Quan chức Việt sống xa hoa bằng tiền của ai?
Chuyện các quan chức Việt Nam đương chức hay đã về hưu có cuộc
sống xa hoa, giàu có; trong khi đa phần người dân còn nghèo khổ và nợ
công cao ngất ngưởng là vấn đề mà công luận quan tâm lâu nay.
Từ trang phục đến tư dinh
Dư luận xã hội mấy hôm nay nóng lên với thông tin Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có đến gần 300 bộ áo dài do nhà thiết kế Võ Việt Chung may riêng cho bà. Võ Việt Chung là một nhà thiết kế hàng đầu Việt Nam, bắt đầu thiết kế áo dài cho bà Ngân từ năm 2016, khi bà trở thành Chủ tịch Quốc hội.
RFA gửi tin nhắn qua facebook của Nhà thiết kế Võ Việt Chung để xác nhận con số 300 áo dài nhưng không nhận được phản hồi.
Một nhà thiết kế khác là Đỗ Trịnh Hoài Nam, người thiết kế trang phục cho bà Nguyễn Thị Kim Ngân từ năm 2006 đến năm 2016 chia sẻ với Soha.vn hôm 26/1/2017 rằng, anh thật sự là không thể đếm hết bao nhiêu áo dài và những bộ vest anh thiết kế cho bà Ngân trong suốt 10 năm.
Doanh nhân Lê Hoài Anh, người sở hữu khoảng 200 bộ áo dài chia sẻ trên facebook cá nhân của bà rằng áo dài của những nhà thiết kế hàng đầu Việt Nam có giá từ giá từ 40 triệu đồng tới hơn 100 triệu đồng một bộ.
Với mức lương công khai của Chủ tịch Quốc hội từ ngày 1/7/2018 là 17.375.000 đồng/tháng thì tiền đâu mà bà Ngân may hàng trăm bộ áo dài trong một năm như thế, ông Đường Văn Thái, người từng có 10 năm làm việc tại cơ quan công quyền và cũng là một nhà báo, cho RFA biết:
Chuyện áo dài của bà Ngân khiến người dân nhớ lại vào đúng mùng một Tết năm 2015, tấm ảnh được báo Tiền Phong đăng nơi trang nhất cho thấy nội thất tư gia của nguyên TBT Nông Đức Mạnh có cách bài trí xa hoa với chiếc ghế ông ngồi không khác gì chiếc ngai vàng thời phong kiến.
Chỉ trước đó vài tuần, tại lễ kỷ niệm 85 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội, TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu rằng công tác xây dựng Đảng vẫn còn rất nhiều việc phải làm, nhất là việc đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xa dân…
Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương, hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu Văn hóa Minh Triết nhận xét về cách bài trí nhà như cung đình của ông Nông Đức Mạnh:
“Tính cách vua quan của những người cộng sản Việt Nam hiện nay đã lộ rõ ngay từ năm 1945-1946 kia chứ không phải đến bây giờ nhưng vì lúc ấy chưa cầm quyền, chưa giàu sang, dân cũng chưa có của ăn của để cho nên nó không bộc lộ.
Hình ảnh quan lại vua chúa nó ngập trong máu của họ bởi vì họ không có cái gì để thay thế hết cả. Đấy là cái cay đắng của văn hóa Việt Nam của xã hội Việt Nam.”
Tiền ở đâu ra?
Chuyện quan chức ở nhà biệt thự to, đi xe sang, đeo đồng hồ đắt tiền, cho con cái đi học nước ngoài, mua nhà ở Mỹ…đặt người dân trước những nghi vấn về nguồn gốc tài sản mà quan chức đó có được.
Một trong các vụ thể hiện sự xa hoa, giàu có của quan chức nhà nước là biệt phủ của ông Phạm Sỹ Quý, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái, bị báo chí phanh phui vào năm 2017.
