Wednesday, May 31, 2017
PHƯƠNG DUY * LẶN LỘI ĐƯỜNG XA
Truyện tù cải tạo
Lặn lội đường xa
Vào truyện – Trên khu cải tạo Bù Gia Mập có một con đường đất đỏ dài trên dưới hai mươi cây số, chạy dài từ khu kinh tế mới Minh Hưng, quận Bù Đăng, đi vào sóc Bombo,vòng qua Đức Hạnh, Bù Đốp. Con đường được thiết lập từ thời Đệ Nhất cộng Hoà của Chính Phủ Ngô Đình Diệm với dự tính khẩn hoang lập ấp, thành lập các khu dinh điền, vừa để chế ngự một an toàn khu của phe Cộng Sản VN. Kế hoạch đã bị bỏ dở sau sự sụp đổ nền Đệ nhất Cộng Hoà. Con đường bị bỏ hoang. Nhiều đoạn, cây rừng mọc lan ra che phủ hết,đi dưới đường nhìn lên không thấy bầu trời.. Con đường nắng lên đầy bụi đỏ, mưa xuống lại lầy lội trơn trợt. Đàn bà con gái lặn lội thăm con thăm chồng, tất cả đều phải ba lô trên vai, dép guốc cầm tay mới ráng lết đi được... Trong truyện ngắn này, người viết xin ghi lại một vài hình ảnh nhỏ bé như một lời tri ân của đứa con đến các bà mẹ, lòng biết ơn của người chồng đến các bà vợ Việt Nam tuyệt vời, một đời vất vả hy sinh cho người thân yêu của họ trong khoảng thời gian cùng quẫn khó khăn nhất của xã hội miền Nam.
Vào truyện – Trên khu cải tạo Bù Gia Mập có một con đường đất đỏ dài trên dưới hai mươi cây số, chạy dài từ khu kinh tế mới Minh Hưng, quận Bù Đăng, đi vào sóc Bombo,vòng qua Đức Hạnh, Bù Đốp. Con đường được thiết lập từ thời Đệ Nhất cộng Hoà của Chính Phủ Ngô Đình Diệm với dự tính khẩn hoang lập ấp, thành lập các khu dinh điền, vừa để chế ngự một an toàn khu của phe Cộng Sản VN. Kế hoạch đã bị bỏ dở sau sự sụp đổ nền Đệ nhất Cộng Hoà. Con đường bị bỏ hoang. Nhiều đoạn, cây rừng mọc lan ra che phủ hết,đi dưới đường nhìn lên không thấy bầu trời.. Con đường nắng lên đầy bụi đỏ, mưa xuống lại lầy lội trơn trợt. Đàn bà con gái lặn lội thăm con thăm chồng, tất cả đều phải ba lô trên vai, dép guốc cầm tay mới ráng lết đi được... Trong truyện ngắn này, người viết xin ghi lại một vài hình ảnh nhỏ bé như một lời tri ân của đứa con đến các bà mẹ, lòng biết ơn của người chồng đến các bà vợ Việt Nam tuyệt vời, một đời vất vả hy sinh cho người thân yêu của họ trong khoảng thời gian cùng quẫn khó khăn nhất của xã hội miền Nam.
X X X
Nhận được thư của Thoại gửi về qua tay chị Trang, chị mới đi thăm chồng về, Giang cảm thấy lo lắng. Nói là lá thư cho có vẻ trang trọng. Thực ra, đó chỉ là một mảnh giấy nhỏ nhàu nát. Trong thư, Thoại thăm hỏi gia đình và mẹ con nàng vài câu, thêm vài câu vắn tắt cho biết anh đang bệnh nhiều, cần thuốc thang chữa trị. Thời buổi khó khăn, tìm kiếm cái ăn cho hai mẹ con đã thật vất vả. Mà cả nước đều thế, chứ đâu riêng gì gia đình nàng. Mấy năm trời đi tù cải tạo, Thoại biết hoàn cảnh gia đình không khá, anh chưa bao giờ đòi hỏi xin xỏ gì. Nay tình hình chắc phải tồi tệ lắm mới có chuyện viết thư nhắn gửi như vầy. Vậy nàng phải thu xếp lên rừng một chuyến. Không đi, lỡ chồng có mệnh hệ gì, có lẽ sẽ ân hận suốt đời. Công việc làm ăn của Giang bây giờ càng lúc càng khó khăn. Ngành may mặc lúc trước gia công cón có đồng ra đồng vào.
Nhận được thư của Thoại gửi về qua tay chị Trang, chị mới đi thăm chồng về, Giang cảm thấy lo lắng. Nói là lá thư cho có vẻ trang trọng. Thực ra, đó chỉ là một mảnh giấy nhỏ nhàu nát. Trong thư, Thoại thăm hỏi gia đình và mẹ con nàng vài câu, thêm vài câu vắn tắt cho biết anh đang bệnh nhiều, cần thuốc thang chữa trị. Thời buổi khó khăn, tìm kiếm cái ăn cho hai mẹ con đã thật vất vả. Mà cả nước đều thế, chứ đâu riêng gì gia đình nàng. Mấy năm trời đi tù cải tạo, Thoại biết hoàn cảnh gia đình không khá, anh chưa bao giờ đòi hỏi xin xỏ gì. Nay tình hình chắc phải tồi tệ lắm mới có chuyện viết thư nhắn gửi như vầy. Vậy nàng phải thu xếp lên rừng một chuyến. Không đi, lỡ chồng có mệnh hệ gì, có lẽ sẽ ân hận suốt đời. Công việc làm ăn của Giang bây giờ càng lúc càng khó khăn. Ngành may mặc lúc trước gia công cón có đồng ra đồng vào.
Kể từ khi bị buộc vào tổ hợp, rồi tiến lên hợp tác xã, chỉ còn đồng
lương cố định chết đói hàng tháng cộng với ít tem phiếu mua gạo hẩm,
nước mắm thối. Dạo sau này, đến gạo hẩm cũng không còn. Tháng tháng mang
tem sổ đến chỉ mua được khi thì ít mì sợi, lúc vài ký bo bo loại thực
phẩm cho ngựa ăn. Nhà nước gọi nó là cao lương, nhưng nuốt vào miệng thế
nào thì ỉa ra nguyện hột thế ấy. Vậy mà có khi cũng không có, phải nhận
mớ ngô vàng cứng như đá hoặc bao củ lang củ sắn (khoai mì) hư thối hơn
nửa. Thời những năm bốn mươi lăm, nghe nói miền Bắc người chết đói hàng
loạt, nhưng hồi ấy nàng chưa sinh ra nên chẳng biết. Còn lớn lên ở cái
miền Nam nhiều lúa lắm gạo này, nàng chưa thấy có thời kỳ nào thế thảm
như vậy.
Lại còn cái vụ phải xin phép nghỉ vài ngày để đi thăm chồng. Rắc rối
chứ đâu có đơn giản. Có nên về nhờ vả bố mẹ tí chút nào không? Cả hai
bên bố mẹ đều đã già, ruộng vườn co cóp mấy chục năm đã bị tịch thu hết
ngay từ những ngày đầu xã hội chủ nghĩa. Số còn lại giờ cũng phải vào
tập đoàn làm ăn tập thể, chả còn gì mà trông mong. Lấy gì để mua sắm lên
thăm Thoại đây?
Giang đành ngó quanh quất trong nhà coi có gì còn tí chút giá trị, có
thể tải được ra chợ. Của đi thay người, nàng ngẫm nghĩ. Cái khánh vàng
với bốn chữ Trăm Năm Hạnh Phúc lớn có con rồng và con phượng bao quanh
thật lộng lẫy. Quà cưới của bạn bè tặng Thoại ngày xưa, dễ có được vài
chỉ, đem bán đi chắc Thoại buồn, nàng cũng buồn. Nhưng thời buổi, cái
khó bó cái khôn. Túng phải tính cứ biết làm sao? Giang ngậm ngùi lôi nó
ra khỏi cái khung kiếng.
Kể
từ ngày “giải phóng”, số phận nó cũng giống như Thoại, phải chui vào
nằm trong một xó kín trong nhà, không được ngồi trong tủ chè nữa. Chưng
ra cho chúng nó dòm ngó, có mà chết. Hôm nay trong lúc túng cùng, thôi
thì vĩnh. biệt. Giang gói nó lại bỏ vào giỏ rồi đem ra chợ. Vấn
đề tài chánh coi như giải quyết xong. Không phải cầu cứu tới ai, nhưng
cũng nên cho bố mẹ Thoại biết một tiếng. Thoại đang đau ốm cần giúp đỡ.
Bố Thoại có nghề y tá dạo, ông biết về thuốc men, thế nào chả có chút
đỉnh cho con, còn mẹ ít nhất cũng có ít thức ăn cây nhà lá vườn cho con
trai bà sống cầm cự qua ngày. Tiện thể, nàng kéo thằng Quốc, em trai
nàng đi theo. Nó còn trẻ, mạnh khoẻ nhanh nhẹn đỡ đần tay chân chút ít
bớt vất vả. Kinh nghiệm của kỳ đi thăm nuôi lần trước vẫn còn nguyên
trong trí. Dạo ấy Giang đi cùng mẹ chồng, may mắn liên lạc được ít gia
đình rủ cùng đi chung, nương tựa, giúp đỡ khuyến khích nhau. Nếu không
chắc đã bỏ về nửa đường.
Xe đò từ Sài Gòn đi Phước Long, tới ngã tư Minh Hưng là điểm dừng cuối.
Từ đây không còn xe chở khách, ngoại trừ xe bộ đội. Nhưng xe của “quân
đội nhân dân” thường ít khi cho nhân dân đi quá giang. Có lẽ có muốn
cũng không còn chỗ, vì hàng ngày chả có mấy chuyến. Và chuyến nào trên
xe cũng thường đầy ắp. Tới Minh Hưng trời đã xế chiếu. Muốn vào tới các
trại cải tạo lao động ở trong rừng còn phải cuốc bộ rất xa theo con
đường Mười.
Trại của Thoại ở gần nhất cũng cách trên mười cây số. Tay xách nách mang, có gia đình còn mang theo con nhỏ không biết làm sao để đi. Cuối cùng phải nhờ vả đến người dân địa phương, những người trong vùng kinh tế mới. Họ rành rẽ đường đi nước bước. Họ, có lẽ, trước đây cũng từ các thành phố đến, nhưng sau một thời gian cực khổ, đã quen lam lũ. Vả lại, đó là cơ hội cho họ kiếm thêm được ít đồng tiền đã trở nên rất hiếm hoi quý giá trên rừng này. Trẻ nhỏ thì dẫn đường.
Trại của Thoại ở gần nhất cũng cách trên mười cây số. Tay xách nách mang, có gia đình còn mang theo con nhỏ không biết làm sao để đi. Cuối cùng phải nhờ vả đến người dân địa phương, những người trong vùng kinh tế mới. Họ rành rẽ đường đi nước bước. Họ, có lẽ, trước đây cũng từ các thành phố đến, nhưng sau một thời gian cực khổ, đã quen lam lũ. Vả lại, đó là cơ hội cho họ kiếm thêm được ít đồng tiền đã trở nên rất hiếm hoi quý giá trên rừng này. Trẻ nhỏ thì dẫn đường.
Người lớn thì nhận chuyên chở giùm hành lý. Họ chịu hy sinh nhiều giờ để
vừa giúp đỡ vừa có thêm phần phụ giúp gia đình. Giá cả thỏa thuận xong.
Có gia đình cả nhà cùng đi làm hướng dẫn viên một loạt.
Đoàn
người bắt đầu cất bước từ lúc xế chiều, khi nắng còn đổ gay gắt. Thi
thoảng, một chiếc molotova chạy ngang làm tung bụi đỏ mịt mù. Cứ cách
quãng dăm bảy trăm thước, đoàn người phải dừng lại nghỉ. Đến được láng
trại đầu tiên thì trời đã tối mịt. Mọi người mệt mỏi rã rời. Đoạn đường
chỉ hơn mười cây số mà đi tới gần năm tiếng. Đã vậy, khi còn choạng vạng
trời lại đổ ập cơm mưa. Đường đồi lên xuống đã gập ghềnh, bây giờ thành
trơn như bôi mỡ. Người đi thăm nuôi toàn là đàn bà con gái chưa quen
với những con đường đất trơn trợt, guốc dép cởi ra cầm trên tay mà vẫn
té lên ngã xuống, thật khổ ải.
Lần
này, chuyến đi đột xuất, không có ai cùng đi, Giang nghĩ mình nên chuẩn
bị kỹ lưỡng. Nàng về quê mang theo lá thư của Thoại cho bố mẹ đọc, cũng
may quê Thoại gần thành phố, chỉ chừng hơn tiếng đồng hồ đi xe đò, có
thể đi về trong ngày. Gần như dự đoán của Giang, Bố Thoại biết tình
trạng sức khoẻ của con, có dự trữ sẵn mớ thuốc Thoại cần, nàng sẽ mua
thêm. Ông gửi kèm theo mấy hộp sữa đặc, một mặt hàng khá hiếm lúc này,
cho con trai bổi dưỡng. Bà mẹ thì chuẩn bị một ít ruốc, một hộp mỡ, đậu
phộng cây nhà lá vườn. Bà còn bảo mang theo ít cây trái trong vườn.
Giang bảo mẹ chồng: - Mẹ đã thấy rồi. Đường xá đi lại rất khó khăn, Con đâu thể mang vác nhiều. - Thì cũng phải có gì cho nó chứ. Chả lẽ lên thăm nuôi chồng tay không.
Bây giờ thế này. Mẹ biết gia đình con, con cái còn nhỏ dại, đời sống
cũng khó khăn lắm. Bố mẹ bây giờ già quá rồi. Thời buổi này chẳng làm gì
ra tiền. Thằng Thoại cũng cần chút ít phòng thân. Mẹ không có tiền cho,
con cố mang ít quà của mẹ. Phần mày không cần mua sắm nữa, ráng chạy
vạy dấm duí cho nó vài đồng.
Bà nói mãi. Giang đành chấp nhận mang theo quà của mẹ, ngoại trừ trái
cây hoa quả quá nặng nề. Nhưng bà bắt buộc cầm đi mấy cân bột, đậu xanh
và ít đường thẻ. Bà bảo trong tù chúng nó thiếu thốn nên thèm ngọt. Nhà
có sẵn, ráng mang đi cho bạn bè anh em nó có dịp “liên hoan”. Thằng Quốc
đang lúc rảnh rỗi, cũng sẵn sàng lên rừng. Có nó đi theo giúp đỡ, Giang
quyết định cho con đi cùng.
Thằng Xuân chưa đầy ba tuổi nhưng lanh và ngoan, có thể yê n tâm.
Nên cho nó biết mặt bố. Kỳ trước lên rừng, nó chưa được đi vì nàng chưa
biết rõ đường đi nước bước. Bây giờ đã có kinh nghiệm, thêm thằng Quốc
bên cạnh. thêm tay thêm chân. Thoại chỉ mới gặp con một lần ở Trảng Lớn.
Lúc ấy, thằng Xuân mới mấy tháng chưa biết gì.
Hai cái ba lô đã chất cứng, đồ đạc bên ngoài vẫn còn nhiều, không biết
nhét vào đâu. Thứ nào nàng cũng thấy cần cho chồng. Quà cáp của bố mẹ và
thuốc men tối cần thiết không thể thiếu, dầu ăn, bột ngọt,tôm khô mặt
hàng tồn trữ chiến lược không thể bỏ lại. Còn mấy gói thuốc lá và bánh
thuốc lào này thì tính sao?
Giang
thấy dạo sau này Thoại ngày càng ốm yếu, ho hen luôn miệng, muốn khuyên
chàng bỏ hút thuốc đi mà biết nói như thế nào? Rừng núi khí hậu thời
tiết lạnh lẽo, thân phận người tù, xa vắng gia đình, cha mẹ vợ con đã
nhiều năm, rượu chè đã không có, chỉ còn làn khói thuốc cho ấm lòng, vơi
đi nỗi nhớ nhung gia đình. Bỏ thì thương, vương thì tội.
Vả lại, không có thuốc lào thuốc lá thật thì họ lại đi hút vớ vẩn những
lá cây rừng độc hại thì còn nguy hiểm hơn. Thoại đã chẳng từng kể anh và
các bạn tù đã dùng xác bã trà làm thuốc hút đó ư? Trà khô được pha uống
đến khi nước pha trắng gần như nước lã mới đem phơi khô, tẩm vào nước
điếu đen thui để thành thuốc hút, chẳng ngon thì, “không mỡ xài đỡ đèn
cầy”, cũng tạm ấm lòng “ngục sĩ trong khi vắng nhà”. Xong được mấy món đồ lại lo chuyện giấy tờ.
Việc
làm trong tổ hợp và đơn nghỉ phép đã có Thu lo giùm. Con nhỏ bạn gái
chưa chồng, còn thong thả nên giúp bạn nhiệt tâm. Còn lại cái giấy phép
đi đường từ mấy ông ‘kẹ’ ngoài phường là khá rắc rối.
Ai đời cả năm mới xin phép đi thăm nuôi chồng một, hai lần mà y như
rằng, cứ thấy nàng ló mặt ra tới là chúng hạnh hoẹ đủ thứ. Nào là mọi
việc đã có nhà nước lo, cô không phải lo, phải để cho chồng yên tâm học
tập mới có kết quả, cứ thậm thụt lên xuống thăm nuôi thế thì làm sao
tiến bộ? Nào là đi hoài như thế mất bao nhiêu công lao động. Ai cũng như
cô thì còn ai xây dựng đất nước? Lần nào cũng phải đấm mõm cho bọn
chúng, khi thì vài gói Samít, lúc dăm bao trà Thái Đức chúng mới chịu
cấp giấy cho, còn ra giọng nhân nghĩa: - Nể lắm mới ký cho đó. Mấy phường khác thì còn lâu nghe chửa…
Ra khỏi cánh cổng ủy ban, nàng còn nghe tiếng cười đểu của bọn chúng: -
ĐM lũ nguỵ quân Sài Gòn Chúng nó ăn bơ thừa sữa cặn của đế quốc quá
nhiều. Hèn chi vợ con chúng đứa nào cũng trắng da dài tóc. Từ nay cho
chúng bay chết cả nút…
Xong xuôi giấy tờ, Giang chuẩn bị đi ngay. Nàng cùng em và con ra bến xe
thật sớm. Thời buổi này, cái gì cũng của dân, do dân làm chủ, nhưng chủ
chỉ đuợc phép ngó, không được phép rờ. Phải ưu tiên cho đầy tớ của dân
là cán bộ, bộ đội. Bỏ tiền ra mua vé xe cũng ưu tiên cho cán bộ, thừa ra
mới tới dân. Không sao, Giang biết cách xoay xở. Chỉ cần bỏ ra ít tiền
lẻ cho người bán dạo hàng quanh bến xe là có vé chợ đen. Bọn cửa hàng
thông đồng với đám viên chức cán bộ lợi dụng sự ưu tiên để mua giành hết
vé, đem tuồn ra ngoài kiếm lời chia nhau, thành ra dân có chầu chực ba
bốn ngày liền cũng chưa chắc có vé.
Chuyện đểu cáng thế nhưng lúc nào bọn chúng cũng giả bộ liêm chính,
miệng lưỡi toàn là đạo đức cách mạng. Rặt một bọn vô liêm sỉ. Chiếc
xe khách dồn người nêm như cối, không còn chỗ cựa. Hành khách leo lên
ngồi cả trên mui, mừng vì may mắn có được một chỗ. Chị em Giang và con
bị nhét vào giữa lòng xe nên không nhìn thấy quang cảnh bên đường. Của
đáng tội, sau vài năm “giải phóng”, đất nước rặt một màu xám tro. Có còn
gì khác để mà nhìn ngắm. Đâu đâu cũng một cảnh nhà cửa điêu tàn, cây
cối xác xơ.
Càng
đi xa Sài Gòn càng thấy sự hoang sơ tiêu điều của những vùng được mệnh
danh là vùng kinh tế mới. Thật là thành quả. Giang nghĩ: hoa hôi kết
thành quả đắng. Chiếc xe cũ kỹ già nua, bò ì ạch, thở hổn hển. Mãi rồi
cũng lết được tới khu kinh tế mới Minh Hưng, điểm đến cuối cùng khi mặt
trời đã bắt đầu ngả về Tây. Xuống xe, Giang cùng em và con bước vào một
quán nước bên đường.
Nỗi
lo lắng bắt đầu dâng lên. Khi còn ở nhà, vì hăm hở muốn gặp chồng để
biết đau ốm ra sao, phần vì những lo âu khác, nàng quên đi cái khó khăn
này: đường còn xa, phương tiện chuyên chở không có, phải xoay xở ra sao?
Phải ngủ trọ lại một đêm rồi sáng mai lên đường? Vùng này kiếm ra một
chỗ trọ cho ba người không dễ. Thằng Quốc liều mạng bàn là cứ đi, mười
giờ đêm đến là cùng chứ gì? Thấy được nỗi khó khăn của người đàn bà trẻ, người chủ quán thương hại:
- Để tôi hỏi thằng con trai tôi coi nó chịu dẫn đường giúp không? Nó vẫn hay giúp đỡ bà con mình ở thành phố lên. Có nó quen đường quen xá ở xó rừng này mới đi được. Tội nghiệp thằng nhỏ. Lâu nay chịu cực chịu khổ đã quen. Có hôm nó phải đi suốt đêm, gần sáng mới về tới nhà. Giang mừng rỡ theo chủ nhà đi điều đình với người con. Giá cả thoả thuận xong xuôi, họ ăn uống qua loa rồi chuẩn bị lên đường ngay. Cậu con trai dẫn đường cùng Quốc mỗi người một ba lô, còn Giang bế con.
- Để tôi hỏi thằng con trai tôi coi nó chịu dẫn đường giúp không? Nó vẫn hay giúp đỡ bà con mình ở thành phố lên. Có nó quen đường quen xá ở xó rừng này mới đi được. Tội nghiệp thằng nhỏ. Lâu nay chịu cực chịu khổ đã quen. Có hôm nó phải đi suốt đêm, gần sáng mới về tới nhà. Giang mừng rỡ theo chủ nhà đi điều đình với người con. Giá cả thoả thuận xong xuôi, họ ăn uống qua loa rồi chuẩn bị lên đường ngay. Cậu con trai dẫn đường cùng Quốc mỗi người một ba lô, còn Giang bế con.
Thỉnh
thoảng mỏi tay lại cho thằng Xuân xuống đi bộ. Chỉ mới hơn năm giờ
chiều mà trời đã choạng vạng. Ở rừng trời mau tối, người ta bảo vậy.
Nàng rất mệt mà vẫn không dám nghỉ nhiều, con đường như dài vô tận. Hai
chị em lúc này luân phiên thay đổi, khi thì đeo ba lô, khi bồng thằng
Xuân. Nàng hơi hối hận đã mang con theo. Hai tay mỏi rã rời, hai chân
như buộc chì không cất lên nổi. Đoạn đường, theo cậu dẫn đường chưa được
phần ba. Trời đã thẫm màu. Cậu dẫn đường đi chặt nứa làm đuốc. Kinh
nghiệm đi rừng, lúc nào cũng phải có dao trên tay, cậu bảo thế. Đêm đã
về,thằng Xuân sợ hãi không rời mẹ ra nữa.
May mắn có một chiếc xe chạy ngang. Chiếc xe quân đội trên sư (đoàn) đi
công tác bị hư dọc đường, khách đã chuyển qua xe khác về trước. Bây giờ
xe mới sửa chữa xong quay về. Chiếc xe trống rổng dừng lại cho quá
giang.
Người
bộ đội lái xe còn đủ tình người để thông cảm cho đám người bơ vơ giữa
rừng đêm. Giang cám ơn và trả tiền cho cậu bé dẫn đường để cậu quay về
nhà, còn ba người leo lên xe. Đến
trại cải tạo Thoại đang ở, trời đã hoàn toàn tối mịt, sương đêm rơi
xuống ướt lạnh bờ vai, người lái xe dừng lại cho ba người xuống. Giang
không quên lục tìm gói thuốc thơm biếu, cám ơn anh đã giúp đỡ. Người bộ
đội cười nói không có chi, chúc gặp người thân vui vẻ rồi từ giã phóng
xe đi. Anh về sư, còn phải đi thêm một quãng nữa.
Giang nhìn quanh. Bên tay phải ngay chỗ xuống xe, mấy dãy nhà lợp tôn.
Là bộ phận khung (khung=ban chỉ huy một trại cải tạo thường cấp tiểu
đoàn).
Những
tấm tôn mà kỳ thăm nuôi trước, Thoại đã kể cho nàng nghe: đó là những
tấm tôn vấy máu anh em cải tạo. Số là khi còn ở tại trại tập trung cải
tạo Trảng Lớn, trại tù này trước đây do sư đoàn 25 bộ binh Mỹ thiết lập,
sau năm 1972, họ rút về nước đã trao lại cho sư đoàn 25 bộ binh quân
lực VNCH sử dụng làm căn cứ. Sau tháng Tư 1975, quân chính quy Bắc Việt
tiếp thu đã sử dụng làm một trong những trại tập trung cải tạo Sĩ Quan
Miền Nam VN trình diện tại Sài Gòn và vùng phụ cận. Gần hai năm trời tại
trại với rất nhiều biến chuyển, những ông cai tù, người từ phía bên kia
nhìn thấy cảnh ‘phồn vinh giả tạo’ của miền Nam đã có rất nhiều sáng
tạo. Khởi đầu là phong trào “tam đê” gồm có đài, đồng, đạp. Mỗi người
phấn đấu để có một xe đạp làm chân, một đồng hồ trên tay và cái đài trên
vai. Đó là thế hệ xã hội chủ nghĩa nhuốm màu tư bản sơ khởi. Khi phong
trào đã lắng dịu thì đến chiến dịch “bốn vê”: vào, vơ,vét, về.
Sau
một thời gian vơ vét hết mọi thứ, kể cả những mảnh vụn kim khí từ những
chiếc trực thăng, mang về cho một lực lượng lao động”chùa” khổng lồ,
đám sĩ quan tù cải tạo giũa gọt, vẽ khắc, đánh bóng, làm thành những món
quà quý giá như gương lược, kẹp trâm, những bộ điếu cày chạm trổ tinh
vi. Đến cả những tấm ghi sắt lót làm sân bay cũng được gỡ sạch để phục
vụ cho các “anh hùng cách mạng.” Khi
không còn gì để vơ vét, đêm nằm vắt trán suy nghĩ, nhìn lên nóc nhà họ
thấy toàn là tôn. Hướng mắt về phía cửa sổ, bên ngoài là những bãi mìn
phòng thủ nằm giữa những lớp kẽm gai, cỏ tranh mọc tốt cao quá đầu
người. Lại suy nghĩ. Cỏ tranh này miền Bắc có lợp nhà thật tốt. Ở đây
bọn Mỹ Nguỵ toàn lợp mái bằng tôn. Giời ơi!
Nghĩ
ra rồi, của ở trên đầu này chứ còn ở đâu nữa. Trong đầu của người cán
bộ, những tấm tôn đã biến thành những hòm lớn hòm nhỏ, mai này đi phép
mang về nhà thì quý vô cùng, tiện lợi lại bền hơn gỗ. Miền Bắc hiếm tôn
thì chắc chắn có giá. Đúng là sáng tạo. Cụ Mác cụ Lê nói thì chẳng sai.
Cám ơn các cụ. Nhờ tư tưởng của các cụ đã soi sáng cho đàn cháu biết tư
duy.
Bộ phận khung nhất trí soạn thảo kế hoạch. Chỉ tiêu được đề ra: thi đua
lao động lập thành tích mừng sinh nhật ‘Bác’. Quyết tâm đạt được mười
ngàn bó tranh. Sau khi đã cắt hết tranh phía trong trại, kể cả quanh sân
bay cũng chỉ được một phần ba, bộ phận cho lệnh tiến công ra ngoài rào,
tức đi vào khu vực có gài mìn bẫy. Tranh tai đây cao và rất dầy. Cắt
được hết thì không phải tới mười nghìn, mà có thể năm bẩy chục nghìn
cũng có dư. Còn mìn bẫy thì sao? Có người hỏi. Dễ lắm, thủ trưởng nói:
bảo đám tù cẩn thận, vừa cắt tranh vừa để mắt cảnh giác một tí có sao.
Chính
trị viên tiểu đoàn còn mạnh miệng hơn: Bọn nguỵ quân nguỵ quyền tội ác
ngập đầu, được tha chết đã may mắn nhiều. Chúng mình ngày trước còn gian
lao nguy hiểm gấp vạn lần ấy. Rồi có sao đâu. Thôi. cứ thế mà làm.
Lên giao ban nhận lệnh từ khung, anh em tù giật nẩy mình. Vài người đi
vào bãi có sơ đồ, có dụng cụ dò mìn còn lo lắng, huống chi hàng mấy trăm
con người hỗn độn đi vào lao động trong một vùng cỏ dầy chi chit che
kín hết các dấu hiệu mìn bẫy, lẫn vào cỏ không nhìn thấy nhau, chết là
chắc.
Lệnh trên đưa ra không thể không thi hành, bị ghép vào tội nổi loạn,
chống lại cách mạng tập thể cũng chết. Thi hành thì. Mọi người vô cùng
lo lắng, cầu trời khấn phật sao cho tai hoạ không xảy đến cho mình. Thật
ích kỷ nhưng trước một cái chết vô lý chắc chắn biết nói gì?
Hậu quả của buổi sáng lao động hôm ấy thật kinh hồn: chỉ sau hai giờ
làm việc, một tiếng nổ long trời lở đất, tám mạng người ra đi, không ai
trong số còn nguyện vẹn thi thể.
Sự
sợ hãi lên đến cao độ khi nhận lệnh đi thu nhặt xác bạn bè tử nạn. Cũng
may tiếng nổ làm quang đi vùng cỏ chung quanh. Buổi lao động được hủy
bỏ. Sau ít ngày nghỉ ngơi cho công tác chôn cất những người xấu số,
người sống sót lấy lại tinh thần, cán bộ khung vẫn tiến hành kế hoạch
với một phương thức khác an toàn và nhân đạo hơn. Họ dùng xe chở đán
người tù cải tạo đi về phía Cà Tum,Núi Bà. Ở vùng này có rất nhiều đồi
tranh, xa xôi, tốn kém xăng dầu nhưng đỡ tốn máu.
Dù
mở miệng ra là nêu cao chuyên chính vô sản, ca tụng sự tốt đẹp cũa con
người xã hội chủ nghĩa, bản năng tham tư của cán bộ bộ đội ngày càng
phát triển mạnh hơn. Càng ở lâu thì càng tham. Khi có lệnh chuyển trại
lên rừng, các doanh trại được giao lại cho đơn vị khác, số tranh chưa
cắt đủ thay thế tôn, nhưng tôn vẫn được tháo gỡ xuống hết để mang theo.
Số tranh có sẵn được giàn trải ra thật mỏng cho đủ che kín mái. Vì vậy,
khi hoàn thành, ở trong nhà không khác chi ở ngoài trời.
Khi đơn vị mới tới, làm sao họ ở? Có anh ngứa miệng hỏi. Đó là việc của họ, cán bộ trả lời, dĩ nhiên, họ lại sáng tạo, lao động vinh quang là ở chỗ này. Tôn mang lên rừng để lợp mái cho bộ phận khung, để gò thành hòm lớn hòm nhỏ cho cán bộ. Làm nhà cho khung xong mới tranh thủ dựng trại cho anh em. Lại sáng tạo. Không có cỏ tranh, nhưng rừng có đầy tre nứa, lồ ô. Đốn tre đốn gỗ về dựng nhà, mái và vách lợp bằng nứa đập dập đan vào nhau thành những tấm phên.
Khi đơn vị mới tới, làm sao họ ở? Có anh ngứa miệng hỏi. Đó là việc của họ, cán bộ trả lời, dĩ nhiên, họ lại sáng tạo, lao động vinh quang là ở chỗ này. Tôn mang lên rừng để lợp mái cho bộ phận khung, để gò thành hòm lớn hòm nhỏ cho cán bộ. Làm nhà cho khung xong mới tranh thủ dựng trại cho anh em. Lại sáng tạo. Không có cỏ tranh, nhưng rừng có đầy tre nứa, lồ ô. Đốn tre đốn gỗ về dựng nhà, mái và vách lợp bằng nứa đập dập đan vào nhau thành những tấm phên.
Đó là cảnh những ngày đầu mới lên rừng lao động.
Thoại đã kể cho nàng nghe như thế. Nàng đã ngậm ngùi thương cảm những
người bất hạnh và gia đình của họ. Những người thân mãi mãi không bao
giờ trở về chỉ vì những tấm tôn chẳng đáng giá là bao. Giờ sau vài mùa
mưa nắng, những tấm tôn lợp trên khung đã bắt đầu han rỉ, trông như một
chứng tích đẫm máu của tám người bạn tù nằm xuống trên đất Trảng năm
nào.
Giang bước vào dãy nhà lợp tôn được gọi là bộ phận khung, hay ban chỉ
huy trại để trình giấy tờ xin thăm nuôi đột xuất. Được biết thật bất ngờ
là hầu hết anh em tù cải tạo đã có nhiệm vụ mới, được chuyển đến một vị
trí sâu hơn phía trong cho công tác chuẩn bị xây dựng một nhà máy làm
bột củ sắn (khoai mì) lớn nhất Động Nam Á Châu. Họ đã di chuyển cách đây
hai ngày, chỉ còn một số ít anh em ở lại phụ giúp tháo gỡ (lại tháo gỡ)
bộ phận khung mang đến vị trí mới. Hoàn tất xong sẽ đi sau.
Họ
cho phép gia đình nàng tạm trú ngụ trong khu nhà thăm nuôi gọi là nhà
khách, đồng thời khuyến cáo hôm sau nên quay trờ về vì đợt thăm nuôi
chính thức chưa đến. Thật đau lòng biết bao. Chịu đựng đũ mọi gian khổ
cốt để gặp chồng lại không toại nguyện. Giang ôm con vào lòng mà khóc.
Có lẽ trời còn thương. Một số anh em cải tạo còn ở lại thấy khu nhà
khách có ánh lửa thì họ mò đến. May mắn hơn nữa, trong đó có Quang,
người bạn lính cùng đơn vị với Thoại ngày xưa. Chính hai người đã cùng
nhau đi trình diện cải tạo, do đó đang ở tù chung một trại. Quang sắp
xếp chỗ ăn ở cho gia đình nàng. Cơm nước của tù chẳng có gì, ít bo bo và
củ mì ăn với nước muối và lá tàu bay. Giang đem con xuống dòng suối rửa
ráy qua loa. Nước suối lạnh như nước đá, dù bụi bám đầy người cũng
chẳng tắm rửa nổi. Thấy bọn Quang loay hoay với nồi sắn luộc, nàng bảo
Quốc lấy trong ba lô ra con gà rán sẵn thơm phức, gói xôi đậu xanh cùng
ít bánh nếp mẹ chồng làm, bà biết Thoại thích bánh này của mẹ. - Mời anh Quang, các anh đến dùng cơm với chúng em. - Thôi chị ạ! Gia đình chị cứ tự nhiên đi, Quang nói.
Tụi tui kham khổ quen rồi. Với lại, để phần cho thằng Thoại nữa chứ. Vợ con lên thăm mà không có gì nó buồn chết. -
Đừng ngại các anh ạ! Các thứ này Giang mang theo để dùng trong ngày
thôi. Đến mai sẽ thiu thối hết. Các anh ăn thì cũng như anh Thoại thôi.
Ảnh không được ăn là tại số ảnh xui không có mặt hôm nay. Vả lại, em có
ít thuốc men và đồ khô, không gặp được chồng thì có lẽ phải nhờ mấy anh
chuyển đến giùm. Quốc ơi! chị có mang cà phê trong túi, em mang ra pha
mời các anh uống đi em.
Quang và các bạn không khách sáo nữa. Tất cả cùng ngồi xuống vừa hỏi
thăm chuyện thành phố, tin tức bên ngoài, vừa thưởng thức cái bùi của
nắm xôi, miếng thịt gà vừa béo vừa thơm. Thích nhất vẫn là hương vị của
ly cà phê đen thật đậm kèm theo điếu thuốc thơm ấm cúng. Nước sôi nấu
trong hộp qui gô có quai xách, vợt lọc cà phê làm bằng bao cát, vẫn
không kém phần thú vị giữa cái lạnh núi rừng.
Tin tức vẫn chẳng có gì lạ. “Vũ như Cẫn” Thời gian như ngưng lại. Đời sống khó khăn hơn. Mọi việc ngày càng xấu đi.
Quang thấy mẹ con nàng lặn lội thật vất vả mới lên được tới đây mà
không gặp đuợc chồng thì quá tội nghiệp. Anh nhất định cùng các bạn bàn
cách để hai người gặp gỡ nhau. Họ bàn thảo một hồi. Cuối cùng đi dến
quyết định.
Ngày mai Quang thức dậy thật sớm, khoảng bốn giờ sáng đi lên trại mới.
Đường đất khá xa, đi và về cũng mất hơn ba giờ. Quang sẽ báo cho Thoại
biết có gia đình lên thăm. Trại mới chưa có nhà cửa rào dậu gì, chắc
chắn mọi người đang trong công tác chặt cây, lấy gỗ về làm nhà. Quang
bảo: -
Tao sẽ ráng đi nhanh chân để về sớm trước giờ lao động. Tuy nhiên, lỡ
có về muộn chút đỉnh thì tụi bay tìm cách bao che. Được rồi, chị Giang
chuẩn bị ngay một mớ đồ dùng vào ba lô tôi mang đi trước cho Thoại.
Riêng
chi sau tám giờ lên khung xin lấy lại giấy tờ, cho họ biết không gặp
được chồng, chị quay trở về nghe không? Nhớ làm sao đừng để họ nghi ngờ
và đoán biết kế hoạch của chúng ta, lôi thôi lắm. Sau đó chị giả vờ đi
ngược trở về phía Minh Hưng. Khi đã đi xa thoát khỏi tầm mắt của họ, tôi
sẽ đón chị đi vào rừng, chúng ta dùng lối mòn mà chúng tôi thường đi
lao động ở phía sau trại, khoảng chừng hai cây số lại trổ ra con lộ lớn.
Tới đây đã khá an toàn.Tôi đưa chị đi thêm một quãng đường nữa rồi quay
trở lại. Chị cứ tiếp tục đi tiếp. Trong khi Thoại ở đầu bên kia đi
ngược trở lại. Trên đường đi, chị sẽ gặp một trại cũ, anh em cải tạo đã
dơì đi, bây giở trở thành một đơn vị sửa chữa công xa.
Bộ đội đóng ở đây ít khi hỏi han tới tù cải tạo, dường như họ không có
nhiệm vụ với tù. Sát lề đường gần cổng trại này có một quán nước gọi là
căng tin.
Chủ
quán là người dân thường được phép đến làm ăn liên hệ với bộ đội, thỉnh
thoảng tiếp cả khách cải tạo nếu ai có dịp đi qua., bộ đội cũng không
ngăn cấm. Chị vào quán ngồi uống nước quay mặt ra đường. Ai hỏi chuyện
cứ bịa đại là thăm chồng đi nghĩa vụ. Khi nào Thoại đi qua, nó liếc vào
quán sẽ thấy chị ngay. Tôi sẽ dặn nó khi đi qua quán, nhìn thấy chị rồi
cứ tiếp tục đi thẳng. Chờ cho Thoại đi xa khoảng hơn trăm mét, chị hãy
trả tiền rồi ra khỏi quán đi theo. Làm sao để nếu có người ngồi trong
quán lúc đó không nghi ngờ. Ở một vườn sắn thật rậm rạp um tùm cách đó
khoảng nửa cây số có một cái chòi nhỏ nằm rất sâu bên trong. Cái chòi do
bọn tù cải tạo chúng tôi dựng lên tránh mưa nắng khi đi lao động, bây
giờ bỏ hoang, có sửa sang lại để làm điểm hẹn bí mật cho những chuyện
thăm nuôi đột xuất như vầy. Chòi nằm giữa rẫy nên rất kín đáo.
Thoại
sẽ đón chị vào đó. Nhớ đừng để ai nhìn thấy chị gặp Thoại. Cũng nhớ
nhìn trước nhìn sau truớc khi bước vào bìa rừng. Bây giờ bọn mình về
trại cho chị và cháu nghỉ ngơi. Cố làm theo đúng kế hoạch. Bây giờ chị
đưa ba lô hành lý đây tôi mang đi truớc. Quang và các bạn chào tạm biệt
ra về. Kế
hoạch được tiến hành như dự định. Quang báo cho Thoại biết trước và trở
lại kịp giờ lao động, rồi đưa gia đình Giang đi vào lối mòn tắt trong
rừng. Sau đó ra lộ đi kèm thêm một đoạn nữa rồi phải từ giã. Hai chị em
tiếp tục con đường. Thằng Quốc dường như qua một ngày vất vả hôm trước,
không còn bao nhiêu sức, Giang phải chia bớt túi đồ cho nó, trong khi
vẫn phải trông chừng con. Đường đồi lên đèo xuống dốc thật khổ. Đi vài
chục bước lại phải dừng lại thở.
Mãi
rồi cái quán bên đường cũng hiện ra. Mừng vui hiện lên khoé mắt, Giang
dẫn em và con vào giải khát, nghỉ ngơi, chờ chồng. Bên trong có mấy
người bộ đội ngồi uống nước trà hút thuốc đưa đẩy cười nói với cô gái
bán quán trông còn rất trẻ. Thấy bọn Giang bước vào, họ ngưng nói, mắt
hướng về nàng có ý nghi ngờ. Nhưng họ không nói gì.
Giang ngồi vào cái bàn ngay cạnh cửa, giả bộ chăm sóc con ăn uống. Kỳ
thực, đôi mắt cứ liếc nhìn ra đường trông ngóng. Thỉnh thoảng, một hai
người tù cải tạo ăn mặc rách rưới, trông thật tang thương, trên tay ai
cũng có một dao rựa lớn đi lướt qua nhưng không phải Thoại. Ngồi đã khá
lâu, nàng cảm thấy bồn chồn. Đám bộ đội cũng đã bỏ đi. Đến
lúc ấy, Thoại mới chợt hiện ra, cũng áo quần rách bươm, cũng con dao
rựa trên tay. Anh liếc nhẹ vào quán rồi tỉnh bơ đi thẳng. Quốc thì thầm:
“Ảnh tới rồi đó, chị thấy chưa?” - Thấy rồi! Đừng nói gì hết. Để anh đi một quãng xa đã, kẻo tụi nó nghi.
Nhìn thân hình tiều tuỵ trong bộ đồ ăn xin của chồng, Giang thật mủi
lòng. Những kỳ thăm nuôi chính thức trước dù sao cũng còn khá tươm tất.
Lúc này đang giờ lao động, phải ăn mặc như người đi lao động không thì
lộ chuyện. Thật là buồn. Vợ lên thăm chồng mà gặp nhau không dám gọi.
Nàng muốn bật khóc mà không dám, chỉ đưa nhẹ khăn tay lên lau mắt như có
hạt bụi vướng vào. Ôi! Có thời đại nào người hãi sợ người như cái thời
đại này. Vợ chồng thân yêu đầu ấp tay gối, gặp nhau phải làm ngơ như
người xa lạ. Chờ
cho Thoại đi khuất, nàng mới trả tiền bước ra khỏi quán. Tính đi ngược
lại với hướng của Thoại một đoạn rồi mới băng rừng trở ra như dự tính,
nhưng sao chân lại cứ theo bước chân chàng. Thì, một liều ba bảy cũng
liều, đến đâu hay đến đó.
Thoại dường như cũng không kiềm chế nổi tình cảm, anh đã quay lại, đến gần vợ con, nắm lấy cái túi xách trên vai nàng kêu khẽ: - Em! Con! Giang thổn thức: “ Anh ơi!” rồi nước mắt tuôn rơi. Thoại vội lên tiếng an ủi: - Đừng khóc, tụi nó nghi ngờ là khổ cả lũ. Để anh xách túi đồ đi trước vào vườn sắn. Em cứ thế mà đi theo nhé!
Rồi anh bỏ đi trước. Vườn sắn bỏ hoang, cỏ dại cao hơn đầu người mọc
chằng chịt xen lẫn với cây sắn. Đang cố vạch đường tìm vào cái chòi giữa
vườn, anh bỗng giật nẩy mình dừng lại. Loáng thoáng có tiếng người ở
phía chòi. Hoá ra là mấy tay bộ đội đi săn. Bọn họ lần theo dõi dấu heo
rừng về đào phá củ mì và tìm ra cái chòi.
Thật là tiện cho họ, có chỗ để ẩn nấp rình mồi.
Thật may, Thoại nghĩ, gia đình mình chưa vào tới, không thì đã lộ tẩy.
Không thể dùng chòi được nữa. Anh quay lui lại bảo Giang đừng tiến vào
sâu nữa. Đáng buồn, vợ con lên thăm mà không có một nơi chỗ yên ổn để
mừng rỡ, thăm hỏi, nói gì đến san sẻ tình nghĩa yêu thương. Đưa nhau đi
đâu bây giờ? Trở lại căng tin, mỗi cách ấy. Vừa đi vừa nói chuyện. Anh
dặn nàng nếu bị tra hỏi cứ trả lời túi xách nặng quá nhờ anh mang hộ nên
đãi anh ly nước, hai người không có quan hệ, Một tên bộ đội chạy đến
trước mặt anh lên tiếng hạch sách rất hách dịch như muốn ra uy: - Anh kia là cải tạo phải không? Đang giờ lao động sao lang thang ở đây? Có phải móc nối với gia đình thăm nuôi lén lút chứ gì?
Thoại tránh tiếng. Anh đưa con dao rựa ra trước mặt: -
Tôi đang đi lao động trong rừng kiếm cây về làm cột. Gặp chị ấy con nhỏ
lãi mang xách nặng nề nên giúp một tay, chứ không có liên hệ. Giang cũng đỡ lời: -
Em lên sư đây cán bộ ơi! Sắp tới sư chưa? Cán bộ chỉ giùm. Đang mang
xách nặng quá chưa biết làm sao thì có anh này giúp mang hộ. Tính lại
quán mời ảnh cốc nước trả công ý mà! Anh chàng bộ đội được người đàn bà gọi là cán bộ, ra vẻ mát lòng đổi thái độ: - À cũng sắp tới rồi, đi vài quãng nữa thôi. Chị có cần tôi giúp một tay? - Thôi, gần tới rồi thì không dám làm phiền cán bộ. Hắn bỏ đi miệng lầm bầm: “cha nào trên sư tốt số thế! Cứ như múi mít ấy”. Thoại không nói gì, nhìn chăm chú vào ly nước trên tay. Chờ hắn đi xa, anh nói nhỏ: - Đi đâu cũng gặp kỳ đà cản mũi, chán thật. Trong quán này tai vách mạch rừng, nói chuyện nguy lắm.
Thôi
mình đi ra, vừa đi vừa nói chuyện được đâu hay đó. Thuốc men đồ dùng
Quang đã đưa cho anh rồi. Gặp nhau lén lút thật bất tiện. Bố mẹ ra sao?
Cả bố mẹ em nữa? Quốc lớn bộn ha?Làm ăn thế nào? Cho anh gửi lời thăm
hỏi sức khoẻ mọi người. Nói ông bà cứ yên tâm, anh sẽ ráng giữ gìn sức
khoẻ, ráng sống để về với em và con, với gia đình. Thôi, đưa em và con
về. Có ở thêm cũng không gặp gỡ nói chuyện được. Theo anh biết, hàng
ngày quán này có chuyến xe ra vào thị xã, không biết phía Minh Hưng hay
Đức Hạnh. Em thử lại điều đình với chủ quán xem sao? - Đã lâu không gặp anh. Chưa nói với nhau gì hết đã bảo đi về? Anh đau ốm ra sao?Nói thật cho em biết để em liệu. Giang khóc, “Chả lẽ vừa gặp nhau đã từ biệt ngay?” - Đành chịu vậy! Hoàn cảnh này em biết. Anh thèm muốn được ôm em và con vào lòng một chút mà đâu dám.
Tụi
nó bắt gặp là cùm chân biệt giam, khổ vô cùng. Em hãy về. Chủ yếu mang
thuốc men đến được tay anh để có hy vọng chống chỏi bệnh tật, mới có
ngày về với em. Thôi chịu thua số phận đi, đợi dịp thăm nuôi chính thức
mình gặp nhau lâu hơn. Nói bố mẹ đừng lo lắng thái quá. Anh nhất định sẽ
trở về. Thoại
đã nói thế, Giang còn biết nói sao. Nàng đứng dậy trả tiền, tiện thể
hỏi thăm về chuyến xe hàng sắp tới để xin đi theo. Sáng mai mới có. Vậy
lại phải cuốc bộ ra thị xã chiều nay. Giữa rừng, chỗ đâu mà trú.
Mọi người kéo nhau ra khỏi quán. Đi
bộ một quãng,nhìn chung quanh vắng lặng không có ai, Thoại choàng tay
qua vai vợ hôn nhẹ lên mái tóc đượm mùi cháy nắng của nàng, ghì vội con
vào lòng thì thầm với nó:
Xuân con ơi! Ba nhớ thương mẹ và con thật nhiều. Con lên thăm mà ba
không thể nói chuyện với con ba thật đau lòng. Thôi con về nhớ ngoan
ngoãn cho mẹ vui nghe không? Nói với ông bà nội ngoại là ba nhớ ông bà
lắm. Mi tạm biệt ba cái coi nào!
Thằng bé còn đang ngẩn ngơ dãy dụa trên tay anh, người đàn ông đối với
nó vẫn còn xa lạ, gầy gò, rách rưới, lôi thôi như người ăn xin nó thường
thấy ngoài chợ. Ông lại còn ôm mẹ con nó vào lòng. Chưa kịp cất tiếng
khóc, bỗng dưng xuất hiện lù lù hai người bộ đội, một người hai mẹ con
mới gặp lúc sáng. Anh này quắc mắt lên: - A ha! Láo lếu thật. Lũ nguỵ dám qua mặt cách mạng. Vậy mà chúng nó bảo là không có quan hệ. Tội
lừa dối nhân dân, lừa gạt nhà nước nặng lắm có biết không? Đúng là bản
chất Mỹ Nguỵ khó mà gột rửa. Cần phải cho đi cải tạo mút chỉ mới sáng
mắt.
Cách
mạng đã cách ly gia đình để tạo cơ hội yên tâm học tập, mà còn lén lút
móc ngoặc với nhau. Này anh kia! Vi phạm nội qui của trại là mang tội có
âm mưu chống đối cách mạng, không thành tâm hối cải… Hắn
còn đang thuyết giảng, Thoại vội buông thằng bé xuống đất, quay qua nói
nhanh với vợ, “Kiếm đường về đi”, rồi chụp vội con dao dưới chân nhãy
phắt vào buị rậm trước mặt. Giang ôm lấy con, cùng đứa em trai đứng ngơ
ngác, bơ vơ giữa con đường đất đỏ bụi mờ. Thoại có lủi kịp không? Về
trại có sao không? Còn nàng, con nhỏ trên tay, về đâu đêm nay giữa núi
rừng bao la với sương đêm lạnh buốt?
Phương Duy
Cuối năm 2002 ( sửa chữa 05/2008)
Cuối năm 2002
NGUYỄN UYÊN * KÝ ỨC THUYỀN NHÂN
01 Tháng Năm 201710:40 SA(Xem: 175)
Express Newspapers/Getty Images
"Trái bom nổ rất gần làm má hết hồn nên má bỏ chạy," má tôi kể thế khi
bà hồi tưởng lại về tính đãng trí của mình giữa cuộc giao tranh. "Chạy
chừng 30 thước rồi mới phát hiện là má đang ôm cái gối, chớ không phải
ôm con," bà bẽn lẽn khúc khích cười.
Đó là vào khoảng ngày 30 tháng Tư năm 1975, tại Đà Nẵng, một trong những
thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của chiến tranh Việt Nam.Tôi thích thú nghe bà kể chuyện. Tôi chưa hề có giây phút nào cảm thấy bị bỏ rơi hay thiếu tình thương của má, nên chuyện má quên ôm tôi theo không làm tôi thắc mắc. Tôi chỉ kinh ngạc khi nghĩ tới má chạy vào vùng bom đạn để cứu đứa con gái mới 2 tháng.
Đây là câu chuyện đầu tiên về đời mình tôi được biết - câu chuyện của một đứa bé kẹt ở khúc quanh lịch sử; câu chuyện về tình thương vô điều kiện giữa mẹ với con; và câu chuyện trong giờ phút đất nước đổi chủ, con người trải qua những hệ lụy của chiến tranh.
Tôi đã biết sẽ mất má ngay cả trước khi bà ra đi. Không phải là tôi tiên tri gì. Hồi nào tới giờ, như anh tôi vẫn thường nói, tôi luôn luôn "để ý rất kỹ, nhiều khi tới mức làm người khác khó chịu."
Đó là 10 năm rưỡi sau khi tôi sinh ra đời.
Chúng tôi đang bập bềnh đâu đó ngoài khơi Việt Nam, trên một chiếc thuyền rách nát và quá nhỏ để cưu mang 31 mạng người, quá thiếu an toàn để vượt biển, chứ đừng nói tới mục tiêu đầy tham vọng là đến được nước Mỹ.
Má ôm cơ thể gầy gò và khô cằn của đứa em gái 1 tuổi rưỡi vào lòng, dưới ánh nắng nhiệt đới thiêu đốt. Bà nhìn nó chằm chặp một cách tuyệt vọng, làn da bị nứt nẻ của đứa bé do sức nóng, nước biển và khát. Má lúc đó đã mất ba đứa con rồi, và tôi thấy bà vuốt ve em tôi nhè nhẹ, dường như mong rằng hơi ấm và sự săn sóc dịu dàng của bà có thể giữ em tôi sống thêm vài phút nữa.
Khi em tôi trút hơi thở cuối cùng, mặt của má tôi chuyển từ một người mẹ bám víu vào niềm hy vọng mong manh, đến một người phụ nữ không còn lý do để sống nữa.
Má có thể nói bằng ánh mắt, và khi bà ngẩng mặt lên từ đứa em lúc đó đã chết để chuyển chầm chậm sang nhìn tôi, cho đến giờ phút này tôi chưa thấy cặp mắt nào buồn như thế, và tôi biết tôi sẽ mất luôn cả má. Tôi khóc dữ dội không kềm được, gần như tới độ bị co giật.
Bề ngoài, có vẻ như tất cả sự khổ đau của tôi là do cái chết của đứa em, nhưng tôi biết mình đang khóc cho cả em lẫn má.
Má luôn luôn là một người kiên cường - dẻo dai tuy trầm lặng - nhưng mặt bà lúc này không còn dấu hiệu kháng cự gì nữa. Con là tất cả, và bị mất bốn đứa con trong mấy ngày, cùng với viễn tượng sẽ mất thêm cả hai đứa con trai và tôi, là điều quá sức chịu đựng của bà.
Anh tôi phát hiện má đã chết trong giấc ngủ hai ngày sau đó. Bà lúc đó bằng tuổi tôi bây giờ. Em trai tôi cũng qua đời đêm đó. Và tôi mừng là má đã không phải chứng kiến cảnh em trai tôi chết.
Ngày 30 tháng Tư với tôi chưa bao giờ có ý nghĩa thắng hay bại.
Nó chỉ tượng trưng cho những cái chết oan uổng, cho những hy vọng và ước mơ bị dập tan.
Có người muốn tôi ủng hộ hay kết án phe này hay phe kia, Việt hay Mỹ.
Tôi không làm thế. Thay vào đó, tôi vững vàng sống trong một thế giới mà tôi không muốn mang chiến tranh đến với ai, và tôi làm những gì trong khả năng của mình để ngăn ngừa các hành động ác độc xảy đến cho người khác.
Đôi khi vì chúng ta đã từng làm nhân chứng cho cái chết, chúng ta trở nên sáng suốt hơn về cuộc sống. Tôi nghĩ điều đó đúng với tôi, và đã được lập lại nhiều lần.
Chúng ta nên vận động cho mọi người trên thế giới này đạt được một mục đích chung - sống một cuộc đời có ý nghĩa. Những gì còn lại chẳng có giá trị bao nhiêu, kể cả tiền bạc, quyền lực và danh vọng.
SON TRUNG * CUỘC LUẬN KIẾM TRÊN NON TẢN
SƠN TRUNG
Cứ ba năm một lần, vào ngày rằm tháng hai âm lịch, các bộ tộc ở miền núi
xứ Bắc thường tập trung tại núi Tản viên để luận kiếm. Tại miền Bắc có
khoảng 50 bộ tộc sinh sống như Thái , Thổ, Mán, Mường, Mèo, Nùng,
Hmong, Tày, Dao, Lô Lô, PuPéo, Rơ-măm, Brâu, Pà Thẻn, La Hủ, Vân Kiều,
Sán Dìu, Khơ Mú... . .Sự phân loại rất khó khăn và phức tạp. Ngay cả
trong bộ lạc Thái còn có Thái Trắng, Thái Đỏ, Thái đen; giống Mán có
Mán đồng tiền, Mán Hòa Bình; giống Tày Có, Tày Hay, Tày Men, Tày Mười,
Tày Xang; giống Mường có Mường Thanh Hóa, Mường Hòa Bình. Trong các bộ
lạc trên, Thái , Thổ, Mán, Mường, Mèo, Nùng, Hmong, Tày là tám bộ lạc
nổi tiếng hơn cả, đuợc gọi là bát đại sắc tộc.Tất cả dân tộc miền núi
này sống hoà hợp trong quốc gia Văn Lang, dưới sự lãnh đạo của vua
Hùng. Chính các dân tộc miền núi đứng ra tổ chức cuộc luận kiếm và họ
mời vua Hùng làm chủ tọa và làm trọng tài.
Võ nghệ thì có nhiều môn phái khác nhau nhưng trong thập bát ban võ nghệ, kiếm được coi là đứng đầu cho nên cuộc tranh tài của các đại cao thủ tại núi Tản đã lấy kiếm mà luận tài thử sức. Các bộ lạc đều được tham dự nhưng mỗi phái đoàn thường mang theo năm, mười người kể cả ngưởi tùy tùng.
Ngày luận kiếm đã đến. Trên một khoảnh đất rộng rãi trước đền thờ đức thánh Tản, người ta đã dựng một khán đài bằng gỗ lợp tranh để vua Hùng và các tộc trưởng các bộ lạc ngồi xem. Trước mặt khán đài là một đấu trường, là khoảnh sân cỏ rộng bằng một gian nhà, được vẽ một vòng tròn bằng vôi. Ở trước đấu trường, người ta làm một cái cổng tam quan kết bằng hoa và lá, xung quang cờ đuôi nheo bay phất phới. Trống điểm thùng thùng lúc khoan, lúc nhặt. Khi vua ngự đến, ban bát âm cử nhạc thánh thót. Các công chúa, các tiểu thư ngồi trên khán đài; còn các thiếu nữ người Mán, Mường, Mèo, Thái. . . mặc áo quần sặc sở tạo thành một bức tranh sống động ở xung quanh đấu trường. Các vệ binh phải cầm roi xua liên tiếp và nạt nộ ầm ĩ vì bọn thanh niên nam nữ xô đẩy nhau và đùa giỡn ở trước võ đài . Tiếng kêu gọi nhau ơi ới, tiếng khóc, tiếng cười, tiếng chửi rủa nghe lanh lảnh là đặc thù của ngày lễ hội.
