Saturday, June 3, 2017
VĂN QUANG * NGÀY THÁNG CHƯA QUÊN
Hồi ký Văn Quang: Ngày tháng chưa quên
Chuyện “Văn nghệ và phú lít”
Trong thời kỳ đó tôi viết một phóng sự tếu, diễn tả về cái tài bắt chước đủ thứ giọng người của nghệ sĩ Trần Văn Trạch rất ăn khách nổi tiếng trên các sân khấu và lồng tiếng trong nhiều phim. Sơ lược truyện đó tôi tóm tắt một đoạn ngắn bạn đọc cho vui.
“Thằng nhà báo viết một vở kịch vớ vẩn chọc quê một toán cảnh sát (thời Tây gọi là phú lít) bắt nhầm một anh nghệ sĩ chuyên đóng kịch, đêm cuối năm hết tiền bèn đóng cửa nằm nhà. Buồn tình anh nghệ sĩ giả tiếng năm người ngồi đánh phé, một canh phé trong tưởng tượng rất lớn, ăn thua cả trăm triệu đồng.
Thầy phú lít đi tuần ngang qua đó, nghe có tiếng sát phạt trong phòng liền báo tin cho cả trung đội đến bao vây. Nhưng khi vào căn phòng nhỏ như cái tổ chim chỉ thấy mỗi mình anh nghệ sĩ ngồi trên bàn, cỗ bài còn đó song tiền nong và người chơi bài thì chẳng thấy đâu. Cả toán sục sạo tìm kiếm khắp mọi xó xỉnh cũng chẳng thấy gì. Tra hỏi kiểu nào anh chàng nghệ sĩ chỉ vào cái mồm, một mực khai rằng anh ta đánh bài một mình, thua được một vài trăm triệu là ít đấy.
Thầy phú lít tức quá bèn lôi anh nghệ sĩ về bót cùng tang vật là một cỗ bài cũ mèm. Anh nghệ sĩ tỉnh bơ nằm ngủ trong bót. Đến đêm anh ta buồn tình lại đóng kịch giả một sòng bài lớn hơn ngay trong nhà giam của bót phú lít. Ông trưởng ty nghe tiếng sát phạt lấy làm lạ bèn rình xem. Nhưng khi nhận ra anh nghệ sĩ này vốn là một tay chuyên nghề đóng kịch và lồng tiếng trong phim thì biết ngay là bị hố to, ông ta vội vàng mở khóa và xin lỗi anh nghệ sĩ vì sự lầm lẫn của đàn em. Nhưng anh nghệ sĩ tuyên bố là sẽ kiện cả cái ty cảnh sát này về tội bắt người không tang chứng. Làm tội ông trưởng chi phải năn nỉ mãi anh nghệ sĩ mới chịu không kiện nữa với điều kiện là trong ba ngày Tết này, mỗi bữa phải mang đủ cơm rượu đến tận phòng cung phụng anh ta mới bỏ qua…”
Trong thời kỳ đó tôi viết một phóng sự tếu, diễn tả về cái tài bắt chước đủ thứ giọng người của nghệ sĩ Trần Văn Trạch rất ăn khách nổi tiếng trên các sân khấu và lồng tiếng trong nhiều phim. Sơ lược truyện đó tôi tóm tắt một đoạn ngắn bạn đọc cho vui.
“Thằng nhà báo viết một vở kịch vớ vẩn chọc quê một toán cảnh sát (thời Tây gọi là phú lít) bắt nhầm một anh nghệ sĩ chuyên đóng kịch, đêm cuối năm hết tiền bèn đóng cửa nằm nhà. Buồn tình anh nghệ sĩ giả tiếng năm người ngồi đánh phé, một canh phé trong tưởng tượng rất lớn, ăn thua cả trăm triệu đồng.
Thầy phú lít đi tuần ngang qua đó, nghe có tiếng sát phạt trong phòng liền báo tin cho cả trung đội đến bao vây. Nhưng khi vào căn phòng nhỏ như cái tổ chim chỉ thấy mỗi mình anh nghệ sĩ ngồi trên bàn, cỗ bài còn đó song tiền nong và người chơi bài thì chẳng thấy đâu. Cả toán sục sạo tìm kiếm khắp mọi xó xỉnh cũng chẳng thấy gì. Tra hỏi kiểu nào anh chàng nghệ sĩ chỉ vào cái mồm, một mực khai rằng anh ta đánh bài một mình, thua được một vài trăm triệu là ít đấy.
Thầy phú lít tức quá bèn lôi anh nghệ sĩ về bót cùng tang vật là một cỗ bài cũ mèm. Anh nghệ sĩ tỉnh bơ nằm ngủ trong bót. Đến đêm anh ta buồn tình lại đóng kịch giả một sòng bài lớn hơn ngay trong nhà giam của bót phú lít. Ông trưởng ty nghe tiếng sát phạt lấy làm lạ bèn rình xem. Nhưng khi nhận ra anh nghệ sĩ này vốn là một tay chuyên nghề đóng kịch và lồng tiếng trong phim thì biết ngay là bị hố to, ông ta vội vàng mở khóa và xin lỗi anh nghệ sĩ vì sự lầm lẫn của đàn em. Nhưng anh nghệ sĩ tuyên bố là sẽ kiện cả cái ty cảnh sát này về tội bắt người không tang chứng. Làm tội ông trưởng chi phải năn nỉ mãi anh nghệ sĩ mới chịu không kiện nữa với điều kiện là trong ba ngày Tết này, mỗi bữa phải mang đủ cơm rượu đến tận phòng cung phụng anh ta mới bỏ qua…”
Sau khi tôi viết bài này một ông Trung Tá Quân Đội biệt phái sang cảnh
sát đem trình với sếp lớn. Ông Cảnh sát trưởng tức tốc cho đàn em đến
bắt tôi lên gặp. Ông hỏi lung tung cố tình hành hạ tôi suốt một tuần lễ
liền, sáng 8 giờ lên phòng làm việc của Cảnh Sát Quận 3, 12 giờ về, 2
giờ chiều lại lên. Anh Phó Trưởng Phòng đích thân hỏi tội tôi. Gán cho
tôi đủ thứ tội. Nhưng cuối cùng chẳng kiếm ra tội gì phạm pháp luật. Tôi
cũng nói ngay “Tôi làm cái gì mà pháp luật không cấm, có thế thôi.
Nhiệm vụ của các anh là tô sen vẽ hồng cho chế độ, còn tôi có ăn lương
nhà nước đâu, tôi làm cho báo trả lương tôi viết cái gì cần viết và phải
viết”. Anh Phó Phòng cay cú nhưng cũng chẳng làm gì được. Nhưng anh ta
vẫn phê vào biên bản “Phạm tội vi phạm internet – Phạt 1 triệu đồng”.
Tôi không hiểu tội vi phạm ineternet là thứ tội gì, chắc mấy ông luật sư
cũng chẳng hiểu được cái lối làm chầy làm cối của mấy tay này. Nhưng có
anh CA đèo tôi đi nộp phạt ở một ngân hàng nhà nước và có biên lai đàng
hoàng. Tôi còn giữ cái biên lai khôi hài ấy suốt mấy năm.
Từ đó tôi bị theo dõi sát nút, bài vở thư từ qua internet cũng bị “phòng
đặc biệt” của sở Cảnh Sát chuyên về vi tính chi nhận đầy đủ. Tôi không
biết nên cứ phây phây làm việc của mình. Thế nên một lần khác tôi lại bị
tóm.
Tôi bị tóm và tịch thu hết máy móc
Tôi thường thức dậy rất sớm vào internet đọc báo xem thư. Hôm ấy bỗng
đường dây internet cứng đơ, không động đậy. Gọi điện thoại máy kêu bíp
bíp rồi êm re luôn. Tôi chẳng hiểu tại sao. Khoảng 8 giờ sáng, bỗng một
toán cảnh sát vài chục anh kéo đến xông vào nhà tôi trên chúng cư tôi
đang ở. Họ hùng hổ như đi bắt cướp. Kéo nhau vào sục sạo khắp nhà, từ
cái ngăn kéo tủ đến gầm giường. Có cái máy móc nào họ lôi ra hết, đóng
vào thùng khuân xuống xe kể cả mấy cái máy computer, máy chụp hình, điện
thoại. Cả xóm kéo nhau ra xem, họ tưởng tôi là tội phạm nặng lắm. Họ
bắt tôi mang ra xe. May mà không còng tay, chỉ có hai cậu lực lưỡng ngồi
sát hai bên đề phòng tôi nhảy xuống trốn.
Về đến ty cảnh sát, họ tống tôi vào một căn phòng hẹp vắng hoe. Một lát
sau một anh khệnh khạng cầm tập hồ sơ vào. Anh ta bắt đầu cuộc hỏi cung.
Lôi ra một đống bài tôi viết. Một anh chuyên viên lôi máy computer của
tôi ra lục lọi tìm mói thứ kể cả hình ảnh và thư riêng. Sau đó anh in ra
từng bài và bắt tôi ký tên xác nhận bài đó là của tôi. Tôi nhìn lướt
qua rồi ký thì ký. Tôi vẫn tin là mình làm đúng pháp luật không cấm.
Đến 12 giờ trưa họ cho tôi về, chiều lại đến. Cứ như thế suốt một tuần,
họ thay nhau hỏi cung, lúc nhẹ nhàng cười cợt, lúc kết tội rất căng. Đó
là kiểu khủng bố tinh thần để làm mất tinh thần đối thủ. Có khi một anh
CA từ Thành Phố được giới thiệu là “sếp lớn” xuống hỏi cung. Vẫn cái
kiểu nửa mặn nửa nhạt đó, văn minh hơn một tí là cho tôi hút thuốc lá ba
số 5, nhưng khi đứng lên, anh ta đi thẳng. Tôi lại phải móc túi trả
tiền cà chầu cà phê và bao thuốc lá 3 số 5. Anh ta láu cá lắm, yêu cầu
tôi nếu bạn bè nước ngoài hỏi thì phải nói được đối xử đàng hoàng. Bởi
tin tôi bị cảnh sát tóm đã được một anh Thông Tín Viên của báo nước
ngoài loan tin rồi. Nhiều báo đã đăng. Bạn bè và độc giả của tôi chú ý
theo dõi tình hình. Anh ta bắt tôi viết cái e mail cho bạn bè là “được
đổi xử tử tế đừng loan tin vội”.
Cuối cùng là Cảnh Sát yêu cầu tôi ngưng viết bài ra nước ngoài. Thật ra
lúc đó có muốn viết cũng không viết được, mất hết computer và cắt hết
internet lấy gì mà viết. Bạn bè tôi ở nước ngoài hỏi thăm và sẵn sàng
yểm trợ. Nhưng còn đường internet lúc đó tôi thuê của VNN và hãng này
cho tôi biết họ được lệnh không cho tôi thuê đường dây nữa. Với biết bao
trở ngại, tôi đành thúc thủ suốt gần một năm, không viết lách gì được.
Anh CA gộc bảo tôi có viết thì viết báo trong nước, anh ta sẵn sàng giới
thiệu, báo nào cũng được. Tôi thẳng thắn trả lời “Tôi chỉ đá một chân,
không thể viết báo trong nước được. Viết kiểu của tôi chẳng báo náo
trong nước dám đăng đâu. Xin miễn”. Cho đến bây giờ cứ thấy tên tôi
trong bất kỳ bài nào của ai, báo VN cũng gạch bỏ liền. Quả thật điều này
không làm tôi phật ý mà ngược lại tôi còn khoái vì sao họ sợ mình đến
thế?
Nhưng cái “nghiệp” đã bám vào thân, tôi không chịu nổi, lại tìm cách tự
đứng dậy. Con cháu gửi tiền về mua computer và tìm một dịch vụ khác thuê
đường dây internet. Tôi nhờ anh Hồng Dương ở Mỹ mua giùm cái máy chính
hãng ở Mỹ bảo đảm hơn hàng VN nhiều khi là hàng giả của Tàu.
Nếu không viết mình sẽ bị đè bẹp gí, tội gì không viết khi còn viết
được. Trước hết tôi không viết theo kiểu cũ đã bị “cấm”. Tôi trả lời thư
độc giả qua mấy tờ báo, viết kiểu này thì “không có tội với nhà nước”.
Nghĩ là nghĩ thế thôi chứ khi muốn bắt tội thì họ có đủ cách đủ trò kết
tội. Nhưng tôi cũng “uống thuốc liều rồi” cứ viết tới đâu thì tới. Già
rồi nếu bị bắt bị nhốt chắc chỉ vài tháng là chết, tôi không sợ. Chắc họ
cũng hiểu điều đó và nếu bắt tôi họ sẽ mang tiếng “đàn áp” bịt miệng
những nhà văn nhà báo độc lập.
Rồi dần dà, tôi lại viết theo lối cũ nhưng khác đi một tí là “Văn Quang –
Viết từ Sài Gòn”. Song nhiều báo nước ngoài vẫn lấy cái tiêu đề cũ “lẩm
Cẩm Sài Gòn Thiên Hạ Sự”. Thôi thì tiêu đề nào cũng được, miễn là có
bài của tôi.
Tại sao tôi muốn sống ở Lộc Ninh
Để có thể sống thoải mái hơn hàng ngày tránh tiếng ồn ào của thành phố
và có thể ra khỏi “tầm ngắm” của CA thành phố, tôi về vùng quê, tính
kiếm mua một ngôi nhà nhỏ vừa là nơi an dưỡng lúc tuổi đã về chiều. Tôi
đã đi Long Khánh, Bình Dương và Lộc Ninh vài lần. May được bà Thụy Vũ
vốn là bạn già của bà xã tôi giới thiệu cho một căn nhà giá cả tương đối
rẻ hơn những nơi khác.
Căn nhà này cách thị xã Lộc Ninh khoảng 4 cây số. Đó là một làng quê, có
một thời trồng hạt tiêu một vốn bốn lời nên dân ở đây xúm vào phá vườn
trồng tiêu. Nhưng gặp anh Tàu chơi ác, nó không mua tiêu nữa nên rớt giá
ầm ầm. Đang từ 100đ/1kg còn 70 rồi 50 rồi chẳng ai hỏi mua nữa. Thế là
người dân bị một vố đau. Trồng tiêu lỗ bán không đủ vốn. Vườn tiêu xơ
xác nằm đợi chết. Một ông trong làng có con học ở Sài Gòn muốn bán ngay
khu đất nhà mình. Tôi vào xem, cái nhà của người chủ chỉ là căn nhà nhỏ,
vách ván, mái tranh. Khu vườn khá rộng đúng 5.600m2. Chiều ngang 30m
chiều dài gần 200m. Cuối cùng là một con suối chảy ngang. Tất cả nằm
trong vùng thấp, xa hơn là dẫy núi, có nhiều khe nước chảy dài xuống
cánh rừng.
Ở đây đã có đường nhựa và đèn điện vào tận nhà và có đường dây internet. Rất thuận tiện cho công việc của tôi.
Ông chủ nhà muốn bán nên không nói thách. Ông cho giá bán là 200 triệu
VNĐ (thời giá lúc đó khoảng 13 ngàn USD). Tôi trả đúng 170 ngàn (bằng 10
ngàn USD). Dùng dằng mãi tới khi tôi ra nhà bà Thụy Vũ nghỉ trưa thì
ông gọi điện thoại bằng lòng bán. Chúng tôi thỏa thuấn trả tiền bằng USD
tại Sài Gòn.
May nhờ có cô hàng xóm lám ở cơ quan thuế vụ nên rất nhanh. Chỉ ít ngày
sau chúng tôi hoàn thành mọi thủ tục sang tên đất và nhà. Việc đầu tiên
của tôi là phá căn nhà cũ đi làm căn nhà mới cũng nhỏ thôi. Chỉ cần có
hai phòng và một phòng khách chung với phòng làm việc. Mẫu thiết kế nhà
tôi tự vẽ lấy theo ý mình và thuê đám thợ ngay tại địa phương xây dựng,
rẻ hơn thợ nơi khác rất nhiều. Xây ngôi nhà xong chỉ mất hơn 10 ngàn USD
(100 USD hồi đó được 17 triệu tiền VN). Tôi viết nhiều cho báo nước
ngoài và các con các cháu ở Mỹ gửi về cho cùng với số vốn của bà xã tôi
nên tôi cứ tà tà đào ao thả cá, nhổ hết tiêu trồng măng cụt Thái, bán
rất có giá. Cuộc đời tưởng được bình an dưỡng già. Tôi có hai ông hàng
xóm ở sát cạnh nhà và cũng cỡ tuổi tôi thường qua lại coi như tri kỷ.
Nhưng ba năm sau, ông hàng xóm chúng tôi họi là ông Ba Tân bỗng bị đột
quỵ, thời kỳ đó Lộc Ninh chưa có bệnh viện, mang ra bệnh viện của lính
Biên Phòng, bác sĩ chẳng biết thật hay rởm cấp cứu xong cho về nhà. Chỉ
10 phút sau ông lăn quay ra chết.
Đám tang ông Ba Tân được chừng gần 1 năm thì ông hàng xóm Ba Tỵ cũng lại
bị đột quỵ đúng vào ngày 30 Tết, mang về đến bệnh viện Sài Gòn, bác sĩ
chưa kịp cấp cứu lại lăn quay ra chết. Thế là hai ông hàng xóm đều chết
vì đột quỵ.
Tôi sợ quá vội bán gấp căn nhà mới xây được ba năm, trở về căn nhà trên
chung cư cũ may mà tôi còn giữ lại chưa bán. Tôi nhớ đã hai lần tôi phải
vào bệnh viện cấp cứu, một lần vì bệnh u tiền liệt tuyến, nếu không cấp
cứu ngay sẽ bị vỡ bọng đái chết không kịp ngáp. Một lần đang đêm bị cảm
nặng, sáng không dậy được, suốt ngày không ăn không uống gì được, cứ ăn
vào lại ói ra. Nhà tôi đến bệnh viện rất gần, chỉ 15 phút xe ôm hay
taxi. Nằm bệnh viện gần 2 tuần mới khỏi. Nếu tôi còn ở Lộc Ninh chắc
cũng “ra đi” như hai ông hàng xóm thôi.
Chung cứ đó tôi còn ở đến bây giờ. Tôi bán được căn nhà trên Lộc Ninh
khá nhanh. Một ông ở Úc về VN muốn mua nhà, được cô em giới thiệu nhà
tôi, ông thích ngay. Tôi nói giá 70 ngàn USD, ông không thèm mặc cả, ông
đến tìm tôi ở Sài Gòn mang theo đủ 70 ngàn USD trao tay. Khi nói chuyện
tôi hiểu ra rằng ông đã xem hình ảnh và video căn nhà của tôi do báo
Văn Nghệ Úc về thăm phỏng vấn tôi trên căn nhà đó. Chắc ông là dân có
tiền ở Úc muốn về VN hưởng lạc, bà vợ chỉ biết tụng kinh gõ mõ, không về
VN, mặc cho ông muốn làm gì thì làm. Ông có mục đích của ông, mỗi người
một ý thích, tôi không bàn đến.
Tôi mang số tiền ấy đổi thành tiền VN mang gửi ngân hàng vừa tránh tiền
VN mất giá vừa có thêm tiền chi tiêu hàng tháng đỡ phải lo.
Tôi rảnh rang đi học computer ở một trường chuyên nghiệp, tưởng học cho
biết rồi mê luôn. Học liền 3 năm. Computer ở VN hồi đó còn hiếm lắm. Học
xong tôi phải nhảy ra hãng cho thuê computer học thêm. Ngồi chờ thuê
máy dài người, máy đen trắng 30 ngàn một giờ, máy màu 40 ngàn. Càng học
càng thấy thích. Học Dos chứ chưa có Microsoft. Vậy mà sau đó tôi cũng
thành nghề làm lay-out vi tính cho mấy nhà xuất bản và cả tư nhân. Có
mấy đứa cháu và mấy cô cậu học trò đến học, chúng tôi đánh máy vi tính
thuê cho đủ loại sách báo. Kiếm ăn được lắm. Đời sống khá ung dung.
Trong lúc đó lại có cái lệnh được đi H.O. dành cho các sĩ quan có 3 năm
tù cái tạo trở lên. Tôi ở tù cải tạo 12 năm, 2 tháng, 26 ngày, thừa điều
kiện đi H.O. Nhưng vì chuyện riêng gia đình gửi giấy bảo lãnh nên tôi
không đi nữa. Chuyện gia đình rất nhiều điều tế nhị, tôi không viết ở
đây. Hơn thế tôi đang sống cùng người đàn bà khác không hôn thú làm sao
cùng đi được, không lẽ tôi bỏ lại tất cả đi một mình. Đến ngày ra được
phía Mỹ phỏng vấn, tôi quyết định không đi nữa làm người phỏng vấn hết
sức ngạc nhiên. Ông ta khuyên tôi nên đi sang ở với con. Tôi vẫn lắc đầu
“Cảm ơn, tôi không đi”. Ông ta dặn tôi bất cứ khi nào cần gửi giấy sang
văn phòng H.O ở Thái Lan sẽ được giải quyết ngay.
Tôi ra về mà thật ra vẫn còn chút băn khoăn “làm thế có đúng không”. Dù
sau này có một vài lần văn phòng H.O ở Thái Lan gửi giấy hỏi tôi có muốn
đi không. Tôi vẫn trả lời “Cảm ơn, tôi không đi”. Vả lại cuộc sống của
tôi đã ổn định rồi, các con cháu tôi ở Mỹ cũng ghé về thăm thường xuyên.
Thế là hạnh phúc rồi, cần gì đi đâu nữa. Còn cuộc đời viết lách của tôi
gặp nhiều khó khăn, tôi sẽ phải vượt qua. Có sống ở đây, có thường
xuyên nhìn thấy cuộc đời và tâm tư người dân, hòa mình với “dòng thác lũ
đục ngầu” mới viết đúng được. Tôi phải sống như người lính chưa bao giờ
bỏ ngũ, chưa bao giờ đào ngũ làm tiếp nhiệm vụ của mình. Ý chí ấy bén
rễ trong tôi từ ngày vào quân đội với tâm niệm “quân đội, danh dự, trách
nhiệm”. Tôi tin rằng các bạn của tôi dù ở bất cứ đâu cũng còn mang
chung tâm niệm ấy cho đến cuối cuộc đời. Ở đây còn nhiều hình ảnh đau
thương của những anh em Thương Phế Binh VNCH sống vất vưởng lang thanh
ngoài vỉa hè xó chợ. Tôi đã từng gặp những người bạn đồng đội ấy, chia
sẻ với họ và kêu gọi mọi người chung tay giúp đỡ.
Lại cũng chính vì công việc này tôi bị CA cấm viết về Thương Phế Binh
VNCH. Tôi đã từng bị khủng bố tinh thần, bị xuyên tạc dọa dẫm bằng đủ
thứ từ tin nhắn điện thoại của những kẻ ẩn danh đến những thủ đoạn vu
khống trắng trợn không bằng cớ, những tên này không bao giờ dám gặp tôi
để đối chứng. Chúng lại hẹn tôi đến gặp tại căn nhà số… Tôi đến đó là
trụ sở của CA Phường 21 Quận Bình Thạnh. Tôi biết đó là cái bẫy cho tôi
bị bắt quả tang còn liên lạc với thương phế binh VNCH.
Hồi ký Văn Quang : Ngày tháng chưa quên (2)
(Tiếp theo Thời Báo thứ Năm 2423 ngày 20/04/2017)
Thưa bạn đọc,
Đây không phải là cuốn hồi ký đúng nghĩa mà chỉ là một số đoạn trong những ngày tháng rời xưa cũ, vào tuổi 85 tôi viết lại cho chính mình. Một góc nào đó cho con cháu giữ lại, một phần nào đó cho các bạn trẻ VN nhìn thấy những thăng trầm biến đổi, những yêu thương hờn giận, những thất bại và thành công, những bất ngờ ập xuống, những kỳ lạ trong cuộc sống mà chính tôi cũng không giải thích được. Đặc biệt là với những năm viết văn, làm báo cùng những cung bậc thăng trầm trong cái thế chênh vênh của tôi. Làm thế nào tôi có thể tự vươn mình đứng dậy. Đó không phải là một bài học kinh nghiệm mà chỉ là những mẩu chuyện để các bạn trẻ xem qua rồi tự chọn lựa con đường của mình nếu thật sự các bạn ấy thích viết văn làm báo. Tôi nghĩ đó cũng là điều không vô ích. Trong mỗi trường hợp tôi chỉ trích một bài viết tượng trưng như một loạt bài tôi đã viết về anh em Thương Binh VNCH, bài về anh Thương Binh tự thiêu, nhiều kỷ niệm về bạn bè đã mất, về Chú Tư Cầu Lê Xuyên, những ngày ở Lộc Ninh, về tính cách đặc biệt của nhà văn Thụy Vũ…
Vào tuổi tôi, có lẽ viết hồi ký là quá muộn bởi khi quên khi nhớ, chuyện lớn không nhớ lại nhớ chuyện nhỏ hơn. Tuy nhiên nhớ gì viết nấy, cố sống lại cho đúng cảm xúc trung thực của mình từng giai đoạn. Có thể có vài sai sót trong những số liệu hoặc năm tháng, đó là thứ bệnh của tuổi già. Mong bạn đọc bổ khuyết hoặc vui lòng thông cảm cho. Viết lại cả cuộc đời không biết nên bắt đầu từ đâu. Có lẽ tôi nên bắt đầu từ thuở ấu thơ với những gì tôi còn nhớ được.
Văn Quang
Cần phải liều một tí
Ở đây tôi muốn nói khi còn trẻ gặp tình yêu đầu tiên, đôi khi bạn cần phải “liều” nếu thật sự đó là tình yêu. Bạn hãy nhìn thẳng vào trái tim mình, đứng trốn tránh. Nếu bạn cứ lừng khừng con bướm sẽ bay mất. Và biết đâu đấy, người con gái bạn đang theo cũng sẽ cho bạn là “ngốc” như tôi đã bị cô bạn cũ mắng yêu. Bạn sẽ hối hận. Nhưng nếu bị từ chối thẳng thừng bạn nên “biến ngay” đừng suồng sã quá, sẽ hạ thấp nhân phẩm của bạn. Cuộc đời này còn thiếu gì người đẹp bạn sẽ gặp. Đó không phải là lời tự an ủi mà là sự thật. Một đàn anh tôi “dạy” khi tôi còn trẻ và đang bị một cú gần như thất tình. Đàn anh này nói: “Phương thuốc nhiệm màu nhất cho những anh thất tình là có người yêu khác”. Nghe có vẻ hơi “Sở Khanh”. Hơi thôi vì có được đáp lại đâu mà phản bội. Phản bội mới là đáng tội. Tôi đã thực hành và quả là đúng. Tôi lại tỉnh táo sống bằng tình yêu mới. Tôi không tin là đã làm đúng nhưng không hối hận.
Khi tôi mới bước chân vào nghề làm báo, lúc đó tôi được bạn bè ở Hà Nội như Văn Thế Bảo, Trần Đỗ, Nam Tê giới thiệu cho tôi làm thông tín viên cho tờ báo Thân Dân của cụ Nguyễn Thế Truyền. Làm thông tín viên có nghĩa là hằng ngày chỉ đến mấy ty cảnh sát và tòa án lấy tin tức lặt vặt gửi theo xe đò lên tòa báo ở Hà Nội. Những thứ tin tức như thế, các đàn anh gọi là tin “xe cán chó”. Vậy mà cũng có chuyện mấy đàn anh ở cùng thành phố chèn ép, vặn vẹo vì cạnh tranh. Nói thẳng ra trong nghề viết văn làm báo cũng có nhiều khi bạn bị chèn ép, bị ganh tị, bị đá móc…
Theo tôi, bạn cần phải tin ở mình, không cần trả lời những gì không đáng, không tranh cãi cho mất thì giờ. Bạn cần phải đứng vững trên đôi chân của mình và hãy tin rằng bạn làm đúng. Khi đó bạn cứ “đường ta ta đi”, có như thế bạn mới sống trong “nghề” được. Tôi đã vượt qua con đường ấy khi mới ra lò. Tôi mạnh dạn viết bài gửi cho tuần báo Cải Tạo của ông Phạm Văn Thụ. Sau đó truyện dài đầu tay của tôi được đăng trên báo Thân Dân. Tiền nhuận bút cả cuốn truyện được hơn một ngàn đồng. Tiền nhuận bút đầu tiên trong cuộc đời tôi đấy.
Cái thân hình 38 ký vào lính
Vào năm 1953, tháng 9, tôi nhận được lệnh “Động viên dưới cờ” của Quốc Trưởng Bảo Đại. Đang dạy học, bỗng có hai anh cảnh sát đứng chặn ngay hai bên cửa ra vào. Tôi chẳng hiểu chuyện gì xảy ra. Hai anh cảnh sát nói “thầy cứ dạy cho xong giờ đi”. Tôi còn hồn vía nào mà giảng bài. Tôi chấm dứt giờ học, hai anh cảnh sát đưa tôi ra xe về đồn. Tống tôi vào nhà tạm giam với mấy tay trộm cướp nhì nhằng. Một thằng dáng chừng là “đầu nậu” hỏi: “Thằng kia, mày làm gì mà vào đây?”. Tôi nói “Trốn động viên”. Nó chửi: “Mẹ mày làm quan không muốn lại muốn vào nhà đá”. Tôi đành lặng yên.
May có ông hiệu trưởng trường tôi biết tôi chỉ bị động viên thôi, ông này quen với ông thị trưởng Lê Quang Luật nhờ bảo lãnh cho tôi về nhà. Ông Luật đưa xe về tận nhà và nói: “Mai ông theo xe lên Hà Nội trình diện đấy kẻo mang tiếng cho tôi”.
Thế là hôm sau tôi phải khăn gói lên Hà Nội trình diện. Bạn bè tôi nói: “ Ông gầy còm thế này ai bắt ông vào lính mà sợ”. Tôi yên chí đến phòng gọi nhập ngũ trình diện, khi cân đong đo đếm, tôi chỉ có 38 ký, tưởng thoát. Cầm tờ giấy ghi kết quả tôi thấy chỉ vỏn vẹn có hai chữ “SS” còn của mấy anh khác khỏe hơn có hai chữ “SA”. Tôi chẳng biết ký hiệu ấy là gì, bèn đi hỏi. Một ông thiếu úy giải thích “SA” là “Sevice Armer” tức là “lính chiến đấu, còn tôi có chữ “SS” là “Service Sédentaire” là lính văn phòng.
Xin nói rõ đó là thời kỳ chiến tranh Việt Pháp đang mở rộng khắp các chiến trường, nhu cầu quân đội rất cao. Ngoài trường Võ Bị Đà Lạt còn mở thêm trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, khóa tôi là khóa 4 lên đến hơn ngàn người. Công chức, sinh viên động viên hết. Trường Thủ Đức không đủ chỗ phải gửi khóa phụ (sau khóa tôi 3 tháng) lên Trường Võ Bĩ Đà Lạt học.
Thế là tôi bị giữ lại, đưa vào trại Ngọc Hà. Giấy tờ căn cước bị tịch thu hết chẳng khác gì ở tù. Tôi gặp Nguyễn Năng Tế dân Hà Nội ở đây. Hai thằng nằm gần nhau, Tế tâm sự “Tớ có con bồ đi ngoài kia, làm thế nào ra gặp được”. Tôi nhìn ra đường thấy một tiểu thư đi đi lại lại trên con đường dài. Tôi nói với Tế chuồn sang chỗ thằng lính Tây gác cổng nhà ông quan ba Tây, cho nó tí tiền may ra nó cho ra, cậu không có giấy tờ gì không trốn được đâu. Mà thời đó trốn đi đâu? Ra hậu phương là lãnh đạn rồi cũng đi lính. Tội gì mà trốn.
Tế chuồn ra gặp bồ, sau này tôi mới biết bồ của Tế là Kiều Chinh hồi chưa là diễn viên điện ảnh nổi tiếng. Nhưng là người đẹp Hà Nội thì cũng khá nổi tiếng rồi.
Sáng sớm mai đúng giờ thằng lính Tây gác, Tế lại vào trại Ngọc Hà.
Ngay sáng hôm sau chúng tôi lại được xe chở ngược lại Hải Phòng ra phi trường Cát Bi, đẩy lên máy bay quân sự vào Nam. Đến Sài Gòn vào lúc nhá nhem tối. Đoàn xe GMC chờ sẵn chạy như bay vào Thủ Đức. Đêm về nằm dưới nhà tôn tạm thời chờ phân chia đại đội. Nghe mấy bà ở trại gia binh rao hàng “bánh thầy, guốc thầy” tôi ớ mặt chẳng biết họ bán gì. Một anh bạn vùng Cái Vồn giảng cho tôi “họ bán bánh để ăn và guốc để đi trên sàn nhà cát”.
Hôm sau chúng tôi mới được chia về cho từng đại đội. Tôi chỉ biết mình thuộc Đại Đội 3, Trung Đội 9.
Tôi là lính nhảy dù, là sĩ quan commando!
Đại Đội tôi do một ông Trung Úy người Pháp chỉ huy, tôi còn nhớ tên ông ấy là Bardet, thuộc binh chủng Nhảy Dù Pháp. Lại đúng lúc Quân Đội thành lập Sư Đoàn Nhảy Dù. Thế là toàn trung đội 9 của tôi biến thành Trung Đội học nhảy dù. Khi tôi lên khám sức khỏe, mấy ông bác sĩ quân y trẻ cười ngất, phán: “Anh mà nhảy dù thì anh bay mất tiêu, có 38 ký nhảy ở nhà”. Thế là tôi được phê ngay chữ “Inapte” tức là “sổ toẹt” không được đi lính nhảy dù. Vài hôm sau tôi được chuyển sang trung đội khác cũng trong Đại Đội 3. Tôi tưởng thế là thoát bởi hồi đó chiến dịch Điện Biên Phủ đang gay cấn, ra trường mà làm lính nhảy dù vào thời kỳ này là… dễ chết lắm Tôi hơi yên tâm sẽ là lính bộ binh may ra được làm văn phòng.
Thế nhưng toàn Đại Đội 3 của tôi lại được lệnh xuống tàu ra miền Bắc, học Stage Commandos ở Vật Cháy. Hai tháng học Comandos ở đây quả là “thần sầu” khiếp đảm đối với một anh loắt choắt như tôi. Đi cầu khỉ, tập leo núi, hành quân trong đường rừng với bản đồ… Viên sĩ quan chỉ huy trường Commandos người Pháp nói thẳng “Ở đây, ăn ít làm nhiều. Mỗi khóa có chỉ tiêu được phép tử vong 6%”. Có nghĩa là sinh viên nào cũng có thể chết khi huấn luyện, nhà trường không chịu trách nhiệm gì. Chúng tôi đều cố gắng theo học. May mà không chết thằng nào.
Hai tháng sau chúng tôi có cái mác lính Commandos Nord VN. Hồi đó lính Commandos nghe dữ dằn lắm, đội mũ béret đen, bên cạnh có cái huy hiệu tròn mang hình con hổ, chuyên đi hành quân ban đêm vào tận xóm làng truy lùng địch. Nghe đến tên commandos là sợ hết vía.
Tôi đã trở thành lính Commandos chính hiệu. Mặc dù trong giấy nhập ngũ của tôi là Service Sédentaire nhưng bất cần hồ sơ, lúc đó chỉ cần nhu cầu phục vụ chiến tranh.
Sau khóa học ở Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, tôi được đưa về Trường huấn luyện Hạ Sĩ Quan Quân Khu 4, đóng tại Suối Dầu cách thành phố Nha Trang 12 cây số. Tôi được giao nhiệm vụ làm Đại Đội Trưởng một Đại Đội khóa sinh, cũng là lính động viên học lớp này ra hạ sĩ quan. Sau dọn ra Đồng Đế cách TP Nha Trang có 5km.
