Hạ tầng công nghiệp Việt Nam đang có bước chuyển mình mạnh mẽ bởi sự dịch chuyển nhà máy của doanh nghiệp quốc tế, mở ra cơ hội lớn cho lĩnh vực BĐS nước ta.
Làn sóng dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam đã bắt đầu từ quý II/2019 với sự gia nhập điển hình của Hanwha, Yokowo, Shuafu do lo ngại ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. 2020, xu hướng này lại trở nên mạnh mẽ khi đại dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn thế giới.
Nguyên nhân bắt nguồn từ việc COVID-19 đã gây ra gián đoạn chuỗi cung ứng tại Trung Quốc, khiến nhà đầu tư lên kế hoạch mở rộng sang Thái Lan, Việt Nam, Indonesia hoặc Myanmar.
Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn nhờ lực lượng lao động trẻ, chi phí thấp và có tính cơ động cao hơn các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng - cảng biển, hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, hệ thống kho bãi - tương đối tốt, tình hình chính trị ổn định và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới cũng là điểm cộng cho nước ta.
Trong khảo sát của Nomura Group (Nhật) với 56 công ty có kế hoạch chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc, có tới 26 trong số đó lựa chọn Việt Nam, 11 đến Đài Loan, 8 sang Thái Lan, trong khi chỉ có 3 công ty chọn đến Ấn Độ.
Công ty Chứng khoán VNDirect nhận định bên cạnh lợi thế nhân công, thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất Đông Nam Á (mức 20%), chỉ sau Singapore là yếu tố củng cố cho xu hướng dịch chuyển này. Ngoài ra, ưu đãi như miễn thị thực, miễn thuế 2-4 năm, giảm thuế 3-15 năm và miễn thuế nhập khẩu… là những yếu tố hấp dẫn của thị trường nước ta.
Theo TS. Sử Văn Khương - Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, yếu tố không kém quan trọng khi doanh nghiệp nước ngoài dịch chuyển cơ sở sản xuất sang nước ta là cơ hội đầu tư tài chính, du lịch, dịch vụ, đặc biệt là BĐS khi ở Thái Lan, Indonesia hay Hong Kong, cơ hội ngày càng hạn chế hơn.
Đối với lĩnh vực BĐS, ngoài công nghiệp hưởng lợi chính thì BĐS khu đô thị, nhà ở cũng đang được dự đoán sẽ bứt phá trong thời gian tới. Trong đó, TP HCM, Hà Nội và các khu vực lân cận của hai thành phố là thị trường địa ốc hội tụ phần đông giới đầu tư.
Cụ thể, các địa phương có quỹ đất trống rộng lớn, lực lượng lao động dồi dào, vị trí giao thương thuận tiện như Long An đang trở thành sự lựa chọn của các nhà đầu tư tiên phong đón đầu xu thế. Không chỉ khu công nghiệp, mảng nhà ở, khu đô thị tại thị trường địa phương này cũng gây chú ý lớn với sự tham gia của các ông lớn như T&T Group, Vingroup, Thắng Lợi Group… với nhiều dự án quy mô lớn.
Điển hình là dự án The Sol City của Thắng Lợi Group vừa ra mắt vào cuối tháng 11 vừa qua đã thu hút hơn 2.500 chuyên viên bán hàng tham dự và quan tâm. Theo đó, dự án xây dựng theo tiêu chuẩn khu đô thị vệ tinh Nam Sài Gòn với quy mô lên đến 103 ha gồm 3 phân khu chính gồm: The Sol Center (36ha), Symtech Zone (54ha) và Sky Gate (13ha) cùng hơn 39 tiện ích đi kèm.
Thiết kế của công trình mang hơi thở của một thành phố trẻ với hạ tầng, cây xanh được quy hoạch, bố trí hợp lý và pháp lý hoàn chỉnh.
"Với vị trí chiến lược nằm ngay tại cửa ngõ phía Tây TP.HCM, nối liền miền Đông Nam Bộ với ĐBSCL và là địa phương đón đầu trong làn sóng chuyển dịch nhà máy công nghiệp về Việt Nam, BĐS Long An sẽ trở thành điểm đến thu hút nhà đầu tư trong tương lai gần. Nắm bắt điều này chúng tôi đã ra mắt The Sol City như một bản giao hưởng đa sắc màu, giúp cư dân tại đây được vẹn 365 ngày tận hưởng cuộc sống nghỉ dưỡng, trút bỏ mệt mỏi sau những giờ làm việc căng thẳng và mang lại cơ hội sinh lời cho nhà đầu tư", đại diện Thắng Lợi Group chia sẻ.
Giai đoạn một, công ty ra mắt phân khu trung tâm The Sol Center với 3 tiểu khu: Sol River, Sol Central và Sol Garden. Tổng cộng phân khu này sẽ trình làng 975 sản phẩm gồm 199 nhà phố vườn và sông Sol River, 99 nhà phố thương mại shophouse Sol Center, 44 biệt thự Sonata Villa, 633 nền nhà phố và nền shophouse.
Để đảm bảo yếu tố cân bằng và tôn trọng tự nhiên, Thắng Lợi Group dành 43.000m2 để quy hoạch các công trình, tiện ích liên hoàn như bến thuyền Kayak, sân bóng đá mini, khu trải nghiệm Montessori, khu vườn gen trị liệu Nhật Bản, Clubhouse Central House…
No comments:
Post a Comment