Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday, 2 September 2019

19-8-1945, ngày Việt Minh cuớp chính quyền

6
“Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Cộng sản là tập thể chỉ biết tuyên truyền và dối trá”
Mikhai Gorbachev.
Ở Liên Xô, nhờ Mikhai Gorbachev, giờ đã bước vào đời sống của những con người. Ở đó hẳn nhiên là không còn chạy đua với gian trá. Trong khi đó, ở Việt Nam, càng lúc càng tồi tệ hơn. Đặc biệt, mỗi khi nhắc đến ngày này (19-8-1945) là nhắc đến hàng trăm câu hỏi không được trả lời thỏa đáng. Thí dụ như: Có ai đã nhìn thấy bản thảo của “tuyên ngôn độc lập” ngày 2-9-945 chưa? Rồi người đọc tuyên ngôn ở ba đình ngày 2-9-1945 là ai? Ba Tàu hay người Việt Nam? Tại sao cho đến hôm nay, giữa thời của Internet bùng nổ mà vẫn còn rất nhiều ngờ vực xung quanh người đọc bản tuyên ngôn độc lập, Nguyễn tât Thành hay Hồ Quang dưới cái tên Hồ chí Minh?
Tôi biết là bạn còn có nhìều thắc mắc hơn thế. Tuy nhiên, bài viết này không nhằm giải quyết những thắc mắc này. Thay vào đó, tôi chỉ tạm đưa ra vài câu hỏi ấy, cùng những ghi nhận chung quanh sự việc đã xảy ra mà thôi.
I. Diễn tiến của vụ việc 19/8/1945.
Ai cũng biết, sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, vua Bảo Đại đã nắm lấy cơ hội và tuyên bố Việt Nam là một quốc gia Độc Lập vào ngày 11-3-1945. Đồng thời tuyên bố xé bỏ mọi hoà, hiệp ước với Pháp mà tiền triều nhà Nguyễn đã ký với Pháp trước đó.
Việc làm này tạo ra một mốc điểm căn bản trong cơ chế Pháp lý của Việt Nam. Trước hết, minh định tính Độc Lập với trọn bộ chủ quyền của đất nước thuộc về dân tộc Việt Nam từ ngày 11-3-1945. Thứ đến, là giải tỏa bớt những nỗi ô nhục và tang thương của triều Nguyễn trước công luận.
Tuy nhiên, với chủ trương nào đi chăng nữa, trong cương vị của một vi vua tại nhiệm, Điều công bố của vua Bảo Đại lúc đó là thành sự và có đủ lý lẽ pháp lý và lịch sử của đất nưóc. Không một văn bản nào có thể chối bỏ được gía trị thành sự của bản công bố này.
Từ đó, việc vua Bảo Đại chỉ định ông Trần trọng Kim làm Thủ Tướng để thành lập chính phủ vào ngày 17-4-1945 chỉ là công việc tiếp nối cần phải làm, không có gì phải bàn cãi. Theo đó, việc người dân thành phố kéo nhau xuống đường biểu tình để mừng chính phủ mới ra đời là một bước tiến thiết thực với hai ý nghĩa chính yếu mà ai cũng có thể nhìn thấy là:
1. Công bố cho thế giới biết Việt Nam là một quốc gia Độc Lập và có chủ quyền. Từ đây không còn lệ thuộc vào đế chế của Pháp
2. Bảo cho bọn thực dân Pháp biết rằng, từ đây chúng không còn chỗ đứng trên đất Việt và xác định Việt Nam đã có một chính phủ hợp pháp. Mọi chuyện di chuyển của quân đội cũng như phía dân sự của Pháp phải được chấp thuận từ chính phủ Việt Nam.
Ngoài ra, việc công bố này còn cho thấy là Việt Nam đã xác định, không phải chi thông báo cho Pháp, nhưng còn cho thế giới biết là Việt Nam đã hoàn toàn dành lại chủ quyền, là một quốc gia Độc Lập. Tất cả những hoà, hiệp ước bị ép buộc ký với Pháp trước kia, nay đã hoàn toàn bị xé bỏ. Nguời Việt Nam từ đây không còn bị lệ thuộc vào những bản văn ấy. Nói cách khác, Việt Nam là một chủ thể hoàn toàn Độc Lập với diện tích, dân số và hình thể rõ ràng.
