Tác phẩm mới của Đào Văn Bình
Tôi vừa nhận được sách mới xuất bản của nhà văn bạn tù, bạn đồng môn
Đào Văn Bình. Tập truyện mang tên cổ xưa “Mê Cung” gồm đa số là truyện
giả tưởng, dù vậy nó cũng dựa trên tư tưởng xã hội, tác giả với óc tưởng
tượng phong phú đã đưa người đọc từ đề tài này sang đề tài khác: những
truyện mang nhiều ý hướng chính trị, xã hội và cũng như mang nhiều châm
biếm dí dỏm về cuộc sống con người. Văn Bình đã khai thác một lối viết
mới lạ, những đề tài của anh ít thấy trong những áng văn chương khác
Tổng cộng gồm 15 truyện xin liệt kê: 1- Trời hại mới chết, 2- Chuyện chẳng ngờ, 3- Nỗi buồn của Thần chết, 4- Anh chàng hoài nghi, 5- Một ngày trong đời ông John, 6- Người về từ Thiên đình, 7- Câu chuyện Quan Vân Trường, 8- Vương quốc thành thật, 9- Câu chuyện về một họa phẩm đắt giá, 10- Khi mọi người là tu sĩ, 11- Con ma ở rạp hát Lido, 12- Nghề bẻ cổ thiên hạ, 13- Chuyện ông thần Thô tục, 14- Xóm chài Binh Hưng, 15- Mê Cung.
Theo tôi biết chỉ có chuyện Xóm Chài Bình Hưng là một ký sự ghi lại sự thật về những ngày tác giả trước khi ra trường giữa thập niên 60 đã đi thực tập tại một xóm chài ở Phan Thiết còn lại chỉ là giả tưởng. Có lẽ đây là đoản thiên tuyệt vời nhất của tác phẩm mang nhiều cảm xúc của người thành phố đối với dân lao động của một xóm chài nghèo. Trước hết là truyện
Trời Hại Hại Mới Chết:
Một truyện cổ xưa từ năm 1920 thời Pháp thuộc tại một làng thuộc tỉnh Bến Tre. Cậu Út Giồng Trôm, Kỹ sư bên Tây nhưng ở nhà chơi vì gia đình giầu sụ, nhiều ruộng đất và cậu Tư Albert, Phó sở mật thám là những người dòng dõi gia đình giầu có thế lực nhất làng. Cả hai đều ngoài ba mươi tuổi. Nhân ngày lễ cúng đình các cậu tranh cãi rồi đánh cá nhau về chuyện Trời hại mới chết. Cậu Út nói Trời hại mới chết, còn cậu Tư Albert nói người mới hại được người. Hai cậu tranh cãi nhau toàn bằng tiếng Tây, sau họ thách nhau, cậu Út cá Trời hại mới chết.
Cậu Albert bắt một can phạm tra tấn cho đi tầu bay tầu thủy, ép nó phải khai cậu Út chủ mưu, sau đó cậu Út bị bắt, bị xử tội và đầy đi Côn Đảo. Thấm thoắt hai mươi lăm năm, một phần tư thế kỷ đã trôi qua, ngày 9-3-1945 Nhật đảo chính Pháp, chế độ Thực dân thiết lập gần trăm năm sụp đổ, cậu Tư Albert tay sai Thực dân phải cải trang làm phó thường dân đi trốn. Ông chú khuyên cậu Tư xin lỗi cậu Út và xin cậu ta che chở cho, cậu đồng ý viết thư thú nhận đã âm mưu hại bạn Út và viết thư xin lỗi bạn nhưng vì tự ái không thể xin Cậu Út che chở và rút súng lục tự tử. Nghe tin này Cậu Út thắng cuộc cười ngặt nghẽo, vì tù đầy lâu, thiếu dinh dưỡng, bị đau tim cậu lăn ra chết. Ba ngày sau hai đám ma của hai nhân vật nổi tiếng nhất Bến Tre diễn ra cùng ngày.
Thế là các bô lão Xứ Dừa suy luận bàn tán quanh hai cái chết, có phải cậu Tư cũng như cậu Út do Trời hại hay không?
. .. “Và câu chuyện này vẫn còn được truyền tụng cho tới ngày hôm nay vì người đời vẫn còn thắc mắc không biết Ông Trời và Con Người đã giữ bao nhiêu phần trăm trong việc quyết định hạnh phúc, khổ đau và mạng sống của con người?”
Tác giả không tin vào truyền thuyết, điều mà anh cho là dị đoan, mọi chuyện khổ đau, hạnh phúc, sống chết… trên đời đều do quyết định của Con Người. Văn Bình đã nghiên cứu kỹ lối hành văn, đối thoại, ngôn ngữ cổ xưa để câu chuyện nhuốm mầu sắc địa phương thời Pháp thuộc, hành văn nghiêm trang, cổ kính cho thấy tác giả đã thận trọng khi sáng tác là nhường nào.
Truyện Nỗi Buồn Của Thần Chết
Nếu không có Thần Chết thì con người lấy đâu ra gạo ăn, Ngọc Hoàng Thượng Đế vẫn cần Thần Chết để làm chuyện hữu ích trên thế gian vì Thần Chết đã giải quyết được nạn nhân mãn
. . .“Người làm chuyện hữu ích nhất cho thế gian nhưng cũng là chuyện mà thế gian kinh hoàng và thù ghét nhất” . .
Truyện Anh Chàng Hoài Nghi
Đại Nghi một anh chàng Kỹ sư trẻ mất niềm tin xin nghỉ một năm để đi tìm chân lý, chàng ta xin gặp một Chủ tịch Hội đồng quản trị một hãng chế tạo vũ khí khổng lồ, ông cho biết Chân lý nằm ở phía kẻ nào nhiều máy bay và chiến hạm… chàng lại xin gặp một ông Tỷ phú chứng khoán tại Nữu Ước, ông nói Chân lý nằm trong tay kẻ có nhiều tiền. Sang gặp ông Chủ nhân một Tổ hợp truyền thông khổng lồ thì lại nói Truyền thông là vua, Chính nghĩa, lý tưởng đều nằm trong tay truyền thông.
Sinh bay qua Ấn Độ tìm đến một thành phố bên bờ sông Hằng và thấy hằng chục triệu người tắm gội để rửa sạch tội lỗi, một vị Lạt Ma Tây Tạng nói với chàng: Chân lý là Trăng đáy nước, khi nào con nhìn chân lý như mặt trăng đáy nước thì tâm hồn bình an và không còn gì thắc mắc, lát nữa khi con từ giã ta đi nơi khác sẽ có lời biện giải khác về Chân lý. Chân lý nằm ở khắp mọi nơi, nó không thuộc về ai cả.
Nghe Vị Lạt Ma nói thế, Đại Nghi không hỏi thêm gì nữa, chàng thấy người nhẹ nhõm, chàng không còn hoài nghi về Chân lý vầ mọi chuyện trên đời.
Một Ngày Trong Đời Của Ông John.
Bà vợ di làm, bà gọi điện thoại về nhà dặn ông phải làm những gì. Trên một võ đài, hai võ sĩ toàn là phụ nữ, chương trình TV nay do phụ nữa diễn giảng. Đứng đầu nước là một bà Nữ Tổng Thống với 10 bà trong nội các chỉ có ông phó Tổng thống là đàn ông.
Đây là một truyện giả tưởng một ngày nào đó Phụ nữ sẽ nắm quyền bính trong tay, đàn ông chỉ làm nội trợ.
Người Về Từ Thiên Đình
Ông Cunning Smart là người tham lam, dùng thủ đoạn để làm giầu bất chính lại muốn hưởng hạnh phúc ở đời sau . Ông bị đụng xe chết, cơ thể còn ấm, một số Bác sĩ cho là ông đã chết, một số khác lại nói ông vẫn còn sống, người ta đem ông vào phòng lạnh. Khi ấy hồn ông lìa khỏi xác. Ông tìm đường lên Thiên Đình, Phán Quan chỉ đường cho ông đi xuống địa ngục vì ông không thể lên Thiên Đình và do hậu quả của nhân nào quả nấy. Những việc thất đức của ông trước đây có thể qua mặt chính phủ, có thể che mắt báo chí nhưng không thể che mắt Thiên Đình.
Ông bèn khóc lóc gây thương xót cho Phán Quan và ba hoa thuyết phục ông này mở cứa cho mình vào Thiên Đình. Ông được lên và sống ở Thiên Đình thấm thoắt đã ba năm. Cơ thể ông ấm dần, tim đâp bình thường, Phán Quan cho phép ông hồi sinh câu chuyện ông chết đi sống lại chấn động cả thế giới và các Bác Sĩ tuyên bố ông đã hồi phục trở lại trần thế, họ thử nghiệm và nói bộ óc ông rất minh mẫn. Thiên Đình đã được thêu dệt là một bí mật chưa ai hiểu ai hiểu gì về nơi đây và nay có ngưởi ở Thiên Đình trở về.
Ông mở cuộc họp báo vĩ đại tại một sân vận động với hàng trăm ngàn người có TV cỡ lớn, đội ngũ truyền thông trên thế giới đổ về hàng ngàn nhà báo, Tu sĩ các đạo là đông nhất, sau đó các nhà triết gia, khoa học gia, sử gia, luật gia, văn nghệ sĩ, nhà buôn, kẻ giầu người nghèo….
Người ta hỏi ông vị Chủ Quản Thiên Đình dung mạo thế nào, ông nói chỉ thấy một vầng hào quang và tiếng nói oang oang, Vị Chủ Quản có khi dùng tiếng Hy Lạp, có khi La Mã, Tây Ban Nha… và bây giờ tiếng Anh. Trên Thiên Đình nay cũng mở lớp dậy sinh ngữ cho cho các sắc dân, Chủ Quản không có thời giờ chăm sóc hàng tỷ người. Nếu nói là sướng thì nơi đây cực kỳ sung sướng, và cũng là nơi bể khổ, là Cung Trời Dục Giới, sướng khổ là tự tâm mình mà ra.
Thiên Đình không có trừng phạt, không có cảnh sát, an ninh, tòa án, nhà tù. Những người gian trá dưới trần thế bị phanh phui phải cúi mặt mà đi, cũng như rơi xuống địa ngục, những đứa con xưa bị phá thai xúm lại nhìn mặt các bà mẹ khóc lóc than van. Thiên Đình trông có vẻ êm đẹp nhưng lại là một đấu trường.
Trên Thiên Đình không có thú vật, các tay đấu bò buồn lắm tự làm thành “bò giả” đấu với nhau, những tay thích ăn thịt chó ở trần thế lên đây không có chó mà ăn, đành phải ăn thị chó giả bằng plastic, cao su cho đỡ thèm. Trên này có chết cũng chỉ là chết giả. Vì không có ngựa, những tay đua ngựa phải tự làm ngựa mà chạy thi.