Nhưng lại một chuyện trớ trêu khác, đúng thời kỳ Hiệp Định Génève chia đôi đất nước, trường Commandos Vật Cháy di chuyển vào Nam và Trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế biến thành Ecole Commandos như ở Vật Cháy trước kia.
Tôi lại được phân công làm Huấn Luyện Viên Commandos. Tôi phải gồng mình dạy các đại đội thám báo các sư đoàn về đây học. Cậu HLV nhóc cần có “uy” nên tôi cố làm ra vẻ “dân nhà nghề”, huấn luyện rất kỷ luật. Cuối khóa tôi phải đích thân dẫn một Đại Đội đi học xuyên rừng đúng 3 ngày 3 đêm liền. Ngày hành quân, tối tự kiếm chỗ dựng lều ngủ, lính gác đàng hoàng nếu không có thể bị địch tấn công bất ngờ. Ấy thế mà tôi vẫn hoàn thành nhiệm vụ cùng những HLV trẻ khác.
Nhảy sang ngành khác
Lại một chuyện bất ngờ nữa ập đên. Lúc đó cụ cố vấn Ngô Đình Nhu nhận thấy Quân Đội VNCH cần có một cơ quan Chiến Tranh Chính Trị để tạo lý tưởng cho toàn quân. Nha Tác Động Tinh Thần được thành lập ngay tại Bộ Quốc Phòng. Sau đổi thành Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị. Một ban soạn thảo bài học về Chiến Tranh Chính Trị được thành lập. Lúc đó mới chỉ có 3 bài là Binh Vận, Dân Vận và Địch vận. Mỗi bài chỉ vỏn vẹn có 1 trang giấy A4 quay roneo phát cho các Trường Huấn Luyện.
Trường của chúng tôi buộc phải chọn một người làm Tác Động Tinh Thần và huấn luyện mấy bài về chiến tranh tâm lý. Ông chỉ huy trưởng xem hồ sơ rồi gọi tôi lên giao nhiệm vụ với lý do là tôi đã từng dạy học, đã từng học Commandos. Thế là từ anh HLV tác chiến tôi lại nhảy sang làm anh huấn luyện viên về chiến tranh chính trị.
Khổ một nỗi là bài mỗi bài học chỉ có 1 trang giấy mà phải dạy suốt 3 tiếng. Dạy cái gì bây giờ? Đọc toàn bài chỉ mất nhiều lắm là 10 phút. Còn thừa thì giờ để làm gì? Tôi đành phải tán dóc với mấy đại đội lính đang học. Cái gì chứ tán dóc thì mấy anh lính nhà ta khoái lắm. Lựa đúng “chỗ ngứa” của tuổi trẻ tôi tán dóc như:
– “Nếu anh làm dân vận anh phải được lòng mọi người trong nhà, anh phải tán từ con chó nhà đó đến cô người làm, tán được cô chủ thì càng tốt, đúng không các cậu?”.
Lính vỗ tay rần rần. Tôi vừa giảng vừa cho tất cả các học viên góp ý kiến để kéo dài thì giờ. Tha hồ nói.
Bất ngờ là hôm đó có ông Giám Đốc Nha Tác Động Tinh Thần từ Sài Gòn ra thăm trường có ông Chỉ Huy Trưởng là bạn cùng quê. Ông Giám Đốc Nha Tác Động Tinh Thần lúc đó là Thiếu Tá Trần Văn Trung. Ông ngồi trên phòng Chỉ Huy Trưởng gần đó nghe lính vỗ tay loạn xạ, ông lắng nghe. Rồi sau đó ông gọi tôi lên văn phòng hỏi về lý lịch của tôi. Biết tôi dạy học và đã có thời kỳ làm anh ký giả mới ra lò, gửi bài đăng báo ở Hà Nội. Ông ngỏ ý muốn đưa tôi về làm ở Nha Tác Động Tinh Thần.
Chỉ một tháng sau tôi có lệnh thuyên chuyển gấp về Bộ Quốc Phòng. Về đến nơi tôi được đưa về Nha Tác Động Tinh Thần sau đổi thành Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị nằm ngay trên đường Norodom. Tổng cục Trưởng Trần Văn Trung đưa tôi về thẳng Phòng Báo Chí.
(Còn tiếp)
Thưa bạn đọc,
Đây không phải là cuốn hồi ký đúng nghĩa mà chỉ là một số đoạn trong những ngày tháng rời xưa cũ, vào tuổi 85 tôi viết lại cho chính mình. Một góc nào đó cho con cháu giữ lại, một phần nào đó cho các bạn trẻ VN nhìn thấy những thăng trầm biến đổi, những yêu thương hờn giận, những thất bại và thành công, những bất ngờ ập xuống, những kỳ lạ trong cuộc sống mà chính tôi cũng không giải thích được. Đặc biệt là với những năm viết văn, làm báo cùng những cung bậc thăng trầm trong cái thế chênh vênh của tôi. Làm thế nào tôi có thể tự vươn mình đứng dậy. Đó không phải là một bài học kinh nghiệm mà chỉ là những mẩu chuyện để các bạn trẻ xem qua rồi tự chọn lựa con đường của mình nếu thật sự các bạn ấy thích viết văn làm báo. Tôi nghĩ đó cũng là điều không vô ích. Trong mỗi trường hợp tôi chỉ trích một bài viết tượng trưng như một loạt bài tôi đã viết về anh em Thương Binh VNCH, bài về anh Thương Binh tự thiêu, nhiều kỷ niệm về bạn bè đã mất, về Chú Tư Cầu Lê Xuyên, những ngày ở Lộc Ninh, về tính cách đặc biệt của nhà văn Thụy Vũ…
Vào tuổi tôi, có lẽ viết hồi ký là quá muộn bởi khi quên khi nhớ, chuyện lớn không nhớ lại nhớ chuyện nhỏ hơn. Tuy nhiên nhớ gì viết nấy, cố sống lại cho đúng cảm xúc trung thực của mình từng giai đoạn. Có thể có vài sai sót trong những số liệu hoặc năm tháng, đó là thứ bệnh của tuổi già. Mong bạn đọc bổ khuyết hoặc vui lòng thông cảm cho. Viết lại cả cuộc đời không biết nên bắt đầu từ đâu. Có lẽ tôi nên bắt đầu từ thuở ấu thơ với những gì tôi còn nhớ được.
Văn Quang
Cần phải liều một tí
Ở đây tôi muốn nói khi còn trẻ gặp tình yêu đầu tiên, đôi khi bạn cần phải “liều” nếu thật sự đó là tình yêu. Bạn hãy nhìn thẳng vào trái tim mình, đứng trốn tránh. Nếu bạn cứ lừng khừng con bướm sẽ bay mất. Và biết đâu đấy, người con gái bạn đang theo cũng sẽ cho bạn là “ngốc” như tôi đã bị cô bạn cũ mắng yêu. Bạn sẽ hối hận. Nhưng nếu bị từ chối thẳng thừng bạn nên “biến ngay” đừng suồng sã quá, sẽ hạ thấp nhân phẩm của bạn. Cuộc đời này còn thiếu gì người đẹp bạn sẽ gặp. Đó không phải là lời tự an ủi mà là sự thật. Một đàn anh tôi “dạy” khi tôi còn trẻ và đang bị một cú gần như thất tình. Đàn anh này nói: “Phương thuốc nhiệm màu nhất cho những anh thất tình là có người yêu khác”. Nghe có vẻ hơi “Sở Khanh”. Hơi thôi vì có được đáp lại đâu mà phản bội. Phản bội mới là đáng tội. Tôi đã thực hành và quả là đúng. Tôi lại tỉnh táo sống bằng tình yêu mới. Tôi không tin là đã làm đúng nhưng không hối hận.
Khi tôi mới bước chân vào nghề làm báo, lúc đó tôi được bạn bè ở Hà Nội như Văn Thế Bảo, Trần Đỗ, Nam Tê giới thiệu cho tôi làm thông tín viên cho tờ báo Thân Dân của cụ Nguyễn Thế Truyền. Làm thông tín viên có nghĩa là hằng ngày chỉ đến mấy ty cảnh sát và tòa án lấy tin tức lặt vặt gửi theo xe đò lên tòa báo ở Hà Nội. Những thứ tin tức như thế, các đàn anh gọi là tin “xe cán chó”. Vậy mà cũng có chuyện mấy đàn anh ở cùng thành phố chèn ép, vặn vẹo vì cạnh tranh. Nói thẳng ra trong nghề viết văn làm báo cũng có nhiều khi bạn bị chèn ép, bị ganh tị, bị đá móc…
Theo tôi, bạn cần phải tin ở mình, không cần trả lời những gì không đáng, không tranh cãi cho mất thì giờ. Bạn cần phải đứng vững trên đôi chân của mình và hãy tin rằng bạn làm đúng. Khi đó bạn cứ “đường ta ta đi”, có như thế bạn mới sống trong “nghề” được. Tôi đã vượt qua con đường ấy khi mới ra lò. Tôi mạnh dạn viết bài gửi cho tuần báo Cải Tạo của ông Phạm Văn Thụ. Sau đó truyện dài đầu tay của tôi được đăng trên báo Thân Dân. Tiền nhuận bút cả cuốn truyện được hơn một ngàn đồng. Tiền nhuận bút đầu tiên trong cuộc đời tôi đấy.
Cái thân hình 38 ký vào lính
Vào năm 1953, tháng 9, tôi nhận được lệnh “Động viên dưới cờ” của Quốc Trưởng Bảo Đại. Đang dạy học, bỗng có hai anh cảnh sát đứng chặn ngay hai bên cửa ra vào. Tôi chẳng hiểu chuyện gì xảy ra. Hai anh cảnh sát nói “thầy cứ dạy cho xong giờ đi”. Tôi còn hồn vía nào mà giảng bài. Tôi chấm dứt giờ học, hai anh cảnh sát đưa tôi ra xe về đồn. Tống tôi vào nhà tạm giam với mấy tay trộm cướp nhì nhằng. Một thằng dáng chừng là “đầu nậu” hỏi: “Thằng kia, mày làm gì mà vào đây?”. Tôi nói “Trốn động viên”. Nó chửi: “Mẹ mày làm quan không muốn lại muốn vào nhà đá”. Tôi đành lặng yên.
May có ông hiệu trưởng trường tôi biết tôi chỉ bị động viên thôi, ông này quen với ông thị trưởng Lê Quang Luật nhờ bảo lãnh cho tôi về nhà. Ông Luật đưa xe về tận nhà và nói: “Mai ông theo xe lên Hà Nội trình diện đấy kẻo mang tiếng cho tôi”.
Thế là hôm sau tôi phải khăn gói lên Hà Nội trình diện. Bạn bè tôi nói: “ Ông gầy còm thế này ai bắt ông vào lính mà sợ”. Tôi yên chí đến phòng gọi nhập ngũ trình diện, khi cân đong đo đếm, tôi chỉ có 38 ký, tưởng thoát. Cầm tờ giấy ghi kết quả tôi thấy chỉ vỏn vẹn có hai chữ “SS” còn của mấy anh khác khỏe hơn có hai chữ “SA”. Tôi chẳng biết ký hiệu ấy là gì, bèn đi hỏi. Một ông thiếu úy giải thích “SA” là “Sevice Armer” tức là “lính chiến đấu, còn tôi có chữ “SS” là “Service Sédentaire” là lính văn phòng.
Xin nói rõ đó là thời kỳ chiến tranh Việt Pháp đang mở rộng khắp các chiến trường, nhu cầu quân đội rất cao. Ngoài trường Võ Bị Đà Lạt còn mở thêm trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, khóa tôi là khóa 4 lên đến hơn ngàn người. Công chức, sinh viên động viên hết. Trường Thủ Đức không đủ chỗ phải gửi khóa phụ (sau khóa tôi 3 tháng) lên Trường Võ Bĩ Đà Lạt học.
Thế là tôi bị giữ lại, đưa vào trại Ngọc Hà. Giấy tờ căn cước bị tịch thu hết chẳng khác gì ở tù. Tôi gặp Nguyễn Năng Tế dân Hà Nội ở đây. Hai thằng nằm gần nhau, Tế tâm sự “Tớ có con bồ đi ngoài kia, làm thế nào ra gặp được”. Tôi nhìn ra đường thấy một tiểu thư đi đi lại lại trên con đường dài. Tôi nói với Tế chuồn sang chỗ thằng lính Tây gác cổng nhà ông quan ba Tây, cho nó tí tiền may ra nó cho ra, cậu không có giấy tờ gì không trốn được đâu. Mà thời đó trốn đi đâu? Ra hậu phương là lãnh đạn rồi cũng đi lính. Tội gì mà trốn.
Tế chuồn ra gặp bồ, sau này tôi mới biết bồ của Tế là Kiều Chinh hồi chưa là diễn viên điện ảnh nổi tiếng. Nhưng là người đẹp Hà Nội thì cũng khá nổi tiếng rồi.
Sáng sớm mai đúng giờ thằng lính Tây gác, Tế lại vào trại Ngọc Hà.
Ngay sáng hôm sau chúng tôi lại được xe chở ngược lại Hải Phòng ra phi trường Cát Bi, đẩy lên máy bay quân sự vào Nam. Đến Sài Gòn vào lúc nhá nhem tối. Đoàn xe GMC chờ sẵn chạy như bay vào Thủ Đức. Đêm về nằm dưới nhà tôn tạm thời chờ phân chia đại đội. Nghe mấy bà ở trại gia binh rao hàng “bánh thầy, guốc thầy” tôi ớ mặt chẳng biết họ bán gì. Một anh bạn vùng Cái Vồn giảng cho tôi “họ bán bánh để ăn và guốc để đi trên sàn nhà cát”.
Hôm sau chúng tôi mới được chia về cho từng đại đội. Tôi chỉ biết mình thuộc Đại Đội 3, Trung Đội 9.
Tôi là lính nhảy dù, là sĩ quan commando!
Đại Đội tôi do một ông Trung Úy người Pháp chỉ huy, tôi còn nhớ tên ông ấy là Bardet, thuộc binh chủng Nhảy Dù Pháp. Lại đúng lúc Quân Đội thành lập Sư Đoàn Nhảy Dù. Thế là toàn trung đội 9 của tôi biến thành Trung Đội học nhảy dù. Khi tôi lên khám sức khỏe, mấy ông bác sĩ quân y trẻ cười ngất, phán: “Anh mà nhảy dù thì anh bay mất tiêu, có 38 ký nhảy ở nhà”. Thế là tôi được phê ngay chữ “Inapte” tức là “sổ toẹt” không được đi lính nhảy dù. Vài hôm sau tôi được chuyển sang trung đội khác cũng trong Đại Đội 3. Tôi tưởng thế là thoát bởi hồi đó chiến dịch Điện Biên Phủ đang gay cấn, ra trường mà làm lính nhảy dù vào thời kỳ này là… dễ chết lắm Tôi hơi yên tâm sẽ là lính bộ binh may ra được làm văn phòng.
Thế nhưng toàn Đại Đội 3 của tôi lại được lệnh xuống tàu ra miền Bắc, học Stage Commandos ở Vật Cháy. Hai tháng học Comandos ở đây quả là “thần sầu” khiếp đảm đối với một anh loắt choắt như tôi. Đi cầu khỉ, tập leo núi, hành quân trong đường rừng với bản đồ… Viên sĩ quan chỉ huy trường Commandos người Pháp nói thẳng “Ở đây, ăn ít làm nhiều. Mỗi khóa có chỉ tiêu được phép tử vong 6%”. Có nghĩa là sinh viên nào cũng có thể chết khi huấn luyện, nhà trường không chịu trách nhiệm gì. Chúng tôi đều cố gắng theo học. May mà không chết thằng nào.
Hai tháng sau chúng tôi có cái mác lính Commandos Nord VN. Hồi đó lính Commandos nghe dữ dằn lắm, đội mũ béret đen, bên cạnh có cái huy hiệu tròn mang hình con hổ, chuyên đi hành quân ban đêm vào tận xóm làng truy lùng địch. Nghe đến tên commandos là sợ hết vía.
Tôi đã trở thành lính Commandos chính hiệu. Mặc dù trong giấy nhập ngũ của tôi là Service Sédentaire nhưng bất cần hồ sơ, lúc đó chỉ cần nhu cầu phục vụ chiến tranh.
Sau khóa học ở Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, tôi được đưa về Trường huấn luyện Hạ Sĩ Quan Quân Khu 4, đóng tại Suối Dầu cách thành phố Nha Trang 12 cây số. Tôi được giao nhiệm vụ làm Đại Đội Trưởng một Đại Đội khóa sinh, cũng là lính động viên học lớp này ra hạ sĩ quan. Sau dọn ra Đồng Đế cách TP Nha Trang có 5km.
Nhưng lại một chuyện trớ trêu khác, đúng thời kỳ Hiệp Định Génève chia đôi đất nước, trường Commandos Vật Cháy di chuyển vào Nam và Trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế biến thành Ecole Commandos như ở Vật Cháy trước kia.
Tôi lại được phân công làm Huấn Luyện Viên Commandos. Tôi phải gồng mình dạy các đại đội thám báo các sư đoàn về đây học. Cậu HLV nhóc cần có “uy” nên tôi cố làm ra vẻ “dân nhà nghề”, huấn luyện rất kỷ luật. Cuối khóa tôi phải đích thân dẫn một Đại Đội đi học xuyên rừng đúng 3 ngày 3 đêm liền. Ngày hành quân, tối tự kiếm chỗ dựng lều ngủ, lính gác đàng hoàng nếu không có thể bị địch tấn công bất ngờ. Ấy thế mà tôi vẫn hoàn thành nhiệm vụ cùng những HLV trẻ khác.
Nhảy sang ngành khác
Lại một chuyện bất ngờ nữa ập đên. Lúc đó cụ cố vấn Ngô Đình Nhu nhận thấy Quân Đội VNCH cần có một cơ quan Chiến Tranh Chính Trị để tạo lý tưởng cho toàn quân. Nha Tác Động Tinh Thần được thành lập ngay tại Bộ Quốc Phòng. Sau đổi thành Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị. Một ban soạn thảo bài học về Chiến Tranh Chính Trị được thành lập. Lúc đó mới chỉ có 3 bài là Binh Vận, Dân Vận và Địch vận. Mỗi bài chỉ vỏn vẹn có 1 trang giấy A4 quay roneo phát cho các Trường Huấn Luyện.
Trường của chúng tôi buộc phải chọn một người làm Tác Động Tinh Thần và huấn luyện mấy bài về chiến tranh tâm lý. Ông chỉ huy trưởng xem hồ sơ rồi gọi tôi lên giao nhiệm vụ với lý do là tôi đã từng dạy học, đã từng học Commandos. Thế là từ anh HLV tác chiến tôi lại nhảy sang làm anh huấn luyện viên về chiến tranh chính trị.
Khổ một nỗi là bài mỗi bài học chỉ có 1 trang giấy mà phải dạy suốt 3 tiếng. Dạy cái gì bây giờ? Đọc toàn bài chỉ mất nhiều lắm là 10 phút. Còn thừa thì giờ để làm gì? Tôi đành phải tán dóc với mấy đại đội lính đang học. Cái gì chứ tán dóc thì mấy anh lính nhà ta khoái lắm. Lựa đúng “chỗ ngứa” của tuổi trẻ tôi tán dóc như:
– “Nếu anh làm dân vận anh phải được lòng mọi người trong nhà, anh phải tán từ con chó nhà đó đến cô người làm, tán được cô chủ thì càng tốt, đúng không các cậu?”.
Lính vỗ tay rần rần. Tôi vừa giảng vừa cho tất cả các học viên góp ý kiến để kéo dài thì giờ. Tha hồ nói.
Bất ngờ là hôm đó có ông Giám Đốc Nha Tác Động Tinh Thần từ Sài Gòn ra thăm trường có ông Chỉ Huy Trưởng là bạn cùng quê. Ông Giám Đốc Nha Tác Động Tinh Thần lúc đó là Thiếu Tá Trần Văn Trung. Ông ngồi trên phòng Chỉ Huy Trưởng gần đó nghe lính vỗ tay loạn xạ, ông lắng nghe. Rồi sau đó ông gọi tôi lên văn phòng hỏi về lý lịch của tôi. Biết tôi dạy học và đã có thời kỳ làm anh ký giả mới ra lò, gửi bài đăng báo ở Hà Nội. Ông ngỏ ý muốn đưa tôi về làm ở Nha Tác Động Tinh Thần.
Chỉ một tháng sau tôi có lệnh thuyên chuyển gấp về Bộ Quốc Phòng. Về đến nơi tôi được đưa về Nha Tác Động Tinh Thần sau đổi thành Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị nằm ngay trên đường Norodom. Tổng cục Trưởng Trần Văn Trung đưa tôi về thẳng Phòng Báo Chí.
(Còn tiếp)
Ngày Tháng Chưa Quên – Văn Quang
Những lần đi trình diễn
Đại Đội 3 Văn Nghệ của tôi sau khi tạm thời ổn định doanh trại cùng với việc tập luyện chương trình ca nhạc kịch, bắt đầu cuộc “chinh phục” khán giả. Ban Quân Nhạc của Quân Khu được tăng cường đi theo giúp chúng tôi. Đoàn xe khá rầm rộ gồm 2 chiếc xe GMC, một đã được Khu Tạo Tác do Đại Úy Lê Kim Ngô, coi tôi như em, đóng giúp thành sân khấu khi mở ra diễn ở nơi công cộng. Một GMC chở nhạc cụ và nhân viên ban nhạc, một xe dogge 4×4, một xe dogge 6 chở quân nhân, tôi đi xe jeep. Hồi đó là thời chiến tranh đang mở rộng nên đơn vị tôi phải tự trang bị súng ống đạn dược tự phòng vệ trong suốt cuộc hành trình dài. Quân nhân của đại đội hầu hết là văn nghệ sĩ nên chưa anh nào biết chiến đấu và biết chiến trường là cái gì. Anh đại đội trưởng trẻ cũng chưa đánh trận nào. May mà chúng tôi chưa đụng trận, chưa bị phục kích chứ không biết nếu chuyện đó xảy ra sẽ như thế nào. Con đường từ Pleiku đi đến địa phương nào cũng toàn rừng bao bọc kín mít. Có những con đường chỉ vừa đủ cho một chiếc xe đi, cành lá rừng va đập vào thành xe chan chát. Nhất là con đường từ Pleiku xuống Bình Định dài hàng trăm cây số, qua những đèo dốc khá nguy hiểm, vậy mà chúng tôi vẫn phải đi. Đưa ra cái khẩu hiệu “quyết tâm mang niềm vui đến cho đồng đội và đồng bào khắp quân khu”.
Mỗi tỉnh chúng tôi có hai đêm diễn. Một ở trong rạp, do địa phương mượn giùm dành cho các sếp trong các cơ quan quân dân chính và những vị “có máu mặt” ở địa phương. Giấy mời chúng tôi in sẵn ở Phòng Tâm Lý Chiến quân khu. Nhưng đến nơi tôi thường giao cho Tiểu Khu đưa giấy mời. Chương trình dài 3 tiếng từ 20g đến 23g và chúng tôi luôn quyết định mở màn rất đúng giờ.
Sau hôm đó là một buổi diễn ngoài trời, giữa một sân vận động, mở cửa tự do cho công chúng. Hai chương trình cũng có nhiều nét khác nhau bởi nhiều vấn đề về kỹ thuật mà ở ngoài trời không thực hiện được. Chương trình cho công chúng dễ hiểu “bình dân” hơn, cần nhiều tiếng cười. Bởi ảnh hưởng của đêm diễn trước khá hay nên bà con đón đợi rất nồng nhiệt.
Khi diễn ở Quảng Ngãi, tất nhiên tôi lại gặp người em xứ Huế của tôi. Nàng mời tôi xuống nhà chào “mạ”. Tôi nhận lời, sáng hôm sau phóng xe xuống thăm. Hai mẹ con nàng ở với người anh họ trong căn nhà khang trang bên cạnh quốc lộ. Nàng mặc bộ áo cánh tiếp tôi trong chiếc bàn gỗ sơ sài giữa nhà. Bà “mệ” già tóc bạc nhưng còn in lại vẻ đài các thanh tú rất đẹp. Bà nghiêm trang nhìn tôi cứ như nhìn thằng con rể mới. Tôi thu mình trong cái vẻ thư sinh “ngây thơ vô tội”. Mệ có vẻ rất hài lòng. Thế là tôi “có điểm” với cả gia đình nàng.
Một lát sau có một cặp nam nữ trẻ tuổi đèo nhau bằng xe đạp tới. Có lẽ đó là cặp vợ chồng hay bồ bịch bạn cùng sở của nàng. Nói chuyện vài câu nàng vẫy tôi lại gần cửa phòng nói cho nàng thêm một cặp giấy mời nữa đi xem tối nay. Tôi đã đưa hết giấy mời cho tiểu khu phụ trách nên chẳng giữ cái nào sau khi đã đưa cho nàng 4 cái rồi. Thêm cái nữa quả là phiền, tôi không hứa sẽ kiếm được. Nàng làm bộ nũng nịu, giận dỗi cho mấy người bạn nhìn thấy. Có lẽ nàng muốn khoe tình yêu với bạn bè. Tôi chẳng biết làm gì hơn là cười trừ. Tuy nhiên sau đó tôi cũng vào Tiểu Khu xin lại một cái giấy mời. Ông trung úy trưởng ban Tâm Lý Chiến tiểu khu đành phải tìm cho tôi. Ông cũng biết nhà nàng và có lẽ cũng đã từng “chiêm ngưỡng” dung nhan khá hấp dẫn của cô gái hàng ngày vẫn đi bộ trên đường đến sở làm. Ông mang vé đến nhà nàng giùm tôi, dường như ông cũng thích được làm việc ấy. Giao xe jeep cho ông lái, tôi đứng đánh bi da cùng vài anh em trong đại đội. Trong khi toán công tác làm sân khấu vẫn miệt mài trong rạp hát mới mượn được cách đó không xa. Rạp hát nằm giữa chợ.
Rồi đúng 19g tối, đêm ca kịch cũng được mở màn. Tôi làm thủ tục đứng ra chào khán giả và giới thiệu sơ lược về sự ra đời của Đại Đội này. Khi màn trình diễn mở đầu bằng bài đồng ca Đại Đội 3 Văn Nghệ Hành Khúc do nhạc sĩ Anh Bằng sáng tác với toàn bộ nghệ sĩ của đại đội gồm vài chục nam nữ ca sĩ mặc đồng phục thắt nơ đỏ cho oai.
Cô ca sĩ Nguyệt Ánh hé tấm màn hậu trường nhìn ra ngắm người đẹp của tôi cười khúc khích. Người đẹp của tôi vô tình cứ đăm đăm nhìn. Nguyệt Ánh nói: Cô ấy đang tìm anh đấy. Có vẻ như đó là sự thật. Tôi hiểu tình yêu của nàng dành cho tôi sâu đậm lắm rồi. Nhưng tôi chưa hề nghĩ đến một ngày nào đó chúng tôi sẽ kết hôn. Tại cái tính lăng nhăng vặt của tôi hay tại tôi thấy mình còn trẻ quá, tôi không biết. Lấy vợ cứ như chuyện tức cười. Bản tính của tôi hồi còn trẻ là như thế.
Với vài người bạn thân nay đã mất
Trở lại với cuộc đời cầm bút của tôi qua nhiều giai đoạn khi lên voi lúc “xuống chó”, thật sự là “xuống chó” chứ không còn là thành ngữ suông.
Trong khi làm đại đội trưởng Dại Đội Văn Nghệ ở Pleiku, tôi vẫn tiếp tục viết bài hàng tuần cho báo Truyện Phim ở Sài Gòn gửi bằng thư tay. Sau đó giữ liên lạc với các báo khác. Nhờ vậy khi về làm ở Cục Tâm Lý Chiến tôi viết nhiều báo hơn. Báo hàng ngày và báo hàng tuần, viết như… máy. Có khi tòa soạn phải cho người vào Phòng Báo Chí đợi tôi viết bài xong lấy về cho kịp sắp chữ. Báo nào cũng trả nhuận bút sòng phẳng đi chơi rả rích với mấy ông bạn hơn tuổi tôi như Thanh Nam, Mai Thảo, Hoài Bắc… Các ông ấy ngồi uống rượu tì tì, tôi không uống rượu bao giờ vì bệnh đau bao tử. Có lần Thanh Nam nói: “Ê mày ăn món lòng gà thì gọi riêng một đĩa, ăn “giỗ mồi” chúng tao hết đồ nhắm”.
Kỷ niệm với “Chú Tư Cầu” Lê Xuyên
Có một chuyện tôi còn nhớ mãi là chuyện hàng ngày tôi thường phải đưa bài ra tòa soạn. Một lần tôi gặp Lê Xuyên làm tổng thư ký cho nhật báo Thời Thế do ông Hồ Anh làm chủ nhiệm. Tôi đã viết trong một bài khá dài, xin trích một đoạn ngắn:
“… Một buổi sáng sớm vào khoảng năm 1971-72, sau một đêm đánh chắn với vợ chồng ông chủ báo Kịch Ảnh đường Cống Quỳnh, tôi lái xe về nhà. Qua đường Lê Lai, tôi thấy Lê Xuyên cúi đầu đi trên hè phố. Tôi đậu xe sát lại, Lê Xuyên vẫn chưa thèm nhận ra là xe của ai. Tôi bóp còi, lúc đó anh mới ngước lên nhìn và toét miệng cười. Ít khi ông Lê Xuyên cười lắm. Tôi đẩy cửa xe, thò đầu ra hỏi:
– Ăn gì chưa?
– Chưa gì hết trọi, có tiền đâu mà ăn.
– Lên đây, tôi đưa ông đi ăn sáng.
Leo lên xe, anh hỏi thẳng:
– Đêm qua được hay thua?
– Được.
– Nhà không còn một xu, tui để tiền trong túi cũng hết luôn.
Tôi cười và hiểu cái sự “hết tiền trong túi” của anh dù mới lãnh lương. Móc trong cốp xe, tôi chia cho anh một nửa số tiền được bạc đêm hôm qua và dặn dò rất kỹ:
– Mang về tòa soạn cất vào ngăn kéo để tiêu dần đấy.
– Ừ, tốt. Ông ăn sáng chưa, cho tôi đi với. Lâu rồi không được ăn đồ Tây.
Tôi cười:
– Ra Givral hay Brodard, ông thích chỗ nào.
– Đâu cũng được.
Chúng tôi ra Givral, sáng sớm tinh mơ chỉ có hai bàn khách. Tôi gọi mì jambon là món “đặc sản” ở đây còn Lê Xuyên gọi omelette jambon ngồi nhai bỏm bẻm lấy làm thú vị lắm. Ăn xong tôi bảo ông có tiền rồi, lấy xe taxi về toà soạn, tôi phải về nhà thay quần áo rồi còn phải vào sở chào cờ vì hôm nay là thứ hai. Lê Xuyên cười hì hì:
– Cả đời tao chưa biết chào cờ là cái gì. Tao chỉ chào ông chủ báo khi lần đầu tiên đến làm. Ngô Quân cũng thế và Hồ Anh cũng thế.
Thỉnh thoảng tôi đưa bài đến báo Thời Thế, đôi khi vào buổi trưa, tôi lại rủ Lê Xuyên đi ăn trưa, hôm có tiền thì chui vào Chợ Lớn ăn cơm Tàu Bát Đạt. Có lần tôi rủ:
– Chúng tớ có cái phòng thuê ở trên lầu ba để thỉnh thoảng chơi phé, lấy tiền xâu gửi lại tay quản lý nên bất cứ lúc nào cần phòng là có ngay. Ông có muốn nằm lại đây một buổi không?
Bản tính anh hiền lành nên hỏi lại:
– Nằm làm gì, tôi phải về làm việc chứ.
– Ông ngây thơ thật hay ngây thơ cụ, ông cứ lên với tôi là biết ngay “nằm làm gì”. Ông muốn Tàu cũng có mà ta cũng có.
Dĩ nhiên đến nước này thì ông bạn tôi phải hiểu, nhưng ông lắc đầu quầy quậy như thằng con nít bị mẹ bắt lấy vợ sớm. Tôi đưa ông trở lại tòa soạn và xác nhận với anh em rằng “Lê Xuyên nó đứng đắn thật các ông ạ”. Một ông bạn tôi cãi: “Nó nhát chứ đứng đắn cái gì”. Thôi thì nhát cũng được, đứng đắn cũng được nhưng nó không giống tụi mình. Và một điều ai cũng nhận thấy là chưa bao giờ thấy mặt Lê Xuyên ở bất cứ cái phòng trà tiệm nhảy nào, ngay cả chỗ đông người anh cũng tránh.
Một bí mật bây giờ mới tiết lộ:
Cũng vào khoảng thời gian đó, tờ báo Thời Thế có một loạt bài điều tra phóng sự về một vụ tham nhũng của một ông “tướng vùng”. Ông tướng nhờ một đại tá và một trung tá liên hệ với tôi để nhờ tôi can thiệp. Tôi chẳng biết trắng đen ra sao, nhưng đã có lời nhờ và giải thích thì tôi làm. Tôi gọi cho Lê Xuyên giải thích những gì tôi được nghe và đề nghị “thông cảm” với phóng viên cho ngưng loạt bài đó kẻo làm mất uy tín của một người chỉ huy vùng chiến thuật. Lê Xuyên nói ngay:
– Ông nói thì tôi nghe, nhưng để tôi thu xếp với anh em cho có đầu có đuôi.
Sau đó tôi điện thoại cho ông chủ báo Hồ Anh, lúc đó tôi mới biết rằng đã có một hai ông nghị sĩ dân biểu can thiệp, nhưng Lê Xuyên vẫn cứ tiếp tục cho đăng loạt bài này. Ông Hồ Anh bảo tôi cứ nói chuyện với Lê Xuyên, nếu anh ấy chịu thì không có gì trở ngại. Chỉ có thế thôi. Rất bất ngờ, hôm sau tôi đọc được hàng chữ trên trang nhất: “Vì có người bạn chúng tôi can thiệp nên chúng tôi thấy cần phải chấm dứt loạt phóng sự này”. Quả thật đó là điều khiến tôi hết sức cảm động và ngay lúc đó tôi trở nên áy náy vì biết đâu đó là một sự thật mà công sức của anh phóng viên trẻ đã bỏ ra bị tôi “kỳ đà cản mũi”. Tôi gọi lại cho Lê Xuyên, anh chỉ cười:
– Thông cảm với phóng viên rồi nó bảo ngưng cũng được, viết thế đủ rồi.
Tôi rủ anh đi ăn trưa, anh nói:
– Tôi vừa ngưng phóng sự mà đi ăn với ông thì khác gì đi ăn hối lộ. Thôi hôm nào ông được bạc mình lại đi ăn đồ Tây. Hôm nay tôi bận quá ông ạ…”
Bỏ đi Tám!
Hơn mười năm sau, khi tôi ở trại cải tạo ra, Thanh Thương Hoàng dẫn tôi đến thăm Lê Xuyên. Anh ngồi bán thuốc lá lẻ ở một góc phố. Chiếc quầy thuốc bé tẹo nhưng cũng đủ che hết tấm thân gầy gò của anh. Chúng tôi nhìn nhau và cùng cảm thông rất sâu sắc cái thân phận mình lúc này. Anh chớp mau mắt nói như để an ủi hơn mười hai năm tù của tôi:
– Trông ông vẫn cứ phong độ như ngày nào.
Tôi thẳng thừng thương bạn:
– Còn ông, trông chán bỏ mẹ… Chỉ muốn khóc!
Hai bàn tay bạn tôi run lên, lật bật đút chiếc chìa khóa vào ngăn tủ kính để mấy gói ba số năm bán lẻ (hồi đó ba số năm quý lắm):
– Hút thuốc lá không?