Ông Đường Văn Thái cho rằng chuyện các quan chức sống xa hoa, giàu có không phải bây giờ mới có, mà là bây giờ người dân mới biết rõ:
“Năm 2010 trở về trước thì hệ thống thông tin qua mạng internet ở Việt Nam chưa được phổ biến, cho nên việc tiếp cận thông tin đa chiều của người dân Việt Nam chủ yếu là người dân chỉ được nghe thông tin một chiều. Họ mị dân rất tốt nên người dân không phát hiện được ra cuộc sống xa hoa của quan chức cũng như sự tham ô, tham nhũng rất hạn chế.
Sau năm 2011 thì truyền thông đa chiều phát triển mạnh và người dân tiếp cận góc nhìn đa chiều, và đa số người dân không còn niềm tin vào truyền thông một chiều, báo lề đảng nữa. Truyền thông nhà nước không còn bưng bít thông tin được nữa.”
Ông nói thêm rằng các quan chức kiếm tiền quá dễ bằng tham nhũng các kiểu. Ông nêu ví dụ: Khi một dự án được ký thì bên tư vấn họ sẵn sàng đẩy giá lên và người có quyền quyết định phê duyệt dự án sẽ được hưởng phần trăm của dự án. Đó là tham nhũng bằng tiền mặt. Bây giờ các dự án bất động sản phát triển ồ ạt thì họ không tham nhũng bằng tiền mặt nữa mà họ tham những bằng những mét vuông đất. Rồi các nhóm lợi ích lại vẽ ra một viễn cảnh cho dự án đó (ví dụ như khu đô thị mới Thủ Thiêm hoặc sân bay Long Thành…) để những người đầu cơ về bất động sản nhào vào mua. Đây lại là tham nhũng về chính sách.
Chuyện quan chức và gia đình sống xa hoa, phô trương xảy ra ngày càng nhiều đến mức tại hội nghị toàn quốc học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 diễn ra ở Hà Nội vào sáng ngày 23/11/2018, trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính phải lên tiếng yêu cầu các đảng viên cao cấp “phải có trách nhiệm nêu gương, kiểm soát không để vợ/chồng, con sống xa hoa, phô trương lãng phí, vi phạm pháp luật”.
Cuối tháng 5/2019, ông Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành chỉ thị của Bộ Chính trị về việc chuẩn bị cho đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, trong đó ông Trọng chỉ ra những nhiệm vụ và yêu cầu không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người có tham vọng quyền lực, chạy chức chạy quyền, làm việc kém hiệu quả… và đặc biệt là bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu đạo đức, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính.
“Có những quan chức xây biệt phủ lộng lẫy, chi xài xa hoa, con cái đi học nước ngoài, vợ thì không có việc làm hoặc cũng chỉ là công chức trong bộ máy. Những trường hợp như vậy thì dân không bức xúc, không hoài nghi mới là lạ.”
Ông Nguyễn Quang Đồng, chuyên gia chính sách công cũng lên tiếng với báo chí trong nước:
“Trong một xã hội bình thường và một hệ thống nhà nước minh bạch, khi đất nước phát triển, nền kinh tế đi lên, chuyện quan chức có đời sống khá giả, có nhà cửa, xe cộ là điều đáng mừng. Nhưng ở Việt Nam, khi nguồn gốc tài sản của quan chức không được công khai, chuyện quan chức ở nhà to, đi xe sang trở thành sự phản cảm. Nói cách khác, thu nhập chính thức từ hoạt động công vụ không thể giúp quan chức có đủ tiền để xây nhà to, mua xe đẹp được.”
Năm 2016, “Hồ sơ Panama” với lượng tài liệu mật khổng lồ tiết lộ cách thức những người giàu có và quyền lực giấu tài sản của họ. Dữ liệu do Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) công bố hôm 10/5/2016 có 189 tên cá nhân, tổ chức và 19 công ty vỏ bọc có liên quan đến Việt Nam.