Trên Thiên Đình không có danh vọng, những người nổi tiếng ở trần thế khi lên đây y như cái bóng mờ, tỷ phú ở Thiên Đình cũng y như trăm ngàn người khác, ở đây ai cũng như ai, các ông tỷ phú, triệu phú tiếc đời trần thế. Thiên Đình vẫn là nơi tranh đấu về giai cấp, người vô gia cư, nghèo đói lên Thiên Đường không còn ước ao gì nữa, họ rất ung dung. Trên Thiên Đình tiến bạc là nguyên nhân phiền não. Những người ở dưới trần thế lừa bịp, gian xảo, bóp méo sự thật lên Thiên Đình vô cùng xấu hổ vì bị lột mặt nạ
Ông Cunning Smart nói dưới trần thế là cuộc sống thực, Thiên Đình là cuộc sống giả tạo, ông muốn sống dưới trần thế không muốn lên Thiên Đình.
Câu chuyện giả tưởng cho thấy con người thường mơ mộng lên những cõi trên cao cực lạc, đó chỉ là ảo tưởng vĩ đại, không phải là cõi đích thật của con người, trái đất là cuộc sống hạnh phúc, có thật:
Tác giả kết luận:
“… Thiên Đình là nơi mà con người khao khát tha thiết, mong cầu, van vái…
… Thế mà có người đã từng ở Thiên Đình, lại mong được sống đời đời kiếp kiếp ở cái thế gian ô trọc, đầy bất hạnh, đau khổ từ lúc chào đời cho đến khi nhắm mắt…”
Câu Chuyện Quan Vân Trường
Quan Vân Trường bị Lữ Mông chém đầu đã gần 2,000 năm, được sư cụ khuyên giải nên hiểu được lẽ vô thường, nhân quả, thoát sanh về Cung Trời Đao Lợi (Cõi trên, danh từ nhà Phật).
Bồ Tát Mục Kiều Liên nhận xét về Quan Công, lòng can trường của Quan chỉ chỉ liệt vào hàng dũng khí, Vân Trường năn nỉ Bồ Tát Muc Kiều Liên đưa ông về trần thế. Ông đi qua một khu thương mại sầm uất của Hồng Kông thấy các cửa hàng bán lợn quay, mì hủ tíu, tỉm sẩm…đều có bàn thờ Quan Công, ông bèn cười bảo: Vân Trường còn nổi tiếng hơn Khổng Minh, Lưu Bị, Táo Tháo, Chu Du, Lữ Bố…VânTrường ra vẻ đắc chí. Mục Kiều Liên nhỏ nhẹ bảo ông:
Nhà ngươi đừng vội tự mãn, biết một mà chẳng biết hai, hình tượng của ngươi được thờ lan tràn ở các của tiệm không phải vì tôn kính ngươi đâu mà chỉ coi ngươi như một ông thần tài dẫn khách đế để họ phát tài, phát lộc cho bọn con buôn. Còn các đại học, thư viện… không ai đề cập tới võ tướng này.
Quan Vân Trường tức giận định phá sập các trang thờ, bàn thờ của các tiệm nhưng Bồ Tát Mục Kiều Liên ngăn lại và trong chớp mắt đưa ông về khu China town tại San Francisco. Họ thấy cũng như tại Hồng Kông người Tầu buôn bán ở đây cũng thờ cúng Quan Công để mong ngài làm cho tiệm phát đạt, ông nóng giận đạp đổ mấy cái bàn thờ.
Mục Kiều Liên vội đưa Vân Trường về Cung Trời Đao Lợi, ông nghĩ lại thế giới trần thế dưới kia:
“… Đó là một thế giới ảo mộng, khống chế bởi thần quyền , trí tuệ lu mờ, quay đảo, tới lui, thù hận lớn hơn vũ trụ … tất cả quay như chong chóng trong cái trục gọi là Vô Minh … ”
Vương Quốc Thành Thật.
Văn Sinh chạy sang Mỹ ngày 30-4-1975, học ra kỹ sư điện tử. Chàng nghĩ con người phải thành thực với nhau, cần có sự can đảm nói ra sự thật, có mặt thì khen lấy khen để, về nhà thì chê ỏng che eo. Anh cho rằng xã hội muốn tiến bộ con người cần thành thật nói ý nghĩ của mình.
Một hôm chàng chợp mắt ngủ thì có người cao lớn mời chàng viếng Vương Quốc Thành Thật, một vương quốc của những người thành thật sống với nhau. Có lần chàng được mời dự buổi ca hát của bà vợ một ông Bác sĩ. Bà muốn thành ca sĩ, hát ba bản trước các quan khách tại nhà, các ông được mời lên nhận xét thì đều tắm tắc khen bà hát hay quá, y như ca sĩ chuyên nghiệp. Văn Sinh cũng được mời lên nhận xét, chàng nói.
“Giọng của bà nặng như cái búa tạ, nếu bà ru con nó sẽ khóc thét lên … nếu Thái Thanh nghe được thì sẽ té xỉu mất….”
Mọi người nhìn chàng chưng hửng..
Hôm sau chàng được mời dự một buổi ra mắt thơ của một thi sĩ, thơ được đăng nhiều tập, Văn Sinh xin được phát biểu ý kiến, người tại địa phương đón nhận chàng và nói: Chúng tôi rất quí trọng sự thật.
Văn Sinh nhận xét:
… “Thưa quí vị, tôi mới đọc vài bài thì thấy dấu hỏi dấu ngã đánh lộn tùng phèo, chính tả còn thua học sinh lớp nhất, ý thơ thì rỗng tuếch, các ông Vũ Hoàng Chương, Phạm Thiên Thư… mà biết được sẽ khóc thết lên …”
Nhà thơ đứng chết trân như Từ Hải
Hôm sau chàng được mời dự buổi khai trương thẩm mỹ viện, bà chủ ngoài sáu mươi còn sửa sắc đẹp, người ta khen bà còn đẹp chán….Văn Sinh góp ý nói một bà sáu mươi sửa sắc đẹp để thành cô gái băm mấy là một ảo tưởng
Bà chủ mặt đỏ gay vì thẹn và tức, hôm sau dân địa phương than phiền anh chàng Văn Sinh phá hoại sự đoàn kết của Cộng đồng.
Vị đại diện của Vương Quốc Thành Thật bảo chàng tại Vương Quốc này con người ru ngủ nhau trong ảo tưởng, lừa dối để mà sinh tồn
Văn Sinh nghĩ đòi hỏi người ta nói lên sự thật chỉ là một ảo tưởng…
Câu Chuyện Về Một Họa Phẩm Đắt Giá.
Họa sĩ Lê Thành khi năm mươi tuổi mới nổi tiếng, các du khách ngoại quốc ca ngợi tranh của ông. Khi ông mất người người ta làm cuộc triển lãm tranh tại Paris, người ta đổ sô đi mua tranh của ông. Nhà họa sĩ này ở Mỹ cũng lâu, khi còn sống ông gửi tranh về nhà ở Sài Gòn cho bà Lê Thành nhưng lại gửi nhầm địa chỉ cho bà Thành Lê, chủ tiệm giường tủ, đồ gỗ nên tranh đã nằm trong kho của bà này, một tháng sau ông họa sĩ ra người thiên cổ.
Ông Giám đốc Viện Bảo Tàng khám phá ra bức tranh vô giá của ông Lê Thành và trình Bộ Giáo Dục, ông Bộ trưởng Văn Hóa Giáo Dục gửi thư cho bà Thành Lê nói bức tranh này có thể trị giá một triệu đô la, tin này được báo trong nước đăng trang nhất.
Bà chủ tiệm đồng ý bán cho Bộ Giáo Dục 500 ngàn nhưng chỉ lấy một ngàn, còn lại cúng cho tài sản quôc gia. Tuần sau họ tổ chức trưng bầy cho dân chúng thưởng ngoạn, đồng thời cũng tổ chức phỏng vấn, hội thảo trên TV. Nhiều người tranh luận về tên bức tranh, một nhóm cho rằng tên nó là Tiến Hóa, nhóm kia cho là nó được gọi Suy Đồi, họ tranh cãi nhau về tên bức tranh.
Một chàng tên Sinh ngồi đồng để xuống dưới ấy hỏi cụ Lê Thành về chuyện này. Cụ nói ta cứ vẽ đại đi mà, gọi nó là Vẽ Đại đi, cũng được, cụ cho biết hôm đó bí đề tài nên vẽ đại đi.
Khi đã tỉnh lại Sinh không dám nói tên thật của nó là Vẽ Đại mà chàng ghép Tiến Hóa Suy Đồi làm một để khỏi mất lòng hai nhóm….
Khi một họa sĩ đã nổi tiếng lừng lẫy thành Thiên tài rồi thì vẽ nghệch ngoạc gì cũng được người đời thán phục coi là “Báu vật của đất nước”
Khi Mọi Người Là Tu Sĩ
Do một phép màu loài người bỗng đều trở thành tu sĩ, các ông Thống đốc, Tỉnh, Thị trưởng, Xã trưởng … sẽ trở thành những ông quản trị hành chánh. Về Quân đội, mới đầu Giáo hội định giải tán sau phải duy trì vì để giữ an ninh cho Thánh Quốc, các tay lính tráng nay sẽ được mặc áo tu hành. Giáo hội cũng mở cửa nhà tù cho hàng triệu các tù nhân nay thành tu sĩ, trước đây họ phạm những tội ác tầy trời. Mấy trăm nghìn Cảnh sát được duy trì, các ông cảnh sát lái mô tô, đeo súng lục, còng số tám trong bộ quần áo nhà tu trông rất ngộ nghĩnh.
Bộ Xã hội nói những cô gaí điếm, thoát y, những cậu đóng phim dâm ô… sẽ cho vào Trung tâm phục hồi nhân phẩm. Các phim dâm ô sẽ được đem thiêu hủy hết, phim đánh nhau, bắn giết tàn bạo .. cũng được đem hủy hết. Các Trumg tâm tài chính lớn trên thế giới như tại Hồng Kông, Tokyo, Luân Đôn, New York… sẽ đóng cửa hết vì đã là tu sĩ không cần tiền.
Các cửa tiêm đấm bóp, sơn móng tay, tắm hơi… phải dẹp tiệm hết, tu sĩ không cần làm đẹp. Tu sĩ không cần của cải nên nhà cửa, ruộng đất, tàu bè, máy bay… đều thuộc về Giáo Hội.
“Tất cả phải bắt đầu một cuộc đời mới thánh thiện và cống hiến cả đời mình cho đấng Giáo Chủ Thiêng Liêng”
Văn hóa giáo dục sẽ tập trung vào việc giảng dậy kinh điển trau dồi đạo đức.
Ông Bill cách đây ba tháng bị đụng xe, chấn thương sọ não nằm bệnh viện ba tháng nay, khi tỉnh dậy thấy xã hội đổi thay, mọi người trở thảnh tu sĩ, sống trong Giáo khu tập thể, tình cha con trở thành đồng đạo khi mà vợ con ông lên thăm ông, gia đình cũ không còn… Ông Bill khóc nức nở, ông cho là mình không phải là tu sĩ. Tòa án tôn giáo xét xử và lưu đầy ông một hoang đảo, ông thành Robinson Crusoe, Tòa coi là ông bị quỉ ám..
Ông Bill cho rằng cả xã hội làm sai, chỉ một mình ông làm đúng, ông không muốn sống với những người điên
Một truyện giả tưởng, tác giả muốn nói xã hội phải có đủ mọi hạng người, có người trồng lúa lấy gạo ăn, có người cầm súng, có người dậy học, xã hội cũng không thể hoàn toàn thánh thiện được.