– Không, tớ hút thuốc lào quen rồi, về đây hút thứ nặng hơn mới đủ đô.
Thanh Thương Hoàng rủ sang bên con hẻm phía trước ăn sáng. Đó là con hẻm lối đi vào một ngôi chùa hay ngôi đình gì đó. Không có hủ tíu, Lê Xuyên phải chạy đi gọi ở một nơi nào quen bán chịu cho anh ở gần đó. Lê Xuyên trở lại với con người thật của anh. Vẫn hiền lành, cười tủm và chân quê. Phải nhìn thấy cái cười tủm của anh mới biết tại sao anh viết về những cuộc tình của những đôi trai gái đồng ruộng miền Nam hay đến như thế, láu cá đến như thế. Tôi nhủ thầm: Thằng cha này tâm ngẩm tầm ngầm mà ghê lắm đấy. Nó không nói mà chỉ viết nên nó viết được nhiều hơn mình. Chỉ có nó mới viết được những “dòng chảy ngầm” của trai gái thôn quê miền Nam thật đến thế, hấp dẫn đến thế. Lê Xuyên khác với một số những cây bút hoàn toàn Nam Bộ như ông Bình Nguyên Lộc và Sơn Nam ở chính cái “thật” của anh, không màu mè, không lý luận, không làm một cái gì như nghiên cứu sưu tầm về phong tục tập quán dưới hình thức này hoặc dáng vẻ khác. Từng động tác, từng thái độ, từng lối ứng xử trong nhân vật của anh cứ như con người thật lồ lộ đang ở trước mặt chúng ta vậy.
Trước mặt tôi, ông già Lê Xuyên vẫn còn cái hóm hỉnh riêng, nhưng bây giờ thì như anh nói: “Đếch viết nữa”. Tôi hỏi không viết được hay không thích? Câu trả lời của anh gọn lỏn: “Bỏ đi tám”. Tôi không thể hiểu nổi ba chữ “bỏ đi Tám” mà anh dùng. Có một nỗi chua chát nào đó trong cái tâm sự thật của anh? Đến cái chứng minh nhân dân anh cũng không muốn làm nên không có hộ khẩu, cứ như ở lậu, công dân lậu. Thái độ đó có đồng nghĩa với sự “bỏ đi Tám” của anh không? Chỉ có anh mới hiểu và bây giờ anh mang theo.
Ba năm sau cùng, anh không còn sức để bán thuốc lá lẻ nữa. Thỉnh thoảng tôi và Nguyễn Thụy Long kéo đến thăm, cố dìu anh ra quán cà phê cuối ngõ ngồi lai rai tâm sự vặt. Tôi vẫn cho rằng chỉ có lúc đó Lê Xuyên mới được sống thật. Hai năm sau này dù có cố lôi anh đi cũng không nổi nữa rồi. Anh như cái bóng trong góc tối của gian phòng chật chội vây quanh bởi hàng trăm thứ lỉnh kỉnh nào bàn ghế, chai lọ, giường tủ. Chỉ có cô gái út săn sóc cho anh, vợ và các con lớn của anh vất vả với công việc hàng ngày rất ít thì giờ trông nom cho bố. Cái chết đến từ từ theo từng ngày giờ buồn tênh, dường như anh chán cả cái sống cái chết, không thèm chú ý đến nó nữa…”
Tính cách của Lê Xuyên là như thế, khác hẳn bạn bè. Trong lòng tôi luôn nhớ tới anh ngay cả khi viết đến đoạn này, hình ảnh “ông già chân quê” bán thuốc lá lẻ như còn ở trước mặt. Anh ra đi lúc 9 giờ 20 đêm 2-3-2004.
Một số lớn bạn viết cùng tôi đã ra đi, tôi đã viết từng bài cho mấy tờ báo và sau đang sưu tầm lại cho nhà xuất bản Tiếng Quê Hương ở Virginia ấn hành.
(Còn tiếp)
Thứ Năm, 06/01/2017 - 08:15 — tuongnangtien
Sau đây là phân tích của một số nhà quan sát và sử học về cách thức viết sử tại Việt Nam, cũng như là sự thay đổi từ từ của nhà nước Việt Nam về cách viết sử.
Đại Đội 3 Văn Nghệ của tôi sau khi tạm thời ổn định doanh trại cùng với việc tập luyện chương trình ca nhạc kịch, bắt đầu cuộc “chinh phục” khán giả. Ban Quân Nhạc của Quân Khu được tăng cường đi theo giúp chúng tôi. Đoàn xe khá rầm rộ gồm 2 chiếc xe GMC, một đã được Khu Tạo Tác do Đại Úy Lê Kim Ngô, coi tôi như em, đóng giúp thành sân khấu khi mở ra diễn ở nơi công cộng. Một GMC chở nhạc cụ và nhân viên ban nhạc, một xe dogge 4×4, một xe dogge 6 chở quân nhân, tôi đi xe jeep. Hồi đó là thời chiến tranh đang mở rộng nên đơn vị tôi phải tự trang bị súng ống đạn dược tự phòng vệ trong suốt cuộc hành trình dài. Quân nhân của đại đội hầu hết là văn nghệ sĩ nên chưa anh nào biết chiến đấu và biết chiến trường là cái gì. Anh đại đội trưởng trẻ cũng chưa đánh trận nào. May mà chúng tôi chưa đụng trận, chưa bị phục kích chứ không biết nếu chuyện đó xảy ra sẽ như thế nào. Con đường từ Pleiku đi đến địa phương nào cũng toàn rừng bao bọc kín mít. Có những con đường chỉ vừa đủ cho một chiếc xe đi, cành lá rừng va đập vào thành xe chan chát. Nhất là con đường từ Pleiku xuống Bình Định dài hàng trăm cây số, qua những đèo dốc khá nguy hiểm, vậy mà chúng tôi vẫn phải đi. Đưa ra cái khẩu hiệu “quyết tâm mang niềm vui đến cho đồng đội và đồng bào khắp quân khu”.
Mỗi tỉnh chúng tôi có hai đêm diễn. Một ở trong rạp, do địa phương mượn giùm dành cho các sếp trong các cơ quan quân dân chính và những vị “có máu mặt” ở địa phương. Giấy mời chúng tôi in sẵn ở Phòng Tâm Lý Chiến quân khu. Nhưng đến nơi tôi thường giao cho Tiểu Khu đưa giấy mời. Chương trình dài 3 tiếng từ 20g đến 23g và chúng tôi luôn quyết định mở màn rất đúng giờ.
Sau hôm đó là một buổi diễn ngoài trời, giữa một sân vận động, mở cửa tự do cho công chúng. Hai chương trình cũng có nhiều nét khác nhau bởi nhiều vấn đề về kỹ thuật mà ở ngoài trời không thực hiện được. Chương trình cho công chúng dễ hiểu “bình dân” hơn, cần nhiều tiếng cười. Bởi ảnh hưởng của đêm diễn trước khá hay nên bà con đón đợi rất nồng nhiệt.
Khi diễn ở Quảng Ngãi, tất nhiên tôi lại gặp người em xứ Huế của tôi. Nàng mời tôi xuống nhà chào “mạ”. Tôi nhận lời, sáng hôm sau phóng xe xuống thăm. Hai mẹ con nàng ở với người anh họ trong căn nhà khang trang bên cạnh quốc lộ. Nàng mặc bộ áo cánh tiếp tôi trong chiếc bàn gỗ sơ sài giữa nhà. Bà “mệ” già tóc bạc nhưng còn in lại vẻ đài các thanh tú rất đẹp. Bà nghiêm trang nhìn tôi cứ như nhìn thằng con rể mới. Tôi thu mình trong cái vẻ thư sinh “ngây thơ vô tội”. Mệ có vẻ rất hài lòng. Thế là tôi “có điểm” với cả gia đình nàng.
Một lát sau có một cặp nam nữ trẻ tuổi đèo nhau bằng xe đạp tới. Có lẽ đó là cặp vợ chồng hay bồ bịch bạn cùng sở của nàng. Nói chuyện vài câu nàng vẫy tôi lại gần cửa phòng nói cho nàng thêm một cặp giấy mời nữa đi xem tối nay. Tôi đã đưa hết giấy mời cho tiểu khu phụ trách nên chẳng giữ cái nào sau khi đã đưa cho nàng 4 cái rồi. Thêm cái nữa quả là phiền, tôi không hứa sẽ kiếm được. Nàng làm bộ nũng nịu, giận dỗi cho mấy người bạn nhìn thấy. Có lẽ nàng muốn khoe tình yêu với bạn bè. Tôi chẳng biết làm gì hơn là cười trừ. Tuy nhiên sau đó tôi cũng vào Tiểu Khu xin lại một cái giấy mời. Ông trung úy trưởng ban Tâm Lý Chiến tiểu khu đành phải tìm cho tôi. Ông cũng biết nhà nàng và có lẽ cũng đã từng “chiêm ngưỡng” dung nhan khá hấp dẫn của cô gái hàng ngày vẫn đi bộ trên đường đến sở làm. Ông mang vé đến nhà nàng giùm tôi, dường như ông cũng thích được làm việc ấy. Giao xe jeep cho ông lái, tôi đứng đánh bi da cùng vài anh em trong đại đội. Trong khi toán công tác làm sân khấu vẫn miệt mài trong rạp hát mới mượn được cách đó không xa. Rạp hát nằm giữa chợ.
Rồi đúng 19g tối, đêm ca kịch cũng được mở màn. Tôi làm thủ tục đứng ra chào khán giả và giới thiệu sơ lược về sự ra đời của Đại Đội này. Khi màn trình diễn mở đầu bằng bài đồng ca Đại Đội 3 Văn Nghệ Hành Khúc do nhạc sĩ Anh Bằng sáng tác với toàn bộ nghệ sĩ của đại đội gồm vài chục nam nữ ca sĩ mặc đồng phục thắt nơ đỏ cho oai.
Cô ca sĩ Nguyệt Ánh hé tấm màn hậu trường nhìn ra ngắm người đẹp của tôi cười khúc khích. Người đẹp của tôi vô tình cứ đăm đăm nhìn. Nguyệt Ánh nói: Cô ấy đang tìm anh đấy. Có vẻ như đó là sự thật. Tôi hiểu tình yêu của nàng dành cho tôi sâu đậm lắm rồi. Nhưng tôi chưa hề nghĩ đến một ngày nào đó chúng tôi sẽ kết hôn. Tại cái tính lăng nhăng vặt của tôi hay tại tôi thấy mình còn trẻ quá, tôi không biết. Lấy vợ cứ như chuyện tức cười. Bản tính của tôi hồi còn trẻ là như thế.
Với vài người bạn thân nay đã mất
Trở lại với cuộc đời cầm bút của tôi qua nhiều giai đoạn khi lên voi lúc “xuống chó”, thật sự là “xuống chó” chứ không còn là thành ngữ suông.
Trong khi làm đại đội trưởng Dại Đội Văn Nghệ ở Pleiku, tôi vẫn tiếp tục viết bài hàng tuần cho báo Truyện Phim ở Sài Gòn gửi bằng thư tay. Sau đó giữ liên lạc với các báo khác. Nhờ vậy khi về làm ở Cục Tâm Lý Chiến tôi viết nhiều báo hơn. Báo hàng ngày và báo hàng tuần, viết như… máy. Có khi tòa soạn phải cho người vào Phòng Báo Chí đợi tôi viết bài xong lấy về cho kịp sắp chữ. Báo nào cũng trả nhuận bút sòng phẳng đi chơi rả rích với mấy ông bạn hơn tuổi tôi như Thanh Nam, Mai Thảo, Hoài Bắc… Các ông ấy ngồi uống rượu tì tì, tôi không uống rượu bao giờ vì bệnh đau bao tử. Có lần Thanh Nam nói: “Ê mày ăn món lòng gà thì gọi riêng một đĩa, ăn “giỗ mồi” chúng tao hết đồ nhắm”.
Kỷ niệm với “Chú Tư Cầu” Lê Xuyên
Có một chuyện tôi còn nhớ mãi là chuyện hàng ngày tôi thường phải đưa bài ra tòa soạn. Một lần tôi gặp Lê Xuyên làm tổng thư ký cho nhật báo Thời Thế do ông Hồ Anh làm chủ nhiệm. Tôi đã viết trong một bài khá dài, xin trích một đoạn ngắn:
“… Một buổi sáng sớm vào khoảng năm 1971-72, sau một đêm đánh chắn với vợ chồng ông chủ báo Kịch Ảnh đường Cống Quỳnh, tôi lái xe về nhà. Qua đường Lê Lai, tôi thấy Lê Xuyên cúi đầu đi trên hè phố. Tôi đậu xe sát lại, Lê Xuyên vẫn chưa thèm nhận ra là xe của ai. Tôi bóp còi, lúc đó anh mới ngước lên nhìn và toét miệng cười. Ít khi ông Lê Xuyên cười lắm. Tôi đẩy cửa xe, thò đầu ra hỏi:
– Ăn gì chưa?
– Chưa gì hết trọi, có tiền đâu mà ăn.
– Lên đây, tôi đưa ông đi ăn sáng.
Leo lên xe, anh hỏi thẳng:
– Đêm qua được hay thua?
– Được.
– Nhà không còn một xu, tui để tiền trong túi cũng hết luôn.
Tôi cười và hiểu cái sự “hết tiền trong túi” của anh dù mới lãnh lương. Móc trong cốp xe, tôi chia cho anh một nửa số tiền được bạc đêm hôm qua và dặn dò rất kỹ:
– Mang về tòa soạn cất vào ngăn kéo để tiêu dần đấy.
– Ừ, tốt. Ông ăn sáng chưa, cho tôi đi với. Lâu rồi không được ăn đồ Tây.
Tôi cười:
– Ra Givral hay Brodard, ông thích chỗ nào.
– Đâu cũng được.
Chúng tôi ra Givral, sáng sớm tinh mơ chỉ có hai bàn khách. Tôi gọi mì jambon là món “đặc sản” ở đây còn Lê Xuyên gọi omelette jambon ngồi nhai bỏm bẻm lấy làm thú vị lắm. Ăn xong tôi bảo ông có tiền rồi, lấy xe taxi về toà soạn, tôi phải về nhà thay quần áo rồi còn phải vào sở chào cờ vì hôm nay là thứ hai. Lê Xuyên cười hì hì:
– Cả đời tao chưa biết chào cờ là cái gì. Tao chỉ chào ông chủ báo khi lần đầu tiên đến làm. Ngô Quân cũng thế và Hồ Anh cũng thế.
Thỉnh thoảng tôi đưa bài đến báo Thời Thế, đôi khi vào buổi trưa, tôi lại rủ Lê Xuyên đi ăn trưa, hôm có tiền thì chui vào Chợ Lớn ăn cơm Tàu Bát Đạt. Có lần tôi rủ:
– Chúng tớ có cái phòng thuê ở trên lầu ba để thỉnh thoảng chơi phé, lấy tiền xâu gửi lại tay quản lý nên bất cứ lúc nào cần phòng là có ngay. Ông có muốn nằm lại đây một buổi không?
Bản tính anh hiền lành nên hỏi lại:
– Nằm làm gì, tôi phải về làm việc chứ.
– Ông ngây thơ thật hay ngây thơ cụ, ông cứ lên với tôi là biết ngay “nằm làm gì”. Ông muốn Tàu cũng có mà ta cũng có.
Dĩ nhiên đến nước này thì ông bạn tôi phải hiểu, nhưng ông lắc đầu quầy quậy như thằng con nít bị mẹ bắt lấy vợ sớm. Tôi đưa ông trở lại tòa soạn và xác nhận với anh em rằng “Lê Xuyên nó đứng đắn thật các ông ạ”. Một ông bạn tôi cãi: “Nó nhát chứ đứng đắn cái gì”. Thôi thì nhát cũng được, đứng đắn cũng được nhưng nó không giống tụi mình. Và một điều ai cũng nhận thấy là chưa bao giờ thấy mặt Lê Xuyên ở bất cứ cái phòng trà tiệm nhảy nào, ngay cả chỗ đông người anh cũng tránh.
Một bí mật bây giờ mới tiết lộ:
Cũng vào khoảng thời gian đó, tờ báo Thời Thế có một loạt bài điều tra phóng sự về một vụ tham nhũng của một ông “tướng vùng”. Ông tướng nhờ một đại tá và một trung tá liên hệ với tôi để nhờ tôi can thiệp. Tôi chẳng biết trắng đen ra sao, nhưng đã có lời nhờ và giải thích thì tôi làm. Tôi gọi cho Lê Xuyên giải thích những gì tôi được nghe và đề nghị “thông cảm” với phóng viên cho ngưng loạt bài đó kẻo làm mất uy tín của một người chỉ huy vùng chiến thuật. Lê Xuyên nói ngay:
– Ông nói thì tôi nghe, nhưng để tôi thu xếp với anh em cho có đầu có đuôi.
Sau đó tôi điện thoại cho ông chủ báo Hồ Anh, lúc đó tôi mới biết rằng đã có một hai ông nghị sĩ dân biểu can thiệp, nhưng Lê Xuyên vẫn cứ tiếp tục cho đăng loạt bài này. Ông Hồ Anh bảo tôi cứ nói chuyện với Lê Xuyên, nếu anh ấy chịu thì không có gì trở ngại. Chỉ có thế thôi. Rất bất ngờ, hôm sau tôi đọc được hàng chữ trên trang nhất: “Vì có người bạn chúng tôi can thiệp nên chúng tôi thấy cần phải chấm dứt loạt phóng sự này”. Quả thật đó là điều khiến tôi hết sức cảm động và ngay lúc đó tôi trở nên áy náy vì biết đâu đó là một sự thật mà công sức của anh phóng viên trẻ đã bỏ ra bị tôi “kỳ đà cản mũi”. Tôi gọi lại cho Lê Xuyên, anh chỉ cười:
– Thông cảm với phóng viên rồi nó bảo ngưng cũng được, viết thế đủ rồi.
Tôi rủ anh đi ăn trưa, anh nói:
– Tôi vừa ngưng phóng sự mà đi ăn với ông thì khác gì đi ăn hối lộ. Thôi hôm nào ông được bạc mình lại đi ăn đồ Tây. Hôm nay tôi bận quá ông ạ…”
Bỏ đi Tám!
Hơn mười năm sau, khi tôi ở trại cải tạo ra, Thanh Thương Hoàng dẫn tôi đến thăm Lê Xuyên. Anh ngồi bán thuốc lá lẻ ở một góc phố. Chiếc quầy thuốc bé tẹo nhưng cũng đủ che hết tấm thân gầy gò của anh. Chúng tôi nhìn nhau và cùng cảm thông rất sâu sắc cái thân phận mình lúc này. Anh chớp mau mắt nói như để an ủi hơn mười hai năm tù của tôi:
– Trông ông vẫn cứ phong độ như ngày nào.
Tôi thẳng thừng thương bạn:
– Còn ông, trông chán bỏ mẹ… Chỉ muốn khóc!
Hai bàn tay bạn tôi run lên, lật bật đút chiếc chìa khóa vào ngăn tủ kính để mấy gói ba số năm bán lẻ (hồi đó ba số năm quý lắm):
– Hút thuốc lá không?
– Không, tớ hút thuốc lào quen rồi, về đây hút thứ nặng hơn mới đủ đô.
Thanh Thương Hoàng rủ sang bên con hẻm phía trước ăn sáng. Đó là con hẻm lối đi vào một ngôi chùa hay ngôi đình gì đó. Không có hủ tíu, Lê Xuyên phải chạy đi gọi ở một nơi nào quen bán chịu cho anh ở gần đó. Lê Xuyên trở lại với con người thật của anh. Vẫn hiền lành, cười tủm và chân quê. Phải nhìn thấy cái cười tủm của anh mới biết tại sao anh viết về những cuộc tình của những đôi trai gái đồng ruộng miền Nam hay đến như thế, láu cá đến như thế. Tôi nhủ thầm: Thằng cha này tâm ngẩm tầm ngầm mà ghê lắm đấy. Nó không nói mà chỉ viết nên nó viết được nhiều hơn mình. Chỉ có nó mới viết được những “dòng chảy ngầm” của trai gái thôn quê miền Nam thật đến thế, hấp dẫn đến thế. Lê Xuyên khác với một số những cây bút hoàn toàn Nam Bộ như ông Bình Nguyên Lộc và Sơn Nam ở chính cái “thật” của anh, không màu mè, không lý luận, không làm một cái gì như nghiên cứu sưu tầm về phong tục tập quán dưới hình thức này hoặc dáng vẻ khác. Từng động tác, từng thái độ, từng lối ứng xử trong nhân vật của anh cứ như con người thật lồ lộ đang ở trước mặt chúng ta vậy.
Trước mặt tôi, ông già Lê Xuyên vẫn còn cái hóm hỉnh riêng, nhưng bây giờ thì như anh nói: “Đếch viết nữa”. Tôi hỏi không viết được hay không thích? Câu trả lời của anh gọn lỏn: “Bỏ đi tám”. Tôi không thể hiểu nổi ba chữ “bỏ đi Tám” mà anh dùng. Có một nỗi chua chát nào đó trong cái tâm sự thật của anh? Đến cái chứng minh nhân dân anh cũng không muốn làm nên không có hộ khẩu, cứ như ở lậu, công dân lậu. Thái độ đó có đồng nghĩa với sự “bỏ đi Tám” của anh không? Chỉ có anh mới hiểu và bây giờ anh mang theo.
Ba năm sau cùng, anh không còn sức để bán thuốc lá lẻ nữa. Thỉnh thoảng tôi và Nguyễn Thụy Long kéo đến thăm, cố dìu anh ra quán cà phê cuối ngõ ngồi lai rai tâm sự vặt. Tôi vẫn cho rằng chỉ có lúc đó Lê Xuyên mới được sống thật. Hai năm sau này dù có cố lôi anh đi cũng không nổi nữa rồi. Anh như cái bóng trong góc tối của gian phòng chật chội vây quanh bởi hàng trăm thứ lỉnh kỉnh nào bàn ghế, chai lọ, giường tủ. Chỉ có cô gái út săn sóc cho anh, vợ và các con lớn của anh vất vả với công việc hàng ngày rất ít thì giờ trông nom cho bố. Cái chết đến từ từ theo từng ngày giờ buồn tênh, dường như anh chán cả cái sống cái chết, không thèm chú ý đến nó nữa…”
Tính cách của Lê Xuyên là như thế, khác hẳn bạn bè. Trong lòng tôi luôn nhớ tới anh ngay cả khi viết đến đoạn này, hình ảnh “ông già chân quê” bán thuốc lá lẻ như còn ở trước mặt. Anh ra đi lúc 9 giờ 20 đêm 2-3-2004.
Một số lớn bạn viết cùng tôi đã ra đi, tôi đã viết từng bài cho mấy tờ báo và sau đang sưu tầm lại cho nhà xuất bản Tiếng Quê Hương ở Virginia ấn hành.
(Còn tiếp)
SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Ngôn Ngữ, Trình Độ & Đối Thoại
Một lời nói tử tế có thể làm ấm lòng người suốt cả mùa Đông.
Ngạn ngữ Nhật Bản
Ngạn ngữ Nhật Bản
Cứ theo như dư luận chung (chung) thì ông Võ Văn Thưởng tuy là
một đảng viên nhưng tốt. Ít nhất thì ông cũng không đến nỗi
quá xấu như những người tiền nhiệm: Đinh Thế Huynh, Tô Huy Rứa,
Nguyễn Khoa Điềm, Hà Đăng ...
Mặt tốt này của đương kim Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương vừa được hé lộ, tại một hội nghị trực tuyến,vào hôm 18 tháng 5 vừa qua:
Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát
triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa
trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ
sở để hình thành chân lý.
Phải chi hồi thập niên 60 hay 70 của thế kỷ trước mà ông
(nguyên) Trưởng Ban Tuyên Huấn Trung Ương, Tố Hữu, cũng nói được
một câu tương tự thì qúi hóa biết chừng nào. Tuy ông Võ Văn
Thưởng phát ngôn hơi bị muộn nhưng dư luận, xem ra, vẫn khá ...
lạc quan - như thường lệ:
"Dự định đề nghị xem xét mở 'đối thoại' với bất đồng chính kiến của Ủy
viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng CSVN, ông Võ
Văn Thưởng, là tín hiệu mới, đáng khích lệ và là 'lời mời rất quý báu',
một 'cơ hội' cần được 'chớp lấy', theo một số ý kiến bình luận, quan sát
của khách mời tại Tọa đàm cuối tuần của BBC Việt ngữ."
Một trong những vị khách mời này, T.S Cù Huy Hà Vũ, cho rằng quan điểm của ông Thưởng "rất đáng chú ý và rất đáng khuyến khích.”
Lê Công Định
thì dè dặt hơn đôi chút: "Tôi ngờ rằng đây không phải là chủ
trương mới của Đảng Cộng Sản."Trí nhớ của vị luật sư trẻ
tuổi này, quả nhiên, không tệ.
Khi chưa vào tù, nhà báo Trương Duy Nhất cũng đã có lúc mừng (hụt) vì cái "chủ trương rất đáng chú ý và khuyến khích" này:
Phát biểu tại hội nghị công tác Tuyên giáo toàn quốc 2012 diễn ra
sáng nay 9/12/2013, ông Hồ Quang Lợi, Trưởng ban Tuyên giáo thành ủy Hà
Nội nói: "Đã tổ chức đội ngũ 900 dư luận viên trên toàn thành phố nhằm
phát huy sức mạnh của đội ngũ tuyên truyền miệng. Trong khi đó, báo chí
thủ đô thực hiện ý kiến chỉ đạo về những vụ việc nhạy cảm; thành lập các
tổ phóng viên bấm nút, phản ứng nhanh. Tổ chức “nhóm chuyên gia” đấu
tranh trực diện trên mạng internet, tham gia bút chiến trên internet...
Một thông tin khá bất ngờ, tạo cho tôi cảm giác thích thú...
Hãy công khai tranh luận một cách chính danh quân tử, thay vì sử
dụng những biện pháp kỹ thuật lén lút cướp phá không khác gì bọn hacker,
hoặc chụp mũ chính trị và kết án một cây bút chỉ vì những bài viết góp
ý, phê bình phản biện của họ. Trước một thông tin, trước một tác phẩm,
một bài viết, một cây bút, một góp bàn phản biện, chỉ được phép dùng
chính phương cách truyền thông “tham chiến”, chứ không được phép dùng
đến cái còng số 8, nòng súng và nhà giam...
Trương Duy Nhất & Võ Văn Thưởng. Ảnh: RFA
Trương Duy Nhất đã lãnh đủ ca ba (“còng số 8, nòng súng và nhà
giam”) trước khi ông có cơ hội "đối thoại" với đám dư luận viên
của chế độ hiện hành. Sau đó, sau khi bước ra khỏi nhà tù vào
hôm 26 tháng 5 năm 2015, cũng không thấy nhà báo của chúng ta
"bút chiến" hay "tranh luận" với một ông (hay bà) dư luận viên
nào ráo trọi.
Sợ chăng?
E không phải thế đâu. Và cũng chả riêng gì trường hợp Trương Duy
Nhất. Tôi chưa hề thấy một tù nhân lương tâm nào ở đất nước
mình đã tỏ ra khiếp sợ và giữ im lặng sau sau khi ra khỏi nhà
tù cả. Chỉ có những vị đã đi tù lần nữa, hoặc đang sẵn sàng
chuẩn bị để ngồi tù tiếp tục - nếu cần!
Sở dĩ không có tranh luận hay đối thoại gì ráo trọi giữa
những nhà bất đồng chính kiến với Nhà Nước Việt Nam, theo tôi,
chả qua là vì bất đồng ngôn ngữ mà thôi. Cái "tầng ngôn ngữ"
của đội ngũ dư luận viên hiện nay, rõ ràng, hơi quá xa lạ với
số đông dân Việt:
- Phạm Đoan Trang càng mở mồm càng hèn hạ
- Tống Văn Công đến già mà vẫn còn ngu
- Não bộ bẩn tưởi như thế chỉ có Trương Duy Nhất
- Linh mục Đặng Hữu Nam mù luật hay ngáo?
- NGUYỄN ĐAN QUẾ VÀ ĐỖ NAM HẢI BỊ NGÁO ĐÁ
- Trần Thị Nga bị bắt, Tuấn Khanh trở mặt
- “Giáo sư” đốn mạt Tương Lai, tức ông Nguyễn Phước Tương
- HUỲNH NGỌC CHÊNH SẼ BỊ LÀNG DÂN CHỦ VIỆT CHỬI CHO LÀ CỰC NGU?
- Thằng mồm lông Huy Đức Osin lại xuyên tạc cuộc chiến chống Khme Đỏ!
- Chân dung “Tinh hoa dâm chủ” tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ
- Nguyễn Tường Thụy lại ẳng lên về Phạm Văn Trội
- Chúng mày im mẹ mồm đi
Vâng thì chúng tôi cũng đành phải "im mẹ mồm" thôi, chứ biết
đối đáp ra sao với cái thứ thứ ngôn từ ("đầu đường xó chợ")
của Ban Tuyên Giáo Trung Ương và Bộ Thông Tin của chính phủ hiện
hành.
Ngoài việc bất đồng ngôn ngữ, trình độ nhận thức cũng là một
trở ngại không nhỏ cho việc tranh luận hay đối thoại. Ông Võ
Văn Thưởng tuyên bố "... không sợ đối thoại, không sợ tranh luận,
bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào
rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh
luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý.
Trời! Có còn gì để mà "tranh luận" về "lý luận và học
thuyết cách mạng" nữa đâu, cha nội? Nó đã "cọ xát" quá trời
cả trăm năm qua (khiến cho hằng trăm triệu người oan mạng, và đã
bị nhân loại chôn sống từ thế kỷ trước mất rồi) còn "phát
triển" với "hình thành" cái con bà gì nữa?
Vấn đề rành rành như vậy mà ông Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương
(Võ Văn Thưởng) vẫn cứ coi như chưa có chuyện gì đáng tiếc
xẩy ra (ráo trọi) thì thiệt là chuyện lạ. Lạ hơn nữa là thiên
hạ vẫn có kẻ còn coi đây là tín hiệu mới đáng khích lệ và là "lời mời rất quý báu", một "cơ hội" cần được "chớp lấy" ... nữa kìa.
Vận nước, ngó bộ, còn lao đao lâu và lao đao lắm!
Saturday, June 3, 2017
KÍNH HÒA * SỬ VIỆT NAM
Tại Việt Nam (hiện) lịch sử được viết như thế nào?
Kính Hòa
May 30, 2017
Ðầu Tháng Năm 2017, tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ có diễn ra một cuộc
hội thảo về cuốn sách lịch sử mang tên Vietnam the New History, của nhà
sử học Christopher Gosha, tạm dịch, Việt Nam cái nhìn lịch sử mới. Ông
Gosha hiện dạy sử tại Ðại Học Quebec ở Montreal, Canada,ông cũng từng
nghiên cứu lịch sử và học tiếng Việt tại Việt Nam. Trong quyển sách này
tác giả cho rằng lịch sử được dạy ở Việt Nam như một công cụ chính trị.
Sau đây là phân tích của một số nhà quan sát và sử học về cách thức viết sử tại Việt Nam, cũng như là sự thay đổi từ từ của nhà nước Việt Nam về cách viết sử.
Lịch sử là một công cụ chính trị: Một điểm quan trọng trong quyển sách
mới của sử gia Christopher Gosha về sách lịch sử của Việt Nam là cách mà
lịch sử được trình bày bên trong Việt Nam trong mấy chục năm qua: “Ở
Việt Nam, có lẽ là hơn nhiều nơi khác, nhất là khi so với người Mỹ,
người Pháp, lịch sử được dùng để phục vụ cho việc vinh danh các cuộc
chiến tranh. Sách giáo khoa lịch sử phải bảo đảm làm sao cho những người
trẻ tuổi học về các cuộc kháng chiến chống xâm lược, từ xưa đến nay.
Ðiều tôi thấy ở đây là sự huy động ở mức rất cao phương tiện lịch sử cho
các mục đích chính trị. Một sự huy động các nhà viết sử chính thống
được đảng chấp nhận nữa.”
Sự huy động phương tiện lịch sử cho các mục đích chính trị mà ông Gosha nêu ra, còn được một số nhà quan sát chính trị xã hội Việt Nam gọi là sự định hướng.
Khi trao đổi với chúng tôi về sách giáo khoa lịch sử Việt Nam ở trong nước, Tiến Sĩ Lê Hồng Hiệp, chuyên nghiên cứu về quan hệ quốc tế tại Viện Nghiên Cứu Ðông Nam Á tại Singapore nói: “Chương trình (lịch sử) ở một chế độ, một đất nước như Việt Nam thì người ta cần phải định hướng. Có những sự kiện người ta không thể đề cập đến một cách đầy đủ, mà chỉ trình bày theo một chiều hướng nào đó.” Ông Lê Hồng Hiệp nói rằng cách trình bày như vậy sẽ làm cho các học sinh Việt Nam bị thiệt thòi vì không biết đầy đủ các sự kiện lịch sử đã xảy ra.
Một cựu giáo viên dạy sử hiện sống tại Ðà Nẵng nói rằng cách thức trình bày lịch sử tại Việt Nam hiện nay là theo quan điểm Marxism, tức là tất cả các sự kiện lịch sử sẽ được đưa về giải thích bằng sự mâu thuẫn giai cấp, một điểm cốt lõi của học thuyết chính trị xã hội này.
Trong các sách giáo khoa lịch sử Việt Nam, giai đoạn từ khi đảng Cộng Sản Ðông Dương được thành lập vào năm 1930 trở về sau chiếm rất nhiều chương. Trong khi giai đoạn lịch sử trước đó kéo dài hàng ngàn năm thì chiếm thời lượng ít hơn, cũng như giai đoạn Pháp thuộc, giai đoạn Việt Nam Cộng Hòa cũng sơ sài. Theo ông Gosha thì lẽ ra lịch sử Việt Nam phải được viết một cách kỹ lưỡng hơn về quá khứ của nó, và bên cạnh đó những thời gian và không gian lịch sử trong thời hiện đại cũng không nên bị bỏ qua, vì Việt Nam ngày nay là tổng hợp của những cái đó.
Ông Gosha nói rằng nước Việt Nam hiện đại ngày nay được hình thành dựa trên những điều kiện đã có trước đó không thể bỏ qua được. Ông đưa ra các chủ đề như là giai đoạn Việt Nam là thuộc địa của đế quốc Trung Hoa đã đem đến cho Việt Nam những ý tưởng về nhà nước, về luật, hay là Việt Nam vừa bị thuộc địa bởi người Trung Quốc, người Pháp, đồng thời cũng chinh phục các lãnh thổ khác của người Chăm, người Khmer để làm thuộc địa, và trong tất cả quá trình đó, những con người khác nhau, những ý tưởng khác nhau đã tương tác lẫn nhau để tạo nên Việt Nam ngày nay.
Ông nói về một số chương sách của ông: “Trong quyển sách của tôi, tôi cố trình bày câu chuyện xứ Ðông Dương thuộc Pháp vốn bị các nhà viết sử chính thống Việt Nam bỏ qua, và tôi cũng cố gắng trình bày về những người Việt Nam dân tộc chủ nghĩa. Ông Hồ Chí Minh, ông Lê Duẩn (phe Cộng Sản), đương nhiên, nhưng còn có Việt Nam thứ hai nữa, Việt Nam Cộng Hòa. Việt Nam này bị thất bại, nhưng không phải vì thất bại mà bỏ nó ra khỏi dòng lịch sử.”
