Nhóm 11 người đào tẩu Bắc Hàn bị giữ ở VN 'được tự do'
Nhóm người đào tẩu Bắc Hàn bị giữ ở Việt Nam đã được thả nhờ sự can thiệp của các tổ chức ở châu Âu, theo Reuters.
Đây là thông tin các nhà hoạt động ở Hàn Quốc công bố hôm thứ Bảy 4/1. Thêm tin về nhóm người Bắc Hàn 'bị giữ ở Lạng Sơn'
Nhân viên tình báo Nam Hàn bị cáo buộc cưỡng bức người đào tẩu Bắc Hàn
Đại úy Bắc Hàn kể chuyện trốn qua Việt Nam
Tám phụ nữ và ba nam giới người Bắc Hàn bị bộ đội biên phòng Việt Nam phát hiện sau khi vượt qua biên giới Trung Quốc vào cuối tháng Mười Một. Những người này đang trên đường tìm cách chạy sang Hàn Quốc.
Những người này sau đó bị tạm giữ ở Lạng Sơn - một thành phố biên giới phía Bắc của Việt Nam, giáp Trung Quốc.
Peter Jung, lãnh đạo một nhóm chuyên giúp đỡ người tỵ nạn có tên Công lý cho Bắc Hàn, cho hay những người này được trả tự do và đã lên đường sang Hàn Quốc vào tháng trước.
Nhiều tổ chức ở châu Âu đã đóng vai trò quan trọng trong vụ này, ông Peter Jung cho hay, nhưng từ chối nêu tên các tổ chức do nhạy cảm về chính trị. Ông nói rằng nhiều trong số đó là các tổ chức phi chính phủ.
Wall Street Journal hôm thứ Sáu cho hay các quan
chức Mỹ - những người tham gia vào các đàm phán hạt nhân với Bắc Hàn -
đã can thiệp để đảm bảo rằng những người này được thả.
Nhưng Jung nói ông không biết về sự can thiệp nào của Mỹ.
Bộ ngoại giao Hàn Quốc nói thông tin của Wall Street Journal là không chính xác, nhưng cũng cho hay chính phủ Hàn Quốc đã có những can thiệp gián tiếp để ngăn việc những người đào tẩu này bị buộc hồi hương.
"Các tổ chức châu Âu đã có hành động ngay sau khi chúng tôi đăng tải video cho thấy những người đào tẩu Bắc Hàn tuyệt vọng kêu gọi được trả tự do," ông Jung nói. "Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng vào cuộc sau đó."
Ông Jung đã đăng tải video cho thấy vài trong số 11 người nói trên biểu tình kêu khóc phản đối việc bị trục xuất trước khi họ có vẻ như bị ngất xỉu.
Hiện có khoảng 33.000 người Bắc Hàn đã chạy sang Hàn Quốc. Nhiều người trong số họ đã mạo hiểm tính mạng vượt qua biên giới trong cuộc hành trình có thể kết thúc bằng tra tấn và nô dịch, nếu họ bị bắt và bị buộc hồi hương.
Là những nhân chứng sống về cuộc sống bị lạm dụng ở Bắc Hàn, nhiều người đào tẩu từ lâu đã là những nhân vật xuất hiện trước công chúng để phát động các chiến dịch gây sức ép buộc Bắc Hàn phải thay đổi các chính sách.
Nhưng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã bị chỉ trích bởi các nhóm nhân quyền như nhóm của ông Jung, vì đã không giúp đỡ một cách đầy đủ những người đào thoát, và phớt lờ vấn đề nhân quyền khi ông thúc đẩy quan hệ với Bắc Hàn.
Tháng Mười Một, sau màn thẩm vấn ngắn, Hàn Quốc đã trục xuất hai người đánh cá Bắc Hàn, cáo buộc họ đã giết 16 đồng nghiệp trước khi vượt qua biên giới.
Một liên minh các nhóm của người đào tẩu Bắc Hàn ở Hàn Quôc đã có tuyên bố chung, chỉ trích quyết định này, nói rằng hai người đàn ông đáng lẽ nên bị xét xử ở Hàn Quốc, vì họ có thể bị tra tấn và xử tử ở quê nhà.
Nhưng Jung nói ông không biết về sự can thiệp nào của Mỹ.
Bộ ngoại giao Hàn Quốc nói thông tin của Wall Street Journal là không chính xác, nhưng cũng cho hay chính phủ Hàn Quốc đã có những can thiệp gián tiếp để ngăn việc những người đào tẩu này bị buộc hồi hương.
"Các tổ chức châu Âu đã có hành động ngay sau khi chúng tôi đăng tải video cho thấy những người đào tẩu Bắc Hàn tuyệt vọng kêu gọi được trả tự do," ông Jung nói. "Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng vào cuộc sau đó."
Ông Jung đã đăng tải video cho thấy vài trong số 11 người nói trên biểu tình kêu khóc phản đối việc bị trục xuất trước khi họ có vẻ như bị ngất xỉu.
Hiện có khoảng 33.000 người Bắc Hàn đã chạy sang Hàn Quốc. Nhiều người trong số họ đã mạo hiểm tính mạng vượt qua biên giới trong cuộc hành trình có thể kết thúc bằng tra tấn và nô dịch, nếu họ bị bắt và bị buộc hồi hương.
Là những nhân chứng sống về cuộc sống bị lạm dụng ở Bắc Hàn, nhiều người đào tẩu từ lâu đã là những nhân vật xuất hiện trước công chúng để phát động các chiến dịch gây sức ép buộc Bắc Hàn phải thay đổi các chính sách.
Nhưng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã bị chỉ trích bởi các nhóm nhân quyền như nhóm của ông Jung, vì đã không giúp đỡ một cách đầy đủ những người đào thoát, và phớt lờ vấn đề nhân quyền khi ông thúc đẩy quan hệ với Bắc Hàn.
Tháng Mười Một, sau màn thẩm vấn ngắn, Hàn Quốc đã trục xuất hai người đánh cá Bắc Hàn, cáo buộc họ đã giết 16 đồng nghiệp trước khi vượt qua biên giới.
Một liên minh các nhóm của người đào tẩu Bắc Hàn ở Hàn Quôc đã có tuyên bố chung, chỉ trích quyết định này, nói rằng hai người đàn ông đáng lẽ nên bị xét xử ở Hàn Quốc, vì họ có thể bị tra tấn và xử tử ở quê nhà.
No comments:
Post a Comment