Theo lệ cũ, bát đại tù trưởng thay nhau chủ trì cuộc luận kiếm. Người đứng ra phụ trách việc tổ chức kỳ này là Nông Vạn Phúc, tù trưởng người Nùng. Trước khi tham dự cuộc luận kiếm, mỗi bộ lạc phải chọn một kiếm khách tài giỏi nhất, và một kiếm khách dự khuyết. Các kiếm khách các bộ lạc từng đôi thi tài, cuối cùng lấy ra tám đại cao thủ. Trước hết bốn cặp đấu với nhau, sau đó thành hai cặp đấu với nhau, và cuối cùng là một cặp đấu với nhau. Ai thắng sẽ trở thành đệ nhất cao thủ của Văn lang quốc.
Khởi đầu, có 30 đấu thủ bắt thăm đấu từng đôi một. Đợt hai còn bảy cặp đấu với nhau. Đợt ba còn bốn cặp đấu với nhau.
Khởi đầu đợt ba, Đèo Vân Long đấu với Uông Thanh Lâm. Sau khi bái tổ và cúi đầu chào nhau, cả hai liền trổ tài. Cả hai là tù trưởng, là thanh niên trai tráng khoẻ mạnh. Đèo Vân Long người Tày sử dụng song kiếm, tiến thoái nhịp nhàng và múa như vũ bão. Uông Thanh Lâm, người Thái trắng dùng trường kiếm, thủ nhiều hơn công. Cả hai đều đóng khố, ở trần trùng trục như hai con bò mộng. Đấu hơn nửa buổi không phân thắng bại. Ban tổ chức phải ra lệnh đình hoãn để hai bên nghỉ ngơi và dùng bữa trưa. Giờ mùi, hai bên tiếp tục lên võ đài. Uông Thanh Lâm thay đổi chiến thuật. Chàng tấn công như vũ bão khiến Đèo Thanh Long phải lùi bước. Vì bất cẩn, Đèo Thanh Long trợt chân té xuống. Trong nháy mắt, Uông Thanh Lâm kề kiếm vào cổ khiến Đèo Thanh Long phải đầu hàng.
Hiệp tiếp theo, Nông Xin Phát, người Nùng đấu với La Hiêu Xình người Thổ. Cả hai đều đóng khố, để đầu trần, đI chân đất. Cả hai dùng song kiếm. La Hiêu Xinh thuộc phái hầu kiếm, y nhảy tả sang hữu, rồi lăn lộn dưới đất chém vào hạ bộ của Nông Xìn Phát những nhát kiếm ác liệt khiến Nông Xìn Phát nhiều phen luống cuống. Cuối cùng La Hiêu Xinh nhảy từ trên cao xuống chém đứt tai Nông Xìn Phát và kết thúc trận đấu.
Trận tiếp theo nữa là Ra Com Xay người Mán đấu với Giàng A Sáo người Mường. Cả hai là tù trưởng già nua tóc bạc nhưng còn vẻ tiên phong đạo cốt. Ra Com Xay mặc áo cộc đỏ, quần cộc xanh, đầu trùm khăn lam. Giàng A Sáo thì đóng khố, đi chân đất. Sau khi chào hỏi nhau xong, cả hai rút kiếm và thủ thế. Sau vài khắc, cả hai vẫn ghìm kiếm và im lặng gườm nhau. Bỗng Ra Com Xay hét lên một tiếng và xông vào Giàng A Sáo . Cả đấu trường, người ta nghe một tiếng thét rùng rợn. Đồng thời người ta thấy cả hai người rời nhau ra và ngã xuống đất. Cả hai đã bị chém vào đầu. Cuộc đấu kết thúc bằng cái chết của hai tù trưởng kiêu hùng.
Trận cuối do Cầm Thanh Khao lão nhân người Hmong đấu với Lò Xây Xây đạo nhân người Mèo. Cầm Thanh Khao lão nhân mặc trường bào trắng , thắt lưng đỏ, đi chân đất còn Lò Xây Xây mặc áo ngắn màu xanh, quần đen, thắt lưng đen, đi hài tía. Sau khi bái tổ và chào hỏi nhau, cả hai tiến đánh như vũ bão. Sau một ngày trời bất phân thắng bại, cả hai được ban tổ chức cho nghỉ ngơi để hôm sau tái đấu. Khoảng giờ thìn hôm sau, cuộc đấu tiếp diễn. Cầm Thanh Khao vừa ôm bầu rượu vừa tấn công đối thủ trong khi Lò Xây Xây ung dung cầm quạt phe phẩy như đang dạo chơi trên bờ sông. Đến giờ ngọ, cả hai vẫn đồng cân sức. Mặt trời lên cao, không khí oi bức. Cầm Thanh Khao nâng bầu rượu lên uống một hớp như đang làm thơ trong một vườn hoa.
Bỗng một thoáng, Cầm Thanh Khao nhảy chồm tới, miệng phun rượu vào mắt Lò Xây Xây đạo nhân, tay múa kiếm quyết chém ngang lưng đôi thủ . Cùng lúc này, Lò Xây Xây đạo nhân chỉ quạt về phía Cầm Thanh Khao lão nhân, người ta thấy năm sáu mũi kim từ quạt bay ra. Trong khi Cầm Thanh Khao lão nhân co rúm người và run bần bật thì Lò Xây Xây đạo nhân nhảy lùI ra sau ôm mặt nhăn nhó. Một bên trúng kim độc, một bên trúng rượu độc, ban tổ chức phải đem cả hai vào hậu trường cấp cứu. Sau đó ban tổ chức tuyên bố bãi bõ tư cách kiếm khách cả hai vì đã dùng hành vi ám toán đối thủ.
Chung kết là Uông Thanh Lâm đấu với La Hiêu Xình. Cuộc long tranh hổ đấu xảy ra hai ngày vẫn bất phân thắng bại. Ban tổ chức phải đưa ra ý kiến là tổ chức thi văn bổ túc.
Cuộc thi võ đã kết thúc, ngay chiều hôm đó, võ đài đã biến thành một quang cảnh mới. Ngay trước ngự tọa, người ta trải bốn năm chiếc chiếu cạp điều. Ở chiếu giữa là chỗ ngồi của hai đấu thủ, còn xung quanh là chiếu của các giám khảo. Trên các chiếu người ta bày hương trầm, hoa, rượu, trà, bánh trái và thuốc lào. La Hiểu Xinh bốc thăm ưu tiên nên có quyền ra câu hỏi trước:
-Trên thế gian, cái gì mạnh nhất?
Uông Thanh Lâm đáp:
-Thanh kiếm là mạnh nhất.
La Hiêu Xinh nói:
-Thanh kiếm không mạnh nhất. Nếu thanh kiếm trở nên oai hùng là do sức lực toàn thân, nhất là sức mạnh cánh tay, và trí óc con người. Thanh kiếm chỉ là một công cụ vô tri, vô năng, vô lực.
Uông Thanh Lâm chất vấn La Hiêu Xình:
-Tôi trả lời, ông bảo là sai. Vậy theo ông cái gí có sức mạnh nhất trên đời?
La Hiểu Xinh đáp:
-Theo tôi, tình yêu mạnh nhất trên đời.
Uông Thanh Lâm nói:
-Tình yêu là sức mạnh nhưng không phải là nhất. Tình yêu chưa chắc tạo được hạnh phúc vì bao nhiêu người yêu nhau mà vẫn bỏ nhau. Vả lại, tình yêu chỉ có sức mạnh trong trong khoảng 18-50 mà thôi. Hơn nữa một số không cần tình yêu đò là hạng chân tu và người bất lực hoặc bệnh hoạn.
Theo tôi, tiền bạc mạnh nhất vì ai cũng cần tiền. Đứa trẻ mới sanh cho chí người già sắp chết, người tu hành cho đến nhà từ thiện, ai cũng cần tiền. Mãnh lực đồng tiền rất lớn, nó làm cho con người bán danh dự, bỏ đạo đức, bán đất đai tổ tiên đã ngàn năm xây dựng. Kẻ lưu manh tham tiền đã đành mà nhà tu hành hoặc bậc trí thức cũng bất chấp liêm sỉ, chạy theo đồng tiền mà đổi trắng thay đen. Nhân dân ta có câu tục ngữ: “ Có tiền mua tiên cũng được”. Và ngày nay khắp nơi có bài ca chiến thắng:
Tiền là tiên, là Phật,
Là sức bật của tuổi trẻ,
Là sức khỏe của tuổi già
Là cái đà tiến thân,
Là cái cân công lý.
Tiền! Hết ý!
Ban tổ chức nhận định rằng về nan đề thứ nhất, cả hai ngang nhau. Đến lượt Uông Thanh Lâm ra đề:
-Ông có phải là người oai phong nhất không?
La Hiêu Xình đáp:
-Dưới vua, tôi là người oai phong nhất vì tôi là tù trưởng, có 500 mẫu ruộng, hai ngàn con bò, năm trăm con trâu, và ba trăm cô vợ trẻ đẹp.
Uông Thanh Lâm cười đáp:
-Vậy thì ông còn thua tôi. Tôi đây có 600 mẫu ruộng, năm ngàn con bò, năm ngàn con trâu và năm trăm cô vợ trẻ đẹp. Ngoài ra tôi có 80 đứa con, gồm 50 trai và 30 gái. Nhưng những cái đó chưa ăn thua gì, vì có tiền thì mua bao nhiêu vợ cũng được. Mà nhiều vợ thì lắm con Cổ nhân nói : “Cả sông đông chợ, lắm vợ nhiều con”. cũng chỉ là chuyện thường thế gian Ông xem đây, những người hầu cận của tôi đây. Rất đặc sắc, rất đặc sắc, trong thế gian, ngoài vua ra, không ai bằng tôi! Trong khi bao nhiêu người khoái sưu tầm vàng ngọc, gấm vóc, tranh cổ, bình xưa, tôi đây chỉ thích sưu tập nhân tài trong thiên hạ.
La Hiêu Xình nói:
-Những điều ông nói là không thể kiểm soát được. Ông muốn nói bao nhiêu mà chả được. Làm sao biết ông có 600 mẫu ruộng, năm ngàn con bò, năm ngàn con trâu và năm trăm cô vợ trẻ đẹp? Còn mấy tên hầu cận của ông thì cũng giống mấy tên hầu cận của tôi, có khác gì đâu?
Uông Thanh Lâm nói:
-Ông lầm rồi! Mấy thằng đầy tớ của tôi rất chiến! Rất cừ! Tôi hiện nay có hàng ngàn đầy tớ, thuộc đủ hạng người, mà người nào cũng xuất chúng, Không một tên nô lệ nào trên thế gian lại có một lịch sử, một quá khứ oai hùng như chúng nó. Tất cả chúng nó có ba đặc tính chung:
-Thứ nhất, chúng nó trước đây tích cực chống tôi và dân tộc tôi. Nay chúng quay ra ca tụng tôi, cam tâm làm nô lệ cho tôi.
-Thứ hai, chúng nó là những người có danh vọng.
- Thứ ba, những nô bộc của tôi mang tính quốc tế và đa dạng. Trong nước, ngoài nước đều có người của tôi. Nước nào cũng có người của tôi. Chúng ở ngoại quốc nay về hẳn với tôi chầu chực hôm mai bên cạnh tôi. Cũng có kẻ sáu tháng ở với tôi, sáu tháng về thăm nhà bên đó. Cũng có kẻ nằm vùng ở nước ngoài. Đầy tớ của tôi rất đa dạng, nào là y sĩ, thầy kiện, học giả, văn sĩ, thi sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ, giáo sĩ, hoà thượng, đạo sĩ, sinh viên, học sinh, giáo sư, tiến sĩ. . .
Trong đám đầy tớ của tôi, hai thằng A Tam và A Tứ đây vốn là người dân Miêu. Thằng A Tam, lúc nhỏ là lưu manh đệ nhất ở xứ Đoài, gặp thời loạn nhảy lên làm đại tướng, còn thằng A Tứ là đệ nhất đàng điếm và cũng là đệ nhất nhạc công của Miêu tộc, sáng tác cả trăm bản nhạc, được dân Miêu ca tụng là thánh tổ nhạc..
La Hiêu Xình nói:
-Ông đánh thắng rồi bắt chúng làm nô lệ, đó là chuyện thường xưa nay, chứ có gì lạ đâu mà ông khoe!
Uông Thanh Lâm cười mà rằng;
-Ông nói sai. Bậc đại nhân, đại nghĩa không bao giờ dùng bạo lực. Dùng vũ lực thì làm cho người miễn cưỡng tuân phục nhưng tâm bất phục. Phải làm sao mà chúng tâm phục, khẩu phục, phải bò đến trước mặt mình năn nỉ, van xin thì mới tỏ là bậc đại trượng phu, oai phong đệ nhất. Trường hợp của tôi rất đặc biệt cơ! Hai thằng này có quyền thế nên đã nhanh chân chạy sang xứ Cỏ Hoa trước khi Miêu tộc bị tôi xâm chiếm.
Dân Miêu khốn khổ phải vượt biển, kẻ bị cướp biển, người bị cá ăn thịt , một số rất ít đến Cỏ Hoa và các nước ngoại quốc, còn hai tên này đi tàu bè rất ung dung và sống vênh vang ở xứ Cỏ Hoa. Tôi phải dùng mấy trăm lượng vàng và mất công thuê người dụ dỗ mấy năm trời chứ đâu có dễ. Hai thằng này thời trước cao ngạo lắm, nay thì rất ngoan, bảo chúng nó quỳ xuống làm chó sủa gâu gâu, chúng cũng nghe theo.
Dù tốn mấy trăm lạng vàng, khi đi đó đi đây, có thằng mang giày cởi dép, có đứa đấm lưng, bóp chân, có đầy tớ hầu điếu đóm, có nô lệ bưng trà, rót rượu thì tôi rất là sung sướng, rất là oai phong! Các bậc vua chúa đi ra ngoài thường mang theo bọn vai u thịt bắp làm kẻ tả hữu, còn tôi, tôi là người trí tuệ đỉnh cao cho nên tôi dùng nô lệ cũng dùng thứ thượng hạng. Có như vậy mới quý hiếm và tăng giá trị mình. Tôi nay cho chúng sướng gấp mười ngày trước khi chúng làm quan ở Miêu tộc. Chúng nay đuợc ở nhà cao cửa rộng, rượu nồng dê béo, tiền xài hàng vạn, gái đẹp hằng trăm, dù tôi vác gậy đuổi chúng, chúng cũng không đi. Tôi cho chúng mọi thứ, tôi chẳng bắt chúng làm một công việc gì cả. Khi tôi đi đó đi đây,nhất là lúc tiếp các đại thần hay tiếp khách ngoại quốc, tôi chỉ cần chúng đứng khoanh tay hầu bên cạnh tôi là đủ.
Tôi rất yêu chúng nó vì chúng nó đem lại vinh dự và oai phong cho tôi. Mai sau khi tôi chết, tôi sẽ chôn hài cốt hai đứa bên cạnh để kiếp sau và sau nữa, chúng sẽ hầu hạ tôi. Và ở cổng lăng tôi, thay vì phải làm hai con chó đá. như cổ tục, tôi sẽ cho thợ đắp hình chúng nó theo dạng đầu người mình thú như con Sphinx bên Hy Lạp.. Ông có thấy dưới hoàng đế, tôi là người oai phong nhất không?
Nói xong, ông quay sang A Tam, A Tứ cười:
-Tao nói vậy có đúng không, chúng bay?
Cả hai tên nô bộc tuổi 70-80 cúi đầu khom lưng rất lễ phép và thưa :
-Dạ đúng, bẩm đại nhân!
Kết cuộc, ban tổ chức đồng ý chọn Uông Thanh Lâm làm đệ nhất kiếm khách nước Văn Lang. Vua Hùng thưởng cho Uông Thanh Lâm 500 lượng vàng, ban áo mão cân đai, và giữ lại kinh đô làm Cửu môn Đề đốc quản lĩnh quân đội trong kinh thành.
Võ nghệ thì có nhiều môn phái khác nhau nhưng trong thập bát ban võ nghệ, kiếm được coi là đứng đầu cho nên cuộc tranh tài của các đại cao thủ tại núi Tản đã lấy kiếm mà luận tài thử sức. Các bộ lạc đều được tham dự nhưng mỗi phái đoàn thường mang theo năm, mười người kể cả ngưởi tùy tùng.
Ngày luận kiếm đã đến. Trên một khoảnh đất rộng rãi trước đền thờ đức thánh Tản, người ta đã dựng một khán đài bằng gỗ lợp tranh để vua Hùng và các tộc trưởng các bộ lạc ngồi xem. Trước mặt khán đài là một đấu trường, là khoảnh sân cỏ rộng bằng một gian nhà, được vẽ một vòng tròn bằng vôi. Ở trước đấu trường, người ta làm một cái cổng tam quan kết bằng hoa và lá, xung quang cờ đuôi nheo bay phất phới. Trống điểm thùng thùng lúc khoan, lúc nhặt. Khi vua ngự đến, ban bát âm cử nhạc thánh thót. Các công chúa, các tiểu thư ngồi trên khán đài; còn các thiếu nữ người Mán, Mường, Mèo, Thái. . . mặc áo quần sặc sở tạo thành một bức tranh sống động ở xung quanh đấu trường. Các vệ binh phải cầm roi xua liên tiếp và nạt nộ ầm ĩ vì bọn thanh niên nam nữ xô đẩy nhau và đùa giỡn ở trước võ đài . Tiếng kêu gọi nhau ơi ới, tiếng khóc, tiếng cười, tiếng chửi rủa nghe lanh lảnh là đặc thù của ngày lễ hội.
Theo lệ cũ, bát đại tù trưởng thay nhau chủ trì cuộc luận kiếm. Người đứng ra phụ trách việc tổ chức kỳ này là Nông Vạn Phúc, tù trưởng người Nùng. Trước khi tham dự cuộc luận kiếm, mỗi bộ lạc phải chọn một kiếm khách tài giỏi nhất, và một kiếm khách dự khuyết. Các kiếm khách các bộ lạc từng đôi thi tài, cuối cùng lấy ra tám đại cao thủ. Trước hết bốn cặp đấu với nhau, sau đó thành hai cặp đấu với nhau, và cuối cùng là một cặp đấu với nhau. Ai thắng sẽ trở thành đệ nhất cao thủ của Văn lang quốc.
Khởi đầu, có 30 đấu thủ bắt thăm đấu từng đôi một. Đợt hai còn bảy cặp đấu với nhau. Đợt ba còn bốn cặp đấu với nhau.
Khởi đầu đợt ba, Đèo Vân Long đấu với Uông Thanh Lâm. Sau khi bái tổ và cúi đầu chào nhau, cả hai liền trổ tài. Cả hai là tù trưởng, là thanh niên trai tráng khoẻ mạnh. Đèo Vân Long người Tày sử dụng song kiếm, tiến thoái nhịp nhàng và múa như vũ bão. Uông Thanh Lâm, người Thái trắng dùng trường kiếm, thủ nhiều hơn công. Cả hai đều đóng khố, ở trần trùng trục như hai con bò mộng. Đấu hơn nửa buổi không phân thắng bại. Ban tổ chức phải ra lệnh đình hoãn để hai bên nghỉ ngơi và dùng bữa trưa. Giờ mùi, hai bên tiếp tục lên võ đài. Uông Thanh Lâm thay đổi chiến thuật. Chàng tấn công như vũ bão khiến Đèo Thanh Long phải lùi bước. Vì bất cẩn, Đèo Thanh Long trợt chân té xuống. Trong nháy mắt, Uông Thanh Lâm kề kiếm vào cổ khiến Đèo Thanh Long phải đầu hàng.
Hiệp tiếp theo, Nông Xin Phát, người Nùng đấu với La Hiêu Xình người Thổ. Cả hai đều đóng khố, để đầu trần, đI chân đất. Cả hai dùng song kiếm. La Hiêu Xinh thuộc phái hầu kiếm, y nhảy tả sang hữu, rồi lăn lộn dưới đất chém vào hạ bộ của Nông Xìn Phát những nhát kiếm ác liệt khiến Nông Xìn Phát nhiều phen luống cuống. Cuối cùng La Hiêu Xinh nhảy từ trên cao xuống chém đứt tai Nông Xìn Phát và kết thúc trận đấu.
Trận tiếp theo nữa là Ra Com Xay người Mán đấu với Giàng A Sáo người Mường. Cả hai là tù trưởng già nua tóc bạc nhưng còn vẻ tiên phong đạo cốt. Ra Com Xay mặc áo cộc đỏ, quần cộc xanh, đầu trùm khăn lam. Giàng A Sáo thì đóng khố, đi chân đất. Sau khi chào hỏi nhau xong, cả hai rút kiếm và thủ thế. Sau vài khắc, cả hai vẫn ghìm kiếm và im lặng gườm nhau. Bỗng Ra Com Xay hét lên một tiếng và xông vào Giàng A Sáo . Cả đấu trường, người ta nghe một tiếng thét rùng rợn. Đồng thời người ta thấy cả hai người rời nhau ra và ngã xuống đất. Cả hai đã bị chém vào đầu. Cuộc đấu kết thúc bằng cái chết của hai tù trưởng kiêu hùng.
Trận cuối do Cầm Thanh Khao lão nhân người Hmong đấu với Lò Xây Xây đạo nhân người Mèo. Cầm Thanh Khao lão nhân mặc trường bào trắng , thắt lưng đỏ, đi chân đất còn Lò Xây Xây mặc áo ngắn màu xanh, quần đen, thắt lưng đen, đi hài tía. Sau khi bái tổ và chào hỏi nhau, cả hai tiến đánh như vũ bão. Sau một ngày trời bất phân thắng bại, cả hai được ban tổ chức cho nghỉ ngơi để hôm sau tái đấu. Khoảng giờ thìn hôm sau, cuộc đấu tiếp diễn. Cầm Thanh Khao vừa ôm bầu rượu vừa tấn công đối thủ trong khi Lò Xây Xây ung dung cầm quạt phe phẩy như đang dạo chơi trên bờ sông. Đến giờ ngọ, cả hai vẫn đồng cân sức. Mặt trời lên cao, không khí oi bức. Cầm Thanh Khao nâng bầu rượu lên uống một hớp như đang làm thơ trong một vườn hoa.
Bỗng một thoáng, Cầm Thanh Khao nhảy chồm tới, miệng phun rượu vào mắt Lò Xây Xây đạo nhân, tay múa kiếm quyết chém ngang lưng đôi thủ . Cùng lúc này, Lò Xây Xây đạo nhân chỉ quạt về phía Cầm Thanh Khao lão nhân, người ta thấy năm sáu mũi kim từ quạt bay ra. Trong khi Cầm Thanh Khao lão nhân co rúm người và run bần bật thì Lò Xây Xây đạo nhân nhảy lùI ra sau ôm mặt nhăn nhó. Một bên trúng kim độc, một bên trúng rượu độc, ban tổ chức phải đem cả hai vào hậu trường cấp cứu. Sau đó ban tổ chức tuyên bố bãi bõ tư cách kiếm khách cả hai vì đã dùng hành vi ám toán đối thủ.
Chung kết là Uông Thanh Lâm đấu với La Hiêu Xình. Cuộc long tranh hổ đấu xảy ra hai ngày vẫn bất phân thắng bại. Ban tổ chức phải đưa ra ý kiến là tổ chức thi văn bổ túc.
Cuộc thi võ đã kết thúc, ngay chiều hôm đó, võ đài đã biến thành một quang cảnh mới. Ngay trước ngự tọa, người ta trải bốn năm chiếc chiếu cạp điều. Ở chiếu giữa là chỗ ngồi của hai đấu thủ, còn xung quanh là chiếu của các giám khảo. Trên các chiếu người ta bày hương trầm, hoa, rượu, trà, bánh trái và thuốc lào. La Hiểu Xinh bốc thăm ưu tiên nên có quyền ra câu hỏi trước:
-Trên thế gian, cái gì mạnh nhất?
Uông Thanh Lâm đáp:
-Thanh kiếm là mạnh nhất.
La Hiêu Xinh nói:
-Thanh kiếm không mạnh nhất. Nếu thanh kiếm trở nên oai hùng là do sức lực toàn thân, nhất là sức mạnh cánh tay, và trí óc con người. Thanh kiếm chỉ là một công cụ vô tri, vô năng, vô lực.
Uông Thanh Lâm chất vấn La Hiêu Xình:
-Tôi trả lời, ông bảo là sai. Vậy theo ông cái gí có sức mạnh nhất trên đời?
La Hiểu Xinh đáp:
-Theo tôi, tình yêu mạnh nhất trên đời.
Uông Thanh Lâm nói:
-Tình yêu là sức mạnh nhưng không phải là nhất. Tình yêu chưa chắc tạo được hạnh phúc vì bao nhiêu người yêu nhau mà vẫn bỏ nhau. Vả lại, tình yêu chỉ có sức mạnh trong trong khoảng 18-50 mà thôi. Hơn nữa một số không cần tình yêu đò là hạng chân tu và người bất lực hoặc bệnh hoạn.
Theo tôi, tiền bạc mạnh nhất vì ai cũng cần tiền. Đứa trẻ mới sanh cho chí người già sắp chết, người tu hành cho đến nhà từ thiện, ai cũng cần tiền. Mãnh lực đồng tiền rất lớn, nó làm cho con người bán danh dự, bỏ đạo đức, bán đất đai tổ tiên đã ngàn năm xây dựng. Kẻ lưu manh tham tiền đã đành mà nhà tu hành hoặc bậc trí thức cũng bất chấp liêm sỉ, chạy theo đồng tiền mà đổi trắng thay đen. Nhân dân ta có câu tục ngữ: “ Có tiền mua tiên cũng được”. Và ngày nay khắp nơi có bài ca chiến thắng:
Tiền là tiên, là Phật,
Là sức bật của tuổi trẻ,
Là sức khỏe của tuổi già
Là cái đà tiến thân,
Là cái cân công lý.
Tiền! Hết ý!
Ban tổ chức nhận định rằng về nan đề thứ nhất, cả hai ngang nhau. Đến lượt Uông Thanh Lâm ra đề:
-Ông có phải là người oai phong nhất không?
La Hiêu Xình đáp:
-Dưới vua, tôi là người oai phong nhất vì tôi là tù trưởng, có 500 mẫu ruộng, hai ngàn con bò, năm trăm con trâu, và ba trăm cô vợ trẻ đẹp.
Uông Thanh Lâm cười đáp:
-Vậy thì ông còn thua tôi. Tôi đây có 600 mẫu ruộng, năm ngàn con bò, năm ngàn con trâu và năm trăm cô vợ trẻ đẹp. Ngoài ra tôi có 80 đứa con, gồm 50 trai và 30 gái. Nhưng những cái đó chưa ăn thua gì, vì có tiền thì mua bao nhiêu vợ cũng được. Mà nhiều vợ thì lắm con Cổ nhân nói : “Cả sông đông chợ, lắm vợ nhiều con”. cũng chỉ là chuyện thường thế gian Ông xem đây, những người hầu cận của tôi đây. Rất đặc sắc, rất đặc sắc, trong thế gian, ngoài vua ra, không ai bằng tôi! Trong khi bao nhiêu người khoái sưu tầm vàng ngọc, gấm vóc, tranh cổ, bình xưa, tôi đây chỉ thích sưu tập nhân tài trong thiên hạ.
La Hiêu Xình nói:
-Những điều ông nói là không thể kiểm soát được. Ông muốn nói bao nhiêu mà chả được. Làm sao biết ông có 600 mẫu ruộng, năm ngàn con bò, năm ngàn con trâu và năm trăm cô vợ trẻ đẹp? Còn mấy tên hầu cận của ông thì cũng giống mấy tên hầu cận của tôi, có khác gì đâu?
Uông Thanh Lâm nói:
-Ông lầm rồi! Mấy thằng đầy tớ của tôi rất chiến! Rất cừ! Tôi hiện nay có hàng ngàn đầy tớ, thuộc đủ hạng người, mà người nào cũng xuất chúng, Không một tên nô lệ nào trên thế gian lại có một lịch sử, một quá khứ oai hùng như chúng nó. Tất cả chúng nó có ba đặc tính chung:
-Thứ nhất, chúng nó trước đây tích cực chống tôi và dân tộc tôi. Nay chúng quay ra ca tụng tôi, cam tâm làm nô lệ cho tôi.
-Thứ hai, chúng nó là những người có danh vọng.
- Thứ ba, những nô bộc của tôi mang tính quốc tế và đa dạng. Trong nước, ngoài nước đều có người của tôi. Nước nào cũng có người của tôi. Chúng ở ngoại quốc nay về hẳn với tôi chầu chực hôm mai bên cạnh tôi. Cũng có kẻ sáu tháng ở với tôi, sáu tháng về thăm nhà bên đó. Cũng có kẻ nằm vùng ở nước ngoài. Đầy tớ của tôi rất đa dạng, nào là y sĩ, thầy kiện, học giả, văn sĩ, thi sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ, giáo sĩ, hoà thượng, đạo sĩ, sinh viên, học sinh, giáo sư, tiến sĩ. . .
Trong đám đầy tớ của tôi, hai thằng A Tam và A Tứ đây vốn là người dân Miêu. Thằng A Tam, lúc nhỏ là lưu manh đệ nhất ở xứ Đoài, gặp thời loạn nhảy lên làm đại tướng, còn thằng A Tứ là đệ nhất đàng điếm và cũng là đệ nhất nhạc công của Miêu tộc, sáng tác cả trăm bản nhạc, được dân Miêu ca tụng là thánh tổ nhạc..
La Hiêu Xình nói:
-Ông đánh thắng rồi bắt chúng làm nô lệ, đó là chuyện thường xưa nay, chứ có gì lạ đâu mà ông khoe!
Uông Thanh Lâm cười mà rằng;
-Ông nói sai. Bậc đại nhân, đại nghĩa không bao giờ dùng bạo lực. Dùng vũ lực thì làm cho người miễn cưỡng tuân phục nhưng tâm bất phục. Phải làm sao mà chúng tâm phục, khẩu phục, phải bò đến trước mặt mình năn nỉ, van xin thì mới tỏ là bậc đại trượng phu, oai phong đệ nhất. Trường hợp của tôi rất đặc biệt cơ! Hai thằng này có quyền thế nên đã nhanh chân chạy sang xứ Cỏ Hoa trước khi Miêu tộc bị tôi xâm chiếm.
Dân Miêu khốn khổ phải vượt biển, kẻ bị cướp biển, người bị cá ăn thịt , một số rất ít đến Cỏ Hoa và các nước ngoại quốc, còn hai tên này đi tàu bè rất ung dung và sống vênh vang ở xứ Cỏ Hoa. Tôi phải dùng mấy trăm lượng vàng và mất công thuê người dụ dỗ mấy năm trời chứ đâu có dễ. Hai thằng này thời trước cao ngạo lắm, nay thì rất ngoan, bảo chúng nó quỳ xuống làm chó sủa gâu gâu, chúng cũng nghe theo.
Dù tốn mấy trăm lạng vàng, khi đi đó đi đây, có thằng mang giày cởi dép, có đứa đấm lưng, bóp chân, có đầy tớ hầu điếu đóm, có nô lệ bưng trà, rót rượu thì tôi rất là sung sướng, rất là oai phong! Các bậc vua chúa đi ra ngoài thường mang theo bọn vai u thịt bắp làm kẻ tả hữu, còn tôi, tôi là người trí tuệ đỉnh cao cho nên tôi dùng nô lệ cũng dùng thứ thượng hạng. Có như vậy mới quý hiếm và tăng giá trị mình. Tôi nay cho chúng sướng gấp mười ngày trước khi chúng làm quan ở Miêu tộc. Chúng nay đuợc ở nhà cao cửa rộng, rượu nồng dê béo, tiền xài hàng vạn, gái đẹp hằng trăm, dù tôi vác gậy đuổi chúng, chúng cũng không đi. Tôi cho chúng mọi thứ, tôi chẳng bắt chúng làm một công việc gì cả. Khi tôi đi đó đi đây,nhất là lúc tiếp các đại thần hay tiếp khách ngoại quốc, tôi chỉ cần chúng đứng khoanh tay hầu bên cạnh tôi là đủ.
Tôi rất yêu chúng nó vì chúng nó đem lại vinh dự và oai phong cho tôi. Mai sau khi tôi chết, tôi sẽ chôn hài cốt hai đứa bên cạnh để kiếp sau và sau nữa, chúng sẽ hầu hạ tôi. Và ở cổng lăng tôi, thay vì phải làm hai con chó đá. như cổ tục, tôi sẽ cho thợ đắp hình chúng nó theo dạng đầu người mình thú như con Sphinx bên Hy Lạp.. Ông có thấy dưới hoàng đế, tôi là người oai phong nhất không?
Nói xong, ông quay sang A Tam, A Tứ cười:
-Tao nói vậy có đúng không, chúng bay?
Cả hai tên nô bộc tuổi 70-80 cúi đầu khom lưng rất lễ phép và thưa :
-Dạ đúng, bẩm đại nhân!
Kết cuộc, ban tổ chức đồng ý chọn Uông Thanh Lâm làm đệ nhất kiếm khách nước Văn Lang. Vua Hùng thưởng cho Uông Thanh Lâm 500 lượng vàng, ban áo mão cân đai, và giữ lại kinh đô làm Cửu môn Đề đốc quản lĩnh quân đội trong kinh thành.
HIẾU ĐỆ * CON CHUỘT CẦN THƠ
Con Chuột Cần Thơ
HIẾU ĐỆ
hững năm đi dạy học ở Cần Thơ, tôi thường theo mấy em học sinh rủ về quê hưởng cái thú đốt đồng. Có nghĩa là sau mùa gặt hái xong, người ta đốt ruộng để lấy phân tro. Trong khi đốt đồng, người ta đặt lưới đuổi chim, đuổi chuột rất vui. Con chuột lông vàng vào tháng đốt đồng trông có vẻ béo tốt hơn mọi ngày. Nó trở thành một món nai đồng quê hay cầy tơ ở Sài Gòn. Vào mùa này, những ai đi qua cầu bắc Mỹ Thuận mà quên mua về thành phố một xâu chuột Cần Thơ thì quả là một sự thiếu sót, nhứt là đối với bợm nhậu. Trong buổi đốt đồng reo hò theo ngọn lửa để đuổi chim, đuổi chuột, có lúc chúng tôi cũng thường bị rắn hổ và con chuột cống nhum thứ lớn tấn công trở lại mình. Do đó phải có cái cây có chán hai để đè cổ con rắn.
Con cống nhum thường ở dưới hang với cả chục con chuột cái nên nó phải nổi máu anh hùng trước cả chục người đẹp, đóng vai anh hùng cứu mỹ nhân. Hơn nữa, nó lớn gấp ba lần con chuột đồng. Người ta nói ở đường Thoại Ngọc Hầu nổi tiếng với món cháy cạnh nhưng thật ra chuột đồng ướp nướng và rắn hổ cháy cạnh còn ngon hơn nhiều. Nhưng các món này chỉ xuất hiện có vài tháng vào mùa đốt đồng thôi, còn quanh năm làm gì có. Khi hết mùa này, chúng tôi quay sang giở chà và câu cá, câu tôm. Nhưng đùng một cái có em học sinh chạy vào trường cho tôi hay trò Khải bị Bảo An bắn chết đêm qua vì đang đêm nó làm du kích Việt cộng. Hôm sau thì trò Lộc bỏ đi chiến khu. Ở xóm Cái Răng - Cái Tắc, người ta rải truyền đơn và phát động bản Cương lĩnh thành lập Mặt trận Giải phóng miền Nam. Đúng là:
Tình chỉ đẹp khi còn dang dở".
"Đời hết vui khi chưa vẹn câu thề,
Tôi về trường lại nhận sự vụ lịnh bị đổi đi Huế. Nghe người ta bảo là
tôi bị cái tội chơi với Việt cộng nên bị đày một ngàn cây số. Nhưng Tái
Ông mất mã đi Huế ra dạy ở trường Đồng Khánh, chưa nằm ngủ cũng đã thấy
được giấc mơ đẹp rồi. Các em Đồng Khánh lửng thửng đi về trên đường Cổ
Ngư, hai hàng cây long não thắp nến trên vai gầy giữa buổi chiều nắng
quái vàng rực lên. Cậu Cẩn dù có dữ cách mấy, tôi nhịn cậu ta một chút
cũng chẳng sao. Trở lại mối duyên với con chuột vàng, một lần sau cùng,
tôi gặp lại con chuột này trên rừng Trường Sơn ở trại cải tạo Phước
Long, rừng Bù Gia Mập.
Con chuột Trường Sơn lớn gấp ba lần con chuột vàng ở Cần Thơ. Lông nó
óng ánh như con nai, con mển và mắt nó to và sáng hở. Tôi thấy nó chạy
có bầy. Cộng sản khai thác lý thuyết của Báp Lốp, dùng thực phẩm để tiêu
diệt quân thù. Ở đô thị, chúng phát động chánh sách ngăn sông cắt chợ
để trị dân, bắt phải độn cao lương củ mì. Tù cải tạo dĩ nhiên phải bị bỏ
đói. Quanh năm, chúng tôi không thấy mặt miếng thịt heo là gì. Do đó,
chúng tôi làm chừng chục cái bẫy sập cũng có chim, có chuột ăn mệt nghỉ.
Chỉ chịu khó thay phiên nhau xách đèn đi quanh rẫy bắp, rẫy lúa để giải
tỏa mấy cái bẫy cho con khác chui vào. Thật sướng như đàn bà đi chợ,
khiến bọn vệ binh và cán bộ cũng phải bắt chước làm theo. Thì ra mình
lại cải tạo bọn Cộng sản.
Ông Trời thật bất công, đã sanh con chuột lại còn sanh thêm cái đuôi.
Người ta dùng cái đuôi lôi nó lên bếp lửa để thui lông. Khi cháy hết
lông chuột rồi, chúng tôi cắt bỏ bốn cái chân, dùng dao rạch một đường
từ cổ xuống rún, như kéo đường dây "fermeture". Cắt miếng da ngoài sau
ót rồi lột bộ áo da của nó như người ta lột bộ áo của anh chàng hiệp sĩ
Batman trong phim ảnh. Người sành điệu làm thịt chuột thường cắt bỏ bốn
cái hạch ở trong nách, nơi bốn cái chân con chuột.
Mổ bụng rửa sạch sẽ rồi ướp hành, tiêu, tỏi, ớt... đem nướng lên thơm
phức. Đi làm lao động về nghe cái mùi thịt ướp nướng với khói bốc lên
thơm ngát khiến có đứa lại thèm một xị đế. Nhưng ở giữa rừng bát ngát
mênh mông như thế này làm gì kiếm ra một xị rượu đế. Thế mà một ngày
chúa nhựt hôm nọ, anh chàng Thuận lại xách về trại đến cả một lít. Hỏi
ra mới biết anh ta cởi chiếc áo montagu đem vào sóc Thượng đổi lấy lít
rượu đem về chiêu đãi cho cả đại đội, khiến mỗi đứa chỉ được không đầy
nửa cái xây chừng. Có đứa cười lăn ra nói:
- Cũng có hơn bốn năm rồi mới nhắp được ngụm rượu thật thần tiên vô
cùng. Lý Bạch xưa kia đâu được thưởng thức mùi rượu đế như thế này. Vì
ổng uống nhiều quá, vả lại uống say rồi đâu có thấy rượu quí như vàng.
Vừa uống vừa thèm kiểu này mới thấy rõ rượu ngon với lại bạn hiền.
Đến một hôm nọ có đợt thăm nuôi, vợ của anh chàng Thuận mới hỏi chồng:
- Anh à! Em đi ngoài bìa rừng thấy một đoàn người Thượng, sao có anh
chàng Thượng già mặc cái áo montagu màu tím giống cái áo kỷ niệm quà
sinh nhựt em tặng cho anh ngày anh về phép năm xưa. Cả phố Nguyễn Huệ em
lựa được có mỗi cái áo đó là vừa ý thôi?
Biết không thể nào giấu vợ được, Thuận đành phải khai đầu đuôi sự thật là anh đã đổi lấy lít rượu rồi:
- Ở tù bởi Việt cộng thì còn biết ngày nào ra. Nay đổi trại này, mai đổi
trại khác, anh em đồng cảnh đâu biết ngày nào gặp lại nhau. Chúng anh
vui với nhau được bữa nào hay bữa nấy. Lít rượu đó là một kỷ niệm để
đời. Có thương bọn anh thì xin em đừng buồn...
Ngừng một vài giây, chàng ta nói tiếp như để thuyết phục vợ:
- Không có gì đẹp bằng tình đồng đội trong đời lính cũng như trong đời của người cải tạo.
Lũ chuột ở rừng Trường Sơn dường như chỉ có một đợt trong vòng một hai
tháng thôi, nhứt là vào tháng tư tháng năm, trời bắt đầu mưa. Có lẽ loại
chuột nầy ăn cỏ non hay rễ cây như thỏ. Đội tôi chỉ có năm cái bẫy sập
thôi mà thực phẩm có hoài, ăn không hết, có khi đem biếu cho những đội
bạn. Đang đêm chỉ cần giải tỏa mấy cái bẫy để con khác có chỗ mà chui
vào thôi. Món chuột cũng khá phong phú. Khi thì ướp nướng, khi thì kho
xã ớt, khi thì xào lăn... Thường thì anh em chúng tôi cắt bỏ dái của con
chuột đực. Lão già Xuân ra cái điều rành đông y lại đi nhặt nhạnh cái
món nầy. Lão nói:
- Con dê là ông thầy, dái của con dê kêu bằng ngọc dương. Con chuột cũng
là bậc thầy không kém con dê. Nơi một hang chuột đực, người ta bắt được
hai ba chục con chuột cái. Món ngọc dương của con chuột là đại bổ. Ngâm
rượu thì ông uống bà khen, đúng là cường dương đại bổ.
Mà bị nhốt trong trại cải tạo ở Bù Gia Mập - Bù Đăng - Bù Đốp này không
có bóng dáng phụ nữ thì bà ở đâu mà khen. Chỉ có mấy thằng cán bộ chuyên
môn xách hạch anh em chưởi lên chưởi xuống... thôi chán bỏ xừ.
Dũng và Sơn trốn trại vượt biên giới sang Campuchia gặp quân Pôn Pốt
bắt, chuẩn bị báo cáo cấp trên, rồi đem ra giết. Thấy ngán quá, hai đứa
khiếp vía lại trốn trại một lần nữa, quay ngược trở lộn về xin đầu thú.
Cả hai bị biệt giam vào Connex và bị bỏ đói. Anh em lén lút tiếp tế cho
hai đứa. Đến khi thả về, chúng nó cười bảo là nhờ chuột Trường Sơn nuôi
chúng nó.
Dũng kể lại đời sống trong hàng ngủ Cộng sản Pôn Pốt còn khiếp vía hơn
nữa. Lính tráng không một ai được nấu bếp riêng, không một ai được tăng
gia riêng, nếu sơ sẩy là bị khép vào tội phản động và bị giết ngay. Dĩ
nhiên là không ai được làm bẫy chuột để kiếm thêm lương thực kiểu tụi
này. Dũng và Sơn bị bắt ở Tam Biên nơi một đồn biên giới được hơn một
tuần. Thừa lúc chúng kéo nhau đi ăn Tết tháng tư và liên hoan ngày lễ
lớn, chỉ để lại một tên coi trại, Dũng giựt súng và chạy trốn. Về đến
trại, anh ta vất súng, cởi bỏ bộ đồ bà ba đen của lính Miên và xin đầu
thú, chịu tù trở lại với Cộng sản Việt Nam.
Chúng tôi thường gặp nhau ở chợ Sài Gòn và nhứt là công viên Thống Nhứt
(nay được mang tên là đường Lê Duẩn) ở trước mặt sở Ngoại vụ. Nơi đây
thường được coi là Câu Lạc Bộ Xuất Cảnh. Anh em diện H.O. thường tùng
tam tụ ngũ tán láo ở đây chờ ngày ra đi. Tôi và Dũng kéo nhau lên quán
Nai Đồng Quê ở đường Thoại Ngọc Hầu ôn lại những kỷ niệm xưa. Dũng nói:
- Bây giờ thì không có nhậu thịt chó thịt chuột gì nữa cả. Nhậu tức là mình ủy lạo, mình vui mừng về cái thân xác của mình còn lại. Mình không đãi nó cái món thật quí thật sang thì chớ, nhất định tớ không ăn ba cái vớ vẩn này nữa. Chỉ tội nghiệp cho cái thân xác của mình!
Hiếu Đệ
Tuesday, May 30, 2017
TUẤN THẢO * NHẠC NGOẠI LỜI VIỆT
Nhạc ngoại lời Việt : Dòng nhạc François Feldman
Tuấn Thảo
Gần đây, chương trình Zone Interdite của đài M6 có quay phóng sự với
nhan đề : Các thần tượng những năm 1980 nay về đâu ? Trong phần phỏng
vấn, François Feldman đưa khán giả trở về nơi mà ‘‘mọi chuyện đã bắt
đầu’’. Đó là căn hộ nghèo ở vùng ngoại ô Paris (Clichy sous Bois, vùng
92) nơi mà cậu bé François tập hát với các bạn học trong một căn hầm
thiếu ánh sáng, tuy gian nan nhưng vẫn bền chí tự lập do từ nhỏ anh rất
mê các thần tượng nhạc soul, nhạc funk như Marvin Gaye, Stevie Wonder
hay James Brown ……
Đó cũng là nơi anh gặp các thành viên ban nhạc Yellow Hand, họ bắt đầu
ghi âm từ đầu những năm 1980, phát hành năm đĩa đơn nhưng mỗi lần đều
gặp thất bại. Để kiếm sống, François Feldman đi hát thêm trong các phòng
trà hộp đêm, mặt khác anh được tuyển vào hãng đĩa Barclay nhưng với tư
cách là chuyên viên phối khí hoà âm. Đây sẽ là sở trường giúp cho nam
ca sĩ sau này ‘‘hái ra tiền’’, anh phải tìm cho ra những nhạc khí chẳng
những tương xứng với mỗi giai điệu mà còn thích hợp với từng giọng ca
của người diễn đạt …..
Cơ hội ngàn vàng đến với François Feldman vào năm 1986, sau khi anh gặp
Jean Marie Moreau, tác giả này sau khi thành công trong việc lăng xê
Julie Pietri thành một ca sĩ nổi tiếng (nhờ bài Magdalena), đồng ý làm
việc với François Feldman. Cặp bài trùng này hợp tác với nhau để cho ra
đời tổng cộng là 7 album từ năm 1987 đến năm 2004.
Thành công của album đầu tay giúp cho tên tuổi của François Feldman lên như diều gặp gió. Chỉ trong vòng 6 năm (1987-1993), François Feldman hầu như không có đối thủ trên thị trường Pháp. Anh có 15 đĩa đơn lọt vào Top 20, và là ca sĩ duy nhất trong giai đoạn cuối những năm 1980, đầu thập niên 1990, có tới ba ca khúc đứng đầu bảng xếp hạng (Les Valses de Vienne 1989/ Petit Frank 1990 / Joy 1992) nhờ vào hai tập nhạc Une Présence và Magic’ Boulevard ……
Giới yêu chuộng nhạc Pháp đặc biệt biết tới François Feldman trong cái
giai đoạn huy hoàng này. Còn khán thính giả người Việt biết tới dòng
nhạc của Feldman do các bài chuyển ngữ. Riêng nhạc phẩm Les Valses de
Vienne có tới ba phiên bản khác nhau …..
Đầu tiên là phiên bản Cõi Mơ lời Việt của Lữ Liên, do con trai ruột của
tác giả là nam ca sĩ Anh Tú trình bày. Phiên bản thứ nhì mang tựa đề
Luân vũ ngày mưa, lời Việt của Khúc Lan ăn khách qua tiếng hát của Ngọc
Lan. Phiên bản thứ ba gần đây hơn được ghi là của nam ca sĩ Bằng Kiều,
anh ghi âm bài này với tựa đề Điệu Valse buồn cho em …… Nội dung của cả
ba tác phẩm lời Việt đều ít liên quan với bản nguyên tác tiếng Pháp.
Sông có khúc, người có lúc, tên tuổi của François Feldman cất cánh mau
chóng mà hạ cánh cũng rất nhanh. Từ năm 1993 trở đi, anh băt đầu cuộc
hành trình băng qua sa mạc, cho dù không có lý do gì giải thích vì sao
báo chí truyền thông hay công chúng không còn quan tâm tới giọng ca này.
François Feldman bị người ta gán cho cái danh hiệu của một hiện tượng
nhất thời, giới phê bình ở Pháp cũng không mặn mà với anh cho lắm, trong
mắt họ, anh chưa được công nhận là một tác giả thực thụ, mà chẳng qua
chỉ là một ca sĩ biết theo thời, biết khai thác dòng nhạc thương mại
…..
Nói như vậy cũng hơi oan cho François Feldman do anh đam mê ca nhạc như
mối tình đầu đời, đeo đuổi nghiệp hát từ thuở thiếu thời. Mãi đến năm
2015, anh mới bắt đầu xuất hiện trở lại trước khán giả hâm mộ qua đợt
lưu diễn Stars 80 khắp nước Pháp, anh được mời để thay thế Jean Luc
Lahaye sau khi nam ca sĩ này bị truy tố do các vụ bê bối tình dục.
Giữa công chúng và ca sĩ François Feldman, dường như vẫn còn một vài
chuyện hiểu lầm. François Feldman nuôi tham vọng gầy dựng một sự nghiệp
của một ca sĩ chuyên hát nhạc funky & nhạc soul như các thần tượng
của anh là Marvin Gaye, nhưng trong tâm trí của công chúng, François
Feldman vẫn là một ca sĩ chuyên hát các bản tình ca lãng mạn : điệu
valse thành Vienne không phải là câu chuyện tình xẩy ra ở thủ đô nước
Áo, mà lại nói về kỷ niệm một thời của một đôi tình nhân : cảnh vật còn
đó năm nào, nhưng người xưa giờ ở nơi đâu ?
Trong nhạc phẩm Les Valses de Vienne, có một đoạn không được chuẩn cho
lắm. ‘‘Maintenant que deviennent, que deviennent les valses de Vienne ?
Dis-moi qu'est-ce que t'as fait, pendant ces années’’. Cách dùng văn nói
trong bài hát như vậy không sai xét về mặt chính tả, nhưng về ngữ pháp
văn phạm thì câu chữ lại nặng nề. Theo lối viết "mệnh đề nghi vấn gián
tiếp’’ (proposition subordonnée interrogative indirecte), có lẽ nhóm tác
giả François Feldman và Jean Marie Moreau nên dùng câu như sau :
‘‘Dis-moi ce que t'as fait pendant ces années’’ …… đúng văn phạm mà vẫn
không sai ngữ điệu !
Tuy gọi là điệu valse của kinh thành Vienne, nhưng viết cách viết nhạc
của François Feldman cũng như cách hoà âm phối khí lại mang đậm ảnh
hưởng các nước Đông Âu, một điều mà theo lời của chính tác giả là do ảnh
hưởng của gia đình và nhất là của ông bố nguyên là người gốc Nga.
Bộ ba ca khúc Slave, Les Valses de Vienne và đặc biệt là Les Violons
Tziganes đều từng được phối với bộ đàn dây, một cách để cho François
Feldman nhấn mạnh trên cái nguồn gốc Đông Âu và Trung Âu của gia đình
hay nói cho đúng hơn là các dân tộc du mục sống ở miền Đông.
Bản nhạc Les Violons Tziganes ‘‘Dàn Vĩ cầm Du mục’’ được phát hành vào
năm 2004 để tưởng niệm thân phụ quá cố, thế hệ ông đã trải qua bao năm
tháng loạn lạc, chiến tranh, cuộc đời đã hứng chịu nhiều mất mát thiệt
thòi. François Feldman viết lên những gì mà bố anh thường nói : đừng quá
tự hào trong lúc vầng hào quang đang sáng chói, càng nên giữ vững niềm
tin khi trong tim chỉ còn nỗi buồn lẻ loi.
http://vi.rfi.fr/van-hoa/20170527-nhac-ngoai-loi-viet-dieu-valse-thanh-pho-vienne
http://vi.rfi.fr/van-hoa/20170527-nhac-ngoai-loi-viet-dieu-valse-thanh-pho-vienne
TẠ QUANG KHÔI * NHỮNG NGƯỜI BẠN VĂN NGHỆ
NHỮNG NGƯỜI BẠN VĂN NGHỆ
Tạ Quang Khôi
Tôi may mắn được tham dự sinh họat văn nghệ, báo chí miền Nam Việt Nam
suốt hai mươi năm. Vì thế, tôi biết khá nhiều chuyện về các văn nghệ sĩ
lẫn ký giả nổi tiếng trước năm 1975.
Hồi học Chu Văn An, Hà Nội, tôi chỉ làm thơ, chưa viết văn, thỉnh thoảng mới viết một truyện ngắn đăng báo. Vì không bao giờ nhận được nhuận bút nên tôi không tha thiết với việc viết văn. Thơ của tôi ở mức trung bình nên cũng được nhiều báo đăng. Nhờ vậy, tôi bắt đầu quen biết một số các văn nghệ sĩ Hà Nội.
Tôi quen Hoàng Song Liêm trong một kỳ thi Tú tài 1. Liêm tuy còn đang học trung học nhưng đã là chủ bút tờ tuần san Chiếu Bóng và giữ mục giải đáp tâm tình với bút hiệu Người Xứ Mộng.
Vì cả hai chúng tôi cùng làm thơ nên có ý định xuất bản chung một cuốn thơ, tựa là “Nắng Mới”. Thơ đã chọn lựa xong, tiền in cũng đã để dành đủ. Một hôm, để ăn mừng tác phẩm văn chương sắp ra lò, chúng tôi vào một nhà hàng ở gần bờ hồ Hoàn Kiếm, tên là Tùng Linh.
Hồi học Chu Văn An, Hà Nội, tôi chỉ làm thơ, chưa viết văn, thỉnh thoảng mới viết một truyện ngắn đăng báo. Vì không bao giờ nhận được nhuận bút nên tôi không tha thiết với việc viết văn. Thơ của tôi ở mức trung bình nên cũng được nhiều báo đăng. Nhờ vậy, tôi bắt đầu quen biết một số các văn nghệ sĩ Hà Nội.
Tôi quen Hoàng Song Liêm trong một kỳ thi Tú tài 1. Liêm tuy còn đang học trung học nhưng đã là chủ bút tờ tuần san Chiếu Bóng và giữ mục giải đáp tâm tình với bút hiệu Người Xứ Mộng.
Vì cả hai chúng tôi cùng làm thơ nên có ý định xuất bản chung một cuốn thơ, tựa là “Nắng Mới”. Thơ đã chọn lựa xong, tiền in cũng đã để dành đủ. Một hôm, để ăn mừng tác phẩm văn chương sắp ra lò, chúng tôi vào một nhà hàng ở gần bờ hồ Hoàn Kiếm, tên là Tùng Linh.
Nhà hàng này có một món rất đặc biệt là pâté chaud. Vì món ăn ngon quá,
ngày nào chúng tôi cũng tới để ăn mừng cuốn sách sắp ra lò. Vì chúng tôi
tin rằng cuốn thơ “Nắng Mới” sẽ gây nên một xúc động lớn trong giới văn
học thủ đô Hà Nội, chắc chắn những người yêu văn nghệ phải hâm mộ chúng
tôi triệt để, nên chúng tôi càng phải “ăn mừng” nhiều hơn. Rồi đến một
hôm, chúng tôi kiểm điểm lại số tiền in thì thấy hao hụt trầm trọng,
không còn đủ để đưa nhà in nữa. Thế là ý định in thơ của chúng tôi nguội
lạnh, trong khi đó pâté chaud vẫn nóng hổi. Thì ra chỉ vì cái tật tham
ăn của chúng tôi mà hội đồng giám khảo giải văn học Nobel lỡ dịp tuyên
dương một tác phẩm để đời.
Sau đó, nhờ Liêm tôi quen anh của ông là Hoàng Phụng Tỵ. Ông Tỵ lúc đó đã có thơ xuất bản, cuốn “Hương Thơ Mùa Lọan” được nhiều người ái mộ. Ông là một sĩ quan, bị thương ở mặt vì cánh quạt trục thăng nên mặt có sẹo. Vì thế, ông thường đến thăm tôi vào buổi tối và không chịu vào nhà có đèn sáng, chỉ thích đứng cửa nói chuyện văn chương, thơ phú.
Nguyễn Quốc Trinh cũng là một nhà thơ mà tôi thân. Nhưng chúng tôi chỉ liên lạc với nhau một thời gian ngắn, Trinh bỗng bỏ Hà Nội để trốn ra vùng kháng chiến vì muốn được gần ông chú là thi sĩ Nguyễn Ðình Thi.
Vào thời đó, có hai người cũng làm thơ đều tên Ngư mà tôi quen là Ðặng Bá Ngư và Lê Nguyên Ngư. Ðặng Bá Ngư có bút hiệu là Song Nhất Nữ. Lê Nguyên Ngư, khi di cư vào Nam, đổi thành Hồ Nam và Vương Tân (khi làm thơ). Song Nhất Nữ khá nổi tiếng vì thơ của ông ngày nào cũng xuất hiện trên nhật báo Tia Sáng. Rồi bỗng một hôm, thơ Song Nhất Nữ biến mất. Hỏi ra mới biết ông xuống Hải Phòng lo làm ăn nuôi gia đình. Bút hiệu của ông làm nhiều người thắc mắc. Ông là phái nam sao lại ký là Song Nhất Nữ ? Một hôm, tôi hỏi ông về bút hiệu này, ông giải thích :”Song Nhất là hai, Nữ là con gái. Vậy Song Nhất Nữ là Cô Hai.” Phải chăng ông yêu một người con gái tên Hai hay người con gái thứ hai trong gia đình nào đó ?
Khi di cư vào Nam năm 1954, vì sinh kế, tôi phải viết truyện đăng báo hàng ngày. Có một thời, tôi phải viết ba truyện dài cho ba nhật báo. Chỉ khi bắt đầu học đại học sư phạm tôi mới bỏ bớt hai báo để có thì giờ đèn sách.
Văn, thi sĩ miền Nam rất nhiều, tôi không có hân hạnh quen biết hết. Tôi làm hai nghề một lúc, vừa dạy học vừa viết báo nên không có nhiều thì giờ giao du, chỉ được gặp một số nhỏ.
