GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: 'Nói giáo dục Việt Nam trong top 10 nền giáo dục tệ nhất còn hiểu được'
Thứ Năm, 02/05/2019 21:09:00 +07:00
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng, nói giáo dục Việt Nam là 1 trong 10 nền giáo dục tệ nhất thế giới có thể hiểu được, còn top 10 tốt nhất thì thật khó hiểu.
Dù thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới, nếu chính sách quản lý giáo viên không thay đổi, chắc chắn giáo dục khó có sự thay đổi.
Ý kiến này được đưa ra tại toạ đàm giáo dục
trong bối cảnh công nghệ số do Uỷ ban Văn hoá, giáo dục, thanh niên,
thiếu niên và nhi đồng Quốc hội và Trường ĐH Sài Gòn tổ chức chiều 2/5.
Khó hiểu!
Phát
biểu tại toạ đàm, PGS.TS Phan Thanh Bình - chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá,
giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội - cho rằng công
nghệ số, mạng ảo đang tác động lại cuộc sống thật. Nếu cứ giữ như hiện
tại, người ta đi lên, chúng ta đi ngang, khoảng cách với các nước khác
sẽ càng xa.
"So với các nước xung
quanh, giáo dục chúng ta còn chênh lệch. Báo cáo kinh tế xã hội của
chính phủ trình Quốc hội có nội dung Việt Nam là 1 trong 10 nền giáo dục
tiên tiến nhất thế giới" - ông Bình nói thêm.
Hiệu trưởng một trường ĐH tại TP.HCM cho rằng giáo dục Việt Nam thuộc dạng kém nhất thế giới chứ không phải tiên tiến nhất thế giới. Nếu không có sự thay đổi, 5 năm nữa chúng ta sẽ ngày càng tụt hậu.
"Cách
chúng ta đổi sách giáo khoa và chương trình rất lạ lùng. Tôi chưa nghe
gì về việc nhúng công nghệ số vào sách, đó là cuốn sách 2 chiều chứ
không phải đa chiều. Sách vẫn in hình 2 chiều, học sinh phải tưởng tượng
thay vì đưa điện thoại hoặc phần mềm vào thể hiện không gian 3 chiều.
Nếu không kịp giải quyết sách giáo khoa, chúng ta sẽ ngày càng thụt lùi"
- ông này nói thêm.
GS.TSKH Trần
Ngọc Thêm cho rằng nếu nói giáo dục Việt Nam là 1 trong 10 nền giáo dục
tệ nhất thế giới có thể hiểu được, còn top 10 tốt nhất thì thật khó
hiểu, khi đang mang nặng tính đối phó. "Phải xây dựng hệ giá trị của
giáo dục là thực chất chứ không phải đối phó, thành tích như hiện nay" -
ông Thêm đề xuất.
Giáo viên không dở, chỉ có chính sách tệ
Tại
toạ đàm, ngoài các vấn đề ứng dụng công nghệ, mội trường giáo dục, sách
giáo khoa, chương trình, một trong những nội dung được nhiều đại biểu
đưa ra là chính sách đối với giáo viên.
Theo
ông Nguyễn Văn Hiếu - phó giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo TP.HCM, thầy
cô giáo không dở nhưng chế độ cho giáo viên rất thấp, chỉ bằng 10% so
với mức thuê một giáo viên nước ngoài. Điều này khiến nhiều giáo viên
giỏi bỏ trường ra ngoài dạy. TP.HCM đã nhiều lần lần đề xuất thay đổi
chính sách chế độ đối với giáo viên, để giữ chân giáo viên giỏi.
PGS.TS
Nguyễn Kim Hồng - nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - dẫn một
nghiên cứu mới đây cho thấy giáo viên tiểu học phải làm việc tương
đương 175% số giờ lao động qui định, ở cấp THCS trên 150% và THPT trên
120%. Lương giáo viên không thấp, nhưng thu nhập rất thấp.
"Ở
Úc chỉ có chương trình, các trường tự soạn tài liệu dạy, khi đi thi
bình đẳng. Trường nào làm tốt nhà nước tăng tiền đầu tư", ông Hồng chia
sẻ thêm.
Cùng quan điểm này, TS Phạm
Thế Bảo - giảng viên khoa công nghệ thông tin Trường ĐH Sài Gòn - cho
biết đến nay, môn tin học phổ thông vẫn dạy Pascal, trong khi trên thế
giới không đâu dạy như vậy. Giáo viên không dám đổi vì đó là qui định
bắt buộc của chương trình. Điều này làm cho học sinh sợ tin học.
TS Bảo cho rằng tin học và ngoại ngữ là 2 chìa khoá để mở cánh cửa công nghệ số.
Trước góp ý của các đại biểu, PGS.TS Phan Thanh Bình cho biết chính sách đối với giáo viên sắp tới sẽ có thay đổi.
"Khi
nào không còn văn mẫu, học sinh không ngại nói khác những điều giáo
viên truyền đạt thì giáo dục mới khác được. Nhiều người dám đưa con ra
nước ngoài để chúng tự bơi, trong khi ở Việt Nam, chúng ta ngại, không
dám cho các con tự bơi, trải nghiệm", ông Bình nói thêm.
Máy móc không thể thay thế giáo viên
PGS.TS Trần Minh Triết - phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) - công nghệ không thay thế người dạy, không thể tuyệt đối hoá bằng dạy online.
Khi trên lớp, cách dạy khuyến khích người học sử dụng các tài nguyên hiệu quả, bài giảng không lặp lại những cái cũ chứ không phải đổi hoàn toàn từ dạy truyền thống sang dạy trực tuyến.
Cách dạy cá thể hoá và chuyên biệt hoá cho từng nhóm học sinh khác nhau cũng là điều cần quan tâm, quan trọng là giáo viên là người thực hiện, hướng dẫn.
Nguồn: Tuổi Trẻ
No comments:
Post a Comment