Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 10 December 2020

 

 

Cảnh đẹp chết chóc do bàn tay con người tạo nên

  • Richard Fisher và Javie Hirschfeld
  • BBC Future
Getty Images

Cơn khát điện, nhiên liệu và tài nguyên địa chất dồi dào đang in hằn trên hình hài kiệt quệ và đầy sắc màu khắp thế giới.

Khi ta khai thác kim loại quý, nhiên liệu có nguồn gốc từ than đá, hay một khoáng sản cổ xưa, thì đó cũng là lúc ta xóa bỏ một phần của thời đại khác.

Như tác giả Astra Taylor từng viết, những loại tài nguyên này là "sự cô đọng của quá khứ", kể câu chuyện về thời đại kịch tính của đợt phun trào magma, về rừng nhiệt đới hay những suối nước nóng. Phải mất hàng triệu năm để tài nguyên lắng đọng và tinh kiết, và rồi con người chỉ cần vài khoảnh khắc dùng thuốc nổ và máy móc để khai thác.

Từ khi loài người lần đầu tiên phát hiện ra mặt đất dưới chân họ chứa đầy tài nguyên ẩn giấu, ta đã đào bới để khám phá những thứ bên dưới bề mặt. Ngành khai khoáng tạo dựng gần như mọi khía cạnh của đời sống hiện đại, và thường gây ra tác động đế thế giới tự nhiên ở nơi nào đó rất xa, vô cùng xa xôi so với nơi ta đang sống.

Khi bạn nhìn thấy hình ảnh về tác động khu mỏ gây ra, bạn có thể thay đổi chút suy nghĩ về những gì bạn sở hữu, dù những lời lẽ đó được chuyển tải qua chất liệu địa chất - ta biết rằng phía sau màn hình chằng chịt mạch điện chính là những kim loại vốn từng nằm ẩn hàng triệu năm trong đá.

Và ở nơi nào đó trên thế giới hiện nay, cơn khát công nghệ càng khơi mào cho những cuộc tìm kiếm tài nguyên dưới lòng đất diễn ra ở khắp nơi và ở độ sâu hơn bao giờ hết.

Dưới đây, chúng tôi sẽ cùng quý vị xem xét những cách khác nhau về việc hoạt động khai mỏ khoáng sản đã làm thay đổi cảnh quan Trái Đất - dù đó là khung cảnh ấn tượng, màu đỏ phi tự nhiên của những "hồ chất thải" hay những mỏ lộ thiên trông như dấu vân tay con người.

Nếu những quặng khoáng sản cổ xưa và kim loại mà ta khao khát là sự cô đọng của quá khứ, thì đáng buồn thay những gì còn lại là một tương lai đầy thương tích.

Shen Longquan/ Getty Images
Chụp lại hình ảnh,

Một trong những mỏ khoáng sản lớn nhất thế giới, với 84 loại khoáng sản, là mỏ "pegmatite Số 3" nằm ở Tân Cương, Trung Quốc

Getty Images
Chụp lại hình ảnh,

Hồ Lục Bảo ở tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc, là một vùng khai mỏ bị bỏ hoang

Getty Images
Chụp lại hình ảnh,

Tại đây, dấu tích khai mỏ trước kia để lại những vệt muối và các loại khoáng sản khác trong những hồ nước khổng lồ, với các sắc xanh khác nhau

Peter Adams/Getty Images
Chụp lại hình ảnh,

Khoáng chất là kim loại bị oxy hóa ở mỏ Rio Tinto, tỉnh Huelva ở Tây Ban Nha

Peter Adams/Getty Images
Chụp lại hình ảnh,

Hòa lẫn trong nước, kim loại lan ra như màu nước khắp vùng đất

Peter Adams/Getty Images
Chụp lại hình ảnh,

Khi khoáng chất tiếp xúc với không khí, chúng đỏ lên và sau đó sậm màu dần khi chúng tụ lại ở vùng nước sâu hơn