Sau khi nhật báo Tự Do đóng cửa, tôi được ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hòang mời viết cho nhât báo Ngôn Luận và tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong. Ðồng thời tôi trúng tuyển kỳ thi biên tập viên tin tức của đài phát thanh Saigon. Khi viết cho Văn Nghệ Tiền Phong và Ngôn Luận, tôi được gặp Hoàng Hải Thủy và Thanh Thương Hoàng. Sự liên lạc của chúng tôi đến nay vẫn mật thiết dù đã hơn nửa thế kỷ.
Thanh Thương Hoàng ở xa, San José (CA), nên chúng tôi chỉ có thể liên lạc với nhau qua email. Dù ít gặp nhau, nhưng mỗi lần nghĩ đến ông, tôi lại không thể quên cái công của ông với làng báo Saigon khi ông lập ra Làng Báo Chí gần Thủ Đức. Làng báo chí nằm bên tay trái xa lộ Biên Hòa nếu đi từ Saigon. Có nhiều ký giả, nhà văn đã được cấp nhà, chấm dứt tình trạng đi ở thuê. Sau này, gặp ông ở hải ngoại, ông cho biết đa số người được cấp nhà trong làng báo chí không chịu trả tiền nên khi miền Nam “đứt phim” ông còn nợ Nha Kiến Thiết 350 triệu.
Làm đài phát thanh Saigon, tôi quen thân với ban Tao Ðàn của thi sĩ Ðinh Hùng. Ngoài ông trưởng ban đã thân từ những ngày làm báo Tự Do, tôi bắt đầu quen biết các nhân viên trong ban, như : Huy Quang, Thanh Nam, Thái Thủy và Tô Kiều Ngân,
Ngay từ những ngày còn ở Hà Nội, tôi đã đọc truyện của Huy Quang, Vào thời đó, các nhà văn trẻ mới nổi, có Nguyễn Thiệu Giang, Huy Quang, Thanh Nam, Nguyễn Minh Lang…Truyện của Huy Quang đã được nhà xuất bản Văn Hồng Thịnh in và phát hành..Thanh Nam cũng đã có truyện xuất bản. Tôi đọc “Lỡ Một Đời Hoa” của ông rất say mê. Đó là một truyện tình lãng mạn, rất bay bướm. Nguyễn Thiệu Giang viết nhiều truyện ngắn hấp dẫn.vì cách hành văn rất lạ và bay bướm. Nguyễn Minh Lang có tác phẩm “Hoàng Tử Của Lòng Em” để tặng riêng một nữ ca sĩ xinh đẹp đang nổi tiếng ở Hà Nội. Ngay trang đầu của cuốn sách có hình một trái tim màu đỏ tươi và một dấu hỏi cũng màu đỏ. Có người giải thích trái tim và dấu chấm hỏi là tên nữ ca sĩ mà tác giả đang yêu : Tâm Vấn.
Vào Nam, khi làm cho đài phát thanh Saigon, tôi được biết trụ sở của đài phát thanh Saigon cũng là trụ sở tạm của đài phát thanh quân đội. Văn phòng của đài phát thanh quân đội chỉ là một phòng nhỏ ngay chân cầu thang. Một hôm, tôi thấy một trung úy đang ngồi viết bài trong phòng đó. Tình cờ nhà văn Thanh Nam cũng đang lên lầu với tôi nên tôi hỏi nhỏ ông về viên trung úy đang hí hoáy viết. Thanh Nam cho biết đó là Huy Quang. Thì ra chính là nhà văn mà tôi hâm mộ từ ngày còn ở Hà Nội. Bỗng Thanh Nam nắm tay tôi kéo xuống thang, dắt tôi đến trước mặt Huy Quang để giới thiệu. Tình bạn giữa Huy Quang và tôi thân thiết nhanh chóng vì hợp tính hợp tình.
Khi Huy Quang là trung tá, được thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ bổ nhiệm làm tổng giám đốc Nha Vô Tuyến Truyền Thanh Việt Nam. Ông gửi văn thư sang bộ Giáo dục xin tôi về làm phó tổng giám đốc. Bộ Giáo Dục liền chuyển tôi sang bộ Thông Tin. Vì không hiểu thủ tục hành chánh, tôi lên bộ Giáo dục để hỏi ông giám đốc nha Nhân viên sao không chuyển thẳng về đài phát thanh lại cho tôi sang bộ Thông Tin. Ông giám đốc giải thích rằng bộ nọ liên lạc với bộ kia, không thể liên lạc trực tiếp với tổng nha được. Tôi băn khoăn hỏi thêm về thủ tục hành chánh, ông giám đốc cho biết khi tôi đã trình diện bộ Thông Tin, tôi sẽ là người của bộ này.
Sau đó, nhờ Liêm tôi quen anh của ông là Hoàng Phụng Tỵ. Ông Tỵ lúc đó đã có thơ xuất bản, cuốn “Hương Thơ Mùa Lọan” được nhiều người ái mộ. Ông là một sĩ quan, bị thương ở mặt vì cánh quạt trục thăng nên mặt có sẹo. Vì thế, ông thường đến thăm tôi vào buổi tối và không chịu vào nhà có đèn sáng, chỉ thích đứng cửa nói chuyện văn chương, thơ phú.
Nguyễn Quốc Trinh cũng là một nhà thơ mà tôi thân. Nhưng chúng tôi chỉ liên lạc với nhau một thời gian ngắn, Trinh bỗng bỏ Hà Nội để trốn ra vùng kháng chiến vì muốn được gần ông chú là thi sĩ Nguyễn Ðình Thi.
Vào thời đó, có hai người cũng làm thơ đều tên Ngư mà tôi quen là Ðặng Bá Ngư và Lê Nguyên Ngư. Ðặng Bá Ngư có bút hiệu là Song Nhất Nữ. Lê Nguyên Ngư, khi di cư vào Nam, đổi thành Hồ Nam và Vương Tân (khi làm thơ). Song Nhất Nữ khá nổi tiếng vì thơ của ông ngày nào cũng xuất hiện trên nhật báo Tia Sáng. Rồi bỗng một hôm, thơ Song Nhất Nữ biến mất. Hỏi ra mới biết ông xuống Hải Phòng lo làm ăn nuôi gia đình. Bút hiệu của ông làm nhiều người thắc mắc. Ông là phái nam sao lại ký là Song Nhất Nữ ? Một hôm, tôi hỏi ông về bút hiệu này, ông giải thích :”Song Nhất là hai, Nữ là con gái. Vậy Song Nhất Nữ là Cô Hai.” Phải chăng ông yêu một người con gái tên Hai hay người con gái thứ hai trong gia đình nào đó ?
Khi di cư vào Nam năm 1954, vì sinh kế, tôi phải viết truyện đăng báo hàng ngày. Có một thời, tôi phải viết ba truyện dài cho ba nhật báo. Chỉ khi bắt đầu học đại học sư phạm tôi mới bỏ bớt hai báo để có thì giờ đèn sách.
Văn, thi sĩ miền Nam rất nhiều, tôi không có hân hạnh quen biết hết. Tôi làm hai nghề một lúc, vừa dạy học vừa viết báo nên không có nhiều thì giờ giao du, chỉ được gặp một số nhỏ.
Sau khi nhật báo Tự Do đóng cửa, tôi được ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hòang mời viết cho nhât báo Ngôn Luận và tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong. Ðồng thời tôi trúng tuyển kỳ thi biên tập viên tin tức của đài phát thanh Saigon. Khi viết cho Văn Nghệ Tiền Phong và Ngôn Luận, tôi được gặp Hoàng Hải Thủy và Thanh Thương Hoàng. Sự liên lạc của chúng tôi đến nay vẫn mật thiết dù đã hơn nửa thế kỷ.
Thanh Thương Hoàng ở xa, San José (CA), nên chúng tôi chỉ có thể liên lạc với nhau qua email. Dù ít gặp nhau, nhưng mỗi lần nghĩ đến ông, tôi lại không thể quên cái công của ông với làng báo Saigon khi ông lập ra Làng Báo Chí gần Thủ Đức. Làng báo chí nằm bên tay trái xa lộ Biên Hòa nếu đi từ Saigon. Có nhiều ký giả, nhà văn đã được cấp nhà, chấm dứt tình trạng đi ở thuê. Sau này, gặp ông ở hải ngoại, ông cho biết đa số người được cấp nhà trong làng báo chí không chịu trả tiền nên khi miền Nam “đứt phim” ông còn nợ Nha Kiến Thiết 350 triệu.
Làm đài phát thanh Saigon, tôi quen thân với ban Tao Ðàn của thi sĩ Ðinh Hùng. Ngoài ông trưởng ban đã thân từ những ngày làm báo Tự Do, tôi bắt đầu quen biết các nhân viên trong ban, như : Huy Quang, Thanh Nam, Thái Thủy và Tô Kiều Ngân,
Ngay từ những ngày còn ở Hà Nội, tôi đã đọc truyện của Huy Quang, Vào thời đó, các nhà văn trẻ mới nổi, có Nguyễn Thiệu Giang, Huy Quang, Thanh Nam, Nguyễn Minh Lang…Truyện của Huy Quang đã được nhà xuất bản Văn Hồng Thịnh in và phát hành..Thanh Nam cũng đã có truyện xuất bản. Tôi đọc “Lỡ Một Đời Hoa” của ông rất say mê. Đó là một truyện tình lãng mạn, rất bay bướm. Nguyễn Thiệu Giang viết nhiều truyện ngắn hấp dẫn.vì cách hành văn rất lạ và bay bướm. Nguyễn Minh Lang có tác phẩm “Hoàng Tử Của Lòng Em” để tặng riêng một nữ ca sĩ xinh đẹp đang nổi tiếng ở Hà Nội. Ngay trang đầu của cuốn sách có hình một trái tim màu đỏ tươi và một dấu hỏi cũng màu đỏ. Có người giải thích trái tim và dấu chấm hỏi là tên nữ ca sĩ mà tác giả đang yêu : Tâm Vấn.
Vào Nam, khi làm cho đài phát thanh Saigon, tôi được biết trụ sở của đài phát thanh Saigon cũng là trụ sở tạm của đài phát thanh quân đội. Văn phòng của đài phát thanh quân đội chỉ là một phòng nhỏ ngay chân cầu thang. Một hôm, tôi thấy một trung úy đang ngồi viết bài trong phòng đó. Tình cờ nhà văn Thanh Nam cũng đang lên lầu với tôi nên tôi hỏi nhỏ ông về viên trung úy đang hí hoáy viết. Thanh Nam cho biết đó là Huy Quang. Thì ra chính là nhà văn mà tôi hâm mộ từ ngày còn ở Hà Nội. Bỗng Thanh Nam nắm tay tôi kéo xuống thang, dắt tôi đến trước mặt Huy Quang để giới thiệu. Tình bạn giữa Huy Quang và tôi thân thiết nhanh chóng vì hợp tính hợp tình.
Khi Huy Quang là trung tá, được thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ bổ nhiệm làm tổng giám đốc Nha Vô Tuyến Truyền Thanh Việt Nam. Ông gửi văn thư sang bộ Giáo dục xin tôi về làm phó tổng giám đốc. Bộ Giáo Dục liền chuyển tôi sang bộ Thông Tin. Vì không hiểu thủ tục hành chánh, tôi lên bộ Giáo dục để hỏi ông giám đốc nha Nhân viên sao không chuyển thẳng về đài phát thanh lại cho tôi sang bộ Thông Tin. Ông giám đốc giải thích rằng bộ nọ liên lạc với bộ kia, không thể liên lạc trực tiếp với tổng nha được. Tôi băn khoăn hỏi thêm về thủ tục hành chánh, ông giám đốc cho biết khi tôi đã trình diện bộ Thông Tin, tôi sẽ là người của bộ này.
Nếu ông Vũ Đức Vinh không còn làm tổng giám đốc Nha Vô Tuyến Truyền
Thanh nữa, tôi sẽ phải về bộ Thông Tin vì tôi là người của bộ này. Lúc
đó rất phiền cho tôi vì tôi là công chức ngạch A, trong khi đó đa số
nhân viên bộ Thông Tin thuộc ngạch B hoặc phù động. Nếu tôi không có vây
cánh, người ta có thể bổ nhiệm tôi vào một chức vụ nào đó xa Saigon,
tôi không có quyền từ chối. Nghe giải thích như vậy, tôi hoảng sợ, không
dám trình diện bộ Thông Tin nữa. Tôi đành phụ long tốt của ông Vinh.
Sau này, khi đã ở Mỹ, cuối năm 2004, tôi bay sang Seattle (WA) thăm ông Vũ Đức Vinh và một số bạn định cư ở đó. Ông Vinh lại trách tôi đã không chịu làm phó cho ông vì ông tin rằng nếu ông trở về quân đội, tôi sẽ lên thay. Tôi không tin như vậy vì tôi không có vây cánh ở bộ Thông Tin. Trong dịp thăm viếng này, tôi thấy ông Vinh mập quá nên khuyên ông phải cố gắng ăn “diet” và tập thể dục cho xuống cân. Ông chỉ cười tỏ vẻ không đồng ý. Vào cuối năm 2005, tôi nghe tin ông phải làm “by-pass” và trong khi cuộc giải phẫu đang tiến hành thì ông bị nhồi máu cơ tim nên đã qua đời.
Người thứ hai trong ban Tao Đàn tôi thân và quý mến là Thanh Nam. Ông tên thật là Trần Đại Việt, người Thái Bình. Ông hiền lành, dễ tính. Ông nghiện thuốc lá và bia.Tật của ông là hay rung đùi. Vào những năm cuối thập niên 1950, bọn tôi thường đến bar Hòa Bình, gần chợ Bến Thành, để nghe hát. Thanh Nam yêu một nữ ca sĩ và cũng được nàng yêu lại. Ông hỏi cưới người yêu, nhưng không được toại nguyện. Sau đó, ông kết duyên với nữ văn sĩ Túy Hồng, người Huế. Túy Hồng cũng là một nhà giáo, dạy ở trường trung học Mạc Đĩnh Chi, Saigon. Trước biến cố 30 tháng 4 năm 1975, gia đình Thanh Nam được Mỹ bốc ra khỏi Việt Nam vì ông làm cho đài phát thanh Tự Do của Mỹ, mà ông Vũ Quang Ninh làm giám đốc.
Năm 1982, gia đình tôi vượt biên, rồi được đinh cư ở Mỹ. Vào giữa năm 1984, khi tôi ở Sacramento (CA) thì liên lạc được với Thanh Nam ở Seattle (WA). Lúc đó ông đã bị ung thư cổ và đã giải phẫu cắt chỗ bị ung thư nên không còn nói được nữa. Khi biết địa chỉ tôi, ông gửi tặng tôi cuốn thơ “Đất Khách” với lời khuyến khích :”Cầm bút lại đi nhé !”
“Đất Khách” có hai mươi mốt (21) bài, bài nào cũng hay và cảm động khi nhắc tới quê hương xa xôi nửa vòng trái đất. Riêng tôi, tôi thích nhất bài “Khúc Ngâm Trên Đất Tạm Dung”.
Uống say mai sớm bạn lên đường
Thân lại nương nhờ chốn viễn phương
Trăm hận nghìn đau nào sánh nổi
Tấm lòng lưu lạc nhớ quê hương ?
Ta như going bão tan rồi hợp
Trôi dạt còn hơn song đại dương
“Lận đận bên trời chung một lứa…”
Say càng chua xót, tỉnh càng thương
Tháng năm xa mãi thời hoa mộng
Râu tóc thêm gần với tuyết sương.
…
Đầu tháng 2 năm 1985, Huy Quang Vũ Đức Vinh gọi dây nói báo tin Thanh Nam đã ra đi.
Người bạn Tao Đàn khác mà tôi thân là thi sĩ Thái Thủy, tác giả bài thơ “Thư gửi Mẹ” được nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ nhạc :
Mẹ ơi, thôi đừng khóc nữa
Cho lòng già nặng sầu thương
Con đi say tình viễn xứ,
Đâu có quên tình cố hương…
Tôi không hiểu Thái Thủy làm đài phát thanh từ bao giờ mà rất thông thạo về ngành vô tuyến truyền thanh. Chuyện gì ông cũng biết, mà biết rất tường tận. Có người gọi đùa ông là Kissinger.
Thái Thủy lấy vợ rất muộn. Người vợ đầu tiên của Thái Thủy là con gái nhỏ của nhà văn Mặc Thu Lưu Đức Sinh. Tôi không rõ ai đã làm mai hay làm sao hai người quen biết nhau để có thể trở thanh vợ chồng. Trong đám cưới, ngâm sĩ Hoàng Thư của ban Tao Đàn lên máy vi âm nói đùa là từ nay Thái Thủy phải gọi ông là bác vì ông cùng tuổi và là bạn của nhà văn Mặc Thu.
Khi cộng sản chiếm miền Nam, Thái Thủy phải đi tù cải tạo, bà vợ lấy chồng khác. Ít lâu sau, ông được đi Mỹ theo diện HO cùng với bà vợ mới. Khi ông bị ung thư phổi vào giai đoạn cuối cùng đã vội vã bay về Việt Nam để thăm mẹ. Cụ là một sĩ quan trong ngành Quân Nhu của Việt cộng. Ông qua đời vào tháng 4 năm 2011.
Tô Kiều Ngân cũng là một nhân viên ban Tao Đàn, nhưng tôi không thân nên không biết gì nhiều về ông. Tôi thường gặp ông trong quán ăn trước cửa đài phát thanh Saigon. Ông nói giọng Huế, mặc quân phục, đeo lon trung úy. Khi nói chuyện, ông hay cười với bạn bè. Năm 2012 ông qua dời ở Huế, thọ 86 tuổi.
Về nhà văn Văn Quang, tôi cũng có chút kỷ niệm. Khi tôi đang làm đài phát thanh Saigon, ông cưới bà vợ đầu tiên. Tiệc cưới tổ chức ở nhà hang Động Phát, Chợ Cũ. Khi tôi vào nhà hang, một nhân viên đài phát thanh Saigon kéo tôi ngồi cùng bàn ngay. Nhưng tôi chỉ mới ngồi được vài phút, Văn Quang từ trên lầu xuống, ghé tai tôi nói nhỏ : ”Tao ở trên lầu, sao mày lại ngồi đây ?”
Lúc đó tôi mới biết một nhân viên đài phát thanh cũng cưới vợ, nhưng không mời tôi. Người nhân viên quen thuộc tưởng tôi cũng đến dự đám cưới của bạn ấy nên mới muốn tôi ngồi cạnh. Thế là tôi vội vàng theo Văn Quang lên lầu. Sở dĩ tôi nói Văn Quang cưới bà “vợ đầu tiên” là vì ông đã ở chung với bảy bà khác nhau. Nếu tôi không lầm, Văn Quang chỉ làm hôn thú với bà thứ nhất. Sau khi ly dị với bà này, ông không làm hôn thú với ai khác nữa.
Tôi gặp Hoàng Hải Thủy và bắt đầu quen ông năm 1956. Khi báo Tự Do đóng cửa, tôi được ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng mời viết báo Ngôn Luận, rồi Văn Nghệ Tiền Phong với truyện dài “Mưa Gió Miền Nam”. Hoàng Hải Thủy viết cho Ngôn Luận phóng sự “Vũ Nữ Saigon”. Tôi không còn nhớ tôi viết cho Ngôn Luận những truyện gì, chỉ nhớ truyện cuối cùng là “Thầm Lạng”, một truyện tình cảm rất ướt át. Sau đó, tôi tạm ngưng viết truyện dài cho các báo để học sư phạm.
Về chuyện đi Mỹ của ông bà Hoàng Hải Thủy, tôi được biết ông bà sang Mỹ theo diện tỵ nạn chính trị. Khi biết tin ông bà đã tới Mỹ và tạm trú tại nhà bà Khúc Minh Thơ, cũng ở Virginia, tôi liền tới thăm và đưa ông đi chơi một vòng quanh thủ đô Washington DC. Chỉ ít lâu sau ông được chuyển vào nhà già khi building Elmwood vừa xây xong năm 1996. Từ đó, các bài viết của ông được ghi “Viết ở Rừng Phong”. Tám năm sau, khi con tôi, vì công việc làm, phải chuyển xuống Houston (TX), tôi không đi theo vì không muốn xa vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn có khí hậu ôn hòa, tôi xin vào nhà già. Tình cờ tôi được làm hang xóm của ông Hoàng Hải Thủy trong building Rừng Phong.
Năm 1982, tôi cùng các con vượt biên và được định cư ở Mỹ. Nơi tôi đến đầu tiên là San José. Chúng tôi mới chân ướt chân ráo tạm trú tại nhà vợ chồng cô em nhà tôi thì ông Lê Thiệp đã biết tin, vội đến mời tôi đi ăn. Sau bữa ăn, ông đưa tôi về tòa soạn báo Kháng Chiến của Mặt trận Hoàng Cơ Minh và đề nghị tôi ở luôn trong tòa báo để lo bài vở cho tờ báo. Tôi cho biết tôi có ba con nhỏ đi cùng, phải cho tôi có thời gian thu xếp chuyện gia đình đã. Ngay buổi tối hôm đó, tôi gọi dây nói cho một ông bạn ở Nam Cali. Ông trước kia là đàn em thân tín của bác sĩ Trần Kim Tuyến Ông liền khuyên nên chuyển đi nơi khác vì Mặt Trận là một trò bịp để moi tiền đồng bào tỵ nạn. Thế là tôi vội đưa các con lên Sacramento.
Tôi mới chỉ ở Sacramento được vài tháng, ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng bay từ Bắc Virginia sang thu tiền báo của các đại lý. Ông đề nghị tôi chuyển sang Virginia để làm báo Văn Nghệ Tiền Phong. Lúc đó gia đình tôi đang hưởng trợ cấp AFDC của chính phủ. Tính tôi không thích nhờ vả, ăn welfare là một chuyện bất đắc dĩ. Thế là tôi nghe lời ông lếch thếch đưa các con sang Virginia bằng xe buýt Greyhound. Ông Hồ Anh không chịu trả tiền phí tổn di chuyển cho tôi, viện cớ tôi có ba con nhỏ đi theo. Làm việc cho ông Hồ Anh là một bất đắc dĩ. Lương đã thấp lại không có bảo hiểm sức khỏe.
Không những thế, khi tôi mới làm được ba tháng rưỡi, ông nghe ông Lê Triết đuổi tôi với lý do tôi nằm vùng cho Mặt Trận Hoàng Cơ Minh. Một nách ba con nhỏ nơi xứ lạ quê người lại bị thất nghiệp thì không còn gì đau khổ cho bằng. Tôi đành xin ăn welfare trở lại. Đồng thời, tôi ráo riết tìm việc làm cho sở Mỹ. Nhưng chưa đầy một tháng, ông Hồ Anh đến tận nhà tôi xin lỗi vì đã đuổi oan tôi, nay ông đã biết tôi không có liên lạc gì với Mặt Trận. Vào dịp này, ông Hồ Anh xuất bản tờ “Tiểu Thuyết Nguyệt San”, cho tôi làm chủ bút.
Sau này, khi đã ở Mỹ, cuối năm 2004, tôi bay sang Seattle (WA) thăm ông Vũ Đức Vinh và một số bạn định cư ở đó. Ông Vinh lại trách tôi đã không chịu làm phó cho ông vì ông tin rằng nếu ông trở về quân đội, tôi sẽ lên thay. Tôi không tin như vậy vì tôi không có vây cánh ở bộ Thông Tin. Trong dịp thăm viếng này, tôi thấy ông Vinh mập quá nên khuyên ông phải cố gắng ăn “diet” và tập thể dục cho xuống cân. Ông chỉ cười tỏ vẻ không đồng ý. Vào cuối năm 2005, tôi nghe tin ông phải làm “by-pass” và trong khi cuộc giải phẫu đang tiến hành thì ông bị nhồi máu cơ tim nên đã qua đời.
Người thứ hai trong ban Tao Đàn tôi thân và quý mến là Thanh Nam. Ông tên thật là Trần Đại Việt, người Thái Bình. Ông hiền lành, dễ tính. Ông nghiện thuốc lá và bia.Tật của ông là hay rung đùi. Vào những năm cuối thập niên 1950, bọn tôi thường đến bar Hòa Bình, gần chợ Bến Thành, để nghe hát. Thanh Nam yêu một nữ ca sĩ và cũng được nàng yêu lại. Ông hỏi cưới người yêu, nhưng không được toại nguyện. Sau đó, ông kết duyên với nữ văn sĩ Túy Hồng, người Huế. Túy Hồng cũng là một nhà giáo, dạy ở trường trung học Mạc Đĩnh Chi, Saigon. Trước biến cố 30 tháng 4 năm 1975, gia đình Thanh Nam được Mỹ bốc ra khỏi Việt Nam vì ông làm cho đài phát thanh Tự Do của Mỹ, mà ông Vũ Quang Ninh làm giám đốc.
Năm 1982, gia đình tôi vượt biên, rồi được đinh cư ở Mỹ. Vào giữa năm 1984, khi tôi ở Sacramento (CA) thì liên lạc được với Thanh Nam ở Seattle (WA). Lúc đó ông đã bị ung thư cổ và đã giải phẫu cắt chỗ bị ung thư nên không còn nói được nữa. Khi biết địa chỉ tôi, ông gửi tặng tôi cuốn thơ “Đất Khách” với lời khuyến khích :”Cầm bút lại đi nhé !”
“Đất Khách” có hai mươi mốt (21) bài, bài nào cũng hay và cảm động khi nhắc tới quê hương xa xôi nửa vòng trái đất. Riêng tôi, tôi thích nhất bài “Khúc Ngâm Trên Đất Tạm Dung”.
Uống say mai sớm bạn lên đường
Thân lại nương nhờ chốn viễn phương
Trăm hận nghìn đau nào sánh nổi
Tấm lòng lưu lạc nhớ quê hương ?
Ta như going bão tan rồi hợp
Trôi dạt còn hơn song đại dương
“Lận đận bên trời chung một lứa…”
Say càng chua xót, tỉnh càng thương
Tháng năm xa mãi thời hoa mộng
Râu tóc thêm gần với tuyết sương.
…
Đầu tháng 2 năm 1985, Huy Quang Vũ Đức Vinh gọi dây nói báo tin Thanh Nam đã ra đi.
Người bạn Tao Đàn khác mà tôi thân là thi sĩ Thái Thủy, tác giả bài thơ “Thư gửi Mẹ” được nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ nhạc :
Mẹ ơi, thôi đừng khóc nữa
Cho lòng già nặng sầu thương
Con đi say tình viễn xứ,
Đâu có quên tình cố hương…
Tôi không hiểu Thái Thủy làm đài phát thanh từ bao giờ mà rất thông thạo về ngành vô tuyến truyền thanh. Chuyện gì ông cũng biết, mà biết rất tường tận. Có người gọi đùa ông là Kissinger.
Thái Thủy lấy vợ rất muộn. Người vợ đầu tiên của Thái Thủy là con gái nhỏ của nhà văn Mặc Thu Lưu Đức Sinh. Tôi không rõ ai đã làm mai hay làm sao hai người quen biết nhau để có thể trở thanh vợ chồng. Trong đám cưới, ngâm sĩ Hoàng Thư của ban Tao Đàn lên máy vi âm nói đùa là từ nay Thái Thủy phải gọi ông là bác vì ông cùng tuổi và là bạn của nhà văn Mặc Thu.
Khi cộng sản chiếm miền Nam, Thái Thủy phải đi tù cải tạo, bà vợ lấy chồng khác. Ít lâu sau, ông được đi Mỹ theo diện HO cùng với bà vợ mới. Khi ông bị ung thư phổi vào giai đoạn cuối cùng đã vội vã bay về Việt Nam để thăm mẹ. Cụ là một sĩ quan trong ngành Quân Nhu của Việt cộng. Ông qua đời vào tháng 4 năm 2011.
Tô Kiều Ngân cũng là một nhân viên ban Tao Đàn, nhưng tôi không thân nên không biết gì nhiều về ông. Tôi thường gặp ông trong quán ăn trước cửa đài phát thanh Saigon. Ông nói giọng Huế, mặc quân phục, đeo lon trung úy. Khi nói chuyện, ông hay cười với bạn bè. Năm 2012 ông qua dời ở Huế, thọ 86 tuổi.
Về nhà văn Văn Quang, tôi cũng có chút kỷ niệm. Khi tôi đang làm đài phát thanh Saigon, ông cưới bà vợ đầu tiên. Tiệc cưới tổ chức ở nhà hang Động Phát, Chợ Cũ. Khi tôi vào nhà hang, một nhân viên đài phát thanh Saigon kéo tôi ngồi cùng bàn ngay. Nhưng tôi chỉ mới ngồi được vài phút, Văn Quang từ trên lầu xuống, ghé tai tôi nói nhỏ : ”Tao ở trên lầu, sao mày lại ngồi đây ?”
Lúc đó tôi mới biết một nhân viên đài phát thanh cũng cưới vợ, nhưng không mời tôi. Người nhân viên quen thuộc tưởng tôi cũng đến dự đám cưới của bạn ấy nên mới muốn tôi ngồi cạnh. Thế là tôi vội vàng theo Văn Quang lên lầu. Sở dĩ tôi nói Văn Quang cưới bà “vợ đầu tiên” là vì ông đã ở chung với bảy bà khác nhau. Nếu tôi không lầm, Văn Quang chỉ làm hôn thú với bà thứ nhất. Sau khi ly dị với bà này, ông không làm hôn thú với ai khác nữa.
Tôi gặp Hoàng Hải Thủy và bắt đầu quen ông năm 1956. Khi báo Tự Do đóng cửa, tôi được ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng mời viết báo Ngôn Luận, rồi Văn Nghệ Tiền Phong với truyện dài “Mưa Gió Miền Nam”. Hoàng Hải Thủy viết cho Ngôn Luận phóng sự “Vũ Nữ Saigon”. Tôi không còn nhớ tôi viết cho Ngôn Luận những truyện gì, chỉ nhớ truyện cuối cùng là “Thầm Lạng”, một truyện tình cảm rất ướt át. Sau đó, tôi tạm ngưng viết truyện dài cho các báo để học sư phạm.
Về chuyện đi Mỹ của ông bà Hoàng Hải Thủy, tôi được biết ông bà sang Mỹ theo diện tỵ nạn chính trị. Khi biết tin ông bà đã tới Mỹ và tạm trú tại nhà bà Khúc Minh Thơ, cũng ở Virginia, tôi liền tới thăm và đưa ông đi chơi một vòng quanh thủ đô Washington DC. Chỉ ít lâu sau ông được chuyển vào nhà già khi building Elmwood vừa xây xong năm 1996. Từ đó, các bài viết của ông được ghi “Viết ở Rừng Phong”. Tám năm sau, khi con tôi, vì công việc làm, phải chuyển xuống Houston (TX), tôi không đi theo vì không muốn xa vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn có khí hậu ôn hòa, tôi xin vào nhà già. Tình cờ tôi được làm hang xóm của ông Hoàng Hải Thủy trong building Rừng Phong.
Năm 1982, tôi cùng các con vượt biên và được định cư ở Mỹ. Nơi tôi đến đầu tiên là San José. Chúng tôi mới chân ướt chân ráo tạm trú tại nhà vợ chồng cô em nhà tôi thì ông Lê Thiệp đã biết tin, vội đến mời tôi đi ăn. Sau bữa ăn, ông đưa tôi về tòa soạn báo Kháng Chiến của Mặt trận Hoàng Cơ Minh và đề nghị tôi ở luôn trong tòa báo để lo bài vở cho tờ báo. Tôi cho biết tôi có ba con nhỏ đi cùng, phải cho tôi có thời gian thu xếp chuyện gia đình đã. Ngay buổi tối hôm đó, tôi gọi dây nói cho một ông bạn ở Nam Cali. Ông trước kia là đàn em thân tín của bác sĩ Trần Kim Tuyến Ông liền khuyên nên chuyển đi nơi khác vì Mặt Trận là một trò bịp để moi tiền đồng bào tỵ nạn. Thế là tôi vội đưa các con lên Sacramento.
Tôi mới chỉ ở Sacramento được vài tháng, ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng bay từ Bắc Virginia sang thu tiền báo của các đại lý. Ông đề nghị tôi chuyển sang Virginia để làm báo Văn Nghệ Tiền Phong. Lúc đó gia đình tôi đang hưởng trợ cấp AFDC của chính phủ. Tính tôi không thích nhờ vả, ăn welfare là một chuyện bất đắc dĩ. Thế là tôi nghe lời ông lếch thếch đưa các con sang Virginia bằng xe buýt Greyhound. Ông Hồ Anh không chịu trả tiền phí tổn di chuyển cho tôi, viện cớ tôi có ba con nhỏ đi theo. Làm việc cho ông Hồ Anh là một bất đắc dĩ. Lương đã thấp lại không có bảo hiểm sức khỏe.
Không những thế, khi tôi mới làm được ba tháng rưỡi, ông nghe ông Lê Triết đuổi tôi với lý do tôi nằm vùng cho Mặt Trận Hoàng Cơ Minh. Một nách ba con nhỏ nơi xứ lạ quê người lại bị thất nghiệp thì không còn gì đau khổ cho bằng. Tôi đành xin ăn welfare trở lại. Đồng thời, tôi ráo riết tìm việc làm cho sở Mỹ. Nhưng chưa đầy một tháng, ông Hồ Anh đến tận nhà tôi xin lỗi vì đã đuổi oan tôi, nay ông đã biết tôi không có liên lạc gì với Mặt Trận. Vào dịp này, ông Hồ Anh xuất bản tờ “Tiểu Thuyết Nguyệt San”, cho tôi làm chủ bút.
Nhưng tờ Tiểu Thuyết Nguyệt San mới ra được 11 số thì tôi được một sở Mỹ
gọi đi làm. Tôi liền báo cho ông Hồ Anh biết và nghỉ việc ngay tức
khắc. Ông giao tờ Tiểu Thuyết Nguyệt San cho thi sĩ Hoàng Anh Tuấn phụ
trách. Nhưng không hiểu sao ông Hoàng Anh Tuấn bỏ ngang, nhường cho ông
Hà Bỉnh Trung thay thế. Sau đó, tôi không liên lạc gì với báo chí Việt
Nam nữa. Lương sở Mỹ gấp ba lương Văn Nghệ Tiền Phong, lại có bảo hiểm
sức khỏe cho cả gia đình.
Tôi làm cho sở Mỹ đến cuối năm 1998 thì xin về hưu. Lúc đó tôi đã gần 70, sợ không còn đủ sức khỏe để làm những chuyện cần thiết cho riêng mình trước khi ra khỏi cõi đời này. Chính nhờ thời gian rảnh rỗi này, tôi đã viết được nhiểu truyện ngắn, truyện dài, khảo cứu văn học và hồi ký. Truyện cuối cùng la truyện “Bể Dâu” tôi viết xong vào tháng 8 năm 2013.
Tôi không nhớ tôi quen nhà văn Doãn Quốc Sỹ trong trường hợp nào, tôi chỉ nhớ hồi còn ở Saigon thỉnh thoảng tôi đến thăm ông. Nhà ông ở trong một ngõ hẻm đường Thành Thái. Mỗi lần đến chơi, tôi đều được bà Sỹ đàn dương cầm cho nghe. Bà là con gái nhà thơ trào phúng Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu, trong Tự Lực Văn Đoàn.
Ông Doãn Quốc Sỹ cũng là một nhà giáo. Ông đã có bằng cao học giáo dục ở Mỹ. Ông rất hòa nhã và lúc nào cũng vui vẻ với bạn hữu. Ông hơn tôi 6 tuổi nên tôi coi ông là bậc đàn anh cả về văn nghệ lẫn giáo dục. Nhưng ông lại vẫn coi tôi ngang hang như bạn.
Khi cộng sản chiếm miền Nam, ông phải đi tù cải tạo, rồi sau này gia đình ông được sang Mỹ theo diện HO. Ở Mỹ, tôi chỉ được gặp ông có một lần khi hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại họp đại hội ở Virginia. Sau đó, tôi không bao giờ được gặp ông nữa. Cách đây mấy năm, tôi nghe tin bà Sỹ qua đời.
Trong thời gian làm cho Văn Nghệ Tiền Phong, tôi được gặp và quen biết nhà văn Sơn Tùng. Lúc đó, ông ở tiểu bang khác, chỉ gửi bài cho cả Văn NghệTiền Phong lẫn Tiểu Thuyết Nguyệt San. Lối viết của ông đặc biệt, dí dỏm. Ông Hồ Anh rất thích văn của ông nên mời ông về Virginia làm chủ bút Văn Nghệ Tiền Phong. Tòa báo chịu mọi phí tổn di chuyển và tạm thời cho ông Sơn Tùng ở trong ngôi nhà mới mua của ông Nguyễn Thanh Hoàng tại McLean. Tình bạn của tôi với Sơn Tùng vẫn thân thiết cho đến ngày nay. Ngoài bút hiệu Sơn Tùng, ông còn hai bút hiệu khác nữa là Sương Lam và Thợ Hồ.
Năm 2007, ông Sơn Tùng, lúc đó là chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải ngoại, cho biết Đại Hội Văn Bút sẽ họp váo tháng 10 ở Bắc Virginia và có ý định tuyên dương ba người trong vùng thủ đô Mỳ, đó là : Vũ Hối, Vương Đức Lệ và tôi, Tôi từ chối cái vinh hạnh đó vì tự xét không xứng đáng..Thế là chỉ có hai ông Vũ Hối và Vương Đức Lệ được tuyên dương.
Về nhà văn Phan Nghị, tôi biết ông từ hồi còn ở Hà Nội khi ông viết phóng sự “Bờ Lờ” cho báo Tia Sáng. Tôi hiểu “bờ lờ” là buôn lậu, nhưng có người lại giải thích khác. Bờ lờ là…bổ lẻ. Ở ngoài hậu phương, trong thời gian chống Pháp, khi phải di chuyển xa, nếu có đường thủy thuận tiện, người ta đi thuyền cho đỡ mệt. Về đêm, khách đi thuyền thường phải ngủ chung trong khoang, cả nam lẫn nữ. Rồi chuyện “bất thường” có thể xảy ra. Đến sang, khi lên bờ, mỗi người đi một nẻo, không cần biết nhau nữa. Có phải như vậy là bổ lẻ (bờ lờ) không ?
Một hôm, tôi đang đi trên vỉa hè phố Huế,gần chợ Hôm với một người bạn cùng học Chu Văn An, một người đi xe đạp, miệng ngậm điếu thuốc lá, tay áo sơ mi ngắn vén cao lên, trông rất tay chơi, ghé vào vỉa hè để nói chuyện với một người đang đứng đợi. Bạn tôi nói nhỏ với tôi :”Ông Phan Nghị, tác giả Bờ Lờ đấy.”
Tôi không có hân hạnh quen Phan Nghị ngay hồi đó. Mãi về sau này, khi di cư vào Nam, tôi tham gia sinh hoạt văn nghệ mới quen ông. Một hôm, tôi đến tòa báo Ngôn Luận để đưa bài, gặp ông ở đó. Ông là một nhân viên tòa soạn. Trông thấy tôi, ông vừa cười vừa nói :”Mày đen như ống khói ấy.” Tôi tưởng ông chỉ nói đùa cho vui, không ngờ cuối tuần đó, trong mục Tin Văn Nghệ của báo Bông Lúa, ông gọi tôi là Tạ Ống Khói. Thế là tôi có hỗn danh từ đó (1957). Tôi không giận ông vì biết tính ông hay đùa vui, không có ác ý.
Phan Nghị viết phóng sự hay nên được thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ có cảm tình đăc biệt. Có lần ông được ông Kỳ cho ngồi máy bay khu trục đi theo đoàn máy bay ra Bắc vĩ tuyến 17 để oanh tạc đất Bắc. Khi có hội nghị Paris, ông cũng được ông Kỳ cho sang Pháp theo dõi để viết phóng sự cho báo Chính Luận.
Bạn bè ai cũng biết ông có tính “phổi bò”, nghĩa là biết gì nói đó, không cần giữ ý. Ông dặn bạn bè là có gì cần giữ bí mật thì đừng cho ông biết.
Tôi quen thi sĩ Vương Đức Lệ rất tình cờ. Vào cuối thập niên 1990, tôi bắt đầu liên lạc với Văn Quang bằng email. Một hôm, người trả lời thư tôi không phải Văn Quang mà là Vương Đức Lệ. Ông viết :”Anh Khôi ơi, tôi là Vương Đức Lệ.đây. Tôi đọc truyện anh từ hồi anh viết cho báo Tự do.” Tôi vừa ngạc nhiên vừa thích thú. Tôi biết tiếng Vương Đức Lệ từ lâu. Ông là một thi sĩ đã được giải thưởng văn chương toàn quốc cùng với thi sĩ Mai Trung Tĩnh. Tình bạn của chúng tôi bắt đầu từ ngày đó. Rôi khi gia đình ông được các bà em Lê Thị Ý, Lê Thị Nhị bảo lãnh sang Mỹ, lại cùng ở Virginia, chúng tôi thân nhau hơn. Thỉnh thoảng các bạn văn nghệ trong vùng họp nhau thì tôi lại được gặp ông.
Ông nghiện thuốc lá rất nặng, mỗi ngày hút trên 20 điếu. Có lần tôi đề nghị ông giảm bớt dần, rồi bỏ luôn. Nhưng ông không đồng ý. Rồi chỉ khi ông bị ung thư phổi, phải thở bằng dây oxy thì mới bỏ được thuốc lá, nhưng đã quá trễ. Một hôm, tôi đến thăm, ông nằm trên giường bình tĩnh nói với tôi :”Xong rồi, ông ạ.” Mấy hôm sau, nhà văn Hoàng Hải Thủy gọi dây nói báo tin :”Vương Đức Lệ đi rồi.”,
Hồi còn ở Saigon, tôi không có hân hạnh quen nhà văn Uyên Thao. Thỉnh thoảng đến báo Chính Luận, tôi gặp ông, nhưng không ai giới thiệu cho chúng tôi quen nhau. Vì thế, tôi không biết ông làm cho báo nào. Mãi khi ra hải ngoại, tôi mới được quen ông. Hôm gia đình ông đến Mỹ theo diện HO, các bạn ở vùng Falls Church (VA) rủ tôi ra phi trường đón ông..
Uyên Thao là người có nhiều công với giới văn học hải ngoại khi ông sang lập Tủ Sách Tiếng Quê Hương. Khi bị ung thư bao tử, trước khi vào phòng mổ, ông gửi email chào vĩnh biệt các bạn. Nhưng cuộc giải phẫu thành công mỹ mãn.
Cuốn tiểu thuyết dã sử “Trong Ánh Lửa Thù” của ông được nhiều nhà phê bình văn học ca tụng nhiệt liệt. Tôi không rõ thi sĩ Nguyên Sa và gia đình từ Pháp về Việt Nam bao giờ, một hôm, nhà văn Thanh Nam rủ tôi đến thăm ông. Nhà ông ở trong một hẻm gần chợ Thái Bình. Từ ngày đó tôi mới bắt đầu quen thi sĩ.
Tôi làm cho sở Mỹ đến cuối năm 1998 thì xin về hưu. Lúc đó tôi đã gần 70, sợ không còn đủ sức khỏe để làm những chuyện cần thiết cho riêng mình trước khi ra khỏi cõi đời này. Chính nhờ thời gian rảnh rỗi này, tôi đã viết được nhiểu truyện ngắn, truyện dài, khảo cứu văn học và hồi ký. Truyện cuối cùng la truyện “Bể Dâu” tôi viết xong vào tháng 8 năm 2013.
Tôi không nhớ tôi quen nhà văn Doãn Quốc Sỹ trong trường hợp nào, tôi chỉ nhớ hồi còn ở Saigon thỉnh thoảng tôi đến thăm ông. Nhà ông ở trong một ngõ hẻm đường Thành Thái. Mỗi lần đến chơi, tôi đều được bà Sỹ đàn dương cầm cho nghe. Bà là con gái nhà thơ trào phúng Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu, trong Tự Lực Văn Đoàn.
Ông Doãn Quốc Sỹ cũng là một nhà giáo. Ông đã có bằng cao học giáo dục ở Mỹ. Ông rất hòa nhã và lúc nào cũng vui vẻ với bạn hữu. Ông hơn tôi 6 tuổi nên tôi coi ông là bậc đàn anh cả về văn nghệ lẫn giáo dục. Nhưng ông lại vẫn coi tôi ngang hang như bạn.
Khi cộng sản chiếm miền Nam, ông phải đi tù cải tạo, rồi sau này gia đình ông được sang Mỹ theo diện HO. Ở Mỹ, tôi chỉ được gặp ông có một lần khi hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại họp đại hội ở Virginia. Sau đó, tôi không bao giờ được gặp ông nữa. Cách đây mấy năm, tôi nghe tin bà Sỹ qua đời.
Trong thời gian làm cho Văn Nghệ Tiền Phong, tôi được gặp và quen biết nhà văn Sơn Tùng. Lúc đó, ông ở tiểu bang khác, chỉ gửi bài cho cả Văn NghệTiền Phong lẫn Tiểu Thuyết Nguyệt San. Lối viết của ông đặc biệt, dí dỏm. Ông Hồ Anh rất thích văn của ông nên mời ông về Virginia làm chủ bút Văn Nghệ Tiền Phong. Tòa báo chịu mọi phí tổn di chuyển và tạm thời cho ông Sơn Tùng ở trong ngôi nhà mới mua của ông Nguyễn Thanh Hoàng tại McLean. Tình bạn của tôi với Sơn Tùng vẫn thân thiết cho đến ngày nay. Ngoài bút hiệu Sơn Tùng, ông còn hai bút hiệu khác nữa là Sương Lam và Thợ Hồ.
Năm 2007, ông Sơn Tùng, lúc đó là chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải ngoại, cho biết Đại Hội Văn Bút sẽ họp váo tháng 10 ở Bắc Virginia và có ý định tuyên dương ba người trong vùng thủ đô Mỳ, đó là : Vũ Hối, Vương Đức Lệ và tôi, Tôi từ chối cái vinh hạnh đó vì tự xét không xứng đáng..Thế là chỉ có hai ông Vũ Hối và Vương Đức Lệ được tuyên dương.
Về nhà văn Phan Nghị, tôi biết ông từ hồi còn ở Hà Nội khi ông viết phóng sự “Bờ Lờ” cho báo Tia Sáng. Tôi hiểu “bờ lờ” là buôn lậu, nhưng có người lại giải thích khác. Bờ lờ là…bổ lẻ. Ở ngoài hậu phương, trong thời gian chống Pháp, khi phải di chuyển xa, nếu có đường thủy thuận tiện, người ta đi thuyền cho đỡ mệt. Về đêm, khách đi thuyền thường phải ngủ chung trong khoang, cả nam lẫn nữ. Rồi chuyện “bất thường” có thể xảy ra. Đến sang, khi lên bờ, mỗi người đi một nẻo, không cần biết nhau nữa. Có phải như vậy là bổ lẻ (bờ lờ) không ?
Một hôm, tôi đang đi trên vỉa hè phố Huế,gần chợ Hôm với một người bạn cùng học Chu Văn An, một người đi xe đạp, miệng ngậm điếu thuốc lá, tay áo sơ mi ngắn vén cao lên, trông rất tay chơi, ghé vào vỉa hè để nói chuyện với một người đang đứng đợi. Bạn tôi nói nhỏ với tôi :”Ông Phan Nghị, tác giả Bờ Lờ đấy.”
Tôi không có hân hạnh quen Phan Nghị ngay hồi đó. Mãi về sau này, khi di cư vào Nam, tôi tham gia sinh hoạt văn nghệ mới quen ông. Một hôm, tôi đến tòa báo Ngôn Luận để đưa bài, gặp ông ở đó. Ông là một nhân viên tòa soạn. Trông thấy tôi, ông vừa cười vừa nói :”Mày đen như ống khói ấy.” Tôi tưởng ông chỉ nói đùa cho vui, không ngờ cuối tuần đó, trong mục Tin Văn Nghệ của báo Bông Lúa, ông gọi tôi là Tạ Ống Khói. Thế là tôi có hỗn danh từ đó (1957). Tôi không giận ông vì biết tính ông hay đùa vui, không có ác ý.
Phan Nghị viết phóng sự hay nên được thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ có cảm tình đăc biệt. Có lần ông được ông Kỳ cho ngồi máy bay khu trục đi theo đoàn máy bay ra Bắc vĩ tuyến 17 để oanh tạc đất Bắc. Khi có hội nghị Paris, ông cũng được ông Kỳ cho sang Pháp theo dõi để viết phóng sự cho báo Chính Luận.
Bạn bè ai cũng biết ông có tính “phổi bò”, nghĩa là biết gì nói đó, không cần giữ ý. Ông dặn bạn bè là có gì cần giữ bí mật thì đừng cho ông biết.
Tôi quen thi sĩ Vương Đức Lệ rất tình cờ. Vào cuối thập niên 1990, tôi bắt đầu liên lạc với Văn Quang bằng email. Một hôm, người trả lời thư tôi không phải Văn Quang mà là Vương Đức Lệ. Ông viết :”Anh Khôi ơi, tôi là Vương Đức Lệ.đây. Tôi đọc truyện anh từ hồi anh viết cho báo Tự do.” Tôi vừa ngạc nhiên vừa thích thú. Tôi biết tiếng Vương Đức Lệ từ lâu. Ông là một thi sĩ đã được giải thưởng văn chương toàn quốc cùng với thi sĩ Mai Trung Tĩnh. Tình bạn của chúng tôi bắt đầu từ ngày đó. Rôi khi gia đình ông được các bà em Lê Thị Ý, Lê Thị Nhị bảo lãnh sang Mỹ, lại cùng ở Virginia, chúng tôi thân nhau hơn. Thỉnh thoảng các bạn văn nghệ trong vùng họp nhau thì tôi lại được gặp ông.
Ông nghiện thuốc lá rất nặng, mỗi ngày hút trên 20 điếu. Có lần tôi đề nghị ông giảm bớt dần, rồi bỏ luôn. Nhưng ông không đồng ý. Rồi chỉ khi ông bị ung thư phổi, phải thở bằng dây oxy thì mới bỏ được thuốc lá, nhưng đã quá trễ. Một hôm, tôi đến thăm, ông nằm trên giường bình tĩnh nói với tôi :”Xong rồi, ông ạ.” Mấy hôm sau, nhà văn Hoàng Hải Thủy gọi dây nói báo tin :”Vương Đức Lệ đi rồi.”,
Hồi còn ở Saigon, tôi không có hân hạnh quen nhà văn Uyên Thao. Thỉnh thoảng đến báo Chính Luận, tôi gặp ông, nhưng không ai giới thiệu cho chúng tôi quen nhau. Vì thế, tôi không biết ông làm cho báo nào. Mãi khi ra hải ngoại, tôi mới được quen ông. Hôm gia đình ông đến Mỹ theo diện HO, các bạn ở vùng Falls Church (VA) rủ tôi ra phi trường đón ông..
Uyên Thao là người có nhiều công với giới văn học hải ngoại khi ông sang lập Tủ Sách Tiếng Quê Hương. Khi bị ung thư bao tử, trước khi vào phòng mổ, ông gửi email chào vĩnh biệt các bạn. Nhưng cuộc giải phẫu thành công mỹ mãn.
Cuốn tiểu thuyết dã sử “Trong Ánh Lửa Thù” của ông được nhiều nhà phê bình văn học ca tụng nhiệt liệt. Tôi không rõ thi sĩ Nguyên Sa và gia đình từ Pháp về Việt Nam bao giờ, một hôm, nhà văn Thanh Nam rủ tôi đến thăm ông. Nhà ông ở trong một hẻm gần chợ Thái Bình. Từ ngày đó tôi mới bắt đầu quen thi sĩ.
Năm 1960, Nguyên Sa xuất bản nguyệt san Hiện Đại, Thái Thủy làm thư ký tòa soạn. Nguyên Sa đề nghị tôi viết bài cho nguyệt san. Hồi đó tôi đang học sư phạm nên không có nhiều thì giờ, thỉnh thoảng mới có thể đóng góp một bài. Tôi không nhớ Hiện Đại ra được bao nhiêu số thì ngưng.
Ngoài việc làm thơ, viết văn, Nguyên Sa còn là một giáo sư Triết của Chu Văn An. Sau này, ông mở một trường tư riêng của ông, tên là Văn Học. Trường sở nằm trên đường Phan Thanh Giản. Gia đình ông ở ngay trong trường. Một hôm, chúng tôi tình cờ gặp nhau ở giữa đường. Ông lái xe Peugeot 403 màu xám nhạt, tôi đi xe Nhật. Thấy tôi, ông vẫy tay gọi. Chúng tôi ngừng lại ở giữa đường.
Ông nói nhanh :”Đến moa ngay nhé.” Tôi không biết có chuyện gì, nhưng nhận lời vì đang rảnh. Ông đợi tôi ở ngay cửa trường Văn Học, đưa tôi vào nhà, phía sau trường. Ông đưa cho tôi một tập bản thảo và đề nghị tôi đem về đọc. Trước khi chia tay, ông cho biết cuốn sách này bị sở Kiểm duyệt bộ Thông Tin không cho xuất bản. Về nhà tôi mở bản thảo ra, tựa sách là “Vài Ngày Làm Việc Ở Chung Sự Vụ”. Khi bị động viên vào Thủ Đức, Nguyên Sa ra trường với lon chuẩn úy. Ông được bổ nhiệm vào Chung Sự Vụ, nơi lo việc mai tang các chiến sĩ bị tử trận. Ông đã chứng kiến những chuyện đau lòng của thân nhân những người quá cố. Sở Kiểm duyệt bộ Thông Tin coi cuốn sách có tinh thần phản chiến, nên cấm xuất bản.
Sau này tôi không rõ gia đình Nguyên Sa sang Mỹ bằng cách nào. Ông định cư ở Nam Cali và xuất bản tở tuần san Đời. Vào dịp đó, tôi không rõ vì lý do gì mà ký giả Lê Triết viết bài công kích Nguyên Sa, với lối viết rất độc địa, bới móc cả thân phụ thi sĩ. Tôi không được đọc báo Đời nên không biết Nguyên Sa có trả lời không ?
Hậu quả lối viết độc địa của Lê Triết là cả hai vợ chồng ông đều bị bắn chết trên xe hơi ở trước cửa nhà. Vụ ám sát này không được làm sang tỏ vì cảnh sát Mỹ không chịu điều tra đến nơi đế chốn nên không biêt ai là thủ phạm. Người ta chỉ phỏng đoán Mặt Trận Hoàng Cơ Minh chủ mưu. Lê Triết đã viết nhiều bài tố cáo Mặt Trận lừa bịp những người yêu nước chống cộng ở hải ngoại để quyên tiền..
Trong thời gian Lê Triết bới móc gia đình Nguyên Sa, tôi đang làm cho Văn Nghệ Tiền Phong nên bị Nguyên Sa ghét lây vì tưởng tôi về phe Lê Triết. Khi nghe tin thi sĩ bắt đầu bị ung thư. Tôi bay xuống Nam Cali để thăm ông, nhưng ông không tiếp vì cho tôi về phe với Lê Triết.. Thật đáng buồn đã không được gặp ông trước khi ông ra khỏi cõi đời này.
Tôi không về phe với Lê Triết vì chính tôi cũng là nạn nhân của ông, như tôi đã đã kể ở trên.
Khi ông Hồ Anh xuất bản tờ Thời Thế thay cho Ngôn Luận mới bị đóng cửa vì không kịp nộp tiền hối lộ (300 ngàn) cho ông bộ trưởng Thông Tin mới là tướng Đỗ Mậu, tôi làm phụ tá cho chủ bút là nhà văn Lê Xuyên, tác giả cuốn tiểu thuyết rất nổi tiếng “Chú Tư Cầu”.. Ông Lê Xuyên là người Nam, có một thời hoạt động cách mạng, theo đảng Ðại Việt nên đã từng ra Bắc và lấy vợ Bắc. Ông hiền lành, dễ tính, nói năng từ tôn, khác hẳn các nhân vật trong truyện của ông. Sau năm 1975, khi tôi dã sang Mỹ, nghe tin ông phải bán thuốc lá ở một góc đường Khổng Tử trong Chợ Lớn để tạm sống cho qua ngày. Cách đây khoảng 7 hay 8 năm, bạn hữu ở Saigon báo tin ông đã từ trần.
Vế các nhà văn nữ, tôi chỉ quen một số ít. Tôi có bốn bà em kết nghĩa. Mấy bà gọi tôi là Anh Hai. Cô Ba là Trần Thị Lai Hồng, một nghệ sĩ chuyên về tranh trên lụa, nên lấy tên email là Art On Silk. Tôi quen Lai Hồng khi cùng làm đài phát thanh Saigon vào cuối thập niên 1950. Cô Tư không viết văn mà cũng không hoạt động trong ngành nghê thuật, nhưng có liên hệ mật thiết với nghệ thuật. Cô là em kết nghĩa của nữ danh ca Thái Thanh và ở chung nhà với gia đình Thái Thanh. Khi Lê Quỳnh ghen với Mai Thảo, rút súng bắn vợ.
Thanh Sơn liền đứng vào giữa hai người để hừng đạn cho bà chị kết nghĩa. Thanh Sơn không chết, chỉ bị mất một lá phổi nên bị xuyễn nặng. Thanh Sơn đã từ trần, thọ 79 tuổi. Người em kết nghĩa thứ ba là Cô Năm, tức Đặng Mỹ Dung, Yung Krall, tác giả cuốn “Ngàn Giọt Lệ Rơi.” (A Thousand Tears Falling). Em út là Đỗ Dung, tác giả tuyển tập truyện ngắn “Như Một Thoáng Mây Bay”.Có lần Đỗ Dung nói đùa với tôi :”Chỉ mình em là út thôi đấy nhé, không có út thêm hay út hai, út ba gì nữa đấy.” Tôi thân với Đỗ Dung vì khi gia đình Dung vượt biên, tôi gửi thằng con thứ hai đi cùng. Mỗi khi liên lạc qua email, Dung gọi tôi là Anh già và xưng Út.
Trong vùng Virginia có một số nữ văn nghệ sĩ, như : Lê Thị Ý, Lê Thị Nhị, sang lập và chủ trương tờ nguyệt san Kỷ Nguyên Mới, Hồng Thủy, tác giả cuốn “Những Cánh Hoa Dại Màu Vàng”, Ngọc Hạnh với tác phẩm “Du Ngoạn Đó Đây”...Dù thân, tôi cũng ít liên lạc với các bà vì tôi đã lớn tuổi, không còn thích tham dư các buổi họp mặt.
Ngoài ra, tôi cũng còn quen biết một số văn nghệ sĩ khác nữa, nhưng tôi không muốn nhắc tới họ với những lời tiêu cực.