Còn theo thống kê của Hiệp hội Địa ốc Quốc gia Mỹ (NAR) thì từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2017, người nước ngoài đã chi 153 tỷ USD để mua 284.455 bất động sản tại Mỹ. Trong đó, số tiền người Việt đứng thứ 6 trong Top 10 nước có công dân mua nhà ở Mỹ với số tiền trên 3 tỷ USD, tương đương hơn 68.000 tỷ đồng.
Người cộng sản khi kêu gọi người dân cùng họ vùng lên đánh đổ chế độ Phong Kiến và Người Pháp đô hộ đã sử dụng khẩu hiệu ‘cơm no, áo ấm’ cho giai cấp bần cùng trong xã hội. Đến nay tại Việt Nam vẫn còn có nhiều thành phần như nông dân, người dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa, và thậm chí những công nhân ở đô thị vẫn phải sống trong thiếu thốn, chạy ăn từng bữa.
Những cảnh đời khốn khổ vẫn xuất hiện trên truyền thông; trong khi đó những vị lãnh đạo khai có gốc gác là thành phần nông dân, công nhân bị áp bức, bóc lột bởi Phong Kiến, Thực Dân, Tư Bản nay sống không khác gì những thành phần mà chính họ lên án.
Những người quan tâm trước thực trạng vừa nêu nhắc lại câu nói của Karl Marx, ông tổ cộng sản, rằng ‘Chỉ có loài thú mới quay lưng với nỗi khổ đau của đồng loại để làm đẹp bộ da (lông) của mình!’
Từ trang phục đến tư dinh
Dư luận xã hội mấy hôm nay nóng lên với thông tin Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có đến gần 300 bộ áo dài do nhà thiết kế Võ Việt Chung may riêng cho bà. Võ Việt Chung là một nhà thiết kế hàng đầu Việt Nam, bắt đầu thiết kế áo dài cho bà Ngân từ năm 2016, khi bà trở thành Chủ tịch Quốc hội.
RFA gửi tin nhắn qua facebook của Nhà thiết kế Võ Việt Chung để xác nhận con số 300 áo dài nhưng không nhận được phản hồi.
Một nhà thiết kế khác là Đỗ Trịnh Hoài Nam, người thiết kế trang phục cho bà Nguyễn Thị Kim Ngân từ năm 2006 đến năm 2016 chia sẻ với Soha.vn hôm 26/1/2017 rằng, anh thật sự là không thể đếm hết bao nhiêu áo dài và những bộ vest anh thiết kế cho bà Ngân trong suốt 10 năm.
Doanh nhân Lê Hoài Anh, người sở hữu khoảng 200 bộ áo dài chia sẻ trên facebook cá nhân của bà rằng áo dài của những nhà thiết kế hàng đầu Việt Nam có giá từ giá từ 40 triệu đồng tới hơn 100 triệu đồng một bộ.
Với mức lương công khai của Chủ tịch Quốc hội từ ngày 1/7/2018 là 17.375.000 đồng/tháng thì tiền đâu mà bà Ngân may hàng trăm bộ áo dài trong một năm như thế, ông Đường Văn Thái, người từng có 10 năm làm việc tại cơ quan công quyền và cũng là một nhà báo, cho RFA biết:
Tính cách vua quan của những người cộng sản Việt Nam hiện nay đã lộ rõ ngay từ năm 1945-1946 kia chứ không phải đến bây giờ nhưng vì lúc ấy chưa cầm quyền, chưa giàu sang, dân cũng chưa có của ăn của để cho nên nó không bộc lộ. - Ông Nguyễn Khắc Mai“Trước đây tôi từng làm việc ở Ủy ban Kiểm tra Trung ương nên tôi biết tất cả những trang phục của những chính khách cấp cao, từ cỡ bộ trưởng trở lên đều từ ngân sách nhà nước chứ không phải tiền của cá nhân chính khách đó. Ngân sách thì có hạn nên các chính khách như bà Ngân sẽ có cách khác: Thư ký của bà sẽ gọi cho nhà thiết kế bảo cứ may đi, rồi cũng chính những thư ký này sẽ gọi cho một vài doanh nghiệp nào đấy yêu cầu tài trợ tiền trang phục cho sếp Ngân. Doanh nghiệp lại phải đứng ra để thanh toán.”