Tuy nhiên, có một điều bất tường là sau đó mấy tháng, sau khi đệ nhị thế chiến chấm dứt, vào ngày 17-8-1945, giữa lúc người dân thành phố Hà Nội xuống đường để ủng hộ và chào mừng chính quyền mới sau ngày Độc Lập của Tổ Quốc thì tập đoàn Việt Minh đã nhân cơ hội cho người trà trộn vào đoàn biểu tình và trương cờ Phúc Kiến lên để biến cuộc biểu tình tuần hành mừng chính phủ Trần trọng Kim ra đời, thành cuộc nổi loạn, cướp đoạt lấy chính quyền. Đã thế, sau ngày 19/8/1945 lại dẫn đến ngày 2/9/1945, Hồ chí Minh đứng lên tuyên bố Việt Nam Độc Lập! Hãy hỏi xem, những tuyên bố này thành sự hay bất thành sự?
A. Tuyên bố của vua Bảo Đại ngày 11-3-1945:
Ai cũng biết vào ngày 11/3/1945 vua Bảo Đại đã nhân danh là người tại nhiệm trong vị thế là quốc trưởng của Việt Nam, tuyên bố Việt Nam Độc Lập. Ông đã ký hủy bỏ toàn bộ những bản văn nhận sự bảo hộ của Pháp mà tiền triều đã ký với thực dân Pháp trước đó.
Điều công bố bởi người tại nhiệm, không bị gián đoạn này, tự nó xác định, hóa giải và phế bỏ tất cả mọi hòa, thỏa hiệp mà tiền triều đã ký kết với Pháp. Chính bản công bố này đã tạo lập và xác định một thế đứng riêng biệt cho Việt Nam, từ đây không còn lệ thuộc trong liên hiệp Pháp nữa. Cũng chính bản văn này đã xác định việc chấm dứt tình trạng bị bảo hộ bởi thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam, và mở ra con đường tự chủ cho xứ sở. Nó có khả năng miền nhiễm, giải trừ tất cả các bản văn đồng thể hay đối nghịch.
B. Bản tuyên ngôn của Hồ chí Minh :
Việc làm của Hồ chí Minh vào ngày 2/9/1945 theo tiêu chuẩn pháp lý không khả dĩ khá hơn việc Dương văn Minh làm đảo chánh vào ngày 1-11-1963 để cướp lấy chính quyền ở miền Nam là bao. Sau cuộc đảo chánh, lật đổ chính phủ trước. Họ cũng có khả năng thành lập chính phủ. Nhưng tuyệt đối không có đủ tư cách để công bố về nền Độc Lập của quốc gia Việt Nam. Như thế, Hồ chí Minh cũng không có ngoại lệ. Y có thể thành lập chính phủ CS sau khi cướp được chính quyền. Nhưng tuyệt đối không có một tư cách nào để tuyên bố về nền Độc Lập của Việt Nam. Ấy là chưa kể đến phần trình diễn là đạo văn trong bản Tuyên Ngôn Lập Quốc của Hoa Kỳ.
C. Thành sự bằng sự cưỡng đoạt ngôn từ và bạo lực trấn áp.
Rõ ràng, Hồ chí Minh không có đủ tư cách để tuyên bố về chuyện độc lập của Việt Nam sau khi CS cướp được chính quyền vào ngày 19-8-1945. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, vì Việt Minh đã cướp được chính quyền nên mới khả dĩ cường điệu áp đặt vấn đề pháp lý trọng đại lên tổ quốc Việt Nam mà thôi. Tuy nhiên, ngay sau khi chế độ cộng sản này sụp đổ tại đây, việc này sẽ được xác minh lại theo nguyên tắc của pháp lý. Nghĩa là Việt Nam là một quốc gia đã có Độc Lập từ ngày 11-3-1945 theo lời công bố của vua Bảo Đại đang tại vị. Có thể vì có đôì chút hiểu biết về pháp lý, nên những văn bản chính thống của tổ chức này ngay từ những ngày đầu cũng công bố là Việt Minh đã “ cướp được chính quyền”.