Con Ma Ở Rạp Hát Lido
Một cây viết tên Văn Nhân, chàng nổi tiếng và đã có vài chục tác phẩm xuất bản, chàng cũng là người giới thiệu chương trình văn nghệ cho Trung tâm văn nghệ Hằng Nga và được Trung tâm mời hợp tác. Chàng ta chinh phục được khán giả. Nhờ băng Hàng Nga được phổ biến khắp nơi quán ăn, quán nhậu, trên xe đò … mà Văn Nhân nổi tiếng như sóng cồn. Cháng dẻo miệng khéo chọn mỹ từ như “Tiếng hát vượt thời gian”, “giọng hát mượt mà” hoặc “Làm sống lại hình ảnh Ngọc Cẩm và Nguyễn Hữu Thiết xa xưa”…
Trung tâm Hằng Nga hay tổ chức các show tại rạp Lido, Paris, người ta đồn tại đây có một con ma người Việt, một hôm Văn Nhân ngồi ghế bành rồi ngủ thiếp đi, chợp mắt được dăm ba phút chàng thấy một thiếu phụ cỡ 25 tuổi đi vào, chàng bèn hỏi cô sao không đi ăn cháo khuya với nhân viên đoàn hát, cô nói mình là chủ hí viện từ 70 năm qua. Cô tự nhận là ma, tên Mộng Quỳnh. Từ khi 19 tuổi ở Gia Định cô đã bị Thống sứ Nam Kỳ Maurice 52 tuổi ép duyên, cô đã có người yêu tên Công 21 tuổi học Chasseloup Lauba… cô xin Maurice cho Công vào dậy tiếng Pháp cho cô được một năm, cha Maurice qua đời tại Pháp, ông ta về làm chủ Hý Viện này.
Thế rồi một hôm Công đến tìm Mộng Quỳnh, hai người ôm nhau như trong mơ, Maurice tình cờ chứng kiến, ông ta ghen và rút súng bắn Công, Mộng Quỳnh can bị trúng đạn chết. Nay nàng xin Văn Nhân thỉnh một nhà sư xin Ngài một hồi kinh siêu độ để đi đầu thai… nàng cũng nhờ Văn Nhân kể lại.
Văn Nhân kể lại chuyện ma Mộng Quỳnh và nói với vợ chuyện này là do chàng phịa ra.
Tác giả không tin chuyện mê tín dị đoan và cho rằng anh Văn Nhân này giỏi phịa, câu chuyện tình cũng cho thấy thân phận người nữ nhi thời Pháp thuộc, chúng đã áp bức dân ta như thế nào.
Nghề Bẻ Cổ Thiên Hạ
Đại Quan họ Đỗ thỉnh cụ Tả Ao về nhờ cụ cải số trời, xin cụ để mồ mả cho con cháu sau này có thể bẻ đầu bẻ cổ thiên hạ (ý nói làm quan). Cụ Tả Ao nói đã tìm được mảnh đất tốt, con cháu sẽ tha hồ mà đè đầu cưỡi cổ thiên hạ, nhưng phúc phần là do Trời định. Nghe thế ông bà cho cải táng mộ cụ Cố tổ đời thứ năm, bán hai sào ruộng cho con trai theo học một cụ Cử, nhưng cậu sau sáu năm dùi mài kinh sử, hai lần thi Hương không đỗ gì. Bây giờ thực dân đã đặt nền móng cai trị vững vàng, muốn làm quan phải học trường Thông Ngôn Hậu Bổ. Ông bố Đại Quan bèn đăt tên con là Đỗ Đại Quan. Năm 1953 chiến tranh giữa Việt Minh và Pháp khốc liệt, ông bố bèn cho Đại Quan tá túc nhà người em ở Hà Nội.
Ông chú khuyên Đại Quan nên học nghề vì muốn di học đã trễ nay chưa xong bậc tiểu học và khuyên cháu học nghề hớt tóc, Đại Quan nghe lời chú vì ít ra nó cũng đỡ cực nhọc hơn đời cầy cuốc ở nhà quê. Ông chú ghé ngang chỗ Đại Quan hành nghề và giật mình khi nhớ ra chuyện cụ Tả Ao để mồ mả… từ đời thứ tư thì Đại Quan bẻ cổ thiên hạ. Cụ Tảo Ao chơi sỏ hay cụ chọn lầm đất chăng, Đại Quan cho rằng chuyện để mồ mả chỉ là truyền thuyết và chàng chỉ làm nghề này một thời gian thôi.
Năm 1954 hiệp định Geneve chia đôi đất nước, chàng Đỗ Đại Quan theo chú di cư vào Nam, đem cả thùng đồ nghề đổ xuống Hồ Tây thề không bao giờ làm cái nghề này nữa.
Chàng vào Nam, tìm việc cũng khó, xin làm thư ký thì không đủ khả năng, buôn bán phải có vốn, đi học thì đã lớn tuổi, chàng lại trở lại cái nghề bẻ đầu bẻ cổ thiên hạ. Chàng lại mua tông đơ, dao kéo, gương lược… nhờ chăm chỉ, công việc ngày một khá, hai năm sau mướn được căn nhà bên cạnh mở tiệm lấy tên Coiffure Đại Quan, thuê hai người thợ, từ từ mua lại căn nhà đó. Năm sau cưới vợ dần dần chiến tranh khốc liệt 1968, thời điểm này Mỹ đã đổ quân vào VN tới nửa triệu. Sài Gòn truất phế, đảo chính… Đại Quân bán tiệm mở quán cà phê, chàng lại đem tông đơ, dao kéo… đổ xuống sông Sài Gòn và thề không bao giờ trở lại cái nghề này.
Vật đổi sao dời, miền Nam sụp đổ, Đại quan đóng cửa quán nhạc, chạy lên chợ cũ mua tông đơ, dao kéo … mở tiệm hớt tóc lần này bỏ cái tên Tây Coiffure Đại Quan có vẻ phản động và lấy tên ta Hớt Tóc Đại Quan. Anh ta mừng rỡ mồ mả đã để cho mình cái nghề này chứ nếu làm quan thì giờ này chắc là cải tạo mút mùa. Tuy vậy chàng cũng phải ăn độn, làm thủy lợi, họp phường họp khóm…. Năm 1979 chàng vượt biên tới đảo Bi Đông và nghĩ không bao giờ trở lại cái nghề bẻ cổ thiên hạ. Thế nhưng ở đảo đã lâu, vợ mang thai, Đại Quan lại nhờ Giám thị Mã Lai mua tông đơ, dao, kéo.. hành nghề hớt tóc, nhờ đó mà sống thoải mái, mua sắm áo quần, mua vàng của dân tỵ nạn mới vào trại.
Thế rồi vợ chồng chàng được vào Mỹ, ở tiểu bang Cali, chàng xin được nhà housing ở không mất tiền, gia đình được ăn welfare, food stamps. Chàng nghe lời hàng xóm lại mua tông đơ, dao, kéo trở lại cái hớt tóc làm chui kiếm tiền thêm, thế là Đại Quan lại tiền bạc rủng rỉnh.
Vợ chàng nói: Nếu con trai sau này làm nghề hớt tóc, mở tiệm kiếm nhiều tiền, góp tiền tranh cử cho các ông Thống đốc, Dân biểu…sau này sẽ được các ông bổ làm quan tha hồ bẻ cổ thiên hạ.
Một truyện gỉa tưởng nhưng có phần hiện thực, tác giả bài bác chuyện mê tín dị đoan, cho rằng chuyện Coi mồ mả, Để mồ mả, Tin định mệnh không có thật, mọi việc do Con người quyết định. Văn Bình cũng cũng chê bai người mình tham lam như cảnh chàng Đại Quan làm chui kiếm tiền
Lối văn giản dị trong sáng, dí dỏm có duyên cho thấy óc tưởng của tác giả thật phong phú.
Chuyện Ông Thần Thô Tục
Thô tục là căn bệnh nguy nan của thời đại, nó làm ô nhiễm đời sống tinh thần. Trên Thiên Đình các Thiên binh, Thiên tướng, các Quan… bắt đầu nói tục. Ngọc Hoàng Thượng Đế muốn bổ nhiệm một vị Thần Thô Tục. Ngài lựa chọn mãi chưa chọn được người nào thô tục nhất nhưng cuối cùng cũng chọn và bổ nhiệm được một vị Thần Thô Tục, ông Thần được hưởng bộc cao.
Mới nhậm chức, ông bèn vào mạng internet để ‘Chếc meo”, coi thư, ông giật mình khi thấy hàng ngàn câu chửi thề, mạ lỵ nhau thậm tệ, Thần Thô Tục tự xét mình còn thua xa những email này và xin trở về Hạ giới. Từ đó Thiên Đình không thể bổ nhiệm được một ông Thần Thô Tục. Chuyện chửi bới, mạ lỵ, ăn tục nói phét còn kéo dài tới ngày tận thế.
Trong truyện này tác giả bi quan thấy đạo đức, luân lý thời nay xuống dốc, ngay cả các cô gái cũng chửi thề, chưa biết bao giờ sẽ hết
Xóm Chài BÌnh Hưng
(Đoản khúc ngợi ca biển)
Đây là một ký sự của Văn Bình, anh kể lại khoảng thời gian sau khi ra trường năm 1966, về thực tập tại một vùng biển Phan Thiết. Các đoản thiên của Tập truyện chỉ là giả tưởng thì đây chính là những cảm nghĩ, suy tư của chàng về một xóm chài nghèo bên bờ đại dương. Tác giả không ưa thích biển vì nó u buồn, đơn điệu, tiếng sóng vỗ rì rào không ngừng luôn gợi cho ta những nỗi buồn xa vắng:
Văn Bình ghi nhận:
“Nếu biển rộng mênh mông thì tình của mẹ cũng vô bờ bến. Nếu biển ru ta bằng tiếng sóng vỗ rì rào buồn muôn thuở thì mẹ cũng vỗ về giấc ngủ của ta bằng giọng à ơi tha thiết”
Biển Thương Chánh nhỏ và buồn, một bãi biển nghèo nàn mộc mạc, những hàng thông, phi lao buông tiếng thở rì rào. Quang cảnh thật vắng vẻ quạnh hiu, tình cảm của tác giả trước bãi biển nhỏ và buồn khiến cho anh thấy cô đơn và rồi mâu thuẫn thay. Sống tại nơi mà anh cảm thấy tù túng ao ước một nơi xa hoang vắng và bây giờ nó thúc dục anh trở lại cái nơi mà mình đã sống đã quen, nay lại nhớ các bạn thân yêu ở Sài Gòn quây quần bên gánh phở rong .
Văn Bình được giám đốc hãng đồ hộp Intraco cho chàng ở một căn phòng nhỏ ở trên gác, có giường và cái bàn nhỏ, một nơi riêng tư không phải nằm chung giường với các anh em trong gia đình như trước. Tự nhiên anh lại trở thành nghệ sĩ thích đứng bên song cửa nhìn biển khơi, ngắm những cánh buồm lô nhô xa tít, đưa mắt nhìn những chiếc thuyền quay vào bến cá.
