễn Khánh Toàn là một nhà giáo, nhà khoa học Việt Nam. Ông đã đóng góp nhiều công sức xây dựng nền Giáo dục Việt Nam và nền Khoa học Xã hội Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1982.
Nguyễn Thúc Hào là một giáo sư người Việt Nam. Ông đã từng giữ chức Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Vinh, Tổng Thư ký kiêm Quyền Giám đốc Trường Đại học Khoa học Hà Nội, ngay từ những ngày đầu thành lập nước.
Võ Liêm Sơn (hiệu Ngạc Am) là quan triều Nguyễnnhà giáonhà văn, và là một nhà cách mạng Việt Nam.
Hoàng Ngọc Cang
GS - NGND Lê Trí Viễn là giáo sưnhà giáo nhân dân, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu đi tiên phong trong việc vận dụng quan điểm Mác-xít trong nghiên cứu và đã đóng góp cho lĩnh vực văn học Việt Nam hơn 40 công trình khoa học giá trị.

Tôn giáo

Alexis Phạm Văn Lộc là một Giám mục Công giáo tại Việt Nam, nguyên Giám mục chính tòa Giáo phận Kon Tum.

Y học

Bác sĩ Tôn Thất Tùng là một bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan.
Bác sĩ Đặng Văn Ngữ là một bác sĩ y khoa nổi tiếng của nền y học hiện đại Việt Nam, là bố của NSND Đặng Nhật Minh.

Lịch sử

Nhà sử học Đào Duy Anh à nhà sử họcđịa lý, từ điển học, ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa, tôn giáo, văn học dân gian nổi tiếng của Việt Nam.

Văn học

Nhà thơ Xuân Diệu là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió.
Nhà thơ Huy Cận là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới.
Nhà thơ Lưu Trọng Lư là một nhà thơnhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam.
Nhà thơ Tế Hanh là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến.
Nhà thơ Nam Trân là một trong những cán bộ giảng dạy lớp đại học Hán Nôm đầu tiên ở miền Bắc, do Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức.
Nhà thơ Thanh Tịnh là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút danh khác của ông là: Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau 1945).
Nhà thơ Thúc Tề.

Âm nhạc

Nhạc sĩ Trần Hoàn từng là Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên  là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng, cựu Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội, tác giả của bài hát "Như có Bác trong ngày đại thắng".
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương  là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng, thuộc thế hệ đầu tiên của tân nhạc Việt Nam.
Nhạc sĩ Tôn Thất Tiết là một nhà soạn nhạc người Pháp gốc Việt thuộc dòng Nhạc đương đại (Contemporary classical music), ông đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu âm nhạc cổ truyền Việt Nam.

Hội họa

Lê Văn Miến là họa sĩ.

Giáo dục

GS - NGND Đoàn Trọng Truyến Giáo sưNhà giáo Nhân dân; nguyên Bộ trưởng, Tổng Thư ký Hội đồng Bộ trưởng kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ từ tháng 5 năm 1984 đến tháng 2 năm 1987...
Trường có rất nhiều học sinh đoạt giải cao ở trong các kỳ thi trong nước và quốc tế như: Hồ Đình Duẩn (HCĐ kỳ thi Olympic Toán quốc tế năm 1978), Lê Bá Khánh Trình (vô địch kỳ thi Olympic Toán quốc tế năm 1979 với số điểm tuyệt đối 40/40), Ngô Phú Thanh (HCB kỳ thi Olympic Toán quốc tế 1982), Nguyễn Văn Lượng HCB và Hoàng Ngọc Chiến HCĐ (kỳ thi Toán quốc tế 1983), Nguyễn Nguyễn Thái Bảo (giải Nhì Chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm 2004, vô địch Rung chuông vàng 2009), Hồ Ngọc Hân (vô địch Chung kết năm của chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm 2009), Hồ Đắc Thanh Chương (vô địch Chung kết năm của chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm 2016), Đinh Anh Minh (HCV Olympic Vật lý quốc tế lần thứ 41 tại Croatia tháng 07/2010), Trương Đông Hưng (HCV Olympic Sinh học quốc tế lần thứ 28 tại Vương quốc Anh tháng 07/2017), Nguyễn Hy Hoài Lâm (HCĐ Olympic Tin học quốc tế lần thứ 29 tại Iran tháng 08/2017), v.v... Nhiều giáo sư đầu ngành đã từng giảng dạy ở đây như Nguyễn Thúc Hào, Nguyễn Lân. Bên cạnh truyền thống dạy và học, Quốc Học Huế còn là nơi xuất phát các cuộc đấu tranh chính trị với tên tuổi các thầy giáo Hoàng Thông, Lê Văn Miến, Võ Liêm Sơn, v.v...