TQK
__._,_.___
Tuesday, May 30, 2017
TỔNG THỐNG DONALD TRUMP VÀ ĐẢNG DÂN CHỦ
Thưa, chúng chaú cúi xin Trời, Phật
hãy soi sáng độ trì, xua đuổi tà ma quỷ ám hầu thức tỉnh một
số quý ông bà chính trị da gốc Việt cuồng Obama-Hillary đang làm
báo đời, nhìn ra những sự thật đã được t/g Vũ Linh trình bày, để họ
không còn mù quáng, ác độc hùa theo bọn nhà báo bất lương TTDC đánh phá
TT Trump, một người đang thực hiện mơ ước của toàn dân Mỹ "Make America
Great Again", độc giả haỹ cảnh thức trước thủ thuật cuả TTDC
đã đang áp dụng là noí laó maĩ sẽ thành sự thật, để đánh
phá chính quyền đaó nhậm đồng thời khoả lấp, che đậy những
lỗi tầy trời cuả Obama- Hillary...,ht
...“Nói chuyện” hay cho là “thông đồng” gì gì đi nữa thì cũng vẫn không là tội hình sự...
Thế giới truyền thông dòng chính (TTDC) sôi sục vì vụ điều tra Nga đã can dự như thế nào vào cuộc bầu cử tổng thống vừa qua. Trong thời gian mấy tháng qua, mở bất cứ tờ báo nào, hay xem bất cứ tin tức trên đài TV nào, thì cũng đều thấy những cái tít khổng lồ về chuyện điều tra này. Kèm theo không biết cơ man nào những lời bàn ngoài lề của hàng trăm, hàng ngàn Mao Tôn Cương, bất kể đúng hay sai, bất kể biết chuyện hay không biết chuyện.
Ta thử nhìn lại diễn biến câu chuyện vô lý này.
Tháng Sáu năm ngoái, ngay khi hai chính đảng chuẩn bị họp đại hội tuyển lựa ca sĩ đại diện ra tranh cử tổng thống thì bất thình lình, Ủy Ban Quốc Gia của đảng DC la hoảng “Nga đã thâm nhập vào hệ thống emails của Ủy Ban”. Không đưa ra bất cứ bằng chứng cụ thể nào nên chẳng ai hiểu thực sự Nga đã làm gì, có tác động như thế nào vào cuộc bầu cử. Ít lâu sau, Wikileaks xì ra cho báo chí hàng chục ngàn emails của Ủy Ban. Tốt, xấu, đủ loại.
Đảng DC mau mắn tố Nga là thủ phạm lấy tin, đưa cho Wikileaks để hại bà Hillary. Vẫn không bằng chứng. Cả Nga lẫn Wikileaks đều cải chính. Không ai biết gì hơn. Chuyện ghê gớm quá, cần phải điều tra? Không, lạ lùng thay, chính quyền Obama, kể cả các cơ quan trực thuộc như FBI, CIA, NSA, im ru bà rù, không điều tra gì ráo, cho dù khi đó TT Obama và tất cả quan chức của ông đều vẫn còn ăn lương đầy đủ, tức là vẫn còn job, còn trách nhiệm điều tra và bắt những kẻ gian khi chuyện gian trá xẩy ra. Tại sao? Vì hai lý do: không muốn làm khó Nga quá, sau này bà tổng thống Hillary sẽ khó nói chuyện với Putin, và không muốn có điều tra quy mô vì sợ khui lại vụ emails riêng của bà Hillary xem Nga có thâm nhập vào đó không. Rồi câu chuyện chìm xuồng.
Báo Washington Post đặt câu hỏi tại sao bây giờ vụ Nga can thiệp lại nổ đùng lại? Rồi cũng chính WaPo trả lời: vì tất cả những đổ thừa khác để diễn giải cái thất bại của bà Hillary đều vô hiệu, chẳng ai để ý, trong khi việc tố Nga can dự thu được nhiều chú ý hơn. Nói trắng ra, câu chuyện Nga can dự tự nó chẳng có ý nghiã hay hậu quả gì, chẳng có gì đáng nói, cho đến khi bà Hillary thất cử, vì đó là cái cớ duy nhất còn lại với ít căn bản để giải thích việc bà Hillary thất bại. Do đó, cần phải tiếp tục khai thác lá bài này, bất cần bằng chứng. Chính trị khác xa với luật pháp vì chính trị không bao giờ cần bằng chứng.
Mà ngay cả câu chuyện Nga can dự cách nào cũng du di theo thời gian, tùy theo cái điểm nào ăn khách đáng tin, điểm nào không ăn khách đáng ngờ.
Mới đầu thì tố Nga giúp gian lận phiếu, có thể sửa máy bầu cử. Nhưng sau khi biết mấy chục ngàn máy bầu cử Mỹ không có kết nối vào trang mạng, do đó Putin từ Mạc Tư Khoa không thể điều khiển máy được thì cái lý này chìm xuồng.
Quay qua tố Putin chui vào các hệ thống emails của DC để lấy tin bất lợi cho bà Hillary xì ra cho thiên hạ, khiến bà mất hậu thuẫn. Khi không chứng minh được quan hệ giữa Putin và Wikileaks thì câu chuyện lại phải đổi hướng.
Chuyển qua tố quan hệ đặc biệt giữa Trump và Putin, đại khái Putin giúp đưa Trump vào Toà Bạch Ốc để Trump làm con rối của Putin để điều khiển cả nước Mỹ theo lệnh của Putin. Các giao dịch giữa doanh gia Trump với tài phiệt Nga từ mấy chục năm trước bị bới ra, coi như bằng chứng quan hệ đặc biệt giữa Trump và Mafia Nga do Putin lãnh đạo. Cái mà lập luận “quên” nhắc tới, là Trump có quan hệ kinh doanh với hơn hai tá quốc gia trên thế giới, qua gần 150 công ty, chứ không phải chỉ có quan hệ với Nga. Như vậy cũng hơi khó để tìm hiểu xem Trump là con rối của nước nào.
Sau khi TT Trump đánh bom Syria, là con đẻ của Putin, lại phải đổi hướng. Lôi ra quan hệ giữa Putin và đám cận thần của TT Trump. Vừa rớ vào thì được tặng ngay món quà vĩ đại: TT Trump cất chức tướng Flynn vì ông này nói láo với PTT Pence về việc ông đi gặp đại sứ Nga. Trúng số Power Ball! Bằng chứng cụ thể nhất Trump móc nối với Putin qua các đệ tử của cả hai ông.
Bây giờ, ta giả dụ là tướng Flynn thực sự đại diện cho ông Trump đi gặp đại sứ Nga, thông đồng chuyện gì đó. Thế thì sao? Trong luật bầu cử Mỹ, có một điều khoản ghi rõ tuyệt đối cấm các ứng viên chính trị nhận tiền yểm trợ vận động từ ngoài nước. Cho đến nay, chưa có một tin nào nói Trump đã nhận tiền của Nga, trực tiếp hay gián tiếp. Người nhận tiền –bạc triệu- từ ngoại quốc chính là bà Hillary qua cái Quỹ Clinton Foundation. Chỉ những người ngu ngơ nhất hay phe đảng nhất mới nghĩ những bạc triệu này thực sự là tiền các tay độc tài khát máu trên thế giới giúp ông bà Clinton làm chuyện phước thiện, không dính dáng gì đến việc giúp bà thành tổng thống để sau này được nhờ.
Ngoài việc cấm nhận tiền thì luật Mỹ không ghi gì khác. “Nói chuyện” hay cho là “thông đồng” gì gì đi nữa thì cũng vẫn không là một tội hình sự đáng bị bắt hay trừng phạt gì. Không có luật nào cấm các ứng viên hay phụ tá có quyền liên lạc với một chính khách nước ngoài để xin giúp đỡ khi còn đang vận động tranh cử. Ứng viên Obama khi đang vận động tranh cử năm 2008 đã liên lạc và điều đình với chính quyền Đức để cho ông được đi đọc diễn văn tranh cử trước bức tường Bá Linh, mang hình ảnh cả chục ngàn dân Âu Châu ủng hộ ông để kiếm hậu thuẫn tranh cử trong nước, phá bớt hình ảnh một anh tổ chức cộng đồng địa phương lờ mờ.
Đó có phải là những móc nối để một chính quyền ngoại quốc giúp thắng cử không? Không một ai khiếu nại việc chính quyền Đức giúp Obama hết. Tại sao ông Obama vẫn làm tổng thống mà không mất job vì những quan hệ này? Vì chẳng có gì là phạm pháp hết. Tất cả đều là kỹ thuật tranh cử bình thường, như GS Hiến Pháp thiên tả Dershowitz đã phân tích rõ rệt, nhưng với TT Trump, TTDC bóp méo thành một xì-căng-đan vi phạm đủ thứ luật, không khác gì Watergate.
Theo bà Thượng Nghị Sĩ Dianne Feinstein và ông Adam Schiff, hai lãnh tụ khối DC trong tiểu ban An Ninh của Thượng Viện và Hạ Viện, bất kể những tố cáo tràn ngập trên báo chí, cả hai đều chưa thấy có bất cứ bằng chứng nào là đã có sự thông đồng bất chính giữa Trump và Putin.
Mà nếu không phải là phạm tội gì thì điều tra chuyện gì? Để làm gì? Nhất là khi DC biết không có lý do pháp lý để lột chức, mà cho dù lột chức được thì cũng sẽ là đại hoạ cho DC. TT Trump bị lột chức và PTT Pence lên thay thế, bảo đảm sẽ là món quà lớn nhất DC có thể tặng cho CH, khiến CH đoàn kết lại sau lưng một tổng thống ít gây tranh cãi, DC và TTDC sẽ hết chuyện để đánh và sẽ tự diệt. Hy vọng hạ Trump năm 2020 chiếm lại Toà Bạch Ốc cũng thành mây khói.
Câu trả lời kẻ này xin tạm đưa ra: điều tra xem Nga đã làm gì, không phải để kết tội hay đàn hặc TT Trump đâu, chỉ là để trước hết gây khó khăn, tai tiếng cho Trump, sau đó để hy vọng tìm ra một móc nối nào đó, một cái bằng cớ Nga can thiệp giúp giải thích cái thua đau của bà Hillary. Giải an ủi.
Có một chuyện thật sự đáng và cần điều tra: đó là những tin bí mật trong hậu trường đang bị xì ra cho TTDC để làm khó dễ chính quyền Trump.
Chưa khi nào trong lịch sử chính trị Mỹ lại có chuyện tin hậu trường bị xì ra kiểu thác lũ như hiện nay. Lẫn lộn trong khối tin bị xì là tin thật, tin giả, tin dựng đứng, tin diễn giải, tin bóp méo, tin phóng đại, tin bí mật an ninh quốc gia, tin với hậu quả chết người, tin diễu dở,... Danh sách quá dài cho khuôn khổ bài báo này. Hình như đám quan chức còn xót lại của chính quyền Obama chỉ còn là một nhóm người bất mãn, tìm mọi cách đánh phá tân chính quyền để bớt tức tưởi vì thua đậm, bất kể quyền lợi quốc gia, bất kể giúp khủng bố, bất kể đe dọa mạng sống người dân, bất kể... tất.
Trong khi đó thì TTDC chộp lấy những tin bị xì ra như hổ đói vì 99,9% những tin bị xì đều bất lợi cho TT Trump, có thể khai thác tối đa để đánh ông ta, bất kể sự thật vì không thể kiểm chứng, và cũng bất kể mọi hậu quả tốt hay xấu. TTDC đã bỏ cái áo “thông tin trung thực” từ lâu rồi, tinh thần trách nhiệm của người cầm bút cũng đã bye-bye lâu rồi, để bây giờ khoác cái áo “bộ đội xung phong” trong cuộc chiến đánh một tổng thống tuy được bầu chính danh và hợp pháp, nhưng không được họ chấp nhận. Chuyện Bầu Cử T.T Mỹ Năm 2016 (LưuNguyễn)
Ta nhìn qua vụ thảm sát trẻ con tại Manchester bên Anh mới đây. Qua điều tra sơ khởi, họ nghi ngờ thủ phạm là khủng bố ISIS, nhưng giữ bí mật không loan báo ra cho công chúng, chỉ chia sẻ tin này với các cơ quan an ninh Mỹ và đồng minh NATO. Ngay sau khi an ninh Mỹ nhận được tin của Anh chia sẻ, hai đài CNN và CNBC đã được “thông báo” và mau mắn xì ngay tin “cảnh sát Anh cho biết đây là đánh bom tự sát của ISIS”. Tin chính xác chứ không phải tin phiạ. Nhưng cảnh sát Anh nổi đoá vì cái tin này bị xì ra có tác động bứt giây động rừng, nhóm khủng bố tiếp tay với tên tự sát biết là tông tích bị lộ, lo tẩu thoát hay phá hủy ngay chứng tích. Ngay sau đó, chính phủ Anh loan tin tạm ngưng hợp tác chia sẻ tin tức với tình báo và an ninh Mỹ, trong khi bà thủ tướng Anh chính thức nêu vấn đề với TT Trump tại hội nghị thượng đỉnh NATO.
Điều này cực kỳ tai hại cho cuộc chiến chung chống khủng bố toàn cầu khi các nước không còn có thể hợp tác, chia sẻ tin tức cho nhau nữa. Chưa kể uy tín của cả nước Mỹ bị vỡ tan từng mảnh. Không ai còn dám tin tưởng, chia sẻ tin bí mật an ninh, hay tin nhạy cảm chính trị nào với Mỹ nữa.
Điểm đáng nói là CNN loan tin chính phủ Anh chấm dứt chia sẻ tin tức tình báo an ninh với Mỹ, tuyệt đối không đả động đến việc chính mình là cơ quan ngôn luận đầu tiên xì tin tối mật này lên đài TV, mà chỉ ghi lại việc New York Times đã đăng hình một cái hộp máy mà cảnh sát Anh nghi ngờ là loại bom được dùng tại Manchester để dẫn chứng việc Mỹ xì tin khiến Anh bực mình, hiển nhiên với hàm ý NYT chính là cơ quan xì tin bí mật. Chẳng những CNN giả dối mà còn không mấy can đảm, mau mắn nhẩy ra xiả tay vào anh đồng chí NYT để chạy tội của chính mình.
Kẻ viết này thiển nghĩ không biết đã đến lúc nước Mỹ này bắt buộc phải ra luật cấm hay giới hạn việc truyền thông xì tin bí mật một cách hoàn toàn vô trách nhiệm, đe dọa đến an ninh quốc gia, hay đe dọa đến mạng sống của người dân hay không. Tự do ngôn luận cần phải chấp nhận một giới hạn để bảo vệ mạng sống của người dân vô tội.
Có thể nào sau vụ này, những quan chức xì tin và TTDC đăng tin sẽ cảm thấy đã đi quá xa, sẽ ngừng xì và đăng tin bí mật nữa không? Kẻ này không tin họ sẽ thay đổi cách hành xử. Trái lại, họ sẽ thấy đây là cách gây khó dễ cho TT Trump hữu hiệu nhất, khiến ông sẽ gặp thất bại tứ phiá, bất kể những hậu quả tai hại như thế nào cho quyền lợi và an ninh nước Mỹ, cho cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo cuồng tín. Do đó, cần phải tiếp tục.
Cần tiếp tục vì đây là cuộc chiến sinh tử của cái “trục” mới Cấp Tiến-Dân Chủ-TTDC chống TT Trump. TTDC đang bắn tiểu liên, trung liên, đại liên đủ cỡ để hạ TT Trump bằng mọi giá.
Ta nhìn vào cuộc viếng thăm Ả Rập Saud của TT Trump. Đây là cuộc viếng thăm lịch sử với những ý nghiã cũng lịch sử không kém khi lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, một tổng thống phá lệ không chọn hai nước láng giềng Canada hay Mexico, hay các nước đồng minh Âu Châu, mà lại lựa Ả Rập Saud là nước đi viếng thăm đầu tiên.
Thông điệp của TT Trump rất rõ rệt, sinh viên năm thứ nhất đại học Cầu Kho cũng hiểu, chỉ có lãnh tụ khối DC tại Hạ Viện, cụ bà Nancy Pelosi, lên TV than phiền bà không hiểu tại sao TT Trump lại đi Ả Rập Saud, vì theo bà, đa số mấy tên khủng bố vụ 9/11 là dân Ả Rập Saud. Trong khi DC và TTDC chỉ trích TT Trump đồng hoá khủng bố Hồi giáo cực đoan với tất cả dân Hồi giáo, thì bà Pelosi đồng hoá một tá tay khủng bố 9/11 với tất cả dân Ả Rập. Đây là thông điệp của TT Trump:
- Ông coi cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo cuồng tín là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Trump.
- Ông nhìn Ả Rập Saud, người anh cả của thế giới Ả Rập, như là đồng minh cần thiết và quan trọng nhất trong cuộc chiến này.
- Ông cũng muốn gửi một thông điệp quan trọng nhất cho các ông toà cấp tiến tại Mỹ là ông không có “hậu ý” kỳ thị Ả Rập hay Hồi giáo gì hết khi ông ký các sắc luật tạm giới hạn việc nhập cảnh vào Mỹ của dân tỵ nạn vài xứ Ả rập.
Trong khi đó, thông điệp của Ả Rập Saud cũng rõ rệt không kém. Quốc Vương 81 tuổi đích thân tới cầu thang máy bay để nghênh đón TT Trump, rồi sau đó lần đầu tiên trao tặng huân chương cao quý nhất nước cho một tổng thống Mỹ. Chưa hết, quốc vương còn tổ chức hội nghị thượng đỉnh Hồi giáo với sự tham dự của lãnh đạo 50 quốc gia Hồi giáo trên thế giới đến họp mặt nghe TT Trump nói chuyện. So sánh như thế nào với sự tiếp rước TT Obama là người đã khom lưng xin lỗi Ả Rập và Hồi giáo?
Ả Rập Saud đã nói rõ họ không coi TT Trump như người kỳ thị Ả Rập hay Hồi giáo, mà trái lại, đã là người đang tìm cách diệt khủng bố Hồi giáo thật sự, giúp bạch hoá uy tín của đạo Hồi đang bị nhóm khủng bố cuồng tín làm hoen ố, cũng như giúp diệt ISIS là nhóm đã giết cả chục ngàn dân Hồi giáo và Thiên Chúa giáo tại Trung Đông.
Trước những thông điệp quan trọng vậy, TTDC nhìn thấy gì? Nếu quý độc giả nghĩ TTDC sẽ bình loạn về quan hệ Mỹ-Ả Rập, tương lai cuộc chiến chống khủng bố, hòa bình tại Trung Đông, vấn nạn dân tỵ nạn Trung Đông, giá dầu hỏa trên thế giới, Ả Rập đầu tư vào Mỹ giúp cải tiến hệ thống đường xá cầu cống Mỹ, hay bất cứ đề tài quan trọng nào khác, thì quý độc giả đã lầm to. TTDC chỉ nhìn thấy:
- Đệ Nhất Phu Nhân không đội khăn chùm đầu để biểu hiện sự tôn trọng văn hoá và tôn giáo nước chủ nhà. Cái thắt lưng áo đầm lớn quá khổ.
- Đệ Nhất Phu Nhân hai lần quạt tay TT Trump, không chịu nắm tay ông.
- TT Trump tham gia vào việc múa gươm với các lãnh tụ bộ lạc Ả Rập, bị chê là một điệu muá thô bỉ của một đám đàn ông hiếu sát, khinh miệt phụ nữ.
- TT Trump cúi đầu để Quốc Vương Ả Rập choàng huân chương qua đầu (TTDC cho đây cũng chẳng khác gì việc TT Obama cúi gập người trước Quốc Vương Ả Rập trước đây, hai hình ảnh và cử chỉ mà chỉ những người đau mắt nặng mới thấy không có gì khác biệt)
Cái chú ý vào tiểu tiết vớ vẩn đó tiếp tục qua chuyến đi Âu Châu khi TTDC chúi mũi vào chuyện TT Trump bắt tay TT Pháp quá mạnh, TT Pháp bắt tay bà thủ tướng Đức trước (ông Tây nịnh đầm?), TT Trump xô thủ tướng Montenegro, cái áo đắt tiền của bà Melania,…
Việc TTDC xiả tay vào những chi tiết vụn vặt chỉ chứng tỏ một chuyện: chuyến đi đầu tiên của TT Trump đã không có “thảm hoạ” nào để khai thác hết. Trong khi TTDC hò hét đòi đàn hặc thì các nhà lãnh đạo từ Ả Rập đến Âu Châu, kể cả NATO, đều đón tiếp TT Trump một cách trịnh trọng và vồn vã gấp bội khi đón TT Obama.
Thật ra, thái độ chống đối của TTDC, cho dù đến mức nhỏ nhen nhất cũng không có gì đáng ngạc nhiên, mà chuyện đáng nói tuần này là CNN –vâng quý độc giả không đọc lộn đâu: CNN!- cho đăng một bài ca tụng TT Trump đã dám làm chuyện TT Obama trước đây không dám làm: thẳng thắn đặt sách lược chống khủng bố Hồi giáo cực đoan với lãnh đạo xứ Ả Rập Hồi giáo mà không khom lưng xin lỗi chuyện gì hết.
Cần nhìn cho rõ: đây không phải là bài xã luận của CNN đâu. CNN chỉ là cho phép một nhà báo bảo thủ người Anh, Timothy Stanley, viết bài này và đăng trong mục Opinions, là mục ý kiến của độc giả và những nhà báo ngoài hệ thống CNN, để nói cho rõ đây không phải là ý kiến của CNN. Dù sao, thì đó cũng là một cuộc cách mạng không đổ máu vĩ đại nhất của CNN. Có lẽ tại vì đã đọc bài nghiên cứu của đại học Harvard cho thấy CNN được hân hạnh đứng đầu trong nhóm truyền thông phe đảng nhắm mắt chống TT Trump với 93% các bài viết tiêu cực chống TT Trump. Một cố gắng phi thường của CNN để chứng minh mình cũng... công bằng, chưa chống TT Trump tới 100%, năm thì mười họa cũng ngừng tay, không đánh Trump.
Cái đau đầu cho đảng CH, cho nội các, cho ông phát ngôn viên xấu số Sean Spicer là tất cả những tấn công chống TT Trump lại được chính ông giúp thổi phồng lên qua cái tính khí và khẩu nghiệp của ông. TT Trump là một chính trị gia không giống bất cứ chính trị gia nào. Ông là người bốc đồng, coi trời bằng vung, luôn phản đòn, ăn nói vung vít, bất cần phải đạo chính trị, không có cái tài “nói láo với một vẻ rất thành thật” như Clinton (I never had sex with that woman!), hay dẻo mép nhún nhường, vuốt ve xin lỗi tám phương tứ hướng như Obama, hay xuề xòa thân thiện như Bush con, cũng chẳng có cái cười quyến rũ của Reagan.
Ông đắc cử một phần nhờ cách xử thế không giả dối, không gượng ép đó, nhưng nếu cái ngông đó có ngày giết ông thì cũng không phải là chuyện lạ. (28-05-17)
Vũ Linh
NGƯỜI NGA SẼ CƯỜI NGƯỜI MỸ
Thế giới truyền thông dòng chính (TTDC) sôi sục vì vụ điều tra Nga đã can dự như thế nào vào cuộc bầu cử tổng thống vừa qua. Trong thời gian mấy tháng qua, mở bất cứ tờ báo nào, hay xem bất cứ tin tức trên đài TV nào, thì cũng đều thấy những cái tít khổng lồ về chuyện điều tra này. Kèm theo không biết cơ man nào những lời bàn ngoài lề của hàng trăm, hàng ngàn Mao Tôn Cương, bất kể đúng hay sai, bất kể biết chuyện hay không biết chuyện.
Ta thử nhìn lại diễn biến câu chuyện vô lý này.
Tháng Sáu năm ngoái, ngay khi hai chính đảng chuẩn bị họp đại hội tuyển lựa ca sĩ đại diện ra tranh cử tổng thống thì bất thình lình, Ủy Ban Quốc Gia của đảng DC la hoảng “Nga đã thâm nhập vào hệ thống emails của Ủy Ban”. Không đưa ra bất cứ bằng chứng cụ thể nào nên chẳng ai hiểu thực sự Nga đã làm gì, có tác động như thế nào vào cuộc bầu cử. Ít lâu sau, Wikileaks xì ra cho báo chí hàng chục ngàn emails của Ủy Ban. Tốt, xấu, đủ loại.
Đảng DC mau mắn tố Nga là thủ phạm lấy tin, đưa cho Wikileaks để hại bà Hillary. Vẫn không bằng chứng. Cả Nga lẫn Wikileaks đều cải chính. Không ai biết gì hơn. Chuyện ghê gớm quá, cần phải điều tra? Không, lạ lùng thay, chính quyền Obama, kể cả các cơ quan trực thuộc như FBI, CIA, NSA, im ru bà rù, không điều tra gì ráo, cho dù khi đó TT Obama và tất cả quan chức của ông đều vẫn còn ăn lương đầy đủ, tức là vẫn còn job, còn trách nhiệm điều tra và bắt những kẻ gian khi chuyện gian trá xẩy ra. Tại sao? Vì hai lý do: không muốn làm khó Nga quá, sau này bà tổng thống Hillary sẽ khó nói chuyện với Putin, và không muốn có điều tra quy mô vì sợ khui lại vụ emails riêng của bà Hillary xem Nga có thâm nhập vào đó không. Rồi câu chuyện chìm xuồng.
Báo Washington Post đặt câu hỏi tại sao bây giờ vụ Nga can thiệp lại nổ đùng lại? Rồi cũng chính WaPo trả lời: vì tất cả những đổ thừa khác để diễn giải cái thất bại của bà Hillary đều vô hiệu, chẳng ai để ý, trong khi việc tố Nga can dự thu được nhiều chú ý hơn. Nói trắng ra, câu chuyện Nga can dự tự nó chẳng có ý nghiã hay hậu quả gì, chẳng có gì đáng nói, cho đến khi bà Hillary thất cử, vì đó là cái cớ duy nhất còn lại với ít căn bản để giải thích việc bà Hillary thất bại. Do đó, cần phải tiếp tục khai thác lá bài này, bất cần bằng chứng. Chính trị khác xa với luật pháp vì chính trị không bao giờ cần bằng chứng.
Mà ngay cả câu chuyện Nga can dự cách nào cũng du di theo thời gian, tùy theo cái điểm nào ăn khách đáng tin, điểm nào không ăn khách đáng ngờ.
Mới đầu thì tố Nga giúp gian lận phiếu, có thể sửa máy bầu cử. Nhưng sau khi biết mấy chục ngàn máy bầu cử Mỹ không có kết nối vào trang mạng, do đó Putin từ Mạc Tư Khoa không thể điều khiển máy được thì cái lý này chìm xuồng.
Quay qua tố Putin chui vào các hệ thống emails của DC để lấy tin bất lợi cho bà Hillary xì ra cho thiên hạ, khiến bà mất hậu thuẫn. Khi không chứng minh được quan hệ giữa Putin và Wikileaks thì câu chuyện lại phải đổi hướng.
Chuyển qua tố quan hệ đặc biệt giữa Trump và Putin, đại khái Putin giúp đưa Trump vào Toà Bạch Ốc để Trump làm con rối của Putin để điều khiển cả nước Mỹ theo lệnh của Putin. Các giao dịch giữa doanh gia Trump với tài phiệt Nga từ mấy chục năm trước bị bới ra, coi như bằng chứng quan hệ đặc biệt giữa Trump và Mafia Nga do Putin lãnh đạo. Cái mà lập luận “quên” nhắc tới, là Trump có quan hệ kinh doanh với hơn hai tá quốc gia trên thế giới, qua gần 150 công ty, chứ không phải chỉ có quan hệ với Nga. Như vậy cũng hơi khó để tìm hiểu xem Trump là con rối của nước nào.
Sau khi TT Trump đánh bom Syria, là con đẻ của Putin, lại phải đổi hướng. Lôi ra quan hệ giữa Putin và đám cận thần của TT Trump. Vừa rớ vào thì được tặng ngay món quà vĩ đại: TT Trump cất chức tướng Flynn vì ông này nói láo với PTT Pence về việc ông đi gặp đại sứ Nga. Trúng số Power Ball! Bằng chứng cụ thể nhất Trump móc nối với Putin qua các đệ tử của cả hai ông.
Bây giờ, ta giả dụ là tướng Flynn thực sự đại diện cho ông Trump đi gặp đại sứ Nga, thông đồng chuyện gì đó. Thế thì sao? Trong luật bầu cử Mỹ, có một điều khoản ghi rõ tuyệt đối cấm các ứng viên chính trị nhận tiền yểm trợ vận động từ ngoài nước. Cho đến nay, chưa có một tin nào nói Trump đã nhận tiền của Nga, trực tiếp hay gián tiếp. Người nhận tiền –bạc triệu- từ ngoại quốc chính là bà Hillary qua cái Quỹ Clinton Foundation. Chỉ những người ngu ngơ nhất hay phe đảng nhất mới nghĩ những bạc triệu này thực sự là tiền các tay độc tài khát máu trên thế giới giúp ông bà Clinton làm chuyện phước thiện, không dính dáng gì đến việc giúp bà thành tổng thống để sau này được nhờ.
Ngoài việc cấm nhận tiền thì luật Mỹ không ghi gì khác. “Nói chuyện” hay cho là “thông đồng” gì gì đi nữa thì cũng vẫn không là một tội hình sự đáng bị bắt hay trừng phạt gì. Không có luật nào cấm các ứng viên hay phụ tá có quyền liên lạc với một chính khách nước ngoài để xin giúp đỡ khi còn đang vận động tranh cử. Ứng viên Obama khi đang vận động tranh cử năm 2008 đã liên lạc và điều đình với chính quyền Đức để cho ông được đi đọc diễn văn tranh cử trước bức tường Bá Linh, mang hình ảnh cả chục ngàn dân Âu Châu ủng hộ ông để kiếm hậu thuẫn tranh cử trong nước, phá bớt hình ảnh một anh tổ chức cộng đồng địa phương lờ mờ.
Đó có phải là những móc nối để một chính quyền ngoại quốc giúp thắng cử không? Không một ai khiếu nại việc chính quyền Đức giúp Obama hết. Tại sao ông Obama vẫn làm tổng thống mà không mất job vì những quan hệ này? Vì chẳng có gì là phạm pháp hết. Tất cả đều là kỹ thuật tranh cử bình thường, như GS Hiến Pháp thiên tả Dershowitz đã phân tích rõ rệt, nhưng với TT Trump, TTDC bóp méo thành một xì-căng-đan vi phạm đủ thứ luật, không khác gì Watergate.
Theo bà Thượng Nghị Sĩ Dianne Feinstein và ông Adam Schiff, hai lãnh tụ khối DC trong tiểu ban An Ninh của Thượng Viện và Hạ Viện, bất kể những tố cáo tràn ngập trên báo chí, cả hai đều chưa thấy có bất cứ bằng chứng nào là đã có sự thông đồng bất chính giữa Trump và Putin.
Mà nếu không phải là phạm tội gì thì điều tra chuyện gì? Để làm gì? Nhất là khi DC biết không có lý do pháp lý để lột chức, mà cho dù lột chức được thì cũng sẽ là đại hoạ cho DC. TT Trump bị lột chức và PTT Pence lên thay thế, bảo đảm sẽ là món quà lớn nhất DC có thể tặng cho CH, khiến CH đoàn kết lại sau lưng một tổng thống ít gây tranh cãi, DC và TTDC sẽ hết chuyện để đánh và sẽ tự diệt. Hy vọng hạ Trump năm 2020 chiếm lại Toà Bạch Ốc cũng thành mây khói.
Câu trả lời kẻ này xin tạm đưa ra: điều tra xem Nga đã làm gì, không phải để kết tội hay đàn hặc TT Trump đâu, chỉ là để trước hết gây khó khăn, tai tiếng cho Trump, sau đó để hy vọng tìm ra một móc nối nào đó, một cái bằng cớ Nga can thiệp giúp giải thích cái thua đau của bà Hillary. Giải an ủi.
Có một chuyện thật sự đáng và cần điều tra: đó là những tin bí mật trong hậu trường đang bị xì ra cho TTDC để làm khó dễ chính quyền Trump.
Chưa khi nào trong lịch sử chính trị Mỹ lại có chuyện tin hậu trường bị xì ra kiểu thác lũ như hiện nay. Lẫn lộn trong khối tin bị xì là tin thật, tin giả, tin dựng đứng, tin diễn giải, tin bóp méo, tin phóng đại, tin bí mật an ninh quốc gia, tin với hậu quả chết người, tin diễu dở,... Danh sách quá dài cho khuôn khổ bài báo này. Hình như đám quan chức còn xót lại của chính quyền Obama chỉ còn là một nhóm người bất mãn, tìm mọi cách đánh phá tân chính quyền để bớt tức tưởi vì thua đậm, bất kể quyền lợi quốc gia, bất kể giúp khủng bố, bất kể đe dọa mạng sống người dân, bất kể... tất.
Trong khi đó thì TTDC chộp lấy những tin bị xì ra như hổ đói vì 99,9% những tin bị xì đều bất lợi cho TT Trump, có thể khai thác tối đa để đánh ông ta, bất kể sự thật vì không thể kiểm chứng, và cũng bất kể mọi hậu quả tốt hay xấu. TTDC đã bỏ cái áo “thông tin trung thực” từ lâu rồi, tinh thần trách nhiệm của người cầm bút cũng đã bye-bye lâu rồi, để bây giờ khoác cái áo “bộ đội xung phong” trong cuộc chiến đánh một tổng thống tuy được bầu chính danh và hợp pháp, nhưng không được họ chấp nhận. Chuyện Bầu Cử T.T Mỹ Năm 2016 (LưuNguyễn)
Ta nhìn qua vụ thảm sát trẻ con tại Manchester bên Anh mới đây. Qua điều tra sơ khởi, họ nghi ngờ thủ phạm là khủng bố ISIS, nhưng giữ bí mật không loan báo ra cho công chúng, chỉ chia sẻ tin này với các cơ quan an ninh Mỹ và đồng minh NATO. Ngay sau khi an ninh Mỹ nhận được tin của Anh chia sẻ, hai đài CNN và CNBC đã được “thông báo” và mau mắn xì ngay tin “cảnh sát Anh cho biết đây là đánh bom tự sát của ISIS”. Tin chính xác chứ không phải tin phiạ. Nhưng cảnh sát Anh nổi đoá vì cái tin này bị xì ra có tác động bứt giây động rừng, nhóm khủng bố tiếp tay với tên tự sát biết là tông tích bị lộ, lo tẩu thoát hay phá hủy ngay chứng tích. Ngay sau đó, chính phủ Anh loan tin tạm ngưng hợp tác chia sẻ tin tức với tình báo và an ninh Mỹ, trong khi bà thủ tướng Anh chính thức nêu vấn đề với TT Trump tại hội nghị thượng đỉnh NATO.
Điều này cực kỳ tai hại cho cuộc chiến chung chống khủng bố toàn cầu khi các nước không còn có thể hợp tác, chia sẻ tin tức cho nhau nữa. Chưa kể uy tín của cả nước Mỹ bị vỡ tan từng mảnh. Không ai còn dám tin tưởng, chia sẻ tin bí mật an ninh, hay tin nhạy cảm chính trị nào với Mỹ nữa.
Điểm đáng nói là CNN loan tin chính phủ Anh chấm dứt chia sẻ tin tức tình báo an ninh với Mỹ, tuyệt đối không đả động đến việc chính mình là cơ quan ngôn luận đầu tiên xì tin tối mật này lên đài TV, mà chỉ ghi lại việc New York Times đã đăng hình một cái hộp máy mà cảnh sát Anh nghi ngờ là loại bom được dùng tại Manchester để dẫn chứng việc Mỹ xì tin khiến Anh bực mình, hiển nhiên với hàm ý NYT chính là cơ quan xì tin bí mật. Chẳng những CNN giả dối mà còn không mấy can đảm, mau mắn nhẩy ra xiả tay vào anh đồng chí NYT để chạy tội của chính mình.
Kẻ viết này thiển nghĩ không biết đã đến lúc nước Mỹ này bắt buộc phải ra luật cấm hay giới hạn việc truyền thông xì tin bí mật một cách hoàn toàn vô trách nhiệm, đe dọa đến an ninh quốc gia, hay đe dọa đến mạng sống của người dân hay không. Tự do ngôn luận cần phải chấp nhận một giới hạn để bảo vệ mạng sống của người dân vô tội.
Có thể nào sau vụ này, những quan chức xì tin và TTDC đăng tin sẽ cảm thấy đã đi quá xa, sẽ ngừng xì và đăng tin bí mật nữa không? Kẻ này không tin họ sẽ thay đổi cách hành xử. Trái lại, họ sẽ thấy đây là cách gây khó dễ cho TT Trump hữu hiệu nhất, khiến ông sẽ gặp thất bại tứ phiá, bất kể những hậu quả tai hại như thế nào cho quyền lợi và an ninh nước Mỹ, cho cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo cuồng tín. Do đó, cần phải tiếp tục.
Cần tiếp tục vì đây là cuộc chiến sinh tử của cái “trục” mới Cấp Tiến-Dân Chủ-TTDC chống TT Trump. TTDC đang bắn tiểu liên, trung liên, đại liên đủ cỡ để hạ TT Trump bằng mọi giá.
Ta nhìn vào cuộc viếng thăm Ả Rập Saud của TT Trump. Đây là cuộc viếng thăm lịch sử với những ý nghiã cũng lịch sử không kém khi lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, một tổng thống phá lệ không chọn hai nước láng giềng Canada hay Mexico, hay các nước đồng minh Âu Châu, mà lại lựa Ả Rập Saud là nước đi viếng thăm đầu tiên.
Thông điệp của TT Trump rất rõ rệt, sinh viên năm thứ nhất đại học Cầu Kho cũng hiểu, chỉ có lãnh tụ khối DC tại Hạ Viện, cụ bà Nancy Pelosi, lên TV than phiền bà không hiểu tại sao TT Trump lại đi Ả Rập Saud, vì theo bà, đa số mấy tên khủng bố vụ 9/11 là dân Ả Rập Saud. Trong khi DC và TTDC chỉ trích TT Trump đồng hoá khủng bố Hồi giáo cực đoan với tất cả dân Hồi giáo, thì bà Pelosi đồng hoá một tá tay khủng bố 9/11 với tất cả dân Ả Rập. Đây là thông điệp của TT Trump:
- Ông coi cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo cuồng tín là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Trump.
- Ông nhìn Ả Rập Saud, người anh cả của thế giới Ả Rập, như là đồng minh cần thiết và quan trọng nhất trong cuộc chiến này.
- Ông cũng muốn gửi một thông điệp quan trọng nhất cho các ông toà cấp tiến tại Mỹ là ông không có “hậu ý” kỳ thị Ả Rập hay Hồi giáo gì hết khi ông ký các sắc luật tạm giới hạn việc nhập cảnh vào Mỹ của dân tỵ nạn vài xứ Ả rập.
Trong khi đó, thông điệp của Ả Rập Saud cũng rõ rệt không kém. Quốc Vương 81 tuổi đích thân tới cầu thang máy bay để nghênh đón TT Trump, rồi sau đó lần đầu tiên trao tặng huân chương cao quý nhất nước cho một tổng thống Mỹ. Chưa hết, quốc vương còn tổ chức hội nghị thượng đỉnh Hồi giáo với sự tham dự của lãnh đạo 50 quốc gia Hồi giáo trên thế giới đến họp mặt nghe TT Trump nói chuyện. So sánh như thế nào với sự tiếp rước TT Obama là người đã khom lưng xin lỗi Ả Rập và Hồi giáo?
Ả Rập Saud đã nói rõ họ không coi TT Trump như người kỳ thị Ả Rập hay Hồi giáo, mà trái lại, đã là người đang tìm cách diệt khủng bố Hồi giáo thật sự, giúp bạch hoá uy tín của đạo Hồi đang bị nhóm khủng bố cuồng tín làm hoen ố, cũng như giúp diệt ISIS là nhóm đã giết cả chục ngàn dân Hồi giáo và Thiên Chúa giáo tại Trung Đông.
Trước những thông điệp quan trọng vậy, TTDC nhìn thấy gì? Nếu quý độc giả nghĩ TTDC sẽ bình loạn về quan hệ Mỹ-Ả Rập, tương lai cuộc chiến chống khủng bố, hòa bình tại Trung Đông, vấn nạn dân tỵ nạn Trung Đông, giá dầu hỏa trên thế giới, Ả Rập đầu tư vào Mỹ giúp cải tiến hệ thống đường xá cầu cống Mỹ, hay bất cứ đề tài quan trọng nào khác, thì quý độc giả đã lầm to. TTDC chỉ nhìn thấy:
- Đệ Nhất Phu Nhân không đội khăn chùm đầu để biểu hiện sự tôn trọng văn hoá và tôn giáo nước chủ nhà. Cái thắt lưng áo đầm lớn quá khổ.
- Đệ Nhất Phu Nhân hai lần quạt tay TT Trump, không chịu nắm tay ông.
- TT Trump tham gia vào việc múa gươm với các lãnh tụ bộ lạc Ả Rập, bị chê là một điệu muá thô bỉ của một đám đàn ông hiếu sát, khinh miệt phụ nữ.
- TT Trump cúi đầu để Quốc Vương Ả Rập choàng huân chương qua đầu (TTDC cho đây cũng chẳng khác gì việc TT Obama cúi gập người trước Quốc Vương Ả Rập trước đây, hai hình ảnh và cử chỉ mà chỉ những người đau mắt nặng mới thấy không có gì khác biệt)
Cái chú ý vào tiểu tiết vớ vẩn đó tiếp tục qua chuyến đi Âu Châu khi TTDC chúi mũi vào chuyện TT Trump bắt tay TT Pháp quá mạnh, TT Pháp bắt tay bà thủ tướng Đức trước (ông Tây nịnh đầm?), TT Trump xô thủ tướng Montenegro, cái áo đắt tiền của bà Melania,…
Việc TTDC xiả tay vào những chi tiết vụn vặt chỉ chứng tỏ một chuyện: chuyến đi đầu tiên của TT Trump đã không có “thảm hoạ” nào để khai thác hết. Trong khi TTDC hò hét đòi đàn hặc thì các nhà lãnh đạo từ Ả Rập đến Âu Châu, kể cả NATO, đều đón tiếp TT Trump một cách trịnh trọng và vồn vã gấp bội khi đón TT Obama.
Thật ra, thái độ chống đối của TTDC, cho dù đến mức nhỏ nhen nhất cũng không có gì đáng ngạc nhiên, mà chuyện đáng nói tuần này là CNN –vâng quý độc giả không đọc lộn đâu: CNN!- cho đăng một bài ca tụng TT Trump đã dám làm chuyện TT Obama trước đây không dám làm: thẳng thắn đặt sách lược chống khủng bố Hồi giáo cực đoan với lãnh đạo xứ Ả Rập Hồi giáo mà không khom lưng xin lỗi chuyện gì hết.
Cần nhìn cho rõ: đây không phải là bài xã luận của CNN đâu. CNN chỉ là cho phép một nhà báo bảo thủ người Anh, Timothy Stanley, viết bài này và đăng trong mục Opinions, là mục ý kiến của độc giả và những nhà báo ngoài hệ thống CNN, để nói cho rõ đây không phải là ý kiến của CNN. Dù sao, thì đó cũng là một cuộc cách mạng không đổ máu vĩ đại nhất của CNN. Có lẽ tại vì đã đọc bài nghiên cứu của đại học Harvard cho thấy CNN được hân hạnh đứng đầu trong nhóm truyền thông phe đảng nhắm mắt chống TT Trump với 93% các bài viết tiêu cực chống TT Trump. Một cố gắng phi thường của CNN để chứng minh mình cũng... công bằng, chưa chống TT Trump tới 100%, năm thì mười họa cũng ngừng tay, không đánh Trump.
Cái đau đầu cho đảng CH, cho nội các, cho ông phát ngôn viên xấu số Sean Spicer là tất cả những tấn công chống TT Trump lại được chính ông giúp thổi phồng lên qua cái tính khí và khẩu nghiệp của ông. TT Trump là một chính trị gia không giống bất cứ chính trị gia nào. Ông là người bốc đồng, coi trời bằng vung, luôn phản đòn, ăn nói vung vít, bất cần phải đạo chính trị, không có cái tài “nói láo với một vẻ rất thành thật” như Clinton (I never had sex with that woman!), hay dẻo mép nhún nhường, vuốt ve xin lỗi tám phương tứ hướng như Obama, hay xuề xòa thân thiện như Bush con, cũng chẳng có cái cười quyến rũ của Reagan.
Ông đắc cử một phần nhờ cách xử thế không giả dối, không gượng ép đó, nhưng nếu cái ngông đó có ngày giết ông thì cũng không phải là chuyện lạ. (28-05-17)
Vũ Linh
NGƯỜI NGA SẼ CƯỜI NGƯỜI MỸ
Tổng thống Trump hôm thứ Ba cho biết các quan chức Nga có thể "cười"
Hoa Kỳ vì quá nhiều báo cáo về sự can thiệp của Nga vào cuộc đua tổng
thống năm 2016."Các quan chức Nga phải cười Hoa Kỳ và lý do đảng Dân Chủ thua cuộc bầu cử đã mà còn phao tin vịt.Tổng thống đã tuyên bố trong quá khứ rằng can thiệp của Nga vào cuộc
bầu cử tổng thống Mỹ là một lý do được tạo ra bởi đảng Dân chủ để giải
thích việc Hillary Clinton thất cử.
Rất nhiều người trên thế giới, nhất là những người xưa nay ngưỡng
mộ Hoa Kỳ lấy làm buồn cho truyền thống dân chủ của Hoa Kỳ! Một nước
văn minh siêu đẳng như Hoa Kỳ mà nay sản sinh ra lắm bọn sâu bọ bẩn thỉu
thế ư? Tại sao một nước văn minh, hùng mạnh như thế, lại có những trò
bịa đắt, vu khống, bôi lọ như thế? Những người đó không hiều pháp luật
và lương tâm đạo đưc con người, nhất là lương tâm đạo đưc của nhà
truyền thông mà lại vô sỉ đến thế!
Dù đối phương xấu xa bao nhiêu, chúng ta với phê phán với lý luận và bằng chứng chính xác, rõ ràng chứ không nên xuyên tạc, bịa đạt. Đó là hành vi phạm pháp và phạm luân lý đạo đức. Đảng Dân Chủ cầm quyền bao nhiệm kỳ liên tiếp mà chưa thỏa lòng tham hay sao mà còn giở trò chơi xấu như vậy? Anh Pháp, Đức đâu có tệ như thế?Không lẽ Hoa Kỳ bây giờ đồng hạng với Việt Nam gồm những anh y tá, thợ hồ, thợ thiến heo, trình độ lớp ba trường làng sao? Hàm huyết phun nhân, tiên ô kỳ khẩu. Không biết họ có hạ được ông Trump hay không, nhưng hành động vô lương tâm và hèn hạ như thế chỉ làm uy tín đảng Dân Chủ xuống đất đen. Có thể từ đây và mãi mãi về sau, đảng Dân chủ sẽ nhận lấy nụ cười khinh bỉ không những của Nga , của dân Mỹ mà là toàn thế giới! Ô hô! Ai tai!
Dù đối phương xấu xa bao nhiêu, chúng ta với phê phán với lý luận và bằng chứng chính xác, rõ ràng chứ không nên xuyên tạc, bịa đạt. Đó là hành vi phạm pháp và phạm luân lý đạo đức. Đảng Dân Chủ cầm quyền bao nhiệm kỳ liên tiếp mà chưa thỏa lòng tham hay sao mà còn giở trò chơi xấu như vậy? Anh Pháp, Đức đâu có tệ như thế?Không lẽ Hoa Kỳ bây giờ đồng hạng với Việt Nam gồm những anh y tá, thợ hồ, thợ thiến heo, trình độ lớp ba trường làng sao? Hàm huyết phun nhân, tiên ô kỳ khẩu. Không biết họ có hạ được ông Trump hay không, nhưng hành động vô lương tâm và hèn hạ như thế chỉ làm uy tín đảng Dân Chủ xuống đất đen. Có thể từ đây và mãi mãi về sau, đảng Dân chủ sẽ nhận lấy nụ cười khinh bỉ không những của Nga , của dân Mỹ mà là toàn thế giới! Ô hô! Ai tai!
VẠN MỘC CƯ SĨ
Hạ thấp điểm kinh tế Trung Cộng
Ngô Nhân Dụng
Đầu tuần này, Công ty thẩm lượng tín dụng Moody đã hạ thấp mức tín nhiệm
của chính quyền Trung Quốc từ A3 xuống A1. Lần trước, khả năng trả nợ
của Bắc Kinh bị nghi ngờ và mất điểm xảy ra đã gần ba chục năm nay. Bộ
Tài chánh Trung Cộng lập tức phản đối, vì khi điểm tín dụng của một xí
nghiệp hay một quốc gia xuống thấp, họ sẽ phải trả lãi suất cao hơn khi
vay tiền. Các công ty lượng giá điểm tín dụng cao thấp tùy theo khả năng
trả nợ của người đi vay tốt hay không.
Năm 2011 Chính phủ Mỹ cũng bị xuống điểm, từ AAA xuống AA+, khi kinh tế
Mỹ bước vào năm thứ ba sau cuộc khủng hoảng. Thứ Hai vừa qua, Moody nêu
lý do hạ thấp điểm của Trung Cộng là vì số tiền vay nợ trong cả nền kinh
tế lên quá cao trong khi sức phát triển kinh tế lại giảm bớt. Không
khác gì một xí nghiệp nợ nần chồng chất mà mức lời có triển vọng đi
xuống.
Trung Cộng rất quan tâm đến “điểm tín dụng” (credit-rating), vì muốn các
nhà đầu tư quốc tế tham gia mua trái phiếu họ sẽ phát hành, với số
lượng lên tới $8,000 tỷ. Vì thế, Tháng Tư năm ngoái, Trung Cộng đã nới
rộng thủ tục cho các công ty lượng giá tín dụng như Moody, được hoạt
động trong lục địa kể từ Tháng Bảy năm nay.
Giới đầu tư quốc tế sẽ khó đem tiền cho vay nếu chỉ căn cứ vào điểm tín
dụng do các công ty tài chánh địa phương thẩm lượng – vì họ thường cho
điểm cao hơn. Ngay trong khi Moody hạ thấp điểm tín dụng của Trung Quốc,
một công ty địa phương có uy tín vẫn giữ nguyên điểm tín dụng cũ, AAA.
Công ty Chengxin Credit Management (Thành Tín Tín dụng Bình cấp) thành
lập từ năm 1992 có 30% cổ phần thuộc Moody nhưng làm ăn độc lập.
Mối lo của các nhà phân tích Moody không phải chỉ vì số nợ trong nền
kinh tế Trung Quốc lên quá cao; nhưng nguy hiểm hơn nữa là những món nợ
khổng lồ được che giấu, không ghi trong sổ sách. Không những các doanh
nghiệp nhà nước chất chứa các món nợ “vô hình” đó; chính quyền các địa
phương càng mang nợ chồng chất.
Khi lên ngôi, Tập Cận Bình nhìn nhận mối nguy vỡ nợ nên đã ra lệnh ngăn
chặn hoạt động “vay ngầm”. Đến Tháng Ba, 2015, nhiều địa phương tiến đến
cảnh vỡ nợ, trung ương phải nương tay; đồng thời cho phép các địa
phương phát hành trái phiếu. Đó là hình thức vay nợ phổ thông ở các nước
tư bản, vay trực tiếp những món tiền lớn từ công chúng, không qua các
ngân hàng.
Chỉ trong hai năm, số nợ nần của nhà nước đã tăng vọt lên gần gấp đôi, từ 15% Tổng sản lượng Nội địa (GDP) lên 28%. Số nợ của các tỉnh, năm 2014 còn nhỏ, không đáng kể, đến giữa năm 2016 đã lên tới 1,000 tỷ đồng nguyên, $140 tỷ, nhưng khả năng trả nợ thì lại giảm.
Chỉ trong hai năm, số nợ nần của nhà nước đã tăng vọt lên gần gấp đôi, từ 15% Tổng sản lượng Nội địa (GDP) lên 28%. Số nợ của các tỉnh, năm 2014 còn nhỏ, không đáng kể, đến giữa năm 2016 đã lên tới 1,000 tỷ đồng nguyên, $140 tỷ, nhưng khả năng trả nợ thì lại giảm.
Chính quyền các tỉnh, huyện, cho tới xã trước đây vẫn bán đất công hoặc
đất trưng dụng của dân cho vào công quỹ để dùng trong việc trả nợ. Tới
nay, số đất công cạn dần, chiếm đất tư khó hơn, và giá đất lại giảm, đến
kỳ trả nợ sẽ lúng túng. Hơn nữa, chính sách của Bắc Kinh có thể thay
đổi bất cứ lúc nào. Nếu chính quyền trung ương bắt các tỉnh giảm bớt tín
dụng, họ sẽ không biết làm cách nào vay được nợ mới lấy tiền trả các
món nợ cũ!
Tất cả khiến cho giới đầu tư thế giới lo ngại; và đó là lý do khiến
Moody hạ thấp điểm tín dụng của cả nước. Dù sao, điểm A1 của Bắc Kinh
cũng còn cao, ngang với điểm tín dụng của Nhật Bản hiện nay. Nhưng kinh
tế Nhật đã trì trệ trong hai chục năm qua, trong thời gian kinh tế Trung
Quốc vẫn được coi là lên nhanh nhất thế giới.
Năm 2015, sản lượng tính theo đầu người của Nhật Bản là $34,524 một năm, còn người dân Trung Quốc chỉ có $8,069, theo Ngân hàng Thế giới. Khi điểm tín dụng của Bắc Kinh xuống, đó là dấu hiệu cho thấy kinh tế trong lục địa sắp trải qua nhiều khó khăn.
Năm 2015, sản lượng tính theo đầu người của Nhật Bản là $34,524 một năm, còn người dân Trung Quốc chỉ có $8,069, theo Ngân hàng Thế giới. Khi điểm tín dụng của Bắc Kinh xuống, đó là dấu hiệu cho thấy kinh tế trong lục địa sắp trải qua nhiều khó khăn.
Từ nhiều năm qua, giới nghiên cứu đã thấy tình trạng kinh tế của Trung
Quốc bây giờ rất giống như tình trạng Nhật Bản trong thập niên 1990.
Vào đầu thập niên 1990, hơn 40 năm sau khi bại trận, Nhật Bản đang phồn
thịnh đến mức tưởng như sắp vượt qua kinh tế Mỹ, dù dân số thấp hơn.
Kinh tế Nhật Bản đã phát triển theo một con đường mà sau này Trung Quốc
cũng đi theo: Đặt nặng vào đầu tư, nhẹ về tiêu thụ. Trong một nền kinh
tế tư bản như ở Mỹ, hai phần ba số [sản phẩm] phát triển hàng năm là do
người dân tiêu thụ. Tại Nhật thời 1990 và tại nước Tàu bây giờ, kinh tế
phát triển được một nửa là do đem tiền đổ vào đầu tư.
Một triệu chứng tại Trung Quốc bây giờ và tại Nhật Bản ngày xưa, là tình
trạng giá nhà đất tăng vọt, trong khi lợi tức của người dân tăng chậm
hơn. Thị trường địa ốc bị lũng đoạn bởi các người đầu cơ, có lúc giá nhà
ở Tokyo tăng 70% một năm. Đến năm 1990, giá nhà đất ở Nhật bắt đầu
xuống, kéo dài suốt 15 năm.
Lý do khiến quả bóng địa ốc Nhật tăng phồng là hệ thống tài chánh lỏng
lẻo, việc vay nợ dễ dàng, giống như ở lục địa Trung Hoa ngày nay. Trước
cuộc khủng hoảng năm 2007, tình trạng cho vay ở nước Mỹ cũng vậy. Khi
các ngân hàng cho vay tiền để mua nhà phá sản, Chính phủ đã cứu. Nhưng
tiền không cứu được lòng tin.
Cho nên kinh tế Mỹ bắt đầu phục hồi từ năm 2009 nhưng phát triển rất chậm. Còn ở nước Nhật, cơn suy thoái thập niên 1990 vẫn còn di lụy tới bây giờ. Hệ thống ngân hàng ở Trung Quốc được thả lỏng và kém minh bạch hơn cả Nhật Bản và Mỹ, với những món nợ ngầm không chính thức. Từ đầu năm 2017, giá nhà cửa ở Bắc Kinh vẫn lên giá 16%. Lòng tin của dân Trung Hoa sẽ khó vực dậy nếu quả bong bóng vỡ.
Cho nên kinh tế Mỹ bắt đầu phục hồi từ năm 2009 nhưng phát triển rất chậm. Còn ở nước Nhật, cơn suy thoái thập niên 1990 vẫn còn di lụy tới bây giờ. Hệ thống ngân hàng ở Trung Quốc được thả lỏng và kém minh bạch hơn cả Nhật Bản và Mỹ, với những món nợ ngầm không chính thức. Từ đầu năm 2017, giá nhà cửa ở Bắc Kinh vẫn lên giá 16%. Lòng tin của dân Trung Hoa sẽ khó vực dậy nếu quả bong bóng vỡ.
Giữa Nhật Bản trước đây và Trung Quốc bây giờ còn giống nhau một điểm
khác: Dân số bắt đầu có khuynh hướng sụt giảm. Trong 15 năm nữa, dân số
nước Tàu sẽ lên cao nhất, sau đó bắt đầu giảm; tới thập niên 2030 thì sẽ
giảm rất nhanh. Chính sách “một con” của Mao Trạch Đông là một nguyên
nhân. Những cặp sinh con thứ hai bị phạt nặng, người dân thường bị cắt
tem phiếu, còn nhà đạo diễn Trương Nghệ Mưu (phim Kinh Kha) bị phạt 7.5 triệu đồng nguyên (bằng $1.5 triệu lúc đó).
Khi đổi mới theo kinh tế tư bản, nhiều gia đình phân ly vì một người đi tìm việc ở thành phố; năm 2015 số trẻ em mới sinh đã giảm 320,000 so với năm trước. Trung Quốc hiện có 221 triệu người trên 60 tuổi, tuổi về hưu, chiếm 16% dân số, thêm 2% so với năm năm trước đây. Lực lượng lao động đang giảm sút, tỉ lệ gia tăng 1.5% trong 10 năm đầu thế kỷ 21 sẽ tụt xuống thành số âm, bớt 0.1% mỗi năm trong thập niên 2010-2020.
Khi đổi mới theo kinh tế tư bản, nhiều gia đình phân ly vì một người đi tìm việc ở thành phố; năm 2015 số trẻ em mới sinh đã giảm 320,000 so với năm trước. Trung Quốc hiện có 221 triệu người trên 60 tuổi, tuổi về hưu, chiếm 16% dân số, thêm 2% so với năm năm trước đây. Lực lượng lao động đang giảm sút, tỉ lệ gia tăng 1.5% trong 10 năm đầu thế kỷ 21 sẽ tụt xuống thành số âm, bớt 0.1% mỗi năm trong thập niên 2010-2020.