Theo ông Gosha đã có những ý tưởng thách thức cách viết sử của các nhà sử học chính thống, ông lấy ví dụ như hai nhà văn Dương Thu Hương và Bảo Ninh đã nêu lên cách nhìn chiến tranh của mình không giống như lịch sử chính thống của nhà nước trong các tác phẩm của họ. Bảo Ninh và Dương Thu Hương là hai nhà văn lớn lên từ miền Bắc dưới chế độ của đảng Cộng Sản Việt Nam.
Một nhà nghiên cứu lịch sử khác đã quá cố là ông Tạ Chí Ðại Trường cũng có cách ghi nhận lịch sử không giống với các nhà viết sử chính thống. Trong quyển sách của ông tên gọi Lịch Sử Nội Chiến Việt Nam, ông đã phân tích những khiếm khuyết của triều đại nhà Tây Sơn, trong khi đó triều đại này thường được lịch sử của nhà nước Việt Nam ca ngợi, thậm chí gọi đây là cuộc cách mạng của giai cấp nông dân.
Ông Tạ Chí Ðại Trường là một nhà sử học của miền Nam Việt Nam, nghiên cứu lịch sử Việt Nam tại miền Nam trước năm 1975, và tại Hoa Kỳ sau năm 1975.
Sự thay đổi:
Tuy nhiên với sự mở cửa của xã hội Việt Nam, một số sách lịch sử có cách viết khác với lối viết chính thống được chấp nhận tại Việt Nam. Vào năm 2007, quyển sách Lịch Sử Nội Chiến Việt Nam của ông Tạ Chí Ðại Trường đã được xuất bản tại Việt Nam, nhưng buộc phải đổi tên là Nước Việt Nam thời Tây Sơn.
Tiến Sĩ Sử Học Bùi Trân Phượng, cựu hiệu trưởng trường Ðại Học Hoa Sen tỏ ý cẩn trọng khi nói với chúng tôi về việc xuất bản quyển sách này ở Việt Nam: “Người mà xuất bản thì muốn xuất bản với cái nội dung, cho nên sự đổi tên là một sự nhượng bộ để có thể xuất bản được. Khi mà có thể thay đổi thì người ta nói lại cho đúng thôi. Sẽ có sự thay đổi nếu nó đến từ những người trước đây không đồng ý, tôi không nghĩ rằng những người đó đã thay đổi.”
Tuy nhiên theo ông Nguyễn Gia Kiểng, một nhà hoạt động chính trị và nghiên cứu lịch sử Việt Nam hiện sống ở Pháp thì chính phủ Việt Nam đã có nhiều nhân nhượng về cách thức viết lịch sử. Ông đưa ra ví dụ là vào năm 2014, ông Tạ Chí Ðại Trường đã được một quỹ nghiên cứu độc lập tại Việt Nam là Quỹ Phan Chu Trinh trao giải thưởng về các công trình của ông, trong đó có quyển sách Lịch Sử Nội Chiến Việt Nam. Và trong bản tin của báo Tuổi Trẻ vào Tháng Ba năm 2016 về việc qua đời của nhà sử học Tạ Chí Ðại Trường, tên quyển sách được gọi theo tên gốc của nó là Lịch Sử Nội Chiến Việt Nam chứ không phải là Việt Nam thời Tây Sơn như lần xuất bản năm 2007.
Khi chúng tôi hỏi ông Gosha là liệu sắp tới đây các nhà viết sử bên trong Việt Nam sẽ thay đổi cách viết của họ hay không, ông cho rằng trong tương lai gần thì điều đó không xảy ra.
Sự huy động phương tiện lịch sử cho các mục đích chính trị mà ông Gosha nêu ra, còn được một số nhà quan sát chính trị xã hội Việt Nam gọi là sự định hướng.
Khi trao đổi với chúng tôi về sách giáo khoa lịch sử Việt Nam ở trong nước, Tiến Sĩ Lê Hồng Hiệp, chuyên nghiên cứu về quan hệ quốc tế tại Viện Nghiên Cứu Ðông Nam Á tại Singapore nói: “Chương trình (lịch sử) ở một chế độ, một đất nước như Việt Nam thì người ta cần phải định hướng. Có những sự kiện người ta không thể đề cập đến một cách đầy đủ, mà chỉ trình bày theo một chiều hướng nào đó.” Ông Lê Hồng Hiệp nói rằng cách trình bày như vậy sẽ làm cho các học sinh Việt Nam bị thiệt thòi vì không biết đầy đủ các sự kiện lịch sử đã xảy ra.
Một cựu giáo viên dạy sử hiện sống tại Ðà Nẵng nói rằng cách thức trình bày lịch sử tại Việt Nam hiện nay là theo quan điểm Marxism, tức là tất cả các sự kiện lịch sử sẽ được đưa về giải thích bằng sự mâu thuẫn giai cấp, một điểm cốt lõi của học thuyết chính trị xã hội này.
Trong các sách giáo khoa lịch sử Việt Nam, giai đoạn từ khi đảng Cộng Sản Ðông Dương được thành lập vào năm 1930 trở về sau chiếm rất nhiều chương. Trong khi giai đoạn lịch sử trước đó kéo dài hàng ngàn năm thì chiếm thời lượng ít hơn, cũng như giai đoạn Pháp thuộc, giai đoạn Việt Nam Cộng Hòa cũng sơ sài. Theo ông Gosha thì lẽ ra lịch sử Việt Nam phải được viết một cách kỹ lưỡng hơn về quá khứ của nó, và bên cạnh đó những thời gian và không gian lịch sử trong thời hiện đại cũng không nên bị bỏ qua, vì Việt Nam ngày nay là tổng hợp của những cái đó.
Ông Gosha nói rằng nước Việt Nam hiện đại ngày nay được hình thành dựa trên những điều kiện đã có trước đó không thể bỏ qua được. Ông đưa ra các chủ đề như là giai đoạn Việt Nam là thuộc địa của đế quốc Trung Hoa đã đem đến cho Việt Nam những ý tưởng về nhà nước, về luật, hay là Việt Nam vừa bị thuộc địa bởi người Trung Quốc, người Pháp, đồng thời cũng chinh phục các lãnh thổ khác của người Chăm, người Khmer để làm thuộc địa, và trong tất cả quá trình đó, những con người khác nhau, những ý tưởng khác nhau đã tương tác lẫn nhau để tạo nên Việt Nam ngày nay.
Ông nói về một số chương sách của ông: “Trong quyển sách của tôi, tôi cố trình bày câu chuyện xứ Ðông Dương thuộc Pháp vốn bị các nhà viết sử chính thống Việt Nam bỏ qua, và tôi cũng cố gắng trình bày về những người Việt Nam dân tộc chủ nghĩa. Ông Hồ Chí Minh, ông Lê Duẩn (phe Cộng Sản), đương nhiên, nhưng còn có Việt Nam thứ hai nữa, Việt Nam Cộng Hòa. Việt Nam này bị thất bại, nhưng không phải vì thất bại mà bỏ nó ra khỏi dòng lịch sử.”
Theo ông Gosha đã có những ý tưởng thách thức cách viết sử của các nhà sử học chính thống, ông lấy ví dụ như hai nhà văn Dương Thu Hương và Bảo Ninh đã nêu lên cách nhìn chiến tranh của mình không giống như lịch sử chính thống của nhà nước trong các tác phẩm của họ. Bảo Ninh và Dương Thu Hương là hai nhà văn lớn lên từ miền Bắc dưới chế độ của đảng Cộng Sản Việt Nam.
Một nhà nghiên cứu lịch sử khác đã quá cố là ông Tạ Chí Ðại Trường cũng có cách ghi nhận lịch sử không giống với các nhà viết sử chính thống. Trong quyển sách của ông tên gọi Lịch Sử Nội Chiến Việt Nam, ông đã phân tích những khiếm khuyết của triều đại nhà Tây Sơn, trong khi đó triều đại này thường được lịch sử của nhà nước Việt Nam ca ngợi, thậm chí gọi đây là cuộc cách mạng của giai cấp nông dân.
Ông Tạ Chí Ðại Trường là một nhà sử học của miền Nam Việt Nam, nghiên cứu lịch sử Việt Nam tại miền Nam trước năm 1975, và tại Hoa Kỳ sau năm 1975.
Sự thay đổi:
Tuy nhiên với sự mở cửa của xã hội Việt Nam, một số sách lịch sử có cách viết khác với lối viết chính thống được chấp nhận tại Việt Nam. Vào năm 2007, quyển sách Lịch Sử Nội Chiến Việt Nam của ông Tạ Chí Ðại Trường đã được xuất bản tại Việt Nam, nhưng buộc phải đổi tên là Nước Việt Nam thời Tây Sơn.
Tiến Sĩ Sử Học Bùi Trân Phượng, cựu hiệu trưởng trường Ðại Học Hoa Sen tỏ ý cẩn trọng khi nói với chúng tôi về việc xuất bản quyển sách này ở Việt Nam: “Người mà xuất bản thì muốn xuất bản với cái nội dung, cho nên sự đổi tên là một sự nhượng bộ để có thể xuất bản được. Khi mà có thể thay đổi thì người ta nói lại cho đúng thôi. Sẽ có sự thay đổi nếu nó đến từ những người trước đây không đồng ý, tôi không nghĩ rằng những người đó đã thay đổi.”
Tuy nhiên theo ông Nguyễn Gia Kiểng, một nhà hoạt động chính trị và nghiên cứu lịch sử Việt Nam hiện sống ở Pháp thì chính phủ Việt Nam đã có nhiều nhân nhượng về cách thức viết lịch sử. Ông đưa ra ví dụ là vào năm 2014, ông Tạ Chí Ðại Trường đã được một quỹ nghiên cứu độc lập tại Việt Nam là Quỹ Phan Chu Trinh trao giải thưởng về các công trình của ông, trong đó có quyển sách Lịch Sử Nội Chiến Việt Nam. Và trong bản tin của báo Tuổi Trẻ vào Tháng Ba năm 2016 về việc qua đời của nhà sử học Tạ Chí Ðại Trường, tên quyển sách được gọi theo tên gốc của nó là Lịch Sử Nội Chiến Việt Nam chứ không phải là Việt Nam thời Tây Sơn như lần xuất bản năm 2007.
Khi chúng tôi hỏi ông Gosha là liệu sắp tới đây các nhà viết sử bên trong Việt Nam sẽ thay đổi cách viết của họ hay không, ông cho rằng trong tương lai gần thì điều đó không xảy ra.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-history-written-in-vn-kh-05162017075255.html
Saturday, June 3, 2017
BẢO GIANG * HỒ CHÍ MINH
Hồ Chí Minh: Vương cốt Khỉ Đột
Bảo Giang (Danlambao) - Nay
thì ai cũng biết, Sài Gòn đã mất tên. Hơn thế, Sài Gòn đã mất cả cái ý
nghĩa và thành tích của nó. Sài Gòn hôm nay không còn là Sài Gòn của
trước 1975. Nó cũng không còn là Sài Gòn được gọi là Hòn Ngọc Viễn
Đông, là “La perle de l'Extrême-Orient” trước đây hàng trăm năm nữa.
Thay vào đó, sau 30-4-1975 nó đã bị đổi là TP/HCM. Và nay theo tựa một
cuốn phim được nhà nước Việt cộng hãnh diện và đánh bóng, nó lại được
gọi là Vương cốt Khỉ Đột (tên tựa một bài viết của tg Nguyễn bá Chổi).
Từ xưa đến nay, trong lịch sử của loài người chưa bao giờ có bút ký
thành văn nào nói đến việc Kẻ Thắng Cuộc, lại phải cúi đầu khom lưng xin
ăn trước Người Bại trận. Tuy nhiên, cái thông lệ của xã hội loài người
có từ thời ăn lông ở lỗ ấy xem ra đã hoàn toàn bị đảo ngược sau khi
chiến tranh Việt Nam kết thúc vào ngày 30-4-1975. Ở đó, kẻ bại trận là
Mỹ rồi Ngụy không quỳ lạy, không cầu xin ăn kẻ thắng trận. Trái lại,
thành phần bại trận này, sau vài hôm bị lăng mạ, chế nhạo, lại trở thành
những người ngồi trên cao ngất ngưởng. Phận kẻ qùy lạy, sụt sùi kể lể
dưới chân kia lại là những bộ mặt thật của tập đoàn lãnh đạo cộng sản
Bắc Việt. Tủi thay, mới hôm nào, tập đoàn này còn khua chiêng đánh trống
và tuyên bố là đã tạo nên một chiến thắng trời long đất lở. Kết quả,
tất cả chỉ là một bọn bưng rổ từ đông sang tây! Tại sao lại có sự kiện
nghịch lý đến tủi nhục này?
Để bạn có thể nhìn rõ từng khía cạnh của câu chuyện xã hội này, thiết
tưởng chúng ta cũng nên nhìn lại khúc phim của những ngày tháng đã đi
qua. Nhìn lại, không phải để sỉ nhục cho ai, nhưng để cho những kẻ đi
xin ăn kia nhìn ra được chân tướng của chính mình trong đời sống làm
người. Nhờ đó, họ may ra có thể học được bài học làm người của con
người.
I. Vài nét về người bại trận.
Sau một đêm dài trong thao thức, lo âu. Khi ánh nắng vừa lên vào ngày
01-5-1975, hầu như chẳng ai bảo ai, tất cả mọi người từ làng quê, phố
chợ cho đến thành phố của miền nam thuộc Việt Nam Cộng Hòa đều nơm nớp,
run run, hé mở rèm cửa nhìn ra bên ngoài như đợi chờ số phận may, rủi
cho mình. Lúc ấy, không một ai mường tượng ra được chuyện gì sẽ xảy ra
trong những ngày tháng tới. Họ tự hỏi nhau, ở đó sẽ là máu đổ, thịt rơi,
tiếng cười hay tiếng khóc nghẹn? Kết quả, tất cả chỉ là những câu hỏi
và cuộc đợi chờ chưa có câu trở lời. Bởi vì, qua tầm mắt kia là những
gãy đổ, lạnh lùng, và tang thương:
Ở đây là hàng hàng những áo màu xanh lá cây rừng hay màu hoa dù, một
thời tạo nên nét kinh hoàng cho kẻ vừa vào phố. Nơi kia, lại là từng
đống ba lô, súng đạn chồng lên nhau. Hoặc giả, nằm rải, lăn lóc trên
đường là giày sô trận, mũ sắt còn nguyên nét ngụy trang. Ấy là chưa nhắc
đến những cánh tay, những cái chân còn yên vị trong đôi giày trận, hay
những vũng máu bỏ lại trên đường. Xem ra, những dấu tích này vẫn còn ghi
lại trong lòng người nhiều nỗi đau…
Đến khi nhìn sang phía bên kia đường thì trăm nhà như một. Tất cả đều
cửa đóng, then cài. Chẳng còn ai nhắc đến chuyện phố chợ. Ngay những
tiếng rao hàng lanh lảnh vào những buổi sớm mai hôm nào, nay như đã
thuộc hẳn về dĩ vãng. Có chăng còn xót lại trên đường phố sáng nay là
những bà mẹ quang thúng, gồng gánh trên vai với những bước đi mệt mỏi
rời phố để trở về nhà sau những ngày chạy loạn. Rồi hiện lên giữa cảnh
như hoang tàn, buồn thảm ấy là năm ba con chó dáo dác tìm đường chạy
trốn số phận vì người lạ đang đến.
II. Hình ảnh kẻ chiến thắng.
Ngược chiều với những hình ảnh trên là đoàn người được gọi là chiến
thắng với dép râu, mũ cối, vai bị gạo, súng trên vai, tay cầm sợi dây
dắt con heo sóng bước vào phố. Họ đi, không một lời nói. Tất cả đều lặng
lẽ như những bóng ma giữa ban ngày. Nếu ai đó nhìn kỹ hơn sẽ thấy họ có
một khuôn mẫu khá giống nhau. Mặt không trang điểm, miệng không nụ
cười, đôi mắt trắng dã, gò má nhô cao quá khổ, trong khi tấm thân như bộ
xương được gói trọn trong bộ quần áo màu xanh cứt ngựa rộng thùng
thình. Nếu đem cân, tính cả người và súng đạn trên vai kia, có lẽ không
mấy người qua được con số 60kg. Tuy thế, nếu chỉ tính riêng đôi mắt
trắng và hàng răng bừa quá khổ kia thì có lẽ nó đã nặng đến nửa ký!
Đó là hình ảnh của những người được gọi là “kẻ chiến thắng” trong lần
đầu tiên bước vào lòng phố Sài Gòn sau nhiều năm dài phải chui lủi trong
rừng hoang, hay ẩn mình dưới những hầm hố và có một đời sống, tưởng
chừng là sẽ không bao giờ có ở trên trái đất. Ở đó, thiếu thốn từng
miếng ăn, nước uống, nói chi đến việc tắm rửa. Nay bỗng bật dậy như
người rừng hoang để vào thành phố và trở thành kẻ chiến thắng!
Khi thấy họ, tất cả mọi người ở miền nam, từ những người vừa chạy thoát
thân về đến, hay là chính dân thành phố đều bàng hoàng ngơ ngác. Họ
không thể tìm ra được câu trả lời cho kẻ được gọi là “chiến thắng” mang ý
nghĩa gì. Trong khi đó, phía bên thua cuộc cũng chẳng hiểu tại sao mình
lại thua! Giữa cảnh không thể phân định ấy, duy nhất chỉ có một người
của họ đã có thể đánh giá và diễn đạt được toàn bộ ý nghĩa của cuộc
chiến, và cuộc chiến thắng khi thị theo đoàn quân này vào Sài Gòn. Thị
bàng hoàng, kinh ngạc khi nhìn thấy Sài Gòn. Rồi khóc vọng giữa trời:
Hỡi ơi, “đây là ngày mà man rợ đã thắng văn minh”! (Dương thu Hương).
III. Hình tượng của anh hùng.
Quả là không có điều kiện cho kẻ chiến bại. Thật vậy, trong lúc người
dân miền nam còn bàng hoàng vì cuộc thua trận, thành phố Sài Gòn thân
yêu của họ lại cũng bị cướp mất tên. Từ đây, Nó phải mang tên xác người
là Hồ chí Minh. Cũng từ đây, cái tên ấy đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt
của thành phố xưa kia. Ở đó, không còn là Hòn ngọc Viễn Đông với những
nét văn hóa, tình người và thanh lịch. Thay vào đó là những hình nộm giả
dối và xảo trá mang tên Hồ chí Minh. Và lịch sử của sự điêu tàn này đã
được bắt đầu từ cái ngày 30-4-1975 đến nay.
Ai cũng biết, tiền lương hàng tháng của công nhân, công chức, tư chức,
quân nhân ở miền nam là mạch sống từng ngày của họ. Nhưng sau ngày
30-4-1975, tất cả mọi dịch vụ hàng quán hầu như đóng cửa. Riêng công
chức, quân đội, cảnh sách tan hàng đều trắng tay, không một đồng lương
trong sinh hoạt hàng ngày, trong khi nồi cơm thùng gạo, tủ lạnh mỗi ngày
một cạn dần. Kết quả, tủ quần áo rồi đến những tủ lạnh, tivi, radiô,
đồng hồ, xe máy, xe đạp bỗng trở thành những vật buộc phải hy sinh cho
cuộc sống qua từng ngày. Đó là lý do để chợ trời miền nam mọc lên như
nấm. Nó mọc nhiều đến nỗi, bước ra đường là có chợ trời. Tuy thế, khách
đi mua xắm hàng chợ trời trong thời gian này hầu như chỉ có những… “anh
hùng”, rồi thân nhân anh hùng từ bưng biền, từ làng thôn hay từ bờ bắc
bò vào nam mà thôi.
Rồi theo dấu chân của họ, một nền văn hóa mới bỗng nổ tung thành phố hoa
lệ Sài Gòn với những tiếng lạ. Lạ chưa từng thấy. Chưa từng nghe biết
hoặc xuất hiện trong ngôn ngữ Việt Nam. Nào là… điện, đài, đá, đổng,
đạp… đến câu chuyện tivi, tủ lạnh ở ngoài bắc chạy đầy đường! Nghe thế,
người miền nam liền buột miệng thành thơ vào ngày Việt cộng đổi tiền lần
thứ nhất.:
“Năm đồng đổi lấy một xu (một đồng VC trị giá bằng 500 đồng tiền Sài Gòn)
Thằng khôn đi học, thằng ngu làm thầy..."
Từ đây một cảnh hoang tàn như chưa bao giờ có trong lịch sử Việt đã đang
diễn ra. Nhà nhà điêu linh trong cuộc sống. Người người đổ ra đường như
những kẻ đói ăn, khát uống. Và thật sự bàng hoàng về cái được gọi là
Giải Phóng với những bài viết tuyên truyền thô bỉ trên các tờ báo của
tập đoàn cộng sản kéo lê từ Hà Nội vào đến Sài Gòn. Đáp lại những hành
động có thể được coi là vô học, nếu như không muốn nói là vô giáo dục,
vô đạo nghĩa của những bài báo tuyên truyền này là những bài ca “ tức
cảnh” của nhân dân miền nam bùng nổ:
“Một năm hai thước vải thô,
Nếu đem may áo cụ Hồ ló ra!
May áo thì hở lá đa,
Chị em thiếu vải hóa ra lõa lồ (bác Hồ)!"
Có thể nói, từ đây Sài Gòn đã bị đổi đời. Từ Hòn Ngọc Viễn Đông nay là
phố của những OHồ Lá Đa! Thật là tủi cho Sài Gòn và cũng tủi cho ngôn
ngữ Việt! Tuy thế, từ khi Sài Gòn bị mất tên, người ta vẫn không có ngôn
từ, chữ nghĩa nào để diễn tả đúng đắn về bộ mặt của thành phố này. Phải
chờ cho đến mấy chục năm sau khi tay đạo diễn Mỹ là Jordan Vogt-Roberts
đến, thành phố này mới được xác định danh tính đúng đắn và đúng nghĩa
với cái tên mà nó đang mang là: Vương cuốc Khỉ Đột! “Kong Skull Island”!
Thoạt nghe cái tên, toàn đảng rồi cả nhà nước VC vui mừng. Họ mở hội,
toan tính dựng cái bảng Con Khỉ lớn ở giữa Hà Nội và Sài Gòn để lưu
truyền lại chứng tích của họ là con cháu của nói giống này. (Con người
bởi khỉ mà ra, thuyết xã hội của Darwin). Thật ra, họ có làm như thế
cũng là phải, bởi vì chính những bàn chân dép râu, mũ cối này đã truyền
tụng vào các trường học, vào xã hội miền nam "chân lý" của họ là con
người bởi khỉ mà ra để nhằm đánh đổ, đối chọi với nguồn gốc và niềm tin
linh thiêng của con người có tôn giáo ở miền nam. Khi ấy, dân tình miền
nam lẳng lặng cười nửa miệng. Và nay, xem ra là hả hê mà cười. Bởi lẽ,
bọn đế quốc nó rất sòng phẳng. Sài Gòn ngày xưa đẹp, nhân bản thì nó gọi
là Hòn ngọc Viễn Đông. Nay TP/ HCM rõ mùi man rợ thì nó bảo là Vương
quốc Khỉ Đột! Câu trả lời xem ra là đơn giản quá!
Ở một diện khác, khi Việt cộng vào Sài Gòn, người miền nam cuốn gói bỏ
nước ra đi, Đồng vều, thủ tướng Việt cộng, vều mồm lên tuyên bố, rủa xả
những người ra đi là bọn: ‘‘ôm chân đế-quốc, một lũ bồi bếp, lưu-manh đĩ điếm, mê bơ thừa sữa cặn….’’. Nhưng
chỉ mấy hôm sau là Võ văn Kiệt, thủ tướng của cái nhà nước VNDCCH ấy đã
giang tay vỗ vào mặt Phạm văn Đồng khi Y hạ mình xuống cầu cạnh người
đã ra đi, và xưng tụng họ bằng thứ ngôn ngữ trọng vọng, kính cẩn như
“khúc ruột ngàn dặm” hay là “người Việt yêu nước” để mong họ quay về
thăm gia đình, nhờ đó mà nhà nước kiếm được ít dollars! Lời công bố ấy
có nghĩa là, những người ra đi khi Việt cộng vào miền bắc, rồi chiêm
miền nam, đều được xác nhận là những Người Việt Yêu Nước, thì những kẻ
làm cho họ phải bỏ nước ra đi được coi là những kẻ phản quốc, bán nước.
Rồi điều ấy cũng xác minh rằng, hàng hàng con cháu của chúng sau này kéo
nhau sang Mỹ chỉ là để chầu chực bơ thừa, sữa cặn của người Việt đã
thành Mỹ thải ra! Thế mới biết dòng cổ ngữ của Hi Lạp xưa quả là thâm
thúy “chó sủa mặc chó, đoàn lũ hành đi vẫn đi!”
Sở dĩ người đi, hay người Việt nói chung có tư tưởng này là vì, dù họ có
phải sống dưới chế độc CS, họ cũng chẳng bao giờ thuộc về cái vương
quốc khỉ đột này. Trái lại, họ thuộc về nhà Việt Nam nhân bản, đạo
nghĩa. Xa hơn, họ là giòng dõi của những Vương Ngô Quyền, Hai bà Trưng,
Đức Lê Lợi, Quang Trung, Trần hưng Đạo… họ không theo, không thuộc về
hệ bởi khi mà ra như Hồ chí Minh và tập đoàn cộng sản đã. Đó cũng là lý
do, người Việt Nam đã phải cõng con di cư vào nam năm 1954 và rồi 21 năm
sau, họ lại phải bỏ nước ra đi. Bỏ nước ra đi đến nỗi nhà văn Duyên Anh
đã phải viết “đến cây cột đèn nếu biết đi chúng cũng không muốn ở lại”.
Và nay, sau hơn 42 năm chiếm được chính quyền ở đó, thủ tướng của Vương
cốt Khỉ Đột, với cái đầu không bao giờ đứng thẳng lại thay mặt tập đoàn
"bởi khỉ mà ra" ấy đến Mỹ xin ăn! Hỏi xem, đây có là một vinh dự lớn cho
tập đoàn CS hay không? Hay nó là một thảm kịch tang thương cho nhà Việt
Nam do tập đoàn CS bao gồm những lãnh đạo thuộc diện ngu dốt và vị kỷ
đã nối tiếp cơ nghiệp của HCM rồi để lại những tai họa lớn cho đất nước
này?.
IV. Đường chúng ta đi
Nếu đúng cái họa là tự những tên tuổi này thì nhà Việt Nam chỉ có một
cách duy nhất để thoát thân là phải trừ diệt chúng. Loại chúng ra khỏi
vòng lịch sử của dân tộc. Bởi lẽ, không phải chúng chỉ là những kẻ tôn
thờ chủ nghĩa cộng sản. Nhưng còn là những kẻ ti tiện, sống trong dối
trá, đã nhân danh cộng sản để chiếm đoạt tài sản của đất nước và bần
cùng hóa từ đời sống đến nhân bản của người Việt Nam. Chúng đã bần cùng
hóa người dân ở đây đến độ nay không dám ngửa mặt lên nhìn dân Lào,
Campuchia (vì phải đi làm thuê vác mướn, ở đợ cho họ), nói chi đến Thái
Lan, Nam Hàn, Singapore… là những quốc gia mà hơn 40 năm về trước, họ
ước ao đất nước của họ bắt kịp cuộc sống để vươn vai với Việt Nam Cộng
Hòa. Hỏi xem, nay họ ở đâu và Việt Nam dưới thời cộng sản ở đâu?
Thực tế hơn, hãy nhìn lại cuộc Hoa Kỳ đón tiếp Tổng thống Ngô đình Diệm
cách đây hơn một nửa thế kỷ ra sao, và cuộc đón tiếp cũng của Hoa Kỳ
dành cho những lãnh đạo Việt cộng sau này thế nào? Câu trả lời ngắn gọn
là ở đó, Tổng Thống Hoa Kỳ D. Eisenhower, một vị tướng năm sao Tư lệnh
Lục quân và là Tư lệnh tối cao của các lực lượng Đồng Minh trong Thế
chiến II. Người được thế giới trọng vọng và ca tụng với danh hiệu Anh
hùng giải phóng Châu Âu. Tuy thế, ông đã ra tận chân máy bay để đón TT
Việt Nam Cộng Hòa Ngô đình Diệm và ngồi chung xe để về Tòa Bạch Cung.
Chuyện không chỉ có bấy nhiêu, nhưng là dọc hai bên bên đường là hàng
hàng lớp lớp người dân Mỹ với cờ hoa trong tay ra đón chào. Rồi Tổng
Thống Diệm được mời đọc diễn văn trực tiếp trước lưỡng viện Quốc hội Hoa
Kỳ. Ở đó, hàng hàng lớp lớp Dân biểu, Thượng nghị sỹ nhiều lần đứng bật
dậy vỗ tay tán thưởng.
Nay hơn 50 năm sau, cũng một chuyến đi, nhưng ngược chiều với cuộc đón
tiếp TT Diệm là ở đó, lèo tèo dăm ba cán bộ CS và nhân viên của họ, mắt
trước mắt sau ra chân máy bay mà đón người của mình. Không có lấy bóng
dáng một viên chức Hoa Kỳ nào ra tiếp? Đã thế, thủ tướng Việt cộng thời
nay lại cũng không biết tiếng Anh, lúc nào cũng phải kè kè viên thông
dịch bên cạnh. Hỏi xem, cuộc đi nước ngoài này có là vinh dự lớn lao cho
nhà cầm quyền CS tại VN không? Hay nó được diễn tả bằng những ngôn từ
thực tiễn đại khái như câu chuyện bạn tôi kể tếu như sau:
“TT Mỹ hờ hững, không một hứng khởi ngay trong cái bắt tay đầu tiên:
- Hôm nay ông thủ tướng Việt cộng đến Hoa Kỳ xin điều gì?
Thủ tướng Việt cộng líu lưỡi:
- Bẩm ngài Tổng Thống…
- Tôi nghe báo là các ông đã mua nhà bên Mỹ cả rồi. Ông được cấp sổ đỏ chưa?
- Thưa Ngài chuyện ấy thì….!
- Thì cứ nói thật ra đi, dối trá làm gì? Như tôi đây khi ứng
cử Tổng Thống cũng phải khai báo với quốc dân toàn bộ tài sản mà tôi đã
có… Chẳng lẽ các ông thuộc diện vô sản chẳng có cái gì để khai ư? Mà tại
sao các ông cán bộ nhớn ở Việt Nam lại đi mua nhà và đưa con cháu sang
du học ở bên đế quốc Mỹ vậy?
- Dạ… dạ…
- Ông có bao giờ tính là, nếu quy thu tất cả tài sản của các
quan chức Việt cộng dấu ở nước ngoài lại thì có thể xây dựng lại đất
nước bằng mười năm xưa không? Tôi nghĩ là quá dư đấy. Rồi mỗi năm tiền
của những người mà thủ tướng của các ông đánh giá là “bọn trộm cướp đĩ
điếm theo chân đế quốc…” nay đã nhập tịch Mỹ gởi về Việt Nam không dưới
10 tỷ mỹ Kim một năm, các ông làm gi?
- Xin ngài thương… là…
- Thương thì ai chả thương! Nhưng các ông làm lãnh đạo thì
cũng nên có lấy một chút thành thực. Có thì bảo có, không thì bảo không.
Tại sao các ông lại dối trá mãi thế? Có phải cộng sản là một tập đoàn
dối trá nên các ông không biết nói thật? Chẳng lẽ bà Thủ tướng Đức người
gốc bên đông lại nói oan cho CS ư?...
Xem ra câu chuyện này không xa sự thật là mấy. Tuy nhiên, sau cuộc gặp
gỡ, thủ tướng Việt cộng về nước, báo chí Việt cộng sẽ vẽ vời ra, trong
đó lại thay nhau chùi bóng như: “Thủ tướng nước ta đến thăm Hoa Kỳ và
ra tận chân máy bay đón TT là các viên chức cao cấp nhất của chính phủ
Hoa Kỳ và đông đảo đồng bào Việt kiều với cờ và biểu ngữ ra tận phi
trường đón để đón chào”.
Thử hỏi xem, với loại ngôn ngữ mãi lừa bịp, dối trá này thì bao giờ tập
đoàn cộng sản Việt Nam mới bỏ bú và lớn lên đây? Hay chúng mãi mãi là
một tập đoàn lừa dối, bịp bợm và đi xin ăn?
Xem ra câu trả lời sẽ là: Chúng chẳng bao giờ lớn lên và mãi mãi tìm
sống trong sự gian dối và lừa bịp. Hơn thế, chúng còn gian dối cho đến
chết.
31-5-2017
Saturday, June 3, 2017
TRẦN TRUNG ĐẠO * CUỘC TRANH ĐẤU NÀY
Cuộc đấu tranh này là của người Việt Nam!
Trần Trung Đạo (Danlambao) - Chiến
tranh Việt Nam, một cuộc chiến bằng súng đạn, đã chấm dứt. Ngày nay,
Việt Nam có thể vẫn là mối quan tâm cho quyền lợi của Mỹ trong vùng Thái
Bình Dương, nhưng sẽ không quan trọng đến mức họ phải mang Hạm đội Thứ
Bảy đến để bảo vệ hải phận Việt Nam hay chuẩn chi nhiều tỉ Mỹ kim để
thay thế chế độ CS độc tài đảng trị tại Việt Nam hiện nay bằng một thể
chế dân chủ.
Nhiều người khi đọc tin một chiến hạm Mỹ hay hàng không mẫu hạm Mỹ đi
vào khu vực tranh chấp trên Biển Đông là hồi hộp đợi chờ dường như cuộc
chiến giữa Mỹ và Trung Cộng sắp bùng nổ nay mai. Họ không biết rằng
trong thời đại toàn cầu hóa này không có kẻ thắng và người bại dứt khoát
nào và ngoài ra những mâu thuẫn giữa các cường quốc chỉ mới bắt đầu còn
rất lâu mới chín muồi cho xung đột võ trang.
Trong quan điểm của Mỹ, quyền tự do lưu thông trên Biển Đông và chủ
quyền của các đảo đang tranh chấp là hai vấn đề chứ không phải là một.
Trung Cộng biết điều đó và đã nhiều lần tuyên bố tôn trọng quyền hải
hành trên Biển Đông nhưng cùng lúc lại tiếp tục quân sự hóa Hoàng Sa và
các phần đã chiếm được ở Trường Sa. Trung Cộng cũng hiểu ngoài những lời
chỉ trích, đưa tàu chiến tuần tra, gởi máy bay đến chụp hình, Mỹ không
thể làm gì khác hơn.
Lý tưởng tự do dân chủ không phải là món quà nhân đạo mà bao giờ cũng gắn liền với quyền lợi của nước Mỹ.
Dù là quốc gia đặt trên nền tảng dân chủ, lịch sử bang giao quốc tế
nhiều lần cho thấy, vì quyền lợi, các chính quyền Mỹ đã bảo trợ, bao
che, nuôi dưỡng những kẻ cầm quyền độc tài nhưng biết nghe lời hơn là
các nhà lãnh đạo yêu nước nhưng khó bảo. Trường hợp Pinochet của Chile,
Noriega của Panama, Somoza của Nicaragua, Marcos của Phi Luật Tân là vài
thí dụ điển hình.
Do đó, đừng ngạc nhiên khi Mỹ chấp nhận trò ngoại giao “đu dây” của CSVN
đến khi nào trò “đu dây” này còn phục vụ cho quyền lợi của Mỹ.
Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Iraq dưới thời Saddam Hussein là một bằng chứng.
Năm 2003, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Donald H. Rumsfeld là người phát họa
kế hoạch tấn công Iraq nhưng năm 1983 cũng chính Donald H. Rumsfeld này,
với tư cách đặc sứ của TT Ronald Reagan được Saddam Hussein tiếp đón
niềm nở. Hoa Kỳ nuôi dưỡng chế độ độc tài Saddam Hussein để làm đối lực
với Iran cùng khối Hồi Giáo cực đoan quá khích và hợp tác khai thác dầu
hỏa với chế độ độc tài này. Khi bắt tay với Saddam Hussein, Donald H.