Chiều qua đêm tới, những bước chân nhẹ nhàng theo tiếng gió đưa, tiếng sóng vỗ rì rào từ xa vọng lại, ánh đèn của những con thuyền câu mực về đêm như choàng chiếc vương miện sáng rực như sao sa, giống như một thành phố nổi xuất hiện ban đêm rồi biền mất khi bình minh ló rạng. Ban chiều những đoàn thuyền nối đuôi nhau ra biển mang theo những chiếc đèn măng sông sáng, đàn mực tìm tới nơi có ánh sáng để làm mồi cho dân chài, biển đã lột xác thành mỹ nhân.
Thành phố về đêm thanh tịnh và êm đềm, con đường Bình Hưng chạy ra biển đang nằm ép mình dưới ánh đèn vàng hiu hắt, đám thanh niên ra chợ cá khi choạng vạng tối, trai cũng như gái ăn mặc đẹp la cà ăn nhậu, coi hát hay đi dạo phố. Rồi những lão ngư ông trông giống như những bóng mờ trong đêm tối làm bạn với chai rượu đế để đánh dấu một ngày đã qua, cuộc đời của họ giống như con đường cô đơn dưới ngọn đèn vàng hiu hắt. Văn Bình đứng trên căn gác nhìn đường như muốn thở than trước cảnh hoang vu tịch mịch.
Tiếng ồn ào máy chạy, tiếng người gọi nhau khiến chàng tỉnh giấc, tiếng dao băm trên thớt vang động khiến anh tưởng như một ngày làm cỗ lớn. Đó là sinh hoạt về đêm của hãng đồ hộp, từng gánh cá được quẩy vào, hôm nay cá về lúc khuya, hàng trăm người đàn bà, con gái sống bằng nghề chặt đầu cá để kịp đưa vô phòng lạnh. Chỉ cần năm nhát dao: chặt đầu, moi bụng, đánh vẩy hai mặt, chặt đuôi thế là xong. Tại đây có cả một em bé mới tám tuổi, Văn Bình tự nhiên chạnh lòng xót thương cho em bé hãy còn quá nhỏ phải lao đầu vào cuộc mưu sinh đêm hôm khuya khoắt trong khi hàng triệu em bé khác đang say sưa giấc ngủ bên nệm ấm, chăn êm, bên vòng tay trìu mến của mẹ hiền
Hai mươi năm sống ở Sài Gòn chàng đã chứng kiến những trẻ em bươi đống rác tìm kiếm ve chai, dép nhựa… tác giả lại thấy lòng mình xe lại bởi lý do đơn giản, trong khi mọi người ao ước sự giầu sang hạnh phúc mà không làm gì để thay đổi thực trạng ấy. Bất công xã hội thì ai cũng ghét nhưng mọi người đều thích những bất công có lợi cho mình.
Cuộc sống ở bến chài Bình Hưng bừng lên nhưng nó âm thầm với những người đang mơ màng giấc điệp, nó cũng ẩn chứa sự cay đắng, hy vọng, hồn nhiên, yêu đời. Biển khơi giờ đây chan hòa trong ánh trăng, những giải mây trắng nhẹ nhàng lững lờ bay đã che khuất mảnh trăng lưỡi liềm. Biển và đêm không chết nhưng nó cũng không ngủ mà như vỗ về giải cát đang nằm uốn lượn và ru ngủ cái thành phố nhỏ đang im lìm trong giấc điệp bằng bản tình ca buồn ra riết:
“Gió ơi, em lạnh cho lòng ta ngây ngất,
Biển ơi! hãy hát lên đi…”
Văn Bình trở về căn gác nhỏ hưởng làn gió mát qua song cửa rồi mơ màng tới bóng dáng của Sài Gòn với bạn bè thân yêu với nỗi nhớ nhung bất tận.
Tác giả kết luận
“Tôi nhìn lên trời, ngắm nhìn mảnh trăng vô định. Bây giờ trái tim tôi bỏ ngỏ….Tiếng băm trên thớt vẫn vang đều một nhịp… nhưng căn gác nhỏ bé của tôi trông sao hoang vắng…. bóng dáng của Sài Gòn, của các bạn bè thân yêu chạy qua trong đáy mắt với chút nhớ nhung … đã ru tôi vào giấc ngủ chập chờn”
Một ký sự nhẹ nhàng, giản dị nhưng cũng diễn tả phong phú cuộc sống lam lũ của một xóm chài nghèo.
Mê Cung
Đây là truyện chính của tác phẩm, Văn Bình đã lấy đoản thiên đặt tên cho tuyển tập
Mê Cung là một nhạc sĩ tài hoa nhà nghèo, những cai thầu văn nghệ phát hành nhạc thì trở lên giầu có, ca sĩ hát nhạc chàng thành nổi tiếng, lấy chồng giầu còn chàng nhạc sĩ vẫn nghèo. Từ đó nhạc sĩ chán đời hận đời muốn chơi với ma, ma cũng chính là người đã chết, ma nhìn lại cuộc đời như một giấc mơ qua và chàng tìm ma để sống. Mê Cung đã vào nghĩa địa ngủ thử một đêm nhưng chẳng thấy ma đâu.
Tình cờ có lần chàng nghe lóm được chuyện ma nhà ông Đội Trạch do hai ông già kể lại: Đội Trạch lập công với Thực dân Pháp được họ phong chức Đội Xếp, nhờ đó trở lên giầu có nổi tiếng ở Gia Định, nhà có cô con gái tên Mộng Nguyệt, thường gọi là Cô Ba có sắc đẹp não nùng, cô được học dương cầm, theo học trường đầm… đâu Đíp lôm xong Đội Trạch muốn làm xui gia với nhà Đốc Phủ Chương trong Chợ Lớn, ông Đốc có cậu cả nay đã xong bằng Bắc đơ. Cô cậu gặp nhau mê đắm như bị tiếng sét ái tình.
Đốc Chương chê Đội Trạch chỉ là lính tẩy ít học nên cuộc hôn nhân không thành, sau đó cậu cả kết hôn với ái nữ của ông Hội Đồng ở Hậu Giang. Cô ba ốm tương tư uất hận qua đời lúc mới mười chín cái xuân xanh. Ông bà Đội Trạch cho chôn Cô ngay sau vườn, vì quá thương con mấy năm sau ông bà qua đời, Cô chết vào giờ linh nên không đầu thai được, Cô hận Cậu Hai bạc tình thường hiện lên bắt trai tơ vào ân ái trả thù Cậu Hai.
Ngôi nhà cổ của gia đình nay không có ai ở nhưng trên lầu đèn vẫn sáng, vẫn có tiếng đàn và hình bóng một cô gái. Mê Cung nghe kể chuyện này và muốn gặp ma, sống với ma.
Chàng bèn thuê xích lô tới căn nhà cổ mang theo ba lô quần áo, vật dụng cá nhân, căn nhà to rộng nhưng hoang vắng, chàng rung chuông hồi lâu được một một cụ già gù lưng ra tiếp, chàng xin vào nhà. Lão gù dẫn chàng ra phía sau nói cháu chắt cụ Đội Trạch ở bên Tây gửi tiền về trả công coi nhà, ông cũng chỉ cho Mê Cung coi mả Cô Ba mất hơn 10 năm, ông lão có cảm tình trao thìa khóa cho chàng để mai cụ về quên thăm nhà một ngày rồi sẽ trở lại.
Đến chiều có tiếng con gái gọi cổng, cô tự nhận là con gái ông quản gia tư dinh cổ này, chàng thấy cô ta duyên dáng uyển chuyển. Cô nói mẹ sai mang đồ ăn tiếp tế cho ba.
Khi vào nhà cô gái biết rành đồ đạc, lối đi trong nhà, cô dẫn chàng đi coi phòng Cô Ba hồi xưa gồm tủ áo, phòng trang điểm. Cô gái đi tắm rồi thay đồ trông như lột xác thành một mỹ nhân quyến rũ. Mê Cung thấy cô ta giống hệt như hình Cô Ba treo trên tường khiến chàng sợ hãi, cô nói mỗi lần lên đây cô hay lấy quần áo Cô Ba mặc, cô cũng nói thà được sống một ngày như Cô Ba rồi chết cũng cam khiến chàng xót thương cô và ôm cô gái quê vào lòng, hai người ra phòng khách. Ngồi giữa một tòa lâu đài cổ bên một cô gái quyến rũ, ngây thơ, dễ thương lạ… chàng dạo một khúc dương cầm giữa một đêm thần thoại ma quái, đầu nàng ngả vào vai chàng, Mê Cung không kìm chế được lòng bèn ôm cô gái vào phòng.
Khi chàng tỉnh giấc, mặt trời đã lên cao, chăn gối sô lệch, không thấy cô gái đâu cả, chàng nhớ có trải qua một đêm ân ái với cô, chàng lên phòng ngủ Cô Ba thì thấy một tờ giấy viết đôi hàng, nàng xin lỗi Mê Cung phải về quê, hy vọng có ngày tái ngộ.
Chàng ta thẫn thờ tại sao lại có cô gái đẹp, ngây thơ, đa tình, khả ái… như thế. Khoảng 6 giờ chiều, Lão quản gia gù trở về, chàng kể tối qua con gái ông lão lên đây thăm ông.
Nhưng ông già gù ngạc nhiên xác nhận không có con gái như thế rồi la chàng đã đem gái về ngủ, lão già giận quá bèn tống cổ Mê Cung ra khỏi cổng và quẳng hết đồ của chàng ra ngoài. Mê Cung nghi ngờ lão này muốn tránh tiếng cho con gái nên đã đuổi chàng, Cung đưa mắt nhìn tòa nhà cổ bí hiểm, im lìm, cô đơn, lạnh lẽo, màn kịch ân ái đêm qua chỉ còn trong mộng. Trên đời sao lại có một cô gái đẹp, ngây thơ, đa tình … như vậy, không biết cô nàng là ma hay người.
Tác giả bỏ thì giờ để mua vui cho độc giả một truyện ly kỳ mờ ảo y như thế giới Liễu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh.
Hoặc là Cô Ba hiện về quyến rũ Mê Cung trong căn nhà ma hoang vắng này, hoặc lão già gù tự ái nếu cô gái là con ông, chàng nhạc sĩ tài hoa ngỡ ngàng không biết đâu là hư đâu là thật .
Trong phần lời mở đầu tác giả nói đây là tuyển tập những đoản thiên giả tưởng và hư cấu nhưng mang tính triết lý và tư tưởng con người. Mặc dù hư cấu, giả tưởng nhưng đều dựa trên những sự kiện có thật của đời sống con người, theo anh, không một tư tưởng nào, thơ văn, triết lý… mà không bắt nguồn từ cuộc sống. Tác giả cho biết thời gian sáng tác tính ra trong khoảng trên mười năm.
Như chúng ta đã thấy qua các truyện ngắn vừa đọc về ảo tưởng con người, thận phận của đàn ông trong nhiều thế hệ tới… đều đã phản ảnh hiện thực đời sống con người mà Văn Bình thường khiêm tốn gọi là ảo tưởng. Nó không những thoát thai từ đời sống mà còn có ngụ ý khen chê và thể hiện những ý nghĩa chua chát của tình đời bằng lối hành văn sáng sủa.