Đã thế, người nắm vai chủ tịch nước và chủ tịch đảng CSVN sau khi cướp được chính quyền là Hồ chí Minh lại là một đảng viên đảng cộng sản Trung cộng. Y không phải là một đảng viên đảng cộng sản Việt Nam. Như tôi đã viết trưóc đây, đảng viên cộng sản có lời thề là trung thành với đảng và tổ quốc của mình khi gia nhập đảng. Theo đó, khi nhập đảng CS/TC Hồ chí Minh chỉ phải thề trung thành với đảng và nhà nước Trung cộng mà thôi. Từ đó, đảng viên Hồ chí Minh phải thi hành những chỉ thị của nhà nước Trung cộng. Đảng viên Hồ chí Minh không có nhiệm vụ phải trung thành với đảng và nhà nước CS/ Việt Nam. Có chăng chỉ là sự quan hệ cùng đảng phái!
Để có thể làm rõ nét hơn về chyện này, tưởng cũng nên nhắc lại rằng: Ngay trong phiên họp đầu tiên của chính phủ Trần trọng Kim vào ngày 4-5-1945, nội các mới đã soạn thảo Hiến Chương và ra quyết định lấy lại quốc hiệu nước là Việt Nam đã có từ thời Gia Long (1802). Điều này còn hàm ý xác định là sự vẹn toàn của lãnh thổ Việt Nam từ đây sẽ bao gồm cả Bắc- Trung – Nam, thay vì dưới cái tên Đại Việt (tên trong thời bảo hộ) với ba miền Nam-Trung-Bắc đã phải sống dưới ba định chế Pháp thuộc, pháp lý, khác nhau.
Đã thế, ngày 2-6-1945 lá Quốc Kỳ mới của Việt Nam Độc Lập chính thức chào đời và xuất hiện chung trên cả ba vùng miền Bắc Trung Nam, thay cho hiệu kỳ từng vùng lúc trước. Lá cờ này là tiền thân của Quốc Kỳ mà sau này quốc dân Việt Nam đã sử dụng tới năm 1975 tại miền nam Việt Nam theo thể chế Việt Nam Cộng Hòa. Rồi sau ngày 30/4/1975, khi CS chiếm được miền nam, Cờ Vàng đã đi theo người Việt Quốc Gia trên mọi nẻo đường tỵ nạn Cộng sản. Đến hôm nay, nhiều quốc gia, nhiều tiểu bang tai Hoa Kỳ vẫn công nhận đó là biểu tượng của người Việt Nam yêu chuộng hòa bình.
Như thế, đứng về phương diện luật pháp, cái gọi là “Cách mạng mùa thu” thực chất chỉ là một cuộc đảo chánh, nhắm cướp đoạt lấy chính quyền của CP Trần Trọng Kim mà thôi. Ngoài ra không còn một khả năng nào khác.
Khi nói về chuyện này, Bùi Tín, một chính trị viên trong QĐND/ Việt cộng với quân hàm đại tá của bình đoàn cướp chính quyền vào năm 1945 đã xác định như sau“Sau 70 năm, nhìn lại không thể gọi biến cố đó là Cách mạng tháng Tám được. Gọi vậy là “ngoa ngôn”, là “đại ngôn”. Nó không thể được gọi như vậy!