Trong cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia

Trường Quốc học là trường có số lượng thí sinh vô địch chung kết năm của Đường lên đỉnh Olympia nhiều nhất, cũng như có nhiều thí sinh lọt vào chung kết nhất (tính đến năm 2017).
Thí sinh Năm thi Tuần Tháng Quý Năm
Cao Xuân Hoà Olympia 1 Giải nhì - 140 điểm
Hồ Đắc Thanh Tân Olympia 1 Giải ba - 70 điểm
Nguyễn Nguyễn Thái Bảo Olympia 5 Giải nhất - 220 điểm Giải nhất - 220 điểm Giải nhất - 290 điểm Giải nhì - 210 điểm
Nguyễn Mạnh Tấn Olympia 8 Giải nhất - 305 điểm Giải nhất - 270 điểm Giải nhất - 265 điểm Giải ba - 205 điểm
Hồ Ngọc Hân Olympia 9 Giải nhất - 320 điểm Giải nhất - 325 điểm Giải nhất - 275 điểm Giải nhất - 245 điểm
Trương Xuân Quý Olympia 10 Giải nhất - 245 điểm Giải nhì - 220 điểm Giải nhì - 290 điểm
Nguyễn Hoàng Vũ Olympia 10 Giải nhất - 340 điểm Giải nhất - 225 điểm Giải nhì - 300 điểm
Thái Ngọc Huy Olympia 11 Giải nhất - 315 điểm Giải nhất - 245 điểm Giải nhất - 275 điểm Giải nhì - 215 điểm
Nguyễn Minh Quang Olympia 12 Giải nhất - 305 điểm Giải nhất - 395 điểm Giải ba - 225 điểm
Trần Quốc Tiến Dũng Olympia 13 Giải nhất - 205 điểm Giải nhất - 320 điểm Giải nhì - 240 điểm
Trần Tuấn Việt Đức Olympia 14 Giải nhì - 250 điểm Giải ba - 210 điểm
Trần Tú Nguyên Olympia 14 Giải nhì - 185 điểm
Nguyễn Quang Anh Olympia 15 Giải nhất - 350 điểm Giải nhất - 270 điểm Giải ba - 50 điểm
Hồ Đắc Thanh Chương Olympia 16 Giải nhất - 300 điểm Giải nhất - 240 điểm Giải nhất - 270 điểm Giải nhất - 340 điểm
Đặng Hoàng Đức Olympia 17 Giải nhất - 370 điểm Giải nhì - 220 điểm Giải ba - 130 điểm
Trần Nguyễn Hữu Thọ Olympia 18 Giải nhất - 235 điểm Giải nhì - 200 điểm
Phạm Thành Đạt Olympia 19 Giải nhì - 245 điểm

Chú thích

  1. ^ Lê Xuân Khoa. tr 422
  2. ^ a ă Hà Thúc Ký. tr 18
  3. ^ Khám phá Huế, Trường Quốc Học
  4. ^ a ă Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên. “Thân thế và sự nghiệp của Bác Hồ”. thainguyen.edu.vn. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2013.
  5. ^ Ngô Đình Châu. “Tiểu sử Tổng thống Ngô Đình Diệm”. motgoctroi.com. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2013.
  6. ^ Centre des archives d'Outre-mer [CAOM] (Aix), Gouvernement General de l'Indochine [GGI], Fonds Residence Superieure d'Annam [RSA], carton R1.
  7. ^ a ă Vũ Ngự Chiêu. “Vài vấn nạn lịch sử thế kỷ XX: Hồ Chí Minh—Nhà ngoại giao, 1945-1946”. Tạp chí Hợp Lưu. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2013.
  8. ^ Nguyễn Vĩnh Châu và Vũ Ngự Chiêu. “Phỏng vấn sử gia Vũ Ngự Chiêu về những nghiên cứu lịch sử liên quan đến Hồ Chí Minh”. Tạp chí Hợp Lưu. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2013.
  9. ^ “Sự kiện: Nguyễn Tất Thành với tên gọi Nguyễn Sinh Côn có thể được nhận vào Trường Quốc học Huế”. Bảo tàng Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2014.
  10. ^ “Về bộ sách "Quốc học Huế xưa và nay". Đài tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2014. Trường Quốc học Huế mãi mãi còn ghi dấu ấn sâu sắc của nhiều thầy và trò của trường: Nguyễn Sinh Côn (Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh)...
  11. ^ Trần Quốc Vượng. “Lời truyền miệng dân gian về Hồ Chí Minh”. BBC Vietnamese. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2013.

Tham khảo

  • Hà Thúc Ký. Sống còn với Dân tộc, hồi ký chính trị. ?: Phương Nghi, 2009.
  • Lê Xuân Khoa. Việt Nam 1945-1995, Tập I. Bethesda, MD: Tiên Rồng, 2004
  • Mục từ "Quốc Học (trường)" trong Từ điển Lịch sử Thừa Thiên Huế (phần viết về di tích và danh thắng), tr.725-726, Nhà xuất bản. Thuận Hoá, 2000.

Liên kết ngoài

No comments:

Post a Comment