Nhà báo Phạm Đoan Trang: Việt Nam hiện giờ thiếu vắng công lý!
Nhà báo độc lập/nhà hoạt động Phạm Đoan Trang vừa được Tổ chức
Phóng Viên Không Biên Giới RSF đề cử nhận giải về tự do báo chí năm
2019, ở hạng mục Impact (Ảnh hưởng). Đây là giải thưởng dành cho dành
cho người có những tác phẩm gây ảnh hưởng đến nhận thức của xã hội về tự
do báo chí.
Ngay sau khi nhận đề cử, Cô đã dành cho RFA cuộc phỏng vấn đặc biệt về hiện tình đất nước nhân sự kiện này.
RFA: Chào nhà báo Đoan Trang, trước tiên cho RFA xin chúc mừng Cô vừa nhận được đề cử Giải Tự do Báo chí 2019 của Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF. Câu hỏi đầu tiên xin gởi đến Cô là việc đề cử như thế sẽ có tác dụng đến công tác hoạt động của bản thân cô và những người khác cùng tham gia công cuộc cổ xúy cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam ra sao?
Nhà báo Phạm Đoan Trang: Trước tiên tôi xin cảm ơn RFA đã dành cho tôi cuộc phỏng vấn này. Giải thưởng của Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF là giải Impact tức giải tác động, ảnh hưởng, nó dành cho người có những tác phẩm có ảnh hưởng, tác động đến nhận thức của xã hội về tự do báo chí.
Tôi nghĩ mọi giải thưởng quốc tế trong lĩnh vực như nhân quyền, hay tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do học thuật… thì nó đều có tác dụng giúp cho người được giải, cũng như đồng đội của người đó, cảm thấy được sự hỗ trợ, ủng hộ, khuyến khích… Nhất là trong bối cảnh ở Việt Nam, những người cầm bút, những người viết bị đàn áp rất là nhiều, thì những giải thưởng quốc tế đều giúp họ cảm thấy những hành động của họ mặc dù bị đàn áp dữ dội trong nước, nhưng đâu đó trên thế giới người ta biết đến và ủng hộ, tức là họ không cô đơn. Điều này Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới cũng đã nói rõ trong thông cáo báo chí của họ, giải thưởng nhằm vinh danh, giúp những người trong nước không cô đơn.
RFA: Trước đây, một số nhà báo và các nhà tranh đấu cũng nhận được những đề cử tương tự, sau đó gặp khó khăn với chính quyền? Cô có lo ngại gì về việc này?
Nhà báo Phạm Đoan Trang: Dạ không ạ… Thật ra tôi không quan tâm lắm đến việc chính quyền nghĩ gì, vì lâu nay những gì tôi làm như viết sách, phổ biến sách, hay tổ chức các lớp học về nhân quyền, chính trị… tức là tất cả những hoạt động tôi làm thì đều bị chính quyền ghét cả. Cho nên có thêm một hoạt động tôi làm, hay người khác làm cho tôi như trao giải, thì tôi nghĩ cũng không làm chính quyền ghét thêm, vì họ đã ghét sẵn rồi.
RFA: Có câu ‘Tái ông thất mã’, cô có cho rằng những thách thức, đàn áp từ phía chính phủ, cơ quan chức năng có bị phản tác dụng?
Ngay sau khi nhận đề cử, Cô đã dành cho RFA cuộc phỏng vấn đặc biệt về hiện tình đất nước nhân sự kiện này.
RFA: Chào nhà báo Đoan Trang, trước tiên cho RFA xin chúc mừng Cô vừa nhận được đề cử Giải Tự do Báo chí 2019 của Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF. Câu hỏi đầu tiên xin gởi đến Cô là việc đề cử như thế sẽ có tác dụng đến công tác hoạt động của bản thân cô và những người khác cùng tham gia công cuộc cổ xúy cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam ra sao?
Nhà báo Phạm Đoan Trang: Trước tiên tôi xin cảm ơn RFA đã dành cho tôi cuộc phỏng vấn này. Giải thưởng của Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF là giải Impact tức giải tác động, ảnh hưởng, nó dành cho người có những tác phẩm có ảnh hưởng, tác động đến nhận thức của xã hội về tự do báo chí.
Tôi nghĩ mọi giải thưởng quốc tế trong lĩnh vực như nhân quyền, hay tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do học thuật… thì nó đều có tác dụng giúp cho người được giải, cũng như đồng đội của người đó, cảm thấy được sự hỗ trợ, ủng hộ, khuyến khích… Nhất là trong bối cảnh ở Việt Nam, những người cầm bút, những người viết bị đàn áp rất là nhiều, thì những giải thưởng quốc tế đều giúp họ cảm thấy những hành động của họ mặc dù bị đàn áp dữ dội trong nước, nhưng đâu đó trên thế giới người ta biết đến và ủng hộ, tức là họ không cô đơn. Điều này Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới cũng đã nói rõ trong thông cáo báo chí của họ, giải thưởng nhằm vinh danh, giúp những người trong nước không cô đơn.