Rumsfeld đã biết Iraq dùng vũ khí hóa học trong chiến tranh chống Iran
và tàn sát thường dân Kurds nhưng ông ta im lặng. Hai chục năm sau, Mỹ
xua quân lật đổ Saddam Hussein cũng không phải vì lòng thương xót số
phận đau thương của người dân Iraq mà chỉ vì quyền lợi của nước Mỹ.
Tiếng kêu trầm thống của nhân dân Tây Tạng cất lên từ hơn nửa thế kỷ qua
nhưng ngoại trừ đôi lời an ủi và dăm ba lần tiếp xúc không chính thức,
không một áp lực quốc tế nào cứng rắn đủ để buộc Trung Cộng ngồi vào bàn
đàm phán. Tại sao? Tây Tạng nghèo khó và chẳng có tài nguyên nào để thu
hút các đại công ty tư bản.
Khác với cuộc chiến trước 1975 giữa Việt Nam Cộng Hòa liên minh với khối
thế giới tự do chống lại sự bành trướng của ý thức hệ CS, cuộc tranh
đấu ngày nay hoàn toàn là của người Việt Nam.
Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam và chỉ người Việt Nam mới biết đau
khi những vùng đất của tổ tiên để lại bị Trung Cộng cướp đoạt.
Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh v.v... là người Việt Nam, và chỉ
người Việt mới biết đau từ vết thương của đồng bào mình đang rỉ máu
trong nhà tù CS.
Cuộc tranh đấu mới khó khăn và cô đơn hơn nhiều so với cuộc chiến bằng
súng đạn trước đây. Cuộc tranh đấu hôm nay không giới hạn bởi lằn ranh,
vĩ tuyến, hiệp định; kẻ thù của nhân dân Việt Nam không phải ở bên kia
sông Bến Hải mà ở bất cứ nơi nào, nhiều khi còn ở ngay trong gia đình
hay thậm chí chính bản thân mình.
Bên cạnh những khó khăn, cuộc
tranh đấu mới có nhiều thuận lợi.
Làn sóng chuyển hóa mang đặc tính thời đại đang diễn ra trên phạm vi cả
nước, bắt đầu từ kinh tế và lần lượt lan sang những lãnh vực văn hóa,
thông tin, giáo dục và xã hội. Năm 1990, số người dấn thân tranh đấu còn
đếm trên đầu ngón tay, hôm nay họ có mặt ở khắp ba miền. Con số có thể
chưa đủ để tạo thành một lực thay đổi nhưng rõ ràng đang lớn mạnh.
Giới cầm quyền CSVN dùng mọi biện pháp bôi nhọ, đe dọa, bắt bớ, tù đày
các thành phần dân tộc chống đối nhưng chính họ cũng phải biết không bạo
lực nào ngăn chận được sự lớn mạnh âm thầm nhưng mãnh liệt của nhận
thức con người. Bài học Ba Lan, Romania, Đông Đức v.v... còn rất mới.
Ngày xưa chúng ta thường tranh luận nhau, trong nước hay ngoài nước sẽ
đóng vai trò chủ lực, trong nước hay ngoài nước sẽ là nhân tố chính thúc
đẩy chuyến tàu dân chủ. Hôm nay, những tranh luận đó không còn cần
thiết nữa. Một vận hội mới đang mở ra, và người Việt yêu nước, dù ở đâu
trên trái đất nầy cũng đều có thể đóng góp, có thể làm được hết phần
mình mà không phải
chen lấn nhau hay giẫm lên bước chân người khác. Con tàu phục hưng dân
tộc Việt Nam còn rất rộng và đủ chỗ cho mọi người có tâm huyết, hãy bước
lên để cùng đi với dân tộc và thời đại.
3/6/2017
danlambaovn.blogspot.com
TRẦN NHẬT PHONG * BÁN THÂN
Không còn gì để bán chỉ bán... thânTrần Nhật Phong (Danlambao)
Thân xác của mẹ Việt Nam đang bị những kẻ cai trị xẻ ra bán từng phần
và được nhân danh “phát triển” nhưng thực tế là bán để chia chát lợi
nhuận của những kẻ cầm quyền. Nếu hôm nay các bạn tiếp tục "cam chịu"
hay "không phải chuyện của tôi" thì liệu ngày mai sẽ đến ngôi nhà của
các bạn, mảnh đất của các bạn sẽ được thu hồi vì đó là đất “được qui
hoạch” hay đất thuộc “bộ quốc phòng”. Trong một xã hội, mà đất đai, tài
sản có thể bị “cướp” bất cứ giờ phút nào thì các bạn liệu có “an toàn”
hay “yên bình” hay không?
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã có một thời gian khá dài làm nghề lồng tiếng cho các phim bộ Hong Kong và Đài Loan, gần 19 năm làm nghề này, có thể nói tôi đã xem và học được khá nhiều điều hay từ những nhà viết kịch bản của Hong Kong hay Đài Loan, do cơ chế tự do, sức sáng tác của họ thật dồi dào và đôi khi mang đậm những triết lý nhân sinh của người gốc Á.
Tôi nhớ có một lần, phòng chuyển âm phim bộ nhận lồng tiếng cho một loạt 2,3 vở kịch diễn sân khấu, được thu hình và phát hành, có một vở kịch mà tôi nghĩ thích hợp với câu chuyện hôm nay với các bạn, đặc biệt là các bạn đang sinh sống trong một xã hội đang có dấu hiệu bùng phát mãnh liệt có thể dẫn tới sự đổ máu vì những bất công.
Đại khái câu chuyện đó nói về một nhân vật được hư cấu, vốn là một nhà ngôn ngữ học kiêm một soạn giả nổi tiếng ở Thượng Hải, được xem là một thiên tài, về ngôn ngữ ông có khả năng nghe người đối diện nói chuyện qua âm điệu thì biết ngay là người sinh sống ở vùng nào, làng nào tại Trung Quốc.
Bên cạnh đó ông còn là một nhà soạn kịch nổi tiếng, trong một ngày làm việc của ông, ông có thể soạn một lúc 4,5 vở kịch khác nhau, vừa có thể đọc đối thoại cho kịch bản này, vừa có thể tạo ngay bố cục cho kịch bản khác, sức sáng tác dồi dào của ông khiến cho các nhân viết viết tuồng chạy không kịp với các vở kịch được ông viết.
Được sự kính trọng của hầu hết giới thượng lưu của Thượng Hải, có nhiều bạn bè tốt, nhưng đến cuối đời ông lại trở thành một ông già khùng khùng, điên điên và chết trong sự cô độc trên đường phố ở Hong Kong ở thập niên 60, sau khi trải qua hàng loạt những biến cố theo sự thăng trầm của dòng lịch sử Trung Hoa.
Tôi thích câu chuyện này, vì nó mang đậm tính triết lý về cuộc sống, đặc biệt là thời hoàng kim của nhà soạn giả ở Thượng Hải, lúc đó ông tự tin là có thể làm bất cứ điều gì như một nhà phù thủy đa năng.
Trong một cuộc ăn nhậu với bạn bè, ông đánh cá với họ rằng, sẽ biến cô gái bán hoa bên ngoài nhà hàng sang trọng nơi ông ăn nhậu, rằng chỉ trong vòng 3 tháng, ông có thể biến cô trở thành một minh tinh siêu việt nổi tiếng khắp Thượng Hải.
Và ông làm thật, kết quả đúng như lời ông cam đoan, chỉ vài tháng dưới sự nhào nắn của ông, cô gái bán hoa đã trở thành một trong những người đẹp được tung hê, được chào đón vồn vã của giới thượng lưu ở Thượng Hải.
Đương nhiên câu chuyện tránh không khỏi những tình cảm nảy sinh ra giữa ông và cô gái bán hoa, và rồi thời cuộc, ghen tuông và cái tôi to lớn đã khiến hai người hợp rồi tan, tan rồi hợp trong bối cảnh nhiễu nhương của nước Trung Hoa thời cận đại.
Một trong những lần cãi nhau gay gắt dẫn đến chia tay, cả ông và cô gái bán hoa đã có những lời gây tổn thương nặng nề cho nhau nhưng mang đậm triết lý cuộc sống:
- Không có tôi, thì giờ này cô chỉ là cô gái bán hoa ở ngoài đường thôi, làm gì được như bây giờ, được săn đón nhiệt tình của các tài phiệt Thượng Hải.
- Đúng, không có ông tôi vẫn chỉ là cô gái bán hoa, nhưng ít ra ngày xưa tôi còn có hoa để bán, bây giờ tôi chả có gì để bán nửa ngoại trừ bán… thân.
Lời nói cay đắng của cô gái từ thân phận bán hoa biến thành một thứ gái điếm hạng sang ở Thượng Hải, khiến tôi liên tưởng đến hoàn cảnh của Việt Nam ngày hôm nay, nó không khác gì với câu đối thoại trên cả các bạn ạ.
Trước năm 1975, miền Nam Việt Nam tuy chưa là một cường quốc trong khu vực, nhưng ít ra được sự kính trọng của các quốc gia và vùng lãnh thổ lân bang, tương tự như cô gái bán hoa, có được sự kính trọng thương mến của những bạn bè xe kéo, bán hàng rong, những con người lam lũ chung xóm.
Và sau năm 1975, tuy mang danh là một quốc gia thống nhất, nhưng dưới sự cai trị của đảng cộng sản, con dân Việt Nam cầm passport CHXHCNVN đi đến đâu thì bị khinh khi đến đó, và khi không còn gì để bán thì chỉ còn “cướp” đất để bán, nó cũng không khác gì cô gái bán hoa, khi trở thành gái điếm hạng sang, không còn gì để bán chỉ có bán... trôn nuôi miệng, và bị bạn bè xa lánh.
Khi nợ công chất cao như núi, không còn gì để xuất cảng, thì những kẻ cai trị chỉ biết tăng thuế, cướp đất để bán, nghĩ đến chuyện..., lách nợ, mà không đủ khả năng để nghĩ ra giải pháp.
Hàng dệt may xuất cảng thì Indonsia, Malaysia và Trung Quốc đè đến ngợp thở, nếu có dịp ra nước ngoài đến những khu shopping lớn, người ta chỉ thấy các mặc hàng quần áo đều xuất phát từ những quốc gia này, hiếm hoi lắm mới nhìn thấy hàng chữ Made In Viet Nam.
Nông, thủy sản thì trước đây chỉ thua cho Thái Lan, nay thì thua luôn cho cả Lào, Cam Bốt và Miến Điện, khi các mặc hàng này liên tục bị trả về từ khắp nơi trên thế giới vì nhiễm độc thủy ngân, nhiễm độc kim loại.
Dầu thô thì liên tục lỗ lã, giá dầu trên thế giới sụt giảm, từ lổ tới lổ.
Rừng bị tàn phá, biển bị ô nhiễm, đồng bằng sông Cữu Long bị nước mặn xâm nhập, sông Hồng thì bị hút cát khau thác vô tội vạ. tài nguyên quốc gia không còn lấy một cái gì gọi là rừng vàng biển bạc.
Việt Nam hôm nay còn gì để bán ra nước ngoài? Không, không còn gì cả ngoại trừ ….. đất đai.
Và do đó càng lúc càng có nhiều vụ “cướp” đất diễn ra khắp nơi trên toàn cỏi Việt Nam, từ bắc chí nam, nơi nào cũng có quan chức địa phương, công an, quốc phòng “cướp” đất đai để bán quyền sử dụng cho nhà đầu tư “nước ngoài” mà thực chất hầu hết là nhà đầu tư “Trung Quốc”.
Hoàn cảnh này có khác gì cô gái bán hoa biến thành bán…trôn trong câu chuyện mà tôi kể ở trên đây các bạn?
Thân xác của mẹ Việt Nam đang bị những kẻ cai trị xẻ ra bán từng phần và được nhân danh “phát triển” nhưng thực tế là bán để chia chát lợi nhuận của những kẻ cầm quyền.
Nếu hôm nay các bạn tiếp tục "cam chịu" hay “không phải chuyện của tôi” thì liệu ngày mai sẽ đến ngôi nhà của các bạn, mảnh đất của các bạn sẽ được thu hồi vì đó là đất “được qui hoạch” hay đất thuộc “bộ quốc phòng”.
Trong một xã hội, mà đất đai, tài sản có thể bị “cướp” bất cứ giờ phút nào thì các bạn liệu có “an toàn” hay “yên bình” hay không?
Chạy!!!!
Cơ hội chạy của các bạn đã chậm rồi, vì con cái của những quan chức, kẻ cầm quyền đã chạy trước, chúng ôm tài sản chạy qua xứ “tư bản giãy chết” rồi các bạn ạ, nếu các bạn có may mắn chạy thoát, ra đến bên ngoài cũng chỉ đi làm công cho con cháu của chúng vì chúng có tiền hơn các bạn, nếu các bạn không có khả năng chuyên môn, không có khả năng ngôn ngữ ở xứ sở các bạn chạy đến, thì các bạn cũng sẽ tiếp tục làm “thân cu li” cho con cháu của những kẻ cầm quyền hiện nay mà thôi.
Giải pháp duy nhất cứu các bạn đã có từ lâu, vấn đề là các bạn có dám dùng giải pháp đó để thay đổi số mạng của các bạn hay không, thay đổi vận mệnh của mẹ Việt Nam hay không thì tùy các bạn nhé, chúng tôi bên ngoài đã cạn lời, không can đảm một lần chịu đau để đục bỏ khối ung thư, thì các bạn chỉ chờ ngày vào quan tài mà thôi.
23/5/2017
Trần Nhật Phong
danlambaovn.blogspot.com
*
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã có một thời gian khá dài làm nghề lồng tiếng cho các phim bộ Hong Kong và Đài Loan, gần 19 năm làm nghề này, có thể nói tôi đã xem và học được khá nhiều điều hay từ những nhà viết kịch bản của Hong Kong hay Đài Loan, do cơ chế tự do, sức sáng tác của họ thật dồi dào và đôi khi mang đậm những triết lý nhân sinh của người gốc Á.
Tôi nhớ có một lần, phòng chuyển âm phim bộ nhận lồng tiếng cho một loạt 2,3 vở kịch diễn sân khấu, được thu hình và phát hành, có một vở kịch mà tôi nghĩ thích hợp với câu chuyện hôm nay với các bạn, đặc biệt là các bạn đang sinh sống trong một xã hội đang có dấu hiệu bùng phát mãnh liệt có thể dẫn tới sự đổ máu vì những bất công.
Đại khái câu chuyện đó nói về một nhân vật được hư cấu, vốn là một nhà ngôn ngữ học kiêm một soạn giả nổi tiếng ở Thượng Hải, được xem là một thiên tài, về ngôn ngữ ông có khả năng nghe người đối diện nói chuyện qua âm điệu thì biết ngay là người sinh sống ở vùng nào, làng nào tại Trung Quốc.
Bên cạnh đó ông còn là một nhà soạn kịch nổi tiếng, trong một ngày làm việc của ông, ông có thể soạn một lúc 4,5 vở kịch khác nhau, vừa có thể đọc đối thoại cho kịch bản này, vừa có thể tạo ngay bố cục cho kịch bản khác, sức sáng tác dồi dào của ông khiến cho các nhân viết viết tuồng chạy không kịp với các vở kịch được ông viết.
Được sự kính trọng của hầu hết giới thượng lưu của Thượng Hải, có nhiều bạn bè tốt, nhưng đến cuối đời ông lại trở thành một ông già khùng khùng, điên điên và chết trong sự cô độc trên đường phố ở Hong Kong ở thập niên 60, sau khi trải qua hàng loạt những biến cố theo sự thăng trầm của dòng lịch sử Trung Hoa.
Tôi thích câu chuyện này, vì nó mang đậm tính triết lý về cuộc sống, đặc biệt là thời hoàng kim của nhà soạn giả ở Thượng Hải, lúc đó ông tự tin là có thể làm bất cứ điều gì như một nhà phù thủy đa năng.
Trong một cuộc ăn nhậu với bạn bè, ông đánh cá với họ rằng, sẽ biến cô gái bán hoa bên ngoài nhà hàng sang trọng nơi ông ăn nhậu, rằng chỉ trong vòng 3 tháng, ông có thể biến cô trở thành một minh tinh siêu việt nổi tiếng khắp Thượng Hải.
Và ông làm thật, kết quả đúng như lời ông cam đoan, chỉ vài tháng dưới sự nhào nắn của ông, cô gái bán hoa đã trở thành một trong những người đẹp được tung hê, được chào đón vồn vã của giới thượng lưu ở Thượng Hải.
Đương nhiên câu chuyện tránh không khỏi những tình cảm nảy sinh ra giữa ông và cô gái bán hoa, và rồi thời cuộc, ghen tuông và cái tôi to lớn đã khiến hai người hợp rồi tan, tan rồi hợp trong bối cảnh nhiễu nhương của nước Trung Hoa thời cận đại.
Một trong những lần cãi nhau gay gắt dẫn đến chia tay, cả ông và cô gái bán hoa đã có những lời gây tổn thương nặng nề cho nhau nhưng mang đậm triết lý cuộc sống:
- Không có tôi, thì giờ này cô chỉ là cô gái bán hoa ở ngoài đường thôi, làm gì được như bây giờ, được săn đón nhiệt tình của các tài phiệt Thượng Hải.
- Đúng, không có ông tôi vẫn chỉ là cô gái bán hoa, nhưng ít ra ngày xưa tôi còn có hoa để bán, bây giờ tôi chả có gì để bán nửa ngoại trừ bán… thân.
Lời nói cay đắng của cô gái từ thân phận bán hoa biến thành một thứ gái điếm hạng sang ở Thượng Hải, khiến tôi liên tưởng đến hoàn cảnh của Việt Nam ngày hôm nay, nó không khác gì với câu đối thoại trên cả các bạn ạ.
Trước năm 1975, miền Nam Việt Nam tuy chưa là một cường quốc trong khu vực, nhưng ít ra được sự kính trọng của các quốc gia và vùng lãnh thổ lân bang, tương tự như cô gái bán hoa, có được sự kính trọng thương mến của những bạn bè xe kéo, bán hàng rong, những con người lam lũ chung xóm.
Và sau năm 1975, tuy mang danh là một quốc gia thống nhất, nhưng dưới sự cai trị của đảng cộng sản, con dân Việt Nam cầm passport CHXHCNVN đi đến đâu thì bị khinh khi đến đó, và khi không còn gì để bán thì chỉ còn “cướp” đất để bán, nó cũng không khác gì cô gái bán hoa, khi trở thành gái điếm hạng sang, không còn gì để bán chỉ có bán... trôn nuôi miệng, và bị bạn bè xa lánh.
Khi nợ công chất cao như núi, không còn gì để xuất cảng, thì những kẻ cai trị chỉ biết tăng thuế, cướp đất để bán, nghĩ đến chuyện..., lách nợ, mà không đủ khả năng để nghĩ ra giải pháp.
Hàng dệt may xuất cảng thì Indonsia, Malaysia và Trung Quốc đè đến ngợp thở, nếu có dịp ra nước ngoài đến những khu shopping lớn, người ta chỉ thấy các mặc hàng quần áo đều xuất phát từ những quốc gia này, hiếm hoi lắm mới nhìn thấy hàng chữ Made In Viet Nam.
Nông, thủy sản thì trước đây chỉ thua cho Thái Lan, nay thì thua luôn cho cả Lào, Cam Bốt và Miến Điện, khi các mặc hàng này liên tục bị trả về từ khắp nơi trên thế giới vì nhiễm độc thủy ngân, nhiễm độc kim loại.
Dầu thô thì liên tục lỗ lã, giá dầu trên thế giới sụt giảm, từ lổ tới lổ.
Rừng bị tàn phá, biển bị ô nhiễm, đồng bằng sông Cữu Long bị nước mặn xâm nhập, sông Hồng thì bị hút cát khau thác vô tội vạ. tài nguyên quốc gia không còn lấy một cái gì gọi là rừng vàng biển bạc.
Việt Nam hôm nay còn gì để bán ra nước ngoài? Không, không còn gì cả ngoại trừ ….. đất đai.
Và do đó càng lúc càng có nhiều vụ “cướp” đất diễn ra khắp nơi trên toàn cỏi Việt Nam, từ bắc chí nam, nơi nào cũng có quan chức địa phương, công an, quốc phòng “cướp” đất đai để bán quyền sử dụng cho nhà đầu tư “nước ngoài” mà thực chất hầu hết là nhà đầu tư “Trung Quốc”.
Hoàn cảnh này có khác gì cô gái bán hoa biến thành bán…trôn trong câu chuyện mà tôi kể ở trên đây các bạn?
Thân xác của mẹ Việt Nam đang bị những kẻ cai trị xẻ ra bán từng phần và được nhân danh “phát triển” nhưng thực tế là bán để chia chát lợi nhuận của những kẻ cầm quyền.
Nếu hôm nay các bạn tiếp tục "cam chịu" hay “không phải chuyện của tôi” thì liệu ngày mai sẽ đến ngôi nhà của các bạn, mảnh đất của các bạn sẽ được thu hồi vì đó là đất “được qui hoạch” hay đất thuộc “bộ quốc phòng”.
Trong một xã hội, mà đất đai, tài sản có thể bị “cướp” bất cứ giờ phút nào thì các bạn liệu có “an toàn” hay “yên bình” hay không?
Chạy!!!!
Cơ hội chạy của các bạn đã chậm rồi, vì con cái của những quan chức, kẻ cầm quyền đã chạy trước, chúng ôm tài sản chạy qua xứ “tư bản giãy chết” rồi các bạn ạ, nếu các bạn có may mắn chạy thoát, ra đến bên ngoài cũng chỉ đi làm công cho con cháu của chúng vì chúng có tiền hơn các bạn, nếu các bạn không có khả năng chuyên môn, không có khả năng ngôn ngữ ở xứ sở các bạn chạy đến, thì các bạn cũng sẽ tiếp tục làm “thân cu li” cho con cháu của những kẻ cầm quyền hiện nay mà thôi.
Giải pháp duy nhất cứu các bạn đã có từ lâu, vấn đề là các bạn có dám dùng giải pháp đó để thay đổi số mạng của các bạn hay không, thay đổi vận mệnh của mẹ Việt Nam hay không thì tùy các bạn nhé, chúng tôi bên ngoài đã cạn lời, không can đảm một lần chịu đau để đục bỏ khối ung thư, thì các bạn chỉ chờ ngày vào quan tài mà thôi.
23/5/2017
Trần Nhật Phong
danlambaovn.blogspot.com
VIETTUSAIGON * ĐẠO ĐƯC
Thành trì cuối cùng của đạo đức bị phá
Thứ Sáu, 06/02/2017 - 11:36 — VietTuSaiGon
1. Bác Hồ với Thủ tướng Ấn Độ Neru - Chuyện của Bộ trưởng Nguyễn Dy NiênNăm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Ấn Độ lần thứ hai. Trong cuộc mít tinh có hàng vạn người dự tại Red Fort (Thành Đỏ) ở Thủ đô Delhi, các bạn Ấn Độ làm sẵn một cái ghế cho Bác Hồ ngồi trên bục danh dự. Chiếc ghế trông như một cái ngai vàng, rất lớn. Trong khi đó, Thủ tướng Ấn Độ ngày ấy là J. Neru thì chỉ ngồi một chiếc ghế bình thường như mọi người khác. Khi Thủ tướng Neru mời Bác Hồ ngồi vào chiếc ghế đó, Bác dứt khoát từ chối. Thấy vậy, Thủ tướng Neru nói: “Ngài là khách danh dự của chúng tôi, việc Ngài ngồi lên chiếc ghế này chính là niềm vinh dự của chúng tôi”. Chứng kiến điều này, hàng vạn người dự mít tinh phía dưới quảng trường đứng cả lên xem. Hai vị lãnh tụ của hai nước cứ nhường nhau, chẳng ai chịu ngồi lên chiếc ghế lớn ấy. Cuối cùng, Thủ tướng Neru đành gọi người cho chuyển chiếc ghế đi, thay bằng một chiếc ghế khác giản dị hơn. Thấy vậy, hàng vạn người dân Ấn Độ dưới quảng trường rất cảm kích vỗ tay vang dội và hô rất to: “Hồ Chí Minh muôn năm ! Hồ Chí Minh muôn năm !”.
Chuyện này được người Ấn Độ sau đó kể lại rất nhiều, trở thành một huyền thoại của họ về Bác Hồ.
Trong chuyến thăm này, trong một bữa tiệc do Thủ tướng Neru chiêu đãi Bác Hồ có món thịt gà địa phương rất nổi tiếng. Người Ấn Độ khi ăn cơm không dùng thìa, dĩa mà dùng 5 ngón tay để bốc thức ăn. Cả Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ cũng muốn dùng tay bốc thức ăn. Nhưng tại bữa tiệc quốc tế người ta phải dùng dao, thìa, dĩa cho lịch sự. Khi món thịt gà được đưa ra, các quan khách Ấn Độ có vẻ không quen dùng dao, dĩa. Bác Hồ rất tinh ý, Người nói với Thủ tướng Neru: “Thịt gà phải ăn bằng tay thì mới ngon, chứ còn ăn bằng thìa dĩa thì khác nào nói chuyện với người yêu lại phải qua ông phiên dịch”. Nghe Bác Hồ nói vậy, cả bàn tiệc cười vang làm cho không khí bữa tiệc hôm đó rất vui vẻ và thân mật.
http://thptchonthanh.com.vn/BacHo/chuyen82.htm
Nguyễn Dy Niên ca:
Trong toàn bộ nội dung phong phú của tư tưởng Hồ Chí Minh, những tư tưởng về ngoại giao chiếm một vị trí quan trọng. Tư
tưởng của Người, trí tuệ và đường lối quốc tế của Đảng, sức mạnh đoàn kết của toàn dân, kết hợp được với sức mạnh thời đại, là cội nguồn tạo nên những thành tựu vẻ vang trên mặt trận đối ngoại hơn nửa thế kỷ qua. http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20020520112159
Tờ Pháp Luật ca ngợi:
Hầu như tất cả cán bộ ngoại giao lão thành ở nước ta khi được hỏi đều khẳng định nhà ngoại giao xuất sắc của Việt Nam là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nguyên Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên từng dày công nghiên cứu để viết một cuốn sách về “tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh”, trong đó ông cho rằng phong cách ngoại giao của Hồ Chí Minh gồm: tư duy độc lập tự chủ, sáng tạo; ứng xử linh hoạt; nói giản dị, dễ cảm hóa, thuyết phục và viết ngắn gọn, hàm súc, dễ hiểu. Với những người ngoài ngành ngoại giao, hay với nhân dân Việt Nam nói chung, tư tưởng, phong cách, phẩm chất ấy làm nên một thứ gọi ngắn gọn là tài ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(Hồ Chí Minh - nhà ngoại giao lỗi lạc.Chính trị 00:32 20/05/2010)
Tớ AnNinh Thế Giới viết:
Thế giới ca ngợi văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh vì không những Người là một biểu tượng mẫu mực về đạo đức mà phong cách ngoại giao của Người là tấm gương cho lãnh đạo các nước và giới chính khách học tập. Nhà sử học Helen Tourmer đã nhận định: "Hình ảnh của Hồ Chí Minh đã hoàn chỉnh với sự kết hợp đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học của Mác, thiên tài cách mạng của Lênin"...
http://antg.cand.com.vn/Tu-lieu-antg/Phong-cach-ngoai-giao-Ho-Chi-Minh-300388/
Trái lại cũng có nhiều ý kiến chỉ trich đảng Cộng sản Việt Nam:
1.BBC
"Ngày hôm nay nhân dịp 85 năm thành lập của Đảng mình có đôi lời muốn chia sẻ...
"Tám mươi lăm năm là tuổi rất là lớn, một khoảng thời gian khá là dài để chúng ta có thể nhận ra được là Đảng có làm đúng hay không, có tốt cho đất nước hay không.
Hiện giờ trên thế giới cũng chỉ còn năm nước có chế độ cộng sản thôi và đều là những nước nghèo hoặc là những nước độc tài, trong đó có Việt Nam.
"Mình tin rằng có nhiều người, không chỉ là người ngoài [Đảng] không mà ngay cả các đảng viên Cộng sản cũng nhận ra lý tưởng cộng sản không thực hiện được. "Cái chuyện đó đã được lịch sử chứng minh bằng sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu.
"Hiện giờ trên thế giới cũng chỉ còn năm nước có chế độ cộng sản thôi và đều là những nước nghèo hoặc là những nước độc tài, trong đó có Việt Nam.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/02/150203_party_anniversary_hangout
2. Wikipedia chỉ trich Việt Cộng
Tháng 11 năm 1953, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc Việt Nam tiến hành cải cách ruộng đất, trong đó, theo Steven Rosefielde, là "nhằm mục đích tiêu diệt kẻ thù giai cấp." [114] Còn theo quan điểm của chính mình, thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiêu diêt tầng lớp "Việt gian" và "địa chủ" hoặc đấu tố trưng thu tư liệu sản xuất của họ, đem chia tất cả (bao gồm ruộng đất và trâu bò, nông cụ) cho các bần nông.
Cuộc cải cách được tiến hành trên sự can thiệp, thúc ép của cố vấn Trung Quốc. Địa chủ được các cán bộ Việt Minh lựa chọn một cách tùy ý rồi đưa ra trước quần chúng để họ đấu tố, phần lớn bị oan sau khi lấy hạn ngạch 4-5 phần trăm [115] tra tấn được sử dụng trên quy mô rộng và rất nhiều, để đến năm 1954 Hồ Chí Minh đã phải can dự và tuyên bố dừng.[115]
Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) làm nhiều vụ lừa đảo lịch sử để gạt dân Việt Nam. Từ khi Hồ chết, ĐCSVN tiếp tục trò lừa đảo với những lời nói láo và dối trá vô nhân đạo để bao che những hành vi vô đạo đức và tội phạm hoặc đánh bóng hình ảnh mình cho mục tiêu tẩy não và nhồi sọ. Bài này phơi bày mười sáu hành động lừa đảo bởi Hồ và/ hoặc ĐCSVN trong nỗ lực họ sửa đổi lịch sử cho lợi lộc cá nhân từ năm 1930 cho đến 2014. Những vụ lừa đảo lịch sử này có hậu quả tàn phá trên người dân Việt, nhất là trẻ em.
http://www.geocities.ws/xoathantuong/cdt_nhungLuaDaoLichSu.htm
4. Các kiến nghị dân chủ
Sau khi kiến nghị 72 ra đời hồi năm 2013, đảng cộng sản im lặng một thời gian rồi lên tiếng chỉ trích những người đưa kiến nghị 72 là chống lại sự cai trị của đảng. Hiến pháp Việt nam sửa đổi 2013 vẫn duy trì đảng cộng sản và ý thức hệ của nó ở vị trí độc tôn.
Sau khi ký kiến nghị 61, Giáo sư Tương lai nói rằng ông chờ đợi sự phản hồi của đảng. Từ đó đến thời điểm chúng tôi hoàn thành bài viết này thời gian đã hơn một tháng, người ta chưa thấy truyền thông của đảng cộng sản lên tiếng. Còn ông Hà Sĩ Phu thì nói rằng đảng cộng sản cũng sẽ bỏ ngoài tai kiến nghị 61:
“Có thể nói chắc chắn rằng họ không nghe gì cả. Điều đó là đương nhiên, họ không nghe một tí gì, không nghe một phần trăm nào. Bởi vì cái lập trường của đảng thì quá rõ rồi, vì đối với đảng cộng sản chân lý là vô nghĩa, lòng tốt là vô nghĩa, đặt trên bàn của họ chỉ là lợi ích.”
Tuy nhiên cũng có người, như Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng người theo dõi sát chính trị Việt nam cho rằng mặc dù có thể không được lắng nghe, nhưng những kiến nghị như thế là rất tốt. Nhà văn Phạm Đình Trọng thì hy vọng tác động của kiến nghị 61 đến các đảng viên của chính đảng cộng sản:
Những lời phát biểu này thể hiện rằng sự thách thức chủ nghĩa cộng sản tại Việt nam theo năm tháng đã chuyển từ sự thách thức trên phương diện ý thức hệ sang sự thách thức về quyền lực và quyền lợi không còn mang màu ý thức hệ nữa. Chỉ trích ý thức hệ vẫn có thể diễn ra một cách công khai khi mà nó chưa xuống đường để đụng chạm tới quyền lợi của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/critic-communism-in-vn-today-kh-08182014135919.html
Trên đậy là những truyện linh tinh, sau đây là những chuyện "hoành tráng " hơn, xin kể theo tài liệu.
1. Truyện Lê Đức Thọ
Trần Đức Thảo kể chuyện và luận sự kết thúc 1975 như sau:
Lúc đó dân chúng đã kể cho nhau nghe để mà cười cay đắng với nhau, Đó là vào đầu năm 1973, khi vừa ký kết hiệp định Paris để kết thúc việc Mỹ tham chiến ở Việt Nam. “Đảng” rầm rộ tuyên truyền là ta đã buộc được Mỹ phải ký kết hiệp định để rút hết quân ra khỏi miền Nam Việt Nam. Đảng nói đấy là cuộc đấu trí “thần kỳ” giữa hai bộ óc được coi là mưu trí nhất của thời đại! Phe ta là đồng chí Lê Đức Thọ, phe Mỹ là Henry Kissinger. Tại Hà Nội, một số trí thức bên ngoài “đảng” và tôi đã hết sức tò mò, theo dõi, tìm hiểu các điều khoản bí mật đã được thoả thuận ngầm với nhau của hiệp định tái lập hoà bình tại Việt Nam đã được ký kết ở Paris năm 1973 có một số bí mật của phía ta, thì rồi chúng tôi cũng đã biết phần lớn về phía Mỹ thì dĩ nhiên là phải dựa trên những tiết lộ rất phong phú của báo chí Mỹ và thế giới. Chúng tôi có hai thắc mắc lớn trong chính sách của Mỹ lúc ấy. Một là tại sao cuộc tổng tấn công nổi dậy do ta bí mật phát động thật là bất ngờ, hồi Tết Mậu Thân 1968, ở miền Nam, nhưng ta đã hoàn toàn thất bại, lực lượng của ta tại miền Nam bị kiệt quệ, bị tổn thất nặng nề vì nhân dân miền Nam không nổi dậy tiếp tay với ta như ta đã trù liệu. Vậy mà Mỹ lại nhương bộ, chấp nhận các điều kiện của ta, đặc biệt là điều kiện phải để cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng do ta chủ động ở miền Nam được tham dự hội nghị ngang hàng với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, gọi là Việt Nam Cộng Hoà. Thắc mắc lớn thứ nhì là cuộc oanh tạc của Mỹ vào miền Bắc năm 1972, lúc đó ta vô cùng bối rối, đến mức nếu nó đánh bom kéo dài thêm vài tháng nữa thì ta sẽ phải nhượng bộ trong bất cứ điều kiện nào. Vậy mà bỗng Mỹ ngưng ném bom, để cho cuộc thương thảo ở Paris bước vào giai đoạn kết thúc, mà cả thế giới đều thấy là có lợi cho ta. Phía ta thì khoe đó là do tài trí của trưởng đoàn Lê Đúc Thọ.. Trong dân gian lúc đó, có giai thoại được phổ biến rất rộng rãi, rằng đồng chí Lê Đức Thọ đã tiết lộ với vài nhà báo thân cận một thành tích đấu trí với Kissinger, khiến hắn từ đó phải nể mặt đồng chí Thọ. Mẩu chuyện đấu trí vui ấy đã được phổ biến trong các tầng lớp nhân dân, như một thành tích “thắng lợi vẻ vang” của “ta”!