Chuyện áo dài của bà Ngân khiến người dân nhớ lại vào đúng mùng một Tết năm 2015, tấm ảnh được báo Tiền Phong đăng nơi trang nhất cho thấy nội thất tư gia của nguyên TBT Nông Đức Mạnh có cách bài trí xa hoa với chiếc ghế ông ngồi không khác gì chiếc ngai vàng thời phong kiến.
Chỉ trước đó vài tuần, tại lễ kỷ niệm 85 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội, TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu rằng công tác xây dựng Đảng vẫn còn rất nhiều việc phải làm, nhất là việc đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xa dân…
Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương, hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu Văn hóa Minh Triết nhận xét về cách bài trí nhà như cung đình của ông Nông Đức Mạnh:
“Tính cách vua quan của những người cộng sản Việt Nam hiện nay đã lộ rõ ngay từ năm 1945-1946 kia chứ không phải đến bây giờ nhưng vì lúc ấy chưa cầm quyền, chưa giàu sang, dân cũng chưa có của ăn của để cho nên nó không bộc lộ.
Hình ảnh quan lại vua chúa nó ngập trong máu của họ bởi vì họ không có cái gì để thay thế hết cả. Đấy là cái cay đắng của văn hóa Việt Nam của xã hội Việt Nam.”
Tiền ở đâu ra?
Chuyện quan chức ở nhà biệt thự to, đi xe sang, đeo đồng hồ đắt tiền, cho con cái đi học nước ngoài, mua nhà ở Mỹ…đặt người dân trước những nghi vấn về nguồn gốc tài sản mà quan chức đó có được.
Một trong các vụ thể hiện sự xa hoa, giàu có của quan chức nhà nước là biệt phủ của ông Phạm Sỹ Quý, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái, bị báo chí phanh phui vào năm 2017.
Ông Đường Văn Thái cho rằng chuyện các quan chức sống xa hoa, giàu có không phải bây giờ mới có, mà là bây giờ người dân mới biết rõ:
“Năm 2010 trở về trước thì hệ thống thông tin qua mạng internet ở Việt Nam chưa được phổ biến, cho nên việc tiếp cận thông tin đa chiều của người dân Việt Nam chủ yếu là người dân chỉ được nghe thông tin một chiều. Họ mị dân rất tốt nên người dân không phát hiện được ra cuộc sống xa hoa của quan chức cũng như sự tham ô, tham nhũng rất hạn chế.
Sau năm 2011 thì truyền thông đa chiều phát triển mạnh và người dân tiếp cận góc nhìn đa chiều, và đa số người dân không còn niềm tin vào truyền thông một chiều, báo lề đảng nữa. Truyền thông nhà nước không còn bưng bít thông tin được nữa.”
Ông nói thêm rằng các quan chức kiếm tiền quá dễ bằng tham nhũng các kiểu. Ông nêu ví dụ: Khi một dự án được ký thì bên tư vấn họ sẵn sàng đẩy giá lên và người có quyền quyết định phê duyệt dự án sẽ được hưởng phần trăm của dự án. Đó là tham nhũng bằng tiền mặt. Bây giờ các dự án bất động sản phát triển ồ ạt thì họ không tham nhũng bằng tiền mặt nữa mà họ tham những bằng những mét vuông đất. Rồi các nhóm lợi ích lại vẽ ra một viễn cảnh cho dự án đó (ví dụ như khu đô thị mới Thủ Thiêm hoặc sân bay Long Thành…) để những người đầu cơ về bất động sản nhào vào mua. Đây lại là tham nhũng về chính sách.