Xin mời quí độc giả thưởng thức tài nghệ của cây bút họ Đào qua những đoản thiên phong phú kể trên và cũng là để suy gẫm về triết lý xã hội, thế sự nổi trôi thăng trầm của tập thể loài người.
Bài trước
Tổng cộng gồm 15 truyện xin liệt kê: 1- Trời hại mới chết, 2- Chuyện chẳng ngờ, 3- Nỗi buồn của Thần chết, 4- Anh chàng hoài nghi, 5- Một ngày trong đời ông John, 6- Người về từ Thiên đình, 7- Câu chuyện Quan Vân Trường, 8- Vương quốc thành thật, 9- Câu chuyện về một họa phẩm đắt giá, 10- Khi mọi người là tu sĩ, 11- Con ma ở rạp hát Lido, 12- Nghề bẻ cổ thiên hạ, 13- Chuyện ông thần Thô tục, 14- Xóm chài Binh Hưng, 15- Mê Cung.
Theo tôi biết chỉ có chuyện Xóm Chài Bình Hưng là một ký sự ghi lại sự thật về những ngày tác giả trước khi ra trường giữa thập niên 60 đã đi thực tập tại một xóm chài ở Phan Thiết còn lại chỉ là giả tưởng. Có lẽ đây là đoản thiên tuyệt vời nhất của tác phẩm mang nhiều cảm xúc của người thành phố đối với dân lao động của một xóm chài nghèo. Trước hết là truyện
Trời Hại Hại Mới Chết:
Một truyện cổ xưa từ năm 1920 thời Pháp thuộc tại một làng thuộc tỉnh Bến Tre. Cậu Út Giồng Trôm, Kỹ sư bên Tây nhưng ở nhà chơi vì gia đình giầu sụ, nhiều ruộng đất và cậu Tư Albert, Phó sở mật thám là những người dòng dõi gia đình giầu có thế lực nhất làng. Cả hai đều ngoài ba mươi tuổi. Nhân ngày lễ cúng đình các cậu tranh cãi rồi đánh cá nhau về chuyện Trời hại mới chết. Cậu Út nói Trời hại mới chết, còn cậu Tư Albert nói người mới hại được người. Hai cậu tranh cãi nhau toàn bằng tiếng Tây, sau họ thách nhau, cậu Út cá Trời hại mới chết.
Cậu Albert bắt một can phạm tra tấn cho đi tầu bay tầu thủy, ép nó phải khai cậu Út chủ mưu, sau đó cậu Út bị bắt, bị xử tội và đầy đi Côn Đảo. Thấm thoắt hai mươi lăm năm, một phần tư thế kỷ đã trôi qua, ngày 9-3-1945 Nhật đảo chính Pháp, chế độ Thực dân thiết lập gần trăm năm sụp đổ, cậu Tư Albert tay sai Thực dân phải cải trang làm phó thường dân đi trốn. Ông chú khuyên cậu Tư xin lỗi cậu Út và xin cậu ta che chở cho, cậu đồng ý viết thư thú nhận đã âm mưu hại bạn Út và viết thư xin lỗi bạn nhưng vì tự ái không thể xin Cậu Út che chở và rút súng lục tự tử. Nghe tin này Cậu Út thắng cuộc cười ngặt nghẽo, vì tù đầy lâu, thiếu dinh dưỡng, bị đau tim cậu lăn ra chết. Ba ngày sau hai đám ma của hai nhân vật nổi tiếng nhất Bến Tre diễn ra cùng ngày.
Thế là các bô lão Xứ Dừa suy luận bàn tán quanh hai cái chết, có phải cậu Tư cũng như cậu Út do Trời hại hay không?
. .. “Và câu chuyện này vẫn còn được truyền tụng cho tới ngày hôm nay vì người đời vẫn còn thắc mắc không biết Ông Trời và Con Người đã giữ bao nhiêu phần trăm trong việc quyết định hạnh phúc, khổ đau và mạng sống của con người?”
Tác giả không tin vào truyền thuyết, điều mà anh cho là dị đoan, mọi chuyện khổ đau, hạnh phúc, sống chết… trên đời đều do quyết định của Con Người. Văn Bình đã nghiên cứu kỹ lối hành văn, đối thoại, ngôn ngữ cổ xưa để câu chuyện nhuốm mầu sắc địa phương thời Pháp thuộc, hành văn nghiêm trang, cổ kính cho thấy tác giả đã thận trọng khi sáng tác là nhường nào.
Truyện Nỗi Buồn Của Thần Chết
Nếu không có Thần Chết thì con người lấy đâu ra gạo ăn, Ngọc Hoàng Thượng Đế vẫn cần Thần Chết để làm chuyện hữu ích trên thế gian vì Thần Chết đã giải quyết được nạn nhân mãn
. . .“Người làm chuyện hữu ích nhất cho thế gian nhưng cũng là chuyện mà thế gian kinh hoàng và thù ghét nhất” . .
Truyện Anh Chàng Hoài Nghi
Đại Nghi một anh chàng Kỹ sư trẻ mất niềm tin xin nghỉ một năm để đi tìm chân lý, chàng ta xin gặp một Chủ tịch Hội đồng quản trị một hãng chế tạo vũ khí khổng lồ, ông cho biết Chân lý nằm ở phía kẻ nào nhiều máy bay và chiến hạm… chàng lại xin gặp một ông Tỷ phú chứng khoán tại Nữu Ước, ông nói Chân lý nằm trong tay kẻ có nhiều tiền. Sang gặp ông Chủ nhân một Tổ hợp truyền thông khổng lồ thì lại nói Truyền thông là vua, Chính nghĩa, lý tưởng đều nằm trong tay truyền thông.
Sinh bay qua Ấn Độ tìm đến một thành phố bên bờ sông Hằng và thấy hằng chục triệu người tắm gội để rửa sạch tội lỗi, một vị Lạt Ma Tây Tạng nói với chàng: Chân lý là Trăng đáy nước, khi nào con nhìn chân lý như mặt trăng đáy nước thì tâm hồn bình an và không còn gì thắc mắc, lát nữa khi con từ giã ta đi nơi khác sẽ có lời biện giải khác về Chân lý. Chân lý nằm ở khắp mọi nơi, nó không thuộc về ai cả.
Nghe Vị Lạt Ma nói thế, Đại Nghi không hỏi thêm gì nữa, chàng thấy người nhẹ nhõm, chàng không còn hoài nghi về Chân lý vầ mọi chuyện trên đời.
Một Ngày Trong Đời Của Ông John.
Bà vợ di làm, bà gọi điện thoại về nhà dặn ông phải làm những gì. Trên một võ đài, hai võ sĩ toàn là phụ nữ, chương trình TV nay do phụ nữa diễn giảng. Đứng đầu nước là một bà Nữ Tổng Thống với 10 bà trong nội các chỉ có ông phó Tổng thống là đàn ông.
Đây là một truyện giả tưởng một ngày nào đó Phụ nữ sẽ nắm quyền bính trong tay, đàn ông chỉ làm nội trợ.
Người Về Từ Thiên Đình
Ông Cunning Smart là người tham lam, dùng thủ đoạn để làm giầu bất chính lại muốn hưởng hạnh phúc ở đời sau . Ông bị đụng xe chết, cơ thể còn ấm, một số Bác sĩ cho là ông đã chết, một số khác lại nói ông vẫn còn sống, người ta đem ông vào phòng lạnh. Khi ấy hồn ông lìa khỏi xác. Ông tìm đường lên Thiên Đình, Phán Quan chỉ đường cho ông đi xuống địa ngục vì ông không thể lên Thiên Đình và do hậu quả của nhân nào quả nấy. Những việc thất đức của ông trước đây có thể qua mặt chính phủ, có thể che mắt báo chí nhưng không thể che mắt Thiên Đình.
Ông bèn khóc lóc gây thương xót cho Phán Quan và ba hoa thuyết phục ông này mở cứa cho mình vào Thiên Đình. Ông được lên và sống ở Thiên Đình thấm thoắt đã ba năm. Cơ thể ông ấm dần, tim đâp bình thường, Phán Quan cho phép ông hồi sinh câu chuyện ông chết đi sống lại chấn động cả thế giới và các Bác Sĩ tuyên bố ông đã hồi phục trở lại trần thế, họ thử nghiệm và nói bộ óc ông rất minh mẫn. Thiên Đình đã được thêu dệt là một bí mật chưa ai hiểu ai hiểu gì về nơi đây và nay có ngưởi ở Thiên Đình trở về.
Ông mở cuộc họp báo vĩ đại tại một sân vận động với hàng trăm ngàn người có TV cỡ lớn, đội ngũ truyền thông trên thế giới đổ về hàng ngàn nhà báo, Tu sĩ các đạo là đông nhất, sau đó các nhà triết gia, khoa học gia, sử gia, luật gia, văn nghệ sĩ, nhà buôn, kẻ giầu người nghèo….
Người ta hỏi ông vị Chủ Quản Thiên Đình dung mạo thế nào, ông nói chỉ thấy một vầng hào quang và tiếng nói oang oang, Vị Chủ Quản có khi dùng tiếng Hy Lạp, có khi La Mã, Tây Ban Nha… và bây giờ tiếng Anh. Trên Thiên Đình nay cũng mở lớp dậy sinh ngữ cho cho các sắc dân, Chủ Quản không có thời giờ chăm sóc hàng tỷ người. Nếu nói là sướng thì nơi đây cực kỳ sung sướng, và cũng là nơi bể khổ, là Cung Trời Dục Giới, sướng khổ là tự tâm mình mà ra.
Thiên Đình không có trừng phạt, không có cảnh sát, an ninh, tòa án, nhà tù. Những người gian trá dưới trần thế bị phanh phui phải cúi mặt mà đi, cũng như rơi xuống địa ngục, những đứa con xưa bị phá thai xúm lại nhìn mặt các bà mẹ khóc lóc than van. Thiên Đình trông có vẻ êm đẹp nhưng lại là một đấu trường.
Trên Thiên Đình không có thú vật, các tay đấu bò buồn lắm tự làm thành “bò giả” đấu với nhau, những tay thích ăn thịt chó ở trần thế lên đây không có chó mà ăn, đành phải ăn thị chó giả bằng plastic, cao su cho đỡ thèm. Trên này có chết cũng chỉ là chết giả. Vì không có ngựa, những tay đua ngựa phải tự làm ngựa mà chạy thi.
Trên Thiên Đình không có danh vọng, những người nổi tiếng ở trần thế khi lên đây y như cái bóng mờ, tỷ phú ở Thiên Đình cũng y như trăm ngàn người khác, ở đây ai cũng như ai, các ông tỷ phú, triệu phú tiếc đời trần thế. Thiên Đình vẫn là nơi tranh đấu về giai cấp, người vô gia cư, nghèo đói lên Thiên Đường không còn ước ao gì nữa, họ rất ung dung. Trên Thiên Đình tiến bạc là nguyên nhân phiền não. Những người ở dưới trần thế lừa bịp, gian xảo, bóp méo sự thật lên Thiên Đình vô cùng xấu hổ vì bị lột mặt nạ
Ông Cunning Smart nói dưới trần thế là cuộc sống thực, Thiên Đình là cuộc sống giả tạo, ông muốn sống dưới trần thế không muốn lên Thiên Đình.