Chuyện kể rằng lần đầu tiên bí mật gặp riêng Kissinger ở vùng ngoại ô Paris, Lê Đức Thọ chìa tay trước để bắt tay Kissinger, tên này cũng vui vẻ chìa tay ra và hai bên xiết tay nhau. Sau đó, Kissinger chơi trò khinh bỉ ta, y thò tay vào túi lấy khăn “mù-xoa” lau bàn tay vừa bắt tay Lê Đức Thọ, rồi bỏ lại khăn tay vào túi quần! Đồng chí Lê Đức Thọ liền có phản ứng tức thì, đồng chí cũng rút khăn ra lau tay, nhưng sau đó vứt bỏ luôn khăn tay xuống đất chứ không bỏ lại vào túi! “Kissinger từ đấy về sau không dám giở trò gì nữa”.[..]. Sự khoe thành tích đấu trí như vậy, đã làm anh em trí thức Hà Nội nực cười. Trí tuệ gì, ngoại giao quốc tế gì cái trò láu cá vặt đó. Vì sự thật, ở bên lề hội nghị, toàn là những nhân nhượng quan trọng rất bí mật trong cuộc thương thảo giữa hai bên, mà phần quyết định trọng điểm là do thoả hiệp giữa Trung Quốc với Mỹ! Sau này có lần gặp riêng nhà báo cộng sản người Úc Winfred Burchett, ông này giải thích tận tình cho tôi hiểu về chính sách thực dụng rất nguy hiểm của Mỹ trong việc giải quyết “vấn đề” Việt Nam! Theo Burchett thì Mỹ nhúng tay vào miền Nam Việt Nam vì coi đó là một thị trường của khối tư bản, và tuyên bế quyết tâm bảo vệ Nam Việt Nam, vì đấy là một “tiến đồn của thế giới tự do”. Điều này có nghĩa là Mỹ muốn giữ vùng này không để nó lọt vào trong bức màn sắt của khối cộng sản. Nhưng Mỹ cũng dứt khoát không tính diệt “Bắc Việt Cộng sản” để tiến tới thống nhất Việt Nam bằng cách này hay cách khác. Bởi chiến tranh đối với Mỹ luôn luôn nằm trong sách lược của kinh tế thị trường toàn cầu. Cuộc chiến tranh bảo vệ thị trường Nam Việt Nam đã bị sa lầy vì tốn kém và bị dư luận nhân dân Mỹ chán ghét.
Nhiều người thường nhắc tới câu chuyện về cách ứng xử của Bác trong lần tới thăm Bộ trưởng Bộ nước Pháp Hải ngoại Marius Moutet năm 1946. Ông ta đi từ trên thang gác xuống đón Bác, Bác đi lên. Moutet giơ tay ra bắt tay, nhưng Bác lại bế bé gái đi cùng ông ta lên đã, âu yếm cháu trong khi vẫn bước lên. Chỉ khi ở bậc thang ngang với Moutet, Bác mới đưa tay ra. Nếu Bác giơ tay đáp lại ngay thì trong tấm ảnh của các nhà báo chụp phút đó Bác sẽ ở vị thế dưới Moutet, là điều mang ý nghĩa tượng trưng không hay cho ta. sogtvt.haiduong.gov.vn/.../HồChíMinhvànhữngcâuchuyệnứngxửn
Ở Mỹ và Canada không ai cho người lạ ôm con mình. Ai không hiểu phong tục, pháp độ dễ bị tù đấy!
3. Stalin và Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là anh láu cá, khôn vặt, bao giờ cũng tìm cách tự quảng cáo. Trong khoảng 1945, được CIA Mỹ cho khẩu súng , đi đâu ông cũng mang ra khoe, ra cái điều ta đây được Mỹ ủng hộ!Trong khi đó ông cũng "cop "mấy câu trong Tuyên Ngôn Mỹ để tỏ ra ta đây với Mỹ là đồng chí anh em! Khi ông sang Liên Xô, bị Liên Xô khinh bỉ chứ không phải là quý trọng, kính phục như cái loa rè của Việt Cộng ca cẩm.
Hoàng Tùng viết:"Bác đến Liên Xô năm 1934-38 chỉ làm công tác ở Ban thuộc địa của Quốc tế cộng sản, không được giao nhiệm vụ cụ thể. Người được giao nghiên cứu làm luận án phó tiến sĩ về vấn đề thuộc địa. Bác xin được làm nhưng không được trả lời....Sang Trung Quốc, Mao đưa Bác vào quỹ đạo của Mao. Sang tới Liên Xô, Stalin lại đưa Bác vào quỹ đạo của Stalin....[..].Khoảng năm 1935, ở tù cùng với Phi Vân tôi hỏi Phi Vân nhận xét về Nguyễn Ái Quốc. Vân nói ông già này không có gi` đâu, ở nhà cứ tưởng là nhân vật quan trọng lắm, chứ ông ta dân tộc chủ nghĩa, tri`nh độ ly' luận kém.[..].Đảng ta sang dự Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản. Đoàn đại biểu của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ có Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong. Sau khi xin việc măi không được, Bác xin về nước. Gần đây tôi có gặp một nhà trí thức Việt Nam, người này có gặp một nhà trí thức Pháp, họ nói Bác suy't bị hạ vi` những chuyện lôi thôi này.[...].Nỗi đau thứ tư là sau năm 1945, Liên Xô, Trung Quốc không công nhận ta. Đảng cộng sản Pháp cũng nghi ngờ.HOÀNG TÙNG * HỒI KÝ
Hoàng Tùng nói lờ mờ. Chúng ta hãy đọc Hồi Ký của Nikita Krushchev.
Hồi ức của Nikita Krushchev được ghi chép trong bộ sách“Krushchev Remembers” , xuất bản năm 1991, có kể lại một câu chuyện nhỏ bên lề về cuộc gặp mặt Stalin-Hồ Chí Minh năm 1950 :
4. Hồ Chí Minh xin xỏ Mỹ
Từ tháng 4/1945, Hồ đã bắt đầu vận động xin được chính phủ Truman nhìn nhận. Tuy nhiên, Patti đã nhấn mạnh với Hồ rằng liên hệ giữa hai người chỉ thuần túy có việc tình báo. Qua tháng 8, khi vai trò Hồ và Việt Minh ngày một lên cao, Hồ liên tục kêu gọi sự trợ giúp của Liên bang Mỹ. Ngày 15/8, một đại diện ‘Ðảng Quốc Gia’ của Hồ tại Côn Minh tuyên bố như sau về Ủy Ban Khởi Nghĩa Hà Nội:
Ủy Ban Trung ương muốn người Mỹ biết rõ rằng dân Ðông Dương muốn được độc lập, và hy vọng rằng nước Mỹ, như một nhà vô địch về dân chủ, sẽ giúp Ðông Dương được độc lập. . . .
Tóm lại, dân Ðông Dương muốn được hưởng tình trạng như Phi-lip-pin trong một thời gian vô hạn định. (Báo cáo ngày 22/8/1945, William J. Donovan gửi Byrnes; US-Vietnam Relations, 1947-1967, Bk I, C 67)
Trong một buổi nói chuyện giữa Hồ và George M. Abbott ngày 11/9/1946-tức ba ngày trước khi ký Tạm ước 14/9/1946 ở Paris-Hồ trực tiếp xin viện trợ quân sự và kinh tế. Hồ cũng nhắc đến vịnh Cam Ranh ở Trung Bộ. (US-Vietnam Relations, Bk I, tr. C 95-6) Cho tới tháng 12/1946, Hồ tiếp tục xin viện trợ Mỹ. Thứ trưởng Ngoại giao Hoàng Minh Giám còn xin thẳng với Trưởng Sở Ðông Nam Á tại Bộ Ngoại Giao Mỹ là Abbott L. Moffat, trong dịp Moffat đang viếng thăm các nước Ðông Nam Á, là nhờ Mỹ giúp phát triển căn cứ Cam Ranh và can thiệp để Pháp ngừng chiếm đóng toàn nước Việt Nam. (Ibid., Bk I, tr. 96-7)
Trong giai đoạn từ tháng 9/1945 tới tháng 3/1946, Hồ còn mở nhiều cánh cửa cho việc phát triển liên hệ Việt-Mỹ. Ngoài việc thành lập Hội Thân hữu Việt-Mỹ, Hồ đề nghị gửi 50 sinh viên qua Mỹ để thiết lập liên hệ văn hóa giữa hai nước-giống hệt thủ thuật Hồ đã sử dụng hai thập niên trước, với kết quả là loạt cán bộ Cộng Sản đầu tiên huấn luyện tại Mat-scơ-va. (Ibid., Bk I, tr. C-103-104)
Tuy nhiên, chính phủ Mỹ quyết định giữ trung lập, không hề chính thức hồi đáp các thỉnh nguyện thư của Hồ. Oat-shinh-tân chỉ khuyến khích hai phe Pháp và Việt Minh đạt một giải pháp chính trị qua thương thuyết. Ngày 29/9/1945, Gallagher khuyên Hồ nên gửi một phái đoàn qua Trùng Khánh, dù Tướng Marcel Alessandri, Ðại diện Pháp ở phía Bắc vĩ tuyến 16, chỉ mời Việt Minh tham dự với tư cách một đảng mà không phải một chính quyền. (Memorandum of 29 Sept. 1945, Gallagher Papers; Porter, Documentation, vol I, tr. 80-81) Ngay tới tháng 12/1946, Moffat còn khuyên Giám nên tránh chiến tranh, đạt một thỏa ước với Pháp. (Thư Moffat gửi BNG (12/1945); trong Blum, United States and Vietnam, Phụ bản II, tr. 40-2) Quyền Ngoại trưởng Mỹ Dean Acheson còn đề nghị Hồ nên tạm thời bỏ đòi hỏi trưng cầu dân ý ở miền Nam để quyết định thể chế của Nam Kỳ. (Tel. ngày 5/12/1945, Acheson gửi Moffat (Sài-gòn); US-Vietnam Relations, Bk 8, VB2, tr. 85-
Đạo đức không chỉ đơn giản là loại bỏ cái ác, cái xấu và phơi bày nó ra
ánh sáng, nếu chỉ đơn giản như vậy, e rằng không có công lý nào được
thực thi. Bởi trong cái vô lý của đạo đức, sự im lặng, sự kín tiếng để
tìm ra phương cách giải quyết tốt đẹp, khả dĩ cho bài toán cân bằng đạo
đức xã hội, tạo ra mối tương cảm trong xã hội loài người, tránh tình
trạng đấu tố vô tội vạ vẫn là thành trì để giữ cân bằng xã hội. Một khi
sự im lặng bị phá vỡ và thay thế vào đó là một hình thức đấu tố trá
hình, điều đó cũng giống như thành trì cuối cùng của đạo đức đã bị đập
nát.
Không phải vô cớ mà Phật Giáo có giai thoại Niêm Hoa Vi Tiếu và trong lịch sử Phật Giáo có những Thiền sư từng là tướng cướp, kẻ giết người nhưng sau một lần đốn ngộ, ông ta rũ bỏ bụi bặm và đắc đạo. Cũng không phải vô cớ mà người Công Giáo có lễ xưng tội. Bởi nếu không có sự im lặng, đồng cảm, phân tích và chuyển hóa của Cha Xứ, chắc chắn có rất nhiều tội lỗi bị phơi bày ra trước ánh sáng và một khi xã hội hay tôn giáo chì phơi bày toàn những tội lỗi con người, lúc ấy, cuộc tranh đấu để sống còn với tiền sử tội lỗi sẽ làm cho thế giới này đảo điên. Và tôn giáo cũng chẳng còn ý nghĩa gì.
Pháp luật cũng vậy, ở một nghĩa nào đó, Pháp Luật là tôn giáo của Công Lý, và nó cũng có những phép bí tích riêng để người pháp tội đi nhanh đến cải hóa, tiến thẳng đến ăn năn và hối cải thông qua đạo đức, sự kín tiếng cũng như sự cảm thông, thấu hiểu, chia sẻ và che chở, bảo vệ của luật sư. Và với sứ mệnh bằng mọi giá, phải khế hợp giữa đạo đức, lương tri nghề nghiệp và sự công tâm để điều nghiên, tìm cách kéo thân chủ ra khỏi tội lỗi bản thân cũng như hình phạt ở pháp đình, luật sư bắt buộc phải có sự im lặng, phải cói bí mật riêng và bí mật này chỉ có họ với thân chủ nắm được. Bí mật nhày được bảo toàn trên tinh thần cộng hưởng giữa lương tri, công tâm và đạo đức. Điều này chứng minh rất rõ ràng là chưa có bất kì một luật sư nào có thể cãi trắng thành đen cho tội giết người hay hiếp dâm mà họ chỉ đủ khả năng làm giảm nhẹ bớt hình phạt.
Bởi lẽ, trong hệ thống pháp lý, không chỉ tồn tại riêng luật sư, mà đó là tòa án, viện công tố (Việt Nam gọi là viện kiểm sát), cảnh sát (công an ở Việt Nam) và hệ thống điều tra đặc biệt gồm cả hệ thống dân sự, quân sự và những hệ thống riêng lẻ của tư nhân như thám tử, điệp báo… Tất cả hệ thống điều tra, công tố này đều có trách nhiệm điều tra, truy tố tội nhân ra pháp đình. Và lúc này, tòa án đóng vai trò cân đo đong đếm tội trạng để có biện pháp chế tài hợp lý. Luật sư, trong bất kì vụ án nào cũng phải đứng đúng vai trò luật sư, đó là bảo vệ thân chủ. Hiểu cặn kẽ mọi tội lỗi của thân chủ để tìm ra phương cách tốt nhất để bảo vệ cho thân chủ của họ được giảm nhẹ hình phạt (chứ không phải giảm nhẹ tội) và chịu một hình phạt khác có thể bằng tài sản kèm với lời xin lỗi cũng như sự ăn năn, hối cãi thực sự.
Và với sứ mệnh này, luật sư buộc phải tuyệt đối giữ bí mật mọi tội lỗi của thân chủ, bởi phần phanh phui tội lỗi không phải là sứ mệnh của họ mà là của viện công tố, của cơ quan điều tra. Cấu trúc của một phiên tòa nếu không giữ đúng vị trí và sứ mệnh của từng bộ phận, công tố viên nhảy lên luận tội luật sư (vì không đấu tố thân chủ) hoặc luật sư nhảy sang vị trí công tố viên, kê khai tội của thân chủ… Thì e rằng công lý đã bị méo mó đến mức khó tả!
Và một khi luật sư được quyền tố cáo tội lỗi của thân chủ, hành vi tố cáo này được xem như một chuẩn mực đạo đức xã hội thì chắc chắn xã hội đó đang rơi vào tao loạn bởi giới trí thức, mà cụ thể ở đây là luật sư có thể biến hình thành kẻ tống tiền hợp pháp bất kì giờ nào. Thử đặt một bài toán có một bị cáo từng phạm tội, từng bày tỏ với luật sư, kể tất cả để luật sư này chia sẻ, thấu hiểu và tìm phương cách bảo vệ. Mọi chuyện tưởng chừng là êm xuôi, ai dè sau đó vài năm, luật sư này quay trở lại và cho thân chủ của họ hai lựa chọn: “Hoặc là anh phải trả tôi tiền để tôi khỏi tố cáo anh? Hoặc là tôi sẽ mang tất cả hồ sơ và bằng chứng phạm tội của anh trước đây ra trước đây ra tòa, bởi tôi có cái quyền và trách nhiệm này?”. Câu chuyện sẽ trở nên rối rắm vô cùng và xã hội bị đảo lộn bởi đạo đức luật sư không còn, niềm tin của thân chủ đối với luật sư cũng không còn. Niềm tin vào công lý cũng như sức mạnh che chở của công lý hoàn toàn mất đi.
Nhưng tại sao bà Nguyễn Thị Kim Ngân lại muốn luật sư phải tố cáo thân chủ? Và tại sao cho đến giờ phút này, Luật sư đoàn Việt Nam chưa có bất kì ý kiến nào phản ánh quan điểm của họ?
Vấn đề thứ nhất, không phải riêng bà Kim Ngân muốn luật sư phải tố tội thân chủ mà có vẻ như bà này chỉ làm theo chỉ định của cấp trên, cụ thể là trung ương đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi không có cách nào để dễ cai trị hơn khi hệ thống pháp lý bị phá vỡ, cán cân công lý bị bẻ gãy, xã hội trở thành một mớ hổ lốn và niềm tin hoàn toàn bị mất đi. Lúc đó, chính sách công an trị và sức mạnh của đảng sẽ phục hồi tốt nhất. Bởi một khi công lý bị đổ vỡ, còn sức mạnh nào để dựa dẫm ngoài sức mạnh đảng trị?! Người ta buộc phải thay thế Công Lý bằng Đảng Tính.
Có thể nói đây là kế hoạch lâu dài của đảng Cộng sản và nó hình thành với mục đích rõ ràng, biến xã hội thành một cõi hỗn mang đầy tính đấu tố. Và lần này, luật sư bị biến thành những con tốt trong cuộc cờ đấu tố, được gắn cho cái nhãn mác đạo đức xã hội chủ nghĩa thông qua hành vi đấu tố. Và cũng là cách mà đảng đã mang lại cho luật sư một cái lộc lớn để họ có thêm cái quyền thương thuyết với thân chủ để lấy tiền, thậm chí tống tiền thân chủ của họ.
Ở khía cạnh khác, có thể, những luật sư tôn trọng công lý, sống hết mình với nghề, với lý tưởng đã có những phản ứng nhất định của họ nhưng chưa công khai phản ứng. Ngược lại, có thể có không ít luật sư thuộc nhóm xôi thịt đã nhận ra cái lợi về vật chất của họ trong đề xuất của bà Ngân và họ đang củng cố lại toàn bộ hồ sơ các thân chủ để chuẩn bị cho một cuộc thương thuyết, đổi chác với các thân chủ cũ thông qua điều luật mới?!
Chuyện gì cũng có thể xảy ra trên đất nước này! Và nếu may mắn, thì công lý sẽ tồn tại, nếu không may mắn, một đám xôi thịt mượn danh công lý sẽ ra đời, xã hội sẽ đảo lộn bởi thành trì đạo đức cuối cùng bị đánh phá!
Không phải vô cớ mà Phật Giáo có giai thoại Niêm Hoa Vi Tiếu và trong lịch sử Phật Giáo có những Thiền sư từng là tướng cướp, kẻ giết người nhưng sau một lần đốn ngộ, ông ta rũ bỏ bụi bặm và đắc đạo. Cũng không phải vô cớ mà người Công Giáo có lễ xưng tội. Bởi nếu không có sự im lặng, đồng cảm, phân tích và chuyển hóa của Cha Xứ, chắc chắn có rất nhiều tội lỗi bị phơi bày ra trước ánh sáng và một khi xã hội hay tôn giáo chì phơi bày toàn những tội lỗi con người, lúc ấy, cuộc tranh đấu để sống còn với tiền sử tội lỗi sẽ làm cho thế giới này đảo điên. Và tôn giáo cũng chẳng còn ý nghĩa gì.
Pháp luật cũng vậy, ở một nghĩa nào đó, Pháp Luật là tôn giáo của Công Lý, và nó cũng có những phép bí tích riêng để người pháp tội đi nhanh đến cải hóa, tiến thẳng đến ăn năn và hối cải thông qua đạo đức, sự kín tiếng cũng như sự cảm thông, thấu hiểu, chia sẻ và che chở, bảo vệ của luật sư. Và với sứ mệnh bằng mọi giá, phải khế hợp giữa đạo đức, lương tri nghề nghiệp và sự công tâm để điều nghiên, tìm cách kéo thân chủ ra khỏi tội lỗi bản thân cũng như hình phạt ở pháp đình, luật sư bắt buộc phải có sự im lặng, phải cói bí mật riêng và bí mật này chỉ có họ với thân chủ nắm được. Bí mật nhày được bảo toàn trên tinh thần cộng hưởng giữa lương tri, công tâm và đạo đức. Điều này chứng minh rất rõ ràng là chưa có bất kì một luật sư nào có thể cãi trắng thành đen cho tội giết người hay hiếp dâm mà họ chỉ đủ khả năng làm giảm nhẹ bớt hình phạt.
Bởi lẽ, trong hệ thống pháp lý, không chỉ tồn tại riêng luật sư, mà đó là tòa án, viện công tố (Việt Nam gọi là viện kiểm sát), cảnh sát (công an ở Việt Nam) và hệ thống điều tra đặc biệt gồm cả hệ thống dân sự, quân sự và những hệ thống riêng lẻ của tư nhân như thám tử, điệp báo… Tất cả hệ thống điều tra, công tố này đều có trách nhiệm điều tra, truy tố tội nhân ra pháp đình. Và lúc này, tòa án đóng vai trò cân đo đong đếm tội trạng để có biện pháp chế tài hợp lý. Luật sư, trong bất kì vụ án nào cũng phải đứng đúng vai trò luật sư, đó là bảo vệ thân chủ. Hiểu cặn kẽ mọi tội lỗi của thân chủ để tìm ra phương cách tốt nhất để bảo vệ cho thân chủ của họ được giảm nhẹ hình phạt (chứ không phải giảm nhẹ tội) và chịu một hình phạt khác có thể bằng tài sản kèm với lời xin lỗi cũng như sự ăn năn, hối cãi thực sự.
Và với sứ mệnh này, luật sư buộc phải tuyệt đối giữ bí mật mọi tội lỗi của thân chủ, bởi phần phanh phui tội lỗi không phải là sứ mệnh của họ mà là của viện công tố, của cơ quan điều tra. Cấu trúc của một phiên tòa nếu không giữ đúng vị trí và sứ mệnh của từng bộ phận, công tố viên nhảy lên luận tội luật sư (vì không đấu tố thân chủ) hoặc luật sư nhảy sang vị trí công tố viên, kê khai tội của thân chủ… Thì e rằng công lý đã bị méo mó đến mức khó tả!
Và một khi luật sư được quyền tố cáo tội lỗi của thân chủ, hành vi tố cáo này được xem như một chuẩn mực đạo đức xã hội thì chắc chắn xã hội đó đang rơi vào tao loạn bởi giới trí thức, mà cụ thể ở đây là luật sư có thể biến hình thành kẻ tống tiền hợp pháp bất kì giờ nào. Thử đặt một bài toán có một bị cáo từng phạm tội, từng bày tỏ với luật sư, kể tất cả để luật sư này chia sẻ, thấu hiểu và tìm phương cách bảo vệ. Mọi chuyện tưởng chừng là êm xuôi, ai dè sau đó vài năm, luật sư này quay trở lại và cho thân chủ của họ hai lựa chọn: “Hoặc là anh phải trả tôi tiền để tôi khỏi tố cáo anh? Hoặc là tôi sẽ mang tất cả hồ sơ và bằng chứng phạm tội của anh trước đây ra trước đây ra tòa, bởi tôi có cái quyền và trách nhiệm này?”. Câu chuyện sẽ trở nên rối rắm vô cùng và xã hội bị đảo lộn bởi đạo đức luật sư không còn, niềm tin của thân chủ đối với luật sư cũng không còn. Niềm tin vào công lý cũng như sức mạnh che chở của công lý hoàn toàn mất đi.
Nhưng tại sao bà Nguyễn Thị Kim Ngân lại muốn luật sư phải tố cáo thân chủ? Và tại sao cho đến giờ phút này, Luật sư đoàn Việt Nam chưa có bất kì ý kiến nào phản ánh quan điểm của họ?
Vấn đề thứ nhất, không phải riêng bà Kim Ngân muốn luật sư phải tố tội thân chủ mà có vẻ như bà này chỉ làm theo chỉ định của cấp trên, cụ thể là trung ương đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi không có cách nào để dễ cai trị hơn khi hệ thống pháp lý bị phá vỡ, cán cân công lý bị bẻ gãy, xã hội trở thành một mớ hổ lốn và niềm tin hoàn toàn bị mất đi. Lúc đó, chính sách công an trị và sức mạnh của đảng sẽ phục hồi tốt nhất. Bởi một khi công lý bị đổ vỡ, còn sức mạnh nào để dựa dẫm ngoài sức mạnh đảng trị?! Người ta buộc phải thay thế Công Lý bằng Đảng Tính.
Có thể nói đây là kế hoạch lâu dài của đảng Cộng sản và nó hình thành với mục đích rõ ràng, biến xã hội thành một cõi hỗn mang đầy tính đấu tố. Và lần này, luật sư bị biến thành những con tốt trong cuộc cờ đấu tố, được gắn cho cái nhãn mác đạo đức xã hội chủ nghĩa thông qua hành vi đấu tố. Và cũng là cách mà đảng đã mang lại cho luật sư một cái lộc lớn để họ có thêm cái quyền thương thuyết với thân chủ để lấy tiền, thậm chí tống tiền thân chủ của họ.
Ở khía cạnh khác, có thể, những luật sư tôn trọng công lý, sống hết mình với nghề, với lý tưởng đã có những phản ứng nhất định của họ nhưng chưa công khai phản ứng. Ngược lại, có thể có không ít luật sư thuộc nhóm xôi thịt đã nhận ra cái lợi về vật chất của họ trong đề xuất của bà Ngân và họ đang củng cố lại toàn bộ hồ sơ các thân chủ để chuẩn bị cho một cuộc thương thuyết, đổi chác với các thân chủ cũ thông qua điều luật mới?!
Chuyện gì cũng có thể xảy ra trên đất nước này! Và nếu may mắn, thì công lý sẽ tồn tại, nếu không may mắn, một đám xôi thịt mượn danh công lý sẽ ra đời, xã hội sẽ đảo lộn bởi thành trì đạo đức cuối cùng bị đánh phá!
SƠN TRUNG * VIỆT CỘNG TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ
SƠN TRUNG
Bài này viết về các cuộc giao thiệp giữa Việt Nam và quốc tế. Ngày xưa, thời quân chủ, truơc khi Pháp đến Việt Nam, nước ta chỉ có bang giao với Trung Quốc. Sau đó dần dần, nước ta giao thiệp với nhiều nước. Ở đây, chúng tôi xin trình bày những chuyện giao tế cấp quốc gia và cấp nhân dân trong cộng đồng thế giới. Chúng tôi chỉ viết về các giai thoại chứ không phải viết về lịch sử, mà giai thoại phần lớn là truyện vui đùa, phóng tác.Cũng như mọi việc trên đời có thật có giả, có thiện có ác, truyện sứ giao nước ta cũng vậy.Tuy nhiên trong chính trị, ngoại giao, khoa học, thông tin ...,cộng sản đều dối trá mà Việt Cộng lại là dối trá nhất.
Nguyễn Khắc Viện bị bệnh lao mà cũng mắc bệnh tịt mũi cho nên ông giỏi nghề bốc thơm. Ông ca ngợi cầu tiêu hai đáy Hà Nội là văn minh hiện đại và thơm tho nhất hành tinh nên cả thế giới đã cử sứ thần đến Hà Nội tham quan, học tập và ngửi cho đã!
Trong báo chí và đài hiện đại cũng có nhiều chuyện nổ hơn bom nguyên tử. Truyện Tiếu lâm kể rằng người Mỹ sang Việt Nam cứ chê Việt Nam cái gì cũng nhỏ, và khoe cái gì của Mỹ cũng to. Anh Việt Nam tức giận bèn lấy một con cua đinh là một lọai rùa biển bỏ vào giường. Người Mỹ hỏi con gì, người Việt Nam bảo đó là con rệp Việt Nam. Khiếp chưa!
Một số truyện xạo để tuyên truyền. Nào đuốc sống Lê Văn Tám, nào dũng sĩ Kiểm tay không “quật ngã” trực thăng UH–1 của Mỹ, dũng sĩ Ba Náo diệt 1 tàu sân bay và 24 máy bay, Sèn Vạn Vần dũng sĩ diệt xe tăng”...Nào hỏa tiễn Nga dở ẹc, ngắn quá bắn không trúng máy bay Mỹ. Các bác học ta nối thêm cho dài nên bắn hạ máy bay Mỹ dễ dàng! Phạm Tuân kể trên truyền hình rằng máy bay MiG-21ta tắt máy nấp trong mây chờ máy bay bay Mỹ đến bổ nhào xuống từ phía sau tiêu diệt các máy bay ném bom, máy bay cường kích của địch, ép chúng phải vứt bỏ bom giữa đường để tiện bề chống trả,nhưng bị ta tiêu diệt hết. Sau 1975, bọn Lê Duẩn kiêu căng nói rằng người các nước kính phục Việt Nam anh hùng đánh thắng ba đế quốc đầu sõ, họ mong ước mỗi buổi sáng thức dậy trở thành một người Việt Nam. Việt Nam bách chiến bách thắng, đế quốc Mỹ thất bại nhục nhã, muốn bang giao với Việt Nam phải trả ba tỷ tư Mỹ kim thì mới được Việt Nam chấp nhận....”
Tố Hữu ca:" “Ngôi sao chân lý giữa trời, Việt Nam, vàng của loài người hôm nay”.Đèn Cù II, Ch.48)
Sau 1975, tôi phải học chính trị hai năm, đến 1977 thì bị sa thải.Năm 1976, tôi theo phái đoàn đại học đi tham quan Kiến Hòa, quê Nguyễn Thị Định. Nhân lúc vắng vẻ, tôi hỏi nhỏ một lão nông:" Thưa cụ, ở đây có đội quân tóc dài hả cụ?" Thấy mặt tôi, ông biết là "dân ngụy", ông lão trả lời rất nhỏ:"Làm gì có!".
Đấy là những chuyện linh tinh trong kho truyện bịa đặt và khoác lác của Việt Cộng.
Bên cạnh những truyện ba láp, Việt Cộng còn có một kho tuyên truyền láo lếu, nhằm khoe khoang người và việc hoang tưởng.
Về 30-4
Báo Dân Trí dẫn báo ngoại quốc viết:"Sự sụp đổ cuối cùng của miền Nam đến quá nhanh, không ai có thể hình dung được”; Việt Nam “kiên cường, anh dũng”; chiến thắng “rung động địa cầu”…
http://dantri.com.vn/the-gioi/goc-nhin-bao-gioi-nuoc-ngoai-ve-chien-thang-3041975-1430790395.htm
Huy Đưc viết: Sáng 3-5-1975, Ủy ban Quân quản ra thông báo: “Cuộc tổng tiến công nổi dậy của quân dân miền Nam ta nhằm đập tan ngụy quyền tay sai Mỹ đã giành đượcthắng lợi hoàn toàn. Thành phố Sài Gòn, thành phố được vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã hoàn toàn giải phóng.(Huy Đưc. Bên Thắng Cuộc)
Về đảng Cộng sản Việt Nam
Bài này viết về các cuộc giao thiệp giữa Việt Nam và quốc tế. Ngày xưa, thời quân chủ, truơc khi Pháp đến Việt Nam, nước ta chỉ có bang giao với Trung Quốc. Sau đó dần dần, nước ta giao thiệp với nhiều nước. Ở đây, chúng tôi xin trình bày những chuyện giao tế cấp quốc gia và cấp nhân dân trong cộng đồng thế giới. Chúng tôi chỉ viết về các giai thoại chứ không phải viết về lịch sử, mà giai thoại phần lớn là truyện vui đùa, phóng tác.Cũng như mọi việc trên đời có thật có giả, có thiện có ác, truyện sứ giao nước ta cũng vậy.Tuy nhiên trong chính trị, ngoại giao, khoa học, thông tin ...,cộng sản đều dối trá mà Việt Cộng lại là dối trá nhất.
Nguyễn Khắc Viện bị bệnh lao mà cũng mắc bệnh tịt mũi cho nên ông giỏi nghề bốc thơm. Ông ca ngợi cầu tiêu hai đáy Hà Nội là văn minh hiện đại và thơm tho nhất hành tinh nên cả thế giới đã cử sứ thần đến Hà Nội tham quan, học tập và ngửi cho đã!
Trong báo chí và đài hiện đại cũng có nhiều chuyện nổ hơn bom nguyên tử. Truyện Tiếu lâm kể rằng người Mỹ sang Việt Nam cứ chê Việt Nam cái gì cũng nhỏ, và khoe cái gì của Mỹ cũng to. Anh Việt Nam tức giận bèn lấy một con cua đinh là một lọai rùa biển bỏ vào giường. Người Mỹ hỏi con gì, người Việt Nam bảo đó là con rệp Việt Nam. Khiếp chưa!
Một số truyện xạo để tuyên truyền. Nào đuốc sống Lê Văn Tám, nào dũng sĩ Kiểm tay không “quật ngã” trực thăng UH–1 của Mỹ, dũng sĩ Ba Náo diệt 1 tàu sân bay và 24 máy bay, Sèn Vạn Vần dũng sĩ diệt xe tăng”...Nào hỏa tiễn Nga dở ẹc, ngắn quá bắn không trúng máy bay Mỹ. Các bác học ta nối thêm cho dài nên bắn hạ máy bay Mỹ dễ dàng! Phạm Tuân kể trên truyền hình rằng máy bay MiG-21ta tắt máy nấp trong mây chờ máy bay bay Mỹ đến bổ nhào xuống từ phía sau tiêu diệt các máy bay ném bom, máy bay cường kích của địch, ép chúng phải vứt bỏ bom giữa đường để tiện bề chống trả,nhưng bị ta tiêu diệt hết. Sau 1975, bọn Lê Duẩn kiêu căng nói rằng người các nước kính phục Việt Nam anh hùng đánh thắng ba đế quốc đầu sõ, họ mong ước mỗi buổi sáng thức dậy trở thành một người Việt Nam. Việt Nam bách chiến bách thắng, đế quốc Mỹ thất bại nhục nhã, muốn bang giao với Việt Nam phải trả ba tỷ tư Mỹ kim thì mới được Việt Nam chấp nhận....”
Tố Hữu ca:" “Ngôi sao chân lý giữa trời, Việt Nam, vàng của loài người hôm nay”.Đèn Cù II, Ch.48)
Sau 1975, tôi phải học chính trị hai năm, đến 1977 thì bị sa thải.Năm 1976, tôi theo phái đoàn đại học đi tham quan Kiến Hòa, quê Nguyễn Thị Định. Nhân lúc vắng vẻ, tôi hỏi nhỏ một lão nông:" Thưa cụ, ở đây có đội quân tóc dài hả cụ?" Thấy mặt tôi, ông biết là "dân ngụy", ông lão trả lời rất nhỏ:"Làm gì có!".
Đấy là những chuyện linh tinh trong kho truyện bịa đặt và khoác lác của Việt Cộng.
Bên cạnh những truyện ba láp, Việt Cộng còn có một kho tuyên truyền láo lếu, nhằm khoe khoang người và việc hoang tưởng.
Về 30-4
Báo Dân Trí dẫn báo ngoại quốc viết:"Sự sụp đổ cuối cùng của miền Nam đến quá nhanh, không ai có thể hình dung được”; Việt Nam “kiên cường, anh dũng”; chiến thắng “rung động địa cầu”…
http://dantri.com.vn/the-gioi/goc-nhin-bao-gioi-nuoc-ngoai-ve-chien-thang-3041975-1430790395.htm
Huy Đưc viết: Sáng 3-5-1975, Ủy ban Quân quản ra thông báo: “Cuộc tổng tiến công nổi dậy của quân dân miền Nam ta nhằm đập tan ngụy quyền tay sai Mỹ đã giành đượcthắng lợi hoàn toàn. Thành phố Sài Gòn, thành phố được vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã hoàn toàn giải phóng.(Huy Đưc. Bên Thắng Cuộc)
Về đảng Cộng sản Việt Nam
VOV đưa tin:
Tạp chí Lá thư ngoại giao của Pháp số 73/2006 đã dành tới 1/4 số trang để giới thiệu về đất nước và con người, chính sách mở cửa cũng như những thành tựu đổi mới mà Việt Nam đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng CS Việt Nam. Trong số này còn có bài viết của ông Jean de Gaulle, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Pháp – Việt thuộc Hạ viện Pháp. Theo tác giả bài viết thì Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế - xã hội to lớn, trở thành nhân tố tích cực và rất được lắng nghe của ASEAN, một đối tác quan trọng của Pháp ở Đông Nam Á và khẳng định hai nước có thể cùng nhau xây dựng nhiều mục tiêu hợp tác cho tương lai.
