Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday, 3 January 2020

Bao giờ tro cốt của cố đại tá Bùi Tín 'được về Việt Nam'?

  • 8 giờ trước
  • Nhà báo Tường An mong tro cốt của ông Bùi Tín được về nơi chôn nhau cắt rốn
    Gần một năm rưỡi sau khi từ trần, tro cốt của cựu Đại tá Bùi Tín, qua đời ở Paris, "vẫn chưa thể trở về Việt Nam theo nguyện vọng của gia đình" một nhà báo ở Pháp cho hay.
    "Nhà nước Việt Nam rất lo sợ đám tang của ông Hoàng Minh Chính, của tướng Trần Độ, của ông Nguyễn Trọng Vĩnh, của ông Nguyễn Thanh Giang...những người đấu tranh, những người dám lên tiếng như vậy, thì họ rất sợ một đám táng sẽ gây lên những phản ứng mà nhà nước không ngờ và sẽ không đối phó kịp," bà Tường An - Ca Dao nói với Bàn Tròn Thứ Năm.
    "Nhưng mà vừa qua thấy rằng đám tang của Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã có được những bước mà chúng ta tạm gọi là nhân nhượng của nhà nước...qua đó, tôi mong rằng tro của nhà báo Bùi Tín còn ở Paris đây, thì trong năm nay sẽ được trở về nơi chôn nhau cắt rốn của ông."
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh sang Thái Lan tịnh dưỡng
    Nhà báo, nhà bất đồng chính kiến Bùi Tín qua đời
    Đám tang tướng Vĩnh được nhà nước tổ chức 'chu đáo'
    Bàn tròn BBC về hai nhà cố bất đồng chính kiến Bùi Tín, Tô Hải
    Bà Tường An - Ca Dao nêu ra vấn đề ngày khi trả lời phóng viên Quốc Phương của BBC News Tiếng Việt hôm 02/1/2020 nhân chuyện nhà nước Việt Nam tổ chức đám tang trọng thể cho cựu đại sứ, thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh tại Hà Nội.
    "Bởi vì đó là nguyện vọng cuối cùng của nhà báo Bùi Tín và nguyện vọng của gia đình, để có một đám tang đàng hoàng cho nhà báo Bùi Tín.... để tro cốt của ông được đưa về Việt Nam, mà từ năm ngoái đến nay nhà nước Việt Nam vẫn còn cấm," bà Tường An nói.
    Bản quyền hình ảnh Catherine Karnow/Standard
    Image caption Ông Bùi Tín lúc sinh thời trong một lần đến thăm Bức tường tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam 'Vietnam Memorial' ở Washington, Hoa Kỳ
    Ông Bùi Tín mang hàm đại tá cao cấp của Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhưng sau trở thành người bất đồng chính kiến và lúc sinh thời đã bị một số đài báo chính thống ở Việt Nam phê phán.

    'Chưa ra cáo phó chính thức'

    Khi được hỏi về căn cứ nào để nhận định là có chuyện 'cấm' như vậy, bà Tường An nói với BBC:
    "Trong đám tang của nhà báo Bùi Tín thì con gái của nhà báo Bùi Tín có qua tham dự và chúng tôi đã qua một số thủ tục để mà đem tro của ông Bùi Tín về.
    "Những thủ tục bên đây (bên Pháp) thì không có gì khó cả.
    "Nhưng mà ở gia đình thì cho biết rằng là ở Việt Nam, người ta không muốn đem tro của ông Bùi Tín về.
    "Cho nên, cho tới bây giờ chúng ta thấy là ở Paris có một đám tang lễ của ông Bùi Tín.
    "Nhưng mà bên gia đình vẫn chưa ra một cáo phó chính thức.
    "Bởi vì họ muốn rằng là đem tro của nhà báo Bùi Tín về nhà (Việt Nam), xong rồi ở nhà mới đưa ra một cáo phó chính thức và sẽ làm tang lễ ở tại Việt Nam, tại Hà Nội.
    Bản quyền hình ảnh FB Tường An Ca Dao
    Image caption Giỗ đầu của cố nhà báo Bùi Tín tại chùa Khánh Anh, Pháp (Hình trên FB Tường An)
    "Tuy nhiên, vì Hà Nội vẫn chưa cho đem tro về, cho nên sau đó bà Bùi Bạch Liên đã phải trở về Việt Nam tay không.
    "Nhưng mà gia đình vẫn rất mong muốn một ngày nào đó thì tro của ông Bùi Tín được đem về Việt Nam.
    "Hiện giờ, tro của nhà báo Bùi Tín vẫn đang được thờ ở Chùa Khánh Anh, ở Evry," ký giả Tường An - Ca Dao, người từng ở trong Ban Tổ chức tang lễ tại Paris cho nhà báo Bùi Tín kể lại.
    Hôm 03/1, sau hội luận Bàn Tròn Thứ Năm, bà Tường An qua bút đàm bổ sung thêm với BBC một vài chi tiết, bà cho hay:
    "Bà Bạch Liên đã phải ở lại Pháp để lo thủ tục đem tro của thân phụ về.
    "Bên Pháp, đã xong các thủ tục về bảo hiểm cũng như giấy phép xuất tro của chính quyền địa phương, nhưng cuối cùng gia đình báo tin là Hà Nội không cho đem tro nhà báo Bùi Tín về.
    "Trong khi gia đình đợi đem tro về rồi sẽ làm cáo phó và cử hành tang lễ chính thức, như tôi đã chia sẻ tại Bàn Tròn Thứ Năm, thế nhưng chuyện đó đã không xảy ra.
    "Sau khi bà Bạch Liên về lại Hà Nội thì gia đình làm một lễ cầu siêu tại nhà. Tuy nhiên, vẫn không đưa ra cáo phó về cái chết của ông Bùi Tín,
    "Tro của ông lúc đầu được đưa tạm về nhà riêng ở Paris.
    "Sau nhiều nỗ lực vận động, gia đình vẫn không được phép đem tro về, nên gia đình đã liên lạc với thầy Thích Quảng Đạo của chùa Khánh Anh xin phép gửi tro trên chùa. Thầy Thích Quảng Đạo đã hoan hỉ đồng ý và do đó cho đến ngày hôm nay, tro của nhà báo được giữ trên ngôi chùa này."
    Ông Bùi Tín qua đời ngày 11/8/2018 tại bệnh viện André Grégoire ở Montreuil, ngoại ô Paris, Pháp, hưởng thọ 91 tuổi.
    Là cựu Phó Tổng biên tập báo Nhân Dân, ông có một con trai hiện sinh sống ở Canada và một con gái ở Việt Nam.
    Quý vị bấm vào đường dẫn theo dõi Bàn Tròn Thứ Năm tuần đầu năm 2020, gồm phần về tang lễ Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và bình luận của khách mời về Đại tá Bùi Tín.
    Đọc thêm:
    Nhà báo BBC Đỗ Văn nhớ về Đại tá Bùi Tín
    'Hoa Xuyên Tuyết chính là khát vọng tự do'
    Tọa đàm BBC: Tướng Giáp trong những dòng cảm xúc
    Phỏng vấn trực tiếp cuối cùng của BBC News Tiếng Việt với cố nhà báo Bùi Tín trong đó ông lý giải các góc độ trận Tết Mậu Thân 1968

    Tin liên quan

    No comments:

    Post a Comment