Phần cựu hoàng Bảo Đại thì tự đấm ngực cho rằng: ”Chúng mình già trẻ mắc lừa bọn du côn.  Cựu Hoàng Đế Bảo Đại)
Trong khi đó, Tô Hải, một thanh niên đã từng tham gia vào cuộc xuống đường này, sau đó, đi theo và phục vụ Việt Minh cộng sản nhiều năm và trở thành đảng viên nòng cốt của đảng. Đến lúc cuối đời đã có nhận định cay đắng về cái ngày ấy là: “Chỉ đơn cử 2 ngày 17 và 19/8/1945 là đã có sự lẫn lộn rồi. Thì ra 17/8 là cuộc Mít tinh của công chức biểu tình ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim. Còn ngày 19/8 là ngày Mít tinh ủng hộ Việt Minh. Bọn thanh niên chúng tớ ngơ ngác về chính trị, cứ thấy Mít tinh là ào ào đổ ra đường chẳng hiểu ai lãnh đạo?
Và một bản tường thuật tại chỗ, quan trọng nhất chúng ta không thể không nhắc đến là: “Trước Nhà Hát Lớn, 15 giờ ngày 17-8, trời kéo cơn mưa, nhưng hàng vạn công chức đã sắp thành đoàn đứng chặt đường Paul Bert, kéo dài suốt Hàng Trống. Dân chúng tới xem, chen chúc trên các ngả phụ cận, Bobillot, Amiral Courbet. Trên bao-lan Nhà Hát, cờ ba vạch gãy Quẻ Ly được từ từ đưa lên, trong tiếng đồng ca vang dội Tiếng gọi Thanh-Niên… Mây xám giãn dần; chợt thấy giọng ai như của L. béo ngập ngừng qua ống phóng thanh: “mặt trời tỏ, một điềm vui… Hôm nay chúng ta họp mặt tại đây để `mừng cho chủ- quyền đã thâu hồi toàn-vẹn, và hoan hô Chánh-phủ Trần-Trọng-Kim…Hoan-hô! V.N. độc-lập muôn năm!”( Đoàn Thêm)
II. Thêm những bằng chứng cho một cuộc cướp vĩ đại.
Trước, sau chuyện cướp tại Hà Nội vào ngày 19-8/1945, trên toàn cõi Việt Nam đều xảy ra những cuộc cướp tương tự, đáng kể như:
a. Vụ trộm cướp trong hoàng cung triều Nguyễn xảy ra sau ngày 19/8/1945.
Của cải trong cung bị Việt Minh lấy đem ra chợ bán và bốn tấn bạc người Nhật trả cho Triều Đình Huế biến đâu mất? Đây là những của cải trong cung mà Phạm Khắc Hoè đã làm kiểm kê kèm theo biên bản để giao cho nhà cầm quyền Việt cộng mà Bộ Trưởng Lê Văn Hiến là đại diện đứng ra ký nhận. Kết qủa, không ai biết là nó còn đầy đủ hay đã bị thủ tiêu, tẩu tán ngay sau đó. Chỉ thấy sau này cựu Thủ Tướng Trần Trọng Kim đã ghi lại trong hồi ký của ông là: “ Ở trong hoàng thành, Việt Minh cho người vào lấy những bảo vật và y phục của các vua chúa đời trước đem ra chợ bán. Khi quân Nhật sắp hàng có đưa trả lại cho chính phủ Việt Nam bốn tấn bạc bằng thoi chở vào để trong cung, số bạc ấy không biết về sau ai lấy mất.
b. Ai đánh cắp tiền trong Kho Bạc ở Nam Kỳ?
Một điều ít ai biết là tình trạng thất thoát của cải và tiền bạc này cũng xảy ra ở Nam Kỳ. Theo Bác Sĩ Trần Ngươn Phiêu trong hồi ký Gió Mùa Đông Bắc của ông: […]” tối ngày 5 tháng 9, để tìm cách trấn an dân chúng, Trần Văn Giàu đăng đàn diễn thuyết ở rạp hát Nguyễn Văn Hảo, nhưng không thuyết phục được dân chúng phải chấp nhận những gì y nói, nhất là khi Giàu cho biết là Kho Bạc hiện thiếu 7 triệu đồng. Dân chúng hoang mang: 7 triệu đồng ai lấy mà bây giờ mới thấy thiếu?”.
c. Câu chuyện cướp 17 tấn vàng của Ngân hàng Việt Nam vào ngày 30-4-75.
