Dân tộc sẽ đọa vì văn hóa ăn xin
Nói
văn hóa ăn xin là không ngoa. Và văn hóa ăn xin không phải ở người dân,
nó nằm trong hệ thống công quyền. Người dân có thể tay bị tay gậy ăn
xin, bôi mặt đen, cầm đầu gà vừa ăn xin vừa trấn lột hoặc đi xin đểu
ngoài công viên. Nhưng, những kiểu ăn xin này không có tính phổ quát, nó
cũng không làm cho xã hội sa đọa. Ngược lại, kiểu ăn xin, hay nói khác
đi là thứ văn hóa ăn xin rất đáng sợ của hệ thống công quyền mới đáng
bàn.
Và cũng xin nói thêm, loại ăn xin công quyền có hai hướng, hướng tư lợi, dùng quyền lực cơ quan để gửi thư xin đểu cũng rất đáng sợ bởi nó khiến cho các doanh nghiệp nhận được thư gặp nhiều phiền phức. Nhưng bù vào đó, doanh nghiệp nào được nó xin đểu cũng có “bánh ít trao đi bánh qui trả lại”, nghĩa là dễ dàng trong thủ tục, phép tắc kinh doanh hoặc có thể toa rập với cơ quan đã xin xỏ mình để mua đất giá rẻ, hô biến bất động sản toàn dân… Nhìn chung, kiểu xin và cho này có tác động tiêu cực đến xã hội một cách đáng kể. Nhưng nó lại biến xã hội thành một sòng bạc và chơi theo qui luật sòng bạc.
Bởi chí ít, nó cũng đáp ứng được một luật chơi xã hội, đó là sòng bạc thì gian lận, có kẻ trắng tay nhưng có kẻ cũng giàu sau một đêm, khác với nhà nông hay xã hội tử tế, quanh năm vất vả nhưng khó giàu. Và đương nhiên, tiền đổ vào sòng bạc bao giờ cũng nhiều gấp bội tiền đổ vào các nơi nghiêm túc. Có vẻ như dựa vào tâm lý này mà hầu hết các chùa nhà nước đều biến cửa Phật thành những sòng bạc tâm lý, hay nói khác đi là người ta bỏ tiền ra để mua những thẻ phước đức từ chùa và sau đó đánh bạc với nhau bằng thẻ phước đức này. Và nói cho cùng thì cách chơi của một sòng bạc mặc dù bất ổn, lưu manh, xảo trả nhưng chí ít nó cũng mang lại một lượng tài chính khá lớn cho sòng, tạo ra môi trường ăn tiêu, chơi bời, dư dả ngay trong sòng. Nó khác hẳn với kiểu ăn xin dựa trên qui định pháp luật của hầu hết cơ quan công quyền địa phương hiện nay.
Vậy kiểu ăn xin, hay văn hóa ăn xin của cơ quan công quyền địa phương hiện nay ra sao? Sao gọi là ăn xin? Và mức độ tai hại của nó đến đâu?
Nếu nói về mức độ tai hại của văn hóa ăn xin công quyền thì có lẽ, đích cuối của nó phải là giải thể chế độ. Vì lẽ, loại văn hóa này như những con bọ chét và loài ký sinh đáng sợ, truyền nhiễm, gây chết chóc cho cơ thể vật chủ. Thử tưởng tượng một bà vốn chưa bao giờ tham gia hoạt động Cộng sản, chưa bao giờ làm rừng, cha mẹ bà ấy cũng chưa bao giờ dính gì đến chiến trường hay từng đi qua nhưng nơi có rải Dioxin. Đùng một cái, nghe bà ta than thở về bệnh tật, hỏi ra mới biết bà ta bị chất độc màu da cam, bà đang điều trị và mỗi tháng phải nhận của nhà nước hơn 1,6 triệu đồng tiền nạn nhân. Và nghiêm túc mà nói thì trên đất nước này, những “nạn nhân” kiểu này nhiều vô kể, đó là chưa nói tới thân nhân liệt sĩ khai khống, một liệt sĩ có tới hai, ba người hưởng tiền tuất, thậm chí mẹ ruột của liệt sĩ suốt cả chục năm trời không biết tiền tuất của con là gì, trong khi đó, người họ hàng đã nhanh tay cấm lấy giấy tờ đi khai cho người thân của họ để hưởng mọi khoản tiền. Rồi thêm nữa là chuyện hộ nghèo, chuyện người tàn tật, thương binh… Thực ra, nếu bây giờ nhà nước, chính phủ chịu khó làm một cuộc tổng kiểm tra trên toàn quốc, phải có đến hơn 50% các đối tượng khai man, ăn gian tiền của nhà nước, nhân dân. Nhưng vì sao nó tồn tại?