Tuần báo Our Times của Đảng Cộng sản Đức (DKP) số ra mới đây đã đăng bài viết mang tên Vì một nước Việt Nam phồn thịnh của tác giả Ghechat Phenbauo. Bài viết đánh giá cao những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong công cuộc đổi mới và lập trường kiên định của Đảng Cộng sản Việt Nam trong vai trò là người lãnh đạo đất nước với mục tiêu xây dựng CNXH và CNCS. Bài báo viết, Đảng đã lãnh đạo và tăng cường sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở, đồng thời khẳng định Đảng vẫn hoạt động trên nền tảng Chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Báo Pravda (Sự thật), cơ quan ngôn luận của Đảng CS Nga (KPRF) có bài viết miêu tả về nhịp sống sôi động hằng ngày, về sự năng động của các đô thị tại Việt Nam. Hình ảnh các công trường xây dựng mọc lên khắp nơi, đường sá giao thông được cải thiện đã phản ảnh mức sống người dân đã được nâng lên rõ rệt, và khắp nơi đều có dấu ấn của sự đổi mới. Đây là kết quả của đường lối lãnh đạo tài tình và đúng đắn của Đảng CS Việt Nam.
http://vov.vn/chinh-tri/du-luan-the-gioi-ca-ngoi-dang-cong-san-viet-nam-134036.vov
Về tài lãnh đạo của Hồ Chí Minh
Báo Quốc Phòng Toàn Dân viết: Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng ta, dân tộc ta. Công lao to lớn và sự nghiệp vĩ đại của Người gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX. Vì thế, nghiên cứu về phong cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm về tài năng xuất chúng của Người; đồng thời, đó cũng là bài học thiết thực, bổ ích cho đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay.
http://tapchiqptd.vn/vi/theo-guong-bac/diem-noi-bat-trong-phong-cach-lanh-dao-cua-chu-tich-ho-chi-minh/9765.html
Tài ngoại giao của Hồ Chí Minh
Tạp chí Lá thư ngoại giao của Pháp số 73/2006 đã dành tới 1/4 số trang để giới thiệu về đất nước và con người, chính sách mở cửa cũng như những thành tựu đổi mới mà Việt Nam đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng CS Việt Nam. Trong số này còn có bài viết của ông Jean de Gaulle, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Pháp – Việt thuộc Hạ viện Pháp. Theo tác giả bài viết thì Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế - xã hội to lớn, trở thành nhân tố tích cực và rất được lắng nghe của ASEAN, một đối tác quan trọng của Pháp ở Đông Nam Á và khẳng định hai nước có thể cùng nhau xây dựng nhiều mục tiêu hợp tác cho tương lai.
Tuần báo Our Times của Đảng Cộng sản Đức (DKP) số ra mới đây đã đăng bài viết mang tên Vì một nước Việt Nam phồn thịnh của tác giả Ghechat Phenbauo. Bài viết đánh giá cao những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong công cuộc đổi mới và lập trường kiên định của Đảng Cộng sản Việt Nam trong vai trò là người lãnh đạo đất nước với mục tiêu xây dựng CNXH và CNCS. Bài báo viết, Đảng đã lãnh đạo và tăng cường sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở, đồng thời khẳng định Đảng vẫn hoạt động trên nền tảng Chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Báo Pravda (Sự thật), cơ quan ngôn luận của Đảng CS Nga (KPRF) có bài viết miêu tả về nhịp sống sôi động hằng ngày, về sự năng động của các đô thị tại Việt Nam. Hình ảnh các công trường xây dựng mọc lên khắp nơi, đường sá giao thông được cải thiện đã phản ảnh mức sống người dân đã được nâng lên rõ rệt, và khắp nơi đều có dấu ấn của sự đổi mới. Đây là kết quả của đường lối lãnh đạo tài tình và đúng đắn của Đảng CS Việt Nam.
http://vov.vn/chinh-tri/du-luan-the-gioi-ca-ngoi-dang-cong-san-viet-nam-134036.vov
Về tài lãnh đạo của Hồ Chí Minh
Báo Quốc Phòng Toàn Dân viết: Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng ta, dân tộc ta. Công lao to lớn và sự nghiệp vĩ đại của Người gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX. Vì thế, nghiên cứu về phong cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm về tài năng xuất chúng của Người; đồng thời, đó cũng là bài học thiết thực, bổ ích cho đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay.
http://tapchiqptd.vn/vi/theo-guong-bac/diem-noi-bat-trong-phong-cach-lanh-dao-cua-chu-tich-ho-chi-minh/9765.html
Tài ngoại giao của Hồ Chí Minh
1. Bác Hồ với Thủ tướng Ấn Độ Neru - Chuyện của Bộ trưởng Nguyễn Dy NiênNăm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Ấn Độ lần thứ hai. Trong cuộc mít tinh có hàng vạn người dự tại Red Fort (Thành Đỏ) ở Thủ đô Delhi, các bạn Ấn Độ làm sẵn một cái ghế cho Bác Hồ ngồi trên bục danh dự. Chiếc ghế trông như một cái ngai vàng, rất lớn. Trong khi đó, Thủ tướng Ấn Độ ngày ấy là J. Neru thì chỉ ngồi một chiếc ghế bình thường như mọi người khác. Khi Thủ tướng Neru mời Bác Hồ ngồi vào chiếc ghế đó, Bác dứt khoát từ chối. Thấy vậy, Thủ tướng Neru nói: “Ngài là khách danh dự của chúng tôi, việc Ngài ngồi lên chiếc ghế này chính là niềm vinh dự của chúng tôi”. Chứng kiến điều này, hàng vạn người dự mít tinh phía dưới quảng trường đứng cả lên xem. Hai vị lãnh tụ của hai nước cứ nhường nhau, chẳng ai chịu ngồi lên chiếc ghế lớn ấy. Cuối cùng, Thủ tướng Neru đành gọi người cho chuyển chiếc ghế đi, thay bằng một chiếc ghế khác giản dị hơn. Thấy vậy, hàng vạn người dân Ấn Độ dưới quảng trường rất cảm kích vỗ tay vang dội và hô rất to: “Hồ Chí Minh muôn năm ! Hồ Chí Minh muôn năm !”.
Chuyện này được người Ấn Độ sau đó kể lại rất nhiều, trở thành một huyền thoại của họ về Bác Hồ.
Trong chuyến thăm này, trong một bữa tiệc do Thủ tướng Neru chiêu đãi Bác Hồ có món thịt gà địa phương rất nổi tiếng. Người Ấn Độ khi ăn cơm không dùng thìa, dĩa mà dùng 5 ngón tay để bốc thức ăn. Cả Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ cũng muốn dùng tay bốc thức ăn. Nhưng tại bữa tiệc quốc tế người ta phải dùng dao, thìa, dĩa cho lịch sự. Khi món thịt gà được đưa ra, các quan khách Ấn Độ có vẻ không quen dùng dao, dĩa. Bác Hồ rất tinh ý, Người nói với Thủ tướng Neru: “Thịt gà phải ăn bằng tay thì mới ngon, chứ còn ăn bằng thìa dĩa thì khác nào nói chuyện với người yêu lại phải qua ông phiên dịch”. Nghe Bác Hồ nói vậy, cả bàn tiệc cười vang làm cho không khí bữa tiệc hôm đó rất vui vẻ và thân mật.
http://thptchonthanh.com.vn/BacHo/chuyen82.htm
Nguyễn Dy Niên ca:
Trong toàn bộ nội dung phong phú của tư tưởng Hồ Chí Minh, những tư tưởng về ngoại giao chiếm một vị trí quan trọng. Tư
tưởng của Người, trí tuệ và đường lối quốc tế của Đảng, sức mạnh đoàn kết của toàn dân, kết hợp được với sức mạnh thời đại, là cội nguồn tạo nên những thành tựu vẻ vang trên mặt trận đối ngoại hơn nửa thế kỷ qua. http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20020520112159
Tờ Pháp Luật ca ngợi:
Hầu như tất cả cán bộ ngoại giao lão thành ở nước ta khi được hỏi đều khẳng định nhà ngoại giao xuất sắc của Việt Nam là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nguyên Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên từng dày công nghiên cứu để viết một cuốn sách về “tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh”, trong đó ông cho rằng phong cách ngoại giao của Hồ Chí Minh gồm: tư duy độc lập tự chủ, sáng tạo; ứng xử linh hoạt; nói giản dị, dễ cảm hóa, thuyết phục và viết ngắn gọn, hàm súc, dễ hiểu. Với những người ngoài ngành ngoại giao, hay với nhân dân Việt Nam nói chung, tư tưởng, phong cách, phẩm chất ấy làm nên một thứ gọi ngắn gọn là tài ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(Hồ Chí Minh - nhà ngoại giao lỗi lạc.Chính trị 00:32 20/05/2010)
Tớ AnNinh Thế Giới viết:
Thế giới ca ngợi văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh vì không những Người là một biểu tượng mẫu mực về đạo đức mà phong cách ngoại giao của Người là tấm gương cho lãnh đạo các nước và giới chính khách học tập. Nhà sử học Helen Tourmer đã nhận định: "Hình ảnh của Hồ Chí Minh đã hoàn chỉnh với sự kết hợp đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học của Mác, thiên tài cách mạng của Lênin"...
http://antg.cand.com.vn/Tu-lieu-antg/Phong-cach-ngoai-giao-Ho-Chi-Minh-300388/
Trái lại cũng có nhiều ý kiến chỉ trich đảng Cộng sản Việt Nam:
1.BBC
"Ngày hôm nay nhân dịp 85 năm thành lập của Đảng mình có đôi lời muốn chia sẻ...
"Tám mươi lăm năm là tuổi rất là lớn, một khoảng thời gian khá là dài để chúng ta có thể nhận ra được là Đảng có làm đúng hay không, có tốt cho đất nước hay không.
Hiện giờ trên thế giới cũng chỉ còn năm nước có chế độ cộng sản thôi và đều là những nước nghèo hoặc là những nước độc tài, trong đó có Việt Nam.
"Mình tin rằng có nhiều người, không chỉ là người ngoài [Đảng] không mà ngay cả các đảng viên Cộng sản cũng nhận ra lý tưởng cộng sản không thực hiện được. "Cái chuyện đó đã được lịch sử chứng minh bằng sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu.
"Hiện giờ trên thế giới cũng chỉ còn năm nước có chế độ cộng sản thôi và đều là những nước nghèo hoặc là những nước độc tài, trong đó có Việt Nam.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/02/150203_party_anniversary_hangout
2. Wikipedia chỉ trich Việt Cộng
Tháng 11 năm 1953, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc Việt Nam tiến hành cải cách ruộng đất, trong đó, theo Steven Rosefielde, là "nhằm mục đích tiêu diệt kẻ thù giai cấp." [114] Còn theo quan điểm của chính mình, thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiêu diêt tầng lớp "Việt gian" và "địa chủ" hoặc đấu tố trưng thu tư liệu sản xuất của họ, đem chia tất cả (bao gồm ruộng đất và trâu bò, nông cụ) cho các bần nông.
Cuộc cải cách được tiến hành trên sự can thiệp, thúc ép của cố vấn Trung Quốc. Địa chủ được các cán bộ Việt Minh lựa chọn một cách tùy ý rồi đưa ra trước quần chúng để họ đấu tố, phần lớn bị oan sau khi lấy hạn ngạch 4-5 phần trăm [115] tra tấn được sử dụng trên quy mô rộng và rất nhiều, để đến năm 1954 Hồ Chí Minh đã phải can dự và tuyên bố dừng.[115]
Hội nghị Trung ương lần thứ 10 (mở rộng) Ban Chấp hành Trung ương khoá II họp từ ngày 25-8 đến 5-10-1956, tại Hà Nội nhận định nguyên nhân trực tiếp đã dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng, phổ biến và kéo dài trong cải cách ruộng đất là[116]:
- Trong khi chỉ đạo thực hiện, việc lãnh đạo tư tưởng đã có nhiều lệch lạc.
- Trong khi chỉ đạo thực hiện, nhiều chính sách của Trung ương đã không được quán triệt và phổ biến đúng đắn, phần nhiều bị hiểu sai, do đó mà không được chấp hành đầy đủ, thậm chí không được chấp hành hoặc làm trái ngược nhau.
- Việc tổ chức thực hiện đã có nhiều thiếu sót nghiêm trọng. Các cơ quan cải cách ruộng đất tổ chức thành một hệ thống riêng từ trên xuống dưới với những quyền hạn quá rộng, đã dần dần lấn hết quyền của cấp uỷ và chính quyền. Từ cấp khu trở xuống, nhiều nơi đã đặt mình lên trên cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương.
- Việc bố trí lực lượng cán bộ đã không theo một nguyên tắc nào cả, thậm chí đã để cho những cán bộ còn non nớt chỉ đạo những cán bộ có nhiều kinh nghiệm...
- Hiện tượng độc đoán chuyên quyền đã trở nên trầm trọng.(Wikipedia)
Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) làm nhiều vụ lừa đảo lịch sử để gạt dân Việt Nam. Từ khi Hồ chết, ĐCSVN tiếp tục trò lừa đảo với những lời nói láo và dối trá vô nhân đạo để bao che những hành vi vô đạo đức và tội phạm hoặc đánh bóng hình ảnh mình cho mục tiêu tẩy não và nhồi sọ. Bài này phơi bày mười sáu hành động lừa đảo bởi Hồ và/ hoặc ĐCSVN trong nỗ lực họ sửa đổi lịch sử cho lợi lộc cá nhân từ năm 1930 cho đến 2014. Những vụ lừa đảo lịch sử này có hậu quả tàn phá trên người dân Việt, nhất là trẻ em.
http://www.geocities.ws/xoathantuong/cdt_nhungLuaDaoLichSu.htm
4. Các kiến nghị dân chủ
Sau khi kiến nghị 72 ra đời hồi năm 2013, đảng cộng sản im lặng một thời gian rồi lên tiếng chỉ trích những người đưa kiến nghị 72 là chống lại sự cai trị của đảng. Hiến pháp Việt nam sửa đổi 2013 vẫn duy trì đảng cộng sản và ý thức hệ của nó ở vị trí độc tôn.
Sau khi ký kiến nghị 61, Giáo sư Tương lai nói rằng ông chờ đợi sự phản hồi của đảng. Từ đó đến thời điểm chúng tôi hoàn thành bài viết này thời gian đã hơn một tháng, người ta chưa thấy truyền thông của đảng cộng sản lên tiếng. Còn ông Hà Sĩ Phu thì nói rằng đảng cộng sản cũng sẽ bỏ ngoài tai kiến nghị 61:
“Có thể nói chắc chắn rằng họ không nghe gì cả. Điều đó là đương nhiên, họ không nghe một tí gì, không nghe một phần trăm nào. Bởi vì cái lập trường của đảng thì quá rõ rồi, vì đối với đảng cộng sản chân lý là vô nghĩa, lòng tốt là vô nghĩa, đặt trên bàn của họ chỉ là lợi ích.”
Tuy nhiên cũng có người, như Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng người theo dõi sát chính trị Việt nam cho rằng mặc dù có thể không được lắng nghe, nhưng những kiến nghị như thế là rất tốt. Nhà văn Phạm Đình Trọng thì hy vọng tác động của kiến nghị 61 đến các đảng viên của chính đảng cộng sản:
Có thể nói chắc chắn rằng họ không nghe gì cả. Điều đó là đương nhiên, họ không nghe một tí gì, không nghe một phần trăm nào.“Cái kiến nghị này là văn bản chính thức của một số đảng viên, họ đã dứt khoát lên tiếng đoạn tuyệt với chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa cộng sản. Đoạn tuyệt với chủ nghĩa Marx tức là cái lõi lý luận của chủ nghĩa cộng sản. Đây là một tiếng nói rất rõ ràng. Còn lại là những người kiếm lợi từ chủ nghĩa cộng sản, những người bất tài, kém cỏi, và nhờ có chủ nghĩa cộng sản họ mới có vị trí như thế, thì họ sẽ cố duy trì, nhưng đây là một đợt tấn công mạnh mẽ vào cái thành trì bảo thủ ấy.”
- TS. Hà Sĩ Phu
Những lời phát biểu này thể hiện rằng sự thách thức chủ nghĩa cộng sản tại Việt nam theo năm tháng đã chuyển từ sự thách thức trên phương diện ý thức hệ sang sự thách thức về quyền lực và quyền lợi không còn mang màu ý thức hệ nữa. Chỉ trích ý thức hệ vẫn có thể diễn ra một cách công khai khi mà nó chưa xuống đường để đụng chạm tới quyền lợi của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/critic-communism-in-vn-today-kh-08182014135919.html
Trên đậy là những truyện linh tinh, sau đây là những chuyện "hoành tráng " hơn, xin kể theo tài liệu.
1. Truyện Lê Đức Thọ
Trần Đức Thảo kể chuyện và luận sự kết thúc 1975 như sau:
Lúc đó dân chúng đã kể cho nhau nghe để mà cười cay đắng với nhau, Đó là vào đầu năm 1973, khi vừa ký kết hiệp định Paris để kết thúc việc Mỹ tham chiến ở Việt Nam. “Đảng” rầm rộ tuyên truyền là ta đã buộc được Mỹ phải ký kết hiệp định để rút hết quân ra khỏi miền Nam Việt Nam. Đảng nói đấy là cuộc đấu trí “thần kỳ” giữa hai bộ óc được coi là mưu trí nhất của thời đại! Phe ta là đồng chí Lê Đức Thọ, phe Mỹ là Henry Kissinger. Tại Hà Nội, một số trí thức bên ngoài “đảng” và tôi đã hết sức tò mò, theo dõi, tìm hiểu các điều khoản bí mật đã được thoả thuận ngầm với nhau của hiệp định tái lập hoà bình tại Việt Nam đã được ký kết ở Paris năm 1973 có một số bí mật của phía ta, thì rồi chúng tôi cũng đã biết phần lớn về phía Mỹ thì dĩ nhiên là phải dựa trên những tiết lộ rất phong phú của báo chí Mỹ và thế giới. Chúng tôi có hai thắc mắc lớn trong chính sách của Mỹ lúc ấy. Một là tại sao cuộc tổng tấn công nổi dậy do ta bí mật phát động thật là bất ngờ, hồi Tết Mậu Thân 1968, ở miền Nam, nhưng ta đã hoàn toàn thất bại, lực lượng của ta tại miền Nam bị kiệt quệ, bị tổn thất nặng nề vì nhân dân miền Nam không nổi dậy tiếp tay với ta như ta đã trù liệu. Vậy mà Mỹ lại nhương bộ, chấp nhận các điều kiện của ta, đặc biệt là điều kiện phải để cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng do ta chủ động ở miền Nam được tham dự hội nghị ngang hàng với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, gọi là Việt Nam Cộng Hoà. Thắc mắc lớn thứ nhì là cuộc oanh tạc của Mỹ vào miền Bắc năm 1972, lúc đó ta vô cùng bối rối, đến mức nếu nó đánh bom kéo dài thêm vài tháng nữa thì ta sẽ phải nhượng bộ trong bất cứ điều kiện nào. Vậy mà bỗng Mỹ ngưng ném bom, để cho cuộc thương thảo ở Paris bước vào giai đoạn kết thúc, mà cả thế giới đều thấy là có lợi cho ta. Phía ta thì khoe đó là do tài trí của trưởng đoàn Lê Đúc Thọ.. Trong dân gian lúc đó, có giai thoại được phổ biến rất rộng rãi, rằng đồng chí Lê Đức Thọ đã tiết lộ với vài nhà báo thân cận một thành tích đấu trí với Kissinger, khiến hắn từ đó phải nể mặt đồng chí Thọ. Mẩu chuyện đấu trí vui ấy đã được phổ biến trong các tầng lớp nhân dân, như một thành tích “thắng lợi vẻ vang” của “ta”!
Chuyện kể rằng lần đầu tiên bí mật gặp riêng Kissinger ở vùng ngoại ô Paris, Lê Đức Thọ chìa tay trước để bắt tay Kissinger, tên này cũng vui vẻ chìa tay ra và hai bên xiết tay nhau. Sau đó, Kissinger chơi trò khinh bỉ ta, y thò tay vào túi lấy khăn “mù-xoa” lau bàn tay vừa bắt tay Lê Đức Thọ, rồi bỏ lại khăn tay vào túi quần! Đồng chí Lê Đức Thọ liền có phản ứng tức thì, đồng chí cũng rút khăn ra lau tay, nhưng sau đó vứt bỏ luôn khăn tay xuống đất chứ không bỏ lại vào túi! “Kissinger từ đấy về sau không dám giở trò gì nữa”.[..]. Sự khoe thành tích đấu trí như vậy, đã làm anh em trí thức Hà Nội nực cười. Trí tuệ gì, ngoại giao quốc tế gì cái trò láu cá vặt đó. Vì sự thật, ở bên lề hội nghị, toàn là những nhân nhượng quan trọng rất bí mật trong cuộc thương thảo giữa hai bên, mà phần quyết định trọng điểm là do thoả hiệp giữa Trung Quốc với Mỹ! Sau này có lần gặp riêng nhà báo cộng sản người Úc Winfred Burchett, ông này giải thích tận tình cho tôi hiểu về chính sách thực dụng rất nguy hiểm của Mỹ trong việc giải quyết “vấn đề” Việt Nam! Theo Burchett thì Mỹ nhúng tay vào miền Nam Việt Nam vì coi đó là một thị trường của khối tư bản, và tuyên bế quyết tâm bảo vệ Nam Việt Nam, vì đấy là một “tiến đồn của thế giới tự do”. Điều này có nghĩa là Mỹ muốn giữ vùng này không để nó lọt vào trong bức màn sắt của khối cộng sản. Nhưng Mỹ cũng dứt khoát không tính diệt “Bắc Việt Cộng sản” để tiến tới thống nhất Việt Nam bằng cách này hay cách khác. Bởi chiến tranh đối với Mỹ luôn luôn nằm trong sách lược của kinh tế thị trường toàn cầu. Cuộc chiến tranh bảo vệ thị trường Nam Việt Nam đã bị sa lầy vì tốn kém và bị dư luận nhân dân Mỹ chán ghét.
Thế
nên các nhà chiến lược Mỹ, đứng đầu là Kissinger, đã đề xa một giải
pháp khác. Vì đã không bảo vệ được thị trường miền Nam Việt Nam bằng
chiến tranh, thì phải quay qua giải pháp tìm thị trường thay thế bằng
con đường hoà bình: cách này ít tốn kém mà bền vững hơn. Bởi Mỹ, trên
nguyên tắc, không hề tính tiêu diệt chế độ Cộng sản ở miền Bắc Việt Nam,
nên khi thấy cuộc tổng tiến công nổi dậy hồi Tết Mậu Thân, 1968, đã làm
cho “cộng sản” kiệt sức, thì đó là lúc tốt nhất để đưa “địch” ngồi vào
bàn hội nghị. Cũng như khi thấy cuộc oanh tạc miền Bắc Việt Nam hồi
1972, đã đủ cho Hà Nội thấm đòn, thì Mỹ liền ngừng ném bom, rồi đưa ra
những điều kiện, thuận lợi cụ thể, để Hà Nội chịu kỷ kết chấm dứt chiến
tranh, để Mỹ rút chân ra khỏi miền Nam Việt Nam.
Tất
cả là dùng lá bài hoà bình thay thế cho lá bài chiến tranh. Cũng để tỏ
rõ chính sách của Mỹ như thế, liên hạm đội 7 rất hùng hậu quả Mỹ, lúc đó
có mặt đông đảo ở ngoài khơi Việt Nam, vậy mà lực lượng hùng hậu ấy đã
đứng ngoài nhìn hải quân Trung Quốc đánh chiếm đảo Hoàng Sa (Paracels)
của Nam Việt, hồi 1974.
Sự
án binh bất động này có nghĩa rõ là Mỹ không coi Nam Việt Nam là tiền
đồn nữa. Ngay từ khi đại quân Mỹ đổ bộ vào miền Nam Việt Nam, Mỹ đã chỉ
đánh cầm chừng để giữ đất, để dung hoà chứ không hề có ý đẩy chiến tranh
đến tận cùng ra miền Bắc, để tiêu diệt chế độ cộng sản ở miền Bắc. Dù
là đã oanh tạc miền Bắc, nhưng chiến lược của Mỹ là chỉ chờ lúc địch
kiệt quệ để áp dụng lá bài hoà bình, nhằm đánh địch băng kinh tế hậu
chiến. Và quả thật ván bài đó sau này đã làm cho Hà Nội hoàn toàn kiệt
quệ về kinh tế. Để rồi tới lúc Hà Nội, tuy đạt chiến thắng, nhưng lại
phải chấp nhận mọi điều kiện để Mỹ nó bỏ cấm vận. Rồi sau đó là Hà Nội
lại trải thảm đỏ long trọng đón rước lãnh đạo Mỹ trở lại.( Những Lời
Trăn Trối, Ch.XIII)
2. Truyện Hồ Chí Minh
Đồng loại với giai thoại bịa ở trên là giai thoại dưới đây, cũng do lò Việt Cộng sản xuất:Nhiều người thường nhắc tới câu chuyện về cách ứng xử của Bác trong lần tới thăm Bộ trưởng Bộ nước Pháp Hải ngoại Marius Moutet năm 1946. Ông ta đi từ trên thang gác xuống đón Bác, Bác đi lên. Moutet giơ tay ra bắt tay, nhưng Bác lại bế bé gái đi cùng ông ta lên đã, âu yếm cháu trong khi vẫn bước lên. Chỉ khi ở bậc thang ngang với Moutet, Bác mới đưa tay ra. Nếu Bác giơ tay đáp lại ngay thì trong tấm ảnh của các nhà báo chụp phút đó Bác sẽ ở vị thế dưới Moutet, là điều mang ý nghĩa tượng trưng không hay cho ta. sogtvt.haiduong.gov.vn/.../HồChíMinhvànhữngcâuchuyệnứngxửn
Ở Mỹ và Canada không ai cho người lạ ôm con mình. Ai không hiểu phong tục, pháp độ dễ bị tù đấy!
3. Stalin và Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là anh láu cá, khôn vặt, bao giờ cũng tìm cách tự quảng cáo. Trong khoảng 1945, được CIA Mỹ cho khẩu súng , đi đâu ông cũng mang ra khoe, ra cái điều ta đây được Mỹ ủng hộ!Trong khi đó ông cũng "cop "mấy câu trong Tuyên Ngôn Mỹ để tỏ ra ta đây với Mỹ là đồng chí anh em! Khi ông sang Liên Xô, bị Liên Xô khinh bỉ chứ không phải là quý trọng, kính phục như cái loa rè của Việt Cộng ca cẩm.
Hoàng Tùng viết:"Bác đến Liên Xô năm 1934-38 chỉ làm công tác ở Ban thuộc địa của Quốc tế cộng sản, không được giao nhiệm vụ cụ thể. Người được giao nghiên cứu làm luận án phó tiến sĩ về vấn đề thuộc địa. Bác xin được làm nhưng không được trả lời....Sang Trung Quốc, Mao đưa Bác vào quỹ đạo của Mao. Sang tới Liên Xô, Stalin lại đưa Bác vào quỹ đạo của Stalin....[..].Khoảng năm 1935, ở tù cùng với Phi Vân tôi hỏi Phi Vân nhận xét về Nguyễn Ái Quốc. Vân nói ông già này không có gi` đâu, ở nhà cứ tưởng là nhân vật quan trọng lắm, chứ ông ta dân tộc chủ nghĩa, tri`nh độ ly' luận kém.[..].Đảng ta sang dự Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản. Đoàn đại biểu của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ có Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong. Sau khi xin việc măi không được, Bác xin về nước. Gần đây tôi có gặp một nhà trí thức Việt Nam, người này có gặp một nhà trí thức Pháp, họ nói Bác suy't bị hạ vi` những chuyện lôi thôi này.[...].Nỗi đau thứ tư là sau năm 1945, Liên Xô, Trung Quốc không công nhận ta. Đảng cộng sản Pháp cũng nghi ngờ.HOÀNG TÙNG * HỒI KÝ
Hoàng Tùng nói lờ mờ. Chúng ta hãy đọc Hồi Ký của Nikita Krushchev.
Hồi ức của Nikita Krushchev được ghi chép trong bộ sách“Krushchev Remembers” , xuất bản năm 1991, có kể lại một câu chuyện nhỏ bên lề về cuộc gặp mặt Stalin-Hồ Chí Minh năm 1950 :
“Tôi
nhớ lại khi Hồ Chí Minh đến Mooscow xin viện trợ về vật chất… .Stalin
đối xử với Hồ Chí Minh như một sự phỉ báng. Trong một cuộc gặp ông Hồ
rút từ trong cặp ra tờ họa báo “L’URSS en Construction” và xin chữ ký.
Stalin
xử sự theo cách luôn hoài nghi bệnh hoạn của ông ta, nhìn đâu cũng thấy
kẻ phản bội và do thám. Ông ta liền ký vào tờ báo nhưng ra lệnh cho
mật vụ lén thu hồi lại. Sau đó Stalin còn khôi hài với tôi : “Ông ta
chắc vẫn còn ra sức tìm kiếm tờ báo ấy, nhưng chỉ phí công”
Krushchev
kể lại chuyện này như một chuyện vui để nói về con người của Stalin,
ông cho rằng Stalin đã đa nghi quá đáng vì sau khi buộc phải ký tặng cho
Hồ Chí Minh thì Stalin đã cho mật vụ lẻn vào phòng Hồ Chí Minh tại
khách sạn để đánh cắp lại tờ báo có chữ ký tặng này.
Có
vậy mới thấy Stalin là người thâm trầm : Không phải vì quá hâm mộ
Stalin mà Hồ Chí Minh đã xin chữ ký của Stalin cũng như ông đã từng xin
hình và chữ ký tặng của Tướng Chenault, Tư lệnh Không quân Mỹ tại Trung
Hoa vào năm 1945. Vì sau đó Hồ Chí Minh đã mang tấm hình Tướng Chenault
về hang Pác Bó để lòe Trường Chinh và ĐCSVN. Sau đó đem về Hà Nội lòe
dân Hà Nội rằng ông ta là người của Mỹ.
Lần này thì HCM
xin chữ ký của Stalin, nhưng câu hỏi được đặt ra là ông muốn có chữ ký
đó để lòe ai ? Không cần suy nghĩ nhiều thì cũng hiểu rằng suốt từ năm
1945 cho tới ngày đó thì Stalin và CSQT không hề liên lạc với HCM, điều
này đủ để cho Trường Chinh và ĐCSVN đánh giá được mối quan hệ giữa
Stalin và ông ta.
Sự thực là Stalin chẳng biết ông ta
là ai, suốt 5 năm trời ông ta gởi cho Stalin biết bao nhiêu là thư nhưng
chẳng có một lời hồi âm. Sau này hồi ký của Hoàng Tùng tiết lộ: “Vì quan hệ của ta với Liên Xô và Trung Quốc không được thuận tiện, cho nên khi chính quyền của ta được thành lập (1945) thì hai nước đã không công nhận”.
Vì
đã lỡ mạo danh là người của Liên Xô đưa về nhưng suốt 5 năm không có
dấu hiệu gì chứng tỏ có sự hậu thuẩn của Stalin, cho nên lần này ông Hồ
Chí Minh cần phải có một bằng chứng cụ thể nào đó để chứng thực những
lời lòe bịp của ông ta trước đây.
Tuy nhiên Stalin là
người “có sạn trong đầu” nên biết ngay là Hồ Chí Minh xin chữ ký của ông
ta không phải xuất phát từ tấm lòng ngưỡng mộ thần tượng. Mà chắc chắn
phải có một mưu đồ nào khác; dĩ nhiên là không quang minh chính đại.
Sau
đó Stalin đã kể chuyện này cho Krushchev như là một bằng chứng cho thấy
HCM chỉ là một tay thủ đoạn vặt mà không qua mắt nổi ông ta. Ngoài ra
Krushcheve cũng cho biết :
“Ông Hồ rất muốn cuộc đi
thăm được công bố chính thức, và ông ta muốn được đón tiếp với tư cách
chủ tịch nước Việt Nam. Stalin bác bỏ yêu cầu ấy : “Đồng chí đã đến một
cách lặng lẻ nên không thể công bố được”. Ông Hồ vẫn đề nghị Stalin
cho một chiếc máy bay và chuẩn bị bài diễn văn đón tiếp. Stalin cười khi
kể lại với tôi : “Đó, ông ta muốn cả chuyện ấy, nhưng tôi trả lời :
Không”!
Qua lời kể vô tình của Krushchev, người ta
có thể thấy rõ HCM chuyên dùng thủ đoạn hạ cấp, ngay cả đối với nghi
thức ngoại giao quốc tế. Ông ta dám đề nghị với chủ tịch nước Liên Xô
một việc mà chỉ có bọn lưu manh mới làm.
Ngoài tiết lộ
của Krushchev, sau khi tài liệu mật của văn khố Quốc gia Liên Xô được
giải mật, giáo sư sư sử học Christopher Goscha của đại học Québec tại
Montréal đã tìm thấy một văn thư của đại sứ Liên Xô tại Bắc Kinh gửi cho
Mạc Tư Khoa, đề ngày 4-2-1950, cho biết ông HCM có nói với các nhà lãnh
đạo Trung Quốc rằng tờ tạp chí có ảnh của Stalin và các lãnh đạo cao
cấp khác của ĐCSLX cần phải được trả lại cho mình.
Ông ta đã nhiều lần hỏi đi hỏi lại là “Làm
sao chuyện đó lại có thể xảy ra giữa những đồng chí Cọng sản tốt” (Hồ
sơ lưu trữ CCCPSU, tài liệu số 36671, thư mục số 425). Nếu không có
tiết lộ của Krushcheve để so lại thì các nhà nghiên cứu sử sau này sẽ
tưởng rằng ông HCM đã bị đánh mất tờ báo ở đâu đó tại Trung Quốc chứ
không ai ngờ là Stalin đã cho mật vụ lấy lại..
BÙI ANH TRINH Hồ Chí Minh dưới con mắt nhìn của Stalin.
BÙI ANH TRINH Hồ Chí Minh dưới con mắt nhìn của Stalin.
4. Hồ Chí Minh xin xỏ Mỹ
Từ tháng 4/1945, Hồ đã bắt đầu vận động xin được chính phủ Truman nhìn nhận. Tuy nhiên, Patti đã nhấn mạnh với Hồ rằng liên hệ giữa hai người chỉ thuần túy có việc tình báo. Qua tháng 8, khi vai trò Hồ và Việt Minh ngày một lên cao, Hồ liên tục kêu gọi sự trợ giúp của Liên bang Mỹ. Ngày 15/8, một đại diện ‘Ðảng Quốc Gia’ của Hồ tại Côn Minh tuyên bố như sau về Ủy Ban Khởi Nghĩa Hà Nội:
Ủy Ban Trung ương muốn người Mỹ biết rõ rằng dân Ðông Dương muốn được độc lập, và hy vọng rằng nước Mỹ, như một nhà vô địch về dân chủ, sẽ giúp Ðông Dương được độc lập. . . .