Theo Bùi tín có mặt tại DĐL vào gần trưa 30-4-1975 đã tường thuật như sau: “Trưa 30-4-1975, trong phòng lớn của Dinh Độc lập, sau khi tôi gặp và hỏi chuyện tướng Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu,. Ông Nguyễn Văn Hảo ghé tới nói nhỏ với giọng miền Nam, «Thưa tôi là Nguyễn Văn Hảo, phó thủ tướng đặc trách về kinh tế – tài chính, có chuyện cần trình bày riêng với các ông». Tôi cùng ông Hảo đến ngồi bên chiếc bàn nhỏ gần cửa sổ. ông Hảo nói ngay: «Chúng tôi vừa trao đổi với nhau, muốn nhờ ông báo ra ngoài đó là bọn này đã giữ lại hơn 16 tấn vàng không để họ mang đi, hiện để trong ngân khố, mong ngoài đó cho người vô nhận». Tôi bàng hoàng rồi hỏi lại cho rõ câu chuyện và gủi điện về Hà Nội “ Gửi riêng Thủ trưởng Tổng Cục Chính trị – Tuyệt mật. Hôm nay 30-4-1975 Phó thủ tướng Nguyễn Văn Hảo… báo tin cho tôi là đã giữ lại trong ngân khố hơn 16 tấn vàng, mong ta cho người vào nhận. Bùi Tín».
Đầu tháng 5-1975 tôi (BT) cũng được tướng Đào Đình Luyện, chỉ huy không quân, cho biết nguyên một chuyến chuyên cơ IL 18 đã chở số vàng thu được từ Sài Gòn ra Hà Nội. Tuy nhiên, trong các phiên họp của chính phủ, của quốc hội sau 30-4-1975, không có một chi tiết nào về hơn 16 tấn vàng được chính quyền miền Nam chính thức giao lại. … Năm 1987, khi có dịp gặp ông Trường Chinh ở Đà Lạt, tôi kể lại chuyện này, ông cho biết: «Tôi có biết chuyện này, nhưng hết sạch cả rồi, trong mấy năm khó khăn, cấu véo hết tấn này đến tấn khác…, nay còn gì nữa đâu!». (Bùi Tín).
Hỏi xem số vàng ấy nay ở đâu? Hay nó đã vào tay bọn cướp và đã bị chúng tiêu tán từ lâu rồi. Ai sẽ đứng ra đòi nợ cho người dân nước Việt đây?
III. Việt Minh, những kẻ đánh cướp lịch sử.
Sử của nhà nước Việt cộng ghi rằng: “CM T8 đã đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập, đem chính quyền về cho nhân dân”.
Xem ra điều công bố này hơi bị buồn nôn và vô cùng láo lếu. Gọi là láo lếu vì nó hoàn toàn không đúng với sự thật. Để chứng minh điều tôi vừa viết, bạn hãy nhìn ngược về trước ngày 17-8-1945. Hỏi xem, vào lúc ấy Việt Minh đã có một cuộc chiến nào với Pháp hay chưa? Hay vào lúc ấy, toàn bộ quân Pháp đã bị Nhật loại bỏ và bị giải giới từ ngày 9/3/1945 rồi? Kế đến, VM lại càng không hề đuổi Nhật. Lý do, Nhật đã đầu hàng Đồng minh sau khi hai qủa bom nguyên tử thả xuống Hiroshima va Nagasaki.