RFA: Trước đây, một số nhà báo và các nhà tranh đấu cũng nhận được những đề cử tương tự, sau đó gặp khó khăn với chính quyền? Cô có lo ngại gì về việc này?
Nhà báo Phạm Đoan Trang: Dạ không ạ… Thật ra tôi không quan tâm lắm đến việc chính quyền nghĩ gì, vì lâu nay những gì tôi làm như viết sách, phổ biến sách, hay tổ chức các lớp học về nhân quyền, chính trị… tức là tất cả những hoạt động tôi làm thì đều bị chính quyền ghét cả. Cho nên có thêm một hoạt động tôi làm, hay người khác làm cho tôi như trao giải, thì tôi nghĩ cũng không làm chính quyền ghét thêm, vì họ đã ghét sẵn rồi.
RFA: Có câu ‘Tái ông thất mã’, cô có cho rằng những thách thức, đàn áp từ phía chính phủ, cơ quan chức năng có bị phản tác dụng?
Nhà báo Phạm Đoan Trang: Với số đông người Việt thì tôi nghĩ
rằng sự đàn áp của nhà nước có tác dụng chứ không phản tác dụng. Vì nếu
phản tác dụng, họ sẽ không đàn áp nữa, nhưng họ vẫn đàn áp ngày càng
khốc liệt hơn. Chứng tỏ họ thấy đàn áp có kết quả, gây được nỗi sợ hãi
trên diện rộng, nó làm cho người ta chùn bước trước sự đấu tranh hay đơn
giản là sự lên tiếng để đòi quyền lợi chính đáng của mình.
Tất nhiên đối với một số nhà hoạt động, họ sẽ không chùn bước và họ
sẽ tiếp tục công cuộc của họ. Cũng như sẽ có một bộ phận dân chúng sau
khi họ thấy được những gì họ làm, luôn bị đàn áp, cho dù là để đòi những
quyền lợi căn bản nhất, dân sự nhất, ít liên quan chính trị, tức ít
tính tranh giành quyền lực của đảng cộng sản nhất, như đấu tranh chống
thu phí BOT bẩn, hay đòi hỏi minh bạch các kết quả điều tra về ô nhiễm
môi trường như vụ Formosa, hay mới nhất là điều tra về môi trường sau vụ
cháy công ty Rạng Đông hôm 28/8… Những đòi hỏi đó rất chính đáng, nhưng
những người đòi hỏi có nguy cơ rất cao và thực tế có người bị đàn áp
rồi, thậm chí có người đi tù chỉ vì đưa tin về bệnh dịch tả lợn Châu
Phi…
Cho nên tôi nghĩ rằng, với một bộ phận dân chúng, sự đàn áp khiến họ
thức tỉnh hơn, họ thấy rõ cho dù họ có dân sự đến mấy, chính trị đến
mấy, nhưng cứ họ lên tiếng phàn nàn là nhà cầm quyền đàn áp, thì có thể
họ sẽ phẫn nộ hơn. Nhưng nếu phản tác dụng trên diện rộng thì tôi không
nghĩ vậy, tôi nghĩ nó có tác dụng, nên chính quyền mới gia tăng đàn áp.
RFA: Cô nhận định thế nào về công cuộc lên tiếng cho dân quyền, nhân quyền, dân chủ tại Việt Nam hiện nay?
Nhà báo Phạm Đoan Trang: Trong những năm qua, có thể là từ khi
Đại hội đảng hồi tháng 1 năm 2016, khi mà ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục
một nhiệm kỳ nữa, tăng hẳn quyền lực lên, còn ông Nguyễn Tấn Dũng thì
nghỉ hưu, thì sự đàn áp tăng lên rất nhiều, rất nhiều người bị bắt trên
khắp các địa phương.
Trong khi theo tôi nhớ, trước đây thường là công an Bộ hay Trung ương
bắt, chứ địa phương ít khi bắt các vụ án liên quan đến chính trị, trong
khi những năm qua thì các vụ án chính nở rộ, địa phương nào cũng bắt
người liên quan các vụ án chính trị, địa phương nào cũng có tù nhân
lương tâm, số lượng tù nhân lương tâm tăng vọt trong những năm qua.
Đặc biệt là mức án rất khốc liệt, lúc trước nghe mức án 4 hay 5 năm
đã là nhiều, nhưng bây giờ hơn 10 năm là bình thường. Đàn áp cũng dữ dội
hơn, không chỉ dữ dội về cường độ, mà còn về diện đàn áp, có những thức
không đáng đàn áp, cũng bị đàn áp, Ví dụ như người dân ra chỉ ra trạm
BOT đếm xe cũng bị bắt, bị đánh. Cho nên tôi nghĩ, tình hình đấu tranh,
hoạt động nhân quyền có phần nào chững lại, co nhỏ lại trong khoảng thời
gian từ 2016 đến nay.