Có hai lý do để nó tồn tại. Thứ nhất, chính sách quản lý lỏng lẻo, thứ hai, chính sách ưu tiên vùng miền. Nghĩa là ngoài việc quản lý lỏng lẻo, cán bộ địa phương gian lận, người đi khai cũng gian lận thì các khoản thu, chi ở cơ quan trung ương cũng rất ầu ơ. Ví dụ như một xã có quá nhiều hộ nghèo, có quá nhiều đối tượng chính sách thì xã đó được miễn hoặc giảm sâu các khoản đóng vào ngân sách nhà nước, thậm chí được nhà nước rót ngân sách hỗ trợ. Chính sách này nhanh chóng tạo ra hàng triệu cơ quan, đoàn thể chuyên đi lùng sục cái nghèo và tàn tật. Thậm chí một người chả có dính dán gì tới chiến tranh hay rừng rú, cũng chả có tí Dioxin nào trong cơ thể, mọi thứ lành lặn nhưng vẫn được nằm trong danh sách nạn nhân chất độc màu da cam. Vì sao? Vì người này đồng ý khai man thì được hưởng lợi hằng tháng, trong khi đó cơ quan cấp xã tìm ra đủ đối tượng thì được nhiều thứ, được trên rót tiền xuống, được chấm mút, được miễn đóng vào ngân sách huyện, miễn các khoản đóng từ việc bán đất qui hoạch… Nói chung là được quá nhiều thứ cho một đơn vị xã nếu như đơn vị xã đó chịu khó lập cho được một danh sách hộ nghèo, tàn tật, đối tượng chính sách.
Chính vì thứ động cơ lợi lộc từ việc xin xỏ này mà người dân cũng chấp nhận xin xỏ một cách dối trá, cơ quan công quyền địa phương thì xin xỏ một cách gian lận, man trá, đê tiện, và có bao nhiêu đồng ngân sách xã, tự ban bệ dùng với nhau, rửa bằng nhiều cách để lọt vào túi cán bộ. Trong khi đó, bọn chính quyền địa phương lại nhơn nhơn với nhân dân, tự xem mình là cán bộ tốt vì đã mang lại chén cơm cho nhiều đối tượng “khốn khó”. Trong khi đó, bọn họ không hề biết rằng chính họ gây ra tội ác, sự gian trá và chính họ đã đục khoét một cách kinh khủng nhất vào ngân sách quốc gia. Nếu không tin, thử làm một bài toán về tài chính quốc gia dành cho các trường hợp vừa nêu hằng năm thì sẽ thấy ngay mức độ tai hại của nó.
Và, có thể nói đây là một loại ăn mày trá hình của các cơ quan công quyền địa phương, không có đơn vị trung ương nào mà chịu cho thấu cái gánh nặng này. Và nói cho cùng thì một khi ngân sách nhà nước chịu quá nhiều sức nặng, thì thuế phải tăng, nhân dân bị tận thu qua nhiều hình thức, và khi đã tận thu được của nhân dân thì mức độ chấm mút, tham nhũng cũng tăng tỉ lệ thuận. Chung qui, kiểu ăn xin của cấp địa phương vô hình trung đã tạo thành một thứ văn hóa công quyền. Và không có gì đáng sơ, đáng tởm hơn cho một dân tộc hoặc một thể chế chính trị bằng thứ não trạng ăn bám, ký sinh này!