Nhưng khi so sánh kinh tế Nhật hồi 1990 với Trung Quốc bây giờ, chúng ta
thấy Nhật Bản hồi xưa có lợi thế hơn nhiều. Trước khi xuống dốc, hàng
hóa Nhật đã tràn ngập thế giới với những chiếc xe Toyota, Honda hay hàng
tiêu thụ mang nhãn hiệu Sony, Panasonic và Nikon. Hiện nay Trung Quốc
chưa có một nhãn hiệu nào có uy tín như thế.
Khi lâm vào cảnh khủng hoảng thời 1990, đời sống của người dân [Nhật] đã
khá giả không kém gì các nước Âu, Mỹ; trong khi người dân Trung Quốc
trung bình hiện nay vẫn còn sống thiếu tiện nghi, lợi tức bình quân chưa
bằng một phần tư dân Nhật; phải mất 20 năm nữa mới theo kịp Nam Hàn và
40 năm để bằng dân Nhật Bản.
Khi kinh tế Nhật giảm tốc, nước Nhật đã sống trong chế độ tự do dân chủ
được 40 năm, người dân tin tưởng chính quyền, người cai trị và người bị
trị tin lẫn nhau, cho nên đồng tâm chịu cảnh thiếu thốn bất ngờ xảy ra.
Dân Trung Quốc hiện đang sôi nổi tranh đấu đòi quyền sống làm người,
chống cường hào ác bá cướp đất cướp ruộng, mỗi năm hàng trăm ngàn cuộc
biểu tình.
Xã hội Nhật ổn định hơn. Lương bổng người lao động Nhật không thua quá
xa lương giới quản đốc, đến mức khiến người ta ghen tị. Còn Trung Quốc,
dù người cầm quyền vẫn tự xưng là theo chủ nghĩa xã hội, hiện đang nhiều
tỷ phú đô la nhất thế giới, trong khi 200 triệu công nhân từ quê lên
tỉnh vẫn sống trong cảnh bấp bênh.
Công ty thẩm lượng tín dụng Moody đã đánh một tiếng chuông báo động cho
kinh tế Trung Quốc, nhưng chính quyền Trung Cộng không muốn dân nghe
được. Cho nên họ chỉ trích rằng công ty này “dùng phương pháp sai lầm”
hoặc “không hiểu rõ luật lệ” của nước Tàu.
Nhưng sự thật vẫn là sự thật. Hiện nay ông Tập Cận Bình đang cố giữ hình ảnh kinh tế khả quan, ít nhất tới cuối năm khi Đảng Cộng sản họp đại hội. Nhưng sau đó, nếu không liệu sớm cải tổ cơ cấu thì kinh tế sẽ còn xuống dốc nữa, đến khi lâm cơn khủng hoảng như Nhật Bản đã trải qua gần 20 năm trước đây. Lúc đó nước Nhật có nhiều điều kiện tốt để đứng vững, còn nước Tàu thì chúng ta không biết!
Nhưng sự thật vẫn là sự thật. Hiện nay ông Tập Cận Bình đang cố giữ hình ảnh kinh tế khả quan, ít nhất tới cuối năm khi Đảng Cộng sản họp đại hội. Nhưng sau đó, nếu không liệu sớm cải tổ cơ cấu thì kinh tế sẽ còn xuống dốc nữa, đến khi lâm cơn khủng hoảng như Nhật Bản đã trải qua gần 20 năm trước đây. Lúc đó nước Nhật có nhiều điều kiện tốt để đứng vững, còn nước Tàu thì chúng ta không biết!
N.N.D.
Saturday, May 20, 2017
Thứ Tư, 05/10/2017 - 08:05 — tuongnangtien
Trong nội bộ Trung quốc bắt đầu có sự phân tán rất mạnh, sau khi Chàng trai du học sinh đưa ra công trình nghiên cứu, chứng minh Hoàng sa và Trường Sa là của Việt Nam. Rất nhiều bản đồ cổ của chính nước Trung Hoa chỉ ra rằng. Cực Nam của họ chỉ đến đảo Hải Nam. Đó là điều không thể chối cãi. PV Đô thị- hut ham cau binh duong lược dịch
Có tới trên 50 bản đồ Hoàng sa và 170 bản đồ cổ Trung quốc, cùng 4 bộ sách Atlas được chàng trai sưu tầm. Và công trình nghiên cứu của anh được công bố tại DH Yale cuối tuần qua.
Chàng trai nghiên cứu sinh Trần Thắng đã làm cho bất cứ ai tham gia hội thảo phải thán phục. Trong đó có rất nhiều giáo sư, tiến sĩ đến từ Trung quốc đại lục phải ngả mũ.
Đây được coi là nguồn tư liệu từ chính trong đất nước Trung Hoa. Khi mà Thắng cất công sang tận Trung Hoa để sưu tầm từ 2010.
Được biết cha ruột của Thắng trước công tác tại đội xe hut ham cau binh duong. Ông đã có gắng tạo điều kiện cho con mình ra ngoài thế giới.
Trong đó có đến 3/4 là bản đồ cổ của Trung quốc, và 1/4 bản đồ do Phương Tây và Việt nam vẽ gần đây, từ năm 1618 đến 1859. Rất nhiều bản đồ cổ xưa nhất của Trung quốc, có tính liên tục, hệ thống suốt hàng ngàn năm trước và sau công nguyên. Đều chỉ ra rằng điểm cực Nam của Trung quốc dừng lại đảo Hải Nam. Chỉ duy nhất bắt đầu từ năm 1946 chính quyền Tưởng Giới Thạch mới vẽ ra định nghĩa vùng biển 11 đoạn, sau đó dần dần chuyển thành 9 đoạn. Điều đặc biệt hơn nữa, Chính nhà nước Trung quốc vào năm 1933, cũng đã phát hành lãnh thổ chỉ đến đảo Hải Nam.
Nhưng vì thấy bên Tưởng Giới Thạch vẽ cả vùng biển tiếp dưới. Do vậy không để mất mặt trước chính quyền Tưởng. Chính quyền Trung Hoa đại lục đã cho thu hồi hết và ra lại bản đồ mới. Nhưng họ vô tình không thể thu hồi hết những gì mình đã phát hành, có đóng dấu chính quyền.
Các nhà nghiên cứu Trung quốc cũng phải công nhận sự thật. Và trong nội bộ Trung quốc đại lục bắt đầu có dấu hiệu không rõ ràng. Chỉ vì một vài nét bút vẽ thêm vào bản đồ của Tưởng, đã khiến cho chính Quyền Trung quốc đại lục bây giờ phải đối phó với hầu hết các nước xung quanh. Theo công trình nghiên cứu, khi đi sâu vào hồi ký của Tưởng, hoàn toàn có thể nhận ra rằng. Tưởng cảm nhận được tương lại, và yếu thế trong việc đối phó với Công sản do Mao trạch Đông đứng đầu. Ông ta liền suy nghĩ mưu kế lâu dài. Sẽ chuyển hết quân tinh nhuệ của mình ra ngoài đảo Đài Loan.
Nhưng không quên để lại 11 nét bút bằng bút mực. Để tạo cho chính quyền Mao phải giải quyết vụ việc với các nước láng giềng, thay vì chăm chăm đối đầu với mình. Chính mưu kế và 11 nét bút nguệch ngoạc của chính quyền Tưởng. Mà giờ đây, toàn hệ thống chính quyền cộng sản Trung quốc phải căng mình đối phó. Họ không thể từ bỏ, vì họ đã chót cố đấm ăn xôi. Giờ bỏ, thì chắc chắn dân chúng sẽ lật đổ chính quyền. Còn nếu họ cố gắng chiếm, thì giờ đây họ phải đối mặt thách thức không chỉ là các nước láng giềng, mà còn rất nhiều nước lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật... và đặc biệt là dự luận và cộng đồng thế giới.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia người Australia nghiên cứu các vấn đề về Biển Đông, cũng phải thốt lên rằng :
Người Việt thật quá tài năng!
Niềm tự hào của nước Việt trên đất Mỹ…
Thật đáng ngưỡng mộ!
Ông cũng nhận xét bộ sưu tập của Chàng trai Trần Thắng sẽ chỉ ra điểm mẫu thuẫn lớn trong tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với 2 quần đảo Hoàng sa và Trường sa.
Trao đổi với PV Đô thị - rut ham cau, anh Thắng cho biết. Hiện công trình nghiên cứu sẽ được anh dịch sang nhiều thứ tiếng, để truyền bá rộng rãi đến mọi người dân trên thế giới, nếu muốn tìm hiểu. Và đặc biệt là người dân tại chính Trung quốc đại lục, đang khá phân vân trước ngã tư đường. Khi mà họ đang bị chính quyền Cộng sản trung quốc che đậy và dẫn dắt thông tin.
“Việt Nam đã và đang được các học giả quốc tế đấu tranh bảo vệ lợi ích trên Biển Ðông. Chính phủ nước Việt Nam nên lập quỹ về Biển Ðông, giúp điều kiện phát triển thông tin về Biển Ðông. Từ ngân sách này, chúng ta có thể dịch sách, các công trình nghiên cứu, phim tài liệu và tài liệu về Biển Ðông sang tiếng Anh và tiếng Trung Quốc”, ông Thắng nói và cho rằng quỹ Biển Ðông cũng sẽ hỗ trợ cho các công trình nghiên cứu Biển Ðông.
Trần Phước Đạt
Bloomington, MN
TM sưu tầm
Anh Chị hãy nhận xét , và chia xẽ đễ bài này phổ biến rộng rãi cho thế giới đề thấy Việt Nam có chứng cứ lịch sử về HS và TS ..Chúng ta yêu nước ., chứ không phải yêu Đảng ..Đảng chỉ là bù nhìn của Đảng CS Tàu
TranslateShow original text
Người gốc Việt triển lãm bản đồ Hoàng Sa trên đất Mỹ - VnExpress
SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Chuyện Hậu Lê Mỹ Hạnh & Nguyễn Hữu Tấn
Chính quyền nên biết xấu hổ khi có loại người du côn vô học hành xử lưu manh vi phạm luật pháp để ra vẻ bảo vệ chính quyền!
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu
Trong tác phẩm Đèn Cù, tập II, Trần Đĩnh nhắc đi nhắc lại đôi ba lần đến mối âu lo ra mặt (và ra miệng) của Nguyễn Văn Linh: “Có ngày thức dậy thì thấy Sài Gòn đã cắm đầy cờ thằng nào khác mất rồi.”
Có lẽ cũng vì nỗi lo sợ này nên ông TBT bèn dẫn đầu phái đoàn VN đi dự Hội Nghị Thành Đô, rồi hớn hở mang về Mười Sáu Chữ Vàng (“ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu hảo, hợp tác toàn diện”) và soạn lại hiến pháp để ... biến thù thành bạn!
Tuy có “sự hợp tác toàn diện” của “láng giềng hữu hảo” nhưng Việt Nam – tiếc thay – đã không hề tìm được chút “ổn định lâu dài” nào để “hướng tới tương lai” cả. Thù trong, giặc ngoài. Tương lai, cũng như hiện tại, của Đảng CSVN đều rất bấp bênh. Nỗi lo sợ và ám ảnh của ông Nguyễn Văn Linh (“có ngày thức dậy thì thấy Sài Gòn đã cắm đầy cờ thằng nào khác mất rồi”) vẫn còn nguyên vẹn:
Ngô Nhật Đăng: “Tôi xin ủng hộ một số tiền cho bất kỳ ai ra tay trừng trị tên Hùng người đã hành hung phụ nữ và đang thách thức xã hội, vì tôi không thấy bóng dáng công lý trong vụ này ... ”
Song Tran: “Nếu pháp luật không nghiêm chúng tôi sẵn sàng ủng hộ tiền bằng mọi giá thuê mướn sát thủ để tiêu diệt những kẻ hung tàn này.”
Phạm Văn Thành cũng cho hay rằng ông nhận được rất nhiều lời gợi ý của mọi giới người, trong cũng như ngoài nước, sẵn sàng đóng góp tài chính (và “sức lực”) vào việc “lấy đầu” kẻ đã hành hung bà Lê Mỹ Hạnh.
May mắn là cùng lúc cũng có những đề nghị ôn hoà và ... “hợp pháp” hơn:
- Trương Huy San:
“Chị Lê Mỹ Hạnh đã chính thức trình báo công an. Báo chí nhà nước không thể bỏ qua sự kiện này. Đừng đợi tới ngày bọn côn đồ xông vào nhà các bạn. Công an nên ngay lập tức khởi tố vụ án và các bị can về hành vi “xâm phạm chỗ ở của người khác” theo Điều 158 Bộ luật hình sự.
- Lê Công Định:
“Rất mong các cơ quan tiến hành tố tụng theo luật định lắng nghe ý kiến của nhân dân, thực hiện một công việc cần thiết nhằm ngăn chặn sự leo thang của tội ác và, quan trọng hơn, để chứng minh rằng xã hội Việt Nam là một xã hội có luật pháp.
Chúng ta hãy chờ xem nhà chức trách sẽ hành xử ra sao.
Trân trọng,”
Chưa biết “nhà chức trách sẽ hành xử ra sao” nhưng cách nhận định vấn đề của họ thì đã rõ:
- Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Trưởng Phòng Tham Mưu, Công An TP.HCM, cho biết nguyên nhân ban đầu của vụ việc là mâu thuẫn cá nhân.
- Trung Tướng Lê Đông Phong, Giám Đốc Công An TP HCM, cho biết : “Đây chỉ là một vụ tố giác tội phạm. Qua lời khai của bảo vệ chung cư ở quận 2, TP HCM, thời điểm lúc đó có một người phụ nữ trong nhóm chạy ra hô “nó giật chồng em.”
Tôi không coi thường cấp bực cũng như chức vụ (khiêm tốn) của ông Nguyễn Sỹ Quan. Tôi cũng đã nghe quen tai nên không phiền hà gì lắm về những lời lẽ (“đầu đường xó chợ") của ông Lê Đông Phong. Tuy thế, vì vấn đề không chỉ giới hạn ở một địa phương nên những giòng chữ còn lại (của trang sổ tay hôm nay) xin được dành cho ông Thượng Tướng Tô Lâm, Tiến Sỹ Luật Khoa, đương kim Bộ Trưởng Bộ Công An Việt Nam.
Hơn ai hết ông Lâm biết rất rõ rằng đã có hằng trăm vụ “tự sát trong đồn công an” và hằng trăm vụ “côn đồ” ném gạch đá, mắm tôm, cứt đái, rác rưởi vào nhà những người bất đồng chính kiến (hay hoạt động xã hội dân sự) mà không hề có bất cứ một cuộc điều tra minh bạch nào của nhà nước Việt Nam. Những người lãnh đạo chính phủ hiện nay, rõ ràng, đang chủ trương xử dụng, bảo trợ, và bao che cho những hành vi bạo lực và phi pháp!
Bọn côn đồ, vì thế, mỗi lúc một tiến thêm xa. Cho đến ngày 25 tháng 4 năm 2014 thì chúng đi hơi xa quá. Hôm đó, bà Trần Thị Nga đã bị những kẻ bịt dùng cây sắt đánh vỡ xương.
Mặc dù hung thủ đã bị nhận diện, và bà Nga cũng đã gửi đơn trình báo đến văn phòng công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) nhưng chung cuộc thì người vào tù chính là nạn nhân thay vì thủ phạm!
Sự kiện này lý giải được nỗi hoang mang của nhà báo Huy Đức (“Tôi không làm sao tin được một hành động như thế lại có thể xảy ra trong một thành phố có chính quyền”) về sự lộng hành của Phan Hùng và đồng bọn - những kẻ đã ngang nhiên vào nhà bà Lê Mỹ Hạnh vừa đánh đâp nạn nhân, vừa thản nhiên thu hình rồi cho phổ biến trên mạng, cùng những lời lẽ thách thức hỗn xược khiến nhiều người công phẫn.
Nguồn tranh biếm họa: phairzios.blogspot
Thách thức công luận là một cách hành sử rất thiếu khôn ngoan, nếu không muốn nói là ngu xuẩn, nhất là trong hoản cảnh (“thập tử nhất sinh”) hiện nay của nhà nước CSVN. Về tuổi đời, học vấn, cũng như địa vị xã hội thì ông Tô Lâm đều vượt xa ông Phan Hùng. Hy vọng tầm nhìn của ông Thượng Tướng cũng sẽ cao hơn (và xa hơn) của một tên côn đồ vô học.
Luật sư Lê Công Định bầy tỏ sự quan ngại rằng: “Ngày mai sẽ đến lượt chúng ta là nạn nhân nếu hôm nay chúng ta im lặng trước sự bạo hành vô pháp như thế. ” Tôi thì có mối quan ngại khác: “Ngày mai sẽ đến lượt các ông là nạn nhân nếu hôm nay các ông im lặng trước sự bạo hành vô pháp như thế.”
Mà cái “ngày mai” này (xem ra) cũng không còn xa lắm - theo lời cảnh báo của nhà văn Phạm Thành, từ Hà Nội:
“Các chú an ninh hãy biết rằng, 90 triệu người Việt Nam đã căm thù cộng sản cầm quyền đến ngút trời ngập đất; ngân khố nhà nước rỗng không, nợ nước ngoài ngập đầu, tới 410 tỷ đô la, bằng 210 % GDP thì chế độ cộng sản cầm quyền sụp đổ, thời gian chỉ còn tính trên đầu ngón tay ... Các chú an ninh, khôn hồn thì hãy tỉnh ngộ. .. muộn còn hơn không. ”
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu
Trong tác phẩm Đèn Cù, tập II, Trần Đĩnh nhắc đi nhắc lại đôi ba lần đến mối âu lo ra mặt (và ra miệng) của Nguyễn Văn Linh: “Có ngày thức dậy thì thấy Sài Gòn đã cắm đầy cờ thằng nào khác mất rồi.”
Có lẽ cũng vì nỗi lo sợ này nên ông TBT bèn dẫn đầu phái đoàn VN đi dự Hội Nghị Thành Đô, rồi hớn hở mang về Mười Sáu Chữ Vàng (“ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu hảo, hợp tác toàn diện”) và soạn lại hiến pháp để ... biến thù thành bạn!
Tuy có “sự hợp tác toàn diện” của “láng giềng hữu hảo” nhưng Việt Nam – tiếc thay – đã không hề tìm được chút “ổn định lâu dài” nào để “hướng tới tương lai” cả. Thù trong, giặc ngoài. Tương lai, cũng như hiện tại, của Đảng CSVN đều rất bấp bênh. Nỗi lo sợ và ám ảnh của ông Nguyễn Văn Linh (“có ngày thức dậy thì thấy Sài Gòn đã cắm đầy cờ thằng nào khác mất rồi”) vẫn còn nguyên vẹn:
- Ngày 2 tháng 5 năm 2017, một công dân Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Tấn đã bị lực lượng an ninh tỉnh Vĩnh Long đến lục nhà bắt giữ vì tình nghi có lưu giữ cờ Vàng. Qua ngày sau, cơ quan công quyền đã chở xác nạn nhân về trao trả lại cho gia đình cùng lời giải thích là đương sự “đã dùng dao cắt liên tiếp vào cổ để tự sát” tại đồn công an.
- Cũng trong 2 tháng 5 năm 2017, một công dân Việt Nam khác, bà Lê Mỹ Hạnh đã bị “đánh dã man” tại nhà vì thuộc thành phần “phản động” và là “thành viên cờ vàng ba sọc đỏ.”
Ngô Nhật Đăng: “Tôi xin ủng hộ một số tiền cho bất kỳ ai ra tay trừng trị tên Hùng người đã hành hung phụ nữ và đang thách thức xã hội, vì tôi không thấy bóng dáng công lý trong vụ này ... ”
Song Tran: “Nếu pháp luật không nghiêm chúng tôi sẵn sàng ủng hộ tiền bằng mọi giá thuê mướn sát thủ để tiêu diệt những kẻ hung tàn này.”
Phạm Văn Thành cũng cho hay rằng ông nhận được rất nhiều lời gợi ý của mọi giới người, trong cũng như ngoài nước, sẵn sàng đóng góp tài chính (và “sức lực”) vào việc “lấy đầu” kẻ đã hành hung bà Lê Mỹ Hạnh.
May mắn là cùng lúc cũng có những đề nghị ôn hoà và ... “hợp pháp” hơn:
- Trương Huy San:
“Chị Lê Mỹ Hạnh đã chính thức trình báo công an. Báo chí nhà nước không thể bỏ qua sự kiện này. Đừng đợi tới ngày bọn côn đồ xông vào nhà các bạn. Công an nên ngay lập tức khởi tố vụ án và các bị can về hành vi “xâm phạm chỗ ở của người khác” theo Điều 158 Bộ luật hình sự.
- Lê Công Định:
“Rất mong các cơ quan tiến hành tố tụng theo luật định lắng nghe ý kiến của nhân dân, thực hiện một công việc cần thiết nhằm ngăn chặn sự leo thang của tội ác và, quan trọng hơn, để chứng minh rằng xã hội Việt Nam là một xã hội có luật pháp.
Chúng ta hãy chờ xem nhà chức trách sẽ hành xử ra sao.
Trân trọng,”
Chưa biết “nhà chức trách sẽ hành xử ra sao” nhưng cách nhận định vấn đề của họ thì đã rõ:
- Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Trưởng Phòng Tham Mưu, Công An TP.HCM, cho biết nguyên nhân ban đầu của vụ việc là mâu thuẫn cá nhân.
- Trung Tướng Lê Đông Phong, Giám Đốc Công An TP HCM, cho biết : “Đây chỉ là một vụ tố giác tội phạm. Qua lời khai của bảo vệ chung cư ở quận 2, TP HCM, thời điểm lúc đó có một người phụ nữ trong nhóm chạy ra hô “nó giật chồng em.”
Tôi không coi thường cấp bực cũng như chức vụ (khiêm tốn) của ông Nguyễn Sỹ Quan. Tôi cũng đã nghe quen tai nên không phiền hà gì lắm về những lời lẽ (“đầu đường xó chợ") của ông Lê Đông Phong. Tuy thế, vì vấn đề không chỉ giới hạn ở một địa phương nên những giòng chữ còn lại (của trang sổ tay hôm nay) xin được dành cho ông Thượng Tướng Tô Lâm, Tiến Sỹ Luật Khoa, đương kim Bộ Trưởng Bộ Công An Việt Nam.
Hơn ai hết ông Lâm biết rất rõ rằng đã có hằng trăm vụ “tự sát trong đồn công an” và hằng trăm vụ “côn đồ” ném gạch đá, mắm tôm, cứt đái, rác rưởi vào nhà những người bất đồng chính kiến (hay hoạt động xã hội dân sự) mà không hề có bất cứ một cuộc điều tra minh bạch nào của nhà nước Việt Nam. Những người lãnh đạo chính phủ hiện nay, rõ ràng, đang chủ trương xử dụng, bảo trợ, và bao che cho những hành vi bạo lực và phi pháp!
Bọn côn đồ, vì thế, mỗi lúc một tiến thêm xa. Cho đến ngày 25 tháng 4 năm 2014 thì chúng đi hơi xa quá. Hôm đó, bà Trần Thị Nga đã bị những kẻ bịt dùng cây sắt đánh vỡ xương.
Mặc dù hung thủ đã bị nhận diện, và bà Nga cũng đã gửi đơn trình báo đến văn phòng công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) nhưng chung cuộc thì người vào tù chính là nạn nhân thay vì thủ phạm!
Sự kiện này lý giải được nỗi hoang mang của nhà báo Huy Đức (“Tôi không làm sao tin được một hành động như thế lại có thể xảy ra trong một thành phố có chính quyền”) về sự lộng hành của Phan Hùng và đồng bọn - những kẻ đã ngang nhiên vào nhà bà Lê Mỹ Hạnh vừa đánh đâp nạn nhân, vừa thản nhiên thu hình rồi cho phổ biến trên mạng, cùng những lời lẽ thách thức hỗn xược khiến nhiều người công phẫn.
Nguồn tranh biếm họa: phairzios.blogspot
Thách thức công luận là một cách hành sử rất thiếu khôn ngoan, nếu không muốn nói là ngu xuẩn, nhất là trong hoản cảnh (“thập tử nhất sinh”) hiện nay của nhà nước CSVN. Về tuổi đời, học vấn, cũng như địa vị xã hội thì ông Tô Lâm đều vượt xa ông Phan Hùng. Hy vọng tầm nhìn của ông Thượng Tướng cũng sẽ cao hơn (và xa hơn) của một tên côn đồ vô học.
Luật sư Lê Công Định bầy tỏ sự quan ngại rằng: “Ngày mai sẽ đến lượt chúng ta là nạn nhân nếu hôm nay chúng ta im lặng trước sự bạo hành vô pháp như thế. ” Tôi thì có mối quan ngại khác: “Ngày mai sẽ đến lượt các ông là nạn nhân nếu hôm nay các ông im lặng trước sự bạo hành vô pháp như thế.”
Mà cái “ngày mai” này (xem ra) cũng không còn xa lắm - theo lời cảnh báo của nhà văn Phạm Thành, từ Hà Nội:
“Các chú an ninh hãy biết rằng, 90 triệu người Việt Nam đã căm thù cộng sản cầm quyền đến ngút trời ngập đất; ngân khố nhà nước rỗng không, nợ nước ngoài ngập đầu, tới 410 tỷ đô la, bằng 210 % GDP thì chế độ cộng sản cầm quyền sụp đổ, thời gian chỉ còn tính trên đầu ngón tay ... Các chú an ninh, khôn hồn thì hãy tỉnh ngộ. .. muộn còn hơn không. ”
Cũng có thể vẫn còn “vài chú an ninh” chưa “tỉnh ngộ” nhưng ông Bộ Trưởng Công An thì chắc chắn là không đến nỗi ngù ngờ như thế. Cũng hơn ai hết, ông biết rõ rằng mối lo sợ của Nguyễn Văn Linh (“có ngày thức dậy thì thấy Sài Gòn đã cắm đầy cờ thằng nào khác mất rồi”) không không phải là hoàn toàn vô cớ.
Muốn hay không muốn, sớm hay muộn, đất nước rồi sẽ phải trải qua một giai đoạn giao thời với ít nhiều xáo trộn thôi. Tuy nhiên, dù ở tình thế nào, dưới lá cờ nào chăng nữa thì an ninh và trật tự quốc gia vẫn phải được duy trì và bảo đảm bởi luật pháp.
Không riêng chi cá nhân tôi mà mọi người đang cổ súy (hay đấu tranh) cho một đất nước Việt Nam tự do và dân chủ, chắc chắn, sẽ phản đối đến cùng - nếu mai hậu có kẻ nào ngang nhiên xâm phạm gia cư, bắt bớ, đánh đập, sát hại tha nhân chỉ vì họ lưu giữ những lá cờ đỏ sao vàng của chế độ hiện hành. Tương tự, chúng tôi cũng sẽ cương quyết không để cho bất cứ ai bị sách nhiễu chỉ vì họ (hay thân nhân) đã từng là công an, cảnh sát, hay viên chức ... của chính phủ hiện nay. Mọi người dân Việt Nam - bất kể tuổi tác, giới tính, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến, hay quá khứ - đều bình đẳng trước pháp luật, và luật pháp không phải là công cụ dùng cho mục đích oán thù.
Cách hành sử của Thượng Tướng Tô Lâm hôm nay, trước vụ án Nguyễn Hữu Tấn và Lê Mỹ Hạnh, sẽ có ảnh hưởng không ít đến sự an toàn của chính ông và thân nhân (cùng vô số thuộc cấp) trong tương lai rất gần. Như tất cả những người dân yêu chuộng hoà bình và công lý khác, tôi hy vọng ông Bộ Trưởng Công An cũng nhận thức được như thế để đất nước mai sau có thể tránh được những đổ vỡ, hay đổ máu, không cần thiết. Việt Nam đã tang thương, và tan hoang, đến tận cùng rồi!
- tuongnangtien's blog
- http://www.rfavietnam.com/node/3869
Sunday, May 28, 2017
LÊ NHƯ ĐỨC * VỀ MỘT BẢN NHẠC
LÊ NHƯ ĐỨC * VỀ MỘT BẢN NHẠC
Tác giả: Lê Như Đức sinh tại Saigon, hiện cư trú tại Melbourne, Florida. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí. Gia đình: vợ và ba con. Ông là tác giả đã nhận Giải Bán Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2001.
* * *
Nghe một người mới ra đi tôi thường hay nghĩ tới bài “Cho một người vừa nằm xuống” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết cho một người bạn của mình là Đại tá Lưu Kim Cương tử trận đầu tháng 5, năm Mậu Thân 1968, tước phong chuẩn tướng sau hy sinh.Anh nằm xuống, cho hận thù vào lãng quên,Tiễn đưa nhau trong một ngày buồn,Đất ôm anh đưa vào cội nguồn.Chữ dùng của ông trong lời nhạc nghe rất bình dân đại chúng nhưng quá tuyệt diệu về cả tượng thanh lẫn tượng hình: “đất ôm anh”. Ông đùng chữ không kiêu sa, không quyền qúy, không chải chuốt như các nhạc sĩ khác mà trái lại đều luôn dễ hiễu và thấm tận vào tri giác của người thưởng thức.Nghe nhạc của ông hay đọc đến tên ông, tôi cũng luôn nhớ tới trưa ngày 30 tháng 4 khi ông lên đài phát thanh Sàigòn hát bài “Nối vòng tay lớn”. Lần đầu tôi nghe được hai chữ “giải phóng” và “thống nhất” từ cửa miệng ông. Ông cũng không quên kêu gọi những người đang tìm cách ra đi là phản bội tổ quốc cho dù gia đình ông cũng bỏ trốn lũcộng nô qua Mỹ ngày hôm trước như cả trăm ngàn người Việt Nam lúc đó.Ông đã nằm xuống như người bạn của mình, nhưng khác với Đại Tá Lưu Kim Cương “người tình rồi quên, bạn bè rồi xa”, Trịnh Công Sơn sẽ được người đời luôn nhắc tới.Lịch sử rồi cũng sẽ phán quyết Trịnh Công Sơn chỉ là một nhạc sĩ phản chiến và tình chiến chứ không dính tới chính trị. Nhưng lịch sử cũng sẽ ghi ông được cho về trồng khoai, cấy lúa trên những cánh đồng đầy bom đạn chưa tháo gỡ sau khi là thượng khách tham dự cuộc tọa đàm luận tội "Trịnh Công Sơn có công hay có tội" tại Hội Văn nghệ Thừa Thiên - Huế tháng sáu cùng năm để nghe Nguyễn Khoa Điềm, Trần Hoàn và Hoàng Phủ Ngọc Tường, người cùng quê, phê phán ông là "thiếu lập trường chính trị”, là phản động”viết bài khóc một tên đại tá “ngụy” và muốn xử tử ông ngay lập tức.Nếu không có sự can thiệp của thủ tướng CS Võ Văn Kiệt, khi đó làm phó bí thư thành ủy thành phố Sàigòn thì có lẽ Trịnh Công Sơn sẽ chết già trên nông trường và mãi mãi không có cơ hội trở về thành phố gặp được người nữ ca sĩ thua mình hơn 30 tuổi mà sau này được người nhạc sĩ tài hoa ưu ái mệnh danh "Một người quá gần gũi không biết phải gọi là ai!".Từ Hà Nội vào thành phố mang tên xác ướp Hồ Tập Chương để tìm Trịnh Công Sơn, người nữ ca sĩ muốn lập lại quá khứ say mê âm nhạc lang thang với họ Trịnh như Khánh Ly năm xưa trong quán Văn, một quán cà phê đơn sơ dựng trên bãi đất cỏ sau trường đại học Văn Khoa Sàigòn, với hy vọng sau bốn năm lao động tốt, TCS sẽ cống hiến cho đời thêm nhiều ca khúc bất hủ qua giọng ca đầy nội lực vang danh nhạc nhẹ của cô.“Lần đầu tiên đứng trước nhau, cả tôi và anh Sơn đều run. Tôi run vì quá trẻ và Sơn run vì anh quá... già!”.Không những quá già vì được cải tạo mà sợ bị công an thành phố mời về lại nông trường nhổ cỏ nên TCS chỉ viết được vài bài mà có lẽ chỉ có đồng chí tổng bí thư Đỗ Mười mới thưởng thức hết được bằng tiếng Đan Mạch: “Ngọn lửa Maxcova”, "Ánh sáng Mạc Tư Khoa", hay "Ra chợ ngày thống nhất”. So sánh bài “Em ở nông trường, em ra biên giới” với bài “Tôi ru em ngủ” TCS làm trước ngày mất nước thì quả là một thức giấc dài trong dòng nhạc Trịnh trước khi ra nông trường thi công lao động Xã Hội Chủ Nghĩa buổi sớm mai.Ngoài ba ca khúc lộn xộn, chả giống ai mà cũng chả ai nhớ đến,viết về cái tên cúng cơm của người nữ ca sĩ Hà thành: Bống bồng, bồng Bống rồi bồng bồng vàThuở Bống là người: “em đi Bống về, em về Bống đi”, TCS không viết được riêng cho giọng của cô một bài như những bài viết cho giọng Khánh Ly. Cô giựt các giải phần lớn là hát nhạc của các nhạc sĩ khác và kiếm rất nhiều tiền qua các bài trước 75 từ các phòng trà về đêm mà chủ nhân phải trả riêng cho công an phường để bảo kê.Cho dù tìm mọi cách hâm nóng tình yêu hầu đánh thức lại thiên tài âm nhạc của TCS, nhưng cô ca sĩ răng khểnh cũng không thành công, không phải vì người nhạc sĩ hết tài mà chính vì đảng của cô đã thui chột hết mọi cảm hứng của các văn nghệ sĩ cả Nam lẫn Bắc khi sống trong chết độ ba khoan: gặp khoan yêu, yêu khoan cưới, cưới khoan đẻ. Nghệ thuật thứ hai phải viết bằng trái tim chứ không thể bằng nghị quyết hay chỉ đạo được. Nó cũng không thể viết bằng mua bán hay trao đổi.Có quá nhiều binh lính và sĩ quan trong mọi binh chủng của quân đội Việt Nam Cộng Hòa tử trận nhưng duy chỉ có ba sĩ quan cấp Tá và một cấp Úy được người ngoài thân nhân, hay bạn thân luôn nhớ đến vì được các nhạc sĩ viết qua các bốn bài hát nổi tiếng: “Anh không chết đâu anh” vinh danh đại úy Pháo binhNguyễn Văn Đương, “Người ở lại Charlie” cho đại tá Nhẩy dù Nguyễn Đình Bảo của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, “Huyền sử ca một người mang tên Quốc” cho đại tá Không quân Phạm Phú Quốc của nhạc sĩ Phạm Duy và bài “Cho một người vừa nằm xuống”.Có lẽ không có một đại tá nào trong tất cả các binh chủng của quân đội Việt Nam Cộng Hoà nổi tiếng bằng đại tá Lưu Kim Cương và không một trung tá nào vang danh hơn trung tá Nguyễn Đình Bảo. Lưu Kim Cương chiếm được mọi cảm tình trong giới quân đội vì bản tính vui vẻ và đặc biệt làmáu văn nghệ của ông. Nguyễn Đình Bảo chiếm được hết cảm tình của binh sĩ vì lòng can trường không sợ chết trước làn đạn của địch quân.Tôi được thấy đại tá Lưu Kim Cương vài lần khi ông tới nhà chú tôi chơi. Lúc đó ông chỉ mang cấp bậc trung tá như chú tôi. Ông cao hơn cả cố vấn Mỹ và khuôn mặt rắn chắc đầy nghị lực trông như tài tử xi nê trong phim cao bồi miền viễn Tây vượt qua các sa mạc cằn cỗi. Chú tôi cũng cao như ôngvà cũng mang đầy máu văn nghệ nhưông: trung tá Không quân Lê Mộng H.Có thắp đuốc đi khắp nước Mỹ, tôi nghĩ chắc bạn cũng chỉ tìm được vài người đàn ông có đủ kiên nhẫn ngồi đan áo lạnh cho người yêu mình trong ba ngày liên tiếp. Chú tôi chính là một người trong vài người đó và cũng vì vậy mà đã dễ dàng chiếm được cảm tình của một trong hai nữ tiếp viên hàng không nổi tiếng đẹp và sang trọng thuộc hãng Air Việt Nam năm xưa. Thím tôi là một và Bà Đặng Tuyết Mai, vợ của cốthiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, mẹ của MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên là người kia.Máu văn nghệ đã đưa đẩy viên đại tá dũng cảm, cường tráng và người nhạc sĩ gầy gòđa tài đến với nhau cùng với cô ca sĩ nhỏ bé, mệnh danh “nữ hoàng chân đất” nhưng có giọng trầm vang dội, Khánh Ly. TCS được cái nan dù Lưu Kim Cương che nên tha hồ làm nhạc phản chiến mà không sợ an ninh quân đội tới làm phiền. Bao nhiêu lần gặp trục trặc với tập “ca khúc da vàng” ra đời năm 1967 được cho là tột đỉnh của sự phản chiến trong dòng nhạc của người họ Trịnh, Lưu Kim Cương tiêu trừ tất cảdựa vào thế lực của Thủ tướng trong vai trò Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương và Phó Tổng thống của Việt Nam Cộng hòa, Nguyễn Cao Kỳ.Nhiều truyền thuyết nói về cuộc tình tay ba Trịnh Công Sơn, Khánh Ly và Lưu Kim Cương. Nhất là sau 30 tháng tư, bọn bồi bút VC đã dựng lên câu chuyện Lưu Kim Cương ghen nên bắt Trịnh Công Sơn về Bảo Lộc và cho nửa tiểu đội lính luôn gác trước nhà Khánh Ly ở Đà Lạt. Dư luận viên còn cương lên: Lưu Kim Cương phì nộn ngồi nhậu rồi tuyến bố sẵn sàng làm thịt TCS nếu trái lệnh lén về Đà Lạt thăm người tình.Chúng ngu tới mức không hiểu ra một điều nếu đại tá Lưu Kim Cương làm những điều trên thì tác phẩm viết “Cho một người vừa nằm xuống” sẽ không ra đời. Thật sự ra vì muốn tránh thi hành nghĩa vụ quân sự, nói nôm na là trốn lính, nên ông thi vào trường Sư phạm Quy Nhơn và dạy tại một trường tiểu học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng sau khi tốt nghiệp.
Tôi có nhiều anh em ruột thịt và họ hàng gia nhập nhiều binh chủng trong quân đội Việt Nam Cộng Hoà nên rất hiểu những người trong gia đình Không quân. Họ rất bay bướm, rất ga lăng nhưng rất tự cao. Không bao giờ dùng thế lực hay súng đạn để chiếm lòng người đẹp. Đối với họ đó là hèn, là nhát là bất tài. Có tài thì nhào vô chiếm được trái tim nàng, vô tài thì có là tướng cũng tự động biết điều, chuồn êm đi chỗ khác. Đại tá Lưu Kim Cương chỉ mến mộ giọng ca của Khánh Ly và coi KL thuần túy như là người em văn nghệ như ghi lại trong “Chuyện kể sau 40 năm” của KL:Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tại Canada“Cuộc gặp gỡ giữa anh em chúng tôi và Trung úy Lưu Kim Cương đơn giản như vậy. Tôi biết ơn anh vì anh là người duy nhất có cái nhìn thiện cảm với tôi. Anh là người đầu tiên và duy nhất khuyến khích tôi đi theo nghiệp dĩ này”.Nếu muốn KL, nhạc sĩ TCS sẽ mãi không thể nào là đối thủ của vị đại tá oai hùng và nổi tiếng nhất của quân đội VNCH lúc đó. KL không phải là loại típ người đạt được bốn điểm mà các Tá Không quân lúc đó tìm: đẹp, cao, trắng và sang, thì họ mới thi nhau…cua giựt giải.Năm xưa trường Taberd bị cộng nô giải thể, tôi phải qua Võ Trường Toản sát bên Trưng Vương học. Có quá nhiều nữ sinh Trưng Vương đẹp đến hớp hồn,đẹp thùy mị, đẹp kiêu sa, đẹp ngây thơ, đẹp đơn sơ, đẹp đài các, đẹp qúy phái, đẹp ngây ngất, đẹp sang trọng, đẹp nũng nịu, đẹp mi nhon, đẹp ngọt ngào, đẹp yêu kiều, đẹp nõn nà, đẹp thanh cao, đẹp khôn tả và đẹp thấy…mẹ. Nhưng rất khó có: vừa đẹp, vừa cao, vừa trắng lại vừa sang vì “Người con gái Việt Nam da vàng” và “Anh thấy em nhỏ xíu anh thương”.Trịnh Công Sơn và Hồng NhungĐẹp tới nỗi bà tôi phải vào than với mợ tôi khi chú tôi quyết định lấy thím tôi. Bà tôi sợ người trong họ tẩy chay không vào nhà thờ vì thím theo đạo Công giáo:“Chị bảo. Nó đẹp đến nỗi tôi thấy còn phải mê nữa là thằng H. nhà tôi”.Coi hình cũ của bà Đặng Tuyết Mai thời còn trẻ sẽ thấy được tiêu chuẩn của họ ngày đó. Kỳ Duyên thua mẹ mình về đẹp, trắng và sang. Chỉ hơn mẹ về chiều cao một tí.Đại tá Lưu Kim Cương sinh năm 1933, trong một gia đình khá giả tại Hà Nội. Năm 1951 ông tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp tại Hà Nội với văn bằng Tú tài 1 và tình nguyện nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, dự thi và trúng tuyển vào Quân chủng Không quânnăm sau. Ông được cử đi du học tại trường Võ Bị Không quân Pháp và Algérie và tốt nghiệp cuối năm 1953 với cấp bậc Thiếu úy. Năm 1955, Quân đội Quốc gia được cải danh thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được thăng cấp Trung úy, rồi đến năm 1961, ông được thăng cấp Đại úy, được chỉ định vào chức vụ Chỉ huy phó Liên Phi đoàn 1 Vận tải.Sau ba năm, ông được thăng cấp Thiếu tá và chuyển sang làm Trưởng phòng Hành quân của Biệt đoàn 83 (Thần phong) thuộc Không đoàn 33 chiến thuật. Đầu năm 1965, ông được chỉ định vào chức vụ Chỉ huy trưởng Liên Phi đoàn 1 Vận tải và qua năm sau, ông được thăng cấp Trung tá bổ nhiệm vào chức vụ Tư lệnh Không đoàn 33 chiến thuật kiêm Chỉ huy trưởng Yếu khu Tân Sơn Nhứt.Đúng mùng một Tết Mậu Thân, 1968, một cánh quân Việt Cộng tấn công căn cứ Không quân trong phi trường Tân Sơn Nhứt. Có mặt tại căn cứ, Lưu Kim Cương đã “không quân đánh bộ” thành công chỉ huy dẹp tan quân địch hôm 23 tháng Hai. Ông bị thương ở chân do trúng đạn và được đặc cách vinh thăng cấp Đại tá tại nhiệm.Mặc dù bị tổn thất nặng nề trong cuộc tổng công kích đợt 1 Tết Mậu Thân, tới trung tuần tháng 4, 1968 Việt Cộng lại mở cuộc tổng công kích đợt 2. Nhật báo Chính Luận ở Sài Gòn trong số ra ngày mùng 7, tháng 5, năm 1968 đăng tin: “Sáng ngày mùng 2 tháng 5 vào hồi 10 giờ, Đại tá Lưu Kim Cương, Tư Lệnh Không Đoàn 33 đã bị tử thương trong lúc ông đương đích thân chỉ huy một đơn vị bảo vệ vòng đai phi trường để đẩy lui một cánh quân Việt Cộng tại khu nghĩa trang Pháp gần ngã tư Bảy Hiền. Ông đã bị một tên Việt Cộng thủ súng B40, bắn một trái B40 trúng tấm mộ bia ngay bên cạnh, sức nổ và miểng đạn đã chặt đứt một cánh tay của ông và gây thêm nhiều vết thương nặng khác, khiến ông tắt thở tại chỗ. Một phóng viên truyền hình Pháp chạy theo Đại tá Cương cũng bị tử thương ngay bên”.Đây là lần đầu tiên và duy nhất một sĩ quan mang cấp Đại tá, hàm tư lệnh của quân đội VNCH nói chung và của Không quân VN nói riêng đã hy sinh trong lúc trực chiến với địch. Ít ngày sau, tác phẩm “Cho Một Người Vừa Nằm Xuống” ra đời như là lời chia tay, một lời nhắn nhủ, xót xa man mác “nói cùng hư không” từ một người bạn phản chiến gửi ra:Anh nằm xuống, như một lần vào viễn duĐứa con xưa đã tìm về nhàĐất hoang vu khép lại hẹn hòMất Lưu Kim Cương, TCS mất đi sự che chở nhưng vẫn chống chiến tranh cho dù chứng kiến những mồ chôn tập thể của gần sáu ngàn thường dân Huế do người “giải phóng” cống hiến. Ông cho ra tiếp tập Kinh Việt Nam và hai tập nhạc phản chiến “Ta phải thấy mặt trời”, “Phụ khúc da vàng”. Tiếng tăm của ông đã vang ra quốc tế nên ông biết thiếu Lưu Kim Cương thì chính quyền Sàigòn cũng không dám làm khó dễ, nói chi tới bỏ tùông.Trong các băng nhạc “Hát cho Quê hương Việt Nam” của Khánh Ly, những ca khúc phản chiến được bố trí khéo léo đan xen với các ca khúc trữ tình nên đều được phát hành hợp pháp tại miền Nam trước 1975. Chính vì thế các ca khúc phản chiến của ông được phổ biến khá rộng rãi, có ảnh hưởng lớn đến công chúng nhất là giới trí thức, sinh viên miền Nam cho tới ngày mất nước thì bị chính những người mà ông mới ca tụng “với thái độ tốt đẹp” trưa ngày 30 tháng 4 lên án phản chiến.Hơn hai năm trước, ca sĩ Khánh Ly tuyên bố về VN hát đã gây nên một cuộc tranh luận không dứt. Tôi nghe nhiều người gào lên chúng ta đã mất chính nghĩa.Ngồi trong sở làm tôi tự hỏi chính nghĩa của tôi là gì? Hình như tôi không có chính nghĩa theo như định nghĩa của họ thì phải. Tôi chỉ chống những cái sai và những kẻ ác độc. Tôi chống cộng triệt để nhưng không chống cộng cực đoan như bắt tất cả mọi người tôi gặp phải chống cộng. Tôi chống cộng vì tôi chống cái ác, cái hại dân, hại nước. Nếu một ngày nào đó chúng biết hối cải, biết ăn năn, biết xin lỗi, biết làm điều phải cho VN, tôi sẽ hết chống chúng cho dù biết bao nhiêu người thân của tôi mất vì chúng.Khánh Ly về VN hát thì KL cũng không phải biến thành người ác độc. Cũng không hại ai cả. Như vậy tại sao tôi phải chống. Còn nói nếu KL nhận tiền của VC thì tôi thấy mỗi năm người Việt hải ngoại gửi về VN gần 4 tỷ đô la nên VC mới có quá nhiều tìền trả cho KL. Như vậy phải nói KL nhận tiền của…Việt kiều mới đúng.Cũng như nhạc sĩ Phạm Duy, TCS cũng nói mình chỉ là người hát rong: "Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo". TCS chắc chắn phải có những linh cảm về cái chết tức tưởi của sáu ngàn người cùng quê hương Thừa Thiên & Huế của ông.Chỉ mỗi một người bạn chết, ông đã linh cảm viết lên ca khúc “Cho một người vừa nằm xuống” trong ít ngày, sáu ngàn đồng bào ruột thịt chết quá nhiều làm ông mất cảm giác chăng? Nếu nói ông phản chiến thì tại sao ông không phản chiến trong trận chiến giữa VC và Trung cộng năm 79 và VC với Pol Pot năm 89?Như một lần ông đã viết “Cái chết chẳng qua cũng chỉ là một sự đùa cợt sau cùng của cuộc sống”, tôi nghĩ ông biết rõ đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma thì phải mặc áo giấy, nên chỉ dám phản chiến khi sống với quốc qia chứ nào dám hó hé với VC. Ông không hề linh cảm mà chỉ muốn đùa cợt trong cuộc sống này với những người quốc gia và cộng sản mà thôi.Năm 1998 hãng Boeing gửi tôi qua Nam California làm 9 tháng cho chương trình phi đạn Delta 4. Tôi vào đại học USC ghi danh để học cho xong chương trình hậu đại học còn dang dở. Trong sân trường, lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất, tôi gặp một nữ sinh viên Lào theo học nghành kỹ sư. Tôi giúp cô ta lượm cuốn sách rơi nên bắt chuyện làm quen. Tôi kể cô nghe một người quen bên Lào cho tôi hay phần lớn dân Lào bị đẩy ra ngoài thành phố, dành chỗ cho người Hoa sinh sống và buôn bán. Khi tôi tiên đoán nước Lào sẽ bị đổi tên không lâu, cô nhất định cãi lại nhưng hai mắt cô từ từ đẫm lệ. Tôi cũng ngậm ngùi nói nước Việt Nam của tôi cũng sẽ bị đổi tên luôn.Hãy nhìn vào bản đồ nước Trung Hoa ta sẽ thấy ngay hiểm họa. Dân Tàu không lên miền bắc vì chỉ có tuyết và băng sơn. Qua hướng Tây thì dãy Hy Mã Lạp Sơn cao ngất trời, không cây nào có thể mọc trên đá được. Qua hướng Đông là Thái Bình Dương với nước biển và muối. Chỉ có miền Nam trù phú, phì nhiêu, khí hậu ôn hoà dễ sống. Người Trung quốc chỉ có một con đường đi duy nhất mà thôi. Họ không ngừng ở Việt Miên Lào đâu. Thái Lan và Mã Lai sẽ là bước kế tiếp.Hơn ba mươi năm đi làm, tôi chưa gặp được một kỹ sư Lào. Gặp một Cam bốt, một Mã Lai, một Thái và ba Nam Dương. Kỹ sư Tàu và Việt Nam thì vô số kể. Hèn chi, các nhà quân sự trên thế gìới đều nhận định VN là cái khúc xương khó nuốt nhất của Trung cộng trong vùng Đông Nam Á. Mất VN, toàn bộ Đông Nam Á sẽ nằm trong tay Trung Nam Hải.Mộ của chuẩn tướng Lưu Kim Cương đã bị khai quật vì nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi đã bị dẹp để làm cung thiếu nhi vì bác Chương thích nhi đồng cứu quốc hơn lấy vợ. Lăng Hồ ở Hà Nội, mộ Võ Nguyên Giáp trong nghĩa trang Mai Dịch, mộ của Trịng Công Sơn ở Thủ Đức cũng sẽ bị quật lên nay mai vì những người “giải phóng” sẽ dâng hiến cho Tàu cộng không lâu.Người Trung quốc cần đất chứ không cần nhạc, nhất là một bài nhạc tình Việt Nam.Đất hoang vu sẽ mãi khép lại mà không hẹn hò.Ngày quốc hận 30/4/2017Lê Như Đức
THỦY ĐIỀN * NHỮNG QUẢ NHÀU GIÀ
NHỮNG QUẢ NHÀU GIÀ
THỦY ĐIỀN
Sau tết Nguyên đán đúng một tuần. Hôm nay là ngày hạ nêu, mấy ông bố trẻ trong thôn xúm nhau nhậu một trận rồi cùng bàn tán: Hôm tết sang nhà thằng sáu Mận xông đất thấy một điều rất lạ kỳ. Thuở đời tết người ta cúng mâm ngũ quả hoặc là những thứ trái cây khác mà xưa nay ông bà mình hay cúng. Ngược lại hắn không làm thế mà chỉ cúng toàn những quả Nhàu già mà hắn bẻ sau vườn. Thế mà vợ và ông Nhạc gia hắn chẳng nói lời nào mới hay chứ.Thằng sáu Mận tên thật là Anh Tuấn, vì hắn thích ăn quả mận từ nhỏ nên người ta đặt cho hắn cái biệt danh chết là sáu Mận. Hắn là dân gốc gác Gò vấp- thành phố Hồ Chí Minh. Nói dân thành phố nghe xôm tụ chớ hắn sống trong một hẻm nhỏ rất nghèo nàn. Gia đình hắn sống bằng nghề vác mướn, học hành thì ít. Tuy nghèo, nhưng hắn luôn mang hoài bảo là một ngày nào đó hắn sẽ trở thành một ông nhà giàu to tát.Một hôm trong tiệc nhậu vĩa hè, hắn được một người bạn rủ rê về miền tây làm đồng mướn, cơm nước và chỗ ở đều có chủ lo hết. Nghe xong, hắn khoái quá và đi theo bạn. Thật đúng thế, hắn được một gia đình nông dân tương đối khá giả, chỉ có hai cô con gái độc nhất, nhận hắn làm việc cho nhà ông. Cơm nước ông lo hết, tiền lương cũng giống như người khác, nhưng tối phải về nhà trọ ở tạm.Qua nhiều năm làm việc ông chủ thấy hắn hiền, làm việc tốt hơn nữa hắn có cái mả đẹp trai nên cũng được nhiều cô trong làng quí mến. Và, cuối cùng hắn được cô con gái lớn ông chủ ngã lòng yêu thương. Hai người yêu nhau gần một năm và được ông chủ gã con gái. Sau khi cưới nhau xong, hắn được ông chủ cho ba công đất có huê lợi sẵn để tự sinh sống. Buồn ngủ gặp chiếu manh, hắn thừa cơ hội trồng trọt thêm đủ thứ và nuôi rất nhiều gia súc nên đới sống gia đình hắn càng ngày, càng ăn nên, làm ra khá khỉnh thấy rõ.Hắn có bản tình tin dị đoan và hay nghe ngóng thiên hạ nói những điều gì nếu thấy hay là để trong đầu rồi làm theo. Ngày xưa còn nhỏ hắn thường nghe mấy bọn nhậu nói dần lân có một câu mà hắn cứ giữ mãi trong tâm trí và hứa sẽ thực hiện khi mình có cơ hội.Sau vườn nhà hắn được trồng đủ thứ các trái cây miền tây nam bộ như: Lôm chôm , Vú sữa, Xoài, Mận , Chanh, Bưởi v...v...Nhưng đặc biệt chỉ thiếu loại cây Nhàu. Vì thích trồng cây Nhàu nên hắn đi khắp thôn để xin cho được giống và mang về nhà trồng. Chỉ trong vòng hai năm sau vườn nhà hắn có cả chục cây Nhàu thật tốt và quả rất nhiều. Có mấy lần người ta đến mua để làm trà Nhàu uống trị bệnh đau lưng, nhưng hắn nhất quyết không bán dù giá cả bao nhiêu. Hắn nghĩ bán nó đi là bán sự may mắn của mình.
Mấy năm vào ngày tết hắn không có Nhàu để cúng là trong dạ hắn cũng chẳng mấy được vui. Năm nay vườn nhà có quá nhiều quả Nhàu hắn lựa toàn những quả già bẻ mang vào nhà cúng từ trước đến sau. Nghĩa là nơi nào có bàn thờ là hắn đều cúng cả và không cúng những thứ khác. Vợ hắn bất bình, nhưng hắn cứ cương quyết. Bố vợ hắn cũng chẳng mấy hài lòng khi thấy hắn làm toàn những điều trái ngược phong tục tập quán xưa nay, nhưng cũng phải đành bó tay chịu thua hắn.
Đúng mùng một tết có nhiều người đến nhà hắn xông đất, ai ai cũng đều ngạc nhiên và hỏi? Hắn chỉ trả lời võn vẹn: Cúng để vái van đừng bệnh tật vậy mà, hàng ngày thay vì mình nấu nó với nước để uống thế trà, nhưng làm sao mình uống cho nổi chứ, bằng cách cúng cho ông bà chứng giám lòng mình hy vọng sẽ được tốt hơn. Khi nghe hắn nói mọi người chỉ biết lặng thinh mà chẳng hiểu hắn nghĩ và muốn điều gì.Khi tết xong, Nhạc gia hắn cho mời hắn sang để hỏi rõ tường tận. Đúng ra thì hắn chẳng nói điều nầy với ai kể cả vợ hắn. Nhưng gì nể tình cha vợ người mà hắn mang ơn suốt cả một đời nên hắn phải đành thú thật.Thưa ba, con cúng quả Nhàu già là ý con muốn trở thành một nhà giàu trong tương lai đó ba. Ông già té ngữa ra cười. Thế là đã hiểu "Nhàu già là Nhà giàu "Chí lý. Một con người có tâm quyết thì rất được đáng ngợi khen. Vậy năm sau ba cũng sẽ làm như con và khuyến khích cả làng nầy đều làm như thế..
Thủy Điền
15-05-2017
Saturday, May 27, 2017
VÕ KỲ ĐIỀN * ĐÁ HOA CƯƠNG
ĐÁ HOA CƯƠNG
VÕ KỲ ĐIỀNCứ mỗi lần tiếng chuông reo vang báo hiệu giờ học bắt đầu, giáo sư lục tục kéo nhau xuống lớp thì tôi đều bước ngang qua cái bảng phân phối giờ dạy thật to gắn trên tường của phòng hội, liếc qua coi buổi sáng nay phụ trách lớp mấy. Nếu không vậy thì thế nào tôi cũng đi lộn vào lớp của giáo sư khác. Cái tật xấu hay nhớ trước quên sau đó, thường bị học trò cười hoài. Nhiều khi lớp của người ta đã ổn định, thầy đang điểm danh, tôi từ từ đi vô như là lớp của mình, quên mất là còn có anh bạn giáo sư đang ngồi lù lù ở trên bàn viết. Những lúc đó, đám học trò có dịp làm ồn:
-Lộn tiệm rồi, thầy ơi !
Cứ năm ba tuần là tôi đi lộn lớp một lần. Một phần vì tánh đãng trí hay quên, một phần vì cái trường Hoàng Diệu nầy quá lớn. Trường có trên năm chục lớp với gần một trăm giáo sư. Hành lang cái nào cái nấy dài hun hút. Phòng học, cửa cái, cửa sổ, sơn cùng màu, bàn ghế sắp xếp giống hịch nhau. Không lộn sao được! Có lần thằng Sơn, trưởng lớp Đệ Nhị A7 nhắc khéo:
-Lớp của tụi em có anh Quì ngồi ở đầu bàn. Hễ thấy cái lưng của ảnh, thầy đi vô là trúng phóc.
Thằng Sơn thiệt là xéo xắc. Quì thì làm sao tôi quên được. Ở đầu bàn, nghe Sơn nói, Quì cười gượng gạo. Tôi chợt hiểu ra cái ý xỏ xiên. Ở lớp nầy, Quì nổi tiếng nhiều mặt nhưng cái vụ mập mạp thì nó đoạt giải nhứt. Nó mới có mười bảy tuổi mà sao lớn con quá! Cái lưng dài sọc, cái vai to sầm, còn cái bụng chang bang như đàn bà có thai ba bốn tháng. Nếu đem cân kí lô thì tôi thua nó rõ ràng. Lúc đó tôi mới ra trường, ốm nhách, nhỏ xíu, đen thui. Tụi học trò ở tỉnh nầy, đứa nào đứa nấy tuổi còn nhỏ mà thân thể bự con, dềnh dàng. Có anh bạn bàn rằng vì chiến tranh loạn lạc, ở thôn quê khai sanh bị thất lạc, phải làm lại, người ta sửa tuổi cho nhỏ hơn để tiện việc học hành, quân dịch. Câu nói đó chắc đúng ở trường hợp thằng Quì. So với vóc dáng to lớn đó, tôi không tin nó mười bảy tuổi.
