Bộ trưởng Nhật nói về việc hỗ trợ tiền cho dự án điện than VN
Bộ trưởng Môi
trường Nhật Bản Shinjiro Koizumi mới đây tỏ ra băn khoăn trước việc
chính phủ nước này dự định tài trợ tài chính cho một dự án nhà máy nhiệt
điện than ở Việt Nam, theo Kyodo.
Ông Koizumi cho rằng, việc
chính phủ Nhật Bản ủng hộ việc hỗ trợ tài chính cho các dự án đầu tư ở
nước ngoài được tiến hành giữa bối cảnh có lo ngại rằng, Trung Quốc có
thể sẽ chi phối thị trường toàn cầu nếu Nhật Bản không đóng vai trò tích
cực hơn. Ông nói thêm rằng, ông thấy kỳ lạ là Nhật Bản đang hỗ trợ tài chính cho dự án nhưng các công ty Trung Quốc và Hoa Kỳ lại sẽ đảm trách việc xây dựng.
TQ hỗ trợ điện than, gây lo ngại biến đổi khí hậu
Hãy bỏ than đi, Tổng thư ký LHQ cảnh báo Châu Á
Ô nhiễm không khí: 'Tôi đã nghĩ đến việc rời Hà Nội'
Vì đâu không khí Hà Nội ngày càng độc hại?
Lâu nay, chính phủ Nhật Bàn có chính sách tài trợ cho các dự án điện than ở các nước đang phát triển nếu đáp ứng được bốn tiêu chí, trong đó có tiêu chí về công nghệ đốt than hiện đại.
Theo hãng tin Kyodo, tuy ông Koizumi không có quyền phủ quyết đối với dự án, nhưng ý kiến của ông giữa bối cảnh cộng đồng quốc tế đang chỉ trích mạnh mẽ các dự án điện than khiến sự ủng hộ với dự án này giảm xuống.
"Để dự án này nhận được sự đồng thuận từ các công dân Nhật Bản và cộng đồng quốc tế là rất khó khăn," ông Koizumi nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo. "Tôi muốn thay đổi chính sách của Nhật Bản để có thể góp phần lớn hơn vào công cuộc giảm phát thải khí carbon trên thế giới".
Ý kiến này của ông Shinjiro Koizumi tiếp tục làm dấy lên những câu hỏi về kế hoạch hỗ trợ tài chính của chính phủ Nhật Bản với dự án nhiệt điện than của Việt Nam.
Hiện có hàng chục tổ chức phi chính phủ hoạt động vì môi trường đang kêu gọi Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) không tài trợ tài chính cho dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2.
Trước đó, theo báo chí Việt Nam, dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Vũng Áng 2 có tổng mức đầu tư gần 2,2 tỷ USD (242 tỷ đồng), công suất 1.200 MW, đầu tư theo hình thức BOT. Tập đoàn Mitsubishi Nhật Bản nắm giữ 50% cổ phần dự án này.
JBIC và các ngân hàng lớn của Nhật Bản đang xem xét việc tài trợ tài chính cho dự án này, nhưng nhà máy dự kiến lại sẽ do các công ty Trung Quốc và Hoa Kỳ xây dựng.
Theo Kyodo, tập đoàn Mitsubishi từ chối bình luận về các dự án cụ thể, nhưng nói thêm rằng, trong tương lai, họ không có kế hoạch xúc tiến các dự án điện than mới, ngoại trừ những dự án đã có.
Kêu gọi dừng hỗ trợ tài chính cho điện than
Các nhà hoạt động môi trường ủng hộ ý kiến của ông Koizumi.FoE Japan (một thành viên của Friends of the Earth International) và các nhóm môi trường khác viết trong một tuyên bố chung rằng, họ hoan nghênh ý kiến trên của ông Koizumi và kêu gọi chính phủ Nhật Bản và các doanh nghiệp nước này rút khỏi việc đầu tư và tài trợ tài chính cho các dự án điện than càng sớm càng tốt.
Gần đây, nhiều tổ chức quốc tế cũng lên tiếng kêu gọi các ngân hàng từ bỏ hỗ trợ tài chính cho các dự án liên quan đến than. Hồi tháng 12/2019, Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) đã chỉ trích 4 ngân hàng lớn của Anh tiếp tục tài trợ cho ngành than kể từ sau Thỏa thuận khí hậu Paris năm 2015, bất chấp lời hứa của ngành tài chính về việc hỗ trợ phát triển năng lượng sạch.
Hà Nội vào nhóm các thủ đô 'ô nhiễm nhất thế giới'
Ô nhiễm không khí: dân kiện được chính quyền?
Việt Nam khuyến cáo dân Hà Nội 'hạn chế ra đường'
AirVisual 'bị đánh' đúng tuần Hà Nội ô nhiễm không khí nặng
Hồi tháng 9/2019, Liên Hiệp Quốc cũng từng từ chối cho Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu tại hội nghị về biến đổi khí hậu, vì nước này đã thúc đẩy sản xuất nhiệt điện than, trong đó có việc hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển xây dựng nhà máy nhiệt điện than.
Điện than- một trong các nguồn chính của ô nhiễm không khí?
Một nghiên cứu dựa trên các dữ liệu năm 2015 của các nhà khoa học Việt Nam chỉ ra rằng các nhà máy nhiệt điện than quanh Hà Nội có thể là một trong các nguồn chính cho sự ô nhiễm ngày càng tăng của thủ đô, theo Zing.vn.
Nghiên cứu mang tên Dự báo chất lượng không khí tại Hà Nội và khu vực phía Bắc Việt Nam của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) và Viện Phân tích Hệ thống Ứng dụng Quốc tế (IIASA) của Áo, công bố tháng 10/2018, cho hay công suất lắp đặt nhiệt điện than đã tăng mạnh ở Việt Nam trong những năm gần đây, từ 13 GW lên 18,5 GW năm 2018.
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng nhiệt điện than đóng góp lớn vào ô nhiễm bụi mịn PM2.5.
Vào ngày 10/1/2020 vừa qua, tại hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam cho hay, năm 2020 Việt Nam sẽ cần nhập 12 triệu tấn than để sản xuất điện và con số này sẽ tăng hơn gấp đôi trong năm 2025 với 30 triệu tấn, còn năm 2030 là 50 triệu tấn.
Tin liên quan
- Biến đổi khí hậu: Cơn nghiện 'than' của châu Á phải dừng lại, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cảnh báo
- Vì đâu không khí Hà Nội ngày càng độc hại?
- Hà Nội đứng vào bảng các thủ đô 'ô nhiễm nhất thế giới'
- Đã có các vụ kiện chính phủ vì ô nhiễm không khí
- AirVisual nói gì về tin bị 'tấn công' và ô nhiễm trùm lên Hà Nội?
- Khuyến cáo dân Hà Nội 'hạn chế ra đường' vì ô nhiễm không khí
- Video AirVisual bị 'tấn công' tại Việt Nam
No comments:
Post a Comment