Và cũng xin nói thêm, loại ăn xin công quyền có hai hướng, hướng tư lợi, dùng quyền lực cơ quan để gửi thư xin đểu cũng rất đáng sợ bởi nó khiến cho các doanh nghiệp nhận được thư gặp nhiều phiền phức. Nhưng bù vào đó, doanh nghiệp nào được nó xin đểu cũng có “bánh ít trao đi bánh qui trả lại”, nghĩa là dễ dàng trong thủ tục, phép tắc kinh doanh hoặc có thể toa rập với cơ quan đã xin xỏ mình để mua đất giá rẻ, hô biến bất động sản toàn dân… Nhìn chung, kiểu xin và cho này có tác động tiêu cực đến xã hội một cách đáng kể. Nhưng nó lại biến xã hội thành một sòng bạc và chơi theo qui luật sòng bạc.
Bởi chí ít, nó cũng đáp ứng được một luật chơi xã hội, đó là sòng bạc thì gian lận, có kẻ trắng tay nhưng có kẻ cũng giàu sau một đêm, khác với nhà nông hay xã hội tử tế, quanh năm vất vả nhưng khó giàu. Và đương nhiên, tiền đổ vào sòng bạc bao giờ cũng nhiều gấp bội tiền đổ vào các nơi nghiêm túc. Có vẻ như dựa vào tâm lý này mà hầu hết các chùa nhà nước đều biến cửa Phật thành những sòng bạc tâm lý, hay nói khác đi là người ta bỏ tiền ra để mua những thẻ phước đức từ chùa và sau đó đánh bạc với nhau bằng thẻ phước đức này. Và nói cho cùng thì cách chơi của một sòng bạc mặc dù bất ổn, lưu manh, xảo trả nhưng chí ít nó cũng mang lại một lượng tài chính khá lớn cho sòng, tạo ra môi trường ăn tiêu, chơi bời, dư dả ngay trong sòng. Nó khác hẳn với kiểu ăn xin dựa trên qui định pháp luật của hầu hết cơ quan công quyền địa phương hiện nay.
Vậy kiểu ăn xin, hay văn hóa ăn xin của cơ quan công quyền địa phương hiện nay ra sao? Sao gọi là ăn xin? Và mức độ tai hại của nó đến đâu?
Nếu nói về mức độ tai hại của văn hóa ăn xin công quyền thì có lẽ, đích cuối của nó phải là giải thể chế độ. Vì lẽ, loại văn hóa này như những con bọ chét và loài ký sinh đáng sợ, truyền nhiễm, gây chết chóc cho cơ thể vật chủ. Thử tưởng tượng một bà vốn chưa bao giờ tham gia hoạt động Cộng sản, chưa bao giờ làm rừng, cha mẹ bà ấy cũng chưa bao giờ dính gì đến chiến trường hay từng đi qua nhưng nơi có rải Dioxin. Đùng một cái, nghe bà ta than thở về bệnh tật, hỏi ra mới biết bà ta bị chất độc màu da cam, bà đang điều trị và mỗi tháng phải nhận của nhà nước hơn 1,6 triệu đồng tiền nạn nhân. Và nghiêm túc mà nói thì trên đất nước này, những “nạn nhân” kiểu này nhiều vô kể, đó là chưa nói tới thân nhân liệt sĩ khai khống, một liệt sĩ có tới hai, ba người hưởng tiền tuất, thậm chí mẹ ruột của liệt sĩ suốt cả chục năm trời không biết tiền tuất của con là gì, trong khi đó, người họ hàng đã nhanh tay cấm lấy giấy tờ đi khai cho người thân của họ để hưởng mọi khoản tiền. Rồi thêm nữa là chuyện hộ nghèo, chuyện người tàn tật, thương binh… Thực ra, nếu bây giờ nhà nước, chính phủ chịu khó làm một cuộc tổng kiểm tra trên toàn quốc, phải có đến hơn 50% các đối tượng khai man, ăn gian tiền của nhà nước, nhân dân. Nhưng vì sao nó tồn tại?