Câu chuyện giả tưởng cho thấy con người thường mơ mộng lên những cõi trên cao cực lạc, đó chỉ là ảo tưởng vĩ đại, không phải là cõi đích thật của con người, trái đất là cuộc sống hạnh phúc, có thật:
Tác giả kết luận:
“… Thiên Đình là nơi mà con người khao khát tha thiết, mong cầu, van vái…
… Thế mà có người đã từng ở Thiên Đình, lại mong được sống đời đời kiếp kiếp ở cái thế gian ô trọc, đầy bất hạnh, đau khổ từ lúc chào đời cho đến khi nhắm mắt…”
Câu Chuyện Quan Vân Trường
Quan Vân Trường bị Lữ Mông chém đầu đã gần 2,000 năm, được sư cụ khuyên giải nên hiểu được lẽ vô thường, nhân quả, thoát sanh về Cung Trời Đao Lợi (Cõi trên, danh từ nhà Phật).
Bồ Tát Mục Kiều Liên nhận xét về Quan Công, lòng can trường của Quan chỉ chỉ liệt vào hàng dũng khí, Vân Trường năn nỉ Bồ Tát Muc Kiều Liên đưa ông về trần thế. Ông đi qua một khu thương mại sầm uất của Hồng Kông thấy các cửa hàng bán lợn quay, mì hủ tíu, tỉm sẩm…đều có bàn thờ Quan Công, ông bèn cười bảo: Vân Trường còn nổi tiếng hơn Khổng Minh, Lưu Bị, Táo Tháo, Chu Du, Lữ Bố…VânTrường ra vẻ đắc chí. Mục Kiều Liên nhỏ nhẹ bảo ông:
Nhà ngươi đừng vội tự mãn, biết một mà chẳng biết hai, hình tượng của ngươi được thờ lan tràn ở các của tiệm không phải vì tôn kính ngươi đâu mà chỉ coi ngươi như một ông thần tài dẫn khách đế để họ phát tài, phát lộc cho bọn con buôn. Còn các đại học, thư viện… không ai đề cập tới võ tướng này.
Quan Vân Trường tức giận định phá sập các trang thờ, bàn thờ của các tiệm nhưng Bồ Tát Mục Kiều Liên ngăn lại và trong chớp mắt đưa ông về khu China town tại San Francisco. Họ thấy cũng như tại Hồng Kông người Tầu buôn bán ở đây cũng thờ cúng Quan Công để mong ngài làm cho tiệm phát đạt, ông nóng giận đạp đổ mấy cái bàn thờ.
Mục Kiều Liên vội đưa Vân Trường về Cung Trời Đao Lợi, ông nghĩ lại thế giới trần thế dưới kia:
“… Đó là một thế giới ảo mộng, khống chế bởi thần quyền , trí tuệ lu mờ, quay đảo, tới lui, thù hận lớn hơn vũ trụ … tất cả quay như chong chóng trong cái trục gọi là Vô Minh … ”
Vương Quốc Thành Thật.
Văn Sinh chạy sang Mỹ ngày 30-4-1975, học ra kỹ sư điện tử. Chàng nghĩ con người phải thành thực với nhau, cần có sự can đảm nói ra sự thật, có mặt thì khen lấy khen để, về nhà thì chê ỏng che eo. Anh cho rằng xã hội muốn tiến bộ con người cần thành thật nói ý nghĩ của mình.
Một hôm chàng chợp mắt ngủ thì có người cao lớn mời chàng viếng Vương Quốc Thành Thật, một vương quốc của những người thành thật sống với nhau. Có lần chàng được mời dự buổi ca hát của bà vợ một ông Bác sĩ. Bà muốn thành ca sĩ, hát ba bản trước các quan khách tại nhà, các ông được mời lên nhận xét thì đều tắm tắc khen bà hát hay quá, y như ca sĩ chuyên nghiệp. Văn Sinh cũng được mời lên nhận xét, chàng nói.
“Giọng của bà nặng như cái búa tạ, nếu bà ru con nó sẽ khóc thét lên … nếu Thái Thanh nghe được thì sẽ té xỉu mất….”
Mọi người nhìn chàng chưng hửng..
Hôm sau chàng được mời dự một buổi ra mắt thơ của một thi sĩ, thơ được đăng nhiều tập, Văn Sinh xin được phát biểu ý kiến, người tại địa phương đón nhận chàng và nói: Chúng tôi rất quí trọng sự thật.
Văn Sinh nhận xét:
… “Thưa quí vị, tôi mới đọc vài bài thì thấy dấu hỏi dấu ngã đánh lộn tùng phèo, chính tả còn thua học sinh lớp nhất, ý thơ thì rỗng tuếch, các ông Vũ Hoàng Chương, Phạm Thiên Thư… mà biết được sẽ khóc thết lên …”
Nhà thơ đứng chết trân như Từ Hải
Hôm sau chàng được mời dự buổi khai trương thẩm mỹ viện, bà chủ ngoài sáu mươi còn sửa sắc đẹp, người ta khen bà còn đẹp chán….Văn Sinh góp ý nói một bà sáu mươi sửa sắc đẹp để thành cô gái băm mấy là một ảo tưởng
Bà chủ mặt đỏ gay vì thẹn và tức, hôm sau dân địa phương than phiền anh chàng Văn Sinh phá hoại sự đoàn kết của Cộng đồng.
Vị đại diện của Vương Quốc Thành Thật bảo chàng tại Vương Quốc này con người ru ngủ nhau trong ảo tưởng, lừa dối để mà sinh tồn
Văn Sinh nghĩ đòi hỏi người ta nói lên sự thật chỉ là một ảo tưởng…
Câu Chuyện Về Một Họa Phẩm Đắt Giá.
Họa sĩ Lê Thành khi năm mươi tuổi mới nổi tiếng, các du khách ngoại quốc ca ngợi tranh của ông. Khi ông mất người người ta làm cuộc triển lãm tranh tại Paris, người ta đổ sô đi mua tranh của ông. Nhà họa sĩ này ở Mỹ cũng lâu, khi còn sống ông gửi tranh về nhà ở Sài Gòn cho bà Lê Thành nhưng lại gửi nhầm địa chỉ cho bà Thành Lê, chủ tiệm giường tủ, đồ gỗ nên tranh đã nằm trong kho của bà này, một tháng sau ông họa sĩ ra người thiên cổ.
Ông Giám đốc Viện Bảo Tàng khám phá ra bức tranh vô giá của ông Lê Thành và trình Bộ Giáo Dục, ông Bộ trưởng Văn Hóa Giáo Dục gửi thư cho bà Thành Lê nói bức tranh này có thể trị giá một triệu đô la, tin này được báo trong nước đăng trang nhất.
Bà chủ tiệm đồng ý bán cho Bộ Giáo Dục 500 ngàn nhưng chỉ lấy một ngàn, còn lại cúng cho tài sản quôc gia. Tuần sau họ tổ chức trưng bầy cho dân chúng thưởng ngoạn, đồng thời cũng tổ chức phỏng vấn, hội thảo trên TV. Nhiều người tranh luận về tên bức tranh, một nhóm cho rằng tên nó là Tiến Hóa, nhóm kia cho là nó được gọi Suy Đồi, họ tranh cãi nhau về tên bức tranh.
Một chàng tên Sinh ngồi đồng để xuống dưới ấy hỏi cụ Lê Thành về chuyện này. Cụ nói ta cứ vẽ đại đi mà, gọi nó là Vẽ Đại đi, cũng được, cụ cho biết hôm đó bí đề tài nên vẽ đại đi.
Khi đã tỉnh lại Sinh không dám nói tên thật của nó là Vẽ Đại mà chàng ghép Tiến Hóa Suy Đồi làm một để khỏi mất lòng hai nhóm….
Khi một họa sĩ đã nổi tiếng lừng lẫy thành Thiên tài rồi thì vẽ nghệch ngoạc gì cũng được người đời thán phục coi là “Báu vật của đất nước”
Khi Mọi Người Là Tu Sĩ
Do một phép màu loài người bỗng đều trở thành tu sĩ, các ông Thống đốc, Tỉnh, Thị trưởng, Xã trưởng … sẽ trở thành những ông quản trị hành chánh. Về Quân đội, mới đầu Giáo hội định giải tán sau phải duy trì vì để giữ an ninh cho Thánh Quốc, các tay lính tráng nay sẽ được mặc áo tu hành. Giáo hội cũng mở cửa nhà tù cho hàng triệu các tù nhân nay thành tu sĩ, trước đây họ phạm những tội ác tầy trời. Mấy trăm nghìn Cảnh sát được duy trì, các ông cảnh sát lái mô tô, đeo súng lục, còng số tám trong bộ quần áo nhà tu trông rất ngộ nghĩnh.
Bộ Xã hội nói những cô gaí điếm, thoát y, những cậu đóng phim dâm ô… sẽ cho vào Trung tâm phục hồi nhân phẩm. Các phim dâm ô sẽ được đem thiêu hủy hết, phim đánh nhau, bắn giết tàn bạo .. cũng được đem hủy hết. Các Trumg tâm tài chính lớn trên thế giới như tại Hồng Kông, Tokyo, Luân Đôn, New York… sẽ đóng cửa hết vì đã là tu sĩ không cần tiền.
Các cửa tiêm đấm bóp, sơn móng tay, tắm hơi… phải dẹp tiệm hết, tu sĩ không cần làm đẹp. Tu sĩ không cần của cải nên nhà cửa, ruộng đất, tàu bè, máy bay… đều thuộc về Giáo Hội.
“Tất cả phải bắt đầu một cuộc đời mới thánh thiện và cống hiến cả đời mình cho đấng Giáo Chủ Thiêng Liêng”
Văn hóa giáo dục sẽ tập trung vào việc giảng dậy kinh điển trau dồi đạo đức.
Ông Bill cách đây ba tháng bị đụng xe, chấn thương sọ não nằm bệnh viện ba tháng nay, khi tỉnh dậy thấy xã hội đổi thay, mọi người trở thảnh tu sĩ, sống trong Giáo khu tập thể, tình cha con trở thành đồng đạo khi mà vợ con ông lên thăm ông, gia đình cũ không còn… Ông Bill khóc nức nở, ông cho là mình không phải là tu sĩ. Tòa án tôn giáo xét xử và lưu đầy ông một hoang đảo, ông thành Robinson Crusoe, Tòa coi là ông bị quỉ ám..
Ông Bill cho rằng cả xã hội làm sai, chỉ một mình ông làm đúng, ông không muốn sống với những người điên
Một truyện giả tưởng, tác giả muốn nói xã hội phải có đủ mọi hạng người, có người trồng lúa lấy gạo ăn, có người cầm súng, có người dậy học, xã hội cũng không thể hoàn toàn thánh thiện được.