Có lần ngồi coi văn nghệ học sinh trình diễn, Quì đang hát trên bục cao, tôi quay qua ông hiệu trưởng nói nhỏ:
-Thằng Quì nó mới mười bảy tuổi mà sao bự quá!
-Anh nhắm coi nó cỡ bao nhiêu?
-Ít ra cũng hai chục!
Rồi tôi tiếp:
-Thằng Quì nó học hát hồi nào mà hay như ca sĩ chuyên nghiệp. Nó mà về Sài gòn thì thế nào cũng nổi tiếng như Anh Ngọc, Nhật Trường...
-Thì cũng nhờ hát hay nên trường mình mới nhận vô. Chớ nó thì học dở lắm.Rồi ông cho tôi biết, năm trước Quì được nhận vào trường công không phải nhờ thi đậu, cũng không phải do học giỏi mà nhờ cái giọng ca đặc biệt. Nó học trường Trần Văn, một trường tư trong tỉnh. Nghe đâu nhà ở Cái Tắc, Chương Thiện gì đó. Nghèo lắm phải lên Sóc Trăng ăn đậu ở nhờ nhà một người quen để học. Năm ngoái các trường trong tỉnh có tổ chức một đại hội thi đua văn nghệ, Quì với giọng ca ấm áp, truyền cảm, ngọt ngào, đã chinh phục tất cả quan khách, thầy cô giáo, khiến cho mọi người có mặt hôm đó ngẩn ngơ. Tiếng vỗ tay không dứt. Nó đoạt giải dễ dàng. Trường Hoàng Diệu là trường công lớn nhứt tỉnh, không lẽ chịu thua trường tư. Anh em giáo sư bàn bạc với nhau vì nhu cầu sinh hoạt văn nghệ của trường, cần có một vài học sinh hát hay để làm nồng cốt cho các buổi trình diễn, nên cuối cùng Hội Đồng Giáo sư quyết định thâu nhận đặc biệt Quì vào trường. Thế là nó được học trường công nhờ cái tài năng thiên phú đó.
*Riêng tôi, tôi biết Quì hơi trễ. Vài tuần sau khi tôi dạy lớp nó, tôi lật sổ điểm danh, cầm viết dò tên học trò từ trên xuống dưới. Đến tên Quì tôi thấy là lạ, bèn kêu lên để hỏi bài. Tôi nhìn xuống dưới các dãy bàn để coi đứa nào. Quí đứng lên phục phịch, để tập và sách giáo khoa lên bàn rồi khoanh tay chờ hỏi, dáng lo lắng. Tôi cười nhìn nó:
-Đứng vậy được rồi, đừng có khoanh tay. Lên trả bài, chớ bộ đi hầu quan lớn sao!
Tập vở nó sạch sẽ, chữ viết đẹp, nét đều đặn ngay thẳng. Tôi lật tìm bài đang kiểm soát trong sách giáo khoa. Khi lật trang đầu, tôi đọc thấy hai câu thơ viết nắn nót ở phía dưới cái tên Trần Văn Quì;
Nếu làm hoa làm hoa hướng dương
Nếu làm đá làm đá hoa cương
Hai câu ý rất lạ, làm tôi ngạc nhiên. Tôi nghĩ thoáng trong đầu. Nó tên Quì mà dùng hai câu nầy để tỏ bày chí hướng cao xa thì khéo quá _ hoa quì một dạ hướng dương. Nhưng trình độ một học sinh đệ tam thì làm sao viết hay được như vậy. Tôi nhìn kỹ lại khuôn mặt Quì cho rõ hơn. Mặt nó hơi thô vì bề ngang to hơn bề dọc, thành ra cái trán, cái mũi, cái càm ngắn ngủn. Hai gò má bầu bĩnh, đầy thịt, khiến khi cười cặp mắt híp lại. Bình thường cặp mắt nhỏ dài, ánh mắt lanh. Tóc mọc lấn hai bên thái dương nên cái trán hẹp lép. Nó chỉ được có cái miệng đẹp. Đôi môi mỏng, đều đặn hồng hồng, hàm răng trắng bóng đều đặn. Nhìn chung con người nó thô, vóc dáng cục mịch, không phải là tướng học trò. Tôi đoán rằng hai câu thơ trên không phải do nó nghĩ ra. Tuy thắc mắc nhưng tôi không tiện hỏi, trong bụng nghĩ rằng nó tình cờ đọc được ở đâu đó rồi chép lại.
Từ đó, tôi càng chú ý tới nó hơn. Quì rất ngoan ngoản, lễ phép, dễ thương, nói năng nhỏ nhẹ, tuy có điều học quá dở. Làm sao tôi quên được một buổi học về ca dao, tôi biểu nó đọc bài Trấn Thủ Lưu Đồn:
Ba năm trấn thủ lưu đồn
Ngày thì canh điếm, tối dồn việc quan.
-Em giải nghiã câu nầy ra văn xuôi cho tôi nghe!
Tôi thấy nó suy nghĩ hồi lâu, rồi mặt đỏ rần, miệng ấp úng:
-Dạ thưa thầy, khó nói quá!
Tôi ngạc nhiên:
-Em hiểu sao cứ nói vậy. Có trật tôi sửa cho.
Nó ngần ngừ lựa lời:
-Dạ, hai câu nầy theo em hiểu, thì ban ngày mấy người lính phải canh gác, coi chừng mấy cô gái làm cái nghề... bậy bạ, ban đêm thì tụ tập lại để làm quan! chắc họ hát bội cho vui !.
Tụi bạn nó ngồi ở dưới, ban đầu chưa hiểu tại sao nó lại giải nghiã như vậy, cả lớp lặng im. Bỗng có tiếng cười của một đứa, rồi hai đứa, rồi cả lớp xúm nhau cười rần rần. Đứa nầy lấy cùi chỏ thúc đứa kia, đứa kia lại ghé miệng vào tai giải nghiã cho đứa nọ hiểu. Tôi ngồi ở trên, rán nín cười mà không kìm lại được, đành làm bộ đứng dậy, quay mặt vào bảng đen, cười đến chảy nước mắt. Tội nghiệp, thằng Quì đứng đó, mặt bơ bơ. Nó không hiểu tại sao cả lớp lại cười lăn nghiêng lăn ngửa. Nó đưa mắt nhìn tôi dò hỏi.
Tôi từ từ giải nghiã cho nó:
-Em hiểu như vậy là sai rồi ! Chữ "điếm" trong bài nầy là cái trạm canh, bây giờ người ta gọi là cái đồn hay cái bót gác, chớ không phải là mấy cái cô gì... bậy bạ đó đâu! Còn "dồn việc quan" là người lính thú phải gánh vác tất cả các việc vất vả trong doanh trại, cũng như bị các quan trên sai khiến làm việc cực nhọc, không được nghỉ ngơi.
Nó vừa ngồi xuống, vừa cười vừa mắc cỡ, mặt mày đỏ lơ đỏ lưởng. Đại khái sự hiểu biết của Quì rất giới hạn. Quì cũng biết mình kém cỏi nên rất chịu khó học hỏi, nhún nhường. Được một điều, các sinh hoạt xã hội, văn nghệ là nó xung phong đi đầu. Nó hoạt động hăng say không biết mệt. bảy giờ sáng, năm giờ chiều, một hai giờ khuya, chỗ nào có đám đông là có mặt Quì. Bạn bè đứa nào cũng mến nó. Mấy cô bạn gái lúc nào cũng nhắc nhở tới tên nó luôn: -Anh Quì giúp em làm cái nầy_ Anh Quì giúp em làm cái kia. _Anh Quì hát cho em nghe cái bài gì hôm trước anh hát ở trong lớp đó !
Hình như chưa bao giờ Quì từ chối giúp ai điều gì. Nhiều khi nghĩ tới Quì, tôi ước ao phải chi nó học hành được khá thêm một chút thì hoàn hảo. Tôi có nói ý nghĩ nầy với ông Hiệu Trưởng. Ông ta cũng đồng ý với tôi. Anh Hiếu già, giáo sư Lý Hoá cũng góp ý:
-Chắc tại nó nghèo quá nên học không vô. Hay là mình xuất quỹ nhà trường để giúp thêm chút ít cho nó đủ tiền ăn học. Tiền bạc có thoải mái thì trí óc mới sáng suốt được. Thằng Quì cũng dễ thương, biết chịu khó...
Ông Hiệu Trưởng cũng đồng một ý nhưng theo nguyên tắc, không thể lấy tiền quỹ của Hiệu Đoàn để cho riêng một học sinh được. Chúng tôi bàn bàn nhau, mỗi tháng đóng góp người một ít để giúp cho Quì một số tiền nhỏ, phụ giúp nó các khoản ăn mặc, chi tiêu. Còn nhà ở thì dễ quá. Ông Tổng Giám Thị dọn dẹp cho nó một cái phòng trống cạnh kho chứa vật liệu cũ của trường. Có điện, có nước đầy đủ. Nó vừa ở học, vừa phụ với ông gác dan, coi sóc trường sở! Anh em giáo sư cũng hết lòng hướng dẫn nó học tập. Nhiều ngày chủ nhựt có dịp đi ngang trường, tôi thường thấy xe của Hiếu già đậu trước cửa phòng nó. Hiếu già rảnh rổi, ế vợ nên chưa có con, nhà cửa khá giả, lấy việc dạy học thêm cho Quì làm niềm vui. Anh thường khoe với tôi:
-Lúc nầy Quì học tiến bộ lắm đó. Làm bài không còn lụp chụp như trước nữa đâu Tôi tin anh Hiếu già. Tôi tin Quì nó tiến bộ môn Lý Hoá. Nhưng môn Việt Văn của tôi thì Quì càng học càng dở, không khá được hơn chút nào! Tôi kiên nhẫn, tìm đủ mọi cách giải nghiã thật đơn giản cho Quì hiểu, nhưng rốt cuộc rồi hoài công vô ích. Chưa một bài luận nào của nó mà tôi cho trên năm điểm. Câu văn dài dòng, lê thê, không tìm thấy dấu chấm phết. Phần nhiều thì lạc đề ! Nó viết lan man trên trời dưới đất, không ăn nhập gì với đầu bài. Ý tưởng lộn xộn, lạ lùng. Xen vào đó là những danh từ rất đặc biệt, tôi ít khi nghe. Nhưng cái điều làm tôi bực mình nhứt là nó thường viết chữ " f " thay cho chữ "ph". Mỗi lần bắt gặp chữ nầy, tôi lấy viết đỏ khoanh tròn nhiều vòng, ghi lớn bên cạnh câu nhận xét "chữ quốc ngữ không bao giờ có mẫu tự nầy ". Nó nghe lời sửa chữa được vài lần nhưng sau đó thì chữ
" f " ngứa mắt nầy lại thấy nhan nhản trong các bài luận. Nhiều đêm chấm xong bài của nó, tôi tức phát mệt. Tuy vậy tôi cũng rán sửa từng chữ, từng câu hy vọng một ngày đẹp trời nào đó nó sẽ khá hơn. Nhưng ngày đó còn xa vời quá.
Cho đến một ngày gần cuối niên học, buổi trưa trời nắng gắt, tôi dạy xong ra khỏi lớp nhưng chưa về liền, đến ngồi ở băng đá, cạnh hồ nước có trồng sen thì Quì đến ngồi kế bên, tâm sự:
-Thầy ơi ! Sao nghĩ tới tương lai, em buồn quá!
Tôi ân cần hỏi lại:
-Em có gặp chuyện gì rắc rối không ? Có khó khăn gì cho tôi biết với !
Nó trả lời, giọng buồn buồn:
-Năm nay em tới tuổi quân dịch. Chuyện thi cử thì quá khó khăn đối với em. Làm sao mà thoát được kỳ nầy. Đi lính thì phải bỏ học. Lỡ dở hết...
Tôi an ủi nó bằng một câu thật tầm thường, không nói thì thiếu, mà nói ra thì hơi...dư:
-Em rán hết sức từ giờ đến khi thi, thì sẽ đậu được. Không có gì khó khăn lắm đâu. Đừng nản lòng. Tôi hồi nhỏ học còn dở hơn em nhiều lắm, lần hồi rồi cũng xong!
Khuôn mặt của Quì chiều hôm đó, ảm đạm quá. Tôi thương nó mà đành bất lực. Quì ngồi hồi lâu, khe khẻ nói:
-Chẳng thà em vô bưng, còn hơn đi lính quốc gia đánh mướn cho Mỹ !
Nghe xong tôi muốn á khẩu, lỗ tai lùng bùng. Trời đất ơi ! Thằng Quì ngoan ngoản, hiền lành, nó có được ý nghĩ kỳ lạ vậy sao? Trong đầu tôi, một tia sáng lóe ra. À, cái chữ " f " thường bắt gặp trong các bài luận văn với hai câu thơ lạ viết trên bìa sách giáo khoa của nó, bây giờ trở nên dễ hiểu quá. Rõ ràng có người hướng dẫn, dạy dỗ nó ngoài anh em giáo sư tụi tôi.
Nếu làm hoa làm hoa hướng dương
Nếu làm đá làm đá hoa cương
Thằng Quì muốn làm đá hoa cương. Được lắm! Thứ đá xanh cứng rắn nầy, người ta sẽ dùng búa thầu để đập nhỏ nó ra để lót đường đi. Rồi nó sẽ bị thứ xe hủ lô chủ nghiã nghiền nát, cán dẹp. Không kịp suy nghĩ, tôi buột miệng:
-Đừng, đừng, em sẽ đậu trong kỳ thi nầy. Còn nếu không may, thì em cũng đừng theo họ. Tôi không thích cái chủ nghiã coi con người như con vật nô lệ, tự động nhắm mắt tuân theo những định luật vật chất, kinh tế như cái răng trong một bánh xe, con ốc trong bộ máy. Con người phải được tự do trong tư tưởng, trong hành động...
Quì ngát lời tôi:
-Em thì không thích cái xã hội bất công, giàu nghèo xa cách quá. Thầy nghĩ thế nào khi thấy người thì lên xe xuống ngựa, kẻ thì cơm không có ăn, áo không có mặc !
-Tôi cũng đồng ý với em, chúng ta không thể chấp nhận sự bất công. Nhưng hiện tại đâu có nơi nào có sự công bằng tuyệt đối. Có thiên đường là nơi lý tưởng nhứt nhưng chỉ dành riêng cho người đã chết rồi ! Còn trên trái đất nầy thì chỉ có cái hạnh phúc tương đối thôi. Để so sánh hai chế độ, tôi nhắc cho em nhớ câu nói nầy của ông Churchill -"Chế độ tư bản bất công ở chỗ phân chia sự giàu có không đồng đều, còn chế độ cộng sản rất công bình vì nó chia rất đều sự nghèo đói "
Nó ngồi trầm ngâm hồi lâu:
-Thầy không biết mới nói vậy chớ trong đó có tới mười hai cái tự do, tám thứ quyền lợi. Mấy ảnh nói với em khi cách mạng thành công, mình sẽ được sung sướng lắm !
Tôi nghe xong, biết ý nó đã quyết, nhưng cố vớt vát:
-Em phải biết ở dưới miếng mồi thơm, luôn luôn có cái lưỡi câu thiệt bén! Đừng để bị dối gạt bằng những lời hứa hẹn mơ hồ...
Nó cắn chặt môi, mắt chớp chớp không nói. Tôi nắm lấy tay nó, thiết tha:
-Nếu ở trong lớp, tôi biết có đứa nào nghĩ như em vừa rồi thì không cản đâu! Riêng Quì, tôi coi như mấy đứa em ruột trong nhà, tôi thấy có bổn phận phải nhắc nhở. Nghe tôi nói, Quì ơi, đừng có dại dột phiêu lưu. Tuổi trẻ máu nóng lắm, phải suy nghĩ kỹ trước khi dấn thân. Kẹt vô rồi là ra không được. Cái gì mình sắp làm phải nghĩ tới hậu quả. Đừng để lỡ lầm rồi mới nói câu -" phải chi hồi đó ..."
Nó ngồi bất động, ánh mắt xa xôi, diệu vợi. Rồi nó cúi xuống, lượm một cục sỏi, chọi mạnh xuống mặt hồ, phủi tay đứng dậy:
-Cám ơn thầy thương mà chỉ dẫn, em sẽ nghe lời...
***
Cũng may mà thằng Quì không nghe theo tôi nên khi tôi gặp lại thì nó đang bắt đầu bước thẳng trên con đường tương lai sáng trưng. Mới có mấy năm xa cách, Quì thay đổi hẵn ra. Đầu đội nón tai bèo, chân mang dép râu, bên hông đeo khẩu súng ngắn, vai mang chiếc bóp da. Nó ngồi tại cái bàn của ông Hiệu Trưởng, thân thể có hơi ốm hơn lúc trước, cộng thêm nét dày dạn, đen đúa, phong sương. Duy cặp môi và ánh mắt thì khác nhiều. Cặp môi thâm hơn. Vẻ trưởng thành, già giặn hiện rõ trên khuôn mặt. Những ngày đầu tháng năm, biểu ngữ cờ sao đầy phố. Trường tôi cũng đỏ rực một màu cờ máu. Ông Hiệu Trưởng, vốn đã nhỏ con, bây giờ gầy tóp lại. Cái cà-vạt thường ngày không còn. Ông lại bỏ áo ra ngoài, chưn mang dép, coi cũng có vẻ giác ngộ cách mạng. Duy có Hiếu già, vẫn áo bỏ trong quần, chưn mang giày da, tay cầm cặp sách như lúc còn đi dạy. Mặt anh bình thản, không buồn không vui. Anh em chúng tôi, buổi sáng đó, đến ghi danh trình diện với Quì. Nó đại diện Ty đến tiếp thu trường sở. Ông Hiệu Trưởng kề tai tôi nói nhỏ như tự trấn tỉnh:
-Cũng may Quì nó đến tiếp thâu trường mình, người lạ thì mệt hơn. Dầu sao thì cũng là học trò cũ, anh em mình cũng không có làm gì bậy...
Quì thấy chúng tôi lục tục kéo đến, chạy ra chào hỏi niềm nỡ. Nó gật đầu chào tôi, thái độ cũng y như xưa:
-Em cũng có ý trông thầy nãy giờ. Lâu quá gặp lại mấy thầy, em mừng lắm. Không ngờ ngày nay đất nước lại độc lập, thanh bình. Thầy Điền hơi khá hơn lúc trước, còn thầy Hiếu thì y như xưa, không có gì thay đổi...
Tôi cảm thấy hơi yên tâm. Ông Hiệu Trưởng dè dặt:
-Anh Quì chỉ cho tôi biết cách thức làm sổ sách giấy tờ cho đúng cách...
-Thầy đừng lo. Sổ sách trường thì cũng đơn giản, không có gì khó khăn đâu. Để em làm cho mỗi thầy giấy trình diện để tiện việc đi lại
Anh bạn giáo sư nhạc, người đỡ đầu cho Quì ngày xưa, sung sướng hớn hở ra mặt. Anh coi cái vinh dự của Quì như của chính anh.. Anh khoa tay giửa đám đông giáo sư, nói bô bô:
-Hồi Mậu Thân, tôi xúi nó theo cách mạng đó. Phải nghe lời người ta theo "nguỵ " thì bây giờ chết ngắc rồi !
Anh nói trơn tru, gọn lỏn. Tay chống nạnh, mặt nghinh nghinh qua tôi. Tôi cảm thấy nhột quá. Anh ngó ngang ngó dọc, thấy Hiếu già quần áo chỉnh tề, đi dọc theo hành lang, vẫn từ tốn, chững chạc, anh lẩm bẩm cốt để Quì nghe:
-Mẹ, giờ nầy mà còn khệnh khạng, cái bịnh tiểu tư sản vẫn không chừa !
Quì nghe rõ nhưng không nói. Tôi không biết nó nghĩ gì trong đầu. Bảy năm không tiếp xúc làm sao tôi đoán được những đổi thay. Tôi nhìn lại cái bàn viết, cái tủ đựng hồ sơ, mấy cái ghế dành cho khách vẫn y chỗ cũ. Cái bản đồ Việt Nam vẫn treo trên tường. Cái cờ hiệu đoàn Hoàng Diệu ngày xưa tôi đặt thêu ở Sài Gòn vẫn còn đó. Duy có một sự thay đổi nhỏ. Ông Hiệu Trường đứng ở dưới, còn thằng Quì thì ngồi ở trên. Tôi đứng sau lưng ông Hiệu Trưởng nghĩ quẩn nghĩ quanh, sực nhớ tới câu nói của một chánh trị gia -"sau bất cứ một cuộc cách mạng nào chỉ có thành phần lãnh đạo thay đổi, còn nhân dân cũng hoàn là nhân dân". Như vậy ở trường Hoàng Diệu nầy, ai thuộc thành phần lãnh đạo ? Ai là nhân dân?
Tôi, Hiếu già, các bạn giáo sư nam nữ được sắp hạng ở cái chỗ nào ?
Còn chỗ nào nữa, tụi tôi đâu phải là nhân dân. Quì lại gần tôi:
-Thầy đừng có lo. Chánh sách bảy điểm của chánh phủ lâm thời đã ghi rõ ràng, người ta phải thi hành cho đúng. Hơn nữa, nếu gì thì còn có em. Hỗng lẽ em lại không giúp được cho mấy thầy chút ít gì sao !
Sau đó gần một tháng, quả nhiên Quì đã giúp cho anh em giáo sư chúng tôi. Nó khiêng dùm cho ông Hiệu Trưởng cái ba lô bự, tay xách thêm cái xắc tay dùm cho Hiếu già, đưa tụi tôi thẳng lên xe nhà binh để đến trại học tập. Nó nắm tay tôi từ giả:
-Thầy đi bình yên ! Học tạp một thời gian ngắn rồi về ! Ở trại đầy đủ tiện nghi, thầy đừng sợ thiếu thốn. Nếu có dịp, em sẽ đến thăm...
Nó móc túi trên túi dưới, cuối cùng lôi ra gói Vàm Cỏ còn phân nữa, nhét vào túi áo tôi, nói ngập ngừng:
-Thầy hút cho ấm khi đi đường... Tiếc quá, em chỉ có bấy nhiêu !
Tôi không biết hút thuốc nhưng vẫn lấy cho nó vui. Cái bao thuốc dẹp lép nằm trong tuí áo sát bên ngực, lòng tôi chừng ấm lại. Lúc xe gần chạy, chợt nhớ lại khung trường thân yêu tôi đã gần mười năm dạy ở đó, dặn vói với Quì:
-Ở trước thư viện, tôi mới trồng bốn cây bông điệp, mùa nắng nầy nếu không tưới, sợ nó khó sống, em nhớ dặn chú Cân nhớ chăm sóc, coi chừng dùm thầy...
Khi xe đã chạy, một anh sĩ quan ngồi bên cạnh nói với tôi:
-Thầy giáo lo xa quá, đất trống bây giờ dùng để trồng khoai lang, khoai mì, rau muống, ...còn chỗ nào mà trồng bông...
***
Thằng cha nói bậy vậy mà trúng quá. Sáu tháng sau, tôi được trở về với miếng giấy phóng thích nhỏ bằng bàn tay có ghi câu: "Không thời hạn quản chế " Phước đức ông bà mười đời còn sót lại. Số tôi còn hơi đo đỏ sau cuộc bể dâu. Tôi đi trên con đường từ nhà đến trường, thấy người ta đông như ngày hội. Thiên hạ túa ra đường để bán quần áo cũ, chén dĩa, giày dép. Tôi không tìm thấy nụ cười trên các gương mặt xanh xao, héo úa đó. Mặt tôi thì cũng không hơn gì, tàn tạ, thê lương. Trong đầu tôi nhớ đến Hoàng Diệu rõ nét. Cái cổng trường có giàn bông giấy, cái hồ nước trồng sen trước phòng ông Hiệu Trưởng, các dãy hành lang dài hun hút... và nhứt là Quì, cái phao hy vọng mà tôi sẽ phải bám vào.
Tôi gặp ngay chú Cân ngồi ở băng đá thảnh thơi. Sân trường được chia ra nhiều khoảng nhỏ trồng rau lang, trồng cải. Cái giàn bông giấy bây giờ là giàn mướp lá xác xơ. Ngôi trường vẫn như xưa nhưng có gì xa lạ quá.
-Thay đổi nhiều quá hả chú Cân ?
-Thầy có biết tin ông Hiệu Trưởng mình bây giờ ở đâu ?
-Khi đi tôi với thầy Hiếu ở chung trại. Ông Hiệu Trưởng được đưa đi nơi khác xa hơn, từ đó tới giờ không gặp nữa.
Tôi đi vào câu hỏi chánh;
-Quì làm việc có dễ chịu không chú Cân ? Sáng nay tôi muốn gặp nó có chút việc. Mới được về bỡ ngỡ quá, cái gì cũng xa lạ..
Chú Cân trố mắt nhìn tôi, ngạc nhiên:
-Thầy không biết gì sao ? Quì đã nghỉ việc, về Cái Tắc làm ruộng. Tội nghiệp anh Quì, tuổi trẻ nhưng đàng hoàng, có tình có nghiã. Nghe đâu không đủ bằng cấp để làm Hiệu Trưởng, Ty kêu về cho làm việc văn phòng, bị chèn ép hoài, nên buồn xin thôi. À, thầy có cần vô văn phòng gặp anh Chuyên, Hiệu Trưởng mới không ? Ông nầy ở ngoài Bắc vô, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Thanh Hoá, mười mấy tuổi đảng rồi đó !
Sau màn giới thiệu lý lịch xếp mới, chú chép miệng:
-Gốc mạnh lắm, em ruột anh Hồng, Trưởng Ty mà...
Tôi lắc đầu, từ giả chú Cân, đưa mắt nhìn lướt qua sân trường lần cuối. Mấy cây bông điệp trước thư viện có được vài lá non nhưng èo uột quá. tôi tự hỏi chừng nào nó mới trổ bông. Tôi thèm thấy những cánh hoa đỏ rực trên cành vào những mùa bãi trường. Cái ước ao có chú xíu đó mà cũng không đạt được. Chắc là vĩnh viễn tôi không thể đi dạy lại. Quì nó cách mạng như vậy còn bị bỏ rơi, huống chi tôi. Cũng may là còn đầy đủ đầu, mình, tay chưn mà về cày ruộng ở Chương Thiện. Trong khi đó hằng triệïu, triệu thằng Quì khác đã phơi xương trắng hếu ở dọc Trường Sơn, ở rải rác khắp nơi trên đất nước...
Tôi miên man nhớ đến những đêm văn nghệ học sinh, Quì mập mạp với giọng ca nồng nàn. Tôi nhớ đến hai câu thơ nó đã viết trong cuốn sách giáo khoa. Tôi muốn gặp lại nó không phải để nói chuyện văn chương chữ nghiã như kiểu "Ba năm trấn thủ lưu đồn " mà là nói với nó một chân lý tầm thường nhứt:
-Quì ơi " Em đừng có buồn ! Đừng mong làm hoa hướng dương, suốt ngày ngước nhìn mặt trời hoài, mỏi cổ lắm. Cũng đừng thèm làm đá xanh cứ phải lót đường cho người ta đi. Em phải nhớ một điều, vì lý tưởng cao cả, chúng ta có thể chấp nhận hy sinh thân xác để bón lúa, chớ đừng bao giờ dùng nó để làm phân bón cho thứ cỏ dại sinh sôi nẩy nở. Em là người có lòng đối với đất nước, hãy giữ vững niềm tin, đừng để lầm lạc lần nữa trong đời. Ngày nào toàn dân đứng lên phát cỏ dại, hy vọng lúc đó thầy trò mình sẽ có mặt ở tuyến đầu, nhớ nghe Quì !
TRUYỆN CƯỜI
Ông "A" cầm tấm check vừa ký xong, đưa cho đứa con gái và nói:-
Hôm nay con vừa đúng 18 tuổi, đây là tấm Cheque "Chid support" cuối cùng của Ba, con cầm về đưa
cho Má của con và nhớ nói:
"Từ đây trở đi...Má của con đừng hòng lấy thêm tiền của Ba dù chỉ là...một xu". Nói xong con nhớ dòm cái mặt Bả như thế nào...chiều trở qua đây nói cho Ba biết !
Buổi chiều thấy cô con gái trở qua, Ông"A" hấp tấp hỏi:- Sao ? con nói xong thấy cái mặt Bả ra sao...nói cho Ba biết !
Cô gái:- Má con biểu con qua đây nói lại với Ba: "Thật ra...con không phải là
con "Ruột" của Ba, Má nói thêm: "Mầy nói xong nhìn cái mặt của Ổng
ra sao...về nói lại cho Tao biết !"
Ông "A": Trời ơi là trời!!!
Sex techniques during Pregnancy
Man asks his doctor, "Can I have sex with my pregnant wife?"
The doctor replied:
"Yes. The first 3 months will be just like normal ; the next three months you should do it like dog and the last three months you should do it like Tiger."
The man replies:
"Tiger? I don't know that method."
The doctor explains:
Like Tiger Woods !!.
The man ....*???The Doctor : Sleep with other women.
Chuyện đồng xu
Tại một hãng nọ, có anh chàng John rất thích cô bạn gái Linda làm cùng phòng, lúc nào John cũng nghĩ đến và mong được làm "chuyện ấy" với Linda, mặc dầu biết Linda đang có bồ.
Một hôm anh đề nghị với Linda như sau :
- Linda, tôi đưa cho cô $100 bằng cách bỏ trên sàn nhà, trong lúc cô cuối xuống nhặt tờ giấy $100 thì cô cho tôi làm "chuyện ấy" với cô, khi cô lượm xong tờ giấy 100 đứng lên là coi như xong chuyện.
- Linda từ chối ngay lập tức và nói tôi đã có bồ rồi nên chẳng bao giờ làm "chuyện ấy" với người khác.
John vẫn không chịu bỏ cuộc, ngày nào cũng nhắc đi nhắc lại đề nghị đó... Linda, cô nghĩ xem chĩ cần cuối xuống lượm và đứng lên là xong, dễ quá mà lại có $100 xài chơi, sao cô lại không chịu ?
Nói mãi Linda cũng hơi xiu lòng và nói với John là để tôi điện thọai cho bồ tôi để xem ý kiến của anh ta ra sao ?
- Anh à... John đề nghị làm "chuyện ấy" với em bằng tờ giấy trăm đô bỏ trên sàn nhà cuối xuống lượm và đứng dậy là xong, em nhất định từ chối, nhưng John cứ nói hòai nên em phải hỏi ý kiến của anh, anh thấy thế nào ?
- Bồ Linda cười to và nói...em cứ nhận lời đi nhưng phải đòi nó $300, vì em chẳng có bị thiệt thòi gì đâu, bởi lẽ khi em cuối xuống lượm $300 và đứng lên chĩ mất có vài giây, thì nó sẽ không có đủ thì giờ để tụt quần xuống, chứ còn thì giờ đâu mà làm "chuyện ấy". Khi nào xong chuyện gọi lại cho anh ngay nhé !
Linda quay lại trả lời đồng ý với đề nghị của John, nhưng đòi $300. John vui mừng đồng ý ngay.
5 phút...10 phút ....30 phút ...40 phút trôi qua, bồ của Linda sốt ruột gọi lại Linda
- Sao mãi hơn 40 phút rồi mà không thấy em gọi lại để cho anh biết chuyện ra sao ?
- Anh à ... John, đúng là thằng khốn nạn ... nó bỏ 300 đồng bằng tiền 1 xu nên đến giờ này em vẫn phải cuối xuống lượm nhưng chưa xong .
Đổi đời !
Đồng chí A tới nhà đồng chí B chơi, thấy đồng chí B lúi cúi làm bếp vừa lau nhà cực khổ quá mới hỏi:
- Ủa, con nhỏ Liên giúp việc cho mầy đâu rồi, mà mầy làm hết mọi chuyện vậy?
- Nó đi lấy chồng rồi.
- Ủa mà nó lấy ai vậy?
- Lấy tao!!!
Máy dò nói dối
Anh chàng John rất chuộng máy móc hàng hóa vừa được tung ra thị trường, lẽ dĩ nhiên chưa biết rõ lợi ích, hiệu quả của món hàng.
Một hôm anh ta vác về nhà một món hàng lạ, có hình dáng như một robot và bảo với vợ con đây là một cái máy dò nói dối.
Sẵn dịp cậu con Tommy vừa đi học về… muộn 2 giờ.
Để biểu diễn máy, John hỏi: “Con đi đâu mà giờ này mới về?”
Cậu con trả lời: “Mấy đứa con đi thư viện làm bài chung.”
Người máy bèn đến gần Tommy tát cho nó một cái như trời giáng, làm nó bổ chửng.
“John, robot này là máy dò nói dối đó con à, con nói dối là nó đánh đau lắm. Nói thật đi, con đi đâu?”
Tommy cúi đầu nói: “Con đến nhà bạn coi phim.”
“Vậy tụi con xem phim gì?”
Tommy trả lời: Phim “The Ten Commandments”.
Người máy đến tát cho Tommy một cái nữa.
Nó vội vàng chữa lại: “Tụi con xem phim “The Sex Queen”. Con xin lỗi đã nói dối.”
John nghiêm mặt nhìn con: “Con thật đáng xấu hổ, hồi bằng tuổi con, không bao giờ bố dám nói dối cha mẹ.”
Người máy lẳng lặng đến tát cho John một cái đích đáng.
Marie, vợ John, ôm bụng cười ngặt ngoẽo, chảy cả nước mắt nước mũi: “Đáng đời anh chưa? Thằng Tommy thật đúng là con anh.”
Ngay lập tức người máy cho Marie một cái tát… đo ván!
Xúc xích và con bò
- Giờ tự động hoá. Giáo sư thuyết trình: - Độ 20 năm nữa sẽ có những máy tự động hoàn hảo. Chỉ cần nhét con bò vào một đầu, thì đầu kia sẽ có xúc xích chạy ra.
- Thế liệu có cái máy ngược lại, nhét xúc xích vào một đầu, đầu kia ra con bò không ạ? – một sinh viên hỏi.
- Anh bao nhiêu tuổi?
- Dạ, 19.
- 20 năm trước có một cái máy như vậy.
ĐÀN ÔNG KHÁC ĐÀN BÀ
- Đàn ông muốn hư hỏng phải có tiền; đàn bà muốn có tiền phải hư hỏng.
- Đàn bà thích nhiều thứ ở một người đàn ông; đàn ông lại chỉ thích một thứ ở nhiều người đàn bà.
- Đàn ông lúc nào cũng muốn nhưng không phải lúc nào cũng có thể; đàn bà lúc nào cũng có thể nhưng không phải lúc nào cũng muốn.
Thà trả tiền đắt hơn cho chắc ăn
Một cặp vợ chồng đưa nhau đi thăm thánh địa Giêrusalem. Chẳng may tại chỗ bà vợ đột ngột qua đời.
Nhà hòm bàn với ông chồng:
- ‘Nếu ông muốn đưa bà nhà về xứ, thì phải tốn 5,000 đô la. Còn như mai táng bà ở ngay tại vùng đất thánh này, thì sẽ chỉ có 200 đô la’.
Ông chồng suy nghĩ một lát rồi trả lời rằng ông muốn đưa thi hài bà về quê quán hơn.
Nhà quàn ngạc nhiên:
- ‘Tại sao phải chi 5,000 đô la, trong khi để bà nhà an nghĩ nơi thánh địa này, chỉ tốn 200 đô la?’
Ông già guá bụa trả lời:
- ‘Cách đây hơn hai nghìn năm, ở nơi Giêrusalem này có một người đã chết, được chôn cẩn thận, ba ngày sau sống lại. Tôi thật không muốn gặp trường hợp rủi ro này.’_._,___
Definitions:
School:
A place where father pays and son plays.
Life Insurance :
A contract that keeps you poor all your life so that you can die rich.
Nurse:
A person who wakes you up to give you sleeping pills.
Marriage:
It's an agreement in which a man loses his bachelor degree and a woman gains her masters.
Divorce:
Future tense of marriage.
Tears:
The hydraulic force by which masculine will power is defeated by feminine water power.
Lecture:
An art of transferring information from the notes of the lecturer to the notes of the students without passing through the minds of either.
Conference:
The confusion of one man multiplied by the number present.
Compromise:
The art of dividing a cake in such a way that everybody believes he got the biggest piece.
Dictionary:
A place where success comes before work.
Conference Room:
A place where everybody talks, nobody listens and everybody disagrees later on.
Father:
A banker provided by nature.
Criminal:
A guy no different from the rest... except that he got caught.
Boss:
Someone who is early when you are late and late when you are early.
Politician:
One who shakes your hand before elections and your confidence after.
Doctor:
A person who kills your ills by pills, and kills you by bills.
Classic:
Books, which people praise, but do not read.
Smile:
A curve that can set a lot of things straight.
Office:
A place where you can relax after your strenuous home life.
Yawn:
The only time some married men ever get to open their mouth.
Etc.:
A sign to make others believe that you know more than you actually do.
Committee:
Individuals who can do nothing individually and sit to decide that nothing can be done together.
Experience:
The name men give to their mistakes.
Atom Bomb:
An invention to end all inventions.
Philosopher:
A fool who torments himself during life, to be spoken of when dead.
HỒI KÝ TẠ QUANG KHÔI
CHUYỆN NGÀY XƯATẠ QUANG KHÔI
Tôi nghĩ rằng nhưng người bằng tuổi tôi, ít người biết nhiều chuyện bằng tôi.
Năm tôi mới 17 cái xuân, kháng chiến chống Pháp bùng nổ. Tôi bèn thóat ly gia đình để gia nhập bộ đội. Tỉnh Nam Định của tôi có trung đòan 34, tự nnhận là trung đòan Tất Thắng. Sau mấy lần ra trận, tôi bị thương ở đùi trái. Đạn xuyên qua đùi mà không thấy đau. Khi rút quân, tôi thấy chân ướt, thò tay xuống xem thì tay đầy máu. Bấy giờ mới biết mình bị thương, vội tìm gặp y tá của đơn vị để băng bó cho cầm máu.
Trong khi được nghỉ để dưỡng thương, tôi được ông trưởng ban tình báo của trung đòan cho gia nhập ban tình báo. Đúng vào dịp đó, ban tình báo của Liên Khu 3 mở lớp huấn luyện cho các tình báo viên. Ông trưởng ban cho tôi và một người bạn nữa lên Sơn Tây dự lớp huấn luyện.
Nhưng khi chúng tôi lên đến Tông (tức chùa Thông, người Pháp đọc là Tông) thì được biết lớp huấn luyện tạm ngưng, vì quân Pháp từ Hà Đông sắp tiến lên Sơn Tây. Hai tỉnh chỉ cách nhau hơn 40 cây số. Nhưng chúng tôi được ban tình báo lie^n khu 3 giữ lại họat động dưới quyền ông Tạ Đình Đề.
Một hôm, tôi sửa sọan đi công tác thì có lệnh tất cả mọi người phải vào phòng họp để gặp hai người đặc biệt. Chúng tôi ngơ ngác và thắc mắc không hiểu hai ngưoi đặc biệt đó là ai. Khi phòng họp đã đầy, hai người đặc biệt xuất hiện : đó là ông Hồ Chí Minh và ông Võ Nguyên Giáp. Lúc đó, chúng tôi gọi là Bác Hồ và Anh Văn.
Sau này, khi di cư vào Nam, tôi làm phóng viên cho đài phát thanh Saigon. Một hôm, tôi và một anh bạn cũng phóng viên được xuống Cần Thơ để làm phóng sự cuộc xử tử Ba Cụt. Vì chúng tôi là người nhà nước nên được vào tận khám xem các cảnh sát dẫn giải ra pháp trường. Khi cảnh sát còng tay Ba Cụt, ông ta nói lớn cho các bạn đồng tù nghe :”Tao đi chết đây, chúng bay ơi !”.
Ra tới pháp trường, Ba Cụt thấy máy chem. Của ông Đội Phước thì đứng dừng lại, nói lớn :”Tôi là tướng (thiếu tướng Lê Quang Vinh) thì xử bắn, chớ sao lại chem. ?” Mấy cảnh sát viên hộ tống bèn đẩy mạnh lưng Ba Cụt làm ông ta té xấp xuống máy chem.. Ông Dội Phước liền bấm nút điện. Đầu Ba Cụt văng xuống đất, máu phun xối xả vào thùng mạt cưa. Thấy cảnh đầu rơi, máu chẩy, tôi sợ quá. Về Saigon, tôi bị lên cơn sốt hai ngày.
Khi tổng thống Ngô Đình Diệm cùng ông Hùynh Văn Điểm họp báo ở căn biệt thự nghỉ mát của cựu hòang Bào Đại, tôi cũng được đài phát thanh Saigon cử đi. Sau cuộc họp báo, ông Diệm đãi ăn các nhà báo. Tôi tình cờ được ngồi chung bàn với tổng thống. Ông Diệm nhìn tôi đăm đăm, rồi hoi bằng tiếng Pháp :”Ông làm cho báo nào ?” Ông thấy tôi đen xì, tưởng tôi là người ngọai quốc. Tôi trả lời bằng tiếng Việt :”Thưa tổng thống con là phóng viên của đài phát thanh Saigon.” Sở dĩ tôi xưng con với ông vì ông bằng tuổi bố tôi.
Về khám Chí Hòa, tôi cũng đã từng được vào đó. Trong một khóa thi Tú Tài 1, tôi và một ông giáo nữa được cử vào coi thi. Một ông quản ngục tiếp đón chúng tôi rất niềm nở. Ông mời chúng tôi uống bia và ăn bánh ngọt trước giờ thi.
Phòng thi là một phòng họp của khám. Tổng số thí sinh chỉ có 6 người. Các thí sinh cóp nhau, quay phim lia lịa. Ông giám thị kia định xuống bắt. Tôi vội cản lại vì nghĩ rằng các tù nhân đáng thương, chứ không như các thí sinh ngòai đời thương.
Kết quả, chỉ có một người đậu.
Già rồi, chả biết làm gì cho hết ngày giờ, cứ nghĩ lại chuyện ngày xưa.
TQK
TUYẾT XỨ THI CÁC
LẦU THƠ XỨ TUYẾT
Tôi yêu Trịnh Hoài Đức
Thiên Thai Phạm Đức Liên
Tôi yêu Trịnh Hoài Đức,
Thuộc tỉnh lỵ Phú Cường,
Nơi miền Đông đất nước,
Chốn “Người Đẹp Bình Dương”.
Tôi yêu Trịnh Hoài Đức,
Không biết tự bao giờ,
Nguỵ Văn Thà cứu quốc,
Nam nữ đẹp tuổi thơ.
Tôi yêu Trịnh Hoài Đức,
Những ngày mới ra trường,
Hăng say qua nhịp bước,
Ban mai mờ tinh sương.
Tôi yêu Trịnh Hoài Đức,
Học trò giỏi lại ngoan, (1)
Thầy cô vàn nô nức,
Hoài Đức rực trời Nam.
Tôi yêu Trịnh Hoài Đức,
Những sanh hoạt học đường,
Thầy trò cùng chung sức,
Hoài Đức nhiều vấn vương.
Tôi mê Trịnh Hoài Đức,
Trường nữ lẫn trường nam,
Thầy cô thật xuất sắc, (2)
Vạn tuế cho Việt Nam.
8/2012
(1): Trong các kỳ thi trung học đệ nhứt cấp và Tú Tài, học sinh THĐ đậu 50% trở lên – trong khi tỉ lệ toàn quốc chỉ 15 đến 20%. Học trò THĐ còn trúng tuyển nhiều vào các đại học chuyên nghiệp như ĐHSP Saigon (Nguyễn thị Phương, Từ Minh Thạnh), Kỹ Thuật Phú Thọ (Từ Minh Tâm, Nguyễn Hoàng …) Sĩ Quan Không Quân (Đinh Quang Hạnh, Hoàng Ngọc Định … )
(2): Là những sinh viên tốt nghiệp từ ĐHSP Saigon (Professeur Licencie = Giáo Sư Cử Nhân) hạng nhất, nhì, ba … và quí vị GS có thâm niên giảng dạy – từ các tỉnh xa đổi về – trước khi chuyển về nhiệm sở sau cùng là Saigon . Thật may mắn.
Bài dịch qua Anh Ngữ của cùng tác giả
I Love Lycée Trịnh Hoài Đức
I love the school of Trinh Hoai Duc,
Belongs to Phu Cuong City,
Eastern province of the nation,
Famously called “The beautiful lady of Binh Duong”.
I love the school of Trinh Hoai Duc,
Unknown of the time of love,
Famed Nguy van Tha saved the nation,
For the young generation.
I love the school of Trinh Hoai Duc,
From the days I began teaching,
Passionately walking toward the classrooms,
In the early dawn of each day.
I love the school of Trinh Hoai Duc
With smart and well-behaved students,
Success brought proud to educators,
Hoai Duc brightened in the South.
I love the scholl of Trinh Hoai Duc,
Along with its extra-curricular activities,
Joined by faculty members and students,
Much love for my Trinh Hoai Duc Lycée.
I deeply in love with Trinh Hoai Duc,
Of its both femaile and male students’ sections,
of its excellet background professors,
Working altogether for our beloved Vietnam.
NGÀY CON RA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
DTDB
Giọng reo vui bên kia đầu điện thọai:
"...Mẹ ơi! Mẹ ơi! Con mẹ đậu rồi!..."
Ôi, suối mát nào ướp thấm hồn tôi...
Cơn mưa ngọt đến trong mùa nắng hạ!
Ngày xưa hỡi, thời thanh xuân đẹp quá!
Bầu trời xanh, mây trắng thướt tha bay
Nắng chiều nghiêng bóng nhỏ ngã đường dài
Đoạt chứng chỉ, mừng rưng rưng muốn khóc
Ve say nắng gọi hè khu Đại học
Hẹn đón mẹ cha ở trước cổng trường
Lòng nôn nao chờ bóng dáng thân thương
Đến với tôi xẻ chia niềm hoan hỉ...
Mẹ buồn lo... đến bên tôi thủ thỉ:
"Cha của con lâm nạn ở chiến trường
Viên đạn thù làm cha bị trọng thương
Quân y viện, bệnh binh vừa tải đến...
Đừng buồn nhé, vào đi con yêu mến
Tiếc hôm nay chẵng trọn vẹn niềm vui
Cha xuất viện, mẹ hứa sẽ đền bồi
Tổ chức tiệc đãi người thân, chòm xóm...
Họ hàng mừng con công thành, khôn lớn
Được ra trường Đại học bằng chuyên khoa
Không phụ lòng kỳ vọng của ông bà
Đã chăm sóc thương con từ tấm bé..."
Mắt ướt lệ ngã đầu vào lòng Mẹ
Thương Cha tôi, đời lính chiến bôn ba
Gần cả năm mới có dịp thăm nhà
"...Con ra trường về thăm, ba xin hứa..."
Cha xa vắng mẹ chăm lo nhà cửa
Dạy dỗ con, mòn mỏi đợi tin chồng
Thời gian qua dù phai nhạt má hồng
Lòng son sắt, có quản gì cực nhọc
Ba năm sau, tôi ra trường Đại học
Nhà rộn vui, gặp lại chú, cô, dì...
Vâng lệnh song đường, cất bước vu quy
Từ giã mộng mơ, bỏ thời tuổi dại
Đèn thắp sáng từ canh năm gà gáy
Mới hừng đông cặp bến mấy ghe hầu
Chiếc kết hoa, thắt tuội dùng rước dâu
Nhà trai nghiêm trang lên bờ vào ngõ
Dù tím, khăn hồng, xiêm y rực rỡ...
Mâm trà, quả bánh, khay rượu, trầu, cau...
Họ gái hân hoan trân trọng đón chào
Mẹ nhắc tôi "...phải chỉnh tề quần áo..."
Bà dịu giọng gọi "... Ra đây đi cháu..."
Cô dắt, thím dìu từng bước chân đi
Lòng tôi bâng khuâng nhiều nỗi nghĩ suy
Cúi mặt thẹn thùng, lòng nghe xao xuyến
Thời gian qua trải biết bao dâu biển
Rời quê hương, ra hải ngọai dung thân
Con lớn lên, vào Đại học bao năm...
Vừa tốt nghiệp sắp vào đời vững chải
Màu kỷ niệm, âm vọng xưa còn mãi
Niềm mừng vui con thi đậu ra trường
Trên xứ người, bao dãi nắng dầm sương
Tôi vất vả nuôi đàn con khôn lớn...
Ai may mắn được an nhàn sung sướng
Tôi đi làm trời còn ngủ chưa ra
Đường vắng, tối thui mới trở về nhà
Nghề lỡ vận, "Cu-li không bằng cắp"
Đất tạm dung quá thãi thừa vật chất
Mọi công dân sống bình đẳng tự do
Giữ lòng ngay, không phạm pháp quanh co
Chịu làm lụng, có cơm ăn áo mặc...
Lo con học phải dụm dành chiu chắt
Chưa bao giờ tôi nghĩ chữ "hy sinh"
Dưỡng dục con là thiên chức của mình
Nên vững chí giữa dòng đời xuôi ngược
Chúng chăm ngoan, là điều tôi mong ước
Được an lành, được bảo đãm tương lai
Làm mẹ cha chỉ hy vọng có ngày
“...Con nên người là tròn niềm hạnh phúc...”DƯ THỊ DIỄM BUỒNĐT: (530) 822 5622Email: dtdbuon@hotmail.com
MƯA KHUYA
Bóng ai trên đường vắng đợi chờ
Gió khuya thổi từng chiếc lá bay
Hỏi người sao không đến đêm nay?
Trong mưa khuya tiếng đàn ai buông
Nghe sao ray rức trong đêm trường
Từng nhịp từng nhịp và từng bước
Nhịp cô đơn và từng bước nhớ thương
Từng bước thầm trong mưa khuya
Sao nghe cô đơn gió lạnh về
Bóng ai thấp thoáng trong mưa ảo
Tưởng người đến cho ấm tình cô liêu
Mưa khuya như tiếng ru hoang
Hàng cây bên đường vắng chập chờn
Đèn khuya rung rẩy như tóc rối
Dưới mái hiên nhòa tiễn nhau nụ hôn
NGHIÊU MINH
CÒN AI THƯƠNG LŨ MÀY ?- VOỌC SƠN TRÀ ƠI !
-----
*
*
----------
TA XA HÀ NỘINỖI BUỒN TÊ TÁI CỦA MỘT NGƯỜI HÀ NỘI
Ngày nghỉ lễ
thôi, ta xa Hà Nội
về Nhà Quê nghỉ dưỡng thỏa tâm hồn xa để "thoát" lấn chen, xô đẩy
tìm nơi "buồn" yên tĩnh, dịụ dàng hơn...
Ôi Hà Nội,
đi xa cho bớt "sợ" đường cây xanh bị "đốn" nắng vỡ đầu xe ùn tắc, kinh bọn len cướp giật
"Người Tràng An thanh lịch" ở đâu đâu?
Ôi Hà Nội, phố phường xây chắp vá ,
cầu Long Biên để "rỉ" đến bao giờ? đường gốm sứ bụi bám hoen mưa nắng
gái quần đùi đến bẹn phóng xe đua...
Ôi Hà Nội, còn mấy Nàng thỏ thẻ?
mở miệng ra là "đ. mẹ" chửi thề dân tứ xứ vào Kiếm Tiền, chụp giựt...
còn góc nào thanh thản
uống Cafe'?
Ôi Hà Nội, có điều gì không ổn? như trên mây trên gió "cấp điều hành"? mong sớm có một Tràng An thanh lịch
để ta về soi bóng xuống Hồ Gươm.
-----Viết tại Gia Lộc- Hải Dương 28-4-2015
NGUYỄN KHÔI
(Nhà văn Hà Nội)
BAOTHANG_XUANXUYEN DANGTôi nghe - Lời dẫn: Nhân ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng nói với phóng viên báo Dân Trí: cần làm rõ thông tin về những khối tài sản rất lớn của một nữ trưởng phòng thuộc Sở Xây dựng Thanh Hóa. Và những thông tin trên mạng về những “nghi vấn tiêu cực” ở một số bộ phận quan chức,... Đặng Xuân Xuyến cảm tác đôi vần: ------------------
Quan đầu tỉnh xứ Thanh (1)
Cung phụng bồ nhí siêu xe bạc tỉ
Biệt thự rải khắp nơi
Chiếm đất vàng phố thị
Còn ủ mưu đầu cơ chính trị
Bợ gót đưa “nàng” vào cơ cấu
Quan thật giầu!
Quan tính kế thật sâu!
Quan lấy tiền từ đâu?
Từ bòn rút dân đen?
Hay tận vét bằng trò buôn quan bán chức?
.
Tôi nghe...
Quan đầu tỉnh xứ Bái khử nhau (2)
Hệt như phim hình sự
Vì ân oán tư thù?
Vì ăn chia không đủ?
Vì lật lọng bảo kê ghế ngồi cơ cấu?
Tháng Tám mùa thu
Tám phát giang hồ
Khô khốc nổ
Niềm tin gục đổ
Náo loạn lòng người
Choáng váng tình đồng chí.
.
Tôi nghe...
Quan đầu tỉnh Hà Giang (3)
Thiết lập vương triều nhà Triệu
Này thì vợ
Này em trai
Này thêm chồng em gái
Mật ngọt ruồi bu
Khoanh vùng chia nhau cát cứ.
.
Tôi nghe...
Đứa trẻ Gia Lai chết trong tức tưởi (4)
Ba năm tới trường bằng mượn áo rách của anh
Bà Lò Thị Phanh (5)
Bệnh viện trả về
Không tiền thuê xe
Xác cuốn chiếu
Gập ghềnh xe thồ hơn trăm cây số.
.
Tôi nghe...
Những mảnh đời khốn khó
Những anh Vươn (6) sắp trơ lì hãi sợ
Có câu tức nước ắt vỡ bờ
Khi niềm tin rạn vỡ.
:(1): Bí thư tỉnh Thanh Hóa: Trịnh Văn Chiến
(2): Đỗ Cường Minh (nghi can và cũng là nạn nhân) bắn chết Phan Duy Cường (Bí thư tỉnh Yên Bái) và Ngô Ngọc Tuấn (Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái)(3): Bí thư tỉnh Hà Giang: Triệu Tài Vinh.(4): Em Ksor Sôn ở xã Ia Der, huyện Ia Grai, Gia Lai.(5): Chị Lò Thị Phanh ở xã Mường Sại, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.(6): Anh Đoàn Văn Vươn ở Vinh Quang, Tiên Lãng, Hải Phòng.MẮT ANHEm xem giùm mắt anhCó cái gì là lạVừa xanh như trăng thanhVừa hồng như lửa hạVừa vàng như nắng hanhEm xem giùm mắt anhCó cái gì lấp lóaNhưng không là vảy cáCũng không là thong-manh .Em xem giùm mắt anhCó cái gì kỳ dịKhông phải là cận thịKhông phải là viễn thịKhông phải là loạn thịGiác-mạc vẫn trong lànhMắt vẫn sáng long lanh…Thật ra, anh biết rànhKhông cần tìm loanh quanhVì nó là tâm bệnh:Hình em trong mắt anh!Thật ra, anh không đauKhông cần tìm bệnh lýAnh cần em chú ýCốt để được gần nhauEm là một nụ cườiEm là đóa hồng tươiCho lòng anh thắm mãiCho anh tin yêu đờiTHANH-THANHMY VISIONWould you examine my eyes?There is something strange to arise:Partly cerulean in the bright moon,Partly rosy with the summer sun to tune,Partly yellow like a dry afternoon.Examine my eyes, would you?There is some scintillating hue,But not leucoma at allNor cataract as you call.Examine my eyes, please.There is something not at ease:Neither myopiaNor presbyopiaNor even astigmatism, so-and-so.The corneas are still clear, I know;My eyes are still pure…Oh, in fact, about it I am quite sure.No need to look for (there is no border!)Because it is my mental disorder:Your image in my eyes!Truly, to any diseases I have no ties.It does not involve pathology;I need your attention (it is psychology!),In order to be beside you, my dear.You are a smile, cheer;You are a fresh roseTo make my heart for ever warm, close,For me to trust and love life.English version by THANH-THANH
THỦY ĐIỀN * NHỮNG QUẢ NHÀU GIÀ
NHỮNG QUẢ NHÀU GIÀ
THỦY ĐIỀN
Sau tết Nguyên đán đúng một tuần. Hôm nay là ngày hạ nêu, mấy ông bố trẻ trong thôn xúm nhau nhậu một trận rồi cùng bàn tán: Hôm tết sang nhà thằng sáu Mận xông đất thấy một điều rất lạ kỳ. Thuở đời tết người ta cúng mâm ngũ quả hoặc là những thứ trái cây khác mà xưa nay ông bà mình hay cúng. Ngược lại hắn không làm thế mà chỉ cúng toàn những quả Nhàu già mà hắn bẻ sau vườn. Thế mà vợ và ông Nhạc gia hắn chẳng nói lời nào mới hay chứ.Thằng sáu Mận tên thật là Anh Tuấn, vì hắn thích ăn quả mận từ nhỏ nên người ta đặt cho hắn cái biệt danh chết là sáu Mận. Hắn là dân gốc gác Gò vấp- thành phố Hồ Chí Minh. Nói dân thành phố nghe xôm tụ chớ hắn sống trong một hẻm nhỏ rất nghèo nàn. Gia đình hắn sống bằng nghề vác mướn, học hành thì ít. Tuy nghèo, nhưng hắn luôn mang hoài bảo là một ngày nào đó hắn sẽ trở thành một ông nhà giàu to tát.Một hôm trong tiệc nhậu vĩa hè, hắn được một người bạn rủ rê về miền tây làm đồng mướn, cơm nước và chỗ ở đều có chủ lo hết. Nghe xong, hắn khoái quá và đi theo bạn. Thật đúng thế, hắn được một gia đình nông dân tương đối khá giả, chỉ có hai cô con gái độc nhất, nhận hắn làm việc cho nhà ông. Cơm nước ông lo hết, tiền lương cũng giống như người khác, nhưng tối phải về nhà trọ ở tạm.Qua nhiều năm làm việc ông chủ thấy hắn hiền, làm việc tốt hơn nữa hắn có cái mả đẹp trai nên cũng được nhiều cô trong làng quí mến. Và, cuối cùng hắn được cô con gái lớn ông chủ ngã lòng yêu thương. Hai người yêu nhau gần một năm và được ông chủ gã con gái. Sau khi cưới nhau xong, hắn được ông chủ cho ba công đất có huê lợi sẵn để tự sinh sống. Buồn ngủ gặp chiếu manh, hắn thừa cơ hội trồng trọt thêm đủ thứ và nuôi rất nhiều gia súc nên đới sống gia đình hắn càng ngày, càng ăn nên, làm ra khá khỉnh thấy rõ.Hắn có bản tình tin dị đoan và hay nghe ngóng thiên hạ nói những điều gì nếu thấy hay là để trong đầu rồi làm theo. Ngày xưa còn nhỏ hắn thường nghe mấy bọn nhậu nói dần lân có một câu mà hắn cứ giữ mãi trong tâm trí và hứa sẽ thực hiện khi mình có cơ hội.Sau vườn nhà hắn được trồng đủ thứ các trái cây miền tây nam bộ như: Lôm chôm , Vú sữa, Xoài, Mận , Chanh, Bưởi v...v...Nhưng đặc biệt chỉ thiếu loại cây Nhàu. Vì thích trồng cây Nhàu nên hắn đi khắp thôn để xin cho được giống và mang về nhà trồng. Chỉ trong vòng hai năm sau vườn nhà hắn có cả chục cây Nhàu thật tốt và quả rất nhiều. Có mấy lần người ta đến mua để làm trà Nhàu uống trị bệnh đau lưng, nhưng hắn nhất quyết không bán dù giá cả bao nhiêu. Hắn nghĩ bán nó đi là bán sự may mắn của mình.