Trước đó, ai cũng biết, sau khi đánh gục Pháp và muốn giữ lại một vị thế nào đó sau chiến tranh, Nhập đã giúp Vua Bảo Đại rút Việt Nam ra khỏi Liên Hiệp Pháp và tuyên bố hoàn toàn Độc Lập vào ngày 11/3/1945. Chính nhờ vào thời điểm này mà Việt Nam đã xóa bỏ mọi hiệp ước ký với Pháp. Rõ ràng Việt Minh CS không có bất cư một can dự nào vào những biến cố lịch sử kể trên, ngoài việc đi tìm kiếm và thủ tiêu những người Việt quốc gia yêu nước như trường hợp của nhà văn Khái Hưng, học gỉa Phạm Quỳnh và hai cha con Tổng đốc Ngô đình Khôi…
Tuy nhiên, vào ngày17-8-1945, nhân cuộc tuần hành của dân thành phố ủng hộ chính phủ TTK, Việt cộng đã thừa cơ cướp lấy diễn đàn của đoàn biểu tình và sau đó là đi cướp lấy các cơ sở thuộc quyền của Chính phủ Trần Trọng Kim. Và còn tồi tệ hơn thế, Việt cộng đã lừa nhân dân đi cướp chính quyền cho Đảng CS chứ không phải là dành chính quyền về cho nhân dân. Bằng chứng, suốt từ ngày khởi đầu ấy cho đến nay, chính quyền được chúng khoác cho cái danh nghĩa gọi là của nhân dân, nhưng chưa từng có một người dân nào giữ được cái chức quận trưởng, xã trưởng, phường trưởng… nói chi đến Tỉnh trưởng , bộ trưởng. Trái lại, từ trên xuống dười, hàng dọc, chiều ngang đều là các đoàn, đảng viên Tàu cộng và Việt cộng.
Như thế, Việt cộng không những chỉ là những kẻ đánh cướp lịch sử của dân tộc Việt Nam, nhưng còn là những kẻ đánh và cướp đoạt lấy toàn bộ công quyền, tài sản của đất nước nữa.
IV. Biết con không ai bằng cha.
Cổ nhân ta thường nói: “Biết con không ai bằng cha”. Xem ra trường hợp này cũng rất đúng nếu Hồ chí Minh là Nguyễn tất Thành. Bởi lẽ, chính Nguyễn Sinh Sắc đã không thừa nhận đứa con trai út Nguyễn Sinh Cung, ông xác dịnh “không muốn nghe nói đến đứa con hư của mình […] Nó tôn thờ thứ chủ thuyết chẳng những đả phá uy quyền của nhà vua, mà còn đả phá luôn cả gia phong, tức uy quyền của người gia trưởng.” (Theo Daniel Hémery, Ho Chi Minh, de L‘Indochine au Vietnam, Paris, 1990).
Điều này có lẽ đúng, Bởi người xưa họ giữ nề nếp rất kỹ. Nếu biết con làm những việc vô luân, phản nghịch, chẳng mấy cha mẹ dám nhận kẻ đó làm con, vì sợ bị đồng tội, hay lây vạ cho cả dòng họ. Dĩ nhiên, hành động của ông Nguyễn sinh Sắc lúc đó là … sợ. Mới chỉ nghe nói Nguyễn tất Thành theo cộng sản (1929), Y chưa có cơ hội gây ra sự tàn bạo trên đất Việt, nhưng đã bị Pháp kết án tử hình khiếm diện. Và đây có thể là lý do ông Nguyễn sinh Sắc sợ bị vạ lây nên viết ra như thế. Tuy nhiên, đó cũng là cái lẽ thường tình vì ông còn phải bảo vệ những người khác còn đang ở trong nước. Nhưng nếu còn sống, chắc chắn là ông ta sẽ không dám nhìn mặt Hồ chí Minh khi biết Y xuống tay giết chết 172000 ngàn người Việt Nam vô tội, trong đó có cả những người ruột thịt đã bảo trợ, bao che cho chính gia đình ông.
May là Trời đã thương và cho ông đi trước nên không phải nhìn hay nhận lấy lưỡi dao mã tấu cay nghiệt từ bàn tay tắm máu của Hồ chí Minh.
Bảo Giang
CHIA SẺ
Bài trướcCẩu chư hầu
Bài sauBao giờ Nguyễn Phú Trọng về vườn để làm “người tử tế“?
 
 https://www.danchimviet.info/19-8-1945-ngay-viet-minh-cuop-chinh-quyen/08/2019/16212/
 
 

No comments:

Post a Comment