Ngoài ra cũng có một nguyên nhân nữa, là cách đấu tranh cũ, cách đấu
tranh truyền thống của chúng ta, đã hết tác động của nó. Ví dụ trước các
nhà hoạt động di chuyển khá nhiều, nhưng bây giờ hoạt động mạnh mạnh
một chút là bị đàn áp thẳng tay, đàn áp khốc liệt không thương tiếc, bắt
là bỏ tù không thương tiếc. Cho nên tôi nghĩ hoạt động đấu tranh có
phần giảm sút từ năm 2016 đến nay.
RFA: Đối với những người dân trong nước mà cô tiếp xúc
được, những quan tâm lớn hiện nay là gì? Và những người tham gia cổ xúy
cho dân chủ, nhân quyền giúp họ được gì?
Nhà báo Phạm Đoan Trang: Theo tôi người dân Việt Nam quan tâm
nhất là vấn đề dân sinh, cụ thể là thực phẩm sạch, giá xăng vừa phải,
môi trường trong lành, giáo dục tốt, không phải lo lắng cho sự an toàn,
bệnh tật giảm xuống, khả năng chữa bệnh thành công hơn… Tôi nghĩ ngoài
những điều cụ thể và quyền lợi thiết thân như vậy, thì có một điều khá
vô hình thực ra người dân Việt Nam rất khao khát nhưng họ không nhìn ra,
đó chính là công lý. Tôi cho rằng người dân Việt Nam hiện giờ rất đói
công lý, tức công lý ở Việt Nam hiện giờ rất thiếu vắng. Chúng ta có thể
thấy điều đó qua số lượng vụ án oan sai nhiều khủng khiếp, gần như cứ
có ai có chuyện dính đến cửa quan là bị thiệt thòi, ít nhất là mất tiền,
kế đến là những người có thân đi tù thì có thể phá sản, sạt nghiệp, vì
tốn tiền chạy án, tiền nuôi tù… ngoài ra còn bị hành hạ về mặt tâm lý,
tinh thần. Có những án tử hình oan sai rất khủng khiếp, họ cứ treo đấy
không xử, rồi mỗi cuối năm xử vài người cho gọn nhà tù…
Tôi nghĩ rằng tình trạng thiếu vắng công lý là một tình trạng nghiêm
trọng tại Việt Nam hiện nay. Vì thế ai đem được công lý đến cho người
dân, thì sẽ được nhân dân ủng hộ.
RFA: Tình hình đất nước đối với cô hiện đang phải đối diện
với những thách thức lớn nào? Và là một công dân có trách nhiệm cô có
những đề xuất gì?
Nhà báo Phạm Đoan Trang: Đất nước Việt Nam hiện đang đối mặt
nhiều vấn đề, từ vấn đề thiết thực, dân sinh như ô nhiễm môi trường, rồi
thực phẩm bẩn, thực phẩm độc, giáo dục thì dở hơi, không thiết thực,
học nhiều nhưng trình độ tư duy lại kém đi, y tế thì đắt đỏ và không
đáng tin cậy, tỷ lệ chữa thành công không cao, rồi nạn công an bạo hành,
oan sai, thiếu vắng công lý… Và trên biển Đông thì mối quan hệ Việt Nam
– Trung Quốc vốn đã căng thẳng thì năm 2019 này có vẻ căng thẳng nhiều
hơn.
Cho nên Việt Nam đang đối mặt nhiều vấn đề, mà vấn đề lớn nhất là
không có tự do, mà không có tự do thì con người không thể giải phóng
được nguồn lực tốt đẹp nhất, để phát triển. Tôi nghĩ đó là vấn đề lớn
nhất của Việt Nam hiện nay, không có tự do thì không thể phát triển
được.
RFA: Xin cám ơn Nhà báo Phạm Đoan Trang đã trả lời cuộc phỏng vấn của RFA ngày hôm nay.
---
Cô Phạm Đoan Trang là một tác giả, blogger, nhà báo, và nhà hoạt động dân chủ người Việt Nam.
Phạm Đoan Trang xuất thân là một nhà báo của tờ VnExpress, năm 2007
cô cho xuất bản sách Chính trị Bình dân ở Việt Nam và thường xuyên là
mục tiêu bị sách nhiễu của chính quyền.
Một số sách được cô xuất bản ở Việt Nam không qua kiểm duyệt của nhà nước như: Cẩm nang nuôi tù, Phản kháng phi bạo lực...
Cô đã nhận được giải thưởng Homo Homini 2017 từ tổ chức People In
Need, và gọi cô là “một trong những nhân vật hàng đầu của bất đồng chính
kiến Việt Nam đương đại”.
No comments:
Post a Comment