Chuyện quan chức và gia đình sống xa hoa, phô trương xảy ra ngày càng nhiều đến mức tại hội nghị toàn quốc học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 diễn ra ở Hà Nội vào sáng ngày 23/11/2018, trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính phải lên tiếng yêu cầu các đảng viên cao cấp “phải có trách nhiệm nêu gương, kiểm soát không để vợ/chồng, con sống xa hoa, phô trương lãng phí, vi phạm pháp luật”.
Cuối tháng 5/2019, ông Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành chỉ thị của Bộ Chính trị về việc chuẩn bị cho đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, trong đó ông Trọng chỉ ra những nhiệm vụ và yêu cầu không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người có tham vọng quyền lực, chạy chức chạy quyền, làm việc kém hiệu quả… và đặc biệt là bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu đạo đức, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính.
Có những quan chức xây biệt phủ lộng lẫy, chi xài xa hoa, con cái đi học nước ngoài, vợ thì không có việc làm hoặc cũng chỉ là công chức trong bộ máy. Những trường hợp như vậy thì dân không bức xúc, không hoài nghi mới là lạ. - Ông Lê Thanh VânBáo chí trong nước trích lời ông Lê Thanh Vân, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội rằng:
“Có những quan chức xây biệt phủ lộng lẫy, chi xài xa hoa, con cái đi học nước ngoài, vợ thì không có việc làm hoặc cũng chỉ là công chức trong bộ máy. Những trường hợp như vậy thì dân không bức xúc, không hoài nghi mới là lạ.”
Ông Nguyễn Quang Đồng, chuyên gia chính sách công cũng lên tiếng với báo chí trong nước:
“Trong một xã hội bình thường và một hệ thống nhà nước minh bạch, khi đất nước phát triển, nền kinh tế đi lên, chuyện quan chức có đời sống khá giả, có nhà cửa, xe cộ là điều đáng mừng. Nhưng ở Việt Nam, khi nguồn gốc tài sản của quan chức không được công khai, chuyện quan chức ở nhà to, đi xe sang trở thành sự phản cảm. Nói cách khác, thu nhập chính thức từ hoạt động công vụ không thể giúp quan chức có đủ tiền để xây nhà to, mua xe đẹp được.”
Năm 2016, “Hồ sơ Panama” với lượng tài liệu mật khổng lồ tiết lộ cách thức những người giàu có và quyền lực giấu tài sản của họ. Dữ liệu do Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) công bố hôm 10/5/2016 có 189 tên cá nhân, tổ chức và 19 công ty vỏ bọc có liên quan đến Việt Nam.
Còn theo thống kê của Hiệp hội Địa ốc Quốc gia Mỹ (NAR) thì từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2017, người nước ngoài đã chi 153 tỷ USD để mua 284.455 bất động sản tại Mỹ. Trong đó, số tiền người Việt đứng thứ 6 trong Top 10 nước có công dân mua nhà ở Mỹ với số tiền trên 3 tỷ USD, tương đương hơn 68.000 tỷ đồng.
Người cộng sản khi kêu gọi người dân cùng họ vùng lên đánh đổ chế độ Phong Kiến và Người Pháp đô hộ đã sử dụng khẩu hiệu ‘cơm no, áo ấm’ cho giai cấp bần cùng trong xã hội. Đến nay tại Việt Nam vẫn còn có nhiều thành phần như nông dân, người dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa, và thậm chí những công nhân ở đô thị vẫn phải sống trong thiếu thốn, chạy ăn từng bữa.
Những cảnh đời khốn khổ vẫn xuất hiện trên truyền thông; trong khi đó những vị lãnh đạo khai có gốc gác là thành phần nông dân, công nhân bị áp bức, bóc lột bởi Phong Kiến, Thực Dân, Tư Bản nay sống không khác gì những thành phần mà chính họ lên án.
Những người quan tâm trước thực trạng vừa nêu nhắc lại câu nói của Karl Marx, ông tổ cộng sản, rằng ‘Chỉ có loài thú mới quay lưng với nỗi khổ đau của đồng loại để làm đẹp bộ da (lông) của mình!’
No comments:
Post a Comment