Mấy năm vào ngày tết hắn không có Nhàu để cúng là trong dạ hắn cũng chẳng mấy được vui. Năm nay vườn nhà có quá nhiều quả Nhàu hắn lựa toàn những quả già bẻ mang vào nhà cúng từ trước đến sau. Nghĩa là nơi nào có bàn thờ là hắn đều cúng cả và không cúng những thứ khác. Vợ hắn bất bình, nhưng hắn cứ cương quyết. Bố vợ hắn cũng chẳng mấy hài lòng khi thấy hắn làm toàn những điều trái ngược phong tục tập quán xưa nay, nhưng cũng phải đành bó tay chịu thua hắn.
Đúng mùng một tết có nhiều người đến nhà hắn xông đất, ai ai cũng đều ngạc nhiên và hỏi? Hắn chỉ trả lời võn vẹn: Cúng để vái van đừng bệnh tật vậy mà, hàng ngày thay vì mình nấu nó với nước để uống thế trà, nhưng làm sao mình uống cho nổi chứ, bằng cách cúng cho ông bà chứng giám lòng mình hy vọng sẽ được tốt hơn. Khi nghe hắn nói mọi người chỉ biết lặng thinh mà chẳng hiểu hắn nghĩ và muốn điều gì.Khi tết xong, Nhạc gia hắn cho mời hắn sang để hỏi rõ tường tận. Đúng ra thì hắn chẳng nói điều nầy với ai kể cả vợ hắn. Nhưng gì nể tình cha vợ người mà hắn mang ơn suốt cả một đời nên hắn phải đành thú thật.Thưa ba, con cúng quả Nhàu già là ý con muốn trở thành một nhà giàu trong tương lai đó ba. Ông già té ngữa ra cười. Thế là đã hiểu "Nhàu già là Nhà giàu "Chí lý. Một con người có tâm quyết thì rất được đáng ngợi khen. Vậy năm sau ba cũng sẽ làm như con và khuyến khích cả làng nầy đều làm như thế..
Thủy Điền
15-05-2017
Saturday, May 27, 2017
VÕ KỲ ĐIỀN * ĐÁ HOA CƯƠNG
ĐÁ HOA CƯƠNG
VÕ KỲ ĐIỀNCứ mỗi lần tiếng chuông reo vang báo hiệu giờ học bắt đầu, giáo sư lục tục kéo nhau xuống lớp thì tôi đều bước ngang qua cái bảng phân phối giờ dạy thật to gắn trên tường của phòng hội, liếc qua coi buổi sáng nay phụ trách lớp mấy. Nếu không vậy thì thế nào tôi cũng đi lộn vào lớp của giáo sư khác. Cái tật xấu hay nhớ trước quên sau đó, thường bị học trò cười hoài. Nhiều khi lớp của người ta đã ổn định, thầy đang điểm danh, tôi từ từ đi vô như là lớp của mình, quên mất là còn có anh bạn giáo sư đang ngồi lù lù ở trên bàn viết. Những lúc đó, đám học trò có dịp làm ồn:
-Lộn tiệm rồi, thầy ơi !
Cứ năm ba tuần là tôi đi lộn lớp một lần. Một phần vì tánh đãng trí hay quên, một phần vì cái trường Hoàng Diệu nầy quá lớn. Trường có trên năm chục lớp với gần một trăm giáo sư. Hành lang cái nào cái nấy dài hun hút. Phòng học, cửa cái, cửa sổ, sơn cùng màu, bàn ghế sắp xếp giống hịch nhau. Không lộn sao được! Có lần thằng Sơn, trưởng lớp Đệ Nhị A7 nhắc khéo:
-Lớp của tụi em có anh Quì ngồi ở đầu bàn. Hễ thấy cái lưng của ảnh, thầy đi vô là trúng phóc.
Thằng Sơn thiệt là xéo xắc. Quì thì làm sao tôi quên được. Ở đầu bàn, nghe Sơn nói, Quì cười gượng gạo. Tôi chợt hiểu ra cái ý xỏ xiên. Ở lớp nầy, Quì nổi tiếng nhiều mặt nhưng cái vụ mập mạp thì nó đoạt giải nhứt. Nó mới có mười bảy tuổi mà sao lớn con quá! Cái lưng dài sọc, cái vai to sầm, còn cái bụng chang bang như đàn bà có thai ba bốn tháng. Nếu đem cân kí lô thì tôi thua nó rõ ràng. Lúc đó tôi mới ra trường, ốm nhách, nhỏ xíu, đen thui. Tụi học trò ở tỉnh nầy, đứa nào đứa nấy tuổi còn nhỏ mà thân thể bự con, dềnh dàng. Có anh bạn bàn rằng vì chiến tranh loạn lạc, ở thôn quê khai sanh bị thất lạc, phải làm lại, người ta sửa tuổi cho nhỏ hơn để tiện việc học hành, quân dịch. Câu nói đó chắc đúng ở trường hợp thằng Quì. So với vóc dáng to lớn đó, tôi không tin nó mười bảy tuổi.
Có lần ngồi coi văn nghệ học sinh trình diễn, Quì đang hát trên bục cao, tôi quay qua ông hiệu trưởng nói nhỏ:
-Thằng Quì nó mới mười bảy tuổi mà sao bự quá!
-Anh nhắm coi nó cỡ bao nhiêu?
-Ít ra cũng hai chục!
Rồi tôi tiếp:
-Thằng Quì nó học hát hồi nào mà hay như ca sĩ chuyên nghiệp. Nó mà về Sài gòn thì thế nào cũng nổi tiếng như Anh Ngọc, Nhật Trường...
-Thì cũng nhờ hát hay nên trường mình mới nhận vô. Chớ nó thì học dở lắm.Rồi ông cho tôi biết, năm trước Quì được nhận vào trường công không phải nhờ thi đậu, cũng không phải do học giỏi mà nhờ cái giọng ca đặc biệt. Nó học trường Trần Văn, một trường tư trong tỉnh. Nghe đâu nhà ở Cái Tắc, Chương Thiện gì đó. Nghèo lắm phải lên Sóc Trăng ăn đậu ở nhờ nhà một người quen để học. Năm ngoái các trường trong tỉnh có tổ chức một đại hội thi đua văn nghệ, Quì với giọng ca ấm áp, truyền cảm, ngọt ngào, đã chinh phục tất cả quan khách, thầy cô giáo, khiến cho mọi người có mặt hôm đó ngẩn ngơ. Tiếng vỗ tay không dứt. Nó đoạt giải dễ dàng. Trường Hoàng Diệu là trường công lớn nhứt tỉnh, không lẽ chịu thua trường tư. Anh em giáo sư bàn bạc với nhau vì nhu cầu sinh hoạt văn nghệ của trường, cần có một vài học sinh hát hay để làm nồng cốt cho các buổi trình diễn, nên cuối cùng Hội Đồng Giáo sư quyết định thâu nhận đặc biệt Quì vào trường. Thế là nó được học trường công nhờ cái tài năng thiên phú đó.
*Riêng tôi, tôi biết Quì hơi trễ. Vài tuần sau khi tôi dạy lớp nó, tôi lật sổ điểm danh, cầm viết dò tên học trò từ trên xuống dưới. Đến tên Quì tôi thấy là lạ, bèn kêu lên để hỏi bài. Tôi nhìn xuống dưới các dãy bàn để coi đứa nào. Quí đứng lên phục phịch, để tập và sách giáo khoa lên bàn rồi khoanh tay chờ hỏi, dáng lo lắng. Tôi cười nhìn nó:
-Đứng vậy được rồi, đừng có khoanh tay. Lên trả bài, chớ bộ đi hầu quan lớn sao!
Tập vở nó sạch sẽ, chữ viết đẹp, nét đều đặn ngay thẳng. Tôi lật tìm bài đang kiểm soát trong sách giáo khoa. Khi lật trang đầu, tôi đọc thấy hai câu thơ viết nắn nót ở phía dưới cái tên Trần Văn Quì;
Nếu làm hoa làm hoa hướng dương
Nếu làm đá làm đá hoa cương
Hai câu ý rất lạ, làm tôi ngạc nhiên. Tôi nghĩ thoáng trong đầu. Nó tên Quì mà dùng hai câu nầy để tỏ bày chí hướng cao xa thì khéo quá _ hoa quì một dạ hướng dương. Nhưng trình độ một học sinh đệ tam thì làm sao viết hay được như vậy. Tôi nhìn kỹ lại khuôn mặt Quì cho rõ hơn. Mặt nó hơi thô vì bề ngang to hơn bề dọc, thành ra cái trán, cái mũi, cái càm ngắn ngủn. Hai gò má bầu bĩnh, đầy thịt, khiến khi cười cặp mắt híp lại. Bình thường cặp mắt nhỏ dài, ánh mắt lanh. Tóc mọc lấn hai bên thái dương nên cái trán hẹp lép. Nó chỉ được có cái miệng đẹp. Đôi môi mỏng, đều đặn hồng hồng, hàm răng trắng bóng đều đặn. Nhìn chung con người nó thô, vóc dáng cục mịch, không phải là tướng học trò. Tôi đoán rằng hai câu thơ trên không phải do nó nghĩ ra. Tuy thắc mắc nhưng tôi không tiện hỏi, trong bụng nghĩ rằng nó tình cờ đọc được ở đâu đó rồi chép lại.
Từ đó, tôi càng chú ý tới nó hơn. Quì rất ngoan ngoản, lễ phép, dễ thương, nói năng nhỏ nhẹ, tuy có điều học quá dở. Làm sao tôi quên được một buổi học về ca dao, tôi biểu nó đọc bài Trấn Thủ Lưu Đồn:
Ba năm trấn thủ lưu đồn
Ngày thì canh điếm, tối dồn việc quan.
-Em giải nghiã câu nầy ra văn xuôi cho tôi nghe!
Tôi thấy nó suy nghĩ hồi lâu, rồi mặt đỏ rần, miệng ấp úng:
-Dạ thưa thầy, khó nói quá!
Tôi ngạc nhiên:
-Em hiểu sao cứ nói vậy. Có trật tôi sửa cho.
Nó ngần ngừ lựa lời:
-Dạ, hai câu nầy theo em hiểu, thì ban ngày mấy người lính phải canh gác, coi chừng mấy cô gái làm cái nghề... bậy bạ, ban đêm thì tụ tập lại để làm quan! chắc họ hát bội cho vui !.
Tụi bạn nó ngồi ở dưới, ban đầu chưa hiểu tại sao nó lại giải nghiã như vậy, cả lớp lặng im. Bỗng có tiếng cười của một đứa, rồi hai đứa, rồi cả lớp xúm nhau cười rần rần. Đứa nầy lấy cùi chỏ thúc đứa kia, đứa kia lại ghé miệng vào tai giải nghiã cho đứa nọ hiểu. Tôi ngồi ở trên, rán nín cười mà không kìm lại được, đành làm bộ đứng dậy, quay mặt vào bảng đen, cười đến chảy nước mắt. Tội nghiệp, thằng Quì đứng đó, mặt bơ bơ. Nó không hiểu tại sao cả lớp lại cười lăn nghiêng lăn ngửa. Nó đưa mắt nhìn tôi dò hỏi.
Tôi từ từ giải nghiã cho nó:
-Em hiểu như vậy là sai rồi ! Chữ "điếm" trong bài nầy là cái trạm canh, bây giờ người ta gọi là cái đồn hay cái bót gác, chớ không phải là mấy cái cô gì... bậy bạ đó đâu! Còn "dồn việc quan" là người lính thú phải gánh vác tất cả các việc vất vả trong doanh trại, cũng như bị các quan trên sai khiến làm việc cực nhọc, không được nghỉ ngơi.
Nó vừa ngồi xuống, vừa cười vừa mắc cỡ, mặt mày đỏ lơ đỏ lưởng. Đại khái sự hiểu biết của Quì rất giới hạn. Quì cũng biết mình kém cỏi nên rất chịu khó học hỏi, nhún nhường. Được một điều, các sinh hoạt xã hội, văn nghệ là nó xung phong đi đầu. Nó hoạt động hăng say không biết mệt. bảy giờ sáng, năm giờ chiều, một hai giờ khuya, chỗ nào có đám đông là có mặt Quì. Bạn bè đứa nào cũng mến nó. Mấy cô bạn gái lúc nào cũng nhắc nhở tới tên nó luôn: -Anh Quì giúp em làm cái nầy_ Anh Quì giúp em làm cái kia. _Anh Quì hát cho em nghe cái bài gì hôm trước anh hát ở trong lớp đó !
Hình như chưa bao giờ Quì từ chối giúp ai điều gì. Nhiều khi nghĩ tới Quì, tôi ước ao phải chi nó học hành được khá thêm một chút thì hoàn hảo. Tôi có nói ý nghĩ nầy với ông Hiệu Trưởng. Ông ta cũng đồng ý với tôi. Anh Hiếu già, giáo sư Lý Hoá cũng góp ý:
-Chắc tại nó nghèo quá nên học không vô. Hay là mình xuất quỹ nhà trường để giúp thêm chút ít cho nó đủ tiền ăn học. Tiền bạc có thoải mái thì trí óc mới sáng suốt được. Thằng Quì cũng dễ thương, biết chịu khó...
Ông Hiệu Trưởng cũng đồng một ý nhưng theo nguyên tắc, không thể lấy tiền quỹ của Hiệu Đoàn để cho riêng một học sinh được. Chúng tôi bàn bàn nhau, mỗi tháng đóng góp người một ít để giúp cho Quì một số tiền nhỏ, phụ giúp nó các khoản ăn mặc, chi tiêu. Còn nhà ở thì dễ quá. Ông Tổng Giám Thị dọn dẹp cho nó một cái phòng trống cạnh kho chứa vật liệu cũ của trường. Có điện, có nước đầy đủ. Nó vừa ở học, vừa phụ với ông gác dan, coi sóc trường sở! Anh em giáo sư cũng hết lòng hướng dẫn nó học tập. Nhiều ngày chủ nhựt có dịp đi ngang trường, tôi thường thấy xe của Hiếu già đậu trước cửa phòng nó. Hiếu già rảnh rổi, ế vợ nên chưa có con, nhà cửa khá giả, lấy việc dạy học thêm cho Quì làm niềm vui. Anh thường khoe với tôi:
-Lúc nầy Quì học tiến bộ lắm đó. Làm bài không còn lụp chụp như trước nữa đâu Tôi tin anh Hiếu già. Tôi tin Quì nó tiến bộ môn Lý Hoá. Nhưng môn Việt Văn của tôi thì Quì càng học càng dở, không khá được hơn chút nào! Tôi kiên nhẫn, tìm đủ mọi cách giải nghiã thật đơn giản cho Quì hiểu, nhưng rốt cuộc rồi hoài công vô ích. Chưa một bài luận nào của nó mà tôi cho trên năm điểm. Câu văn dài dòng, lê thê, không tìm thấy dấu chấm phết. Phần nhiều thì lạc đề ! Nó viết lan man trên trời dưới đất, không ăn nhập gì với đầu bài. Ý tưởng lộn xộn, lạ lùng. Xen vào đó là những danh từ rất đặc biệt, tôi ít khi nghe. Nhưng cái điều làm tôi bực mình nhứt là nó thường viết chữ " f " thay cho chữ "ph". Mỗi lần bắt gặp chữ nầy, tôi lấy viết đỏ khoanh tròn nhiều vòng, ghi lớn bên cạnh câu nhận xét "chữ quốc ngữ không bao giờ có mẫu tự nầy ". Nó nghe lời sửa chữa được vài lần nhưng sau đó thì chữ
" f " ngứa mắt nầy lại thấy nhan nhản trong các bài luận. Nhiều đêm chấm xong bài của nó, tôi tức phát mệt. Tuy vậy tôi cũng rán sửa từng chữ, từng câu hy vọng một ngày đẹp trời nào đó nó sẽ khá hơn. Nhưng ngày đó còn xa vời quá.
Cho đến một ngày gần cuối niên học, buổi trưa trời nắng gắt, tôi dạy xong ra khỏi lớp nhưng chưa về liền, đến ngồi ở băng đá, cạnh hồ nước có trồng sen thì Quì đến ngồi kế bên, tâm sự:
-Thầy ơi ! Sao nghĩ tới tương lai, em buồn quá!
Tôi ân cần hỏi lại:
-Em có gặp chuyện gì rắc rối không ? Có khó khăn gì cho tôi biết với !
Nó trả lời, giọng buồn buồn:
-Năm nay em tới tuổi quân dịch. Chuyện thi cử thì quá khó khăn đối với em. Làm sao mà thoát được kỳ nầy. Đi lính thì phải bỏ học. Lỡ dở hết...
Tôi an ủi nó bằng một câu thật tầm thường, không nói thì thiếu, mà nói ra thì hơi...dư:
-Em rán hết sức từ giờ đến khi thi, thì sẽ đậu được. Không có gì khó khăn lắm đâu. Đừng nản lòng. Tôi hồi nhỏ học còn dở hơn em nhiều lắm, lần hồi rồi cũng xong!
Khuôn mặt của Quì chiều hôm đó, ảm đạm quá. Tôi thương nó mà đành bất lực. Quì ngồi hồi lâu, khe khẻ nói:
-Chẳng thà em vô bưng, còn hơn đi lính quốc gia đánh mướn cho Mỹ !
Nghe xong tôi muốn á khẩu, lỗ tai lùng bùng. Trời đất ơi ! Thằng Quì ngoan ngoản, hiền lành, nó có được ý nghĩ kỳ lạ vậy sao? Trong đầu tôi, một tia sáng lóe ra. À, cái chữ " f " thường bắt gặp trong các bài luận văn với hai câu thơ lạ viết trên bìa sách giáo khoa của nó, bây giờ trở nên dễ hiểu quá. Rõ ràng có người hướng dẫn, dạy dỗ nó ngoài anh em giáo sư tụi tôi.
Nếu làm hoa làm hoa hướng dương
Nếu làm đá làm đá hoa cương
Thằng Quì muốn làm đá hoa cương. Được lắm! Thứ đá xanh cứng rắn nầy, người ta sẽ dùng búa thầu để đập nhỏ nó ra để lót đường đi. Rồi nó sẽ bị thứ xe hủ lô chủ nghiã nghiền nát, cán dẹp. Không kịp suy nghĩ, tôi buột miệng:
-Đừng, đừng, em sẽ đậu trong kỳ thi nầy. Còn nếu không may, thì em cũng đừng theo họ. Tôi không thích cái chủ nghiã coi con người như con vật nô lệ, tự động nhắm mắt tuân theo những định luật vật chất, kinh tế như cái răng trong một bánh xe, con ốc trong bộ máy. Con người phải được tự do trong tư tưởng, trong hành động...
Quì ngát lời tôi:
-Em thì không thích cái xã hội bất công, giàu nghèo xa cách quá. Thầy nghĩ thế nào khi thấy người thì lên xe xuống ngựa, kẻ thì cơm không có ăn, áo không có mặc !
-Tôi cũng đồng ý với em, chúng ta không thể chấp nhận sự bất công. Nhưng hiện tại đâu có nơi nào có sự công bằng tuyệt đối. Có thiên đường là nơi lý tưởng nhứt nhưng chỉ dành riêng cho người đã chết rồi ! Còn trên trái đất nầy thì chỉ có cái hạnh phúc tương đối thôi. Để so sánh hai chế độ, tôi nhắc cho em nhớ câu nói nầy của ông Churchill -"Chế độ tư bản bất công ở chỗ phân chia sự giàu có không đồng đều, còn chế độ cộng sản rất công bình vì nó chia rất đều sự nghèo đói "
Nó ngồi trầm ngâm hồi lâu:
-Thầy không biết mới nói vậy chớ trong đó có tới mười hai cái tự do, tám thứ quyền lợi. Mấy ảnh nói với em khi cách mạng thành công, mình sẽ được sung sướng lắm !
Tôi nghe xong, biết ý nó đã quyết, nhưng cố vớt vát:
-Em phải biết ở dưới miếng mồi thơm, luôn luôn có cái lưỡi câu thiệt bén! Đừng để bị dối gạt bằng những lời hứa hẹn mơ hồ...
Nó cắn chặt môi, mắt chớp chớp không nói. Tôi nắm lấy tay nó, thiết tha:
-Nếu ở trong lớp, tôi biết có đứa nào nghĩ như em vừa rồi thì không cản đâu! Riêng Quì, tôi coi như mấy đứa em ruột trong nhà, tôi thấy có bổn phận phải nhắc nhở. Nghe tôi nói, Quì ơi, đừng có dại dột phiêu lưu. Tuổi trẻ máu nóng lắm, phải suy nghĩ kỹ trước khi dấn thân. Kẹt vô rồi là ra không được. Cái gì mình sắp làm phải nghĩ tới hậu quả. Đừng để lỡ lầm rồi mới nói câu -" phải chi hồi đó ..."
Nó ngồi bất động, ánh mắt xa xôi, diệu vợi. Rồi nó cúi xuống, lượm một cục sỏi, chọi mạnh xuống mặt hồ, phủi tay đứng dậy:
-Cám ơn thầy thương mà chỉ dẫn, em sẽ nghe lời...
***
Cũng may mà thằng Quì không nghe theo tôi nên khi tôi gặp lại thì nó đang bắt đầu bước thẳng trên con đường tương lai sáng trưng. Mới có mấy năm xa cách, Quì thay đổi hẵn ra. Đầu đội nón tai bèo, chân mang dép râu, bên hông đeo khẩu súng ngắn, vai mang chiếc bóp da. Nó ngồi tại cái bàn của ông Hiệu Trưởng, thân thể có hơi ốm hơn lúc trước, cộng thêm nét dày dạn, đen đúa, phong sương. Duy cặp môi và ánh mắt thì khác nhiều. Cặp môi thâm hơn. Vẻ trưởng thành, già giặn hiện rõ trên khuôn mặt. Những ngày đầu tháng năm, biểu ngữ cờ sao đầy phố. Trường tôi cũng đỏ rực một màu cờ máu. Ông Hiệu Trưởng, vốn đã nhỏ con, bây giờ gầy tóp lại. Cái cà-vạt thường ngày không còn. Ông lại bỏ áo ra ngoài, chưn mang dép, coi cũng có vẻ giác ngộ cách mạng. Duy có Hiếu già, vẫn áo bỏ trong quần, chưn mang giày da, tay cầm cặp sách như lúc còn đi dạy. Mặt anh bình thản, không buồn không vui. Anh em chúng tôi, buổi sáng đó, đến ghi danh trình diện với Quì. Nó đại diện Ty đến tiếp thu trường sở. Ông Hiệu Trưởng kề tai tôi nói nhỏ như tự trấn tỉnh:
-Cũng may Quì nó đến tiếp thâu trường mình, người lạ thì mệt hơn. Dầu sao thì cũng là học trò cũ, anh em mình cũng không có làm gì bậy...
Quì thấy chúng tôi lục tục kéo đến, chạy ra chào hỏi niềm nỡ. Nó gật đầu chào tôi, thái độ cũng y như xưa:
-Em cũng có ý trông thầy nãy giờ. Lâu quá gặp lại mấy thầy, em mừng lắm. Không ngờ ngày nay đất nước lại độc lập, thanh bình. Thầy Điền hơi khá hơn lúc trước, còn thầy Hiếu thì y như xưa, không có gì thay đổi...
Tôi cảm thấy hơi yên tâm. Ông Hiệu Trưởng dè dặt:
-Anh Quì chỉ cho tôi biết cách thức làm sổ sách giấy tờ cho đúng cách...
-Thầy đừng lo. Sổ sách trường thì cũng đơn giản, không có gì khó khăn đâu. Để em làm cho mỗi thầy giấy trình diện để tiện việc đi lại
Anh bạn giáo sư nhạc, người đỡ đầu cho Quì ngày xưa, sung sướng hớn hở ra mặt. Anh coi cái vinh dự của Quì như của chính anh.. Anh khoa tay giửa đám đông giáo sư, nói bô bô:
-Hồi Mậu Thân, tôi xúi nó theo cách mạng đó. Phải nghe lời người ta theo "nguỵ " thì bây giờ chết ngắc rồi !
Anh nói trơn tru, gọn lỏn. Tay chống nạnh, mặt nghinh nghinh qua tôi. Tôi cảm thấy nhột quá. Anh ngó ngang ngó dọc, thấy Hiếu già quần áo chỉnh tề, đi dọc theo hành lang, vẫn từ tốn, chững chạc, anh lẩm bẩm cốt để Quì nghe:
-Mẹ, giờ nầy mà còn khệnh khạng, cái bịnh tiểu tư sản vẫn không chừa !
Quì nghe rõ nhưng không nói. Tôi không biết nó nghĩ gì trong đầu. Bảy năm không tiếp xúc làm sao tôi đoán được những đổi thay. Tôi nhìn lại cái bàn viết, cái tủ đựng hồ sơ, mấy cái ghế dành cho khách vẫn y chỗ cũ. Cái bản đồ Việt Nam vẫn treo trên tường. Cái cờ hiệu đoàn Hoàng Diệu ngày xưa tôi đặt thêu ở Sài Gòn vẫn còn đó. Duy có một sự thay đổi nhỏ. Ông Hiệu Trường đứng ở dưới, còn thằng Quì thì ngồi ở trên. Tôi đứng sau lưng ông Hiệu Trưởng nghĩ quẩn nghĩ quanh, sực nhớ tới câu nói của một chánh trị gia -"sau bất cứ một cuộc cách mạng nào chỉ có thành phần lãnh đạo thay đổi, còn nhân dân cũng hoàn là nhân dân". Như vậy ở trường Hoàng Diệu nầy, ai thuộc thành phần lãnh đạo ? Ai là nhân dân?
Tôi, Hiếu già, các bạn giáo sư nam nữ được sắp hạng ở cái chỗ nào ?
Còn chỗ nào nữa, tụi tôi đâu phải là nhân dân. Quì lại gần tôi:
-Thầy đừng có lo. Chánh sách bảy điểm của chánh phủ lâm thời đã ghi rõ ràng, người ta phải thi hành cho đúng. Hơn nữa, nếu gì thì còn có em. Hỗng lẽ em lại không giúp được cho mấy thầy chút ít gì sao !
Sau đó gần một tháng, quả nhiên Quì đã giúp cho anh em giáo sư chúng tôi. Nó khiêng dùm cho ông Hiệu Trưởng cái ba lô bự, tay xách thêm cái xắc tay dùm cho Hiếu già, đưa tụi tôi thẳng lên xe nhà binh để đến trại học tập. Nó nắm tay tôi từ giả:
-Thầy đi bình yên ! Học tạp một thời gian ngắn rồi về ! Ở trại đầy đủ tiện nghi, thầy đừng sợ thiếu thốn. Nếu có dịp, em sẽ đến thăm...
Nó móc túi trên túi dưới, cuối cùng lôi ra gói Vàm Cỏ còn phân nữa, nhét vào túi áo tôi, nói ngập ngừng:
-Thầy hút cho ấm khi đi đường... Tiếc quá, em chỉ có bấy nhiêu !
Tôi không biết hút thuốc nhưng vẫn lấy cho nó vui. Cái bao thuốc dẹp lép nằm trong tuí áo sát bên ngực, lòng tôi chừng ấm lại. Lúc xe gần chạy, chợt nhớ lại khung trường thân yêu tôi đã gần mười năm dạy ở đó, dặn vói với Quì:
-Ở trước thư viện, tôi mới trồng bốn cây bông điệp, mùa nắng nầy nếu không tưới, sợ nó khó sống, em nhớ dặn chú Cân nhớ chăm sóc, coi chừng dùm thầy...
Khi xe đã chạy, một anh sĩ quan ngồi bên cạnh nói với tôi:
-Thầy giáo lo xa quá, đất trống bây giờ dùng để trồng khoai lang, khoai mì, rau muống, ...còn chỗ nào mà trồng bông...
***
Thằng cha nói bậy vậy mà trúng quá. Sáu tháng sau, tôi được trở về với miếng giấy phóng thích nhỏ bằng bàn tay có ghi câu: "Không thời hạn quản chế " Phước đức ông bà mười đời còn sót lại. Số tôi còn hơi đo đỏ sau cuộc bể dâu. Tôi đi trên con đường từ nhà đến trường, thấy người ta đông như ngày hội. Thiên hạ túa ra đường để bán quần áo cũ, chén dĩa, giày dép. Tôi không tìm thấy nụ cười trên các gương mặt xanh xao, héo úa đó. Mặt tôi thì cũng không hơn gì, tàn tạ, thê lương. Trong đầu tôi nhớ đến Hoàng Diệu rõ nét. Cái cổng trường có giàn bông giấy, cái hồ nước trồng sen trước phòng ông Hiệu Trưởng, các dãy hành lang dài hun hút... và nhứt là Quì, cái phao hy vọng mà tôi sẽ phải bám vào.
Tôi gặp ngay chú Cân ngồi ở băng đá thảnh thơi. Sân trường được chia ra nhiều khoảng nhỏ trồng rau lang, trồng cải. Cái giàn bông giấy bây giờ là giàn mướp lá xác xơ. Ngôi trường vẫn như xưa nhưng có gì xa lạ quá.
-Thay đổi nhiều quá hả chú Cân ?
-Thầy có biết tin ông Hiệu Trưởng mình bây giờ ở đâu ?
-Khi đi tôi với thầy Hiếu ở chung trại. Ông Hiệu Trưởng được đưa đi nơi khác xa hơn, từ đó tới giờ không gặp nữa.
Tôi đi vào câu hỏi chánh;
-Quì làm việc có dễ chịu không chú Cân ? Sáng nay tôi muốn gặp nó có chút việc. Mới được về bỡ ngỡ quá, cái gì cũng xa lạ..
Chú Cân trố mắt nhìn tôi, ngạc nhiên:
-Thầy không biết gì sao ? Quì đã nghỉ việc, về Cái Tắc làm ruộng. Tội nghiệp anh Quì, tuổi trẻ nhưng đàng hoàng, có tình có nghiã. Nghe đâu không đủ bằng cấp để làm Hiệu Trưởng, Ty kêu về cho làm việc văn phòng, bị chèn ép hoài, nên buồn xin thôi. À, thầy có cần vô văn phòng gặp anh Chuyên, Hiệu Trưởng mới không ? Ông nầy ở ngoài Bắc vô, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Thanh Hoá, mười mấy tuổi đảng rồi đó !
Sau màn giới thiệu lý lịch xếp mới, chú chép miệng:
-Gốc mạnh lắm, em ruột anh Hồng, Trưởng Ty mà...
Tôi lắc đầu, từ giả chú Cân, đưa mắt nhìn lướt qua sân trường lần cuối. Mấy cây bông điệp trước thư viện có được vài lá non nhưng èo uột quá. tôi tự hỏi chừng nào nó mới trổ bông. Tôi thèm thấy những cánh hoa đỏ rực trên cành vào những mùa bãi trường. Cái ước ao có chú xíu đó mà cũng không đạt được. Chắc là vĩnh viễn tôi không thể đi dạy lại. Quì nó cách mạng như vậy còn bị bỏ rơi, huống chi tôi. Cũng may là còn đầy đủ đầu, mình, tay chưn mà về cày ruộng ở Chương Thiện. Trong khi đó hằng triệïu, triệu thằng Quì khác đã phơi xương trắng hếu ở dọc Trường Sơn, ở rải rác khắp nơi trên đất nước...
Tôi miên man nhớ đến những đêm văn nghệ học sinh, Quì mập mạp với giọng ca nồng nàn. Tôi nhớ đến hai câu thơ nó đã viết trong cuốn sách giáo khoa. Tôi muốn gặp lại nó không phải để nói chuyện văn chương chữ nghiã như kiểu "Ba năm trấn thủ lưu đồn " mà là nói với nó một chân lý tầm thường nhứt:
-Quì ơi " Em đừng có buồn ! Đừng mong làm hoa hướng dương, suốt ngày ngước nhìn mặt trời hoài, mỏi cổ lắm. Cũng đừng thèm làm đá xanh cứ phải lót đường cho người ta đi. Em phải nhớ một điều, vì lý tưởng cao cả, chúng ta có thể chấp nhận hy sinh thân xác để bón lúa, chớ đừng bao giờ dùng nó để làm phân bón cho thứ cỏ dại sinh sôi nẩy nở. Em là người có lòng đối với đất nước, hãy giữ vững niềm tin, đừng để lầm lạc lần nữa trong đời. Ngày nào toàn dân đứng lên phát cỏ dại, hy vọng lúc đó thầy trò mình sẽ có mặt ở tuyến đầu, nhớ nghe Quì !
TRUYỆN CƯỜI
Ông "A" cầm tấm check vừa ký xong, đưa cho đứa con gái và nói:-
Hôm nay con vừa đúng 18 tuổi, đây là tấm Cheque "Chid support" cuối cùng của Ba, con cầm về đưa
cho Má của con và nhớ nói:
"Từ đây trở đi...Má của con đừng hòng lấy thêm tiền của Ba dù chỉ là...một xu". Nói xong con nhớ dòm cái mặt Bả như thế nào...chiều trở qua đây nói cho Ba biết !
Buổi chiều thấy cô con gái trở qua, Ông"A" hấp tấp hỏi:- Sao ? con nói xong thấy cái mặt Bả ra sao...nói cho Ba biết !
Cô gái:- Má con biểu con qua đây nói lại với Ba: "Thật ra...con không phải là
con "Ruột" của Ba, Má nói thêm: "Mầy nói xong nhìn cái mặt của Ổng
ra sao...về nói lại cho Tao biết !"
Ông "A": Trời ơi là trời!!!
Sex techniques during Pregnancy
Man asks his doctor, "Can I have sex with my pregnant wife?"
The doctor replied:
"Yes. The first 3 months will be just like normal ; the next three months you should do it like dog and the last three months you should do it like Tiger."
The man replies:
"Tiger? I don't know that method."
The doctor explains:
Like Tiger Woods !!.
The man ....*???The Doctor : Sleep with other women.
Chuyện đồng xu
Tại một hãng nọ, có anh chàng John rất thích cô bạn gái Linda làm cùng phòng, lúc nào John cũng nghĩ đến và mong được làm "chuyện ấy" với Linda, mặc dầu biết Linda đang có bồ.
Một hôm anh đề nghị với Linda như sau :
- Linda, tôi đưa cho cô $100 bằng cách bỏ trên sàn nhà, trong lúc cô cuối xuống nhặt tờ giấy $100 thì cô cho tôi làm "chuyện ấy" với cô, khi cô lượm xong tờ giấy 100 đứng lên là coi như xong chuyện.
- Linda từ chối ngay lập tức và nói tôi đã có bồ rồi nên chẳng bao giờ làm "chuyện ấy" với người khác.
John vẫn không chịu bỏ cuộc, ngày nào cũng nhắc đi nhắc lại đề nghị đó... Linda, cô nghĩ xem chĩ cần cuối xuống lượm và đứng lên là xong, dễ quá mà lại có $100 xài chơi, sao cô lại không chịu ?
Nói mãi Linda cũng hơi xiu lòng và nói với John là để tôi điện thọai cho bồ tôi để xem ý kiến của anh ta ra sao ?
- Anh à... John đề nghị làm "chuyện ấy" với em bằng tờ giấy trăm đô bỏ trên sàn nhà cuối xuống lượm và đứng dậy là xong, em nhất định từ chối, nhưng John cứ nói hòai nên em phải hỏi ý kiến của anh, anh thấy thế nào ?
- Bồ Linda cười to và nói...em cứ nhận lời đi nhưng phải đòi nó $300, vì em chẳng có bị thiệt thòi gì đâu, bởi lẽ khi em cuối xuống lượm $300 và đứng lên chĩ mất có vài giây, thì nó sẽ không có đủ thì giờ để tụt quần xuống, chứ còn thì giờ đâu mà làm "chuyện ấy". Khi nào xong chuyện gọi lại cho anh ngay nhé !
Linda quay lại trả lời đồng ý với đề nghị của John, nhưng đòi $300. John vui mừng đồng ý ngay.
5 phút...10 phút ....30 phút ...40 phút trôi qua, bồ của Linda sốt ruột gọi lại Linda
- Sao mãi hơn 40 phút rồi mà không thấy em gọi lại để cho anh biết chuyện ra sao ?
- Anh à ... John, đúng là thằng khốn nạn ... nó bỏ 300 đồng bằng tiền 1 xu nên đến giờ này em vẫn phải cuối xuống lượm nhưng chưa xong .
Đổi đời !
Đồng chí A tới nhà đồng chí B chơi, thấy đồng chí B lúi cúi làm bếp vừa lau nhà cực khổ quá mới hỏi:
- Ủa, con nhỏ Liên giúp việc cho mầy đâu rồi, mà mầy làm hết mọi chuyện vậy?
- Nó đi lấy chồng rồi.
- Ủa mà nó lấy ai vậy?
- Lấy tao!!!
Máy dò nói dối
Anh chàng John rất chuộng máy móc hàng hóa vừa được tung ra thị trường, lẽ dĩ nhiên chưa biết rõ lợi ích, hiệu quả của món hàng.
Một hôm anh ta vác về nhà một món hàng lạ, có hình dáng như một robot và bảo với vợ con đây là một cái máy dò nói dối.
Sẵn dịp cậu con Tommy vừa đi học về… muộn 2 giờ.
Để biểu diễn máy, John hỏi: “Con đi đâu mà giờ này mới về?”
Cậu con trả lời: “Mấy đứa con đi thư viện làm bài chung.”
Người máy bèn đến gần Tommy tát cho nó một cái như trời giáng, làm nó bổ chửng.
“John, robot này là máy dò nói dối đó con à, con nói dối là nó đánh đau lắm. Nói thật đi, con đi đâu?”
Tommy cúi đầu nói: “Con đến nhà bạn coi phim.”
“Vậy tụi con xem phim gì?”
Tommy trả lời: Phim “The Ten Commandments”.
Người máy đến tát cho Tommy một cái nữa.
Nó vội vàng chữa lại: “Tụi con xem phim “The Sex Queen”. Con xin lỗi đã nói dối.”
John nghiêm mặt nhìn con: “Con thật đáng xấu hổ, hồi bằng tuổi con, không bao giờ bố dám nói dối cha mẹ.”
Người máy lẳng lặng đến tát cho John một cái đích đáng.
Marie, vợ John, ôm bụng cười ngặt ngoẽo, chảy cả nước mắt nước mũi: “Đáng đời anh chưa? Thằng Tommy thật đúng là con anh.”
Ngay lập tức người máy cho Marie một cái tát… đo ván!
Xúc xích và con bò
- Giờ tự động hoá. Giáo sư thuyết trình: - Độ 20 năm nữa sẽ có những máy tự động hoàn hảo. Chỉ cần nhét con bò vào một đầu, thì đầu kia sẽ có xúc xích chạy ra.
- Thế liệu có cái máy ngược lại, nhét xúc xích vào một đầu, đầu kia ra con bò không ạ? – một sinh viên hỏi.
- Anh bao nhiêu tuổi?
- Dạ, 19.
- 20 năm trước có một cái máy như vậy.
ĐÀN ÔNG KHÁC ĐÀN BÀ
- Đàn ông muốn hư hỏng phải có tiền; đàn bà muốn có tiền phải hư hỏng.
- Đàn bà thích nhiều thứ ở một người đàn ông; đàn ông lại chỉ thích một thứ ở nhiều người đàn bà.
- Đàn ông lúc nào cũng muốn nhưng không phải lúc nào cũng có thể; đàn bà lúc nào cũng có thể nhưng không phải lúc nào cũng muốn.
Thà trả tiền đắt hơn cho chắc ăn
Một cặp vợ chồng đưa nhau đi thăm thánh địa Giêrusalem. Chẳng may tại chỗ bà vợ đột ngột qua đời.
Nhà hòm bàn với ông chồng:
- ‘Nếu ông muốn đưa bà nhà về xứ, thì phải tốn 5,000 đô la. Còn như mai táng bà ở ngay tại vùng đất thánh này, thì sẽ chỉ có 200 đô la’.
Ông chồng suy nghĩ một lát rồi trả lời rằng ông muốn đưa thi hài bà về quê quán hơn.
Nhà quàn ngạc nhiên:
- ‘Tại sao phải chi 5,000 đô la, trong khi để bà nhà an nghĩ nơi thánh địa này, chỉ tốn 200 đô la?’
Ông già guá bụa trả lời:
- ‘Cách đây hơn hai nghìn năm, ở nơi Giêrusalem này có một người đã chết, được chôn cẩn thận, ba ngày sau sống lại. Tôi thật không muốn gặp trường hợp rủi ro này.’_._,___
Definitions:
School:
A place where father pays and son plays.
Life Insurance :
A contract that keeps you poor all your life so that you can die rich.
Nurse:
A person who wakes you up to give you sleeping pills.
Marriage:
It's an agreement in which a man loses his bachelor degree and a woman gains her masters.
Divorce:
Future tense of marriage.
Tears:
The hydraulic force by which masculine will power is defeated by feminine water power.
Lecture:
An art of transferring information from the notes of the lecturer to the notes of the students without passing through the minds of either.
Conference:
The confusion of one man multiplied by the number present.
Compromise:
The art of dividing a cake in such a way that everybody believes he got the biggest piece.
Dictionary:
A place where success comes before work.
Conference Room:
A place where everybody talks, nobody listens and everybody disagrees later on.
Father:
A banker provided by nature.
Criminal:
A guy no different from the rest... except that he got caught.
Boss:
Someone who is early when you are late and late when you are early.
Politician:
One who shakes your hand before elections and your confidence after.
Doctor:
A person who kills your ills by pills, and kills you by bills.
Classic:
Books, which people praise, but do not read.
Smile:
A curve that can set a lot of things straight.
Office:
A place where you can relax after your strenuous home life.
Yawn:
The only time some married men ever get to open their mouth.
Etc.:
A sign to make others believe that you know more than you actually do.
Committee:
Individuals who can do nothing individually and sit to decide that nothing can be done together.
Experience:
The name men give to their mistakes.
Atom Bomb:
An invention to end all inventions.
Philosopher:
A fool who torments himself during life, to be spoken of when dead.
HỒI KÝ TẠ QUANG KHÔI
CHUYỆN NGÀY XƯATẠ QUANG KHÔI
Tôi nghĩ rằng nhưng người bằng tuổi tôi, ít người biết nhiều chuyện bằng tôi.
Năm tôi mới 17 cái xuân, kháng chiến chống Pháp bùng nổ. Tôi bèn thóat ly gia đình để gia nhập bộ đội. Tỉnh Nam Định của tôi có trung đòan 34, tự nnhận là trung đòan Tất Thắng. Sau mấy lần ra trận, tôi bị thương ở đùi trái. Đạn xuyên qua đùi mà không thấy đau. Khi rút quân, tôi thấy chân ướt, thò tay xuống xem thì tay đầy máu. Bấy giờ mới biết mình bị thương, vội tìm gặp y tá của đơn vị để băng bó cho cầm máu.
Trong khi được nghỉ để dưỡng thương, tôi được ông trưởng ban tình báo của trung đòan cho gia nhập ban tình báo. Đúng vào dịp đó, ban tình báo của Liên Khu 3 mở lớp huấn luyện cho các tình báo viên. Ông trưởng ban cho tôi và một người bạn nữa lên Sơn Tây dự lớp huấn luyện.
Nhưng khi chúng tôi lên đến Tông (tức chùa Thông, người Pháp đọc là Tông) thì được biết lớp huấn luyện tạm ngưng, vì quân Pháp từ Hà Đông sắp tiến lên Sơn Tây. Hai tỉnh chỉ cách nhau hơn 40 cây số. Nhưng chúng tôi được ban tình báo lie^n khu 3 giữ lại họat động dưới quyền ông Tạ Đình Đề.
Một hôm, tôi sửa sọan đi công tác thì có lệnh tất cả mọi người phải vào phòng họp để gặp hai người đặc biệt. Chúng tôi ngơ ngác và thắc mắc không hiểu hai ngưoi đặc biệt đó là ai. Khi phòng họp đã đầy, hai người đặc biệt xuất hiện : đó là ông Hồ Chí Minh và ông Võ Nguyên Giáp. Lúc đó, chúng tôi gọi là Bác Hồ và Anh Văn.
Sau này, khi di cư vào Nam, tôi làm phóng viên cho đài phát thanh Saigon. Một hôm, tôi và một anh bạn cũng phóng viên được xuống Cần Thơ để làm phóng sự cuộc xử tử Ba Cụt. Vì chúng tôi là người nhà nước nên được vào tận khám xem các cảnh sát dẫn giải ra pháp trường. Khi cảnh sát còng tay Ba Cụt, ông ta nói lớn cho các bạn đồng tù nghe :”Tao đi chết đây, chúng bay ơi !”.
Ra tới pháp trường, Ba Cụt thấy máy chem. Của ông Đội Phước thì đứng dừng lại, nói lớn :”Tôi là tướng (thiếu tướng Lê Quang Vinh) thì xử bắn, chớ sao lại chem. ?” Mấy cảnh sát viên hộ tống bèn đẩy mạnh lưng Ba Cụt làm ông ta té xấp xuống máy chem.. Ông Dội Phước liền bấm nút điện. Đầu Ba Cụt văng xuống đất, máu phun xối xả vào thùng mạt cưa. Thấy cảnh đầu rơi, máu chẩy, tôi sợ quá. Về Saigon, tôi bị lên cơn sốt hai ngày.
Khi tổng thống Ngô Đình Diệm cùng ông Hùynh Văn Điểm họp báo ở căn biệt thự nghỉ mát của cựu hòang Bào Đại, tôi cũng được đài phát thanh Saigon cử đi. Sau cuộc họp báo, ông Diệm đãi ăn các nhà báo. Tôi tình cờ được ngồi chung bàn với tổng thống. Ông Diệm nhìn tôi đăm đăm, rồi hoi bằng tiếng Pháp :”Ông làm cho báo nào ?” Ông thấy tôi đen xì, tưởng tôi là người ngọai quốc. Tôi trả lời bằng tiếng Việt :”Thưa tổng thống con là phóng viên của đài phát thanh Saigon.” Sở dĩ tôi xưng con với ông vì ông bằng tuổi bố tôi.
Về khám Chí Hòa, tôi cũng đã từng được vào đó. Trong một khóa thi Tú Tài 1, tôi và một ông giáo nữa được cử vào coi thi. Một ông quản ngục tiếp đón chúng tôi rất niềm nở. Ông mời chúng tôi uống bia và ăn bánh ngọt trước giờ thi.
Phòng thi là một phòng họp của khám. Tổng số thí sinh chỉ có 6 người. Các thí sinh cóp nhau, quay phim lia lịa. Ông giám thị kia định xuống bắt. Tôi vội cản lại vì nghĩ rằng các tù nhân đáng thương, chứ không như các thí sinh ngòai đời thương.
Kết quả, chỉ có một người đậu.
Già rồi, chả biết làm gì cho hết ngày giờ, cứ nghĩ lại chuyện ngày xưa.
TQKSaturday, May 27, 2017
HUY PHƯƠNG * LÀ NGƯỜI VIỆT NAM
Là người Việt Nam!
Tác Giả: Huy Phương – Người Việt – 11 Oct 2015
Cách đây khoảng 10 năm, sau một chuyến đi xa, trên đường trở lại California, vợ chồng chúng tôi và hai người bạn đang ngồi chờ đổi máy bay tại phi trường Atlanta, thì bất chợt một ông Việt Nam trung niên, áo vest, thắt cà vạt, tiến về phía ghế ngồi của chúng tôi. Một cách mừng rỡ và vội vã, không kể người trước mặt mình là đàn ông hay đàn bà, quen hay lạ, y thọc tay về phía chúng tôi: – “Các bác là người Việt Nam!” Không đợi câu trả lời, quơ được bàn tay của chúng tôi đưa ra một cách phản xạ, y lắc đấy lắc để.
Phải nói là chúng tôi phản ứng quá chậm hay gần như không có phản ứng gì.
Cho đến lúc người đàn ông lạ mặt này thấy không mấy phấn khởi với cuộc làm quen này, quay lưng đi, chúng tôi vẫn ngồi yên tại chỗ, lặng lẽ và ngao ngán không nói một câu gì. Phải, chúng tôi là người Việt Nam, nhưng cuộc gặp gỡ với một người Việt Nam kỳ này không đem lại điều gì hứng thú cho chúng tôi, qua ngôn ngữ và cách xử thế, chúng tôi thấy có một khoảng cách khá lớn, và cũng là người Việt Nam, nhưng tôi cảm thấy y không giống tôi, ngoài một thứ ngôn ngữ đã khá dị ứng, con người này như đến từ một xứ sở nào khác.Như thế, ít ra tôi cũng đã hiểu vì sao một người Tàu ở Hồng Kông trước năm 1999 chỉ nhận họ là người Hồng Kông, hay sau 1949, những người Tàu ở Đài Loan, cho rằng mình là người Đài Loan (“Trung Hoa Dân Quốc” hay “Trung Hoa Đài Bắc”) để khỏi nhầm với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Hoa lục địa hay Cộng Sản Trung Hoa). Hẳn không một người Nam Hàn nào thích hiểu lầm họ là người Bắc Hàn (được Việt Nam gọi là Triều Tiên) và trước đây giữa người Đông và người Tây Đức mặc dầu nguồn gốc của họ là người Đức. Người ta không thể phủ nhận nguồn gốc của mình nhưng có thể phủ nhận chính thể đương thời và lựa chọn quốc tịch cho mình.Chỉ có hai tiếng Bắc Kỳ thôi, và chỉ trong vòng 30 năm, người Việt Nam cũng đã chọn chỗ đứng rõ ràng khi phân biệt ai là Bắc Kỳ cũ, Bắc Kỳ mới, ai là Bắc Kỳ “chín nút” (54), ai là Bắc Kỳ 75! Nếu trong câu chuyện nói, còn có chút gì kỳ thị, thì chúng ta cũng không nên trách, đây không phải là chuyện đoàn kết dân tộc, mà là chuyện văn hóa và chính kiến, nó phát xuất từ những khổ đau và bất hạnh mà con người ta phải gánh chịu, qua những thăng trầm của lịch sử.Tôi là người Việt Nam, và những ngày còn nhỏ, tôi vẫn thường hãnh diện mình là người Việt Nam, với “bốn nghìn năm văn hiến,” “con Rồng cháu Tiên,” lớn lên trong thời loạn lạc, người chẳng ra người, ta lại được hãnh diện thêm vì quê hương mình “rừng vàng biển bạc,” thủ đô “là đỉnh cao trí tuệ của loài người,” “đánh thắng ba đế quốc sừng sỏ!” “mỗi buổi sáng thức dậy ước mơ mình trở thành một người Việt Nam,” “Việt Nam dân chủ gấp vạn lần các nước Tây phương,” “vị thế Việt Nam tiếp tục được nâng cao trên trường quốc tế!” thì không còn gì để có thể hãnh diện hơn được nữa!Gom tất cả tinh hoa của người Việt trên thế giới để làm những tác phẩm vĩ đại để ca tụng con người Việt Nam là điều không khó, vì những khuôn mặt thành đạt vẻ vang này ở nước ngoài, sau ngày phải bỏ nước ra đi, chúng ta không chỉ có hàng chục nhân vật đủ làm một tác phẩm mà con số này có thể lên đến hàng trăm, hàng nghìn người. Nhưng nếu tập họp họ lại, xếp hàng ngay ngắn như trong một cuộc “diễu hành,” có một mỹ nhân mặc quốc phục dẫn đầu cầm một tấm bảng lớn mang dòng chữ “Tôi là người Việt Nam” thì điều này quả còn quá nhiều gượng ép.Đồng ý nguồn gốc họ đều là những người Việt Nam, có người bỏ nước ra đi từ ngày chủ thuyết Cộng Sản đến Việt Nam, nhưng cũng có người sinh ra ở nước ngoài, mỗi người có một cuộc đời, hoàn cảnh, tình cảm và chính kiến khác nhau. Nếu có ai hỏi họ: – “Ông bà là người Việt Nam?” thì câu trả lời sẽ là: – “Phải, tôi là người Việt Nam! Nhưng đó là câu chuyện cách đây 40 năm. Đó là một câu chuyện dài!”
Những nhà tuyên truyền thường nhắc đến tình tự dân tộc, biểu tượng từ một tiếng đàn bầu, một tiếng hò trên sóng nước để gợi cho con người nhớ đến quê hương. Người ta lập lại mãi câu nói “quê hương chỉ một” hay anh em đi xa là “khúc ruột ngàn dặm” và không ngừng kêu gọi một sự trở về tha thiết, – “Nếu đi hết biển thì đến đâu hở mẹ!”- “Đi hết biển thì sẽ trở về làng cũ!” Vì sao con chim phải bay trở lại cái lồng đã giam hãm nó, có khi là cái thòng lọng hay cái cũi nhốt của một con vật. Đó là con người của tự do, có ý thức, không phải chiếc xe lửa chạy lui tới trên đường ray.Có người đem chuyện người Việt lưu lạc của Kiến Bình Vương Lý Long Tường (1136-1175) là con thứ sáu của vua Lý Anh Tông, đã cùng họ hàng vượt biển Bắc vào đầu thế kỷ thứ 13 vì bị phe cánh Trần Thủ Độ hãm hại, sau đó trôi giạt đến Cao Ly, để nói chuyện người Việt trở về tìm lại nguồn cội. Xin quý vị yên tâm đi, không cần phải nói chuyện đạo lý, nhân nghĩa, Cộng Sản thôn tính miền Nam mới nửa thế kỷ, dòng dõi Lý Long Tường bỏ nguồn cội đã bảy tám thế kỷ này. Thời gian hãy còn quá sớm để cho những người Việt lưu lạc tha phương trở về.Hình ảnh tìm về cội nguồn hẳn là đã được ca ngợi rất nhiều.Truyền thống dân gian cho rằng loài cá hồi trở về đúng nơi chúng được sinh ra để đẻ trứng, nhưng cuộc nghiên cứu đã cho thấy hành động quay lại nơi ra đời này đã được thể hiện phụ thuộc vào ký ức khứu giác và thói quen, hẳn không hề có ý nghĩa về cội nguồn. Và trong một câu chuyện khác, hàng năm vào mùa Xuân, những đàn én từ phương Nam đã bay trở về nhà nguyện San Juan Capistrano (California) và về phía Nam Mỹ là để trốn mùa Đông giá rét. Đến mùa nắng ấm, chúng lại bỏ gác chuông nhà thờ để ra đi, không hề có có ý niệm trở về hay qui cố hương.
Vả lại, điều dễ thấy rõ, hàng chục người vừa tuyên bố mình là người Việt Nam ở đây đều nằm trong 3 triệu người, bỏ nước ra đi, bằng lý do này hay lý do khác; họ không có nổi một tờ giấy tùy thân hay một “sổ đăng ký hộ khẩu thường trú” của chế độ đương thời, vậy thì họ là ai, người Việt nhưng người Việt nào? Câu trả lời gần như được xếp chung một loại “thấy sang bắt quàng làm họ!” Quơ vào những cái quả thực không phải của mình. Mục đích của người làm phim đã quá rõ ràng. Chẳng qua là khán giả của loại chương trình này quá dễ dãi, họ dễ chấp nhận một cái vui nhỏ, một cái cười cợt dính ngoài môi, để quên đi những điều cốt lõi mà họ đang được mời tham dự, mà nội dung đã được tính toán, có dụng ý chính trị, của ông chủ chi tiền.Phải chăng trong không khí rộn ràng của màu sắc, âm nhạc, da thịt, phấn son, ít ra trong một thời gian ngắn người ta quên được những khuôn mặt Việt Nam cần phải được cởi áo che tại Nhật, hàng nghìn khuôn mặt phụ nữ khổ đau xấu hổ không dám nhìn ai trên quê hương nhầy nhụa hôm nay.Rõ ràng là chế độ tham lam, ham muốn chạy theo những thành công nhất thời của mỗi con người không phải trong xã hội của mình để áp đặt hai chữ Việt Nam, mà không chịu xây dựng được một con người tử tế ngay trong xã hội của mình.Chúng ta hãy nghe phát biểu của ông Lê Kiên Thành, con trai ông Lê Duẫn, cố bí thư thứ nhất đảng CSVN, trên vietnam.net trong vài ngày gần đây: “…tôi cứ băn khoăn mãi. Hôm trước mở báo ra tôi cứ bị ám ảnh hình ảnh hai ông già đi ăn trộm gà bị bắt, bị đánh hộc máu mồm ra, rồi bắt ngậm con gà chết. Tôi cứ bàng hoàng, tự hỏi: ‘Chẳng lẽ đây là người Việt Nam chúng ta?’”
ANDRÉ LOUIS AUZIERE * GỬI EM BRITE
Bài thơ từ nước Pháp:
Thư cuối ngày gửi em Brigite
Ông Macron và vợ, bà Brigitte Trogneux đứng trước cửa Điện Elysee
Nghe nói trong lúc bà Brigite Trogneux (tân đệ nhất phu nhơn Pháp) dự lễ đăng quang cùng chồng thì chồng cũ của bà đã sáng tác ra bài thơ này. Bài thơ thật hay và người dịch cũng quá xuất sắc. Mời quí vị cùng thưởng thức.
THƯ CUỐI NGÀY GỬI EM BRIGITE(André-Louis Auzière – chồng cũ của em Brigite Trogneux.)