Tóm lại, dân Ðông Dương muốn được hưởng tình trạng như Phi-lip-pin trong một thời gian vô hạn định. (Báo cáo ngày 22/8/1945, William J. Donovan gửi Byrnes; US-Vietnam Relations, 1947-1967, Bk I, C 67)
Trong một buổi nói chuyện giữa Hồ và George M. Abbott ngày 11/9/1946-tức ba ngày trước khi ký Tạm ước 14/9/1946 ở Paris-Hồ trực tiếp xin viện trợ quân sự và kinh tế. Hồ cũng nhắc đến vịnh Cam Ranh ở Trung Bộ. (US-Vietnam Relations, Bk I, tr. C 95-6) Cho tới tháng 12/1946, Hồ tiếp tục xin viện trợ Mỹ. Thứ trưởng Ngoại giao Hoàng Minh Giám còn xin thẳng với Trưởng Sở Ðông Nam Á tại Bộ Ngoại Giao Mỹ là Abbott L. Moffat, trong dịp Moffat đang viếng thăm các nước Ðông Nam Á, là nhờ Mỹ giúp phát triển căn cứ Cam Ranh và can thiệp để Pháp ngừng chiếm đóng toàn nước Việt Nam. (Ibid., Bk I, tr. 96-7)
Trong giai đoạn từ tháng 9/1945 tới tháng 3/1946, Hồ còn mở nhiều cánh cửa cho việc phát triển liên hệ Việt-Mỹ. Ngoài việc thành lập Hội Thân hữu Việt-Mỹ, Hồ đề nghị gửi 50 sinh viên qua Mỹ để thiết lập liên hệ văn hóa giữa hai nước-giống hệt thủ thuật Hồ đã sử dụng hai thập niên trước, với kết quả là loạt cán bộ Cộng Sản đầu tiên huấn luyện tại Mat-scơ-va. (Ibid., Bk I, tr. C-103-104)
Tuy nhiên, chính phủ Mỹ quyết định giữ trung lập, không hề chính thức hồi đáp các thỉnh nguyện thư của Hồ. Oat-shinh-tân chỉ khuyến khích hai phe Pháp và Việt Minh đạt một giải pháp chính trị qua thương thuyết. Ngày 29/9/1945, Gallagher khuyên Hồ nên gửi một phái đoàn qua Trùng Khánh, dù Tướng Marcel Alessandri, Ðại diện Pháp ở phía Bắc vĩ tuyến 16, chỉ mời Việt Minh tham dự với tư cách một đảng mà không phải một chính quyền. (Memorandum of 29 Sept. 1945, Gallagher Papers; Porter, Documentation, vol I, tr. 80-81) Ngay tới tháng 12/1946, Moffat còn khuyên Giám nên tránh chiến tranh, đạt một thỏa ước với Pháp. (Thư Moffat gửi BNG (12/1945); trong Blum, United States and Vietnam, Phụ bản II, tr. 40-2) Quyền Ngoại trưởng Mỹ Dean Acheson còn đề nghị Hồ nên tạm thời bỏ đòi hỏi trưng cầu dân ý ở miền Nam để quyết định thể chế của Nam Kỳ. (Tel. ngày 5/12/1945, Acheson gửi Moffat (Sài-gòn); US-Vietnam Relations, Bk 8, VB2, tr. 85-
Vũ Ngự Chiêu.HỒ CHÍ MINH - NHÀ NGOẠI GIAO, 1945-1946.
http://www.geocities.ws/xoathantuong/vnc_hcmng.htm
5.Truyện Thạch Sanh cộng sản chém chằng tinh
Tống Văn Công một thời theo Cộng sản, mới thấy cộng sản ác gian. Ông kể chuyện Con Trăn Thần” của báo Lao Động:
5.Truyện Thạch Sanh cộng sản chém chằng tinh
Tống Văn Công một thời theo Cộng sản, mới thấy cộng sản ác gian. Ông kể chuyện Con Trăn Thần” của báo Lao Động:
“Báo
Lao Động giữa năm 1963 có đăng bài của thông tín viên Tất Biểu ở nhà
máy bơm Hải Dương đưa tin anh Lê Văn Hạng công nhân nhà máy trong khi đi
nghỉ phép đến miền Tây Nghệ An đã bắn hạ một con trăn lớn chưa từng
thấy. Tin này được nhiều bạn đọc gửi thư hỏi thêm chi tiết. Tòa soạn
liền cử phóng viên Trần Thanh Bình tới gặp Lê Văn Hạng. Nghe anh này
thuật lại câu chuyện quá hấp dẫn, anh Bình gợi ý anh Tất Biểu viết lại
từ mẩu tin ngắn thành một bài ký sự dài đăng nguyên một trang báo. Anh
Tất Biểu viết bài có tựa đề ‘Con Trăn Thần’. Bài viết kể: Trước khi anh
Hạng tới đây, nhân dân vô cùng hoảng sợ, bởi con trăn đã bắt đi hai con
bò, hai cháu bé. Khi anh Hạng tìm gặp được nó, con trăn vùng dậy, cất
đầu lên cao quá các ngọn cây cổ thụ, mồm phun phì phì, nước bọt tuôn
xuống như mưa. Anh Hạng phải luồn lách lựa thế để nã đạn đúng vào mồm
con trăn liên tục 16 phát, nó mới ngã vật làm gãy bao nhiêu cây cối. Dân
làng được tin đưa hai con trâu cổ tới giúp anh Hạng kéo con trăn về
làng. Người ta đo con trăn dài gần 30 thước, thân nó to bằng cái vành
bánh xe đạp. Họa sĩ Minh Tần minh họa trông giống như cảnh Thạch Sanh
chém con chằn tinh.
“Số báo đăng bài này gây tiếng vang lớn trong và
ngoài nước. Nhân dân Nhật báo Bắc Kinh dịch bài và đổi tựa đề là ‘Dũng
sĩ diệt mãng xà vương’ kèm theo bức tranh minh họa cho câu chuyện thần
kỳ. Nhà thơ Tố Hữu, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương Đảng nói với hội
nghị Tuyên huấn – Báo chí về niềm tự hào dân tộc đã có một công nhân
bình thường nhưng hành động phi thường, là ‘Thạch Sanh thời đại , ‘Thạch
Sanh cộng sản’. Hồ Chủ tịch mau chóng tặng thưởng cho Lê Văn Hạng ‘Huy
hiệu Bác Hồ’. Ban thi đua khen thưởng Trung ương làm thủ tục xét thưởng
huân chương lao động hạng nhất…
“Giữa lúc cả nước đang náo nức vui
mừng thì bỗng có một tin chấn động: Các nhà khoa học Ba Lan cho rằng con
trăn khổng lồ xuất hiện ở Việt Nam nếu là có thật thì nó đánh đổ các
học thuyết về cổ sinh vật học đang được giảng dạy hằng trăm năm nay. Họ
đề nghị Nhà nước Ba Lan mua bộ xương này với giá tương đương một nhà máy
lớn. Trước mắt, họ xin Nhà nước Việt Nam cho họ được tới khảo sát bộ
xương con trăn thần và khu rừng nơi anh Hạng tìm thấy con trăn và bắn
chết nó. Họ phán đoán, khu rừng này phải là rừng nguyên sinh và rất có
thể ở đó còn có nhiều động vật khổng lồ của thời tiền sử!
“Tin này
như một tiếng sét làm tỉnh cơn mê. Hồ Chủ tịch chỉ thị phải nhanh chóng
xác minh sự thật. Ban Tuyên huấn Trung ương yêu cầu báo Lao Đông trong
thời gian sớm nhất phải có báo cáo chính xác.
“…Trong lúc ban biên
tập báo Lao Động cho phóng viên xuống nhà máy bơm Hải Dương tìm hiểu
thực hư thì một cộng tác viên tờ báo là kỹ sư nông nghiệp của Bộ Nông
trường, nhân đến tòa báo gửi bài cộng tác đã vui chuyện kể rằng chính
anh ta được chứng kiến lúc anh Hạng đưa con trăn thần về nông trường.
Anh nói, rất tiếc là bài báo của Tất Biểu không kể những chi tiết không
thể nào quên như: Khi hai con trâu kéo con trăn về tới đoạn dốc hơi cao ở
khúc quanh vào văn phòng nông trường thì một con trâu bị đứt ruột, ngã
khuỵu. Từ văn phòng gần đó, năm sáu cô nhân viên hiếu kỳ chạy ra xem.
Vừa nhìn thấy đầu con trăn khổng lồ há mồm thè lưỡi, các cô hốt hoảng
nháo nhào ù té chạy, một cô yếu tim ngất xỉu.
“Anh kỹ sư đã làm cho Ban biên tập báo Lao Động như sắp chết đuối vớ được cọc. Anh Nguyễn Anh Tài đề nghị anh kỹ sư làm cố vấn cho đoàn báo Lao Động vào rừng Nghệ An thẩm tra vụ trăn thần. Đang vui chuyện, hóm hỉnh bỗng anh lặng lẽ, trầm tư, nói rất lấy làm tiếc, vì công việc đang chồng chất, không thể sắp xếp để cùng đi với đoàn.
“…Anh kỹ sư ngồi lặng mấy giây, rồi hai vai run lên, đầu gục xuống, vừa nức nở khóc, vừa nói không ra lời: ‘Tôi… tôi cứ tưởng mọi việc đúng như trong bài báo là … tôi theo đó rồi thêm thắt cho vui câu chuyện… Tôi xin lỗi… rất là là xin…lỗi…’!
Kết luận câu chuyện “Con Trăn Thần”, Tống Văn Công viết: “Không chỉ báo Lao Động mà các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đều muốn câu chuyện “Thạch Sanh cộng sản” quên dần trong im lặng, bởi nó phơi bày sự dốt nát, háo danh và cẩu thả của cả hệ thống chính trị và khoa học của chế độ”.
Tống Văn Công bừng tỉnh huyễn mộng với cộng sản nhờ vào thông tin bùng nổ trong thời đại Internet, nhưng không phải người cộng sản nào cũng nhận ra bộ mặt thật của chế độ toàn trị, cho dù hàng ngày biết bao thực tế ê chề diễn ra chung quanh. Điển hình là chính thân phụ ông Công, người đảng viên vào đảng cộng sản từ năm 1930, từng tham gia chín năm chống Pháp..
http://www.nguoi-viet.com/nguoi-viet-shop/den-gia-moi-chot-tinh/
6. Thế giới cộng sản nghĩ về Việt Cộng
Người ta cho rằng người thế giới tự do ghét Cộng sản mà người Cộng sản rất yêu thương người cộng sản vì họ cùng thờ Marx, Lenin và Stalin bất diệt. Nhất định cộng sản với nhau tất họ phải vâng lời Marx dạy:"vô sản các nước hãy đoàn kết lại"!Nhưng không phải thế. Chính dân cộng sản ghét Việt Cộng nhất. Việt cộng càng tuyên tuyền huynh hoang rằng thế giới hoan hô họ là nói láo, Việt Cộng càng ra ngoài càng phô trương cái gian ác khắp bốn phương và nhận lấy sự khinh bỉ quốc tế nhất là ngay trong các quốc gia cộng sản.
“Anh kỹ sư đã làm cho Ban biên tập báo Lao Động như sắp chết đuối vớ được cọc. Anh Nguyễn Anh Tài đề nghị anh kỹ sư làm cố vấn cho đoàn báo Lao Động vào rừng Nghệ An thẩm tra vụ trăn thần. Đang vui chuyện, hóm hỉnh bỗng anh lặng lẽ, trầm tư, nói rất lấy làm tiếc, vì công việc đang chồng chất, không thể sắp xếp để cùng đi với đoàn.
“…Anh kỹ sư ngồi lặng mấy giây, rồi hai vai run lên, đầu gục xuống, vừa nức nở khóc, vừa nói không ra lời: ‘Tôi… tôi cứ tưởng mọi việc đúng như trong bài báo là … tôi theo đó rồi thêm thắt cho vui câu chuyện… Tôi xin lỗi… rất là là xin…lỗi…’!
Kết luận câu chuyện “Con Trăn Thần”, Tống Văn Công viết: “Không chỉ báo Lao Động mà các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đều muốn câu chuyện “Thạch Sanh cộng sản” quên dần trong im lặng, bởi nó phơi bày sự dốt nát, háo danh và cẩu thả của cả hệ thống chính trị và khoa học của chế độ”.
Tống Văn Công bừng tỉnh huyễn mộng với cộng sản nhờ vào thông tin bùng nổ trong thời đại Internet, nhưng không phải người cộng sản nào cũng nhận ra bộ mặt thật của chế độ toàn trị, cho dù hàng ngày biết bao thực tế ê chề diễn ra chung quanh. Điển hình là chính thân phụ ông Công, người đảng viên vào đảng cộng sản từ năm 1930, từng tham gia chín năm chống Pháp..
http://www.nguoi-viet.com/nguoi-viet-shop/den-gia-moi-chot-tinh/
6. Thế giới cộng sản nghĩ về Việt Cộng
Người ta cho rằng người thế giới tự do ghét Cộng sản mà người Cộng sản rất yêu thương người cộng sản vì họ cùng thờ Marx, Lenin và Stalin bất diệt. Nhất định cộng sản với nhau tất họ phải vâng lời Marx dạy:"vô sản các nước hãy đoàn kết lại"!Nhưng không phải thế. Chính dân cộng sản ghét Việt Cộng nhất. Việt cộng càng tuyên tuyền huynh hoang rằng thế giới hoan hô họ là nói láo, Việt Cộng càng ra ngoài càng phô trương cái gian ác khắp bốn phương và nhận lấy sự khinh bỉ quốc tế nhất là ngay trong các quốc gia cộng sản.
Trong mắt người Đức, người Việt chỉ là lau nhà, quét dọn, làm quán và tìm mọi thủ đoạn để ở lại
Những người Việt ở Nga kể lại những chuyện như sau:
Có bao giờ bạn đi xe buýt, chẳng đụng chạm tới ai, thế mà vẫn bị chửi xơi xơi vào mặt, và cũng chẳng dám mở mồm cãi lại không? (Nguyên văn câu chửi của một bà già nói vào mặt bạn tôi như thế này: "Bọn nước ngoài chúng mày là một lũ bẩn thỉu, là những con dê, chúng mày đến nước Nga này làm giàu và mang hết của cải đi, làm cho nước Nga nghèo như thế này này, làm bọn tao khổ sở...")
http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/o-nga-ban-hau-nhu-khong-duoc-bao-ve-2067078.html
Dân Việt ở Nga bị khinh bỉ vì
Hiện nay, có thể nói người Việt ở Nga đang đánh đổi tất cả để kiếm tiền, vất vả mưu sinh nhưng vì trình độ có hạn, những gì thuộc về láu cá, buôn bán vặt, không giữ uy tín, nên họ thuộc cộng đồng có thu nhập thấp nhất trong xã hội Nga và thường kinh doanh các lĩnh vực mà các cộng đồng khác ít chịu làm.
Thái độ của người Việt ở Nga đối với người Nga trong hơn hai chục năm qua cũng qua nhiều cung bậc. Đi từ con mắt “ngạo mạn’’ của “ếch Việt tinh khôn” nhìn “trâu ngựa Nga đờ đẫn” của những năm 90, người Việt lúc đó thường gọi người Nga là “ngố và heo” vì lừa dễ, đến cái nhìn ganh tỵ, tự ty và cách biệt đối với người Nga hiện nay.
http://www.gocnhinalan.com/bai-cua-khach/chuyen-nguoi-viet-tai-nga.html
Chuyện một người Nga vào cửa hàng Việt Nam:
"Mấy cái gối bao nhiêu thế? Tôi muốn cái nào rẻ rẻ mà bằng sợi tổng hợp ấy". Người mua đưa mắt nhìn những cái gối nhiều màu được chất thành đống bằng cặp mắt soi mói. Người bán, một phụ nữ Việt Nam nhỏ bé, nói tiếng Nga bồi, cố giúi hàng cho khách. "Chỉ có loại nhồi lông thôi. Lấy giùm đi, lấy giùm đi...". Người mua càu nhàu: "Bọn ăn bám các người cứ kéo cả lũ đến đây. Thế có gối nhồi lông chim bồ câu không?"
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/bao-chi-matxcova-nhin-nhan-khach-quan-hon-ve-nguoi-viet-2021173.html
Bạn hữu Nga Việt tâm tình.
Cách đây khoảng gần chục năm, trong một cuộc nói chuyện bạn bè thân, tôi đã hỏi một người Anh một câu và yêu cầu trả lời trung thực: “Nếu phải lột tả người Việt trong một hay hai từ, ‘mày’ sẽ nói thế nào?” “Không được rắc compliments!” Biết ý tôi, không ngần ngại, anh bạn nói luôn: “Câu hỏi này người nước ngoài chúng tao ở VN luôn thảo luận với nhau khi không có người Việt, và đều nhất trí có câu trả lời giống nhau, nhưng không bao giờ dám nói ra với người Việt. Mày là người VN đầu tiên hỏi tao câu này không với ý định muốn nghe một lời khen, nên tao sẽ nói thật, đó là: Greedy Vietnamese” Vâng, đó là: “Người Việt tham lam!”
Dù đã chuẩn bị cho “tình huống xấu nhất” với đầu óc cởi mở nhất, tôi đã choáng váng và cứng họng một lúc không nói được gì. Mãi sau, tôi mới thốt lên đau đớn vì biết bạn mình không nói dối: “Greedy? Why?” -“Tham lam? Tại sao?” Bạn tôi cười: “Thì người Việt chúng mày, trừ mày ra, (nó thương hại tôi!), luôn luôn cái gì cũng muốn được, không nhường cái gì cho ai bao giờ: Hợp đồng thì điều khoản ngon nhất, giá phải rẻ nhất, hàng phải tốt nhất, giao hàng phải nhanh nhất, bảo hành phải vô thời hạn, thanh toán thì chậm nhất, và … hoa hồng thì phải khủng khiếp nhất!” Tôi chết đứng! Tôi biết nó nói đúng hoàn toàn. Nó làm thương mại với người Việt và ở VN gần hai chục năm rồi. Nó (và đa số người nước ngoài cũng vậy) nhìn người Việt qua những gì nó thấy ở những cán bộ nhà nước hàng ngày làm việc (đàm phán thương mại) với nó! Tôi đã từng đàm phán với nó cách đây hơn hai chục năm, và với rất nhiều người nước ngoài khác, chưa bao giờ biết đòi hỏi ai một cent nào từ vô số hợp đồng ngoại thương tôi đã đàm phán và ký kết, nhưng tôi biết tôi là ngoại lệ, nên tôi biết mình có quyền và có thể nhìn vào mắt mà hỏi nó (bạn tôi) hay bất kỳ ai (thương gia nước ngoài) đã làm việc với tôi, câu hỏi đó mà không sợ bị nó/ họ cười khinh cho.
“Vậy, tính từ thứ hai “bọn mày” (tôi đã từng cùng nó có dịp uống bia trong các câu lạc bộ doanh nhân người Singapore, Malaysia, Nhật, Anh, Mỹ, Hàn, Pháp…do các Amcham, Eurocham… tổ chức) miêu tả người Việt là gì?”- Tôi dũng cảm tiếp tục, hy vọng lần này sẽ được nghe lời dễ chịu hơn. Câu trả lời là: “Tricky!”, “Tricky Vietnamese!” – “Gian! Người Việt hay gian!” Tôi hét lên: “Không thể nào! Mày không đang trêu tức tao đấy chứ?!” Bạn tôi trả lời: “Mày muốn tao trung thực mà?” “Vậy tại sao lại là gian?” tôi cố gắng chịu đựng. “Vì chúng mày không bao giờ nói thật, nói thẳng, và có nói rồi cũng tìm cách thay đổi nếu có lợi hơn. Chúng mày luôn nghĩ rằng mình khôn hơn người và luôn luôn xoay sở để hơn người khác…” Tôi ngồi im lặng, điếng người, muốn khóc, và cố uống tiếp vại bia tự nhiên đắng ngắt. Từ đó tôi ghét uống bia. Nó nhắc tôi buổi tâm sự với phát hiện kinh hoàng trên. “Từ đó trong tôi” “tắt ngấm” “nắng hạ”… là người Việt!
http://nhantridung.edu.vn/Chia-Se/Chia-Se-Tu-Chuyen-Gia/122/Nguoi-Nuoc-Ngoai-Nghi-Gi-Ve-Nguoi-Viet-Nam.html
Trần Đĩnh nghĩ đến câu ông tham tán thương mại Ba Lan nói với ông ở bệnh viện Việt - Xô: “Với chúng mày tốt nhất là đưa chúng mày ra một hòn đảo hẻo lánh giữa Thái Bình Dương rồi thế giới góp tiền nuôi và mọi người nhờ thế mà được yên ổn”. Tỏi đã có lúc hàm hồ coi đó là một loé sáng của thiên tài trí tuệ chính trị. ( Đèn Cù . II,Ch. 16)
Trần Đĩnh kể chuyện Đặng Tiểu Bình:"Gặp phó tổng thống Mỹ Mondale cùng Richard Holbrooke, Đặng mách Mỹ cẩn thận với Việt Nam vì Việt Nam “bội bạc”, chúa thay thầy đối bạn (Đèn Cù II, Ch. 2)
Ông cũng kể chuyện Sihanouk và Khmer đỏ. Sihanouk đã nói với Mỹ: Chúng tôi không muốn có bất cứ một người Việt Nam nào ở Campuchia, chúng tôi rất vui nếu các ông giúp chúng tôi đẩy được Việt Cộng ra khỏi đất nước. Nên hồi B52 Mỹ ném bom căn cứ ta ở Campuchia, Sihanouk họp báo nói: Người và trâu bò chúng tôi yên lành thì tố cáo gì?(II, Ch.2)
Có bao giờ bạn đi xe buýt, chẳng đụng chạm tới ai, thế mà vẫn bị chửi xơi xơi vào mặt, và cũng chẳng dám mở mồm cãi lại không? (Nguyên văn câu chửi của một bà già nói vào mặt bạn tôi như thế này: "Bọn nước ngoài chúng mày là một lũ bẩn thỉu, là những con dê, chúng mày đến nước Nga này làm giàu và mang hết của cải đi, làm cho nước Nga nghèo như thế này này, làm bọn tao khổ sở...")
http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/o-nga-ban-hau-nhu-khong-duoc-bao-ve-2067078.html
Dân Việt ở Nga bị khinh bỉ vì
Hiện nay, có thể nói người Việt ở Nga đang đánh đổi tất cả để kiếm tiền, vất vả mưu sinh nhưng vì trình độ có hạn, những gì thuộc về láu cá, buôn bán vặt, không giữ uy tín, nên họ thuộc cộng đồng có thu nhập thấp nhất trong xã hội Nga và thường kinh doanh các lĩnh vực mà các cộng đồng khác ít chịu làm.
Thái độ của người Việt ở Nga đối với người Nga trong hơn hai chục năm qua cũng qua nhiều cung bậc. Đi từ con mắt “ngạo mạn’’ của “ếch Việt tinh khôn” nhìn “trâu ngựa Nga đờ đẫn” của những năm 90, người Việt lúc đó thường gọi người Nga là “ngố và heo” vì lừa dễ, đến cái nhìn ganh tỵ, tự ty và cách biệt đối với người Nga hiện nay.
http://www.gocnhinalan.com/bai-cua-khach/chuyen-nguoi-viet-tai-nga.html
Chuyện một người Nga vào cửa hàng Việt Nam:
"Mấy cái gối bao nhiêu thế? Tôi muốn cái nào rẻ rẻ mà bằng sợi tổng hợp ấy". Người mua đưa mắt nhìn những cái gối nhiều màu được chất thành đống bằng cặp mắt soi mói. Người bán, một phụ nữ Việt Nam nhỏ bé, nói tiếng Nga bồi, cố giúi hàng cho khách. "Chỉ có loại nhồi lông thôi. Lấy giùm đi, lấy giùm đi...". Người mua càu nhàu: "Bọn ăn bám các người cứ kéo cả lũ đến đây. Thế có gối nhồi lông chim bồ câu không?"
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/bao-chi-matxcova-nhin-nhan-khach-quan-hon-ve-nguoi-viet-2021173.html
Bạn hữu Nga Việt tâm tình.
Cách đây khoảng gần chục năm, trong một cuộc nói chuyện bạn bè thân, tôi đã hỏi một người Anh một câu và yêu cầu trả lời trung thực: “Nếu phải lột tả người Việt trong một hay hai từ, ‘mày’ sẽ nói thế nào?” “Không được rắc compliments!” Biết ý tôi, không ngần ngại, anh bạn nói luôn: “Câu hỏi này người nước ngoài chúng tao ở VN luôn thảo luận với nhau khi không có người Việt, và đều nhất trí có câu trả lời giống nhau, nhưng không bao giờ dám nói ra với người Việt. Mày là người VN đầu tiên hỏi tao câu này không với ý định muốn nghe một lời khen, nên tao sẽ nói thật, đó là: Greedy Vietnamese” Vâng, đó là: “Người Việt tham lam!”
Dù đã chuẩn bị cho “tình huống xấu nhất” với đầu óc cởi mở nhất, tôi đã choáng váng và cứng họng một lúc không nói được gì. Mãi sau, tôi mới thốt lên đau đớn vì biết bạn mình không nói dối: “Greedy? Why?” -“Tham lam? Tại sao?” Bạn tôi cười: “Thì người Việt chúng mày, trừ mày ra, (nó thương hại tôi!), luôn luôn cái gì cũng muốn được, không nhường cái gì cho ai bao giờ: Hợp đồng thì điều khoản ngon nhất, giá phải rẻ nhất, hàng phải tốt nhất, giao hàng phải nhanh nhất, bảo hành phải vô thời hạn, thanh toán thì chậm nhất, và … hoa hồng thì phải khủng khiếp nhất!” Tôi chết đứng! Tôi biết nó nói đúng hoàn toàn. Nó làm thương mại với người Việt và ở VN gần hai chục năm rồi. Nó (và đa số người nước ngoài cũng vậy) nhìn người Việt qua những gì nó thấy ở những cán bộ nhà nước hàng ngày làm việc (đàm phán thương mại) với nó! Tôi đã từng đàm phán với nó cách đây hơn hai chục năm, và với rất nhiều người nước ngoài khác, chưa bao giờ biết đòi hỏi ai một cent nào từ vô số hợp đồng ngoại thương tôi đã đàm phán và ký kết, nhưng tôi biết tôi là ngoại lệ, nên tôi biết mình có quyền và có thể nhìn vào mắt mà hỏi nó (bạn tôi) hay bất kỳ ai (thương gia nước ngoài) đã làm việc với tôi, câu hỏi đó mà không sợ bị nó/ họ cười khinh cho.
“Vậy, tính từ thứ hai “bọn mày” (tôi đã từng cùng nó có dịp uống bia trong các câu lạc bộ doanh nhân người Singapore, Malaysia, Nhật, Anh, Mỹ, Hàn, Pháp…do các Amcham, Eurocham… tổ chức) miêu tả người Việt là gì?”- Tôi dũng cảm tiếp tục, hy vọng lần này sẽ được nghe lời dễ chịu hơn. Câu trả lời là: “Tricky!”, “Tricky Vietnamese!” – “Gian! Người Việt hay gian!” Tôi hét lên: “Không thể nào! Mày không đang trêu tức tao đấy chứ?!” Bạn tôi trả lời: “Mày muốn tao trung thực mà?” “Vậy tại sao lại là gian?” tôi cố gắng chịu đựng. “Vì chúng mày không bao giờ nói thật, nói thẳng, và có nói rồi cũng tìm cách thay đổi nếu có lợi hơn. Chúng mày luôn nghĩ rằng mình khôn hơn người và luôn luôn xoay sở để hơn người khác…” Tôi ngồi im lặng, điếng người, muốn khóc, và cố uống tiếp vại bia tự nhiên đắng ngắt. Từ đó tôi ghét uống bia. Nó nhắc tôi buổi tâm sự với phát hiện kinh hoàng trên. “Từ đó trong tôi” “tắt ngấm” “nắng hạ”… là người Việt!
http://nhantridung.edu.vn/Chia-Se/Chia-Se-Tu-Chuyen-Gia/122/Nguoi-Nuoc-Ngoai-Nghi-Gi-Ve-Nguoi-Viet-Nam.html
Trần Đĩnh nghĩ đến câu ông tham tán thương mại Ba Lan nói với ông ở bệnh viện Việt - Xô: “Với chúng mày tốt nhất là đưa chúng mày ra một hòn đảo hẻo lánh giữa Thái Bình Dương rồi thế giới góp tiền nuôi và mọi người nhờ thế mà được yên ổn”. Tỏi đã có lúc hàm hồ coi đó là một loé sáng của thiên tài trí tuệ chính trị. ( Đèn Cù . II,Ch. 16)
Trần Đĩnh kể chuyện Đặng Tiểu Bình:"Gặp phó tổng thống Mỹ Mondale cùng Richard Holbrooke, Đặng mách Mỹ cẩn thận với Việt Nam vì Việt Nam “bội bạc”, chúa thay thầy đối bạn (Đèn Cù II, Ch. 2)
Ông cũng kể chuyện Sihanouk và Khmer đỏ. Sihanouk đã nói với Mỹ: Chúng tôi không muốn có bất cứ một người Việt Nam nào ở Campuchia, chúng tôi rất vui nếu các ông giúp chúng tôi đẩy được Việt Cộng ra khỏi đất nước. Nên hồi B52 Mỹ ném bom căn cứ ta ở Campuchia, Sihanouk họp báo nói: Người và trâu bò chúng tôi yên lành thì tố cáo gì?(II, Ch.2)
Theo
truyền thống tuyên truyền dối trá của Cộng sản, Việt Cộng đã ca tụng Hồ
Chí Minh và đảng Cộng sản. Thực tế, từ nhỏ cho đến lớn, từ Hồ Chí Minh
Việt Nam cho đến Hồ Chí Minh Trung Cộng, chỉ là một anh khôn vặt. Anh Ba
và Cộng đảng làm rùm beng vụ anh "xuất dương tìm đường cứu nước" thật
ra đi Tây chỉ vì cơm áo.m Anh Bakhông có ý nghĩ cách mạng, anh chỉ muốn
làm tay sai thực dân cho nên anh đã làm đơn xin học trường Thuộc Địa
Pháp. Anh muốn thực dân lưu ý cha con anh, ban ân phước cho nhà anh cho
nên anh gửi thư cho Toàn Quyền Pháp, hỏi thăm cha và anh chị của ông và
gửi tiền nhờ Pháp chuyển dùm. Đấy là cái trò nhà quê muốn chủ nhà mời ăn
nên giả đò lãng vãng trước nhà người có cỗ bàn!
Bản chất ông là quê mùa, khôn vặt và làm liều, bất lịch sự . Nửa đêm ngày 14 rạng 15/9/46, ông gõ cửa Moutet ở số 19 đường Courcelles, nhằm lúc Moutet còn thức.- Tôi đến đây bằng lòng ký Tạm Ước (Thỏa Hiệp Án).
Ông đến có gọi điện thoại trước hay không? Một tài liệu khác cho biết ông Hồ đột ngột đến thăm một chính khách khi ông này đang lõa thể ôm vợ.
Ông gặp Nguyễn Thị Hằng . Câu hỏi đầu tiên của vị Chủ tịch nước là: “Cháu có buồn đi tiểu, Bácchỉ chỗ cho mà đi”NGUYỄN ĐĂNG MẠNH * HỒI KÝ
Ông sang Nga cũng bị Nga khinh bỉ. Ông làm gián điệp cho tình báo Hoa Nam nhưng vinh hoa phú quý chẳng được lâu, một vài người Hoa khác thay Hồ tập Chương. Cả đời ông Hồ là Cáo già dối trá, và bọn Việt Công cũng là quân bán nước nhắm mắt tuân lênh Trung Cộng để làm nô lệ. Họ chẳng có tài cán gì. Đài Loan, Việt Nam là những con tốt bị hy sinh trong ván cờ cuờng quốc cho hiệp đầu.Thực tế, Mỹ rút khỏi Việt Nam không phải bại trận mà để thực hiện kế " Con ngựa thành Troi" . Việc Mỹ sang Việt Nam là nằm trong mục đich nghiên cứu trận đồ tương lai và chuẩn bị cho chung kết quốc cộng sau này.Dẫu sao cũng là dịp cho "tiểu nhân đắc chí tiếu hi hi"!
Việt cộng không những bị nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước tự do, mà còn bị các nước đồng chí anh em trong khối Cộng sản khinh bỉ và đánh đuổi.Ngay cả ông thầy Trung Cộng cũng mắng nhiêc tàn tệ.
Chỉ khi nào hết Cộng sản thì Việt Nam mởi nở mặt với năm châu như Sư Vải bán Khoai nói:
Chừng nào núi Cấm quá lầu,
Thời là bá-tánh đâu đâu thái-bình.
Ông không dứt nhắc đi nhắc lại hiện tượng này cho chúng-sanh để ý:
Chừng nào Bảy Núi thành vàng,
Thì là mới được thanh nhàn tấm thân.
Nhưng điều mà ông Sư-Vãi Bán-Khoai vui mừng là khi thời-kỳ Thượng-Nguơn đã lập, nước Nam sẽ là một nước diễm-phúc nhứt trên quả địa-cầu:
Nước Nam như thể cái lầu,
Ngày sau các nước đâu đâu phục tùng.
Bản chất ông là quê mùa, khôn vặt và làm liều, bất lịch sự . Nửa đêm ngày 14 rạng 15/9/46, ông gõ cửa Moutet ở số 19 đường Courcelles, nhằm lúc Moutet còn thức.- Tôi đến đây bằng lòng ký Tạm Ước (Thỏa Hiệp Án).
Ông đến có gọi điện thoại trước hay không? Một tài liệu khác cho biết ông Hồ đột ngột đến thăm một chính khách khi ông này đang lõa thể ôm vợ.
Ông gặp Nguyễn Thị Hằng . Câu hỏi đầu tiên của vị Chủ tịch nước là: “Cháu có buồn đi tiểu, Bácchỉ chỗ cho mà đi”NGUYỄN ĐĂNG MẠNH * HỒI KÝ
Ông sang Nga cũng bị Nga khinh bỉ. Ông làm gián điệp cho tình báo Hoa Nam nhưng vinh hoa phú quý chẳng được lâu, một vài người Hoa khác thay Hồ tập Chương. Cả đời ông Hồ là Cáo già dối trá, và bọn Việt Công cũng là quân bán nước nhắm mắt tuân lênh Trung Cộng để làm nô lệ. Họ chẳng có tài cán gì. Đài Loan, Việt Nam là những con tốt bị hy sinh trong ván cờ cuờng quốc cho hiệp đầu.Thực tế, Mỹ rút khỏi Việt Nam không phải bại trận mà để thực hiện kế " Con ngựa thành Troi" . Việc Mỹ sang Việt Nam là nằm trong mục đich nghiên cứu trận đồ tương lai và chuẩn bị cho chung kết quốc cộng sau này.Dẫu sao cũng là dịp cho "tiểu nhân đắc chí tiếu hi hi"!
Việt cộng không những bị nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước tự do, mà còn bị các nước đồng chí anh em trong khối Cộng sản khinh bỉ và đánh đuổi.Ngay cả ông thầy Trung Cộng cũng mắng nhiêc tàn tệ.
Chỉ khi nào hết Cộng sản thì Việt Nam mởi nở mặt với năm châu như Sư Vải bán Khoai nói:
Chừng nào núi Cấm quá lầu,
Thời là bá-tánh đâu đâu thái-bình.
Ông không dứt nhắc đi nhắc lại hiện tượng này cho chúng-sanh để ý:
Chừng nào Bảy Núi thành vàng,
Thì là mới được thanh nhàn tấm thân.
Nhưng điều mà ông Sư-Vãi Bán-Khoai vui mừng là khi thời-kỳ Thượng-Nguơn đã lập, nước Nam sẽ là một nước diễm-phúc nhứt trên quả địa-cầu:
Nước Nam như thể cái lầu,
Ngày sau các nước đâu đâu phục tùng.
No comments:
Post a Comment