Con Ma Ở Rạp Hát Lido
Một cây viết tên Văn Nhân, chàng nổi tiếng và đã có vài chục tác phẩm xuất bản, chàng cũng là người giới thiệu chương trình văn nghệ cho Trung tâm văn nghệ Hằng Nga và được Trung tâm mời hợp tác. Chàng ta chinh phục được khán giả. Nhờ băng Hàng Nga được phổ biến khắp nơi quán ăn, quán nhậu, trên xe đò … mà Văn Nhân nổi tiếng như sóng cồn. Cháng dẻo miệng khéo chọn mỹ từ như “Tiếng hát vượt thời gian”, “giọng hát mượt mà” hoặc “Làm sống lại hình ảnh Ngọc Cẩm và Nguyễn Hữu Thiết xa xưa”…
Trung tâm Hằng Nga hay tổ chức các show tại rạp Lido, Paris, người ta đồn tại đây có một con ma người Việt, một hôm Văn Nhân ngồi ghế bành rồi ngủ thiếp đi, chợp mắt được dăm ba phút chàng thấy một thiếu phụ cỡ 25 tuổi đi vào, chàng bèn hỏi cô sao không đi ăn cháo khuya với nhân viên đoàn hát, cô nói mình là chủ hí viện từ 70 năm qua. Cô tự nhận là ma, tên Mộng Quỳnh. Từ khi 19 tuổi ở Gia Định cô đã bị Thống sứ Nam Kỳ Maurice 52 tuổi ép duyên, cô đã có người yêu tên Công 21 tuổi học Chasseloup Lauba… cô xin Maurice cho Công vào dậy tiếng Pháp cho cô được một năm, cha Maurice qua đời tại Pháp, ông ta về làm chủ Hý Viện này.
Thế rồi một hôm Công đến tìm Mộng Quỳnh, hai người ôm nhau như trong mơ, Maurice tình cờ chứng kiến, ông ta ghen và rút súng bắn Công, Mộng Quỳnh can bị trúng đạn chết. Nay nàng xin Văn Nhân thỉnh một nhà sư xin Ngài một hồi kinh siêu độ để đi đầu thai… nàng cũng nhờ Văn Nhân kể lại.
Văn Nhân kể lại chuyện ma Mộng Quỳnh và nói với vợ chuyện này là do chàng phịa ra.
Tác giả không tin chuyện mê tín dị đoan và cho rằng anh Văn Nhân này giỏi phịa, câu chuyện tình cũng cho thấy thân phận người nữ nhi thời Pháp thuộc, chúng đã áp bức dân ta như thế nào.
Nghề Bẻ Cổ Thiên Hạ
Đại Quan họ Đỗ thỉnh cụ Tả Ao về nhờ cụ cải số trời, xin cụ để mồ mả cho con cháu sau này có thể bẻ đầu bẻ cổ thiên hạ (ý nói làm quan). Cụ Tả Ao nói đã tìm được mảnh đất tốt, con cháu sẽ tha hồ mà đè đầu cưỡi cổ thiên hạ, nhưng phúc phần là do Trời định. Nghe thế ông bà cho cải táng mộ cụ Cố tổ đời thứ năm, bán hai sào ruộng cho con trai theo học một cụ Cử, nhưng cậu sau sáu năm dùi mài kinh sử, hai lần thi Hương không đỗ gì. Bây giờ thực dân đã đặt nền móng cai trị vững vàng, muốn làm quan phải học trường Thông Ngôn Hậu Bổ. Ông bố Đại Quan bèn đăt tên con là Đỗ Đại Quan. Năm 1953 chiến tranh giữa Việt Minh và Pháp khốc liệt, ông bố bèn cho Đại Quan tá túc nhà người em ở Hà Nội.
Ông chú khuyên Đại Quan nên học nghề vì muốn di học đã trễ nay chưa xong bậc tiểu học và khuyên cháu học nghề hớt tóc, Đại Quan nghe lời chú vì ít ra nó cũng đỡ cực nhọc hơn đời cầy cuốc ở nhà quê. Ông chú ghé ngang chỗ Đại Quan hành nghề và giật mình khi nhớ ra chuyện cụ Tả Ao để mồ mả… từ đời thứ tư thì Đại Quan bẻ cổ thiên hạ. Cụ Tảo Ao chơi sỏ hay cụ chọn lầm đất chăng, Đại Quan cho rằng chuyện để mồ mả chỉ là truyền thuyết và chàng chỉ làm nghề này một thời gian thôi.
Năm 1954 hiệp định Geneve chia đôi đất nước, chàng Đỗ Đại Quan theo chú di cư vào Nam, đem cả thùng đồ nghề đổ xuống Hồ Tây thề không bao giờ làm cái nghề này nữa.
Chàng vào Nam, tìm việc cũng khó, xin làm thư ký thì không đủ khả năng, buôn bán phải có vốn, đi học thì đã lớn tuổi, chàng lại trở lại cái nghề bẻ đầu bẻ cổ thiên hạ. Chàng lại mua tông đơ, dao kéo, gương lược… nhờ chăm chỉ, công việc ngày một khá, hai năm sau mướn được căn nhà bên cạnh mở tiệm lấy tên Coiffure Đại Quan, thuê hai người thợ, từ từ mua lại căn nhà đó. Năm sau cưới vợ dần dần chiến tranh khốc liệt 1968, thời điểm này Mỹ đã đổ quân vào VN tới nửa triệu. Sài Gòn truất phế, đảo chính… Đại Quân bán tiệm mở quán cà phê, chàng lại đem tông đơ, dao kéo… đổ xuống sông Sài Gòn và thề không bao giờ trở lại cái nghề này.
Vật đổi sao dời, miền Nam sụp đổ, Đại quan đóng cửa quán nhạc, chạy lên chợ cũ mua tông đơ, dao kéo … mở tiệm hớt tóc lần này bỏ cái tên Tây Coiffure Đại Quan có vẻ phản động và lấy tên ta Hớt Tóc Đại Quan. Anh ta mừng rỡ mồ mả đã để cho mình cái nghề này chứ nếu làm quan thì giờ này chắc là cải tạo mút mùa. Tuy vậy chàng cũng phải ăn độn, làm thủy lợi, họp phường họp khóm…. Năm 1979 chàng vượt biên tới đảo Bi Đông và nghĩ không bao giờ trở lại cái nghề bẻ cổ thiên hạ. Thế nhưng ở đảo đã lâu, vợ mang thai, Đại Quan lại nhờ Giám thị Mã Lai mua tông đơ, dao, kéo.. hành nghề hớt tóc, nhờ đó mà sống thoải mái, mua sắm áo quần, mua vàng của dân tỵ nạn mới vào trại.
Thế rồi vợ chồng chàng được vào Mỹ, ở tiểu bang Cali, chàng xin được nhà housing ở không mất tiền, gia đình được ăn welfare, food stamps. Chàng nghe lời hàng xóm lại mua tông đơ, dao, kéo trở lại cái hớt tóc làm chui kiếm tiền thêm, thế là Đại Quan lại tiền bạc rủng rỉnh.
Vợ chàng nói: Nếu con trai sau này làm nghề hớt tóc, mở tiệm kiếm nhiều tiền, góp tiền tranh cử cho các ông Thống đốc, Dân biểu…sau này sẽ được các ông bổ làm quan tha hồ bẻ cổ thiên hạ.
Một truyện gỉa tưởng nhưng có phần hiện thực, tác giả bài bác chuyện mê tín dị đoan, cho rằng chuyện Coi mồ mả, Để mồ mả, Tin định mệnh không có thật, mọi việc do Con người quyết định. Văn Bình cũng cũng chê bai người mình tham lam như cảnh chàng Đại Quan làm chui kiếm tiền
Lối văn giản dị trong sáng, dí dỏm có duyên cho thấy óc tưởng của tác giả thật phong phú.
Chuyện Ông Thần Thô Tục
Thô tục là căn bệnh nguy nan của thời đại, nó làm ô nhiễm đời sống tinh thần. Trên Thiên Đình các Thiên binh, Thiên tướng, các Quan… bắt đầu nói tục. Ngọc Hoàng Thượng Đế muốn bổ nhiệm một vị Thần Thô Tục. Ngài lựa chọn mãi chưa chọn được người nào thô tục nhất nhưng cuối cùng cũng chọn và bổ nhiệm được một vị Thần Thô Tục, ông Thần được hưởng bộc cao.
Mới nhậm chức, ông bèn vào mạng internet để ‘Chếc meo”, coi thư, ông giật mình khi thấy hàng ngàn câu chửi thề, mạ lỵ nhau thậm tệ, Thần Thô Tục tự xét mình còn thua xa những email này và xin trở về Hạ giới. Từ đó Thiên Đình không thể bổ nhiệm được một ông Thần Thô Tục. Chuyện chửi bới, mạ lỵ, ăn tục nói phét còn kéo dài tới ngày tận thế.
Trong truyện này tác giả bi quan thấy đạo đức, luân lý thời nay xuống dốc, ngay cả các cô gái cũng chửi thề, chưa biết bao giờ sẽ hết
Xóm Chài BÌnh Hưng
(Đoản khúc ngợi ca biển)
Đây là một ký sự của Văn Bình, anh kể lại khoảng thời gian sau khi ra trường năm 1966, về thực tập tại một vùng biển Phan Thiết. Các đoản thiên của Tập truyện chỉ là giả tưởng thì đây chính là những cảm nghĩ, suy tư của chàng về một xóm chài nghèo bên bờ đại dương. Tác giả không ưa thích biển vì nó u buồn, đơn điệu, tiếng sóng vỗ rì rào không ngừng luôn gợi cho ta những nỗi buồn xa vắng:
Văn Bình ghi nhận:
“Nếu biển rộng mênh mông thì tình của mẹ cũng vô bờ bến. Nếu biển ru ta bằng tiếng sóng vỗ rì rào buồn muôn thuở thì mẹ cũng vỗ về giấc ngủ của ta bằng giọng à ơi tha thiết”
Biển Thương Chánh nhỏ và buồn, một bãi biển nghèo nàn mộc mạc, những hàng thông, phi lao buông tiếng thở rì rào. Quang cảnh thật vắng vẻ quạnh hiu, tình cảm của tác giả trước bãi biển nhỏ và buồn khiến cho anh thấy cô đơn và rồi mâu thuẫn thay. Sống tại nơi mà anh cảm thấy tù túng ao ước một nơi xa hoang vắng và bây giờ nó thúc dục anh trở lại cái nơi mà mình đã sống đã quen, nay lại nhớ các bạn thân yêu ở Sài Gòn quây quần bên gánh phở rong .
Văn Bình được giám đốc hãng đồ hộp Intraco cho chàng ở một căn phòng nhỏ ở trên gác, có giường và cái bàn nhỏ, một nơi riêng tư không phải nằm chung giường với các anh em trong gia đình như trước. Tự nhiên anh lại trở thành nghệ sĩ thích đứng bên song cửa nhìn biển khơi, ngắm những cánh buồm lô nhô xa tít, đưa mắt nhìn những chiếc thuyền quay vào bến cá.
Chiều qua đêm tới, những bước chân nhẹ nhàng theo tiếng gió đưa, tiếng sóng vỗ rì rào từ xa vọng lại, ánh đèn của những con thuyền câu mực về đêm như choàng chiếc vương miện sáng rực như sao sa, giống như một thành phố nổi xuất hiện ban đêm rồi biền mất khi bình minh ló rạng. Ban chiều những đoàn thuyền nối đuôi nhau ra biển mang theo những chiếc đèn măng sông sáng, đàn mực tìm tới nơi có ánh sáng để làm mồi cho dân chài, biển đã lột xác thành mỹ nhân.