Cả thế giới hồi hộp dõi theo những gì đang diễn ra tại điện Élysée
Anh phải đóng cửa ngồi một mình trong ngôi nhà ngoại vi thành phố
Vậy mà tiếng tivi vẫn cứ vang trong từng căn phòng nhỏ
Người Pháp đang đón chào Macron – vị tổng thống trẻ trung nhất trong lịch sử nước mình
Chắc là em không còn tâm trí nào để nghĩ đến anh
Cái tên André-Louis đã bị xóa rất lâu rồi trong bộ nhớ
Nhưng anh không thể quên Trogneux tóc vàng một thuở
Những thanh chocolate vùng Rua đâu dịu ngọt bằng nàng
Anh nhớ lại những buổi chiều anh phải lang thang
Chạy khắp mọi nẻo đường Paris để tìm cho con hộp thuốc
Chỉ mười năm với ba đứa con có được
Ba đứa con – minh chứng cho tình yêu chúng ta – đẹp hơn cả thiên thần
Anh không ngờ chuyện bắt đầu từ một ngày em đòi li thân
Rồi em nhất quyết kêu anh ra tòa bằng cái đơn li dị
“Không thực sự hạnh phúc” – em tự nhiên nói thế
Cuối cùng đành phải chiều em thôi
Vì anh biết em đã tìm thấy một phương trời
Cứ như Newton bất ngờ tìm ra định luật quả táo rơi
Em ngỡ ngàng tìm ra một chàng trai kém mình hai con giáp
Cũng chẳng có gì bất thường (nhất là nước Pháp)
Song gia đình của chúng ta
thì lại giống như bao gia đình kia tất thảy ở trên đời
Em đã có một mái nhà, một mái ấm đó thôi
Dù ai đó cao siêu
Là Hoàng tử, là Nhà vua hay Chúa Trời đi nữa
Em nên nhớ chữ Thủy Chung là muôn đời muôn thuở
“Công chúa lấy thằng bán than”, cũng theo nó lên rừng
Có thể em đang mơ một sự nghiệp lẫy lừng
Tổng thống với Đệ nhất Phu nhân tâm đầu ý hợp
Hai mốt phát đại bác vang trời, em đừng choáng ngợp
Tiếng trẻ thơ khóc năm xưa mới đúng nghĩa gia đình
Thật buồn trong giây phút này chỉ anh nghĩ đến anh
Nhưng anh bỗng thấy ấm lòng
Khi Sébastian, Laurence, Tiphaini vừa nhắn tin cho bố
“Chúng con yêu bố ngàn lần. Bố hãy tin điều này bố nhớ
Lát nữa, tan cuộc tại điện Élysée, chúng con sẽ về nhà
Cuộc sống sẽ thực sự bắt đầu với bốn bố con ta…”
André-Louis Auzière
Ke Nguyen ST
THƯ BRITE TRẢ LỜI ANDRÉ -LOUIS AUZÈRESƠN TRUNG CHÉPGiã từ anh, em đi lấy chồng,
Anh nên bình thản, chớ bận lòng.
Anh hãy quên đi ngày tháng cũ
Sá gì cánh bướm buổi tàn đông!
Em cậy nhờ anh trông ba trẻ,
Chúng là kỷ niệm thuở sống chung.
Thỉnh thoảng em về thăm chúng nó,
Tình mẹ bao la tựa biển đông!
Thượng đế ban em nhiều ân phước
Em được chồng trẻ khỏe như voi!
Chồng em nay lại làm Tổng Thống
Vinh Quang, Hạnh Phuc nhất trần ai!
Người chồng em chọn rất tuyệt vời
Con đường em đi rất đúng anh ơi!
Ngày chồng em lên làm Tổng Thống,
Cả nước Pháp tưng bừng náo động
Bốn bố con anh ắt hẳn cũng reo vui!
Bây giờ con sáo đã sang sông
Anh đi lấy vợ thế là xong!
Anh nhớ chọn người trẻ đẹp nhé
Nàng sẽ giúp anh giải hận lòng!
VŨ THẾ THÀNH * CON GÁI HÀ NỘI
CON GÁI HÀ NỘI Ở ĐÂU?
VŨ THẾ THÀNH
Vũ Thế Thành
Nhưng thế giới của tôi lại khác. Tôi sinh ra ở Sài Gòn, lớn lên ở Sài Gòn, bạn bè Sài gòn, trong đầu tôi, nếu có, cũng chỉ là con gái Sài Gòn cho hợp… thủy thổ
Tôi đã nhìn thiếu nữ Hà Nội qua lăng kính của những tiểu thuyết trong Tự Lực Văn Đoàn mà tôi được học thời trung học.Mà con gái Bắc (di cư 54) hồi đó gớm lắm, vờn qua vờn lại, làm duyên, đá lông nheo, õng ẽo làm điêu đứng con trai Nam Kỳ đến là khổ. Một thanh niên xứ Biên Hòa đã phải cay đắng thế này:
Nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền,
Nhớ khiêm nhường nhưng thâm ý khoe khoang,
Nhớ duyên dáng ngây thơ mà xảo quyệt…”
Tôi không có ý kiến gì về bài thơ trên, mà cũng chẳng dại gì có ý kiến. Mấy bà mấy cô Bắc Kỳ đọc bài thơ trên có nổi cơn tam bành rủa xả, thì chắc cũng chỉ mình rủa mình nghe thôi, chứ tác giả, nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên chết rồi, chết trong một chiếc xe hơi cũ kỹ ở sân chùa bên California.
Dù sao cũng nên đọc tiếp thêm vài câu nữa mới thấy “cảm thương” cho tác giả:
“…Ta vẫn nhớ dặn dò lòng tha thiết,
Nên vội vàng tin tưởng chuyện vu vơ
Nên yêu đương bằng gương mặt khờ khờ
Nên hùng hổ để đợi giờ thua thiệt…”
Những ngày sau 75, trên tivi Sài Gòn là những đoàn quân “chiến sĩ gái”, bước theo nhịp quân hành, chiếu cận cảnh với đôi mắt rực lửa căm hờn, giọng nói lanh lảnh. Cảm giác đầu tiên của tôi với các cô gái Bắc Kỳ (thứ thiệt) là…ớn lạnh. Tôi cười, “Đấy con gái Hà Nội của mẹ đấy…”. Bà cụ lại thở dài, chép miệng… “Hồi trước đâu có thế…”.
Dĩ nhiên, mẹ tôi không thể phát hiện cái trò đánh lận rẻ tiền của thằng con, tỉnh bơ xem tất cả các cô Bắc Kỳ đều là các cô Hà Nội.
Thực ra trong đầu tôi cũng có một chút gì đó mơ hồ về con gái Hà Nội. Biết tả thế nào nhỉ! Có thể là hình ảnh dịu dàng đằm thắm của cô Liên trong Gánh Hàng Hoa, hay thiếu nữ tân thời một cách bảo thủ, không sao thoát ra khỏi vòng lễ giáo của cô Loan trong Đoạn Tuyệt. Tôi cảm được nỗi cô đơn của Loan khi thả bộ trên bờ đê Yên Phụ,… Đại loại là tôi đã nhìn thiếu nữ Hà Nội qua lăng kính của những tiểu thuyết trong Tự Lực Văn Đoàn mà tôi được học thời trung học.
Cũng chẳng dừng ở đấy đâu. Khi đọc “Tuấn, chàng trai nước Việt”, một thứ tiểu thuyết hồi ký của Nguyễn Vỹ, tôi biết thêm rằng, các cô nữ sinh Hà Nội cũng lãng mạn ra rít. Họ kín đáo lập ra hội “Ái Tino”. Tino Rossi là ca sĩ người Pháp lừng danh thưở đó, và là thần tượng của vô số thiếu nữ, chẳng riêng gì thiếu nữ Hà thành. Cái “hội” kín đáo, chỉ lèo tèo dăm ba cô thế thôi, nhanh chóng tan hàng, và rồi mạnh ai người nấy tam tòng tứ đức, xuất giá tòng phu, công dung ngôn hạnh… Cái “lãng mạn tân thời” chỉ là đóm lửa, và họ nhanh chóng quay lại với sự thanh lịch, nề nếp theo giáo dục của gia đình.
Năm 1980, lần đầu tiên tôi ra Hà Nội công tác. Anh bạn đồng nghiệp trạc tuổi, tốt nghiệp từ Đông Đức, chở tôi trên chiếc Simson lòng vòng Hà Nội. Nơi đầu tiên tôi muốn ghé thăm là phố Khâm Thiên. Anh bạn tròn xoe mắt, “Làm gì còn hố bom mà ghé thăm”. Tôi chợt hiểu vì sao anh bạn ngạc nhiên, nhưng không thể giải thích. Môi trường giáo dục trong Nam ngoài Bắc khác nhau.Cái máu phóng đãng đã dẫn tôi đến phố Khâm Thiên, chứ không phải bom rơi đạn lạc ở đó. Đến, dù chỉ để nhìn vài căn nhà xiêu vẹo, cũng thỏa đôi chút tò mò về một thời vang bóng. Phong lưu tài tử giai nhân, đúng, nhưng không phải cách phong lưu của Vân Hạc trong Lều Chõng của Ngô Tất Tố. Anh chàng Vân Hạc khi chờ kết quả thi, ra vào chốn ả đào để vui say bè bạn, để trấn an nhau, để bốc nhau, để chờ ngày bảng vàng ghi tên.
Tôi nhớ đến kiểu cách phong lưu của Cao Bá Quát, một tay chơi thứ thiệt, khi làm sơ khảo trường thi, tiếc bài thi hay mà phạm húy, đã dùng muội đèn để sửa. Việc lộ, bị kết án giảo giam hậu, ông phải đi dương trình hiệu lực, nghĩa là đi làm phục dịch cho phái đoàn đi công tác nước ngoài. Con người tài hoa này, mang theo nỗi cô đơn đến phố ả đào giải sầu bên chén rượu, làm vài bài hát nói, đào nương hát, mình gõ nhịp…
“Giai nhân nan tái đắc
Trót yêu hoa nên dan díu với tình
Mái tây hiên nguyệt gác chênh chênh
Rầu rĩ lắm xuân về oanh nhớ…”
Cũng lần đầu ở Hà Nội, buổi chiều chập choạng tối, lang thang ở phố Huế, tôi thấy một bà đi xe đạp ngược chiều, bị cảnh sát ngoắc lại. Bà năn nỉ thông cảm? Không. Bà phân bua? Không. Bà cãi tay đôi với cảnh sát rằng, nhất định mình đúng. Lương và nhu yếu phẩm phân phối còn không đủ sống, đâu dễ gì chịu nộp phạt. Đôi co với nhau mà cả hai vẫn một mực xưng hô…đồng chí. Tôi phì cười. Hà Nội có những điều không nằm trong trí tưởng tượng của một người Sài Gòn, lần đầu ra Hà Nội như tôi.Bây giờ, Hà Nội khác xa rồi. Hà Nội nhiều nhà cao tầng, cầu vượt. Hà Nội nhiều xe hơi hơn, Hà Nội giàu hơn. Hà Nội không còn những cảnh cãi tay đôi với cảnh sát buồn cười như thế nữa. Hà Nội văn minh hơn, nhưng có thể họ phải “cãi tay đôi” với chính mình, khi mà còn những cảnh thanh niên thiếu nữ “ à la mode” hái hoa, giẵm hoa bẻ cành để chụp ảnh, hay gào thét tung hô thần tượng minh tinh Hàn Quốc. Đó là chưa kể bún mắng cháo chửi, rải rác vẫn còn đâu đó. Thương hiệu chăng? Tôi chịu! Ăn ngon mà nghe chửi, thôi thà ăn độn dễ nuốt hơn.Và một trong số rất ít người xong bậc đại học thời Tây. Sau 54, nhà đông con, xoay sở không nổi, ông bố định cho 2 đứa con lớn tạm nghỉ học, đi làm rồi học bổ túc sau. Nhưng bà mẹ thì không, nhất quyết không. Bà đến gặp ông bà bác sĩ nhà bên mượn…tiền để các con tiếp tục ăn học. Họ cùng ở trong thành như bà, không vướng bận con cái, còn chút của ăn của để, đồng ý cho vay tín chấp, một thứ tín chấp tình người, thời nay khó tìm. Tôi hiểu ra, dân trí thức Hà Nội xưa có kiểu chơi “chẳng giống ai” (lúc này). Họ kín đáo giúp đỡ nhau trong những tình huống khắc nghiệt. Trong họ dường như chất “nhân” và lòng tự trọng được rèn luyện qua giáo dục, giấy rách phải giữ lấy lề. Mực đen và bão tố không thể vấy bẩn hay phá sập. Những năm sau 75, trong Sàigòn tôi cũng thấy vài trường hợp như thế.
Bà bạn (già) này, về chuyên môn, thì kiến thức mênh mông chứ chẳng vừa. Ăn nói nhẹ nhàng, nhưng quyết liệt khi cần. Vậy mà cư xử thì cứ dạ dạ,..cám ơn. Bà nói chuyện với tôi cũng thế, cũng dạ dạ,..cám ơn. Tôi cười, sao chị khách sáo thế. “Không phải đâu, tôi được giáo dục trong nhà từ nhỏ như thế. Các anh chị em tôi cũng đều như vậy chứ chẳng riêng tôi. Hồi đi học, chỉ vì dạ dạ…cám ơn mà chúng tôi bị phê bình là tiểu tư sản. Ông bà cụ dạy con nghiêm khắc lắm. Tôi là con gái, đi học về là phải tập tành bếp núc, ăn trái chuối là phải bẻ đôi. Ở trường là chuyện khác, còn về nhà là đâu ra đó, vào khuôn phép.”. Tôi cũng nhận ra sự “khách sáo chân thành” của bà, chứ không phải khách sáo đãi bôi.Dạo sau này, vì công việc tôi thường ra Hà Nội. Đi ăn hàng với bè bạn ở đó thì không sao, nhưng hễ đi một mình là bị chặt (giá), dù chỉ là chai nước tinh khiết, 10.000 đồng ở quán ven đường phố cổ. Bị chặt riết thành quen. Tôi nhủ thầm, lần nào ra Hà Nội mà không bị chặt coi như trúng số.Dù tôi cũng có vài người bạn thân ở Hà Nội, nhưng giữa tôi và Hà Nội, dường như vẫn còn khoảng cách nào đó. Tôi đến Hà Nội như một kẻ xa lạ, đến như đi nước ngoài không cần visa.Sài Gòn dễ hội nhập. Cứ ở Sài Gòn là thành người Sài Gòn. Chưa thấy mình là người Sài Gòn, ở lâu thêm chút nữa cũng biến thành người Sài Gòn. Sài Gòn đồng hóa con người nhanh lắm.Nhưng Hà Nội có lẽ khác, người ta đồng hóa Hà Nội như vũ bão, đồng hóa cạnh tranh từ nhiều nguồn khác nhau để tạo ra một văn hóa Hà thành hiện đại khó mô tả. Còn người Hà Nội (thứ thiệt) đành phải co cụm, khép kín, và giáo dục con cái theo cách riêng của họ để bảo tồn…di sản. Giáo dục từ gia đình mới tạo ra gốc rễ, chứ không phải là quy tắc ứng xử, hay giàu sang, quyền thế.Hà Nội nhiều hồ. Hà Nội đẹp vì hồ vào những buổi sáng thật sớm, khi trời còn nhá nhem. Sáng lên, Hà Nội biến mất. Con gái Hà Nội (xưa) chắc cũng thế. Cuộc đời dâu bể đã làm họ biến mất, nhưng thực ra cũng chỉ lẩn quất, âm thầm đâu đó thôi.Năm ngoái, đi ngang qua ngõ nhỏ trong khu phố cổ, tôi ghé tiệm tạp hóa mua chai nước lạnh. Bà bán hàng dễ cũng gần 70, đưa chai nước: “Thưa, của ông đây, giá 5.000. Cám ơn ông…”. Tai tôi lùng bùng. Trong tiềm thức có cái gì nghe quen quen, đọc đâu đó rồi. Đã dợm chân đi, nhưng cũng quay lại: “Thưa bà, bà là người Hà Nội?”. “Vâng ạ, nhà tôi ở ngõ này đã ba đời rồi, từ thời ông nội tôi ra làm quan ở đây”.Mẹ tôi nói đúng về con gái Hà Nội. Họ hiếm hoi, ẩn mình như giọt nước đọng ở mặt dưới của lá cây sau cơn mưa. Có duyên mới gặp, phải tìm mới thấy.Vũ Thế Thành
NGÔ THẾ VINH * TỘI ÁC TRUNG CỘNG
NGÔ THẾ VINH: TRUNG QUỐC PHÁ HUỶ SINH CẢNH VÉT NẠO CÁC ĐẠI DƯƠNG :
Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2017
"Trung Quốc là gã khổng lồ đang im ngủ. Hãy để nó yên giấc, vì khi thức dậy nó sẽ chuyển dịch cả thế giới". Napoléon Bonaparte
"China is a sleeping giant. Let her sleep, for when she wakes she will move the world." Napoléon Bonaparte, 1816 à Saint Hélène
Hélène
Hình 1: Con tàu cá lưới rà /
trawler Trung Quốc có khả năng vét nạo tới đáy đại dương: những chiếc
tàu khủng ấy đang đánh cá lậu ngoài khơi các xứ Tây Phi châu và các nơi
khác; một lối đánh cá lùng và diệt nguồn tài nguyên của hành tinh này.
[nguồn: India Live Today, July 8, 2016]
TRUNG QUỐC VÉT CẠN NGUỒN CÁ
Thời kỳ mà biển còn tràn đầy các
loại cá, đời sống ngư dân tốt đẹp no đủ. Nhưng giờ đây ở phía bên kia
trái đất, ngư dân các xứ Tây Phi châu như Guinea, Senegal đang than thở
là biển hết cá họ chỉ kéo lên được những mẻ lưới gần như trống trơn. (1,
2)
Trong khi đó, ở một tỉnh miền đông
Trung Quốc, Zhu Delong 75 tuổi cũng lắc đầu nhìn vào mẻ lưới với lác đác
mấy con cá nhỏ và vài con tôm đỏ. Ông ta hồi tưởng: "Khi còn bé, tôi có
thể câu được những con cá đù vàng/ yellow croakers rất lớn. Nhưng nay
thì ngoài biển trống trơn rồi."
Theo lượng giá của Tổ chức Lương
Nông Liên Hiệp Quốc, do bị lưới bắt quá mức, nguồn cá biển trên toàn cầu
đang dần cạn kiệt. Trên khắp các đại dương, do đánh cá theo lối lùng và
diệt, mà đa phần là các hạm đội tàu cá Trung Quốc, đã ảnh hưởng trực
tiếp tới đời sống bao nhiêu triệu ngư dân các quốc gia nghèo mà tài
nguyên biển là nguồn lợi tức chính và cũng là thực phẩm của họ.
họ.
Hình 2: Số hạm đội tàu cá Trung Quốc ngày càng gia tăng, tăng mức đánh trộm cá ngày đêm suốt dọc vùng biển Tây Phi châu [nguồn: Greenpeace Africa 20.05.2015]
Hình 3: Với hơn 2,600 tàu cá
lớn,Trung Quốc hiện diện cùng khắp: trên Biển Đông, Úc châu, Ấn Độ
Dương, Tây Phi châu và Nam Mỹ, họ được mệnh danh là "Vua của Đại Dương"
[nguồn: The NYT 04.30.2017]
Trung Quốc với ngót 1.4 tỉ dân,
chiếm 1/5 dân số toàn cầu, kinh tế phát triển, đã qua giai đoạn đói kém,
lợi tức gia tăng mỗi năm, họ có nhu cầu ăn ngon và hải sản trở thành
nguồn thức ăn được ưa chuộng. Để cung ứng nhu cầu ấy, Trung Quốc đã
thành lập các hạm đội gồm những con tàu sắt lớn, không chỉ là tàu đánh
cá mà còn có vai trò bán quân sự / militia trên đại dương, họ được nhà
nước TQ cung cấp ngân khoản đóng tàu, dụng cụ hải hành, nhiên liệu và cả
những khoang nước đá ướp giữ cá trong nhiều tuần lễ cho những cuộc hải
hành rất xa tới Tây Phi châu hay Nam Mỹ. Các hạm đội tàu cá này còn được
hoả lực của hải quân TQ bảo vệ.
Đối với Bắc Kinh, các hạm đội tàu cá
này giúp TQ xác định tham vọng chủ quyền về lãnh hải đang có những
tranh chấp trên Biển Đông. Chính quyền tỉnh đảo Hải Nam luôn luôn khuyến
khích các đoàn tàu cá TQ ra các vùng biển quần đảo Hoàng Sa/ Paracels
thuộc Việt Nam và trên Trường Sa / Spratlys nơi mà Philippines và cả
Việt Nam đều tuyên bố có chủ quyền.
Đáng sợ nhất phải kể những con tàu
lưới rà/ trawlers Trung Quốc có khả năng tung những mẻ lưới dài hàng dặm
đụng tới đáy biển sâu, cào vét mọi sinh vật trong lòng đại dương, bốc
lên cả những khối san hô và những bãi sò / oyster beds; và 90% đã bị
chết khi bị ném trở lại lòng biển. Loại tàu lưới rà / trawlers nàybị cấm
ở nhiều quốc gia vì hậu quả huỷ hoại quá lớn trên toàn sinh cảnh đại
dương nhưng lại được Trung Quốc tận dụng. [Hình 1]
Do nguồn cá trên biển Trung Quốc gần
như cạn kiệt, ngư dân TQ được khuyến khích của nhà nước đưa những hạm
đội tàu đánh cá tới các vùng biển xa của những quốc gia khác.
Những hạm đội tàu cá Trung Quốc này
không chỉ vẫy vùng trên Biển Đông, mà còn đi xa tới cả hơn nửa vòng bên
kia trái đất, tới vùng biển Tây Phi châu và cả xuống tới Nam Mỹ. [Hình
2, 3]
Theo một nghiên cứu của Đại học
Singapore, nhà nước TQ đã tài trợ cho kỹ nghệ ngư nghiệp / fishing
industry 22 tỉ MK tăng gấp 3 lần so với 4 năm trước (2011-2015),
Hạm đội tàu cá TQ tới các vùng biển
xa / distant-water đã lên tới 2,600 chiếc (số tàu cá Hoa Kỳ chỉ bằng
1/10). Nơi vùng biển Senegal, những con tàu sắt ấy có thể lưới số lượng
cá trong một tuần bằng cả một năm lưới bắt của ngư dân địa phương.
Khi nói tới đánh cá toàn cầu, thì TQ
là vua của đại dương / king of the sea. TQ là quốc gia xuất cảng hải
sản lớn nhất thế giới, dân TQ tiêu thụ 1/3 lượng cá đánh bắt được, 2/3
cá còn lại là xuất cảng. Kỹ nghệ hải sản cũng đã cung cấp việc làm cho
14 triệu dân TQ.
"Thực chất, cái gọi là đánh cá
truyền thống trong vùng biển TQ chỉ còn là một cái tên. Đối với giới
lãnh đạo TQ thì việc bảo đảm cung cấp nguồn hải sản không chỉ tốt cho
kinh tế mà còn góp phần vào ổn định xã hội và chánh trị." Theo Zhang,
thuộc ĐH Nanyang.
TRUNG QUỐC CƯỚP CƠM CHIM
Tưởng cũng nên mở một dấu ngoặc,
giải thích với các bạn trẻ lớn lên ở ngoại quốc về thành ngữ "cướp cơm
chim"; đó là một cái gì rất thiết yếu như nắm cơm ít ỏi của những người
nghèo khổ nhưng vẫn bị kẻ giàu có nhẫn tâm cướp đi. Đó cũng chính là hình ảnh các hạm đội tàu cá Trung Quốc đánh trộm và cướp cá của những ngư dân nghèo khó trên khắp thế giới.
Senegal điển hình cho một quốc nghèo
của Tây Phi châu với 14 triệu dân và 300 dặm bờ biển và nguồn cá như
mạch sống của họ. Mạch sống ấy đang bị TQ nạo vét đến cạn kiệt. (1)
Làm sao mà cư dân địa phương chỉ với
những chiếc thuyền gỗ mỏng manh có thể đương đầu với hạm đội tàu sắt
không khổng lồ với lưới cào trải rộng hàng dặm của Trung Quốc. [Hình
1,4] Hậu quả là những ngư dân Senegal vốn đã nghèo khổ, nay không còn
lợi tức, không còn đủ cá để ăn như là nguồn protein chính của họ.
Alssane Samba, nguyên giám đốc
nghiên cứu Hải học viện Senegal đưa ra nhận định: "Chúng tôi đang phải
đương đầu với một khủng hoảng chưa từng có, và nếu sự việc cứ tiếp tục
như vậy, dân chúng Senegal sẽ phải ăn sứa / jellyfish để sống còn." (1)
Theo World Bank/ Ngân hàng Thế giới
thì hải sản không chỉ là nguồn protein của dân chúng Senegal mà kỹ nghệ
thuỷ sản còn là nguồn lợi tức xuất khẩu và đem lại 20% công ăn việc làm
cho họ.
Trước đây, ngư dân đánh bắt được
những con cá mú / grouper và cá thu / tuna rất lớn nhưng bây giờ thì họ
phải tranh giành nhau từng mớ cá mòi / sardine nhỏ vụn. Ngư dân Senegal
ngày nay muốn đánh bắt cá thì phải chấp nhận hiểm nguy dám ra xa với
những chiếc thuyền gỗ của họ, không kể bất chắc về thời tiết nhưng khi
gặp hạm đội tàu cá lớn / super trawlers của TQ thì những chiếc ghe gỗ
mỏng manh của họ có thể bị húc chìm. Cam phận với những mớ cá nhỏ còn
đánh được, tương lai của họ gần như vô vọng.
Thêm nạn hạn hán vì thay đổi khí hậu
/ climate change, đã lại xô đẩy thêm hàng trăm ngàn nông dân Senegal từ
vùng quê ra các vùng duyên hải kiếm sống khiến quốc gia này càng lệ
thuộc vào biển, trong khi tài nguyên biển cũng đã bị cạn kiệt.
Do các đợt di dân ra vùng biển đã
biến thị trấn duyên hải Joal từ một làng cá nhỏ với vài chục thuyền cá
nay đã trở thành một thị trấn 55,000 dân với 4,900 chiếc thuyền gỗ.
Abdou Karim Sall chủ tịch hội ngư dân địa phương được coi như một người
hùng khi tự tay bắt được 2 thuyền trưởng tàu đánh cá lậu TQ nói: "Chúng
tôi vẫn nghĩ cuộc sống biển là vô tận, nhưng nay thì đang phải đối đầu
với một thảm hoạ."
Cuộc sống ngày càng khó khăn, bế tắc
cuối cùng đã xô đẩy họ thành đám thuyền nhân tị nạn kinh tế bất đắc dĩ
đổ sang các xứ Âu châu. Moustapha Balde 22 tuổi, có đứa em họ vị thành
niên vượt biển bị chết do đắm tàu trên Địa Trung hải, nói: "Người ngoại
quốc thì than phiền về đám di dân từ Phi châu nhưng cũng chẳng ai quan
tâm gì tới đám người
Phi châu nhưng cũng chẳng ai quan tâm gì tới đám người - ám chỉ Trung Quốc tới vùng biển chúng tôi và đánh cắp hết cá."
Dyhia Belhabib chuyên viên ngư
nghiệp đang có những cố gắng lượng giá tình trạng đánh cá lậu dọc bờ
biển Tây Phi châu và tệ hại nhất vẫn là những hạm đội tàu cá tới từ TQ.
Chỉ riêng vùng biển Senegal, TQ đã đánh trộm 40,000 tấn cá / năm, gây
thiệt hại lên tới 28 triệu MK. Con số thiệt hại thật sự lớn hơn nhiều do
các tàu cá lậu TQ hoạt động mạnh mẽ trong vùng biển cấm nhất là vào ban
đêm.
Thảm cảnh bị TQ cướp cá ấy cũng diễn
ra trên xứ Guinea, một quốc gia Tây Phi châu khác. Hải cảng Bonfi thuộc
thị trấn Conakri cũng thật ảm đạm với những chiếc thuyền gỗ sơn nhiều
màu sắc đã chẳng còn đem về được những mẻ cá sung túc như xưa. Người dân
cảng Bonfi chỉ biết giận dữ nhưng cũng bó tay chẳng làm được gì với
những đoàn tàu cướp cá của Trung Quốc. Chính phủ Guinea không chỉ thiếu
phương tiện bảo vệ biển mà còn bị tê liệt vì nạn tham nhũng.
Với Trung Quốc thì thảm hoạ nơi quốc
gia khác lại là cơ hội của họ. Theo tổ chức Greenpeace, thì điều vô
cùng tệ hại và cả nhẫn tâm của TQ là khi mà cả đất nước Guinea đang bị
khốn đốn để đối phó với trận dịch kinh hoàng Ebola 2014, thì lúc đó thay
vì tham gia cứu trợ, thì chính là lúc các hạm đội đánh TQ tăng tốc đưa
thêm hạm đội tới khai thác đánh cá lậu của quốc gia này.
Theo nhận định của Tổ chức Công lý
Môi trường/ Environment Justice Foundation (EJF) thì Tây Phi châu là nơi
có mức đánh cá lậu lớn nhất thế giới. Trung Quốc đã làm giàu bằng cách
cướp nguồn cá cũng là thực phẩm thiết yếu của những người dân nghèo khổ
nhất của các xứ Tây Phi châu như Cape Verde, Mauritania, Gambia, Guinea,
Guinea-Bissau, Dierra Leone, Senegal... Nghèo, thiếu phương tiện tự vệ,
họ bị nước lớn TQ bắt nạt. Các chính quyền tham nhũng Tây Phi / [nuôi
dưỡng tham nhũng cũng là sức mạnh mềm của TQ], với không thiếu những
khẩu hiệu hô hào bảo vệ biển nhưng dân chúng thì hiểu đó chỉ là những
sáo ngữ trống rỗng. Phải đương đầu với một nước lớn như Trung Quốc, từng
được mệnh danh là "quốc gia hải tặc/ a pirate nation", thì đây quả là
một trận đánh leo dốc/ uphill battle, phần thua luôn luôn là phía họ.
Hình 4: Chiếc thuyền gỗ đánh cá
mong manh của ngư dân Guinea luôn luôn bị xua đuổi và trấn áp bởi những
con tàu sắt lưới rà lớn /super trawlers của Trung Quốc [nguồn: BBC
World-Africa 8 July 2016]
TQ có một hạm đội tàu cá lớn nhất
thế giới có khả năng đi hàng tháng tới các vùng biển xa trên khắp toàn
cầu, và đánh cá lậu trên các vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của các quốc
gia khác. Có thể nói không một quốc gia nào có biển mà không bị các hạm
đội tàu cá TQ xâm nhập đánh cá bất hợp pháp.
Theo lượng giá của LHQ, những đoàn
tàu đánh cá lậu, chủ yếu là từ Trung Quốc đã làm thiệt hại nền kinh tế
toàn cầu 23 tỉ MK mỗi năm. Và vùng biển Tây Phi châu là nơi có mức đánh
cá lậu lớn nhất thế giới, theo nhận định của Tổ chức Công lý Môi trường/
Environment Justice Foundation (EJF), là một tổ chức phi chánh phủ của
Anh quốc. " Những tay điều hành các vụ cướp cá lậu này đã làm giàu bằng
bóc lột chính đám cư dân nghèo khổ nhất của các xứ Tây Phi."
RỒI NHÌN VỀ BIỂN ĐÔNG VÀ VIỆT NAM
Hàng ngàn ngư dân Phillipines đã bị
các tàu hải quân TQ đánh đuổi ra khỏi vùng đánh cá quanh Trường Sa, từ
trước đến nay vẫn là vùng đánh cá truyền thống của họ. Ngư dân tỉnh
Palawan, do không còn sống được trên biển, họ phải xoay ra đốt rừng làm
rẫy nhưng do đất đã bị mưa sói mòn, khô cằn và họ cũng không thể sống
bằng canh tác.(1)
Việt Nam với 2,200 km bờ biển, với
câu văn Giáo Khoa Thư: rừng vàng, biển bạc nay đã đi vào quá khứ.Rừng bị
phá gần hết, biển thì nhiễm độc vàcạn cá. Ngư dân Việt Nam một cổ hai
tròng, khổ hơn cả những người dân Tây Phi châu. Không phải chỉ mất nguồn
cá, biển của họ cũng đã bị cướp. Họ phải giá bằng sinh mạng nếu muốn ra
vùng biển vốn bấy lâu vẫn thuộc ông cha mình.
Hình 5: Đoàn tàu gỗ đánh cá Biển
Đông trên Sông Tiền chuẩn bị ra khơi, họ luôn luôn bị Trung Quốc truy
đuổi ngay trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam mà không được bảo vệ
[nguồn: photo by Ngô Thế Vinh]
-- 07 tháng 6, 2015: tàu TQ dùng những súng vòi rồng / water canons gây hư hại cho tàu cá Việt Nam
-- 10 tháng 6, 2015: bốn tàu TQ vây một tàu cá VN trấn áp 11 ngư dân VN và cướp trọn 6 tấn cá lên 4 con tàu của họ
-- 19 tháng 6, 2015: lính TQ đổ bộ
lên một tàu cá VN, phá huỷ lưới cá, tịch thu các dụng cụ truyền tin và
la bàn; cướp đi 5 tấn cá
-- 29 tháng 9, 2015: tàu TQ và nhóm
võ trang đổ bộ lên một tàu cá VN, tịch thu các dụng cụ hải hành và cướp
đi 2 tấn cá và đánh chìm con tàu 12 giờ sau đó
-- 14 tháng 11, 2015: một hạm đội tàu TQ vây hãm 5 thuyền cá VN tại Vịnh Bắc bộ
01 tháng 01, 2016: tàu TQ đã húc và
đánh chìm tàu cá VN chỉ cách Cồn Cỏ 40 dặm ngoài khơi tỉnh Quảng Trị,
11 ngư dân VN được các ghe bạn tới cứu sau đó
-- 06 tháng 03, 2016: 11 người từ 2
tàu Hải giám có treo cờ TQ đột nhập lên một tàu cá VN ngoài khơi Hoàng
Sa, chúng không chỉ phá huỷ các dụng cụ hải hành, lưới cá mà còn tịch
thu hết thức ăn, số thùng dầu dự trữ và cướp đi tất cả lượng cá đánh bắt
được
-- 13 tháng 05, 2016: một tàu TQ húc
và đánh chìm một tàu cá VN ngoài khơi tỉnh Quảng Nam, 350 hải lý đông
bắc Đà Nẵng trong vùng quần đảo Hoàng Sa, họ mất toàn bộ thiết bị đánh
cá và cả bị cướp đi 30 tấn mực tổn thất lên tới 450.000 MK.
-- 09 tháng 07, 2016: tàu cá VN cùng
5 ngư dân đã bị tàu hải cảnh TQ truy đuổi, đâm chìm tại khu vực gần
quần đảo Hoàng Sa cách đảo Bông Bay 34 hải lý của Việt Nam và rồi bỏ rơi
họ trên biển.
-- 10 tháng 11, 2016: tàu cá KH
97580-TS của VN bị tàu hải cảnh TQ húc và truy đuổi ra khỏi vùng biển
Hoàng Sa trong khu vực đảo Phú Lâm và đảo Linh Côn.
-- 01 tháng 05, 2017: mới đây nhất
tàu cá BĐ 93241-TS trên tàu có 15 thuyền viên đã bị "tàu lạ" đâm chìm
khiến một ngư dân VN tử vong và một bị thương....
Trung Quốc liên tục tấn công vào các
đoàn tàu cá Việt Nam (3), rõ ràng không phải là các sự kiện riêng lẻ,
nhưng là một chiến lược nhất quán. Bắc Kinh đã bật đèn xanh cho những
cuộc tấn công liên tiếp ấy; chính sách "một hòn đá giết hai con chim".
Bằng bạo lực, TQ xác định chủ quyền trên vùng biển đang tranh chấp;
cùng một lúc khai thác độc quyền cướp trọn tài nguyên, nguồn dầu, nguồn
cá không chỉ trong vùng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà xâm lấn cả
vùng cận duyên hiển nhiên là thuộc chủ quyền bất khả xâm phạm của Việt
Nam.
Ngư dân Việt Nam thì vẫn dũng cảm
bám biển, họ được nhà nước bảo vệ qua những lời tuyên bố lập lại sáo
rỗng của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam: "Lên án mạnh mẽ các
hành vi đối xử vô nhân đạo, sử dụng vũ lực đối với ngư dân Việt Nam, yêu
cầu Trung Quốc điều tra và xử lý nhân viên tàu hải cảnh đã cố ý đâm
chìm tàu cá VN, bỏ mặc ngư dân trong điều kiện nguy hiểm đến tính mạng.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, không để tái
diễn các hành động tương tự và có hình thức bồi thường thoả đáng cho ngư
dân Việt Nam." VnExpress 13.07.2016
Kết quả của các công hàm phản đối đó
ra sao, các nạn nhân có được nhà nước Trung Quốc bồi thường thoả đáng
hay không thì chính những ngư dân sống sót ấy họ biết rất rõ. Và như từ
bao giờ, mối quan hệ giữa Việt Nam Trung Quốc vẫn được Bộ Chính trị Hà
Nội rêu rao đánh giá là tốt đẹp với phương châm 4 tốt và cả 16 chữ vàng.
Hình 6: Tàu Trung Quốc húc chìm tàu
cá Việt Nam trên Biển Đông; đây chỉ là một trong chuỗi những sự kiện
liên tục TQ tấn công các tàu cá của Việt Nam. [nguồn: thoibao.today, photo by VOV] (7)
Cũng cần mở thêm một dấu ngoặc ở
đây, một sự kiện đáng buồn là do các ngư dân Việt Nam, không được nhà
nước bảo vệ lại bị Trung Quốc dùng võ lực truy đuổi không cho đánh cá
trên vùng biển quen thuộc của mình, trong cảnh bần cùng ấy, để có thể
sống còn, một số đã liều mạng lái ghe tàu xâm nhập vùng biển của các
quốc gia láng giềng như Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương và mới đây xuống xa
tới cả Úc châu. Số tàu nhỏ nhoi của ngư dân Việt tự phát ấy chẳng là gì
so với những hạm đội tàu đánh cá lậu hùng hậu của Tàu được hỗ trợ toàn
diện bởi nhà nước Bắc Kinh nhằm đáp ứng cùng một lúc các nhu cầu kinh
tế, xã hội và cả quân sự của một Trung Quốc đang theo chủ nghĩa bành
trướng.
CHÍNH SÁCH MỀM NẮN RẮN BUÔNG
Trung Quốc đánh trộm cá và ngang
nhiên xâm phạm lãnh hải của các quốc gia khác đã đưa tới những vụ tranh
chấp. Mức độ tranh chấp với Trung Quốc và phản ứng ra sao là tuỳ thuộc ở
sức mạnh của nước sở tại. Chỉ riêng vùng Thái Bình Dương, không kể vùng
biển rộng lớn quanh hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà TQ hiện chiếm
đoạt, TQ còn đưa những đoàn tàu đánh cá lậu vào vùng lãnh hải thuộc chủ
quyền của các quốc gia khác như Nhật Bản
Nam Hàn, Nam Dương, Phillipines và
Việt Nam. "Mềm nắn rắn buông" là chính sách "bắt nạt" của các hạm đội
tàu cá TQ. Gặp lực lượng tuần duyên hùng mạnh như Nhật Bản, Nam Hàn có
đủ sức truy đuổi thì các đoàn tàu đánh cá lậu TQ không còn dám bén mảng
tới.
Giận dữ và cam chịu là tình cảnh của
các nước Tây Phi châu không có khả năng tự vệ. Ngư dân Việt Nam cho dù
bị Trung Quốc truy đuổi và trấn áp nhưng họ vẫn kiên cường cố bám biển.
Nhưng với các quốc gia khác thì
khác. Nam Dương đã từng bắt giữ nhiều tàu Trung Quốc vào đánh cá lậu
trong vùng biển của họ, và cả dùng không lực với các phản lực cơ 5 F-16
ra tới các đảo Natuna đánh chìm các tàu thuyền tàu xâm nhập bất hợp
pháp. Chỉ mới đây thôi, tháng 4, 2017 Nam Dương đã lại cho phá huỷ thêm
81 tàu cá lậu ngoại quốc, dĩ nhiên trong số đó có những con tàu Trung
Quốc, nâng tổng số lên hơn 300 chiếc kể từ 2014 thời Tổng thống Joko
Widodo. Nam Dương rất quyết tâm bảo vệ biển và nguồn cá của mình cho dù
đưa tới căng thẳng ngoại giao với Bắc Kinh.
Nam Hàn do có một lực lượng tuần
duyên rất mạnh và cả chính sách cứng rắn nên khi phát hiện đoàn tàu đánh
cá lậu Trung Quốc, họ đã nổ súng truy đuổi và trấn áp với hậu quả để
lại một số tử vong và đoàn tàu đánh cá lậu Trung Quốc đã phải tháo
chạy.[Hình 7]
]
Hình 7: Đoàn tàu đánh cá lậu
Trung Quốc bỏ chạy khi bị lực lượng tuần duyên Nam Hàn truy đuổi; liệu
bao giờ có một hình ảnh hào hùng như vậy với một lực lượng tuần duyên
của Việt Nam [nguồn: báo Dong-A Ilbo]
Ngày 15.03.2016 lực lượng tuần duyên
Argentina Nam Mỹ, đã phát hiện một tàu lớn của TQ đang đánh lậu cá
trong vùng hải phận của mình và đã yêu cầu con tàu phải rời đi nhưng họ
chống cự lại và kết quả là con tàu TQ bị Argentina bắn chìm, 4 ngư phủ
bị bắt sống và số thuỷ thủ còn lại đã thoát đi trên một con tàu TQ khác.
Hình 8: Argentina, Nam Mỹ đánh chìm tàu đánh cá lậu Trung Quốc[nguồn: AFP/ Getty Images 15 March 2016]
NAPOLÉON VÀ ĐẤT NƯỚC TRUNG HOA
Napoléon một thiên tài quân sự của nước Pháp thế kỷ19, đã tiên tri về một đất nước Trung Hoa: "Đó là một gã khổng lồ đang im ngủ. Hãy để nó yên giấc, vì khi thức dậy nó sẽ chuyển dịch cả thế giới".
Sang đầu Thiên niên kỷ thứ Ba, hơn
hai thế kỷ sau Napoléon, một Trung Quốc đã thức giấc. Nó không chỉ làm
rúng động mà cả xoay lệch trục hành tinh này theo cái nghĩa huỷ hoại. Gã
khổng lồ có dân số đông nhất thế giới ấy đã đem tới những tín hiệu xấu
cho hành tinh này: vô địch về gây ô nhiễm đất và không khí, phá huỷ cực
thứ ba của trái đất là Tây Tạng nơi phát nguồn các dòng sông lớn Châu Á;
đang khai thác huỷ diệt đời sống các đại dương / marine life. Nay với
thêm chiến lược "một vòng đai một con đường / one border one road" Trung
Quốc đang muốn chinh phục và thu hết tài nguyên thế giới với "lý lẽ của
kẻ mạnh".
Trở lại với Việt Nam, không kể tới một thiểu số đại gia tư bản đỏ
, với hơn 95 triệu dân, đứng thứ 14
trong số các quốc gia đông nhất thế giới, họ có một mẫu số chung, một
giấc mộng rất bình thường: được thở bầu không khí trong lành, uống ly
nước tinh khiết, có bữa ăn gia đình đủ mấy chén cơm, với tô cá và mớ rau
sạch.
Nhưng với bùn đỏ bauxite đổ ra trên
Tây Nguyên, với nhà máy giấy Lee & Man bên bờ Sông Hậu, với nhà máy
thép Formosa nơi biển Hà Tĩnh vẫn không ngừng đổ ra các chất độc, đưa ô
nhiễm lên mức báo động đỏ, thì một giấc mơ tầm thường đến như vậy xem ra
cũng đang vuột xa khỏi tầm tay của người dân Việt. Và câu hỏi đặt ra là
vì đâu nên nỗi?
Vẫn có đó một bài học lịch sử: dân
tộc muốn sinh tồn phải có nội lực, có sức mạnh đoàn kết bên trong và bên
ngoài và phải biết nói "không" với Trung Quốc.
NGÔ THẾ VINH
California, 21 Tháng 5, 2017
California, 21 Tháng 5, 2017
Tham Khảo:
1/ China's Appetite Pushes Fish
Stocks to Brink; Overfishing by Giant Fleet Exacts a Toll on Oceans
Worldwide. Adrew Jacobs, The New York Times, Sunday 04.30.2017
2/ How China's Trawlers are
Emptying Guinea'S Ocean. BBC World Africa, 08 July 2016
http://www.bbc.com/news/world-africa-36734578
3/ China Continues Attacks on Vietnamese Fishing Boats. Gary Sands, 13 May 2016. Foreign Policy Association
4/ China’s Reclamations Roil South China Sea;James Borton; World News / 11 April 2015; https://intpolicydigest.org/2015/04/11/china-s-reclamations-roil-south-china-sea/
5/ Chinese Illegal Fishing Threatens World Waters. AsiaToday; The WorldPost. http://www.huffingtonpost.com/asiatoday/chinese-illegal-fishing-t_b_10425236.html
TRUNG QUỐC LO SỢ
Trong nội bộ Trung quốc bắt đầu có sự phân tán rất mạnh, sau khi Chàng trai du học sinh đưa ra công trình nghiên cứu, chứng minh Hoàng sa và Trường Sa là của Việt Nam. Rất nhiều bản đồ cổ của chính nước Trung Hoa chỉ ra rằng. Cực Nam của họ chỉ đến đảo Hải Nam. Đó là điều không thể chối cãi. PV Đô thị- hut ham cau binh duong lược dịch
Có tới trên 50 bản đồ Hoàng sa và 170 bản đồ cổ Trung quốc, cùng 4 bộ sách Atlas được chàng trai sưu tầm. Và công trình nghiên cứu của anh được công bố tại DH Yale cuối tuần qua.
Chàng trai nghiên cứu sinh Trần Thắng đã làm cho bất cứ ai tham gia hội thảo phải thán phục. Trong đó có rất nhiều giáo sư, tiến sĩ đến từ Trung quốc đại lục phải ngả mũ.
Đây được coi là nguồn tư liệu từ chính trong đất nước Trung Hoa. Khi mà Thắng cất công sang tận Trung Hoa để sưu tầm từ 2010.
Được biết cha ruột của Thắng trước công tác tại đội xe hut ham cau binh duong. Ông đã có gắng tạo điều kiện cho con mình ra ngoài thế giới.
Trong đó có đến 3/4 là bản đồ cổ của Trung quốc, và 1/4 bản đồ do Phương Tây và Việt nam vẽ gần đây, từ năm 1618 đến 1859. Rất nhiều bản đồ cổ xưa nhất của Trung quốc, có tính liên tục, hệ thống suốt hàng ngàn năm trước và sau công nguyên. Đều chỉ ra rằng điểm cực Nam của Trung quốc dừng lại đảo Hải Nam. Chỉ duy nhất bắt đầu từ năm 1946 chính quyền Tưởng Giới Thạch mới vẽ ra định nghĩa vùng biển 11 đoạn, sau đó dần dần chuyển thành 9 đoạn. Điều đặc biệt hơn nữa, Chính nhà nước Trung quốc vào năm 1933, cũng đã phát hành lãnh thổ chỉ đến đảo Hải Nam.
Nhưng vì thấy bên Tưởng Giới Thạch vẽ cả vùng biển tiếp dưới. Do vậy không để mất mặt trước chính quyền Tưởng. Chính quyền Trung Hoa đại lục đã cho thu hồi hết và ra lại bản đồ mới. Nhưng họ vô tình không thể thu hồi hết những gì mình đã phát hành, có đóng dấu chính quyền.
Các nhà nghiên cứu Trung quốc cũng phải công nhận sự thật. Và trong nội bộ Trung quốc đại lục bắt đầu có dấu hiệu không rõ ràng. Chỉ vì một vài nét bút vẽ thêm vào bản đồ của Tưởng, đã khiến cho chính Quyền Trung quốc đại lục bây giờ phải đối phó với hầu hết các nước xung quanh. Theo công trình nghiên cứu, khi đi sâu vào hồi ký của Tưởng, hoàn toàn có thể nhận ra rằng. Tưởng cảm nhận được tương lại, và yếu thế trong việc đối phó với Công sản do Mao trạch Đông đứng đầu. Ông ta liền suy nghĩ mưu kế lâu dài. Sẽ chuyển hết quân tinh nhuệ của mình ra ngoài đảo Đài Loan.
Nhưng không quên để lại 11 nét bút bằng bút mực. Để tạo cho chính quyền Mao phải giải quyết vụ việc với các nước láng giềng, thay vì chăm chăm đối đầu với mình. Chính mưu kế và 11 nét bút nguệch ngoạc của chính quyền Tưởng. Mà giờ đây, toàn hệ thống chính quyền cộng sản Trung quốc phải căng mình đối phó. Họ không thể từ bỏ, vì họ đã chót cố đấm ăn xôi. Giờ bỏ, thì chắc chắn dân chúng sẽ lật đổ chính quyền. Còn nếu họ cố gắng chiếm, thì giờ đây họ phải đối mặt thách thức không chỉ là các nước láng giềng, mà còn rất nhiều nước lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật... và đặc biệt là dự luận và cộng đồng thế giới.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia người Australia nghiên cứu các vấn đề về Biển Đông, cũng phải thốt lên rằng :
Người Việt thật quá tài năng!
Niềm tự hào của nước Việt trên đất Mỹ…
Thật đáng ngưỡng mộ!
Ông cũng nhận xét bộ sưu tập của Chàng trai Trần Thắng sẽ chỉ ra điểm mẫu thuẫn lớn trong tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với 2 quần đảo Hoàng sa và Trường sa.
Trao đổi với PV Đô thị - rut ham cau, anh Thắng cho biết. Hiện công trình nghiên cứu sẽ được anh dịch sang nhiều thứ tiếng, để truyền bá rộng rãi đến mọi người dân trên thế giới, nếu muốn tìm hiểu. Và đặc biệt là người dân tại chính Trung quốc đại lục, đang khá phân vân trước ngã tư đường. Khi mà họ đang bị chính quyền Cộng sản trung quốc che đậy và dẫn dắt thông tin.
“Việt Nam đã và đang được các học giả quốc tế đấu tranh bảo vệ lợi ích trên Biển Ðông. Chính phủ nước Việt Nam nên lập quỹ về Biển Ðông, giúp điều kiện phát triển thông tin về Biển Ðông. Từ ngân sách này, chúng ta có thể dịch sách, các công trình nghiên cứu, phim tài liệu và tài liệu về Biển Ðông sang tiếng Anh và tiếng Trung Quốc”, ông Thắng nói và cho rằng quỹ Biển Ðông cũng sẽ hỗ trợ cho các công trình nghiên cứu Biển Ðông.
Trần Phước Đạt
Bloomington, MN
TM sưu tầm
Anh Chị hãy nhận xét , và chia xẽ đễ bài này phổ biến rộng rãi cho thế giới đề thấy Việt Nam có chứng cứ lịch sử về HS và TS ..Chúng ta yêu nước ., chứ không phải yêu Đảng ..Đảng chỉ là bù nhìn của Đảng CS Tàu
Người gốc Việt triển lãm bản đồ Hoàng Sa trên đất Mỹ - VnExpress
ĐẠI KẾ TẬP CẬN BÌNH
TQ công bố "đại kế nghìn năm" tối mật của ông Tập Cận Bình
- Ngày đăng 05-04-2017
- ...
Tân Hoa Xã gọi đây là "chọn lựa chiến lược mang tính lịch sử quan
trọng", là "đại kế nghìn năm, quốc gia đại sự" của lãnh đạo hạt nhân Tập
Cận Bình.
Ảnh minh họa.
"Danh tác", "xuất sắc", "xây dựng nền tảng cơ đồ"... là những đánh giá
của dư luận Trung Quốc về kế hoạch thiết kế mới được công bố của chính
quyền Trung Nam Hải.
Tất cả những bình luận trên đều để nói về dự án "Quận mới Hùng An" - khu
hành chính mới được Ủy ban trung ương đảng cộng sản Trung Quốc (CPC) và
Quốc vụ viện ra quyết định thành lập tại tỉnh Hà Bắc hôm 1/4 vừa qua.
Quận mới Hùng An được coi là khu vực mới có ý nghĩa toàn quốc sau Đặc khu kinh tế Thâm Quyến và Quận mới Phố Đông, Thượng Hải.
Giới quan sát nhận định, dựa theo quy hoạch và kỳ vọng của Bắc Kinh,
Hùng An có vị trí vô cùng quan trọng, thậm chí còn được coi là "công
trình thế kỷ của thời đại Tập Cận Bình".
Tập Cận Bình - "Tổng công trình sư"
Theo đánh giá, Hùng An nằm ở vị trí trung tâm - là cửa ngõ kết nối ba địa phương gồm Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc.
Thông báo từ chính quyền Bắc Kinh tiết lộ, ĐCSTQ đặt kỳ vọng rất cao vào
quy hoạch Quận mới Hùng An trong khi giới phân tích cho rằng, dưới sự
hoạch định của ĐCSTQ, Hùng An sẽ nhận được nguồn lực đầu tư trên phạm vi
toàn quốc.
Bắc Kinh cũng lần đầu tiết lộ, ông Tập đã đích thân tham gia và chỉ đạo quá trình xây dựng quy hoạch Quận mới Hùng An.
Giới quan sát nhận định, Quận mới Hùng An tuy chưa khởi công nhưng lãnh
đạo Bắc Kinh đã đưa ra các mục tiêu rõ ràng cho thấy sự khác biệt lớn
giữa quận mới này với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến và Quận mới Phố Đông,
Thượng Hải.
Nếu nói Đặc khu kinh tế Thâm Quyến và Quận mới Phố Đông, Thượng Hải
thiên về phương thức "thử nghiệm" thì Quận mới Hùng An chú trọng về
"thiết kế thượng tầng".
Trong nền chính trị Trung Quốc, "thiết kế thượng tầng" xuất hiện lần đầu
trong báo cáo kế hoạch 5 năm lần thứ mười hai của ĐCSTQ (năm 2010), ý
chỉ sự nghiệp cải cách Trung Quốc bước vào một hành trình mới.
Kế hoạch chuẩn bị lâu dài, bảo mật
Một số ý kiến cho rằng, quy hoạch thiết kế Quận mới Hùng An là một sự kiện lớn của thời đại Tập Cận Bình.
Sự kiện này được so sánh với việc việc sau khi Đặc khu kinh tế Thâm
Quyến xuất hiện, Đặng Tiểu Bình được ca ngợi đã vẽ ra một vòng tròn đặc
khu "Thâm Quyến-Chu Hải-Sán Đầu-Hạ Môn", tạo tiền đề cho cải cách mở cửa
của Trung Quốc.
"Mấy nghìn năm sau, những chi tiết về sự ra đời của Quận mới Hùng An
cũng có thể trở thành một giai thoại lịch sử thú vị tại Trung Quốc", Đa
chiều (Mỹ) bình luận.
Hình ảnh huyện Hùng - khu vực hành chính thuộc Quận mới Hùng An chụp hôm 1/4.
Ảnh: Tân Hoa Xã
Ngày 1/4, sau khi quy hoạch Quận mới Hùng An được chính thức công bố,
phản ứng đầu tiên của người Trung Quốc chính là giá bất động sản tại khu
vực này sẽ nhảy vọt. Tuy nhiên, chính sách trù bị và điều chuyển nhân
sự đã được ĐCSTQ triển khai từ khá sớm.
Đúng ngày 1/4, chính quyền Hà Bắc thành lập Ủy ban công tác trù bị và Ủy
ban đảng ủy lâm thời Quận mới Hùng An. Đồng thời, Hứa Cần - người có 7
năm kinh nghiệm nắm giữ vị trí Thị trưởng Thâm Quyến được bổ nhiệm vào
chức vị Phó bí thư kiểm Chủ tịch tỉnh Hà Bắc.
"Nghiêm ngặt, bí mật" là nhận thức chung của dư luận Trung Quốc bởi
trước ngày 1/4, dư luận nước này dường như không hề có khái niệm về Quận
mới Hùng An.
Định vị quan hệ Bắc Kinh-Hùng An
Sau sự ra đời của Quận mới Hùng An, một bộ phận xã hội Trung Quốc gọi
đây là một cuộc "dời đô". Tuy nhiên, truyền thông Đại lục cho rằng, khái
niệm "dời đô" chỉ là tưởng tượng của dư luận, bởi mục đích cốt lõi của
quy hoạch chính là "phát triển".
Ngoài danh xưng "đại kế nghìn năm, quốc gia đại sự", truyền thông Trung
Quốc còn cho biết, mục đích xây dựng khu vực hành chính mới này là "tập
trung chia sẻ chức năng 'phi thủ đô' của Bắc Kinh, tìm kiếm mô hình mới
để phát triển tối ưu khu vực tập trung đông dân cư, điều chỉnh tối ưu bố
cục và cấu trúc không gian giữa Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc..."
Hôm 3/4, trả lời phỏng vấn Tân Hoa Xã, Viện sĩ Từ Khuông Địch - Chủ tịch
danh dự đoàn Chủ tịch Học viện xây dựng Trung Quốc - Tổ trưởng Ủy ban
chuyên gia tư vấn phát triển đồng bộ Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc tiết lộ,
Quận mới Hùng An sẽ thực hiện một phần chức năng của thủ đô Bắc Kinh.
"Xây dựng Quận mới Hùng An giúp chia sẻ chức năng phi thủ đô, hiệu quả
giảm bớt căn bệnh "đô thị" của Bắc Kinh đồng thời sẽ kết hợp với quận
Thông Châu - trung tâm thứ hai của Bắc Kinh trở thành hai cánh mới cho
thủ đô Trung Quốc", Từ Khuông Địch nói.
Theo đó, Thông Châu và Hùng An sẽ trở thành khu vực thực hiện chức năng
"phi thủ đô" còn Bắc Kinh sẽ tiếp tục duy trì chức năng "thủ đô" vốn có.
Ngày 16/2/2014, trong chuyến khảo sát Bắc Kinh, Tập Cận Bình đề xuất cần
xác định rõ ràng vị trí chiến lược của Bắc Kinh, duy trì và tăng cường
chức năng hạt nhân của thủ đô - trung tâm chính trị, văn hóa, giao lưu
quốc tế, sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc.
Theo đánh giá, định hướng phát triển Hùng An theo mô hình mới - mang
chức năng bồi dưỡng, xây dựng lực lượng sản xuất vật chất mới - sẽ trở
thành ý nghĩa biểu tượng tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, mục tiêu này sẽ không dễ dàng đạt
được, hơn nữa trong thời gian ngắn sẽ khó có khả năng "đơm hoa kết
trái".
http://www.biendong.net/goc-khuat-trung-hoa/13543-tq-cong-bo-dai-ke-nghin-nam-toi-mat-cua-ong-tap-can-binh.html
http://www.biendong.net/goc-khuat-trung-hoa/13543-tq-cong-bo-dai-ke-nghin-nam-toi-mat-cua-ong-tap-can-binh.html
No comments:
Post a Comment