Getty Images
Chụp lại hình ảnh,

Mỏ Carajas ở Brazil, một trong những mỏ quặng kim loại lớn nhất trên hành tinh

Getty Images
Chụp lại hình ảnh,

Giống như dấu vân tay ngoằn ngoèo xoắn ốc khổng lồ là Mỏ Hẻm núi Bingham, còn được gọi là Mỏ đồng Kennethcott, bang Utah

Ronaldo Schemidt/ Getty Images
Chụp lại hình ảnh,

Mỏ vàng Los Filos ở Bang Guerrero, Mexico

Joo Laet/Getty Images
Chụp lại hình ảnh,

Ở rừng Amazon, Brazil có một trại khai thác vàng không chính thức, trại Esperanca, nằm gần vùng dân tộc bản địa Menkragnoti

Getty Images
Chụp lại hình ảnh,

Ở nơi khác trong rừng Amazon, Peru, rừng bị tàn phá để khai thác vàng bất hợp pháp trên lưu vực sông Madre de Dios

Martin Bernetti/Getty Images
Chụp lại hình ảnh,

Hồ chất thải chứa sản phẩm phụ từ mỏ đồng ở Rancagua, Chile

Martin Bernetti/Getty Images
Chụp lại hình ảnh,

Đồng là nguồn xuất khẩu chính của Chile

Martin Bernetti/Getty Images
Chụp lại hình ảnh,

Rãnh nứt trên bề mặt chắp vá xung quanh một hồ chất thải gần đó

Martin Bernetti/Getty Images
Chụp lại hình ảnh,

Rời khỏi khu đổ chất thải là đường dành cho xe chạy uốn lượn vòng quanh một mỏ đồng ở Chile

Sergey Zamkadniy/Getty Images
Chụp lại hình ảnh,

Dòng nước màu cam chảy ra từ khu rừng gần một mỏ đồng-sulphide không còn khai thác ở khu làng Lyovikha, ở Urals, Nga

Yuri Smityuk/Getty Images
Chụp lại hình ảnh,

Giống như bề mặt hành tinh lạ, khu mỏ bỏ hoang Khrustalny ở Kavalerovo ở Nga từng một thời sản xuất ra 30% sản lượng thiếc cho toàn Liên bang Soviet

Ina Fassbender/Getty Images
Chụp lại hình ảnh,

Mỏ than non lộ thiên Garzweiler ở Juechen, Đức

Ina Fassbender/Getty Images
Chụp lại hình ảnh,

Than non lộ thiên là nguyên liệu hóa thạch mềm được tạo ra từ những hố ủ than bùn tự nhiên

Xavier Galiana/Getty Images
Chụp lại hình ảnh,

Mỏ than lộ thiên kéo dài đến tận chân trời ở Mahagama,bang Jharkhand ở Ấn Độ

Ali Atmaca/Getty Images
Chụp lại hình ảnh,

Công trình mỏ Eti ở Eskisehir, Thổ Nhĩ Kỳ, nơi sản xuất ra lithinium từ nguồn boron. Lithium là thành phần cơ bản để chế tạo pin

Ali Atmaca/Getty Images
Chụp lại hình ảnh,

Nhu cầu tiêu thụ lithinium tăng cao vì nhu cầu của con người đối với các loại xe điện và thiết bị điện tăng

Wolfgang Kaehler/Getty Images
Chụp lại hình ảnh,

Mỏ uranium Rossing ở Namibia, một trong những mỏ uranium lộ thiên lớn nhất trên thế giới, nằm trong Sa mạc Namib

Nicolas Economou/Getty Images
Chụp lại hình ảnh,

Như chiếc mặt ngọc nữ trang trên dây chuyền, hồ nước tại hố ma-gie bỏ hoang gần Làng Vavdos trong dãy núi Chalkidiki, Hy Lạp

Alexander Ryumin/Getty Images
Chụp lại hình ảnh,

Mỏ kim cương phủ tuyết Mir ở Nga làm ta suy nghĩ liệu hậu duệ của chúng ta sẽ khám phá ra điều gì. Chúng có thể tận dụng gì từ những di sản về sự tiêu thụ của ta bỏ lại

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

No comments:

Post a Comment