Có hai lý do để nó tồn tại. Thứ nhất, chính sách quản lý lỏng lẻo, thứ hai, chính sách ưu tiên vùng miền. Nghĩa là ngoài việc quản lý lỏng lẻo, cán bộ địa phương gian lận, người đi khai cũng gian lận thì các khoản thu, chi ở cơ quan trung ương cũng rất ầu ơ. Ví dụ như một xã có quá nhiều hộ nghèo, có quá nhiều đối tượng chính sách thì xã đó được miễn hoặc giảm sâu các khoản đóng vào ngân sách nhà nước, thậm chí được nhà nước rót ngân sách hỗ trợ. Chính sách này nhanh chóng tạo ra hàng triệu cơ quan, đoàn thể chuyên đi lùng sục cái nghèo và tàn tật. Thậm chí một người chả có dính dán gì tới chiến tranh hay rừng rú, cũng chả có tí Dioxin nào trong cơ thể, mọi thứ lành lặn nhưng vẫn được nằm trong danh sách nạn nhân chất độc màu da cam. Vì sao? Vì người này đồng ý khai man thì được hưởng lợi hằng tháng, trong khi đó cơ quan cấp xã tìm ra đủ đối tượng thì được nhiều thứ, được trên rót tiền xuống, được chấm mút, được miễn đóng vào ngân sách huyện, miễn các khoản đóng từ việc bán đất qui hoạch… Nói chung là được quá nhiều thứ cho một đơn vị xã nếu như đơn vị xã đó chịu khó lập cho được một danh sách hộ nghèo, tàn tật, đối tượng chính sách.
Chính vì thứ động cơ lợi lộc từ việc xin xỏ này mà người dân cũng chấp nhận xin xỏ một cách dối trá, cơ quan công quyền địa phương thì xin xỏ một cách gian lận, man trá, đê tiện, và có bao nhiêu đồng ngân sách xã, tự ban bệ dùng với nhau, rửa bằng nhiều cách để lọt vào túi cán bộ. Trong khi đó, bọn chính quyền địa phương lại nhơn nhơn với nhân dân, tự xem mình là cán bộ tốt vì đã mang lại chén cơm cho nhiều đối tượng “khốn khó”. Trong khi đó, bọn họ không hề biết rằng chính họ gây ra tội ác, sự gian trá và chính họ đã đục khoét một cách kinh khủng nhất vào ngân sách quốc gia. Nếu không tin, thử làm một bài toán về tài chính quốc gia dành cho các trường hợp vừa nêu hằng năm thì sẽ thấy ngay mức độ tai hại của nó.
Và, có thể nói đây là một loại ăn mày trá hình của các cơ quan công quyền địa phương, không có đơn vị trung ương nào mà chịu cho thấu cái gánh nặng này. Và nói cho cùng thì một khi ngân sách nhà nước chịu quá nhiều sức nặng, thì thuế phải tăng, nhân dân bị tận thu qua nhiều hình thức, và khi đã tận thu được của nhân dân thì mức độ chấm mút, tham nhũng cũng tăng tỉ lệ thuận. Chung qui, kiểu ăn xin của cấp địa phương vô hình trung đã tạo thành một thứ văn hóa công quyền. Và không có gì đáng sơ, đáng tởm hơn cho một dân tộc hoặc một thể chế chính trị bằng thứ não trạng ăn bám, ký sinh này!
No comments:
Post a Comment