Thành phố về đêm thanh tịnh và êm đềm, con đường Bình Hưng chạy ra biển đang nằm ép mình dưới ánh đèn vàng hiu hắt, đám thanh niên ra chợ cá khi choạng vạng tối, trai cũng như gái ăn mặc đẹp la cà ăn nhậu, coi hát hay đi dạo phố. Rồi những lão ngư ông trông giống như những bóng mờ trong đêm tối làm bạn với chai rượu đế để đánh dấu một ngày đã qua, cuộc đời của họ giống như con đường cô đơn dưới ngọn đèn vàng hiu hắt. Văn Bình đứng trên căn gác nhìn đường như muốn thở than trước cảnh hoang vu tịch mịch.
Tiếng ồn ào máy chạy, tiếng người gọi nhau khiến chàng tỉnh giấc, tiếng dao băm trên thớt vang động khiến anh tưởng như một ngày làm cỗ lớn. Đó là sinh hoạt về đêm của hãng đồ hộp, từng gánh cá được quẩy vào, hôm nay cá về lúc khuya, hàng trăm người đàn bà, con gái sống bằng nghề chặt đầu cá để kịp đưa vô phòng lạnh. Chỉ cần năm nhát dao: chặt đầu, moi bụng, đánh vẩy hai mặt, chặt đuôi thế là xong. Tại đây có cả một em bé mới tám tuổi, Văn Bình tự nhiên chạnh lòng xót thương cho em bé hãy còn quá nhỏ phải lao đầu vào cuộc mưu sinh đêm hôm khuya khoắt trong khi hàng triệu em bé khác đang say sưa giấc ngủ bên nệm ấm, chăn êm, bên vòng tay trìu mến của mẹ hiền
Hai mươi năm sống ở Sài Gòn chàng đã chứng kiến những trẻ em bươi đống rác tìm kiếm ve chai, dép nhựa… tác giả lại thấy lòng mình xe lại bởi lý do đơn giản, trong khi mọi người ao ước sự giầu sang hạnh phúc mà không làm gì để thay đổi thực trạng ấy. Bất công xã hội thì ai cũng ghét nhưng mọi người đều thích những bất công có lợi cho mình.
Cuộc sống ở bến chài Bình Hưng bừng lên nhưng nó âm thầm với những người đang mơ màng giấc điệp, nó cũng ẩn chứa sự cay đắng, hy vọng, hồn nhiên, yêu đời. Biển khơi giờ đây chan hòa trong ánh trăng, những giải mây trắng nhẹ nhàng lững lờ bay đã che khuất mảnh trăng lưỡi liềm. Biển và đêm không chết nhưng nó cũng không ngủ mà như vỗ về giải cát đang nằm uốn lượn và ru ngủ cái thành phố nhỏ đang im lìm trong giấc điệp bằng bản tình ca buồn ra riết:
“Gió ơi, em lạnh cho lòng ta ngây ngất,
Biển ơi! hãy hát lên đi…”
Văn Bình trở về căn gác nhỏ hưởng làn gió mát qua song cửa rồi mơ màng tới bóng dáng của Sài Gòn với bạn bè thân yêu với nỗi nhớ nhung bất tận.
Tác giả kết luận
“Tôi nhìn lên trời, ngắm nhìn mảnh trăng vô định. Bây giờ trái tim tôi bỏ ngỏ….Tiếng băm trên thớt vẫn vang đều một nhịp… nhưng căn gác nhỏ bé của tôi trông sao hoang vắng…. bóng dáng của Sài Gòn, của các bạn bè thân yêu chạy qua trong đáy mắt với chút nhớ nhung … đã ru tôi vào giấc ngủ chập chờn”
Một ký sự nhẹ nhàng, giản dị nhưng cũng diễn tả phong phú cuộc sống lam lũ của một xóm chài nghèo.
Mê Cung
Đây là truyện chính của tác phẩm, Văn Bình đã lấy đoản thiên đặt tên cho tuyển tập
Mê Cung là một nhạc sĩ tài hoa nhà nghèo, những cai thầu văn nghệ phát hành nhạc thì trở lên giầu có, ca sĩ hát nhạc chàng thành nổi tiếng, lấy chồng giầu còn chàng nhạc sĩ vẫn nghèo. Từ đó nhạc sĩ chán đời hận đời muốn chơi với ma, ma cũng chính là người đã chết, ma nhìn lại cuộc đời như một giấc mơ qua và chàng tìm ma để sống. Mê Cung đã vào nghĩa địa ngủ thử một đêm nhưng chẳng thấy ma đâu.
Tình cờ có lần chàng nghe lóm được chuyện ma nhà ông Đội Trạch do hai ông già kể lại: Đội Trạch lập công với Thực dân Pháp được họ phong chức Đội Xếp, nhờ đó trở lên giầu có nổi tiếng ở Gia Định, nhà có cô con gái tên Mộng Nguyệt, thường gọi là Cô Ba có sắc đẹp não nùng, cô được học dương cầm, theo học trường đầm… đâu Đíp lôm xong Đội Trạch muốn làm xui gia với nhà Đốc Phủ Chương trong Chợ Lớn, ông Đốc có cậu cả nay đã xong bằng Bắc đơ. Cô cậu gặp nhau mê đắm như bị tiếng sét ái tình.
Đốc Chương chê Đội Trạch chỉ là lính tẩy ít học nên cuộc hôn nhân không thành, sau đó cậu cả kết hôn với ái nữ của ông Hội Đồng ở Hậu Giang. Cô ba ốm tương tư uất hận qua đời lúc mới mười chín cái xuân xanh. Ông bà Đội Trạch cho chôn Cô ngay sau vườn, vì quá thương con mấy năm sau ông bà qua đời, Cô chết vào giờ linh nên không đầu thai được, Cô hận Cậu Hai bạc tình thường hiện lên bắt trai tơ vào ân ái trả thù Cậu Hai.
Ngôi nhà cổ của gia đình nay không có ai ở nhưng trên lầu đèn vẫn sáng, vẫn có tiếng đàn và hình bóng một cô gái. Mê Cung nghe kể chuyện này và muốn gặp ma, sống với ma.
Chàng bèn thuê xích lô tới căn nhà cổ mang theo ba lô quần áo, vật dụng cá nhân, căn nhà to rộng nhưng hoang vắng, chàng rung chuông hồi lâu được một một cụ già gù lưng ra tiếp, chàng xin vào nhà. Lão gù dẫn chàng ra phía sau nói cháu chắt cụ Đội Trạch ở bên Tây gửi tiền về trả công coi nhà, ông cũng chỉ cho Mê Cung coi mả Cô Ba mất hơn 10 năm, ông lão có cảm tình trao thìa khóa cho chàng để mai cụ về quên thăm nhà một ngày rồi sẽ trở lại.
Đến chiều có tiếng con gái gọi cổng, cô tự nhận là con gái ông quản gia tư dinh cổ này, chàng thấy cô ta duyên dáng uyển chuyển. Cô nói mẹ sai mang đồ ăn tiếp tế cho ba.
Khi vào nhà cô gái biết rành đồ đạc, lối đi trong nhà, cô dẫn chàng đi coi phòng Cô Ba hồi xưa gồm tủ áo, phòng trang điểm. Cô gái đi tắm rồi thay đồ trông như lột xác thành một mỹ nhân quyến rũ. Mê Cung thấy cô ta giống hệt như hình Cô Ba treo trên tường khiến chàng sợ hãi, cô nói mỗi lần lên đây cô hay lấy quần áo Cô Ba mặc, cô cũng nói thà được sống một ngày như Cô Ba rồi chết cũng cam khiến chàng xót thương cô và ôm cô gái quê vào lòng, hai người ra phòng khách. Ngồi giữa một tòa lâu đài cổ bên một cô gái quyến rũ, ngây thơ, dễ thương lạ… chàng dạo một khúc dương cầm giữa một đêm thần thoại ma quái, đầu nàng ngả vào vai chàng, Mê Cung không kìm chế được lòng bèn ôm cô gái vào phòng.
Khi chàng tỉnh giấc, mặt trời đã lên cao, chăn gối sô lệch, không thấy cô gái đâu cả, chàng nhớ có trải qua một đêm ân ái với cô, chàng lên phòng ngủ Cô Ba thì thấy một tờ giấy viết đôi hàng, nàng xin lỗi Mê Cung phải về quê, hy vọng có ngày tái ngộ.
Chàng ta thẫn thờ tại sao lại có cô gái đẹp, ngây thơ, đa tình, khả ái… như thế. Khoảng 6 giờ chiều, Lão quản gia gù trở về, chàng kể tối qua con gái ông lão lên đây thăm ông.
Nhưng ông già gù ngạc nhiên xác nhận không có con gái như thế rồi la chàng đã đem gái về ngủ, lão già giận quá bèn tống cổ Mê Cung ra khỏi cổng và quẳng hết đồ của chàng ra ngoài. Mê Cung nghi ngờ lão này muốn tránh tiếng cho con gái nên đã đuổi chàng, Cung đưa mắt nhìn tòa nhà cổ bí hiểm, im lìm, cô đơn, lạnh lẽo, màn kịch ân ái đêm qua chỉ còn trong mộng. Trên đời sao lại có một cô gái đẹp, ngây thơ, đa tình … như vậy, không biết cô nàng là ma hay người.
Tác giả bỏ thì giờ để mua vui cho độc giả một truyện ly kỳ mờ ảo y như thế giới Liễu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh.
Hoặc là Cô Ba hiện về quyến rũ Mê Cung trong căn nhà ma hoang vắng này, hoặc lão già gù tự ái nếu cô gái là con ông, chàng nhạc sĩ tài hoa ngỡ ngàng không biết đâu là hư đâu là thật .
Trong phần lời mở đầu tác giả nói đây là tuyển tập những đoản thiên giả tưởng và hư cấu nhưng mang tính triết lý và tư tưởng con người. Mặc dù hư cấu, giả tưởng nhưng đều dựa trên những sự kiện có thật của đời sống con người, theo anh, không một tư tưởng nào, thơ văn, triết lý… mà không bắt nguồn từ cuộc sống. Tác giả cho biết thời gian sáng tác tính ra trong khoảng trên mười năm.
Như chúng ta đã thấy qua các truyện ngắn vừa đọc về ảo tưởng con người, thận phận của đàn ông trong nhiều thế hệ tới… đều đã phản ảnh hiện thực đời sống con người mà Văn Bình thường khiêm tốn gọi là ảo tưởng. Nó không những thoát thai từ đời sống mà còn có ngụ ý khen chê và thể hiện những ý nghĩa chua chát của tình đời bằng lối hành văn sáng sủa.
Xin mời quí độc giả thưởng thức tài nghệ của cây bút họ Đào qua những đoản thiên phong phú kể trên và cũng là để suy gẫm về triết lý xã hội, thế sự nổi trôi thăng trầm của tập thể loài người.
No comments:
Post a Comment